2013

Dân Biểu Hoa Kỳ bất bình về việc Ls. Lê Quốc Quân tiếp tục bị giam cầm

Ngày 25 tháng 6, 2013 Kính gửi ông Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam c/o Tòa đài sứ Việt Nam 1233 20th Street, NW, Suite 400 Washington, DC 20036 Thưa ông Nguyễn Tấn Dũng, Qua lá thư này chúng tôi muốn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về việc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bất chấp các quyền căn bản về con người và vẫn tiếp diễn nỗ lực đàn áp bất đồng chính kiến. Chúng tôi bất bình về việc luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân tiếp tục bị giam cầm, không được phép gặp gia đình và luật sư kể từ khi ông bị bắt ngày 27 tháng 12, 2012. Ông Lê Quốc Quân là một luật sư nổi bật, một nhà bảo vệ nhân quyền, blogger, và một cựu nghiên cứu sinh của chương trình Reagan-Fascell tại Học viện Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy), đã bị nhà cầm quyền Việt Nam quấy rối liên tục kể từ năm 2007. Chúng tôi cho rằng qua việc bảo vệ nhân quyền, viết blog về các vấn đề liên quan đến công bằng xã hội và tham gia vào những sinh hoạt dân sự là những hành động ái quốc đóng góp vào việc phát triển đất nước. Ông đã có một số cam kết với cộng đồng quốc tế để cải thiện tình trạng nhân quyền nhưng rõ ràng là quyền tự do ngôn luận, tự do ý kiến và tự do lập hội vẫn không được công nhận tại Việt Nam. Chính sách đàn áp liên tục các quyền căn bản của công dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sẽ tác hại đến mối bang giao hai nước. Chúng tôi kêu gọi ông hãy làm người chủ xướng để thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng các cam kết này. Chúng tôi nhấn mạnh lần nữa mối quan tâm sâu sắc về việc bắt giữ ông Quân. Chúng tôi kêu gọi ông có những biện pháp để trả lại tự do tức khắc và vô điều kiện cho luật sư Quân. Chúng tôi mong đón nhận hồi âm trực tiếp từ ông. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và muốn làm việc với ông để các quyền con người được bảo đảm. Trân trọng,
......

Điều 258: Chuột chạy cùng sào...

Ngày 17/4/2012, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân bị công an tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất bắt giữ và bị cáo buộc tội danh “khủng bố” theo điều 84 Bộ Luật Hình Sự CHXHCNVN ngay khi ông đang làm thủ tục nhập cảnh. Ts Quân bị quy tội “khủng bố” khi trên người ông chỉ có một bộ quần áo; hành lý thì ngoài các vật dụng cá nhân thường nhật chỉ có một máy laptop , không mang bất cứ một thứ gì có thể gọi là vũ khí, và nhất là Ông chưa được phép đi qua hải quan. Việc quy tội tùy tiện, trơ trẽn và cực kỳ vô lý nói trên cho thấy sự hoảng loạn cùng cực của nhà cầm quyền CSVN. Nó vô lý tới mức sau đó chính nhà cầm quyền Hà Nội đã phải tự gỡ bỏ tội danh “khủng bố” mà họ đã gán cho Ts Quân và chuyển sang tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Nhưng loay hoay suốt mấy tháng sau đó họ cũng không tìm ra được chứng cớ hay lập luận nào để buộc tội người vô tội. Cuối cùng, trước áp lực mạnh mẽ và ngày càng gia tăng của dư luận quốc tế, hôm 22/1/2013, họ đã phải đơn phương quyết định trả tự do vô điều kiện cho Ts Quân và trục xuất Ông về Hoa Kỳ. Trường hợp của Ts Quân chỉ là một thí dụ điển hình trong rất nhiều trường hợp bắt giữ sai trái, gán ghép tội danh tuỳ tiện của nhà cầm quyền CSVN; và sau đó, khi đưa ra toà kết án, họ lấp liếm không dám tranh tụng, thậm chí không dám đưa ra những lý cớ đã được dùng để luận tội trong bản cáo trạng. Tất cả đều thể hiện sự sai trái trong hành động, bế tắc trong lý luận, lúng túng trong đối phó và hoảng loạn trong tinh thần của nhà cầm quyền CSVN. Vào ngày 8/3/2007, Luật sư Lê Quốc Quân bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam khi Ông trở về từ Hoa Kỳ sau khi tham dự một khoá học của tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy) ở Mỹ. Ông đã bị giam giữ 3 tháng để “điều tra” về cáo buộc “hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Sau đó, CSVN đã tự động trả tự do cho Ls Quân vì không tìm ra lý cớ hay bằng chứng gì để kết tội Ông “âm mưu lật đổ”. Vào ngày 29/1/2009, Ls Quân đã bị những người của cơ quan an ninh đánh đập dã man khi Ông tham dự cuộc diễn hành ôn hoà của các người theo đạo Công Giáo phản đối chính quyền chiếm đất của nhà thờ tại Hà Nội. Hôm10/4/2011 toà án Hà Nội mở phiên toà gọi là “công