Bẫy nợ TQ và mất khả năng kiểm soát chủ quyền

Năm ngoái, trên Nikkei, ông Brahma Chellaney, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm nghiên cứu chính sách Ấn Độ, có bài phân tích, nhận định về chính sách “bẫy nợ” của Trung Quốc. Theo Brahma Chellaney, chính sách ngoại giao Trung Quốc đang áp dụng với nhiều nước dưới “mác” sáng kiến “Vành đai, Con đường” hàm chứa mưu đồ, tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
 
Trung quốc đã dùng chính sách ‘’bẫy nợ’’ tương đối thành công, đã đẩy nhiều quốc gia đến tình trạng có nguy cơ mất khả năng chi trả, phải dùng chủ quyền để đem ra thương thảo.
 
Cách đây hơn 3 năm, Sri Lanka ký hợp đồng cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota - nơi có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương, và hơn 6.000 ha đất xung quanh cảng biển này trong vòng 198 năm. Ngoại trưởng Sri Lanka nói Trung Quốc có thể gia hạn thuê cảng Hambantota đến 198 năm, gọi đây là "sai lầm" của chính quyền tiền nhiệm.
 
"Chính quyền tiền nhiệm đã phạm sai lầm khi hủy thỏa thuận cảng Hambantota, cho phép Trung Quốc thuê tới 99 năm và gia hạn thêm 99 năm nữa khi giai đoạn đầu tiên kết thúc", Ngoại trưởng Sri Lanka Dinesh Gunawardena cho biết hồi đầu tháng 2 năm 2021.
Còn Pakistan đã trao cho Trung Quốc độc quyền quản lý, miễn thuế điều hành cảng Gwadar trong 40 năm. Bắc Kinh dự kiến sẽ bỏ túi 91% doanh thu từ cảng biển này. Bên cạnh đó, Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng, biến Gwadar trở thành cảng biển đóng vai trò chiến lược, tiền đồn cho hải quân của nước này như Djibouti - quốc gia có cảng biển quan trọng ở châu Phi, đang dính vào ‘bẫy nợ” của Trung Quốc.
 
Tương tự Sri Lanka và Pakistan, Tajikistan có nhiều khoản vay Trung Quốc từ năm 2006. Do đó, nước này phải nhượng 1.158 km2 vùng núi Pamir cho chủ nợ và cấp cho các công ty Trung Quốc quyền khai thác vàng, bạc, quặng, khoáng sản. Gần đây, Tajikistan đã bắt đầu “ngấm đòn”, đề đạt các yêu cầu giảm nợ đến Bắc Kinh.
 
Hoặc là ngay sát VN, Campuchia đang phải khốn khổ vì các ‘’đặc khu’’ của TQ mọc lên. Dara Sakor, khu đầu tư trị giá 3,8 tỷ USD được Trung Quốc hậu thuẫn chiếm 20% đường bờ biển của Campuchia. Thuộc sở hữu của 1 công ty Trung Quốc có hợp đồng thuê đất 99 năm.
 
Lào là nạn nhân mới nhất của chính sách đối ngoại chứa đầy tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Viêng Chăn đang phải vật lộn để trả các khoản vay từ Bắc Kinh, bao gồm cả việc phải “ngậm ngùi” giao cho Trung Quốc quyền kiểm soát phần lớn hệ thống lưới điện quốc gia. Điều này xảy ra khi khoản nợ của công ty điện lực của Lào đã lên tới 26% tổng sản phẩm quốc nội.
 
Và còn hàng loạt quốc gia khác phải ngậm bồ hòn khi TQ ngay từ đầu mời chào cho vay, nhưng khi những quốc gia dính sâu vào nợ nần đã tính đến chuyện gán nợ bằng chủ quyền. Trung Quốc có kinh nghiệm trong việc khai thác lỗ hổng của các quốc gia nhỏ - có vị trí chiến lược, và có nhu cầu vay lớn. Maldives là ví dụ điển hình, tại đây, Bắc Kinh đang từng bước biến các khoản tín dụng lớn thành ảnh hưởng chính trị, trong đó có cả việc mua lại một vài hòn đảo nhỏ ở quần đảo Ấn Độ Dương với giá rẻ.
 
