Đức lừng khừng trong việc giúp Ukraine, các nước Đông Âu thành viên Nato không mua vũ khí của Đức nữa

Von Philipp Fritz, Thorsten Jungholt – Welt
Nguyễn Xuân Hoài
 
Các nước NATO ở Đông Âu từ lâu vẫn mua vũ khí của Đức. Nhưng bây giờ họ đặt mua của Mỹ và Hàn Quốc. Do Berlin đã đánh mất niềm tin, ủng hộ Ukraine lừng khừng. Ngoài ra còn có một lý do quan trọng khác, làm người ta không mua vũ khí của Đức.
 
Không quốc gia NATO nào khác tự trang bị vũ khí ồ ạt như Ba Lan. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mariusz Blaszczak, Warsaw dự định chi 110 tỷ euro cho trang bị vũ khí trong những năm tới. Trong đó máy bay chiến đấu hiện đại F-35, 250 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams và 500 bệ phóng tên lửa Himars mua của Mỹ. Ba Lan cũng đang hợp tác lâu dài với Hàn Quốc, đã đặt mua hơn 600 pháo cối, 48 máy bay phản lực FA- 50 và 1000 xe tăng K2, 180 chiếc đầu tiên sẽ được giao vào cuối năm nay. Các cơ sở sản xuất ở Ba Lan sẽ tự sản xuất tiếp.
 
Kể từ khi Nga tấn công Ukraine, Ba Lan đã trở thành một quốc gia tiền tuyến. Ba Lan đã cung cấp nhiều vũ khí hạng nặng cho Kyiv và phải bổ sung kho dự trữ của mình. Ba Lan sẽ sớm trở thành quốc gia có lực lượng vũ trang quy ước lớn nhất ở châu Âu. Đối với Washington, Ba Lan có khả năng trở thành đối tác chính về an ninh. Ngay cả những nước nhỏ hơn như Slovakia hay các nước Baltic cũng đang tăng kho vũ khí của mình khi đối mặt với mối đe dọa từ Nga.
 
Đối với các doanh nghiệp sản xuất vũ khí phương Tây, đây là cơ hội kinh doanh rất lớn. Các tập đoàn chuyên sản xuất vũ khí của Đức như KMW hoặc Rheinmetall, trước đây đã đlà đối tác tốt ở Đông và Trung Âu nay không tên trong danh sách bạn hàng Warsaw. Ngoài ra về trung hạn quân đội Ba Lan sẽ nói lời tạm biệt với các hệ thống của Đức như xe tăng Leopard 2. Đây là một đòn mạnh đánh vào ngành công nghiệp Đức.
 
"Ba Lan nói riêng, với tư cách là quốc gia lớn nhất ở Đông Âu, đang ngày càng cân bằng với Mỹ. Còn với Hàn Quốc, chủ yếu là nước này có thể cung cấp sản phẩm nhanh hơn so với các hãng của Đức ”Hans-Peter Bartels thừa nhận.
 
Chính phủ Ba Lan có tâm trạng chống lại Berlin
 
Tại Đức, đại diện ngành chế tạo vũ khí rất e ngại phê phán chính phủ. Một phần cũng vì việc xuất khẩu vũ khí phải được chính phủ phê duyệt.
 
Trong khi đó ở nhiều thủ đô các nước đông Âu người ta tỏ ra khó chịu với sự lừng khừng của chính phủ Đức trong việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine , điều này gây mất niềm tin đối với Đức. Người ta nêu câu hỏi, nếu quân Nga tiến đến Warzawa hay Vilnius thì liệu ông thủ tướng Đức Olaf Scholz có cấp phép xuất khẩu súng ống cho các nước này hay không?
 
Một lý do cụ thể làm cho Ba lan không nhập vũ khí Đức vì thời gian gian giao hàng quá chậm. Trong khi đó một bộ phận tướng lĩnh và quân đội Ba Lan không muốn đoạn tuyệt với vũ khí của Đức, thí dụ họ vẫn muốn sử dụng hệ thống Leopard. Chính phủ hiện nay ở Ba Lan không tin tưởng vào chính phủ Đức, minh chứng rõ nhất là thái độ lừng khừng, không nhất quán trong việc hỗ trợ Ukraine về vũ khí. Họ cho rằng khi xẩy ra sự cố nghiêm trọng thì không thể tin vào nước Đức.
 
Cựu bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemo và nhiều chính khách đối lập phản đối chính sách này của chính phủ Ba Lan hiện nay. “Chính phủ này không muốn có bất kỳ sự hợp tác nào với Đức hoặc Pháp vì lý do chính trị. Chính sách của Đức đối với Ukraine hiện đang được khai thác để biến điều đó thành khả thi ”.
 
Các quốc gia khác ở Đông Âu cũng có khả năng đi theo đường lối của BaLan thành viên NATO. Giống như Ba Lan, Estonia hiện đang dựa vào lựu pháo tự hành K9 của Hàn Quốc, chứ không phải Panzerhaubitze 2000 của Đức.
 
Điều này thể hiện cả sự thất vọng về chính sách của Đức. Tallinn không quên chính phủ Đức chỉ cho phép Estonia bàn giao xe lửa từ các kho dự trữ của CHDC Đức cho Ukraine sau một thời gian dài xem xét, chờ đợi./.
 
Nguồn: https://www.welt.de/.../Waffenkaeufe-Osteuropa-ruestet...