khai” xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, với một lực lượng công an và an ninh dày đặc ngăn chặn từ xa những ai, kể cả người gia đình của bị cáo, đến tham dự phiên toà “công khai” đó. Cùng với rất đông đồng bào, Ls Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn đến quan sát phiên toà từ phía ngoài của hàng rào an ninh, nhưng cả hai đều bị bị bắt với lý do “phá hoại trật tự công cộng”. Ba ngày sau đó, vì không thể tìm được một lý cớ gì để kết tội, CSVN đã buộc phải thả Ls Quân và Bs Sơn. Vào tối Chủ Nhật 29/8/2012, trên đường về nhà, Ls Quân đã bị 3 người lạ mặt hành hung bằng gậy sắt, khiến Ông bị trọng thương phải nhập viện cấp cứu. Ls Quân cho rằng thủ phạm chính là công an CSVN. Cùng với những hành vi khủng bố khác, việc công an kết hợp với côn đồ chèn xe, kiếm cớ để gây sự và hành hung những người trong “tầm ngắm” của họ một cách lộ liễu là điều thường xuyên trong mấy năm qua mà cả thế giới đều đã biết. Việc hành hung Ls Quân lần này cũng không khác và ông đã tố cáo đích danh thủ phạm. Đến ngày 28/10/2012, Ls Quân bị CSVN bắt giam với cáo buộc tội “trốn thuế”. Ông bị giam giữ từ đó đến nay; 8 tháng trời, thân nhân không được thăm viếng, luật sư không được tiếp xúc, và tin tức cho biết ông sẽ bị đem ra xử vào ngày 9/7/2013 sắp tới. Một trường hợp điển hình khác là vụ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Ngày 5/11/2010 ông Cù Huy Hà Vũ bị công an CSVN bắt giam. Mười ngày sau đó ông bị khởi tố về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Sau 5 tháng giam giữ, ngày 4/4/2011, Ts CHHVũ đã bị toà sơ thẩm kết án 7 năm tù giam cộng 3 năm quản chế. Phiên xử phúc thẩm ngày 2/8/2012 đã y án của toà sơ thẩm. Nhà cầm quyền CSVN, đặc biệt cá nhân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã “ghim” Ts CHHVũ từ khi ông lên tiếng về việc nhà nước CSVN cho Trung Quốc khai thác bô-xít tại Tây Nguyên. Đặc biệt là việc Ts CHHVũ chính thức kiện TT NTDũng sai luật trong vụ bô-xít và kiện Tướng Công An Vũ Hải Triều về việc ông tướng này phá sập 300 trang mạng, mà chính đương sự khoe ra như một “thành tích” trắng trợn vi phạm quyền tự do ngôn luận và thông tin của người dân. Sự trâng tráo và lố bịch của CSVN lên tới đỉnh cao qua việc họ ngụy tạo chứng cớ “2 bao cao su đã qua xử dụng” để bắt giam Ts CHHVũ. Tuy nhiên, sự vu khống bỉ ổi này ngay lập tức đã bị dư luận vạch trần, như đã từng vạch trần những ngụy tạo vô lối của nhà cầm quyền hầu giam giữ những nhà dân chủ khác như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anhbasg, …bị bí lối, CSVN lại phải dùng chiêu thức tồi tàn là dùng Điều 88 để giam giữ Ts CHHVũ hầu bịt miệng ông. “Hai bao cao su đã qua xử dụng” được viện dẫn để bắt ông, nhưng bản cáo trạng và xử án thì nhà cầm quyền “quên”, hoàn toàn không dám đả động đến “tội danh” đó nữa. Dư luận thì không “quên”, hình ảnh của các lãnh đạo CSVN đội bao cao su tràn lan trên internet. Trước khi được gọi là “đồng chí X” nhiều người đã gọi ông Nguyễn Tấn Dũng là “Dũng condom”. Nhắc lại cụ thể cách hành xử của nhà cầm quyền CSVN đối với 3 nhà trí thứ kể trên để thấy rằng, trước những sự thực lịch sử và nhất là những sự kiện bán nước hại dân cùng “công trạng” tàn phá tan hoang đất nước của lãnh đạo đảng CSVN được giới trí thức khai quật và đưa ra ánh sáng ngày càng dồn dập, nhà nước CSVN đã thật sự hoàn toàn bí lối, hết cách che đậy, chống đỡ, nên đã trở nên hoảng loạn qua cách hành xử của họ. Loay hoay trong sự điên loạn đó, những ngón đòn 74, 79, 88 đều đã trở thành những màn hề kệch cỡm và thô bạo trước con mắt của người dân và thế giới. Gần đây, nhà cầm quyền CSVN lại dùng đến một ngón đòn mới là điều 258 để bịt miệng giới cầm bút mà họ gọi là “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Với điều 258, chỉ trong vòng không đầy 1 tháng, nhà cầm quyền đã bắt giam và quy tội ba người cầm bút là các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy. Về Điều 258, Ls Hà Huy Sơn đã nhận định như sau: “Điều 258 quy định không rõ ràng, nó dễ bị áp dụng sai do vô ý và lạm dụng do cố ý. … Về nội dung ngữ nghĩa của điều luật “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” thể hiện sự mâu thuẫn. Đã là quyền của công dân thì đương nhiên công dân được phép được sử dụng trong mọi giới hạn không gian, thời gian của pháp luật và nhà nước có nghĩa vụ phải đảm bảo các quyền ấy. Là quyền thì không thể là tội, là tội thì