32 Dân Biểu Quốc Hội Châu Âu yêu cầu cải thiện nhân quyền tại Việt Nam

Brussels, 17 tháng Chín, 2018 Kính gửi Bà Mogherini, Đại Diện Cấp Cao về Ngoại Giao Liên Âu, Bà Malmström, Ủy Viên Thương Mại Liên Âu, Chúng tôi, các Dân biểu của Quốc Hội Châu Âu đồng ký tên dưới đây, viết thư này kêu gọi quý vị thúc đẩy để có tiến triển tốt về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trước khi có thể phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam (EVFTA). Sau buổi họp mặt ngày 25 tháng Sáu với Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh, Ủy viên Thương Mại Malmström nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định EVFTA cho cả hai nền kinh tế EU và Việt Nam, và có đề cập đến “cam kết tôn trọng nhân quyền và tuân thủ với các quy định của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế” của Việt Nam; chúng tôi cũng cảm kích về sự hiện hữu của mối ràng buộc giữa Thỏa Thuận Hợp Tác và Đối Tác (PA) và EVFTA, mà có thể dẫn đến một số “biện pháp thích ứng” bao gồm việc hoãn hiệp định hoặc một phần của hiệp định, nếu một bên không đáp ứng được nghĩa vụ nhân quyền. Tuy thế, như chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh – gần đây nhất là với nghị quyết khẩn 9 tháng Sáu, 2016 và 14 tháng Mười Hai, 2017, tình hình nhân quyền hiện thời tại Việt Nam đã gây ra mối quan tâm sâu sắc, và tạo ra mối nghi ngờ nghiêm trọng về việc hứa hẹn tôn trọng nhân quyền của Việt Nam: các điều lệ mơ hồ về an ninh quốc gia được dùng rộng rãi để đàn áp đối kháng ôn hòa và bỏ tù nhiều nhà bảo vệ nhân quyền, mà Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền đã nêu; tất cả phương tiện truyền thông trong nước thuộc hoặc do nhà nước kiểm soát, internet bị kiểm duyệt và bày tỏ bất đồng ý kiến trên mạng sẽ bị trừng phạt một cách tùy tiện; kể từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam nắm quyền từ 1954, họ chưa bao giờ cho phép bầu cử tự do và công bằng; hệ thống tư pháp vẫn dưới sự kiểm soát chặt của nhà nước, cũng như các hoạt động của xã hội dân sự và các nhóm tôn giáo; và công đoàn độc lập không được phép hoạt động. Với tình trạng như thế, và với cam kết của EU cổ xúy cho nhân quyền trong chính sách đối ngoại (điều 3 TEU), kể cả chính sách giao thương, chúng tôi cho rằng điều thiết yếu mà EU phải làm là nêu rõ các thước đo nhân quyền mà Việt Nam phải đáp ứng trước khi EVFTA đệ nạp lên Quốc Hội để phê chuẩn. Đặc biệt, Việt Nam nên:     Hủy bỏ các điều 109, 116, 117, 118 và 331 của bộ luật hình sự và bảo đảm là bộ luật phù hợp với Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị; Hủy bỏ điều 74 và 173 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự và để cho tất cả những ai bị bắt giữ vì bất cứ cáo buộc vi phạm nào, kể cả về lý do an ninh quốc gia, được có luật sự bào chữa khi bị bắt.     Trả tự do cho tất cả những người bị cầm tù hay bị quản chế tại gia vì thực thi quyền căn bản của họ, gồm có, Hòa thượng Thích Quảng Độ; blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Hóa và Trần Huỳnh Duy Thức; các nhà hoạt động tôn giáo Ngô Hào và Phan Văn Thu; nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Hoàng Đức Bình; các nhà tranh đấu cho dân chủ Hồ Đức Hòa, Trần Anh Kim và Nguyễn Trung Trực; nhà hoạt động dân oan Nguyễn Văn Túc; nhà hoạt động nhân quyền Lê Thanh Tùng; nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Trương Minh Đức; nhà tranh đấu nhân quyền Mục sư Nguyễn Trung Tôn; nhà tranh đấu nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển; nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Nguyễn Hoàng Quốc Hùng; nhà hoạt động môi trường Trần Thị Xuân và Lê Đình Lượng; nhà tranh đấu nhân quyền Nguyễn Đặng Minh Mẫn; và nhà hoạt động dân chủ và môi trường Nguyễn Viết Dũng.     Điều chỉnh Luật An Ninh Mạng để phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, kể cả Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết vào năm 1982.     Điều chỉnh Luật Tín Ngưỡng và Tôn Giáo để phù hợp với Điều 18 của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, đặc biệt là bãi bỏ yêu cầu phải đăng ký;     Công nhận ngay lập tức các công đoàn độc lập;     Phê chuẩn các quy ước của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, Khoản 87 (Tự Do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Thành Lập Công Đoàn), Khoản 98 (Quyền Thành Lập Công Đoàn và Thương Lượng); và Khoản 105 (Hủy bỏ Cưỡng Bức Lao Động).     Đình chỉ các vụ xử tử và tuyên bố đình hoãn các án tử hình. Trừ phi Việt Nam cho thấy có nỗ lực thực tâm để giải quyết các vấn đề nhân quyền cấp bách này và chứng minh cho thấy cải thiện cụ thể và cam kết tôn trọng nhân quyền trước khi Quốc Hội bỏ phiếu, sẽ rất khó để chúng tôi tán thành hiệp định thương mại. Kính thư,     Ramon Tremosa i Balcells ALDE     Eric Andrieu S&D     Marie Arena S&D     Petras Austrevicius ALDE     Izaskun Bilbao Barandiga ALDE     Klaus Buchner Greens     Wajid Khan S&D     Jude Kirton-Darling S&D     Mark Demesmaeker ECR     Jørn Dohrmann ECR     Pascal Durand Greens     Ana Gomes S&D     Heid Hautala Greens     Yannick Jadot Greens     Merja Kyllönen GUE/NGL     Ilhan Kyuchyuk ALDE     Barbara Lochbihler Greens     David Martin S&D     Marisa Matias GUE/NGL     Marlene Mizzi S&D     Javier Nart ALDE     Maria Noichl S&D     Soraya Post S&D     Molly Scott Cato Greens     Csaba Sogor EPP     Jordi Sole’ Greens     Helga Stevens ECR     Pavel Telička ALDE     Julie Ward S&D     António Marinho e Pinto, ALDE     José Inácio Faria, EPP     Mirja Vehkaperä, ALDE Nguồn: Ramon Tremosa|Eurodiputathttp://tremosa.cat/noticies/32-meps-send-joint-letter-mrs-mogherini-and-...
......

Thổ Nhĩ Kỳ: Tệ nạn độc tài của đa số

Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời Erdogan là một dạng độc tài của đa số, hiện tuợng lãnh đạo do đa số dân chúng bầu lên, rồi quay ra dùng quyền lực chính phủ để bóp mũi thiểu số, không cho ngóc đầu lên được. Hitler ở Đức, Putin ở Nga, Erdogan ở Thổ, Maduro ở Venezuela, Hun Sen ở Cam Bốt… là những trường hợp điển hình. Những nhà lập quốc Hoa Kỳ lo sợ điều này nên trong hiến pháp hầu hết các điều khoản là để bảo vệ thiểu số trong khi đất nước đang do đa số lãnh đạo. Sau khi thắng bầu cử tháng 6/2018, Tổng thống Erdogan của Thổ hôm 12/9/2018 tự bổ nhiệm ông làm chủ tịch quỹ thịnh vượng quốc gia (Turkey Wealth Fund hay tiếng Thổ là Türkiye Varlık Fonu – TVF) và thay đổi toàn diện 7 thành viên trong hội đồng quản trị, với một thành viên mới là con rể của ông và cũng là bộ trưởng bộ tài chánh. Bốn chữ ký trong công văn chính phủ (xem hình), từ người được đề cử, người chấp thuận, người ban hành đều là ông R. Tayyip Erdoğan. Với quỹ này ở Thổ làm người ta nhớ đến quỹ 1MDB ở Mã Lai mà cựu thủ tướng Najib Razak tham nhũng tiền tỷ đôla. Quỹ TVF trị giá $50 tỷ đôla, lập năm 2016 cho mục đích phát triển và làm nguồn tư bản đầu tư cho tài sản chiến lược quốc gia trị giá $200 tỷ đôla. Nó bao gồm hãng Turkish Airlines, các nhà băng lớn, công ty viễn thông Turk Telekom, các công ty dầu khí, bưu điện, thị trường chứng khoán, xổ số, đường ray. Thổ có lãnh thổ khá rộng lớn (783.562 cây số vuông) lớn hơn nước Pháp (643.801 cây số vuông) và có vị thế địa chiến lược rất quan trọng, vừa nằm ngay giữa Hắc Hải và Địa Trung Hải, kiểm soát con đường thông thương giữa hai biển, vừa nối liền Âu-Á-Phi. Thổ có 81 triệu dân, với khoảng 73% là người Thổ theo Hồi giáo và 19% là người Kurd. Tổng sản lượng GDP là $850 tỷ đôla năm 2017, gấp 4 lần Việt Nam cho một dân số gần xấp xỉ VN, nên lợi tức đầu người lên đến gần $27.000 đôla. Thổ lập quốc năm 1923 từ những mãnh vỡ của đế quốc bại trận Ottoman, dưới sự lãnh đạo của Mustafa KEMAL. Sau một thời gian độc đảng, Thổ chuyển sang đa đảng, năm 1950 đảng Dân Chủ đối lập thắng cử và chuyển quyền êm dịu. Đa đảng phát triển mạnh, tuy thỉnh thoảng có xáo trộn như đảo chính quân đội (1960, 1971, 1980) nhưng Thổ vượt qua được nhờ quyền lực được trả về cho dân chúng. Năm 1997 quân đội lại đảo chánh chính quyền Hồi giáo. Ngày 15/7/2016 một nhánh trong quân đội đảo chánh và thất bại, có hơn 240 người bị giết, hơn 2.000 người bị thương do đụng độ giữa quân đảo chánh và dân chúng xuống đường. Sau đó chính quyền Erdogan bắt giam, cách chức, giải nhiệm hơn 100.000 viên chức an ninh, phóng viên, thẩm phán, trí thức, công chức bị cáo buộc có liên quan. Chính quyền tố cáo phong trào tôn giáo và xã hội Hồi giáo liên quốc gia âm mưu tổ chức (hàm ý có Mỹ đứng sau) và cho họ là khủng bố. Ông đặt đất nước trong tình trạng khẩn cấp từ tháng 7/2016 đến tháng 7/2017. Chính quyền cho trưng cầu dân ý ngày 16/4/2017 để đổi chế độ từ đại nghị qua tổng thống chế. Ông Erdogan là thủ tướng trong chế độ cũ, ông đắc cử tổng thống tháng 6/2018. Thổ can thiệp quân sự vào Cyprus năm 1974 để ngăn Hy Lạp chiếm đảo này và hiện nay vẫn còn đỡ đầu Bắc Cyprus, có tên “Turkish Republic of Northern Cyprus”, một quốc gia trên thực tế tuy không có nước nào công nhận. Kurdistan Workers’ Party (PKK) là lực lượng phiến quân ly khai xuất hiện năm 1984, Mỹ coi là khủng bố, PKK đánh với lực lượng an ninh Thổ, có khoảng 40.000 người thiệt mạng. Hai bên điều đình năm 2013 nhưng đến năm 2015 thì đánh tiếp. Thổ gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1945 và vào NATO năm 1952. Đến năm 1963 là thành viên dự bị của Cộng Đồng Châu Âu, đến 2005 Thổ bắt đầu thương thảo vào Liên Âu. Năm 2015, 2016 Thổ bị khủng bố tấn công ở Ankara, Istanbul, và các vùng phía nam có đông người Kurds. Thổ hiện đang có căng thẳng ngoại giao và tiền tệ với Mỹ, khiến tiền tệ bị mất giá đến 40% kể từ đầu năm 2018. Bằng đòn tăng thuế đánh vào các mặt hàng, Mỹ gây sức ép kinh tế nặng nề với Thổ, làm đồng tiền lira rơi tự do và gần như sụp đổ hôm giữa tháng 8/2018. Ông Erdogan lên án Mỹ đâm dao sau lưng đồng minh và tuyên bố không bao giờ đầu hàng cuộc tấn công kinh tế. TT Trump muốn làm vui lòng khối cử tri Tin Lành trước bầu cử Mỹ 6/11/2018 nên cương quyết đòi ông Erdogan thả mục sư Andrew Brunson đang bị ông Erdogan giam giữ liên quan đến đảo chánh 2016. Trong khi đó thì ông Erdogan càng ngày càng thân thiện với Nga và Iran hơn, mua hệ thống hoả tiển tối tân S-400 của Nga, tạo lỗ hổng trong khối NATO. Ông Erdogan cũng đang xây thế chân vạc trong khối Hồi giáo ở Trung Đông cùng với Iran và Saudi Arabia. Nếu Thổ thân Nga và Iran, lại là cường quốc chân vạc ở Trung Đông, rồi Nga và Iran giúp Assad khôi phục toàn diện lãnh thổ Syria như đang diễn ra, sau lưng các nước này lại có Trung Quốc hậu thuẩn, thì cán cân quyền lực ở Trung Đông bị nghiêng theo hướng bất lợi cho Mỹ. Nhưng Trung Đông đâu còn là gót chân Achilles dầu lửa của Mỹ nữa đâu?  
......

Thổ Nhĩ Kỳ: Tệ nạn độc tài của đa số

Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời Erdogan là một dạng độc tài của đa số, hiện tuợng lãnh đạo do đa số dân chúng bầu lên, rồi quay ra dùng quyền lực chính phủ để bóp mũi thiểu số, không cho ngóc đầu lên được. Hitler ở Đức, Putin ở Nga, Erdogan ở Thổ, Maduro ở Venezuela, Hun Sen ở Cam Bốt… là những trường hợp điển hình. Những nhà lập quốc Hoa Kỳ lo sợ điều này nên trong hiến pháp hầu hết các điều khoản là để bảo vệ thiểu số trong khi đất nước đang do đa số lãnh đạo. Sau khi thắng bầu cử tháng 6/2018, Tổng thống Erdogan của Thổ hôm 12/9/2018 tự bổ nhiệm ông làm chủ tịch quỹ thịnh vượng quốc gia (Turkey Wealth Fund hay tiếng Thổ là Türkiye Varlık Fonu – TVF) và thay đổi toàn diện 7 thành viên trong hội đồng quản trị, với một thành viên mới là con rể của ông và cũng là bộ trưởng bộ tài chánh. Bốn chữ ký trong công văn chính phủ (xem hình), từ người được đề cử, người chấp thuận, người ban hành đều là ông R. Tayyip Erdoğan. Với quỹ này ở Thổ làm người ta nhớ đến quỹ 1MDB ở Mã Lai mà cựu thủ tướng Najib Razak tham nhũng tiền tỷ đôla. Quỹ TVF trị giá $50 tỷ đôla, lập năm 2016 cho mục đích phát triển và làm nguồn tư bản đầu tư cho tài sản chiến lược quốc gia trị giá $200 tỷ đôla. Nó bao gồm hãng Turkish Airlines, các nhà băng lớn, công ty viễn thông Turk Telekom, các công ty dầu khí, bưu điện, thị trường chứng khoán, xổ số, đường ray. Thổ có lãnh thổ khá rộng lớn (783.562 cây số vuông) lớn hơn nước Pháp (643.801 cây số vuông) và có vị thế địa chiến lược rất quan trọng, vừa nằm ngay giữa Hắc Hải và Địa Trung Hải, kiểm soát con đường thông thương giữa hai biển, vừa nối liền Âu-Á-Phi. Thổ có 81 triệu dân, với khoảng 73% là người Thổ theo Hồi giáo và 19% là người Kurd. Tổng sản lượng GDP là $850 tỷ đôla năm 2017, gấp 4 lần Việt Nam cho một dân số gần xấp xỉ VN, nên lợi tức đầu người lên đến gần $27.000 đôla. Thổ lập quốc năm 1923 từ những mãnh vỡ của đế quốc bại trận Ottoman, dưới sự lãnh đạo của Mustafa KEMAL. Sau một thời gian độc đảng, Thổ chuyển sang đa đảng, năm 1950 đảng Dân Chủ đối lập thắng cử và chuyển quyền êm dịu. Đa đảng phát triển mạnh, tuy thỉnh thoảng có xáo trộn như đảo chính quân đội (1960, 1971, 1980) nhưng Thổ vượt qua được nhờ quyền lực được trả về cho dân chúng. Năm 1997 quân đội lại đảo chánh chính quyền Hồi giáo. Ngày 15/7/2016 một nhánh trong quân đội đảo chánh và thất bại, có hơn 240 người bị giết, hơn 2.000 người bị thương do đụng độ giữa quân đảo chánh và dân chúng xuống đường. Sau đó chính quyền Erdogan bắt giam, cách chức, giải nhiệm hơn 100.000 viên chức an ninh, phóng viên, thẩm phán, trí thức, công chức bị cáo buộc có liên quan. Chính quyền tố cáo phong trào tôn giáo và xã hội Hồi giáo liên quốc gia âm mưu tổ chức (hàm ý có Mỹ đứng sau) và cho họ là khủng bố. Ông đặt đất nước trong tình trạng khẩn cấp từ tháng 7/2016 đến tháng 7/2017. Chính quyền cho trưng cầu dân ý ngày 16/4/2017 để đổi chế độ từ đại nghị qua tổng thống chế. Ông Erdogan là thủ tướng trong chế độ cũ, ông đắc cử tổng thống tháng 6/2018. Thổ can thiệp quân sự vào Cyprus năm 1974 để ngăn Hy Lạp chiếm đảo này và hiện nay vẫn còn đỡ đầu Bắc Cyprus, có tên “Turkish Republic of Northern Cyprus”, một quốc gia trên thực tế tuy không có nước nào công nhận. Kurdistan Workers’ Party (PKK) là lực lượng phiến quân ly khai xuất hiện năm 1984, Mỹ coi là khủng bố, PKK đánh với lực lượng an ninh Thổ, có khoảng 40.000 người thiệt mạng. Hai bên điều đình năm 2013 nhưng đến năm 2015 thì đánh tiếp. Thổ gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1945 và vào NATO năm 1952. Đến năm 1963 là thành viên dự bị của Cộng Đồng Châu Âu, đến 2005 Thổ bắt đầu thương thảo vào Liên Âu. Năm 2015, 2016 Thổ bị khủng bố tấn công ở Ankara, Istanbul, và các vùng phía nam có đông người Kurds. Thổ hiện đang có căng thẳng ngoại giao và tiền tệ với Mỹ, khiến tiền tệ bị mất giá đến 40% kể từ đầu năm 2018. Bằng đòn tăng thuế đánh vào các mặt hàng, Mỹ gây sức ép kinh tế nặng nề với Thổ, làm đồng tiền lira rơi tự do và gần như sụp đổ hôm giữa tháng 8/2018. Ông Erdogan lên án Mỹ đâm dao sau lưng đồng minh và tuyên bố không bao giờ đầu hàng cuộc tấn công kinh tế. TT Trump muốn làm vui lòng khối cử tri Tin Lành trước bầu cử Mỹ 6/11/2018 nên cương quyết đòi ông Erdogan thả mục sư Andrew Brunson đang bị ông Erdogan giam giữ liên quan đến đảo chánh 2016. Trong khi đó thì ông Erdogan càng ngày càng thân thiện với Nga và Iran hơn, mua hệ thống hoả tiển tối tân S-400 của Nga, tạo lỗ hổng trong khối NATO. Ông Erdogan cũng đang xây thế chân vạc trong khối Hồi giáo ở Trung Đông cùng với Iran và Saudi Arabia. Nếu Thổ thân Nga và Iran, lại là cường quốc chân vạc ở Trung Đông, rồi Nga và Iran giúp Assad khôi phục toàn diện lãnh thổ Syria như đang diễn ra, sau lưng các nước này lại có Trung Quốc hậu thuẩn, thì cán cân quyền lực ở Trung Đông bị nghiêng theo hướng bất lợi cho Mỹ. Nhưng Trung Đông đâu còn là gót chân Achilles dầu lửa của Mỹ nữa đâu?
......

Dân biểu Quốc hội Đức Frank Schwabe muốn vào trại giam thăm Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Trước những thông tin không an toàn của Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tại trại giam số 5 Thanh Hóa trong thời gian qua, Dân biểu Quốc hội Cộng hòa Liên bang Đức ông Frank Schwabe cho biết là ông đang chờ sự chấp thuận của phía Việt Nam để vào thăm bà Quỳnh… Đó là thông tin do bà Nguyễn Tuyết Lan thân mẫu của Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người hiện đang thi hành án tại trại giam số 5 Công an tỉnh Thanh Hóa với cáo buộc tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật hình sự 1999 chia sẻ với Việt Nam Thời Báo (VNTB). Bà Tuyết Lan cho biết vào ngày 22/8/2018, bà có ra Hà Nội gặp gỡ vị Dân biểu của nước Cộng hòa Liên bang Đức ông Frank Schwabe và Phó Đại sứ nước Đức ông Wolfgang Manig. Theo bà Tuyết Lan, tại cuộc gặp gỡ này ông Frank Schwabe là người bảo trợ cho Blogger Như Quỳnh có nói là đã gửi yêu cầu với phía Việt Nam để vào trại giam thăm gặp, hỏi han tình hình của Blogger Như Quỳnh nhưng đến nay phía Việt Nam vẫn chưa có trả lời. “Ông dân biểu Frank Schwabe là người đỡ đầu cho Quỳnh, có nói với tôi là sẽ vào thăm Quỳnh và đề nghị phía chính quyền Việt Nam để ổng vào thăm Quỳnh nhưng lời đề nghị này phía Việt Nam chưa trả lời.” Ông Frank Schwabe còn hỏi bà Tuyết Lan cần ông giúp đỡ gì thêm cho Blogger Như Quỳnh. Bà Tuyết Lan nói: “Ổng có hỏi tôi là ổng sẽ làm gì để giúp đỡ cho Quỳnh thì tôi nói là chỉ mong rằng Quỳnh không bị ngược đãi trong tù, không bị đe dọa, không bị đòi đánh, không bị đòi giết …” Thời gian qua, báo đài tự do và truyền thông mạng lên tiếng khá nhiều về tình hình tuyệt thực nhiều ngày liền vì bị bạc đãi trong trại giam của Blogger Như Quỳnh. Bà Tuyết Lan cho VNTB biết là sau cuộc gặp với nhân viên Đại sứ Hoa Kỳ tại trại giam, Blogger Như Quỳnh đã ăn uống bình thường trở lại. “Ăn uống lại rồi. Sau ngày 2/8/2018, tức là sau khi bên Tùy viên của Đại sứ Hoa Kỳ vào thăm Quỳnh, có khuyên Quỳnh thì Quỳnh ăn uống lại. Ngày 2/8 tôi đi thăm Quỳnh thì thấy Quỳnh ốm và xanh xao, giảm 4kg. Tôi đợi hết tháng này rồi tôi mới đi thăm lại”. Liên quan đến Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh còn có thêm sự kiện, trong tháng 6 & 7 vừa qua bộ phim tài liệu “Mẹ vắng nhà” kể về cuộc sống gia đình của Blogger này sau khi bị cầm tù với bản án 10 năm tù giam, được Câu Lạc Bộ Báo Chí Nước Ngoài tại Bangkok (Thái Lan) trình chiếu đã gây tiếng vang lớn, đánh động dư luận quốc tế về tình hình nhân quyền Việt Nam. Trước tình hình này, vào tháng 7 dự kiến bộ phim này sẽ trình chiếu lần hai nhưng Câu Lạc Bộ Báo Chí Nước Ngoài cho biết đã bị nhà nước Việt Nam áp lực giới chức Thái Lan ngăn cản. Bà Tuyết Lan và dư luận có biết bộ phim tài liệu “Mẹ vắng nhà” sau đó được trình chiếu nhiều nơi trên thế giới thu hút sự quan tâm đông đảo của người Việt trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, cho đến hiện tại chính quyền tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa làm việc gì với gia đình Blogger Như Quỳnh liên quan về bộ phim tài liệu này. Bà Tuyết Lan nói bản thân bà cũng chưa được xem bộ phim này: “Cho tới giờ vẫn chưa thấy họ nói gì. Tôi nghĩ có lẽ lúc đầu họ áp lực bên Thái Lan, họ tưởng có gì ghê gớm nhưng giờ chắc họ cũng đã biết là chẳng có gì. Phim đó giống như phim diễn tả cuộc sống của tôi với mấy đứa cháu hằng ngày chứ không có gì hết. Chắc bây giờ họ cũng chẳng nói gì.” Ngày 30/11/2017, Tòa án cấp cao Đà Nẵng mở phiên xét xử phúc thẩm, tuyên y án sơ thẩm là 10 năm tù giam đối với Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Thông qua tài khoản Facebook như: Mẹ Nấm, Mẹ Nấm Gấu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…vào năm 2014, Blogger Như Quỳnh thu thập thông tin trên các báo chí về 31 trường hợp người chết sau khi làm việc với công an, làm ra tập tài liệu Stop police killing civilians. Năm 2015, Blogger Như Quỳnh cùng với 162 cá nhân, 27 tổ chức cùng đứng tên khởi xướng, kêu gọi mọi người tham gia Chiến dịch tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền 2015. Ngày 10/10/2016, Blogger Như Quỳnh bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa bắt tạm giam và khởi tố với cáo buộc theo Điều 88 Bộ luật hình sự “Tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam”. Ngày 29/06/2017, Tòa án tỉnh Khánh Hòa mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên án 10 năm tù giam dành cho Blogger Mẹ Nấm./.
......

Thượng Nghị Sỹ JOHN McCAIN đã qua đời

Tin từ Reuters 25/8/2018  Thượng Nghị Sỹ JOHN McCAIN đã qua đời ... ở tuổi 81 sau 13 tháng chiến đấu với căn bệnh ung thư não. Một người can đảm và rất yêu nước và cũng là ân nhân trong chương trình H.O giúp đưa hơn 500ngàn sĩ quan và thân nhân vượt qua những nghiệt ngã sau ngày Miền nam thất thủ . Ông đã chiến đấu với căn bệnh ung thư não ác tính từ tháng 7/2017 và đã không còn xuất hiện ở Quốc hội Mỹ kể từ đầu năm nay. Theo thông báo từ văn phòng của ông, TNS McCain qua đời lúc 16h28 phút giờ địa phương. Dù phải chữa trị căn bệnh hiểm nghèo trong hơn một năm qua, ông vẫn xuất hiện để bỏ phiếu bác nỗ lực định xóa bỏ đạo luật y tế Obamacare của chính phe Cộng hòa năm ngoái. Sinh ra trong một gia đình danh giá với cả cha và ông nội đều là Đô Đốc Hải Quân 4 sao, McCain đã mang tên tuổi nổi tiếng của mình tới cả chiến trận cũng như là các cuộc đấu chính trị trong suốt hơn nửa thế kỷ. John McCain từng tham chiến và bị bắt làm tù binh trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng sau chiến tranh, ông cùng với các cựu binh như các cựu thượng nghị sĩ John Kerry, Jim Webb, Chuck Hagel cầm ngọn cờ đầu trong thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Ông là tiếng nói quan trọng ở Thượng viện trong nhiều quyết định mang tính bước ngoặt cho quan hệ song phương. Mẹ ông, Roberta McCain, là người truyền cảm hứng cho ông theo đuổi con đường chính trị. Sau khi giải nghệ khỏi Hải quân, ông thắng cử hai nhiệm kỳ Hạ viện, từ 1983-1987, và sáu nhiệm kỳ ở Thượng viện Mỹ. Ông là nghị sĩ của phe Cộng hòa nhưng trong cả sự nghiệp chính trị của mình đã rất nhiều lần thể hiện những quan điểm trung lập, sẵn sàng đưa ra những quyết định khác với quan điểm của lãnh đạo đảng Cộng hòa khi ông thấy cần. ***** Văn hóa chính trị kiểu MỹTổng Thống Donald Trump, Đệ nhất phu nhân Melania Trump và Phó Tổng Thống Mike Pence cùng bày tỏ tình cảm trước sự ra đi của Thượng nghị sỹ John McCain. Văn hóa chính trị kiểu Mỹ là vậy! Khi cần phải tranh luận một vấn đề hay phải bảo vệ quan điểm chính trị thì họ cãi nhau rất căng thẳng nhưng trong một khoảnh khắc nào đó thì họ lại dành cho nhau những lời thật là kính trọng. Cách ứng xử theo văn hóa kiểu Mỹ thì các nhà hoạt động chính trị Việt Nam cũng nên học hỏi. FB Đạt Tiến Nguyễn  
......

Đừng có "giỡn nhột" với Đức

Ngay cả khi TX Thanh là một kẻ tội phạm cướp của giết người, gây nợ máu tùm lum và sống trốn chui trốn nhũi ở Đức... thì hành vi mật vụ VN sang Đức "bắt cóc" ông này vẫn là một hành vi xâm phạm chủ quyền và vi phạm pháp luật nước Đức. Đơn giản vì công an mật vụ VN, cho dầu thẩm quyền có ngang với ông trời, thì thẩm quyền này cũng bị giới hạn, trong vòng lãnh thổ nước VN mà thôi. Nhiều người bênh vực hành vi tự tiện của mật vụ VN, so sánh với các vụ bắt cóc này kia ngày trước. Mới đây thấy có ông Viện trưởng viện Hồ chí minh ở Nga cũng lên tiếng bênh vực VN với lập luận tương tự. Thì ra những người này vẫn còn đang sống trong tâm trạng "địch - ta" ở các nước "thù nghịch" hay thời chiến tranh lạnh. "Chiến tranh lạnh" chấm dứt nhưng tâm lý "địch-ta" vẫn còn bàng bạc trong tâm hồn những người được đào tạo ở các nước cộng sản cũ. Ngay cả ở những "học giả" tài hoa. VN bây giờ đã "hội nhập", với chủ trương "làm bạn với tất cả", không "theo nước này chống nước kia". Nhờ vậy chế độ độc tài công an (và đảng) trị mới trụ được đến ngày hôm nay. Những nước dân chủ tự do không còn "xốn mắt" trước thái độ hách dịch "tự kiêu cộng sản" nữa. Ngay cả các nước ASEAN, mặc dầu trước đó không bao lâu VN đã hăm he Singapour và Thái Lan mẻ răng. "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn". VN, từ khi "đổi mới, hội nhập", đi đâu cũng cũng nói đến "tiền", mà cách nói khác là "phát triển kinh tế", Đúp lờ vê Tê Ô (WTO), thị trường chứng khoán, hiệp định hợp tác này kia khác nọ.... vì vậy được ASEAN cho gia nhập vào khối. Sau đó được (Mỹ bật đèn xanh) cho vô WTO... VN cố gắng "lột xác", cởi bỏ nón cối dép râu với cây súng AK và khẩu B40, khoát lên bộ vét tông, ôm cặp táp "làm kinh tế" với người ta. Bọn "đỉ điếm cặn bả xã hội"... trước kia vượt biên sang Mỹ, Pháp... vì có tiền nên được "nâng tầm" lên làm "khúc ruột ngàn dặm". Người ta cố gắng quên đi cái cảnh đi đâu cũng "cắp nón ăn xin". Thuở ban đầu, nước nào cũng vậy. Có ai đẻ ra đã là "triệu phú" đâu ? Phải lao động "thúi móng tay" mới có tiền rủng rỉnh. Vì vậy không ai chê bai VN nghèo hết cả. Nhưng hành vi xâm nhập vào quốc gia khác, bắt cóc người đang cư trú hợp pháp tại đây, là hành vi của một "quốc gia côn đồ". Hôm trước, Fidel Castro chết, VN tuyên bố "quốc tang". Chỉ có đôi ba quốc gia, trong đó có VN và Bắc Hàn, làm lễ truy điệu cho tên đồ tể Castro. Thêm vụ cầm súng vào nhà người ta bắt cóc, VN đứng ngang hàng với Bắc Hàn, trở thành hai nước "côn đồ" trên thế giới. Nhưng Bắc Hàn dầu sao nó cũng có khả năng "đồng ư qui tận", ngay cả đối với Mỹ hay TQ. Tức là nó có "đồ chơi". Chửi nó thì chửi nhưng không ai dám đụng tới nó. Nhưng VN thì "trên răng dưới dế". Cởi cái áo vét ra thì trở lại thuở ăn mày. Đụng với Đức e rằng còn khó khăn hơn đụng với Mỹ. Mỹ (có thể) cần VN vì Mỹ có thể dùng VN để "đối trọng" với sự "trỗi dậy" của TQ. Đôi khi VN "làm quá", Mỹ cũng xí xóa bỏ qua. Nhưng nước Đức không cần gì ở VN, ngay cả kinh tế. Tôi e ngại rằng, với cái đà "lò nóng củi ướt đốt cũng cháy". Các "học giả" VN hò dô ta đút củi sống vô lò. Điều này sẽ làm hài lòng ông Trọng (và mỗi người sẽ được ông Trọng cho cục kẹo). Nhưng nay mai Đức sẽ "trả đũa". Thứ chống mắt xem ai chết thì biết. "Lao động" VN đang sống lậu nhung nhúc ở Đức. "Sự cố ngoại giao" này trở thành một cái "cớ" rất đẹp để Đức tống cổ đám người ở lậu này về lại VN. Đừng có "giỡn nhột" với bọn Đức. Dân tộc có khả năng đội đá vá trời trên thế gian này là dân Đức. Họ nói là họ làm./.
......

Đức quyết chặn thương vụ thâu tóm từ công ty Trung Quốc

Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel lần đầu tiên ngăn chặn một công ty Trung Quốc thâu tóm một công ty Đức, báo hiệu lập trường cứng rắn đối với các khoản đầu tư từ Trung Quốc. Bloomberg trích thông báo của Bộ kinh tế Đức cho biết nội các của bà Merkel hôm 1/8 đã dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn thương vụ tập đoàn Trung Quốc Yantai Taihai mua lại công ty sản xuất máy móc công cụ Leifeld Metal Spinning của Đức, vì lo ngại thương vụ sẽ làm tăng rủi ro về an ninh quốc gia. Hãng Leifeld – có trụ sở tại thành phố Ahlen (Đức) – là một trong những nhà sản xuất kim loại chịu lực hàng đầu cho ngành công nghiệp ô tô, vũ trụ và hạt nhân. Biện pháp phòng ngừa đã được Chính phủ Đức áp dụng dù tập đoàn Trung Quốc vào phút cuối cho biết sẽ rút lại đề nghị chào mua. Chuyên gia Mikko Huotari của Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator tại Berlin đánh giá: “Leifeld thực sự là một nhà sản xuất máy móc hàng đầu. Đức nhận thức rõ ràng mối đe dọa” đặt ra bởi mục tiêu trở thành nhà sản xuất công nghệ đứng đầu thế giới thông qua chương trình “Made in China 2025” của chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc. Tăng cường giám sát chặt Cùng với Mỹ và Canada, Đức cũng đang có những động thái cứng rắn hơn với Trung Quốc và trở thành nhân tố đi đầu lan tỏa khắp châu Âu về ý thức cảnh giác trước các khoản đầu tư bên ngoài, đặc biệt sau khi các công ty Đức trở thành mục tiêu mua lại của chính quyền Bắc Kinh trong những năm gần đây. Các nhà hoạch định chính sách của Đức bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc đang tìm cách tiếp cận với công nghệ nhạy cảm hoặc muốn tăng cường ảnh hưởng toàn cầu thông qua việc mua lại các cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm cảng biển và mạng lưới điện. Kể từ khi Đức đẩy mạnh biện pháp ngăn chặn các vụ thâu tóm không mong muốn từ tháng 7/2017, có hơn 80 thương vụ đã bị điều tra, trong đó có hơn 1/3 là liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới nhà đầu tư Trung Quốc, một phát ngôn viên Bộ Kinh tế Đức cho biết. Chính phủ Đức chưa từng dùng luật để chặn một thương vụ đầu tư nào từ khi đạo luật kiểm soát đầu tư nước ngoài được công bố hồi năm 2004. Để thiện hiện quan điểm cứng rắn, chính phủ của bà Merkel hồi tuần trước đã giành quyền mua cổ phần tại một trong những nhà khai thác lưới điện lớn nhất nước Đức khỏi ý định thâu tóm của công ty Trung Quốc. Bộ Kinh tế nước này cũng đang xem xét các quy định thắt chặt hơn nữa về đầu tư nước ngoài từ bên trong lẫn bên ngoài EU. Các thương vụ thâu tóm bị ngăn chặn Vào tháng 5/2018, Canada đã ngăn chặn đề xuất tiếp quản công ty xây dựng Aecon từ Công ty xây dựng quốc doanh Trung Quốc (CCCC), trong khi Hạ viện Hoa Kỳ vào tháng 7 đã biểu quyết thông qua đạo luật cho phép mở rộng các đánh giá đầu tư nước ngoài vào các ngành nhạy cảm. Trong khi đó, Bộ Kinh tế Đức đang xem xét việc hạ ngưỡng để kiểm tra hoạt động thâu tóm cổ phần từ nước ngoài xuống dưới 25%. Dịch vụ tình báo thị trường nước này cũng cho biết hoạt động thâu tóm các công ty công nghệ cao ở Đức của chính quyền Bắc Kinh là một mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia. Cuối năm 2017, Chính phủ Đức đã thắt chặt điều khoản đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài, sau khi công chúng phản ứng mạnh về các vụ thâu tóm lớn bởi các tập đoàn Trung Quốc. Chẳng hạn như vụ Midea Group mua lại nhà sản xuất robot Kuka vào năm 2016, hay vụ mua lại nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Aixtron rốt cuộc bị thất bại do sự phản đối của Mỹ. Thứ Sáu tuần trước (27/7), Ngân hàng tái thiết Đức KfW cũng công bố kế hoạch mua lại 20% cổ phần trong công ty vận hành mạng lưới điện thủ đô Berlin 50Hetz từ tay Công ty Elia System Operator của Bỉ, trước đó do công ty State Grid của Trung Quốc đề nghị mua lại. Ngăn chặn thỏa thuận “có lẽ là động thái đúng đắn”, Marcel Fratzscher, người đứng đầu Viện kinh tế DIW (Berlin) nói. “Bạn phải tự hỏi tại sao các công ty Trung Quốc vốn không có chỗ đứng ở châu Âu lại sẵn sàng chi trả nhiều hơn các công ty đối thủ để mua lại những công ty này?” Theo Bloomberg,
......

