Khả năng EU kích hoạt EVFTA cho quyền lao động

Các diễn giả tại Hội thảo Đan Mch ngày 18/9/2020. Photo Facebook Support Group for Human Rights for Vietnam in Denmark.

Đan Tâm - Nhóm Bạn Công Nhân

Hôm 18/09/2020, tổ chức phi chính phủ (NGO) Globalt Fokus bao gồm hơn 80 tổ chức xã hội dân sự của Đan Mạch, Nhóm Hỗ trợ Nhân quyền cho Việt Nam và các hội đoàn của cộng đồng người Việt tại Đan Mạch, đã thực hiện cuộc hội thảo về tình hình nhân quyền Việt Nam, đồng thời vận động chính giới Đan Mạch tạo thêm nhiều áp lực để Hà Nội đảm bảo quyền của người lao động trong việc thực thi hiệp định thương mại tự do EVFTA.

Từ thủ đô Copenhagen, bà Helena Hương Nguyễn, đại diện cho Nhóm Hỗ trợ Nhân quyền cho Việt Nam tại Đan Mạch, thành viên ban tổ chức cuộc Hội Thảo nầy đã trả lời phỏng vấn của đài phát thanh quốc tế VOA như sau: “Ân xá Quốc tế và một số các hội đoàn NGO, xã hội dân sự Đan Mạch trình bày về vấn đề nhân quyền qua nhiều khía cạnh. Dân biểu Quốc hội châu Âu của Đan Mạch là bà Marianne Vind trình bày về Hiệp định Thương mại Tự do EU và Việt Nam (EVFTA), theo đó kể từ ngày 01/01/2021 công nhân Việt Nam sẽ được thành lập nghiệp đoàn độc lập tại những nơi họ làm việc”.

Kết quả cuộc hội thảo đã đánh giá được tình hình nhân quyền Việt Nam rất tệ hại, và đề xuất yêu cầu chính giới Đan Mạch & chính giới Âu châu cần phải quan tâm và theo dõi việc đáp ứng các yêu cầu về lao động trong Hiệp định EVFTA của Việt Nam, cũng như trong thỏa thuận 2 bên giữa Việt Nam và Đan Mạch. Như vậy, cuộc hội thảo quốc tế vận động cho Nhân Quyền và Quyền Lao Động nầy đã giúp ích rất nhiều cho giới lao động tại Việt Nam không cần phải lo lắng việc hổ trợ từ quốc tế cho việc thực thi quyền lao động hợp pháp và hợp lý của mình.
 

Trong tháng 9/2020 vừa qua, Dân biểu Marianne Vind đã nêu ba vấn đề liên quan đến nhân quyền Việt Nam lên Uỷ ban Thương mại của Nghị viện EU gồm:

1. Ủy ban đã giải quyết các vấn đề nhân quyền như thế nào trong quá trình đàm phán hiệp định thương mại tự do với Việt Nam?;

2. Ủy ban có thể giải thích cách thức theo dõi các diễn biến nhân quyền ở Việt Nam để duy trì các cam kết trong hiệp định?;

3. Và trong tương lai, Ủy ban sẽ làm thế nào để đảm bảo rằng tác động của các hiệp định thương mại đối với quyền con người và quyền lao động tại VN được xem xét ở một mức độ lớn hơn trước khi Uỷ ban ký kết các hiệp định thương mại?

Bà Marianne Vind mong muốn rằng từ nay tất cả những hội đoàn, tổ chức dân sự tại Đan Mạch có những báo cáo về nhân quyền, và tình trạng của các nghiệp đoàn lao động độc lập tại Việt Nam để bà tiếp tục theo dõi và chất vấn Quốc hội châu Âu. Bà cho biết trước đó bà có viết thư gửi Quốc hội chất vấn rằng nếu Việt Nam không đáp ứng được các điều kiện nhân quyền thì Quốc hội Âu châu sẽ có biện pháp gì, và sẽ tiếp tục chất vấn về vấn đề này.
 


Hội thảo Nhân quyền Việt Nam tại Đan Mạch 18/9/2020. Photo Facebook Support Group for Human Rights for Vietnam.