không thể là quyền. Không thể vừa là quyền lại vừa là tội. Đây chính là sự lập lờ, không rõ của điều 258”. Quả vậy, làm sao “lợi dụng dân chủ” khi tự do dân chủ không hề hiện hữu? Khi không hiện hữu thì lấy gì để mà “lợi dụng”? Khác nào vu cáo một người vào nhà mình ăn trộm cái mà mình không bao giờ có! Khi khơi lên điều 258 để bắt giữ các blogger, Hà Nội đã tự tố cáo trước dân chúng và dư luận thế giới việc họ tuỳ tiện bắt giữ, tuỳ tiện gán ghép tội trạng để phục vụ cho mục tiêu khủng bố của họ. Bởi vậy, tất cả những tổ chức quan sát nhân quyền và các quốc gia tự do dân chủ trên thế giới đã đồng loạt lên án CSVN vi phạm trầm trọng nhân quyền và các quyền tự do dân chủ căn bản của con người như tự do ngôn luận, hội họp, tín ngưỡng. Ở đây cũng cần lập lại lời của giáo sư Weiner, Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Đại Học Luật Stanford (Hoa Kỳ) để nhấn mạnh rằng, các quyền căn bản của con người vừa kể được quy định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và chính CSVN đã tự nguyện ký kết thi hành, chứ chẳng ai “áp đặt” như báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân vẫn thường than vãn là họ bị áp đặt nhân quyền kiểu này kiểu nọ. Thực ra, khi đem áp dụng những Điều 74, 79, 88 rồi 258 … nhà nước “cố đấm ăn xôi” CSVN chỉ muốn che thêm một tấm vải lên những hành động sai trái của họ với mục tiêu là lừa gạt thêm được người nào hay người nấy cho dù phải trơ mặt đối với thế giới và những người hiểu biết. Bởi vì, nhà nước CSVN qua bàn tay của các công cụ trấn áp, mà điển hình là lực lượng công an, đâu cần gì luật lệ! Ngay cả khi có nhu cầu phải “trình diễn pháp quyền” thì họ “đẻ” ra luật mới để phục vụ cho việc trấn áp, dù rằng đó là “luật...sai luật” như đã được báo chí đưa tin có hàng vạn văn bản như vậy. Bởi thế họ ngang nhiên muốn bắt ai thì bắt, muốn đánh đập, thậm chí muốn giết hại ai thì giết như đã và đang tiếp tục xẩy ra khi những người khoẻ mạnh vào đồn công an “làm việc” lúc ra chỉ còn là cái xác không hồn. Nếu không công khai dùng “luật” được thì họ lén lút, như việc gần đây công an và côn đồ bị bắt quả tang khi lén lút chích chất gì đó vào người biểu tình ngay giữa đường phố. Hình ảnh và video của hành vi tội phạm này ngay sau đó đã tràn lan trên mạng cho cả thế giới biết về sự tàn độc và trí trá của CSVN như thế nào. Hơn thế nữa, khi xử dụng Điều 258 nhà nước CSVN đã tự vả vào mặt mình trước nhân dân. Đây chính là sự thú nhận thực chất “vô tích sự” của công tác dân vận, một công tác được nhấn mạnh là quan trọng hàng đầu trong hội nghị trung ương đảng 7 vừa qua. Nó cho thấy toàn ban Tuyên Giáo Trung ương và đội quân 80 ngàn dư luận viên có ăn lương đã không thể nào cãi lại nổi các bloggers "nặng ký" như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, hay ngay cả những tiếng nói yêu nước trẻ như Đinh Nhật Uy. Trong khi đó về mặt "niềm tin chiến lược", việc phải dùng 258 để bịt miệng chính là sự thú nhận những tin tức và nhận định của giới giới bloggers là chính xác, đáng tin cậy. Còn toàn bộ hơn 800 tờ báo và mấy chục đài phát thanh, truyền hình của nhà nước chỉ đáng là phương tiện cung cấp giải trí hoặc để biết lãnh đạo đảng đang lo lắng và cố gắng che lưng về chuyện gì mà thôi.   Ống cống nơi tìm thấy Gaddafi lẩn trốn   Việc phải chuyển sang xử dụng điều 258 để kết tội những tiếng nói thẳng và thật còn cho thấy những phản ứng của người dân Việt Nam và thế giới quả là đã tạo áp lực mạnh mẽ lên nhà cầm quyền CSVN, giống như đèn rọi tới đâu (74, 79, 88) thì chuột chạy sang lỗ khác (258). Người Việt Nam có câu “Chuột chạy cùng sào....” nói lên sự bức bí, không còn cách giải quyết, chỉ làm đại làm đến mà không biết sau đó điều gì sẽ xẩy ra.... Con chuột khi đã bị đuổi đến tận cùng của cây sào thì nhảy đại vào khoảng không để thoát thân, bất kể sống chết như thế nào. Cùng với điều 258, những “con chuột” lãnh đạo đảng CSVN có thể vẫn còn một chút khoảng trống nào đó để xoay trở, như họ đã từng xoay trở bằng bản thông báo cấm biểu tình của thành phố Hà Nội mà không một viên chức nào dám thò bút ký. Tuy nhiên, không gian xoay trở đó không còn nhiều, nếu dân tộc VN và các lực lượng đấu tranh nỗ lực gia tăng áp lực liên tục (như đang diễn ra) thì nhiều phần là thời điểm các “con chuột” lãnh đạo Đảng phải nhảy vào ống cống như “con chuột” Gaddafi của Libya không còn xa lắm. Đỗ Đăng Liêu
......

