Số Phận

Hoai Linh Ngoc Duong|
 

Người Việt Nam rồi từ đời này sang đời khác cũng sẽ chỉ bằng lòng với những cái máy ATM gạo, xếp hàng đứng chờ nhận phần ăn gồm vài chén cơm, vài lát thịt, bát canh cho người nghèo của các nhà hảo tâm để rồi cám ơn rối rít , rưng rưng nước mắt cảm động hoặc đến những tụ điểm mà người ta để những thùng mì gói , những đống áo quần kèm theo câu" Nếu bạn cần, hãy lấy một phần, nếu ổn hãy nhường cho người khác".

Họ thỏa mãn khi được ban chút lòng từ thiện và nhận chút lòng từ thiện. Họ không cần biết đâu đó có những bàn tiệc tôm hùm, hải sản thừa mứa, rượu ngoại, gái đẹp phục vụ của những kẻ có chức , có quyền. Họ cũng chả cần biết những kẻ nắm quyền đã bán biết bao hecta rừng, đào biết bao quặng, khai thác biết bao mỏ dầu của họ đem bán, cướp biết bao nhiêu đất, bán cho ngoại bang biết bao đặc khu, nhượng địa và mang sang Mỹ mua biết bao nhiêu biệt thự, khu nghỉ dưỡng sang trọng để sống một cuộc sống đế vương...

Họ cũng chả biết người dân ở nhiều nước trên thế giới không cần ngửa tay xin từ thiện, bố thí như họ; chính phủ buộc phải ban hành các chính sách để đưa tiền, lương thực về tận nhà bank hay tận tay họ.

Bởi vì cái quan trọng nhất mà họ cần nhưng không có. Đó chính là quyền năng của lá phiếu.

Có cái này trong tay là có tất cả. Không có nó ,họ chỉ là những kẻ nô lệ ,ăn xin. Đời cha ăn xin kiếp này , đời con, đời cháu mai sau cũng vậy.

Chẳng thà họ để cho quy luật "cùng tất biến" xảy ra để đòi lại quyền năng của lá phiếu, có khi kiếp này họ chịu gian truân, đói khát nhưng đời con cháu của họ sẽ khá hơn.

Nhưng đảm bảo rằng cả họ và tầng lớp tinh hoa nhất của dân tộc này sẽ không bao giờ nghĩ xa như thế. Tất cả quá thỏa mãn với những bát cơm thừa, manh áo rách để an phận cho quyền lực tác quái. Và rồi họ nhìn những nỗi bất hạnh của những cụ già bị CSCD bắn chết, những nông dân bị cướp đất, những cái chết trong đồn công an, những tù chính trị bị án 20 năm vì dám cất tiếng nói, những thầy giáo bị đẩy té lầu... như là số phận. Số phận của một dân tộc cúi đầu.