Hans-Georg Maassen – Lãnh đạo cơ quan bảo hiến Đức: Trung Quốc thu mua công nghệ đe dọa đến an ninh quốc gia

Trong lúc nước Anh đang có kế hoạch thắt chặt quy định các doanh nghiệp nước ngoài mua bán sáp nhập để để phòng các công ty trong lĩnh vực nhạy cảm rơi vào tay công ty nước ngoài. Mới đây, quan chức cấp cao của cơ quan bảo vệ hiến pháp của Đức cho biết, việc Trung Quốc mua lại các công ty công nghệ cao của Đức đã tạo thành mối de dọa đối với an ninh quốc gia Đức. Bloomberg News đưa tin, trong một bản báo cáo thường niên về rủi ro an ninh, Hans-Georg Maassen – người phụ trách tối cao của cơ quan bảo vệ hiến pháp Đức đã nhấn mạnh về vấn đề các doanh nghiệp Trung Quốc mua lại các công ty công nghệ cao của Đức. Nội dung báo cáo cũng nhắc đến các cuộc tấn công mạng đến từ Trung Quốc và Nga, ngoài ra còn nhắc đến mối đe dọa từ Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.  Bản báo cáo này đã miêu tả chi tiết về bức tranh mà chính phủ Trung Quốc thông qua các doanh nghiệp quốc doanh để mở rộng sức ảnh hưởng ra nước ngoài. Các doanh nghiệp quốc doanh này của Trung Quốc mua lại công nghệ của Đức, tạo thành mối đe dọa đối với kinh tế và an ninh của nước Đức. Hans-Georg Maassen nói, những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã giảm thiểu các cuộc tấn công mạng truyền thống nhắm vào các công ty Đức và nhường chỗ cho hành động thu mua. Ngày 24/7, ông Hans-Georg Maassen chia sẻ với phóng viên: “Nếu chúng ta cho rằng đứng sau người mua là chính phủ nước ngoài, và dã tâm vượt quá phạm vi mua bán thông thường, vậy thì đương nhiên chúng ta phải chú ý đến điểm này.” Trong bản báo cáo này còn nói thêm, cơ quan tình báo của Trung Quốc đã chuyển hướng sang các hoạt động gián điệp chính trị, nhất là việc thu thập thông tin của các cơ quan thuộc Liên minh châu Âu (EU) và thông tin về Hội nghị G20, nhằm đánh giá xem cách nhìn nhận của những cơ quan này đối với Trung Quốc như thế nào. Nước Đức trở thành một trong những mục tiêu doanh nghiệp Trung Quốc thu mua công nghệ Sau khi Đức trở thành mục tiêu mà Trung Quốc nhắm tới để mua lại công nghệ trong mấy năm gần đây, chính phủ của bà Merkel trở thành nước đầu tiên trong các nước thuộc EU tiến hành sàng lọc đối với các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành đầu tư vào Đức. Khi còn là Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức, ông Sigmar Gabriel đã biểu thị thái độ phản đối việc công ty Trung Quốc mua lại công ty Đức. Tháng 12/2016, chính phủ Mỹ đã ngăn chặn một Quỹ đầu tư của Trung Quốc thu mua một công ty sản xuất thiết bị bán dẫn của Đức là Công ty Aixtron SE,  công ty này có một nhà máy và một số văn phòng tại Mỹ. Trước đó, Ủy ban đầu tư nước ngoài Mỹ (CFIUS) đã khởi động một cuộc điều tra và phủ quyết giao dịch mua lại công ty Aixtron. Bên cạnh đó, Công tỵ Lưới điện quốc gia Trung Quốc (SGCC) vẫn luôn có ý đồ mua 20% cổ phần của 50Hertz Transmission GmbH (một công ty hàng đầu về điện lưới ở Đức). Hồi tháng 3 năm nay, 50Hertz Transmission GmbH tuyên bố, hoan nghênh Công ty Elia (Bỉ) mua lại 20% cổ phẩn của 50Hertz Transmission GmbH. Điều này có nghĩa là kế hoạch sáp nhập cổ phần của SGCC đã thất bại. Tuy nhiên trong ngành ô tô, năm nay, nhà tỷ phú Trung Quốc Lý Phúc Thư đã bất ngờ trở thành cổ đông duy nhất và lớn nhất của công ty Daimler AG – công ty mẹ của Mercedes-Benz, điều này khiến cho chính phủ của bà Markel lo lắng. Chính phủ Đức thắt chặt quy định doanh nghiệp nước ngoài mua lại công ty Đức Báo cáo liên quan đến rủi ro an ninh do Hans-Georg Maassen và Bộ trưởng Nội chính Horst Seehofer cùng phát biểu, họ coi hoạt động mua lại doanh nghiệp Đức của Trung Quốc thuộc về nỗ lực nhằm thu nhỏ khoảng cách về cạnh tranh với các doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài, bởi vì nhu cầu trong nước Trung Quốc đã giảm thiểu. Đương nhiệm Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier hôm 26/4 có phát biểu với báo giới cho biết, do ngày càng lo lắng Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh khác có được trong tay công nghệ cốt lõi, nên chính phủ Đức có thể sẽ hạ thấp ngưỡng can dự vào việc nước ngoài mua lại doanh nghiệp Đức. Năm ngoái, Đức đã đẩy mạnh kiểm soát đầu tư đối với nước ngoài, mở rộng ngưỡng 25% cổ phần mà chính phủ có thể can thiệp sang các lĩnh vực thương mại khác. Peter Altmaier cho biết, chính phủ đang thắt chặt các quy định này lại. Hồi tháng 1/2018, Thứ trưởng Bộ Kinh tế Đức Matthias Machnig trả lời phỏng vấn của Bloomberg có nói: “Trung Quốc tăng cường đầu tư vào lĩnh vực có tính chiến lược. Vấn đề chúng tôi đưa ra là, phải chăng chỉ đơn thuần là muốn công nghệ của Đức chuyển dịch sang Trung Quốc, đương nhiên nếu có nghi ngờ về an toàn, vậy thì cần chiểu theo hồ sơ để tiến hành nghiên cứu và đánh giá.” Tại hội nghị của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) hồi tháng 7 mới đây, Phó đại diện thương mại Mỹ tại WTO là Dennis Shea cho biết: “Xét thấy Trung Quốc có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến thương mại quốc tế và sức ảnh hưởng này không ngừng lớn mạnh, và kinh tế Trung Quốc lấy quốc gia làm chủ đạo, chủ nghĩa trọng thương và phương thức đầu tư tạo thành tổn hại nghiêm trọng đến đối tác thương mại, do đó cần nhanh chóng  kết thúc hành vi này của Trung Quốc”. Đại sứ EU trú tại WTO Marc Vanheukelen cho biết, cần nhấn mạnh vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, “bởi vì cùng với việc Bắc Kinh ngày càng chú trọng đến sáng tạo mới và sản xuất công nghệ cao, những vấn đề này chắc chắn có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.” Nguồn: trithucvn.net
......

Về thế và lực quân sự hiện nay của Trung Quốc

Tóm tắt: Năm 2015, Trung Quốc thực hiện điều chỉnh chiến lược quốc phòng, nhằm xây dựng quân đội trở nên hùng mạnh bậc nhất thế giới vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (01/10/2049). Cùng năm 2015, Trung Quốc công bố Sách trắng Quốc phòng nêu rõ tăng cường hiện đại hóa quân đội, quốc phòng, đối phó với thách thức an ninh của Trung Quốc đang tăng lên. Năm năm qua, một trong những thay đổi lớn nhất ở Trung Quốc là thay đổi tiềm lực, lực lượng, cơ cấu tổ chức quân đội. Đến nay, bức tranh toàn cảnh về thế và lực quân sự của Trung Quốc đã có những thay đổi đáng chú ý. Tuy lực và thế quân sự của Trung Quốc được cải thiện, nhưng thiếu kinh nghiệm tác chiến thực tế, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn lớn khi tiến hành chiến tranh với cường quốc khác. Trong khi đó, Trung Quốc có ưu thế hơn hẳn các nước khu vực.   Trung Quốc tăng cường mạnh mẽ tiềm lực quân sự   Nhờ kinh tế liên tục tăng trưởng từ khi cải cách, mở cửa bốn thập kỷ qua, ngân sách quốc phòng cũng tăng lên. Từ năm 1996, Trung Quốc tăng chi phí quân sự trung bình 11%/năm. Mấy năm gần đây, ngân sách quân sự của Trung Quốc tăng 7,6%.   Tổ chức quân đội Trung Quốc chuyển sang cơ bản giống mô hình quân đội Mỹ. Hệ thống chỉ huy gồm Quân ủy Trung ương, đứng đầu là Chủ tịch Quân ủy (cũng chính là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đảm nhiệm) có quyền chỉ huy tối cao và tuyệt đối, thông qua Bộ Tổng tham mưu liên hợp (như mô hình Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ) và các Bộ Tư lệnh liên hợp chiến khu, các Tổng bộ.1 Lãnh đạo Trung Quốc nắm toàn quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang. Quân đội Trung Quốc đặt công tác xây dựng chính trị, tư tưởng lên hàng đầu, chú trọng sáng tạo phát triển lý luận quân sự mới, loại bỏ quan niệm “một khẩu súng, một đôi chân, ba bát cơm, bốn quả lựu đạn”. Trung Quốc đứng thứ sáu châu Á về quân số tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Trung Quốc thành lập ba Bộ tư lệnh mới.2 Lục quân chuyển từ “phòng ngự khu vực” sang cơ động liên khu vực và toàn cầu, nâng cao khả năng tác chiến liên chiến trường. Hải quân giữ nguyên ba (03) hạm đội và một (01) Sư đoàn thủy quân lục chiến, nhưng tăng lên ba (03) chi đội hộ vệ khu trục cho mỗi hạm đội. Hải quân chuyển trọng tâm từ “phòng thủ ngoài khơi” sang kết hợp với “bảo vệ vùng biển mở”; tăng cường khả năng cơ động và tác chiến liên hợp trên biển. Không quân Trung Quốc chuyển trọng tâm từ phòng thủ lãnh thổ sang tiến công và phòng thủ. Quân chủng hỗ trợ chiến lượcđược thành lập, trên cơ sở sáp nhập Lực lượng pháo binh II (tên lửa chiến lược), bộ đội tác chiến điện tử (mạng) và bộ đội phát triển vũ khí chiến tranh không gian,3 tăng cường khả năng đánh đòn trả đũa hạt nhân, tiến công tầm trung và tầm xa. Trung Quốc cắt giảm quân số,4 tiến tới đưa tỉ lệ lục quân so với hải quân, không quân tiếp cận tỉ lệ 4/6 như các nước Mỹ, Anh, Pháp. Nét nổi bật là Trung Quốc cắt giảm quân số lục quân, nhưng tăng quân số hải quân, không quân và tên lửa chiến lược,5 tức tăng quân số ở các đơn vị được trang bị vũ khí công nghệ cao. Trung Quốc chú trọng đầu tư trang bị, hiện đại hóa, bổ sung trang bị mới, tăng cường đáng kể sức mạnh của quân đội. Ngoài lực lượng đã có,6 năm 2017, hải quân Trung Quốc có thêm 1 tàu sân bay, dẫn đầu công nghệ đẩy cho tàu ngầm. Tháng 3/2017, Trung Quốc bắt đầu đóng tàu đổ bộ tấn công loại lớn. Tháng 6/2017, Trung Quốc hạ thuỷ tàu chiến tân tiến nhất châu Á, tạo bước chuyển lớn trong quá trình hiện đại hóa trang bị hải quân. Tại Thái Bình Dương, Trung Quốc hoàn tất bồi đắp đảo quy mô lớn trên 7 thực thể;7 nối liền các đảo nhân tạo, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng 3 đường băng dài 3.300 m, cho phép các máy bay chiến đấu hiện đại hạ cánh, biến chúng thành những “căn cứ dân sự – quân sự” nhằm tăng cường sự hiện diện lâu dài trên Biển Đông. Trung Quốc đạt được thỏa thuận xây dựng cảng nước sâu ởCô Công (Cam-pu-chia), thời hạn sử dụng là 99 năm, cách Biển Đông vài trăm cây số, có thể trú đậu tàu thuyền có lượng giãn nước đến hàng vạn tấn; tuần dương hạm và tàu sân bay Trung Quốc có thể ghé cảng, từ đây nhanh chóng vươn ra Biển Đông hoặc vươn tới Ấn Độ Dương.   Ngoài Quân chủng Hải quân, Trung Quốc chú trọng xây dựng lực lượng Dân quân biển từ ngư dân, sử dụng tàu đánh cá để tập trận trong vùng tranh chấp. Ngư dân được huấn luyện quân sự, trợ cấp về nhiên liệu và đá trong các chuyến đánh bắt cá, có nhiệm vụ thu thập thông tin về các tàu nước ngoài đi qua Biển Đông, tham gia tìm kiếm cứu hộ, vận chuyển nguyên vật liệu để xây dựng, cải tạo đảo đá hay ngăn chặn tàu nước ngoài trong trường hợp hải quân không tiện can thiệp. Đây là chiến lược “đánh cá, bảo vệ, chiếm giữ và quản lý” – một phần trong chiến lược tổng thể nhằm làm chủ vùng Tây Thái Bình Dương.   Tại Ấn Độ Dương, Trung Quốc mở rộng sự hiện diện quân sự trên đại dương này. Lần đầu tiên, Trung Quốc có căn cứ quân sự ở nước ngoài, trong chủ trương thiết lập chuỗi các căn cứ quân sự ven biển dọc các tuyến đường vận tải từ Trung Quốc sang châu Phi, Trung Đông. Căn cứ quân sự đầu tiên đặt tại Di-bu-ti, nối Biển Đỏ và Vịnh A-đen, gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Phivà Ấn Độ Dương, đồng thời còn nhằm ngăn Mỹ hỗ trợ lực lượng cướp biển vùng Sừng châu Phi hoạt động trên tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng của Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng tại Pa-ki-xtan, Nê-pan, Xri Lan-ca, Mi-an-ma và Man-đi-vơ, thực chất là nhằm mở rộng hoạt động ở Ấn Độ Dương và khống chế Ấn Độ.   Về không quân: tháng 12/2016, Trung Quốc đưa vào biên chế máy bay chiến đấu tàng hình FC-3 thế hệ thứ 5, chấm dứt độc quyền của phương Tây sản xuất loại máy bay này. Tháng 3/2017 Trung Quốc đưa vào sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình loại mới nhất J-20, tương đương máy bay tàng hình F-35 của Mỹ.8 Lực lượng tên lửa: Trung Quốc liên tục hiện đại hóa tên lửa, tăng cường khả năng răn đe chiến lược. Năm 2017, Trung Quốc đưa vào sử dụng tên lửa mới DF-31AG,9 cải tiến tên lửa phòng không tầm trung DF-16G với độ chính xác hơn. Năm 1996, Trung Quốc mới bắt đầu nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo thông thường, nhưng tiến bộ nhanh, đến năm 2015, Trung Quốc đã triển khai hơn 1.200 tên lửa đạn đạo (tầm bắn của tên lửa DF-21C bao phủ toàn bộ Đông Nam Á) với độ lệch mục tiêu chỉ vài mét. Tháng 2/2017, Trung Quốc đưa vào biên chế tên lửa đạn đạo có độ chính xác cao, có thể đặt trên các bệ phóng di động và tấn công tất cả tàu chiến, tàu ngầm, căn cứ không quân cách biên giới Trung Quốc 2.000 km,10 đe doạ các căn cứ quân sự của Mỹ đóng ở Nhật Bản, đe dọa Nhật Bản, Đài Loan, Phi-líp-pin.11 Như vậy, khả năng giành quyền kiểm soát trên không, trên biển và mục tiêu tấn công tầm xa của Trung Quốc nâng lên rõ rệt, có thể phòng ngự biển gần hiệu quả. Một số hạn chế về Lực của Trung Quốc về quân sự Tuy Trung Quốc liên tục tăng ngân sách quân sự, nhưng đến nay mới đạt khoảng 147,7 tỷ USD, trong khi đó ngân sách quân sự năm 2017 của Mỹ đã lên tới 626 tỷ USD, tức là ngân sách quốc phòng Trung Quốc mới bằng một phần tư chi phí quân sự của Mỹ. Ngân sách này lại phải chi phí cho giảm quân, tăng cường trang bị hiện đại quân đội, nên chi phí cho huấn luyện sẽ bị hạn chế. Trung Quốc chậm thu hẹp khoảng cách với các cường quốc phát triển về sản xuất những trang bị chủ yếu. Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đứng thứ tư trên thế giới,12 không phải là nước nắm công nghệ gốc, nên hạn chế khả năng nghiên cứu, phát triển các phương tiện chiến đấu chủ yếu như máy bay chiến đấu hay tên lửa không đối không tiên tiến. Việc tinh giảm biên chế gặp khó khăn về tạo việc làm, bảo đảm phúc lợi xã hội. Chính phủ khó bố trí ngân sách hỗ trợ quân nhân giải ngũ. Nội trị Trung Quốc gặp không ít thách thức, như khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo, vấn đề Hồng Công, Ma Cao… khiến quân đội phải dàn trải nguồn lực để đối phó. Quân đội Trung Quốc nhìn chung vẫn ít dịp thử thách, thiếu kinh nghiệm tác chiến, năng lực sử dụng vũ khí hạn chế, khả năng tấn công từ xa và kỹ thuật tác chiến chống tàu ngầm còn yếu; chưa phát triển được năng lực tác chiến biển xa đáng tin cậy. Tương quan về Thế Một số điểm “thuận lợi” đối với Trung Quốc   Các thách thức an ninh đối với Mỹ hiện không chỉ có ở Đông Bắc Á mà cả ở Đông Nam Á, nơi Mỹ gần như không hiện diện quân sự.13 Trung Quốc sẽ nhiều cơ hội “rảnh rang” hơn để vươn ra làm chủ khu vực. Nhờ thi hành chính sách đối ngoại láng giềng, Trung Quốc thành công trong việc dùng quan hệ thương mại, viện trợ kinh tế để dành “tình cảm” của nhiều nước ASEAN. Tiềm lực quân sự của Trung Quốc hiện nay vượt xa tất cả các nước khu vực cộng lại. Hợp tác quốc tế nổi bật nhất đến nay của quân đội Trung Quốc là tập trận với hải quân Nga, rèn luyện khả năng hoạt động ở các vùng biển xa nhằm mục tiêu ngăn chặn Mỹ. Trung Quốc còn mở rộng hoạt động sang Ấn Độ Dương, châu Phi, Địa Trung Hải, Ban-tích, Pri-mô-ri-e.   Một số điểm hạn chế về “Thế quân sự” Việc thực hiện mục tiêu “cường quân” của Trung Quốc thách thức trực tiếp lợi ích và địa vị của Mỹ, làm cho thách thức an ninh của Trung Quốc tăng lên. Mỹ tăng cường hiện diện, củng cố các liên minh quân sự trong khu vực. Mỹ có căn cứ ở Hawaii, 54.000 quân đóng tại Nhật Bản, 28.500 quân đồn trú tại Hàn Quốc, tăng cường quan hệ quân sự, bán vũ khí cho Đài Loan. Tuy thực hiện chính sách “một Trung Quốc”, nhưng Mỹ vẫn đối xử với Đài Loan như “đồng minh”. Đồng thời, Mỹ lại có kế hoạch triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa tầm xa giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc, đem mối họa đến gần biên giới Trung Quốc hơn, tạo nên thế bao vây, kiềm chế Trung Quốc ở phía Bắc. Mỹ tăng cường quan hệ quân sự với Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Áp-ga-ni-xtan, tạo thế kiềm chế Trung Quốc ở phía Nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và phía Tây. Biển Đông là môi trường tác chiến thuận lợi cho hải quân và không quân Mỹ khi can thiệp vào eo biển Đài Loan để bảo vệ vùng lãnh thổ này. Do vậy, việc giành và giữ quyền khống chế Biển Đông trở nên rất quan trọng đối với việc duy trì sức mạnh quân sự của Mỹ ở Đông Á. Mỹ tỏ thái độ cứng rắn trong vấn đề Biển Đông, trong hoạt động ngoại giao cũng như trên thực địa nhằm kiềm chế Trung Quốc, cam kết đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển này. Ngoài ra, từ năm 2016 tới nay, Mỹ tập trận chung với Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc để tăng cường khả năng phối hợp. Kiểm soát Biển Đông, tranh chấp trên Biển Hoa Đông, tăng cường sức mạnh tổng hợp, Trung Quốc đang tạo nên sức ép, nguy cơ đối với Mỹ, ngăn chặn sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông. Không những thế, Trung Quốc từng bước ép Việt Nam, Phi-líp-pin và tất cả các nước khác phải chấp nhận yêu sách về Biển Đông của Trung Quốc, buộc các nước ven Biển Đông chạy đua vũ trang, làm cho khu vực thêm bất ổn. Trong khi Mỹ có trên 60 đồng minh quân sự trên thế giới, thì Trung Quốc gần như không có đồng minh (trừ Triều Tiên và chừng mực nào đó là Cam-pu-chia); Trung Quốc vẫn bị bao vây trong vành đai đảo thứ nhất (từ Nhật kéo xuống Phi-líp-pin và Ma-lai-xi-a); ít kinh nghiệm tác chiến thực tế và chính trị nội bộ bất ổn. Những thách thức này sẽ tiếp tục gây khó khăn cho Trung Quốc. Nhật Bản nỗ lực hiện đại hóa quân đội và tăng cường các chính sách an ninh, phản ứng nhanh, mạnh đối với việc Trung Quốc triển khai hoạt động “quân sự hóa” ở Biển Đông, tranh chấp quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Nhật Bản lo lắng về các giàn khoan mới do Trung Quốc xây dựng trên vùng biển mà cả hai nước đều tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế. Nhật Bản luôn khẳng định không có tranh chấp  vì quần đảo này thuộc chủ quyền của Nhật Bản cả về pháp lý lẫn lịch sử. Trong khi đó, các tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên đi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản ở gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khiến một số nhà phân tích dự đoán rằng cuộc tranh chấp này có thể leo thang thành xung đột. Trung Quốc không chỉ cạnh tranh chiến lược với Mỹ, tranh chấp với Nhật Bản mà còn tranh chấp biên giới với Ấn Độ. Tranh chấp này tồn tại từ khi Ấn Độ mới ra đời. Ấn Độ cho rằng địa vị địa -chính trị của mình ở Nam Á bị Trung Quốc thách thức khi Trung Quốc thúc đẩy toàn diện ý tưởng “Vành đai và Con đường” đi qua khu vực Nam Á và Trung Á gần Ấn Độ. Cạnh tranh, tranh chấp không chỉ diễn ra giữa Trung Quốc với các nước lớn, mà Trung Quốc còn uy hiếp chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của các nước có yêu sách chủ quyền ở Trường Sa, làm gia tăng cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực, khiến môi trường an ninh Trung Quốc và các nước xung quanh Biển Đông phức tạp hơn.14 Trung Quốc có “truyền thống” dùng vũ lực đánh chiếm các đảo,15  do đó các nước khu vực tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc tôn tạo đảo, đá, triển khai tên lửa, quân sự hóa các đảo nhân tạo. Thay lời kết luận Từ sau năm 2012, tiềm lực, sức mạnh, cũng như thế quân sự của Trung Quốc cải thiện rõ rệt. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 đặt mục tiêu đến năm 2035 cơ bản thực hiện hiện đại hóa quốc phòng và quân đội; đến giữa thế kỷ XXI, hoàn thành xây dựng quân đội Trung Quốc thành quân đội hàng đầu thế giới. Đây là nhiệm vụ không dễ dàng. Hiện nay, Trung Quốc gặp không ít thách thức bên trong, lo bất ổn nội trị, sợ bị phong tỏa, sợ không kiểm soát được vấn đề Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao, sợ bị láng giềng tấn công trên bộ, sợ có lãnh thổ ly khai, sợ bị ném bom tầm xa, sợ bị tấn công vào các vị trí chiến lược, sợ tình hình leo thang hoặc mất kiểm soát. Bên ngoài, trên các hướng, trừ hướng phía Bắc, đều tồn tại những nguy cơ an ninh; những thách thức này tăng lên cùng với quá trình Trung Quốc vươn lên thành cường quốc khu vực, cường quốc toàn cầu, nên không dễ gì Trung Quốc có thể dành chiến thắng dễ dàng nếu gây ra chiến tranh với các nước lớn. Bên cạnh đó, cạnh tranh Trung – Mỹ gay gắt, “không hòa, không chiến”, không có điểm kết thúc ngay tại khu vực. Không phải lúc nào cạnh tranh, xung đột giữa cường quốc mới nổi lên và cường quốc đang suy yếu cũng nổ ra chiến tranh. Nhưng với “giấc mộng Trung Hoa” và so sánh lực và thế quân sự Trung Quốc hiện nay với từng nước khu vực, không loại trừ khả năng Trung Quốc xâm lấn, đánh chiếm các đảo của các nước ven Biển Đông. Đây là điều các nước, nhất là các nước nhỏ và trung bình, cần cảnh giác, chuẩn bị lực lượng, phương án để sẵn sàng đối phó./. Thiếu tướng, PGS, TS.  Nguyễn Hồng Quân, Viện Chiến lược Quốc phòng. Bài viết được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Học viện Ngoại giao, Số 1 (112) Tháng 3/2018. TÀI LIỆU THAM KHẢO     Bộ Ngoại giao. Về cải cách quân đội Trung Quốc. Báo cáo tháng 12/2015.     Quốc vụ viện Trung Quốc. Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc. Năm 2015.     Robert, Haddick. Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific, Appapolis: Naval Institute Press. 2014.     South China Morning Post, ngày 14/7/2017. http://www.scmp.com/news/china. —————— 1 Bộ Ngoại giao, Về cải cách quân đội Trung Quốc, Báo cáo tháng 12/2015. 2 là Bộ Tư lệnh Lục quân, Bộ Tư lệnh Tên lửa và Bộ Tư lệnh Hỗ trợ chiến lược.   3 Bộ Ngoại giao, Về cải cách quân đội Trung Quốc, Báo cáo tháng 12/2015. 4 Năm 2013, lục quân có 850.000 binh sĩ, hải quân có 235.000 binh sĩ và không quân có 3 98.000 binh sĩ. 5 Theo Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc, năm 2013, quân đội Trung Quốc có 1,483 triệu người, trong đó, lục quân 850.000, hải quân 235.000, không quân 398.000 người. Tháng 9/2015, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố tiếp tục cắt giảm 13% quân số (khoảng 300.000 quân), hoàn thành vào cuối năm 2017. 6 Trung Quốc đã có 2 tàu sân bay, 75 tàu ngầm, 29 tàu khu trục, 52 tàu hộ vệ, 162 tàu rải, quét thủy lôi, 265 tàu tên lửa, 240 tàu pháo, 98 tàu đổ bộ, 208 tàu bảo đảm và hậu cần. Bên cạnh đó, Trung Quốc có lực lượng không quân, hải quân với 140 máy bay ném bom, rải ngư lôi; 144 chiếc máy bay cường kích Q-5, JH-7, Su-30MK2; 10 máy bay tiêm kích; 31 máy bay trinh sát, tuần tra, chống ngầm; 3 máy bay tiếp dầu (nhằm phục vụ tác chiến xa, lâu); 174 trực thăng và máy bay vận tải; 122 máy bay huấn luyện. Số lượng tàu chiến hiện đại của Trung Quốc chiếm 7 % số lượng tàu nổi, trang bị tên lửa đất đối không tầm ngắn và tầm xa, tên lửa hành trình chống hạm siêu âm và hệ thống tác chiến chống ngầm nâng cấp. Tỷ trọng tàu ngầm tấn công hiện đại hóa của Trung Quốc năm 2010 tăng lên 48%, nay tăng lên 66%. 7 Trong hai năm, Trung Quốc đã bồi đắp các đảo nhân tạo, cải tạo 1.300 hecta đất trên các đảo ở Trường Sa, bằng tất cả các nước xung quanh thực hiện trong vòng 40 năm qua, diện tích rộng gấp 17 lần, không tính diện tích Trung Quốc đã cải tạo quần đảo Hoàng Sa. 8 Máy bay J-20 có tầm bay xa hơn, năng lực cung cấp nhiên liệu lớn hơn và mang được nhiều vũ khí hơn máy bay chiến đấu F-22 và F-35 của Mỹ. Đây là thách thức đối với Hàn Quốc và Nhật Bản. 9 DF-31 AG sử dụng nhiên liệu rắn, có khả năng di chuyển trên đường và có thể được phóng đi từ xe 8 cầu dùng để chuyên chở.So với tên lửa DF-31 và DF-31A, tên lửa DF-31AG có khả năng di chuyển và khả năng tồn tại tốt hơn. Tên lửa DF-31AG cùng với tên lửa DF-31A thể hiện vị thế cường quốc và năng lực quốc phòng của Trung Quốc. 10 Haddick, Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific, Appapolis: Naval Institute Press. 11 Dẫn theo South China Morning Post, ngày 14/7/2017.   12 Sau Mỹ, Nga và Pháp 13 Năm 1943, Mỹ xác định 66 vị trí chiến lược mà hải quân và không quân Mỹ cần bảo vệ để ngăn chặn các cuộc tấn công từ châu Á – Thái Bình Dương. Về sau, Mỹ lập các căn cứ quân sự trong khu vực đều dựa trên hệ thống 66 vị trí này. Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ điều chỉnh, rút nhiều căn cứ và duy trì chủ yếu ở Đông Bắc Á. 14 In-đô-nê-xi-a tăng cường lực lượng tại quần đảo Natuna, triển khai hệ thống phòng không tối tân nhất, 4 đơn vị đặc nhiệm, trang bị hệ thống phòng không tầm trung trên đảo Pulau Natuna Besar, bố trí thêm 8 máy bay chiến đấu, một phi đội máy bay không người lái đến căn cứ không quân ở thủ phủ quần đảo Natuna; mở rộng hai căn cứ không quân và hải quân tại chỗ, tăng gấp đôi binh lính đồn trú, tới 2.000 quân. Mỹ giúp Phi-líp-pin hiện đại hóa Trung tâm Theo dõi Duyên hải và tăng cường chia sẻ tin tức tuyệt mật giữa Mỹ và Hải quân Phi-líp-pin. 15 Năm 1956 và năm 1974 Trung Quốc dánh chiếm Hoàng Sa, năm 1988 chiếm Johnson South Reef (đá Gạc Ma), Gaven Reef (đá Ga Ven), Hughes Reef (đá Tư Nghĩa) thuộc Trường Sa; năm 1995 Trung Quốc chiếm Mischief Reef (bãi đá Vành Khăn), năm 2012 chiếm bãi đá Scarborough… Nguồn: Nghiên cứu Biển Đông
......

Dekontaminierung: Wurden Ausländer gezielt für Arbeiten in Fukushima eingesetzt?

Vào ngày 13.7.2018, tờ báo Tấm Gương (Spiegel) của Đức đăng tải bài viết với nhan đề: „Dekontaminierung: Wurden Ausländer gezielt für Arbeiten in Fukushima eingesetzt?“ được dịch "Khử nhiễm phóng xạ: Có hay không chuyện chủ ý dùng người nước ngoài vào lao động tại Fukushima?" Trong bài có nhắc đến công nhân lao động VN, những công nhân này thay vì qua Nhật để học cách điều khiển máy lại được xử dụng trong việc tẩy rửa đơn giản tại Fukushima. Dư luận đặt câu hỏi nhà cầm quyền và các cơ quan chức năng VN có lưu tâm đến sự việc này hay không? Hay là sau khi đã nhận được phí môi giới xong thì „đem con bỏ chợ“ ? Dưới đây là nội dung bài báo được Bảo Quốc chuyễn ngữ: Xuyên qua một chương trình đào tạo công nhân từ Việt Nam có cơ hội sang Nhật Bản. Tại đây họ đã bị buộc phải đảm nhận các nhiệm vụ nguy hiểm trong nhà máy điện hạt nhân từng xảy ra tai nạn tại Fukushima. Đây là một vụ bê bối làm rung chuyển Nhật Bản: Công nhân nước ngoài được cho là đã được sử dụng trong việc khử nhiễm khu vực xảy ra thảm họa hạt nhân tại Fukushima. Theo báo cáo mới, bốn công ty Nhật Bản có liên quan trong vụ việc này. Qua truyền thông của Nhật Bản, trong một báo cáo của chính phủ thì những công ty này bị cáo buộc là đã sử dụng lao động nước ngoài - những người này đến được nước sở tại xuyên qua một chương trình đào tạo - cho những công việc nguy hiểm. Có bao nhiêu công nhân đã bị sử dụng vào các biện pháp khử nhiễm phóng xạ vẫn chưa rõ. Theo báo cáo thì một trong bốn công ty nêu trên đã bị xử phạt và trong vòng 5 năm không được phép thuê nhận bất kỳ người học nghề nước ngoài nào. Bộ Tư pháp vì chuyện này đã kiểm tra tổng cộng 182 công ty xây dựng. Cho đến cuối tháng 9, thêm 830 công ty khác sẽ bị kiểm tra. Vào tháng 3 người ta đã biết rằng công nhân Việt Nam được sử dụng vào các công việc tẩy rửa đơn giản tại Fukushima. Trong khuôn khổ của chương trình đào tạo thì đáng lẽ ra những người này qua để học cách điều khiển máy. Chính phủ đã tuyên bố rằng sử dụng lao động như vậy không phù hợp và bắt đầu mở một cuộc điều tra. Lao động Việt xuất khẩu sang Nhật Chương trình đào tạo cho người di cư đã có từ năm 1993. Vào cuối năm ngoái, hơn 250.000 người nước ngoài đã được tuyển dụng tại Nhật Bản. Do dân số bị lão hóa nên quốc gia này đang tìm kiếm công nhân ở nước ngoài. Các nhà phê bình cáo buộc những công ty tham gia vào chương trình đào tạo có sự bóc lột và cũng như có những điều kiện làm việc tệ hại. Tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima trên đảo Honshu của Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011 đã xảy ra một thảm họa hạt nhân tệ hại nhất sau thảm họa Tschernobyl vào năm 1986. Nguyên nhân là một trận động đất lớn: Trận động đất này đã kích hoạt một cơn sóng thần tấn công vào nhà máy. Hàn ngàn công nhân vẫn đang làm việc về hậu quả của vụ tai nạn. Hàng ngàn công nhân vẫn đang di chuyển vật liệu ô nhiễm và phải đối đầu với các rò rỉ cũng như nước bị ô nhiễm.
......

Báo Mỹ vạch trần cách Trung Quốc gài bẫy thâu tóm Sri Lanka

Trong một tuyên bố được báo chí Sri Lanka công bố hôm 02/07/2018, Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Colombo đã gay gắt bác bỏ bài phóng sự điều tra ngày 25/06 trên nhật báo Mỹ The New York Times. Bài báo mang tựa đề rất tượng hình : «Trung Quốc làm thế nào để buộc Sri Lanka nhả ra một cảng - How China Got Sri Lanka to Cough Up a Port» Đối với Trung Quốc, bài viết của New York Times « đầy định kiến chính trị » và « hoàn toàn sai sự thật ». Phản ứng gay gắt đó xuất phát từ việc tờ báo Mỹ đã vạch trần được thủ đoạn gọi là « bẫy nợ » mà Trung Quốc giăng ra để lừa những nước gặp khó khăn, khuyến khích các nước này vay mượn của Bắc Kinh, để rồi sau đó khi con nợ không trả được thì bắt bí, đòi nhượng những vùng đất hay cơ sở chiến lược, và chấp nhận làm theo Trung Quốc trên nhiều điểm, tựu chung là để mất chủ quyền vào tay Bắc Kinh. Cảng biển Hambantota mà Sri Lanka cho Trung Quốc thuê 99 năm.©Lakruwan WANNIARACHCHI / AFP Bản tuyên bố « cải chính » của Đại Sứ Quán Trung Quốc ở Sri Lanka như đã xác nhận điều đó khi nhấn mạnh rằng Bắc Kinh luôn theo đuổi chính sách thân thiện đối với Sri Lanka, « hỗ trợ vững chắc nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ » của nước bạn, và phản đối sự can thiệp của bất kỳ nước nào vào các vấn đề nội bộ của Sri Lanka, ám chỉ đến Ấn Độ. Và bản tuyên bố đã nhắc nhở Sri Lanka là phải tích cực thực thi các « đồng thuận quan trọng » đạt được giữa lãnh đạo hai nước…, tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ chương trình Một Vành Đai, Một Con Đường của Trung Quốc, và tuân thủ các « quy tắc vàng » về « tham vấn rộng rãi, cùng nhau đóng góp và chia sẻ lợi ích ». Thủ đoạn cho vay thả giàn để đưa con nợ vào bẫy Bài điều tra của tờ New York Times, được tuần báo Pháp Courrier International tóm lược hôm 28/06, đã nêu bật các khoản tiền khổng lồ mà cựu tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapakse (2005-2015) thân Bắc Kinh đã vay mượn của Trung Quốc để xây dựng hạ tầng cơ sở, trong đó có cảng chiến lược Hambantota ở phía nam đảo quốc ở vùng Ấn Độ Dương này. Để thưởng công cho con nợ dễ bảo, năm 2015, Trung Quốc đã không ngần ngại rót hàng triệu đô la cho cựu tổng thống Rajapakse để vận động tái tranh cử. Đây là một hành động vô ích, vì ông Rajapakse đã bị người dân loại bỏ bằng lá phiếu. Tuy nhiên, đất nước Sri Lanka đã bị ông đưa vào tình thế không thể trả nợ, và tân chính quyền nước này vào năm 2017 đã phải đồng ý cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong 99 năm. Phóng sự của New York Times đã tóm lược thủ đoạn của Bắc Kinh như sau : « Mỗi lần tổng thống Sri Lanka, Mahinda Rajapakse, quay sang đồng minh Trung Quốc để vay vốn và xin hỗ trợ cho dự án xây cảng đầy tham vọng của ông, câu trả lời của Bắc Kinh đều là « đồng ý ». Đồng ý, bất chấp việc nghiên cứu khả thi cho biết là cảng sẽ không hoạt động. Đồng ý, mặc dù những nước tài trợ thường xuyên khác như Ấn Độ đã từ chối. Đồng ý, cho dù nợ công của Sri Lanka đang phình to nhanh chóng dưới thời ông Rajapakse. Qua nhiều năm xây dựng và đàm phán đi, đàm phán lại với Công Ty Kỹ Thuật Cảng Trung Quốc (China Harbor Engineering Company), một trong tập đoàn nhà nước lớn nhất của Bắc Kinh, Dự Án Phát Triển Cảng Hambantota của Sri Lanka nổi bật lên thành ví dụ điển hình của một sự thất bại, đúng như dự đoán. Với hàng chục ngàn chiếc tàu đi dọc theo một trong những tuyến hàng hải đông đúc nhất thế giới, vào năm 2012, cảng này chỉ thu hút được 34 chiếc tàu mà thôi. Và thế rồi cảng Hambatota lọt vào tay Trung Quốc. Tập Cận Bình dùng nợ làm vũ khí thúc đẩy Con Đường Tơ Lụa Theo tờ New York Times, các hành vi của Bắc Kinh tại Sri Lanka là « một trong những ví dụ đập mắt nhất của phương pháp cấp tín dụng và tài trợ của Trung Quốc để gia tăng ảnh hưởng trên thế giới». Đó cũng là một trường hợp điển hình về cách thức mà chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sử dụng nợ như là vũ khí để thực hiện đề án Con Đường Tơ Lụa Mới của ông, và là bằng chứng rõ rệt cho thấy là « các chương trình đầu tư của Trung Quốc là những cạm bẫy thực thụ đối những quốc gia nhỏ yếu, nuôi dưỡng tham nhũng và những hành vi chuyên chế tại những nền dân chủ đang gặp khó khăn ». Theo Courrier International, trong nhiều tháng trời, nhật báo New York Times đã điều tra về sự hiện diện của Trung Quốc tại Sri Lanka. Nhờ các cuộc phỏng vấn, cũng như những tài liệu mật mà tờ báo thu thập được, người ta đã hiểu rõ hơn về cách thức mà Bắc Kinh và những tập đoàn Trung Quốc dùng đến để thâu tóm đảo nhỏ ở vùng Ấn Độ Dương này. Tất cả bắt đầu vào năm 2005, khi ông Rajapakse lên nắm quyền. Sri Lanka đã lâm vào nội chiến từ nhiều năm và tân nhân vật số một tại Colombo đã chấm dứt tình trạng chiến tranh bằng cách thảm sát hàng ngàn người Tamoul. Tờ báo Mỹ nhắc lại là lúc ấy « Sri Lanka ngày càng bị cô lập do những lời tố cáo vi phạm nhân quyền’ nhắm vào vị tổng thống, và « đã phải dựa vào Trung Quốc để được hỗ trợ về mặt kinh tế, quân sự, cũng như hậu thuẫn về chính trị ở Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn khả năng Sri lanka bị trừng phạt ». Mahinda Rajapakse nắm chặt quyền lực trong tay, nhờ vào nhiều người thân trong gia đình đã nắm giữ « 80% ngân sách nhà nước». Ngay vào năm 2007, phe nhóm nắm quyền đã xin Trung Quốc trợ giúp để xây dựng một thương cảng ở Hambantota, cứ địa của gia đình Rajapakse, nằm trên bờ biển phía nam Sri Lanka. Và cho dù các « báo cáo nghiên cứu khả thi đều kết luận rằng đề án Hambantota không sinh lợi », năm 2010, Trung Quốc đã tháo khoán cho Sri Lanka khoản tín dụng 307 triệu đô la, với điều kiện là công trình phải được giao cho một công ty Trung Quốc là China Harbor thực hiện. Cho vay thả giàn, bắt chọn nhà thầu và nhân công Trung Quốc, nâng cao lãi suất Báo New York Times nhấn mạnh rằng đây là « một yêu cầu thông thường từ phía Trung Quốc cho các đề án của họ trên thế giới, để né tránh việc kêu gọi đấu thầu công khai ». Bên cạnh đó, theo ghi nhận của New York Times : « Trong toàn khu vực, chính quyền Bắc Kinh cho vay hàng tỷ đô la và yêu cầu hoàn trả với giá cao để rồi thu dụng hàng ngàn nhân công Trung Quốc ». Trong trường hợp của Sri Lanka, hai năm sau lần vay đầu tiên, ông Rajapakse lại được một khoản tín dụng mới, nhưng với điều kiện là tỷ lệ lãi suất khoản vay trước phải tăng lên 6,3%, một tỷ lệ rất cao. Đến tháng Giêng 2015, tình hình Sri Lanka thay đổi bất ngờ. Tổng thống Rajapakse triệu tập bầu cử trước thời hạn, và trong những tuần lẽ trước ngày bầu cử, tập đoàn Trung Quốc China Harbor đã « chuyển từ một tài khoản tại ngân hàng Standard Chartered Bank, ít ra là 7,6 triệu đô la vào những trương mục tài trợ cho cuộc vận động tranh cử của ông Rajapakse». 10 ngày trước cuộc bỏ phiếu, những tờ ngân phiếu hàng mấy trăm ngàn đô la đã được phân phát cho những người sản xuất tee shirt, sari để phát cho các ủng hộ viên của tổng thống ứng cử viên. Một tu sĩ Phật Giáo ủng hộ ông Rajapakse chẳng hạn đã nhận được 38000 đô la. Nhưng vô hiệu. Cử tri Sri Lanka đã loại bỏ ông Rajapakse, bị họ xem là độc tài và bầu lên một bộ trưởng của ông, ông Maithripala Sirisena. Vừa nhậm chức, tân tổng thống Sri Lanka đã phải đối mặt với một núi nợ tích lũy của nhà nước. Ngoài cảng Hambantota, Trung Quốc còn được giao phó một đề án khổng lồ là một thành phố ven hồ trị giá đến 1 tỷ đô la, trước bờ biển Colombo. Bị siết nợ, Sri Lanka bị mất một thế kỷ chủ quyền cho Trung Quốc Vào tháng 12 năm 2017, theo New York Times « Dưới áp lực nặng nề và sau nhiều tháng đàm phán, chính phủ đương nhiệm tại Sri Lanka đã phải nhượng cảng Hambantota cho Trung Quốc trong thời hạn 99 năm, cộng thêm với 6.000 ha đất xung quanh. » Và nhờ đó, Bắc Kinh, vốn tuyên bố chỉ có « mục tiêu thương mại » ở Sri Lanka, đã bảo đảm được một thế kỷ chủ quyền trên một vùng đất bên bờ một trong những tuyến hàng hải bận rộn nhất trên thế giới, với một cơ sở có khả năng tiếp nhận lực lượng hải quân, tàu ngầm và các cơ quan tình báo của Trung Quốc. Đối với Sri Lanka, tình hình không sáng sủa chút nào vì đang nhìn thấy món nợ của mình tăng vọt. Vào năm 2015, quốc gia nhỏ bé 22 triệu dân này phải hoàn trả tới 4,68 tỷ đô la cho các chủ nợ. Năm nay, số nợ tăng lên thành 12,3 tỷ đô la, trong đó có khoảng 5 tỷ đô la nợ riêng Trung Quốc. Và vòng xoáy nợ tăng vọt tiếp tục. Theo New York Times : « Vào tháng Năm, Sri Lanka đã phải vay 1 tỷ đô la từ Ngân Hàng Phát Triển Trung Quốc để trả các khoản nợ đáo hạn ». Bài học rút ra được từ Sri Lanka, theo tờ báo Mỹ rất cay đắng : Đó là một khi đã là con nợ của Trung Quốc, lãnh thổ và chủ quyền rất khó được bảo toàn./.
......

