Tranh chấp thương maị Mỹ-Trung leo thang

Ngày 22.03.2018  Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố sẽ phạt thuế quan vào lượng hàng nhập khẩu từ Trung cộng (TC) có giá trị  khoảng 60 tỷ USD ( tương đương 10% tổng  gía tri hàng nhập khẩu  vào Mỹ ). Trump cáo buộc TC lũng đoạn thương mãi và đánh cắp tài sản trí tuệ. Đặc ủy thương mại Robert Lighthizer được ủy  nhiệm trong vòng 60 ngày lập một danh sách các sản phẩm nhập khẩu bị áp thuế trừng phạt.Cũng trong thời gian này, bộ tài chính sẽ đề xuất  các biện pháp giám sát đầu tư của Trung cộng nhằm ngăn chận nạn đánh cắp công nghệ kỹ thuật. 

 

Cố vấn thương mại của Trump, Peter Navarro xác tín quyết định áp thuế cao sẽ giơí hạn mức thiệt hại mà Trung cộng đã gây ra qua việc đánh cắp tài sàn trí tuệ cũng như sẽ làm giảm ngay 100 tỷ USD cho sự thâm hụt thương mại. Navarro nói thêm“ Nếu chúng ta cho phép TC, trên nguyên tắc  tước đoạt những ngành công nghệ chủ yếu thì chúng ta sẽ không có tương lai .Chúng ta đã đối thoại với TC từ năm 2003 và cũng từ thời gian này nền công nghệ của chúng ta hoàn toàn bị cướp đoạt “.Theo Navarro, tình trạng thâm hụt thương mại Mỹ-Hoa đã vượt khỏi vòng kiểm soát.

Quan ngại cán cân thương mại và nạn trộm cắp tài sản trí tuệ và công nghệ .

Không riêng Donald Trump,các chính quyền tiền nhiệm đều lo ngại về tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ với nhiều nước đối tác kinh tế. Mỹ là cường quộc kinh tế lớn nhất thế giới và giao thương với mọi quốc gia khác.

Năm 2017 Mỹ xuât cảng 2330 tỷ USD , nhập cảng 2895 tỷ USD nên nhập siêu 565 tỷ USD.Thương mại thâm hụt với Trung cộng là 375,2 tỷ USD, với Mễ Tây Cơ 71,1 tỷ USD, với Nhật 68,8  tỷ USD và Đức 64,3 tỷ USD…Các nước đối tác quan trọng của Mỹ trong thương mại là Trung cộng với tổng kim ngạch xuất nhập  636 tỷ USD (trong đó  nhập khẩu 505 tỷ USD), kế tiếp Gia Nã Đại 582,4 tỷ USD , Mễ 557 tỷ USD….

Donald Trump rất lo ngại về nợ công và cán cân mậu dịch với TC.Trump nhiều lần cho biết sẽ áp dụng mọi biện pháp để thay đổi mức độ thâm hụt thương mại dù dẫn đến chiến tranh thương mại. Từ năm 2011,Mỹ phải chịu thâm hụt thương mại trong quan hệ kinh tế với TC luôn ở mức trên 300 tỷ USD. Hiện Mỹ đang nợ TC 1.150 tỷ USD và Trung cộng đã trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ.

Trong thời gian gần đây, nạn đánh cắp tài sản trí tuệ liên hệ với TC được giới chức Mỹ coi là mối nguy đe dọacho nền kinh tế. Bắc Kinh từ lâu không còn muốn đóng vai trò công xưởng sản xuất giày dép và quần áo giá rẻ cho thế giới. Trung cộng muốn trở thành cường quốc kinh tế  thông qua các thương vụ các hãng,các công nghệ, kỹ thuật cao cấp,hiện đại.

Derek Scissors, chuyên gia kinh tế từ Viện Doanh nghiệp Mỹ, nói với  đài CNN.”Trung Quốc tìm mọi cách để thâu tóm các công nghệ tiên tiến. Nếu có thể, họ sẽ tìm cách mua chúng (tài sản trí tuệ). Nếu không thể mua, họ sẽ gây sức ép buộc các công ty Mỹ chuyển giao bí mật kinh doanh công nghệ. Nếu vẫn không được, họ sẽ tìm cách đánh cắp chúng”,

Trung Cộng dọa trả đũa

Bộ trưởng Thương mại Trung cộng Zhong Shan đã tuyên bố „Cuộc chiến thương mại giữa TC và Hoa Kỳ có thể gây ra thảm hoạ tài chính toàn cầu“. Ông nhấn mạnh Trung Quốc sẽ không phát động chiến tranh thương mại, ngược lại, tiếp tục cố gắng thiết lập cuộc đối thoại với Hoa Thịnh Đến.Tuy nhiên, trong trường hợp chiến tranh là không thể tránh khỏi, Trung Quốc có thể đương đầu với bất kỳ thách thức nào và sẽ quyết tâm bảo vệ lợi ích của đất nước và nhân dân.

