HẬU QUẢ “HÀNH TRÌNH ĐI LẠC ĐƯỜNG” CỦA NGUYỄN THANH TÚ: THẤT BẠI TRONG VỤ KIỆN VIỆT TÂN VÀ ĐÀI RFA

Mọi người đều biết, sau phim tài liệu Terror in Little Saigon, vì tin rằng đảng Việt Tân “giết hại cha mình”, Con trai của cố ký giả Đạm Phong là Nguyễn Thanh Tú đã không ngừng mở ra những cuộc đánh phá đảng Việt Tân. Chẳng những thế, càng về thời gian sau, Tú còn mở rộng việc đánh phá sang những cá nhân, tổ chức khác như đài RFA, SBTN, ông Nguyễn Văn Khanh, bà Liuby Liu … cũng như VOICE, Trịnh Hội, …(mà Tú tự cho là “tay chân của Việt Tân”)…

Cụ thể, sau nhiều chuẩn bị, tháng 7 năm 2017, một mình Nguyễn Thanh Tú chính thức đứng là nguyên cáo (plaintiff), nộp đơn kiện trước toà Southern District, tiểu bang Texas một loạt các cá nhân và tổ chức sau:

 

. Các giám đốc Hội đồng Quản trị Phát thanh (BBG Board of Governor): Leon Aron, Ryan Crocker, Michael Kempner, Jefferey Shell, Mathew Armstrong.
. Đài Ái châu Tự do (RFA) cùng một số nhân sự gồm ông Nguyễn Văn Khanh, bà Libby Liu, John Lansing, Bernadette Burns, Susan Lavery, Alan Tanenbaum, Norman Thompson.
. Đảng Việt Tân hay Vietnam Reform Party cùng những nhân vật chủ chốt như Hoàng Tứ Duy, Đỗ Hoàng Điềm, Hoàng Cơ Định, Đặng Vũ Chấn, Xuyen Dong Matsuda, L Thái Hùng, Trang Huỳnh.

 

. Công ty Nhật Báo Người Việt Inc. cùng cá nhân ông Phạm Phú Thiên Giao
Vụ kiện dựa trên cơ sở (chủ quan của Tú), cho rằng “Việt Tân là một tổ chức thương mại, con buôn chính trị và khủng bố, mô phỏng theo khuôn mẫu của Đảng Cộng Sản”, tổ chức BBG cùng các giám đốc, cá nhân các ông Nguyễn Văn Khanh, bà Liuby Liu - những người có trách nhiệm quản trị đài RFA - là dùng tiền của người đóng thuế để hỗ trợ cho 1 tổ chức (Việt Tân) không có giấy phép, lừa gạt đồng hương trong gần 40 năm qua.

Cùng trong vụ này, Tú cũng kiện các blogers, những người viết các bài viết mà Tú cho là đã vu cáo, phỉ báng, chụp mũ Tú là cộng sản hoặc làm lợi cho cộng sản. Tú lập luận rằng các cá nhân, mà Tú cho là các thành viên cao cấp của Việt Tân ở Mỹ, đã phối hợp để phỉ báng Tú qua việc tổ chức các cuộc họp báo và gắn kết những lời chỉ trích Việt Tân vào mối quan hệ với cộng sản. Tú cũng nói thêm rằng RFA và các bị cáo Việt Tân “đã bắt tay vào một cuộc săn lùng ma quỷ để phỉ báng Tú với những cáo buộc sai trái về việc liên kết hoặc hành động cho đảng cộng sản ở Việt Nam.”

Sau gần một năm, với bao nhiêu đợt hầu toà, tranh cãi, tốn kém rất nhiều thì giờ, tiền bạc, công sức của bao người, kết quả thật đáng tiếc cho Tú:
Ngày 28 tháng 6 năm 2018 vừa qua, Tòa án bác bỏ tất cả các yêu sách mà Tú muốn chống lại tất cả các bị đơn, ngoại trừ đơn kiện Việt Tân phỉ báng của Tú liên quan đến thông cáo báo chí ngày 1 tháng 5 năm 2018 của Việt Tân.

Quyết định của Tòa án, dài 65 trang, ghi lại rất nhiều biểu quyết (motions), gồm các điểm quan trọng sau:

Đối với các cáo buộc của Tú về BBG, RFA, Việt Tân và những cá nhân có liên quan:

· Tòa án thấy rằng bài viết đăng trên blog (RFA) là một vấn đề quan tâm của công chúng (áp dụng Đạo luật TCPA – Strategic Lawsuit Against Public Participation). (trang 15-18)

· Tòa án thấy rằng tuyên bố trên blog (nói rằng hành động của Tú có lợi cho Đảng Cộng Sản) không phải là một thực tế có thể kiểm chứng được, vì vậy không phải là sự phỉ báng. (Trang 28-31)

