Triết lý Do Thái và Việt Nam

Thuan Van Bui|

Người Do Thái có câu nói: "Một ly nước tinh khiết có thể trở nên bẩn vì một giọt nước thải, nhưng một cốc nước thải sẽ chẳng thể trở nên sạch sẽ hơn chỉ bởi sự hiện diện của một giọt nước sạch". Câu nói này, có lẽ cũng đúng với thực trạng tại Việt Nam hiện nay.

Một người tốt, khi trở thành cán bộ- đảng viên, công an hoặc bất cứ một việc gì đó trong hệ thống cai trị độc tài thì đều bị nhuốm bẩn bởi "nước thải". Dần dần người đó sẽ thành nước thải, như đại đa số những kẻ trong thể chế.

Một vài cán bộ- đảng viên "thanh liêm" (theo tuyên truyền của hệ thống tuyên giáo và những tay bồi bút siêu hạng), nếu có, cũng chỉ như một giọt nước sạch nhỏ vào cốc nước thải. Số ít cán bộ- đảng viên được báo chí và cánh KOLs truyền thông xám ca tụng là thanh liêm, tử tế như: Vũ Mão, Nguyễn Đình Hương, Trần Quốc Vượng... chỉ như một hạt bụi giữa một bãi rác khổng lồ đang vận hành thể chế này. (Vẫn lưu ý là "nếu thanh liêm thực sự).

Các cuộc đốt lò, chống tham nhũng rầm rộ, được tung hô, ca tụng bởi hệ thống tuyên truyền của chế độ, từ mấy năm nay. Nhưng hiệu quả thì ai cũng thấy: Tham nhũng, tàn phá còn kinh khủng hơn. Ăn không chừa một thứ gì, từ tiền hỗ trợ người nghèo, đến suất ăn của học sinh. Ăn từ hài cốt liệt sĩ ăn dến tượng đài. Đơn giản bởi: Không thể chống tham nhũng, minh bạch trong một hệ thống độc tài đảng trị. Không thể chống tham nhũng khi thiếu đi một thể chế dân chủ, đa nguyên, đa đảng đối lập, tam quyền phân lập và một hệ thống pháp luật chuẩn mực. Thiếu báo chí tự do, thiếu tự do ngôn luận càng làm cho "công cuộc chống tham nhũng- đốt lò", đơn thuần bộc lộ ra bản chất "thanh trừng phe phái", đấu đá nội bộ, tranh ăn giành ghế.

Đơn giản có thể hiểu thế này: Không thể có nước sạch từ một cốc nước thải "tự làm sạch bản thân".

Nguồn ảnh: Fb Việt Tân