Đai diên Zhang Xiangchen tại Tổ chức thương mại thế giới – WTO  cho biết sẽ kiện Mỹ ở cơ quan này. Báo nhà nước China Daily kêu gọi các quôc gia khác hãy mạnh dạn phản đối ngay những biện pháp áp thuế vì Mỹ duy trì đường lối sẽ tiếp tục  nhả đạn „bảo hộ“..

Nếu chính quyền Trump thực sự khởi động chiến tranh thương mại, các chuyên gia tin rằng Bắc Kinh sẽ trả đũa. Những hợp đồng của Boeing với TC  trị giá nhiều tỷ USD sẽ bị thay thế bởi Airbus”. Ngưng  nhập đậu nành,một mặt hàng xuất khẩu quan trọng  của Mỹ sang TC có giá trị xuất khẩu  trên 13 tỷ USD. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nông dân của các bang miền Trung Tây, thành phần cử tri từng ủng hộ Trump. Ngừng các chuyến du lịch tới Mỹ, gây thiệt hại nặng cho ngành du lịch của Mỹ.

Bắc kinh công bố sẽ áp thuế vào lường hàng nhập khẩu  Mỹ trị giá 3 tỷ USD.Trước hết các sàn phẩm khô,rượu, ống thép  chịu mức thuế 15 %. Sau đó 25 % cho nhôm và thịt heo. Thịt bò là mặt hàng nhập khẩu tiếp theo của Mỹ có thể trở thành đối tượng trả đũa của Trung Quốc.

Ai sẻ thắng trong cuộc tranh chấp?

Tờ Whashington cảnh báo „Chiến tranh thương mại với Trung Quốc là ngọn lửa sẽ thiêu cháy Trump và cả nước Mỹ”. Các tập đoàn bán lẻ như Walmart, Costco, những doanh nghiệp nhập khẩu hàng tỷ USD hàng hóa giá rẻ từ TC, sẽ là những nạn nhân đầu tiên của chiến tranh thương mại. Kế đến sẽ là hàng chục triệu người tiêu dùng ở tầng lớp trung lưu và người nghèo của Mỹ.Sau nữa những doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu vào thị trường TC như Apple, Boeing, rồi đến ngành nông nghiệp Mỹ cũng sẽ chịu hậu quả  lớn.

Trump  từng lập luận „ khi một quốc gia  thua lỗ nhiều tỷ USD trong giao thương với một quốc gia khác thì chiến tranh thương mại là điều tốt  và dễ dàng chiến thắng „. Qua đó, doanh nghiệp nội địa của Mỹ sẽ bớt chịu áp lực cạnh tranh hơn, và sẽ mở rộng sản xuất, tạo nhiều việc làm cho người Mỹ. Nhưng thực tế công nghệ hiện đại thế kỷ 21  ngày càng sử dụng ít lao động hơn. Nên việc áp thuế chưa chắc đã giúp ích nhiều trong việc mang lại việc làm.

Về phía Bắc Kinh, các biện pháp trả đũa có thể gây phản tác dụng với chính nền kinh tế Trung cộng.Tẩy chay Boeing thì Airbus sẽ có lợi thế gần như là độc quyền. Khi đó giá cả và chi phí vận chuyển sẽ tăng. Tẩy chay Apple thì một lực lượng công nhân rất lớn ở nước này sẽ thất nghiệp. Áp thuế đậu nành nhập khẩu từ Mỹ được dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn cho hơn 400 triệu con heo được nuôi ở các trang trại trên toàn nước sẽ làm giá thực phẩm thêm đắt đỏ.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung không chỉ hại hai nước Mỹ-Trung mà còn tạo ra tác động xấu tới nhiều quốc gia khác và làm tổn thương nền kinh tế toàn cầu, Trong ngắn hạn, hàng loạt các nền kinh tế như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, và nhiều quốc gia  nằm trong chuỗi cung ứng sản phẩm tại châu Á sẽ bị thiệt hại.

Vũ Ngọc Yên
Ngoc Yen Vu <ngocyenvu@gmx.de>