2013

Dân Biểu Hoa Kỳ bất bình về việc Ls. Lê Quốc Quân tiếp tục bị giam cầm

Ngày 25 tháng 6, 2013 Kính gửi ông Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam c/o Tòa đài sứ Việt Nam 1233 20th Street, NW, Suite 400 Washington, DC 20036 Thưa ông Nguyễn Tấn Dũng, Qua lá thư này chúng tôi muốn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về việc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bất chấp các quyền căn bản về con người và vẫn tiếp diễn nỗ lực đàn áp bất đồng chính kiến. Chúng tôi bất bình về việc luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân tiếp tục bị giam cầm, không được phép gặp gia đình và luật sư kể từ khi ông bị bắt ngày 27 tháng 12, 2012. Ông Lê Quốc Quân là một luật sư nổi bật, một nhà bảo vệ nhân quyền, blogger, và một cựu nghiên cứu sinh của chương trình Reagan-Fascell tại Học viện Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy), đã bị nhà cầm quyền Việt Nam quấy rối liên tục kể từ năm 2007. Chúng tôi cho rằng qua việc bảo vệ nhân quyền, viết blog về các vấn đề liên quan đến công bằng xã hội và tham gia vào những sinh hoạt dân sự là những hành động ái quốc đóng góp vào việc phát triển đất nước. Ông đã có một số cam kết với cộng đồng quốc tế để cải thiện tình trạng nhân quyền nhưng rõ ràng là quyền tự do ngôn luận, tự do ý kiến và tự do lập hội vẫn không được công nhận tại Việt Nam. Chính sách đàn áp liên tục các quyền căn bản của công dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sẽ tác hại đến mối bang giao hai nước. Chúng tôi kêu gọi ông hãy làm người chủ xướng để thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng các cam kết này. Chúng tôi nhấn mạnh lần nữa mối quan tâm sâu sắc về việc bắt giữ ông Quân. Chúng tôi kêu gọi ông có những biện pháp để trả lại tự do tức khắc và vô điều kiện cho luật sư Quân. Chúng tôi mong đón nhận hồi âm trực tiếp từ ông. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và muốn làm việc với ông để các quyền con người được bảo đảm. Trân trọng,
......

Điều 258: Chuột chạy cùng sào...

Ngày 17/4/2012, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân bị công an tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất bắt giữ và bị cáo buộc tội danh “khủng bố” theo điều 84 Bộ Luật Hình Sự CHXHCNVN ngay khi ông đang làm thủ tục nhập cảnh. Ts Quân bị quy tội “khủng bố” khi trên người ông chỉ có một bộ quần áo; hành lý thì ngoài các vật dụng cá nhân thường nhật chỉ có một máy laptop , không mang bất cứ một thứ gì có thể gọi là vũ khí, và nhất là Ông chưa được phép đi qua hải quan. Việc quy tội tùy tiện, trơ trẽn và cực kỳ vô lý nói trên cho thấy sự hoảng loạn cùng cực của nhà cầm quyền CSVN. Nó vô lý tới mức sau đó chính nhà cầm quyền Hà Nội đã phải tự gỡ bỏ tội danh “khủng bố” mà họ đã gán cho Ts Quân và chuyển sang tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Nhưng loay hoay suốt mấy tháng sau đó họ cũng không tìm ra được chứng cớ hay lập luận nào để buộc tội người vô tội. Cuối cùng, trước áp lực mạnh mẽ và ngày càng gia tăng của dư luận quốc tế, hôm 22/1/2013, họ đã phải đơn phương quyết định trả tự do vô điều kiện cho Ts Quân và trục xuất Ông về Hoa Kỳ. Trường hợp của Ts Quân chỉ là một thí dụ điển hình trong rất nhiều trường hợp bắt giữ sai trái, gán ghép tội danh tuỳ tiện của nhà cầm quyền CSVN; và sau đó, khi đưa ra toà kết án, họ lấp liếm không dám tranh tụng, thậm chí không dám đưa ra những lý cớ đã được dùng để luận tội trong bản cáo trạng. Tất cả đều thể hiện sự sai trái trong hành động, bế tắc trong lý luận, lúng túng trong đối phó và hoảng loạn trong tinh thần của nhà cầm quyền CSVN. Vào ngày 8/3/2007, Luật sư Lê Quốc Quân bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam khi Ông trở về từ Hoa Kỳ sau khi tham dự một khoá học của tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy) ở Mỹ. Ông đã bị giam giữ 3 tháng để “điều tra” về cáo buộc “hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Sau đó, CSVN đã tự động trả tự do cho Ls Quân vì không tìm ra lý cớ hay bằng chứng gì để kết tội Ông “âm mưu lật đổ”. Vào ngày 29/1/2009, Ls Quân đã bị những người của cơ quan an ninh đánh đập dã man khi Ông tham dự cuộc diễn hành ôn hoà của các người theo đạo Công Giáo phản đối chính quyền chiếm đất của nhà thờ tại Hà Nội. Hôm10/4/2011 toà án Hà Nội mở phiên toà gọi là “công khai” xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, với một lực lượng công an và an ninh dày đặc ngăn chặn từ xa những ai, kể cả người gia đình của bị cáo, đến tham dự phiên toà “công khai” đó. Cùng với rất đông đồng bào, Ls Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn đến quan sát phiên toà từ phía ngoài của hàng rào an ninh, nhưng cả hai đều bị bị bắt với lý do “phá hoại trật tự công cộng”. Ba ngày sau đó, vì không thể tìm được một lý cớ gì để kết tội, CSVN đã buộc phải thả Ls Quân và Bs Sơn. Vào tối Chủ Nhật 29/8/2012, trên đường về nhà, Ls Quân đã bị 3 người lạ mặt hành hung bằng gậy sắt, khiến Ông bị trọng thương phải nhập viện cấp cứu. Ls Quân cho rằng thủ phạm chính là công an CSVN. Cùng với những hành vi khủng bố khác, việc công an kết hợp với côn đồ chèn xe, kiếm cớ để gây sự và hành hung những người trong “tầm ngắm” của họ một cách lộ liễu là điều thường xuyên trong mấy năm qua mà cả thế giới đều đã biết. Việc hành hung Ls Quân lần này cũng không khác và ông đã tố cáo đích danh thủ phạm. Đến ngày 28/10/2012, Ls Quân bị CSVN bắt giam với cáo buộc tội “trốn thuế”. Ông bị giam giữ từ đó đến nay; 8 tháng trời, thân nhân không được thăm viếng, luật sư không được tiếp xúc, và tin tức cho biết ông sẽ bị đem ra xử vào ngày 9/7/2013 sắp tới. Một trường hợp điển hình khác là vụ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Ngày 5/11/2010 ông Cù Huy Hà Vũ bị công an CSVN bắt giam. Mười ngày sau đó ông bị khởi tố về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Sau 5 tháng giam giữ, ngày 4/4/2011, Ts CHHVũ đã bị toà sơ thẩm kết án 7 năm tù giam cộng 3 năm quản chế. Phiên xử phúc thẩm ngày 2/8/2012 đã y án của toà sơ thẩm. Nhà cầm quyền CSVN, đặc biệt cá nhân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã “ghim” Ts CHHVũ từ khi ông lên tiếng về việc nhà nước CSVN cho Trung Quốc khai thác bô-xít tại Tây Nguyên. Đặc biệt là việc Ts CHHVũ chính thức kiện TT NTDũng sai luật trong vụ bô-xít và kiện Tướng Công An Vũ Hải Triều về việc ông tướng này phá sập 300 trang mạng, mà chính đương sự khoe ra như một “thành tích” trắng trợn vi phạm quyền tự do ngôn luận và thông tin của người dân. Sự trâng tráo và lố bịch của CSVN lên tới đỉnh cao qua việc họ ngụy tạo chứng cớ “2 bao cao su đã qua xử dụng” để bắt giam Ts CHHVũ. Tuy nhiên, sự vu khống bỉ ổi này ngay lập tức đã bị dư luận vạch trần, như đã từng vạch trần những ngụy tạo vô lối của nhà cầm quyền hầu giam giữ những nhà dân chủ khác như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anhbasg, …bị bí lối, CSVN lại phải dùng chiêu thức tồi tàn là dùng Điều 88 để giam giữ Ts CHHVũ hầu bịt miệng ông. “Hai bao cao su đã qua xử dụng” được viện dẫn để bắt ông, nhưng bản cáo trạng và xử án thì nhà cầm quyền “quên”, hoàn toàn không dám đả động đến “tội danh” đó nữa. Dư luận thì không “quên”, hình ảnh của các lãnh đạo CSVN đội bao cao su tràn lan trên internet. Trước khi được gọi là “đồng chí X” nhiều người đã gọi ông Nguyễn Tấn Dũng là “Dũng condom”. Nhắc lại cụ thể cách hành xử của nhà cầm quyền CSVN đối với 3 nhà trí thứ kể trên để thấy rằng, trước những sự thực lịch sử và nhất là những sự kiện bán nước hại dân cùng “công trạng” tàn phá tan hoang đất nước của lãnh đạo đảng CSVN được giới trí thức khai quật và đưa ra ánh sáng ngày càng dồn dập, nhà nước CSVN đã thật sự hoàn toàn bí lối, hết cách che đậy, chống đỡ, nên đã trở nên hoảng loạn qua cách hành xử của họ. Loay hoay trong sự điên loạn đó, những ngón đòn 74, 79, 88 đều đã trở thành những màn hề kệch cỡm và thô bạo trước con mắt của người dân và thế giới. Gần đây, nhà cầm quyền CSVN lại dùng đến một ngón đòn mới là điều 258 để bịt miệng giới cầm bút mà họ gọi là “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Với điều 258, chỉ trong vòng không đầy 1 tháng, nhà cầm quyền đã bắt giam và quy tội ba người cầm bút là các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy. Về Điều 258, Ls Hà Huy Sơn đã nhận định như sau: “Điều 258 quy định không rõ ràng, nó dễ bị áp dụng sai do vô ý và lạm dụng do cố ý. … Về nội dung ngữ nghĩa của điều luật “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” thể hiện sự mâu thuẫn. Đã là quyền của công dân thì đương nhiên công dân được phép được sử dụng trong mọi giới hạn không gian, thời gian của pháp luật và nhà nước có nghĩa vụ phải đảm bảo các quyền ấy. Là quyền thì không thể là tội, là tội thì không thể là quyền. Không thể vừa là quyền lại vừa là tội. Đây chính là sự lập lờ, không rõ của điều 258”. Quả vậy, làm sao “lợi dụng dân chủ” khi tự do dân chủ không hề hiện hữu? Khi không hiện hữu thì lấy gì để mà “lợi dụng”? Khác nào vu cáo một người vào nhà mình ăn trộm cái mà mình không bao giờ có! Khi khơi lên điều 258 để bắt giữ các blogger, Hà Nội đã tự tố cáo trước dân chúng và dư luận thế giới việc họ tuỳ tiện bắt giữ, tuỳ tiện gán ghép tội trạng để phục vụ cho mục tiêu khủng bố của họ. Bởi vậy, tất cả những tổ chức quan sát nhân quyền và các quốc gia tự do dân chủ trên thế giới đã đồng loạt lên án CSVN vi phạm trầm trọng nhân quyền và các quyền tự do dân chủ căn bản của con người như tự do ngôn luận, hội họp, tín ngưỡng. Ở đây cũng cần lập lại lời của giáo sư Weiner, Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Đại Học Luật Stanford (Hoa Kỳ) để nhấn mạnh rằng, các quyền căn bản của con người vừa kể được quy định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và chính CSVN đã tự nguyện ký kết thi hành, chứ chẳng ai “áp đặt” như báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân vẫn thường than vãn là họ bị áp đặt nhân quyền kiểu này kiểu nọ. Thực ra, khi đem áp dụng những Điều 74, 79, 88 rồi 258 … nhà nước “cố đấm ăn xôi” CSVN chỉ muốn che thêm một tấm vải lên những hành động sai trái của họ với mục tiêu là lừa gạt thêm được người nào hay người nấy cho dù phải trơ mặt đối với thế giới và những người hiểu biết. Bởi vì, nhà nước CSVN qua bàn tay của các công cụ trấn áp, mà điển hình là lực lượng công an, đâu cần gì luật lệ! Ngay cả khi có nhu cầu phải “trình diễn pháp quyền” thì họ “đẻ” ra luật mới để phục vụ cho việc trấn áp, dù rằng đó là “luật...sai luật” như đã được báo chí đưa tin có hàng vạn văn bản như vậy. Bởi thế họ ngang nhiên muốn bắt ai thì bắt, muốn đánh đập, thậm chí muốn giết hại ai thì giết như đã và đang tiếp tục xẩy ra khi những người khoẻ mạnh vào đồn công an “làm việc” lúc ra chỉ còn là cái xác không hồn. Nếu không công khai dùng “luật” được thì họ lén lút, như việc gần đây công an và côn đồ bị bắt quả tang khi lén lút chích chất gì đó vào người biểu tình ngay giữa đường phố. Hình ảnh và video của hành vi tội phạm này ngay sau đó đã tràn lan trên mạng cho cả thế giới biết về sự tàn độc và trí trá của CSVN như thế nào. Hơn thế nữa, khi xử dụng Điều 258 nhà nước CSVN đã tự vả vào mặt mình trước nhân dân. Đây chính là sự thú nhận thực chất “vô tích sự” của công tác dân vận, một công tác được nhấn mạnh là quan trọng hàng đầu trong hội nghị trung ương đảng 7 vừa qua. Nó cho thấy toàn ban Tuyên Giáo Trung ương và đội quân 80 ngàn dư luận viên có ăn lương đã không thể nào cãi lại nổi các bloggers "nặng ký" như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, hay ngay cả những tiếng nói yêu nước trẻ như Đinh Nhật Uy. Trong khi đó về mặt "niềm tin chiến lược", việc phải dùng 258 để bịt miệng chính là sự thú nhận những tin tức và nhận định của giới giới bloggers là chính xác, đáng tin cậy. Còn toàn bộ hơn 800 tờ báo và mấy chục đài phát thanh, truyền hình của nhà nước chỉ đáng là phương tiện cung cấp giải trí hoặc để biết lãnh đạo đảng đang lo lắng và cố gắng che lưng về chuyện gì mà thôi.   Ống cống nơi tìm thấy Gaddafi lẩn trốn   Việc phải chuyển sang xử dụng điều 258 để kết tội những tiếng nói thẳng và thật còn cho thấy những phản ứng của người dân Việt Nam và thế giới quả là đã tạo áp lực mạnh mẽ lên nhà cầm quyền CSVN, giống như đèn rọi tới đâu (74, 79, 88) thì chuột chạy sang lỗ khác (258). Người Việt Nam có câu “Chuột chạy cùng sào....” nói lên sự bức bí, không còn cách giải quyết, chỉ làm đại làm đến mà không biết sau đó điều gì sẽ xẩy ra.... Con chuột khi đã bị đuổi đến tận cùng của cây sào thì nhảy đại vào khoảng không để thoát thân, bất kể sống chết như thế nào. Cùng với điều 258, những “con chuột” lãnh đạo đảng CSVN có thể vẫn còn một chút khoảng trống nào đó để xoay trở, như họ đã từng xoay trở bằng bản thông báo cấm biểu tình của thành phố Hà Nội mà không một viên chức nào dám thò bút ký. Tuy nhiên, không gian xoay trở đó không còn nhiều, nếu dân tộc VN và các lực lượng đấu tranh nỗ lực gia tăng áp lực liên tục (như đang diễn ra) thì nhiều phần là thời điểm các “con chuột” lãnh đạo Đảng phải nhảy vào ống cống như “con chuột” Gaddafi của Libya không còn xa lắm. Đỗ Đăng Liêu
......

Paul Trần Minh Nhật tuyệt thực phản đối chính sách hà khắc của trại giam

Ngày 21/6/2013, theo tin chính thức chúng tôi vừa nhận được từ sinh viên – tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật từ trại giam Nghi Kim, Nghệ An bắt đầu từ ngày hôm nay, thứ 6 ngày 21 tháng 6 năm 2013 Minh Nhật đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối việc các cán bộ trại giam Nghi Kim liên tục xúc phạm nhân phẩm và tính mạng đối với Minh Nhật. Cụ thể là: điều kiện giam giữ hết sức hà khắc như: khẩu phần ăn không bằng một con chó, không thể nuốt được (từ nguyên văn Nhật thông báo); nước uống phải dùng nước lợ (nước được lấy trực tiếp từ ao hồ, giếng khoan); phòng giam quá chật hẹp trong khi thời tiết ở Nghệ An hiện nay nhiệt độ lên đến 39, 40 độ; không có điện thắp sáng; không cho nhận sách từ người thân gửi vào. Thông tin cho biết thêm, hiện nay anh Nguyễn Xuân Anh đang bị ốm nặng, khắp cả người bị lở loét bởi phòng giam quá chật chội và bẩn thỉu, nóng bức. Riêng trường hợp anh Nguyễn Đình Cương, vì lên tiếng phản đối điều kiện giam giữ hà khắc của trại giam cũng như việc liên tục xúc phạm đến nhân phẩm đối với các tù nhân mà nay anh đã bị biệt giam. Nhật cho biết thêm, ngoài việc tuyệt thực để phản đối ngày mai, 22/6/2013 Nhật sẽ gửi đơn lên Ban giám thị của trại giam Nghi Kim để yêu cầu trại giam phải đảm bảo những quyền lợi cũng như tính mạng của mình theo pháp luật qui định. Nhật thông báo sẽ tuyệt thực cho đến khi Ban giám thị trại giam Nghi Kim đáp ứng những yêu cầu tối thiểu trên. Tình trạng nhà tù cộng sản ở Việt Nam ra sao xưa nay chưa thấy có ai nói đến. Chỉ đến khi càng ngày càng có nhiều tù nhân lương tâm thì tình trạng ấy mới bị đưa ra công luận. Công an ở ngoài giữa thanh thiên bạch nhật mà còn lạm quyền, lộng quyền và giết người dân vô tội vạ, huống chi là công an trong các nhà tù, nơi không một người dân hay nhà báo nào được bén mảng tới. Cũng cần nhắc lại: Paul Trần Minh Nhật là sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ tin học (HUFLIT), yêu mến công lý và sự thật, tham gia biểu tình chống TQ xâm lược, chống khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, cộng tác viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế và Radio An Phong. Anh bị bắt ngày 27/8/2011 tại Sài Gòn. Nguồn: Thanh Niên Công Giáo
......

Chống độc tài hay chống lẫn nhau?

Trong cuộc đời, ai cũng phải đối diện với những lựa chọn. Có thể nói cuộc sống là một chuỗi những lựa chọn. Chẳng hạn khi lập gia đình, ta có nhiều người yêu nhưng trong đó ta chỉ được chọn một người duy nhất làm bạn trăm năm của mình. Khi đấu tranh cho tự do dân chủ, ta cũng phải lựa chọn một trong nhiều phương thức đấu tranh khác nhau, như bạo động hay ôn hòa? để lật đổ, để chuyển hóa hay để cải thiện chế độ? công khai, bán công khai hay bí mật? đấu tranh với ai? gia nhập tổ chức nào? v.v. Sự lựa chọn nào cũng đòi hỏi ta phải suy nghĩ nhiều ngày, có khi nhiều tháng và có thể nhiều năm. Trước một vấn đề đòi hỏi lựa chọn thì mỗi người lựa chọn mỗi cách, tùy theo bản tính, hoàn cảnh, khả năng, quan điểm, cách nhìn vấn đề, và rất nhiều yếu tố riêng biệt khác của mỗi người. Người chọn bạn trăm năm theo tiêu chuẩn phải là người đẹp mã, có nghề nghiệp tốt hẳn nhiên có quan niệm, tính tình khác với người chọn theo tiêu chuẩn phải là người cao thượng, ôn hòa, điềm đạm. Trước những lựa chọn khác nhau như thế, không thể chỉ dựa vào đó để xác định người nào đúng người nào sai, người nào tốt người nào xấu. Ai chọn cách nào, lựa đối tượng nào cũng đều có lý riêng của mình, hẳn nhiên lý đó nơi mỗi người mỗi khác và không hẳn ai cũng hiểu hay thông cảm được. Trong lãnh vực chính trị, người có tinh thần dân chủ thì dễ dàng chấp nhận những lựa chọn khác với mình đồng thời tôn trọng những lựa chọn ấy. Còn những người có tính độc tài độc đoán thì chỉ chấp nhận những lựa chọn nào giống mình, lựa chọn nào khác với mình thì tiên thiên là sai, dở, kém, thậm chí là xấu, đáng trách, đáng bài trừ… Xin đan cử một trường hợp cụ thể vừa xảy ra vài tháng nay. Trước tham vọng xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam và trong tình trạng Việt Nam đang bị chế độ độc tài CSVN cai trị, có hai suy nghĩ trái ngược nhau: – Phe A cho rằng trước hiểm họa chung cho dân tộc Việt Nam, nghĩa là cho cả người Việt quốc gia lẫn người Việt cộng sản, thì cả hai bên quốc gia lẫn cộng sản phải cùng hợp tác với nhau chống kẻ thù chung đang muốn chiếm lấy đất nước mình, nô lệ hóa dân mình. Hiểm họa bị Trung Quốc xâm chiếm lớn gấp bội hiểm họa bị chế độ CSVN cai trị, nên người Việt quốc gia phải tạm thời hợp tác với người Việt cộng sản để chống Trung Quốc Hán hóa dân tộc mình trước đã. Sau khi thoát khỏi hiểm họa đó thì chúng ta lại tiếp tục đấu tranh dẹp bỏ chế độ độc tài CSVN sau. – Phe B cho rằng trước tiên phải tiêu diệt chế độ CSVN đã thì mới có thể chống Trung Quốc xâm lược hữu hiệu được, vì CSVN là tay sai của Trung Quốc, chúng đang âm thầm bán đứng Việt Nam cho Trung Quốc. Làm sao chúng ta có thể chống Trung Quốc được khi CSVN vẫn còn đó và sẵn sàng tiếp tay, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam? Nhất là làm sao có thể hợp tác với CSVN để cùng chống lại Trung Quốc khi CSVN luôn luôn lật lọng và sẵn sàng đâm sau lưng ta? Lịch sử cho thấy những tổ chức chính trị yêu nước hợp tác với cộng sản chống thực dân Pháp thì đều bị cộng sản lợi dụng để rồi cuối cùng bị chúng tiêu diệt. Phe A phản bác lại rằng mình đấu tranh tiêu diệt CSVN đã mấy chục năm không thành công, mà chẳng biết đến bao giờ mới thành công. Trong khi đó, hiểm họa Trung Quốc biến Việt Nam thành một tỉnh của họ thì cận kề ngay trước mắt và lớn hơn rất nhiều so với hiểm họa bị CSVN cai trị. Nếu chờ tiêu diệt CSVN rồi mới chống Trung Quốc thì e rằng Trung Quốc đã chiếm được toàn lãnh thổ Việt Nam trước khi ta tiêu diệt được CSVN. Giữa việc đấu tranh thoát ách cai trị của Trung Quốc và việc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài CSVN thì việc nào quan trọng và cần thiết hơn? Vì thế sự khôn ngoan đòi hỏi phải chấp nhận tạm thời hợp tác với những thành phần chống Trung Quốc trong chế độ CSVN (hiện đang càng ngày càng đông lên) để ngăn chặn kịp thời hiểm họa mất nước, đồng thời cùng họ chống lại bọn thân Trung Quốc trong hàng ngũ CSVN. Phe B cho rằng phe A quá ngây thơ, không hiểu được bản chất của cộng sản. Cộng tác với CSVN để chống Trung Quốc thì chẳng những không chống được Trung Quốc mà còn bị CSVN tiêu diệt nữa. Như vậy chẳng phải là ngu sao? Quả thật, đó là hai cách lựa chọn khác nhau phát xuất từ những suy nghĩ, khuynh hướng khác nhau. Hai cách lựa chọn trên, cách nào cũng có lý và đều xuất phát từ lòng yêu nước và ý chí muốn cứu nước. Sở dĩ hai phe suy nghĩ và lựa chọn trái ngược nhau vì họ nhìn vấn đề từ những khía cạnh khác nhau. Thế nhưng điều đáng buồn và hết sức đáng trách là hai phe cùng chiến tuyến lại chống nhau mạnh mẽ chỉ vì lựa chọn khác nhau. Tệ nhất là chụp mũ nhau là thân cộng, là tay sai cộng sản, là cộng sản nằm vùng bây giờ mới lộ mặt ra. Hai phe không phe nào vì bị phe kia chỉ trích hay chụp mũ mà thay đổi lập trường. Cuối cùng thì hai phe chống nhau còn mạnh hơn và nhiều hơn là chống Trung Quốc hay chống CSVN. Điều này gây nên tình trạng chia rẽ trầm trọng giữa người Việt quốc gia với nhau. Chính mình gây thiệt hại cho lực lượng của mình vốn đã yếu mà phía địch chẳng bị thiệt hại gì. Mục đích của bài này không phải là phân tích xem phe nào có lý hay đúng hơn phe nào, mà chỉ muốn nêu lên một sự kiện thực tế là nhiều người đã coi chuyện nhỏ quan trọng hơn chuyện lớn! coi sự khác biệt giữa những người cùng chiến tuyến lớn hơn sự khác biệt giữa người quốc gia và cộng sản! coi sự bất lợi của tình trạng bất đồng ý kiến nội bộ lớn hơn cái hại của sự chia rẽ, mất đoàn kết! Rất nhiều trường hợp, nếu không đủ tỉnh táo, ta chỉ thấy cái lợi hay cái hại nhỏ trước mắt mà không thấy cái lợi hay cái hại lớn đằng sau gắn liền với nó. Chẳng hạn khi ta diệt cỏ thì ta diệt luôn cả lúa; khi ta thoả mãn cơn đói bằng việc ăn một thực phẩm nào đó, ta đâm ra bị bệnh do món ăn đó không an toàn vệ sinh, v.v. Tương tự như vậy, có khi ta thấy lập trường của ai đó có hại cho đại cuộc, ta tố cáo, đánh phá người đó; ta không ngờ việc đánh phá đó gây bất hoà và mất đoàn kết trong cộng đồng. Có thể cái hại do người đó gây ra cho đại cuộc thì nhỏ, còn sự chia rẽ do ta tạo ra khi đánh phá người đó còn hại cho đại cuộc nhiều hơn cái hại kia gấp bội. Nhiều người tuy chống cộng, chống độc tài và đấu tranh cho tự do dân chủ nhưng vẫn còn tâm thức độc tài độc đoán, không chấp nhận những ai có lập trường chống cộng, chống độc tài khác với mình. Thử hỏi nếu những người này lật đổ được chế độ độc tài hiện nay thì họ sẽ lập nên thể chế nào? độc tài hay dân chủ? Khi phải giải quyết những vấn đề có nhiều ý kiến để lựa chọn khác nhau, hẳn nhiên dân tộc nào cũng chia thành nhiều phe nhiều nhóm do có những lựa chọn khác nhau. Điều đó rất tự nhiên vì "chín người mười ý", luật đa dạng trong xã hội là như thế! Dân tộc nào chỉ nghĩ ra được một vài ý kiến để lựa chọn thôi, hẳn là dân tộc ấy kém suy nghĩ, ít người tài… Trước nhiều ý kiến khác nhau để lựa chọn như thế, dân tộc nào biết tôn trọng sự lựa chọn khác biệt của nhau, tôn trọng cách suy nghĩ và lý lẽ của nhau, thì họ tìm cách đi đến một lập trường duy nhất bằng cách dựa theo ý kiến của đa số. Sau khi ý kiến của đa số trở thành quyết định chung, thì cả phần thiểu số cũng vui vẻ chấp nhận quyết định chung ấy là quyết định của mình. Nhưng ngược lại, trước những lựa chọn khác biệt nhau như thế, có những dân tộc không thể thống nhất với nhau được một điều gì. Vì ai cũng cho rằng chỉ có lựa chọn của mình hay của phe mình là đúng, nên muốn ép buộc người khác, phe khác phải theo cách lựa chọn của mình. Ai suy nghĩ hay lựa chọn khác với mình hẳn nhiên là sai, phải triệt hạ, không cách này thì cách khác, không bịt miệng hay hạ bệ được thì chụp mũ, vu khống, v.v. Phe nào người nào cũng hành xử như thế thì ắt nhiên sẽ đánh phá lẫn nhau, hạ uy tín nhau, để rồi chẳng quyết định được điều gì chung. Thật đáng tiếc là dân tộc chúng ta nằm trong số này. Địch thù muốn gây chia rẽ nội bộ những nhóm người có tâm thức như thế thật dễ dàng. Bọn nằm vùng chỉ cần nêu ra một vấn đề tế nhị nào đó có thể nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau, thì nội bộ những tổ chức ấy liền phát sinh nhiều phe phái tranh cãi nhau, đập nhau chí chóe tương tự như những ông thầy bói rờ voi trong dụ ngôn của Đức Phật (*). Đứng ngoài nhìn vào, ta có thể đoán được vận mệnh của hai loại dân tộc ấy. Những dân tộc có tinh thần dân chủ biết tôn trọng sự khác biệt sẽ tạo được những thể chế dân chủ, sẽ phát sinh được những chính phủ biết tôn trọng nhân quyền. Còn những dân tộc có tâm thức độc tài không chấp nhận cho người khác được quan niệm và suy nghĩ khác với mình sẽ triền miên sống trong thể chế độc tài, vì "rau nào sâu nấy", "cây nào trái nấy" hay "dân tộc nào thể chế nấy". Thật vậy, một dân tộc có tâm thức độc tài tất yếu phải sinh ra những thể chế độc tài, không thể khác được! Những dân tộc ấy phải hy sinh biết bao xương máu mới dập tắt được chế độ độc tài hiện hành, nhưng chẳng bao lâu họ lại lập nên một chế độ độc tài khác như một điều tất yếu. Triền miên bị cai trị bởi những thể chế độc tài như thế, những dân tộc ấy không thể nào hưởng được tự do, hạnh phúc và tiến bộ như những dân tộc có thể chế dân chủ được. Hiện nay, CSVN đang trong ở tình trạng rối beng với trăm chuyện khó khăn phải đối phó, thù trong giặc ngoài, chia rẽ nội bộ, kinh tế suy thoái, v.v. Bên ngoài thì Trung Quốc đang lăm le xâm chiếm, bên trong thì dân chúng căm hờn sẵn sàng nổi dậy… Chúng hết sức lúng túng, không biết xoay sở thế nào, chỉ biết đối phó. Nhiều việc chúng biết là hết sức bất lợi cho chính sự tồn tại của chúng, cho đất nước nhưng vẫn cứ phải muối mặt mà làm. Khả năng bị rã đám và bị lật đổ của bọn chúng rất cao. Vì thế, bây giờ là thời điểm rất thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống cộng, chống độc tài để dứt điểm chế độ phi nhân bán nước này. Trong nước cũng như hải ngoại, cần tập trung lực lượng vào một mũi nhọn duy nhất thì mới đủ năng lực dứt điểm chế độ này được. Chúng ta đừng để cơ hội này vuột khỏi tầm tay của mình một lần nữa. Muốn thế, mỗi người chúng ta cần thay đổi tâm thức và cách hành xử của mình, nghĩa là tập sống tinh thần dân chủ đa nguyên, biết tôn trọng suy nghĩ và sự lựa chọn của nhau trong đời sống thường ngày, trong gia đình cũng như ngoài xã hội, nhất là giữa những người đấu tranh cho tự do dân chủ với nhau. Khi cùng mẫu số chung là chống độc tài, là đấu tranh cho tự do dân chủ, thì sự khác biệt đường lối đấu tranh chỉ là chuyện nhỏ, đoàn kết lại để tạo nên sức mạnh mới là chuyện lớn. Đừng vì chuyện nhỏ mà làm hỏng chuyện lớn. Chuyện cụ thể nhất phải làm là những người cùng chiến tuyến chống độc tài cộng sản hãy quyết tâm không đánh phá nhau, không chỉ trích nhau nữa, dù không đồng ý với nhau, hay quan điểm ngược lại nhau... Có làm được chuyện nhỏ này thì mới mong bàn đến chuyện lớn hơn được. Bằng không thì… đành bó tay, tuyệt vọng! Người Việt Thầm Lặng. __________________________ (*) Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn và trong Kinh Trường A Hàm của Phật Giáo, có chép dụ ngôn của Đức Phật đại lược như sau: Có một ông vua nọ muốn biết người mù nhìn sự vật ra làm sao. Vua bèn cho gọi năm anh mù đến, cho mấy anh sờ vào một con voi rồi tả cho vua nghe. Anh sờ trúng cái vòi thì nói con voi giống như vòi nước. Anh sờ trúng tai voi thì nói con voi giống như cái quạt. Anh sờ trúng bụng voi thì nói con voi giống như cái trống. Anh sờ trúng chân voi thì nói con voi giống như cột nhà. Anh sờ trúng đuôi voi thì nói con voi giống như cái chổi. Năm anh mù tả con voi theo kiểu của mình, không ai giống ai, người nào cũng cho mình đúng rồi cãi nhau um xùm làm vua vừa buồn cười vừa thương hại. Buồn cười vì anh nào cũng cho mình biết được con voi, thương hại vì các anh mù mà không biết mình mù, chỉ sờ thấy một phần nhỏ mà tưởng là mình đã thấy toàn thân con voi. Một hình ảnh khác: hai con chó đang vui vẻ đùa giỡn với nhau, nhưng chỉ cần ai đó quăng cho chúng một cục xương, là hai con gây lộn với nhau để giành cục xương cho mình. Cục xương ở đây không chỉ là quyền lợi, mà chỉ là một vấn đề có thể gây tranh cãi, trong đó ai cũng muốn giành phần thắng về phía mình.   Mời đọc thêm: 1) Một vài góp ý cho cuộc đấu tranh chống cộng sản hiện nay:http://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/05/gopychocuocdautranh.html 2) Đừng mắc bẫy cộng sản:http://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/05/dungmacbaycongsan.html 3) Nhận xét về hai phương cách đấu tranh chống cộng:http://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/05/nhanxetve2phuongcachdautranh.html 4) Đấu tranh – Lùi để Tiếnhttp://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/05/dautranh-luidetien.html 5) Đấu tranh để chiến thắng hay để lấy tiếng?http://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/06/dautranhdechienthanghaydelaytieng.html 6) Quay lưng với những người bỏ đảng là tự chặt tay mìnhhttp://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/06/quaylungvoinhungnguoibodang.html  
......

Thư cảm ơn của TS Cù Huy Hà Vũ.

Tôi là Ts luật Cù Huy Hà Vũ   Thường trú tại 24 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội Bị Toà án Tối cao nước CHXHCN Việt Nam kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế kể từ ngày 05/11/2010 vì “Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điểm c khoản 1 Điều 88 Bộ luật Hình sự. Tôi luôn khẳng định tôi hoàn toàn vô tội vì tôi luôn đấu tranh vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam, vì độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bị giam tại B11, phân trại K3, Trại giam số 5-Bộ Công an, nhờ vợ tôi là Nguyễn Thị Dương Hà, kính báo với toàn thể mọi người như sau.     Ngày 27/5/2013, tôi bắt đầu tuyệt thực để phản đối Giám thị Trại giam số 5 Bộ Công an, Lường Văn Tuyến đã bất chấp Hiến pháp, Luật Tố cáo và Luật Thi hành án hình sự cố ý không giải quyết Đơn tố cáo Lê Văn Chiến, cán bộ Trại giam số 5 cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ mặc dù trong văn bản Yêu cầu giải quyết Đơn Tố cáo Lê Văn Chiến, cán bộ Trại giam số 5 cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ mà tôi đã gửi Giám thi Lường Văn Tuyến ngày 12/5/2013 tôi đã cảnh báo là tôi sẽ tuyệt thực nếu không giải quyết Đơn Tố cáo của tôi. Sáng 15/6/2013 khi được Đài Truyền hình Việt Nam và một số báo chí khác của Việt Nam hỏi về tình hình tuyệt thực của tôi ngay tại buồng giam tôi, anh Nguyễn Đình Dặm, người bị giam cùng phòng với tôi đã chỉ vào ảnh của các cháu nội của anh Dặm treo tại buồng giam và nói: “Tôi lấy tính mạng của vợ tôi, của các con tôi và của các cháu tôi ra thề rằng anh Cù Huy Hà Vũ đã không ăn bất cứ miếng nào, không dùng bất kỳ chất dinh dưỡng, chất đạm và thuốc bổ nào ngoài thuốc điều trị bệnh tim và cao huyết áp trong cuộc tuyệt thực hiện nay của anh Cù Huy Hà Vũ. Ngoài ra, nếu tôi nói dối, tôi sẵn sàng chấp nhận bản án 7 năm tù mà tôi đang chấp hành tăng gấp đôi”. Việc Giám thị Trại giam số 5 Bộ Công an Lường Văn Tuyến cuối cùng đã phải ra văn bản giải quyết đơn của tôi sau khi tôi tuyệt thực 25 ngày là thắng lợi của Công lý, là thắng lợi bước đầu của việc đấu tranh của tôi và của toàn thể người Việt Nam trong và ngoài nước vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền và đó cũng là Thắng lợi của toàn thể người Viêt Nam trong và ngoai nước, của chính phủ Hoa Kỳ, chính phủ của 27 nước thuộc liên minh Châu Âu, chính phủ Australia, chính phủ Canada, chính phủ Neuziland và chính phủ các nước khác và của các tổ chức Quốc tế và mọi cá nhân đã ủng hộ tôi quyết liệt, của những người đã tuyệt thực để đồng hành với tôi trong cuộc đấu tranh chính nghĩa này của tôi, và của toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc tuyệt thực vừa qua của tôi tại Trại giam số 5 Bộ Công an nói riêng.   Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của tôi đến toàn thể nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước đến tất cả các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và cá nhân trên thế giới đã ủng hộ tôi quyết liệt và đến những người đã tuyệt thực để đoàn kết với tôi trong cuộc tuyệt thực vừa qua của tôi và tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tôi, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ quyết liệt và chí tình ấy trong cuộc đấu tranh của tôi và toàn thể nhân dân Việt Nam vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam vì cuộc đấu tranh này còn phải tiếp tục cho đến thắng lợi cuối cùng./.  
......

Cập nhật tình hình Ls. Lê Quốc Quân

Cập nhật vụ án Ls. Lê Quốc Quân "trốn thuế"   Phiên toà nhà cầm quyền CSVN dựng ra để xử Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà bảo vệ nhân quyền VN, sẽ diễn ra khoảng hơn 2 tuần nữa. Nhiều tin tức cập nhật về vụ án Ls. Lê Quốc Quân được ghi nhận tính đến ngày hôm nay, 20-6-2013 như sau:   Theo tin chính thức ghi nhận được thì Ls. Lê Quốc Quân sẽ bị mang ra xét xử vì tội "trốn thuế", theo cáo buộc truy tố vào khoản 3, theo đó có thể phải đối mặt bản án cao nhất là 7 năm. Trước sự kiện này, hôm 17-6 vừa qua, một liên minh gồm 12 tổ chức nhân quyền NGOs đã gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đề nghị nêu vấn đề nhà cầm quyền VN đã bắt giữ và giam cầm trái phép Luật sư Lê Quốc Quân với chính phủ VN nhân chuyến dự Hội nghị ASIAN vào cuối tháng này. Cùng lúc, Chủ tịch Trung tâm Công lý và Nhân quyền Robert F.Kennedy (Robert F. Kennedy Center for Justice and Human Rights - RFK Center) do cháu gái của Cố Tổng thống Mỹ John Kennedy lãnh đạo cũng đã lên tiếng can thiệp, gửi thư cho Thủ tướng Việt Nam, chỉ trích việc bắt giữ Ls. Quân, một blogger và là hoạt động cho nhân quyền ở Việt Nam, là vi phạm các nghĩa vụ nhân quyền Quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tuân thủ. Trung tâm RFK kêu gọi chính phủ Việt Nam phải đảm bảo rằng Ls. Quân được xét xử công bằng theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Được biết, Ls. Lê Quốc Quân không xa lạ đối với những người đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền trong và ngoài nước. Ông là người tâm huyết với đất nước và giáo hội CGVN, qua những hoạt động và bài viết trong thời gian qua.   Ls. Quân đã lên tiếng công khai và tham gia viết bài bào chữa cho những người hoạt động dân chủ như Ls. Lê Công Định, Ts. Cù Huy Hà Vũ, 8 giáo dân ở Thái Hà-Hà Nội. Đồng thời, ông cũng đã tham gia nhiệt tình trong các cuộc biểu tình chống ngoại xâm TQ, và viết khá nhiều bài về chủ quyền đất nước, như "TAM SA VÀ 8 CHỮ CHO VIỆT NAM" (blog www.lequocquan.blogspot.com), cũng như tham gia kiến nghị phản đối việc để TQ khai thác Bauxit tại Tây nguyên.   Trước khi bị bắt vào năm 2007 và bị rút thẻ hành nghề, Ls. Quân đã có văn phòng luật tư vấn miễn phí cho người lao động và công dân nghèo, ngay gần khu nhiều công nhân (Khu CN Tân Bình). Ông là luật sư tư vấn cho rất nhiều dân oan khiếu kiện đất đai, cũng như những dân oan khuất khác không có điều kiện. Là một giáo dân, Ls Nguyễn Quốc Quân từng là thành viên điều hành của ủy ban CÔNG LÝ HÒA BÌNH, giáo phận Vinh, giáo hội công giáo VN. Ông đã viết cuốn sách NIỀM TIN CÔNG LÝ, nhằm cổ võ cho việc phát triển xã hội dân sự, cho quyền tự do ngôn luận và các quyền dân sự khác. Đứng ra sáng lập và tham gia tích cực trong việc xây dựng và đưa tủ sách về các giáo xứ, nông thôn.   Với những tâm huyết với đất nước, Ls. Quân đã từng mạnh dạn đứng ra ứng cử Đại biểu Quốc hội, nhưng đã bị nhà cầm quyền dùng những thủ đoạn trái pháp luật để loại bỏ.   Qua quá trình hoạt động của luật sư Lê Quốc Quân, người ta tin là ông bị nhà cầm quyền CSVN bắt vì các hoạt động ủng hộ dân chủ và nhân Quyền của anh, chứ không phải do hành vi "trốn thuế" như cáo buộc.   Trước đây, trong quá khứ, Ls. Lê Quốc Quân đã bị nhà cầm quyền sách nhiễu và ra lệnh bắt chính thức ít nhất 3 lần không xét xử, và đây là lần đầu tiên nhà nhà cầm quyền đưa ra xét xử với lý do "trốn thuế".   Được biết, trước khi bắt lần này, công an đã đã tiến hành khám xét nhà và công ty của Ls. Quân, lấy hết tài sản và con dấu công ty mà không có sự chứng kiến của ông. Ông đã nhiều lần kiện lên cơ quan chức năng, nhưng họ đã làm ngơ. Nhà cầm quyền còn ngang ngược, bắt cả người em trai Lê Đình Quản, và bắt cả cô em con cậu là chị Nguyễn Thị Oanh trong lúc đang mang bầu.   Về tình trạng của Ls. Lê Quốc Quân, theo giới am tường luật, việc bắt bớ vì tội trốn thuế là không thuyết phục. Có thể coi đây là một sự vu khống trắng trợn. Trong quá khứ, chưa một ai bị bắt khẩn cấp vì tội trốn thuế. Trong khi Ls. Quân và người thân bị bắt "khẩn cấp", với hàng trăm công an. Riêng chị Nguyễn Thị Oanh bị bắt vào ban đêm khi đang mang bầu. Tiền lệ ở VN, đã có những doanh nhân trốn thuế hàng chục tỉ nhưng chỉ án treo, điển hình như trường hợp Nguyễn Thạc Thanh, TGĐ, Chủ tịch HĐQT Cty CP tập đoàn đầu tư vàThương mại Thanh Tùng (Bắc Ninh) mà báo chí có đưa tin.   Theo luật sư thì việc bắt Ls. Quân sai về thủ tục, không thực hiện đúng với Điều 80 bộ luật tố tụng hình sự. Công ty Giải pháp Việt nam của Ls.Quân bị khám xét nhiều lần (ít nhất là 3 lần) và đưa đi nhiều tài liệu giấy tờ không có sự chứng kiến của ông. Có những lần bị khám xét trong lúc đêm khuya, khám nhà tới một giờ sáng và sang công ty khám từ một giờ sáng tới 4h sáng. Việc thu giữ đồ đạc không có sự chứng kiến này của Ls. Quân nhiều lần đã được khiếu nại, nhưng không được trả lời và đem ra tòa phân xử. Công ty cũng bị gây khó dễ và buộc phải chuyển trụ sở làm việc nhiều lần.   Trên thực tế, dựa theo hồ sơ thì công ty có đóng góp về thuế tốt. Chưa bao giờ nhận được những sự cảnh báo nào từ cơ quan thuế trước đó. Trong quá trình điều tra, có những nhân viên công lực tuyên bố thẳng rằng: “Bọn mày thừa biết là đây không phải thuế má gì. Nhưng thằng nào vừa làm kinh tế vừa chống nhà nước là bọn tao đập bằng chết...”. Lúc ban đầu khám xét công ty, cho đến vài tháng sau khi bắt người. Bọn công an luôn cáo buộc mồm là công ty làm trang quanlambao, danlambao… và đặc biệt là do toàn bộ công an phụ trách về chính trị tiến hành. Đó là Nguyễn Văn Thủy, Khanh… những người thường xuyên làm việc với Ls Quân, blogger JB Vinh, blogger nguoibuongio …. trước vụ án.   Có những tuyên bố khác mà cơ quan công lực nói với người nhà trước khi bắt Ls. Quân là “Mục tiêu bọn tao là thằng Quân, bắt 3 đứa xong rồi tới thằng Quân”. Điều này thể hiện họ đã có mục tiêu bắt những người thân trong gia đình ông quân, như một hành vi khủng bố bắt cóc con tin. Vì những lẽ trên và dựa vào 3 lần bắt bớ trước đó với các cớ khác nhau, nhưng chưa một lần nào ra tòa, người ta cho rằng việc bắt bớ Ls. Quân lần này lại một lần nữa "bắt bừa" và "bắt oan". Tình trạng hiện nay của Ls. Lê Quốc Quân và những người thân liên hệ: Theo tin từ gia đình, Ls. Lê Quốc Quân đang bị giam trong điều kiện khắc nghiệt cùng với 43 người trong một buồng. Nước sinh hoạt trong đó rất bẩn, và thiếu nước sạch để uống. Trước đây Ls. Quân đã tuyệt thực 15 ngày để đòi Kinh Thánh nhưng không được đáp ứng.   Tình trạng anh Lê Đình Quản, em Ls. Lê Quốc Quân, bị giam cầm đã hơn 7 tháng qua, chuyển trại 2 lần, điều kiện củng hết sức khắc nghiệt. Buồng giam 53 người, hầu hết là những người bị cáo buộc tội giết người, giết người đốt xác... cùng với một ít người là tội kinh tế. Điều kiện nước sinh hoạt hết sức bẩn. Anh Quản bị hạn chế nói chuyện, không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, không báo chí, tivi, sách vở...   Riêng chị Nguyễn Thị Oanh, bị bắt giam cầm 2 tháng lúc đang mang bầu ở tháng thứ 3, trong điều kiện khắc nghiệt và nước sinh hoạt hết sức bẩn trong tù. Khi tạm thả ra tù thì chị đã mất con. Theo luật định, nghiêm cấm hành vi bắt phụ nữ đang mang bầu khi người đó không thuộc tội đặc biệt nghiêm trọng, và có nơi cứ trú rõ ràng. Nếu đúng như cáo buộc trốn thuế, thì Oanh không thể bị bắt theo luật.   Trong khi đó, những luật sư bào chữa cho án Ls. Quân luôn bị cản trở. Cho tới hiện nay, gia đình Ls. Quân đã mời 5 luật sư cho vụ án Ls. Quân và người thân liên hệ. Nhưng chưa một luật sư nào được tiếp cận đầy đủ hồ sơ, mãi tới hôm nay chỉ còn ít ngày nữa xử thì LS. Nam mới được vào để tham khảo hồ sơ vụ án. Trước đó, có luật sư bị gây khó dễ, kéo dài cả một thời gian dài đấu tranh đòi hỏi mới được cấp giấy chứng nhận. Theo luật, và nếu đúng như cáo buộc là trốn thuế thì luật sư phải được tham gia ngay từ đầu.  
......