NGÀY CẦU NGUYỆN CHO QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM

Hàng năm tại Đan Viện St.Ottilien thuộc tiểu bang Bayern/Bavaria LM. Augustinô Phạm Sơn Hà tổ chức ngày cầu nguyện cho Việt Nam. “Gebetstag für Vietnam“. Lúc 15:00 chiều thứ bảy, ngày 22.06.2013 hơn 180 người về tham dự Thánh Lễ hiệp thông cầu nguyện cho quê hương Việt Nam. Linh mục viện phó P. Prior Claudius Bals OSB chủ tế và các LM. Pater Romain Botta, LM. Michael Elsner von Tessin, Augustinô cùng đồng tế. Ca đoàn Moorenweis người Đức hát những thánh ca rất hay với tiếng đàn nhẹ nhàng thánh thót, bài giảng của linh mục Augustinô Phạm Sơn Hà song ngữ Việt Đức thật súc tích và cảm động dù Cha Augustinô rời Việt Nam lúc còn thiếu niên tu trong nhà dòng với tu sĩ người Đức nhưng tấm lòng của Cha luôn hướng về quê hương và Dân tộc. „Kính thưa qúy ông bà, anh chị em,   Hôm nay, chúng ta tụ họp về đây, để cầu nguyện cho quê hương VN và dâng lên Thiên Chúa những niềm vui, những nỗi lo lắng, những thành công và những thất bại của chúng ta trong cuộc sống hằng ngày .   Để Kỷ niệm 50 năm thành lập công đồng Vatikan 2, Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã khai mạc năm Đức Tin và năm nay cũng là kỷ niệm 25 năm, Đức cố giáo hoàng Johannes Paul II đã phong hiển thánh cho 117 vị Thánh tử đạo VN.   Ðức tin là khởi điểm cuộc sống đời đời. Ðức tin cho ta nếm trước niềm vui được hưởng nhan Thiên Chúa, là mục đích đời ta. Ðức tin có thể bị lung lay, thử thách bởi sự bất toàn của thế giới, xã hội loài người. Chúng ta phải noi theo các gương mẫu của đức tin như Ông Abraham và Ðức Mẹ Maria, là Đấng đã hiệp thông với cuộc khổ nạn và sự chết Chúa Giêsu, cùng bao nhiêu nhân chứng đức tin khác, đặc biệt là các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Máu các Ngài đã đổ ra, thấm vào Quê Hương, làm trổ sinh thêm nhiều người tin theo Chúa. Kính thưa quý ông bà anh chị em, Cầu nguyện là hơi thở, là nhu cầu tâm linh cần thiết cho cuộc sống con người.   Chỉ có cầu nguyện mới làm vơi đi sự oán giận, đau khổ, con người được cao thượng hơn và có thể sống thương yêu, giúp đỡ đùm bọc nhau. Cầu nguyện làm tăng thêm sức mạnh tinh thần, để chúng ta dám lên tiếng cho công lý và bênh vực lẽ phải.   Chúng ta là người VN, hôm nay về đây cùng dâng Thánh lễ, hiệp thông với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, các vị nhân sĩ trí thức và đồng bào trong nước đã mạnh dạn kiến nghị, đòi hỏi góp ý sửa đổi hiến pháp.   Thật sự trên quê hương yêu dấu, sự công lý, công bằng chưa được thực hiện; nhân phẩm còn bị chà đạp, người Ki tô hữu, và những người các tôn giáo khác còn bị bách hại, bị tù đày, như: Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Mục Sư Nguyễn Công Chính, những thanh niên công giáo và Tin Lành, Luật sư Lê Quốc Quân, Luật sư Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, Hai bạn trẻ Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, và còn nhiều tù nhân lương tâm khác; ngoài ra, còn biết bao nhiêu việc đàn áp khác nữa vẫn còn xảy ra như cướp đất đai của giáo hội và dân oan…   Vậy thì, đất nước của chúng ta hôm nay, muốn được phát triển, trước hết phải phát triển con người, và phải được phát triển toàn diện. Con người phải luôn luôn được tôn trọng; vì con người là chủ thể của xã hội. Kính thưa qúy ông bà, anh chị em   Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy” (Dt 11:1). Nếu chúng ta “không có đức tin, thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa” (Dt 11:6). Sau cùng đức tin phải đi đôi với việc làm nghĩa là phải “hoạt động qua đức ái” (Gal 5:6) vì: “đức tin không có việc làm là đức tin chết.” (Gb 2:17)   Chúa đã ban cho chúng ta có hai bàn tay, và đôi bàn chân, chúng ta biết dẫn dắt và giúp đỡ những anh em khác trong lúc cô đơn, túng thiếu, bệnh tật, Chúa cho chúng ta có miệng lưỡi, chúng ta phải ca ngợi danh Ngài. Chúng ta không thể ngồi yên, không yên lặng được nữa, phải cầu nguyện, và hành động! và biết can đảm nói lên tiếng nói sự thật, lẽ phải, bênh vực cho những người anh em đang bị tù đày, và đau khổ. Đức Giáo Hoàng Phan xi cô cũng đã nhắc nhở: „Chúng ta cần phải can đảm, để biến Đức tin của chúng ta thành hành động“ .                  Amen.    Trước khi chấm dứt thánh lễ Lm. Augustinô Phạm Sơn Hà tặng LM Viện phó chiếc khăn quàng cổ với biểu tượng lá cờ vàng 3 sọc đỏ làm quà lưu niệm và các LM đồng tế những bó hoa tươi cùng lá cờ biểu tượng cho Tự Do và Dân chủ. Sau đó Giáo dân người Việt cùng hợp ca Kinh Hòa Bình: Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết yêu mến yêu và phung sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa…..    