Theo thông tin của trang Nhóm Hỗ trợ Nhân quyền cho Việt Nam, ngoài Dân biểu Nghị Viện Âu Châu Marianne Vind, còn có các diễn giả tham gia như bà Sara Brandt, cố vấn chính trị của Globalt Fokus, bà Elise Bangert, cố vấn chính trị và luật pháp của Amnesty International Denmark, và Luật sư Nguyễn Văn Đài, cựu tù nhân chính trị Việt Nam hiện đang tị nạn tại Đức.

Vài ngày sau, 20/9/2020, Luật sư Nguyễn Văn Đài, một trong số các diễn giả đã phát biểu trên kênh YouTube của ông nêu nhận định về cuộc hội thảo nhân quyền tại Đan Mạch: “Tại cuộc hội thảo Dân biểu Marianne Vind cho rằng EVFTA như là một công cụ hữu ích để EU thúc đẩy quyền thành lập nghiệp đoàn [độc lập] cho công nhân Việt Nam cùng các vấn đề nhân quyền khác. Bà nói rằng sẽ cùng các dân biểu EU ra một tuyên bố ủng hộ cho bất kỳ một tổ chức nghiệp đoàn nào của công nhân được thành lập tại Việt Nam bắt đầu từ 01/01/2021 khi luật Lao Động mới có hiệu lực” và “Đây là một sự cổ vũ tinh thần rất lớn khi mà công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty được thành lập tổ chức nghiệp đoàn của mình để bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của người lao động.” Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết thêm rằng vào ngày 17/09/2020 ông và các đại diện của Hội Đồng Truyền Giáo Đan Mạch, Nhóm Hỗ trợ Nhân quyền cho Việt Nam tại Đan Mạch đã có các cuộc gặp gỡ và làm việc với đại diện của Bộ Ngoại giao và Quốc hội Đan Mạch để vận động và thúc đẩy cho nhân quyền lao động Việt Nam.

Hiệp định tự do thương mại EVFTA giữa VN & EU là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhằm cố gắng giải quyết những thách thức của phát triển bền vững liên quan đến các yêu cầu chính đáng về tiêu chuẩn lao động và môi trường. Tiến sỹ Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam, cho biết: “Ngày càng có nhiều quan ngại chính đáng cho rằng các dòng chảy thương mại tự do có thể làm trầm trọng thêm thực trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia và trong bản thân mỗi quốc gia. EVFTA đặt ra những yêu cầu về lao động và môi trường được thiết kế nhằm đảm bảo hiệp định thương mại tự do góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động, chia sẻ những lợi ích kinh tế đạt được từ thương mại tự do một cách công bằng hơn và đảm bảo sự bền vững về môi trường.”

Chương 13 của EVFTA về Thương mại và Phát triển Bền vững yêu cầu Việt Nam và Liên minh Châu Âu “tái khẳng định cam kết của mình, phù hợp với các nghĩa vụ trong khuôn khổ của ILO và Tuyên bố của ILO về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong lao động [...], sẽ tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện hiệu quả các quyên tắc về các quyền cơ bản trong lao động”. Các quyền này bao gồm tự do hiệp hội và công nhận quyền thương lượng tập thể; chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc ép buộc; và chấm dứt phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp. Như vậy, EVFTA đặt ra những yêu cầu về lao động và môi trường được thiết kế nhằm đảm bảo hiệp định thương mại tự do góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động, chia sẻ những lợi ích kinh tế đạt được từ thương mại tự do một cách công bằng hơn và đảm bảo sự bền vững về môi trường.

“Tại cuộc hội thảo Dân biểu Marianne Vind cho rằng EVFTA như là một công cụ hữu ích để EU thúc đẩy quyền thành lập nghiệp đoàn [độc lập] cho công nhân Việt Nam cùng các vấn đề nhân quyền khác. Bà nói rằng sẽ cùng các dân biểu EU ra một tuyên bố ủng hộ cho bất kỳ một tổ chức nghiệp đoàn nào của công nhân được thành lập tại Việt Nam bắt đầu từ 01/01/2021 khi luật Lao Động mới có hiệu lực”

Chương 13 cũng yêu cầu mỗi bên sẽ tiếp tục và duy trì các nỗ lực liên tục hướng tới phê chuẩn cả tám công ước cơ bản của ILO. Việt Nam hiện đã phê chuẩn 7 trong tổng số tám công ước cơ bản này,chỉ còn lại Công ước số 87 về Tự do Hiệp hội và Bảo vệ quyền Tổ chức là công ước cơ bản duy nhất chưa được phê chuẩn và Chính phủ VN dự kiến sẽ phê chuẩn công ước này vào năm 2023.