Dân giận dân làm vè

Học cao cũng viết vè được. Học thấp cũng soạn vè được. Ngay cả không biết chữ đặt vè vẫn hay.   Chính vì vậy mà vè đã là phương tiện xả giận, đã tức, hay giảm "stress" cho đại khối quần chúng Việt Nam đã từ lâu lắm lắm. Theo Đại Nam quốc âm tự vị, vè đơn giản là cách nói chuyện khen chê có vần điệu. Còn câu dài câu ngắn gì cũng được. Đoạn gồm 4 câu, 6 câu hay cả trăm câu cũng đều được hân hoan đón nhận. Người nghe và lập lại cũng chẳng cần quan tâm đến tác giả là ai hay những ai. Có lúc vè lên cấp thành hát giặm, nói lối, v.v... cho giới văn nghệ sĩ. Có lúc vè đi xuống thành đồng dao cho các em nhỏ, đặc biệt là các em chăn trâu. Có lúc vè đi vào đời để nói về người thật việc thật. Có lúc vè bay luôn vào lãnh vực triết lý, đạo lý, và để lại những bài học luân lý cho dân gian dễ nhớ, dễ hành.   Tóm lại là thành phần nào trong xã hội cũng xài vè và "phê" vì vè.   Vè còn vượt thời gian, sống với dân tộc Việt qua mọi lúc thăng trầm. Nhưng có lẽ trong suốt dòng lịch sử đó, các bài vè hay nhất và được lưu truyền lâu nhất thường xuất hiện khi người dân giận nhất, uất ức nhất.   Những năm tháng sưu cao thuế nặng thời thực dân Pháp cai trị nước nhà đã có những bài vè tiêu biểu như sau:Hỡi trời cao đất dày! Thuế sao nặng thế này? Làng xóm đành bóp bụng, Bán đìa nộp thuế tây. Từ thượng mục, hạ hào, Trống mõ nện lao nhao. tiền phải mau đem nộp, Ba đồng, thêm sáu hào. Tuần đinh như thiên lôi, Lý trưởng mắt ốc nhồi Mồn đe nẹt, quát chửi, Sao ra tiền ông xơi!   Và nếu bay thẳng đến hiện tại, vè đang tiếp tục sống hùng sống mạnh trong dân gian Việt Nam dưới thời XHCN. Có lẽ cũng lại quá giận, quá uất ức mà những bài vè đặc sắc như bài sau đây lại xuất hiện khắp nơi:Lâm tặc lắm tiền là Đoàn Nguyên Đức Trí mà không thức là Ngô Bảo Châu Anh dũng sống lâu là Võ Nguyên Giáp Sặc mùi ba láp là ông Đỗ MườiChưa nói đã cười là Nguyễn Minh Triết Giả danh Mác xít là Lê Khả Phiêu Tham nhũng làm liều là cậu y tá (3D) Con người trí trá là Nguyễn Sinh HùngĂn nói lừng khừng là Tô Huy Rứa Không bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh Thức thời, né tránh là Nguyễn Hải ChuyềnMiệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng Định hướng tối tăm là Nguyễn Phú Trọng Trường kỳ thủ đoạn là Lê Đức AnhPhát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận Quen đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang Hán tặc chính danh là Hoàng Trung Hải Ăn vụng nói dại là Đinh Thế Huynh Nhiều vợ lắm con là Chú Lê Duẩn!(Nguồn: Internet)   Hay có những bài vè gói ghém toàn bộ nội các của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như bài sau đây:Vè vẻ vè veNghe vè bộ trưởngĐầu tiên cứ tưởngCó nhiều chuyện hayKhông ngờ hôm nayNgọn gió đã đổi.Y như con rốiLăng xa lăng xăngLà Đinh La ThăngViệc làm trấn trớNói ngược nói xuôiThiên hạ mắc cườiLà Vương Đình HuệMới rồi nghe kểChuyện PVNLàm ăn tèm lemThanh tra vạch mặtThế là sắp đặtThanh minh thanh ngaCác báo ngợi ca:Họ sẽ…tự …xử!Tưởng là tự tửMừng ơi là mừng.“Tôi thích bình thường”Là Phạm Vũ LuậnLúc nào cũng bậnLà Nguyễn Thiện NhânĂn nói lần khânLà Nguyễn Xuân PhúcNgười chuyên đi húcLà Huỳnh Phong TranhÔng Hoàng Tuấn AnhGật gật, “được được…”Nói xuôi nói ngượcLà Hà Hùng CườngTăng giá (giữ lương)/Huy Hoàng họ VũTheo lề thói cũLà ông Nguyễn QuânKhông cần phải nhanhLàng nhàng là được.(Nguồn: Internet)   Đặc biệt trong vài năm gần đây, với sự xuất hiện của cuốn Sát thủ đầu mưng mủ của tác gỉa Thành Phong, được coi là "hiện tượng xuất bản" của năm 2011, vè được cô đọng hơn nữa. Đa số chỉ còn những câu 4 chữ. Và chỉ cần 4 chữ đã đủ để người nói và người nghe hiểu nhau rồi cùng hỉ hả cười vì giải tỏa được bức xúc dù chỉ trong phút giây trong cuộc đời "nhìn đâu cũng thấy đảng" của họ hiện nay   Thí dụ như nói tới quốc hội ngày nay, ai muốn viết dài thành biểu ngữ kể tội như trong hình sau đây của bà con dân oan cũng được. Nhưng trong câu chuyện hàng ngày, đa số dân chúng chỉ cần nhắc tới 4 chữ Quốc hội phản bội là đủ hiểu nhau.   Trong vòng những bà con dân oan mất đất, mất nhà đi khiếu nại lây lất năm này sang tháng khác, những câu 4 chữ sau đây rất phổ thông: -  Cán bộ giữ hộ-  Tiếp dân bất nhân   Còn đại khối dân chúng, chứ không riêng gì bà con dân oan, nay đã rất quen với:- Nhà nước ăn trước- Trung ương thấu xương- Chủ tịch mắc dịch- Đảng ủy như quỉ- Tòa án xứ mán - Đồng chí mở ví   Và cũng chỉ cần vài câu 4 chữ, người dân có thể mô tả cả guồng máy cai trị họ:- Thư ký có lý - Thủ Trưởng có thưởng - Quan tòa có quà - Công an phải gian - An ninh phải xinh - Lãnh đạo phải xạo   Đặc biệt giữa những bước chân biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược trong thời gian qua, người ta cũng nghe: - Nước lạ hèn hạ- Chữ vàng lộ hàng.- "Bắc Kinh quá xinh"  -  Chí Vịnh quá bịnh. ....     Ước mong những câu vè ngắn ngủi tiếp tục đem lại những niềm vui "trái khoáy" cho dân tộc trong những tháng ngày khó khăn, đòi hỏi nhiều nghị lực này. Và chắc chắn, vè sẽ là một phần của sử sách ghi lại công trình tự cứu mình và cứu nước của dân tộc hôm nay.    
......

Nhà đấu tranh nhân quyền Lê Quốc Quân phải được xét xử công bằng và được chăm lo sức khỏe.

Vào ngày 13/6/2013, Trung tâm Robert F. Kennedy (RFK Center) gởi thư đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng những chuẩn mực nhân quyền được công bố trong Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị cũng như Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc trong việc bảo vệ nhà đấu tranh nhân quyền Lê Quốc Quân không bị tra tấn và bị ngược đãi, cho phép ông được tiếp xúc với gia đình và luật sư ngay lập tức, và chăm lo sức khoẻ cần thiết cho ông.   Ông Quân là một luật sư nhân quyền và blogger đã bị biệt giam tại nhà tù Hỏa Lò số 1 kể từ ngày 27/12/2012. Mặc dầu bị cáo buộc tội trốn thuế, dường như lý do chính khiến ông Quân bị bắt giữ là thực thi một cách chính đáng quyền hành nghề luật sư và hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông. Trước khi bị bắt, ông Quân viết rất nhiều về tự do tôn giáo, quyền dân sự, đa nguyên và làm luật sư thiện nguyện trong những vụ án liên quan đến những nhà đấu tranh nhân quyền bị giam cầm, quyền lao động, quyền sở hữu đất đai, và quyền công nhân. Ông Quân đã bị ngăn cản trong việc gặp luật sư và gia đình, và tình trạng sức khỏe của ông không được rõ. Phiên xử của ông dự tính sẽ diễn ra vào ngày 9/7/2013 sắp tới. Trung tâm RFK quan tâm sâu sắc về tình trạng sức khoẻ của ông Quân và khẩn kêu gọi nhà chức trách Việt Nam hãy bảo đảm để ông Quân có được một phiên tòa công bằng theo chuẩn mực nhân quyền quốc tế.* * * * Lá thư của Trung Tâm RFK gởi Thủ tướng Việt Nam như sau: Ngày 13 tháng 6 năm 2013 Kính gởi ông Nguyễn Tấn Dũng Số 1 Hoàng Hoa Thám Ba đình, Hà Nội, Viet Nam Fax: 84 080.48924 Thưa ông Nguyễn Tấn Dũng, Với tư cách Chủ tịch của Trung tâm Robert F. Kennedy cho Công Lý và Nhân Quyền (RFK Center) và Giám đốc Trung Tâm RFK và chương trình Cộng Tác cho Nhân Quyền, chúng tôi quan tâm sâu đậm về sự giam cầm ông Lê Quốc Quân và phiên xử sắp tới của ông ngày 9/7/2013. Ông Quân, một luật sư nhân quyền và blogger, đã bị nhân viên nhà nước bắt giữ trong lúc ông đưa con đi học ngày 27/12/2012. Ông bị cáo buộc tội trốn thuế, nhưng chúng tôi lo ngại rằng ông Quân bị bắt vì ông thực thi một cách chính đáng quyền hành nghề luật sư và hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông. Trước khi bị bắt, ông Quân viết rất nhiều về tự do tôn giáo, quyền dân sự, và chính trị đa nguyên cho một số kênh truyền thông và trên blog của ông. Hiện nay ông đang bị biệt giam tại Hỏa Lò số 1 và đang đợi ngày ra tòa vào ngày 9/7 sắp tới. Ông bị ngăn cản rất nhiều trong việc gặp luật sư và gia đình, và tình hình sức khỏe của ông hiện không được rõ. Trong lúc bị giam giữ, Trung tâm RFK khẩn cầu nhà chức trách Việt Nam hãy bảo đảm cho ông Quân không bị tra tấn và ngược đãi, cho ông được gặp gia đình và luật sư ngay lập tức, và được chăm lo sức khỏe cần thiết. Trong khi Việt Nam đã đồng ý ký Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) vào ngày 24/9/1982, chúng tôi mạn phép được nhắc nhà chức trách Việt Nam về nghĩa vụ phải tuân thủ Điều 9 của ICCPR, trong đó bảo đảm quyền tự do và an toàn của cá nhân, và phủ nhận việc bắt và giam cầm tùy tiện của một cơ phận nhà nước. Thêm nữa, Điều 19 của ICCPR còn bảo đảm "quyền nêu quan điểm mà không bị ngăn cản", bên cạnh quyền tự do ngôn luận, trong đó bao gồm "quyền tìm hiểu, đón nhận và phổ biến tin tức và sáng kiến dưới mọi thể dạng không giới hạn, qua lời nói, giấy trắng mực đen, qua kỹ thuật, hoặc qua bất kỳ phương tiện tự chọn". Ngoài ra, Đại Hội Đồng LHQ nêu rõ trong bản Tuyên ngôn về Quyền hạn và Trách nhiệm của các cá nhân, nhóm, và cơ quan xã hội để cổ xúy và bảo vệ các quyền con người được thế giới công nhận và những quyền tự do căn bản (Tuyên Ngôn LHQ về các nhà bảo vệ nhân quyền), được Đại Hội Đồng LHQ chấp thuận vào 9/12/1998, công nhận rằng mọi người đều có quyền “tự do phổ biến, truyền đạt, phát tán đến người khác ý kiến, thông tin, kiến thức về nhân quyền và các quyền tự do căn bản” và các quốc gia phải “có biện pháp cần thiết để cho các cơ quan thẩm quyền có đủ khả năng bảo vệ tất cả, từng người một hay nhóm, chống lại các mối đe dọa, bạo động, trả thù, phân biệt đối xử tàn tệ theo luật hay trên thực tế, bị áp lực hay những hành vi nào khác chỉ vì việc thực thi quyền hạn chính đáng của họ” theo Tuyên Ngôn. Việt Nam đang vi phạm những ràng buộc nhân quyền này đối với trường hợp của ông Quân. Giam cầm ông Quân chỉ vì ông viết bài trên blog là một vi phạm rõ rệt quyền tự do ngôn luận của ông. Giam giữ ông Quân vì sự liên hệ của ông với những nhà đối kháng khác là một vi phạm quyền tự do hội họp và quyền tự do lập hội một cách ôn hòa, như có nêu trong ICCPR. Hơn nữa, với việc giam giữ ông Quân chỉ vì những hoạt động nhân quyền, Việt Nam đã không đáp ứng được nghĩa vụ theo Tuyên Ngôn LHQ để bảo vệ quyền hạn của ông Quân trong tư cách một nhà hoạt động nhân quyền. Trung tâm RFK khẩn kêu gọi nhà chức trách Việt Nam hãy bảo đảm cho ông Quân có một phiên tòa theo các chuẩn mực nhân quyền quốc tế. Chúng tôi mong đón nhận hồi âm. Trân trọng, Kerry KennedyChủ tịch Robert F. Kennedy Center for Justice and Human Rights Santiago A. CantonGiám đốc, Partners for Human Rights Robert F. Kennedy Center for Justice and Human Rights Cc: Ambassador Nguyen Quoc Cuong Tòa Đại Sứ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Fax: 202 861-0917 Nguồn: Kennedy Center for Justice and Human Rights  
......

Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tham dự Hội Nghị „Đa Dạng và Hội Nhập tại Âu Châu“

Ngày 04.6.2013 vừa qua ông Nguyễn Văn Rị và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh thuộc Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn đã tham gia Hội Nghị „Đa Dạng và Hội Nhập tại Âu Châu“ do viện Konrad-Adenauer-Stiftung tổ chức tại Berlin.   Trong phần chào mừng ông chủ tịch viện Konrad-Adenauer-Stiftung Tiến Sĩ Hans-Gert Pöttering (cựu chủ tịch Quốc Hội Âu Châu) nhấn mạnh, Hội Nhập không phải là đường một chiều. Hội Nhập là sinh hoạt hai chiều. Hội Nhập có nghĩa là học hỏi của nhau. Kế đến nữ Giảng Sư Tiến Sĩ (GS TS) Maria Böhmer, bộ trưởng đặc trách di dân, tỵ nạn và hội nhập, đã thuyết trình về đề tài „Đa Dạng là Cơ Hội“: Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLBĐ) là một quốc gia di dân. CHLBĐ là một quốc gia hội nhập. Trong số 80,2 triệu dân cư có 15 triệu người ngoại quốc. Trong số 15 triệu người ngoại quốc đó có 8,8 triệu người có quốc tịch Đức. Theo Hội Đồng Chuyên Gia của chính phủ nền kinh tế Đức càng lúc càng trở nên hấp dẫn cho các chuyên viên ngoại quốc, nhất là sau khi đạo luật công nhận các bằng cấp ngoại quốc được thông qua và có giá trị từ tháng tư 2012. Theo GS TS Maria Böhmer điều quan trọng là chúng ta phải tiếp tục sống lối cư xử săn đón và cởi mở với những người di dân cũng như trọng vọng những người có gốc ngoại quốc đã sống và đóng góp nhiều năm cho xã hội Đức, vì họ là những người xây dựng đầu cầu hội nhập và vì họ là những viên đại sứ của hội nhập. Trong phần thảo luận nhóm có 3 diễn đàn với ba đề tài cùng những diễn giả từ các quốc gia Áo, Thụy-Điển, Hòa-Lan, Gia-Nã-Đại, Vương-Quốc-Anh cũng như các tổ chức xã hội, văn hóa, khoa học và kinh tế: „Hội Nhập nhờ học vấn và công việc“; „Góp phần sinh hoạt chính trị và chỗ đứng trong xã hội“; „Tôn Giáo -  Thiết lập khoa thần học Hồi Giáo tại các trường đại học tại Âu Châu“. Liên-Hội Người Việt Tỵ Nạn đã cùng đóng góp chia xẻ kinh nghiệm hội nhập của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Đức với các tham dự viên của Hội Nghị. Ông  Nguyễn Văn Rị và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh trong phần thảo luận Ông Nguyễn Văn Rị và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh gặp gỡ TS Hans-Gert Pöttering chủ tịch viện Konrad-Adenauer-Stiftung (cựu chủ tịch Quốc Hội Âu Châu) Ông Nguyễn Văn Rị gặp gỡ GS TS Maria Böhmer, bộ trưởng đặc trách di dân, tỵ nạn và hội nhập.   http://www.kas.de/wf/de/17.55168/
......

Nông dân Tây Nguyên khốn đốn vì người TQ lừa mua rễ tiêu

Trong những năm gần đây, trồng hồ tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của người nông dân Tây Nguyên, đặc biệt, hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc, sản phẩm tiêu sọ và tiêu đen chiếm lĩnh hầu hết thị trường. Chưa kịp vui vì nguồn thu nhập sung mãn từ hồ tiêu, người nông dân Đắc Lắc, Gia Lai đang phải đối diện với nguy cơ nợ nần bởi người Trung Quốc đã bắt đầu dùng thủ đoạn mua rễ hồ tiêu để làm thuốc với giá hời, có rất nhiều chủ vườn phải điêu đứng vì chuyện này. Bán hay không cũng chết Một người nông dân Ê Đê tên Việt là Nguyễn Thị Hồ, sống ở buôn EaSup, Đắc Lắc, than thở với chúng tôi rằng bà đã mất nguyên một vườn hồ tiêu gần một hecta vì trót dại nghe lời người Trung Quốc, nhưng đáng sợ hơn người Trung Quốc vẫn là những tên cò người Việt Nam bấu lưng Trung Quốc vì đồng tiền bát gạo đã dẫm đạp lên lương tri, đến từng nhà lừa phỉnh bà con đồng bào thiểu số, nói ngon nói ngọt để mua rễ tiêu với giá ban đầu là hai, ba trăm ngàn đồng, sau đó là hai mươi ngàn đồng trên một kí lô, bán lại cho thương lái Trung Quốc với giá gấp đôi, gấp ba lần. Dây hồ tiêu có hình dáng và kiểu sống cũng giống như dây trầu, trồng bằng nhánh và sống bám vào một trụ vôi hoặc thân cây để ra trái, rễ phân bố trên khắp thân trụ và dưới lòng đất, chính vì dây hồ tiêu sinh rễ rất nhanh và rậm nên mùa mưa, việc lấy đi một ít rễ của nó là việc cần thiết để kích thích tiêu ra nhiều hoa trái. Đánh vào tâm lý này, ban đầu, thương lái Trung Quốc nhờ những cò Việt Nam đến từng nhà gạ mua những bao rễ bỏ đi trong quá trình làm cỏ với giá rất cao, từ một trăm ngàn đồng đến ba trăm ngàn đồng trên mỗi ký. Mà trung bình, mỗi gốc tiêu, khi làm cỏ, người ta phải cắt tỉa bớt ít nhất cũng vài ba lạng rễ nhằm kích thích cây ra nhiều trái, một vườn tiêu cả mấy chục ngàn gốc tiêu, nếu thu gom hết rễ bỏ đi, số tiền thu được là khá lớn. Các chủ vườn tiêu đua nhau thu gom rễ để bán. Nhưng không dừng ở đó, ngay trong thời điểm tiêu chuẩn bị ra hoa, các thương lái Trung Quốc quay trở lại, tìm mua rễ tiêu với giá ba trăm ngàn đồng trên một ký lô, lúc này, chỉ còn một cách duy nhất là tìm cách cắt tỉa bớt rễ tiêu để bán. Nhiều chủ vườn đã thuê nhân công về cắt tỉa rễ tiêu, chất thành cả vài ba chục bao trước sân. Chờ người Trung Quốc đến. Một chủ vườn hồ tiêu khác tên Thành, ở Buôn Hồ, than thở rằng ông đã nghi ngại bị Trung Quốc lừa ngay từ đầu nên quyết định chỉ bán rễ tiêu bỏ đi trong vụ làm cỏ chứ không lấy thêm rễ trong lúc tiêu ra hoa, mặc dù nghe mức giá cao ngất như vậy, ông cũng ham lắm nhưng thấy sợ bị họ lừa giống như chuyện trứng cút ở Sài Gòn, ốc bươu vàng ở miền Trung và nuôi hải ly, nuôi đỉa trên cả nước những năm gần đây. Nhưng, cuối cùng, ông lại trở thành nạn nhân nặng nhất trong vụ mua bán rễ hồ tiêu này, cả vườn tiêu của ông bị kẻ trộm đào rễ, mãi cho đến khi lên thăm vườn, thấy tiêu bị héo, ông vẫn chưa biết là vườn tiêu bị trộm, ông tìm đủ loại thuốc trị nấm để bơm. Càng bơm, tiêu càng mau chết, cho đến lúc chế nước, cho ăn phân, ông mới giật mình nhận ra cả vườn tiêu đã bị đào rễ một cách rất tinh vi, kẻ trộm đã móc sạch phần rễ, chôn gốc vào vị trí cũ trong những đêm trời mưa để vừa xóa dấu vết dễ dàng lại vừa an toàn cho chúng vì tiếng mưa đã lấn át tiếng bước chân cũng như tiếng cuốc xẻng va vào đất. Nghiệt nỗi, gần ba tháng sau, thương lái Trung Quốc vẫn không quay trở lại, cả hàng núi rễ hồ tiêu vất vưởng khắp các bờ rào, chờ mãi, không thấy họ đến nữa, bà con nông dân lại mang ra ủ làm phân để bón cho vụ tiêu sắp tới. Trong khi đó, hàng loạt các vườn tiêu bị mất mùa do suy nhược, nhiều vườn bị chết từng lớp vì kẻ trộm đào cẩu thả. Ông Thành chép miệng, nói rằng đụng tới thương lái Trung Quốc, người nông dân tin cũng chết mà tin nhưng không cẩn thận cũng bị hại như ông. Họ quá nguy hiểm. Chính quyền làm ngơ? Một người nông dân khác, ở Buôn Hồ, Đắc Lắc, yêu cầu giấu tên, ông nói rằng vấn đề hồ tiêu bị chết ở Tây Nguyên là do sự quản lý quá lỏng lẻo của chính quyền địa phương, trong khi một người Việt Nam trước đây muốn đi đâu hoặc ở đâu trong nước cũng đều phải đăng ký tạm vắng, tạm trú, có bà con đến nhà thăm, ở lại chơi vài hôm mà không đến trình báo công an thì bằng gì đêm đó cũng có an ninh đến nhà xét hỏi, thậm chí bắt người bà con về đồn, nói chung là đủ kiểu… Trong khi đó, người Trung Quốc nghênh ngang đi ngoài đường, lùng sục từng nhà mua trễ hồ tiêu, thậm chí còn bắt mối với cò Việt Nam để vào tận các buôn sâu tìm mua, làm hại bà con nông dân, mà chẳng có an ninh nào hỏi han, mặc cho họ tung hoành như chốn không người. Ông nghi ngại những thương lái Trung Quốc đã đút lót cho chính quyền địa phương để bôi trơn công việc. Ông cho biết thêm, mùa hồ tiêu năm nay, sản lượng tiêu bị tụt dốc đáng kể và giá nông sản như tiêu, cà phê hay hạt điều đều bị rớt còn 50% đến 70% giá năm ngoái. Trong khi đó, phần lớn nông sản của Việt Nam trong vài năm trở lại đây đều xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, mức giá cho nông sản Việt Nam và chất lượng sống của người nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Họ luôn tìm cách làm cho thị trường và người sản xuất ở Việt Nam bị rối loạn để cuối cùng phải bán tháo sản phẩm cho họ. Kết cục, người Trung Quốc được lợi, chỉ có nông dân là chịu thiệt thòi tất cả. Với phần lớn người dân Tây Nguyên bây giờ, hai chữ Trung Quốc làm họ liên tưởng đến sự lừa phỉnh và chơi ác, họ thấy ớn sợ. Nhưng chính quyền địa phương thì không có thái độ gì trước việc làm mưa làm gió của người Trung Quốc trên đất Tây Nguyên. Mùa khô sắp đến, những gốc hồ tiêu sẽ trơ trọi vì thiếu rễ, thiếu nước, nông dân đang đối diện với nguy cơ mất mùa kỉ lục! Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/chinese-traders-cheat-vn-farmers-un-06072013103148.html
......

Biểu tình vì chủ quyền đất nước tại Hà Nội ngày 02.06.2013

Như để thách thức dân tộc Việt Nam, không đầy 24 tiếng trước giờ biểu tình, hải quân Trung Quốc lại đâm chìm một tàu đánh cá của ngư dân Việt. Thêm một sinh mạng đồng bào chìm vào Biển Đông. Đứng trước tình trạng nhu nhược của nhà cầm quyền CSVN, từ Lương Thanh Nghị đến Nguyễn Tấn Dũng chỉ đánh võ mồm. Người Việt Nam không thể nào chấp nhận để đất nước Việt Nam dần dần rơi vào tay kẻ thù ngàn đời của dân tộc. Đồng bào trong nước đã đứng lên kêu gọi toàn dân xuống đường biểu tình Phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông. Trong khi Bắc Kinh ngày càng leo thang gây hấn trên biển Đông thì nhà cầm quyền Việt Nam vẫn ngồi yên với câu nói nước đôi về "niềm tin chiến lược" của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Singapore. Niềm tin giữa những ai? giữa đảng CSVN và đảng CSTQ? Câu trả lời có thể thấy qua việc công an đàn áp các cuộc biểu tình của người dân  từ ngày hôm trước tại Hà Nội và Sài Gòn. Hưởng ứng lời kêu gọi xuống đường biểu tình, sáng Chủ Nhật, 2.06.2013, lúc 08 giờ 30 tại khu vực Hồ Gươm - Hà Nội đã diễn ra cuộc biểu tình tuần hành mang theo các biểu ngữ chống Trung Quốc.       Nhiều người bị công an bắt đưa lên xe buýt chở đi. Trong số những người bị bắt có blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, bà Bùi Thị Minh Hằng, blogger Nguyễn Tường Thụy, blogger Lã Việt Dũng, blogger Trương Văn Dũng... Xin xem tiếp loạt Tin Nhanh về cuộc biểu tình vì chủ quyền đất nước ngày 2/6/2013: Tin Nhanh Số 8: Những tiếng nói tiêu biểu trong ngày biểu tình vì chủ quyền Đất Nước Tin Nhanh Số 7: Công an xác nhận lãnh đạo bảo kê cho Trung QuốcTin Nhanh Số 6: Làm sao công an bênh vực nổi chính sách Hèn với Giặc - Ác với Dân?Tin Nhanh Số 5: Tàu còn không sợ, sá gì công an!Tin Nhanh Số 4: TÀU KHỰA, HÃY CÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG!Tin Nhanh Số 3: Công an không thể chận hết mọi ngã đường...Tin Nhanh Số 2: Biểu tình trên đường phố - Biểu tình ngay tại nhà - Nối kết nhau qua mạngTin Nhanh số 1: Biểu tình ngày 2/6/2013 - uống đường vì Tổ Quốc   Xin xem tiếp  Youtube: Biểu tình chống Trung Quốc gây hấn - Hà Nội ngày 02/06/2013http://www.youtube.com/watch?v=_R8-R6OWtR0&feature=player_embedded Công an tấn công dân trong đồn Lộc Hàhttp://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=2IbU9uCpNqo#!      
......

Các chức sắc 5 tôn giáo họp mặt tại DCCT

VRNs (30.05.2013) – Sài Gòn – Các tôn giáo phản đối hành động vô đạo đức và phi pháp của công an. Sáng hôm qua, ngày 29.05, khi thấy hai an ninh vào trong khu vực nhà thờ DCCT Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng, phía Đức Mẹ, ngồi quay lưng vào trong, với thái độ bất kính với nơi tôn nghiêm của tôn giáo, cha Giuse Đinh Hữu Thoại, chánh văn phòng DCCT đã đến mời hai anh an ninh này ra ngoài. Anh an ninh mặc áo thun sọc đen trắng ngang phản ứng mạnh mẽ, đưa tay chỉ và xỉa xói cha Thoại. Lúc đó, phóng viên Huyền Trang của VRNs cũng đến để làm việc, và nhận ra chính anh an ninh này là người đã đánh cô Huyền Trang dã man trong đồn công an vào ngày xét xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. Viên an ninh này không chịu ra, với lý do tự nhận mình là người Công giáo. Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, bề trên chánh xứ, đến mời anh ta ra, anh ta cũng lập lại mình là người Công giáo, và không chịu ra. Cha Bề trên hỏi: “Anh tên thánh gì?” “Gioan”, viên an ninh trả lơi. Cha bề trên hỏi “Gioan nào?” Viên an ninh ấp úng không trả lời được. Anh ta tự nhận mình là người xóm 3, cha xứ yêu cầu anh ra khỏi nhà thờ và mời bố mẹ ra gặp cha xứ nói chuyện, nếu là người Công giáo. Anh ta lấy xe đi ra một cách tức tối, tiếp tục chỉ vào cha Thoại nói năng thô tục và nặng lời. Khi các chức sắc của Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài giáo Tây Ninh đến, nhiều nhân viên an ninh khác lại xuất hiện ở khu vực nhà sách. Một anh tiếp tục tỏ thái độ không phù hợp với nơi thờ tự, cha chánh xứ lại mời ra. Anh này cương quyết không ra, phải đợi đến khi thầy Phêrô Phạm Công Thuận, giáo sư Anh ngữ, đến kéo tay, dẫn anh ta ra ngoài mới chịu ra. Hết ý với an ninh! Cũng sáng nay, Hòa thượng Thích Không Tánh, tổng vụ trưởng vụ Từ thiện xã hội, Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất đã gọi điện thoại báo cho VRNs biết là công an bao vây chùa Liên Trì, không cho thầy ra khỏi nhà. Cũng tương tự như vậy, mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, từ sáng sớm đã ra bến xe để đi Sài Gòn, nhưng công an đã gây áp lực cho bà mục sư, và buộc bà phải gọi ông mục sư về để đợi công an gọi đi làm việc. Một lần nữa, công an Việt Nam giới thiệu mình là những người xâm phạm quyền tự do đi lại của các công dân, chức sắc tôn giáo. Phản ứng với sự việc này, cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy nói: “Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa bị sách nhiễu nhiều, không cho ông tham gia Hội đồng liên tôn, để lên tiếng về vấn đề nhân quyền cho VN. Chính công an đã cản trở. Chính mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, tối hôm qua đã nói với tôi sẽ đi, nhưng sáng nay công an ngăn chặn. Cộng sản VN viết Hiến pháp là công dân được tự do đi lại, nhưng chính cộng sản đã phản bội HP của mình, vậy viết làm gì?” Cụ Hội trưởng cũng đề nghị các tổ chức Nhân quyền của LHQ phải chú ý vấn đề này. Quý vị ra tuyên bố nhân quyền mà không có chế tài với những nước không thực hiện như VN thì cũng không ích gì. Ông Chánh trị sự Hứa Phi, Hội thánh đại đạo, Tam kỳ phổ độ tòa thánh Tây Ninh nói: “Chúng tôi các chức sắc tôn giáo hẹn với nhau đến DCCT Sài Gòn để bàn với nhau cách hướng dẫn các tín đồ tôn giáo đi vào con đường chân thiện mỹ để cho xã hội để ngày càng văn minh hiện đại… Hòa thượng Thích Không Tánh và mục sư Nguyễn Hoàng Hòa đã bị cản trở không đến được. Như vậy tôi xét rằng nhà nước VN đã vi phạm vào quyền công dân VN. Ngăn cản các chức sắc tôn giáo hội họp với nhau là nhà nước vi phạm tự do tôn giáo”. Bà Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng cho biết: “Chúng tôi đến với nhau để bàn về niềm tin các tôn giáo, để đấu tranh cho bất công trong xã hội, và làm cho đất nước VN có tự do dân chủ. Việc cấm Hòa thượng Thích Không Tánh và Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa đến với chúng tôi là nhà nước VN vi phạm các điều 17, 18 và 19 trong Bản tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền, tức là quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do lập hội. Qua việc ngăn cản này, chúng tôi thấy VN vi phạm trầm trọng những gì mình đã ký kết”. Cha Giuse Đinh Hữu Thoại cho biết: “Tôi được giáo dân báo là an ninh đến rất đông, bao vây quanh cổng nhà thờ và vào ngồi bên trong hành lang nhà thờ. Đích thân tôi đã mời một an ninh ra khỏi nhà thờ, vì đây là nơi tôn nghiêm, không có chuyện đến đây để quan sát theo dõi. Anh an ninh này rất hung hăng, như thể muốn hành hung cả tôi. Chúng tôi thách thức cơ quan công an chứng minh được chúng tôi vi phạm pháp luật. Còn nếu chúng tôi không vi phạm pháp luật thì chúng tôi lên án hành vi lạm quyền của công an, xâm nhập vào khu vực nhà thờ bất hợp pháp”. Ông Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, tộc đạo Châu Thành, Vĩnh Long nói: “Chúng tôi lên án nhà đương cuộc thường rêu rao có tự do dân chủ, tôn trọng nhân quyền, nhưng sáng nay mục sư Nguyễn Hoàng Hoa đã bị ngăn không đến được nhà thờ DCCT để cùng chúng tôi bàn về vấn đề xã hội và nhân nghĩa. Hòa thượng Thích Không Tánh cũng bị ngăn cản không ra khỏi chùa được. Đây là bằng chứng xác thực và hùng hồn nhất là nhà đương cuộc Đảng CSVN nói một đàng, làm một nẻo”. Những nội dung thảo luận cụ thể của các chức sắc thuộc 5 tôn giáo trực tiếp sáng nay và qua điện thoại sẽ được chúng tôi công bố trong thời gian sớm nhất. PV. VRNs Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2013/05/30/cac-chuc-sac-5-ton-giao-hop-mat-tai-dcct/  
......

Việt Luận phỏng vấn ông Lý Thái Hùng

Việt Luận: Ông có thể cho biết mục đích chuyến đi Úc của ông lần này? Lý Thái Hùng (LTH): Trước hết xin cảm ơn Ban Biên Tập Báo Việt Luận đã cho tôi có cơ hội được chia sẻ đến quý đồng hương tại Úc Châu về tình hình đấu tranh của phong trào dân chủ tại Việt Nam và những nỗ lực của đảng Việt Tân. Mục đích chuyến đến Úc Châu của tôi lần này nằm trong khuôn khổ chung là hướng dẫn một số hướng hoạt động cho các cơ sở đảng Việt Tân tại Úc trong tình hình mới hiện nay, đồng thời gặp gỡ một số thân hữu và quý vị nhân sĩ để trao đổi thêm về những hợp tác hỗ trợ cho phong trào dân chủ đang có những chuyển biến tích cực tại quê nhà. Việt Luận: Tình hình chính trị tại Việt Nam có nhiều biến động trong thời gian gần đây, chẳng hạn như sự chia rẽ trong đảng CS, các phong trào đòi hỏi tự do dân chủ, kinh tế xuống dốc, sự bất mãn chế độ của người dân…, ông có thể cho biết đường lối tranh đấu hiện nay của đảng Việt Tân? LTH: Thưa anh, một cách tổng quát, chúng tôi nhìn những diễn biến của tình hình Việt Nam hiện nay là đảng CSVN sẽ không còn có thể tồn tại lâu nữa. Mặc dù đang bị đàn áp nặng nề nhưng phong trào dân chủ Việt Nam đang như ngọn triều dâng với số người tham gia ngày càng nhiều, dũng cảm và triệt để; trong khi đảng Cộng sản Việt Nam lại rơi vào thế bị động, cố thủ trong lô cốt ngõ cụt giáo điều, do những phân hóa trầm trọng không chỉ trong thượng tầng lãnh đạo mà còn từ mọi cấp trước sự phá sản về niềm tin xã hội chủ nghĩa. Hình ảnh tiêu biểu nhất của đảng CSVN hiện nay là tình trạng bè phái trong đảng dựa trên tiền và quyền lợi để khuynh loát lẫn nhau, đang làm suy yếu khả năng kiểm soát của đảng. Do đó để đẩy cho CSVN mất dần khả năng kiểm soát và giúp cho phong trào dân chủ tại Việt Nam lớn mạnh và liên tục tạo áp lực đáng kể, buộc CSVN phải thoái lui, đảng Việt Tân đã và đang tiếp tục tiến hành một số nỗ lực sau đây: Thứ nhất là tiếp tục quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động để giúp cho người dân vượt qua sự sợ hãi, cùng nhau liên kết thành số đông và công khai lên tiếng đòi hỏi CSVN phải đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của người dân. Đồng thời đẩy mạnh chiến dịch Tự Do Internet để phá vỡ bưng bít thông tin của CSVN. Thứ hai là liên kết và hỗ trợ các nhà dân chủ, các trí thức yêu nước và các thanh niên sinh viên để cùng đấu tranh trên các mặt trận như giúp dân oan, chống Trung Quốc, chống khai thác Bauxite, giúp công nhân lao động đình công đòi cải thiện cuộc sống. Thứ ba là vận động các tổ chức phi chính phủ, chính giới và bộ ngoại giao các quốc gia để lên tiếng áp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền và ngưng các chính sách trả thù các nhà dân chủ, Blogger. Thứ tư là hỗ trợ tài chánh và phương tiện cho các dân oan, nhà dân chủ, các blogger, các thanh niên sinh viên khi bị sa cơ để không bị chế độ cô lập tài chánh hay ngưng đấu tranh vì thiếu phương tiện. Những nỗ lực của Việt Tân tuy còn rất giới hạn nhưng chúng tôi đã phần nào gây cho CSVN  những áp lực rất lớn trên ba mặt: quốc tế, truyền thông và hỗ trợ phương tiện cho các nhà dân chủ trong thời gian qua. Chính vì thế mà CSVN đã tìm mọi cách tấn công và truy bức các hoạt động của Việt Tân như gán ghép Việt Tân là khủng bố để qua đó tìm cách cô lập tiềm lực hoạt động. Nhưng phải nói là CSVN đã hoàn toàn thất bại và họ  càng tấn công VT khủng bố họ càng bị quốc tế lên án. Việt Luận: Theo ông, để thay đổi tình hình bế tắc tại VN hiện nay, những yếu tố nào là quan trọng nhất? LTH: Yếu tố quan trọng nhất cần phải thực hiện ngay, đó chính là xóa bỏ thể chế chính trị độc tài và tôn trọng ý nguyện của người dân. Thể chế chính trị mà người dân Việt Nam mong muốn thay đổi đó chính là một nhà nước dân chủ đích thực, chính quyền phải tôn trọng và thực thi đúng đắn các quyền căn bản của người dân, dựa trên bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Để đạt được những thay đổi căn bản nói trên, phía CSVN phải thể hiện đầu tiên: -Ngưng ngay các hành vi bán nước quá nguy hiểm hiện nay. Ngưng ngay việc tiếp tay với Bắc Kinh bịt mắt dân tộc Việt Nam về mối quan hệ hữu hảo không hề có. -Thả hết những tù nhân lương tâm, những nhà yêu nước đang bị giam giữ một cách phi lý và phi nhân trong suốt mấy thập niên vừa qua. -Trực tiếp đối thoại TRƯỚC HẾT với giới trí thức, các nhà dân chủ, các nhà yêu nước ngay tại quốc nội một cách nghiêm túc. Các đảng viên Việt Tân chúng tôi trong nước sẽ cùng đứng với các nhà yêu nước trong giai đoạn thử thách cam go đó. -Từng bước bỏ các điều luật đang xiềng xích đất nước như điều 4 Hiến pháp, điều 79, điều 84, điều 88 luật hình sự, v...v... Việt Luận: Quan điểm của đảng Việt Tân như thế nào đối với việc đảng CSVN kêu gọi người dân góp ý thay đổi hiến pháp? LTH: Việc nhà cầm quyền CSVN tung ra chiến dịch sửa đổi hiến pháp lần này nhắm vào 2 mục tiêu: 1/Tạo hình ảnh tôn trọng nhân quyền khi họ đưa hẳn một chương về quyền con người trong hiến pháp mới mà trước đây chưa hề có;  2/Nâng cấp bộ máy hành chánh nhà nước mà cụ thể là gia tăng quyền của chủ tịch nước để kiềm chế bớt sự lộng quyền của thủ tướng vì dần dần vai trò tổng bí thư đảng sẽ bị lu mờ. Khi thấy rõ ý đồ của nhà cầm quyền CSVN như vậy, việc họ kêu gọi người dân góp ý kiến chỉ là tạo dáng vẻ “dân chủ hình thức” hay là mị dân mà thôi. Hôm 20 tháng 5, báo cáo trước quốc hội về tình hình góp ý kiến hiến pháp, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cho biết là trong non 5 tháng có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý. Và theo ông Nguyễn Phú Trọng nói trong diễn văn bế mạc hội nghị lần thứ 7 của trung ương đảng khóa XI,  hôm 11 tháng 5 thì  “tuyệt đại đa số” người dân đã tán đồng nội dung sửa đổi hiến pháp 1992. Đối chiếu với chủ trương và những phát biểu của lãnh đạo CSVN về kết quả góp ý, chúng ta  thấy rõ là CSVN không để ý gì đến nguyện vọng thay đổi của người dân. Đây là bản chất sợ thay đổi, nhất là thay đổi chính trị của mọi chế độ độc tài.  Kinh nghiệm của các cuộc cách mạng dân chủ từ thập niên 1980 khi biến cố Đông Âu xảy ra cho đến nay, chính những trì hoãn thay đổi và đàn áp mạnh mẽ của các chế độ độc tài đã làm gia tăng sự căm phẫn và đưa đến tình trạng “tức nước vỡ bờ” kết liễu chính họ một cách chóng vánh. Việt Luận: Theo ông, tình hình chính trị quốc tế hiện nay có những thuận lợi và bất lợi nào trong việc tranh đấu tự do, dân chủ cho Việt Nam? LTH: Tình hình chính trị quốc tế hiện nay rất thuận lợi cho cuộc tranh đấu của chúng ta. Xu thế chính trị của thế giới hiện nay là dân chủ hóa toàn cầu. Đồng thời nhờ cuộc cách mạng tin học với sự ra đời của mạng xã hội, quyền con người hiện được thế giới đề cao hơn bao giờ hết và những chế độ độc tài không còn có thể bưng bít thông tin đối với người dân. Sự kết hợp đấu tranh và phát huy chính nghĩa dân tộc theo nguyên tắc đấu tranh bất bạo động trong thời đại Internet đã như rơm khô bén lửa, bộc phát mạnh mẽ và lan tràn nhanh chóng.    Cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước của người Việt Nam phải nói là được sự đồng tình và ủng hộ của hầu hết các chính quyền, nhân dân và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Có ba thành phần quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh của chúng ta gồm: -Những tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân Xá Quốc Tế, Quan Sát Nhân Quyền, Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc… -Những tổ chức phi chính phủ (NGOs) giúp gia tăng quyền con người, tự do internet, bảo vệ người dân tại những xứ độc tài như Tổ chức phóng viên không biên giới, Defend for Defender, Media Defend… -Những chính giới và bộ ngoại giao các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ, Úc Châu, Pháp, Cộng đồng EU, Canada…. Đa số những thành phần quốc tế nói trên đều hỗ trợ rất thuận lợi dưới nhiều hình thức như trao giải thưởng, giúp đỡ tài chánh, lên án sự đàn áp hay áp lực chế độ Hà Nội giảm án. Điểm bất lợi nếu có là đối với một số chính quyền vì những quan hệ ngoại giao tế nhị đã chưa có những áp lực đủ mạnh mà thôi.  Tuy nhiên, điều mà chúng ta cũng cần quan tâm để ý là người Việt Nam phải tự lực gánh vác lấy công cuộc đấu tranh của mình, không thể ỷ lại hay mong chờ những giúp đỡ hoàn toàn từ bên ngoài. Việt Luận: Nhiều người có thắc mắc là tại sao những người trẻ trong nước chẳng hạn như mới đây là Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha… chỉ vì thể hiện lòng yêu nước mà bị đảng CSVN kết án từ 6 đến 8 năm tù, trong lúc đó có một số thành viên của đảng Việt Tân từ hải ngoại về VN tranh đấu như TS Nguyễn Quốc Quân (Mỹ), bà Võ Hồng (Úc)… thì chỉ bị bắt giam một thời gian ngắn rồi được thả? Ông có thể giải thích tại sao có sự khác biệt này? LTH: Thưa anh, đây cũng là điều dễ hiểu, vì những người từ nước ngoài như Úc Châu, Hoa Kỳ, Nhật Bản về nước đấu tranh đều mang giấy thông hành của quốc gia liên hệ. Khi bị bắt vô cớ, CSVN phải có nghĩa vụ báo cho tòa đại sứ của quốc gia liên hệ biết và đương nhiên bộ ngoại giao của quốc gia có công dân bị bắt phải làm cho ra lẽ. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân hay chị Võ Hồng vào Việt Nam với giấy tờ hợp lệ và họ bị bắt hoàn toàn không có lý do chính đáng. Vì thế mà chính giới và nhiều tổ chức nhân quyền đã áp lực Bộ ngoại giao Hoa Kỳ hay Úc đòi hỏi CSVN phải thả những công dân này của họ vô điều kiện và cuối cùng CSVN đã phải âm thầm trục xuất. Trong khi đó những nhà dân chủ và những đảng viên Việt Tân sống tại Việt Nam khi bị CSVN bắt giữ, hoàn toàn không có lý do chính đáng; nhưng phải chịu sự ràng buộc và chi phối bởi luật rừng của CSVN. Thế giới lên tiếng, chính quyền nhiều quốc gia can thiệp nhưng CSVN núp sau cái gọi là “không được can thiệp nội bộ” để trốn tránh những áp lực này. Trước ngày CSVN mang sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ra xử tại Long An hôm 16 tháng 5, Tổ Chức Human Right Watch đã lên tiếng yêu cầu CSVN không thể đưa ra tòa và kết án một người chỉ phân phối truyền đơn chống Trung Quốc, và gọi đó là tuyên truyền chống chế độ. CSVN đã làm ngơ. Lý do là sự lên tiếng của Human Right Watch tuy có tác động trong dư luận nhưng CSVN sợ làm phật lòng Bắc Kinh nếu ngưng hay xử nhẹ vụ án. Điều mà tôi muốn chia sẻ thêm ở đây là từ một nơi an bình, tự do, một số đảng viên Việt Tân về nước tham gia đấu tranh, dù bị bắt và bị cầm tù trong một thời gian ngắn đi chăng nữa, họ muốn bày tỏ tinh thần “đồng cam cộng khổ” với những hy sinh và gian lao của các nhà dân chủ tại quốc nội. Chúng ta hiện rất cần nhiều người từ hải ngoại về nước – dù có bị ở tù một thời gian ngắn – nhưng đó là những cơ hội để chia sẻ những hy sinh của đồng bào quốc nội và nhất là gây sự chú ý của dư luận quốc tế về những hành động vi phạm nhân quyền, đàn áp chính trị của CSVN.  Việt Luận xin cám ơn ông Nguồn: Việt Luận
......

