Hà Nội: Tiến sĩ Hán-Nôm Nguyễn Xuân Diện kêu gọi 90 triệu dân Việt Nam tẩy chay bầu cử gian lận

Ts Nguyễn Xuân Diện|

Từ Hà Nội, ngày 1 tháng 11 năm 2019, tiến sĩ Hán-Nôm Nguyễn Xuân Diện viết: “Tôi kêu gọi 90 triệu đồng bào tẩy chay tuyệt đối cuộc bầu cử quốc hội và tất cả các cuộc bầu cử sắp tới, nếu điều 7 của luật này được thông qua.”

Giải thích lý do kêu gọi, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện viết: “Đơn giản là không biết không đi bầu. Không bầu.”

Cùng quan niệm với vị viện sĩ viện hàn lâm, công dân Nguyễn Đệ cho biết: “Không lẽ nhắm mắt bầu com mẹ ham ăn vặt, thằng mê game vào lãnh đạo đất nước sao, nếu không cho tôi biết tui nó là ai có tài gì tui không bầu. Bà ăn tàn mạt ngân khố, thằng mê game bán đứng đất nước.”

Chúng ta sẽ đi bầu cử những người với tên giả hoặc mật danh như: 007, A12 , …Không ăn cắp, không bán nước hại dân, không phải là giặc cài vào thì việc gì phải bí mật danh tính? Tại sao những điều người dân cần biết lại phải bí mật?

Trước nạn gián điệp hoành hành, bắt giam những người yêu nước, dân chúng đang kêu đòi xét nghiệm DNA của những ứng cử viên để chắc ra nguồn gốc.

Ông Diện tiếp tục dẫn lời Phan Khiêm rằng: “Theo Điều 7 dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước mà Quốc hội đang bàn, những thông tin như thân thế sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước; quốc phòng an ninh, đất đai, địa chất, biển; công nghiệp, thương mại… là thông tin bí mật nhà nước.

Khi quyền tiếp cận thông tin, quyền được biết, được bàn, được giám sát… của người dân ngày càng trở nên phổ thông thì ngay cả những thông tin về thân thế sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước cũng bí mật thì thật buồn cười”.

Ông Đỗ Đức Đồng Ngân, một người dân cho rằng điều 7 ấy là một điều luật ngu ngốc, chỉ có trong chế độ phát xít và chỉ có những “con bò” (cách dùng từ của ông) mới có thể nghĩ ra.

Xã hội đã xuống cấp trầm trọng. Trong dân chúng, rất nhiều thành phần dân công khai kiên quyết tẩy chay bầu cử quốc hội giả dối, lạc hậu, che giấu nhân thân. Lãnh đạo lúc nào cũng ra rả là do dân bầu mà lí lịch, thân thế thì gọi là bí mật quốc gia.

Nguyễn Văn Thắng, người nghệ sỹ quan họ Bắc Ninh lên tiếng: “Sao luật gì kỳ vậy. Thế thì còn gì ý nghĩa với câu Dân biết, dân bầu, dân bàn, dân kiểm tra?”

Từ Quy Nhơn- Bình Định, tiến sĩ văn chương Chu Mộng Long còn phản đối gay gắt hơn: “Chơi điều luật như vậy nhỡ người ta đưa chó vào danh sách ứng cử thì tui cũng phải bầu à?”

Các cuộc bầu cử ở Việt Nam gần đây rất mờ ám. “Thế giới người ta công khai thì mình lại giấu!”– chị Nguyễn Thị Hồng, cũng sống ở Hà Nội nhận định.

Ngay sau khi tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện đưa ra lời kêu gọi, nhiều người đã hưởng ứng vâng theo. Luật sư Lê Văn Hòa, đoàn luật sư thành phố Hà Nội nói: “Tôi đồng ý với kêu gọi của Tiến sỹ.”

Ông Trịnh Kim Thuận ở An Giang thậm chí còn đề nghị: “Tôi đồng ý, tốt nhất là dẹp ngày cái nhóm người này…. mà gọi là quốc hội gì đấy!”

Bầu cử quốc hội ở Việt Nam lâu nay là không trung thực. Dân đi bỏ phiếu lấy lệ, vì các ghế đã được chia từ trước, sẵn ai ngồi ghế đó sẵn hết cả rồi. Bầu hay không, họ cũng có số liệu đểu 99,98%. Ông Sỹ Cường sống ở Sài Gòn tuyên bố: “Mấy thằng ăn cắp, ăn cướp rồi bí mật leo lên lãnh đạo, rồi tha hồ giở trò bỉ ổi.”

Dân thủ đô đang lên tiếng rất nhiều. Ông Nguyễn Chiến ở Hà Nội phố nhận định càng ra luật càng thể hiện “độc tài”. Đặng Doan ở cố đô Huế còn đề nghị với 90 triệu đồng bào rằng hãy có tiếng nói rộng hơn từ nhà khoa học – trí thức để dân Việt biết nhiều hơn!

Lê Hữu Tài ở Hưng Yên cho biết bản thân mình đã tẩy chay 2 kỳ bầu cử liên tục. Bầu cử chỉ là hình thức, có mấy ai đi bầu mà vẫn có… 99% phiếu. Người dân 3 miền lên không gian mạng để tố cáo bầu cử gian dối, không cho Liên Hợp Quốc giám sát. Đến lúc này các nhân viên an ninh cũng không thể đe dọa được người dân nữa. Bịt được miệng chum miệng vại ai bịt được miệng thế gian.

Đồng bào Việt Nam không những like (thích), mà còn share (chia sẻ) tuyên bố trên của tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện. Chỉ một thiểu số rất ít người như Phú Vũ cầu xin rằng: “Đừng nên tẩy chay các bạn , mà mong quốc hội không biểu quyết : ” thông tin thân thế cán bộ phải bí mật ” vì như thế không khác gì bao che tham nhũng.”

Mặc dù Vũ Phú cầu xin như vậy, những công dân khác như Ngô Hùng vẫn kiên quyết lập trường: “Tôi cũng sẽ không bao giờ bầu cho người mà tôi không hề biết tung tích của họ.”

Ông Trịnh Bá Khiêm kể một câu chuyện về bầu cử cưỡng ép và gian dối: “Cách nay 30 năm tôi không đi bầu. Chủ nhiệm hợp tác xã đọc loa dọa phạt 3 kg gạo. Tui phát khiếp, vội đi bầu. Nay thì khác, kỳ vừa qua, công khai lên mạng không đi bầu luôn. Từ nay quyết tẩy chay…”