Giám đốc ILO Việt Nam cũng còn nhận định thêm rằng : “EVFTA cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ mang đến những cơ hội lớn cho Việt Nam, giúp Việt Nam phục hồi nhanh hơn thời kỳ hậu COVID-19.” Gia nhập EVFTA và CPTPP cũng là cơ hội để Việt Nam hiện đại hóa pháp luật lao động và hệ thống quan hệ lao động. Việc Bộ luật Lao động sửa đổi được thông qua vào tháng 11 năm 2019 được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi có ý nghĩa trong quan hệ lao động theo hướng mang lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động, tuy rằng Bộ Luật nầy còn nhiều khiếm khuyết và mơ hồ. Giám đốc ILO Việt Nam cho biết thêm: “Và một hệ thống quan hệ lao động mới được xây dựng trên cơ sở công nhận tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể là động lực chính để Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao với thị trường lao động được hiện đại hóa cùng lực lượng lao động lành nghề và hệ thống bảo trợ xã hội hiệu quả ”.

Các tiêu chuẩn và thỏa thuận đa phương về lao động là nội dung Điều 3, trong Chương 13 “Thương mại và Phát triển bền vững” gồm 17 điều của Hiệp định EVFTA giữa VN và EU. Cam kết về lao động trong Hiệp Định là cam kết đối với các nguyên tắc và các quyền lao động cơ bản được đề cập đến trong Tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1998 bao gồm: Tự do hiệp hội và công nhận hiệu quả của quyền thương lượng tập thể; loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; bãi bỏ hiệu quả lao động trẻ em; và xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Theo các chuyên gia, cam kết về vấn đề lao động trong EVFTA nhằm thúc đẩy, khuyến khích sự tuân thủ các nguyên tắc trên, giúp cải thiện điều kiện làm việc, tái sản xuất sức lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể, người lao động sẽ có cơ hội cải thiện các quyền lợi hợp pháp của mình cả về thu nhập tối thiểu, môi trường làm việc và môi trường sống, cũng như về cơ hội tham gia hiệp hội và công đoàn, kể cả tìm kiếm cơ hội việc làm mới.

Tiếp nối theo cuộc hội thảo, ngày 25/9/2020, 64 nghị sĩ của Nghị viện châu Âu đã ký chung một bức thư gửi EU nêu Quan ngại bản án Đồng Tâm và đề xuất kích hoạt điều khoản nhân quyền để đình chỉ EVFTA Bức thư chung yêu cầu các ủy ban áp dụng các công cụ trong Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) để kích hoạt những thay đổi đáng kể và tích cực về nhân quyền ở Việt Nam.

Bức thư được gửi đến Cao Ủy Thương mại, Đại diện Cấp cao về Chính sách Đối ngoại và An ninh, đồng thời gửi đến Chủ tịch Nghị viện và các cơ quan hữu quan EU, nêu tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, trong đó có vụ án Đồng Tâm.

Trong bức thư, 64 nghị sĩ yêu cầu EU hãy sử dụng các công cụ của EVFTA để làm thay đổi đáng kể và tích cực về nhân quyền ở Việt Nam, và hãy lưu ý Việt Nam “về khả năng EU đình chỉ một phần hoặc toàn bộ Hiệp định EVFTA” trong trường hợp các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục thiếu tiến bộ về nhân quyền và quyền lao động. Ngoài ra, các nghị sĩ kêu gọi Nghị viện EU: “Khẩn trương theo đuổi việc thiết lập một cơ chế giám sát độc lập về nhân quyền và cơ chế khiếu nại độc lập; thành lập Nhóm cố vấn trong nước và cảnh báo các cơ quan chức năng của Việt Nam về bất kỳ sự can thiệp quá mức nào vào thành phần và hoạt động của hội nhóm độc lập; Báo cáo với Nghị viện EU về hoạt động của Việt Nam để đạt được tiến bộ trong một loạt các vấn đề nhân quyền”.