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu - Tuyên Cáo

TUYÊN CÁO V/V KẾT ÁN PHI LÝ ĐỐI VỚI NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN VÀ ĐINH NGUYÊN KHA   Nguyễn Phương Uyên 20 tuổi là sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm ở Saigon, và Đinh Nguyên Kha 25 tuổi làm nghề sửa máy vi tính ở Long An, trước khi cả hai bị bắt hồi tháng 10 năm ngoái, 2012. Hai bạn trẻ yêu nước này đã bị kết án vì họ đã chống lại hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam và cùng lúc chống đảng Cộng Sản Việt Nam tham nhũng đang phá hoại đất nước như trong hai câu thơ của Nguyễn Phương Uyên: Vào ngày 16 tháng 5, 2013 vừa qua, trong một phiên tòa phi công lý tại Tỉnh Long An Việt Nam, hai người trẻ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã bị kết án nặng nề theo cái gọi là “điều 88 Luật Hình Sự” của CSVN về tội “Tuyên truyền chống nhà nước..”. “Vì tổ quốc chống ngoại xâm, Vì tiền đồ dân tộc chống tham nhũng.”   Nguyễn Phương Uyên đã bị kết án 6 năm tù và 3 năm quản chế tại gia. Cô đã can đảm lên tiếng “…Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn”. “Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm..”   Đinh Nguyên Kha bị kết án 8 năm tù và 3 năm quản chế tại gia. Anh cũng đã hùng hồn xác định rằng “Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội”.   Khi áp đặt những bản án vô nhân đạo một cách phi lý lên hai bạn trẻ vô tội này, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã chỉ hành xử theo quyền lợi của đảng cộng sản cầm quyền, bất chấp quyền căn bản của con người bị chà đạp. Những bản án nầy một lần nữa cho thấy một cách rõ ràng, không thể chối cãi, là nhà cầm quyền CSVN tiếp tục sử dụng bạo lực qua cái gọi là “điều 88” hoặc “điều 79” của bộ luật hình sự để cố tình triệt hạ những thành phần có tư tưởng hoặc lời nói khác với chế độ CSVN. Phiên tòa ô nhục này đã và đang phản ảnh sự vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng tại Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và tự do phát biểu.   Đứng trước tình trạng nhân quyền ngày càng tệ hại tại Việt Nam qua sự đàn áp tàn bạo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu đồng tuyên cáo: 1. Cực lực phản đối nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã kết án một cách phi công lý và giam cầm trái phép hai bạn trẻ: Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.   2. Đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, đồng thời phóng thích tất cả những tù nhân lương tâm hiện đang bị giam cầm trong các nhà tù tại Việt Nam.   3. Cực lực phản đối nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đối xử và trừng phạt một cách tàn bạo đối với những thân nhân của những người đối kháng và những tù nhân lương tâm.   4. Yêu cầu chính phủ của những Quốc Gia dân chủ và các tổ chức Nhân Quyền Quốc Tế tiếp tục lên tiếng can thiệp và yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, và phóng thích tất cả những tù nhân lương tâm hiện đang bị giam cầm trong các nhà tù tại Việt Nam.   5. Kêu gọi tất cả các Cộng Đồng Người Việt tự do trên toàn thế giới tiếp tục lên tiếng yêu cầu các chính phủ dân chủ nơi mình cư ngụ và những tổ chức theo dõi nhân quyền đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, cùng tất cả những tù nhân lương tâm hiện đang bị giam cầm trong các nhà tù tại Việt Nam. Úc Châu ngày 22 tháng 5 năm 2013 LS Võ Trí Dũng Chủ Tịch BCH/CĐNVTD/LBUC Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/NSW Ông Nguyễn Văn Bon, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/VIC BS Bùi Trọng Cường, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/QLD Ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/SA BS Nguyễn Anh Dũng, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/WA Ông Lê Công, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/ACT Ông Lê Tấn Thiện, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/NT Bà Nguyễn Kim Dung, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/Wollongong  
......

Phóng viên Không biên giới đòi trả tự do cho các blogger Công giáo Việt Nam

Thông cáo đề ngày hôm qua 23/05/2013 của tổ chức Phóng viên Không biên giới có (RSF) trụ sở tại Paris tiếp tục đòi hỏi chính quyền Việt Nam trả tự do cho các blogger Công giáo. Tổ chức này nhận định là bản án phúc thẩm vẫn rất nặng nề, trong khi không có ai trong số blogger trên tiến hành hoạt động lật đổ chính quyền theo như cáo trạng. Hồi tháng Giêng, mười ba thanh niên Công giáo và Tin Lành đã bị tòa sơ thẩm ở Nghệ An kết án từ 3 đến 13 năm tù về tội « mưu toan lật đổ chính quyền ». Tám người trong số này đã kháng cáo, và trong phiên phúc thẩm hôm 23/05/2013, có bốn người đã được giảm án. Bản án của Paulus Lê Văn Sơn được giảm từ 13 năm còn 4 năm tù, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh được giảm từ 6 tháng đến 1 năm tù. Tuy nhiên tòa vẫn y án sơ thẩm đối với Hồ Đức Hòa (13 năm tù), Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Nguyễn Đình Cương (4 năm). Phóng viên Không biên giới nhận định : « Nếu tòa phúc thẩm đã giảm rõ rệt bản án cho Paulus Lê Văn Sơn, thì bản án được tuyên lần này vẫn không thể chấp nhận được, phản ánh sự ngoan cố của chính quyền nhằm buộc những tiếng nói ly khai phải im lặng. Những lời buộc tội hoàn toàn là dối trá. Không có ai trong số các blogger trên từng hoạt động lật đổ chế độ ». Thông cáo của RSF nói tiếp, trong phiên tòa, các bị cáo đều tố cáo những bản án nặng nề dành cho họ tại tòa sơ thẩm, và khẳng định không hề có ý định lật đổ chính quyền. Riêng trường hợp Paulus Lê Văn Sơn, RSF nhận định anh xúc động sâu sắc vì người mẹ đã mất cách đây mấy tháng mà không được cho biết. Khi nói lời cuối cùng, anh nhìn nhận đã vi phạm pháp luật, ăn năn về « sai phạm » và xin được giảm án để có thể trở về lo cho phần mộ của mẹ. Còn Thái Văn Dung tuyên bố : « Nếu Việt Nam có dân chủ, thì tôi sẽ phải được trả tự do tại tòa ngay bây giờ ». Phóng viên Không biên giới nhận xét, cũng như phiên sơ thẩm, phiên tòa lần này diễn ra trong tình trạng căng thẳng. Trước đó một hôm, công an đã yêu cầu các chủ xe từ chối đưa thân nhân các bị cáo đến tòa, xe buýt của các công ty nhà nước cũng ngưng lộ trình thường lệ. Xung quanh khuôn viên tòa án càng căng thẳng khi 2.000 công an trộn lẫn vào 500 giáo dân đến ủng hộ các blogger, điện thoại bị làm nhiễu sóng. Bên cạnh đó, các blogger Bùi Thị Minh Hằng và Lã Việt Dũng đến dự phiên tòa đã bị bắt, cư dân mạng Từ Anh Tú, người đấu tranh chống cưỡng chế đất Trần Thúy Nga bị đánh đập. RSF cũng nhắc lại trường hợp hai thanh niên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên mới đây đã bị tòa án Long An kết án 8 và 6 năm tù cộng thêm 3 năm quản chế. Theo cáo trạng, thì hai thanh niên trên có quan hệ với nhóm « Thanh niên yêu nước », một nhóm bị chính quyền cho là « phản động ».  
......

Đôi Điều Về Cà Phê, Nước Uống

1- Câu hỏi được nêu ra là “vì sao uống nước trà đậm thì mất ngủ”?   (VNC) Chúng ta biết rằng trà cũng như cà phê có chất caffeine. Caffeine là một hóa chất hữu cơ thuộc nhóm purines.   Tác dụng chính của caffeine là kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng sinh hoạt trí tuệ, làm ta tỉnh táo nhất là khi con người mỏi mệt hoặc chán nản. Với giấc ngủ thì ảnh hưởng tùy người: có người gặp khó khăn, có người không khi uống cà phê.   Caffeine làm thư giãn cơ thịt trong thành động mạch, tăng sức bóp của tim, tăng máu từ tim đưa ra, tăng huyết áp.   Caffeine tăng dịch vị bao tử nên nhiều người ưa uống cà phê sau khi ăn để dễ tiêu hóa thực phẩm. Caffeine làm tăng sự dẻo dai của lực sĩ thể thao, vì thế Ủy Ban Thế Vận kiểm soát coi họ có dùng quá nhiều chất kích thích này.   Caffeine làm tăng sự bài tiết nước tiểu.   Sau khi uống, caffeine thấm nhập rất mau vào khắp các bộ phận của cơ thể. Thời gian bán hủy là 3 giờ nên caffeine không tích tụ trong cơ thể. Đa số caffeine được thải khỏi cơ thể qua nước tiểu.   Mỗi người có đáp ứng khác nhau với caffeine.   Do đó có người uống ba bốn ly trà hoặc cà phê một lúc mà không cảm thấy thay đổi gì. Trong khi đó, người không quen với caffeine, chỉ uống một ly trà hoặc cà phê là đã thấy nóng nảy, hồi hộp, tim đập nhanh.   Một người đã quen dùng caffeine rối mà ngưng tức thì, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ. Nếu họ ngưng từ từ thì không bị các khó khăn này.   Liều lượng trung bình của caffeine là 200mg, tùy theo từng người.   Khi dùng tới số lượng trên 1000 mg thì trong người thấy mất ngủ, bất an, tim đập nhanh, thở hổn hển, buồn tiểu, ù tai, xót ruột.   Tử vong có thể xảy ra khi dùng tới trên 10 gram (80- 100 ly) caffeine.   Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng “tỉnh ngủ” của caffeine.   Các nghiên cứu này đều tập trung vào hóa chất adenosine do não bộ sản xuất khi ta không ngủ hoặc khi làm việc. Cơ thể càng làm việc nhiều thì Adenosine sản xuất càng cao.   Hóa chất này sẽ bám các thụ thể ức chế của tế bào thần kinh, làm thần kinh giảm hoạt động và ta cảm thấy buồn ngủ. Đây cũng là phản ứng tốt, vì nếu cứ kéo dài sự làm việc thì cơ thể sẽ mau suy nhược. Giấc ngủ là cơ hội để cơ thể nghỉ ngơi, bồi dưỡng sinh lực, sẵn sàng cho các hoạt động kế tiếp.   Caffeine có cấu trúc tương tự như adenosine. Chúng chiếm chỗ của adenosine nơi các thụ thể thần kinh và kích thích hệ thần kinh. Hệ thần kinh hoạt động nhiều hơn và một trong những hậu quả là ta thấy tỉnh táo, nhanh nhẹn hơn. Vì thế các tài xế lái xe đường trường, những người làm việc trí óc nhiều…đều uống cà phê để trở nên sáng suốt.   Caffeine cũng khiến cho cơ thể tăng sản xuất adrenaline vì tưởng như có chuyện khẩn trương xẩy ra. Con ngươi mở rộng, mạch máu giãn nở để đưa nhiều máu ra ngoại vi, tim đập nhanh, hơi thở tăng để sẵn sàng đối phó.   Caffeine còn ảnh hưởng lên hóa chất Dopamine, một chất gây cảm giác sảng khoái tương tự như heroine, amphetamine. Caffeine kích thích não, sản xuất nhiều dopamine hơn. Nói chung, caffeine khiến cho cơ thể ở trong tình trạng tỉnh táo.   Vậy thì tại sao nhiều người uống trà hoặc cà phê mà vẫn ngủ như thường, Điểm này chưa có giải thích rõ ràng, chính xác.    Tuy nhiên, như đã trình bầy ở trên, mỗi người có mẫn cảm khác nhau với caffeine. Nhiều người uống cà phê, nước trà như uống nước lã, mà họ vẫn ngủ say như chết. Trong các trường hợp này, có thể là họ quen nhờn với tác dụng của caffeine. Ngược lại, có người chỉ thử một ly trà nhỏ đã trằn trọc suốt đêm, không ngủ được.   Caffeine kích thích tim mạch, cho nên khi tiêu thụ, nhịp tim nhanh hơn, huyết áp hơi tăng, hơi thở hơi nhanh. Các thay đổi này chỉ thoảng qua, sau khi caffeine bị loại ra khỏi cơ thể trong vài ba giờ.   Cũng như theophylline, caffeine là chất lợi tiểu nhẹ nhưng không ảnh hưởng nhiều lắm tới mức độ nước trong cơ thể. Vì thế, nhiều người cứ uống cà phê vô là mót tiểu tiện.   Nhân đây, cũng xin nói thêm là mặc dù chất caffeine trong cà phê, nước trà đã được nghiên cứu khá nhiều, nhưng nhiều người vẫn có một vài ngộ nhận về hóa chất này. Có nghiên cứu nói là cà phê có thể gây ra ung thư, bệnh tim mạch, khuyết tật trẻ em…Nhưng điều này chưa được các khoa học gia thống nhất đồng ý.   Theo Cơ quan Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ cũng như Cơ quan Y tế Thế giới, nếu dùng vừa phải, caffeine không có ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Vừa phải là khoảng 300 mg caffeine mỗi ngày, tương đương với ba ly cà phê.  2- Ít nhất Tám ly nước mỗi ngày   Liên quan tới việc uống nước, một lời khuyên thường được nêu ra là:   “Phải uống ít nhất 8 ly nước, mỗi ly 8 oz, mỗi ngày. Rượu bia, cà phê không được gộp vào số lượng này”.   Quy luật này từ đâu mà ra. Liệu có phải uống 8x8” mỗi ngày như lời khuyên. Nếu không thì uống bao nhiêu là đúng.   Thực ra, chưa có trả lời chính xác về nguồn gốc của quy luật bất thành văn 8x8” này.   Năm 2002, nhà sinh học Heinz Valtin của Đại học Y khoa Darmouth, Lebanon, New Hampshire, đã cố gắng tìm kiếm xuất xứ của 8x8” và chỉ thấy câu văn sau đây do nhà dinh dưỡng có uy tín của Hoa Kỳ, bác sĩ Fredrick J. Stare viết vào năm 1974: “Bao nhiêu nước mỗi ngày? Điều này được quy định bới nhiều nguyên tắc sinh lý khác nhau, nhưng với một người trưởng thành bình thường, khoảng từ 6 tới 8 ly trong 24 giờ và số lượng này có thể từ cà phê, trà, nước có hơi, rượu bia vv. Các loại trái cây và rau cũng là nguồn cung cấp nước rất tốt”.   Theo tiến sĩ Valtin, nội dung câu viết của bác sĩ Stare có ba điều cần lưu ý:   -Chưa có bằng chứng khoa hoc nào hỗ trợ cho ý kiến của bác sĩ Stare -Bác sĩ Stare viết uống từ 6 tới 8 ly mỗi ngày chứ không phải là 8 ly. -Trà, cà phê và rượu được coi như bao gồm trong số lượng 6-8 ly mỗi ngày. -Số lượng nước tiêu thụ được quy định theo các hoàn cảnh sinh lý của cơ thể mỗi người.   Theo các nhà dinh dưỡng, tuy không có dẫn chứng khoa học hỗ trợ, nhưng quy luật 8x8” này được coi như một hướng dẫn cho việc tiêu thụ nước và các chất lỏng khác. Và cũng nhờ sự quá phổ biến của quy luật này mà mọi người lưu tâm tới việc uống nước: đi chơi, đi làm cũng kè kè một chai chất lỏng tinh khiết.   Thực ra, nhu cầu nước của cơ thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng cơ thể, khỏe mạnh hay yếu đuối, sinh hoạt ra sao và sống ở địa phương nào.   Điều rõ ràng là nước rất cần cho cơ thể để loại bỏ chất có hại ra ngoài, để chuyên chở chất dinh dưỡng nuôi mô bào, để mang độ ẩm cho các bộ phận cơ thể. Nước chiếm 70% trọng lượng toàn thân. Số chất lỏng này không phải nằm cố định trong người mà hao hụt đi mỗi ngày qua nước tiểu 1.5 lít cộng thêm khoàng 1 lit qua phẩn, mồ hôi, hơi thở. Do đó cơ thể cần được bổ sung số lượng chất lỏng thất thoát để duy trì sự sống.   Trong điều kiện sức khỏe bình thường, với môi trường khí hậu ôn hòa, vận động làm việc vừa phải, Viện Y khoa Hoa kỳ khuyên đàn ông nên tiêu thụ 3 lít chất lỏng mỗi ngày còn phụ nữ cần khoảng 2.5 lít.   Chất lỏng nói chung bao gồm cả nước, nước trái cây, các loại giải khát có caffeine, nước ngọt, bia rượu và chất lỏng trong thực phẩm. Thực phẩm cung cấp tới 20% chất lỏng vì nhiều loại có rất nhiều nước như dưa hấu, cà chua…   Điều cần để ý là không nên coi rượu bia, nước uống có cà phê là nguồn cung cấp chất lỏng chính yếu.   Như vậy, mỗi ngày chúng ta tiêu thụ một lượng chất lỏng để khỏi cảm thấy khát nước đồng thời loại ra khoảng 1.5 lit nước tiểu trong là ta đã đáp đúng nhu cầu chất lỏng của cơ thể.   Những trường hợp sau đây cần tiêu thụ thêm chất lỏng:   -Vận động cơ thể, sống trong môi trường khô, nóng đều làm toát nhiều mồ hôi hơn thường lệ. Vận động nhiều giờ liên tục cần dùng thêm muối sodium vì mồ hôi toát ra làm tiêu hao muối khoáng này của cơ thể.   -Bệnh hoạn với nóng sốt, ói mửa, nhiễm độc đường tiểu tiện, sỏi thận, tiểu đường -Có thai hoặc cho con bú sữa mẹ. Viện Y Khoa Hoa Kỳ khuyên bà mẹ có thai nên uống 2.3 lít và khi cho con bú cần 3.1 lít chất lỏng mỗi ngày. Ngoài vai trò căn bản của chất lỏng như đã nói, cũng có rất nhiều nghiên cứu kể ra những ích lợi khác của nước như giảm cân, giảm ung thư. Tuy nhiên, các kết quả này chưa được đa số các nhà nghiên cứu đống ý.   Nhiều loại nước trên thị trường quảng cáo có thêm sinh tố khoáng chất. Dân chúng thấy hấp dẫn, cũng mua dùng, nhưng trong lòng vẫn thắc mắc là liệu có ích lợi gì không.   Theo các nhà dinh dưỡng, việc pha thêm sinh tố vào nước cũng chẳng giúp ích gì. Thực phẩm có đủ loại sinh tố khoáng chất. Nếu ta ăn uống đầy đủ thì chẳng cần dùng thêm các chất dinh dưỡng tý hon này. Ấy là chưa kể, các sinh tố hòa tan trong mỡ như A, D, E, K không hòa tan trong nước. Hoặc nếu nước uống đó lại có quá nhiều sinh tố, khoáng chất như kali, thì lại có bất lợi. Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức   Texas-Hoa Kỳ.  
......

Nhục!

Tòa án của chế độ ngày 16/5/2013 đã đưa hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ra xử. Trong phiên tòa một ngày, tại Long An. Sau khi giam giữ hai bị cáo hơn nửa năm. Thuật ngữ dùng cho các cuộc xử, cả bình thường cả bất bình thường, gọi đó là kiểu “làm gọn”, có khi chỉ cần “một cái rụp”… là xong. Kiểu “xử gọn” như vậy có đáng gọi là một việc làm đàng hoàng không? Và ai làm một việc không đàng hoàng có phải là nhục không? Mà về tội gì? Theo tờ Tuổi trẻ, tức phải là tờ báo của tuổi hai bị cáo, thì là “về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam”. Tin viết là “theo hồ sơ”, nhưng tờ báo không cho biết “theo hồ sơ” là do được “tiếp cận hồ sơ”, theo đúng tác phong, chức năng nghề báo. Hay được nghe đọc lúc xử. Hay là không đọc, cũng không nghe, mà chỉ quen tay viết vậy… Vì toàn bộ bản tin về vụ án chỉ vỏn vẹn được gói gọn không quá 250 chữ, nằm lọt giữa trang 2. Cho một bản án tổng cộng 14 năm tù, cộng 2, và 6 năm quản chế. Tin về một bản án nặng nề, với một tội danh không nhẹ là “chống phá Nhà nước”, lại được đem nhét giữa trang 2. Thua cả môt tin xe đụng… Báo chí cho tuổi trẻ muốn cho tuổi trẻ thấy gì? Và nhất là tờ báo tự cảm thấy gì? Mà về một bản án được mọi người ViệtNam trong ngoài nước quan tâm, lại đi loan tin theo kiểu phải vạch mãi để tìm mới lòi ra để đọc?   Về phiên tòa, thân phụ Phương Uyên cho biết ông và các thân nhân khác không được cho vào dự khán, chỉ có bà mẹ Phương Uyên được vào. Lại bị bao vây che chắn bởi một đám thân nhân lạ hoắc, không ai khác hơn là công an mật thám trá hình. Có người đến ngóng tin bên ngoài tòa án đã bị công an thường phục hốt về đồn. Xử án, ở đâu cũng vậy, thông thường là để làm gương, chớ không phải để trả thù. Để làm gương nên có khi còn chọn một pháp đình thật rộng, khi pháp đình quen thuộc không đủ chỗ cho mọi người. Còn ở đây là để làm gì? Mà lại lén lén, lút lút… như đem giấu? Về cái cách chế độ nầy đã bắt Phương Uyên cũng vậy, cũng thật đáng xấu hổ. Bắt như bắt cóc. Bắt đi mất tích rồi chối quanh hơn cả chục ngày mới chịu thừa nhận. Để đưa ra một lô chứng cứ tội phạm và lời thú tội có là công an cũng không thể tin là đứng đắn. Không thể nghĩ một chế độ tự nhận là Nhà nước pháp quyền mà lại đi hành xử pháp quyền như… vậy.   Còn lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nữa? Trước một loạt đối xử không đàng hoàng đối với một thành viên Ban chấp hành Đoàn thuộc cấp mà vẫn ngậm miệng nín khe là làm sao? Để làm gì và đang làm gì? Hay là đang sợ đoàn viên, đang sợ thanh niên cả nước theo gương Phương Uyên và Nguyên Kha, không thể tiếp tục nhẫn nhục và chịu nhục trước họa mất nước?   Nhắc lại chuyện này, từ khâu bắt người cho tới khi xử, cho tới nay, trong ngoài nước, ai cũng thấy không thể chịu nổi những việc làm đáng xấu hổ của không ít người của chế độ.   Tôi cũng không thể chịu nổi, nhất là trước những hành động quá ác đối với tuổi trẻ, nên đã cùng với hơn 150 người khác đứng tên trong kiến nghị gởi Chủ tịch Nước đề ngày 30/10/2012 yêu cầu can thiệp trả tự do cho Phương Uyên. Cho tới nay, ông Chủ tịch Nước vẫn cứ nín khe. Nhưng tôi và các bạn tôi đã được tưởng thưởng. Hãy nghe chàng trai 24 tuổi Đinh Nguyên Kha nói: “Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội”.   Hãy nghe Nguyễn Phương Uyên 21 tuổi nói: “Việc tôi làm thì tôi chịu. Xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn”. Cám ơn Phương Uyên. Cám ơn Nguyên Kha. Cám ơn những cô gái, những chàng trai yêu nước ViệtNam. /. 19/5/2013 H.N.N.
......

Tuyên bố về vụ án và phiên tòa xử các SV yêu nước tại Long An ngày 16-05-2013

Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.               Với bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Cộng sản tại Long An ký ngày 06-03-2013, hai sinh viên Đinh Nguyên Kha (Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An) và Nguyễn Phương Uyên (Đại học Công nghiệp Thực phẩm Sài Gòn) sẽ ra tòa ngày 16-05 sắp tới với tội trạng “tham gia vào tổ chức phản động “Tuổi trẻ yêu nước”, trong tháng 8-2012 và tháng 10-2012 đã có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu chống Nhà nước ta... có sự chỉ huy của Nguyễn Thiện Thành” (sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm SG, đã đào thoát), và với tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định tại điểm c khoản 1 Điều 88 Bộ luật hình sự”.                1- Đây là một vụ án có nhiều kịch tính, bộc lộ tất cả bản chất ghê tởm của chế độ và nền pháp lý Cộng sản tại Việt Nam.   Trước hết, cô sinh viên 21 tuổi đã bị bắt và giam giữ theo kiểu bắt cóc, bất chấp mọi quy định về tố tụng hình sự. Bị gia đình và thân hữu của em chất vấn và phản đối, cơ quan công an nửa tháng sau đành tìm cách lấp liếm và dối gạt công luận một cách trắng trợn.               Khi bạn bè cùng lớp rồi 144 nhân sĩ trí thức gởi thư lên Chủ tịch nước bênh vực cho Phương Uyên, họ liền lãnh cả một loạt hành vi trả đũa đê tiện. Các sinh viên bị nhà trường (trưởng khoa, một số giáo sư, thành đoàn…) bức bách phải rút lại chữ ký, rồi bị công an từ đó luôn theo dõi. Còn các vị nhân sĩ thì vừa chịu thóa mạ (bị gọi là “trí thức bầy đàn, phạm pháp bầy đàn”), vừa bị mạo danh qua một kiến nghị giả trái ngược.                  Sau khi em Đinh Nguyên Kha cũng bị bắt và em Nguyễn Thiện Thành bị truy nã thì cả một chiến dịch tấn công trên báo chí nhà nước được mở ra. Không cần tự mình điều tra tìm hiểu, cân nhắc phán đoán, các công cụ mù quáng và vô liêm sỉ này chỉ biết theo lệnh trên đua nhau vu khống các sinh viên đủ thứ tội: nào là tham tiền (dù chỉ được tặng 100 đôla mua máy ảnh trước đó), nào là khủng bố, chế tạo chất nổ nhằm giật sập tượng ông Hồ (dù chỉ có khoảng 300gr hóa chất làm pháo đốt chơi), nào là xâm phạm an ninh quốc gia, nào là cấu kết với thế lực thù địch,…               Gia đình của ba sinh viên cũng chẳng được buông tha: nào lôi đến đồn để hăm dọa ép cung, nào hành lênh hành xuống trong việc thăm tù, nào không cho biểu lộ tình cảm mẫu tử, nào tịch thu máy móc hành nghề rồi cấm cản làm việc, nào buộc phải xác nhận con mình có tội trên giấy thăm nuôi, nào sai cựu chiến binh đến nhà hành hung và vu vạ rằng con của họ phản động…               Tiếp đến là kịch bản cũ mèm, bị dư luận khinh bỉ, căm phẫn và chẳng bao giờ tin, đó là đưa các đối tượng lên truyền hình để đọc bản “ăn năn nhận tội” và “xin nhà nước khoan hồng”! Rồi màn cho bị can gặp các luật sư để chỉ xác nhận mình bị bắt đúng thủ tục và được đối xử tốt trong tù. Tất cả chỉ phơi bày trò khủng bố tâm lý, bức bách tù nhân và lừa gạt công luận một cách trơ trẽn, chỉ tố cáo thái độ hèn nhát, ác độc của kẻ mạnh đối với người yếu thế, bị huỷ diệt mọi khả năng lựa chọn trước các đòn đe dọa.               Đến khi Phương Uyên phản đối những điểm sai trái, vu khống trong bản cáo trạng (như ghi rằng em “đã viết một số nội dung không hay về Trung Quốc” đang khi thực sự em đã đề: “Tàu khựa hãy cút khỏi Biển Đông”...), thì liền bị trả thù cách dã man tàn độc: bị cấm mang kính cận khiến phải nhức đầu thường xuyên, bị đánh đến ngất xỉu, với nhiều thương tích và vết bầm tím trên người.               2- Dựa vào Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền điều 19 và Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị điều 19 (mà Việt Nam đã cam kết tuân giữ): “1- Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. 2- Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia”, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền tuyên bố:               a- Hành động rải truyền đơn của các em sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Thiện Thành và nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước kêu gọi toàn dân chống giặc Tàu xâm chiếm đất biển tổ quốc Việt, ức hiếp công dân Việt, làm suy yếu dân tộc Việt bằng những thức ăn độc hại; chống đảng CSVN độc tài, tham nhũng, cướp ruộng vườn của dân, dâng đất biển cho Tàu, bách hại và lũng đoạn các tôn giáo, sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của đồng bào, đẩy nhân dân đất nước vào chốn lầm than; (chứ các em chẳng hề chống nhà nước, chủ trương vô chính phủ để xã hội hỗn loạn)… Hành động đó của các em vừa chính đáng, không vi phạm pháp luật, nằm trong nhân quyền và dân quyền, vừa diễn tả đúng thực trạng của đất nước và chế độ, bày tỏ đúng tâm trạng và khát vọng của toàn dân. Ngay cả việc treo cờ vàng ba sọc đỏ (là cờ truyền thống của Dân tộc, có từ thời Thành Thái (1890), một vị vua yêu nước có tinh thần và chủ trương đoàn kết dân tộc 3 miền để chống ngoại xâm) là một hành vi chính đáng và đầy ý nghĩa.               b- Chủ nghĩa lẫn chế độ Cộng sản đáng bị loại khỏi tâm trí, đất nước, lịch sử Việt Nam và đảng Cộng sản đáng bị loại khỏi chính trường Việt Nam bằng đường lối bất bạo động như lời kêu gọi của các em sinh viên nói trên. Bởi lẽ cả ba thứ quái thai này -với vô số sai lầm và tội ác trong hơn nửa thế kỷ- đã gây ra cái chết cho hàng triệu đồng bào, đã đặt ách nô lệ lên toàn thể dân tộc, đã đưa đất nước vào đủ mọi thảm trạng lẫn tệ nạn và đang đẩy Tổ quốc đến bờ vực thẳm suy vong, vì đang khi hiểm họa Tàu cộng xâm lược ngày càng cận kề mà đảng CS vẫn hèn nhát bạc nhược.               c- Các em sinh viên trong Nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước nói trên thật đáng khen ngợi vì ý thức sắc bén về tình hình đất nước và xã hội, vì khát vọng tốt lành muốn đưa Dân tộc thoát khỏi các cơn khủng hoảng chính trị và xã hội triền miên, vì lòng can đảm dám liều mạng để cảnh báo và kêu gọi đồng bào chung tay khử trừ hiểm họa ngoại xâm và nội xâm. Dân tộc Việt Nam may mắn là còn có những bạn trẻ -dù bị chủ nghĩa và chế độ CS tìm cách đầu độc- vẫn đầy tâm hồn trong sáng, lý tưởng cao đẹp, khí phách anh hùng và nhiệt huyết thương nước thương nòi như thế!               3- Quả vậy, vụ án và phiên tòa xử các sinh viên trong Nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước lúc này, vụ án và phiên tòa xử nhiều sinh viên yêu nước tại Nghệ An đầu năm và vụ trấn áp các bloggers trẻ gần đây chỉ là sự bộc lộ cơn phẫn nộ của đảng CS trước thất bại của nền giáo dục quái đản và tác hại của đảng.               a- Dựa vào nguyên lý “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa… lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” (Luật Giáo dục điều 3), đảng CSVN, ngay từ đầu, đã chủ trương chính trị hóa nền giáo dục tại VN. Nghĩa là thay vì đào tạo ra những công dân tự do cho đất nước, đảng chỉ muốn uốn nắn thế hệ trẻ thành những thần dân nô lệ cho đảng, chỉ biết noi gương lãnh tụ đảng cách mù quáng, vâng phục mệnh lệnh đảng cách khiếp nhược, coi “hồng hơn chuyên”, ý thức tuân hành hơn khả năng học vấn, và gọi đó là “bản lĩnh chính trị”!?!               Tiến trình đầu độc tâm trí, đánh gục ý chí, tẩy não nhồi sọ, làm băng hoại tâm hồn này đã khởi sự từ cấp mẫu giáo lên đến đại học với tổ chức “Đội Thiếu nhi Tiền phong” và “Đoàn Thanh niên Cộng sản” chuyên kiểm soát chặt chẽ đội viên, đoàn viên; với những giáo khoa sử học và văn học đầy tô hồng cho đảng, che giấu cuộc kháng Tàu, vu khống thóa mạ mọi kẻ thù của chế độ; với những thần tượng tuổi trẻ như Lê Văn Tám, Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi… được thêu dệt từ con số không hoặc thổi phồng theo tưởng tượng; với những trò ép buộc đoàn viên phục vụ lãnh đạo đảng (vụ Sầm Đức Xương-Nguyễn Trường Tô), quấy rối các cộng đoàn tôn giáo đòi công lý (vụ giáo xứ Thái Hà), lên án bạn học dám đòi công lý cho dân oan (vụ đại học Luật Sài Gòn), ngăn cản bằng hữu tham gia biểu tình yêu nước, dàn hàng bảo vệ sứ quán của quân xâm lược… Đó là chưa nói đến nạn giới trẻ được giáo dục tính gian dối, thói bạo hành và lòng thù hận khi còn ngồi trên ghế nhà trường.               Nền giáo dục phi nhân bản, phản dân tộc ấy đã đẻ ra cả một thế hệ thanh niên sau đó trở thành những công an trẻ đầy thói tàn bạo, tư cách côn đồ, sẵn sàng đàn áp thẳng tay các cuộc khiếu kiện của dân oan, các cuộc biểu tình chống xâm lược, các cuộc dã ngoại về nhân quyền; trở thành những tên tin tặc chuyên lùng sục để phá hoại các trang mạng dân chủ hay bắt bớ các công dân mạng dám phát biểu chính kiến ngược với đảng; trở thành những dư luận viên chỉ biết vì tiền mà bênh vực đảng và chế độ một cách ngang ngược, lố bịch và ngu xuẩn!               Xa hơn, nền giáo dục phi nhân bản, phản dân tộc, chống khai phóng đó đã đẻ ra cả một thế hệ trí thức lưu manh, trí nô ký sinh, mất tất cả nhân cách, tiêu tinh thần “kẻ sĩ”, dù mang đủ thức học hàm học vị, đang ngồi trong Quốc hội, Quân đội, Công an, các cơ quan công quyền và các trường đại học… Chỉ vì chút bổng lộc hiện thời và sổ lương hưu tương lai, họ sẵn sàng ngăn chận và dọa nạt sinh viên của mình biểu tình chống quân xâm lược, trâng tráo bênh vực sự lãnh đạo độc quyền và vĩnh viễn của đảng trên dân tộc đất nước, cổ vũ không biết ngượng cho lòng trung thành tuyệt đối của quân đội đối với cái đảng đang ác với dân và hèn với giặc, mải miết khẳng định đảng là sở hữu chủ mọi tài nguyên để cướp đất ruộng của dân cày. Điều này đang được phơi bày cách lộ liễu trên các báo đài công cụ, trong các cuộc hội thảo về Hiến pháp với những tên tuổi ô nhục.               Hậu quả là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, trọng hồng hơn chuyên ấy đã khiến cho Việt Nam nức tiếng trong khu vực là nhiều người bằng cấp cao, nhưng đa phần toàn những giáo sư giả, tiến sĩ dỏm, gây ô nhục cho cả nền văn hiến ngàn năm; đồng thời lại hiếm hoi những nhà khoa học giỏi, chuyên viên thực, bằng phát minh được quốc tế công nhận. Điều đó gây ra sự lụn bại của nền học thuật, nền kỹ thuật, nền văn minh và nền văn hóa của một Dân tộc vốn từng ngang ngửa với các nước lân bang trước năm 1975, thời Việt Nam Cộng Hòa.               4- Cuối cùng, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền kêu gọi:               a- Các bạn trẻ Việt Nam hãy noi gương sáng suốt và can đảm của các sinh viên nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước cũng như các thanh niên nhóm Chúng ta-Các Công dân Tự do để đứng lên làm lịch sử, tiếp nối các anh hùng trẻ tuổi trong lịch sử dân tộc, góp phần đánh đuổi ngoại xâm và tiêu trừ nội xâm.               b- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước hãy bày tỏ sự đồng tình ủng hộ đối với các bị can trẻ tuổi sắp phải đối diện một tòa án với bộ sậu xét xử vốn chỉ là công cụ đàn áp của nhà cầm quyền. Đồng tình và ủng hộ bằng cách đến dự phiên tòa, theo dõi trên mạng, đồng loạt lên tiếng bênh vực; bằng cách hỗ trợ vật chất và tinh thần cho gia đình những công dân yêu nước trẻ tuổi đang hy sinh vì đại nghĩa dân tộc.               c- Các Chính phủ dân chủ và các Cơ quan nhân quyền quốc tế hãy coi phiên tòa này như một bằng chứng sống động và tội ác lớn lao để ngăn chận nhà cầm quyền CSVN ngồi vào ghế Hội đồng Nhân quyền vào năm tới.               Để kết thúc, chúng tôi nguyện cầu Thiên Chúa ban cho tất cả Đồng bào Việt Nam trong và  ngoài nước lòng can đảm, sự kiên trì và óc đoàn kết để đấu tranh cho công lý và sự thật, cho dân chủ và nhân quyền tại Quê hương, ngõ hầu đảng và nhà cầm quyền CSVN không còn khả năng tác hại lên toàn thể đất nước và các thế hệ tương lai của Dân tộc.               Làm tại Việt Nam ngày 14-05-2013.               Đại diện Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền:               - Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải              - Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi              - với sự hiệp thông của Lm Tađêô Nguyễn Văn Lý đang ở trong lao tù Cộng sản.      
......

NGƯỜI ĂN MÀY TỰ DO

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".   Trích bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ   Người ăn mày tự do Rất có thể là Đất Nước Có phải mẹ Âu Cơ lưng còng hình chữ S Chống gậy Trường Sơn Đeo bị rách Biển Đông Đi hành khất nhân quyền ?       Mẹ đòi quyền được nói lên sự thật Quyền được yêu nước mình Quyền không phải yêu nước khác Quyền được biểu tình Quyền được đả đảo bọn cướp nước Và bán nước   Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội bị ngăn cản   Trên xứ thiên đường “Trại súc vật” Những đám mây bị cùm Những dòng thác bị xiềng xích Người ngồi trong tù có thể tự do Người ở ngoài tù có thể bị nhốt   Ăn mày nhân quyền sao bị bắt ? Đêm đêm làm hành khất tự do Ai dã ngoại quyền con người bị đánh đập Máu đòi quyền sống có trời cho ?   Hỡi người mãi mãi đi ăn mày quyền được sống Rất có thể anh đã bị thủ tiêu (Ví dụ như Lê Trí Tuệ…) Có phải hồn anh theo gió Đêm đêm hồn hú cửa từng nhà   Hồn ăn mày gió xin được thở Hồn ăn mày người xin được kêu Hồn ăn mày nước xin được uống Hồn ăn mày tự do Hồn đòi quyền sống lại ?   Không ai có thể trả cho hồn Quyền được làm một người sống Một người không bị bịt miệng Một người không bị bịt mắt   Đêm đêm những cơn gió dại Vẫn bị ai bóp cổ ngoài đường…   Sài Gòn ngày 10-5-2013 Trần Mạnh Hảo
......

Chuyện đọc 30/4: Đức - Tình Yêu của một Phóng Viên cho một Dân Tộc nhiều Đau Thương

Cuốn sách "Đức - A reporter's love for a wounded people" (Đức - Tình Yêu của một Phóng Viên cho một Dân Tộc nhiều Đau Thương) của tác giả Uwe Siemon-Netto, một nhà báo kỳ cựu từng cộng tác một thời gian dài với hãng tin AP, với gần 10 năm phục vụ như một phóng viên ở nước ngoài trong đó có Việt Nam. Mới đây ông đã cho xuất bản cuốn sách này, và bản tiếng Việt cũng đang được dự trù xuất bản vào dịp 30-4 năm nay. Dưới đây là đoạn kết rất xúc động mà tác giả đã nói lên ước muốn cùng với người Việt Nam nuôi dưỡng niềm hy vọng một ngày không xa Tự Do Dân Chủ sẽ trở lại với quê hương khốn khổ của chúng ta. Được phép tác giả, dịch giả đã gửi đến DienDanCTM phổ biến đoạn kết này và xin được giới thiệu quyển sách đến quý bạn. Nơi đặt mua sách (sách viết bằng tiếng anh đã xuất bản, và bản dịch tiếng Việt, xuất bản tháng 5. 2013)http://www.siemon-netto.org/ Đức: A reporter's love for a wounded people by Uwe Siemon-Netto (available now) Đức - Tình Yêu của một Phóng Viên cho một Dân Tộc nhiều Đau Thương Tác giả: Uwe Siemon-Netto Dịch giả: Lý Văn Quý & Nguyễn Hiền (mới xuất bản) *** Đoạn kết: Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng      Uwe Siemon-Netto Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng sản và nhiều người sẽ gọi đó là ngày "giải phóng." Ga xe lửa Huế, nơi một đầu máy và một toa hành lý khởi hành chuyến tầu tượng trưng 500 thước mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ sẽ không còn đáng đi vào kịch trường của sự phi lý nữa. Nó đã được phục hồi đẹp đẽ và sơn phết lại mầu hồng. Một lần nữa, tương tự như những ngày dưới sự thống trị của người Pháp, nó là nhà ga xe lửa đẹp nhất vùng Đông Dương và tài xế tắc-xi không phải chờ đợi vô ích bên ngoài. Mười chuyến tầu thong dong chạy qua mỗi ngày, năm chuyến xuôi Nam và năm chuyến ra Bắc. Gộp chung lại chúng được mệnh danh một cách không chính thức là Tàu Tốc Hành Thống Nhất. Chẳng lẽ nào tôi lại không mừng vui? Chuyện này có khác nào bên Đức khi bức tường Bá Linh đổ xuống và những bãi mìn biến mất, và nay những chuyến tầu cao tốc phóng ngược xuôi giữa hai xứ nguyên là Cộng sản bên Đông và Dân chủ bên Tây với tốc độ lên tới 200 dặm một giờ? Hiển nhiên là tôi rất vui khi chiến tranh kết thúc và Việt Nam được thống nhất và phát triển, những chuyến xe lửa đã hoạt động trở lại và các bãi mìn đã được tháo gỡ. Nhưng đến đây thì sự tương đồng với nước Đức chấm dứt. Nước Đức hoàn thành sự thống nhất, một phần nhờ người dân tại Đông Đức đã lật đổ chế độ độc tài toàn trị bằng những cuộc biểu tình và phản kháng ôn hoà, một phần nhờ vào sự khôn ngoan của các nguyên thủ quốc tế như các vị Tổng thống Ronald Reagan và George G.W. Bush, của Thủ tướng Helmut Kohl, của lãnh tụ Sô Viết Mikhail Gorbachev, và cũng phần khác vì sự sụp đổ có thể đoán trước được của hệ thống xã hội chủ nghĩa sai lầm trong khối Sô Viết. Không có ai bị thiệt mạng trong tiến trình này, không một ai bị tra tấn, chẳng có ai phải vào trại tù và cũng không có ai bị buộc phải trốn chạy. Có một khuynh hướng khó hiểu, ngay cả trong số các vị học giả đáng kính của phương Tây đã diễn tả sự kiện Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam như là một cuộc "giải phóng." Điều này đặt ra một câu hỏi: giải phóng cái gì và cho ai? Có phải miền Nam đã được "giải phóng" khỏi sự áp đặt một nhà nước độc đảng toàn trị được xếp hạng chung với những chế độ vi phạm tồi tệ nhất thế giới về các nguyên tắc tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do báo chí? Một cái thứ giải phóng gì đã làm chết 3,8 triệu người dân Việt từ 1954 đến 1975 và đã buộc hơn một triệu người khác phải trốn ra khỏi đất nước, không những từ miền Nam bại cuộc mà cả từ những bến cảng miền Bắc và làm từ 200.000 đến 400.000 người gọi là thuyền nhân bị chết đuối? Có phải là hành động giải phóng không khi xử tử 100.000 người lính miền Nam và viên chức chính phủ sau ngày Sàigòn thất thủ? Phải chăng chỉ là một màn trình diễn nhân đạo của bên thắng cuộc bằng cách lùa từ một triệu đến 2 triệu rưỡi người miền Nam vào các trại tù cải tạo, trong đó có khoảng 165.000 người mất mạng và hàng ngàn người khác đã bị tổn thương sọ não lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn, theo một cuộc nghiên cứu của một nhóm học giả quốc tế do Bác sĩ tâm thần Richard F. Molina của đại học Harvard dẫn đầu? Từ giữa những năm 1960, những tay bịa đặt chuyện huyền thoại về chính trị và lịch sử của phương Tây, hoặc ngây thơ hoặc bất lương, đã chấp nhận lời giải thích của Hà Nội rằng cuộc xung đột là một cuộc "chiến tranh nhân dân." Cũng đúng thôi nếu chấp nhận định nghĩa của Mao Trạch Đông và Võ Nguyên Giáp về cụm chữ đó. Nhưng theo luật văn phạm về sở hữu tự theo cách Saxon Genitive qui định thì "chiến tranh nhân dân" phải được hiểu là cuộc "chiến tranh của nhân dân." Thực tế không phải như vậy. Đã có khoảng 3,8 triệu người Việt Nam đã bị giết giữa các năm 1954 và 1975. Khoảng 164.000 thường dân miền Nam đã bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi Cộng sản trong cùng thời kỳ, theo nhà học giả chính trị Rudolf Joseph Rummel của trường Đại học Hawaii. Ngũ Giác Đài ước tính khoảng 950.000 lính Bắc Việt và hơn 200.000 lính VNCH đã ngã xuống ngoài trận mạc, cộng thêm 58.000 quân Hoa Kỳ nữa. Đây không thể là một cuộc chiến tranh của nhân dân mà chính là chiến tranh chống nhân dân. Trong tất cả những lập luận đạo đức giả về cuộc chiến Việt Nam ta gặp quá thường trong vòng 40 năm qua, cái câu hỏi quan trọng nhất đã bị mất dấu hay AWOL, nếu dùng một từ ngữ viết tắt quân sự có nghĩa là "vắng mặt không phép," câu hỏi đó là: Dân Việt Nam có mong muốn một chế độ Cộng sản hay không? Nếu có, tại sao gần một triệu người miền Bắc đã di cư vào Nam sau khi đất nước bị chia cắt năm 1954, trong khi chỉ có vào khoảng 130.000 cảm tình viên Việt Minh đi hướng ngược lại? Ai đã khởi đầu cuộc chiến tranh? Có bất kỳ đơn vị miền Nam nào đã hoạt động ở miền Bắc hay không? Không. Có du kích quân miền Nam nào vượt vĩ tuyến 17 để mổ bụng và treo cổ những người trưởng làng thân cộng, cùng vợ và con cái họ ở đồng quê miền Bắc hay không? Không. Chế độ miền Nam có tàn sát cả một giai cấp hàng chục ngàn người trên lãnh thổ của họ sau năm 1954 bằng cách tiêu diệt địa chủ và các đối thủ tiềm năng khác theo cách thống trị theo lối Sô Viết của họ hay không? Không. Miền Nam có thiết lập chế độ độc đảng toàn trị hay không? Không. Với cương vị một người công dân Đức, tôi không can dự gì đến cuộc chiến này, hay nói theo lối người Mỹ là "I have no dog in this fight" (tôi chẳng có con chó nào trong vụ cắn lộn này cả). Nhưng, nhằm chú giải cho cuốn sách "Lời nguyện của nhà báo", tương tự như các phóng viên kỳ cựu có lương tâm, lòng tôi đã từng và vẫn còn đứng về phía dân tộc Việt Nam nhiều đau thương. Lòng tôi hướng về những người phụ nữ tuyệt vời với tính tình rất thẳng thắn và vui vẻ; hướng về những người đàn ông Việt Nam khôn ngoan và vô cùng phức tạp đang theo đuổi giấc mơ tuyệt hảo theo phong cách Khổng giáo; hướng về các chiến binh giống như trẻ con đi ra ngoài mặt trận mang theo cái tài sản duy nhất là một lồng chim hoàng yến; hướng về các goá phụ chiến tranh trẻ với cơ thể bị nhào nặn méo mó chỉ vì muốn bắt một tấm chồng lính Mỹ nhằm tạo một ngôi nhà mới cho con cái và có thể cho chính họ, còn hơn là đối mặt với độc tài Cộng sản; hướng về nhóm trẻ em bụi đời trong thành thị cũng như ngoài nông thôn săn sóc lẫn nhau và những con trâu đồng. Với trái tim chai cứng còn lại, lòng tôi thuộc về những người trốn chạy khỏi lò sát sinh và vùng chiến sự, luôn luôn đi về hướng Nam mà không bao giờ về hướng Bắc cho đến tận cùng, khi không còn một tấc đất nào vắng bóng Cộng sản nữa để mà trốn. Tôi đã chứng kiến họ bị thảm sát hay bị chôn sống trong những ngôi mồ tập thể và mũi tôi vẫn còn phảng phất mùi hôi thối của những thi thể đang thối rữa. Tôi không có mặt vào lúc Sàigòn thất thủ sau khi toàn bộ các đơn vị Quân Lực VNCH, thường xuyên bị bôi bẩn một cách ác độc bởi truyền thông Hoa Kỳ, giờ đây bị những đồng minh người Mỹ của họ bỏ rơi, đã chiến đấu một cách cao thượng, biết rằng họ không thể thắng hay sống sót khỏi trận đánh cuối cùng này. Tôi đang ở Paris, lòng sầu thảm khi tất cả những chuyện này xẩy ra và tôi ước gì có dịp tỏ lòng kính trọng năm vị tướng lãnh VNCH trước khi họ quyên sinh lúc mọi chuyện chấm dứt, một cuộc chiến mà họ đã có thể thắng: Lê Văn Hưng (sinh năm 1933), Lê Nguyên Vỹ (sinh năm 1933), Nguyễn Khoa Nam (sinh năm 1927), Trần Văn Hai (sinh năm 1927) và Phạm Văn Phú (sinh năm 1927). Khi tôi viết đoạn kết này, một ký giả đồng nghiệp và một loại học giả, sinh năm 1975 khi Sàigòn bị thất thủ, đã tự tạo cho bản thân một thứ tên tuổi bằng cách bêu xấu tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Vâng, họ thật đáng bị bêu xấu. Đúng, đó là sự thật. Mỹ Lai có thật. Tôi biết, tôi đã có mặt trong phiên toà mặt trận khi Trung úy William Calley bị kết án là có tội. Tôi biết cái tiêu chuẩn đếm xác chết được tôn sùng bởi đầu óc méo mó của các cấp chỉ huy quân sự cũng như dân sự thời đại Mc Namara tại Washington và bản doanh Hoa Kỳ tại Sàigòn đã làm tổn hại hàng ngàn mạng sống của người dân vô tội. Nhưng không có hành vi tàn ác nào của các đơn vị rối loạn Hoa Kỳ và VNCH có thể sánh bằng cuộc tàn sát do lệnh nhà nước giáng xuống đầu người miền Nam nhân danh Hồ Chí Minh. Những tội ác mà cho đến ngày nay những kẻ kế thừa thậm chí vẫn không thừa nhận vì không ai có cái dũng cảm hỏi họ: Tại sao các anh thảm sát tất cả những người vô tội mà các anh rêu rao là đi chiến đấu để giải phóng họ? Với tư cách một người Đức, tôi xin được thêm một đoạn chú thích như sau: tại sao các anh giết người bạn của tôi là Hasso Rüdt von Collenberg, tại sao lại giết các bác sĩ người Đức ở Huế, và anh Otto Söllner tội nghiệp mà "tội ác" duy nhất là dạy trẻ em Việt Nam cách điều khiển một ban nhạc hoà tấu? Tại sao các anh bắt cóc những thanh niên thiện nguyện Knights of Malta, làm cho một số bị chết trong rừng rậm và số khác thì bị giam cầm tại Hà Nội? Tại sao các anh không bao giờ tự xét lương tâm về những hành động đó, theo cách những người Mỹ chính trực trong khi họ đã được xác định một cách đúng đắn là họ thuộc về phía lẽ phải trong cuộc Đại Chiến Thứ Hai, vẫn bị dằn vặt bởi cái di sản khủng khiếp để lại vì đánh bom rải thảm những khu dân cư trong nước Đức và tấn công bằng bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki? Hồi tưởng lại cuộc thử thách trên con đường mòn Hồ Chí Minh trong tạp chí Der Spiegel, cô y tá Tây Đức Monika Schwinn nhớ lại cuộc gặp gỡ với các đơn vị chiến đấu Bắc Việt trên đường xuống phía Nam như là một trong những kinh nghiệm khủng khiếp nhất. Cô diễn tả cái cường độ của mối hận thù trên khuôn mặt của những tên lính đó và cô viết chính những tên Việt Cộng canh chừng phải khó khăn lắm mới ngăn chận họ không giết những người Đức ngay tại chỗ. Không có ai sinh ra là biết hận thù cả. Sự thù hận chỉ có thể có được do dậy dỗ. Nuôi dưỡng tính giết người trong lòng thanh niên là một khuôn phép huấn luyện chỉ có trường phái chủ nghĩa toàn trị là giỏi nhất. Trong cuốn tiểu sử rất hay nói về tay chỉ huy SS Heinrich Himmler, sử gia Peter Longerich diễn tả là ngay cả gã sáng lập viên cái lực lượng tàn độc gồm những tên côn đồ mặc đồ đen cũng khó lòng buộc thuộc hạ vượt qua sự kiềm chế tự nhiên để thi hành lệnh thảm sát Holocaust (Longerich. Heinrich Himmler. Oxford: 2012). Chính cái ánh mắt thù hận của những tên sát nhân Bắc Việt tại Huế làm ám ảnh những người tôi phỏng vấn hơn cả. Nhưng dĩ nhiên phải dành nhiều thời gian với họ, chịu sự đau khổ cùng họ, tạo niềm tin và trò chuyện với họ thì mới khám phá ra cái cốt lõi của một phần nhân tính con người, một hiểm họa về mặt chính trị và quân sự vẫn còn quanh quẩn bên chúng ta từ bốn thập niên qua. Chỉ phán ý kiến về nó từ trên tháp ngà đài truyền hình New York hay các trường đại học Ivy League thì không bao giờ đủ cả. Trong một cuốn sách gây chú ý về đoàn quân Lê Dương Pháp, Paul Bonnecarrère đã kể lại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đại tá đầy huyền thoại Pierre Charton và Tướng Võ Nguyên Giáp sau khi Pháp thất trận tại Điên Biên Phủ (Bonnecarrère. Par le Sang Versé. Paris: 1968). Charton là tù binh trong tay Cộng sản Việt Minh. Giáp đến thăm Charton nhưng cũng để hả hê. Cuộc gặp gỡ xẩy ra trong một lớp học trước mặt khoảng 20 học viên đang tham dự một buổi tuyên truyền chính trị. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật đối chọi nhau đã xẩy ra như sau: Giáp: "Tôi đã đánh bại ông, thưa Đại tá!" Charton: "Không, ông không đánh bại tôi, thưa Đại tướng. Rừng rậm đã đánh bại chúng tôi... cùng sự hỗ trợ các ông đã nhận được từ người dân bằng các phương tiện khủng bố." Võ Nguyên Giáp không ưa câu trả lời này và cấm các học viên không được ghi chép nó. Nhưng đó là sự thật, hay chính xác hơn: đó là một nửa của sự thật. Cái nửa kia là các nền dân chủ như Hoa Kỳ đúng là không được trang bị về chính trị và tâm lý để theo đuổi một cuộc chiến trường kỳ. Sự nhận thức này, cùng với cách sử dụng các phương tiện khủng bố đã trở thành trụ cột trong chiến lược của Võ Nguyên Giáp. Ông ta đã đúng và ông ta đã thắng. Thậm chí nguy hiểm hơn nữa là ngày nay các chế độ toàn trị đang chú ý đến điểm này. Cho đến tận ngày hôm nay tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cái kết luận tôi bắt buộc phải rút ra từ kinh nghiệm về Việt Nam là: khi một nền văn hoá bê tha hủ hoá đã mệt mỏi về lòng hy sinh, nó sẽ có khả năng vứt bỏ tất cả. Nó đã chín mùi để bỏ rơi một dân tộc mà đáng lẽ nó phải bảo vệ. Nó còn thậm chí sẵn sàng xoá đi những mạng sống, sức khoẻ về thể chất và tinh thần, nhân phẩm, trí nhớ và danh thơm của những thanh niên đã được đưa ra mặt trận. Điều này đã xẩy ra trong trường hợp các cựu chiến binh Việt Nam. Tác động của sự khiếm khuyết đã ăn sâu trong các nền dân chủ tự do này rất đáng sợ vì cuối cùng nó sẽ phá hỏng chính nghĩa và tiêu diệt một xã hội tự do. Tuy nhiên tôi không thể kết thúc câu chuyện ở đây bằng điều tăm tối này được. Là một người quan sát về lịch sử, tôi biết là lịch sử, mặc dù được khép kín trong quá khứ, vẫn luôn luôn mở rộng ra tương lai. Là một Ki-Tô hữu tôi biết ai là Chúa của lịch sử. Chiến thắng của Cộng sản dựa vào những căn bản độc ác: khủng bố, tàn sát và phản bội. Hiển nhiên tôi không biện minh cho chuyện tiếp tục đổ máu nhằm chỉnh lại kết quả, cho dù có khả thi đi chăng nữa. Nhưng là một người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc Việt Nam, tôi tin là họ sẽ cuối cùng tìm ra phương cách ôn hoà và các lãnh tụ chân chính để họ có thể thoát khỏi những tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó sẽ xẩy ra. Trong ý nghĩa này, tôi bây giờ chỉ muốn xếp hàng vào đoàn xích-lô bên ngoài ga xe lửa Huế vào năm 1972, nơi chẳng có người khách nào quay trở lại. Chỗ của tôi ở đâu bây giờ? Tôi còn lại gì nữa ngoài niềm hy vọng?
......