Năm 2013 là năm Đức Tin, cũng như kỷ niệm 50 năm Công Đồng Vatican II và 25 năm Đức giáo hoàng Gioan Phaolo II (1988) phong hiển thánh cho 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam: * 11 vị gốc Tây Ban Nha: 6 giám mục và 5 linh mục dòng Đa Minh, * 10 vị gốc Pháp: 2 giám mục và 8 linh mục thuộc Hội Thừa sai Paris, * 96 vị người Việt Nam: 37 linh mục và 59 giáo dân – trong đó có 14 thầy giảng, 1 chủng sinh và một phụ nữ là bà Anê Lê Thị Thành. Họ là những người cam đảm tuyên xưng đức tin mà bị giết chết vào khoảng thời gian từ năm 1740 đến năm 1883 Đầu thế kỷ 16 các Linh mục người Pháp, người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha loan truyền Tin mừng Chúa Giê su Kitô vào quê hương Việt nam. Khoảng thế kỷ 17 và 18 hầu hết các vị truyền giáo bị trục xuất khỏi Việt Nam, nhiều người theo đạo công giáo bị giết, đặc biệt là những người dạy giáo lý.     Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm, nhưng  đức tin của Kitô hữu luôn bền vững và phát triển, 38 năm ở miền Nam, hơn 60 năm miền Bắc cộng sản theo chủ nghiã vô thần độc tài cai trị, không chấp nhận đối lập, không ai được phê bình, chỉ trích chính sách của họ. Trong thời gian qua lãnh vực kinh tế, thương mại, CSVN thả lỏng đẩy mạnh kinh doanh tư bản, nhưng chống lại bất cứ ai đòi hỏi đa đảng và dân chủ. Trước hiện tình đất nước bị bọn Tàu xâm chiếm biển đảo của Việt Nam. Những Chúa Nhật ở Hà Nội-Sài Gòn từng đoàn người yêu nước đã xuống đường biểu tình chống Tàu bất bạo động đều bị công an chìm nổi, dân phòng đàn áp, bắt đánh đập dã man gây thương tích nhiều người, cũng như kết án nhiều năm tù cho: Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, và 14 thanh niên Công Giáo là những người yêu quê hương chống giặc ngoại xâm… càng ngày CSVN càng tiếp tục gia tăng mạnh mẽ đàn áp tự do ngôn luận, bắt các Blogger: Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất… Cuộc sống không bao giờ vô vọng nhờ vào Đức tin, bắt nguồn từ cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô! Hội Đồng Giám Mục Việt Nam viết kiến nghị yêu cầu thay đổi Hiến Pháp. Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn mở văn phòng miễn phí giúpvề pháp lý cho những dân oan „thấp cổ bé miệng“ mất đất, mất nhà đi đòi công lý.   Buổi sáng trời có nhiều mây với những cơn mưa nặng hạt, nhưng về chiều trời trở nên quang đãng. Sau thành lễ là buổi nướng thịt ngoài trời trong sân tu viện, Đồng hương có thì giờ trao đổi tâm tình và suy tư của mình về quê hương Việt Nam, thưởng thức những bản hợp ca của ca đoàn người Đức, Việt cũng như nhạc phẩm Triệu Con Tim của nhạc sĩ Trúc Hồ được mọi người cùng hát với lòng yêu nước dâng tràn. Sau phần văn nghệ Lm.Augustinô Phạm Sơn Hà không quên cảm ơn tất cả quan khách không phân biệt tôn giáo đã bỏ thì giờ qúy báu về hiệp thông cầu nguyện và tặng bông những người đóng góp công sức cho ngày cầu nguyện được thành công tốt đẹp.     19:30 Lễ rước kiệu Đức Mẹ và thắp nến cầu nguyện cho quê hương Việt Nam trong không khí thật trang nghiêm. LM.Augustinô Phạm Sơn Hà và LM Michael Elsner von Tessin, hướng dẫn đoàn cầu nguyện. „Xin Chúa ban cho chúng con sức mạnh tinh thần để chúng con hiệp thông với những người dân Việt Nam yêu nước sẵn sàng bảo vệ quyền tự do của con người khi quyền đó bị đe dọa, xin Chúa ban cho dân tộc Việt Nam có đầy đủ Tự Do và Công lý…“. Bốn người khăn đóng áo dài quốc phục Việt Nam khiêng kiệu Mẹ đi giữa đòan người trên tay cầm nến sáng với những ngọn cờ vàng ba sọc đỏ dương cao quá đầu người cùng đọc kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng, kinh Sáng Danh và hát thánh ca Ave Maria con dâng lời chào Mẹ. Ave Maria con dâng lời chào Mẹ. Khi tàn màu nắng chiều, và khi sương đêm nặng gieo, con say sưa lời chào: Ave Maria. Con dâng lời mừng Maria đầy phúc… Một số người trong ca đoàn người Đức ở lại, các cụ trong Hội Cao Niên München, cụ Nguyễn Kim Định cao niên nhất 85 tuổi là Phật tử, nhưng đã tham dự Thánh lễ cũng như theo đoàn người thắp nến .Tinh thần của người Đức cũng như những người không là Kitô hữu rất cao và sốt sắng tham gia ngày cầu nguyện cho Việt Nam. Nếu Tu sĩ, là con Chiên của Chúa còn thiếu tinh thần đoàn kết, thờ ơ trong việc hiệp thông cầu nguyện cho những người bị tù đày, đàn áp  một cách bất công cần phải suy ngẫm.    Thánh lễ kết thúc lúc 20:30 với nhạc phẩm: Lời nguyện cho Quê Hương Mẹ ơi! Đoái thương xem nước VN. trời u ám chiến tranh điêu tàn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an. Đưa VN qua phút nguy nan.Mẹ ơi! Cúi xem dân nước VN. Đời gian khổ, đức tin gông cùm. Mẹ hãy ban ơn giải thoát VN .Cho toàn dân no ấm khang an.Mẹ ơi! Chúng con lưu lạc miền xa. Lòng thổn thức nhớ quê dấu yêu. Mẹ hãy chung tay dọn lối hồi hương. Đưa đoàn con mau tới quê nhà.   Ngày cầu nguyện đã trôi qua nhưng dư âm vẫn còn in lại trong tâm trí mọi người. Xin Chúa ban cho toàn thể giáo dân và thân hữu các đòan thể tham dự tràn đầy Hồng ân Thiên Chúa và mong gặp lại năm tới tiếp tục cầu nguyện cho quê hương VN.   hình ngày cầu nguyệnhttp://bit.ly/14r8Hnu Nguyễn Quý Đại
......