Kéo dài thẻ vàng hải sản 6 tháng: Đừng giỡn mặt với EU!

Vào tháng Năm năm 2018, khi đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) thuộc Liên minh châu Âu (EU) đến làm việc với các cơ quan chức năng Việt Nam về việc xem xét thẻ vàng hải sản, giới tuyên giáo nhà nước – với một não trạng đã trở thành ‘ung thư di căn’ – đã vội vã dự đoán rằng EU sẽ mau chóng gỡ bỏ hình phạt thẻ vàng này. Tuy vậy chẳng bao lâu sau đó, chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phải thừa nhận rằng đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu đã chính thức kéo dài cảnh báo thẻ vàng hải sản thêm 6 tháng, tức tới tháng 1/2019, nhưng sau đó không phải sẽ gỡ thẻ vàng, mà sẽ đánh giá lại sau đó để quyết định rút hay tiếp tục cảnh báo. Mặc dù hoạt động “đánh bắt xa bờ” – mà thực chất là đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển các nước khác như Malaysia và Indonesia – của ngư dân Việt Nam đã diễn ra từ nhiều năm qua và đã bị EU nghiêm túc đặt ra với giới chức Việt Nam từ năm 2012, nhưng chỉ đến tháng Mười năm 2017, EU mới lần đầu tiên “rút thẻ vàng”. Trong khi từ năm 2015, Thái Lan và Đài Loan đã bị cơ chế này cảnh cáo, còn hiện thời là Philipppines. Bản thông cáo báo chí “rút thẻ vàng” của EU được phát ra chỉ khoảng một tháng sau khi Chính phủ Đức đột ngột tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với chính thể độc đảng ở Việt Nam. Sự kiện chấn động và đầy cay đắng đối với giới chóp bu Hà Nội ấy lại là hậu quả đương nhiên của vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” tại Berlin vào tháng 7/2017. Theo thông cáo của EU, hình thức cảnh cáo “thẻ vàng” là một trong các bước quy định trong bộ quy tắc áp dụng cho quy trình giải quyết tình trạng đánh bắt hải sản lậu được EU thông qua năm 2010. “Thẻ vàng” không đi kèm các biện pháp trừng phạt, nhằm để cho quốc gia bị cảnh cáo có thời gian “khắc phục tình hình”. “Thẻ xanh” sẽ được ban hành nếu vấn đề được giải quyết. Ngược lại, “thẻ đỏ” sẽ được đưa ra kèm theo một loạt biện pháp trừng phạt, bao gồm lệnh cấm thương mại đối với các mặt hàng hải sản của quốc gia đó. Sau “thẻ vàng”, nước bị cảnh cáo sẽ có thời gian 6 tháng để sửa chữa sai lầm và tìm ra giải pháp khắc phục. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Ngọc Oai, có bốn lý do dẫn đến việc EU tiếp tục cảnh báo thẻ vàng với hải sản VN. Đó là việc truy xuất nguồn gốc hải sản xuất khẩu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; Tái diễn tình trạng tàu cá VN đánh bắt trái phép tại vùng biển các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia); Hệ thống giám sát tàu cá chưa đầy đủ; Cần tăng nặng chế tài xử lý vi phạm khi xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thủy sản. Hiển nhiên với cơ chế quản lý cùng hiệu lực quản lý lỏng lẻo ở Việt Nam như hiện nay, khó ai có thể tin rằng chính phủ nước này sẽ giám sát được toàn bộ ngư dân “đánh bắt xa bờ”. Tình trạng này càng được bồi đắp thêm bằng nạn ô nhiễm biển gần bờ ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực biển miền Trung mà tội phạm chủ yếu là nhà máy Formosa, nhưng Formosa lại được chính phủ Việt Nam bao che tối đa. Tình thế hiện thời mà Việt Nam phải đối mặt là nếu không lơ cho hoạt động “đánh bắt xa bờ”, ngư dân sẽ lấy gì để tồn tại? Đặc biệt là ngư dân miền Trung – những nạn nhân trực tiếp của nạn xả thải Formosa, sẽ làm sao để sống, hay đến mức cùng quẫn họ sẽ bùng nổ hàng loạt cuộc biểu tình chống chính phủ? Nhưng nếu không thể ngăn chặn được hoạt động “đánh bắt xa bờ”, Việt Nam chắc chắn sẽ bị EU “rút thẻ đỏ”, để nền kinh tế Việt Nam phải chịu một khoản thiệt hại lớn. EU và Mỹ là 2 thị trường nhập khẩu thủy hải sản hàng đầu thế giới với quy mô hàng chục tỉ USD. Đây cũng là 2 thị trường xuất khẩu thủy hải sản chính của Việt Nam khi trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hải sản từ 1,9 – 2,2 tỉ USD, trong đó EU và Mỹ mỗi thị trường chiếm khoảng 16 – 17% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam với con số tương đương 350 – 400 triệu USD. Nếu mất đi giá trị xuất khẩu 350 – 400 triệu USD vào EU và Mỹ, đó vẫn chưa phải là một thảm họa thật sự đối với Việt Nam. Nhưng nguy cơ lớn hơn hẳn là “thẻ đỏ” sẽ là tiền đề dẫn đến hàng loạt biện pháp chế tài về thuế quan và hàng rào kỹ thuật được dựng lên tại Mỹ và các nước EU đối với không chỉ hàng hải sản mà còn nhiều chủng loại hàng hóa khác của Việt Nam, trong đó có mặt hàng chiến lược là xuất khẩu gạo. Khi đó, liệu Việt Nam có thể duy trì được số xuất siêu đến 30 tỷ USD/năm vào Mỹ và 25 tỷ USD/năm vào EU? Rõ ràng là so với những năm trước, thái độ và hành động của EU đối với chính thể độc đảng ở Việt Nam đã không còn mềm dẻo mà trở nên cứng rắn hơn hẳn. Không chỉ các doanh nghiệp và người dân, mà có lẽ ngay cả Bộ Chính trị đảng ở Việt Nam cũng không thể chắc chắn là về hành động “rút thẻ vàng” trên có quan hệ nào với mối quan hệ ngoại giao và chính trị Việt Nam – EU trong thời gian gần đây. Phải chăng hành động cứng rắn của EU liên quan mật thiết đến việc chính thể Việt Nam đã làm mất hoàn toàn ‘lòng tin chiến lược’ của các nước trong khối EU qua vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, cùng thái độ lấp liếm đầy thủ đoạn của Hà Nội mà không một lời xin lỗi người Đức? *** Các khuyến nghị của EC bao gồm: Đảm bảo thực hiện và thực thi có hiệu quả của pháp luật quốc gia sửa đổi. Tăng cường việc thực hiện có hiệu quả các quy tắc quốc tế và các biện pháp quản lý thông qua một chế độ xử phạt đầy đủ được thực thi và theo dõi. Khắc phục những thiếu sót đã được xác định trong thanh tra, kiểm soát và giám sát (MCS) liên quan đến các yêu cầu đặt ra của các quy định quốc tế và khu vực cũng như trong khuôn khổ hệ thống chứng nhận khai thác. Tăng cường quản lý và cải tiến hệ thống đăng ký và cấp phép khai thác. Cân bằng năng lực khai thác và chính sách đội tàu cá. Tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản và thực hiện tất cả các bước cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế, để ngăn chặn các sản phẩm thủy sản đánh bắt bất hợp pháp được buôn bán và nhập khẩu vào lãnh thổ. Tăng cường và đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia khác (đặc biệt là các quốc gia ven biển trong vùng biển mà tàu thuyền treo cờ Việt Nam có thể hoạt động) phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế. Đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo và lưu giữ trong RFMOs (các tổ chức quản lý nghề cá khu vực).
......

Vì sao ông Zaoralek tố “Việt Nam là tội phạm có tổ chức…”?

Bất chấp phản ứng ngày 24/6/2018 của ông Hồ Minh Tuấn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Séc, chứ không phải của Bộ Ngoại giao Việt Nam, về phát biểu của Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Cộng hòa Séc là “hoàn toàn không phù hợp với sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước những năm qua”, giới chóp bu Việt Nam đã lần đầu tiên như bị một cái tát nảy đom đóm từ chính đối tác mà họ luôn tự tin là ‘quốc gia có nền kinh tế thân thiện nhất với Việt Nam’. Ba ngày trước đó – 21/6/2018, trong khuôn khổ bàn luận về vấn đề ngân sách tài chính năm 2017 của ngành ngoại giao Cộng hòa Séc, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện nước này là ông Zaoralek đã bất ngờ tung ra một phát ngôn chấn động mang tính khẳng định “Việt Nam là tội phạm có tổ chức và trở thành mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu”, được dẫn lại bởi trang Vietinfo.eu – một trang tin tức của cộng đồng người Việt sinh sống tại Châu Âu. Ông Zaoralek cho biết visa cho sinh viên Việt Nam vào Séc là công cụ để đưa tội phạm vào nước này. Ông cũng nói rằng các băng nhóm Trung Quốc và Việt Nam đang sản xuất chất gây nghiện Pervitin để bán vào Đức và Séc… Nhưng nếu nhìn rộng hơn, phát ngôn của ông Zaoralek không hẳn là một sự bất ngờ mà đã được tích tụ sau một khoảng thời gian đủ dài và chuỗi sự cố đủ dày. Phát ngôn này không chỉ liên đới mật thiết với quá nhiều bức xúc của cộng đồng người Việt ở Séc trước tình trạng Đại sứ quán Việt Nam tại nước này đã từ lâu biến cơ chế cấp visa thành một dịch vụ hay hơn thế nữa là vụ đầu cơ dành cho các quan chức của đại sứ quán, với giá thu visa gấp từ 4-5 lần so với mức quy định, mà còn nhằm chỉ trích nhiều thực trạng mà giới quan chức ‘ăn của dân không chừa thứ gì’ đã mang sang tận kinh thành cổ kính Praha. Phát ngôn trên lại phát ra trong bối cảnh vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ đã lan đến Slovakia – quốc gia mà cùng với Cộng hòa Séc đã được tách ra từ Tiệp Khắc trước đây. Vào tháng Tư năm 2018 và liên quan đến phiên tòa của Tòa án Đức xử Nguyễn Hải Long – nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, đã bất thần bùng phát một thông tin liên đới một cấp cao hơn rất nhiều: Slovakia phải làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng Tám năm 2017 để làm bình phong cho vụ bắt giữ Trịnh Xuân Thanh. Mặc dù sau đó Đại sứ Việt Nam tại Bratislava là ông Dương Trọng Minh đã hồi đáp yêu cầu của Bộ Ngoại giao Slovakia là ‘Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt ở Slovakia’, giới quan sát chính trị vẫn nhận ra một sự né tránh rõ rệt: câu trả lời của Đại sứ Dương Trọng Minh chỉ là ‘Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt ở Slovakia’, mà không hề thanh minh cho việc ‘Việt Nam không bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’. Và trong khung cảnh ‘tang gia bối rối’ của Việt Nam, liệu Bộ Ngoại giao Slovakia có thể tin tưởng được câu trả lời từ Đại sứ Dương Trọng Minh – một quan chức bậc trung và chẳng có quyền quyết định gì – là có một giá trị nào đó? Cho tới nay, tuyệt nhiên vẫn không thấy Bộ trưởng công an Tô Lâm hiện ra để ‘phản bác những luận điệu sai trái’ mới đây của phía Slovakia và Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’. Hiện tượng quá trống vắng này càng khiến dư luận quốc tế tin rằng đã có một mối liên đới nào đấy giữa tướng Tô Lâm và Trịnh Xuân Thanh trong vùng lãnh thổ Slovakia. Tuy chưa có quan chức nào của Slovakia tuyên bố một cách chính thức về tình trạng thực ra đã rạn nứt đáng kể giữa Slovakia và Việt Nam qua vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, nhưng thông tin của báo chí Slovakia và báo chí Đức đều phản ánh mối quan hệ này đang xấu hẳn đi, với sự cảnh giác cao độ của người Slovakia đối với giới mật vụ và ngoại giao Việt Nam. Tình trạng rạn nứt giữa Slovakia và Việt Nam còn khiến ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người đồng hương của Slovakia là Cộng hòa Séc với Việt Nam. Vào nửa đầu năm 2017, một quan chức cao cấp của Việt Nam là Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến Séc để vận động nước này ủng hộ Việt Nam vào EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu). Khi đó, có vẻ giới lãnh đạo Séc còn lưỡng lự. Còn đến giờ, đã chẳng có bất kỳ phản hồi nào từ giới lãnh đạo của Chính phủ Séc đối với EVFTA. Ngay trước mắt, Việt Nam đã có thể mất trắng 3 phiếu cho EVFTA là Đức, Slovakia và Séc. Không những thế, nhiều nước Tây Âu và cả Đông Âu sẽ có thể đặt Việt Nam vào một tầm ngắm mới và khởi tạo một hàng rào kiên cố nhằm ngăn chặn mật vụ Việt Nam hành xử theo ‘luật rừng’ ở Lục Địa Già. 2018 tiếp tục trở thành ‘năm thành công đối ngoại chưa từng có’ mà Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đã tuyên rao vào cuối năm 2017.
......

Vinh quang quá khứ không cứu vãn được thảm bại hôm nay !

Cách đây mới 4 năm đội tuyển bóng đá quốc gia Đức ngạo nghễ giương Cúp vàng, lên ngôi vô địch World Cup. Trong đó có chiến thắng vang dội đội chủ nhà Brasil - ứng cử viên vô địch - đến 7-1, một chiến thắng làm các đối thủ khiếp đảm. Đội tuyển Đức được ngợi ca như đội quân bất khả chiến bại. HLV Joachim Low nghiễm nhiên thành “ông vua” được tin tưởng và toàn quyền “quy hoạch” đội tuyển để giành “thắng lợi to lớn hơn nữa, vẻ vang hơn nữa”! Nhưng than ôi, bóng đá không thể “ăn mày dĩ vãng” mãi, không có “nguyên nhân chủ quan, khách quan” mù mờ được!Tất cả toanh hoanh, tô hô, giữa thanh thiên bạch nhật, trước con mắt của khắp bàn dân thiên hạ. Đội Đức như một tập hợp những tân binh, đánh trận giả rất đúng lý luận – một thứ lý luận trong quá khứ người ta cứ tưởng là “bách chiến bách thắng” – nhưng hóa ra chẳng ăn nhập gì với thực tiễn phát triển của thế giới hôm nay! Bằng chứng là trận ra quân gặp Mexico, đội Đức cứ bài bản tấn công đều đều như giáo án; đội Mexico hóa giải thành công mọi đợt tấn công và phản công sắc bén. Đức lao đao và chịu thất bại choáng váng 0-1. Trận thứ 2 gặp Thụy Điển, vẫn lý luận cũ, nhưng biết “tự kiểm điểm”, “quyết tâm lập công chuộc tội”, nên đá “quyết liệt hơn”, may mắn, phút bù giờ mới ghi thêm được một bàn, thắng Thụy Điển 2-1. Trận thứ 3 gặp Hàn Quốc, đội bóng đã thua 2 trận, đứng cuối bảng, hình như HLV Low, vẫn còn mơ tưởng của hào quang quá khứ, nên dự tính lực lượng có tính chiến lược để đi đến trận chung kết, trận này đưa ra đội hình “loại B” cũng thắng! joachim löw Nhưng người Hàn có tinh thần dân tộc rất cao, họ không còn gì để mất, quyết đem hết tinh thần và sức lực, đấu một trận vì danh dự... Và người Hàn đã nắm chắc cách đánh bài bản, cứng nhắc của người Đức, nên họ phòng thủ kiên cường, bẻ gẫy hết các cuộc tấn công của Đức. Hơn nữa họ chủ động phản công vào những lúc người Đức mải mê tấn công trở tay không kịp, ghi 2 bàn thắng vào cuối trận, trực tiếp loại đội Đức vô địch World Cúp 2014, ra khỏi World Cup 2018. Đây là một chiến thắng Lịch sử, chấn động nhất của World cup 2018. Chiến thắng của Hàn Quốc cùng với chiến thắng của Đội Thủy Điển trước Mexico 3-0 đã khiến bảng đấu này tạo nên sự hấp dẫn tuyệt vời của bóng đá, vì không biết đâu mà lường! Thế là Thủy Điển từ đội có thể bị loại, trở thành đội nhất bảng, Mexico nhì bảng, Hàn Quốc thứ 3 và Đức cuối bảng. Người Đức hãy tự trách mình, không còn gì để nói, chỉ còn thấy bẽ bàng, cay đắng, tự rút ra bài học.
......

Rohingya : Châu Âu và Canada trừng phạt 7 quan chức Miến Điện

Bẩy quan chức Miến Điện phụ trách an ninh đồng loạt bị Liên Hiệp Châu Âu và Canada thông báo trừng phạt ngày 25/06/2018 vì phải chịu trách nhiệm về các vụ vi phạm nhân quyền đối với người Rohingya xảy ra vào quý II năm 2017 tại bang Rakhine. Thông cáo của Liên Hiệp Châu Âu nhấn mạnh đến các vụ vi phạm nhân quyền tại Miến Điện, gồm « giết người, xâm hại tình dục và đốt nhà ở của người Rohingya một cách có hệ thống ». Quyết định được ngoại trưởng 28 nước Liên Hiệp Châu Âu thông qua trong cuộc họp tại Luxembourg ngày 25/06. Canada cũng thông báo những biện pháp tương tự sau lời kêu gọi trừng phạt được đặc phái viên phụ trách Miến Điện của Liên Hiệp Quốc, bà Christine Schraner Burgener, đưa ra hôm 21/06. Theo AFP và Reuters, trong số 7 quan chức Miến Điện bị trừng phạt có 5 vị tướng quân đội và hai quan chức cao cấp của cảnh sát phụ trách an ninh và biên phòng. Những người này bị phong tỏa tài sản, không được cấp visa vào Liên Hiệp Châu Âu và Canada. Tướng Maung Maung Soe, chỉ huy loạt tấn công nhắm vào phe ly khai người thiểu số Hồi Giáo Rohingya hồi tháng 08/2017, cũng nằm trong danh sách bị trừng phạt. Trước đó, ông đã bị Hoa Kỳ trừng phạt vào tháng 12/2017. Nguồn: RFI
......

Vận động quốc hội Âu Châu

Bruxelles (Vương quốc Bỉ) – Tiếp theo chuyến vận động Quốc Hội Âu Châu vào tháng 11/2017, một cuộc vận động mới diễn ra hôm 20/06/2018 với sự tham gia của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới và Việt Tân. Phái đoàn đã gặp dân biểu Cristian Romania Dan Preda, thuộc đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, thành viên của Uỷ Ban Nhân Quyền của QHAC ; dân biểu Ý Alessia Mosca, thuộc đảng Xã Hội, thành viên của Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế của QHAC ; cô Chiara Miglioli, đặc trách thương mại của Đảng Xanh trong QHAC, cô Laura Ranahan, cộng tác viên của DB anh David Martin, đặc trách về nhân quyền. Mục đích của cuộc vận động kỳ này là cập nhật tin tức về Việt Nam cho các Dân Biểu từ khi Quốc Hội Âu Châu thông qua nghị quyết khẩn cấp dưới tiêu đề “Tự Do Ngôn Luận Tại Việt Nam, trường hợp Nguyễn Văn Hóa.” Từ 7 tháng qua, tình hình đàn áp nhân quyền càng ngày càng tệ hơn. Phái đoàn đã trình bày đến các chính giới 3 vấn đề sau đây: Thứ nhất là các phiên tòa diễn ra tại Việt Nam trong tháng 4/2018, với những bản án vô cùng bất công và nặng nề cho các nhà hoạt động thuộc Hội Anh Em Dân Chủ và các cá nhân khác. Nhà cầm quyền CSVN đã phạt 141 năm tù và quản chế 10 nhà dân chủ, trong đó có Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Túc, Trương Minh Đức hoặc anh Hoàng Bình. Thứ nhì là luật an ninh mạng đã được Quốc Hội CSVN thông qua hôm 12/06/2018. Bà Julie Majerczak, trưởng văn phòng Phóng Viên Không Biên Giới tại Brussels, nhắc lại Internet là nơi duy nhất để người Việt Nam có phương tiên thông tin và bày tỏ chính kiến. Luật an ninh mạng sẽ cho phép nhà cầm quyền CSVN ra lệnh ngăn chận, tháo gỡ mọi tin tức đi ngược lại quyền lợi của Đảng CSVN. Luật an ninh mạng cũng là một mối đe dọa cho các công ty tây phương muốn đầu tư tại Việt Nam. Thứ ba là sự đàn áp các cuộc biểu tình trong nước trước dự án thành lập các đặc khu kinh tế, có thể cho các công ty ngoại quốc thuê tới 99 năm. Mặc dầu quyền biểu tình được ghi trong hiến pháp của CHXHCN Việt Nam, nhưng vẫn chưa có một luật biểu tình để cho người dân có thể xuống đường bày tỏ ý kiến hay phản đối về một vấn đề thời sự. Việc giam cầm sinh viên Mỹ gốc Việc Will Nguyễn cũng là một sự vi phạm nhân quyền của Hà Nội. Sự kiện Hà Nội trả tự do cho LS Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà sang Đức không đủ để làm thay đổi tình hình vì anh Đài và chị Hà đã bị lưu đầy sang Đức thay vì được phép ở lại Việt Nam. Và Hà Nội hy vọng qua hành vi này làm hòa với chính phủ Đức sau sự kiện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin. Ông Phạm Minh Hoàng có nhấn mạnh là các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam không phải là một món hàng để CSVN bắt bỏ tù, rồi thả ra và lưu đầy để trả giá cho những hành vi bất luật pháp của họ. Phái đoàn đã trao cho các chính giới Âu Châu thư ngỏ của 90 tổ chức Việt Nam và quốc tế kêu gọi Liên Minh Âu Châu bát bỏ Hiệp Định Tự Do Thương Mại EVFTA vì tình huống quá tồi tệ về nhân quyền tại Việt Nam. DB Alessia Mosca cho biết rằng mặc dầu sự đàm phán giữa EU và Việt Nam đã xong từ tháng 12/2015, EVFTA vẫn chưa đưọc thông qua vì bên EU đang bất mãn Việt Nam vì những vi phạm nhân quyền đang xãy ra và ngày càng trầm trọng. Hơn nữa, EU bắt buộc Việt Nam phải thông qua các công ước 87 (tự do lập công đoàn) và 105 (lao động cưỡng bức) của Tổ Chức Lạo Động Quốc Tế (ILO) trước khi thông qua EVFTA. Vì Hà Nội rất cần EVFTA được thông qua để gia tăng nguồn ngoại tệ để bù đấp vào thâm hụt ngân sách, các chính giới điều đồng ý về việc EVFTA là một dụng cụ rất tốt để tạo áp lực, buộc Hà Nội ngưng ngay lập tức các sự đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Các chính giới và phái đoàn có trao đổi trên một số công tác cụ thể, sẽ được tiến hành từ đây cho đến cuối năm 2018 trong lãnh vực EVFTA./. Tags: van-dong-quoc-te | lien-minh-au-chau | EVFTA
......

Bộ trưởng Công an Tô Lâm có phản ứng cáo buộc của Đức?

Phiên tòa của Tòa án Đức xử Nguyễn Hải Long – nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, tưởng như không có gì đặc biệt vì chỉ xử ‘con tép’, đã bất thần bùng phát một thông tin liên đới một cấp cao hơn rất nhiều: Slovakia đang làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng Tám năm 2017 để làm bình phong bắt giữ Trịnh Xuân Thanh – Thông tấn xã Cộng hòa Slovakia TASR dẫn nguồn tin chính thức từ Bộ Nội vụ nước này cho biết như thế. Theo Văn phòng báo chí của Bộ Nội vụ Slovakia, về danh nghĩa mục đích chuyến thăm của ông Tô Lâm là để tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước, và Tô Lâm đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Nội vụ Slovakia lúc đó là ông Robert Kaliňák vào ngày 26/7/2017. Nhưng Bộ Nội vụ Slovakia cho rằng chuyến thăm của ông Tô Lâm có thể đã được sử dụng cho mục đích nào khác thay vì mục đích làm việc và hữu nghị. “Nếu thông tin mà giới chức Đức đưa ra được xác nhận là đúng thì chúng tôi sẽ xem đó là biểu hiện của sự bất công trắng trợn của đối tác Việt Nam, sự lợi dụng lòng hiếu khách của chúng tôi cho mục đích không phải là hữu nghị và gây bất ổn cho mối quan hệ song phương đang tiến triển tốt đẹp giữa hai nước” – thông cáo của Bộ Nội vụ gửi cho TASR viết. Mặc dù Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini trả lời báo chí rằng ông sẽ yêu cầu báo cáo chi tiết về việc liệu Slovakia có liên quan đến vụ việc bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh hay không, nhưng xác suất về việc một cơ quan nào đó của Slovakia đã ‘tự nguyện hợp tác’ với Bộ Công an Việt Nam để bắt giữ Trịnh Xuân Thanh tại quốc gia này là rất thấp, hoặc gần như không có. Nếu phía Slovakia tổ chức điều tra làm rõ và xác định được nghi vấn của cơ quan an ninh Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong?’ là đúng, phản ứng tối thiểu của Chính phủ Slovakia đối với Việt Nam sẽ là hạ cấp mối quan hệ ngoại giao và thương mại mà được xem là ‘tốt đẹp’ trước đây, cùng lúc có thể chấm dứt hoàn toàn ý định hỗ trợ Việt Nam để vận động EVFTA. Sau vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” xảy ra vào tháng Bảy năm 2018, phần lớn trong số 28 nước châu Âu đã dừng vô thời hạn kế hoạch xem xét thông qua EVFTA. Đức lại là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khối EU. Đức cũng là quốc gia nhập khẩu 1/5 các sản phẩm của Việt Nam xuất qua châu Âu. Giá trị thương mại song phương Đức – Việt Nam lên đến 9 tỷ đô la, giúp cho số xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào thị trường EU lên tới 25 tỷ USD, hoàn toàn trái ngược với số nhập siêu – cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch – của Việt Nam từ “bạn vàng” Bắc Kinh gấp đôi như thế – hơn 50 tỷ USD mỗi năm. Nhưng cái cách ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ mà một nhà bình luận phải ví von “không xin được thì ăn cắp” đã khiến nước Đức đầu tàu chính trị của châu Âu phải trả đũa. Không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, Nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017 và một tháng sau đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức. Trong thực tế, người Đức chưa bao giờ giận dữ đến thế trong suốt chiều dài quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Với Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, đó còn là từ ngữ “bội tín”. Cái từ thiên về bản chất dưới đáy của chính trị này lại càng khiến công luận xã hội ở Việt Nam không thể nào quên được nhân vật ủy viên trung ương đảng, chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối xử với người dân Đồng Tâm ra sao – ký sống, lăn tay điềm chỉ nhưng sau đó xổ toẹt tất cả… Giờ đây, Bộ trưởng công an Tô Lâm đang phải chịu một thử thách hết sức khắc nghiệt mà đòi hỏi ông ta phải có ‘bản lĩnh chính khách Việt’: ông Lâm sẽ phản ứng ra sao trước cáo buộc của cơ quan an ninh Đức về ‘Tô Lâm là bình phong cho vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’? Liệu Bộ trưởng công an Tô Lâm sẽ có thể đưa ra những bằng chứng nào để chứng minh rằng trong chuyến đi Slovakia vào năm 2017, ông không liên quan đến những kẻ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh? Còn nếu các cơ quan an ninh và tình báo của Đức và Slovakia trưng ra những bằng chứng cho thấy có mối liên đới trên thì sao? Hay Tô Lâm sẽ trả lời “tôi không biết’ – như nội dung trả lời tương tự của ông khi được một tờ báo trong nước hỏi về Trịnh Xuân Thanh đã về nước hay chưa? Hay ông sẽ im lặng? Im lặng trong hoàn cảnh Bộ Công an của ông đang phải ứng chịu búa rìu nặng nề của dư luận xã hội về nhiều bê bối và tham nhũng khủng khiếp về “công an bảo kê đánh bạc công nghệ cao’, vụ Vũ ‘Nhôm’ và Tổng cục Tình báo…, mà đang khiến ghế bộ trưởng công an của Tô Lâm chẳng còn chắc chắn tại Hội nghị trung ương 7 vào tháng Năm năm 2018 hoặc trong năm nay. Nguon: cali Today news
......

Gyde Jensen setzt sich für Nguyen Bac Truyen ein

Die Vorsitzende des Menschenrechtsausschusses des Deutschen Bundestages, Gyde Jensen (FDP), fordert die Revision des Prozesses gegen den vietnamesischen Rechtsanwalt Nguyen Bac Truyen. „Ich möchte erreichen, dass er freigelassen wird“, sagt Jensen am Montag, 9. April 2018. Vier Tage zuvor war Nguyen Bac Truyen von einem Gericht in Hanoi zu elf Jahren Haft und drei Jahren Hausarrest verurteilt worden. Mit ihm wurden sechs weitere Menschenrechtsverteidiger zu mehrjährigen Haftstrafen verurteilt. „Ursprünglich war der Prozess auf zwei Tage angesetzt und endete überraschend nach nur einem Tag“, sagt Gyde Jensen. Hinter so kurzen Prozesszeiten stecke Absicht, um solche Fälle schnell und mit möglichst wenig Öffentlichkeit abzuwickeln. „Bis vor Kurzem war nicht einmal bekannt, wann der Prozess geführt wird und wie es Truyen wirklich geht.“ Er habe zudem keinen dauerhaften Zugang zu einem Anwalt gehabt und lange Zeit die Anklageschrift nicht gekannt. „Die Voraussetzungen waren sehr schlecht, um eine Verteidigung vorzubereiten“, kritisiert Jensen. „Parlamentarier schützen Parlamentarier“ „Das sind gleich mehrere Gründe, warum wir ihn ins PSP aufgenommen haben und ich selber die Patenschaft übernehme“, erklärt die junge Abgeordnete, die sich für den Anwalt im Rahmen des Patenschaftsprogramms „Parlamentarier schützen Parlamentarier“ (PsP) des Deutschen Bundestages einsetzt. In dem Programm können sich Bundestagsabgeordnete aller Fraktionen weltweit für sogenannte Menschenrechtsverteidiger engagieren, die in ihren Heimatländern nur wenig oder gar keine Unterstützung haben. Mit dem gemeinsamen Antrag „Schutz von bedrohten Menschenrechtsverteidigern“ von SPD, CDU/CSU, Bündnis 90/Die Grünen und FDP (15/2078) hat sich der Bundestag im Jahr 2003 fraktionsübergreifend verpflichtet, die Initiative zu unterstützen und bedrohten Parlamentariern und Menschenrechtlern beizustehen. Ziel der schleswig-holsteinischen Bundestagsabgeordneten ist es, dass die Haftbedingungen für Nguyen Bac Truyen wenigstens so gut wie möglich sind, dass er seine Familie und seinen Anwalt sehen kann und dass seine Haftstrafe verkürzt wird. „Das Strafmaß ist übertrieben“, sagt sie. Öffentlichkeit zum Schutz gegen das Vergessen Schnelle Abhilfe sei allerdings nicht zu erwarten, schätzt Jensen. Aber als Abgeordnete stünden ihr einige wirksame Mittel zur Verfügung. Als Ausschussvorsitzende habe sie bereits mit dem Botschafter der Sozialistischen Republik Vietnam in Deutschland Kontakt aufgenommen und ein Gespräch in der kommenden Woche vereinbart. Die Haltung beurteilt sie als „mauernd“. Die offizielle Position laute, wer das Recht nicht achte, der müsse mit den Konsequenzen rechnen. „Dazu gehören Presse- und Meinungsfreiheit leider nicht“, sagt Jensen. Nguyen Bac Truyen habe sich für Meinungsfreiheit, Religionsfreiheit und für ein pluralistisches Mehrparteiensystem sowie Gewaltenteilung in seinem Land eingesetzt. „Das wird ihm aus Sicht des Staates als Propaganda gegen die Sozialistische Republik Vietnam ausgelegt.“ Wenigstens habe Jensen den Eindruck gewonnen, dass der Wille der Botschaft da gewesen sei, miteinander im Gespräch zu bleiben. Die Ausschussvorsitzende will nun Öffentlichkeit herstellen und in sozialen Netzwerken an das Schicksal von Nguyen Bac Truyen erinnern. Durch mehr öffentliche Aufmerksamkeit könnten bessere Haftbedingungen erreicht und vielleicht die Haft- und anschließende Arrestzeit verringert werden. Recht auf Meinungsfreiheit weltweit unter Druck „Die Ausübung der Meinungsfreiheit steht an vielen Orten dieser Welt unter Druck“, so die Abgeordnete. Den Regierungen solcher Länder sei in der Regel dennoch daran gelegen, ein gutes Verhältnis zu Parlamentariern in Deutschland zu pflegen. Mit dem PSP-Programm würden diese Fälle lange begleitet. Außerdem könne darauf aufmerksam gemacht werden, wie es um die Arbeit von verfolgten Oppositionellen, Anwälten, Gewerkschaftern und Parlamentariern weltweit stehe. Die Kontakte und die Unterstützung blieben darüber hinaus über Legislaturperioden und Parlamentsmitgliedschaften hinweg bestehen. So hätten bereits die Abgeordneten Martin Patzelt (CDU/CSU) und Philipp Lengsfeld (CDU/CSU) bei ihrem Engagement in Vietnam Truyen in der vergangenen Wahlperiode im Juni 2017 in Ho-Chi-Minh-Stadt getroffen. Nun kündigt Gyde Jensen an, spätestens im kommenden Jahr nach Vietnam reisen zu wollen. Die Abgeordnete will sich um den Zugang zu Truyen im Gefängnis bemühen und seine Familienmitglieder besuchen, damit sein Schicksal nicht vergessen wird. (eis/09.04.2018). Bản tin tiếng Việt: Hiếu Bá Linh – Thoibao.de BERLIN - Với tư cách Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội CHLB Đức, bà Gyde Jensen đã liên lạc với Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng và một cuộc họp vào tuần tới đã được thỏa thuận. Trể nhất trong năm tới bà sẽ đi Việt Nam. Bà sẽ nỗ lực để được cho vào thăm ông Nguyễn Bắc Truyển trong nhà tù và thăm viếng các thành viên trong gia đình để số phận của ông ta sẽ không bị lãng quên. Hôm Thứ Hai ngày 09/04/2018 trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội CHLB Đức, nữ Dân biểu Gyde Jensen, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân quyền của Quốc hội CHLB Đức, đã thông báo chính thức rằng bà đã nhận bảo trợ cho luật gia Nguyễn Bắc Truyển trong chương trình „Dân biểu Bảo vệ Dân biểu“ của Quốc hội Liên bang Đức, một chương trình đã được mở rộng để bảo vệ cho cả cho những Người Bảo vệ Nhân quyền trên thế giới chứ không riêng gì cho các vị dân cử. Được biết, sau cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang Đức hồi cuối năm ngoái, một Quốc hội mới được thành lập và bà Gyde Jensen là Tân Chủ tịch Uỷ Ban Nhân quyền của Quốc hội CHLB Đức. Hôm thứ Năm tuần qua ngày 05/04/2018 ông Nguyễn Bắc Truyển đã bị tòa án Hà Nội kết án 11 năm tù và 3 năm quản chế. Cùng với ông còn có 5 nhà hoạt động khác cũng bị kết án nhiều năm tù. Bản tin của Quốc hội Liên bang Đức cho biết, bà Gyde Jensen yêu cầu phải tái xét lại bản án này. "Tôi muốn ông ta được trả tự do", bà Jensen nói. Trong khuôn khổ của chương trình bảo trợ "Dân biểu Bảo vệ Dân biểu" bà sẽ tranh đấu cho ông Truyển được tự do. "Ban đầu, phiên tòa đã được dự kiến xét xử trong hai ngày, nhưng đã kết thúc một cách đáng ngạc nhiên chỉ sau một ngày“, bà Gyde Jensen nói. Ẩn ý đằng sau thời gian xét xử ngắn như vậy là để xử lý nhanh chóng các vụ án như vậy và ít gây chú ý của dư luận công chúng như có thể. "Cho đến thời gian ngắn trước phiên tòa người ta vẫn chưa biết khi nào phiên tòa sẽ diễn ra và sức khỏe ông Truyển thực sự như thế nào". Ông Truyển không được tiếp cận lâu dài với luật sư và suốt một thời gian dài không có bản cáo trạng. "Những điều kiện rất tồi tệ để mà chuẩn bị cho công việc biện hộ", bà Jensen chỉ trích. „Có nhiều lý do tại sao chúng tôi đã nhận bảo trợ ông Truyển trong chương trình „Dân biểu Bảo vệ Dân biểu“ của Quốc hội Liên bang Đức và chính bản thân tôi là người đứng ra bảo trợ“, nữ Dân biểu trẻ Gyde Jensen giải thích. Một trong những lý do là qua chương trình này của Quốc hội Liên bang Đức sẽ góp phần vào việc không để số phận của ông Nguyễn Bắc Truyển bị trôi vào lãng quên. Nữ Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức Gyde Jensen đặt ra những mục đích: cải thiện điều kiện giam giữ ông Nguyễn Bắc Truyển tốt như có thể được, gia đình và luật sư có thể vào thăm ông, và bản án của ông được rút ngắn. "Mức án là phóng đại quá cao" bà Jensen nói. Bản tin của Quốc hội Liên bang Đức cũng cho biết, với tư cách Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội CHLB Đức, bà Gyde Jensen đã liên lạc với Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng và một cuộc họp vào tuần tới đã được thỏa thuận. Ông Nguyễn Bắc Truyển hoạt động đấu tranh cho tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và hệ thống đa đảng đa nguyên cũng như tam quyền phân lập ở đất nước của ông ta. "Theo quan điểm của nhà nước, hoạt động này được hiểu là tuyên truyền chống lại nước CHXHCN Việt Nam".  Ít nhất thì bà Jensen có ấn tượng rằng thiện chí ông Đại sứ Đoàn Xuân Hưng về một cuộc gặp gỡ nói chuyện với nhau là hiện hữu. Bà Chủ tịch Ủy ban mong muốn tạo ra sự chú ý trong công chúng và trong mạng xã hội để nhớ đến số phận của ông Nguyễn Bắc Truyển. Sự chú ý của công chúng có thể dẫn đến các điều kiện giam giữ tốt hơn và có thể giảm bớt thời gian ngồi tù và thời gian quản chế sau đó. Bản tin của Quốc hội Liên bang Đức kết thúc bằng thông báo của bà Gyde Jensen, trể nhất trong năm tới bà sẽ đi Việt Nam. Bà sẽ nỗ lực để được cho vào thăm ông Nguyễn Bắc Truyển trong nhà tù và thăm viếng các thành viên trong gia đình để số phận của ông ta sẽ không bị lãng quên./.  
......