Blogger Tạ Phong Tần đã bị chuyển ra giam ở miền Bắc

(07.05.2013) – Sài Gòn – Ông T vừa đi thăm vợ ở trại K5, Xuân Lộc, Đồng Nai về cho biết: “Cô Tạ Phong Tần đã bị chuyển trại giam, đưa ra Miền Bắc”. Vợ ông T là một dân oan, sau thời gian dài đi kiện các quan chức địa phương cướp đất và tham nhũng đã bị bắt đi tù. Khi vào trại giam, vợ ông T quen với blogger Tạ Phong Tần. Ông hỏi vợ rằng cô Tần bị chuyển đi chổ nào, một viên công an đang đứng canh ở chổ thăm nuôi cho biết: “Đưa ra ngoài Cao Bằng – Lạng Sơn rồi”, nhưng cụ thể là trại giam nào thì người công an này không cho biết. Cô Tạ Minh Tú, em cô Tần cho biết chưa hề nhận được thông báo nào của trại giam hay công an cho biết việc chuyển trại giam của cô Tạ Phong Tần. Như vậy, 2 trong 3 blogger của Câu lạc bộ nhà báo tự do đã bị chuyển ra Miền Bắc. Việc làm này có thể nhằm vào việc gây khó khăn cho sự đi lại của thân nhân, vì đường xa và chi tiêu tốn kém hơn rất nhiều, hòng giảm tối đa lần thăm gặp của thân nhân hai blogger nổi tiếng Điếu Cày và Tạ Phong Tần. Nhà cầm quyền thực sự sợ hãi khi thông tin về tình hình các bloggers này bị đối xử tệ bạc và vi phạm pháp luật ngay trong trại giam, khiến dư luận quốc tế, và người Việt định cư ở nước ngoài phản ứng tiêu cực với họ. Nhưng với việc “cách lý” này lại càng làm cho dư luận tin rằng nhà cầm quyền đang có ý đồ xấu nào đó đối với các tù nhân lương tâm và chính trị này, khiến họ phải bằng mọi cách che dấu tin tức về các bloggers này, bất chấp việc công khai vi phạm pháp luật. Việc nhà cầm quyền công khai vi phạm pháp luật sẽ thúc đẩy dân chúng bất tuân pháp luật, làm tiền đề cho sự nổi loạn của xã hội. PV. VRNs http://www.chuacuuthe.com/2013/05/07/blogger-ta-phong-tan-da-bi-chuyen-ra-giam-o-mien-bac/
......

Tổng LSQ Pháp quan tâm đến buổi dã ngoại trao đổi về Quyền Con Người

Sáng ngày 02/05/2013, blogger Nguyễn Hoàng Vi và Vũ Sỹ Hoàng đã có một cuộc gặp gỡ không chính thức với ông Faubrice Maurice Tổng Lãnh sự quán Pháp tại Sài Gòn. Cuộc trò chuyện diễn ra khoảng 1 tiếng đồng hồ. Phía Lãnh sự quán đưa ra những vấn đề mà họ quan tâm đặc biệt: 1. Thăm hỏi về cuộc dã ngoạitrao đổi về Nhân Quyền vào Chủ Nhật ngày 5 tháng 5 này.   2. Suy nghĩ của blogger Việt Nam về vụ án Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, đặc biệt là bản án đối với anh Điếu Cày.   3. Thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những người biểu tình chống Trung Quốc.   4. Những đàn áp, sách nhiễu từ phía nhà cầm quyền đối với cá nhân Nguyễn Hoàng Vi và các bloggers khác, đặc biệt trong ngày diễn ra phiên tòa xử phúc thẩm các thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do.   5. Suy nghĩ của chúng tôi về lãnh đạo đảng CSVN điển hình là về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.   Ông Faubrice Maurice đã đặc biệt quan tâm là với những đàn áp của nhà cầm quyền, điều gì đã làm cho những Công Dân Tự Do không sợ hãi và công khai tổ chức buổi dã ngoại trao đổi về Quyền con người vào ngày Chủ Nhật 5/5/2013.   Blogger Nguyễn Hoàng Vi đã trả lời rằng Nhân quyền cần phải được thể hiện công khai và quyền con người sẽ không có nếu nó chỉ được thể hiện trong sự sợ hãi hoặc lén lút. Bên cạnh đó, Việt Nam đang nộp đơn để xin trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì không có lý do gì, hay chính xác hơn là một nghịch lý nếu ngăn cản công dân Việt Nam thảo luận nội dung của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng như phân phát tài liệu quan trọng này cho những công dân khác để hiểu rõ những quyền mà nhà nước đang bàn thảo để cho vào trong Hiến pháp mới.   Ông cũng thắc mắc là tại sao Điếu Cày với các blogger cách xa về tuổi tác mà mọi người vẫn luôn luôn có cùng chí hướng và ủng hộ anh ấy. Blogger Vũ Sỹ Hoàng đã trả lời rằng anh Điếu Cày là biểu tượng của Tự do Ngôn luận, là người tiên phong của phong trào Dân Báo Việt Nam và cũng là người từ những ngày đầu đã lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Do đó, những bạn bè, blogger đàn em phải tiếp nối anh để làm những viên gạch lót đường nhằm góp phần xây dựng một xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn.   Trước khi chia tay, ông Maurice đã chúc cho buổi dã ngoại của các Công Dân Tự Do Việt Nam thành công và nói rằng dù lãnh sự quán Pháp không trực tiếp tham gia với các bạn nhưng sẽ luôn quan tâm và quan sát buổi dã ngoại của các bạn.   Ông cũng nói là sẽ luôn luôn quan tâm theo sát những vấn đề về nhân quyền ở Việt Nam, tình trạng của blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và mong rằng các blogger Việt Nam sẽ giữ mối liên hệ chặt chẽ và thường xuyên với Lãnh sự quán Pháp trong tương lai.   nguồn: blog Nguyễn Hoàng Vi
......

Buổi dã ngoại thảo luận quyền con người ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nhà Trang

  Tại Sài Gòn: Từ 7g30, công viên trước dinh Thống Nhất đã bố trí đầy nhân viên trật tự và an chìm nổi Tuy vậy các bạn trẻ vẫn thực hiện việc phân phát tài liệu về quyền con người cho mọi người tham dự buổi dã ngoại   Các bạn trẻ dã ngoại trao đổi để hiểu biết về quyền con người Theo thông báo của nhà thơ Phan Đắc Lữ, blogger Nguyễn Hoàng Vi vừa bị bắt. Nhà văn Phạm Đình Trọng, nhà thơ Phan Đắc Lữ, nhà báo Kha Lương Ngãi và nhiều nhân sĩ khác đang có mặt tại khu công viên để hỗ trợ các bạn trẻ. Nhà thơ Đỗ Trung Quân cho biết: Từ sáng sớm anh đã bị canh cửa và anh bị ngăn chặn không được ra ngoài. Công ty cây xanh(?) cho xịt nước khắp nơi để không ai có thể tập trung trên bãi cỏ công viên Tin mới nhất: Hành Nhân và August Anh cũng vừa bị bắt Tại Hà Nội: lúc 9 giờ đoàn người đã đi vòng quanh công viên Tài liệu về quyền con người được phân phát đến tay mọi người   Trần Thúy Nga và hai con, đêm trước bị đuổi ra khỏi nhà trọ phải ngủ vệ đường thế nhưng sáng nay vẫn có mặt vì quyền con người Tại Hải Phòng: Blogger Phan Thanh Nghiên cùng mẹ thực hiện dã ngoại vì nhân quyền trước cửa nhà Tại Nha Trang:  Blogger Mẹ Nấm đang nói về quyền con người, sau khi bị CA ép buộc vào quán cafe nhằm ngăn chặn không cho đến điểm hẹn tham dự buổi dã ngoại. Trong khi đó, tại điểm hẹn công viên Bạch Đằng - Nha Trang, rất đông công an và đoàn viên xuất hiện để 'dã ngoại' với dàn loa công suất lớn. Đây cũng là lực lượng được chuẩn bị trước nhằm phá rối cuộc hẹn trao đổi về quyền con người của các Công dân Tự do. http://huynhngocchenh.blogspot.de/2013/05/tuong-thuat-buoi-da-ngoai-thao...
......

Tưởng niệm tháng Tư Đen 2013 tại Frankfurt, Đức quốc

Mặc dù đã cuối tháng 4, cái lạnh 6 độ C vẫn còn vương vấn và từ 3 hôm trước dự báo thời tiết đã cho biết trời sẽ mưa dầm và lạnh vào ngày thứ Bảy, 27.4.13, nhưng không làm sờn lòng hơn 200 người Việt còn trăn trở với hiện tình đất nước, đặc biệt từ các tiểu bang xa như Berlin, Hamburg, München, Bremen,...đã tụ về trước Lãnh sự quán CSVN nằm trên đường Kennedyalle thuộc thành phố Frankfurt / Main để tham dự cuộc biểu tình tưởng niệm biến cố đau thương 30.4 cách đây 38 năm, cũng như hun đúc tinh thần và khẳng định quyết tâm chống lại sự cai trị bạo tàn của đảng Cộng sản Việt Nam, do Hội NVTNCS tại Frankfurt phối hợp với Liên Hội NVTNCS và nhiều tổ chức, đoàn thể người Việt tại CHLB Đức tổ chức. Đặc biệt nhất là sự hiện diện của cụ Nguyễn Đình Tâm tròn 90 tuổi, đến từ Berlin đã được mọi người vỗ tay trân trọng tán thưởng. Đối diện lãnh sự quán CSVN Chương trình sinh hoạt ngày Quốc Hận đã bắt đầu vào lúc 12 giờ 30 bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm trong rừng cờ vàng và biểu ngữ. Ông Võ Hùng Sơn, chủ tịch HNVTNCS tại Frankfurt đã khai mạc bằng bài diễn văn ngắn nhắc lại biến cố đau thương cho cả nước đúng 38 năm trước, khi miền Nam tự do mất vào tay khối cộng sản. ĐCSVN sau đó đã tiến hành những chính sách trả thù người dân miền Nam và đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Họ đã biến một miền Nam Việt Nam trù phú thành một nơi đói nghèo như Bắc Hàn. Chính sách hà khắc và ngu dốt đó đã đẩy hàng triệu người phải bỏ nưóc ra đi và đã khiến hàng trăm ngàn người phải bỏ thây nơi rừng sâu, trên biển cả. Nhưng điều đáng nói hơn cả là thái độ khiếp nhược của lãnh đạo ĐCSVN trước tham vọng sát nhập Việt Nam vào đất Tàu của nhà cầm quyền Trung Cộng (TC). Họ đã để TC ngang nhiên xâm phạm hải phận Việt Nam ở biển Đông như vào chỗ không người, để TC khai thác bauxite ở Tây Nguyên, rừng đầu nguồn và nhiều nơi khác gây nguy hại trầm trọng đến an ninh quốc gia. ĐCSVN cũng đã cắt nhượng nhiều phần lãnh thổ Việt Nam cho TC để đổi lấy sự bảo kê giữ chặt quyền lực. Ngoài ra, sự can đảm đứng lên và chấp nhận hy sinh của những con dân Việt Nam tại quốc nội trong những năm qua đã được mọi người ca ngợi, tuyên dương. Tiếp theo là phần phát biểu của các đại diện tổ chức, hội đoàn tại Đức như Cộng đồng Người Việt tại Berlin (cụ Nguyễn Đinh Tâm, 90 tuổi), đảng Dân Tộc (ông Trần Văn Sơn), Hội NVTNCS tại Mönchengladbach (ông Nguyễn Văn Rị), Tu sĩ Thích Ấn Tâm, Hội Người Việt tỵ Nạn vùng Rurhgebiet (2 bạn trẻ Vũ Duy Minh Khoa và Vũ Duy Yến Ngân), Hội Người Việt tỵ Nạn tại Oldenwald (ông Lê Trung Ưng), đảng Việt Tân (ông Nguyễn Thanh Văn), Hội Người Việt tỵ Nạn tại Köln (Liêu Tuấn Tú),…với nội dung xoay quanh việc tưởng niệm nạn nhân của chế độ độc tài cộng sản và tố cáo tội ác buôn dân bán nước của CSVN cũng như kêu gọi đồng bào hải ngoại tiếp tay với đồng bào quốc nội để đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa đất nước và chống ngoại xâm. Đặc biệt một phụ nữ, đại diện cho cộng đồng người Tây Tạng tại Đức cũng đã phát biểu ủng hộ cuộc đấu tranh của người Việt Nam. Những bài phát biểu cũng không quên tố cáo âm mưu chia rẽ cộng đồng người Việt hải ngoại qua nghị quyết 36 nhằm vô hiệu hóa những nỗ lực đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ tự do thực sự. Rừng biểu ngữ hầu hết nói lên khát vọng tự do dân chủ cho đất nước, tố cáo tội ác của ĐCSVN và tham vọng bành trước của Bắc Kinh. Sau những bài phát biểu là những tiếng hô „Đả đảo ĐCSVN buôn dân bán", „Tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam" vang dội một góc phố. Cụ Nguyễn Đình Tâm (Berlin) Ông Nguyễn Văn Rị (Hội NVTNCS Mönchengladbach) Ông Trần Văn Sơn ( Đảng Dân Tộc) Tu sĩ Thích Ấn Tâm Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh (Liên Hội NVTN tại Đức) Anh Vũ Duy Minh Khoa (Hội NVTNCS Ruhrgebiet) Cô Vũ Duy Yến Ngân (Hội NVTNCS Ruhrgebiet) Ca sĩ Thu Sương (đến từ Pháp quốc) Ông Lê Trung Ưng (Hội Người Việt tỵ Nạn tại Oldenwald) Ông Nguyễn Thanh Văn (Đảng Việt Tân) Ông Liêu Tuấn Tú (Hội NVTN tại Köln) Ông Trần Văn các (Hội NVTNCS tại Bremen) Đại diện Cộng đồng Người Tây Tạng Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng, Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh (Liên Hội NVTN tại Đức) và cô Vũ Duy Yến Ngân ( Hội NVTNCS vùng Ruhrgebiet) đã đảm nhận phần tiếng Đức để nói cho người Đức hiểu rõ mục đích của buổi biểu tình. Đặc biệt, chị „Hạt Sương Khuya“, ca sĩ Thu Sương từ Paris sang đã góp mặt với những bài ca thiết tha và rực lửa đấu tranh làm cho khí thế cuộc biểu tình càng dâng cao. Cuộc biểu tình cũng đã được trực tiếp truyền thanh vào các diễn đàn trên internet như Paltalk. Trời vẫn mưa, vẫn lạnh buốt, nhưng nhờ những ổ bánh mì thịt của ban tổ chức chuẩn bị sẵn, đoàn biểu tình đã ấm áp lại phần nào. Cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán CSVN chấm dứt vào lúc 14giờ 30. Sau đó đoàn biểu tình đã diễn hành đến Lãnh sự quán Trung Cộng với biểu ngữ và rừng cờ vàng cả hai con đường, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và lịch sự của những nhân viên công lực Đức. Trước lãnh sự quán TC Khoảng 14 giờ 30, ban tổ chức nhanh chóng thu dọn cờ, biểu ngữ, dàn âm thanh, … và hướng dẫn đoàn biểu tình di chuyển đến lãnh sự quán TC chỉ cách đó khoảng 300m. Đoàn đi, vàng cả hai con đường, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và lịch sự của những nhân viên công lực Đức. Những bài phát biểu cùng những tấm biểu ngữ lớn nhỏ tố cáo những hành động bành trướng tại biển Đông của TC đã được cất lên, xen kẽ là những tiếng hô đả đảo TC. Tại đây một số biểu ngữ bằng hình ảnh có nội dung rất lý thú cũng được một số tham dự viên trương lên (xin xem hình) nhằm tố các những chính sách dùng hàng giả, sử dụng hacker, hàng độc hại, đánh cắp bản quyền….. Cuộc biểu tình trong công viên nhỏ nằm đối diện với Lãnh sự quán Trung cộng đã thêm phần khí thế với sự góp mặt của Nhóm khoảng 10 người Tây Tạng. Họ mặc áo, choàng cờ vàng lên vai, cầm bảng lưỡi bò bị kéo cắt. Họ hát bằng tiếng Tây Tạng; dù không hiểu người người Việt hiện diện có thể cảm nhận được nỗi đau đớn, uất hận của người dân đã mất nước trong từng ánh mắt và trong giai điệu bài ca. Sau đó họ cầm loa tay và hô rất to những khẩu hiệu chống TC một cách rất nhiệt tình, mạnh mẽ. Nét mặt, cử chỉ, ánh mắt của họ khiến các tham dự viên khác cũng bị cuốn hút theo một cách vừa hào hứng vừa khâm phục. Cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung cộng chấm dứt vào lúc 16 giờ.   Sau đó mọi người đã di chuyển về hội trường Volkshaus Enkheim trên đường Borsig Allee nằm cách đó khoảng 10 cây số để dùng bửa cơm chiều sau nhiều tiếng đồng hồ biểu tình ngoài trời mưa lạnh.  Hội thảo và văn nghệ đấu tranh   Hội Phụ Nữ tại Frankfurt đã có nhã ý đãi các tham dự viên bằng một buổi cơm nóng với thịt kho tàu và đầy đủ các loại xà-lách tươi cùng trà nóng, cà phê miễn phí.   Chương trình phần ba bắt đầu cũng bằng nghi thức chào cờ, mặc niệm và dân hương trước bàn thờ Tổ quốc rất trang nghiêm bên cạnh là bức tranh „Tiếc thương“ nổi tiếng.   Sau đó ban chấp hành của Liên Hội (BCH/LH) đã được mời lên bàn chủ tọa để tiến hành phần sinh hoạt thứ ba. Bác sĩ Trần Văn Tích, chủ tịch Liên Hội đã trình bày những công tác đã thực hiện trong năm qua cũng như tình hình tài chánh của LH. Dưới sự điều hợp của BCH/ LH, cử tọa đã biểu quyết chọn nơi biểu tình là Berlin cho ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2013 và giữ Frankfurt là nơi tổ chức Ngày Quốc Hận 2014. Cử tọa đã sôi nổi góp ý với BCH/ LH. Một số đại diện hội đoàn và cá nhân đã quyên góp tại chỗ để LH có thêm phương tiện để sinh hoạt. Sau phần hội thảo là phần văn nghệ đấu tranh với sự đóng góp của ca sĩ Thu Sương cùng nhiều tài năng khác đã khiến mọi người không nỡ rời hội trường cho đến tận 22 giờ đêm, kết thúc một ngày sinh hoạt đấu tranh rất có ý nghĩa. NTN Photo von Luu Berlin  
......

Vietnam/Deutschland: Vietnamesischer Stipendiat beim Weimarer Bürgermeister

Schriftsteller Bui Thanh Hieu wartete lange auf seine Ausreisegenehmigung Weimar/Frankfurt a.M./Hanoi (22. April 2013) – Heute wird Peter Kleine, Bürgermeister der Stadt Weimar, den vietnamesischen Schriftsteller Bui Thanh Hieu im Rathaus empfangen. Der Friedl-Dicker-Stipendiat ist direkt aus Hanoi gekommen. Er ist einer der prominenteste Menschenrechtsverteidiger in der vietnamesischen Hauptstadt, und sein Ausreiseverbot ist dank des großen Einsatzes der deutschen Regierung vor wenigen Tagen aufgehoben worden, loben die Organisationen: „Weimar Stadt der Zuflucht“ und die Internationale Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM), die den Fall seit anderthalb Jahren gemeinsam betreuen. Auch der Beauftragte der Bundesregierung für Menschen-rechte, Markus Löning, hatte sich bei seinem Besuch in Vietnam Ende letzten Jahres für diese Ausreise eingesetzt. Der Schriftsteller Bui Thanh Hieu, 41 Jahre, schreibt im Internet unter dem Bloggernamen „Nguoi Buon Gio“ (Der Wind-Händler). Er berichtete über Probleme der sozialen Randgruppen und über Menschenrechtsverletzungen. Er setzte sich insbesondere für das Recht auf friedliche Demonstration ein. Er assistierte Rechtsanwälten in politischen Prozessen. Bui Thanh Hieu bekam deswegen zunehmend Ärger mit dem vietnamesischen Staatssicherheitsdienst. Jedes seiner Arbeitsverhältnisse in den letzten zehn Jahren wurde beendet, sobald die Polizei seine Arbeitsstelle ausfindig gemacht hatte. Gewahrsam war für ihn Alltag geworden. Die Erfahrungen mit der Haft verwertete er in kurzen Stories, die bei seinen Lesern gut ankamen. Er habe das Rechtsbewusstsein der Bürger in Vietnam geschärft, so die IGFM. Ende Januar 2013 stand er wegen angeblicher „Gefährdung der nationalen Sicherheit“ kurz vor einer Verhaftung. Die Polizei hatte ihn vier Tage lang festgehalten und verhört, weil er über den Prozess gegen ein Dutzend Katholiken in der Hafenstadt Hai Phong, die wegen „Subversion“ und „Propaganda gegen den Sozialistischen Staat“ angeklagt sind, berichten wollte. Sein 206-seitiges Buch „Dai Vê Chi Di“ (Extreme Merkwürdigkeiten im großen Land der Vê), erschien Juli 2011 im „Schnipsel-Verlag“ in Vietnam. Das Buch ist eine Sammlung von gleichnamigen Artikeln auf seiner Blog-Seite, die den politischen Alltag in Vietnam satirisch kommentierten. Der im Untergrund agierende „Schnipsel-Verlag“ druckt Werke, die zensiert oder verboten worden sind, und verteilt sie kostenlos in Vietnam. Sein Leiter, Dichter Bui Chat, bekam 2011 den „Freedom to Publish Prize“ von der Internationalen Verlegervereinigung (International Publisher Association).   Weitere Informationen zur Menschenrechtslage in Vietnam:http://www.igfm.de/Vietnam.543.0.html Facebook-Seite der Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte:https://www.facebook.com/igfmdeutschland http://www.igfm.de/presse/aktuelles/detailansicht/?tx_ttnews[tt_news]=2688&cHash=f38027f8cfc5b6f4f471f608440cc3fb
......

Kháng thư của Mục sư Nguyễn Trung Tôn

Kháng thư lần thứ 1 V/v Ông Hoàng Doãn Đức, Phó Chánh án Tòa Hình sựTòa án Nhân dân Tối cao trả lời đơn khiếu nại của tôi.             Kính gửi: - UBTV Quốc hội nước CHXHCNVN. - Tòa án NDTC nước CHXHCNVN. - Viện KSNDTC nước CHXHCNVN.             Tên tôi: Nguyễn Trung Tôn  - Sinh năm 1971             Sinh trú quán tại: Thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.             Nghề nghiệp: Nguyên là mục sư nhiệm chức của Hội Thánh Phúc Âm Toàn Vẹn Việt Nam.             Hiện tại: Đang bị quản chế tại địa phương, thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.             Kính thưa quý cơ quan: Ngày 15-1-2011 tôi bị công an huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ra lệnh bắt khẩn cấp tại Nghệ An. Ngày 17-1-2011 công an huyện Nam Đàn thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của tôi tại thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 22-1-2011 Cơ quan ANĐT tỉnh Nghệ An ra quyết định khởi tố tôi về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” theo điểm c khoản 1 điều 88 BLHS. Ngày 29-12-2011 TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử tôi với tội danh trên và kết án tôi 2 năm tù giam và 2 năm quản chế.             Khẳng định việc làm của mình là không có tội, và quá trình tố tụng các cơ quan tố tụng đã làm không đúng quy định của pháp luật trong việc bắt, khám xét chỗ ở, khởi tố và truy tố xét xử tôi, nên tôi đã làm đơn kháng án lên tòa án tối cao. Ngày 30-5-2012, TATC đã mở phiên tòa phúc thẩm và tiếp tục tuyên y án. Tôi khẳng rằng mình vô tội, nên đã làm đơn khiếu nại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm. Ngày 21-11-2012 tôi nhận được thư trả lời “Tòa án nhân dân tối cao – Số 635/TA-HS v/v trả lời đơn” do ông Hoàng Doãn Đức ký. Trong thư trả lời có đoạn viết “Tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm đã xem xét khách quan, toàn diện các tình tiết vụ án để kết án anh về tội “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là đúng pháp luật, không oan; không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án nếu trên”.             Kính thưa quý vị: Tôi thấy có rất nhiều phi lý bất công trong vụ án của tôi mà cả 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đưa ra xét xử và buộc tội tôi.            I - Những phi lý trong việc bắt giữ và khởi tố:             1- Về việc công an huyện Nam Đàn ra lệnh bắt khẩn cấp tôi tại nhà chị Hồ Thị Bích Khương là hoàn toàn không đúng với quy định của pháp luật.             “Điều 81 Bộ Luật TTHS. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.             1-Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp: A- Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; B- Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xãy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; C- Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trôn hoặc tiêu hủy chứng cứ.”              Khi công an vào nhà chị Hồ Thị Bích Khương, tôi vẫn còn đang ngủ cùng cháu Đức con chị Khương. Tôi không thuộc trường hợp nào trong các trường hợp trên; vì vậy không ai được phép ra lệnh bắt khẩn cấp tôi!             (Tôi xin hỏi ông Hoàng Doãn Đức: như vậy đã có khách quan trong qua trình bắt giam, truy tố và xét xử tôi chưa?). Tại sao tôi lại bị bắt khẩn cấp?                        2- Về việc cơ quan CSĐT công an huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An tiến hành điều tra đối với tôi là hoàn toàn vi phạm Khoản 4 điều 110 Bộ Luật TTHS 2003 quy định:             “Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xãy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xãy ra tội phạm, thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.”             (Tôi xin hỏi ông: Tôi không phải người có nhân khẩu tại Nghệ An, không phạm tội gì tại Nghệ An, không viết bài tại Nghệ An, việc bắt giữ tôi tại Nghệ An không có cơ sở, vậy tại sao CQCSĐT công an tỉnh huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An lại tiến hành khám xét nơi ở của tôi tại thôn Yên Cổ trước cả khi ra quyết định khởi tố và sau đó chuyển cơ quan ANĐT công an tỉnh Nghệ An tiến hành điều tra đối với tôi?)                     II- Việc làm của tôi không thể bị xem là “Hành vi phạm tội”.             1- Làm ra: Việc tôi viết ra ba bài viết trên là thể hiện quyền tự do bày tỏ quan điểm, và thái độ của mình trước những bất công trong xã hội. Trong tất cả nội dung bài viết không có một từ nào đề cập tới nhà nước CHXHCNVN. Những tài liệu tôi làm ra hoàn toàn nói lên những sự kiện có thật và tôi đưa ra quan điểm của mình trước những sự kiện đó, đồng thời có những nhận định và lời cảnh báo, cho những người cầm quyền của đảng cộng sản về những hậu quả có thể xảy ra. Việc tôi làm như trên không thể xem là phủ nhận thành quả của đảng cộng sản hay phỉ báng chính quyền nhân dân, hay xuyên tạc; lại càng không thể nói là chống nhà nước CHXHCNVN.             2- Tàng trữ: Cất giữ với số lượng lớn (Đại từ điển tiếng Việt. Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB ĐHQG TPHồ Chí Minh năm 2010, trang 1426). Tôi bị đưa ra truy tố với 3 bài viết mà cơ quan điều tra in ra từ máy tính của họ, trên email của tôi. Như vậy không thể khép tôi có hành vi tàng trữ! Vì tôi không cất giữ trong người, trong nhà, trong máy tính. Những bài viết kia là trong hộp thư điện tử, do nhà mạng lưu giữ! Đây là lãnh vực thư tín hoàn toàn được luật pháp bảo vệ. Hơn nữa tôi khẳng định những bài viết của tôi không có nội dung chống nhà nước CHXHCNVN nên không thể gọi đây là hành vi phạm tội.             3- Lưu hành: Đưa ra xử dụng rộng rãi (Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB ĐHQG TPHồ Chí Minh năm 2010, trang 988). Việc tôi dùng email để gửi thư điện tử cho một vài người quen có cùng quan điểm là việc trao đổi thư tín hết sức bình thường, nội dung bài viết cũng hết sức bình thường, không thể xem là hành vi lưu hành phạm pháp!             · Nội dung cả ba bài viết của tôi được trích trong bản cáo trạng của VKSND :             1. Bài: “Đảng Cộng sản Việt Nam và các sự kiện sai trái, tội lỗi được gọi là những cuộc cải cách lớn”             Có trích đoạn: “… Chủ nghĩa cộng sản chủ trương thần thánh hóa chính họ nên từ khi mới xuất hiện ở Việt Nam nó đã gây ra những tội ác tầy trời như tôi đã nói ở trên nhằm tiêu diệt đối thủ, dùng bạo lực cùng chính sách ngu dân, để thuần hóa nhân dân cả hai miền đất nước sau năm 1975….. Cho đến nay đảng cộng sản Việt Nam không còn là một đảng theo đúng nghĩa của nó nữa, mà đã và đang lột xác thể hiện rõ nguyên hình là bầy Sa tan ác quỷ” Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Nghệ An thì bài này có nội dung“Xuyên tạc vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam”            Xin thưa quý vị! Không thể nói những gì tôi nói trong bài viết này là “xuyên tạc” Vì những gì tôi nói là có thật! Và đây cũng là quyền tự do tư tưởng và quan điểm chính trị của tôi! Tại sao tòa án không đưa toàn bộ nội dung ra để tranh luận? Nội dung này không thể xem là “Chống nhà nước CHXHCNVN”             2. Bài: “Thêm một thương binh cựu chiến binh Việt Nam tham gia Khối 8406.” Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Nghệ An, bài này có nội dung “xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam”. Trích đoạn viết “Thật đáng buồn cho dân tộc Việt Nam, khi bị rơi vào tay cộng sản, họ sẵn sàng vắt chanh bỏ vỏ… Trong quá trình chịu đựng bất công và chứng kiến những bất công của chế độ này, anh Nguyễn Hữu Hoàng đã nhận thấy con đường đúng đắn để bước đi trong phần đời còn lại. Cần xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị của đảng cộng sản Việt Nam trên đất nước này. (Thực tế anh là Hồ Hữu Hoàng, có thể VKS lầm khi đánh máy). Nội dung của bài viết này tôi có đề cập tới trường hợp của một cựu chiến binh, thương binh bị ngược đãi, cắt chế độ… Sự việc này có thật! Sao tòa án không chất vấn anh Hồ Hữu Hoàng về những gì tôi đã đưa ra? Và như vậy không thể xem đây là “nội dung chống nhà nước CHXHCNVN”             3. Bài: “Chuyện buồn muôn thủa của người dân Việt dưới chế độ cộng sản” Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Nghệ An bài này có nội dung “đòi xóa bỏ đảng cộng sản”. Trích đoạn viết “Tôi thẳng thắn cảnh báo với nhà cầm quyền cộng sản rằng: Nếu quý vị tiếp tục lừa dối nhân dân, thì một thời gian không xa cả dân tộc Việt Nam sẽ đứng lên lật đổ chế độ lừa dân phản nước mà quý vị đang bám vào duy trì chúng để đào bới, ăn cướp của nhân dân” Đây là nội dung sự việc có thật xãy ra tại quê tôi. Tôi chỉ nhân chuyện này cảnh báo cho đảng cộng sản Việt Nam biệt và tỉnh ngộ! Không thể coi đây là có “nội dung tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”             4- Việc tôi giúp chị Hồ Thị Bích Khương lập địa chỉ email, sửa lỗi chính tả một số bài viết của chị hay cho chị mượn email của tôi để gửi thư thì hoàn toàn không thể xem là hành vi phạm tội. Vì giữa tôi và chị Hồ Thị Bích Khương có mối quan hệ (mục sư và tín đồ), việc thầy trò giúp đỡ nhau trong cuộc sống là hoàn toàn trong sáng, đây là một hành động dân sự bình thường được luật pháp bảo vệ.             Ấy vậy nhưng trong phần kết luận của bản cáo trang ghi: “Trong thời gian từ năm 2009 đến đầu năm 2011, Hồ Thị Bích Khương và Nguyễn Trung Tôn đã có nhiều bài viết có nội dung chống nhà nước CHXHCNVN, phỉ báng chính quyền nhân dân và chế độ chính trị, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam để thành lập một nên chính trị mới đa nguyên đa đảng. Như vậy có đủ cơ sở xác định bị can Hồ Thị Bích Khương và Nguyễn Trung Tôn có lý lịch dượi đây đã phạm tội” Tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.”             Kính thưa các quý cơ quan: Bản tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng lời bất hủ về quyền con được trích trong Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Nội dung này đã được cụ thể hóa trong hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng như nước CHXHCNVN ngày nay.             Vậy việc làm của tôi chỉ là thể hiện quyền mưu cầu hạnh phúc trên ngay đất nước mà chính tổ tiên cha ông tôi và nhiều người dân khác đã hy sinh để gây dựng nên.             Hơn nữa cho tới ngày hôm nay chưa có một văn bản pháp quy nào có khái niệm cụ thể về một nhà nước XHCN là gì? Ngay cả nhà nước cộng sản Trung Hoa là đàn anh của cộng sản Việt Nam mà còn chưa dám xưng là nhà nước XHCN. Họ cho rằng phải mất khoảng 300 năm nữa nhà nước Trung Hoa mới có thể xây dựng thành công nhà nước XHCN. Vậy thì ở Việt Nam chưa thể nào có một nhà nước XHCN thì làm sao lại quy chụp cho chúng tôi chống lại một chế độ không thực hữu? Việc cảnh tỉnh đảng cộng sản Việt Nam để đảng có thể nhận thấy những sai phạm mà chuyển mình, thay đổi cho phù hợp với lòng dân là một việc làm và thái độ tốt. Không thể coi đây là hành vi chống phá nhà nước CHXHCNVN. Hơn nữa Theo điều 2 của Hiến pháp thì “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân do dân và vì dân.” Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là một thiểu số trong đại gia đình nhân dân Việt Nam, vì vậy việc làm của tôi chỉ là nhắc nhở đảng cộng sản cần làm tốt hơn trong vai trò làm đầy tớ phục vụ nhân dân. Việc tôi cổ súy đa nguyên đa đảng không thể xem là hành vi phạm tội, vì nhà nước VNDCCH nay là CHXHCNVN vốn dĩ là nhà nước đa đảng.             Ý kiến của tôi chỉ bày tỏ thái độ và tâm nguyện của một người dân trong một quốc gia, để đảm bảo tự do và mưu cầu hạnh phúc. Đúng với tinh thần của Tuyên ngôn Độc lập năm 1945. Đúng với quy định của khoản 2 điều 19 Công ước quốc tế về những Quyền dân sự và chính trị năm 1966, Việt Nam tham gia năm 1982: “Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền nay bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.” Chẳng lẽ khi xét xử chúng tôi, tòa án đã không nghiên cứu các quy định của pháp luật và công ước quốc tế? Tự lấy quan điểm của riêng một nhóm người nào đó để áp đặt tội danh cho tôi, bất chấp những quy định của pháp luật và công ước quốc tế như vậy, thế mà ông Hoàng Doãn Đức, phó chánh tòa lại cho là khách quan, chính xác, công bằng sao? Nếu những việc làm trên của tôi là “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” thì Ông Trương Tấn Sang nói: “Tham nhũng đang là một vấn nạn nghiêm trọng, ban đầu chỉ là một bộ phận, sau đó là một bộ phận không nhỏ, bây giờ có đồng chí nói là một tập đoàn!?”             Ông Trương Tấn Sang dùng lối nói ẩn dụ giàu hình ảnh, tạo ấn tượng rất mạnh: “Trước đây chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì có nhiều con sâu lắm! Nghe mà thấy xấu hổ! Không nhẽ cứ để hoài như vậy? Mai kia người ta nói bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được? Một con sâu đã nguy, một bầy sâu là chết cái đất nước này!” (Phát biểu với cử tri thành phố Hồ Chí Minh 7-5-2012). Nội dung này được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng toàn quốc. Chẳng lẽ cũng “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN” sao?             III- Những phi lý trong một phiên tòa được gọi là : “Khách quan”.             1- Tòa án không có tính độc lập trong xét xử.             Thưa các quý cơ quan: Theo bản cáo trạng của VKSND tỉnh Nghệ An thì tôi bị truy tố về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”             Vậy tôi xin hỏi: như vậy có phải tôi là bị cáo còn bị hại chính là “Nhà nước CHXHCNVN” Vậy sao trong cả hai phiên xử đều không có ai đại diện cho bị hại tới dự phiên tòa với tư cách bị hại? Mức độ thiệt hại do tôi gây ra cho bị hại là bao nhiêu? Bằng chứng của những thiệt hại ấy là gì? Khi xét xử Chủ tọa phiên tòa đã nhân danh “nhà nước CHXHCNVN” để xét xử và tuyên án. Như vậy có phải các ông chủ tọa của cả hai phiên xử đều đã nhân danh bị hại để tuyên xử bị cáo không? Khi mà bị hại nắm trong tay tất cả quyền lực, các thành phần tiến hành tố tụng toàn là đảng viên đảng cộng sản, họ thuộc nhóm đối tượng bị tôi phê phán trong các bài viết của mình, thì làm sao gọi là khách quan? Phiên tòa được thông báo xử công khai nhưng khi xét xử lại không cho dân chúng vào tham dự.             Đây không thể gọi là một phiên tòa khách quan được! Vì quyền lực, số đông đều nằm trong tay “Bị hại”!             2- Tiêu hủy bất hợp pháp những tài sản không phải là vật chứng.             Cơ quan công an huyện Nam Đàn khi khám xét chỗ ở của gia đình tôi, đã thu giữ của gia đình: 10 đầu tài liệu, 223 đĩa DVD, VCD, CD các loại, một bộ máy vi tính, một máy in. Khi bắt tôi tại Nam Đàn, thu của tôi 1 máy ảnh, một USB và 1 DCom 3G. Qua quá trình điều tra không chứng minh được những tài sản trên là vật chứng. Cả 3 bài viết mà tòa đưa ra kết án tôi đều lấy xuống từ email, mở bằng máy tính của cơ quan điều tra. Như vậy theo đúng nguyên tắc, Tòa phải trả lại số tài sản trên cho tôi và gia đình. Nhưng đằng này tòa ngang nhiên tuyên bố tiêu hủy. Tại sao ông Hoàng Doãn Đức lại nói là khách quan?             Cái khách quan mà ông Đức nói tới ở đây là loại khách quan nào? Có phải quyền lực nằm trong tay ai thì sức mạnh và lẽ phải nằm trong tay kẻ đó không?             Kính thưa các quý cơ quan: Nay tôi đã ra khỏi nhà tù nhỏ để bước vào nhà tù lớn tại Việt Nam. Vì tình hình sức khỏe không được tốt nên cho tới hôm nay tôi mới viết thư này gửi tới quý các cơ quan đề nghị xem xét lại nội dung thư trả lời của ông Hoàng Doãn Đức, Phó chánh tòa tối cao đối với tôi. Đề nghị các quy cơ quan trả lời kháng thư này của tôi và sớm tuyên bố tôi vô tội. Vì ngay từ đầu, tiến trình bắt giữ và truy tố tôi đã hoàn toàn sai trái. Giờ đây tiếp tục áp dụng quản chế tôi tại địa phương chỉ vì quan điểm chính kiến. Một chính quyền tự mệnh danh là “của dân do dân và vì dân” lại có những hành xử như vậy, làm sao xứng đáng ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp quốc?             Đảng và nhà nước Việt Nam luôn khẳng định trước quốc tế và người dân rằng ở Việt Nam không có ai bị bắt giữ vì lý do chính trị; trên thực tế thì lại có rất nhiều người phải ở tù trong trường hợp tương tự như tôi. Vào ngày 3-3-2013 Trong lá đơn của tôi xin đi thăm gặp chị Hồ Thị Bích Khương, trưởng công an xã Quảng Yên, người trực tiếp được giao nhiệm vụ quản chế tôi đã khẳng định tôi từng là một tù nhân chính trị khi xác nhận vào đơn như sau : “Xác nhận: Anh Nguyễn Trung Tôn SN 1971 hiện đang thực hiện thời gian quản chế tại địa phương (nhân thân bị phạt tù chính trị). Tại địa phương anh Tôn chấp hành bình thường”. Ông Lê Quang Kỳ ký tên đóng dấu khảng khái khẳng định tôi là một tù nhân chính trị. Là một công an xã bình thường ông Lê Quang Kỳ còn nhận ra điều này, vậy mà ở vị trí một phó chánh tòa ông Hoàng Doãn Đức lại không biết sao?             Cuối cùng một lần nữa tôi đề nghị UBTV quốc hội, VKSND tối cao, TAND tối cao có hình thức giải quyết trả lời rõ ràng cho tôi về những những vi phạm của các cơ quan đã tham gia trong quá trình tố tụng và xét xử tôi, trả lại sự công bằng cho tôi. Để đảm bảo uy tín của nhà nước Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.             Xin cảm ơn!             Thanh Hóa ngày 22 tháng  04 năm 2013             Nguyễn Trung Tôn  
......