Paul Trần Minh Nhật tuyệt thực phản đối chính sách hà khắc của trại giam

Ngày 21/6/2013, theo tin chính thức chúng tôi vừa nhận được từ sinh viên – tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật từ trại giam Nghi Kim, Nghệ An bắt đầu từ ngày hôm nay, thứ 6 ngày 21 tháng 6 năm 2013 Minh Nhật đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối việc các cán bộ trại giam Nghi Kim liên tục xúc phạm nhân phẩm và tính mạng đối với Minh Nhật. Cụ thể là: điều kiện giam giữ hết sức hà khắc như: khẩu phần ăn không bằng một con chó, không thể nuốt được (từ nguyên văn Nhật thông báo); nước uống phải dùng nước lợ (nước được lấy trực tiếp từ ao hồ, giếng khoan); phòng giam quá chật hẹp trong khi thời tiết ở Nghệ An hiện nay nhiệt độ lên đến 39, 40 độ; không có điện thắp sáng; không cho nhận sách từ người thân gửi vào. Thông tin cho biết thêm, hiện nay anh Nguyễn Xuân Anh đang bị ốm nặng, khắp cả người bị lở loét bởi phòng giam quá chật chội và bẩn thỉu, nóng bức. Riêng trường hợp anh Nguyễn Đình Cương, vì lên tiếng phản đối điều kiện giam giữ hà khắc của trại giam cũng như việc liên tục xúc phạm đến nhân phẩm đối với các tù nhân mà nay anh đã bị biệt giam. Nhật cho biết thêm, ngoài việc tuyệt thực để phản đối ngày mai, 22/6/2013 Nhật sẽ gửi đơn lên Ban giám thị của trại giam Nghi Kim để yêu cầu trại giam phải đảm bảo những quyền lợi cũng như tính mạng của mình theo pháp luật qui định. Nhật thông báo sẽ tuyệt thực cho đến khi Ban giám thị trại giam Nghi Kim đáp ứng những yêu cầu tối thiểu trên. Tình trạng nhà tù cộng sản ở Việt Nam ra sao xưa nay chưa thấy có ai nói đến. Chỉ đến khi càng ngày càng có nhiều tù nhân lương tâm thì tình trạng ấy mới bị đưa ra công luận. Công an ở ngoài giữa thanh thiên bạch nhật mà còn lạm quyền, lộng quyền và giết người dân vô tội vạ, huống chi là công an trong các nhà tù, nơi không một người dân hay nhà báo nào được bén mảng tới. Cũng cần nhắc lại: Paul Trần Minh Nhật là sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ tin học (HUFLIT), yêu mến công lý và sự thật, tham gia biểu tình chống TQ xâm lược, chống khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, cộng tác viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế và Radio An Phong. Anh bị bắt ngày 27/8/2011 tại Sài Gòn. Nguồn: Thanh Niên Công Giáo
......

Từ năm 2007 nhạc sĩ Tô Hải đã chỉ rất trúng đích

Bauxite Việt Nam Từ ngày 16 tháng 12 năm 2007 chứ không phải mới gần đây đâu, người nhạc sĩ lão thành mà chúng ta hằng yêu kính đã dùng kính chiếu yêu của mình chỉ hẳn ra một nhân vật chỉ điểm cho an ninh bắt người biểu tình yêu nước giữa thành phố Sài Gòn. Đây mời các bạn xem đây: http://www.youtube.com/watch?v=NJ_XcKqjh9A Thử xem từ đó đến nay cái kẻ bị bắt tận tay day tận trán nọ đã biến hóa như thế nào. Xã hội chúng ta quả là tiến vọt, có khả năng biến mọi thứ thành người. Rõ là không thể tin vào mắt mình được nữa: 6 năm thấm thoắt, hôm nay “hình bóng xưa” bỗng nhiên đã  trở thành… một người phát biểu những lời rất “quyết tâm”, rất “sắt đá” giữa hội trường Quốc hội: “Chúng ta nhất quán xây dựng đất nước theo định hướng XHCN”, và phát biểu trong một cương vị vô cùng danh giá, với một nụ cười không gì rạng rỡ hơn. Tốt đẹp biết bao! Cuộc đời lên hương biết bao! Nhưng dưới cặp kính chiếu yêu của vị Đại lão nhạc sĩ, ẩn sau nụ cười với hàm răng trắng ấy thực chất là gì? Không thấy có lời bình luận nào của ông. Thôi thì xin mượn hình ảnh trên trang Ba Sàm ngày 23-6-2013 để giúp độc giả cùng tìm lời giải đáp:   Vậy là “Nhất quán… định hướng xã hội chủ nghĩa” cũng có nghĩa trước sau như một: hãy dò la nhằm điểm chỉ thật kịp thời những thanh niên ưu tú giương khẩu hiệu “Tàu Khựa cút khỏi Biển Đông” để bắt hết họ vào tù?   Phương Uyên: “Tàu Khựa cút khỏi Biển Đông” Thảo nào đất nước ngày càng có nhiều người tin vào thế giới tâm linh là phải. Nguồn: Bauxite Việt Nam
......