Tựu chung, Trung quốc dùng tiền để bẫy những quốc gia mà lãnh đạo chỉ biết ‘’còn đảng còn mình’’, khi lãnh đạo không vì tương lai của nước và con cháu sau này, họ chỉ biết nhắm mắt mà nhận tiền để cho TQ muốn làm gì thì làm. Bẫy nợ TQ giăng ra theo những con đường như đầu tư vào đặc khu kinh tế, khu công nghiệp đến dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn như đường sắt trên cao hay cao tốc. Bắc Kinh trở thành nhà đầu tư và cho vay lớn nhất. Một khi dự án nào được triển khai, thì chủ quyền quốc gia đó coi như bị xâu xé. Những ví dụ trên là minh chứng.
 
Tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy những điều tương tự như trên mà các quốc gia gặp phải, VN là con nợ của TQ. TQ là nhà đầu tư vào VN cho tới thời điểm này là lớn nhất theo thống kê doanh nghiệp nước ngoài, và theo báo cáo của Bộ quốc phòng năm 2020 gửi Quốc hội rằng TQ đang nắm quyền sử dụng hơn 162.000ha đất biên giới, ven biển thông qua hai hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất.
 
Chưa kể một hình thức khác là TQ trúng thầu các dự án trọng điểm của quốc gia, và TQ là chủ cho vay kèm theo điều kiện phải là nhà thầu. Vì thế, Cát Linh-Hà Đông (CL-HĐ) là một ví dụ điển hình, CL-HĐ bây giờ không chỉ là khúc xương chặn họng của chế độ mà là nỗi nhục của quốc gia, khi mời nhà thầu TQ xây 13km mà hơn 10 năm chưa xong và đội vốn lên 80%. Nhân dân phải còng lưng đóng thuế để trả số nợ uất ức này.

Theo Báo cáo Quy hoạch mạng lưới đường sắt 2021 - 2030 tầm nhìn 2050 mới đây, dự kiến, đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Nha Trang (Khánh Hòa) và Hà Nội - Vinh (Nghệ An) sẽ hoàn thành vào 2030 và con số chi phí lên tới 20 tỷ đô la. Đây là điều hoang tưởng mà quan chức Bộ GTVT vẽ ra về tiền và tiến độ.
 

Nếu dự án này thông qua, chắc chắn TQ sẽ là trúng thầu, nó không khác gì là CLHĐ thứ 2 vì 2 lý do sau:
 
Một là, kinh tế VN không đủ đáp ứng triển khai dự án với dự toán hơn 25%GDP này. Và quan chức VN chỉ biết vẽ dự án, và mong có dự án, không cần biết dự án đó có hoàn thành hay không, chỉ có lại quả và mong nó đội vốn để có lại quả nhiều hơn. Không thể vay Nhật, Đức vì những quốc gia đó sẽ không lại quả.
 
Hai là, TQ là quốc gia sẵn sàng lại quả 30% nếu dự án nào được TQ trúng thầu, TQ sẽ cho VN vay như cái cách cho CLHĐ vay vậy, vì cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, và VN càng nợ TQ số tiền lớn thì TQ lại càng có điều kiện bắt ép VN phải nhượng bộ cả về chủ quyền. TQ và VN có kinh nghiệm trong những phi vụ như thế này.
 
CLHĐ là một ví dụ, CLHĐ đội vốn hơn 80%, hơn 10 năm chưa xong, vậy thì số tiền dự án toàn đường sắt Bắc Nam sẽ là bao nhiêu? Và xây trong bao lâu?
 
Khi dự án này triển khai, VN dính tới nợ mà không có khả năng chi trả, tương lai VN sẽ như thế nào, tôi không dám nghĩ tới!!!!
 
Nếu phải lựa chọn, Việt Nam sẽ cho TQ thuê đất là bao lâu? 99 năm hay 198 năm? Mà một năm thì cũng coi như mất trắng rồi.