Một Số Thiển Ý Cần Chia Xẻ

Có lẽ tôi dành quá nhiều sự quan tâm và giấy mực cho cuộc chuyển hóa Dân chủ ở Miến Điện. Nhưng rõ ràng đó là một hình mẫu mà những người Việt Nam tranh đấu cho Dân chủ phải lưu tâm. Bởi, nếu thành công của họ sẽ cổ vũ chúng ta, thì những khó khăn hiện tại sẽ làm nản lòng không ít người quan tâm. Ngày 14 tháng 3 vừa qua, bà Aung San Suu Kyi đã xuất hiện tại mỏ đồng Monywa và đã phải đối diện với sự giận dữ của người dân địa phương, khi bà đến khuyên họ chấm dứt biểu tình chống dự án khai thác đồng liên doanh với Trung Quốc này, vì theo bà, điều đó sẽ làm tổn hại nền kinh tế quốc gia. Thứ nữa, đến nay, mâu thuẫn giữa người Phật giáo đa số và người Hồi giáo thiểu số vẫn chưa có cách giải quyết, những nhóm sắc tộc ở vùng biên giới- thân Trung cộng vẫn giữ lập trường chống đối chính quyền Miến Điện và cũng không có quan hệ tốt với bà Suu Kyi. Những khó khăn đó khiến không ít người kỳ vọng vào bà Suky, vào cuộc chuyển hóa ở Miến Điện cảm thấy hụt hẫng. Có nhiều nguồn dư luận cho là bà có xu hướng đi gần lại với giới quân phiệt, thiếu khả năng chính trị, thiếu kinh nghiệm nghị trường… Nhiều người còn cho là giải pháp kinh tế nên đi trước giải pháp chính trị để đảm bảo thành công cho nền dân chủ, rằng Dân chủ quá sớm cũng không phải là tốt. Tôi e rằng, một số người còn lấy những khó khăn trong bối cảnh chính trị tại Miến Điện hiện nay để chứng minh rằng: những người dân chủ đối kháng với chính quyền độc tài cũng không thể giải quyết khó khăn cho quốc gia, đứng một phía để chỉ trích luôn dễ dàng hơn làm người trong cuộc… Đứng trước những phân tích có lợi cho các chính quyền độc tài đó, cá nhân tôi có một vài thiển ý sau: 1. Thứ nhất, liên quan đến câu chuyện thỏa hiệp. Mong muốn một cuộc chuyển hóa ôn hòa, không đổ máu luôn là một điều đáng trân trọng; nhưng một sự thỏa hiệp với chính quyền độc tài bỏ qua Công lý (vẫn đảm bảo địa vị lãnh đạo, tài sản, cũng như không truy tố các lãnh đạo độc tài) luôn là một quyết định đầy thách thức, sẽ gây chia rẽ lớn trong hàng ngũ những người đấu tranh đòi Dân chủ và làm tổn thương niềm tin vào lẽ Công bằng. Những tội ác của các chính quyền độc tài có thể được một phe nhóm thỏa hiệp bỏ qua, nhưng điều đó không có nghĩa là nó cũng được những nạn nhân và dư luận dân chúng nói chung khoan thứ. Những bất công đã ăn sâu trong xã hội không thể nói gạt sang một bên là được. Trong trường hợp Miến Điện, khi chấp nhận đối thoại với chính quyền độc tài và thỏa hiệp để trở thành Nghị sĩ, bà Suu Kyi và đảng của bà đã tự đẩy mình ra xa khỏi những nhóm đấu tranh đối lập khác và những nạn nhân của chế độ. Ở đó, chỉ có nhóm của bà từ vị trí đối kháng trở nên những người đồng sự với chính quyền, còn nhiều phe phái và nhiều người dân thường khác vẫn chưa tìm thấy lý do để tin tưởng và hợp tác với chính quyền. Hơn nữa, sau nhiều năm bị quản thúc và đàn áp, thiếu trải nghiệm trên nghị trường, bà và đảng NLD sẽ phải xoay xở khó khăn trong môi trường chính trị ngột ngạt vì ưu thế nghiêng về tập đoàn quân phiệt. Bà đã trao cho họ thứ mà họ cần, đó là tính chính đáng; họ trao lại cho đảng của bà những chiếc ghế nghị sĩ bị siết chặt bởi sức ép tương quan lực lượng. Càng đi gần với chính quyền, bà càng xa lòng dân – thứ quý giá mà không phải lãnh đạo chính trị nào cũng có được. Đó là một cái giá không rẻ và người Việt chúng ta phải coi chừng! 2. Thứ hai, liên quan đến những chỉ trích về biểu hiện của bà Suu Kyi. Nền kinh tế và cả xã hội Miến Điện lụn bại và chưa thoát ra khỏi sự kềm tỏa của Trung Quốc, sau nhiều năm dưới chế độ độc tài. Họ đã và sẽ còn vô số nan đề cần giải quyết. Những vấn đề đó, hoặc do đặc thù của xã hội Miến Điện, hoặc do chính quyền độc tài tạo ra từ lâu, nay họ trao lại cho bà. Họ giải quyết không được, không sao, nhưng nếu bà vướng vào những rắc rối ấy, thì phe quân sự đã thành công trong việc làm giảm uy tín của bà. Bà trở thành bia đỡ đạn thay cho họ. Họ có thể vô hiệu hóa bà một cách rất… lịch sự. Qua câu chuyện này, trước khi có những nản lòng không cần thiết, chúng ta nên cùng nhau suy nghiệm lại. Thực ra, Dân chủ là một quá trình, không phải là một phép mầu có khả năng tháo gỡ mọi vấn nạn trong một sớm một chiều. Chúng ta nên tự hỏi, chúng ta đòi hỏi Tự do Dân chủ vì điều gì? Tất nhiên không phải là nhằm thủ đắc một cỗ máy sản xuất ra những chính trị gia kiệt xuất. Chúng ta đấu tranh vì một niềm tin rằng, chế độ dân chủ là chế độ khả dĩ nhất cho đến nay, giải quyết các vấn đề quốc gia dựa trên giá trị tự do, sự đồng thuận và lòng khoan dung. Chế độ Dân chủ không nhất thiết tạo nên những anh hùng trong chính trị, mà tạo ra cơ hội vận động nguồn năng lực trí tuệ quốc gia một cách sâu rộng nhất. Vì thế, dẫu cho quả thực bà Suu Kyi hay các chính trị gia dân chủ trong tương lai của Việt Nam thiếu một số kỹ năng chính trị cần thiết, điều đó cũng không làm thối chuyển niềm tin của chúng ta vào Dân chủ. Thí dụ, những năm dưới thời Lech Walesa và nhiều năm sau đó, Ba Lan đã gặp phải nhiều khó khăn kinh tế- chính trị, nhưng hãy nhìn Ba Lan ngày nay xem! Dân chủ có thể không ngay tức khắc đưa một nhóm lãnh đạo tài giỏi lên nắm quyền, nhưng nó sẽ mở ra cánh cửa lớn để con cháu chúng ta chọn được những nhà lãnh đạo như thế lên điều hành đất nước trong tự do và thượng tôn pháp luật. Đó mới là phép mầu thực sự của Dân chủ. Mọi khởi đầu luôn khó khăn, nhưng không bắt đầu, chúng ta sẽ không có cơ hội nào cả. 3. Thứ ba, liên quan đến các mối bất ổn xã hội. Các sắc tộc thiểu số ở vùng rừng núi Miến Điện giáp giới Trung Quốc đến nay vẫn mâu thuẫn với chính quyền Miến Điện, cũng không muốn có mối giao hảo với NLD và gần đây xung đột đã leo thang. Có ai dám đảm bảo, ở đây không có “bàn tay đen” của Trung Quốc nhúng vào? Và sẽ rất chủ quan nếu chúng ta nghĩ rằng, Việt Nam sẽ không vướng vào tình trạng tương tự. Cũng như Miến Điện, Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc. Trung Cộng không chỉ khống chế, mua chuộc lãnh đạo độc tài ở Trung ương, họ còn cài cắm người ở những khu vực biên giới và mua chuộc các sắc dân vùng biên giới. Dưới chế độ độc tài, mâu thuẫn giữa các sắc dân thiểu số với chính quyền đa số được kiềm chế với sắp xếp ngầm từ Trung Nam Hải, các mâu thuẫn chỉ hiện diện đủ để được dùng như lá bài cho Trung Quốc gây sức ép, tạo sự lệ thuộc lên các chính quyền Trung ương tay sai. Nhưng khi quá trình chuyển tiếp dân chủ xảy ra, các mâu thuẫn đó sẽ được khuếch trương và được bật đèn xanh cho bùng đổ nhằm phá hoại nỗ lực xây dựng Dân chủ. Trung Quốc luôn tỏ ra là bậc thầy trong việc vận dụng chiêu bài này trong quan hệ quốc tế, mà sự điên cuồng của Bắc Triều Tiên là một ví dụ đặc sắc. Bởi vậy, sẽ không mấy ngạc nhiên nếu xã hội Việt Nam im ỉm dưới chế độ độc tài, nhưng sẽ nổi dậy sùng sục từ mọi phía khi quá trình chuyển tiếp bắt đầu. Đó là vận mệnh của các tiểu quốc nằm cạnh gã hàng xóm khổng lồ bất hảo. 4. Thứ tư, liên quan đến chỉ trích rằng bà Suu Kyi đi gần lại với giới quân phiệt. Như một ai đó đã nói đại loại: không có nền Dân chủ không đảng phái. Điều đó cho thấy vai trò của các đảng phái chính trị trong việc tạo ra một không gian cạnh tranh cầu thị trong chính trị dân chủ. Nhưng chỉ có đảng phái chính trị thôi chưa đủ, bởi nếu xã hội dân sự (XHDS) không trưởng thành, chính trường sẽ chỉ là nơi ngã giá, chia phần của các đảng phái, và tự do của người dân chỉ là bargaining chip giữa họ. Người ta sẽ rất khó khăn để tập hợp lại, chia sẻ và cùng làm việc trong tinh thần vô vị lợi như trong các NGOs, nhưng họ rất dễ kết hợp lại thành phe phái để giành quyền lãnh đạo chính trị. Vì thế, người Việt không sợ Việt Nam tương lai thiếu đảng phái, chỉ sợ xã hội dân sự không đủ mạnh để giám sát các chính trị gia. Nhìn vào trường hợp Miến Điện, với khát khao và sự đấu tranh cho dân chủ, họ đã có một cuộc chuyển hóa ôn hòa. Nhưng với cuộc chuyển hóa đó, nhà lãnh đạo đấu tranh dân chủ nay đã trở thành chính trị gia. Nếu trước đó, bà Suu Kyi đại diện cho lực lượng đối lập và các thành phần xã hội phản đối chính quyền; thì nay khi đã trở thành một chính trị gia, theo logic dân chủ, chính bà cũng cần bị áp lực và giám sát. Nếu chỉ có đảng phái đối lập mà không có XHDS thì khi quá trình chuyển tiếp xảy ra, một khoảng trống lớn sẽ xuất hiện, sẽ không còn lực lượng nào đối trọng với quyền lực chính trị. Bởi vậy, có thể nói, không có XHDS sẽ không có dân chủ thực sự, cho dù có đa đảng và bầu cử tự do. Miến Điện đang trong quá trình chuyển tiếp, người Miến Điện phải nỗ lực xây dựng khối dân sự để tiến tới một nền dân chủ đúng nghĩa, vì chính trị luôn tiềm ẩn nguy cơ phản bội. Và đó cũng là bài học cho Việt Nam. Thiển nghĩ, sự độc lập nhất định của các nhà vận động dân sự khỏi sự khuynh loát của các phe phái chính trị là cực kỳ cần thiết trong tình hình Việt Nam hiện nay. Tôi không tin rằng giải pháp kinh tế đi trước cải cách chính trị (trong một thời gian không xác định) là tốt. Hãy nhìn vào một thí dụ điển hình: Trung Quốc. Là một quốc gia thành công (?!) trong giải pháp kinh tế của mình, Trung Quốc vẫn chưa cho thấy một triển vọng dân chủ khả quan nào cả. Bỏ qua mọi ngụy biện có lợi cho các chính quyền độc tài, Dân chủ không mang tới bất ổn mà mang tới khả năng giải quyết bất ổn một cách hài hòa, dù trước mắt nó không thể ngay lập tức xóa bỏ mọi di sản tồi dở chồng chất từ lịch sử và từ chế độ độc tài. Dân chủ cũng không phải là việc trao quyền lực từ tay nhóm người này sang nhóm người khác mà là sự vận hành một cơ chế thông minh, nhân bản, tự do và khoan dung nhất trong lịch sử nhân loại. Những rắc rối đang xảy ra ở Miến Điện càng khiến chúng ta thận trọng hơn khi nghĩ đến giải pháp thỏa hiệp và chúng ta càng nỗ lực hơn để có những chuẩn bị thích hợp cho công cuộc dân chủ hóa của mình. Một sự khởi động về phía dân chủ càng sớm, khả năng tận dụng cơ hội của đất nước sẽ càng lớn. Huỳnh Thục Vy Tam Kỳ tháng 4 năm 2013  http://chuacuuthenews.wordpress.com/2013/04/21/mot-so-thien-y-can-chia-se/#more-24643
......

An alle internationale Organisationen und Gesellschaften, die Frieden fördern

Vietnam, den 11 April 2013. An den Rat für Menschenrechte der Vereinigten Nationen Zugleich auch an - Die Regierungskommissionen für Menschenrechte in Asien - Die US-Regierung und -Parlament - Das EU-Parlament - Die britische Regierung und das britische Parlament - Die Regierung und das Parlament von Australias - Die Die britische Regierung und das britische Parlament - Die Regierung und das Parlament Canadas - Die Regierung und das Parlament Neuseelands - Die Internationale Gesellschaft für Menschenrechten in Deutschland - The Human Rights Watch in the USA  Betreff: Angriff, Gewaltsausübung, Kipnapping und Raubüberfälle gegen Privathabgut der Bürgerdurch vietnamesische Sicherhetskräfte. Sehr geehrte Damen und Herren,   Vietnam ist ein Mitglied der Vereinten Nationen. Wenn der vietnamesische Staat nicht in der Lage ist, seiner Bevölkerung Sicherheit zu gewährleisten, dann ist es nötig, die Vereinten Nationen um Hilfe zu bitten. Wir bitten Sie, die kommunistische Regierung in Vietnam unter Druck zu setzen, sodass sie Ihren Pflichten als Regierung eines Landes nachgeht. Falls die vietnamesische Regierung sich weigert, ihren Pflichten nachzugehen, könnte vielleicht die UNO die vietnamesische Regierung international vorstellen und sie in ihren Aktionen einschränken.   Die Belästigung war kontinuierlich in den letzten 2 Jahren, eine Serie von Festnahmen, Kidnapping und außerdem wurde ich, Bui Thi Minh Hang, ins Gefängnis gebracht ohne vorheriges Verfahren. Durch den Druck von vietnamesischen Bürgern in Vietnam und auch von der internationalen Gesellschaft, war die Regierung gezwungen, mich freizulassen. Trotz meiner Freilassung hat die vietnamesische Polizei mich weiterhin belästigt und mental terrorisiert. Sie haben mich sogar gekidnappt und meinen persönlichen Besitz in Anspruch genommen. Zum Beispiel: Einmal wurde ich um 5:00 Uhr am 1. Juli 2012 bei der Saigon Train Station gekidnappt. Sie haben mich in ihr Fahrzeug gezwungen, das von einem Vung Tau Sicherheitsagenten namens Thuong, und 4 weiteren einfach gekleideten Polizisten bewacht wurde. 6 Stunden lang sind wir umhergefahren, bis sie mich dann vor meiner Haustür abgesetzt haben; meine Klamotten waren durcheinander, da ich mich versucht hatte, zu wehren. Sie hatten mich gefilmt und Bilder von mir gemacht, der Grund ist mir unbewusst. Währenddessen haben sie mit einer Gruppe telefoniert und ihnen befohlen (Ich habe ihre Unterhaltung mitgehört), in mein Hotelzimmer einzubrechen (27,G Straße, Area 4, District 4, Saigon), wo ich 3 Tage auf Grund medizinischer Versorgung verbracht hatte.   Später fand ich heraus, dass sie fast alle meine Wertsachen gestohlen haben, was auch einen Laptop, meinen Reisepass und die Pässe meiner Kinder und mir umfasst. Ich habe nach einer Rückgabe dieser Sachen gefordert, aber nichts bewirken können.   Am 24. September 2012 bin ich nach Saigon gekommen, um die Gerichtsverfahren von 3 freiberuflichen Journalisten zu besuchen. Wieder wurde ich von Sicherheitskräften, darunter auch der oben genannte Herr Thuong, attackiert. Sie haben mich mit Gewalt genommen und in Vung Tau freigelassen. Seitdem verfolgen und terrorisieren sie mich ständig. Unbekannte Männer haben bereits Petrol und faulen, giftigen Abfall an mein Haus geworfen, mitten in der Nacht. Ich habe diese Vorfälle schon der örtlichen Polizei gemeldet, aber sie haben bis jetzt nichts gemacht. Ich habe viele Beweise, dass diese Handlungen von Sicherheitsleuten des Staats ausgeübt wurden.   Letztens bin ich nach Hanoi gekommen, um für Aktionen gegen Regierungsbeamte zu drängen – einer davon ist der Präsident von Hanoi, Mr Nguyen The Thao, der meinen 5 – monatigen Arrest ohne vorherige Verfahren beschlossen hatte. Dieser Arrest hat mich und meine Familie sehr belastet. Es hat meine Arbeit unterbrochen, sodass ich meine Rechnungen nicht bezahlen konnte. Nun könnte mein Zuhause, das meine Familie und ich unser Leben lang aufgebaut haben, von der Bank übernommen werden.   Nachdem ich ein ganzes Jahr gewartet habe, hat mich der Hanoier Gerichtshof endlich am 8. April 2013 eingeladen und mich um eine Zahlung gebeten, sodass das Verfahren stattfinden kann. Auf der Reise nach Hanoi wurde ich von Unbekannten attackiert. Als ich „Diebe, Hilfe!“ gerufen habe, kamen Menschen mir zur Hilfe und uns ist es gelungen, einen der Unbekannten zu fangen, der sich dann als Sicherheitsagent des Staates herausstellte.   Einer meiner Freunde, Mr Nguyen Chi Duc, hat mit mir an einigen Anti-China-Invasion Demonstrationen seit 2011 teilgenommen. Bei einen dieser Demonstrationen wurde er ins Gesicht getreten von einem Polizeichef namens Minh. Neulich kamen Sicherheitsmänner in Ducs Büro und haben ihre Ausweise vorgezeigt um Eintritt zu bekommen. Dann haben sie Duc angegriffen und ihm ernste Verletzungen zugefügt. Duc ist immer noch im Krankenhaus. Von diesem Vorfall wurde von internationaler Presse weit berichtet.   Die jetzige vietnamesische Regierung respektiert die Internaltìonal Erklärung für Menschenrechte  von 1948 und die Internationale Konvention für zivile und politische Rechte von 1966, welche Vietnam unterschrieben hat, nicht. Die vietnamesische Regierung trampelt auf den Grundrechten der vietnamesischen Bevölkerung. Beamte nutzen ihre Macht aus; Polizei und Sicherheitskräfte attackieren und nehmen Bürger frei nach Willen fest. Todesfälle durch diese Menschen werden immer gewöhnlicher, da die Gesetzwidrigkeit herrscht. Die Polizei bricht alle Regeln. Ihre Handlungen nehmen immer mehr kriminalen Charakter an, wie zum Beispiel in der Weise, wie  sie mich und auch viele andere behandelt haben.   Ich bin mir sicher, dass ihre Handlungen nicht dort aufhören werden. Ich befürchte, dass sie mich weiterhin verletzen werden, oder sogar töten, wenn ich mich weiterhin für Gerechtigkeit einsetze und meinen Fall publizieren möchte. Ich habe Angst um meine eigene Sicherheit, während sie mich sehr offensichtlich terrorisieren. Sie werden mich vielleicht sogar töten, um mich zum Schweigen zu bringen.   Ich glaube, dass ich als Mitglied der Vereinten Nationen Anspruch auf Schutz der UN habe. Hiermit bitte ich um diesen Schutz und rufe die UN und internationale Menschenrechtsorganisationen auf, Druck auf die vietnamesische Regierung auszuüben, um die Bürger Vietnams zu schützen.   Für mich trägt die vietnamesische Regierung  die Schuld daran, dass es sein Volk nicht schützen kann, und dafür muss sie von internationaler Gesellschaft beurteilt werden. Die Menschheit hat eine bittere Lektion von ihrer Geschichte gelernt: alle blutigen Revolutionen fanden aufgrund von sozialer Ungerechtigkeit statt. Lass dies eine Warnung für alle politischen Führer in Vietnam sein.   Mit freundlichen Grüßen, Bui Thi Minh Hang   Name: Bui Thi Minh Hang (weibl.) Geburtstag: 20.7.1964 Vietnamesische Bürgerin Tel. +84 913 784 415 Email:  linhhonchunhat@gmail.com
......

ĐƠN GỬI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ THÔNG BÁO ĐẾN TOÀN THỂ CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI YÊU CHUỘNG HÒA BÌNH

Việt Nam Ngày 11-4-2013 Kính gửi: Hội đồng nhân quyền (Liên Hợp Quốc)  Đồng kính gửi:  -Uỷ ban liên chính phủ về nhân quyền (Asian)  -Chính phủ và quốc hội Hoa Kỳ  -Chính phủ và quốc hội cộng đồng Châu Âu  -Chính phủ và quốc hội Anh Quốc  -Chính phủ và quốc hội Uc Đại Lợi  -Chính phủ và Quốc Hội Gia -Nã- Đại  -Chính phủ và quốc hội Tân Tây Lan  -Human Ringhts watch ( Hoa Kỳ )  -Hiệp Hội Quốc Tế Nhân Quyền Đức quốc  -Uỷ ban Nhân Quyền Việt Nam  -Các tổ chức Quốc Tế khác quan tâm và liên quan đến Nhân Quyền tại Việt Nam  Trích yếu về việc công an Việt Nam tấn công- hành hung- Bắt cóc- cưỡng đoạt cướp tài sản riêng của công dân Việt Nam  Tên tôi là: Bùi Thị Minh Hằng Giới tính: Nữ  Sinh ngày 20-07-1964  Quốc Tịch Việt Nam  Số điện thoại:+84 913 784 415  Địa chỉ email: linhhonchunhat@gmail.com  Kính thưa các quý vị!  Việt Nam là một thành viên của liên hợp quốc , do đó nếu nhà nước Việt Nam không đảm bảo an toàn cho công dân Việt Nam thì chúng tôi cần thiết phải lên tiếng thông báo và kêu gọi đến liên hợp quốc. Đề nghị các quý vị cần tiến hành các biện pháp nhằm buộc nhà nước cọng sản Việt Nam phải thực thi trách nhiệm đó . Trong trường hợp Việt Nam từ chối hay lẩn tránh trách nhiệm thì thiết nghĩ Liên hợp Quốc cần thiết phải đưa Việt Nam ra cộng đồng Quốc tế và thực thi áp dụng các biện pháp chế tài. Liên tiếp trong thời gian dài gần 2 năm qua. Sau một loạt hành vi bắt cóc giam cầm trái luật không đưa ra xét xử đối với tôi : Bùi Thị Minh Hằng.  Trả tôi về dưới sức ép đấu tranh của đồng bào trong nước và cộng đồng quốc tế. Nhưng công an Việt Nam liên tục gây sức ép, khủng bố tinh thần. Thậm chí bắt cóc và cưỡng chiếm tài sản của tôi. Điển hình là vụ bắt cóc tôi lúc 5h sáng ngày 1-7-2012 tại Ga Sài Gòn. Họ cưỡng bức tôi lên xe của họ, trong đó có ông Thường an ninh Vũng Tàu và 4 công an thường phục khác...chở tôi đi lung tung trên đường 6 tiếng đồng hồ sau đó thả tôi xuống trước cửa nhà trong tình cảnh xộc xệch vì bị xô đẩy. Họ tổ chức quay phim chụp hình tôi không rõ với mục đích gì. Trong khi đó họ gọi điện chỉ đạo một nhóm người khác trên Sài Gòn vào khách sạn tôi thuê ở để đi khám chữa bệnh đã 3 ngày tại địa chỉ :  Nhà số 27 đường G phường 4 - Quận 4. Và tại đó họ tự tiện lục lọi lấy đi toàn bộ tài sản của tôi gồm máy tính laptop và rất nhiều tài sản cá nhân khác có giá trị , cùng hộ chiếu, giấy tờ tùy thân của tôi và các con tôi. Cho đến nay tôi đã đi đòi khắp nơi nhưng họ không trả lại những thứ họ cưỡng chiếm bất hợp pháp ấy  Tiếp đến ngày 24-9-2012 khi tôi lên Sài Gòn để tham dự phiên tòa xử những nhà báo tự do thì tiếp tục bị công an Sài Gòn đàn áp, tấn công, sau đó lại vẫn là ông Thường an ninh Vũng Tàu đẩy tôi lên xe và bắt tôi về ngược Vũng Tàu. Tại Vũng Tàu từ khi tôi được trả tự do nhưng tôi liên tục bị người của lực lượng công an , an ninh Việt Nam khủng bố, theo dõi, có hiện tượng người lạ mặt đổ xăng giữa đêm khuya vào nhà tôi. Đổ chất thải dơ bẩn nhiều lần . Xong dù tôi làm đơn trình baó và đề nghị điều tra nhưng công an đã không làm. Có nhiều bằng chứng cho thấy chính an ninh , công an, thực hiện những việc này và đó là lý do tôi cho rằng họ cố tình không điều tra những tố cáo của tôi. Gần đây tôi trở ra Hà Nội để thực hiện thúc đẩy việc thưa kiện của tôi đối với quan chức chính quyền Hà Nội mà cụ thể là vụ kiện chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn thế Thảo vì đã ký quyết định oan sai bỏ tù tôi 5 tháng không qua xét xử . Gây nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình tôi. Cụ thể là căn nhà , tài sản duy nhất có giá trị của mẹ con tôi sau gần hết một đời gầy dựng đang có nguy cơ bị ngân hàng tịch thu vì công việc làm ăn bị gián đoạn , thất thoát trong thời gian nhà cầm quyền giam cầm tôi trái phép. Nhưng đã 1 năm qua tôi nộp đơn và thúc giục mà tòa án Hà nội mới đây ngày 8-4-2013 mới thông báo tôi đến để nọp án phí xét xử, Cũng trong ngày này tôi bị 1 nhóm người lạ mặt theo dõi, tấn công và chỉ sau khi tôi hô Cướp, 1 người trong bọn họ bị vây bắt và khi đó họ mới xác nhận với những người dân bắt họ rằng họ là an ninh Việt Nam. Ngay ngày hôm sau 9-4-2013 thì họ tiếp tục cho người đến tận cơ quan Nguyễn Chí Đức, một người quen biết từng đi biểu tình chống Trung Quốc cùng tôi từ 2011. Người thanh niên từng bị đại úy công an tên Minh đạp vào mặt khi anh này bị đàn áp, bắt bớ. Và tại cổng cơ quan , người trong bọn họ trình thẻ cho bảo vệ biết anh ta là công an Hà Nội. Sau đó nhóm người này đã tấn công Nguyễn Chí Đức khiến anh ta mang thương tích rất nặng hiện đang còn nằm điều trị (Thông tin và hình ảnh tại các trang mạng và nhiều hãng thông tấn đã đưa). Theo tuyên bố Quốc Tế về nhân quyền 1948, Công ước quốc tế về dân sự 1966 mà Việt Nam cam kết tham gia về các quyền con người thì ở Việt Nam hoàn toàn họ không tôn trọng những cam kết này với ngay chính công dân của họ. Nhà cầm quyền ngang nhiên chà đạp lên những quyền con người cơ bản nhất của người dân. Lãnh đạo có quyền hành thì cố tình làm sai luật pháp, bắt người tùy tiện và riêng trường hợp công an ,an ninh lạm quyền tấn công người dân , thậm chí gây chết người không còn là chuyện cá biệt mà càng ngày càng phổ biến, gia tăng một cách bất chấp luật pháp. Khắp nơi công an vi phạm pháp luật khi thực thi nhiệm vụ và thậm chí họ trở thành những kẻ cướp , côn đồ như những gì họ đã và đang làm với tôi và rất nhiều người. Việc họ nhằm vào tôi chắc chắn không dừng lại tại đây. Vì theo tôi nghĩ rằng họ có thể cướp đi tính mạng và an ninh thân thể tôi khi tôi vẫn quyết tâm theo đuổi vụ kiện để đòi công lý và đưa mọi việc ra ánh sáng. Lúc này tôi thật sự lo ngại cho tính mạng tôi trước tình hình khủng bố trắng trợn của lực lượng công an của nhà cầm quyền sai phạm vì muốn bưng bít những điều đó họ có thể ra tay trừ khử tôi.  Thưa các Qúy vị!  Công dân của một nước là thành viên liên hợp quốc thì đương nhiên ngoài việc được hưởng quyền của nước sở tại chúng tôi cũng được hưởng sự bảo vệ của chính các tổ chức thuộc liên hợp quốc. Vì vậy tôi viết đơn này kêu cứu và tha thiết đề nghị các cơ quan chức năng thuộc liên hợp quốc cần có biện pháp cấp thiết ngăn chặn mọi hành động chống lại công dân, chống lại nhân loại của nhà cầm quyền Việt Nam. Nhà cầm quyền Việt Nam phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cộng đồng Quốc Tế về việc không có biện pháp bảo vệ cho chính công dân của mình. Kinh nghiệm và bài học xương máu trên thế giới cho thấy. Các vụ bạo động đẫm máu bắt nguồn từ những sự việc bất công trong xã hội  Đây cũng là lời cảnh báo cho những nhà lãnh đạo tại Việt Nam. Trân trọng khẩn báo và kính chào!  Công dân Việt Nam:  Bùi Thị Minh Hằng *************************** Letter to all international organizations and to all international communities that support peace. Vietnam, April 11, 2013. To: The Human Rights Committee of The United Nations. In regards to the acts of the Vietnamese police in attacking, beating, kidnapping, illegally seizing properties of the Vietnamese citizen. My name: Bui Thi Minh Hang Sex: Female DOB: 07/20/1964 . Country of citizenship: Vietnam . Phone: :+84 913 784 415  Email: linhhonchunhat@gmail.com  Dear Sir/Madam, Vietnam is a member of the United Nations . If Vietnam government cannot provide safety to its citizens, then it is necessary for us to notify and call on the United Nations. We urge you to use all necessary means to pressure the Vietnamese communist government to carry out their responsibilities. In case Vietnam government refuses or avoids to do so, then perhaps the United Nations can bring Vietnam government in front of international communities and apply all necessary sanctions against it. The harassment has been continuously the past two years, a sequel after a series of arresting, kidnapping, and putting me, Bui Thi Minh Hang, in jail without trial. Under the pressure of the Vietnamese people inside the country and the international communities, they were forced to release me. However, the Vietnamese police continued to harass and terrorize me mentally, even kidnapped me and seized my personal belongings. For example, they kidnapped me at 5 AM on July 1st, 2012 at Saigon Train Station. They physically forced me into their vehicle, guarded by a Vung Tau security agent named Thuong and four other plain clothed policemen. They drove me around and around on the streets for six hours, then dropped me off in front of my house; my clothes were messed up due to the struggles. They videotapped and took pictures of me with unknown intentions. Meanwhiles, they called on the phone to command a group of other people in Saigon (I overheard their phone conversation) to to break into my hotel room (at 27, G Street, Area 4, District 4, Saigon) where I’d spent three days for medical treatment. I later found out that they had stolen nearly all of my valuables including a laptop, a passport, personal IDs (mine and my children’s). I have asked these to be returned but to no avail.  On September 24th, 2012, I went to Saigon to attend the trials of the freelance journalists. Again, I was attacked by security people – one of whom was Mr Thuong mentioned above. They took me by force and released me in Vung Tau. Since then, they continuously monitored and terrorized me. Unknown men have thrown petrol and foul toxic wastes at my house in the middle of the night. I have formally reported these incidents to the local police but they did nothing. I have lots of proofs to show that the state security agents committed these appalling acts. Recently I returned to Hanoi to press for actions on my appeal against the government officials – one of whom is chairman of Hanoi, Mr Nguyen The Thao, who ordered my 5-month detention without trial. This detention has affected me and my family tremendously. It interrupted my job so I could not keep up with mortgage payments. Now my family home, which we had spent our whole life to build it, is facing the danger of being reposessed by the bank. After having waited for the whole year, finally, on April 8th, 2013, Hanoi Court asked me to come and pay a fee so that the trial may proceed. On the trip to get there, I was followed and attacked by unknown men. Upon hearing me screaming ‘robbers, help!’ people came to my aid and caught one of the men who then identified himself as a state security agent. A friend of mine, Mr Nguyen Chi Duc, had participated in some anti-China-invasion-scheme demonstrations with me since 2011. In one of those events, he was kicked in the face by a police captain named Minh. Recently, the security men went to Duc’s office and showed their ID cards to the guards to gain entry. They then attacked Duc and caused him to suffer severe injuries. Duc is still being treated in hospital. This incident has been widely reported by international press. The current Vietnamese government does not respect the International Declaration of Human Rights (1948) and the International Covenant on Civil and Political Rights (1966) of which Vietnam is a signatory. Vietnam government is trampling on the basic rights of the Vietnamese citizens. Officials deliberately abuse their power; police and security agents attack and arrest people at will. Deaths at the hand of these people are becoming more common as the state of lawlessness prevails. Police are violating the laws everywhere. Their actions are becoming more criminal as they have shown in actions against me and many others. I am sure that their acts will not stop here. I fear that they will hurt and even kill me if I keep requesting justice and publicize my case. I am very concerned for my own safety while they are so blatant in their attempt to terrorize me. They may try to kill me to silence me. I believe that as a citizen of a member nation of the UN, I am entitled to UN’s protection. I hereby request that protection and call on the UN and international human rights organization to pressure the government of Vietnam to stop acting against its citizens.  I hold the government of Vietnam totally responsible for the failure to protect Vietnamese citizens, and for that, it must face the judgement of the international community.  Humanity has learned a bitter lesson from history: all bloody revolutions were ignited by social injustice. Let this be a warning to the political leaders in Vietnam.  Your sincerely,  Bui Thi Minh Hang    
......

Bình Dương có nghĩa trang dành cho người Trung Quốc

Nghĩa trang nằm trên quốc lộ 13, gần khu dân cư 434 của tỉnh Bình Dương, cách khu công nghiệp Việt Nam-Singapore chừng 6km, diện tích gần 400 hecta (rộng tương đương 50% diện tích khu dân cư 434 với hơn 50 ngàn người). Có thể nói, đây là khu nghĩa trang rộng thoáng, đẹp và yên tĩnh thuộc vào bậc nhất nhì của quốc gia. Nó nằm cách khu nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa chừng 30km theo đường chim bay. Nhưng, nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tàn tạ bao nhiêu thì nó khang trang bấy nhiêu. Với hàng chục ngàn ngôi mộ nằm thẳng thớm, cỏ cây được tỉa tót sạch sẽ, tưới mát mỗi ngày, nghĩa trang được chăm sóc hết mức. Có riêng đội bảo vệ và ban quản trang cho khu nghĩa trang này. Người lạ tuyệt đối không được bước vào nghĩa trang. Nếu không có người thân (hay nói cách khác, không phải là con cháu của người Hoa) thì không được bước vào bên trong cổng nghĩa trang dù chỉ ba bước. Bên trong có quán cà phê phục vụ ban quản trang, bảo vệ, có sân tenis và có cả một đài tưởng niệm nằm bên cạnh ngôi chùa lợp mái ngói xanh kiểu Tàu để hằng ngày tụng niệm cầu siêu cho các vong hồn... Ông H., nhân viên bảo vệ nghĩa trang cho biết: “Nghĩa trang này rất rộng, theo chỗ tôi thấy, nó trên 470 hecta chứ không phải là 400 như con số được biết. Mộ trong này rất khang trang, nó dành riêng cho cộng đồng người Hoa, không có bất kỳ ngôi mộ nào của người Việt ở trong này, bạn có thể ví von đây là lãnh sự quán cõi âm Trung Quốc tại Việt Nam.” Ðài tưởng niệm trong nghĩa trang. (Hình: Hoàng Hạc/Người Việt) “Tôi dám đoan chắc rằng không có cái nghĩa trang nào rộng và thoáng mát hơn nghĩa trang này, nó tồn tại được hơn trăm năm nay, càng lúc càng mở rộng, có nhiều cổ thụ xà cừ đã hơn một trăm năm nay. Ban quản trang ở đây đã làm qua mấy đời, tiếp tục cha truyền con nối vào đây làm việc, mức lương cũng hậu hĩ, mỗi tháng kiếm được cả chục triệu đồng mỗi người...” Một ông khác tên T., làm trong ban quản trang cho biết thêm: “An ninh ở đây được bảo vệ tuyệt đối, kín cổng cao tường, từ lúc tôi làm việc đến giờ, chưa có vụ mất trộm nào...” Chúng tôi hỏi ông T. thử trong nghĩa trang toàn mồ mả, lấy gì để trộm mà phải nói là không có vụ mất trộm nào, ông T. cười sảng khoái: “Mấy ông không biết đó thôi, ở đây rất nhiều tài sản quí, người chết toàn là nhà giàu, người Hoa nữa, nên người ta chôn cất theo nhiều thứ, không ngoại trừ vàng bạc, đá quí, chỉ cần bỏ lơ một đêm, tụi trộm nó vào đây đào sạch.” “Chính vì thế, chúng tôi ở đây, từ ban quản trang cho đến bảo vệ đều là người Hoa, chỉ có người Hoa mới tự bảo vệ nhau mà thôi!” Câu nói của ông T. làm chúng tôi hơi lạnh người, vì giữa xứ sở toàn là người Việt, dù sao ông và những người cùng làm việc trong nghĩa trang cũng chưa phải là người bản xứ, nhưng cách nói chuyện của ông cho thấy ông rất đề cao người Hoa và tỏ ra khinh thị người bản xứ, đây là vấn đề cực kỳ nhạy cảm và cũng có thể nguy hiểm cho bản thân ông cũng như nhóm làm việc ở nghĩa trang nếu như người chung quanh đây nổi giận vì cách nói chuyện có tính báng bổ của ông... Cổng vào nghĩa trang, sau lưng nó là bốt gác. (Hình: Hoàng Hạc/Người Việt) Bà L., bán cà phê trong nghĩa trang cho biết: “Trong khu nghĩa trang này có chừng hai chục ngàn ngôi mộ, trong đó có chừng một nửa là mộ rất khang trang, có giá xây dựng không dưới một trăm triệu đồng, trong đó chưa kể đến đồ vật quí giá chôn kèm theo. Ðây là khu mộ vĩnh cửu của người Hoa trên đất Việt, còn dư nhiều đất lắm!” Cách nói chuyện tự tin của ba L. về “khu mộ vĩnh cửu” của người Hoa ngay tại Việt Nam khiến chúng tôi nghĩ đến vấn đề biên giới, lãnh thổ và dân tộc. Trên một nghĩa nào đó, dường như người Hoa đã có chỗ đứng quá vững trên đất Việt Nam, họ tuy không nói ra nhưng đã tự khẳng định với nhau về chủ quyền đất đai ở nơi này. Khác với những nghĩa trang của chính người anh em trong gia đình Việt Nam như hàng nhiều nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị đập phá, bứng bia, đạp tượng đài và bỏ cỏ cây mọc um tùm, rễ cây lấn vào âm phần chiến sĩ...! Ngồi một lúc nữa, chúng tôi rời quán cà phê nghĩa trang, cũng xin nói thêm, để vào bên trong nghĩa trang này ngồi nói chuyện, chúng tôi tốn cả buổi tìm hiểu và làm quen với mấy bảo vệ nghĩa trang, sau đó, nhờ một người lượm ve chai, tên Hùng, người Việt, trước đây là thầy dạy võ của đội bảo vệ này dắt vào quán cà phê bên trong ngồi uống. Nhìn những người Trung Quốc ngồi rất ung dung, tự tại trong khu nghĩa trang rộng lớn của họ ngay trên đất Việt Nam, tự dưng gợi lên trong chúng tôi một mối cảm hoài về những nông dân Văn Giang, gia đình anh Ðoàn Văn Vươn và nhiều người dân nghèo Việt Nam không có đủ tiền mua đất xây mộ cũng như hàng nhiều nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị đối xử rất tệ, bị mất dấu trên quê hương. Ðó có phải vì họ không phải là người Trung Quốc? Vì sao người Trung Quốc lại được biệt đãi, người chết cũng có được không gian rộng rãi, có chủ quyền hẳn hoi, trong khi người Việt với nhau lại bỗng chốc trở thành dân oan mất đất, ăn bờ ngủ bụi để vác đơn đi kiện, đến chỗ ngủ ngoài công viên cũng không được yên ổn. Thật là tội nghiệp cho người Việt Nam! Thế mới hiểu cái câu nói của ông T., bảo vệ nghĩa trang có ý nghĩa chừng nào: “Vì đây là tổng lãnh sự quán cõi âm Trung Quốc ở Việt Nam, nên nó được bảo vệ rất nghiêm ngặt!” http://www.nguoiviet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=164674&zoneid=310#.UW2-BUof6YY  
......

Phiên tòa phúc thẩm sắp tới xét xử tám nhà đấu tranh nhân quyền

Ngày 24 tháng 4 năm 2013 vào 7 giờ sáng, phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra để xử các ông Hồ Đức Hòa, Thái Văn Dung, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Xuân Anh, Trần Minh Nhật, Nguyễn Đình Cương, Hồ Văn Oanh và Nguyễn Văn Duyệt tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Các nhà đấu tranh nhân quyền nêu trên thuộc nhóm 17 nhà tranh đấu nhân quyền bị bắt trong thời gian 30 tháng 7 đến ngày 16 tháng 8  năm 2011. Họ đều là thành viên của Dòng Chúa Cứu Thế, và là những người tham gia tích cực trong việc vận động và bảo vệ những quyền lợi kinh tế, xã hội và văn hóa tại Việt Nam. Trong số người bị bắt đã có 14 người bị tuyên những bản án từ 3 đến 13 năm tù trong một phiên tòa diễn ra vào tháng Giêng vừa qua. Họ đã bị giam giữ và bị đem ra xử theo Điều 79 và 88 Bộ luật hình sự về tội 'lật đổ chính quyền' và 'tuyên truyền chống phá nhà nước'. Ông Đặng Xuân Diệu, một trong những người bị tuyên án vào tháng Giêng năm 2013 với bản án 13 năm tù giam đã không được kháng án. Ông đã viết đơn yêu cầu điều tra lại và mở phiên xử mới, tuy nhiên ông đã bị từ chối vì đơn được nộp sau thời hạn quy định là 15 ngày. Nhà đấu tranh nhân quyền này đã bị từ khước quyền thăm viếng và không được tham khảo với luật sư, và vì vậy mà có thể ông đã không kịp nộp đơn kháng án.    Các luật sư của tám nhà đấu tranh nhân quyền cho biết các thân chủ của họ đã phải đối diện với những hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt. Các ông Paulus Lê Sơn, Trần Minh Nhật, Nguyễn Đình Cương và Hồ Văn Oanh đã bị giữ trong những phòng giam không có điện. Họ cũng chỉ được cung cấp thức ăn và nước uống giới hạn, đôi khi thực phẩm cũ thấy rõ. Paulus Lê Sơn không được uống thuốc và không có sách báo, giấy viết. Ông chỉ được có quyển Kinh Thánh sau ba ngày tuyệt thực để phản đối. Trần Minh Nhật được tin là bị một tù nhân khác hành hung cách đây hai tháng. Front Line Defenders một lần nữa kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam hủy bỏ những bản án đối với các nhà đấu tranh nêu trên và thả họ ngay lập tức và vô điều kiện. Hồ Văn Oanh, Nguyễn Đình Cương,  Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Xuân Anh, Paulus Lê Sơn, Thái Văn Dung, Hồ Đức Hòa, Trần Minh Nhật, Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng xem bản thông cáo báo chí ngày 24 tháng 9 năm 2012, lá thư chung của Front Line Defenders và nhiều tổ chức NGO quốc tế khác đề ngày 27 tháng 8 năm 2012, và lời kêu gọi khẩn cấp của Front Line Defender ngày 14 tháng 11 năm 2011.
......

Đến thăm ông Albrecht

Ts. Ernst Albrecht là cựu Thống đốc bang Niedersachsen (Ministerpräsident von Niedersachsen) từ 1976 tới 1990, thủ phủ Hannover. Trong thời gian cầm quyền, Ông đã có việc làm nhân đạo để đời với người tị nạn VN tại Đức. Trong giai đoạn cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, thảm cảnh thuyền nhân tị nạn Việt Nam (Boat-People), vượt biển chín phần chết một phần sống, đã làm dư luận thế giới xúc động. Người Việt quyết tâm bỏ nước ra đi trên những chiếc ghe bé nhỏ, theo ước lượng của Cao ủy Tị nạn LHQ, hàng chục ngàn người đã bỏ xác trên biển trước giông bão, hải tặc, đói khát… Ông Albrecht và gia đình Ông không những chỉ xúc động mà chính Ông đã quyết định hành động. Tuyên bố của Thống đốc Albrecht, bang Niedersachsen nhận đầu tiên 1.000 người tị nạn VN đến Đức vào cuối năm 1978, trước hết một phần từ con tầu tị nạn Hải Hồng và sau đó từ các ghe khác, được đa số dân chúng Đức nhiệt tình ủng hộ, là khởi đầu cho các nước Tây Âu nhận thuyền nhân tị nạn VN. Con tầu nhân đạo Cap Anamur, do Ts. Rupert Neudeck khởi xướng sau đó, bắt đầu hoạt động từ mùa hè 1979. Ngày thứ sáu 5.4.2013 đã có cuộc hội ngộ của 4 người Việt với ông Albrecht ở tư gia của Ông tại Burgdorf, ngoại ô Hannover. Bốn người VN đến thăm Ông, đại diện cho 2 thế hệ người Việt tại Đức: Hai người đã tuổi trên 60, thuộc thế hệ 1 ở Đức, từng sinh hoạt trong các lãnh vực Nhân quyền, Văn hóa, Xã hội tại Đức, hai người thuộc thế hệ 2, sinh ra và lớn lên tại Đức, nói, hiểu và đọc được tiếng Việt, ra trường và có cuộc sống tự lập. Thế hệ 2 đến thăm ông Albrecht, như người „cháu“ đi xa về thăm Ông Bà (nội/ngoại). Ông Albrecht sinh năm 1930, năm nay 83 tuổi. Từ vài năm nay Ông bị Alzheimer, (tại VN coi như bình thường, cho rằng vì tuổi già có lúc nhớ, lúc quên, lúc lẫn…) Tiếp „khách VN“ đến thăm, Ông rất vui và cười rất tươi bắt tay từng người. Ông Neudeck (người sáng lập con tầu Cap Anamur*) cho biết cứ nhắc đến „người VN“ là ông Albrecht bao giờ cũng „sáng“ ra, vì quyết định nhận 1.000 người Việt đầu tiên vào nước Đức năm 1978 là  „Lebenswerk“ nhân đạo để đời của Ông. Từ nhiều năm nay, trong các sinh hoạt lớn của người Việt, về thuyền nhân VN, nếu sức khỏe cho phép, Ông đều có mặt bắt tay thăm hỏi từng người. Cuộc hội ngộ hôm nay Ông rất vui, bà quản gia chăm sóc Ông đã sửa soạn cà phê, trà, bánh ngọt thịnh soạn mời „khách“. Ông hỏi thăm từng người từ đâu đến: Stuttgart, Ingolstadt và Hannover. Ông chân tình mời „khách“, cho biết nhà rộng rãi có phòng trống, có thể ở chơi và ngủ lại tại nhà Ông. Người con gái lớn của Ông là bà Ursula Von der Leyen ở chung nhà (đương kim Bộ trưởng Lao động liên bang trong nội các của bà Thủ tướng Merkel, hiện cùng với gia đình đang đi nghỉ dịp Lễ Phục sinh). Điều thích thú ngạc nhiên, trong lúc nói chuyện, Ông rút ví ra, nhân dịp đến thăm „đầu năm“, Ông „lì xì“ cho 2 cháu gái và 2 khách „không còn trẻ“ mỗi người tờ 5,-Euro. Câu chuyện „chính trị“ duy nhất Ông trao đổi với „4 khách VN“ là việc Hòa giải và Liên minh Âu châu, chính sách nầy nước Đức theo đuổi từ ban đầu, làm giảm cuộc xung đột giữa các nước, mang lại hòa bình lâu dài cho Âu châu. Trong phòng khách có một CD-Radio nhỏ, Ông vặn nhạc để mọi người nghe cho ấm cúng trong lúc thưởng thức cà phê-bánh ngọt. Ông cho biết vườn sau nhà rộng, có nuôi gà, có mấy con dê và ngựa. Hôm nay trời đẹp khô ráo, Ông hỏi có thích đi cùng với Ông ra thăm chuồng gà, cho các con thú ăn và đi dạo trong vườn ? Mọi người hoan nghênh đồng ý. Ông chuẩn bị sẵn bánh mì Toast và nước uống cho các con thú. Ông tuy gầy nhưng người còn rất tráng kiện, đi thoăn thoắt. Ông kể chuyện việc chăm sóc vườn, các con thú và hàng ngày đi dạo cho khỏe. Phòng khách có cây dương cầm, Ông hỏi có ai biết chơi nhạc, „cháu gái thế hệ 2“, Christine Lê, sau ít do dự, đã dạo vài khúc nhạc. Ông rất thích thú, vỗ tay tán thưởng, luôn cười rất tươi.   Thời gian đến thăm qua mau, cũng 90 phút nói chuyện và đi dạo với Ông. Làm kỷ niệm, Ông tặng mỗi người một quyển sách của Ông „Erinnerungen, Erkenntnisse, Entscheidungen“ („Những hồi tưởng, những nhận thức, những quyết định“) với chữ ký của chính tác giả. Trước lúc ra về, thì người em ruột của Ông, George Alexander Albrecht, vừa đến trước cửa, từ Weimar lái xe đến thăm anh. Được biết người em nầy còn là một nhạc trưởng nổi tiếng tại Đức. Chia tay chúng tôi chúc sức khỏe Ông. Tiễn khách ra cửa Ông bịn rịn siết chặt tay từng người. Chúng tôi bồi hồi, cảm xúc trước chân tình của Ông, „ân nhân“ của hàng ngàn người VN ở Đức và thầm nghĩ sẽ trở lại thăm Ông ngày không xa. T.C. ghi (10.4.2013) * Từ mùa hè 1979 con tầu nhân đạo Cap Anamur (do Ts. Rupert Neudeck khởi xướng) bắt đầu hoạt động tại vùng biển Đông, đến 1987 đã cứu hơn 11.000 thuyền nhân VN, đa số về Đức định cư. Từ năm 1985, khi chuyện „thuyền nhân VN“ bớt đi tính thời sự, sau các chuyến vớt người trên biển, người Việt vào Đức ngày gặp khó khăn. Ông Neudeck lúc đó có lần vận động „cầu cứu“ ông Albrecht. Với quyền hành Thống đốc bang Niedersachsen lúc đó, Ông cho ông Neudeck biết, nếu gặp khó khăn thì cứ mang thuyền nhân VN đến bang của Ông rồi giải quyết sau. Cách hành xử nhân đạo „không bàn giấy“ (unbürokratisch) của ông Albrecht lại càng làm cho người Đức yêu chuộng nhân đạo và người VN thêm quý Ông.  
......

