Dư luận nghi ngờ số tiền chênh lệch Đường Cao Tốc Bắc Nam

Việt Tân|

Dự án cho tuyến đường cao tốc tiếp tục nổi sóng khi truyền thông trong nước loan tin về tổng số tiền đầu tư.

Theo sự tính toán của Bộ Giao thông Vận tải do Ông Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lãnh đạo cho biết, số tiến đầu tư lên đến 58,7 tỷ USD, trong khi Bộ Kế họach và Đầu tư cho rằng tổng số vốn chỉ khoảng 26 tỷ USD. Số tiền đầu tư chênh lệch 32 tỷ USD.

Qua bài toán của BKH/ĐT đã làm cho dư luận nghi ngờ về số tiền chênh lệnh quá lớn?

Trong quá khứ, nhiều dự án khi tiến hành đều có những sự nhũng lạm của những người trách nhiệm!

Có những dự án số tiền đầu tư rất lớn nhưng cuối cùng nhận lại những kết quả thua lỗ, thậm chí dang dở. Những cán bộ lãnh đạo đã không tìm cách giải quyết rồi cuối cùng bỏ luôn, không một lời lên tiếng để truy cứu trách nhiệm. Thậm chí có những dự án kéo dài từ năm này qua năm nọ rồi tiếp tục đi vay để châm thêm tiền, đội vốn ngày càng lớn mà vẫn chưa hoàn thành, điển hình là dự án Đường sắt Cát Linh.
Vì thế, sự nghi ngờ của nhiều người dân có cơ sở về số tiền chênh lệch quá lớn.

Về mặt lý thuyết, khi đề xuất một dự án thì luôn luôn có bảng kế hoạch tính toán chi tiết. Tuy nhiên những khoản chi được nêu trong bảng kế hoạch, liệu có đáng tin không? Đây là câu hỏi của nhiều người thắc mắc?

Liệu số tiền sai biệt 32 tỷ có vào túi của các cán bộ lãnh đạo và các nhân sự trách nhiệm liên hệ đến dự án không? Sự nhũng lạm sẽ được cắt xén qua từng giai đoạn của dự án?

Hiện nay, có nhiều người phản đối dự án vì nhiều lý do. Tựu chung là nợ nần ngập đầu, không tiền trả nợ lại đẻ ra dự án rồi tiếp tục vay nợ. Thứ hai là không tin tưởng các nhà thầu Trung Quốc.

Một Kỹ sư cầu đường nhận định: Việt Nam chưa nên làm đường sắt cao tốc vì: Tiền ở đâu? Có nên xem đường sắt cao tốc là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh như hiện nay?

Theo nhà báo độc lập Lê Nguyễn Hương Trà dẫn hàng loạt số liệu cho thấy, nợ nần quốc gia tăng không ngừng và chắc chắn sẽ còn tăng nữa bởi hàng loạt đại dự án mà vốn đầu tư tính bằng tỷ Mỹ kim (hệ thống metro ở Hà Nội và TP.HCM - 40 tỉ Mỹ kim, phi trường Long Thành - 16 tỉ Mỹ kim, đường bộ cao tốc xuyên Việt – 15 tỉ Mỹ kim,…). Cứ thế, tương lai ra sao?

Đưọc biết, dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam chạy 320 km/giờ sẽ hoàn thành vào năm 2050 (theo kế hoạch của Bộ GTVT). Dư luận cho rằng đây là suy nghĩ ảo tưởng.