CHIẾN TRANH và TỴ NẠN

Thời tiết mùa đông lạnh buốt, những cánh tuyết rơi trắng lấp cỏ cây, tôi ngồi ở phòng khách có sưởi ấm xem Tivi thật thoả mái, ấm áp... Nghe phần tin tức tường thuật về các trận chiến ở Syria, những đoàn người chạy giặc phần lớn là đàn bà trẻ em …đã gợi tôi nhớ lại thân phận người Việt Nam chúng ta cũng đã trải qua cuộc chiến tương tàn khoái lửa đốt cháy quê hương cách đây 40 năm...

Từ năm 1965, những vùng quê hẻo lánh ở miền Trung cách xa quận lỵ hay thành phố bị „Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam„ chiếm bắt thanh thiếu niên, phụ nữ vào du kích, đi dân công, đào địa đạo, vót chông, đóng thuế nuôi quân và những người VC nghi ngờ thân Quốc gia bị bắt đi không bao giờ trở lại…Phần lớn dân quê bỏ nhà cửa ruộng vườn, về thành phố hay quận lỵ thuộc vùng Quốc gia để sống gọi là tỵ nạn CS. Được chính quyền VNCH giúp đỡ cấp tôn, cây gỗ để làm nhà, trợ cấp thực phẩm để sống trong thời gian đầu như ngoại ô Hội An có: Xóm Mới, Cẩm Hà, Khổng Miếu, trại Nông là những khu đất trống hay những bãi cát vàng bỏ hoang được lập thành trại tị nạn. Ở Đà Nẵng vùng ngoại ô như: Phước Tường, Hoà Khánh, Đò Xu, Cẩm Lệ, ngã ba Cây Lan, biển Thanh Bình, An Hải (biển Mỹ khê) là những nơi người tị nạn về sinh sống, an toàn không sợ bom đạn hay bị VC bắt giết chụp mũ tay sai phản động...Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam giửa hai chế độ Quốc Gia và Cộng Sản hơn 20 năm khoái lửa điêu linh, đại lộ kinh hoàng từ Quảng trị vào Huế đẩm máu của người dân vô tội bỏ chạy lánh nạn CS, nhưng không có người dân nào bỏ nước ra đi.

Sau 30.04.1975 chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước dù không còn nghe tiếng súng, nhưng đời sống dân VN trở nên khủng khiếp, tàn nhẩn hơn với chính sách tập trung cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền, đuổi người đi vùng kinh tế mới…Từ đó phát sinh làn sóng người vượt biên bằng đường bộ, vượt biển đi tìm tự do. Chúng ta đánh đổi mạng sống của mình trên biển với phong ba, bảo tố, hải tặc… Các Quốc gia vùng Đông Nam Á chấp nhận cho người Việt Nam trôi dạt vào bờ vào đảo, sống chen chúc trong những khu riêng dành cho người tị nạn ở Galang, Pulau Bidong (Indonesia), Songkla (TháiLan), Palawang (Philippines), Malaysia, Singapor, Hongkong... Được Cao Uỷ Tị Nạn (Office of the United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR), giúp đỡ lương thực sống qua ngày, các nước tự do trên thế giới mở vòng tay nhân ái đón nhận người Việt đi định cư.

Hơn 35 năm qua đời sống người Việt khắp nơi trên thế giới hội nhập tốt đẹp, ngày xưa CSVN gọi người tị nạn bỏ nước ra đi là „bọn lưu manh, đỉ điếm, kinh tế, tay sai…“. Chính những người Việt tỵ nạn nầy hàng năm gởi về nước trên 10 tỷ USD giúp thân nhân, từ thiện, nhà cầm quyền CSVN có một số ngoại tệ lớn.

Riêng ở Đức tiến sĩ Rupert Neudeck cựu chủ tịch Cap Anamur, đã vớt 11 ngàn người Việt trên biển Đông định cư ở Đức, ông rất hảnh diện về sự thành công của người Việt Nam ông từng tuyên bố „tôi là người Việt Nam“ trong dịp kỷ niệm 35 năm Cap Anamur (1979-1914) cứu người Việt Nam trên biển Đông.