Ý thức chủ quyền: Sự sai sót lẻ lẻ tình cờ hay sự cố ý có hệ thống ?

Trên báo Pháp Luật online số ra ngày 31.3.2013 có bài viết với nhan đề: „Ý thức chủ quyền có vấn đề „ của tác giả Phạm Chu Sa đã đưa ra nhiều sự kiện được phía nhà nước CSVN cho là những sai sót lẻ tẻ trong việc in ấn một số sách tham khảo của học sinh in bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoặc sách tập đánh vần cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1 có in cờ Trung Quốc trước cổng trường!... Mới đây, các phóng viên văn hóa lại phát hiện hàng loạt sách dạy tiếng Anh hướng dẫn du lịch xuất bản từ năm 2005 đến nay, như: “360 độ tiếng Anh dành cho hướng dẫn viên du lịch”,“Thực hành đàm thoại tiếng Anh ngành du lịch”,“Đàm thoại tiếng Anh thực dụng cho ngành du lịch”; “Giao tiếp tiếng Anh trong dịch vụ văn hóa bảo tàng”… Mặc dù đây là những sách dạy tiếng Anh về du lịch nhưng hầu hết chỉ toàn giới thiệu đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Trung Quốc! Câu hỏi đặt ra là tại sao sách dạy đánh vần cho học sinh lớp 1, sách dạy tiếng Anh về du lịch lại phải nhập từ Trung Quốc? Tại sao tại Hội chợ Du lịch quốc tế tại Đức vừa qua, gian hàng Việt Nam lại giới thiệu danh thắng Lạc Sơn Đại Phật của Trung Quốc? Rồi các sự kiện một resort ở Đà Nẵng ghi biển Đông là “South China Sea”… Không chỉ trong lĩnh vực văn hóa, du lịch mà sự việc còn lấn sang nhiều lĩnh vực khác, như mới đây nhất, hệ thống siêu thị Big C bán nho Việt Nam nhưng gắn cờ Trung Quốc! Nên nhớ, trước đó ít lâu, hệ thống Big C cũng đã từng bán áo phông in hình bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những câu hỏi tại sao đã xâu chuỗi nhiều sự kiện khiến dư luận cho rằng đây không chỉ là sự sai sót lẻ lẻ tình cờ, mà là sự cố ý có hệ thống.
......

Trí thức lỏng

Thế hệ trên dưới 60 được xem như thế hệ bắt đầu của một nền giáo dục dưới chính thể mới. Dạo đó không ít các nhà quản lý giáo dục hể hả tuyên bố một câu xanh rờn” chúng ta tự hào khi có thể giảng dậy tiếng Việt trên bục trường đại học”. Hậu quả của sự tự mãn quá lớn này đã để lại hậu quả là hầu hết các trí thức của ta được đào tạo trong nứoc từ năm 1954 đổ lại đây đều không xử dụng thành thạo nổi một ngoại ngữ. Điều này làm ta chạnh lòng khi nghĩ đến thế hệ cha ông ta thời Pháp chỉ mới ở trình độ sơ học yếu lựơc – tương đương lớp 5 hiện nay đã có thể nói và đọc tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ. Nhưng thôi, tạm coi hiện trạng mù ngoại ngữ này như một tồn tại lịch sử của một thời ấu trĩ trong giáo dục. Còn hiện nay trong xu thế người ta thích tự hào, kiêu hãnh, thích lập kỉ lục ởnhiều lĩnh vực nên Việt nam ta trong một vài năm gần đây thường oang oang những danh từ tự phong như “cường quốc thế giới về đóng tàu” khi Vinasin chưa bị đổ bể. Rồi gần đây các nhà quản lý văn nghệ lại hào phóng hô to” Việt nam ta là cường quốc thơ “khi phong trào nhà nhà, phố phố, ngưòi ngưòi làm thơ dẫn đến tình trạng lạm phát thơ.  Trở lại lĩnh vực giáo dục. Gần đây các nhà quản lý ngành này lại kiêu hãnh khoe “Việt nam là quốc gia đứng đầu Đông nam Á về số lưộng giáo sư, tiến sĩ”. Tinh sơ sơ Việt nam ta hiện nay với gần 90 triệu dân thì đã có tới 24000 tiến sĩ , 9000 giáo sư. Nếu chia bình quân số ngưòi có học vị này so với thế giới thì quả là đáng tự hào. Nhưng đáng buồn thay sau con số hoành tráng các nhà trí thức có học vị này là cả một thực tế thê thảm về trình độ học vấn của Việt nam ta cũng như trình độ thực của các nhà trí thức nứơc ta.  Theo con số được công bố thì Việt nam có tới gần 400 trường đại học, cao đẳng thuộc các ngành nghề , các viện tương đương …nhưng tệ hại thay không có trường nào lọt vào danh sách 500 trường đại học nghiêm chỉnh và danh giá trên thế giới. Đã gọi là các nhà trí thức có học vị cỡ tiến sĩ, giáo sư thì tiêu chuẩn đầu tiên là bài báo, công trình công trình nghiên cứu khoa học hàng năm và qui chuẩn nhất là các nghiên cức này được đăng kí bằng sáng chế tại Mỹ. Tình hình nay ở Việt nam ta ra sao?. Với 33 nghìn vị trí thức có học vị giáo sư, tiến sĩ đó nhưng giai đoạn từ 2000 đến 2006 nứơc ta vẻn vẹn có 19 bằng sáng chế. Giai đoạn từ 2007 đến 2010 Việt nam chỉ còn 5 bằng sáng chế. Năm 2011 với xấp xỉ 90 triệu dân, 33000 giáo sư, tiến sĩ thì số bằng sáng chế của Việt nam ta  đăng kí tại Mỹ lại là còn số không tròn trĩnh. Cũng trong năm 2011 này chưa nói đến các nứơc có trình độ kinh tế hiện đại, trí thức tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc… Mà chỉ so sánh với các quốc gia trong khu vực thì Đài Loan với 23 triệu dân có tới 8781 bằng sáng chế, Israel vẻn vẹn 7,3 triệu dân đã đăng kí 1981 bằng sáng chế. Còn các nứơc vùng Đông Nam Á thì năm 2011 cũng là năm bội thu về số lượng bằng sáng chế đăng kí tại Mỹ. Singapo với 4,8 triệu dân có tới 647 bằng. Malaixia với 27,9 triệu dân có 161 bằng, Thái Lan với 68,1 triệu dân có 53 bằng….  Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn này do đâu ? Nứơc ta hiện nay ra ngõ không chỉ gặp nhà thơ mà còn gặp một vị tiến sĩ hay giáo sư. Nhưng trong 33000 giáo sư tiến sĩ đó thì có đến hơn 70 % không dính dáng gì đến nghiên cứu khoa học, thậm chí cả đời không viết một bài báo nào có tính khoa học. Đa số các vị có bằng cấp này đều làm chức vụ hành chính. Ông Phạm Bích San Tổng thư kí Các hội khoa học, kĩ thuật Việt nam đã ngao ngán nhận xét”chúng ta gần như không có ai có nghiệp khoa học…quên mình vì khoa học được ghi nhận bằng các giải thưởng quốc tế tầm cỡ”. Hình như sau hàng loạt nghị quyết khuyến khích hình thức về bằng cấp đã khiến cho thị trường bằng cấp thật giả càng có đà phát triển. Người ta tìm mọi cách để có được tấm bằng học vị làm điểm tựa tiến thân thay vì xả thân cho sự đào tạo, rèn luyện nghiêm chỉnh. Trên danh thiếp, trong lời giới thiệu người ta xính và coi như mốt thời thượng giới thiệu học vị đi liền với chức sắc. Những vụ phát giác ông thứ trưởng, ông giám đốc sở, ông vụ trưởng nọ kia dùng bằng giả… đã trở thành phổ biến ở nứơc ta. Phải chăng chính sự yếu kém của các nhà trí thức Việt nam như vậy nên chẳng những nền giáo dục nứơc ta đang là một nền giáo dục yếu kém, nhiều bất cập nhất mà Việt Nam cũng là một quốc gia có vị trí thấp trong thang bậc trí tuệ toàn cầu ( hạng 76 trên 141 quốc gia được đưa vào xếp hạng).   Nghĩ lại một thời không xa trí thức thế giới nghiêng mình khâm phục  trí tuệ và công trình của những nhà trí thức lớn của Việt nam như Giáo sư Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng .. Chúng ta càng lo lắng khi căn bệnh trí thức lỏng của nứơc ta vẫn ngày càng phát triển và chưa có biện pháp nào hữu hiệu ngăn chặn.  Nguyễn Hiếu http://trannhuong.com/tin-tuc-15296/tri-thuc-long-.vhtm          
......

Vai trò và bổn phận của giáo dân trong việc góp ý sửa đổi Hiến pháp

Tối 27/3/2013, Cha Bề trên tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội Mát-thêu Vũ Khởi Phụng đã có buổi nói chuyện với các giáo dân tại nhà thờ Thái Hà về bổn phận và vai trò của người giáo dân trong việc góp ý sửa đổi Hiến pháp. Theo ngài, vì là những giáo dân công dân, nên mọi tín hữu Công giáo vừa có bổn phận và trách nhiệm đối với xã hội và đối với Giáo hội. Trong việc tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp, các giáo dân phải lấy tất cả lương tâm và trách nhiệm của mình, tìm hiểu cách kỹ lưỡng những gì cần góp ý và góp ý một cách thẳng thắn, không được đặt bút ký vội vã khi được các cơ quan nhà nước yêu cầu. Hội đồng Giám mục Việt Nam, đại diện cho tất cả mọi tín hữu Công giáo Việt Nam, đã chính thức lên tiếng góp ý trong bản “Nhận định và Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992”. Vì thế, mọi góp ý của các giáo dân phải tham chiếu bản nhận định này của Hội đồng Giám mục Việt Nam để không đi ngược lại với tiếng nói chính thức của toàn thể Giáo hội. Những ngày này, nhà cầm quyền Việt Nam đang ráo riết, bằng nhiều cách thức khác nhau như dùng hệ thống truyền thông tivi, báo, đài, cho người tới các khu phố, thôn, ấp, làng xã, tuyên truyền cho cái “trò hề” gọi là “nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp” nhằm cố tình hợp pháp hóa “vai trò lãnh đạo của đảng”, phủ nhận những đóng góp đầy tâm huyết của các nhân sĩ trí thức, của các Giám mục đại diện Giáo hội Công giáo Việt Nam. Không chỉ có vậy, Đài Truyền hình Việt Nam trong chương trình thời sự tối 26/3/2013 đã bất chấp cả đạo lý và sự thánh thiêng của niềm tin Tôn giáo, dựng lên một “linh mục giả”, hòng làm giảm uy tín và tiếng nói trung thực của Giáo hội Công giáo Việt Nam mà đại diện tối cao là các Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.Linh mục giả Chắc chắn, những việc làm bất chấp lương tâm và đạo lý của Đài truyền hình Việt Nam – kênh truyền hình phủ sóng toàn quốc, ít nhiều đã có những tác động tiêu cực đến quảng đại quần chúng, cách riêng đối với những tín hữu Công giáo, khiến mọi người, ngay cả một số tín hữu vì thiếu thông tin, có thể hiểu sai về Giáo hội Công giáo, cách riêng các vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Do đó, thiết nghĩ, sau những gì truyền thông nhà nước đang cố tình dùng mọi kỹ xảo để bóp méo tiếng nói trung thực, thẳng thắn, đầy tâm huyết và có tính xây dựng của các Đức Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, mọi tín hữu Việt Nam đều có bổn phận và trách nhiệm phổ biến bản “nhận định và góp ý Hiến pháp của Hội đồng Giám mục” tới mọi người, đặc biệt mọi thành phần dân Chúa tại Việt Nam. Việc làm này thực sự cần thiết và không khó, chỉ cần mỗi người giáo dân nhận trách nhiệm phổ biến cho một người, thì không bao lâu mọi người đều biết được tiếng nói chính thức của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Thư chung của Hội Đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 gửi cộng đồng Dân Chúa Việt Nam đã nói rõ về sứ mạng của người tín hữu Chúa Kitô ở Việt Nam: “Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc, hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước. Công đồng dạy rằng “Hội Thánh phải đồng tiến với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận trần gian với thế giới” (MV 40,2). Vậy chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, đất nước này là lòng mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa” (số 9). Đức Thánh cha Benedict 16 cũng đã nhiều lần nhắc nhở các tín hữu Việt Nam “Công dân tốt là giáo dân tốt”. Vì thế, trong thời khắc hết sức quan trọng này của tổ quốc và dân tộc, người công giáo tốt không thể bàng quan, ẩn mình trong những tháp ngà của sợ hãi, hèn nhát, vô cảm. Trái lại, họ phải chứng tỏ mình là người can đảm, lên tiếng tố cáo những bất công, ra sức bảo vệ Tổ quốc, Giáo hội và những quyền cơ bản của người dân, cách đặc biệt trong lần sửa đổi Hiến Pháp này. 29/3/2013  
......

Quốc Hội Mỹ sẽ vinh danh "người tù Hỏa Lò" John McCain vào tháng 4

Người "tù Hỏa Lò Hà Nội" nổi tiếng John McCain hơn bốn thập niên trước đây, từng là ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ, sẽ được Quốc Hội Hoa Kỳ vinh danh trong tháng 4 tới đây trong một buổi lễ đánh dấu ngày ông thoát khỏi nhà tù cộng sản Việt Nam. Ông John McCain là sĩ quan phi công của lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ đã bị bắn rơi trong một phi vụ trên miền Bắc VN trong cuộc chiến Việt Nam hồi năm 1968. Sau 5 năm rưỡi bị giam cầm ở nhà tù Hỏa Lò, mà người ta đặt cho cái tên là “Khách sạn Hilton Hà Nội”, ông được trả tự do vào ngày 14 tháng 3 năm 1973. Giờ đây ông John McCain đã là Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa trong Quốc Hội Hoa Kỳ. Hồi tuần qua, nhân dịp đánh dấu 40 năm ngày ông thoát cảnh lao tù, Tổng Thống Obama đã có cuộc găp gỡ có riêng tư với các Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa và bày tỏ lòng biết ơn đối với sự nghiệp phục vụ trong quân đội của ông John McCain.   Hôm qua 21-3, tin từ tiết lộ từ quốc hội Hoa Kỳ cho hay sẽ có bữa tiệc đặc biệt vào ngày 11-4, sau khi Quốc Hội quay lại làm việc sau 2 tuần nghỉ hằng năm. Hiện chi tiết chương trình đặc biệt vinh danh người tù Hỏa Lò nổi tiếng này chưa được công bố chính thức.   Riêng các quan sát viên thì dịp kỷ niệm ngày TNS John McCain được tự do sẽ là dịp hai Đảng ngồi lại với nhau ở Hoa Thịnh Đốn, một cơ hội khá hiếm hoi trong bầu không khí "đấu khẩu" nặng nề hiện nay.
......

Nước ngọt, nguyên nhân gây xung đột ?

4 tỷ người trên trái đất không có nước ngọt để dùng 24 giờ trên 24 ; 3 tỷ không có máy nước trong nhà. Theo dự phóng của Liên Hiệp Quốc thì đến năm 2020 nhu cầu về nước ngọt để phục vụ cho ngành công nghiệp sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện tại ; nhu cầu tiêu thụ của các hộ gia đình sẽ tăng thêm 130 % ; 40 % trên tổng số 9 tỷ con người sẽ sống ở những vùng bị thiếu nước. Không phải ngẫu nhiên mà Liên Hiệp Quốc đặt 2013 là năm của « sự hợp tác quốc tế về nước ngọt ». Ở châu Á, để bảo đảm nhu cầu của nền nông nghiệp, Trung Quốc không ngần ngại chèn ép các nước láng giềng phương nam với những dự án xây đập trên dòng sông Mêkông.Tại Trung Cận Đông, Syria và Irak cùng đang lo lắng bị Thổ Nhĩ Kỳ cướp đi nguồn nước ngọt quý giá trước các dự án xây dựng đập thủy điện của Ankara trên thượng nguồn hai con sông Tigre và Euphrate. Nhìn sang Bắc Mỹ, khúc sông Rio Grande chảy qua Mêhicô bị đe dọa cạn kiệt. Với 8 dự án xây đập thủy điện trên sông Mêkông mà đến nay 4 trong số đó đã hoàn thành, Bắc Kinh thường xuyên bị các đối tác Đông Nam Á tố cáo là ích kỷ, giữ nguồn nước cho riêng mình. Năm 2010 Việt Nam, Thái Lan và Lào từng điên đảo khi thấy mực nước sông Mêkong xuống thấp đến mức kỷ lục. Theo nhiều chuyên gia, đến mùa khô hạn, Trung Quốc có thể hút đến 50 % lượng nước sông Mêkong. Khi ủy hội sông Mêkong được hình thành vào năm 1995, Bắc Kinh đã thận trọng đứng ngoài. Từ đó đến nay, ý thức được rằng thái độ làm ngơ của mình sẽ làm xấu đi hình ảnh của một đất nước Trung Quốc đang vươn lên, cho nên Bắc Kinh bắt đầu « đối thoại » với các nước có liên quan. Nhìn chung, đối với những nền kinh tế đang trỗi dậy như Trung Quốc, Brazil hay Ấn Độ sự đối đầu giữa dân cư thành thị và nông thôn để tranh dành nguồn nước ngọt cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Theo như nhận xét của ông Gérard Payen, cố vấn cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về vấn đề nước, những xung đột để tranh dành nguồn nước thường xuyên xảy ra ở cấp địa phương nhiều hơn là giữa hai quốc gia sát cạnh nhau. Hiện tại mới chỉ có 29 trên tổng số 103 quốc gia trên thế giới đã phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về việc sử dụng nguồn nước ngọt, do vậy văn bản này dù đã ra đời từ năm 1997 vẫn chưa chính thức có hiệu lực. Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đương nhiên không phê chuẩn công ước quốc tế về nước ngọt khi biết rằng công ước Liên Hiệp Quốc về nước ngọt quy định các quốc gia ở thượng nguồn phải quản lý một cách chừng mực và phải chia sẻ với các nước ở hạ nguồn con sông tài sản thiên nhiên quý giá đó. Tranh chấp về việc sử dụng nước của con sông Nil tại châu Phi giữa 11 quốc gia ngày càng trở thành một hồ sơ nóng bỏng. Tình hình tương đối thư giãn hơn đối với dòng sông Senegal. 40 % nhân loại bị thiếu nước ngọt Từ cuối 2010, Liên Hiệp Quốc đã khẳng định rằng đến năm 2015 thì sẽ có đến 95 % dân số trên địa cầu được sử dụng nước ngọt. Thực tế không hẳn là như vậy vì theo thẩm định của các chuyên gia, hiện tại hãy còn 1,1 tỷ người trên thế giới thiếu nước sạch. Còn căn cứ vào các số liệu được Diễn Đàn Quốc Tế về Nước cung cấp vào năm ngoái : hiện còn 4 tỷ người trên trái đất không có nước ngọt để dùng 24 giờ trên 24 và có tới 3 tỷ không có máy nước trong nhà. Theo dự phóng của Liên Hiệp Quốc thì đến năm 2020 nhu cầu về nước ngọt để phục vụ cho ngành công nghiệp sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện tại ; nhu cầu tiêu thụ của các hộ gia đình sẽ tăng thêm 130 % ; 40 % trên tổng số 9 tỷ con người sẽ sống ở những vùng bị thiếu nước. Nếu chúng ta nhìn vào 2 quốc gia đông dân nhất hành tinh là Trung Quốc và Ấn Độ thì Liên Hiệp Quốc cảnh báo : sông ngòi Trung Quốc ngày càng ô nhiễm ; hơn ¼ các cơ quan lọc nước của Trung Quốc cung cấp nước không bảo đảm chất lượng. Còn tại Ấn Độ, không một thành phố nào, hay một ngôi làng nào trên quê hương thánh Ghandi bảo đảm dịch vụ cung cấp nước sạch và an toàn cho người dân được 24 giờ trên 24 và 7 ngày trong tuần ! Trong lúc Ấn Độ khan hiếm nước như vậy thì lại có tới 70 % nguồn nước quý giá từ Hy Mã Lạp Sơn bị lãng phí chỉ vì hệ thống dẫn nước cổ lỗ ! Thế còn tại Việt Nam thống kê chính thức cho thấy hiện tại 92 % dân cư đã có nước ở trong nhà. Tỷ lệ đó chỉ là 52 % vào đầu thập niên 1990. Tuy nhiên theo một tổ chức phi chính phủ của Nhật thì ở thành phố 59 % các hộ gia đình đã lắp máy nước trong nhà, 41 % còn lại vẫn phải sử dụng nước giếng hoặc máy nước công cộng. Tại các làng quê Việt Nam, tỷ lệ nói trên rơi xuống còn 15 %. Điều đáng quan ngại hơn cả vẫn theo tổ chức này, thì không một nơi nào tại Việt Nam, nước ngọt được coi là bảo đảm chất lượng an toàn. Người dân ở đây phải lọc nước và đun sôi trước khi uống. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới Turn Down the Heat vừa được công bố gần đây, nếu như nhiệt độ trái đất tăng thêm 4 ° C thì sẽ có từ 43 đến 50 % nhân loại phải sống ở những vùng khô cằn. Nước bẩn là nguyên nhân gây nhiều bệnh tất và là khiến có tới 4000 trẻ em tử vong mỗi ngày. Vẫn theo báo cáo nói trên, thiệt hại kinh tế do không có được hệ thống lọc nước an toàn có thể lên tới 7 % GDP của một quốc gia.
......

Thử tìm hiểu những mắt xích bị đứt trong trận Trường Sa 14/3/1988

Trận Trường Sa ngày 14/3/1988 đã xẩy ra cách đây một phần tư thế kỷ, nhưng cho đến nay, để tìm hiểu thêm về trận đánh này người ta vẫn thấy có những khoảng trống khó hiểu. Quân sự của CSVN có ghi chép một số sự kiện về biến cố này, tuy nhiên với thói quen cố hữu cạo sửa, uốn nắn lịch sử cho mục tiêu tuyên truyền và nắm quyền của đảng, những ghi chép này có thể không hoàn toàn trung thực theo như nghĩa “sử” của nó. Còn đảng CSVN vẫn khoe rằng họ lãnh đạo đất nước đi “từ chiến thắng này sang chiến thắng khác” nhưng hai biến cố lớn và quan trọng là Trường Sa 1988 và trận biên giới phía bắc trước đó lại không được khoe ra và hoàn toàn không được một sử sách nào của họ đề cập đến. Có lẽ hình ảnh rõ rệt và duy nhất về trận đánh Trường Sa là video tuyên truyền của Trung Cộng được tung trên mạng internet từ năm 2008. Qua đó, người ta thấy những người lính Việt Nam đang lom khom dưới biển, nước ngập tới lưng. Sau mấy tiếng “tả, tả, tả!....” (đánh, tấn công), các súng lớn súng nhỏ trên tàu chiến Trung Cộng thi nhau xả đạn vào những người lính và ba con tàu của Việt Nam. Tường thuật của 9 chiến sĩ VN sống sót trở về đi vào chi tiết và cận cảnh hơn, làm nổi rõ thêm sự tàn bạo của lính Trung Cộng được ghi lại trong video kể trên. Trên một số diễn đàn Anh ngữ thảo luận về biến cố Trường Sa, người ta đã không khỏi ngạc nhiên về những gì họ thấy được trong video của Trung Cộng. Không ít người gọi đây là “cuộc tàn sát” chứ không thể nào coi là một trận hải chiến theo đúng nghĩa của nó. Từ đó câu hỏi được đặt ra là: “Tại sao phía VN (lãnh đạo VN) lại để những người lính của mình phải chiến đấu trong hoàn cảnh như vậy? Và ai phải chịu trách nhiệm về việc này?” Đây cũng là câu hỏi được nhiều người VN đặt ra, nhất là vào thời điểm cận kề ngày giỗ của các tử sĩ Trường Sa. Trước khi thử đi tìm câu trả lời cho câu hỏi vừa kể, thiết tưởng cũng nên biết qua một vài đặc điểm liên quan đến các trận đánh trên biển. 1/ Trên mặt biển mênh mông, ngoại trừ trường hợp thời tiết xấu cản trở tầm nhìn, tầm quan sát trên mặt biển rất xa. Độ xa này tuỳ thuộc theo độ cao của đài chỉ huy chiến hạm. Trong trường hợp thời tiết tốt, tầm quan sát chỉ bị giới hạn bởi độ cong của quả đất (tức là có thể thấy tàu bè khác ở tận chân trời). Ngay cả trường hợp thời tiết xấu hay trong đêm tối thì qua phương tiện radar và bảng “vận chuyển chiến thuật” có sẵn trên các chiến hạm (ra đời sau thế chứ hai), người ta dễ dàng tính toán được chính xác hướng đi và vận tốc tàu địch. Vì vậy, các trận đánh trên mặt biển (không có tàu ngầm tham chiến) thường thì cả hai bên đều thấy và theo dõi nhau từ rất xa, và vì vậy có nhiều thời gian thay đổi vận chuyển (hướng, vận tốc,v.v....), đội hình và chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho việc nổ súng khi tàu địch trong tầm tác xạ. 2/ Các khẩu hải pháo của chiến hạm phần lớn là súng phòng không, sơ tốc lớn (sơ tốc: Vận tốc đầu đạn khi ra khỏi nòng súng) nên có sức công phá mạnh và đạn đạo tương đối thẳng (dễ trúng đích), có nhịp bắn nhanh và tương đối chính xác trong tầm sát hại. Các loại pháo 37 ly, 40 ly được đề cập đến trong trận Trường Sa thuộc loại này. Vì vậy, súng cá nhân với tầm bắn trên 1 cây số và tầm sát thương 200m trở lại không đóng vai trò quan trọng trong một trận chiến trên biển. 3/ Các ổ hải pháo trên chiến hạm không xoay tròn 360 độ được, mà bị giới hạn ở một góc độ nào đó để không hướng và bắn vào đài chỉ huy của chiến hạm mình khi lâm chiến. Do đó, khi tàu neo (hoặc đậu) tùy theo hướng gió và giòng nước, con tàu gần như nằm ở một hướng độ nhất định nào đó. Vì không xoay tròn 360 độ được, khi tàu neo, một vài ụ súng có thể không hướng về phía chiến hạm địch được. 4/ Do đặc tính về không gian và tầm hoạt động rộng lớn và chiến trường trên biển cũng thường ở rất xa căn cứ, đòi hỏi thời gian di chuyển; vì vậy các chiến hạm thường thực hiện những công tác dài ngày theo kế hoạch đã định trước với loại chiến hạm và các khí tài phù hợp cho nhiệm vụ. 5/ Ngoại trừ đang ở trong cuộc chiến với nước thù địch, mọi quyết định lâm trận với một lực lượng ngoại quốc thường đến từ giới chức cao nhất của quốc gia với một số mục tiêu cụ thể. Thí dụ như tổng thống Mỹ quyết định mở các trận chiến ở Trung Đông, thủ tướng Anh với trận Falkland (1982); hoặc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với thủ bút ra lệnh hai điểm cho trận chiến Hoàng Sa a/ Kìm chế và đuổi tàu Trung Cộng ra khỏi lãnh hải Việt Nam, b/ Trong tường hợp bất khả kháng thì toàn quyền hành động để bảo vệ chủ quyền đất nước. Với các điểm khá phổ quát liên quan đến trận chiến trên biển vừa liệt kê ở trên, kiểm điểm lại những gì đã diễn ra ở trận Trường Sa thì dường như tất cả đều có sự bất thường nào đó. ’Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không?’ Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời không rõ ràng. Trong một bài viết mới đây trên trạng mạng Việt Study (1), tác giả Lê Ngọc Thống đã rất chính xác khi đặt vấn đề: “Trước một kẻ thù to lớn, hung hăng, hiếu chiến, điều quyết định đầu tiên là Hải quân Việt Nam có dám đánh lại chúng hay không? Vì chỉ khi dám đánh mới nghĩ ra cách đánh để thắng.” Ở trận Trường Sa 1988 tiền đề này gần như không ai đặt ra. Mắt xích lãnh đạo chỉ huy bị đứt ở cấp cao nhất. Trong hồi ức về trận chiến này, dưới bút danh Phạm Trung Trực, một sĩ quan hải quân trong chiến dịch CQ 88 bảo vệ Trường Sa lúc đó đã thuật lại rằng: “Cuối tháng 2-1988 Hải quân Trung Quốc tăng thêm 4 tàu hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa.Tình hình trở nên hết sức căng thẳng. Bộ Tư Lệnh hải quân liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong những nội dung đề nghị cấp trên giải đáp ngay: Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không? Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời không rõ ràng.” Với thái độ vô trách niệm này của hàng lãnh đạo (tức Bộ Chính Trị), các cấp kế tiếp chẳng ai thấy cần thiết phải làm gì thêm, chưa nói đến việc “phải nghĩ ra cách đánh để thắng”. Lãnh đạo như vậy là đã tệ rồi, nhưng thực tế thì còn tệ hơn nhiều. Trên trang mạng AnhBaSam gần đây có đăng vài giòng tin ngắn về lệnh của cấp bộ chỉ huy kế tiếp (tức bộ quốc phòng) trong trận Trường Sa như sau: “Bộ trưởng Quốc Phòng lúc đó là Lê Đức Anh đã ra lệnh cho các chiến sĩ của ta không được nổ súng bắn vào quân TQ tấn công chiếm đảo vì sợ ’bị khiêu khích’. Chỉ một nhóm chiến sỹ đã cưỡng lệnh này và bắn vào kẻ xâm lược.” Với mệnh lệnh rất rõ ràng và cụ thể như vậy, có lẽ bộ tư lệnh hải quân bị ở vào thế mắc kẹt. Vì vậy, tuy có quyết tâm cao như thành lập bộ chỉ huy tiền phương để giải quyết mọi tình huống, chuyển các phương án chiến đấu phù hợp với tình hình từ “sẵn sàng chiến đấu” vào cuối tháng 10/1987 sang sẵn sàng “chiến đấu cao” vào đầu tháng 3/1988, đưa người và phương tiện ra đảo xây dựng công sự, nhận định xác đáng về vị trí chiến lược của đảo Gạc Ma, v.v... nhưng lại hoàn toàn không có một lực lượng nào để ngăn chặn sự lấn chiếm trong khi Trung Cộng này càng gia tăng cường độ gây hấn; cũng như để yểm trợ và bảo vệ cho các chiến sĩ của mình đang làm nhiệm vụ xác lập chủ quyền đất nước. Cuối cùng, để đối đầu với lực lượng thật hùng hậu của địch, phía hải quân VN chỉ đưa đến chiến trường 3 tàu vận tải với lệnh: ngăn chặn sự lấn chiếm của Trung Quốc bằng cách nhanh chóng xây dựng các cơ sở vật chất trên một số đảo. Điều này cho thấy mệnh lệnh ở trên đã giới hạn quan niệm hành quân của hải quân rất nhiều, dù rằng các cấp chỉ huy hải quân chắc chắn đều biết rõ những đặc điểm chiến đấu trên biển như đã nêu ở trên để có thể thực hiện một phương án tối ưu nào đó, vừa bảo vệ được tối đa các hòn đảo, vừa hạn chế thiệt hại đến mức tối thiểu. Cũng có thể là do nhân sự và phương tiện chiến đấu hạn chế, nhưng nhiều phần đây có lẽ là cách để các chiến sĩ của ta không có cách nào bắn vào quân Trung cộng tấn công chiếm đảo, để không trái lệnh của bộ trưởng quốc phòng. Bắn vào quân Trung Quốc là điều rất dễ xẩy ra nếu hải quân có một lực lượng chiến đấu đúng nghĩa ở trên mặt biển, vì dù ở thế yếu hơn các chiến sĩ hải quân chắc chắn không cam chịu nhục nhã trước sự gây hấn và lấn chiếm của quân xâm lược. Cũng vì những mệnh lệnh như trên mà các chiến sĩ ở chiến trường đã hoàn toàn bị bất ngờ khi bị địch bắn xối xả vào lúc tàu đang neo đậu và một phần binh sĩ đang ở dưới biển. Cần nêu ra một vài chi tiết ở đây để có thể thể nhận thấy rằng các chiến sĩ hải quân có khả năng rất cao trong tình thế nguy nan lúc đó. Với quân số tổng cộng tại chỗ của cả HQ 604, 605, và 505 là khoảng hơn 80 người; nhân số này thực ra chưa đủ, hoặc chỉ tròm trèm với cấp số nhân sự cho một dương vận hạm như HQ 505 hoạt động bình thường. Khi súng nổ một số lớn binh sĩ đang ở dưới nước, nhân số còn lại trên tàu hẳn là rất ít ỏi; thế nhưng trong tình huống đó họ đã thực hiện cùng một lúc 3 nhiệm sở trong vòng 28 phút của trận chiến: Nhiệm sở neo (nhổ neo), nhiệm sở tác chiến (chống trả sự tấn công của Trung Quốc), nhiệm sở vận chuyển và ủi bãi. Chính báo cáo của Trung Quốc cho biết họ có 6 người bị tử thương, 21 bị thương, nên có thể tin rằng những thiệt hại này do HQ 505 gây ra cho địch, vì tại chiến trường lúc đó chỉ có chiến hạm này có loại pháo 40 ly và 20 ly, là loại súng có nhịp bắn nhanh, chính xác và tầm sát hại lớn. Với những phân tích vừa kể, không còn nghi ngờ gì nữa, chính thái độ vô trách nhiệm của cấp lãnh đạo cao nhất, rồi sau đó mệnh lệnh không được bắn vào quân xâm lược là nguyên nhân dẫn đến việc không có một phương án hành quân để bảo vệ các chiến sĩ VN và chống trả lại địch hữu hiệu. Đồng thời cũng đặt các chiến sĩ tại mặt trận vào một tình thế hoàn toàn bất ngờ trước sự hiếu chiến và tàn bạo của kẻ thù. Với những mệnh lệnh không rõ ràng đó của cấp trên, có thể khiến các chiến sĩ tại mặt trận cho rằng tuy xẩy ra sự giành giật các hòn đảo qua lại, nhưng sẽ không có nổ súng (vì mình không được phép bắn vào địch). Như vậy, đã rất rõ ràng ai là người chôn vùi các chiến sĩ Trường Sa. Thái độ này của giới lãnh đạo CSVN càng thể hiện rõ sau này qua việc bỏ trống sự kiện Trường Sa trong sử sách, cấm các phương tiện truyền thông nhắc nhở, cấm các buổi tổ chức tưởng niệm, thậm chí chữ “anh hùng” trên bia một anh hùng Trần Văn Phương cũng bị đục bỏ. Năm ngoái blogger Mai Thanh Hải đã nghẹn ngào vì khóc cho các chiến sĩ Trường Sa mà cũng bị cấm, còn giáo sư Hà Văn Thịnh thì uất nghẹn: “Tháng baSao tôi chẳng được quyền kể về các anh?Lỡ gọi tên có thể là tù tộiAnh dũng hiên ngang bị vùi trong bóng tốiViệt Nam ơi, nhức mỏi đến bao giờ?’(Trích bài thơ ’Tháng 3, ngày 14, Việt Nam ơi’ ) - - - (1) Lê Ngọc Thống http://www.viet-studies.info/kinhte/LeNgocThong_DamDanhBietDanh.htm
......

Đúng hết thì đóng góp ý kiến làm gì?

Mấy hôm nay bữa cơm nào cũng nhức đầu vì các ông tiến sĩ, giáo sư lý luận học viện HCM, các ông cựu chiến binh, các đoàn viên thi nhau được VTV mời lên để ủng hộ điều 4 hiến pháp, ủng hộ đất đai sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý đằng sau là Đảng lãnh đạo, rồi quân đội trung thành với Đảng là đúng hơn so với trung với nước.   Có ông ý kiến thế này, người ta đa đảng nên cần tam quyền phân lập, chúng ta một đảng nên không cần phải tam quyền phân lập.   Trước ý kiến đòi hỏi đa đảng như người ta thì các ông lại trả lời kiểu chúng ta một đảng vẫn lãnh đạo được cần gì phải đa đảng. Đòi đa đảng là chống phá chế độ, doạ thế bố ai còn dám góp ý. Về đất đai có ông bảo dân đi biểu tình khiếu nại chỉ nói về việc cụ thể, có ai giương biểu ngữ đòi sở hữu tư nhân đâu. Từ đó suy ra dân không có nhu cầu này. Híc (lỡ mai dân oan giăng biểu ngữ đòi quyền sử dụng đất tư nhân thì ông nói sao ?)   Có ông cứ lôi HCM ra làm căn cứ như kiểu chứng minh mệnh đề toán học, HCM đã nói thế này, HCM đã nói thế kia, rồi ông lôi đâu ra câu HCM từng nói là quân đội ta trung với Đảng, hiếu với Dân. Quân đội ta của Bác Hồ phải theo con đường của bác Hồ. Chứng minh lý luận kiểu chỉ cần lôi HCM ra bảo từng nói thế là xong, thằng nào cãi lại HCM là bôi nhọ lãnh tụ, khép tội luôn.   Chưa ai nghĩ rằng HCM có nói đúng như thế không. (hay bọn này bịa) đến nghi vấn đấy cũng chả ai dám nghĩ, nói gì đến chuyện HCM có nói như thế, nhưng nói như thế có đúng hay không thì càng chả ai dám. Cái này của Cộng Sản cũng y hệt như tôn giáo, Chúa đã nói vậy, Thánh A La đã nói vậy, Đức Phật Thích Ca đã răn vậy. Nhưng các đỉnh cao của tôn giáo thì khác với đỉnh cao của CS ở chỗ họ nói về tâm linh, về điều thiện trong con người, chứ không nói hay dạy về cách tranh giành quyền lực của thế quyền. Mà từ tâm linh con người đến nhu cầu dục vọng thực tế thì rõ là khác nhau nhiều.    Trở lại với các lý luận của bên truyền thông nhà nước , được diễn ra tốn kém trên truyền hình độc quyền phổ cập đại chúng thì tự chung các lý luận này là chế độ đang diễn ra ổn đinh, cần gi đa đảng mà loại điều 4, nhân dân đòi tiền đền bù chứ đâu có đòi quyền sở hữu tư nhân mà phải bỏ sở hữu toàn dân, quân đội họ trung thành với Đảng là tự nguyện họ có ai bắt đâu mà đòi phia chính trị hoá quân đội.   Nói thế cũng đúng, nhưng mà đúng thì cái việc lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp là trò hề à.?   Có ai đòi sửa đổi hiến pháp đâu, hiến pháp vẫn đang thế, chính trị đang thế, xã hội vẫn thế, quân đội vẫn thế và nhân dân vẫn thế. Bày ra trò lấy ý kiến sửa đổi làm mẹ gì cho tốn thời gian, tốn công sức, giờ phản bác phân bua điếc cả tai trên ti vi. Tự dưng ông bày ra  thì người ta có ý kiến, bao giờ thống nhất thời hạn các ý kiến xong thì tập hợp công bố, sau đó mới phân trần, giải thích. Đằng này ý kiến còn đang lấy mà các ông đã lợi dụng truyền thông để đe doạ là đóng góp phải thế này, không được thế kia, như thế kia là phạm tội chống phá chính quyền.    Lấy ý kiến mà kiểu vừa đang lấy vừa đe thế, hỏi có khách quan không ?    Cái nơi tồn tại bằng tiền dân thì giờ phục vụ mục đích cho Đảng cầm quyền. Thời lượng phát sóng phục vụ nhân dân tin tức làm ăn, y tế, giáo dục bỗng nhiên nửa tháng nay chỉ phục vụ việc hiến pháp bảo vệ vai trò Đảng cầm quyền là đúng.   Thôi đã cầm quyền, và đã thấy đúng hết thì chấm dứt luôn cái trò lấy ý kiến. Tuyên bố chấm dứt việc lấy ý kiến ở đây và huỷ bỏ những ý kiến đóng góp trước đó, lý do vì giai cấp cầm quyền đã thấy đúng hết rồi không phải đóng góp là gì nữa cho mất thời gian tiền bạc, công sức. Nếu ai thắc mắc việc không lấy ý kiến thì cứ trả lời đơn giản.   Đúng hết thì còn lấy ý kiến làm gì.?   Nguồn: FB Người Buôn Gió  
......

Thông báo về trường hợp một nữ thanh niên đề nghị được ra khỏi Đảng

Lời giới thiệu của ĐHLV: Tôi vừa nhận được một lá đơn của một đảng viên dự bị tên là Nguyễn Ngọc Diễm Phượng về việc đề nghị được ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam. Xét thấy nội dung lá đơn không chỉ đề cập đến việc cá nhân của chị Phượng mà còn có mục đích sâu xa cảnh tỉnh giới chức là đảng viên của Đảng cầm quyền hiện nay đối với các vấn đề xã hội-chính trị. Được sự cho phép của tác giả, tôi xin được đăng toàn văn lá đơn này để cộng đồng mạng được tỏ tường vấn đề mà chị Phượng muốn trình bày. Quyết định kết nạp đảng viên của chị Phượng không đưa lên mạng nhằm tránh phiền phức cho những người và tổ chức liên quan sau sự việc này. Được biết chị Phượng là người thứ 219 kí tên ủng hộ việc KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 Biểu thị sự tự do. Ảnh được sự đồng ý của tác giả ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC RA KHỎI ĐẢNG Kính gửi : Đảng bộ XXX, Chi bộ XXX Tôi tên : Nguyễn Ngọc Diễm Phượng ; sinh ngày 16.10.1982 Quê quán : xã Bình Chánh huyện Bình Chánh, TP.HCM Nơi công tác : Ủy ban nhân dân XXX Ngày kết nạp Đảng : + Dự bị : 18.08.2012 ; + Chính thức : Nơi kết nạp : Chi bộ XXX Trước khi trở thành đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCS), tôi được tổ chức quan tâm giáo dục và bồi dưỡng về tư tưởng chính trị và tôi cũng tự nhận thức được rằng ĐCSVN là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo đời sống vật chất tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, lấy dân làm gốc. Đảng Cộng Sản Việt Nam là 1 tổ chức chặt chẽ, thống nhất giữa ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thương yêu, đoàn kết với nhau. Cương lĩnh chính trị và đường lối cách mạng đều phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Thế nhưng, thực tế hiện nay, qua các sự việc diễn ra ngoài xã hội làm tôi phải suy nghĩ và nhận thấy rằng ĐCSVN hiện nay không còn thể hiện đúng giá trị và bản chất của mình nữa. Đảng ngày mất đi sự tín nhiệm của nhân dân, Đảng chưa phát huy hết quyền làm chủ của nhân dân, quyền lợi chính đáng của nhân dân chưa được Đảng bảo về và tôn trọng. Điển hình như quyền được phát biểu chính kiến của mình, quyền được cung cấp thông tin (đặc biệt là các thông tin trái chiều) đều bị hạn chế. Kể cả việc biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm, thể hiện tinh thần yêu nước cũng bị cho là làm trái pháp luật và bị hạn chế. Đảng chưa thể hiện hết vai trò lãnh đạo của mình, lời nói và hành động của Đảng chưa nhất quán với nhau, sự yếu kém trong quản lý gây ra biết bao hậu quả cho nhân dân gánh chịu, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, đời sống nhân dân chưa được nâng cao (đặc biệt là các dân tộc miền núi), các công trình dự án ngày càng xuống cấp trầm trọng. Trong nội bộ Đảng lại có sự tranh giành quyền lực với nhau, và những vấn đề khác đang diễn ra ngoài xã hội khiến tôi phải nghi ngờ và phân vân về con đường cách mạng và lý tưởng của Đảng. Đó là nhận định khách quan của tôi về xã hội. Còn về tổ chức, 06 tháng là đảng viên dự bị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, với tình hình hiện nay, tôi cảm thấy rằng tôi không còn nhiệt huyết, cũng như lý tưởng để phấn đấu trở thành đảng viên chính thức của Đảng Cộng Sản vì: 1- Khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, tôi nghĩ tôi sẽ có nhiều cơ hội để đóng góp nhiều hơn cho Đảng, cho nhân dân, góp phần xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh hơn, thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Nhưng đến nay, tôi cũng chỉ làm tròn nhiệm vụ tối thiểu của 1 đảng viên là sinh hoạt và đóng Đảng phí đầy đủ. Chưa đóng góp được gì nhiều và vẫn chưa thể hiện hết vai trò của 1 đảng viên đối với nhân dân. 2- Sau sự việc đánh giá cán bộ đảng viên theo Nghị quyết TW4, và đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm, tôi nhận thấy hầu như việc đánh giá chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ, theo khuôn mẫu định sẵn. Hầu như cán bộ đảng viên chỉ đánh giá 1 cách chung chúng, công tác phê và tự phê diễn ra xuề xòa, sợ mất lòng nhau. Tôi cho rằng đó cũng chính là căn nguyên giảm tính chiến đấu trong Đảng, góp phần cho những đảng viên thoái hóa, biến chất len lỏi tới những vị trí trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước, gây xói mòn niềm tin trậm trọng trong nhân dân. 3- Lý do cuối cùng để tôi quyết định viết đơn ra khỏi Đảng chỉ vì tôi muốn thể hiện tấm lòng yêu nước của mình, yêu đồng bào của mình. Tôi đã có những lời bình luận trên mạng xã hội đối với 1 trường hợp của thể liên quan đến việc lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước như nhiều thành viên của cộng đồng mạng. Tuy những lời bình đó có khó nghe nhưng đó cũng là những suy nghĩ thành tâm của 1 người Việt Nam nhỏ bé lo âu đến vận mệnh dân tộc, cốt yêu cũng muốn Đảng tốt hơn, đảng viên bớt tha hóa hơn. Tôi chưa từng nghĩ những lời bình đó sẽ tạo điều kiện thêm cho thế lực thù định chống phá Đảng, chống phá Nhà nước. Khi có quần chúng báo cáo về sự việc của tôi, đáng lẽ tổ chức Đảng ở cơ sở phải tìm hiểu và xem xét thấu đáo. Thế nhưng tổ chức đã không lưu tâm, còn qui chụp cho tôi mất quan điểm chính trị, tư tưởng không vững vàng, tạo điều kiện cho thế lực thù địch dòm ngó. Do đó, để không làm ảnh hưởng và làm mất uy tín của Đảng, cũng như làm tổn thương danh dự của 1 người Việt yêu nước Việt, tôi tự nguyện làm đơn đề nghị được ra khỏi Đảng. Tôi cũng xin thành thật cám ơn tổ chức và những đảng viên đã giới thiệu tôi vào Đảng trong thời gian qua đã quan tâm, giáo dục và tạo điều kiện cho tôi được trở thành đảng viên của Đảng Cộng Sản trong thời gian rất ngắn. Đồng thời, thông qua đơn đề nghị này, tôi thành tâm mong mỏi tổ chức Đảng ở cơ sở nói riêng và các đảng viên trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung hãy xem như 1 lời chia sẻ chân tình của tôi đối với Đảng, đối với những vấn đề xã hội. Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của người dân bình thường nhất, của những người không đảng phái để thấu hiểu, từ đó có những cách hành xử vị tha, nhân bản hơn đối với người khác quan điểm vì họ cũng là đồng bào, là anh em cùng chung sống trên đất mẹ Việt Nam. Rất mong Chi bộ và Đảng bộ xem xét đơn đề nghị của tôi./. XXX, ngày 04 tháng 3 năm 2013 Người làm đơn NGUYỄN NGỌC DIỄM PHƯỢNG http://donghailongvuong.wordpress.com/2013/03/04/thong-bao-ve-truong-hop-mot-nu-thanh-nien-de-nghi-duoc-ra-khoi-dang/
......