Thông cáo báo chí của Liên đoàn Thẩm phán Đức trước bản án dành cho các nhà hoạt động dân quyền Việt Nam

Liên đoàn Thẩm phán xúc động và bất bình trước bản án dành cho các nhà hoạt động dân quyền Việt Nam Berlin, ngày 06/04/2018 – Liên đoàn Thẩm phán Đức lên tiếng phê phán gay gắt bản án dành cho các nhà hoạt động dân quyền Việt Nam. Có sáu (06) nhà hoạt động dân quyền đã bị tuyên án nặng nề từ 7 đến 15 năm tù vào ngày thứ Năm 05/04/2018 vừa qua tại Hà Nội. Trong số này có luật sư Nguyễn Văn Đài là người được Liên đoàn Thẩm phán Đức trao Giải Nhân quyền năm 2017 trong sự vắng mặt để tuyên dương những đóng góp của ông. „Không có gì có thể biện minh cho bản án này“, theo lời của chủ tịch  Liên đoàn Thẩm phán Đức, ông Jens Gnisa, vào ngày thứ Sáu 06/04/2018. „Tất cả những người bị kết án đều là những người đã chỉ dấn thân cho các giá trị vững bền như quyền tự do, chế độ pháp quyền và dân chủ. Những quyền này được Việt Nam tự nguyện cam kết tôn trọng nên người thực hiện chúng không thể bị truy tố về mặt hình sự.“ Trong vụ này, ngay cả những quyền về tố tụng cũng bị vi phạm nặng nề. Dưới cái nhìn của Liên đoàn Thẩm phán Đức thì việc tuyên đọc bản án dành cho sáu (06) nhà hoạt động nhân quyền chỉ vài tiếng đồng hồ sau phiên xử cũng đủ cho thấy điều này. „Toàn bộ vụ án kể cả việc tạm giam trên hai (02) năm trời làm cho người ta thất vọng.“, ông Gnisa nói. „Chế độ Việt Nam đã đứng trên luật pháp hiện hành để bóp chết tiếng nói của những người chỉ trích họ. Tất cả kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng khát vọng tự do của con người sẽ vượt qua được mọi trở lực.“ Nguồn: Der Deutsche Richterbund (DRB) Bản dịch của VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền  
......

Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert về bản án đối với các nhà hoạt động ôn hòa ở Việt Nam

BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ Văn phòng Người phát ngôn Cho đăng tải ngay Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert về bản án đối với các nhà hoạt động ôn hòa ở Việt Nam Ngày 5/4/2018 Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc một tòa án của Việt Nam đã kết án và tuyên án các nhà hoạt động ôn hòa Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức với các án tù nặng nề dưới tội danh mơ hồ “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Chúng tôi lo ngại nhận thấy rằng chính quyền Việt Nam đã tạm giam Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà trong hơn hai năm trước khi xét xử. Tất cả mọi người có quyền cơ bản như tự do biểu đạt, quyền lập hội và tụ họp ôn hòa, cả trên mạng và ngoài đời. Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc trước những nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm hạn chế những quyền này thông qua xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ, kết án và những bản án hà khắc đối với các nhà hoạt động ôn hòa. Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả tất cả tù nhân lương tâm ngay lập tức, và cho phép tất cả cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm của họ và tụ họp một cách ôn hòa mà không lo sợ bị trừng phạt. Chúng tôi cũng hối thúc chính phủ Việt Nam đảm bảo những hành động và luật pháp của mình, trong đó có Bộ luật Hình sự, nhất quán với những điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp Việt Nam và những cam kết và nghĩa vụ quốc tế của mình. ###
......

Menschenrechtsbeauftragte Kofler zur Verurteilung von vietnamesischen Menschenrechtsaktivisten

Die Menschenrechtsbeauftragte der Bundesregierung, Bärbel Kofler, sagte zur Verurteilung von Nguyen Bac Truyen, Nguyen Van Dai, Le Thu Ha, Pham Van Troi, Truong Minh Duc und Nguyen Trung Ton zu hohen Haftstrafen heute (06.04.): "Das Urteil gegen sechs vietnamesische Bürgerrechtler gibt Anlass zu Sorge. Die Verurteilten setzen sich für eine Stärkung der Rechtsstaatlichkeit, für Transparenz der öffentlichen Verwaltung und für mehr zivilgesellschaftliche Teilhabe ein – kurz: für ein besseres Vietnam. Sie tun das unter Wahrnehmung jener Rechte, die ausdrücklich durch die vietnamesische Verfassung garantiert werden und zu deren Umsetzung Vietnam sich in internationalen Verträgen selbst verpflichtet hat: Meinungsfreiheit, Pressefreiheit, Vereinigungsfreiheit. Für dieses Engagement für die Zukunft Vietnams müssen sie jetzt ins Gefängnis. Sorge bereiten mir auch die Mängel an Rechtsstaatlichkeit bei Ermittlungen und Prozess. So saßen Nguyen Van Dai und Le Thu Ha mehr als zwei Jahre in Untersuchungshaft – ohne Kontakt zu Mitgefangenen, ohne anwaltlichen Beistand und nur mit wenigen Familienbesuchen. Viele Familien wurden nach der Festnahme ihrer Angehörigen wochenlang über deren Verbleib und die strafrechtlichen Vorwürfe im Unklaren gelassen. Einige der Anwälte klagen über die Beschneidung ihrer strafprozessualen Rechte." Hintergrund: Die mutmaßlichen Mitglieder der Brotherhood of Democracy wurden mit folgenden Freiheitsstrafen belegt: Nguyen Trung Ton und Truong Minh Duc jeweils 12 Jahre, Nguyen Bac Truyen 11 Jahre und Pham Van Troi 7 Jahre. Nguyen Van Dai ist vom Gericht der Stadt Hanoi zu 15 Jahren Gefängnis wegen "Aktivitäten zum Umsturz der Volksregierung" verurteilt worden. Seine Assistentin Le Thu Ha soll für 9 Jahre in Haft. Wegen seines Engagements für Demokratisierung und Rechtsstaatlichkeit war der Menschenrechtsverteidiger Nguyen Van Dai bereits von 2007 bis 2011 in Haft. Er wurde von der Rechtsanwaltskammer ausgeschlossen, erhielt Berufsverbot und durfte auch nach Verbüßung seiner Haft Vietnam nicht verlassen. Ende 2015 wurden Dai und Le Thu Ha unter dem Vorwurf „Propaganda gegen den Staat“ (Art. 88 des Strafgesetzbuches) verhaftet. Im Juli 2017 weiteten die Behörden die strafrechtlichen Vorwürfe auf „Umsturzaktivitäten“ aus. Gleichzeitig wurden die vier heute ebenfalls verurteilten Aktivisten Truyen, Troi, Duc und Ton festgenommen. Die Bundesregierung, Abgeordnete, zahlreiche deutsche und internationale Organisationen und zivilgesellschaftliche Akteure setzen sich für die Freilassung der Aktivisten ein. Der damalige Außenminister Steinmeier hat anlässlich seines Vietnam-Besuchs im Oktober 2016 für die Freilassung Dais geworben. 2017 wurde Dai mit dem Menschenrechtspreis des Deutschen Richterbundes ausgezeichnet. https://www.auswaertiges-amt.de/de/newsroom/kofler-menschenrechtsaktivis...
......

Thủ tường Merkel và tân nội các 2018

Ngày 24.09.2017 khoảng 62 triệu cử tri đi bầu Quốc Hội liên bang khóa 19 với nhiệm kỳ 4 năm. Kết quả cuộc bầu cử thì Liên Minh Dân Chủ/Xã Hội Kitô Giáo (CDU/CSU) của bà Thủ tướng Dr. Angela Merkel vẫn giữ vị thế là chính đảng lớn nhất trong Quốc hội Liên Bang Đức khóa 19. (2017-2021). Để đạt đa số tuyệt đối 355 ghế ở Quốc hội. Bà Merkel phải liên minh với 2 đảng là: Đảng Xanh (Bündnis 90- Die Grünen-) và Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP), qua nhiều tháng đàm phán thất bại, đảng FDP rút lui không liên minh để cầm quyền vì có nhiều bất đồng làm khủng hoảng chính trị cuối năm 2017. Ngày 12.01.2018 liên đảng (CDU/CSU) đã đạt thỏa thuận tốt đẹp với đảng Dân Chủ Xã Hội (SPD) để thành lập chính phủ liên minh „đa đảng“, chấm dứt bế tắc chính trị kéo dài nhiều tháng. Liên minh 3 đảng CDU, CSU, SPD tiếp tục đề cử bà Dr. Merkel ứng cử Thủ tướng, qua cuộc bỏ phiếu kín của 709 dân biểu ở Quốc hội (Bundestag) bà Dr.Angela Merkel (63 tuổi CDU) tiếp tục được tín nhiệm làm Thủ tướng lần thứ 4 với 364 phiếu, thêm nhiệm kỳ 4 năm (2017-2021, nhiệm kỳ đầu tiên của bà từ năm 2005 đến 2021 sẽ là 16 năm cầm quyền). Tuy nhiên có 315 phiếu chống, 9 phiếu trắng và không hợp lệ. (các đảng đối lập hẳn nhiên không bỏ phiếu cho bà Merkel). Niềm vui không trọn vẹn vì đã có 35 nghị sĩ trong tổng số 399 nghị sĩ của CDU/CSU và SPD không bỏ phiếu ủng hộ bà. Sau 171 ngày bầu cử Quốc hội/ Bundestag, Cộng Hoà Liên Bang Đức có một chính phủ mới. Ngày 14.3.2018 tại trụ sở Quốc hội (Reichtag) bà Dr. Angela Merkel tuyên thệ nhậm chức, bà phải đọc toàn bộ những câu ghi trong Hiến pháp về nghĩa vụ của một thủ tướng Đức. (1) Dr. Wolfgang Schäuble “chúc bà Thủ tướng chính phủ, có nghị lực mạnh và thành công xin Chúa ban phước lành để bà hoàn thành nhiệm vụ tốt đẹp“. Trong khi đó, đối với các bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội Dr. Wolfgang Schäuble đọc những câu quy định về nghĩa vụ của một Bộ trưởng, các Bộ trưởng lần lượt đến trước mặt Chủ tịch Quốc hội, tuyên thệ rằng „Tôi thề“ trước Hiến pháp và tùy từng người có thể nói thêm nhờ sự giúp đỡ của Thiên Chúa (không bắt buộc) Khác với T.T Mỹ khi tuyên thệ nhậm chức phải để tay trên cuốn Kinh Thánh. Nội các mới của bà Dr. Merkel gồm 6 Bà và 9 Ông, là đảng viên của các đảng. CDU, CSU và SPD là những chính khách trẻ tuổi có khả năng, phục vụ thành công tốt đẹp cho đất nước. Họ đều tốt nghiệp Đại học không có bằng giả hay mua bằng. Những Nghị sĩ đảng đối lập là những cặp mắt giám sát có thể „vạch lá tìm sâu“. Nếu một người nào đó làm sai phải từ chức, không thể ngồi ù lì để ăn lương. Trường hợp bằng thật của ông Karl-Theodor zu Guttenberg cựu Bộ trưởng Quốc phòng/ Verteidigungsminister từ (2009–2011), ông phải từ chức tháng ba năm 2011. Ngày 23 tháng hai năm 2011 vì các cơ quan truyền thông loan báo: năm 2007 ông trình luận án tiến sĩ luật „Verfassung und Verfassungsvertrag“ tại đại học Bayreuth trong luận án dày 500 trang của ông đã có một số ít trang trích dẫn tài liệu trong Hiến pháp. Ông không ghi rõ xuất xứ bị kết án là đạo văn. Vì dư luận, ông phải từ chức và trả bằng lại cho đại học, không được phép dùng danh xưng tiến sĩ (Dr.). Đức là quốc gia tự do, dân chủ có nền văn hóa cao, ý kiến phê bình của người dân luôn được lắng nghe. Ông ta tự trọng từ chức mất tất cả danh vọng, sư nghiệp chính trị, Ở Việt Nam nếu số cán bộ làm lớn bị phát hiện đạo văn, bằng giả, bằng dỏm thì có bao nhiều người dám từ chức ra đi? Chỗ ngồi trong Quốc hội được xếp theo khuynh hướng chính trị của các đảng, từ trái sang phải như sau: Đảng Cánh tả cấp tiến, đảng SPD, đảng Grünen (Xanh), đảng CDU/CSU, đảng FDP và ngoài cùng cánh hữu là đảng AfD. (Alter native für Deutschland là đảng mới rất cực đoan, các đảng khác không muốn ngồi gần). Đặc biệt trong khi bà Dr. Merkel tuyên thệ nhậm chức các tân Bộ trưởng được đề cử chưa phải là Nghị sĩ Quốc hội thì ngồi ở khu vực dành cho khách. Chủ tịch Quốc hội Dr. W. Schäuble được 709 Nghị sĩ bỏ phiếu bầu, chứ không thể bầu Chủ tịch Quốc hội trước như ở Việt Nam, rồi mới bầu Dân biểu theo chỉ định của đảng. Thể chế ở Đức là Tam Quyền Phân Lập, Bộ trưởng không bắt buộc phải là Nghị sĩ Quốc hội. Hiện nay trong Quốc hội có Nghị sĩ đa đảng đại diện cho Dân: Liên đảng đang cầm quyền là: CDU- CSU-SDP. Hình bên các đảng có ghế trong Quốc hội khoá 19 từ năm (2017-2021) Các tân Bộ trưởng của Cộng Hòa Liên Bang Đức tuyên thệ nhậm chức: 1/Hr. Olaf Scholz (59 tuổi SPD) Bộ trưởng Tài chính, kiêm Phó Thủ tướng (Vizekanzler) 2/ Hr. Horst Seehofer (68 CSU), Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Xây dựng và Đất nước für Bau und Heimat), 3/ Hr. Heiko Maas (51 tuổi SPD), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, 4/ Hr. Peter Altmaier (59 tuổi CDU), Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng), 5/ Fr. Dr. Katarina Barley (50 tuổi SPD), Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bảo vệ Người tiêu dùng (für Verbraucherschutz). 6/ Hr. Hubertus Heil (46 tuổi SPD), Bộ trưởng Bộ Lao động và các vấn đề Xã hội 7/ Frau Dr. Ursula von der Leyen (59 tuổi CDU), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 8/ Frau Julia Klöckner (45 tuổi CDU), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm 9/ Fr. Dr. Franziska Giffey (39 tuổi SPD), Bộ trưởng về gia đình giao, người già, phụ nữ và thanh niên/ für Familie, Senioren, Frauen und Jugend 10/ Hr. Jens Spahn (37 tuổi CDU), Bộ trưởng Bộ Y tế 11/ Hr. Andreas Scheuer (43 tuổi CSU), Bộ trưởng Giao thông và Cơ sở Hạ tầng Kỹ thuật số/ digitale Infrastruktur 12/ Fr. Svenja Schulze (50 tuổi SPD) Bộ trưởng Liên bang về Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn hạt nhân) 13/ Frau. Anja Karliczek (46 tuổi CDU) Bộ trưởng Giáo dục và Nghiên cứu), 14/ Dr. Gerd Müller (62 tuổi CSU, Bộ trưởng Hợp tác và Phát triển Kinh tế 15/ Prof. Dr. Helge Braun (45 tuổi CDU), Bộ trưởng về Nhiệm vụ đặc biệt, Chánh văn phòng liên bang, (Chef des Bundeskanzleramtes). Các chữ viết tắc: Hr (Ông); Fr (Bà) Dr. (Tiến sĩ), Prof. (Giáo sư). Theo giới truyền thông qua thăm dò dư luận được bình chọn là những người được lòng dân. Chủ tịch Quốc hội Dr. Wolfgang Schäuble (CDU) xếp hạng nhất. Cựu Bộ trưởng ngoại giao ông Sigmar Gabriel (SPD), hạng nhì ông là người cứng rắn với Việt Nam trong vụ bắt cóc con sâu Trinh Xuân Thanh như:  đình chỉ Bảo hiểm Hermes của Chính phủ Đức -bảo hiểm xuất cảng cho các nhà đầu tư Đức – với số tiền là 847,4 triệu Euro, đình chỉ Hiệp định Hàng không với Việt Nam, huỷ bỏ Visa ngoại giao vào Đức, có thể kéo đổ Hiệp Ước Thương Mại Tự Do giữa Liên Âu và Việt Nam- EVFTA. Ông Sigmar Gabriel đã bàn giao chức vụ cho ông Heiko Maas cũng thuộc đảng SPD. Heiko Maas là một luật sư và chính trị gia 51 tuổi, từng giữ chức bộ trưởng trong nhiều ngành khác nhau của tiểu bang Saarland từ năm 1989 tới 2013. Trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp (Liên bang) Đức nhiệm kỳ 2013-2017, ông là người có quan điểm cũng cứng rắn đối với phong trào cực tả, chủ nghĩa cực đoan, và nhất quyết đòi trừng trị những hoạt động tình báo của nước ngoài trên lãnh thổ Đức.  Sau lễ nhậm chức Bộ trưởng ngoại giao, ông Heiko Maas bay sang Paris gặp Bộ Ngoại giao Pháp, ông Jean-Yves Le Drian. Hai bên cùng lên tiếng ủng hộ việc nữ Thủ tướng Anh Theresa May cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc cha con cựu điệp viên Sergei Skripal, sau khi có kết qủa điều tra của cảnh sát Anh có bằng chứng vụ điệp viên ám sát xảy ra trên nước Anh. Chúng ta chờ xem khuynh hướng ngoại giao, đối tác đối với Việt Nam có thay đổi không? hay là VN “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”? bởi vì hoạt động tình báo. bắt cóc trên lãnh thổ Đức là vi phạm luật của Đức. Bà Thủ tướng Dr. Angela Merkel xếp hạng ba… Cộng Hoà Liên Bang Đức là Quốc gia giàu mạnh đứng đầu Âu Châu về kinh tế cũng như Chính trị, Sau 6 tháng các chính đảng đàm phán và liên minh thành lập chính phủ ổn định, Giúp các Quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu an tâm và hy vọng tương lai tốt đẹp. Nguyễn Quý Đại Quelle: https://www.berliner-zeitung.de/29318838 ©2018 http://www.zeit.de/politik/deutschland/2018-02/grosse-koalition-kabinett... Lời tuyên thệ theo Hiến pháp 1/Der Amtseid in Artikel 56 des Grundgesetzes lautet: „Ich schwöre, dass ich meine Kraft dem Wohle des deutschen Volkes widmen, seinen Nutzen mehren, Schaden von ihm wenden, das Grundgesetz und die Gesetze des Bundes wahren und verteidigen, meine Pflichten gewissenhaft erfüllen und Gerechtigkeit gegen jedermann üben werde. So war mir Gott helfe.“ Der Eid kann auch ohne religiöse Beteuerung geleistet werden. Nguồn:hoamunich  
......

Tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hoà Liên bang Đức Heiko Maas

Việt Nam cần biết tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hoà Liên bang Đức Heiko Maas là ai. Toà đại sứ CHLBĐ đã chọn một đoạn ngắn trong phát biểu nhậm chức của tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Heiko Maas để giới thiệu ông trên trang Facebook chính thức của họ: Als Justizminister habe ich mich immer auf einen Kompass verlassen: nämlich das Grundgesetz. Auf die Prinzipien des demokratisches Rechstaates hier in Deutschland, auf die Verträge der EU und die Regelwerke des Völkerrechts und der internationalen Institutionen. Und diesen Kompass nehme ich mit zum Werderschenmarkt. Darin sehe ich Orientierung und Verlässigkeit auch in der Außenpolitik. Und je rascher sich die Welt verändert, desto überlebensnotwendiger wird dieser Kompass. Khi là Bộ trưởng Tư pháp, tôi đã luôn luôn lấy Luật Cơ Bản (1) làm "la bàn".  Trong nước, theo sát các nguyên tắc của nhà nước dân chủ pháp quyền, và đối ngoại, tôn trọng các hiệp định với Liên minh Châu Âu, các quy tắc của luật pháp quốc tế và các tổ chức quốc tế. Hôm nay tôi mang la bàn này theo tôi qua Werderschen Markt (Trụ sở Bộ Ngoại giao) vì trong chính sách đối ngoại, tôi thấy nó chính là sự định hướng và tính xác thực. Vận tốc thay đổi của thế giới càng tăng, "la bàn" này càng thêm giá trị đối với sự sống còn. Heiko Maas là một luật sư và chính trị gia 51 tuổi, đã từng giữ chức bộ trưởng trong nhiều ngành khác nhau của tiểu bang Saarland từ năm 1989 tới 2013. Trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp (Liên bang) trong Chính phủ Đức nhiệm kỳ 2013-2017, ông là người có quan điểm cứng rắn đối với phong trào cực tả, chủ nghĩa cực đoan, và nhất quyết đòi trừng trị những hoạt động tình báo của nước ngoài trên lãnh thổ Đức. Nói tới nghị lực và sự bền bỉ thì nên biết Bộ trưởng Heiko Maas còn là người tập môn thể thao Triathlon (Ba môn Phối hợp). Tham dự Lễ trao Giải Nhân quyền cho LS Nguyễn văn Đài Năm trước, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Heiko Maas đã đến tham dự buổi lễ trao Giải Nhân quyền 2017 của Liên đoàn Thẩm phán Cộng hòa Liên bang Đức cho LS Nguyễn văn Đài, được tổ chức vào ngày 5 tháng 4 tại thành phố Weimar. Bộ trưởng Maas đã nhấn mạnh đến sự cam kết bảo vệ Nhân quyền trong bài diễn văn của ông (2): Es ist gut, dass der Deutsche Richterbund heute zum wiederholten Male seinen Menschenrechtspreis verliehen hat. Wie wichtig das Engagement für die Menschenrechte ist, dass zeigen ganz aktuell die Ereignisse in Syrien aber auch in vielen anderen Teilen der Welt. In vielen Ländern steht der Rechtsstaat und mit ihr die Justiz derzeit unter massiven Druck. ....... Ich habe große Hochachtung vor allen Richtern, die mit Mut und Ethos versuchen, ihre Unabhängigkeit zu bewahren. Dieser Mut verdient unsere Solidarität! Ich danke dem Deutschen Richterbund, aber auch dem Deutschen Anwaltverein und der Bundesrechtsanwaltskammer, dass sie sich gerade aktuell für bedrängte Kollegen in aller Welt einsetzen. Diese Solidarität ist auch ein wichtiges Zeichen gegen den neuen Nationalismus, den die Populisten schüren: Herkunft, Sprache oder Religion mögen uns trennen – aber uns verbindet der Glaube an den Rechtsstaat, an die Gewaltenteilung und an die Unabhängigkeit der Gerichte. Diese Werte sind stärker als jeder Nationalismus! Deshalb werden wir als Bundesregierung diese Werte mit ganzer Kraft verteidigen. Wir tun das auch mit Hilfe der Justiz – auch gegen fremde Geheimdienste. Ich danke, dem Generalbundesanwalt für seinen Einsatz in dieser Sache, denn eines ist ganz klar: Spionage ist in Deutschland strafbar und wir lassen nicht zu, dass Herr Erdogan seine Einschüchterungs-Methoden auf deutschen Boden exportiert! Viele Menschen grade in unserem Alter meinen, der Rechtsstaat sei eine Selbstverständlichkeit. Die aktuellen Ereignissen in vielen Teilen der Welt zeigen uns, dass das nicht so ist: der Rechtsstaat ist ein Wert den wir schätzen und bewahren müssen! Hôm nay, một lần nữa, Liên đoàn Thẩm phán Đức lại trao giải Nhân quyền. Đây là một việc vô cùng tốt đẹp. Những sự kiện đang xảy ra tại Syria cũng như tại nhiều nơi khác trên thế giới cho thấy việc cam kết bảo vệ nhân quyền quan trọng đến mức nào. Ở nhiều quốc gia, nhà nước pháp quyền cũng như công lý đang chịu áp lực lớn. ... Tôi vô cùng tôn trọng các vị thẩm phán đang can đảm duy trì sự độc lập, trung thành với ý thức hệ của mình. Sự dũng cảm này xứng đáng tình đoàn kết của chúng ta! Tôi xin cám ơn Liên đoàn Thẩm phán, cũng như Hiệp hội luật sư Đức và Luật sư đoàn Liên bang, đang tham gia ủng hộ những đồng nghiệp đang bị chèn ép khắp nơi trên thế giới. Đoàn kết cũng là một dấu hiệu quan trọng chống lại những kích động của chủ nghĩa dân túy: chúng ta có thể khác biệt vì nguồn gốc, ngôn ngữ hoặc tôn giáo, nhưng chúng ta liên kết trong niềm tin nơi nhà nước pháp quyền, nơi sự phân quyền và tính độc lập của các tòa án. Những giá trị này mạnh hơn bất kỳ chủ nghĩa dân tộc nào! Do đó, với cương vị Chính phủ Liên bang, chúng ta sẽ bảo vệ các giá trị này với tất cả sức mạnh của chúng ta. Chúng ta dựa vào pháp luật để làm việc, và cũng (chú tâm) chống lại các dịch vụ tình báo nước ngoài. Cám ơn bên Tổng công tố Liên bang đã rất tích cực trong vấn đề này, bởi vì có một điều rất rõ ràng: Tại Đức, hoạt động tình báo là một vấn đề phạm pháp và chúng ta sẽ không cho phép ông Erdogan (3) xuất cảng những phương pháp hăm dọa của ông qua lãnh thổ Đức! Nhiều người trong độ tuổi của chúng ta nghĩ rằng nhà nước pháp quyền là một điều tất nhiên. Nhưng các sự kiện đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy rằng không phải như vậy: Nhà nước pháp quyền là một giá trị mà chúng ta phải biết trân quý và bảo vệ! Bắt tay vào việc Sau lễ nhậm chức tại Berlin trưa ngày 14/03/2018, tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CHLBĐ Heiko Maas đã ra thẳng phi trường để  bay qua Paris gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp, ông Jean-Yves Le Drian. Hai bên đã cùng lên tiếng ủng hộ việc nữ Thủ tướng Anh Theresa May cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal, theo kết luận điều tra của cảnh sát Anh. Tùy theo mức quan trọng, một lúc nào đó, Bộ trưởng Maas sẽ mở hồ sơ "Việt Nam" với những vấn đề phức tạp nhưng không hoàn toàn mới lạ với ông. Chú thích: (1) http://www.goethe.de/lrn/prj/wnd/idl/grl/viindex.htm Hiến pháp của Đức tên là Luật cơ bản. Luật cơ bản bao gồm những qui định luật pháp và chính trị quan trọng nhất của Cộng hòa Liên bang Đức. Ví dụ như trong hiến pháp có nêu việc Đức là một quốc gia dân chủ. Điều đó có nghĩa là: Mỗi người đều có thể tham gia vào đời sống chính trị, ví dụ như tham gia các đoàn thể, phong trào, công đoàn hoặc đảng phái. Những đảng phái chính trị có các chương trình và mục tiêu khác nhau. Những đảng phái lớn nhất ở Đức là CDU (Đảng liên minh dân chủ thiên chúa giáo), SPD (Đảng dân chủ xã hội Đức), Liên minh 90/Đảng Xanh, FDP (Đảng dân chủ tự do) và Đảng cánh trái. Và còn nhiều đảng phái nhỏ khác. (2) https://www.bmjv.de/SharedDocs/Reden/DE/2017/04052017_Deutscher_Richter_... (3) Recep Tayyip Erdogan: đương kim Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T.Q. Nguồn: bxvn
......

Đức 'điều tra tướng công an VN về vụ bắt cóc ở Berlin'

Truyền thông Đức, gồm cả đài phát thanh quốc tế Deutsche Welle, đưa tin cơ quan công tố liên bang Đức đang tiến hành điều tra một Phó Tổng cục trưởng An ninh, Bộ Công an Việt Nam, người bị cho là đóng vai trò trong vụ 'bắt cóc ở Berlin' hồi tháng Bảy năm ngoái. Phía công tố Đức từ chối bình luận với báo chí. Trong khi đó, bà Petra Isabel Schlagenhauf, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, nói với BBC rằng cuộc điều tra của cơ quan công tố Đức nhằm vào Trung tướng Đường Minh Hưng 'và những người khác trong vụ bắt cóc thân chủ tôi'. Theo luật Đức, giới chức sau khi ra cáo trạng sẽ phải chuyển tài liệu này tới cho người bị cáo buộc và luật sư bảo vệ của họ, bà luật sư Petra Schlagenhauf nói. Bên bị cáo buộc sẽ có một thời gian để nêu quan điểm và cung cấp bằng chứng phản bác. Sau đó, tòa sẽ tuyên bố mở phiên xét xử và định ngày để nghe lập luận của các bên, bà Schlagenhauf giải thích. Khác với hai nhà ngoại giao Việt Nam đã bị phía Đức trục xuất trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, bà Schlagenhauf nói rằng về mặt lý thuyết, Đức có thể đòi dẫn độ ông Đường Minh Hưng, người đã rời Berlin về Việt Nam ngay sau vụ bắt cóc. Lý do, bà nói, là bởi cảnh sát Đức đã "có đủ bằng chứng cho thấy sự can dự của ông ta trong vụ bắt cóc", và bởi "ông Hưng không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao tại Đức như những người khác tuy cũng tham gia nhưng lại làm việc cho Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin". Tuy nhiên, trên thực tế, bà nói bà không chắc cơ quan công tố Đức có cân nhắc tới khả năng đòi dẫn độ hay không, bởi "Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận yêu cầu dẫn độ đối với ông Hưng". "Giữa Việt Nam và Đức chưa có hiệp định tương trợ tư pháp về dẫn độ, cũng chưa có thỏa thuận nào ở cấp thấp hơn về việc dẫn độ." "Hơn nữa, cũng nên lưu ý rằng mọi yêu cầu dẫn độ đều là quyết định chính trị," bà Schlagenhauf nói và từ chối bình luận thêm về chủ đề này. 'Trực tiếp chỉ huy vụ bắt cóc' Ông Hưng được cho là đã có mặt ở Berlin một thời gian trong tháng Bảy. Nay, cơ quan điều tra của Đức tin rằng ông Hưng đã trực tiếp chỉ huy vụ bắt cóc, theo báo chí Đức. Truyền thông Đức, như các trang Süddeutsche Zeitung, và Zeit.de, trích dẫn nội dung cáo trạng đối với ông Nguyễn Hải Long, cho đến nay là người Việt duy nhất bị giới chức Đức truy tố liên quan tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, theo đó nói ông Đoàn Minh Hưng tới Berlin vào thời điểm một tuần trước khi xảy ra vụ bắt cóc. Sứ quán VC tại Berlin Ông Hưng đã ở tại khách sạn "Berlin, Berlin" và đã gặp gỡ với đầu mối của cơ quan tình báo tại Tòa Đại sứ Việt Nam. Báo Tagesschau nói rằng trong tài liệu dày 90 trang của các nhà điều tra Đức, vai trò của ông Hưng và Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin nay được thể hiện rõ ràng. Chỉ hai ngày trước vụ bắt cóc hôm 23/7, ông Hưng đã chuyển chỗ ở, tới khách sạn "Sylter Hof", và từ phòng khách sạn này ông đã "điều hành vụ bắt người". Ông Hưng "hầu như không rời khỏi phòng cho tới khi xảy ra vụ bắt cóc". Đối tượng bị bắt cóc đã "ngay lập tức được đưa tới Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin-Treptow và từ đó được đưa về Việt Nam bằng một ngả nào đó không rõ," Sueddeutsche Zeitung tường thuật. Chính phủ Việt Nam chưa có phản ứng gì về những cáo buộc mới nhất trên truyền thông Đức. Ảnh hưởng quan hệ song phương Báo Sueddeutsche Zeitung bình luận rằng vụ điều tra mới nhất này cho thấy câu chuyện Trịnh Xuân Thanh đã được đẩy lên một tầm mức chính trị cao hơn. Sau diễn biến mà phía Đức nói là ông Trịnh Xuân Thanh bị dùng vũ lực bắt đi tại một công viên ở trung tâm Berlin, chính quyền của bà Merkel lên án Việt Nam vi phạm luật quốc tế và chủ quyền của Đức. Một nhân viên tình báo và một nhà ngoại giao làm việc tại Tòa Đại sứ Việt Nam ở Berlin sau đó đã bị trục xuất. Đức cũng đòi Việt Nam phải xin lỗi, nhưng yêu cầu này không được Hà Nội đáp ứng. Vụ việc khiến cho quan hệ song phương giữa hai nước ảnh hưởng nặng nề. Hôm 22/9, Đức tuyên bố "tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược" với Việt Nam. Trước đó, lễ kỷ niệm quốc khánh Việt Nam, được tổ chức hôm 31/8/2017 đã không có mặt bất kỳ vị khách Đức nào, trong khi sự kiện tương tự trước đó một năm từng đón tới 400 khách Đức và quốc tế. Đức cũng đã tạm dừng chế độ cho phép quan chức cao cấp Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao nhập cảnh Đức không cần visa. Tuy nhiên, cho đến nay, mới chỉ một người Việt bị tạm giam tại Đức liên quan tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Ông Nguyễn Hải Long, đã sinh sống tại Cộng hòa Czech nhiều năm, được cho là đã lái chiếc xe trong vụ bắt cóc. Cơ quan công tố Đức hồi tuần trước buộc tội ông này làm gián điệp và tước đoạt quyền tự do của người khác. Tuy nhiên, ông Long nói ông vô tội, trong lúc luật sư đại diện nói ông bị 'thí chốt'. Bà Petra Isabel Schlagenhauf cho BBC biết phiên tòa đối với ông Nguyễn Hải Long có thể sẽ bắt đầu vào cuối tháng Tư 2018 tại Berlin. Bình luận về câu chuyện, một nhà báo tại Berlin cho BBC hay, "báo chí Đức đã đăng tin rộng rãi diễn biến này vốn đã và vẫn tiếp tục là đề tài gây khó khăn cho bang giao giữa hai nước Việt Nam và Đức hiện nay". "Lối thoát về mặt ngoại giao cho vụ việc dường như vẫn chưa thấy hé lộ. Với việc hình thành bộ máy lãnh đạo chính phủ mới của Đức, câu hỏi về việc xử lý vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ còn là một đề tài tiếp tục nóng." Cũng trong ngày 14/03, bà Angela Merkel đã tuyên thệ lên làm Thủ tướng Đức thêm một nhiệm kỳ để lãnh đạo chính phủ liên minh CDU-SPD. Nguồn: BBC
......

