Chiến tranh công nghệ còn quan trọng hơn chiến tranh thương mại

Đỗ Ngà|

Khi lên nắm chủ tịch Trung Cộng, Tập cận Bình đã đưa ra kim chỉ nam cho phát triển công nghiệp, theo đó Bắc Kinh tập trung vào 10 ngành quan trong mang tính chiến lược gồm: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nhệ robot, hàng không vũ trụ, xe hơi năng lượng sạch, công ghệ đóng tàu, đường sắt công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, máy nông nghiệp, và vật liệu mới.

Ngành công nghệ thông tin có công nghệ phần cứng và công nghệ phần mềm, thì về phần mềm Trung Cộng đang bắt kịp Mỹ. Còn về phần cứng thì với sức mạnh của Thung lũng Silicon, người ta ước tính, phải ít nhất 50 năm nữa phần còn lại của thế giới mới có thể bắt kịp được Mỹ. Vậy nên, về phần cứng thì chúng ta có thể an tâm, tàu không thể so găng với Mỹ được.

Được biết, thương mại hai chiều giữa Mỹ và Trung Cộng trong cả năm 2019 là 559 tỷ USD. Trong đó Mỹ thâm hụt mậu dịch với Tàu là 345 tỷ USD. Đây tuy là con số lớn trong trong trao đổi buôn bán song phương, nhưng nó còn rất nhỏ so với lĩnh vực dịch vụ tài chính toàn cầu. Được biết trao đổi thương mại hằng ngày của thị trường tài chính toàn cầu thông qua hệ thống Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông ITC là 9.000 tỷ USD (chín ngàn tỷ đô). Đây là lĩnh vực mà Trung Cộng đang muốn từng bước tiến vào để cạch tranh sức sức ảnh hưởng với Mỹ.

Hiện nay giao dịch thương mại điện tử đang nằm trong tay Mỹ. Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu –SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications) hiện nay đang điều khiển dòng tiền thanh toán quốc tế khoảng 5.000 tỷ USD (năm ngàn tỷ đô la) mỗi ngày. Và Hệ Thống Thanh Toán Bù Trừ Liên Ngân Hàng thế giới – CHIPS (Clearing House Interbank Payment System) đang điều khiển khoảng 1.100 tỷ USD (một ngàn một trăm tỷ đô la) mỗi ngày. Mà 2 tổ chức này đều nằm trong tay Mỹ. Vậy là Mỹ đang kiểm soát khoảng 2/3 dòng tiền giao dịch thương mại toàn cầu.

Được biết, để cấm vận bất kỳ một quốc gia nào, Hoa Kỳ thông qua SWIFT và CHIPS chặn đứng dòng tiền giao dịch buôn bán giữa quốc gia đó với thế giới, thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc Mỹ đã đánh gãy ngành ngoại thương và cô lập quốc gia đó với thương mại toàn cầu. Kẻ có công cụ chế tài thế giới, thì kẻ đó sẽ mạnh nhất thế giới. Vậy nên, Tàu Cộng không thể không thèm thuồng một sức mạnh như vậy.

Nếu để công nghệ phần mềm của Tàu lớn mạnh, thì thế nào nó cũng tiến công vào lĩnh vực giao dịch tài chính toàn cầu. Đây mới là lĩnh vực mà Mỹ lo ngại, chứ thiệt hại trong trao đổi buôn bán với Tàu bởi chiến tranh thương mại gây ra là không đáng kể. Mà như ta biết, hiện nay tổng thống Donald Trump đang phát động cuộc chiến thứ hai sau cuộc chiến thương mại. Đó là “chiến tranh công nghệ – Tech war nhắm vào Tàu Cộng. Cuộc chiến tranh này quan trọng hơn chiến tranh thương mại nhiều lần.

Cuối tháng 3 năm 2018, tổng thống Donald Trump đã dùng từ rất nặng nề để cáo buộc Trung Quốc. Tổng thống Trump nói rằng: “Tàu Cộng có hành vi xâm lược kinh tế”. Lấy lý do thâm hụt thương mại với Trung Cộng đến hơn 300 tỷ USD để làm cái cớ chặn đứng đà lớn mạnh của Tàu thôi, chứ Mỹ có bao giờ thặng dư thương mại với ai đâu? Thâm hụt thương mại để thế giới cứ tiếp tục sản xuất hàng hóa cho Mỹ dùng và Mỹ in đô la xuất ra cho thế giới làm tài sản, và từ đó tạo nên sức mạnh đồng đô la Mỹ chứ?! Tại sao Mỹ phải dại dột tạo ra thặng dư thương mại để rồi đồng đô la lại chảy ngược lại nước Mỹ làm chi? Đô la chảy ngược lại nước Mỹ thì tất tạo khoảng trống cho đồng EURO lắp vào và lớn mạnh sao? Vậy nên nói “hành vi xâm lược kinh tế” chỉ là cớ tuyên chiến mà thôi, chứ nó chẳng ảnh hường gì đến nền kinh tế Mỹ.