BÁO ĐỘNG! BÁO ĐỘNG! LŨ THÚ PHÁT CUỒNG! ĐỒNG BÀO CẨN THẬN

Kể từ ngày Đảng trưởng nổ phát súng lệnh xử lý những ai góp ý mà lại trái với những gì đảng của họ muốn góp, nghĩa là vi phạm vào những “tử huyệt” của đảng họ thì đồng đảng phải lập tức nổ súng tấn công vào bất cứ ai. Một vài thằng trẻ con nhãi nhép, vô học lưu manh bỗng được mỗi tháng vài chục triệu theo lương giáo sư, tiến sỹ, đại tá, trung, thiếu tướng... vênh váo chửi các bậc tiền bối chúng là đồ “phản động, cần phải xử lý cả đến đời con, cháu” họ! Nguyễn sinh Hùng còn hỗn láo tuyên bố thẳng với nhóm 72 nhân sỹ trí thức: ”Đã lợi dụng góp ý kiến để chống phá đảng (của nó): Góp ý sai với yêu cầu của bọn nó muốn là “tô son trát phấn cho cái đảng “thối hoăng, lúc nhúc những sâu bọ thoái hóa”...là phạm pháp!? Và như một đàn thú dữ được chủ mở cửa chuồng, các loại hùm, beo, hổ sói nhao nhao lên tiếng gầm gừ như muốn xé xác tất cả những ai quyết phen này nói lên SỰ THẬT: Cái đảng mà các anh khoác lên tấm bia “Cộng Sản” đầy tội lỗi mà cả thế giới nguyền rủa đã bị các anh mang ra đánh đĩ với thiên hạ nên mắc đủ thứ bệnh tim la cù đinh thiên pháo HIV giai đoạn cuối rồi! Hãy lo mà cuốn gói mang theo những gì kiếm chác được ở cái đất Việt này về Tầu cho sớm đi! Nhưng vì…chưa có lệnh, bọn dốt nát nhất, hèn hạ nhất, tham lam và ác độc nhất trong các triều đại của lịch sử Viêt vẫn không chịu thua. Chúng đang vênh váo vỗ ngực hô lớn: ĐẢNG CHÚNG TAO CÔNG LAO NHƯ TRỜI BỂ Đà ĐẺ RA CÁI NƯỚC VIỆT NAM NÀY NÊN TAO PHẢI CẦM QUYỀN–QUÂN ĐỘI –CÔNG AN CŨNG DO CHÚNG TAO THÀNH LẬP NÊN. TUÂN LỆNH BẮN AI, GIẾT AI, ĐẦU HÀNG AI... ĐỀU PHẢI THEO LỆNH CỦA CHÚNG TAO LÀ ĐIỀU TẤT NHIÊN CẤM BÀN CÃI! Kẻ nào nói ngược lại hay khác đi đều là …phản động tuốt! Bất cứ ai, dù là bậc cha ông, tiền bối chúng, đều có thể là mục tiêu cho bọn chúng nhai sống nuốt tươi khi có lệnh!   Đã đến lúc: ĐỒNG BÀO HÃY ĐỨNG LÊN! AI CÓ GẬY DÙNG GẬY! AI CÓ DAO DÙNG DAO! CÓ GẠCH ĐÁ DÙNG GẠCH ĐÁ CHỐNG LẠI KHI BỌN CHÚNG RA TAY KHỦNG BỐ ĐỒNG BÀO! Hãy đọc vài lời chúng tuyên bố sau phát súng lệnh ra tay xử lý của Đầu Đảng NGUYỄN TRỌNG GIẦU tức PHÚ TRỌNG! (chứ chúng đâu có trọng Nghèo!) TRÍCH NHỮNG LỜI DỌA NẠT CÔNG KHAI TRÊN MẠNG CỦA BỌN CHÓ ĐIÊN Đảng cảnh cáo việc góp ý Hiến pháp (BBC, thứ tư, 27 tháng 2, 2013). – Video (từ phút thứ 8): Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cảnh cáo việc “lợi dụng” việc lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp. “Lợi dụng việc lấy ý kiến góp ý hiến pháp để tuyên truyền, vận động nhân dân chống lại đảng, chống lại chính quyền… phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn. Thứ hai, pháp luật quy định, nghị quyết quốc hội quy định, bản lấy ý kiến là bản của Ủy ban Dự thảo Hiến pháp công bố, trên cơ sở tiếp thu ý kiến thảo luận của QH, thực ra là chúng ta cũng đã trình bày trong các cơ quan của Trung ương, của đảng, đã được QH nhất trí, tổ chức lấy ý kiến, thì đó là cái bản duy nhất. Tự tổ chức lấy ý kiến khác của anh là không được. Đó là cách làm không đúng quy định, tôi chưa nói là vi phạm pháp luật-!!?? Một tên tay sai hung hăn khát máu khác thì viết trên Anhbasam: “Đảng và chính quyền đã có cở sở tiêu diệt và đánh dập đầu mấy con “rắn chiêu hồi” như tên Nguyễn Đình Lộc, Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Tương Lai, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Trung v.v….Những con “rắn chiêu hồi” vì kèn cựa, bất mãn, trâu buộc ghét trâu ăn, khi giao việc cho thì làm như cứt, khi mất chức thì phản bội chiêu hồi...Bọn “ăn cháo đái bát” phải bị trừng trị nghiêm khắc để làm gương:- Cấm không cho xuất ngoại.- Tìm chứng cứ, thậm chí là tạo chứng cứ để bắt, đưa vào tù.- Không cho con cái lũ chó này ngóc đầu dậy.- Cắt các mối quan hệ thu nhập.- Làm cho chúng lúc nào cũng căng thẳng mệt mỏi.- Cắt các mối liên hệ với bên ngoài. Để khi chúng hối hận thì cho quay về với lương thiện, với tư cách một người dân bình thương…” Những cái tên như Nguyễn đình Lộc, Chu Hảo, Tương Lai, Nguyễn quang A, Nguyễn Trung… mà chúng còn đe dọa “đánh dập đầu”, ”không cho con cái lũ chó này ngóc đầu dậy” thì thấy càng rõ: Cái thời điểm mà bọn chủ chúng nuôi để đem ra xử dụng lũ chó sói mặt người này đã bắt đầu. Hãy kịp thời phổ biến tất cả những lời đe dọa này cho toàn thế giới biết và yêu cầu góp sức ngăn chặn!!! ĐỒNG BÀO HÃY CẢNH GIÁC!!! NS. Tô Hải
......

Erst Kritik, dann Entlassung. Alltag in Vietnam

1. März 2013 Ein Journalist verlor seinen Job, weil er in seinem Blog ein Politikeräußerung kritisierte. Ein Fall, der den Repressionsalltag in der Sozialistischen Republik Vietnam illustriert. Wie das Deutschland Radio mitteilt, hatte der 29jährige Nguyen Dac Kien die Korruption im Lande angeprangert und damit auf eine Äußerung des Generalsekretärs der Kommunistischen Partei, Nguyen Phy Trong, reagiert, der davon gesprochen hatte, er beobachte „moralische und ideologische Rückschritte“ – Rückschritte der Bevölkerung, versteht sich, einer Bevölkerung, die mit dem Mute der Verzweiflung immer offener politische Reformen einfordert. Ein vietnamesischer Bekannter, der mich auch auf diesen neuerlichen Verstoß gegen die Menschenrechte aufmerksam machte, meinte, dass in Vietnam der Widerstand gegen die Diktatur von Tag zu Tag größer und stärker wird – trotz der Unterdrückung. Wir dürfen das vietnamesische Volk nicht allein lassen, sondern sollten uns deutlich vernehmbar hinter die Forderung nach Freiheit, Demokratie und Achtung der Menschenrechte  stellen. (Josef Bordat) http://jobo72.wordpress.com/2013/03/01/erst-kritik-dann-entlassung-allta...   (Bản dịch tiếng Việt của „Forum Vietnam 21“) Bị sa thải vì phê bình. Chuyện hàng ngày tại Việt Nam   01.03.2013 Một nhà báo bị mất việc ví ông phê bình lời phát biểu của một chính khách. Trường hợp này minh chứng sự đàn áp hàng ngày tại Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Viet Nam. Theo tin của đài phát thanh Deutschland Radio, anh Nguyen Đắc Kiên, 29 tuổi, phản đối lời phát biểu của tổng bí thư đảng cộng sản Nguyen Phú Trọng khi ông này nói có sự „suy thoái tư tưởng và đạo đức“ ở người dân, những con người với sự can đảm của kẻ bị dồn vào thế tuyệt vọng dám công khai đòi hỏi cải cách chính trị. Khi cho tôi biết tin vụ chà đạp nhận quyền mới xẩy ra này, một người bạn Việt của tôi nhận xét sự đối kháng chông chế độ độc tài tại Vietnam mỗi ngày một lớn mạnh – dù bị đàn áp. Chúng ta không được phép bỏ rơi dân tộc Việt, mà phải ra mặt yểm trợ họ đòi hỏi tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền.
......

Ông nguyễn Phú Trọng rất hàm hồ

Chương trình truyền hình tối 25 tháng 02 vừa qua đã phát đi những ý kiến sau đây của ông Nguyễn Phú Trọng: “Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa. Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!  Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”.   Vừa nghe xong, như một phản xạ vô điều kiện, tôi bỗng buột miệng: “Trời ơi, cái cậu này ăn nói hàm hồ quá nhỉ!”. Sao lại có thể quy chụp những người yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, yêu cầu đa nguyên đa đảng, yêu cầu “tam quyền phân lập”; những người tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể …” là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Nguyễn Phú Trọng có biết những ai đã và đang tích cực tham gia những hoạt động trên không? Đó là cụ Nguyễn Trọng Vĩnh 96 tuổi – nguyên Bí thư tỉnh ủy Thanh hóa, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nhà văn kỳ cựu khả kính Nguyên Ngọc, Bộ trưởng, ủy viên TW Đảng Nguyễn Đình Lộc, cố vấn Thủ tướng Nguyễn Trung, phó chủ tịch Quốc hội, giáo sư tiến sỹ Phan Đình Diệu, giáo sư-thứ trưởng Chu Hảo, tiến sỹ-thứ trưởng Trần Nhơn, luật gia – phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận, luật gia – phó chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Lê Hiếu Đằng , viện trưởng- giáo sưTương Lai, viện trưởng-tiến sỹ Nguyễn Quang A ….   Trong số đó, về tuổi tác: có người bậc cha chú, có người bậc đàn anh của ông; về trình độ: bậc thầy của ông; về quá trình cách mạng: bậc tiền bối so với ông.Vậy mà Nguyễn Phú Trọng dám thóa mạ họ là những kẻ suy thoái mọi mặt. Dưới con mắt Nguyễn Phú Trọng, họ là những kẻ không còn tư tưởng chính trị đúng đắn, lối sống suy đồi, đạo đức kém cỏi …. Thật là nghênh ngang, trâng tráo, và hỗn xược.   Không có tự do trưng cầu dân ý để có thể nói tuyệt đại đa số nhưng chắc chắn nhiều người Việt Nam đồng tình với các vị nêu trên. Bản kiến nghị của 72 vị ký tên gần đây chỉ trong vài ngày đã lấy được hàng ngàn chữ ký. Nếu công khai trên mọi phương tiện thông tấn báo chí thì rất có thể sẽ có sự biểu đồng tình của hàng triệu người.   Vậy là ông Nguyễn Phú Trọng không những xấc xược với bề trên mà còn thất lễ với cả bộ phận lớn dân tôc! Không kinh qua chiến trường, không được thực tế cuộc sống nhào luyện, vận may cứ thế thổi ông lên tận mây nên ông dễ dàng chơi vơi xa rời thực tế, không còn cảm nhận được hơi thở của nhân dân (tôi từng gọi ông là cậu ấm hiện đại). Có người vì nể cái bằng giáo sư-tiến sỹ của ông nhưng những người từng “lều chõng” thì thừa biết rằng nếu được Đảng giới thiệu sang Liên Xô lúc ấy để bảo vê cái luận án “Bảo vệ Đảng” thì nó “khó khăn” đến mức nào? Chưa đỗ lớp mười cũng có thể bảo vệ được một luận văn như thế.   Ông hãnh tiến, ông quá sung sướng, vậy mà, sao ông nỡ chỉ thị đuổi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khỏi báo Gia đình&Xã hội! (Ngày 28/12/2012, chính ông chỉ thị giao nhiệm vụ cho lực lượng công an và quân đội phải “ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước”. Hôm 25/2/2013, tại Vĩnh Phú, chính ông lại ra lệnh “Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”. ). Thật là dã man, độc ác. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên không có lỗi gì. Qua bài viết “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng”, thấy anh là người có tài, có tâm và rất khảng khái, trung thực. Một bạn đọc với nick Sinh Viên Cũ của thôn Danlambao đã viết về anh: “Anh không ở trong làng báo nô lệ, nhưng anh mãi mãi ở trong lòng những người dân chân chính, anh là người dám dũng cảm nói lên sự thật, dũng cảm đứng thẳng lưng, anh đã nghe lời mẹ dặn, anh là Phùng Quán thứ 2 của dân tộc này.” Tác giả Trần Quốc Việt thì cho rằng“anh Nguyễn Đắc Kiên đã cứu danh dự chung cho các nhà báo Việt Nam dưới chế độ toàn trị dù cái giá anh trả là bị đuổi việc, là tương lai bấp bênh đang chờ anh và gia đình.” .   Tôi yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng: 1 – Chỉ thị báo Gia đình&Xã hội thu hồi ngay quyết định đuổi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên. 2 – Xin lỗi toàn Đảng, toàn dân về lời phát biểu hàm hồ tỏ sự khinh thị, dọa nạt, trấn áp đồng bào. Tôi kêu gọi: 1 – Hãy cùng lên tiếng phản đối và phân tích rõ sự suy thoái về nhận thức, tư tưởng, tư cách, đạo đức của ông Nguyễn Phú Trọng. 2 -  Hãy vận động các nhà báo trong và ngoài nước cùng Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới hỗ trợ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên về cả tinh thần và vật chất Hà Nội ngày 27 tháng 02 năm 2013 © Nguyễn Thanh Giang Số nhà 6 Tập thể Địa Vật lý Máy bayTrung Văn – Từ Liêm – Hà NộiMobi:  0984 724 165 nguồn: http://www.danchimviet.info/archives/73489/ong-nguyen-phu-trong-rat-ham-ho/2013/02#sthash.Zsui2IZU.dpuf
......

Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do (Erklärung der freien Bürger)