· Tòa bác bỏ khiếu nại mang tính thuyết âm mưu (conspiracy claim) của Tú vì nguyên cáo không đưa ra được các bằng chứng rõ ràng và thuyết phục. (Trang 49-54)

· Tòa thấy rằng không có hậu quả đau khổ xảy đến cho Tú như đã khiếu nại (Trang 57-60)

. Toà bác bỏ các chứng cớ, các biện hộ, cáo buộc của Tú chung quanh lời dịch, các email… (của Đặng Vũ Chấn, Xuyến Đông Matsuda, Trinity Hồng Thuận) liên quan đến việc chụp mũ, phỉ báng Tú (hành động có lợi cho cộng sản…) Tòa phán quyết rằng đấy là những vấn đề quan tâm của công chúng (Trang 18-20)

. Toà bác bỏ các cáo buộc của Tú rằng Hoàng Tứ Duy, Angelina Trang Huỳnh, Hoàng Cơ Định, Don Bùi phỉ báng, chụp mũ mình qua các lời phát biểu, bài viết (trên Facebook, trên trang web của Việt Tân…) vì lý do tương tự - áp dụng đạo luật TCPA về quan tâm của công chúng. (Trang 21-26)

. Dựa trên tinh thần của đạo luật TCPA, Toà bác bỏ tất cả những cáo buộc của Tú cáo buộc các cá nhân, tổ chức Việt Tân đã phỉ báng Tú (Trang 18-28; Trang 31-47)

Kết quả: Tòa Án cho phép các bên bị Tú kiện (defendants) gửi báo cáo và các chứng từ án phí hợp lý của mình trong vòng 30 ngày kể từ phán quyết (28/06/2018) để toà ra lệnh cho nguyên đơn (plaintiff –Tú) bồi hoàn lại các tổn phí đó.

Tóm lại là, một người tưởng đâm đơn kiện người khác lại bị toà án bãi bỏ vì nội dung thưa kiện hoặc không chính đáng, hoặc thiếu căn cứ và bị toà bắt phải trả tiền luật sư phí pháp lý cho các bên mình đi thưa !!!

Nhận xét của người viết:

1. Vì uy tín của các cá nhân, các tổ chức, vu cáo của Tú gây nên một không khí không lành mạnh trong sinh hoạt cộng đồng người Việt ở hải ngoại và chắc chắn làm lợi cho nhà cầm quyền Cộng Sản trong nước.

2. Tú có đoán trước hoặc phần nào biết trước là mình có thể thất bại, không thắng kiện không ? Chắc là có, vì khi khởi kiện, người luật sư giỏi ắt đã phải cho Tú biết được khả năng phần trăm thắng hay thua kiện. Nhưng tai sao Tú tiến hành vụ kiện, lại còn đánh trống khua chiêng về vụ kiện của mình trong suốt thời gian dài trước và sau đó ?

3. Tú có thơ ngây đến độ cáo buộc đảng Việt Tân là Việt Cộng, nhưng lại ngang nhiên cầm máy quay phim về Việt Nam, đi lại tự do như chỗ không người để “phỏng vấn các nhân chứng sống” hầu kết tội VT (tức VC)? Vô tình hay cố ý?

Câu trả lời dễ dàng: mục đích của Tú không phải để thắng kiện mà là :

a. Xử dụng vụ kiện để có cớ vu khống, phỉ báng các cá nhân, tổ chức có uy tín, gây hoang mang chia rẽ trong công đồng người Việt ở hải ngoại.

b. Cố tình tiến hành thưa kiện để buộc các cá nhân tổ chức ấy phải mệt mỏi đối phó với quá trình kiện tụng.

4. Vì danh dự cá nhân, uy tín tổ chức và vì công luận, hành động phỉ báng, chụp mũ, bôi nhọ, khiêu khích không ngừng nghỉ, nhiều cá nhân, tổ chức trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại lâu nay, đặt những nạn nhân đến việc phải đương đầu với Tú. Sự bắt buộc phải đương đầu này không ngoài chủ ý của Tú: muốn vắt kiệt sức nạn nhân vào các vụ kiện tụng (như cuộc tranh cãi này). Và tôi tin rằng, vì mục đích tốt nhất cho công cuộc chung, không sớm thì muộn, những cá nhân, tổ chức đã, đang bị Tú đánh phá sẽ có hành động để bảo vệ mình.

Thấy được những mục đích này, tự khắc hiểu được Nguyễn Thanh Tú là ai, gây chia rẽ đánh phá cộng đồng để làm gì ? Và chắc moi người cũng sẽ phải tự đặt câu hỏi : NTT lấy tài nguyên nhân lực ở đâu mà hành động được như thế trong một “công tác” tốn kém như vậy?

Tôi dành câu trả lời cho những người đọc có chút hiểu biết thông thường và tâm thiện.

Vũ Tiền Phong
Tháng 7 năm 2018
Theo baothamnhung.com