Global Voices Summit: Tự Do Thông Tin - Tự Do Ngôn Luận

(Colombo, Sri Lanka) - Hội nghị Global Voices Summit 2017 đã được diễn ra trong cuối tuần 2-3/12/2017 tại thủ đô Colombo Sri Lanka, với hơn 300 tham dự viên đến từ hơn 60 quốc gia khắp nơi. Đây là một hội nghị được tổ chức mỗi hai năm một lần để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ những kỹ thuật liên quan đến truyền thông nhằm mục đích cổ võ và hỗ trợ các hoạt động tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do biểu đạt ý kiến của mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Tuy tham dự viên đến từ hơn 60 quốc gia, Việt Nam không nằm trong con số đó. Tuy vậy, có 3 người Việt Nam tuy cư ngụ tại hải ngoại nhưng cũng đã về tham dự để cùng kết nối công việc và trình bày cùng hội nghị về tình hình truyền thông tại Việt Nam hiện nay. Anh Lê Xuân Đôn, thành viên đảng Việt Tân, đã tham dự một phiên thảo luận bàn tròn để chia sẻ về những khó khăn của các phóng viên, nhà báo độc lập hoạt động thường xuyên gặp phải những xách nhiễu và cản trở từ nhà nước CSVN. Hội nghị đã trao đổi nhiều đề tài liên quan đến một xã hội Internet mở rộng, công bằng, không kiểm duyệt, làm sao để hỗ trợ những tiếng nói độc lập được loan tải rộng rãi và vô hiệu hoá những rào cản áp bức đến từ các chế độ độc tài. Global Voices là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập năm 2005 với mục tiêu hỗ trợ những tiếng nói độc lập từ khắp nơi trên thế giới. Global Voices có nhiều hoạt động về truyền thông, báo chí cũng như có nhiều dự án truyền thông phối hợp cùng các tổ chức độc lập khắp nơi. LOA, một chương trình podcast bằng tiếng Anh của Việt Tân là một đối tác với một số dự án làm việc cùng với Global Voices trong thời gian qua. Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm Anh Lê Xuân Đôn (trái) và anh Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm tại Hội nghị Global Voices Summit 2017. http://www.viettan.org/Global-Voices-Summit-Tu-Do-Thong.html
......

Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Hội Âu Châu kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền tự do biểu đạt

Ngày 28 tháng 11, 2017 Ông Panzeri, Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Hội Âu châu lên tiếng về bản án 7 năm tù giam của anh Nguyễn Văn Hóa như sau: “Tôi rất sửng sốt khi được biết về bản án 7 năm tù giam đối với anh Nguyễn Văn Hóa chỉ vì bày tỏ quan điểm về thảm họa môi trường, gây thiệt hại nặng nề cho cuộc sống của các ngư dân ở Hà Tĩnh. Vào tháng Hai năm ngoái, tôi có dẫn đầu một phái đoàn tiểu ban nhân quyền đến Việt Nam và có nêu vấn đề ô nhiễm môi trường do nhà máy Formosa xả thải với nhà cầm quyền và kêu gọi nhà cầm quyền đáp ứng mối quan tâm của người dân. Phái đoàn cũng bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng về việc giới hạn tự do biểu đạt, bắt giữ tùy tiện, án tù nặng nề đối với blogger, đối kháng, các nhà hoạt động xã hội dân sự, nhân quyền, và bảo vệ môi trường. Chúng tôi nhấn mạnh việc vi phạm nhân quyền đi ngược lại với các công ước quốc tế nhân quyền mà Việt Nam đã cam kết và chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy bảo đảm quyền con người và tự do biểu đạt.” Ông nói thêm: “Một lần nữa, tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy tôn trọng quyền tự do biểu đạt của người dân Việt Nam và yêu cầu họ xem xét lại bản án 7 năm tù đối với anh Nguyễn Văn Hóa. Điều cần thiết là: Giải quyết thảm họa môi trường, đã làm cá chết hàng loạt trong vùng và ảnh hưởng đến đời sống của hàng ngàn người, qua các biện pháp lập pháp để phục hồi và tái xây dựng lại kinh tế địa phương, Đền bù thỏa đáng cho ngư dân về những thiệt hại họ gánh chịu, Bảo đảm tôn trọng nhân quyền, vì đó là những yếu tố cơ bản để phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại Tự Do Liên Âu - Việt Nam và Hiệp Định Đối Tác và Hợp Tác Liên Âu - Việt Nam. Thông tin nền Vào ngày 27 tháng Mười Một, anh Nguyễn Văn Hóa, một nhà hoạt động và blogger người Việt, 22 tuổi, bị tuyên án 7 năm tù giam vì quảng bá thông tin trên mạng, có cả video, về thảm họa môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh. Cái gọi là “Thảm họa Formosa” xảy ra vào tháng Tư 2016 khi nhà máy sản xuất thép do công ty Đài Loan Formosa Plastic Group làm chủ thải chất độc ra biển gây tàn phá môi sinh trầm trọng khiến cho hàng trăm tấn cá bị giết dọc theo bờ biển dài 200 cây số ở tỉnh Hà Tĩnh. Nguồn: European Parliamenthttp://www.europarl.europa.eu/news/en/press-room/20171128IPR89018/vietna...
......

Tiếp xúc với các Dân biểu Quốc Hội Âu Châu về đợt đàn áp nhân quyền gần đây tại Việt Nam

Vào ngày 22 và 23 tháng Mười Một 2017, một phái đoàn gồm các đại diện của Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Luật Sư cho Luật Sư (L4L) và Việt Tân đã có cuộc gặp gỡ với bảy Dân biểu Quốc Hội Âu Châu. Phái đoàn đến Quốc Hội Âu Châu đại diện cho một liên minh các NGO đang có cuộc vận động để phản đối Việt Nam đàn áp quyền biểu đạt ôn hòa (#StopTheCrackDownVN). Tháp tùng với phái đoàn còn có Đặng Xuân Diệu, một blogger/ký giả dân báo người Việt bị lưu đày qua Pháp vào tháng Giêng 2017 sau khi bị cầm tù 6 năm tại Việt Nam. Liên minh các NGO nêu quan ngại về tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ của nhà cầm quyền Việt Nam. Theo các nguồn tin đã kiểm chứng, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ hoặc lưu đày ít nhất là 25 nhà hoạt động và blogger ôn hòa. Nhà cầm quyền đã tiến hành một loạt các vụ xử án dối trá để áp đặt những án tù vô lý và dài hạn với các nhân vật đấu tranh bảo vệ nhân quyền như bà Trần Thị Nga, anh Nguyễn Văn Oai và bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Nhà cầm quyền Việt Nam dùng những lý cớ an ninh quốc gia mơ hồ để biện minh cho việc trù dập quyền tự do ngôn luận và các hoạt động ôn hòa. Theo bảng xếp hạng Tự Do Báo Chí trên thế giới của RSF, Việt Nam đứng hàng thứ 175 trong số 180 quốc gia.   Một trong những luật sư nhân quyền nổi tiếng của Việt Nam là ông Nguyễn Văn Đài, bị bắt giữ vào ngày 16 tháng Mười Hai 2015 trong lúc trên đường đến gặp phái đoàn Liên Âu. Là một luật sư, blogger và người bảo vệ nhân quyền, ông Nguyễn Văn Đài cổ võ cải thiện pháp luật, dân chủ đa đảng và tôn trọng các quyền tự do căn bản được nêu trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Trong một nghị quyết ra ngày 9 tháng Sáu 2016, Quốc Hội Âu Châu đã chỉ trích án tù khắc nghiệt và đòi trả tự do ngay lập tức cho Luật sư Nguyễn Văn Đài. Vào ngày 25 tháng Tư 2017, Ủy Ban Điều Tra Về Bắt Giữ Tùy Tiện của LHQ đã ra phán quyết về việc bắt giữ Ls Đài là tùy tiện và kêu gọi trả tự do ngay lập tức. Việt Nam đã không có phản hồi gì về những lời kêu gọi của quốc tế. Ls Nguyễn Văn Đài vẫn còn trong tù gần hai năm nay mà không được xét xử.   Các Dân biểu của Quốc Hội Âu Châu thuộc nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau đã rất quan tâm đến các thông tin mới nhất về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Họ đã được trình bày qua thông tin hình ảnh liệt kê chi tiết về 25 ký giả, blogger, luật sư hoạt động ôn hòa bị bắt gần đây. Các Dân biểu Quốc Hội Âu châu còn bày tỏ mối quan ngại về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và đợt đàn áp tự do ngôn luận gần đây. Lawyers for Lawyers   -     Reporters Without Borders    -     Viet Tan Theo www.viettan.org  
......

SỨC MẠNH CỦA VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA CỦA SỨC MẠNH.

Trong hai ngày 21 và 22/11 vừa qua, theo lời mời của các tổ chức ONG tại Pháp như Amnesty International (Ân Xá quốc tề), Secours Catholique (Công giáo Cứu trợ), Artisan du Monde (tổ chức bênh vực cho các nước nghèo) ACAT (Tổ chức Công giáo chống tra tấn), Ligue des Droits de l'Homme (Liên đoàn Nhân quyền),v..v... tôi đã có dịp đến thị xã Saint Lô và Caen (cách Paris 200 km về phía Tây Bắc) để tham dự tuần lễ Festival Solidarités (tạm dịch là Ngày hội kết đoàn thế giới) và địa điểm là hai trường trung học Marie Curie và Le Verrier. Sở dĩ Ban Tổ chức chọn các trường trung học để tiếp xúc là vì nước Pháp cũng như nhiều nuớc trên thế giới đã cho các học sinh tiếp cận đến Quyền Con Người ngay từ cấp tiểu học. Dĩ nhiên các em sẽ được giảng dạy tùy vào lứa tuổi và khả năng tiếp thu. Chủ đề tôi trình bày là về quyền tự do ngôn luận. Trong phần giới thiệu, Ban tổ chức đã giành những lời lẽ hết sức tốt đẹp cho cá nhận tôi và những người tranh đấu cho Quyền Con Người ở Việt Nam. Phần tôi, cho dù đã đứng trên bục giảng trong vòng 10 năm, nhưng trước một cử tọa khoảng 120 em học sinh cấp 3, tôi cảm thấy cũng có phần lúng túng. Tuy nhìên chỉ sau phần giới thiệu vài nét về lịch sử kể từ ngày người Pháp bước chân tới VN cho đến ngày 30/4/75 thì tôi đã lấy lại "phong độ thuở xưa". Các thầy và Ban tồ chức quan sát thì đánh giá rằng ít khi các em ngồi nghiêm túc như thế, và chính tôi củng cảm nhận rằng các em hầu như bị thôi miên bởi những gì tôi nói thực sự đã vượt qua ngoài sức tưởng tượng của chúng. Các em hầu như chết lặng khi thấy cảnh tôi bị còng tay trong phiên toà tháng 8/2011 cũng như bức hình gia đình tối chụp trước ngày bị ly tán. Các em cũng đặt rất nhiều câu hỏi liên quan đến tình trạng những người đang đấu tranh tại VN. Sau 2 tiếng trình bày, các em giải tán trong im lặng, và theo cô giáo chủ nhiệm thì đây cũng là một sự "ngoại lệ". Tôi không lạ gì cái "lũ" học sinh bên Pháp, chúng hiếu động và phá phách - nhưng lần này tôi thấy chúng lẳng lặng thu dọn đồ đạc rồi đi ra, mấy đứa còn lại sắp xếp lại bàn ghế. Chừng mọi việc xong xuôi, một nam sinh đã đến gần và nói : "Je vous félicite, vous avez fait la force de culture contre la culture des forces", tạm dịch là "Chúc mừng thầy, thầy đã dùng sức mạnh của văn hóa để chống lại văn hóa của sức mạnh". Tiếc là em đi nhanh quá không có dịp chụp cùng em tấm hình. Sau buổi diễn thuyết tại trường Le Verrier, tôi đã tiếp xúc vời báo Ouest-France, một nhật báo có ấn bản khá lớn, với cộng đồng các Hội Từ thiện địa phương cũng lên thu âm phỏng vấn của đài RFC tại thành phố Caen. Đi đến đâu tôi cũng để lại cho người nghe một cảm giác bàng hoàng lẫn xúc động. Cho dù trước mỗi lần trình bày tôi đều lặp đi lặp lại câu: "Sẽ không bao giờ các bạn có thể tưởng tượng được những gì đang xảy đến cho người VN", nhưng sau khi chấm dứt, họ đã đến nắm tay tôi để bày tỏ sự ấn tượng cũng chia sẻ cảm xúc đang trào dâng trong họ. Tôi nghĩ mình đã "hoàn thành tốt công tác ngoại vận", nói theo "ngôn ngữ Việt Tân", và điều đó làm tôi rất vui. Nhưng cái vui lớn lao hơn cả là thấy cử tọa từ già đến trẻ đều thực sự xúc động và ấn tượng về những gì mình nói. Đơn thuần chỉ vì đó là sự thật. FB Phạm Minh Hoàng
......

Văn Bút Quốc tế chọn Mẹ Nấm làm đại diện cho “Ngày Của Người Cầm Bút Bị Tù Đày” năm 2017

Tổ chức Văn Bút Quốc tế (PEN International) đã chọn Blogger Mẹ Nấm là một trong năm trường hợp tiêu biểu cho “Ngày Của Người Cầm Bút Bị Tù Đày” năm 2017. Theo thông cáo báo chí của Trung tâm Văn bút Đức ở Darmstadt, Tổ chức Văn Bút Quốc tế (PEN International) chọn ngày 15/11 là “Ngày Của NgườiCầm Bút Bị Tù Đày” (Day of imprisoned writers/ Tag des inhaftierten Schriftstellers). Đây là ngày quốc tế được tổ chức hàng năm để nhắc nhở đến số phận của các nhà văn, nhà báo, họa sỹ hí họa, nhà xuất bản, blogger… bị giam cầm và ngược đãi một cách vô lý trên khắp thế giới. Đây cũng là dịp để tưởng niệm những người đã bị giết chỉ vì họ thực thi quyền tự do ngôn luận. Theo Trung Tâm Văn Bút Đức, những nước độc tài đang tăng cường các biện pháp ngăn cấm phổ biến tác phẩm, bài viết trên mạng Intenet, để bịt miệng những tiếng nói chỉ trích phê bình. Ông Josef Haslinger- Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút Đức- đã chỉ đích danh Trung Cộng và Việt Nam là hai quốc gia đặc biệt gắt gao trong lĩnh vực này. Năm người được PEN lựa chọn là đại diện tiêu biểu cho “Ngày Của Người Cầm Bút Bị Tù Đày” năm 2017 là: Ramón Esono Ebalé (Equatorial Guinea), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Vietnam), Cesario Alejandro Félix Padilla Figueroa (Honduras), Razan Zaitouneh (Syrien) và Zehra Doğan (Thỗ Nhĩ Kỳ). Họ đại diện cho những nhà văn, nhà báo, blogger trên thế giới, đang hàng ngày bị đàn áp, bắt bớ, thậm chí bị giết chết. PEN đã viết về Mẹ Nấm như sau: Nữ Blogger người Việt Nam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nổi tiếng với bút hiệu “Mẹ Nấm” bị kết án 10 năm tù hồi tháng 6 năm 2017, với cáo buộc “tuyên truyền chống lại nhà nước XHCN Việt Nam” theo điều 88 Bộ luật hình sự. Phiên tòa phúc thẩm dự trù xét xử vào ngày 27.09.2017 đã bị dời lại, dự định sẽ diễn ra vào ngày 30.11.2017. Tổ chức Văn Bút Quốc Tế cho rằng blogger Mẹ Nấm bị bắt giam chỉ vì thực hiện ôn hòa quyền được tự do phát biểu và diễn đạt quan điểm. Văn Bút Quốc Tế yêu cầu trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Mẹ Nấm. Đoàn Hưng / SBTN
......

Đúng 500 năm trước, ngày này…

31.10 NĂM 1517, Nhà Tư Tưởng Vĩ Đại Nhất của Thời đại Phục Hưng (Renaissance) và cũng là Người Duy Nhất, sau 1.500 năm, dám chống lại Giáo Hội, để khởi đầu cho cuộc cách mạng tư duy, cách mạng nhận thức, cách mạng về sự dũng cảm… vô tiền khoáng hậu; rồi – từ đêm trường trung cổ của Châu Âu, Người đó đã thổi bùng bùng lên Ánh Sáng Mới – đưa đến…SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO TIN LÀNH! Ông là Martin Luther Ngày 31.10.1517, tại nhà thờ Wittenberg, xứ Bavaria (Đức), Giám mục Martin Luther (1483-1546) đã cho treo phía ngoài cửa bản Luận tội Giáo hội Roma đã cho phép rao bán Phép Giải Tội (Indulgence) là một việc làm vô cùng sai trái và, ông kêu gọi một cuộc cải cách mạnh mẽ, triệt để TOÀN BỘ hệ thống Công giáo đã tồn tại suốt 1.500 năm qua! Những trang “báo chữ lớn” gây nên chấn động khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử loài người – nay được lịch sử gọi tên là 95 Luận Đề. Hành động lý trí dũng cảm của Martin Luther là sự phi thường vô tiền khoáng hậu: Chế độ phong kiến Tây Âu thời đó, được cai trị bởi “quyền lực kép” ghê gớm của các lãnh chúa và giáo hội nặng nề và tàn bạo đến mức ngay cả việc Tòa án Giáo hội xử thiêu sống hàng vạn người trên giàn lửa vì tội “phù thủy” mơ hồ hay kết tội “dị giáo” càng mơ hồ hơn, vẫn cứ được coi là chuyện của cái… bình thường!? Theo M. Luther, việc Giáo hoàng Leo X cho phép Tổng Giám mục Công giáo nước Đức – Albert von Hohenzollern rao bán Indulgence là sự phỉ báng Thiên Chúa, rằng cách vơ vét tiền bạc cho đầy túi như thế là sự vô sỉ của nhân cách, rằng xét về pháp lý, là TỘI ÁC đáng ghê tởm bởi nó khuyến khích sự phạm tội: Một khi có thể dùng tiền để mua (XÓA tội) mọi sự thứ tha thì chẳng còn ai phải trăn trở, day dứt khi phạm tội; xã hội sẽ tha hóa, đạo đức sẽ suy đồi và sự sụp đổ của Đức Tin là điều tất yếu phải xảy ra… Giáo Hoàng Leo X, bằng sự ngờ nghệch thường có ở những kẻ quá tham lam, đã rất khinh thường 95 Luận đề, cho rằng đó chỉ là những điều được viết trong cơn say, sẽ khác “khi hắn ta tỉnh lại”(!) Đó là sự sai lầm chết người mà lịch sử nhân loại chỉ có thể chứng kiến một lần, sau cả một ngàn năm! Mọi cuộc cách mạng chỉ có thể thành công nếu đi kèm theo một “phép lạ” nào đó. “Phép lạ” của cuộc tranh luận ròng rã suốt mấy năm trời giữa M. Luther cùng với những người ủng hộ ông chống lại phía giáo hội bảo thủ được hỗ trợ bởi sự hoàn thiện máy in do J. Gutenberg (1389-1468) phát minh ra từ những năm 1450. Không có máy in nhân lên gấp bội sức mạnh, Tư Tưởng của M. Luther không thể làm bùng nổ Cách mạng Tôn giáo vĩ đại. Cuộc tranh luận nảy lửa đã được hàng triệu người trên khắp châu Âu đón nhận thông qua hàng chục triệu bản in đã tác động cộng hưởng thành một phong trào đấu tranh mạnh mẽ, nhanh và sâu, rộng đến mức có thể nói, nó chỉ có thể xếp thứ hai, sau tốc độ tán phát của Internet. Tất nhiên, phép so sánh này nên được hiểu theo nghĩa phải có sự bao dung trong cách nhìn về hai chữ “tốc độ”.                                                                                   Giáo Hoàng Leo X Cách mạng Tôn giáo do M. Luther khởi xướng đã được hàng triệu người hưởng ứng, trong đó, nổi bật nhất là Huldrych Zwingly (1484-1531) và Jean Calvin (1509-1564). Chính nhờ những nhà tư tưởng lỗi lạc của Thời đại Phục hưng (Renaissance) mà các nguyên tắc (giáo lý) của Đạo Tin Lành đã được hoàn thiện – sau cùng, được Hòa ước Westphalia ghi nhận vào năm 1648. Cách mạng Tin lành, hay còn gọi là Phong trào Thệ phản (Protestantism) đã thành công sau 130 năm cùng với sự hy sinh của hàng triệu người… Ngày nay, Đạo Tin Lành đã có đến gần 500 triệu tín đồ – đông nhất là ở Hoa Kỳ, với 86% dân số theo Tin Lành (trong tổng số 320 triệu dân). Tin Lành (Evangelical = Phúc Âm hay Tin Mừng, thường được gọi theo tên tiếng Anh là Protestantism, từ đây viết tắt là TL) có nhiều điểm khác với Công giáo (Katholikos = Catholic). Nhà thờ TL không thờ tranh, ảnh, tượng – thường chỉ quét vôi trắng, nhỏ, ít phô trương và rất giản dị. Mục Sư TL có vợ con – và không có quyền thay mặt Chúa như Công giáo. Điều này đồng nghĩa rằng mọi tín đồ TL đều được hưởngPhước lộc tư tế trực tiếp với Chúa – tự mình xưng tội trước Cây Thánh Giá mà không cần phải đến nhà thờ, xưng tội với linh mục trong phòng kín. Các tín đồ Công giáo xưa kia tin rằng “người giàu muốn vào Nước Chúa cũng khó như con lạc đà chui qua lỗ trôn kim”; trong khi đó, Đạo TL khuyến khích mọi người làm giàu để có thể tạo nên “thiên đường tạm” ở trần gian trước khi đến với thiên đường vĩnh cửu… Đạo TL đề cao tính tự lập, tự chủ – mỗi giáo phận tự quản lý lấy mà không cần bất kỳ sự can thiệp của một chức sắc tôn giáo tối cao nào và, nhất là, Đạo TL thực sự đã “tuyên chiến” với quan niệm cũ khi khẳng định rằng Đức Mẹ Maria không còn đồng trinh nữa bởi, bà không chỉ sinh ra Jésuse mà còn có thêm các em của Ngài… Tư tưởng Cách mạng của Martin Luther đã làm thay đổi thời đại khi DÁM chống lại cả một thế lực thao túng xã hội Tây Âu suốt cả ngàn năm! Hơn thế nữa, đó là cuộc CÁCH MẠNG NHẬN THỨC chưa từng có khi minh định rằng, ngay cả những điều xưa cũ tưởng chừng như là chân lý vĩnh cửu vẫn còn nhiều khiếm khuyết phải được đổi thay. Trong quan điểm của nhiều người, Thời đại Phục Hưng không có mốc thời gian cụ thể về sự bắt đầu; nhưng, theo tôi, nó chính thức khởi nguyên vào ngày 31.10.1517 bất tử. Tôi cũng cho rằng thời điểm kết thúc của Phục Hưng là ngày 23.4.1616 – ngày mà cùng lúc, cả hai nhà văn vĩ đại là William Shakespeare và Miguel de Cervantes, tạ thế. Tất nhiên, như đã nói ở trên, xác định dấu mốc khởi điểm cụ thể cho cả một trào lưu văn hóa là rất khó khăn, nếu không muốn nói là khiên cưỡng… Có một điều không thể không suy ngẫm khi, với một chừng mực nhất định, nếu ta nói rằng M. Luther là một trong những “người cha” đã “sinh ra” Nước Mỹ! Quả thật, cuộc cách mạng tôn giáo do ông khởi xướng đã thúc đẩy hàng vạn người dân ở Đức, Pháp, Tây ban Nha, Anh, Scotland… tìm đường đến Tân Thế Giới (Bắc Mỹ) để có được tự do “tôn thờ Chúa theo cách rinêg của mỗi người”… Và, rất có thể, từ vô thức, người Mỹ luôn thầm cảm ơn M. Luther khi mỗi mặt sau của tờ Dollar đều có dòng chữ “IN GOD WE TRUST” – Chúng con đặt Niềm Tin vào Thượng Đế… Cho dù thế nào đi nữa, xác tín từ M. Luther là vĩnh viễn: rằng mọi thành trì bảo thủ có ngoan cố và tàn bạo đến mấy vẫn có thể bị đổi thay bằng sức mạnh của hàng triệu người được thức tỉnh đúng lúc, rằng các thiên tài luôn có cách nghĩ “điên rồ” mà người thường, hàng trăm năm sau vẫn chưa hiểu hết, rằng sự vô đạo quả là điều khủng khiếp nhưng Đức Tin lệch lạc còn nguy hiểm hơn gấp bội phần, rằng cho dù mọi thời đại có đổi thay, mọi nền văn minh cứ hình thành, phát triển rồi tàn lụi; mọi phương thức sản xuất cứ thay nhau chứng minh sự ưu việt và sau đó, trình diễn sự thê thảm của chúng…; tất cả đều phải ghi nhận một sự thật rằng các tôn giáo trên trái đất này đã và đang tồn tại lâu hơn bất cứ một sắc thái chính trị xã hội nào và, sẽ tiếp tục thách thức thời gian để luôn đi cùng với sự vĩnh cửu của mọi kiếp người…  
......

Bầu chọn Tân Tổng Giám Đốc UNESCO: Ứng cử viên CSVN được 2 phiếu

Hội Đồng Điều Hành của UNESCO, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hiệp Quốc với 1 trong những việc làm được nhiều người biết tới là cấp chứng chỉ di sản thế giới cho các địa danh nổi tiếng, vừa tiến hành việc bầu chọn đề cử tân Tổng Giám Đốc để thay thế bà Tổng Giám Đốc hiện tại là bà Irina Bokova sẽ mãn nhiệm sau 2 nhiệm kỳ tổng cộng là 8 năm. Tổng cộng có 7 ứng cử viên vào trách vụ này từ Ai Cập, Azerbaijan, Libăng, Pháp, Qatar, Trung Quốc và Việt Nam. Đại diện cho CSVN là ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ CSVN. Kết quả vòng đầu, trên tổng số 58 phiếu, đại diện của Qatar là ông Hammad bin Al-Kawari được 19 phiếu, Pháp được 13, Ai Cập được 11, Libăng được 8, Trung Quốc được 5  và CSVN được 2 phiếu (kể cả phiếu của chính mình). Vì không quốc gia nào được quá bán số phiếu ở vòng đầu nên cuộc bỏ phiếu vòng 2. Cũng nên biết là việc bầu chọn đề cử trách vụ Tổng Giám Đốc bởi Hội Đồng Điều Hành khá đặc biệt. Có tổng cộng tối đa 5 vòng bầu chọn (mỗi ngày bầu 1 vòng) từ vòng 1 tới vòng 4, các thành viên của Hội Đồng Điều Hành (hiện tại có 58 người) bỏ phiếu kín chọn trong tất cả những người ứng cử (chứ không chỉ chọn 2 người cao phiếu nhất ở vòng 1 để bầu theo quá bán ở vòng 2). Chỉ khi sau khi bầu xong vòng 4 mà vẫn không có ai có phiếu đa số quá bán thì mới chọn 2 người cao phiếu nhất ở vòng 4 để bầu chọn theo đa số tương đối ở vòng 5 (vòng cuối). Người được chọn, tức được Hội Đồng Điều Hợp đề cử, sẽ được trình diện để Đại Hội Đồng (hiện có 195 quốc gia thành viên) bầu thông qua trong ngày kế tiếp. Không ai ngạc nhiên với kết quả phiếu kém cỏi mà CSVN đạt được. Không những thế, còn có tiếng xì xào về việc ông Phạm Châu Sanh xuất hiện trong cuộc phỏng vấn ứng tuyển với 2 chai nước trà xanh và trà thanh nhiệt trên bàn có thể bị coi là một hình thức quảng cáo thương mại mà ít ai vấp phải. CTM Media
......

Vụ Trịnh Xuân Thanh : Đức đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam và trục xuất nhà ngoại giao Việt Nam thứ hai

Chính phủ Đức hôm nay 22/09/2017 thông báo đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam và trục xuất thêm một nhà ngoại giao Việt Nam thứ hai tại đại sứ quán ở Berlin, để phản đối vụ ông Trịnh Xuân Thanh, mà phía Đức cho là tình báo của Hà Nội đã bắt cóc trên lãnh thổ Đức. Phát ngôn viên chính phủ Đức, ông Steffen Seibert, trong cuộc họp báo nói rằng « vụ bắt cóc này là vi phạm luật quốc tế, và hoàn toàn không thể chấp nhận được ». Nhà ngoại giao liên quan cùng với gia đình có bốn tuần lễ để rời lãnh thổ Đức. Một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức, ông Rainer Breul cho biết : « Nhân vật này không nằm trong ban lãnh đạo đại sứ quán, nhưng chúng tôi có được những yếu tố cho thấy ông có liên can trong sự cố trên », cũng như « nhiều người » trong số các thành viên ngoại giao đoàn Việt Nam tại Đức. Ông Breul cảnh báo : « Chúng tôi không có ý định giữ im lặng để vụ này bị rơi vào quên lãng », khẳng định cho đến nay Hà Nội vẫn từ chối nói lời xin lỗi về vụ bắt cóc và cam đoan rằng sẽ không tái diễn tương tự. Tháng trước, Đức đã trục xuất đại diện chính thức của cơ quan tình báo Việt Nam tại Berlin, trong khuôn khổ vụ này. Vào cuối tháng Tám, tư pháp Đức cũng đã tạm giam một người Việt bị nghi ngờ là có tham gia vụ bắt cóc, vừa bị Cộng hòa Séc trục xuất sang Đức. Về phía mình, Hà Nội bác bỏ cáo buộc bắt cóc, khẳng định ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, đã tự quay về nước đầu thú. Ông này đã xuất hiện trên truyền hình Việt Nam vào đầu tháng Tám để xác nhận lời của chính quyền, ngồi sau bàn giấy nói với một giọng yếu ớt. Pressemitteilung Sprecher des Auswärtigen Amts zu neuen Entwicklungen im Fall Trinh Xuan Thanh Erscheinungsdatum     22.09.2017 http://www.auswaertiges-amt.de/DE/Infoservice/Presse/Meldungen/2017/1709...  
......

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Đức trục xuất các nhà ngoại giao Việt Nam

Theo bản tin AP từ Berlin, ngày 02 tháng Tám, chính Phủ Đức cáo buộc cơ quan tình báo của Việt Nam hôm thứ Tư, đã tham dự vào vụ bắt cóc tại Berlin, một cựu Chủ tịch tập đoàn dầu khí VN, và yêu cầu tùy viên an ninh tòa đại sứ Việt Nam là “người không được chấp thuận” phải rời Đức trong 48 giờ đồng hồ. Sứ quán của csvn tại Đức Trong khi đó, bản tin của tờ Financial Times cho hay Đức đã đưa thời hạn 48 tiếng buộc đại sứ Hà Nội và viên trưởng cơ quan tình báo Việt Nam tại Berlin phải rời khỏi Đức. Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, đã mất tích hồi tháng Bảy năm ngoái, trước khi bị buộc tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” dẫn đến việc thất thoát khoảng 150 triệu USD của Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí PetroVietna. Công an Việt Nam đã phát lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh vào tháng Chín, năm 2016. Đầu tuần này, Việt Nam cho biết Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú hôm thứ Hai 31 tháng Bảy. Tuy nhiên, chính phủ Đức tin rằng ông Thanh đã bị bắt cóc tại Berlin vào ngày 23 tháng Bảy. Họ nói rằng ông Thanh đã xin tị nạn ở Đức – đơn đang được cứu xét- và nhà nước Việt Nam đã đơn thương dẫn độ ông Thanh về nước. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức, ông Martin Schaefer nói với báo chí: “Không còn nghi ngờ gì nữa về sự tham gia của các cơ quan tình báo Việt Nam và đại sứ quán … trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam tại Berlin” Ông nói thêm, vụ bắt cóc “là một vi phạm chưa từng có và thô bạo đối với luật pháp Đức và quốc tế” và “sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến bang giao hai nước.” Hôm thứ ba, Đại sứ Việt Nam tại Đức đã bị triệu tập và được thông báo: Ông Thanh cần có mặt ở Đức để tiến hành các thủ tục xin tị nạn, và Việt Nam phải tuân thủ tiến trình dẫn độ. Ông Schaefer cũng cho biết, trước đó, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua, Hà Nội đã bày tỏ ý muốn dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. Ông Schaefer nói thêm: “Không thể chấp nhận nước khác chà đạp luật pháp Đức trên chính lãnh thổ Đức. Nội vụ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến bang giao Đức – Việt. Đồng thời nó là sự đổ vỡ tín nhiệm cực kỳ nặng nề. Chúng tôi có quyền đưa ra thêm các biện pháp nếu cần, liên quan đến các chính sách về chính trị, kinh tế và phát triển.” ***** Các đài truyền hình ở Đức thường rất ít có tin liên hệ đến Việt Nam, nhưng tối qua (tối thứ tư 02.08.2017) đài truyền hình Đức số 2 (ZDF- Zweites Deutsches Fernsehen), một trong hai đài TV hàng đầu ở Đức, trong chương trình tin tức có tên là HEUTE-JOURNAL đã tường trình khá chi tiết việc chính phủ Công hòa Liên bang Đức đã cực lực phản đối Việt Nam „vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và trái với luật pháp quốc tế“. Nếu quý vị và ACE bỏ lỡ cơ hội xem chương trình tin tức heute-journal của ZDF tối qua, thì xin mời quý vị và ACE mở link dưới xem đoạn Video từ chương trình heute-journal dài khoảng 3 phút 15 giây. https://www.zdf.de/…/heute-jo…/heute-journal-clip-5-440.html https://www.zdf.de/…/heute-journal-vom-2-august-2017-100.ht…
......

Những viễn cảnh cho việc Trump rời Nhà Trắng

Đánh giá của thế giới về chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thay đổi theo hướng xấu đi. Trên thực tế, hỗn loạn và tranh cãi gắn liền với quãng thời gian ngắn cầm quyền của Trump đã làm sâu sắc thêm những hoài nghi từ cả trong và ngoài nước Mỹ, rằng liệu Trump sẽ yên vị trong toàn bộ 4 năm của nhiệm kỳ Tổng thống hay không. Nhận thức của châu Âu về vấn đề này được thể hiện rõ nhất qua các phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Sau hội nghị thượng đỉnh NATO đầy tranh cãi và cuộc họp G7 còn tồn tại bất đồng, bà Merkel đã kết luận rằng, nước Mỹ dưới thời của Trump có thể không còn được xem là một đối tác tin cậy. Bà cũng phát biểu sâu cay rằng: “Những quãng thời gian mà chúng ta có thể hoàn toàn dựa vào nhau đang dường như chấm dứt.” Bà Merkel đưa ra những phát biểu như vậy một phần là do ông Trump và châu Âu còn bất đồng quan điểm trong nhiều vấn đề như biến đổi khí hậu, thương mại, NATO (cụ thể là Điều 5, điều khoản phòng thủ tập thể của NATO mà Trump không công nhận), và quan hệ với Nga. Nhưng bất đồng về các vấn đề đó cũng phản ánh những sự chia rẽ trong chính nội các của Trump, làm dấy lên những câu hỏi về việc ai, nếu có bất kỳ người nào, thực sự đang dẫn dắt nước Mỹ. Hãy xem xét quyết định rút Mỹ khỏi hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu của Trump. Động thái này được chiến lược gia trưởng Steve Bannon và người soạn các bài diễn văn của Trump là Stephen Miller ủng hộ. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Rex Tillerson, cũng như con gái và con rể ông Trump, Ivanka và Jared Kushner – cả hai đều là các cố vấn chính thức của Nhà Trắng – có thể đã không ủng hộ việc rút khỏi hiệp ước đó, mặc dù về bề ngoài, ông Tillerson bảo vệ quyết định của Trump. Thương mại là một vấn đề gây tranh cãi nội bộ khác. Bannon phản đối trật tự hiện tại của thương mại mở toàn cầu, cùng quan điểm với Peter Navarro, người đứng đầu Hội đồng Thương mại Quốc gia Nhà Trắng. Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross ủng hộ thương mại mở, nhưng phải có giới hạn. Tương tự, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer ủng hộ việc thực hiện các cuộc đàm phán thực dụng hơn thay vì làm gián đoạn thương mại, dù rằng giữa ông và Ross đã có bất đồng. Trong vấn đề NATO và Nga, Tillerson đồng điệu với Trump trong việc gây áp lực lên các đồng minh châu Âu, buộc họ phải tăng chi phí quốc phòng của mình. Nhưng Tillerson lại có lập trường cứng rắn hơn Trump trong vấn đề Nga, khi kêu gọi đề ra một cách tiếp cận mạnh mẽ và thống nhất giữa Mỹ và châu Âu. Dù Cố vấn An ninh Quốc gia H.R. McMaster đồng ý với Tillerson về mặt lý thuyết, nhưng các cuộc tranh cãi gay gắt giữa hai người nắm giữ hai vị trí này – một truyền thống lâu đời – đã bắt đầu nảy sinh. Kiểu đấu đá nội bộ như vậy đã làm dấy lên những quan ngại vượt ra ngoài phạm vi châu Âu. Như lời bộ trưởng ngoại giao một nước Mỹ Latinh đã nói với tôi gần đây, “Rõ ràng là mọi người đang tranh cãi với nhau về mọi thứ.” Vì điều này, cộng với cuộc điều tra liên quan đến mối liên hệ giữa chiến dịch tranh cử của Trump và Nga, cũng như tỷ lệ tín nhiệm đang sụt giảm của chính quyền Trump, sẽ là dễ hiểu khi một vài người đang hoài nghi rằng ít nhất thì họ nên cảm thấy lo lắng khi hợp tác với Trump. Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto đã hoãn vô thời hạn cuộc gặp với Trump, và các nước khác, cũng đang ngừng giao thiệp với Mỹ. Theo thời gian, khi mà viễn cảnh cương vị Tổng thống của Trump kết thúc sớm không còn quá xa vời, việc đặt câu hỏi chuyện đó sẽ xảy ra như thế nào cũng là thỏa đáng. Cả 3 khả năng xảy ra. Khả năng đầu tiên và được biết đến nhiều nhất chính là luận tội: Đa số Hạ viện sẽ truy tố Trump vì các “tội danh nặng và nhẹ”, và đa số 2/3 của Thượng viện sẽ kết tội và phế truất Trump. Tuy nhiên, để có được kết quả này, cần đến sự ủng hộ của 20 hạ nghị sĩ và 18 thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa, cộng với tất cả phiếu thuận từ các nghị sĩ Dân chủ ở cả hai viện, điều có vẻ khó xảy ra. Nhưng mọi thứ có thể thay đổi nếu cuộc điều tra về những nỗ lực của Nga nhằm gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 và thông đồng với chiến dịch tranh cử của Trump hé mở một bằng chứng buộc tội không thể chối cãi được. Viễn cảnh thứ hai, theo Mục 4 của Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Mỹ, Phó Tổng thống và nội các hoặc Quốc hội tuyên bố Tổng thống “không có khả năng đảm trách mọi quyền hạn cũng như nghĩa vụ trên cương vị của mình.” Viễn cảnh này có vẻ còn khó xảy ra hơn cả việc luận tội, trừ phi một vài hành vi của Trump, như việc ông ta đăng bài trên mạng xã hội Twitter vào lúc nửa đêm, hay chỉ trích các trợ lý của mình một cách riêng tư (mà mới đây nhất là Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions), là những biểu hiện rõ ràng của bệnh rối loạn chức năng thần kinh hoặc tâm thần. Viễn cảnh thứ ba, mà vài người gọi là “Giải pháp Nixon,” là lựa chọn khả dĩ nhất. Vào năm 1974, Tổng thống Richard Nixon đã từ chức trước khi Quốc hội có thể bỏ phiếu luận tội ông. Vài tuần sau, người kế nhiệm Nixon là Gerald Ford đã ban lệnh ân xá hoàn toàn và vô điều kiện cho ông trước mọi tội danh có thể có. Trong trường hợp của Trump, lệnh ân xá tương tự có thể thúc đẩy một quyết định từ chức như vậy. Dù Trump không thể bị truy tố vì các tội hình sự khi còn tại vị, nhưng ông ta có thể bị khởi tố vì các hành vi bất hợp pháp sau khi rời Nhà Trắng. Hơn nữa, cả Kushner, người bị buộc tội cố gắng thiết lập một kênh “cửa sau” cho các trao đổi bí mật giữa Nhà Trắng và Điện Kremlin, và Ivanka sẽ có thể bị truy tố nếu họ bị phát hiện dính líu đến các cuộc tiếp xúc hoặc hoạt động trái phép với những người đại diện hay quan chức của Nga. Hai con trai lớn của Trump, những người đang điều hành đế chế kinh doanh của ông, cũng có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý cho các hành vi bất chính. Nếu mối đe dọa này trở nên hiện hữu, Trump có thể lựa chọn giải pháp từ chức và bảo đảm một lệnh ân xá cho tất cả những người có liên quan, hơn là phải trải qua tiến trình luận tội mà dù thế nào cũng có thể dẫn đến việc Trump bị mất chức. Nhưng dù những người chống đối Trump có thể muốn ông ta bị phế truất, thì bất kỳ viễn cảnh nào nói trên đều có thể gây tổn hại đặc biệt đến nước Mỹ và phần còn lại của thế giới. Sự tham gia của Mỹ, nếu như không phải với tư cách lãnh đạo thì cũng là không thể thiếu đối với hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực như thương mại toàn cầu, hành động chống biến đổi khí hậu, và ứng phó với mọi loại khủng hoảng từ tự nhiên, nhân đạo cho đến hạt nhân. Thêm nữa, chủ nghĩa biệt lập của Trump không mang hàm ý là nước Mỹ sẽ không còn quan trọng hay thụ động. Một nước Mỹ bị phân tâm và bất ổn có thể còn tồi tệ hơn nhiều. Do đó, những người chống đối Trump ở bên trong nước Mỹ nên cẩn thận với những gì mà họ mong muốn, và các đồng minh của Mỹ nên cố gắng tìm ra một cách thức hợp tác với chính quyền Trump một cách hiệu quả hơn. Dù muốn hay không, sự lựa chọn tốt nhất cho thế giới chính là đảm bảo rằng 3 năm 6 tháng nữa sẽ là quãng thời gian thành công nhất có thể, hoặc chí ít là không có thảm họa xảy ra. *** Jorge G. Castañeda là Ngoại trưởng Mexico từ năm 2000 đến năm 2003, sau khi cùng với Tổng thống Vicente Fox, người có tư tưởng đối lập với ông, thiết lập chính phủ dân chủ đầu tiên của đất nước này. Ông hiện đang là Giáo sư Ưu tú Toàn cầu về Chính trị và Nghiên cứu Mỹ Latin – Caribbe tại Đại học New York. Ông cũng là tác giả của cuốn The Latin American Left After the Cold War và Compañero: The Life and Death of Che Guevara. Copyright: Project Syndicate 2017 – The End of the Trump Administration?
......