Phía sau một ổ khóa đã chết vì keo Con Voi

Phạm Hồng Sơn Cách đây gần 20 năm, lúc còn chưa bị coi là “phản động”, khi giao du với những người làm nghề công an, tôi được họ kể cho nghe nhiều cách họ học trong trường để khuất phục những đối tượng “cứng đầu”. Ví dụ, nếu một chủ doanh nghiệp không chịu hào phóng “tự nguyện” biếu tiền cho Công an Phường vào dịp lễ tết hoặc dịp đi nghỉ mát thì chỉ cần cho người lén khóa trái cửa văn phòng đó một lần là mọi việc sẽ “xuôi” hết. Đến nay tôi không rõ công an Việt Nam có còn dùng chiêu trò trên hay họ còn có những chiêu trò nào khác để làm tiền các doanh nghiệp, nhưng chắc chắn giới an ninh chính trị Việt Nam đang và sẽ phổ biến một trò để ngăn khách đến thăm một người bất đồng chính kiến: Một lọ keo nhãn hiệu Con Voi là đủ. Bơm đầy keo Con Voi vào ổ khóa nhà đối tượng trước giờ hẹn ít phút là “xong”. Đó chính là trò an ninh Việt Nam đã áp dụng đối với cá nhân tôi vào sáng ngày 21/06/2013. Cửa cổng nhà không thể mở ngay được và vị khách cũng không thể qua được hàng rào người lố nhố chắn ngay trước ngõ 72B Thụy Khuê – Hà Nội. Cuộc gặp mặt tại nhà đã trở thành vài câu trao đổi và chúc nhau bình an qua sóng điện thoại có theo dõi. Nếu coi lịch sử là những bàn chân ướt của con người giẫm trên tấm thảm khô chứa cả tương lai thì những chiêu trò hạ đẳng kể trên của thế hệ công an Việt Nam hiện nay cũng chỉ nằm trong vệt thấm loang ra từ những bước chân của các thế hệ cầm quyền cộng sản trước đó và của cả những tiền nhân không cộng sản. Nồi đất úp phân trâu giả mìn để cản xe bọc thép, đội quân tóc dài cho đi đầu để giấu bớt tính đối đầu, thu dụng cả quân du đãng, “chạy dọc” vào đội quân cách mạng, đóng giả thầy mo để che mắt địch, giả dạng tử thi để đột nhập vào bệnh viện cướp dụng cụ phẫu thuật, lập ra đảng cuội để giăng bẫy và giấu diếm bản chất độc tài, ưu tiên chiến thuật du kích hơn đánh chính qui, khủng bố đối phương rồi lẩn trốn vào dân chúng, tung truyền đơn gây rối rồi vu cho đối lập… cho đến những trò khóa trái cửa, ném mắm tôm trộn phân người với nhớt xe máy, đụng xe trên đường, quấy rối bằng thương binh giả và thật, dùng dân phòng, an ninh giả dạng côn đồ hay dùng chính côn đồ thứ thiệt để sách nhiễu, hăm dọa người bất đồng chính kiến v.v. và v.v. Tất cả, tất cả những thứ đó, nhìn thật kỹ, rút lại vẫn hoàn toàn ở trong cái vòng tiềm thức láu cá, tiểu nông, nhỏ hẹp, man khai với nhu cầu hàng đầu là tồn tại, quyết ăn thua bằng mọi giá pha lẫn khát khao tự khẳng định một cách yêng hùng hạ đẳng từ một cây văn hóa có những rễ cái kiểu Trạng Quỳnh “cho ỉa cấm đái”, “Đ.M thằng nào kể cho thằng nào”. Một nền văn hóa đắc thắng với sự trả thù cá nhân đầy lén lút “Trạng chết thì Chúa cũng băng hà”. Một nền văn hóa ngật ngưỡng với “trí khôn của ta đây”. Một nền văn hóa hả hê với sự nước đôi đầy vị kỷ “khôn chết, dại chết, biết thì sống”. Một nền văn hóa vẫn lan tràn sự tự mãn với phương châm “hai chê kèm sáu nịnh”, “cứ chửi Đảng nhưng đừng ra khỏi Đảng” dù nhu cầu sống còn không còn là nguy cấp. Trên cái phông văn hóa đó, trong hơn nửa thế kỷ qua, thậm chí vài trăm năm qua, đã in đậm màu của nhiều chiến thắng, thành quả khiến nhiều kẻ phải nghiêng mình và phần nào đã giữ cho dân tộc Việt vẫn tồn tại, nhưng các gam màu của chính trực, cao thượng, minh bạch, phản biện triệt để – những sắc màu của văn minh – thực quá hiếm, quá nhạt. Tôi biết thật phiến diện và có thể là thái quá khi nhìn văn hóa, lịch sử và tương lai của một dân tộc từ một ổ khóa đã chết vì keo Con Voi. Nhưng tôi chắc chắn cái chết của ổ khóa đó không hoàn toàn đến từ những cá nhân cụ thể trong hệ thống an ninh độc tài hiện nay. Ngay trong đám người lố nhố sáng hôm qua ở cổng nhà tôi – như những người quen của tôi kể lại – đa phần lại có những khuôn mặt, dù lộ rõ sự căng thẳng được trộn nham nhở với chất lén lút, vẫn không mất hết những nét sáng sủa, tinh khôi của cái tuổi đẹp nhất của đời người – tuổi 20, 30 – cái tuổi thuộc về tương lai, cái tuổi lẽ thường phải nhiều hồn nhiên hơn thủ đoạn. Chính tôi cũng thấy thấp thoáng vài gương mặt non trẻ, láo lác đó vào ngay lúc phát hiện ra sự cố. Và tôi tự hỏi, một nền văn hóa, một truyền thống chuộng sự cao thượng, phổ biến thái độ rõ ràng không nước đôi, từ gia đình ra xã hội, có sinh được ra một chế độ mập mờ, lưu manh hạ cấp như hiện nay không? Tôi tin là không, không thể. © 2013 Phạm Hồng Sơn & pro&contra nguồn: http://www.procontra.asia/?p=2613
......

