Ẩn đằng sau thứ “văn hóa chen lấn” đầy ô nhục kia là gì?

Đỗ Ngà

Khi ra khỏi biên giới Việt Nam, cứ hễ thấy có người chen ngang hàng người đang xếp hàng trật tự thì y rằng, đó là người Việt Nam. Nếu là người có lòng tự trọng, ắt phải thấy điều đó nhục nhã vô cùng. Nói về vấn đề này người ta dùng một từ đơn giản “ý thức kém”. Thực chất, “ý thức kém” ấy chỉ là vẻ bề ngoài, ẩn bên trong đó là nhân cách con người bị thối rữa và trí tuệ bị chọc cho mù lòa. Hội tụ 2 yếu tố này lên một dân tộc trăm triệu dân là cả một kế hoạch lâu dài vô cùng thâm hiểm.

Không thể xếp hàng, không đủ kiên trì để chờ đèn đỏ, hay văn hóa giành ăn nơi công cộng vv... nó đều cùng chung một bản chất. Bản chất của thứ văn hóa này được cấu thành thừ 2 phần: phần thứ nhất là cái tâm xấu; và phần thứ hai là trí tuệ lùn. Cái tâm xấu nó sinh ra tính ích kỷ, tính háo thắng, tính đố kỵ, và tính tham lam vv... Trí tuệ lùn là nó thể hiện ở tầm nhìn ngắn, thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái lợi lâu dài, thấy cái lợi cá nhân mà không thấy cái lợi cho cộng đồng. Nền giáo dục CS nó tạo ra đủ hai đặc tính tai hại đó cho đa số người dân Việt.

Vụ người dân chen lấn tranh nhau để được chính ngừa thì trong đầu họ đã nghĩ gì? Điều họ nghĩ trước tiên là họ được sở hữu thứ người khác không được (tức tâm nặng tính hơn thua), tuy nhiên điều họ nghĩ tới đó là chính việc chen lấn ấy làm cho họ gặp nguy hiểm hơn cả việc họ không được chích ngừa (tức trí tuệ thì quá u mê). Tạo tâm xấu và triệt đi trí tuệ trên cho một con người thì đó là hại người, còn nếu làm điều đó với cả xã hội thì đó là chính sách ngu dân, hại cả dân tộc. Một nền giáo dục độc hại là hại cả dân tộc.

Khi thông báo chích ngừa, một rừng người chen lấn tranh chích. Nếu nhìn từ trên cao nó chẳng khác nào đàn gà thả vườn, khi chủ nhà quẳng cho vài hạt thóc là chúng cắm đầu vào giành nhau. Tập tính đó của đàn gà thả vườn sẽ giúp cho chủ vườn dễ dàng trong vấn đề “bắt gà mần thịt” nếu họ muốn. Tương tự vậy, với một dân tộc mà chấu đầu tranh giành lợi ích trước mắt như đàn gà kia, thì ắt hẳn đám lãnh đạo CS rất hài lòng.

Đàn gà thả vườn mà nếu xổng chuồng, nó chạy sang vườn khác thì nó vẫn giữ nguyên tập tính như vậy. Quẳng vài hạt thóc thì nó sẽ có đấu nhau chí tử tranh ăn mà quên rằng kẻ thù trên cao đang xem con nào ngon để bắt mần thịt. Dù đi đến đâu, nếu hình thành được cộng đồng người Việt (dù chỉ vài chục người) thì đặc tính tranh ăn vì vài hạt thóc vẫn xuất hiện. Và đó là yếu tố dẫn đến mọi phong trào đều có kết cục “tự hoại” mà không cần CS ra tay. Đó là nỗi đau, nhưng không thể không nói. Thật đáng buồn!

-Đỗ Ngà-