Chùm thơ tranh đấu

Cuộc đấu tranh nào cũng sẽ nở rộ lên khi giới văn nghệ sĩ lao vào cuộc chiến bằng ngòi bút của mình.
Nhớ lại những năm đầy tăm tối, những năm 60 của thế kỷ trước, khi cuộc chiến đấu chống độc tài lâm vào cảnh khó khăn do đàn áp bắt bớ, tù đày, hơi cay, lựu đạn...thì có một bài thơ tả lại cuộc đấu tranh đầy gian khổ, khơi dậy sự hy vọng cho biết bao con người. Bài thơ kết thúc nh
ư sau:
Xin báo cáo với đồng bào đồng chí,
Xin báo cáo với bạn bè trên thế giới,
Rằng: chúng tôi vẫn vững vô cùng!
Xin giới thiệu cùng bạn đọc, chùm thơ tố cáo thực trạng xã hội dưới chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam hiện nay, của các tác giả Nguyễn Duy, Nguyễn Thủy Tiên, Đoàn Thuận.
Dân Quyền
******
 
CƯỚP
 
con ơi mẹ dặn câu này
cướp đêm là giặc cướp ngày là quan – (ca dao xưa)
 
Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi
có con dấu đóng đỏ tươi
có còng có súng dùi cui nhà tù
 
cướp xưa lén lút tù mù
cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa
con trời bay lả bay la
cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng
 
dân oan tuôn lệ ròng ròng
mất nhà mất đất nát lòng miền quê
tiếng than vang động bốn bề
cướp từ thôn xóm tiến về thành đô
 
ai qua thành phố Bác Hồ
mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
bây giờ mẹ phải dặn thêm
quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày.
 
Nguyễn Duy

PHẢN ĐỘNG
 
Sao lại là phản động,
Khi chúng tôi, những người
Không rút ruột ngân sách,
Để phè phỡn ăn chơi?
 
Chúng tôi không cướp đất,
Không đẩy ai ra đường,
Phải ăn mày, làm điếm.
Những cảnh đời đáng thương.
 
Chúng tôi không cấp phép
Cho doanh nghiệp nước ngoài
Làm sông chết, biển chết,
Gây hậu quả lâu dài.
 
Chúng tôi không đứng núp
Đâu đó trong bụi cây,
Chặn xe đòi mãi lộ.
Cả đêm và cả ngày.
 
Chúng tôi không ăn chặn
Tiền cứu trợ cho dân.
Không tăng thuế, tăng phí,
Mà tăng cao, nhiều lần.
 
Chúng tôi không tham nhũng,
Không làm tăng nợ công.
Nay mỗi người phải cõng
Gần ba mươi triệu đồng.
 
Chúng tôi không lén lút
Đưa người nhà của mình
Vào bộ máy nhà nước
“Đúng luật, đúng quy trình”...
 
Chúng tôi, dân lương thiện,
Không làm những điều trên.
Sao lại là phản động
Và chống phá chính quyền?
 
Cái chúng tôi mong muốn
Là đất nước chúng ta
Có tự do, dân chủ
Và xã hội hài hòa.
 
Để làm được điều ấy,
Cần phải có đổi thay,
Đổi thay tận gốc rễ
Bộ máy khủng hiện nay.
 
Chúng tôi là như vậy.
Có phản động hay không?
Phản động thì bắn bỏ.
Phản động là các ông.
 
Nguyễn Thủy Tiên

QUI LUẬT MUÔN ĐỜI

Không hạt mầm, đâu có mùa cây cỏ.
Đất cằn khô, mộng nứt khó thành hoa.
Nước ô nhiễm, chồi non chờ chết yểu.
Sức dân mòn, sự sống dần phai nhoà.

 
Dân mất đất di dời vào sương gió.
Bọn cướp ngày tước đoạt việc áo cơm.
Đất muôn xưa vào tay lũ phản quốc.
Trẻ một mai khao khát giọt sữa thơm.

Nước cạn nguồn, non sông như hoang mạc.
Người vô tâm, thú dữ về lên ngôi.
Từng bầy sói tru khan lời rừng rú.
Đất thành nơi chôn dấu bóng ma hời.

Nền chắp vá, nhà xây kiểu mộng tưởng,
Sẽ đổ thôi trên cát bụi mong manh,
Dù lầu đài vây quanh bằng bạo lực
Dù máu hồng xương trắng đắp lũy thành.

                Đoàn Thuận

QUỐC HỘI hay ĐẢNG HỘI.
.
1.
Quốc Hội hay Đảng Hội ?
Nơi đảng viên dẫn đầu,
lối “đảng cử dân bầu”,
lo sửa đổi bản nháp:
Cương lĩnh thành Hiến pháp,
Đảng quyền thành Pháp quyền.
.
để độc đoán tuyên truyền
để lừa mị hữu hiệu.
.
2.
Dân biểu hay đảng biểu ?
Đảng biểu, đại diện ai,
chỉ đảng viên dễ sai,
tuyệt đối nghe lời đảng
theo độc tài cộng sản,
lập “Sở hữu toàn dân”,
.
để chiếm hữu toàn phần
tài nguyên của đất nước.
.
3.
Pháp quyền sao có được ?
dưới bóng một “chủ nô”,
một thể chế “xin cho”.
.
để “bóc lột hoang dã.”
như Marx từng mô tả.
.
An Khánh,11/2018

Đoàn Thuận.