Chúng tôi, những người khởi đầu ký tên sau đây, kêu gọi những công dân khác cùng với chúng tôi đồng tuyên bố. Wir, die Unterzeichner, appellieren an alle Bürgerinnen und Bürger, sich unserem Aufruf anzuschließen 1. Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà chúng tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành. Wir wollen nicht nur Artikel  4 der Verfassung abschaffen, sondern im Rahmen eines Nationalen Kongresses eine neue Verfassung erarbeiten, die den Willen des Volkes wieder spiegelt und nicht den der kommunistischen Partei, wie es in der jetzigen Verfassung noch ist. 2. Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước. Wir unterstützen ein pluralistisches Mehrparteiensystem und alle politische Parteien, die im fairen Wettbewerb für die Entwicklung der Freiheit und des Friedens sowie zum Wohl des Volkes arbeiten. Keine Partei hat das Recht, die Nation zu kontrollieren und zu tyrannisieren.   3. Chúng tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc. Wir unterstützen nicht nur ein demokratisches System, in dem die Unabhängigkeit der Exekutive, der Legislative und der Judikative gewahrt wird, sondern auch eine Regierung, die ihre Macht dezentralisiert, in dem sie die Behörden auf der lokalen Ebene  stärkt und die vom Staat geförderten Konsortien sowie alle Staatsbetriebe, die das Staatsbudget missbrauchen, Korruption fördern, das Vertrauen des Volkes zerstören und die Einheit der Nation vernichten, abschafft. 4. Chúng tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào. Wir unterstützen ein Militär, das unparteiisch und ohne Parteizugehörigkeit ist. Das Militär soll das Volk und das Land schützen, die nationale Souveränität verteidigen und keiner Partei dienen. 5. Chúng tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Chúng tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản ban cho, nên đảng cộng sản không có quyền tước đoạt hay phán xét nó. Vì thế, chúng tôi có thể xem những lời phán xét nào nếu có hướng đến chúng tôi là một sự phỉ báng chúng tôi. Và chúng tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại. Wir nehmen uns das Recht, das Obengenannte zu deklarieren und zu sagen, dass alle vietnamesischen Mitbürger das gleiche Recht haben. Wir erklären, dass wir unser fundamentales Menschenrecht ausüben, das das Recht auf Meinungs- und Redefreiheit beinhaltet. Diese sind natürliche Rechte, die jedem Menschen inhärent sind. Das vietnamesische Volk anerkennt und respektiert diese universalen Rechte. Diese Rechte wurden uns nicht von der kommunistischen Partei erteilt. Die kommunistische Partei hat nicht das Recht, sie uns weg zunehmen oder uns daran zu hindern, sie in Anspruch zu nehmen,. Wir erachten jedes Urteil oder jede Anschuldigung gegen uns als einen Akt der Diffamierung. Wir glauben, dass jeder, der diese Menschenrechte ablehnt auch gegen das nationale Interesse und die menschliche Zivilisation ist. Wir reichen uns die Hände und verwandeln diese Deklaration der freien Bürgerinnen und Bürger in ein untrennbares Band, das Millionen von vietnamesischen Herzen verbindet. Erheben wir unsere Stimmen in dem wir unsere Namen in der folgenden email  eintragen tuyenbocongdantudo@gmail.com (Bản Đức ngữ do: „Forum Vietnam 21“ chuyển dịch) ****************** Danh sách những người ký tên:      1. Blogger Nguyễn Hoàng Vi, Sài Gòn 2. Phạm Thanh Nghiên, Hải Phòng 3. Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nha Trang 4. Blogger Gió Lang Thang - Trịnh Anh Tuấn, Đak Lak 5. Blogger Hành Nhân - Vũ Sỹ Hoàng, Sài Gòn 6. Blogger Binh Nhì - Nguyễn Tiến Nam, Yên Bái 7. Ts Hà Sĩ Phu, Đà Lạt 8. Bs Nguyễn Đan Quế, Sài Gòn 9. Linh Mục Giuse Đinh Hữu Thoại - Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn 10. Blogger Trịnh Kim Tiến, Sài Gòn 11. Blogger Paulo Thành Nguyễn - Nguyễn Hồ Nhật Thành , Sài Gòn 12. Blogger Nguyễn Chí Tuyến, Hà Nội 13. Nhà thơ Bùi Chát, Sài Gòn 14. Blogger Huỳnh Công Thuận, Sài Gòn 15. Nhà thơ Phan Bá Thọ, Sài Gòn 16. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, Sài Gòn 17. Blogger Phạm Bá Hải - Human Right Defender, Sài Gòn 18. Doanh nhân Lê Quốc Quyết, Sài Gòn 19. Hoàng Dũng - Phong trào Con Đường Việt Nam, Sài Gòn 20. Blogger Lê Thiện Nhân, Hà Nội 21. Đặng Sinh - Phóng viên tự do, Sài Gòn 22. Facebooker Lê Công Vinh, Vũng Tàu 23. Facebooker Võ Trường Thiện, Nha Trang 24. Sinh viên Nguyễn Vũ Hiệp, Hà Nội 25. Facebooker Lâm Mạnh Di, Vũng Tàu 26. Blogger SeaFree - Phạm Văn Hải, Nha Trang 27. Blogger Bùi Thị Minh Hằng, Vũng Tàu 28. Facebooker Miu Mạnh Mẽ - Nguyễn Nữ Phương Dung - Sinh viên, Sài Gòn 29. Facebooker Văn Ngọc Trà - Mai Văn Tuất, Sài Gòn 30. Sinh viên Nguyễn Thành Tiến, Hải Phòng 31. Nhiếp ảnh gia Lê Hải, Đà Nẵng 32. Nhà thơ Đỗ Trung Quân, Sài Gòn 33. Facebooker Trầm Tử - Lê Khánh Duy, Buôn Hồ, Đăk Lăk 34. Blogger Huỳnh Thục Vy, Buôn Hồ, Đăk Lăk 35. Facebooker Kaiz Az - Trần Xuân Huyền, Nghệ An 36. Facebooker Sao Biển - Đặng Ngọc Sao, Hà Tĩnh 37. Facebooker Michael Ngo - Ngô Tuấn, Sài Gòn 38. Facebooker Dung Dang - Đặng Huy Dung, Sài Gòn 39. Nhà thơ Phan Đắc Lữ, Sài Gòn 40. Facebooker Yêu Nước Việt - Châu Văn Thi, Sài Gòn 41. Facebooker Tran Hien - Trần Hiền, Sài Gòn 42. Blogger / Nhạc sỹ Tô Hải, Sài Gòn 43. Lê Thăng Long - Phong trào Con đường Việt Nam, Sài Gòn 44. Nhà báo Hồ Trung Tú, Đà Nẵng 45. Trần Khuê, người sáng lập Đảng Dân Chủ Thế Kỷ XXI, Sài Gòn 46. Blogger Phạm Văn Điệp, Sầm sơn - Thanh Hóa 47. Blogger Nguyễn Lân Thắng - Kỹ sư Xây Dựng, Hà Nội 48. Blogger Uyên Vũ, Sài Gòn 49. Facebooker Huỳnh Thái Học, Nha Trang 50. Blogger Khoai Lang - Nguyễn Tấn Dung, Lộc Thủy - Lệ Thủy, Quảng Bình 51. Cựu phóng viên Hoàng Thanh Trúc, Đà Lạt 52. Facebooker Hiếu NTH - Nguyễn Trung Hiếu, Sài Gòn 53. Phạm Phương Nam - Kỹ sư xây dựng, Đà Nẵng 54. Trần Tiến Đức - Nhà báo, đạo diễn truyền hình (đã nghỉ hưu), Hà Nội 55. Ngô Kim Hoa - Nhà báo tự do, Sài Gòn 56. Lương Văn Bình - Sinh viên Đại học Luật, Hà Nội. 57. Nguyễn Văn Ý - Sinh viên năm 2, Trường ĐH Đà Lạt 58. Nguyễn Tiến Dũng - kinh doanh, Vinh, Nghệ An 59. Nguyễn Hoàng Long, Saigon 60. Nguyễn Trúc Sơn, Hiệp Hoà, Đức Hoà, Long An 61. Nguyễn Đức Phổ - Nông dân, F. Đông Hưng Thuận, Q. 12 Sài Gòn 62. Facebooker Bahung Vo - Võ Bá Hùng, Sài Gòn 63. Đào Tấn Phần, giáo viên THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên 64. Nguyễn Trường Sơn - Sinh viên, Bắc Ninh 65. Trịnh Hoàng Thanh, Z176, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội 66. Đặng Vũ Lượng, Hà Nội 67. Facebooker Nguyễn Tiến Hưng, Biên Hoà 68. Blogger Aduku - Nguyễn Văn Dũng, Việt Trì - Phú Thọ 69. Blogger Nguyễn Việt Hùng , Hà Nội 70. Facebooker Anton Lê, Lê Thanh Tùng, Sài Gòn 71. Facebooker Lê Văn Tuynh, Phan Thiết, Bình Thuận 72. Kiến trúc sư Đào Tăng Lực, Sài Gòn 73. Nguyễn Minh Chính, Hà Nội 74. Nguyễn Đức Giang, Hà Nội 75. Kỹ sư Doãn Kiều Anh, Sài Gòn 76. Phạm Tiến Quốc, Sài Gòn 77. Nguyễn Công Thanh, Sài Gòn 78. Facebooker Vũ Ngọc Thắng, Hải Phòng 79. Dương Hoài Châu, Sài Gòn 80. Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Thanh Hóa 81. Kỹ sư Nguyễn Văn Phúc, Bình Định 82. Ngô Văn Hòa, Đà Nẵng 83. Nguyễn Thị Kim Hoa, Đà Nẵng 84. Kỹ sư Trần Quang Hưng, Sài Gòn 85. Nguyễn Hữu Sơn, Cần Thơ 86. Kỹ sư Nguyễn Dương, Sài Gòn 87. Blogger Nguyễn Ngọc Già, 88. Facebooker Canh Le, Lê Cảnh, Sài Gòn 89. Facebooker Từ Anh Tú, Bắc Giang 90. Nguyễn Hùng Cường, Hà Nội 91. Facebooker Bùi Chí Tâm, Quảng Ngãi 92. Nguyễn Hùng Anh, Sài Gòn 93. Facebooker Kbebui - Bùi Duy Diễn, Bình Định 94. Họa sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Hà Nội 95. Nguyễn Bắc Truyển - cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn. 96. Đặng Hữu Ngọc, Long Khánh, Đồng Nai. 97. Nguyễn Thanh Trúc - tín đồ PGHH, Chợ Mới, An Giang 98. Nguyễn Văn Bông - tín đồ PGHH, Lấp Vò, Đồng Tháp. 99. Võ Thị Hồng, Sa-đéc, Đồng Tháp 100. Trần Văn Đức, - cựu tù nhân chính trị, Xuân Lộc, Đồng Nai 101. Huỳnh Trí Đức - tín đồ PGHH, Phú Tân, An Giang. 102. Nguyễn Ngọc Phương - cựu tù nhân chính trị, Nam Vang, Campuchia 103. Kỹ sư Hồ Văn Tích, Sài Gòn 104. Nguyễn Tiến Tuyền, Hà Nội 105. Blogger Lê Dũng, Hà Nội 106. Facebooker Nghiêm Việt Anh, Hà Nội 107. Sinh viên Cao Văn Khánh, Lai Châu 108. Blogger Trần Bùi Trung, Vũng Tàu 109. Trần Văn Tuấn - Chủ tịch UBND xã An Thạch, Tuy An, Phú Yên 110. Trần Xuân Sơn, Hà Nội 111. Kỹ sư Vi Nhân Nghĩa, Quảng Ninh 112. Nguyễn Xuân Liên - Giám đốc bảo tàng Chiến tranh Ngoài trời, Vực Quành, Đồng Hới, Quảng Bình 113. Nguyễn Hùng Cường, Sài Gòn 114. Nguyễn Đức Cang, Sài Gòn 115. Phan Văn Phong, Hà Nội 116. Lê Gia Khánh, Hà Nội 117. Phùng Thị Châm, Hà Nội 118. Trần Thúy Nga, Hà Nội 119. Trần Dân, Đà Nẵng 120. Lê Xuân Quang, Sài Gòn 121. Hồ Đức Thanh, Hà Nội 122. Trần Văn Nam, Hải Dương 123. Nguyễn Tiến Phong, Sài Gòn 124. Phan Trọng Khang, Tây Hồ, Hà Nội 125. Facebooker Đoàn Khôi Nguyên, Đà Nẵng 126. Đỗ Văn Đông, Nam Định 127. Linh mục Phê-rô Nguyễn Hữu Giải, Tổng giáo phận Huế, Khối 8406 128. Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi, Giáo phận Bắc Ninh, Khối 8406 129. Kiến trúc sư Đoàn Trần Trung, Hà Nội 130. Facebooker Jiraiya Saima - Vũ Quang Huy, Sài Gòn 131. Kỹ sư Dương Văn Minh, Biên Hòa, Đồng Nai 132. Lê Đức Huy - Học sinh, Hà Nội 133. Trương Minh Đức - Nhà báo tự do, Bình Dương 134. Nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, Đà Lạt 135. Huỳnh Nhật Hải - cựu đảng viên, Đà Lạt 136. Huỳnh Nhật Tấn - cựu đảng viên, Đà Lạt 137. Sinh viên Nguyễn Quý Hiếu, Bắc Ninh 138. Trần Quốc Hùng, Sài Gòn 139. Hoàng Đức Trọng, Sài Gòn 140. Dương Sanh - Nhà giáo nghỉ hưu, Vạn Ninh, Khánh Hòa 141. Facebooker Trần Lý Phước Lợi, Bà Rịa – Vũng Tàu 142. Biện Xuân Bộ, Bắc Ninh 143. Trương Đình Tôn, Sài Gòn 144. Lê Hồng Quang, Hà Nội 145. Bùi Tiến Hưng, Long Biên, Hà Nội 146. Kỹ sư Nguyễn Hữu Trung, Hà Nội 147. Nguyễn Văn Sĩ, Bảo Lộc 148. Kỹ sư Nguyễn Phương Anh, Hà Nội 149. Kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh, Hà Nội 150. Lê Hồng Thủy - Giảng viên ĐH, Quận Tân Bình - Sài Gòn 151. Phạm Lê Hà Ly - Học sinh Trung học, Quận Tân Bình - Sài Gòn 152. Facebooker Doxu Nguyen - Nguyễn Thành Trung, Bình Dương 153. Nguyễn Dương Thành, Hà Nội 154. Bác Sỹ Trịnh Ngọc Tiến, Hà Nội 155. Hoàng Cường, Quận Ba Đình - Hà Nội 156. Facebooker Nguyễn Công Chính, Tân Bình - Sài Gòn 157. Facebooker Khổng Hy Thiêm -Kỹ sư điện, Cam Lâm, Khánh Hòa 158. Blogger Hoa Xương Rồng - Trần Khánh Dương, Phường Bình Trưng Tây Q2, Sài Gòn 159. Trần Khôi Nguyễn, Kỳ Hợp, Kỳ Anh, Hà Tĩnh 160. Phạm Trung Kiên, Tây Hồ, Hà Nội 161. Phạm Văn Biên, Hải Dương 162. Trần Hoài Nam, Bến Tre 163. Facebooker Lê Tường Vi, Tân Bình, Sài Gòn 164. Đinh Văn Nam, Hà Tĩnh 165. Trần Minh Tân, Research Scientist II ở Georgia, US 166. Lê Trọng Nghi - Kỹ Sư Điện Tử, Boston, Massachusetts, USA 167. Nguyễn Quang Minh, San Diego, CA - USA 168. Nguyễn Quốc Nam, Paris -FRANCE 169. Đinh Nhật Uy - Kỹ Sư CNTT, Long An 170. Đinh Văn Chuộn - Thợ Điện 7/7, Long An 171. Nguyễn Thị Kim Liên - Nội trợ, Long An 172. Hà Sĩ Phú - Tài Xế, Long An 173. Nguyễn Hồng Thái - IT, Long An 174. Hồ Trung Vĩnh - NV Ngân Hàng, Long An 175. Hoa Thanh Nguyen, New Oleans, Louisiana, USA 176. Nguyễn Quốc Hùng, Kiểm toán viên, Denmark 177. Nguyễn Huế, Fort Worth, Texas USA 178. Lê Văn Tám, Toronto, Canada 179. Dạ Thảo Phương, Hà Nội, Việt Nam 180. Facebooker AnhhùngChưanổidanh - Trương Xuân Trường, Thái Bình 181. Nguyễn Hoàng Hùng, 17a Leeds St, Footscray Victoria 3011 Australia 182. Nguyễn Lương Thịnh - Chuyên viên tư vấn đầu tư, Bình Thạnh, Sài Gòn 183. Bùi Quang Trung - Kĩ sư xây dựng, 3 Charles Péguy 77500 Chelles France 184. Nguyễn Quang, Houston, Texas, USA 185. Bác sĩ Nguyễn Thường Kính, 44 Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội 186. Nguyễn Văn Hùng, Philadelphia, PA, USA 187. Blogger Quỳnh Trâm Việt Nam, Bình Dương 188. Terry Lee, Sydney, Australia 189. Đỗ Đình Thọ - Làm nghề tự do, Koblenz, Germany 190. Huỳnh Hà Hoàng, 3401 Belair rd, Baltimore, Maryland 21213, USA 191. Nguyễn Hoàng Việt - Kinh doanh, Tân Bình, Sài Gòn 192. Phạm Ngọc Minh - Kiến trúc sư, Hành nghề tự do, Hà Nội 193. Trần Viết Dung, Kỹ sư, Fairfeld, Úc 194. Trần Viết Phúc, Sinh viên, Fairfield, Úc 195. Nguyễn Duy An, Sài Gòn 196. Facebooker Gatre Caolanh - Võ Thanh Hùng, Họa sĩ làm nghề tự do, Sài Gòn 197. Ngô Thị Hồng Lâm - Nghiên cứu lịch sử đảng (đã nghỉ hưu), Phường Rạch Dừa, Vũng Tàu. 198. Facebooker Hoangbui - Vũ Huy Hoàng - Kỹ sư, Tân Bình, Sài Gòn 199. Blogger Nguyễn Văn Thạnh - Kỹ sư, Đà Nẵng 200. Lê Thị Hồng Hạnh, Hà Nội 201. Lâm Thị Ngọc - Giáo viên THPT, Huyện Ngọc Lặc, Tỉnh Thanh Hóa 202. Blogger Nguyễn Công Huân - trang web Dân Luận, Aalborg, Đan Mạch 203. Hồ Trung Thạnh - Thợ điện, Ia grai, Gia Lai 204. Gs. Lưu Trung Khảo, Newport Beach, California, USA 205. Đinh Trí Nhật Huy, Sài Gòn 206. Vũ Quang Thông - Công nhân, Gia tân1, Thống nhất, Đồng Nai. 207. Blogger Mai Đây Hòa Bình - Nguyễn Huỳnh Mai, Quận 10, Sài Gòn 208. Nguyễn Thái Hùng - Kỹ sư, Vinh, Nghệ An 209. Facebooker Bee - Nguyễn Anh Nguyên, Sài Gòn 210. Blogger Dã Quỳ - Nguyễn Kim Du Hạ, Houston, Texas, Hoa Kỳ 211. Nguyễn Văn Nhiên, Nashville, Tennessee, USA 212. Nguyên Cao Sơn, Cầu Giấy, Hà Nội 213. Nguyễn Đông Phương - cựu cán bộ biên tập sách văn hóa, bộ VHTTDL, Hà Nội 214. Nguyễn Duy Hòa, Sài Gòn 215. La Kim Thi, Nashville, Tennessee, USA 216. Đinh Vạn Vĩnh Phát, Cử nhân CNTT, Sài Gòn 217. Vũ Mạnh Hùng – Nguyên giảng viên khoa Quản trị kinh doanh trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương Mại Hà Nội. Hiện là cán bộ quản lý khu nội trú của trường, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Hà Nội. 218. Hoàng Văn Trung, Yên Ninh, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội 219. Trương Minh Đức, Warsaw, BaLan 220. Blogger Ký Tế - Nguyễn Phúc Bảo Long, Huế 221. Uông Minh Phương, Sài Gòn 222. Bác sỹ Trần Công Thắng, Kristiansand, Na Uy 223. Nguyễn Thanh Hải, Québec, Canada 224. Vương Quốc Tuấn - Kỹ sư công nghệ thông tin, Bình Quới, P27, Bình Thạnh, Sài Gòn 225. Nguyễn Duy Hòa, Sài Gòn 226. Võ Quốc Đạt - Tài xế, Cần Thơ 227. Mai Phúc Anh - Nhạc công, Cần Thơ 228. Trần Trung Nghĩa - Giáo viên, Cần Thơ 229. Lê Hoàng Phúc - thợ vẽ, Cần Thơ 230. Vũ Huy, Toronto, Canada 231. Trương Đông Sơn, 5245 East Main Street, Stockton, CA 95215, USA 232. Hoàng Văn Khởi, Hà Nội 233. Long Nguyen - Accenture, Consulting, Germany 234. Trương Tấn Phát, Kinh doanh, Melbourne, Australia 235. Họa sĩ Bùi Lộc, Munich, Germany 236. Phạm Hùng Vỹ - Doanh nhân, Sài Gòn 237. Hồ Tấn Vinh, Melbourne, Úc 238. Hồ Hồng Diễm, An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi. 239. Tăng Trọng Thức, Sài Gòn 240. Đỗ Như Phương - Phiên dịch, Budapest, Hungary 241. Lò Đình Vũ, thôn Lâm Nghĩa, xã Phi Tô, huyện Lâm Hà , tỉnh Lâm Đồng 242. Blogger YTDCVN - Dovan, Nam Úc Australia 243. Nguyễn Văn Dũng - Du học sinh tại Nhật, Tokyo, Japan 244. Trần Thị Hiền Chi - Học sinh cấp 3, Hà Nội 245. Phạm Ðức Dũng - Kỹ Sư, Euless Texas, USA 246. Trần Văn Toàn - Sinh viên, Đà Nẵng 247. Nguyễn Thế Anh - Sinh viên, Hà Nội. 248. Lê Như, Sydney - Australia 249. Bùi Minh Thắng, Quảng Ngãi 250. Facebooker Võ Lâm Viễn, Đà Nẵng 251. Peter Pham, 1460 Contra Costa, Pleasant Hill, CA 94523, USA 252. Nguyễn Hữu Đức, Mount Pleasant ,Texas, USA 253. Nguyễn Ngọc Anh - Cử nhân Công nghệ thông tin, Quảng Nam 254. Nguyễn Vinh Hiển, Portland, Oregon USA 255. Phạm Hoàn Vũ - Doanh nhân, Sài Gòn 256. Blogger Đỗ Minh Tuyến, Bangkok, Thái Lan 257. Nguyễn Minh Châu - Thợ mộc, Sài Gòn 258. Trầm Minh, Paris, Pháp 259. Cao Thị Nhung, Sài Gòn 260. Phùng Thị Ly, Sài Gòn 261. Phạm Hac Tùng; 2 Broad St West Fotscray Vic 3012 Australia 262. Lâm Phước Đông, Boston, Massachusetts USA 263. Cao Minh Đức, Loeningen, Germany 264. Nguyễn Thị Diễn, Loeningen, Germany 265. Nguyễn Tấn Tài - Sinh viên, Boston, Massachusetts, USA 266. Ts Trần Diệu Chân, Sacramento, California, USA 267. Trần Nhân Tâm, München, Bayern, Germany 268. Trần Xuân Chính - Kỹ sư, Garden Grove, California, USAUSA 269. Nhà thơ Trúc-Ty, Facebook: Truc Ty, Đồng Nai 270. Linh Mục Peter Nguyễn Văn Hùng, Đài Loan 271. Lê Trần Vinh - Kỹ sư Công nghệ sinh học, Facebook Vinh Lê Trần, Hà Nội 272. Đặng Đình Tấn Trương - FB Trái Tim Băng Giá, Sinh Viên Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên, Sài Gòn 273. Trần Ngọc Thành, Thành phố Warszawa, CH Balan 274. Trần Mạnh Thắng - Kỹ sư vi tính, Hildesheim, Đức 275. Nguyễn Thị Thu Liên - Chủ tiệm cắt tóc, Hildesheim, Đức 276. BS Đinh Xuân Dũng - Cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Hòa, San Jose, CA, USA 277. Nguyễn Tuấn, San Jose, California, USA 278. Oanh Nguyen - Orange County, California, USA 279. Luật sư Vũ Đức Khanh, Ottawa, Canada 280. Nguyễn Hồ Nguyễn - Công dân, Sài Gòn 281. Nguyễn Quốc Bảo - Sinh Viên, Quảng Ngãi 282. Sơn Nguyễn, Grand Prairie, hạt Tarrant, Tiểu bang Texas, USA 283. Nguyễn Ngọc Hùng, Boston, Massachusetts, USA 284. Ts Nguyễn Quang A, Hà Nội 285. Vũ Thư Hiên - Nhà văn, Paris, Pháp 286. Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt, Los Angeles, California, USA 287. Vũ Thế Phan - Chuyên viên vi tính, viết báo tự do, Paris, Pháp 288. Blogger Nguyễn Chí Phương, Hà Nội 289. Facebooker Hư Vô - Đào Trang Loan, Hà Nội 290. Nguyễn Gia Kiểng - Hoạt động dân chủ và nhân quyền, Paris, Pháp 291. Nguyễn Chí Hiếu - Kiến trúc sư, Facebook: Heonardo Hieu, Phú Nhuận, Sài Gòn 292. Trần Phong, Ing. Robert Dunz Str. 1/2, 2640 Gloggnitz, Austria 293. Trang Trầm, Fort Smith, Arkansas, USA 294. Facebooker Nguyễn Văn Thanh, Yên Thế, Bắc Giang 295. Hoàng Triết - Phong Trào Con Đường Việt Nam, San Jose, California, USA 296. Lê Công Minh, Norristown, PA, USA 297. Blogger Vọng Ngày Xanh - Đỗ Văn, Villers La Ville, 1495, Belgique. 298. Nhat Vo, Toronto, Canada 299. Anh Le - Kỹ sư CNTT, Boston, Massachusetts, USA 300. Lê Quốc Anh - Sinh viên, Lâm Đồng 301. Nghiêm Sĩ Cường - Kinh doanh, cử nhân, Quan Thổ 1, Tôn Đức Thắng, Hà Nội. 302. Vinh Hoang, Brampton, ON, Canada 303. Lê Đ. Quang - Doanh nhân, Seattle, Washington, USA 304. Phạm Duy Thọ, Sinh viên, Thanh Hóa - Ms-Ph.D Student, Sungkyunkwan University, Suwon, 440-746, Korea 305. Nguyễn Xuân Việt, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh 306. Mike Nguyen - Engineer, Westminster, California, USA 307. Vũ Chí Dũng - Kỹ sư cơ khí, Hà Nội 308. Le Mai Linh - Thi Sĩ, Nhà Văn, Pittsburgh, Pennsylvania, USA 309. Nguyễn Kim Tuấn, Sài Gòn 310. Tin Nguyen - Công nhân, CH- 4665 Oftringen Switzerland 311. Nguyen Thi Bao Hue, Viet Tri 312. Hà Hữu Dũng, Regensburg, Bayern, Đức Quốc 313. Hoàng Quế Trân, Vancouver, Canada 314. Nhà thơ Huyền Lâm, Lawrenceville, Georgia, USA 315. Nguyễn Hòa - Cao học hành chánh, 1703 24 th Ave, Oakland , CA 94601, USA 316. Nguyễn Xuân Bảo - Sinh viên trường Kokusaiyohokeizaisenmon, Saitama, Nhật Bản 317. Chinh Dung Ho - IT, Fountain Valley, California, USATai Nguyen, Bern, Switzerland 318. Trần Văn Terry - Công nhân, Irvine, CA USA 319. Nguyễn Thành An - Mechanical Engineer, Covington, Georgia 30014, USA 320. Nguyễn Sỹ Tuấn - Hoạ sỹ, Sài Gòn 321. Nguyen Minh Quang, Austin, Texas, USA 322. Văn Công Quang, 10882 Cedar St, Stanton, California, 90680, USA 323. Tan Le, 3 Westcombe Pk, W. Henrietta, NY 14586, USA 324. Trần Lê Vân, Calgary-Alberta, Canada 325. Nguyễn Nam Quan, Austin, Texas, USA 326. Phụng Hoàng Tuyết Victoria, Australia 327. Tống Ngọc Phan An - Dược sĩ, Temple, Texas, USA 328. Đỗ Minh Tiến, Bergen- Norway 329. Khuyen Do, South Dakota, USA 330. Nguyễn Võ Thanh Hùng - Cử nhân Vi Tính, Dortmund, Germany 331. Hoàng Sơn Long, San Jose, California, USA 332. Phạm Đức Hoài, quận Ba Đình, Hà Nội 333. Nguyễn Trung Hải - Buôn bán, Praha, Czech 334. Nguyễn Quỳnh Anh, Ban Mê Thuột 335. Peter Le, Glen Waverey, Vic 3150, Australia 336. Facebooker Lạc Việt, Santa Ana, California, Hoa Kỳ 337. Blogger Hồ Gươm - Trần Minh Trường, BTV Dân Luận, Nürnberg, Germany 338. Lại Hải Hà, Hà Nội 339. Ls Đoàn Thanh Liêm, Costa Mesa, California, USA 340. Nguyễn Chính Kết - Thành viên Ban Điều hành Khối 8406, Houston, Texas, USA 341. Lê Nguyên Long, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 342. Đinh Thị Thanh Dung, 6 Carnation Crescent, Sittingbourne, Kent, England 343. Blogger Nguyễn Hùng, Sydney Australia 344. Nguyễn Quang Duy - nhà báo, Melbourne, Úc Đại Lợi 345 Bùi Tín - Nhà báo tự do, Paris, Pháp 346. Blogger Truyền Tấn - Raymond Trần Tiếng, San Diego, California 347. Kiều Việt Hùng, Thiên Tôn, Hoa lư, Ninh Bình 348. Anh-Thy Huynh, MS, OD - Bác sĩ Nhãn khoa, San Jose, California, USA 349. Ngô Duy Quyền - Kỹ sư cơ khí, Khu tập thể Phương Mai, Ngõ 4, phố Phương Mai, Hà Nội 350. Lê Thị Công Nhân - Luật sư, Khu tập thể Phương Mai, Ngõ 4, phố Phương Mai, Hà Nội 351. Nguyễn Anh Tâm - Giám đốc công trình, project manager, Canada 352. Phạm Văn Thành - Cụu tù chính trị A20 VN / Lưu vong, Paris, Pháp 353. Lê Tấn Tài, Montréal, Canada 354. Lê Tấn Phú, Montréal, Canada 355. Nguyen Dung Khanh, Sacramento, California, USA 356. Nguyễn Đức Long, Regensburg, CHLB Đức 357. Nguyễn Hồng Lĩnh, Orange County, California, USA 358. Tôn Văn Niên, 100 West 1st Street, Los Angeles, California, USA 359. Hong Nguyen, University of Florida, Florida, USA 360. Nguyễn Quang Tuyến, San Francisco, California, USA 361. Vũ Khánh Thành, cựu Nghị Viên thành Phố Hackney London (2002 -2006), Giám Đốc hội An Việt tại Vương Quốc Anh. 362. Nguyển Lân, Houston, Texas USA 363. Nguyễn Đình Hà - Cử nhân luật, Hà Nội 364. Lâm Trọng Hiếu, San Jose, California, USA 365. Huỳnh Hùng, 4333 Old Meadow Clay NY 1404, USA 366. Facebooker Duymacat Pham - Phạm Đăng Nghi, Programmer, Seattle, Washington, USA 367. Ben Phan, Ontario, Canada 368. Hien Nguyen, Houston, Texas, USA 369. Ngô Cao Chi - Kỹ sư điện (BSEE), nguyên giáo viên cấp 3 môn Lí tại VN, Florida, Hoa Kỳ. 370. Vũ Đình Kh - Nhà văn, Vancouver, BC, Canada 371. Facebooker Đặng Tiến Quân - Facebook: Dang Tien Quan, Vũng Tàu 372. Nguyễn Thị Mỹ, Hawaii, USA 373. Trần Văn Thuật, Hawaii USA 374. Blogger David Thiên Ngọc, Chicago, Illinois, USA 375. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng, Arizona, Hoa Kỳ 376. Lý Trung Tín - Chủ Nhiệm Tạp Chí Dân Văn, Postfach, Bochum, Germany 377. Trần Đức, Nhân viên Vi tính, Paris, Pháp Quốc 378. Dinh Vu, Garden Grove, California, USA 379. Phạm Quang Tuấn, Lakeside, Garden Grove, California, USA 380. Blogger Chấn Minh, Rockville, Maryland, USA 381. Nguyễn Sơn Nam - Tiến sỹ kinh tế, Sacramento, California, USA 382. Van Do, Fremont, California USA 383. Nguyễn Ngọc Trác, San Jose, California, USA 384. Huỳnh Dũng - Công nhân, 29 Bayberry NY, USA 385. Khoa Trần, Tiến Sĩ Hóa Học, Calgary, AB, Canada 386. Jimmy Phạm, Houston, Texas, 77077, USA 387. Dang Heidi, 7987 Leary Way, Redmond, Washington 98052, USA 388. Đàm Quang Minh, Chung cư Phú Thọ, Quận 11, Sài Gòn 389. Trương Ngọc Thu, Anaheim, California, USA 390. Dương Thị Minh Hồng, Regensburg, CHLB Đức 391. Nghiêm Hữu Hùng, Albany, California 94706, USA 392. Richard Lam, Chicago, Illinois, USA 393. Lê Vũ Anh Quốc Kỹ sư cơ khí, San Jose, California, USA 394. Thuấn Trần - Công nhân xưởng in, Aalborg, Đan Mạch 395. Trần Xuân Chương, Belmore, NSW 2192 Australia 396. Lê Bình Minh, Q. Long Biên, Hà Nội 397. Bs Nguyễn Kính, Asthabula, Ohio, USA 398. Đỗ Long - Hưu trí, Philadelphia, PA, USA 399. Mya Hoang, Santa Monica, California, USA 400. Nguyễn Nam Việt, Kansas City, KS 66111, USA 401. Blogger Tran-Square1, Charles Town, WV, USA 402. Nguyễn Quốc Tuấn - Engineer, Palm Bay, Florida, USA 403. Mike Nguyễn - Engineering Manager, Grand River, Novi, Michigan 48375, USA 404. Nguyễn Hữu Phước, San Jose, California, USA 405. Nguyễn Minh Khang - Nhân viên vi tính, Sài Gòn 406. Nguyễn Duy Khoi San Jose, USANguyễn Thị Yến San Jose, California, USA 407. Nguyễn Duy Kiên San Jose, California, USA 408. Nguyễn Thục Sa San Jose, California, USA 409. Nguyễn Anh Trúc San Jose, California, USA 410. Phạm Minh Tuấn - Nhân viên văn phòng, Phường Hội Phú, Pleiku, Gia Lai 411. Nguyễn Văn Quang, Erfurt CHLB Đức 412. Blogger Lee Tiến Huy - Kế toán, San Diego, California, USA 413. Nguyễn Công Đức - Kỹ sư điện tử, Irving, Texas, USA 414. Nguyễn Anh Vinh - Kỹ Sư Điện Toán, Fort Collins, Colorado, USA 415. Facebooker Minhhieubui - Bùi Minh Hiếu, Sài Gòn 416. Michael Trần - Electrical Engineering, Bronx, New York, USA 417. Van Luan Dang, Eislingen, Tây Đức 418. Trần Tiến Hưng - Kinh doanh, Plzen, Cộng hòa Czech 419. Lương Lê Thị Lương, Kinh doanh, Plzen, Cộng hòa Czech 420. Trần Ngọc Vân - Lập trình viên Microsoft, Plzen, Cộng hòa Czech 421. Trần Thu Trang - Bác sỹ nhi khoa, Praha, Cộng hòa Czech 422. Vaclav Trần - Học sinh, Plzen, Cộng hòa Czech 423. Trần Phúc Châu, Thanh Xuân, Hà Nội. 424. Nguyễn Hiêm, Bronx, New York USA 425. Thomas Nguyen - Contractor, Sacramento, CA, USA 426. Nguyễn Công Sơn - Du học Sinh, Helsinki, Phần Lan 427. Trần Thanh Trác - Kinh doanh, Sài Gòn 428. Ngô Lê Bảo Anh - Kế toán, Sài Gòn 429. Nguyễn Văn Bửu, Pasadena, Texas, USA 430. Ts Lê Văn Điền, Kraków, phố ul, Józefińska 7/3, Balan 431. Peter Nguyen - Private Detective, Atlanta Georgia, USA 432. Huỳnh Văn Tuấn, Cần Thơ 433. Kevin Nguyễn, San Antonio, Texas, USA 434. Nguyễn Thanh Quan - Nội trợ, Quận 3, Sài Gòn 435. Cuong Pham, San Diego, CA 92115, USA 436. Đỗ Thanh Long - Sửa xe, Bến Vân Đồn P. 5 Quận 4, Sài Gòn 437. Nguyễn Thăng Long - Làm nấu bếp, Birnauer.18,80809, Munich, CHLB Đức 438. Đoàn Dũng - Chuyên viên Địa ốc, San Diego , California, USA 439. Nguyễn Anh Vinh - Kỹ Sư Điện Toán, Fort Collins, Colorado, USA 440. Lê Đoàn Thể, Ngõ 252 phố Minh Khai, Hà Nội 441. Bloger William Trương, Houston, Texas, USA 442. Bùi Thị Hiền - Accountant, New York, USA 443. Thinh Lam, Ecchappe Ln, Louisville, Ky 40118, USA 444. Lương Tất Đạt - FB blogger, Pittsburg, CA 94565, USA 445. Trần Đức Minh, 2713 N 115th Dr, AZ 85392, USA 446. Trịnh Vân Hạc, Clichy, Pháp Quốc 447. Lan Pham - Tài Chánh kế toán, Lawrence, MA 01843, USA 448. Tiến Văn Miếu - Họa sĩ Nguyễn Văn Tiến, Hà Nội + Sài Gòn 449. Võ Minh Tâm, Boise, ID, USA 450. Facebooker Trần Xuân Bách - Nhân viên văn phòng, biên dịch viên, Quận Đống Đa, Hà Nội. 451. Phạm Trung Vinh - Facebooker Anh Sau Kien Giang, California, USA 452. Nguyễn Ngọc Bảo - Kỹ sư, Paris, France 453. Thanh Lan Đặng, Anaheim, California, USA 454. Vũ Vân Sơn - Nguyên hội trưởng Hội người Việt Nam Berlin & Brandenburg, Germany 455. Nguyen Vu - Programmer Analyst, Atlanta, Georgia, USA 456. Canh Pham, Sydney, Australia 457. Nguyễn Hữu Dõng - Hưu trí, Koeln, Germany 458. Nguyễn Tuấn Anh - Blogger Triệu Bàn Tay, Tây Ninh 459. Bùi Lý Sơn, Lý Sơn, Quảng Ngãi. 460. Phạm Toàn Thắng, Kmentova 85/II, Jindřichův Hradec, CH Czech 461. Lê Cường - Webmaster Tự Do Ngôn Luận - Khối 8406, San Jose, California, USA 462. Facebooker Trương Đường, Praha, Cộng Hòa Czech 463. Thomas Tran, Pasadena, California, USA 464. Đinh Nguyen, Houston, Texas, USA 465. Đặng Văn Ngọc, Calgary, AB Canada 466. Trần Nguyệt Nga - Nhân viên Văn phòng, Cà Mau 467. Hưng Lê - cựu giáo viên THPT 1979, Hộ Phòng, Minh Hải 468. Phan Quang Sự, Forest Hill, Vic 3131, Australia 469. Phạm Minh Khang - Sinh viên, Sài Gòn 470. Đinh Nguyễn Thanh Hùng, Sài Gòn 471. Vũ Anh - Cử nhân Luật, Hà Nội 472. Nguyễn Thị Thanh Hoa - Giáo viên, Sài Gòn 473. Huỳnh Công Can - Sinh Viên, Sài Gòn 474. Nhà thơ Thu Lan - Facebook / Thu Lan Nguyen, Tuscaloosa, Alabama, USA 475. Nguyễn Quế Hương, Kỹ sư Xây dựng, Sài Gòn 476. Hung Phan, Dallas, Texas, USA 477. Vo Tru, Virginia Beach, VA USA 478. Ha Nguyen - Mechanical Engineer, Houston, TX 77082, USA 479. Do Long, Philadelphia, PA, USA 480. Vu Huy - B.S of Health Science, University of Western Canada, Toronto Canada 481. Hương Trần - Bác sĩ, New York, USA 482. Hanh Nguyen, Springfield, Virgina, USA 483. Trần Văn Long, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước 484. Nguyễn Văn Hiến - Về hưu, Melbourne, Australia 485. Tô Quang Vinh, Hà Nội 486. Chi Nguyen - GGUSD, Garden Grove, California, USA 487. Hồ Đắc Tâm, Anaheim, California, USA 488. Tuan Ha, Washington DC, USA 489. Nguyễn Toàn Thắng, Miếu Hai Xã, Dư Hàng, Lê Chân, Hải Phòng 490. Le Phu Hung - Machinist, Toronto, Ont, Canada 491. Trần Thúc Lân - Họa sĩ, Paris, Pháp quốc 492. Lan Trần, Paris, Pháp quốc 493. Peter Việt Nguyễn, New Orleans, Lousiana, USA 494. Nguyễn Thị Hoa, New Orleans, Lousiana, USA 495. Nguyễn Độc-Lập, New Orleans, Lousiana, USA 496. Nguyễn Tự-Do, New Orleans, Lousiana, USA 497. Nguyễn Nhân-Quyền, New Orleans, Lousiana, USA 498. Nguyễn Ngọc Hạnh, New Orleans, Lousiana, USA 499. John Nguyen, Old Bridge, NJ 08857, USA 500. Sơn Hoàng, Sydney, Australia 501. Blogger Nguyễn Chí Đức, Hà Nội 502. Nguyễn Thị Thanh Bình - Nhà văn / nhà thơ, Washington D.C, USA 503. Huỳnh Văn Quân, Seattle WA, 98146, USA 504. Huỳnh Cảnh Luân, Paris, Pháp 505. Nguyễn Bích Thủy, Melbourne, Australia 506. Nguyễn Bích Loan, Melbourne, Australia 507. Huỳnh Thanh Tuấn, Melbourne, Australia 508. Trần Ngoc Hảo, Melbourne, Australia 509. Nguyễn Ngọc Diễm, Melbourne, Australia 510. Lisa Nguyễn, Melbourne, Australia 511. Ken Le, Melbourne, Australia 512. Kevin Le, Melbourne, Australia 513. Nguyễn Bích Vân, Melbourne, Australia 514. vNguyễn Văn Vinh, Regina, Canada 515. Lê Đinh Hồng - Kế toán, 2481E 28th, Vancouver B.C, Canada 516. Lê Thị Nhàn - Nội trợ, 2481E 28th, Vancouver B.C, Canada 517. Huỳnh Văn An, Quận 1, Sài Gòn 518. Lê Thị Xuân, Quận 1, Sài Gòn 519. Huỳnh Văn Lạc, Quận 3, Sài Gòn 520. Huỳnh Văn Lành, Thủ Đức 521. Huỳnh Thị Mỹ Anh, Thủ Đức 522. Ts Nguyễn T. A. Hiệp Hòa - Giám đốc, Pasadena, California, USA 523. Nguyễn Thị Minh Phước - Social worker và cô giáo dạy học, Orlando, Florida USA. 524. Vĩnh Liêm - Poet, Washington DC, USA 525. Trần Trung, Roxbury, New Jersey, USA 526. Đặng Văn Nam, Orange County, California, USA 527. Trần Văn Huấn - Công nhân, Sài gòn 528. Bui Thuy Hoa, Maple, Vaughan, Ontario, Canada 529. Ha Thanh, Maple, Vaughan, Ontario, Canada 530. Nguyễn Trần Huân, Atlanta, GA, USA 531. Phạm Hoàng Sơn, Kemp Forest, Houston Texas 77080, USA 532. Nguyễn Ngọc, Camden, NSW, Australia 533. Nguyễn Kim, Camden, NSW, Australia 534. Nguyễn Công, Camden, NSW, Australia 535. Denver Nguyen - Realtor, Garden Grove, California, USA 536. Đoàn Công Nghị - công dân tự do, Nha Trang 537. Phi Vũ - Công nhân, Orange County, California, USA 538. Huỳnh Kim Ngọc, Louisville, Kentucky, USA 539. Hon Do - Kỹ sư cơ khí, Mont Albert North, Victoria 3129, Australia. 540. Lan Pham, San Jose, California, USA 541. Phạm Tường Lân - Software Engineer, Toronto, Canada 542. Hồ Tấn Vinh, Melbourne, Australia 543. Trương Minh Tịnh - Thương gia, 32 Stoddart Rd., Prospect 2148, Australia 544. Nguyễn thị Thanh Vân, Paris, Pháp quốc545. Minh Trình Nguyễn - Cựu chiến binh, nguyên Cán bộ nghiên cứu Viện Mác-Lênin Hà Nội, Emser Str.27, 56076, Koblenz, Germany 546. Tô Đỗ Khắc Huy - Software Engineer, 5755 Andover Way, Tucker, GA, USA 547. Nguyễn Thị Bích Hằng, Emser Str.27 - 56076, Koblenz, Germany 548. Lưu Quốc Chiêu, 18246 Blythe St. Reseda, CA 91335, USA 549. Nguyễn T. Mỹ Linh - Sinh viên, 13830 Hoover street, Westminster, CA 92683, USA 550. Nguyễn Bá Phúc - Ks Thủy lợi, Cần Thơ 551. Cai Trong Phung - Kế toán, TAS Taxation & Accounting Solutions, Sydney, Australia 552. Nguyễn Ngọc Sơn - Cựu tù nhân chính trị, Atlanta, Georgia, USA 553. Dinh Vu, Houston, Texas, USA 554. Nguyễn Hữu Phước - Công nhân, Etten-Leur, Hòa Lan. 555. Trương Thị Tường Anh - Nội trợ, Etten-Leur, Hòa Lan. 556. Nguyễn Phước Anh Quang - Học sinh, Etten-Leur, Hòa Lan. 557. Nguyễn Vân Anh - Học sinh, Etten-Leur, Hòa Lan. 558. Tyler Tiến Lê, Alabama, USA 559. Anna Kim Nguyễn, Alabama, USA 560. Facebooker Nguyễn-Việt Phúc-Lộc, Bern, Switzerland 561. Tha Nhân - Trần Chương Lương, Westminster, California, USA 562. Phương Duy, Melbourne, Australia 563. Nguyễn Christine, Tempe City, California, USA 564. Tiểu Ngọc Nguyễn - Victoria - Australia 565. Đăng Cao Hoàng - Kỹ sư dầu khí, về hưu, Fairfax Station, Virginia, USA 566. Đặng Sơn Minh, Seattle, WA - USA 567. Hoài Duy Phương, Charlotte, NC, USA 568. Lý Thường - Công Nhân, Perth, Australia 569. Nguyen Hien Quan, Alberta, Canada 570. Nguyễn Thái Trúc, San Diego, CA, USA 571. Jo Vu - Broker, 12288 Westheimer Rd Ste 390, Houston, TX 77077, USA 572. Lê Lão Trượng - Công dân, Sài Gòn 573. Nguyễn Xuân Thọ - Kỹ sư truyền thông, 50933 Köln, CHLB Đức 574. Lê Minh - Stormwater Engineer, Sydney, Úc 575. Trương Thế Minh, 17522 57th Ave. W. Lynnwood, WA 98037, USA 576. Nguyễn Thanh Phong - Thợ hàn, Québec, Canada 577. Nguyễn Xuân Long, Đại học Michigan, USA 578. Đặng Hoàng Phúc, Melbourne Australia 579. Lý Thy Dân - Hưu trí, Fairfax, Virginia, USA 580. Lê Hồng Phong, 6 O'Briens Road, Figtree NSW 2525 581. Nguyễn Mạnh Cường, Praha, Cộng hòa Czech 582. Phùng Mai - Voice Engineer, Victoria Australia 583. Nguyễn An, Florida, USA 584. Tj Nguyễn Houston, Texas 77072, USA 585. Tan Nguyen, Manchester, New Hampshire, USA 586. Nguyễn Viết Lý, San Jose, California, USA 587. Nguyễn Phương Đằng - Kỹ Sư, Adelaide, Úc Đại Lợi. 588. Vũ Quốc Hùng - Kỹ sư Hạt Nhân Cty Areva GmbH, Erlangen, CHLB Đức 589. Nguyễn Chiêu Anh, San Jose, California, USA 590. Blogger Pham Hanh - Quảng Nam 591. Phan Lê Vũ, Queensland, Australia 592. Phan Quang Nhi, Nguyễn Trải, Cần Thơ 593. Nguyễn Giao, San Diego, California, USA 594. Huynh Loi, Medford, MA, 02155, USA 595. Nguyễn Van Xoang - Doanh nhân, Leipzig, CHLB Đức 596. Thi Chanh Do, Atlanta, GA, USA 597. Hoàng Văn Dũng, Hải phòng 598. Long Điền - Nhà văn, Tampa, Florida, USA 599. Nguyễn Tiến Luận, Long Khánh, Đồng Nai 600. Nguyễn Hòa Bình, B3 Tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội601. Blogger Osin, Nhà báo Huy Đức, Sài Gòn 602. Bác sĩ Lê Đình Phương - Blogger, Sài Gòn 603. Cao Minh Đạo - Công Dân, Sài Gòn 604. Facebooker Tiến Văn Miếu - họa sĩ Nguyễn Văn Tiến, Sài Gòn 605. Phan Thanh Minh, Quảng Nam 606. Phạm Văn Trội, Hà Nội 607. Bùi Phi Hùng - Facebook phi.hung.92 - Cán bộ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 608. Võ Thanh Ân - Kỹ sư Tin Học, Xã Phước Mỹ Trung, Mỏ Cày Bắc, Bến Tre. 609. Đào Minh Châu - Cơ quan Hợp tác Phát triển Thuỵ Sỹ tại VN, 44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội 610. NguyễnThanh Hải - Kỹ sư, Huế 611. Nguyễn Thị Quỳnh Như, Biên Hoà, Đồng Nai 612. Trần Đại Sơn, Kỹ sư CNTT, Nghệ An 613. Lê Thanh Trường - Phóng viên, Đà Nẵng 614. Trần Văn Công - kỹ sư, Hải Dương, hiện đang làm việc tại Cầu giấy, Hà Nội 615. Trần Nam Thiên - Doanh nhân, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Sài Gòn 616. Nguyễn Xuân Tùng, Cát Bi, Hải An, Hải Phòng 617. Lê Văn Ái - Cử Nhân Kinh tế, Tân Thới nhất, Q12, Sài Gòn 618. Hoàng Việt Đăng, Hà Tĩnh 619. Nguyễn Văn Mẫn - Nhân viên văn phòng, Sài Gòn 620. Nguyễn Văn Lý - Cử nhân Sư phạm Tin học, Hà Tĩnh. 621. Bùi Ngọc Mai - Thợ sửa xe, Duy Tân, P.15, PN, Sài Gòn 622. Lê Đoàn Thể, Ngõ 250 Minh Khai, Hà Nội 623. Nguyễn Việt Anh, Kyoto, Nhật Bản 624. Nguyễn Anh Quân, Manila, Philippine 625. Trần Hiệp, Boston, Massachusetts, USA 626. Lê Dũng, Sugar Land, Texas, USA 627. Trần Trinh, Sugar Land, Texas, USA 628. Võ Phú - Kỹ Sư, Louisiana, USA 629. Tina Phạm,Huntington Beach,CA, USA 630. Nguyễn Quốc Trung và 4 thành viên gia đình, Công nhân hãng chep pallet, Melbourne, Australia 631. Bobby Nguyen, Garden Grove City, California, USAUSA 632. Henry Hien Pham - Sr. Telecommunication Engineer, Dallas, Texas, USA 633. Trịnh Bích Thủy - Kỹ sư môi trường, Saint Cloud, Pháp 634. Trịnh Trung Hiếu - Kỹ sư thống Kê, Clichy, Pháp 635. Trịnh Anh Dũng Phap, Clichy, Pháp 636. Nguyễn Thị Hà Quyên, Ottawa, Ontario, Canada 637. Hoàng Tuấn, Allentown, PA, USA 638. Nguyễn Thị Nhật Tân, Slidell, Louisiana, USA 639. Nguyễn Thiện Thanh, Fountain Valley, California, USA 640. Nguyễn Minh Quang, 1221 Delta ave, Burnaby, BC, Canada 641. Mã Thành Long, Rosmead, California, USA 642. Đỗ Văn Phúc, Nhà văn, cựu Tù nhân Chính trị, Austin, Texas, USA 643. Ngô Khoa Bá, Houston, Texas, USA 644. Vũ Lưu Linh, Montreal, Canada 645. Vũ Hùng - Kỹ sư điện, Melbourne, Victoria, Australia 646. Nguyễn Hữu Việt, Slidell, Louisiana, USA 647. Trần Tuấn, Vancouver, Canada 648. Andy Vu, San Diego, CA 92126, USA 649. Dương Tràng, Los Angeles, CA 90017, USA 650. Nguyễn Văn Hường - Công dân tự do, Connecticut, USA 651. Hòang Văn Sơn - nhân viên chuyển phát thư bưu điện, Canley Vale NSW 2166, Australia 652. Nguyễn Anh - Cựu sĩ quan QLVNCH, Charlotte NC, USA 653. Hùng Nguyễn - blogger and facebooker, Sydney, Australia 654. Trương Kim - Care worker, 17 Scott Avenue, ST Albans VIC 3021, Australia 655. Ngô Thuỳ Linh - Công dân, San Jose, CA , USA 656. Nguyễn Hùng Phi, South Australia, Australia 657. Hạnh Đào, Cincinnati USA 658. Phạm Thu - công dân Việt Nam tự do, Fairfield, NSW Australia 659. Facebooker Lữ Thứ, blog www.vietwebradio.net, Washington DC, Hoa Kỳ 660. Nguyen Hoa, 5412 Queensberry Ave, Springfield, VA 22151, USA 661. Vu Quach, Melbourne, Australia 662. Trương Việt Hoàng - Kỹ sư, Anaheim, California, USA 663. Tuấn Trương, University of Texas, Austin, TX, USA 664. Lê Viết Hà- Kỹ sư điện, Đà Nẵng 665. Võ Kim Lộc - Facebook: Louis Vo, Quảng Nam 666. Bach Long Giang, Hà Nội 667. Hà Nguyễn Bình - Chuyên viên kỹ thuật, Toronto, Canada. 668. Lê Thế Bình Phương, Ottawa, Ontario, Canada 669. Trần Thị Xuyến, Ottawa, Ontario, Canada 670. Therese Do, Ottawa, Ontario, Canada 671. Lê Thế Quốc Việt, Ottawa, Ontario, Canada 672. Lê Thế Quốc Nam, Ottawa, Ontario, Canada 673. Lê Phương Thảo Trần, Ottawa, Ontario, Canada 674. Lộc Phạm, Melbourne, Australia 675. Bích Thủy Trần, Melbourne, Australia 676. Nhật Thảo Phạm, Melbourne, Australia 677. Khôi Nguyên Phạm , Melbourne, Australia 678. Minh Khôi Phạm, Melbourne, Australia 679. Nguyễn Quang Bân, Tampa City, Florida, Hoa kỳ 680. Steve Phan, Houston, TX 77064, USA 681. Phạm Văn Hải, Alberta, Canada 682. Nguyễn Đức Hạnh - Kỹ sư điện, Hà nội 683. Huỳnh Tấn - Cựu học sinh Quốc Gia Nghĩa Tử Saigon, Sài Gòn 684. Nguyễn Thành Trung, Biên hòa 685. Trần Quốc Hải - Tiến sĩ, Ngõ 36 Đào Tấn, Hà Nội 686. Blogger Lê Anh Hùng, Hà Nội 687. Đinh Tấn Lực, Blogger, Pờ Y, Sài Gòn 688. Blogger Trịnh Hùng - CPA, Melbourne, Australia 689. Hoàng Sơn, Thái Bình 690. Trần Thị Kiều Liên, Sài gòn 691. Nguyễn Thị Thu Trang, Montreal, Canada 692. Nguyễn Ngọc Thương, nông dân bần cùng mạt hạng - Facebook Giuse Nguyễn Ngọc Thương, Thôn Phước Thọ, Xã Tân Phước, Thị xã La Gi, Tỉnh Bình Thuận 693. Đinh Hạ Hùng - Công Dân, Sài Gòn 694. Nguyễn Minh Mẫn, Misissauga, Ontario, Canada 695. Nguyễn Thị Nguyệt Nga, Misissauga, Ontario, Canada 696. Phạm Hồng Hải, Cô Bắc, P. Cô Giang, Q1, Sài Gòn 697. Huỳnh Đan Châu, Houston, Texas, USA 698. Huỳnh Nam Khoa, Houston, Texas, USA 699. Huỳnh Ngọc Phước, Houston, Texas, USA 700. Facebooker Chuan Vu - Vũ đình Chuẩn, Sài Gòn 701. Nguyễn Tường Thụy - Blogger, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội 702. Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Khối 8406, Sài Gòn 703. Lư Thị Thu Trang, Khối 8406, Sài Gòn 704. Lư Thị Thu Duyên, Khối 8406, Boston, MA, USA 705. Ca sỹ Nguyệt Ánh, tuần báo Phố Nhỏ, Virginia, USA 706. Đào Trường Phúc, tuần báo Phố Nhỏ, Virginia, USA 707. Trương Sĩ Lương, tạp chí Thế Giới Mới, Texas, USA 708. Huỳnh Lương Thiện, tuần báo Mõ San Francisco, California, USA 709. Phạm Thành - Nhà báo (nghỉ hưu), blogger blog Bà đầm xòe, Hà Nội 710. Blogger Le Nguyen - cộng tác viên Danlambao, Vĩnh Long 711. Lê Đình Lượng - Công dân tự do, Hợp Thành, Yên Thành, Nghệ An 712. Hoàng Minh Hiếu, Sài Gòn 713. Nguyễn Hữu Trường, Bình Dương 714. Lê Hoàng Tân - Kỹ sư điện - Facebook Lehoangtan, Đường 11, P.11, Q. Gò Vấp, Sài Gòn 715. Bùi Quang Thắng - Thạc sỹ QTKD, Hà Nội 716. Nguyễn Thị Từ Nhơn, Bình Thạnh, Sài Gòn 717. Đỗ Khánh Duy An, Sài Gòn 718. Mai Huy Thăng, Ba Đình, Hà Nội 719. Trần Thanh Trúc (FACEBOOK: Trần Thanh Trúc), Bà Rịa-Vũng Tàu 720. Đoàn Tuấn, Hải Phòng 721. Phạm Thị Lâm - Cán bộ hưu trí, Cầu Giấy Hà Nội 722. Trương Ngọc Chương - Nhà báo, Nguyễn Tư Giản, TP Đà Nẵng 723. Trương Đăng - Kỹ sư, Sài Gòn 724. Lê Thanh Tùng, Facebook: Lê Thanh Tùng, Thị trấn Phổ Yên, H. Phổ Yên Thái Nguyên 725. Nguyễn Thànhh Long, Sài Gòn 726. Nguyễn Dương - Giáo viên hưu trí, Đồng Nai 727. Hoàng Quốc Bảo - Điện công nghiệp, Thanh Đa, Bình Thạnh, Sài Gòn 728. Lê Trọng Hoàng Dương, Phường Trần Phú, Hà Tĩnh 729. Vũ Thanh Bình, Quận Gò Vấp, Sài GònNguyễn Hải An, Đà Nẵng 730. Nguyễn Văn Tiến, Ba Đình, Hà Nội 731. Trần Hoàng Yến, Sài Gòn 732. Hoàng Bá Phước, Hà Đông 733. Nguyễn Trí Dũng - Dịch thuật tự do, Hà Nội 734. Hà Chí Hải - Bán hàng tự do, Tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. 735. Hồ Văn Tích - Kỹ Sư, Sài Gòn 736. Phan Phúc Hưng - Dược sĩ, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Sài Gòn 737. Châu Quang Dũng, Sài Gòn 738. Nguyễn Mạnh Hùng - Kiến trúc sư, Hà Nội 739. Nguyễn Đang Lập, Kỹ sư Kinh tế, Bà Rịa Vũng Tàu 740. Vũ Tuấn Anh - Facebooker: haccolong, Quận 12, Sài Gòn 741. Lê Văn Thưởng, Đà Nẵng 742. Nguyễn Huy Dũng - Dân thường, Phước Thành, phường 11, TP Vũng Tàu. 743. Ngô Đức Hoàng - Sinh viên, Đà Nẵng 744. Ngô Đức Hào - Học sinh, Đà Nẵng 745. Lý Đông Hoàng, Tây Hồ, Hà NộiNội 746. Nguyễn Văn Vinh - Hưu trí, ngõ 144 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội 747. Trần Thị Huyền Anh, Ba Đình, Hà Nội 748. Nguyễn Thanh Xuân - Kỹ Sư Vi Tính, Kỳ Đồng P9 - Q3, Sài Gòn 749. Hoàng Nguyên Bảo - Facebook: baohoangvn, Sài Gòn 750. Anh Bảo - Facebook Bảo Demo, Cần Thơ 751. Bùi Đợi, Quảng Ngãi 752. Lê Đức Bình, Quận 1, Sài Gòn 753. Hồ Phước Đại, Q. Bình Thạnh, Sài Gòn 754. Võ Linh Đan, Sài Gòn 755. Nguyễn Ngọc Hiếu, Pleiku-Gialai 756. Trần Thị Thuý Vân - Sinh Viên cao học ở trường ĐH Sungkyunkwan, khu vực Suwon, Hàn Quốc 757. Vu Huy - Sinh viên University of Houston tại Houston, Texa, USA 758. Lê Ngọc Năng, Boston, Massachusetts, USA 759. Nguyễn Chiêu Anh, San José, California, USA 760. Dinh Van Toan, San Francisco, California, USA 761. Dương Thanh Phong - Nhà thơ, Lake Forest city, CA 92630, USA 762. Phạm Thị Nho, Lake Forest city, CA 92630, USA 763. Bùi Thị Cát Vân, Victoria, Australia 764. Henry Hoàng, Sunnyvale, California, USA 765. Doanh Chau - Equity Investment Manager, FB: Doanh Chau, W. Covina, California, USA 766. Vinh Lê, Calgary, Alberta, Canada 767. Tam Mavroudis - Facebooker, Marin, USA 768. Kiến trúc sư Đào Đông Nhựt, Florida, USA 769. Hoàng Nguyên, San Pablo, CA 94806, USA 770. Phan Ngọc Huề, San Jose, California, USA 771. Diệp Thanh Lan - Engineer, San Diego, California, USAUSA 772. Ts. Ngô Anh Văn, Đại Học Nam California, 954 S. Carondelet St. #10 Los Angles, CA, USA 773. Nguyễn Thái - Chuyên viên điện toán, 820 Pinto Dr, San Jose, California, USA 774. Khai Dang, Montreal, Canada 775. Phạm Minh Hoa, 22862 Larkin Street, Lake Forest, California, USA 776. Nguyễn Đăng Vũ - Kỹ sư Cơ Khí, Anaheim, California, USA. 777. Sy Nguyen, sStudent, Garden Grove 92844, CA, USA 778. Too Bryan Nguyen, 1777 Timber Creek Rd., Flower Mound TX 75028, USA 779. Nguyễn Thị Thanh Vân - Cán bộ Tài chính, Hợp đồng, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam 780. Timothy Le - IT engineer in Silicon Valley of California, USA. 781. Mai Phuong Tran, Vancouver, Canada 782. Danny Le, Worcester, MA, USA 783. Thanh Quang, Westminster, California, USA 784. Nguyễn Liên, Philadelphia, PA, USA 785. Nguyễn Lơi, Sydney, Australia 786. Phạm Tấn Vũ, Kentucky, USA 787. Lê Việt Quốc - Chuyên viên tin học, Hawaii, USA 788. Lê Thuận, Annandale, VA, USA 789. Nhan Luu, Florida, USA 790. Lê An Hảo Calgar, Alberta, Canada 791. Vương Chu - Công chức, Sydney, Australia 792. Mai Cau San Jose CA, USA 793. Tran Sen, San Jose, CA, USA 794. Mai Duc, Lincoln, NE, USA 795. Ha Hai, Lincoln. NE, USA 796. Ha Su, Lincoln, NE, USA 797. Nguyen Hanh, Lincoln, NE, USA 798. Ha Son, Lincoln, NE, USA 799. Ha Huan, Lincoln, NE, USA 800. Patrick Vũ Hùng, Midway City California, USA 801. Agnes Loan Vu, Midway City California, USA 802. Hà Công Hồng - Nha Sĩ, Sydney, Australia 803. Lynn Loan Nguyen, Santa Ana California, USA 804. Eric Ha Vu, Corona California, USA 805. Theresa Huong Vu, San Ana California, USA 806. Therese Huyen Vu, Fountain Valley California, USA 807. John Luan Bui, Midway City California, USA 808. Sean Hung Tran, Midway City California, USA 809. Goretty Nguyen, Fountain Valley California, USA 810. Nguyễn Thanh Vân, Toronto, Canada 811. Hoàng Kim Ngân, Los Angeles, California, USA 812. Đinh Thị Ngọc Tuyết, Kentucky, USA 813. Vinh An Vu - Công nhân, Sydney, NSW, Australia 814. Bùi Bình, PE, N. Carolina, USA 815. Hoàng Diệu, Melbourne, Australia 816. Hy Nguyen, Saint Paul, Minnesota, USA 817. Huỳnh Anh, Sài Gòn 818. Nguyễn Mai - Nguyên giáo viên trường PTDL Nguyễn Siêu-Hà Nội, Worcester, MA 01602, USA 819. Tạ Thị Mai Trâm, Houston TX, USA 820. Nguyễn Thị Thanh Hương - Cựu thuyền nhân ThaiLan, Sài Gòn 821. Phan Thị Duong Thi, 9414 Lerin Lane, Sugar Land, TX 77498 822. Alpha Linh - Kỹ Sư Điện Tử, Chicago IL, USA 823. Huỳnh Nguyên Phúc - Công nhân, Baltimore, Maryland, USA 824. Don Nguyen, San Francisco, California, USA 825. Facebooker Nguyễn Quang Duy, Sài Gòn 826. Van Nguyễn, Melbourne, Vic, Australia 827. Thi Nguyễn, Melbourne, Vic, Australia 828. Lợi Nguyễn, Springvale, Melbourne, Australia 829. Xuyến Ngô, Sydney, NSW, Australia 830. Lý Nhơn, Công nhân, 11771 Shetland, Garden Grove, CA, USA 831. Huỳnh Bá Nhẫn, 3030 Trethewey, Abostford, BC, Canada 832. Phi Trương Lê - Công nhân, Cecil Hills, Australia 833. Cao Thị Thanh Hương, Melbourne, Australia 834. Nguyễn Tiến Cường - Thương gia, Houston, Texas, USA 835. Huỳnh Thị Bích Hiền - Sinh viên Luật, Houston, Texas, USA 836. Ken Hoang - Kỹ sư vi tính, Phoenix, Arizona, USA 837. Pham Minh Tung, Melbourne, Australia 838. Đào Quang - CFISD, Houston, Texas, USAUSA 839. Liêu Huỳnh - Hưu trí, New York, USA 840. Johny Nguyen, Seattle WA 98026, USA 841. Đặng Văn Hưng, 33 Winthrop Dr Winthrop 6150, West Australia 842. Thận Nhiên, Nhà thơ, Freelance writer, Allen, TX, USA 843. Hoàng Ngọc Diêu - Sydney/Australia - Nha Trang / Việt Nam 844. Vũ Quốc Ngữ, Hà Nội 845. Nguyễn Ngọc Thùy Linh - Sinh viên Luật, Blogger, Thủ Đức, Sài Gòn 846. Nguyễn Ngọc Phong - cựu giáo viên, Đà Lạt 847. Ngô Minh Danh - Chuyên viên công nghệ thông tin, Đồng Nai 848. Nguyễn Đình Trung, Sài Gòn 849. Cao Thị Hải Hiền, Sài Gòn 850. Cao Bá Nhật - Nhân viên quản lý, Sài Gòn 851. Trần Văn Nghiệp - Quản trị Mạng, Quận 2, Sài Gòn 852. Vũ Hội, Như Xuân, Thanh Hóa 853. Y Thoạt - Knul - Bangkok - Thailand 854. Dr Nguyễn Thị Lan – Blogger, California, USA 855. Long Nguyen, Fountain Valley, CA92708, USA 856. Anthony Nguyễn Đức Duy, Vermont, Australia 857. Phan Ngọc Huề, San Jose, California, USA 858. Ký giả Hùng Sơn, San Jose, California, USA 859. Linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Khải – Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Roma, Italy 860. Họa sỹ Chiêu Anh Hải, Cựu TNXP Chiến trường Tây Nam 1979, Facebook Ruoi Trau, Sài Gòn 861. Raymond C Vu, Melbourne, Australia 862. Đỗ Chiến Thắng, Hà Nội 863. Bửu Nguyễn, Darwin, Australia 864. Nga Phạm, Darwin, Australia 865. Mai Văn Hải, Quận 7, Sài Gòn 866. Hung Nguyen, Fort Mill, South Carolina, USA 867. Minh Tran Tracy Nguyen, Fort Mill, South Carolina, USA 868. Michelle Tran, Fort Mill, South Carolina, USA 869. Kevin Tran, Fort Mill, South Carolina, USA 870. Bryan Tran, Fort Mill, South Carolina, USA 871. Kỹ sư Phạm Văn Tiến, Hải Phòng 872. Phạm Tuấn, California, USA 873. Ngô Quang Khải, xã Xuân Kiên, Xuân Trường, Nam Định 874. Nguyễn Văn Dương, Hà Nội 875. Nguyễn Văn Triển, Escondido, California 92025, USA 876. Trần Đạt, San Jose, USA 877. Trần Phong Vũ, California , USA 878. Trần Thị Phước, California, USA 879. Lê Thị Bé Tư, Hồng Ngự, Đồng Tháp 880. Nguyễn Ngọc Hưng, Nam Định 881. Phạm Thị Ngọc Tuyền, Cần Thơ 882. Cuong Nguyen, Santana CA 92703, USA 883. Trieu Ca, Perth, Australia 884. Nguyễn Thế Hùng, Brisbane, Queensland, Australia 885. Nhà văn Nguyễn Nguyên An, Huế 886. Trần Côn Giang, Minnesota, USA 887. Vũ Trần, Kế toán, Nam Định 888. Lý Quốc Tuấn, Franfurt, Germany 889. Nguyễn Xuân Thông, San Diego, California, USA 890. Đinh Thị Việt Nữ, San Diego, California, USA 891. Nguyễn Thị Xuân Khang, San Diego, California, USA 892. Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Thiều, Thái Lan 893. Nguyễn Mạnh Hùng, Hà Nội 894. Trần Văn Thường, Bà Rịa, Vũng Tàu 895. Nguyễn Văn Trí, Oceanside, California, USA 896. Ngô Điều, Cựu đảng viên, Hà Nội 897. Trần Thiên Bình, Sài Gòn 898. Lê Sinh Mẫn, Facebook Lê Sinh Mẫn, Sài Gòn 899. Facebooker Huỳnh Quốc Huy, Aarhus, Đan Mạch 900. Lê Văn Chương, Cần Thơ 901. Trần Xuân Tự, Cán bộ Hội nông dân xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh 902. Nguyễn Văn Thọ, nguyên thôn trưởng Kỳ Anh, Hà Tĩnh 903. Đào Văn Thông, Hà Nội 904. Nguyễn Mai Hương, Hà Nội 905. Vũ Thúy Lan, Facebook ThuyLan Vu, Canberra, Australia 906. Trần Quang, San Diego, California, USA 907. Đặng Thế Hải, Hà Nội 908. Họa sĩ Phùng Chí Kiên, Hai Bà Trưng, Hà Nội 909. Trần Kim Long, Elk Grove, California, USA 910. Trần Đức Tường, Irvine, California, USA 911. Phạm Thanh Hiền, Biên Hòa, Đồng Nai 912. Lê Hùng Dũng, Na Belidle 17 Praha 5, Cộng hòa Séc 913. Kỹ sư Vũ Ngọc Anh, Hà Nội 914. Thuy Nguyen, Westminster, California, USA 915. Lê Thị Thanh Ngọc, Tân Phú, Quận 7, Sài Gòn 916. Võ Tấn, Tân Sơn, Ninh Thuận 917. Nguyễn Anh Việt, Lafayette, Los Angeles, USA 918. Nguyễn Tammy, Lafayette, Los Angeles, USA 919. Nguyễn Quang Hà, Lafayette, Los Angeles, USA 920. Lê Thị Xuân Chi, Lafayette, Los Angeles, USA 921. Nguyễn Mỹ Linh, Lafayette, Los Angeles, USA 922. Nguyễn Mỹ An, Lafayette, Los Angeles, USA 923. Nguyễn Mỹ Tiên, Lafayette, Los Angeles, USA 924. Nguyễn Thiên Kim, Lafayette, Los Angeles, USA 925. Nguyễn Luân, Lafayette, Los Angeles, USA 926. Nguyễn Phú, Melbourne, Australia 927. Đặng Văn Lượng, Nam Định 928. Nguyễn Quốc Huy, Facebook Huy Nguyen, Sài Gòn 929. Linh mục Nguyễn Hùng Cường, Đài Loan 930. Nguyễn Thái An, Facebook Nguyễn Thái An, Sài Gòn 931. Kỹ sư Trần Đình Tuấn, Olso, Na Uy 932. Nhiếp ảnh gia Cao Xuân Vinh, Quận 11, Sài Gòn 933. Hồ Thị Hòa, Sài Gòn 934. Nguyễn Thị Ngân, Thanh Hóa 935. Blogger Việt Hoàng, Doanh nhân, Nga 936. Đỗ Vân Anh, Giáo viên, Hà Nội 937. Nguyễn Hoàng Vũ, Nghiên cứu viên Viện Vật lý Hà Nôi, Tây Hồ, Hà Nội 938. Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội 939. Nghi Le Duc, Sinh viên trường Paris- Est, Paris, Pháp 940. Đoàn Thanh Tùng, Liege, Bỉ 941. Phạm Văn Hoàn, Sinh viên, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa 942. Sùng Hữu Anh Túc, Facebook Airies Mahalo, Lào Cai 943. Kỹ sư Trần Văn Thao, Sài Gòn 944. Đậu Văn Bảy, Bình Dương 945. Dang Nguyen, Orange County, California, USA 946. Kỹ sư Lưu Hà Sĩ Tâm, Quỳnh Phụ, Thái Bình 947. Hồ Trung Nguyễn, Brisbane, Australia 948. Rita Huynh, Fletcher St., Chicago, USA 949. Nguyễn Thiện Quang, Chuyên viên thiết kế nội thất, WA, USA 950. Stephen Nguyễn Thế Phan, Boxhill, Australia 951. Phạm Bảo Hoàng, San Bernardino, California, USA 952. Nguyễn Thanh Quang, Houston, Texas, USA 953. Nguyễn Như Ngọc Lâm, Gò Vấp, Sài Gòn 954. Camelias Tran, New South Wave, Australia 955. Nguyễn Thị Liên, Washington, USA 956. Tăng Khắc Tân, Port Coquitlam, BC, Canada 957. Trần Tuấn, Colorado, USA 958. Đặng Tuấn Kiệt, San Diego, California, USA 959. Bùi Thị Ngọc, Sài Gòn 960. Phạm Trung Dũng, Westminster, California, USA 961. Ngo Thanh, Richmond BC, Canada 962. Nguyễn Văn Hải, Paris, Pháp 963. Bùi Anh Tuấn, Hàng Vôi, Hà Nội 964. Sandy Vo, Vancouver, Canada 965. Vo Quan, Vancouver, Canada 966. Kỹ sư Phạm Tất Đồng, Phú Nhuận, Sài Gòn 967. Nguyễn Anh Tài, Sài Gòn 968. Nguyễn Thị Minh Tâm, Leipzig, Đức 969. Bùi Minh Vũ, Thuận An, Bình Dương 970. Nguyễn Huy Đức, Hương Khê, Hà Tĩnh 971. Hoàng Anh Vũ, Quận 3, Sài Gòn 972. Lê Trọng Kế, Gailes, Queensland, Australia 973. Lê Thị Lan, Gailes, Queensland, Australia 974. Nguyễn Anh Hùng, Hà Nội 975. Tony Nguyen, Milpitas, CA 95035, USA 976. Nguyễn Kim, Brusseles, Bỉ 977. Huỳnh Xuân Thiệp, Nhà giáo hưu trí, Ngô Mây, Phù Cát, Bình Định 978. Facebooker Hà Hồng Sơn, Sài Gòn 979. Truong Tung-Son, San Jose, California, USA 980. Dr. Nguyễn Thị Lan, blogger, Anaheim, California, USA 981. Nguyễn Việt Đức, Antioch, California, USA 982. Đoàn Hòa, Jihlava, Cộng Hòa Czech 983. Lê Bá Thuần, Melbourne, Victoria, Australia 984. Minh Tiên Võ, Melbourne, Victoria, Australia 985. Nguyễn Viên, Nam Định 986. Kỹ sư Trần Anh Vương, Tuy Phước, Bình Định 987. Nguyễn Quang Nhàn, Đà Lạt 988. Trần Tuấn Tú, Giảng viên Khoa Môi trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Sài Gòn 989. Kiến trúc sư Võ Nguyên Thạch, Nhà Bè, Sài Gòn 990. Vũ Hoàng Tùng, Hamburg, Đức 991. Phạm Hữu Uyển, Praha 5, CH Czech 992. Kỹ sư Lê Trọng Kiên, Sài Gòn 993. Lưu Thị Hoàng Phượng, Nha Trang, Khánh Hòa 994. Đặng Tiến Dũng, Hordaland, Na Uy 995. Nguyễn Quang Ngọc, Hà Nội 996. Nguyễn Ngọc Tâm, Nghi Lộc, Nghệ An 997. Vinh Mai, Melbourne, Australia 998. Nguyễn Hồ Ái Thanh, Sài Gòn 999. Nguyễn Duy Thanh, Facebook Annie Thanh, Sài Gòn1000. Bác sĩ Thạch Nguyễn, Trưởng khoa Tim mạch BV St Mary, Hobart, Indiana, Hoa Kỳ - GS thỉnh giảng ĐH Y khoa Nam Kinh, Trung Quốc - Giáo sư Danh dự Đại học Y Hà Nội.   Danh sách sẽ được tiếp tục cập nhật. Đã có trên 1000 người ký tên Theo ý kiến của anh Nguyễn Đắc Kiên: "Cụm từ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”, khiến tôi ngại ngùng khi ký vào bản “Tuyên bố Công dân Tự do”. Tôi sẽ gửi thư đề nghị các bạn khởi xướng bỏ cụm từ đó đi, để tôi được ký tên mình, cùng với hàng nghìn, triệu đồng bào. Tôi nghĩ rằng, mỗi người chúng ta không sát cánh cùng anh Kiên hay bất cứ người nào khác, chúng ta ký tên vì chính chúng ta, vì tổ tiên ngàn đời, vì con cháu tương lai. Vì thế tôi kêu gọi tất cả, không phân biệt trong hay ngoài nước, còn hay không còn quốc tịch Việt Nam, miễn là mang trong mình dòng máu Việt, ký tên vào bản tuyên bố công dân này.", nhóm khởi xướng xin phép quý vị đã ký cũng như sẽ ký vào bản tuyên bố, được đổi câu mở đầu: Chúng tôi, những người khởi đầu ký tên sau đây, sát cánh bên Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và kêu gọi những công dân khác cùng với chúng tôi đồng tuyên bố... thành:
......

Pages