HRW: Cưỡng bức ông Phạm Minh Hoàng rời khỏi VN là một vi phạm nhân quyền trắng trợn

25 tháng Sáu, 2017 Bản lên tiếng của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền về việc tước quốc tịch của ông Phạm Minh Hoàng và trục xuất ông sang Pháp Khi tước quốc tịch Việt Nam của nhà đối kháng chính trị Phạm Minh Hoàng và cưỡng bức ông lên máy bay đưa sang Pháp, Hà Nội đã làm một hành động bất hợp pháp, vi phạm nhân quyền trắng trợn. Hành động này đáng để cả thế giới lên án mạnh mẽ. Đối với Việt Nam, hành động gây sửng sốt và chưa từng thấy này đã phá vỡ nhiều lằn ranh nhân quyền về tự do biểu đạt, quyền có quốc tịch, và thực thi căn bản về tự do dân sự và chính trị. Không ai có thể chấp nhận tiền đề là Việt Nam đặt điều kiện quốc tịch chỉ chấp nhận cho những ai bày tỏ chính kiến tương đồng với ý muốn của đảng Cộng sản cầm quyền. Việt Nam đã sai trái từ căn bản khi tước quốc tịch của một người mà nhà cầm quyền cho là “tuyên truyền” chống lại nhà nước, điều mà họ gán ghép cho Phạm Minh Hoàng. Những chính quyền nào đang xem Việt Nam là bạn, và các tổ chức viện trợ quốc tế nào đang hỗ trợ cho nhà cầm quyền, xin từ nay, ở bất cứ diễn đàn quốc tế nào, hãy nên thúc giục và áp lực đại diện của Hà Nội cho đến khi họ nhận ra sai lầm và để cho Phạm Minh Hoàng trở lại Việt Nam đoàn tụ với gia đình. Không có một lý do nào có thể biện bạch cho hành động vi phạm nhân quyền và bất hợp pháp của Hà Nội khi đột ngột và tàn nhẫn chia cách một người với gia đình họ. Buộc ông Phạm Minh Hoàng đi lưu vong vô thời hạn, nhà cầm quyền Việt Nam đã cho thấy họ sẵn sàng vi phạm nhân quyền của công dân bằng mọi cách, để giữ vững quyền lực chính trị. Đây không phải là cách hành xử của một quốc gia trên chính trường quốc tế mà là cách hành xử của một chế độ độc đảng dường như đang muốn giành danh hiệu tệ hại là quốc gia vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất trong khối ASEAN. Phil Robertson Phó Giám Đốc, Văn Phòng Á Châu Quan Sát Nhân Quyền Nguồn: https://plus.google.com/117288277289466139415/posts/CLNFwqKXNvP
......

Dân biểu Đức bị từ chối không cho thăm Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh

Những ngày trung tuần tháng 6 vừa qua, hai dân biểu liên bang Đức là ông Martin Patzelt và ông Philipp Lengsfeld đã sang Việt Nam với tư cách thành viên của Ủy ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo của Quốc hội Liên bang Đức. Chuyến đi này của hai vị dân biểu do Quốc hội Liên bang Đức hỗ trợ trong khuôn khổ chương trình "Dân biểu bảo vệ Dân biểu", một chương trình đã được mở rộng để bảo vệ cho cả cho những Người Bảo vệ Nhân quyền trên thế giới chứ không riêng gì cho các vị dân cử. Trọng tâm của chuyến đi là tiếp tục tìm hiểu và thâu thập thông tin về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng như thăm Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh trong tù, như ông Patzelt đã tuyên bố hồi tháng 4 năm ngoái. Nhà cầm quyền cộng sản đã từ chối không cho hai vị dân biểu thăm blogger Nguyễn Hữu Vinh trong tù, chẳng những thế còn dùng nhiều mánh khóe gây trở ngại khiến chuyến đi của hai vị dân biểu gặp khá nhiều khó khăn. Nhưng dân biểu Patzelt vốn xuất thân từ Cộng hòa Dân chủ Đức thời cộng sản cai trị nên nên ông thừa hiểu các thủ đoạn tiểu xảo của CSVN. Trở về Đức, dân biểu Martin Patzelt đã lên tiếng: "tôi phải nói lên nỗi bất bình của tôi trước những yếu kém vẫn còn lớn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Thật đáng tiếc là tôi đã không được phép thăm gặp blogger Nguyễn Hữu Vinh đang bị giam tù". ***************** Sau đây là ghi nhận của ông Martin Patzelt sau chuyến thăm Việt Nam vừa qua do Trần Việt chuyển dịch: Với sự hỗ trợ của Quốc hội Liên bang Đức và trong tư cách là đại diện của Ủy ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo, tôi cùng dân biểu đồng nghiệp Philipp Lengsfeld đến thăm Việt Nam tháng 6 năm 2017. Trọng tâm là để ủng hộ các nhà tranh đầu nhân quyền, những người mà chúng tôi hỗ trợ và bày tỏ tình đoàn kết trong khuôn khổ chương trình "Dân biểu bảo vệ dân biểu" của Quốc hội Liên bang Đức. Đồng nghiệp Lengsfeld hỗ trợ luật sư Lê Quốc Quân, người đã được thả khỏi nhà giam nhưng trước sau vẫn bị áp lực của nhà chức trách. Tôi yểm trợ blogger Nguyễn Hữu Vinh, người vẫn còn bị giam tù. Trong chuyến thăm này chúng tôi đã đến thăm trại giam nơi Nguyễn Hữu Vinh đang ngồi tù, điều rất quan trọng đối với tôi. Trong cuộc trao đổi với ban quản lý nhà tù, chúng tôi đã nhấn mạnh sự cần thiết đối xử bình đẳng giữa tù nhân "thường phạm" và tù nhân chính trị. Cơ quan chức năng Việt Nam đã không cho phép gặp tù nhân chúng tôi muốn gặp. Việc tiếp xúc với thân nhân của những người bị cầm tù chỉ thực hiện được một phần. Ở Việt Nam, gia đình của tù nhân chính trị bị áp lực nặng nề từ cơ quan chức năng cũng như của bọn gọi là "dân phòng" hay "côn đồ". Trong dịp tiếp xúc với đại diện các cộng đồng tôn giáo và đại diện xã hội dân sự cũng như trong chuyến viếng thăm một nữ tu viện, chúng tôi nhận được thông tin về tình hình nhân quyền ở Việt Nam nói chung. Ở đây vấn đề được nêu ra là về các trường hợp tra tấn và tử vong không rõ nguyên nhân khi bị giam giữ, và tình hình của những cộng đồng tôn giáo không đăng ký chính thức. Các cuộc trao đổi cho thấy rõ ràng một lần nữa rằng xã hội mất đi những đóng góp quý giá khi bị chính phủ ngăn chặn vì lo sợ những đóng góp đó. Philipp Lengsfeld và tôi cảm ơn Chính phủ Việt Nam và các cơ quan hữu trách đã cho cơ hội thăm nhà tù và các tỉnh bị thiệt hại bởi các thảm họa môi trường. Đồng thời tôi phải nói lên nỗi bất bình của tôi trước những yếu kém vẫn còn lớn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Thật đáng tiếc là tôi đã không được phép thăm gặp blogger Nguyễn Hữu Vinh đang bị giam tù. Nguồn: Forum Vietnam 21 Bản tiếng Đức:http://www.martin-patzelt.de/lokal_1_1_348_Vietnam-verweigerte-Besuch-bei-inhaftiertem-Menschenrechtler.html
......

Nước Anh tan nát sau cơn bão chính trị

Gần một tuần từ sau ngày bầu cử đầy chấn động, những cơn sóng ngầm vẫn tiếp tục làm chao đảo chính trường Luân Đôn trong bối cảnh tuần sau Anh Quốc chính thức bắt đầu đàm phán với Liên Hiệp Châu Âu về thủ tục Brexit. Hầu như tất cả các báo Anh, từ những tờ bình dân như Metro cho đến những tờ cao cấp như Financial Times đều gọi nữ thủ tướng Theresa May là "xác chết biết đi". Phóng viên nào cứ hễ gặp nghị sĩ của đảng Bảo Thủ đều hỏi xem họ có còn tin tưởng lãnh đạo của mình hay không. Thủ tướng Anh đã phải xin lỗi các đảng viên đã tổ chức bầu cử trước thời hạn, khiến họ mất ghế. Bà May tuyên bố chỉ ngồi ghế chủ tịch đảng khi nào các đảng viên còn tín nhiệm mà thôi. Lẽ ra tuần sau là nữ hoàng Anh phải có bài phát biểu khai mạc Quốc Hội theo thông lệ, nhưng cho tới giờ này, nhiều tin tức cho rằng việc đó có thể bị hoãn lại. Đây là một dấu hiệu cho thấy những bất ổn bên trong nội bộ của đảng cầm quyền. Dù rằng bộ trưởng Ngoại Giao Boris Johnson phủ nhận các tin đồn, nhưng theo báo chí ông có thể là người chuẩn bị thay thế vị trí lãnh đạo của bà Theresa May. Nhưng bất kể ai sẽ làm thủ tướng thì đảng Bảo thủ cầm quyền đều sẽ gặp khó khăn khi phải đối mặt với phe đối lập đang được giới trẻ ủng hộ. Lãnh đạo Công Đảng Jeremy Corbyn, theo báo chí, đang đầy tự tin sau thắng lợi chủ yếu nhờ vào số cử tri trẻ tuổi, hăng hái tham gia làm tăng tỷ lệ người đi bỏ phiếu lần này. Cứ theo đà này thì chính phủ nhiệm kỳ sau sẽ thuộc về Công Đảng. Trong bối cảnh như vậy, bất kỳ ai ngồi vào ghế lãnh đạo nước Anh hiện nay đều sẽ rất bất an và luôn trong tâm bão chính trị. Anh yếu thế trước hai đầu tàu Liên Hiệp Châu Âu là Pháp và Đức Thứ Hai tuần sau, 19/06/2017 nước Anh bắt đầu đàm phán để rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu, đúng thời điểm kết quả cuộc bầu cử Quốc Hội Pháp đem lại chiến thắng áp đảo cho lực lượng mới của tổng thống Macron. Tân lãnh đạo Pháp thì đang kiên quyết bảo vệ mô hình liên minh, vốn là ý tưởng của nước Pháp. Sau nước Đức giờ lại tới nước Pháp lạnh lùng không thương xót quyết sẽ "không để lại gì" cho nước Anh đã trót ra quyết định rời bỏ con tàu châu Âu. Bên kia bờ Đại Tây Dương, bàn tay của tổng thống Hoa Kỳ mới ngày nào trấn an thủ tướng Anh nay lại ngỏ ý sẽ không sang Anh vào tháng 7/2017 để tránh những cuộc biểu tình rầm rộ của dân chúng. Thủ tướng May hôm nay phải bay sang Bắc Ai Len để gặp lãnh đạo Đảng Dân Chủ Liên Hiệp- DUP nhỏ bé với chỉ vỏn vẹn 10 nghị sĩ trong Quốc Hội. Đảng này có lẽ là người bạn duy nhất của chính phủ Anh trong hoàn cảnh này. DUP không hoàn toàn vô tư mà kèm theo là rất nhiều điều kiện về quyền lợi kinh tế. Trong khi đó, đầu tàu kinh tế là Luân Đôn thì hầu như đều nằm trong tay của phe Công Đảng bên đối lập. Thị trưởng Luân Đôn cũng đòi một qui chế riêng cho thành phố này trong cuộc đàm phán Brexit. Có thể thấy rất rõ ràng là nước Anh đang có nguy cơ tan rã thành nhiều mảnh ngay khi mới chỉ chuẩn bị bước ra khỏi mối quan hệ liên kết với Liên Hiệp Châu Âu. Thủ tướng Anh vận động tranh cử với khẩu hiệu muốn nước Anh "vững mạnh và ổn định", nhưng rõ ràng là cử tri không mặn mà gì lắm với hướng đi đó. Kịch bản Brexit "cứng" hay "mềm" ? Như vậy, cuộc sống của công dân châu Âu đang làm việc ở Anh sẽ ra sao ? Bất kể đảng nào cầm quyền thì Luân Đôn đều đã khởi động điều khoản 50 và sẽ phải đàm phán từ tuần sau để ra khỏi Liên Hiệp. Vấn đề là người dân bỏ phiếu Brexit trong cuộc trưng cầu dân ý, nhưng không ai định nghĩa rõ ràng Brexit nghĩa là như thế nào. Bản thân mỗi nước thành viên châu Âu đều có điều kiện khác nhau trong mối liên kết, ví dụ như Hungary và Ba Lan vẫn dùng tiền riêng, còn nước Anh không hề mở cửa biên giới như hiệp ước Schengen. Bây giờ là lúc nước Anh đưa ra các điều kiện cụ thể xem muốn rút chân ra khỏi hiệp ước cụ thể nào, và thủ tướng Theresa May trước đây muốn ngưng việc phải tuân thủ theo phán quyết của tòa châu Âu, nhưng vẫn giữ nguyên tư cách trong khối thị trường chung châu Âu, quyết tâm không nhân nhượng với các đòi hỏi của Bruxelles. Bây giờ bước tường châu Âu cao thêm rất nhiều sau kết quả bầu cử Pháp. Còn vị thế của thủ tướng Anh kém đi rất nhiều sau thất bại chính trị vừa qua. Chính phủ mới sẽ khó dám đưa ra đòi hỏi gì quá đáng. Lãnh đạo Công Đảng đã tuyên bố ngay sau ngày thắng cử là sẽ bảo đảm cuộc sống cho những công dân châu Âu hiện đang làm việc ở Anh, theo hiệp ước tự do cư trú của Liên Hiệp Châu Âu. Chính điều này là một trong số các tâm điểm tạo ra tranh cãi trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit, vì người ta cho rằng công dân từ châu Âu sang Anh làm việc tạo ra gánh nặng cho hệ thống y tế và an sinh xã hội. Trong bối cảnh tình hình chính trị nội bộ phân rã có thể nói là tối đa, nước Anh sẽ khó đàm phán rời Liên Hiệp Châu Âu theo kiểu trọn gói, mà cũng sẽ rã rời theo từng mảnh một. Ví dụ như đảng Dân Chủ Liên Hiệp trong liên minh cầm quyền muốn vẫn duy trì đường biên giới mềm với Ai Len, tức là một nước trong khối Liên Hiệp Châu Âu, cho nên chắc chắn sẽ đòi một ngoại lệ. Mà nhìn quanh nước Anh thì ai cũng muốn được ngoại lệ như vậy và có thế mạnh riêng để đòi, như là thái độ thân Âu của xứ Scotland và quyền lợi kinh tế hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào châu Âu như thủ đô Luân Đôn. Cho nên, có vẻ như nước Anh sẽ bước vào bàn đàm phán bằng một bản kế hoạch rời vụn, chắp vá và hoàn toàn yếu thế từ đủ mọi phía. Dư luận Anh "bừng tỉnh" sau khi bỏ phiếu Brexit Cuối tháng 6/2017, các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu họp thượng đỉnh mà không có mặt nước Anh, để bàn về các vấn đề như di dân, an ninh, việc làm và đặc biệt nhất là kế hoạch đàm phán để đối phó với đồng minh cũ là nước Anh. Đây là một hình ảnh rõ ràng nhất để dân chúng người Anh thấy là họ không còn ở trong khối nữa. Tính ra đã gần đúng một năm kể từ tháng 6/2016 khi nước Anh bỏ phiếu và ra quyết định rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu, nhưng có vẻ như là người dân và kể cả báo chí Anh vẫn còn "ngủ nướng" trong giấc mơ tranh cãi xem có nên Brexit hay không, chứ chưa chịu thức giấc để đặt chân xuống mảnh đất mà giờ đây đã bắt đầu tách khỏi gia đình châu Âu vì thủ tướng đã chính thức khởi động điều 50 để bắt đầu qui trình đó. Nhiều người Anh có lẽ bây giờ đang ngơ ngác tự hỏi vậy thì họ sẽ làm gì nếu không có Liên Hiệp Châu Âu bên cạnh nữa. Có lẽ đó cũng chính là điều khiến giới trẻ nước Anh thức giấc và bỏ phiếu cho bên phía đối lập. Chính họ sẽ là người phải trả cái giá sau này cho những sai lầm hiện nay, mà gánh nặng kinh tế sẽ khiến họ bất lợi so với bạn bè bên châu Âu. Sinh viên Anh bây giờ phải trả tiền học, trợ cấp và an sinh xã hội không còn dễ dàng thoải mái như trước, mà tương lai thì có nguy cơ phải thắt lưng buộc bụng để trả phí cho những sai lầm của đảng cầm quyền. Với lá phiếu cho phe đối lập vào giờ chót như vừa qua, ít nhất họ hi vọng có được tiếng nói trong giai đoạn khó khăn này. Hiện tượng này cho phép nhìn nhận rằng xã hội nước Anh đã có một thay đổi rất lớn ở bên trong và xu hướng này có thể cứu vãn được phần nào mối quan hệ đã tan rã giữa nước Anh và Liên Hiệp Châu Âu. Nguồn: RFI
......

Các tổ chức nhân quyền và an ninh số kêu gọi trả tự do cho ký giả phim ảnh Nguyễn Văn Hóa

Ngày 3 tháng Năm, 2017 Vào dịp kỷ niệm Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới, nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do ngay cho anh Nguyễn Văn Hóa, một ký giả phim ảnh bị bắt giữ từ tháng Giêng. Anh Hóa là một huấn luyện viên về an ninh số, một ký giả dân báo và cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do. Anh tường trình tin tức liên quan đến thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra hàng loạt cá chết dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam. Anh Hóa, 22 tuổi, là người đầu tiên dùng máy ảnh gắn trên drone để phát hình trực tiếp cuộc biểu tình trước cổng nhà máy thép Formosa. Trong tháng Mười năm ngoái, những hình ảnh và video của anh thực hiện về cuộc biểu tình trên 10 ngàn người ôn hòa đã được nhiều hãng thông tấn đưa tin và lan truyền trên mạng. Trước khi bị bắt, anh Hóa đã mở lớp để dạy về căn bản bảo mật máy tính tại các vùng nông thôn Việt Nam. Anh Hóa bị bắt giữ vào ngày 11 tháng Giêng, 2017 và bị cáo buộc tội “lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước” theo Điều 258 Bộ luật hình sự. Anh bị biệt giam nhiều tuần lễ trước khi gia đình được thông báo. Theo gia đình cho biết thì nhà cầm quyền đã thay đổi cáo buộc anh sang tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88. Nhà cầm quyền Việt Nam gần đây đã tung ra một video của anh Hóa “xin lỗi” về việc đưa tin biểu tình nhằm mục đích can ngăn quần chúng tham gia vào các sinh hoạt dân sự ôn hòa và làm phóng sự dân báo. Việc bắt giữ anh Nguyễn Văn Hóa diễn ra trong thời điểm nhà cầm quyền Việt Nam mở cuộc đàn áp các ký giả dân báo, các nhà hoạt động mạng và các nhà họat động bảo vệ nhân quyền. Hai blogger Nguyễn Văn Oai và Trần Thị Nga cũng bị bắt giữ sau anh Hóa vài ngày. Trước tình trạng gia tăng các vấn nạn xã hội và môi trường, chính quyền Việt Nam nên hoan nghênh những nỗ lực đối thoại ôn hòa và minh bạch. Đàn áp các ký giả dân báo chẳng những vi phạm nhân quyền mà còn là một rào cản lớn cho ước vọng của Việt Nam muốn trở thành một tụ điểm công nghệ và sáng tạo. Đồng ký tên Access Now ASL19 Aspiration Brave New Software China Digital Times Inc. Digital Rights Foundation Electronic Frontier Foundation eQualit.ie Freya Labs Front Line Defenders Give ’N Get Nigeria GreatFire.org Guardian Project Human Rights in China Internet Without Borders Netblocks Open Observatory of Network Interference (OONI) Reporters Sans Frontieres Security First Sinar Project Suara Rakyat Malaysia (SUARAM) Taiwan Association for Human Rights Thai Netizen Network The 88 Project The Serval Project Tibet Action Institute Usuarios Digitales Việt Tân  
......

Cologne không có chỗ đứng cho hận thù

Người Đức ai cũng biết ngày 20.4 là một ngày không yên, đó là ngày sinh Hitler. Các tổ chức cực hữu thường lấy ngày này để tổ chức các sự kiện nhằm khơi lại tư tưởng quốc xã. Kẻ thù nguy hiểm nhất của nền dân chủ Đức hiện naylà đảng cánh hữu AfD (Sự lựa chọn của nước Đức), với các cương lĩnh bài ngoại (tức là bài các bạn và tôi), chống EU giống FN bên Pháp. Mặc dù ban lãnh đạo đảng dân túy thiên hữu AfD luôn khẳng định là họ không theo đuổi chủ nghĩa chủng tộc, nhưng việc AfD định lấy ngày 20.4 để tổ chức đại hội Đảng lại nói lên sự thật khác. Thành phố Cologne của tôi ở được chọn làm nơi 600 đại biểu AfD về dự đại hội cũng không phải là điều ngẫu nhiên. Cả thế giới đã từng phẫn nộ vì trong hai đêm giao thừa liên tiếp2015-2016 và 2016-2017, hàng ngàn thanh niên hồi giáo đã kéo về đây để quấy rối các thiếu nữ Đức. Khái niệm „Kölner Silvester“ (đêm giao thừa Cologne) đựợc coi là một biểu tượng của xung đột tôn giáo và văn hóa tại Đức sau cuộc khủng hoảng tỵ nạn 2015. Các chính khách AfD thường gặp khó khăn trong việc tổ chức các sự kiện lớn, vì nhiều chủ nhân các phòng họp hoặc các tòa thị chính đã khước từ việc cho AfD sử dụng địa bàn của mình để truyền bá các tư tưởng bài châu Âu, bài ngoại quốc. Do vậy AfD hy vọng dân Cologne sẽ đón chào hoặc chí ít cũng không ra mặt phản đối đại hội đảng của họ. Là một thành phố tự do (weltoffene Stadt) do người La-Mã cổ đại xây dựng cách đây 2.000 năm, thành phố Cologne đã không cấm hoặc tìm cách phá rối đại hội đảng AfD. Nhưng người dân Cologne cũng quyết tâm lên tiếng phản đối sự có mặt của các tư tưởng bài ngoại, bảo vệ sự đa dạng văn hóa của thành phố. Từ 20.4 đến nay, trung tâm thành phố đã được 4.000 cảnh sát cùng hàng trăm xe đặc chủng bảo vệ như một pháo đài. Chính quyền sợ nhất là sẽ có một cuộc xung đột giữa các phần tử cực tả và cực hữu, giữa các nhóm hồi giáo và cánh hữu. Cách đây 4 hôm, một bức thư nặc danh mang dấu ấn phát xít đã dọa đánh bom phá cuộc biểu tình này. Theo dự tính sẽ có khoảng 50.000 người biểu tình phản đối AfD sáng nay 22.4 tại Cologne và tôi là một trong số đó. Vì tàu điện đi vào thành phố bị cảnh sát dừng lại cách trung tâm 4km, mọi người phải xuống đi xe bus tiếp tục thêm 2km nữa vào đến vùng rìa của „tâm bão“. Sau đó chỉ còn cách cuốc bộ gần 2km để đến quảng trường Heumarkt, đối diện với khách sạn Maritim, nơi đại hội đảng AfD diễn ra. Trước khi đoàn biểu tình khởi hành, quảng trường Heumark là một biển người bao quanh khách sạn Maritim. Thanh niên, phụ nữ, người già vui vẻ đánh trống, ca hát, hô khẩu hiệu phản đối AfD. Một số hội Carneval cũng đã mặc đồ hóa trang đến tham gia. Họ nói, lễ hội Carneval chỉ có ý nghĩa trong một xã hội cởi mở, nhân đạo. Nhiều chính khách tên tuổi của các đảng dân chủ đã lên tiếng kêu gọi bảo vệ nền dân chủ và xã hội cởi mở. Hàng trăm cảnh sát đứng dày đặc thành bức tường bảo vệ khách sạn. Các đại biểu AfD được cảnh sát hộ tống hai bên đi vào khách sạn Một số đảng viên AfD trèo lên tường khách sạn phất cao biểu ngữ „Cảm ơn cảnh sát“. Sau 11:30h cuộc tuần hành bắt đầu. Để đảm báo cho cuộc tuần hành được diễn ra trôi chảy, thành phố đã cấm tất cả xe cộ và tàu điện trên tuyến đường đoàn đi qua. Vì vậy dòng người được phép đi trên cả hai chiều đường và cả trên đường ray tầu điện. Sẽ không có ai vì xuống đường bảo vệ chính kiến mà bị phạt vì tội „cản trở giao thông“.  
......

Bầu cử gay go. Nước Pháp đi về đâu ?