Cuối thư, các Nghị sĩ đề xuất: “Nhắc nhở các đối tác Việt Nam của mình về mối liên hệ ràng buộc pháp lý giữa PCA (Hiệp định Đối tác và Hợp tác) và EVFTA, và khả năng kích hoạt điều khoản nhân quyền để đình chỉ một phần hoặc toàn bộ các giao dịch trong trường hợp các cơ quan chức năng của Việt Nam không đạt được tiến bộ.” Đây chính là một cảnh báo nghiêm khắc đối với việc vi phạm Chương 13 của EVFTA quy định về các lãnh vực nhân quyền lao động như: Tự do thành lập, gia nhập & điều hành sinh hoạt “Nghiệp Đoàn” độc lập và tự do liên kết nghiệp đoàn cơ sở thành các tổ chức cấp vùng & cấp toàn quốc, tự do thương lượng tập thể để bảo vệ quyền lợi cho giới công nhân và cả giới chủ nhân. Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực từ ngày 01/08/2020.

Bà Halena Hương Nguyễn, một nhà hoạt động cho nhân quyền Việt Nam ở Đan Mạch, nêu nhận định với VOA: “Các chính trị gia EU muốn dùng các điều khoản trong Hiệp định EVFTA để ra điều kiện. Vì họ là những người bên trong Nghị viên EU nên họ dễ dàng đặt điều kiện hơn. Vấn đề là nếu nhà cầm quyền Việt Nam không đáp ứng được các đòi hỏi trong Hiệp định thì Nghị viện EU sẽ phải làm gì? Đó là một vấn đề lớn mà các chính trị gia sẽ phải làm việc!”

Theo nghiên cứu của Dự án MUTRAP, Hiệp định EVFTA là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, toàn diện, chất lượng rất cao và bảo đảm cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và 27 nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU). Hiệp định EVFTA được đánh giá sẽ mang lại nhiều lợi ích, trong đó bao gồm lợi ích về lao động, cho người lao động Việt Nam nói chung cũng như lao động có tay nghề nói riêng.

Thứ nhất, Hiệp định EVFTA sẽ đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động. Cam kết về lao động được quy định tại Điều 3 Chương 13“Thương mại và Phát triển bền vững” của Hiệp định EVFTA, đưa ra các tiêu chuẩn và thỏa thuận đa phương về vấn đề lao động liên quan đến thương mại. Theo đó, Việt Nam và EU cam kết thúc đẩy phát triển thương mại song song với việc giúp tạo công ăn việc làm bền vững và phong phú cho tất cả mọi người, đồng thời phê duyệt và thực hiện các nghĩa vụ, quy định của các Công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Các nguyên tắc và quyền lao động cơ bản được đề cập đến trong Tuyên bố của ILO năm 1998 bao gồm: tự do hiệp hội và công nhận hiệu quả của quyền thương lượng tập thể; loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; bãi bỏ lao động trẻ em; và xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Như vậy, các cam kết này sẽ góp phần cải thiện điều kiện làm việc, tái sản xuất sức lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể, người lao động sẽ có cơ hội cải thiện các quyền lợi hợp pháp của mình cả về thu nhập tối thiểu, môi trường làm việc và môi trường sống, cũng như về cơ hội tham gia hiệp hội và nghiệp đoàn, kể cả tìm kiếm cơ hội việc làm mới.

Thứ hai, Hiệp định EVFTA sẽ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Hiệp định này dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam với EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những sản phẩm có thế mạnh như nông sản nhiệt đới, thủy sản, giầy dép, dệt may, đồ da, đồ gỗ, đồ gốm, thuỷ tinh, đồ nhựa và sản phẩm cao su, v.v... EVFTA

Việc tuân thủ để tránh bị điều tra, bị kiện và bị phạt sẽ tạo ra không ít thách thức về chi phí và phát triển văn hóa doanh nghiệp, nhất là khi tham gia vào các chuỗi cung ứng xuất khẩu khu vực và quốc tế như cảnh báo nghiêm khắc của cuộc Hội Thảo 18/09/2020 và tiếp đến là Thư cảnh báo của 64 Nghị Sỹ EU nói trên.

Đan Tâm

https://www.nhombancongnhan.com/post/kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-eu-k%C3%ADch-...