Trong những năm qua xảy ra nội chiến ở Trung Đông, Phi Châu, Syrien,..Làng sóng người vượt biển Hồng Hải đến các nước ở Âu Châu tị nạn chiến tranh hàng triệu người đủ các dân tộc ở Phi Châu, Syria, Iraq, libya, Nigeria… phần đông họ theo đạo Hồi Giáo các phái Shiite-Sunni. Hàng năm, các Quốc gia Âu Châu có chương trình giúp đỡ Thế Giới Thứ III cho 18 triệu người nghèo đói Phi Châu, theo các nhận định của giới truyền thông số người tỵ nạn sẽ lên tới 50 triệu người muốn di dân đến Âu Châu vì lý do kinh tế. Năm 2014 chính phủ Đức nhận 200 ngàn người tị nạn, số tiền trung bình của các tiểu bang cho mỗi đầu người trong một năm 6.700€  (bản tính theo Focus), nhiều tiểu bang giàu cấp khoảng 12.500€ cho mỗi người chưa tính tiền bảo hiểm sức khoẻ. Theo thống kê phân chia số người tỵ nạn đến 10 quốc gia Âu Châu. Đức và Thụy Điển (Schweden) phải nhận 50%!

Đời sống Âu Châu cũng không tránh khỏi khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp tăng như: Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp…Nước Đức được xem là vững mạnh nhất về kinh tế, nhưng số người thất nghiệp khoảng 3 triệu người (phần lớn người dân thuộc Đông Đức cũ). Tiền lương hàng tháng mỗi người đi làm vẫn còn bị trừ khoảng tiền „Đoàn kết/ Solidaritätszuschlagt“ giúp xây dựng phiá Đông (dù đã thống nhất hơn 25 năm). Bởi vậy làng sóng người tỵ nạn đến trong giai đoạn nầy không được như xưa. Trong những tháng vừa qua phong trào Pegida bộc phát từ Dresden hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình chống người Hồi Giáo di cư, “Islamisierung“. Ở Paris nhóm theo Hồi giáo bắn chết các ký giả và nhân viên tại văn phòng báo Charlie Hebdo, sự dã man trong vụ thảm sát đó làm tổn thương tự do ngôn luận, khi sự thịnh nộ đang xâm chiếm và đè nặng tâm hồn của con người trong thế giới tự do. Đã làm cho nhiều người với con mắt không thân thiện mất cảm tình với người theo đạo Hồi. Những người tỵ nạn trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, đáng thương họ bị ngấm ngầm kỳ thị. Đời sống mới ở Âu Châu không còn đói khổ, nhưng bị kỳ thị là một nỗi đau thương của người dân rời bỏ quê hương!

Với trình trạng càng ngày càng nhiều người Đức ít sinh con, đối với làng sóng di cư đến Đức như hiện nay thì khoảng 50 năm sau, không còn là một xứ Đức theo Thiên Chúa, mà sẽ trở thành một đất nước Đức mới bị Hồi giáo hoá. Gia đình người theo đạo Hồi di cư tới Đức sinh con nhiều, mỗi gia đình ít nhất 4 con, đàn ông nhiều vợ thì số con càng tăng hơn. Nhìn chung những Quốc gia theo đạo Hồi chậm tiến, nghèo đói, nhiều phần tử cuồng tín lợi dụng danh từ Thánh Chiến/  Dischihadisten gây nên nội chiến chém giết nhau… (mời xem lịch sử Hồi Giáo) http://bit.ly/1v81Fq6.
Thăm dò dư luận, có thể người Đức ghét những người tị nạn mới vì lo ngại trước hiện tượng Hồi giáo hóa. Những gia đình theo đạo Hổi ở lâu năm ở Đức, nhưng khó hội nhập, dù thế hệ thứ 2 sinh ở Đức, đã có 500 người mang quốc tịch Đức, đến Thổ Nhĩ Kỳ rồi sang Syria theo nhóm IS (Nhà nước Hồi giáo). Một số trở lại Đức bị theo dõi và bị bắt giữ tránh trường hợp „nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà“ khủng bố xảy ra như ở các Quốc gia: Bỉ, Úc (Sydney), Pháp…

Làn sóng biểu tình lên cao, Thủ tướng Merkel khuyên công dân Đức không nên tham gia các phong trào có tính cách hận thù, phân biệt chủng tộc tôn giáo. Cấm báo chí không được khiêu khích, nhạo bán đức tin mạ lỵ tín ngưỡng người khác.

Năm Ất Mùi cầu mong cho thế giới hòa bình, kinh tế ổn định, để nhân loại bớt khổ đau và hận thù. Nếu chiến tranh chấm dứt thì không còn người tị nạn. Hy vọng dân tộc Việt Nam có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.

Nguyễn Quý Đại 2015

Hình tài liệu của Tuần báo Focus