Ít khi một cuộc bầu cử ở Pháp được dư luận quốc tế chú ý và theo dõi như cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp trong ba tuần lễ tới. Cuộc bầu cử này không còn là một sinh hoạt chính trị nội bộ của nước Pháp, mà có thể sẽ làm đảo lộn khuôn mặt chính trị ở Âu Châu. Phe cực hữu đang đứng đầu trong những cuộc thăm dò dư luận. Nếu Cực Hữu thắng cử, Liên Hiệp Âu Châu có thể đi tới tan rã, đồng Euros lung lay, đưa tới khủng hoảng kinh tế Âu Châu, và từ đó đe dọa kinh tế thế giới, bởi vì Âu Châu, cùng với Hoa Kỳ và Trung Hoa, là một trong ba trọng tâm kinh tế thế giới.  Người ta nhìn về Paris, hồi hộp, lo ngại. Đảng cực hữu FN ( Front National , Mặt Trận Quốc Gia ) theo chủ nghĩa quốc gia quá khích, chống kinh tế thị trường, chống thế giới hoá, chủ trương bế quan toả cảng, đóng cửa biên giới, ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu, ra khỏi khối tiền tệ Euros. Sau Brexit ( Nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu gần đây ), nếu nước Pháp rút , Âu Châu sẽ tan rã, sớm hay muộn, vì nước Pháp, cùng với Đức, là hai nước chủ chốt của Âu Châu. Hai cái chân của Âu Châu. Một cái chân què, Âu Châu sẽ  khập khiễng trước khi té. Nhất là hiện nay, luồng gió quốc gia chủ nghĩa đang thổi mạnh ở các nước Âu Châu, từ Anh, tới Áo, Hung, Hoà Lan , Pháp , sau khi đã gây bão tố ở Hoa Kỳ với hiện tương Donald Trump. Với hiện tượng Trump, các nước dân chủ Tây Phương đang đi vào một cơn khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. Người dân không còn tin tưởng các đảng phái, các hệ thống, các nhân vật đã thay nhau lãnh đạo từ mấy chục năm nay. Nếu thế giới hóa , nói chung, đã nâng cao đời sống của người dân ở nhiều nước, cũng đã đưa tới bất công, đã gạt ra lề đường những người không kịp thích ứng với thời đại mới, đã làm dân nhiều nước Tây Phương thấy tương lai của mình mù mịt. Nhất là thấy mình mất chỗ đứng, bơ vơ ngay trên đất nước mình. Thấy Tây Phương bị đe dọa tứ bề. Đe dọa bởi hàng hóa nhập cảng. Đe dọa bởi phong trào di dân. Đe dọa bởi khủng bố Hồi Giáo. Người Tây phương cảm thấy họ không còn làm chủ vận mệnh của mình. Người dân lại càng bất mãn hơn, muốn lật đổ tất cả hệ thống cũ, khi thấy các chính khách bất lực, vì quyền lực thực sự không còn nằm trong tay các nguyên thủ quốc gia, đã rơi vào tay các thế lực tài phiệt quốc tế, những Exxon, Google, Mosanto, Amazon, Goldman Sachs…Phong trào gọi là dân túy ( populisme, populism ) , đúng hơn là mị dân, lợi dụng không khí bất mãn đó, trở thành những lực lượng chính trị chủ yếu. TẢ VÀ HỮU Nước Pháp không tránh khỏi hiện tượng đó. Đảng cực hữu FN, Front National, trước đây chỉ là một nhóm chính trị bên lề, ngày nay trở thành đảng số 1. Trước đây, người ta bầu cho FN một cách lén lút, để phản kháng, không dám công khai nhận mình là cử tri của FN , được coi là một nhóm kỳ thị chủng tộc, quá khích, cực đoan. Ngày nay, người ta hãnh diện vận động tranh cử cho FN, coi đó như một hành động ái quốc, kể cả giới trẻ, nạn nhân của nền kinh tế tụt hậu của Pháp. Kỳ bầu cử năm nay, khuôn mặt chính tri Pháp hoàn toàn đảo lộn, ra khỏi mọi dự đoán của những chuyên viên chính trị. Người ta theo dõi bầu cử như theo dõi một cuốn phim gay cấn, vì mỗi ngày có một hiện tương mới, một biến chuyển mới, không ai biết đâu mà mò. Sau cuôc bầu cử này, sinh hoạt chính trị, đảng phái ở Pháp chắc chắn sẽ lật sang một trang khác. Trước đây, ít nhất từ thời De Gaulle ( Tổng thống Pháp 1959-1969 ), chính trị Pháp tương đối đơn giản. Nước Pháp chia làm hai : gần một nửa nước theo phe tả , gần một nửa phe hữu,  một thiểu số đứng giữa. Nhóm lừng khừng này đứng về phe nào phe đó thắng. Tả hữu thay nhau cầm quyền. Chán nhà cầm quyền phe hữu, người ta bầu cho phe tả. Hay ngược lại. Chính quyền trong tay một số chính khách chuyên nghiệp, làm chính trị suốt đời, những khuôn mặt trẻ, những luồng gió mới rất hiếm. Định nghĩa khuynh hướng tả hữu rất phức tạp, vì thay đổi với thời đại. Đại khái, phe hữu, tin vào khả năng và sáng kiến cá nhân. Nếu mỗi cá nhân cố gắng thăng tiến, xã hội sẽ phát triển. Phe tả nghĩ nhà nước phải can thiệp để tránh lạm dụng, cá lớn nuốt cá bé, để xây dựng công bằng xã hội. Về mặt kinh tế, phe hữu theo khuynh hướng tự do, phe tả có khuynh hướng nhà nước điều khiển, hay ít nhất can thiệp. Về mặt xã hội, ngược lại, phe hữu có khuynh hướng bảo thủ, muốn giữ những giá trị cũ, phe tả cởi mở hơn, đi tiên phong trong những phong trào như kết hôn giữa người cùng phái, bảo vệ người đồng tính luyến ái, bãi bỏ án tử hình…Phe nào cũng có ưu và khuyết điểm. Nếu kinh tế hoàn toàn tự do, bất công xã hội sẽ chồng chất. Nếu can thiệp quá đáng, cá nhân bị bóp nghẹt, xã hội sẽ cằn cỗi. Nếu không có hệ thống an sinh xã hội, sẽ có nghèo đói, ngược lại, nếu giúp đỡ, trợ cấp quá đáng, sẽ đưa tới lười biếng, ỷ lại.. Phe hữu của Pháp ngày nay là Đảng Cộng Hòa, LR ( Les Républicains )  sau khi đã đổi tên nhiều lần. Khi có tai tiếng, hay không ăn khách nữa, người ta đổi tên, mở cửa hàng mới, nhưng hàng hóa và cô bán hàng vẫn như cũ. Nói ‘’ cô bán hàng ‘’ cho vui, thực sự chính trường Pháp rất thiếu bóng phụ nữ. Ở Bắc Âu, phụ nữ chiếm 50% trong quốc hội, trong nội các, trong ban lãnh đạo các xí nghiệp. Quốc hội Pháp không quá 10% phụ nữ, mặc dù luật Pháp phạt nặng những đảng chính trị không tôn trọng nguyên tắc lựa số đàn bà, đàn ông ngang nhau ra ứng cử quốc hội hay hội đồng tỉnh . Các chính đảng sẵn sàng nộp phạt để giữ chỗ cho đàn ông. Phe tả là đảng Xã Hội ( Parti Socialiste ). Bên cạnh đảng Xã Hội có đảng Cộng Sản ( PCF ) , nhưng đảng này, trước đây là một trong hai chính đảng lớn nhất, làm mưa làm gió, ngày nay là một bóng ma. De Gaulle nói : giữa chúng tôi và PCF , không có ai cả. Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, sau khi Nga Xô Viết tan rã, Đảng Cộng Sản dần dần tàn rụi, trở thành một nhóm bỏ túi, ngày nay không tới 2% phiếu bầu.  Người  Việt nghe  đảng Xã Hội hơi ớn, vì chữ Xã Hội khiến liên tưởng tới cái vụ Xếp Hàng Cả Ngày ; sự thực đảng Xã Hội Pháp là một đảng tôn trọng dân chủ như những chính đảng khác. Những tiến bộ xã hội từ đệ nhị thế chiến , như hạn chế giờ làm việc, trả lương ngày nghỉ hè, an sinh và bảo hiểm sức khoẻ cho mọi người, đều là những thành quả của đảng Xã hội. Vấn đề của đảng này là họ không thích ứng kịp với thời đại mới, với kinh tế mới, họ mơ tưởng một xã hội không có thực. Và chế độ cấp dưỡng trở thành khó khăn trong một quốc gia gần như phá sản, vì kỹ nghệ bị cạnh tranh, thất nghiệp cao ( trên 10 % ), nợ nần chồng chất. Một đứa trẻ vừa mở mắt chào đời ở Pháp đã mang nợ 30 ngàn euros. Thuế lợi tức chỉ đủ trả tiền lời của những món nợ khổng lồ, càng ngày càng chồng chất. TỪ FILLON TỚI MACRON Trong vài tuần nữa, nhiệm kỳ của tổng thống Francois Holland, thuộc đảng Xã Hội sẽ chấm dứt. Sau 5 năm cầm quyền, ông Holland đã gây bất mãn, thất vọng, đến độ ông không dám ra tái tranh cử, chuyện chưa hề xẩy ra trong chính trường Pháp. Ngân quỹ quốc gia kiệt quệ, khiến chính quyền không thể phân phát vung vít như thông lệ. Ông ta cũng không nắm nổi đa số ngay trong đảng của mình để có thể thực hiện những cải tổ cần thiết. Đảng Xã Hội coi như chính quyền sẽ vượt khỏi tay mình. Theo dự đoán, chính quyền từ tháng tới sẽ lọt vào tay đảng Cộng Hòa, đảng hữu phái quan trọng nhất. Cách đây hai tháng, Ứng cử viên của đảng này, François Fillon, cựu Thủ Tướng,  coi như việc trở thành Tổng Thống là một chuyện đương nhiên. Chỉ việc ngồi chờ sung rụng.Nước Pháp bầu cử hai vòng, vòng đầu để lựa hai người vào chung kết, vòng hai, ứng cử viên nào có số phìếu cao nhất sẽ đắc cử. Đảng Xã Hội coi như bị loại, François Fillon sẽ vào vòng hai với lãnh tụ cực hữu FN, bà Marine Le Pen. Có thể bà Le Pen sẽ dẫn đầu vòng đầu, nhưng , như những cuộc bầu cử trước đây, vào vòng hai sẽ bị loại, vì tất cả các ứng cử viên khác ( lần này có …11 ứng cử viên) sẽ kêu gọi bỏ phiếu chống FN để tránh cho nước Pháp một cuộc phiêu lưu với hậu quả không lường được. Đó là kịch bản đã diễn ra từ trước tới nay. Lần này, mọi chuyện xẩy ra khác hẳn mọi dự đoán. Sau khi Ông Fillon được chọn đại diện cho đảng Cộng Hoà, báo chí khám phá ra ông đã dính líu tới rất nhiều chuyện lem nhem về tiền bạc. Trong kỳ bầu cử sơ bộ để lựa ứng cử viên của phe hữu, Fillon thắng vẻ vang, vì ông ra tranh cử với danh nghĩa một chính khách trong sạch, liêm khiết, quyết tâm cải tổ nước Pháp, sẵn sàng đòi ‘’ mồ hội, nước mắt ‘’ của dân để cứu nước, một chuyện chưa có chính khách nào dám làm, ở một nước người dân chỉ đòi quyền lợi hơn là bỏn phận. Fillon, the right man in the right place Đùng một cái, người ta khám phá ra một ông Fillon rất lem nhem. Mỗi ngày báo chí khui một vụ tai tiếng. Ông ta, khi là dân biểu, đã lấy tiền của Quốc Hội trả lương cho bà xã. Mỗi dân biểu, ngoài tiền lương, được cấp 9500 euros ( trên 10.000 dollars ) mỗi tháng để trả lương cho thư ký, phụ tá. Thay vì tuyển mộ 2, hay 3, phụ tá, Fillon đem hết số tiền trả lương cho vợ, mặc dù bà này không làm gì, chỉ lãnh luơng ngồi chơi xơi nước. Ông ta làm cố vấn lãnh thù lao cho các sở tư, là chuyện cấm kỵ đối với một người làm dân biểu, bộ trưởng, thủ tướng. Ông ta nhận quà đắt tiền của các tay tài phiệt : đồng hồ hàng chục ngàn euros, quần áo 6, 7 ngàn Euros một bộ, tổng cộng 38 ngàn euros quần áo. Tòa án, cảnh sát mở cuộc điều tra khẩn cấp. Đó cũng là chuyện hoàn toàn mới ở nước Pháp, nơi những chuyện mờ ám của các chính khách tai to mặt lớn thường thường bị ỉm đi, dần dần rơi vào quên lãng. Nước Pháp không có một trình độ dân chủ kiểu mẫu như các nước Bắc Âu. Ở Thụy Điển, nhận một món quà trên 20 dollars, chính khách không được giữ làm của riêng, phải trao cho quốc hội, toà thị chính hay chính phủ. Fillon không biết là ông ta đang sống trong một cơn bão chính trị, cử tri ngày nay không chấp nhận những chuyện lem nhem nữa. Ông ta tuyên bố nếu bị truy tố, sẽ rút lui . Vài tuần sau, cả Ông và Bà bị truy tố, ông ta tuyên bố sẽ tiếp tục tranh cử, nói là nạn nhân của các quan tòa do Hollande dựt giây. Uy tín của Fillon sút giảm, đa số những người ủng hộ bỏ đi , ngay cả những phần tử thân cận nhất. Tới giờ này,theo những cuộc thăm dò, từ số một, ông ta tụt xuống hàng thứ ba. Hai người đứng đầu là bà Marine LE PEN, cực hữu ;  Emmanuel MACRON, không đảng phái, mỗi người trên dưới 25% số phiếu ; François FILLON, đảng Cộng Hoà  18% ; Jean Luc MELENCHON, cực tả ;  15%, Benoît HAMON, Đảng Xã hội, 10% , những ứng cử viên khác không đạt tới 5% số phiếu ( nếu đạt 5% số phiếu, tất cả chi phí tranh cử sẽ được nhà nước hoàn lại cho ứng cử viên ). BÀN CỜ CHÍNH TRỊ ĐẢO LỘN Kết quả thăm dò sẽ thay đổi mỗi ngày, nhưng những con số trên, cho thấy một cơn bão đã thay đổi hoàn toàn khuôn mặt chính trị cuả nước Pháp : -Lần đầu tiên, hai đảng lớn, Đảng Cộng Hoà, phe hữu, và Đảng Xã Hội, phe tả, thi nhau cầm quyền từ mấy thập niên sẽ không có mặt trong vòng hai. -Lần đầu tiên, Đảng Xã Hội thua nặng, vì chia rẽ trầm trọng. Sau ngày bầu cử, Đảng này sẽ hoặc tan rã, hoặc chia thành hai, một bên là những người tả phái suy nghĩ, hành động như ngày xưa, một bên là những người muốn cải tổ, để thích ứng với xã hội mới . Đảng Xã Hội của Jean Jaurès , Léon Blum, đã tạo một khuôn mặt nhân bản cho xã hội Pháp, với chế độ an sinh gương mẫu, ngày nay bất lực trước nạn thất nghiệp, trước vấn đề di dân, trước những thử thách của một thế giới mới. -Đảng Cộng Hoà cũng sẽ chia rẽ trầm trọng, một bên là những người chủ trương cứng rắn để tranh phiếu của FN, một bên là những người ôn hòa, muốn một cánh hữu với khuôn mặt nhân bản -Lần đầu tiên một người trẻ, không đảng phái, một Kennedy Tây, Emmanuel Macron, có thể sẽ thành Tổng Thống Từ trái sang phải. François Fillon, Marine Le Pen, Emmanuel Macron und Jean-Luc Mélenchon (Foto: AFP) Tới giờ này, hai người được coi là sẽ vào vòng hai là bà Le Pen và Macron. Người ta nghĩ Le Pen có thể đứng đầu, nhưng  vào vòng hai sẽ bị Macron đánh bại. Trong những cuộc bầu cử cấp vùng, cấp tỉnh trước đây, đảng cực hữu thắng lớn vòng đầu, nhưng vào vòng hai đều thua nặng, vì dân Pháp vẫn không tin một nhóm quá khích có thể cấm quyền. Trong cuộc bầu cử tổng thống, Le Pen còn thêm một chướng ngại nữa : bà ta chủ trương rút khỏi Âu Châu, ra khỏi hệ thống tiền tệ Euros. Dân Pháp, mặc dù chỉ trích Âu Châu, nhưng đại đa số không muốn theo bà ta trong cuộc phiêu lưu đó. Ngửi thấy điều đó, Le Pen hứa nếu đắc cử, sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về chuyện Âu Châu, đi hay ở. Nhưng đề nghị trưng cầu dân ý chứng tỏ đương sự không có bản lãnh, không dám quyết định. Và trong tất cả những cuộc trưng cầu dân ý, trừ ở Thụy Sĩ là nước ổn định, giầu có, người dân bao giờ cũng dùng lá phiếu để chống chính quyền. Chính quyền vận động YES, dân bầu NO, hay ngưọc lại. Le Pen lên như diều nhờ chính sách chống di dân, chống Hồi Giáo, nhưng những biện pháp về kinh tế của bà ta tào lao, không khác gì nhóm cực tả, đại khái sẽ  giảm thuế, tăng lương cho mọi người, về hưu năm 60 tuổi, ưu tiên mọi chuyện cho người Pháp, giống như trò ‘’ America first ‘’ của Trump Cho tới hôm nay, 05/04 , người ta tiên đoán Le Pen và Macron sẽ vào vòng hai, và Macron sẽ là tổng thống của Pháp từ đầu tháng Năm. Dân Pháp bầu tổng thống vòng đầu ngày 23 tháng Tư, và hai tuần sau, ngày 07 tháng Năm, vòng chung kết. Nhưng đó là dự đoán, có thể chắc chắn trong ‘’thời bình ‘’, khi đất nước chưa ‘’ nổi cơn gió bụi ‘’. Ngày nay, không ai dám quả quyết. Gần đây, không ai tiên đoán Trump đắc cử, không ai đánh cá phe Brexit  về ngược. Cử tri ngày nay  đổi ý mỗi ngày. Khoảng 30 % cử tri Pháp cho hay sẽ không đi bầu, 40%  chưa biết sẽ bầu cho ai. Không như trước, ai phe hữu bầu cho phe hữu, phe tả bầu phe tả, ít anh nào loạng quạng chạy qua chạy lại.Kết quả lần này sẽ thay đổi nếu số ngưới tham dự ít hay nhiều hơn dự đoán, những biến chuyển thời sự khiến ngày bỏ phiếu người ta ngả về ông này hay bà kia. Đảng Cộng Hoà vẫn hy vọng mặc dù gặp khó khăn vì những vụ lem nhem, tai tiếng , Fillon sẽ lọt vào vòng hai, vì cử tri đã chán phe tả, muốn thay đổi, cuối cùng sẽ bầu Fillon, vì Le Pen quá khích, Macron không có kinh nghiệm. Đó là chưa kể Mélenchon, cực tả, với chương trình đòi đạp đổ hết để làm cách mạng, đáng lẽ chỉ khiến người ta mỉm cười, nhưng càng ngày càng đông người theo, vì ông ta có tài ăn nói, nắm vững kỹ thuật truyền thông, trước đây là một tay lỗ mãng, gây gổ với cả nước, ngày nay đóng vai một chính khách rất từ tốn, lễ độ. MACRON, KENNEDY PHÁP Nếu Macron đắc cử, ông ta sẽ là Tổng thống trẻ nhất ( 40 tuổi ),  tổng thống đầu tiên không thuộc đảng nào. Cách đây 4 năm, không ai biết tên Macron. Ông ta còn là một nhân viên ngân hàng cao cấp, sản phẩm ưu tú của hệ thống giáo dục Pháp, tốt nghiệp Sciences Po và ENA, là những đại học có uy tín, nơi xuất thân của những người thay nhau lãnh đạo nước Pháp. Đệ tử của một triết gia nổi tiếng, Paul Ricoeur, Macron là một trí thức, ngoài khả năng chuyên môn. Thông thạo Anh ngữ, rất am tường tin học, mê văn chương, thi phú, Macron là người của thời đại mới , cởi mở, thực tiễn, coi việc hữu hiệu quan trọng hơn là ý thức hệ. Vấn đề của Macron là những người trẻ có trình độ văn hóa thấp, những người ở vùng quê, hay các khu lao động, cảm thấy xa lạ. Năm 2012, Macron theo lời mời của Hollande, bỏ ngân hàng, nhận chức phó giám đốc văn phòng Phủ Tổng Thống. Được bổ nhiệm là Bộ trương Kinh tế sau đó, Macron từ chức năm ngoái, vì thấy hệ thống chính trị, hành chánh của Pháp cứng nhắc, không thể hoạt động hữu hiệu, nếu không thay đổi toàn diện. Ông ta lập phong trào ‘En Marche ( Lên Đường ), quy tụ những người có thiện chí, thuộc phe hữu hay phe tả, hay chưa từng hoạt động chính trị , muốn cải thiện xã hội Pháp. Giới chính trị coi thường, nghĩ đó cũng chỉ là một phong trào bỏ túi, ồn ào vài tháng rồi biến mất. Nhưng En Marche…lên đường thiệt, càng ngày càng đông người theo. Những buổi meetings của Macron không đủ chỗ cho người kéo tới tham dự, đa số là lớp trẻ. Macron trở thành một thứ pop star, biến các chính khách khác trở thành các cụ già mệt mỏi. Trong đời tư, Macron chứng tỏ ông ta có cá tính mạnh, biết mình muốn gì. Ông ta kết hôn với bà giáo dạy văn chương trung học, lớn hơn ông …20 tuổi, đã có 3 con, ngang tuổi với ông dượng. Bà Macron nói đùa : Emmanuel phải đắc cử kỳ này, vì năm năm nữa, mặt mũi tôi sẽ trở thành vấn đề cho anh. Nếu Macron đắc cử, ông ta sẽ cải cách nước Pháp một cách ôn hòa. Ông ta chủ trương mở cửa, cải tiến để bắt kịp thế giới đang thay đổi, nhưng không dùng những biện pháp mạnh như Fillon, không đòi mồ hôi, nước mắt. Vấn đề của Macron là ông ta muốn là người không đảng phái, lấy phiếu của cả cánh tả, lẫn cánh hữu, những biện pháp ông ta đề nghi có vẻ nửa chừng xuân. Phe tả chỉ trích ông ta phản động như phe hữu, phe hữu kết án ông ta tiếp tục chính sách của phe tả đã làm lụn bại nước Pháp. Cả hai phe quả quyết Macron là tay mơ, không có hệ thống đảng phái mạnh đứng hỗ trợ, không có kinh nghiệm, sẽ đưa nước Pháp vào tình trạng hỗn loạn. Ủng hộ Macron mạnh nhất là… các nước láng giềng. Trong số 11 ứng cử viên, Macron là người ủng hộ Liên Hiệp Âu Châu tích cực nhất , vô điều kiện. Theo Macron, tương lai nước Pháp nằm trong khối Âu Châu. Nước Pháp quá nhỏ để có thẻ đứng một mình, đương đầu với Hoa Kỳ, với Á Châu. Ra khỏi Âu Châu, một thị trường lớn nhất thế giới, 500 triệu dân, là một cách tự sát đối với một quốc gia 66 triệu người đang gặp khó khăn về mọi phương diện. Một vấn đề nữa, quan trọng hơn cả, mà ít người nêu ra : Tổng Thống mới sẽ có đa số ở Quốc Hội hay không ? Sau bầu cử Tổng thống, sẽ tới bầu cử qốc hội một tháng sau. Không ai tưởng tượng nổi khuôn mặt mới của quốc hội Pháp. Các Đảng lớn tan rã, đảng cực hữu của Le Pen hiện chỉ có hai dân biểu và hai thương nghị sĩ, phong trào En Marche của Macron đưa người ra tranh cử lần đầu. Quốc Hội sẽ là những mảnh vụn. Đối với những nước khác, như Đức hay Hoà Lan, đó là chuyện thường. Các nhóm sẽ thương lượng, thoả thuận với nhau để tạo một khối đa số. Người Pháp chưa có thói quen đó. Ở Pháp, cho tới nay, phe nào thắng, nắm hết, phe nào thua về đuổi gà cho vợ, chờ 5 năm, ra tay chiếm lại chính quyền. NƯỚC PHÁP ĐI VỀ ĐÂU ? Dù tổng thống tên là Le Pen, Fillon, hay Macron, tương lai nước Pháp trong những ngày tới không có gì rực rỡ. Với Le Pen, một cuộc phiêu lưu không tiền khoáng hậu bắt đầu. Hoa Kỳ là một cường quốc,  có thị trường nội địa lớn, có khả năng tự túc về nhiên liệu, dầu khí, có đồng dollars mạnh, có thể bầu Donald Trump dỡn chơi 4 năm. Pháp không đủ phương tiện để chơi trò chơi đó.  Fillon là người có chính sách can đảm nhất để cải cách, nhưng với những vụ lem nhem bị khám phá mỗi ngày, ông ta liệu có đủ uy tín để đòi dân đổ mồ hội và nước mắt ? Macron là một khuôn mặt mới, trẻ trung, tích cực, nhưng không ai biết vai ông ta có đủ mạnh để gánh vác những gánh nặng lớn lao ? Nước Pháp có dư khả năng, có tài nguyên, có chất xám để cải cách, đóng lại vai trò một cường quốc. Chỉ thiếu một, hai yếu tố, nhưng cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu : sự quyết tâm và trách nhiệm công dân. Người Pháp nào cũng nghĩ phải thay đỏi, hy sinh để cải cách nước Pháp, nhưng người phải thay đổi là tất cả những người khác, trừ tôi. Cách đây 20 năm, Đức bị coi là phần tử bệnh hoạn của Âu Châu ( the sick man of Europe ), thua Pháp về mọi mặt. Cựu thủ tướng Gerhard Schröder, đảng Dân chủ Xã hội SPD , quyết định phải cải cách , đòi hỏi cả nước hy sinh,  chấm dứt những biện pháp mị dân, chế độ bao cấp. Ông Schröder sau đó đã thất cử, nhưng chính sách can đảm của ông đã đặt nền móng cho một nước Đức mới. Ngày nay Đức trở thành cường quốc kinh tế số một ở Âu Châu, cán cân xuất nhập và ngân sách thặng dư, thất nghiệp 4% , Pháp trở thành phần tử bệnh hoạn, với 2100 tỷ tiền nợ, thất nghiệp trên 10 phần trăm ( 24 % trong giới trẻ ), ngân sách lạm chi quá giới hạn đã cam kết với Liên Hiệp Âu Châu. Người Pháp không có tinh thần trach nhiệm của người Đức. Nước Pháp không có chính trị gia can đảm như Schröder. Trò chơi phổ thông của dân Pháp là khi gặp khó khăn là đổ ra đường biểu tình, đình công, bãi thị, làm tê liệt cả nước. Và chính quyền, tả hay hữu, mỗi lần có đám đông phản đối, không có thái độ gì khác hơn là ký ngân biếu, tặng nhóm này vài chục triệu, giúp nhóm kia vài chục triệu. Người Pháp gọi là ‘’ Acheter la paix sociale ‘’ , lấy tiền nhà nước tung ra để mua sự bình yên, để được an thân. Chuyện cải cách xếp một xó, để hậu tính. Con bệnh nằm chờ từ năm này qua năm khác, người ta chỉ vực dậy trong những ngày bầu cử. Nhưng lần này, có nhiều dấu hiệu cho thấy là người Pháp đã nổi giận, muốn thay đổi thực sự.
......

82 Thành phố Nga nổi dậy chống tham nhũng

Đáp lời kêu gọi của lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny bất chấp mọi đe dọa bạo lực của chế độ Putin, nhiều chục ngàn người Nga đã xuống đường khắp nước để phản đối tham nhũng và yêu cầu Thủ tướng Dmitry Medvedev từ chức. Biểu tình ở Moscow, Nga, ngày 26 tháng Ba, 2017. Ảnh: REUTERS Các cuộc biểu tình với khoảng 60,000 người nổ ra tại 82 thành phố hôm Chủ nhật 26 tháng Ba, 2017, được coi là lớn nhất kể từ các cuộc biểu tình chống bầu cử gian lận của Putin năm 2011-2012. Đài radio độc lập Echo của Moscow cho biết đông nhất là tại thủ đô Moscow và thành phố St. Petersburg với khoảng 10,000 người mỗi nơi. Đa số là những thanh niên thiếu nữ trẻ tuổi. Ảnh: CNN Lực lượng công an và cảnh sát cơ động vũ khí đầy mình đã đàn áp thô bạo những người biểu tình ôn hòa. Hơn 1,000 người đã bị bắt tại Moscow, chưa kể nhiều người tại các tỉnh khác. Trong số bị bắt, có cả ông Navalny. Bên cạnh biểu ngữ chống tham nhũng, người biểu tình còn trưng ra những đôi giày chạy bộ và các con vịt nhựa để mỉa mai thói đam mê mua sắm hàng loạt trên mạng lưới của Medvedev – mua 73 áo thung và 20 đôi giày trong vòng 3 tháng, và trong số những tài sản đồ sộ bị lật tẩy của nhân vật thứ hai trong hệ thống độc tài tham nhũng này, có một ngôi nhà hình con vịt xây giữa một hồ nước. Thủ lĩnh đối lập Alexei Navalny bị bắt tại thủ đô Moscow ngày 26 tháng Ba, 2017. Ảnh: REUTERS Theo tố cáo của nhà đối lập Navalny với nhiều bằng chứng,  ông Medvedev là chủ nhân của cả “một đế chế bất động sản”, gồm nhiều biệt thự, du thuyền và trang trại rộng lớn nằm trá hình trong một mạng lưới các tổ chức phi lợi nhuận. Cuộc điều tra của ông Nalvany được chuyển thành phim tiết lộ công khai hồi đầu tháng, đã được 11 triệu lượt truy cập trên mạng Youtube. Ông Navalny kêu gọi biểu tình chống tham nhũng và tuyên bố sẽ có 99 thành phố của Nga nhập cuộc, nhưng 72 thành phố đã bị các chính quyền địa phương ngăn chặn và chính quyền trung ương đe dọa sẽ trừng phạt nặng nề. Một số trường đại học tổ chức các buổi thi để cản trở sinh viên tham gia biểu tình. Tuy nhiên số người tham gia biểu tình đã tràn ngập đường phố, nhất là giới trẻ. Một phụ nữ chất vấn cảnh sát, được bố trí để ngăn chặn biểu tình tại Moscow hôm 26 tháng Ba, 2017. Ảnh: REUTERS/Sergei Karpukhin Người biểu tình chia sẻ: “Dân chúng đã quá mệt với những lời dối trá, cần phải hành động.” Vị luật sư kiêm nhà hoạt động Alexei Nalvany được coi là nhà đối lập hàng đầu của chế độ Putin hiện nay sau khi Tổng thống độc tài Vladimir Putin ra lệnh ám sát nhiều thủ lãnh đối lập, những tiếng nói và ngòi bút chống đối nền độc tài Putin – do viên cựu trung tá tình báo KGB của cộng sản này dựng lên sau khi đế chế Liên Sô sụp đổ nào năm 1991. Putin đã thao túng nền chính trị Nga, đổi hiến pháp để trở thành tổng thống Nga vĩnh viễn từ 15 năm qua. Từ nhiều năm nay, ông Nalvany đã can đảm liên tục lên án nạn tham nhũng tại Nga trên trang blog cá nhân. Năm 2013, ông từng được 27,2% cử tri ủng hộ trong một cuộc bầu cử cấp thành phố tại Moscow. Theo https://chantroimoimedia.com  
......

Ba Lan tìm ra chỉ huy SS Đức Quốc Xã trốn ở Minnesota

WARSAW, Ba Lan (AP) – Chính phủ Ba Lan sẽ đòi Mỹ bắt giữ và dẫn độ một người đàn ông ở tiểu bang Minnesota sau khi xác nhận người này chính là chỉ huy một đơn vị SS của Đức Quốc Xã, từng đốt phá làng mạc và giết thường dân ở Ba Lan thời Đệ Nhị Thế Chiến. Công tố viên Robert Janicki cho hay kết quả cuộc điều tra kéo dài nhiều năm về một công dân Mỹ, tên Michael Karkoc, 98 tuổi. cho thấy người này rõ ràng từng chỉ huy một đơn vị SS. Hình chụp hồi Tháng Năm 2014 cho thấy Michael Karkoc đang làm vườn tại nhà ở thành phố Minneapolis, tiểu bang Minesota. Karkoc, nay 98 tuổi, bị Ba Lan đòi dẫn độ vì phạm tội ác chiến tranh thời Đức Quốc Xã. (Hình: Richard Sennott/Star Tribune via AP) Quyết định đòi bắt giữ và dẫn độ Karkoc về lại Ba Lan xảy ra bốn năm sau khi có cuộc điều tra của hãng thông tấn AP về nhân vật này. Gia đình ông Karkoc luôn bác bỏ các cáo buộc cho rằng ông là thành phần tội phạm chiến tranh. Con trai của ông Karkoc bày tỏ sự nghi ngờ về tính chất xác thực của các bằng chứng đưa ra để cáo buộc. Tại Ba Lan, công tố viên Andrzej Pozorski cho hay Karkoc sẽ có nhiều cơ hội để trình bày về phía mình. Các công tố viên thuộc Viện Tưởng Nhớ Quốc Gia , có nhiệm vụ điều tra các tội ác thời Đức Quốc Xã và Cộng Sản nhắm vào người dân Ba Lan, đã yêu cầu một tòa án ở Lublin ra án lệnh bắt giữ Karkoc. Đơn vị do Karkoc chỉ huy bị cáo buộc là từng hạ sát hơn 40 người, cả đàn ông, đàn bà và trẻ nhỏ tại làng Chlaniow, để trả thù cho một thiếu tá SS bị ám sát nơi đây. (V.Giang) Nguồn: http://www.nguoi-viet.com
......

Châu Âu: 25 năm hiệp định Maastricht, thành công hay thất bại ?

Cách nay đúng 25 năm, 12 thành viên trong gia đình châu Âu đặt bút ký hiệp định Maastricht. Từng được xem là một bước tiến mới trên con đường hội nhập, một phần tư thế kỷ sau, hiệp định Maastricht trở thành biểu tượng của một khối châu Âu bị chia rẽ. Liên minh kinh tế và tiền tệ bị chỉ trích mạnh mẽ. Tinh thần bài châu Âu ngày càng gia tăng. Đâu là những « sai lầm » của Maastricht ? Ngày 07/02/1992 Cộng Đồng Châu Âu đổi tên thành Liên Hiệp Châu Âu. Với 12 thành viên ban đầu, gồm Anh, Ai Len, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan, Hy Lạp, Luxembourg, Tây Ban Nha và Ý, Liên Hiệp đã từng bước kết nạp thêm những nước mới (Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Chypre, Estonia, Hongary, Litva, Latvia, Malta, Ba lan, Cộng Hòa Séc, Slovenia, Sovakia , Bulgari, Rumani và Croatia) để trở thành một khối vững mạnh với hơn 504 triệu dân. Hiệp định Maastricht là nền tảng chung để 10 năm sau ngày được ký kết, một đồng tiền chung châu Âu ra đời. Đến nay, 19 trong số 28 nước trong Liên Hiệp cùng sử dụng đồng euro. Nền tảng lung lay của Liên minh kinh tế và tiền tệ Trên thực tế, tham vọng xây dựng một liên hiệp vững mạnh trên Lục Địa Già đã bị chựng lại từ sau khủng hoảng tài chính 2008 từ Hoa Kỳ thổi sang châu Âu. Đồng euro tưởng chừng là một lá chắn bảo vệ khu vực đồng tiền chung châu Âu trước những cơn bão tiền tệ, nhưng cuối cùng, vì những quy định bó buộc của một đồng tiên chung, nhiều thành viên rơi vào cảnh lao đao. Hy Lạp, Ai Len, Bồ Đào Nha , Tây Ban Nha và trong một chừng mực nào đó là Pháp hay Ý đã bị trói tay trước những nguyên tắc cứng nhắc của hiệp định Maastricht : không thể tăng ngân sách công để kích cầu, mất đòn bẩy tiền tệ để bơm thêm tiền vào cỗ máy kinh tế, vì chính sách tiền tệ của các nước trong khu vực đồng euro thuộc thẩm quyền của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu BCE, trụ sở tại Frankfurt-Đức. Hai trong số những nguyên tắc của hiệp định bị chỉ trích nhiều nhất gồm các điều khoản đòi thành viên eurozone phải giữ bội chi ngân sách dưới 3 % tổng sản phẩm nội địa và tổng nợ công tối đa chỉ bằng 60 % so với GDP. Trả lời báo Le Monde số ra ngày 07/02/2017, chuyên gia Grégory Clayes, thuộc viện nghiên cứu về châu Âu Brugel -Bỉ, lưu ý : cả hai ngưỡng quy định về thâm hụt ngân sách Nhà nước và nợ công, « đều đã được các nhà kỹ trị ở Bruxelles quyết định một cách tùy tiện ». Các nhà lãnh đạo châu Âu năm 1992 đã nghĩ rằng hai ngưỡng 3 % và 60 % GDP ấy là chiếc đũa thần xua tan mọi đe dọa khủng hoảng tiến gần tới châu Âu. Vậy hiệp định Maastricht đã thành công hay thất bại trong mục tiêu xây dựng liên minh kinh tế và tiền tệ ? Kinh tế gia Eric Dor trường quản trị kinh doanh IESEC - Lille cho rằng khá « phức tạp » để trả lời câu hỏi này. Điểm son của hiệp định được ký kết cách nay đúng 25 năm là đã cho phép đồng tiền chung châu Âu ra đời. Dù bị chỉ trích tứ bề, người châu Âu vẫn gắn bó với đồng euro. Tuy nhiên khi đi sâu vào chi tiết, hiệp định Maastricht có nhiều khuyết điểm : Thứ nhất, là ngay từ đầu, nhiều thành viên châu Âu – trong đó có cả Đức và Pháp, đã không tuân thủ hai ngưỡng quy định về nợ công và bội chi ngân sách vừa nêu. Thứ hai cho dù những quy định cơ bản của hiệp định có được áp dụng một cách nghiêm chỉnh đi chăng nữa, theo nhà nghiên cứu Grégory Clayes, những « quả bóng địa ốc vẫn được thổi lên ». Đây là trường hợp đã xảy ra tại Tây Ban Nha đầu những năm 2000 cho dù Madrid luôn được xem là thi hành khá nghiêm chỉnh những tiêu chuẩn của Maastricht. Trong trường hợp của Bồ Đào Nha, và Ai Len, việc kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công cộng, giới hạn nợ công hay thu hẹp bội chi ngân sách đã đẩy mức mức nợ của các hộ gia đình, nợ doanh nghiệp lên cao. Năm 2008, cùng với khủng hoảng toàn cầu, hai nền kinh tế này là những nước đầu tiên bị dồn vào chân tường. Trong mắt Patrick Artus, kinh tế trưởng thuộc ngân hàng Pháp Natixis, một trong những thiếu sót lớn nhất là hiệp định Maastricht đã không dự trù những điều khoản trong trường hợp một thành viên lâm nạn như kinh nghiệm của Hy Lạp năm 2010, thì phải làm gì. Sai lầm ngay từ ban ban đầu Trong bài nhận định “chúng ta trả giá cho những sai lầm của năm 1992”, giám đốc điều hành trung tâm nghiên cứu về quan hệ quốc tế, André Grejebine, giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị Paris- Sciences Po, cho rằng sai lầm đầu tiên của hiệp định đầy tham vọng này là mọi người quên mất rằng một đồng tiền chung chỉ có thể hoạt động đúng theo nghĩa của nó trong một khu vực kinh tế không có quá nhiều khác biệt giữa những thành viên. Năm 1992 cũng như ở thời điểm hiện tại, eurozone “không phải là một khối kinh tế hài hòa”. Maastricht đã “quên hẳn những biện pháp cho phép thu hẹp những cách biệt quá lớn về mặt kinh tế và xã hội giữa những nước cùng chia sẻ chung một đồng tiền. Khủng hoảng tài chính xuất phát từ Hoa Kỳ năm 2008-2009 chứng minh rằng, cùng sử dụng đồng euro không có nghĩa là các nền kinh tế trong khối có khả năng đối phó như nhau”. Thêm vào đó, để một “liên minh tiền tệ” hoạt động hiệu quả, châu Âu cần có một ngân sách chung, một chính sách tiền tệ chung. Chính sách tiền tệ chung của eurozone do Berlin áp đặt, không phù hợp với tất cả các nền kinh tế trong khu vực. Ngân sách chung tới nay vẫn còn là rất xa vời. Cốc nước nửa đầy hay nửa vơi ? Nhờ có hiệp định Maastricht mà đồng euro đã được chào đời. Cũng với văn bản này, mà châu Âu từ 25 năm qua không phải lo lắng về lạm phát. Được 340 triệu dân tại 19 nước thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu sử dụng, đồng euro đã tránh được tất cả mọi rủi ro về tỷ giá hối đoái. Do vậy theo giáo sư kinh tế học viện Genève, Charles Wyplosz, đồng euro là một thành công lớn của châu Âu. Ngược lại hiệp định Maastricht thất bại vì ba yếu tố : Một là như đã nói hai ngưỡng quy định về bội chi ngân sách và nợ công so với GDP đã chẳng được quy định trên bất kỳ một cơ sở vững chắc nào. Kế tới, áp dụng chính sách “khắc khổ” vào lúc mà kinh tế bị suy thoái lại càng gây thêm khó khăn cho các nước gặp nạn. Sau cùng theo giáo sư Wyplosz, học viện Genève, hiệp định Maastricht tước đoạt quyền sử dụng ngân sách Nhà nước của mỗi quốc gia để kích cầu khi cần thiết. Đòn bẩy tiền tệ thì trong tay Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu -BCE. Từ năm 2008 tới nay eurozone đã phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng : một do tín dụng địa ốc subprime của Mỹ và một do chính mình tự đánh mất những đòn bẩy để vực dậy kinh tế. Đáng buồn hơn nữa là châu Âu đòi hỏi người dân phải hy sinh, bắt các thành viên liên tục giảm ngân sách, giảm chi tiêu công cộng nhưng tỷ lệ nợ công so với GDP thì vẫn tăng cao. Berlin và thất bại chính trị của hiệp định Maastricht Hậu quả chính trị tai hại kèm theo, là công luận tại những nước như Hy Lạp và cả nhiều nơi khác cảm thấy là quyền tự định đoạt lấy tương lai của họ bị Bruxelles tước đoạt. Cựu giám đốc Phòng Công Nghiệp và Thương Mại Paris, Emanuel Devaud, không vòng vo quy trách nhiệm cho Đức trước thất bại chính trị này. Theo ông, liên minh tiền tệ châu Âu “đi từ thất bại này đến thất bại khác, dân châu Âu cũng đi từ thất vọng này đến thất vọng khác”. Kinh tế đình đốn, nạn thất nghiệp tràn làn, mức sống của người dân sa sút, cả một phần trong xã hội bị đẩy vào cảnh bần cùng, guồng máy sản xuất bị tê liệt, chảy máu chất xám, thất thoát tư bản … vậy mà theo ông Devaud, cựu giám đốc Phòng Công Nghiệp và Thương Mại Paris, Berlin vẫn kiên quyết đòi áp dụng chính sách khắc khổ. Thủ tướng Merkel và bộ trưởng Tài Chính Wolfgang Schäuble quên mất rằng, Đức là quốc gia hưởng lợi nhất nhờ đồng euro và nhờ những nền tảng dù không hoàn hảo của một hiệp định đã được ký kết vừa đúng cách nay 25 năm. Nguồn: RFI
......