Mỹ đại diện cho trường phái tự do, Tàu đại diện cho trường phái độc tài. Như ta biết Mỹ có chủ trương thả cho nền kinh tế tự thân vận động, chính phủ chỉ làm vai trò là “người theo dõi và canh gác và hỗ trợ khi khủng hoảng” cho nền kinh tế. Chính vì vậy, quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp là độc lập. Doanh nghiệp không sai luật, chính phủ không làm gì được. Chính vì thế thông tin cá nhân của người dùng đang nằm trong tay các đại gia công nghệ là tài sản riêng của doanh nghiệp, chính phủ không có quyền dùng nó để kiểm soát xã hội. Còn nhớ năm 2015, FBI yêu cầu Apple mở khóa Iphone của một khủng bố, và Apple từ chối mà chính phủ Hoa Kỳ không thể làm gì được.

Tàu thì ngược lại với Hoa Kỳ, chính quyền không giữ vai trò “người theo dõi và canh gác” cho nền kinh tế, mà họ điều khiển nền kinh tế thông qua việc bắt các doanh nghiệp phải phục vụ chính quyền vô điều kiện, nếu doanh nghiệp bị từ chối sẽ bị trừng trị. Chính vì vậy, những đại gia công nghệ Tàu sẽ không thể từ chối những đòi hỏi của chính quyền được. Trong nước Tàu, Alibaba, tencent, byteDance là những ông lớn được hưởng nhiều ưu đãi của chính quyền để lớn mạnh, và chắc chắn những ông này luôn sẵn sàng cung cấp dữ liệu người dùng cho chính quyền nếu Bắc Kinh yêu cầu. Chính vì vậy mà khi Tik Tok của ByteDance và Wechat của Tencent tiến công ra thế giới, nó sẽ mang theo mối nguy là thông tin cá nhân của người dùng trên khắp thế giới rơi vào tay chính quyền Bắc Kinh.

Biết mối quan hệ giữa đại gia công nghệ tàu với chính  quyền Bắc Kinh sẽ là cái cớ để tổng thống Trump ra tay trừng phạt, nên Tik Tok cho đặt máy chủ ngay tại Hoa Kỳ và Singapore để thanh minh rằng “Đấy! các vị thấy chưa? Thông tin của các vị tôi không mang về Tàu, nên đừng đánh tôi!”. Nhưng dù chuẩn bị kỹ, Tok Tok và Wechat cũng không thể thoát. Vì đơn giản, “máy chủ trong tay mấy anh thì anh lấy thông tin trong đó dâng cho Bắc Kinh mấy hồi?”!

Thực ra có thể ByteDance bảo mật thông tin người dùng tại chỗ, nhưng rõ ràng Mỹ có đủ lý do để đánh cho sập tiệm mấy đại gia công nghệ Tàu đang lên này. Vì đơn giản, mối nguy của sự lớn mạnh về công nghệ phần mềm Tàu Cộng sẽ đe dọa ví trí số một của hoa kỳ và đe dọa thế giới, nên dù có thiện chí và phân bua cỡ nào thì Tik Tok cũng không thể nào thoát được.

Thực ra, thế giới văn minh cần Mỹ chiến thắng trong cuộc chiến tranh công nghệ này. Bởi lẽ, khi Tàu bá chủ về lĩnh vực công nghệ, thì thông qua các đại gia công nghệ Tàu, CS Bắc Kinh sẽ khai thác thế giới bằng những dự án mờ ám đầy thủ đoạn mà chúng ta không thể nào lường hết được. Đó mới là điều đáng lo ngại./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://www.statista.com/statistics/277679/total-value-of-us-trade-in-goods-with-china-since-2006/#:~:text=In%202019%2C%20the%20total%20value,billion%20U.S.%20dollar%20import%20value

https://www.reddit.com/r/Ripple/comments/7pl404/swift_handles_5_trillion_per_day/

https://www.ispionline.it/it/pubblicazione/us-china-competition-trade-wars-technological-supremacy-21114

https://www.iiss.org/blogs/analysis/2020/01/csfc-any-winners-in-the-us-china-tech-war