Vai trò toàn cầu mới của Đức

Trong hai thập niên qua, vai trò của Đức trên thế giới đã trải qua một sự biến đổi đáng kể. Sau sự thống nhất hòa bình năm 1990, Đức đã trên đà trở thành người khổng lồ kinh tế với chính sách đối ngoại không có gì đáng nói. Tuy nhiên, nước Đức ngày nay là một cường quốc châu Âu thu hút không ít lời khen tiếng chê. Điều này đúng cả về cách nước Đức ứng phó với lượng người tị nạn tăng vọt gần đây – nước này đã đón nhận hơn một triệu người trong năm ngoái – lẫn việc xử lý khủng hoảng đồng euro. Khi sức mạnh gia tăng, Đức càng có nhu cầu để giải thích chính sách đối ngoại một cách rõ ràng hơn. Lịch sử gần đây của nước Đức là chìa khóa để hiểu cách Đức nhìn nhận vị thế của mình trên thế giới. Từ năm 1998, tôi đã phục vụ đất nước với tư cách là thành viên của bốn nội các và lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội. Trong suốt thời gian đó, Đức không hề tìm kiếm vai trò mới trên trường quốc tế. Thay vào đó, Đức nổi lên như một chủ thể trung tâm bằng việc duy trì sự ổn định trong khi thế giới xung quanh nó biến đổi. Khi Hoa Kỳ choáng váng từ những ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Iraq và EU vật lộn trong một loạt các cuộc khủng hoảng, Đức vẫn giữ vững vị trí của mình. Tự vực dậy từ khó khăn kinh tế, Đức giờ đây đang gánh trên vai trách nhiệm của nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Về mặt ngoại giao, Đức cũng góp phần đem đến giải pháp hòa bình cho nhiều cuộc xung đột trên toàn cầu: tiêu biểu nhất là ở Iran và ở Ukraine, ngoài ra còn ở Colombia, Iraq, Libya, Mali, Syria, và các nước Balkan. Những động thái này buộc Đức phải diễn giải lại các nguyên tắc định hướng chính sách đối ngoại của mình trong hơn nửa thế kỷ. Nhưng Đức là một cường quốc không ngừng suy ngẫm: ngay cả khi đang thích nghi, niềm tin vào tầm quan trọng của sự kiềm chế, cân nhắc, và đàm phán hòa bình cũng sẽ tiếp tục chỉ đường dẫn lối cho những tương tác của Đức với phần còn lại của thế giới. Ông lớn của châu Âu Ngày nay, cả Mỹ lẫn châu Âu đang vật lộn nhằm thực hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu. Cuộc xâm lược Iraq năm 2003 đã làm tổn hại vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới. Sau khi lật đổ tổng thống Saddam Hussein, bạo lực giáo phái đã chia cắt Iraq, và sức mạnh của Hoa Kỳ trong khu vực bắt đầu suy yếu. Chính quyền George W. Bush không chỉ không tái lập được trật tự khu vực bằng vũ lực, mà các chi phí chính trị, kinh tế, và quyền lực mềm của cuộc phiêu lưu này còn làm suy yếu vị thế tổng thể của Hoa Kỳ. Ảo tưởng về một thế giới đơn cực đã phai mờ. Khi nhậm chức năm 2009, Tổng thống Barack Obama bắt đầu nghĩ lại rộng hơn về cam kết của Hoa Kỳ đối với Trung Đông và với toàn cầu. Phe chỉ trích ông cho rằng Obama đã tạo ra khoảng trống quyền lực mà các chủ thể khác, trong đó có Iran và Nga, luôn sẵn sàng lấp đầy. Những người ủng hộ ông, trong đó có tôi, phản bác rằng Obama đã ứng phó một cách khôn ngoan trước một trật tự thế giới đang thay đổi và bản chất đang biến đổi của sức mạnh Hoa Kỳ. Ông đang tìm cách điều chỉnh các phương tiện và mục tiêu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cho phù hợp với năng lực của đất nước và những thách thức mới mà nước này phải đối mặt. Trong khi đó, EU đang vật lộn với các cuộc đấu tranh của chính mình. Năm 2004, nó kết nạp thêm 10 quốc gia thành viên mới, cuối cùng cũng chào đón các nước cộng sản Đông Âu trước đây. Nhưng ngay cả khi mở rộng, nó vẫn bị mất đà trong những nỗ lực làm sâu sắc thêm những nền tảng chính trị của một liên minh chính trị. Cùng năm đó, nó đã trình bày với các thành viên một bản dự thảo hiến pháp đầy tham vọng, biên soạn bởi một nhóm dẫn đầu là cựu Tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing . Nhưng khi cử tri Pháp và Hà Lan, hai trong số các quốc gia sáng lập EU, bác bỏ dự thảo, cuộc khủng hoảng theo sau đã thôi thúc người dân châu Âu đặt câu hỏi về sự cần thiết của một “liên minh ngày một gắn kết hơn.” Kể từ đó nhóm này đã dần lớn mạnh hơn, trong khi những người theo chủ trương tăng cường hội nhập đã rút lui. Ngày nay, trật tự quốc tế mà Hoa Kỳ và châu Âu góp phần tạo ra và duy trì sau Thế chiến II – một trật tự tạo ra tự do, hòa bình, và thịnh vượng ở phần lớn thế giới – đang phải chịu áp lực. Một số quốc gia ngày một yếu đi – và, trong một số trường hợp, sụp đổ hoàn toàn – đã làm mất ổn định toàn bộ khu vực, đặc biệt là châu Phi và Trung Đông, khơi mào xung đột bạo lực, và gây ra những làn sóng di cư hàng loạt với quy mô lớn hơn bao giờ hết. Đồng thời, các chủ thể nhà nước và phi nhà nước đang ngày càng bất chấp hệ thống đa phương dựa trên luật lệ vốn gìn giữ hòa bình và ổn định từ trước tới nay. Sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ tạo ra các trung tâm quyền lực mới đang làm thay đổi cục diện quan hệ quốc tế. Việc Nga sáp nhập Crimea đã gây ra rạn nứt nghiêm trọng với châu Âu và Hoa Kỳ. Cuộc đối đầu giữa Iran và Ả-rập Xê-út ngày càng thống trị Trung Đông, khi trật tự nhà nước ở khu vực xói mòn và Nhà nước Hồi giáo, hay ISIS, đang ra sức hủy diệt hoàn toàn mọi biên giới. Trong bối cảnh ấy, nước Đức vẫn vô cùng ổn định. Đây là thành tựu không hề nhỏ, nếu xem xét vị thế của đất nước này năm 2003, khi những rắc rối của Hoa Kỳ và EU chỉ mới manh nha. Ở thời điểm đó, nhiều người gọi Đức là “người bệnh của châu Âu”: tỷ lệ thất nghiệp lên đến đỉnh điểm ở mức trên 12%, nền kinh tế trì trệ, các hệ thống xã hội quá tải, và lập trường phản đối cuộc chiến của Mỹ ở Iraq đã thách thức ý chí quyết tâm của nước này và gây phẫn nộ tại Washington. Tháng 3 năm đó, Thủ tướng Đức Gerhard Schröder đã có bài phát biểu trước Bundestag, Quốc hội Đức, với nhan đề “Can đảm vì hòa bình và can đảm để thay đổi,” trong đó ông kêu gọi các cuộc cải cách kinh tế lớn. Mặc dù đủ dũng khí để phản đối chiến tranh Iraq, các thành viên đảng Dân chủ Xã hội của ông hầu như không có khao khát đổi thay. Các cải cách của Schröder về thị trường lao động và hệ thống an sinh xã hội được Quốc hội Đức thông qua, nhưng bản thân ông phải trả một cái giá chính trị rất đắt: ông thất bại trong các cuộc bầu cử sớm vào năm 2005. Nhưng chính những cải cách đó đã đặt nền móng cho sự trở lại của sức mạnh kinh tế Đức, một sức mạnh kéo dài cho đến tận ngày nay. Và phản ứng của Đức trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 thực chất đã củng cố chỗ đứng kinh tế của nước này. Các doanh nghiệp Đức tập trung vào lợi thế của mình trong ngành chế tạo và đã nhanh chóng khai thác những cơ hội lớn tại các thị trường mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc. Giới công nhân Đức đã sáng suốt ủng hộ mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Nhưng người Đức không nên thổi phồng sự tiến bộ của đất nước họ. Đức chưa trở thành một siêu cường kinh tế, và thị phần xuất khẩu thế giới trong năm 2014 của nó đã thấp hơn so với năm 2004 – và thậm chí còn thấp hơn thời điểm thống nhất nước Đức. Đức chỉ đơn giản là giữ vững vị thế của mình tốt hơn so với hầu hết các nước ngang hàng khi cạnh tranh gia tăng. Cường quốc hòa bình của châu Âu Sức mạnh kinh tế tương đối của Đức là một thế mạnh rõ ràng. Nhưng một số nhà phê bình cho rằng sự kiềm chế quân sự của Đức là một điểm yếu. Dưới thời Thủ tướng Schröder, Đức đã phải chiến đấu trong hai cuộc chiến tranh (ở Kosovo và Afghanistan) và kiên quyết phản đối phát động cuộc chiến thứ ba (ở Iraq). Sự can dự quân sự ở Kosovo và Afghanistan đánh dấu một bước tiến lịch sử của quốc gia từng tìm cách cấm hoàn toàn từ “chiến tranh” khỏi ngữ vựng của mình. Tuy nhiên, Đức mạnh lên bởi nó coi trọng trách nhiệm của mình đối với sự ổn định của châu Âu và liên minh với Hoa Kỳ. Trước đây cũng như bây giờ, các quan chức Đức có chung một niềm tin sâu sắc rằng an ninh của Đức gắn bó chặt chẽ với an ninh của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hầu hết đều phản đối việc Mỹ xâm lược Iraq, bởi họ coi đó là cuộc chiến có thể tránh được, với tính chính đáng đáng ngờ và rất có khả năng châm ngòi cho những cuộc xung đột khác. Ở Đức, sự phản đối này vẫn được nhiều người coi là một thành tựu lớn – thậm chí còn nhận được sự đồng tình của cả một số rất ít những người ủng hộ chính sách của Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Trong những năm sau đó, các nhà lãnh đạo của Đức luôn cẩn trọng cân nhắc xem có nên can dự vào các cuộc xung đột tiếp theo, giám sát những quyết định đó ở một mức độ kỹ lưỡng đến mức thường xuyên khiến các đồng minh nổi giận. Ví dụ, mùa hè năm 2006, tôi đã giúp trung gian cho một lệnh ngừng bắn ở Li-băng nhằm chấm dứt cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah. Tôi tin Đức phải ủng hộ thỏa thuận này thông qua sức mạnh quân sự nếu cần thiết, dù tôi biết quá khứ của chúng tôi, thủ phạm của cuộc diệt chủng Holocaust, sẽ khiến việc triển khai lính Đức trên biên giới Israel trở thành một vấn đề hết sức tế nhị. Trước khi lựa chọn phương án quân sự, tôi đã mời ba ngoại trưởng tiền nhiệm gần đây nhất đến Berlin để được tư vấn. Họ đã cùng nhau mở lòng chia sẻ 31 năm kinh nghiệm của mình. Lịch sử nước Đức đè nặng nhất lên người cao tuổi nhất trong chúng tôi, Hans-Dietrich Genscher, một cựu chiến binh Thế chiến II, người phản đối đề xuất này. Tuy nhiên, hai người tiền nhiệm trẻ tuổi hơn đã tán thành với tôi, và đến nay, các tàu chiến của Đức đã tuần tra trên bờ Địa Trung Hải nhằm kiểm soát việc chở vũ khí tới Li-băng với tư cách là một phần của Lực lượng Lâm thời Liên Hợp Quốc tại Li-băng – một sự dàn xếp được Israel chấp thuận và hậu thuẫn. Con đường trở nên quyết đoán hơn về mặt quân sự của Đức chưa và sẽ không bao giờ suôn sẻ. Đức không tin rằng thảo luận tại hội nghị bàn tròn sẽ giải quyết mọi vấn đề, và việc nổ súng cũng vậy. Các biện pháp can thiệp quân sự ở nước ngoài thành có bại có trong 20 năm qua là một lý do để thận trọng. Trên tất cả, Đức có một niềm tin sâu sắc bắt nguồn từ lịch sử rằng đất nước họ nên sử dụng năng lượng chính trị và tài nguyên để củng cố pháp quyền trong các vấn đề quốc tế. Kinh nghiệm lịch sử của chúng tôi đã phá vỡ niềm tin vào chủ nghĩa biệt lệ quốc gia – của bất kỳ quốc gia nào. Bất cứ khi nào có thể, chúng tôi cũng lựa chọn luật pháp (Recht) thay vì quyền lực (Macht). Kết quả là, Đức đã nhấn mạnh sự cần thiết của tính chính danh trong việc đưa ra quyết định ở cấp độ trên quốc gia và đầu tư vào chủ nghĩa đa phương do Liên Hợp Quốc dẫn đầu. Mỗi lần triển khai quân đội, Đức phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt của công chúng và phải nhận được sự chấp thuận của Quốc hội. Đức luôn tìm cách cân bằng trách nhiệm bảo vệ những nước yếu với trách nhiệm kiềm chế. Nếu các đối tác và đồng minh của Đức tăng cường nỗ lực ngoại giao và đàm phán, người Đức muốn chính phủ của họ gắng sức gấp đôi, đôi khi trong sự thất vọng của các đối tác. Điều đó không có nghĩa là Đức đang sửa chữa sai lầm cho quá khứ hiếu chiến của mình một cách thái quá. Đúng hơn, là một cường quốc luôn suy tư, Đức đang đấu tranh để hòa giải những bài học của lịch sử với những thách thức của ngày nay. Đức sẽ tiếp tục đóng khung lập trường quốc tế của mình chủ yếu về mặt dân sự và ngoại giao và sẽ chỉ viện đến can thiệp quân sự sau khi đã cân nhắc mọi rủi ro và phương án khả thi. Tiếp nhận vai trò toàn cầu Sức mạnh kinh tế tương đối và cách tiếp cận thận trọng trong việc sử dụng vũ lực của Đức vẫn luôn được duy trì do môi trường khu vực và toàn cầu đã trải qua những thay đổi triệt để. Quan hệ đối tác của Đức với Hoa Kỳ và việc hội nhập vào EU là trụ cột trong chính sách đối ngoại của nước này. Nhưng khi Hoa Kỳ và EU vấp ngã, Đức vẫn giữ vững lập trường của mình và nổi lên như một cường quốc, nhưng phần lớn là do các cường quốc khác gặp trở ngại. Trong vai trò này, Đức đã nhận ra nó không thể thoát khỏi trách nhiệm của mình. Do Đức nằm ở trung tâm châu Âu, cô lập hay đối đầu đều không phải là một lựa chọn chính sách thận trọng. Thay vào đó, Đức cố gắng sử dụng đối thoại và hợp tác để thúc đẩy hòa bình và chấm dứt xung đột. Hãy xem xét vai trò mới của Đức ở Trung Đông. Trong nhiều thập niên, cuộc xung đột Ảrập-Israel đã thống trị cục diện chính trị khu vực. Trong những thập niên sau Thế chiến II, Đức cố ý né tránh vai trò đi đầu trong các nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết bế tắc. Nhưng ngày nay, khi các cuộc xung đột lan rộng, Đức đang can dự ở phạm vi rộng hơn trên toàn khu vực. Kể từ năm 2003, khi những nỗ lực đa phương nhằm ngăn cản Iran chế tạo bom hạt nhân bắt đầu, Đức đã đóng một vai trò trung tâm, và là một trong những nước ký kết thỏa thuận đạt được vào năm 2015. Đức cũng can dự sâu vào việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột ở Syria. Đức cũng không né tránh trách nhiệm giúp xây dựng một cấu trúc an ninh mới trong khu vực – một tiến trình mà rất có thể thỏa thuận với Iran là sự khởi đầu. Lịch sử của châu Âu đã để lại một số bài học bổ ích. Hội nghị Helsinki năm 1975 đã giúp khắc phục những chia rẽ Chiến tranh Lạnh của lục địa này thông qua việc thành lập Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Nếu các chủ thể khu vực chọn cách xem xét ví dụ này, họ sẽ tìm thấy những bài học hữu ích có thể hỗ trợ họ trong việc giải quyết những cuộc xung đột hiện tại. Đôi khi người Đức chúng tôi cũng cần những người khác nhắc nhở về tính hữu dụng của lịch sử. Ví dụ, năm ngoái tôi đã có một cuộc trò chuyện đầy cảm hứng với một nhóm trí thức nhỏ ở Jeddah, Ả-rập Xê-út. Một trong số họ nhận xét, “Chúng tôi cần một nền hòa bình kiểu Westphalia cho khu vực của mình. Thỏa thuận mà các nhà ngoại giao ở Münster và Osnabrück thảo luận vào năm 1648 với mục đích ngăn cách tôn giáo khỏi sức mạnh quân sự đã truyền cảm hứng cho các nhà tư tưởng ở Trung Đông cho đến ngày nay; đối với một người Westphalia bản địa như tôi, có lẽ không có lời nhắc nhở nào tốt hơn chính sức mạnh giáo dục của quá khứ. Đối mặt với thách thức Ngay gần Đức thôi, cuộc khủng hoảng Ukraine đã thử thách vai trò lãnh đạo và các kỹ năng ngoại giao của Đức. Kể từ khi chế độ của tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych sụp đổ và Nga sáp nhập Crimea đầu năm 2014, Đức và Pháp đã đi đầu trong những nỗ lực quốc tế nhằm kiềm chế và cuối cùng là giải quyết cuộc khủng hoảng quân sự và chính trị này. Khi chính phủ Hoa Kỳ tập trung vào những thách thức khác, Đức và Pháp đã đảm nhận vai trò là những nước đối thoại chính với Nga về những vấn đề liên quan đến an ninh châu Âu và sự sống còn của nhà nước Ukraine. Đức không tự ép mình vào vị trí đó, và cũng không có ai chỉ định Đức vào vai trò đó. Mối quan hệ kinh tế và chính trị bền chặt với Nga và Ukraine khiến Đức theo lẽ tự nhiên trở thành trung gian cho cả hai bên, bất chấp sự ủng hộ rõ ràng của Berlin đối với các nạn nhân của sự hung hăng của Moskva. Cuộc tranh luận chính trị căng thẳng diễn ra ở Đức về việc làm thế nào để ứng phó với thách thức này chỉ làm tăng uy tín của Berlin, bằng cách cho thế giới thấy chính phủ Đức không hề xem nhẹ các quyết định của mình. Thỏa thuận Minsk mà Đức và Pháp làm trung gian vào tháng 2 năm 2015 nhằm ngăn chặn những hiềm khích chưa thể coi là hoàn hảo, nhưng chắc chắn một điều là nếu không có nó, cuộc xung đột có thể đã sớm vượt khỏi tầm kiểm soát và lan rộng ra ngoài khu vực Donbas của Ukraine. Tiếp đến, Đức sẽ tiếp tục làm những gì có thể để ngăn chặn căng thẳng leo thang thành một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Trong khi đó, trong cuộc khủng hoảng đồng euro, Đức buộc phải đối đầu với sự nguy hiểm gây ra bởi mức nợ quá đáng của một số quốc gia EU vùng Địa Trung Hải. Đa số các thành viên của khu vực đồng euro và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ủng hộ các kế hoạch yêu cầu những nước như Hy Lạp áp đặt kiểm soát ngân sách và những cải cách kinh tế và xã hội vốn gian nan nhưng không thể tránh khỏi nhằm đảm bảo tính đồng đều về lâu dài của các nền kinh tế trong khu vực đồng euro. Nhưng thay vì đặt trách nhiệm tạo ra những thay đổi đó vào tầng lớp tinh hoa của các nước này, nhiều người châu Âu lại muốn đổ lỗi cho Đức vì cho là nước này đã đẩy nhiều khu vực ở Nam Âu vào cảnh nghèo đói, phục tùng, và sụp đổ. Đức cũng chịu chỉ trích tương tự trong cuộc khủng hoảng người tị nạn đang diễn ra. Mùa thu năm ngoái, Đức đã mở cửa biên giới đón người tị nạn, chủ yếu là từ Iraq và Syria. Chính phủ các nước Cộng hòa Séc, Hungary và Slovakia lo ngại rằng động thái này sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng bằng cách khuyến khích thêm nhiều người tị nạn tràn vào đất nước họ với hy vọng sau này sẽ vượt biên được sang Đức. Tuy nhiên, cho đến nay, những lo ngại như vậy vẫn tỏ ra vô căn cứ. Vẫn chưa rõ châu Âu sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng này khi nào và ra sao. Tuy nhiên, điều rõ ràng là ngay cả một quốc gia tương đối mạnh như Đức cũng không thể làm điều đó một mình. Chúng tôi không thể nhượng bộ cho những mong muốn ngày càng mạnh mẽ của một số nhóm cử tri nhất định để đưa ra phương án ứng phó chỉ ở phạm vi quốc gia, bằng cách đặt ra những giới hạn tuỳ tiện về việc chấp nhận người tị nạn chẳng hạn. Đức không thể và sẽ không lấy các giải pháp hứa hẹn sửa chữa nhanh chóng, nhưng trong thực tế là phản tác dụng, bất luận là xây tường hay gây chiến, làm căn cứ cho chính sách đối ngoại của mình. Một chính sách đối ngoại cân đối đòi hỏi liên tục cân nhắc kỹ càng những lựa chọn khó khăn. Nó cũng đòi hỏi sự linh hoạt. Hãy xem xét thỏa thuận tị nạn gần đây mà Đức đã giúp EU đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ. Theo thỏa thuận này, EU sẽ trả lại Thổ Nhĩ Kỳ bất kỳ người di cư nào đến Hy Lạp bất hợp pháp và đổi lại sẽ mở ra một con đường hợp pháp cho người Syria để họ có thể sang EU trực tiếp từ Thổ Nhĩ Kỳ. Thỏa thuận này cũng bao gồm các điều khoản về hợp tác sâu hơn giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ. Bất chấp những diễn biến gây tranh cãi tại Thổ Nhĩ Kỳ, chẳng hạn như sự leo thang bạo lực ở các khu vực người Kurd và việc quấy rối các phương tiện truyền thông và phe đối lập ngày càng gia tăng, Đức vẫn công nhận rằng Thổ Nhĩ Kỳ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc khủng hoảng và sẽ không có bất cứ tiến triển bền vững nào nếu không có Thổ Nhĩ Kỳ. Giờ đây không ai có thể nói trước liệu mối quan hệ mới này về lâu dài có được phát huy nữa hay không. Nhưng sẽ không có sự quản lý nhân đạo hay bất cứ tiến bộ nào về biên giới ngoài EU trừ khi các nhà lãnh đạo châu Âu làm việc nghiêm túc với những người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ của họ. Một số chính trị gia, như cựu Ngoại trưởng Ba Lan Radek Sikorski, đã mô tả Đức là “một quốc gia không thể thiếu” của châu Âu. Đức không tham vọng đạt tới vị thế đó. Nhưng hoàn cảnh đã buộc Đức phải đảm nhận một vai trò chủ chốt. Có lẽ không một quốc gia châu Âu nào lại có số phận liên quan mật thiết đến sự tồn tại và thành công của EU đến thế. Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Đức sống trong hòa bình và hữu nghị với Pháp, Ba Lan, và phần còn lại của châu lục. Điều này phần lớn là nhờ vào sự từ bỏ chủ quyền hoàn toàn và sự chia sẻ tài nguyên mà EU đã khuyến khích trong gần 60 năm nay. Bởi vậy, giữ vững liên minh đó và chia sẻ gánh nặng lãnh đạo là những ưu tiên hàng đầu của Đức. Cho đến khi EU xây dựng được khả năng đóng một vai trò mạnh mẽ hơn trên thế giới, Đức sẽ cố gắng hết sức để giữ lập trường của mình – vì lợi ích của cả châu Âu. Đức sẽ là một nhà lãnh đạo có trách nhiệm, biết kiềm chế, và không ngừng suy ngẫm, được chỉ dẫn chủ yếu bởi những bản năng châu Âu của mình. Biên dịch: Vũ Thành Nam & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng Nguồn: Frank-Walter Steinmeier, “Germany’s New Global Role,” Foreign Affairs, 13/06/2016. http://nghiencuuquocte.org/2017/02/02/vai-tro-toan-cau-moi-cua-duc/  
......

Đức : Cựu chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz ra tranh cử lập pháp và chỉ trích phe dân túy

Hôm 29/01/2017, tại Berlin, trong diễn văn đầu tiên với tư cách là ứng viên của đảng Xã Hội Dân Chủ, ông Martin Schulz, nguyên là chủ tịch Nghị viện châu Âu, đã hứa hẹn tái lập công bằng xã hội và chỉ trích mạnh mẽ đảng dân túy AfD. Từ thủ đô Đức, thông tín viên Nathalie Versieux gửi về bài tường trình : « Các cuộc thăm dò dư luận thật đáng khích lệ đối với ông Martin Schulz. Kể từ khi ông cho biết sẽ ra tranh cử, hôm thứ Ba, 24/01, tỷ lệ cử tri có thể bỏ phiếu cho đảng Xã Hội Dân Chủ đã tăng thêm 4 điểm, đạt mức 24%. Quyết tâm tận dụng đà tiến này, ứng viên đảng Xã Hội Dân Chủ trong cuộc bầu cử lập pháp được tổ chức vào tháng Chín tới đây đã hứa sẽ bảo vệ các tầng lớp bình dân và những lo âu thường nhật của họ. Ông hướng tới cơ sở của đảng Xã Hội Dân Chủ. Tại Đức, cũng như ở châu Âu, tầng lớp này có xu hướng quay sang đảng dân túy AfD. Trong bài diễn văn hôm qua, 29/01, ông Martin Schulz đã tấn công mạnh mẽ xu hướng dân túy, chỉ trích đảng AfD mà ông coi là một sự hổ thẹn của nền cộng hòa. Ứng viên đảng Xã Hội Dân Chủ cũng phê phán Donald Trump, tố cáo nguyên thủ Mỹ có dự án chống nhập cư. Ông cảnh báo là tại Đức, người ta đã biết là chủ nghĩa quốc xã mù quáng có thể dẫn đến hậu quả ra sao. Ông Martin Schulz có tỷ lệ được lòng dân cao gần bằng bà Angela Merkel. Thế nhưng, trong các cuộc thăm dò dư luận thì đảng CDU của thủ tướng Merkel tiếp tục dẫn đầu, bỏ xa đảng SPD ». Nguồn:rfi.fr
......

Đức: Thành phố quê nội từ chối phong công dân danh dự cho Donald Trump

(DPA27/01/2017) Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không thể trở thành công dân danh dự của ngôi làng nhỏ bé ở Đức, nơi từ đó ông bà nội của ông đã di cư sang Hoa Kỳ. Thị trưởng Thomas Jaworek sau cuộc họp hội đồng địa phương hôm 26/01/2017 cho biết như trên. Hội đồng thành phố Kallstadt, khu vực chuyên sản xuất rượu của vùng Rheinland miền tây nước Đức, quê cha đất tổ của Donald Trump, đã họp lại để đánh giá đề nghị tặng danh hiệu công dân danh dự cho tân tổng thống Mỹ. Các thành viên hội đồng đã tái khẳng định rằng thành phố không chấp nhận trao danh hiệu này cho ông Trump. Đảng Cộng Hòa Đức, một đảng nhỏ cùng chia sẻ các giá trị mang tính bảo thủ của đảng Cộng Hòa Mỹ, đã đưa ra đề nghị này, đồng thời đòi đặt tên Donald Trump cho một con đường hay một quảng trường tại Kallstadt. Nhưng thị trưởng Jaworek nói rằng : « Không có đảng cầm quyền nào hiện nay ủng hộ đề nghị trên ». Ông nội của nhà tỉ phú là Friedrich, sau đó đổi thành Frederick theo tiếng Anh, đã rời nước Đức sang New York lập nghiệp vào cuối những năm 1800 và sau đó sang Alaska sinh sống theo làn sóng những người tìm vàng. Trở nên giàu có, ông Friedrich có gởi một ít tiền cho những người bà con sống ở Đức, trong đó có một số hiện vẫn cư ngụ ở Kallstadt. http://www.lalibre.be/actu/international/une-ville-allemande-refuse-la-c...  
......

Tuần đầu tiên của Tổng thống Trump - đầy kịch tính & chao đảo

(Bản tin tổng hợp) Ông Trump đã chính thức trở thành tổng thống thứ 45th của Hoa Kỳ vào trưa ngày 20-1-2017 tại thủ đô Washington D.C. Sau buổi lễ nhậm chức diễn ra trọng thể như truyền thống thường thấy dành cho các vị tổng thống Hoa Kỳ, tân Tổng thống Trump đã bắt đầu giai đoạn “trị vì” bằng nhiều sắc lệnh và các tuyên bố làm “dậy sóng” dư luận, không khác gì thời tranh cử, chỉ khác là kỳ này những điều ông làm hay nói đều có ảnh hưởng thực sự tới đời sống của người dân Hoa Kỳ và có thể làm đảo lộn trật tự, an ninh thế giới. Những diễn biến xảy ra trong những ngày trị vì đầu tiên của TT Trump đều mang tính chất “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử Hoa Kỳ, và những tuyên bố cũng như sắc lệnh của ông đã khẳng định thêm những đặc điểm về con người cũng như các chủ trương/chính sách của ông, bao gồm: cai trị bằng những dữ kiện hoang tưởng/bịa đặt, bằng sự đe dọa/bạo lực/và chao đảo, đảo ngược lại mọi chính sách theo chiều hướng khác thường/bất ổn, phá tan mọi tương quan với đồng minh và trật tự quốc tế, đồng thời tạo thêm mối hiềm khích với thế giới Ả Rập, thách đố thay vì lắng nghe những tiếng nói khác biệt, cao ngạo và hành xử độc tài, chính sách theo ngẫu hứng nhất thời của cá nhân chứ không phải là một việc làm chính chắn đúc kết từ thảo luận, nghiên cứu và rút tỉa kinh nghiệm ... Hai điểm đáng nói nhất là: a/tân TT Trump đã phải đối mặt với gần 5 triệu người biểu tình chống ông trên khắp thế giới, một diễn biến đồng bộ và cùng một mục tiêu chưa từng xảy ra, và số lượng người biểu tình tại Hoa Kỳ cũng lớn nhất lịch sử, b/Ông Trump đang bị cơ quan giám sát về đạo đức kiện tội vi phạm hiến phá -điều luật “nhận quà của chính phủ ngoại bang;”và c/Những người thân tín của ông đang bị Quốc hội Hoa Kỳ mở cuộc điều tra vì thông đồng với Putin và Nga nhằm phá hoại cuộc bầu cử 2016 của Hoa Kỳ. Cả hai Ủy ban Tình báo của Thượng viện và Hạ viện đã vào cuộc điều tra. Các diễn biến lớn trong tuần qua liên quan tới tân TT Donald Trump bao gồm: 1. Điều đầu tiên là ông Trump chọn tranh cãi về một chuyện rất cỏn con, đó là số người tham dự lễ nhậm chức của ông lớn hơn chứ không thể thua số người tới tham dự lễ nhậm chức của TT Obama năm 2009. Ông thậm xưng là ông có con số kỷ lục, trong khi mọi dữ kiện đều cho thấy số người đến tham dự năm nay thua xa năm 2009, ước tính khoảng 250.000 tới 600.000 so với con số 1,8 triệu người năm 2009. 2. Ông Trump vẫn cay đắng vì thua tới gần 3 triệu phiếu phổ thông đối với bà Hillary Clinton, do đó ông tiếp tục nói dối là đã có từ 3 triệu tới 5 triệu người bỏ phiếu bất hợp pháp tại Hoa Kỳ khiến ông bị thua. Trong khi đó, các chính giới lưỡng đảng và các chuyên gia cho biết không hề có một chứng cớ gì về gian lận bầu cử lớn như vậy (Viện nghiên cứu Pew cho biết chỉ có 31 trường hợp trong số 1 tỷ phiếu bầu). 3. Ông Trump và nhân viên thân tín vẫn tiếp tục gây chiến với truyền thông, đưa ra những câu chuyện hoang tưởng theo thuyết âm mưu (consipracy theory), những con số giả - mà họ dùng mỹ từ là “dữ kiện thay thế (alternative facts).” Ba nhân vật đại diện cao cấp của ông Trump luôn giúp ông Trump tuyên truyền và bênh vực những điều dối trá, đó là bà Kellyanne Conway, ông Sean Spicer and Reince Priebus. 4. Ông Trump đề nghị Hoa Kỳ nên cướp dầu của Iraq trong buổi đến thăm cơ quan CIA (21-1-2017) và lập lại điều này trong buổi phỏng vấn với đài ABC (25-1-2017). Ông đã từng nêu điều này trong lúc tranh cử, nhưng lập lại trong cương vị tổng thống, ông Trump đã đặt đất nước Hoa Kỳ vào tình trạng rất nguy hiểm (xem bài chi tiết bên dưới). Lấy tài nguyên của một quốc gia khác là hành động của tội phạm chiến tranh, vi phạm trầm trọng hiệp ước Geneva. Tại buổi thăm viếng cơ quan CIA, ông đã bị chỉ trích nặng nề vì thiếu sự tôn kính đối với những người đã hy sinh cho tổ quốc. Hầu hết thời gian nói chuyện với 400 nhân viên CIA, ông Trump chỉ khoe cái tôi, huyênh hoang, tự đại, khoe được lên trang bìa của Times Magazine 15 lần(?), lượng người tới tham dự lễ nhậm chức của ông lên tới 1-1.5 triệu (?), khoe mình thông minh ... Ông còn đem theo một đội ngũ 40 nhân viên tới để vỗ tay và hò reo tán thưởng mình. Những nhân viên CIA có mặt rất bất mãn, và cựu Giám đốc CIA Brennan đã phê bình: “Thái độ tự cao, tự đại của ông Trump thật đáng khinh. Ông Trump nên tự biết xấu hổ!” 5. Ký những sắc lệnh mang tính tranh cãi liên quan tới môi trường, xây bức tường ngăn di dân Mễ, chống di dân và ngưng visa đối với các quốc gia Hồi giáo, đuổi di dân bất hợp pháp và dọa cắt ngân khoản đối với những thành phố đòi chấp chứa di dân không cư trú hợp lệ, bắt đầu hủy bỏ Obamacare, hủy tài trợ giúp phụ nữ ngăn ngừa mang thai và phá thai trên thế giới, ủng hộ việc tra tấn tù nhân và mở ra các trung tâm tra tấn, cho phép xây ống dẫn dầu Keystone XL & Dakota Access, bỏ hiệp định thương mại TPP và xét lại NAFTA, cấm nhân viên của nhiều cơ quan chính phủ ngưng việc thông tin với báo chí và quần chúng. 6. Chỉ 1 ngày sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Trump bị người dân biểu tình chống đối khắp Hoa Kỳ và thế giới, với con số kỷ lục là hơn 670 cuộc biểu tình và số người biểu tình trong một ngày 21-1-2017 ước lượng gần 5 triệu người, kể cả những quốc gia nhỏ bé ở Phi Châu, Á Châu, các cường quốc, và ngay cả các tiểu bang Hoa Kỳ đã bầu cho ông Trump. Riêng tại Hoa Kỳ, các cuộc biểu tình ngày 21-1-2017 đã được coi là đông nhất lịch sử Hoa Kỳ. Hiện các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục rải rác khắp nơi trong những ngày qua, với số lượng trung bình khá đông. Họ tập trung cả ở quốc hội tiểu bang lẫn văn phòng các vị dân cử để làm áp lực chống lại những đạo luật của TT Trump. Một banner RESIST được 7 nhà hoạt động môi trường treo trước Tòa Bạch Ốc ngày 25-1-2017 7.   Khu vực nghỉ mát Mar-a-Lago của ông Trump tại Palm Beach đã tăng tiền lệ phí tham gia ban đầu lên gấp đôi kể từ ngày 1-1-2017, từ $100.,000 lên tới $200.000. Năm 2012, họ phải giảm từ $200.000 xuống $100.000 vì ế ẩm. Ngoài số tiền ban đầu, các thành viên của khu nghỉ mát còn phải đóng thêm $14,000 lệ phí hàng năm và cả tiền thuế. 8. Chỉ trong vòng 24 tiếng sau khi TT Trump ký sắc lệnh dọa cúp tài trợ liên bang cho nơi nào chấp chứa di dân bất hợp pháp, 39 thành phố và 364 quận hạt toàn quốc đã lên tiếng chống đối, và hứa sẽ bảo vệ người dân khỏi lệnh trục xuất. Thị trưởng Boston còn mạnh mẽ thách thức là “nếu cần, chúng tôi sẽ mở cửa tòa thị chính để đồng bào trú ngụ.” Các thượng nghị sĩ tiểu bang California đã thách thức sẽ đưa ông Trump ra tòa vì tội vi hiến khi cưỡng bách tiểu bang phải làm theo điều mà họ không muốn. Xin xem tiếp qua trang nhà theo link bên trên những bản tin chi tiết sau: Tân tổng thống bị kiện vì ‘nhận quà của ngoại bang là vi hiến’ Ông Trump tuyên bố không bằng chứng: có 3-5 triệu phiếu gian lận TT Trump ký sắc lệnh xây tường biên giới & cấm cửa người Hồi giáo Tân Tổng thống Mỹ Trump đảo ngược chính sách phá thai Ông Trump cấm nhân viên không được liên lạc và tiết lộ thông tin Các khoa học gia ‘nổi dậy’ chống Trump Trump đề nghị Hoa Kỳ nên lấy dầu của Iraq Tiểu thuyết ‘1984’ bán chạy sau ngày ông Trump nhậm chức  
......

Khi dân số Hồi Giáo gia tăng, bạo lực và khủng bố cũng vậy

Người Hồi Giáo có ôn hòa như chúng ta nghĩa không? Theo thống kê thì cho thấy không. Khi số người Hồi Giáo càng tăng thì nạn bạo lực và khủng bố cũng tăng theo. Hồi Giáo không phải chỉ là một tôn giáo mà nó là một hệ thống toàn trị. Hồi Giáo có những yếu tố tôn giáo, luật pháp, chính trị, kinh tế và quân sự. Phần tín ngưỡng là phần chính che giấu tất cả những phần khác. Quá trình Hồi Giáo Hóa xảy ra khi có đủ dân số người Hồi Giáo trong một đất nước để thúc đẩy một làn sóng phẫn nộ để nới rộng tầm ảnh hưởng của Hồi Giáo. Khi những xã hội vốn yêu thích sự ôn hòa và phải đạo chính trị như các nước Phương Tây đồng ý chấp nhận những yêu cầu của những người Hồi Giáo ví lý do “tôn giáo,” họ đang chung tay giúp đỡ người Hồi Giáo đạt được mục đích “Hồi Giáo Hóa” đất nước đó. Quá trình đó diễn ra như sau, các con số về dân số được trích từ trang CIA năm 2007. Khi dân số Hồi Giáo chỉ ở dưới mức 1% của bất cứ đất nước nào họ sẽ được xem là một thiểu số yêu hòa bình, ôn hòa và không phải là mối đe dọa cho bất cứ ai. Thậm chí, họ có thể sẽ được quảng bá trong báo chí và phim anh vì những sự phong phú và đặc trưng của họ: Mỹ — Người Hồi Giáo 1.0% (của dân số quốc gia) Úc — Người Hồi Giáo 1.5% Canada — Người Hồi Giáo 1.9% Trung Quốc — Người Hồi Giáo 1%-2% Ý — Người Hồi Giáo 1.5% Na Uy — Người Hồi Giáo 1.8% Ở mức 2% và 3% dân Hồi Giáo bắt đầu giảng và chuyển đạo người từ những nhóm thiểu số và bất đồng chính kiến khác với sự tập trung vào những tổ chức băng đảng và trong nhà tù: Đan Mạch — Người Hồi Giáo 2% Đức — Người Hồi Giáo 3.7% Anh — Người Hồi Giáo 2.7% Tây Ban Nha — Người Hồi Giáo 4% Thái Lan — Người Hồi Giáo 4.6% Từ mức dân số 5% trở lên họ bắt đầu thực hiện tầm ảnh hưởng của họ trên dân số còn lại. Họ sẽ thúc đầy cho sự giới thiệu của đồ ăn theo chuẩn Halal (đồ ăn phải được chuẩn theo chuẩn Hồi Giáo bởi người Hồi Giáo) để bắt đầu quá trình tách riêng ra khỏi dân số địa phương. Họ sẽ gia tăng áp lực lên những chuỗi siêu thị và ẩm thực để chứa đồ ăn Halal trong kho. Họ sẽ đe dọa mọi người để đạt được yêu cầu đó. Pháp — Người Hồi Giáo 8% Philippines — Người Hồi Giáo 5% Thụy Điển — Người Hồi Giáo 5% Thụy Sĩ — Người Hồi Giáo 4.3% Hà Lan — Người Hồi Giáo 5.5% Trinidad &Tobago — Người Hồi Giáo 5.8% Đến mức này, họ sẽ hoạt động để thúc đẩy chính phủ cho phép họ tự cai trị bản thân dưới luật Sharia hoặc luật Hồi Giáo. Nếu có xung đột giữa lập quốc gia và Hồi Giáo, họ sẽ yêu cầu luật Hồi Giáo được áp dụng trên luật quốc gia. Mục đích tối cao của Hồi Giáo không phải là thuyết phục những người ngoại đạo mà để cai trị họ và cả thế giới dưới Hồi Giáo. Khi dân số Hồi Giáo đạt đến mức 10% của quốc gia, họ sẽ gia tăng sự vô trật tự và luật pháp như một phương pháp để phàn nàn về điều kiện sống hiện tại của họ (như những vụ đốt xe ở Paris, Pháp). Bất cứ hành động chống đối hay chỉ trích Hồi Giáo nào sẽ được xem là xâm phạm tự do và tôn giáo. Hệ lụy là họ sẽ gia tăng bạo lực, đe dọa và mức độ bạo động. Họ sẽ trả thù bất cứ ai chống đối họ một cách công khai (như vụ biểu tình hình vẽ Muhammad của nhà xuất bản Đan Mạch). Những quốc gia có dân số Hồi Giáo trên 10% sẽ chứng kiến những vụ xung đột của Hồi Giáo một cách thường xuyên và điều đó trở thành lẽ thường, trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày. Guyana — Người Hồi Giáo 10% Ấn Độ — Người Hồi Giáo 13.4% Israel — Người Hồi Giáo 16% Kenya — Người Hồi Giáo 10% Nga — Người Hồi Giáo 10-15% Sau khi dân sô Hồi Giáo đạt đến mức 20% của quốc gia thì sẽ có những vụ bạo động ở quy mô lớn. Sẽ có những tổ chức thánh chiến và bán quân sự ở địa phương. Sẽ có những vụ thảm sát danh dự và những vụ giết người ngoại đạo. Các nhà thờ Thiên Chúa và Do Thái sẽ bị đốt. Người Do Thái và Thiên Chúa sẽ thường xuyên bị đánh đập. Sẽ có những khu vực Hồi Giáo mà người ngoại đạo bị cấm vào, nơi đó luật pháp quốc gia không được áp dụng. Luật Hồi Giáo sẽ trở thành ngang ngửa với luật quốc gia. Ethiopia — Người Hồi Giáo 32.8% Với dân số Hồi Giáo ở mức 40% bạn sẽ chứng kiến nhiều vụ thảm sát, tấn công khủng bố và chiến tranh một cách thường xuyên. Bosnia — Người Hồi Giáo 40% Chad — Người Hồi Giáo 53.1% Lebanon — Người Hồi Giáo 59.7% Từ mức 60% trở nên bạn có thể sẽ thấy những vụ đàn áp của những người ngoại đạo và những chủng tộc khác. Sẽ có những vụ diệt chủng nhẹ. Luật Sharia sẽ được dùng như một vũ khí để lấy tiền từ người ngoại đạo. Người Hồi Giáo bắt đầu quá trình cai trị người ngoại đạo. Albania — Người Hồi Giáo 70% Mã Lai — Người Hồi Giáo 60.4% Qatar — Người Hồi Giáo 77.5% Sudan — Người Hồi Giáo 70% Từ mức 80% trở lên, nhà nước Hồi Giáo sẽ thi hành chính sách diệt chủng người ngoại đạo. Bangladesh — Người Hồi Giáo 83% Ai Cập — Người Hồi Giáo 90% Gaza — Người Hồi Giáo 98.7% Indonesia — Người Hồi Giáo 86.1% Iran — Người Hồi Giáo 98% Iraq — Người Hồi Giáo 97% Jordan — Người Hồi Giáo 92% Morocco — Người Hồi Giáo 98.7% Pakistan — Người Hồi Giáo 97% Palestine — Người Hồi Giáo 99% Syria — Người Hồi Giáo 90% Tajikistan — Người Hồi Giáo 90% Thổ Nhĩ Kỳ — Người Hồi Giáo 99.8% United Arab Emirates — Người Hồi Giáo 96% Ở mức 100%, người Hồi Giáo sẽ thi hành ‘Dar-es-Salaam’, hoặc sự hòa bình trong Hồi Giáo. Vì sao lại là hòa bình? Vì tất cả mọi người đều là người Hồi Giáo và cả đất nước khuất phục dưới Allah. Afghanistan — Người Hồi Giáo 100% Saudi Arabia — Người Hồi Giáo 100% Somalia — Người Hồi Giáo 100% Yemen — Người Hồi Giáo 99.9% Đương nhiên, không chỉ thế thôi đâu. Để thỏa mãn nhu cầu của họ, người Hồi Giáo sẽ bắt đầu chém giết lần nhau để tranh quyền lực. Trước khi tôi 9 tuổi tôi đã học cuộc chiến hàng ngày trong đời sống Arab. Đó chính là chống lại anh em tôi; anh em tôi và tôi chống lại cha tôi; bộ lạc chống lại bộ lạc; và cả giới Hồi Giáo chống lại giói ngoại đạo. – Leon Uris, The Haj Một điều đáng nhớ là ở rất rất nhiều quốc gia, như Pháp, dân số Hồi Giáo được tập trung ở những khu phố nghèo và sống tách biệt khỏi dân số bản xứ. Người Hồi Giáo không hội nhập với cộng động nói chung. Vì vậy, họ và luật Hồi Giáo được thi hành ngoài luật lệ quốc gia. Hồi Giáo không hề và chưa bao giờ là một tôn giáo ôn hòa. Người Hồi Giáo chỉ ôn hòa khi họ là một thiểu số. Một khi họ đã có đầy đủ số lượng để gây áp lực và thúc đẩy sự thay đổi, họ sẽ làm vậy. Và một khi họ trở thành đại đa số trong quốc gia đó, quốc gia đó sẽ trở thành một quốc gia Hồi Giáo bị cai trị theo luật Sharia. Hồi Giáo ôn hòa? Đó là một nghịch lý./. Nguồn: cafekubua.com
......

Pages