Chống độc tài hay chống lẫn nhau?

Trong cuộc đời, ai cũng phải đối diện với những lựa chọn. Có thể nói cuộc sống là một chuỗi những lựa chọn. Chẳng hạn khi lập gia đình, ta có nhiều người yêu nhưng trong đó ta chỉ được chọn một người duy nhất làm bạn trăm năm của mình. Khi đấu tranh cho tự do dân chủ, ta cũng phải lựa chọn một trong nhiều phương thức đấu tranh khác nhau, như bạo động hay ôn hòa? để lật đổ, để chuyển hóa hay để cải thiện chế độ? công khai, bán công khai hay bí mật? đấu tranh với ai? gia nhập tổ chức nào? v.v. Sự lựa chọn nào cũng đòi hỏi ta phải suy nghĩ nhiều ngày, có khi nhiều tháng và có thể nhiều năm. Trước một vấn đề đòi hỏi lựa chọn thì mỗi người lựa chọn mỗi cách, tùy theo bản tính, hoàn cảnh, khả năng, quan điểm, cách nhìn vấn đề, và rất nhiều yếu tố riêng biệt khác của mỗi người. Người chọn bạn trăm năm theo tiêu chuẩn phải là người đẹp mã, có nghề nghiệp tốt hẳn nhiên có quan niệm, tính tình khác với người chọn theo tiêu chuẩn phải là người cao thượng, ôn hòa, điềm đạm. Trước những lựa chọn khác nhau như thế, không thể chỉ dựa vào đó để xác định người nào đúng người nào sai, người nào tốt người nào xấu. Ai chọn cách nào, lựa đối tượng nào cũng đều có lý riêng của mình, hẳn nhiên lý đó nơi mỗi người mỗi khác và không hẳn ai cũng hiểu hay thông cảm được. Trong lãnh vực chính trị, người có tinh thần dân chủ thì dễ dàng chấp nhận những lựa chọn khác với mình đồng thời tôn trọng những lựa chọn ấy. Còn những người có tính độc tài độc đoán thì chỉ chấp nhận những lựa chọn nào giống mình, lựa chọn nào khác với mình thì tiên thiên là sai, dở, kém, thậm chí là xấu, đáng trách, đáng bài trừ… Xin đan cử một trường hợp cụ thể vừa xảy ra vài tháng nay. Trước tham vọng xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam và trong tình trạng Việt Nam đang bị chế độ độc tài CSVN cai trị, có hai suy nghĩ trái ngược nhau: – Phe A cho rằng trước hiểm họa chung cho dân tộc Việt Nam, nghĩa là cho cả người Việt quốc gia lẫn người Việt cộng sản, thì cả hai bên quốc gia lẫn cộng sản phải cùng hợp tác với nhau chống kẻ thù chung đang muốn chiếm lấy đất nước mình, nô lệ hóa dân mình. Hiểm họa bị Trung Quốc xâm chiếm lớn gấp bội hiểm họa bị chế độ CSVN cai trị, nên người Việt quốc gia phải tạm thời hợp tác với người Việt cộng sản để chống Trung Quốc Hán hóa dân tộc mình trước đã. Sau khi thoát khỏi hiểm họa đó thì chúng ta lại tiếp tục đấu tranh dẹp bỏ chế độ độc tài CSVN sau. – Phe B cho rằng trước tiên phải tiêu diệt chế độ CSVN đã thì mới có thể chống Trung Quốc xâm lược hữu hiệu được, vì CSVN là tay sai của Trung Quốc, chúng đang âm thầm bán đứng Việt Nam cho Trung Quốc. Làm sao chúng ta có thể chống Trung Quốc được khi CSVN vẫn còn đó và sẵn sàng tiếp tay, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam? Nhất là làm sao có thể hợp tác với CSVN để cùng chống lại Trung Quốc khi CSVN luôn luôn lật lọng và sẵn sàng đâm sau lưng ta? Lịch sử cho thấy những tổ chức chính trị yêu nước hợp tác với cộng sản chống thực dân Pháp thì đều bị cộng sản lợi dụng để rồi cuối cùng bị chúng tiêu diệt. Phe A phản bác lại rằng mình đấu tranh tiêu diệt CSVN đã mấy chục năm không thành công, mà chẳng biết đến bao giờ mới thành công. Trong khi đó, hiểm họa Trung Quốc biến Việt Nam thành một tỉnh của họ thì cận kề ngay trước mắt và lớn hơn rất nhiều so với hiểm họa bị CSVN cai trị. Nếu chờ tiêu diệt CSVN rồi mới chống Trung Quốc thì e rằng Trung Quốc đã chiếm được toàn lãnh thổ Việt Nam trước khi ta tiêu diệt được CSVN. Giữa việc đấu tranh thoát ách cai trị của Trung Quốc và việc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài CSVN thì việc nào quan trọng và cần thiết hơn? Vì thế sự khôn ngoan đòi hỏi phải chấp nhận tạm thời hợp tác với những thành phần chống Trung Quốc trong chế độ CSVN (hiện đang càng ngày càng đông lên) để ngăn chặn kịp thời hiểm họa mất nước, đồng thời cùng họ chống lại bọn thân Trung Quốc trong hàng ngũ CSVN. Phe B cho rằng phe A quá ngây thơ, không hiểu được bản chất của cộng sản. Cộng tác với CSVN để chống Trung Quốc thì chẳng những không chống được Trung Quốc mà còn bị CSVN tiêu diệt nữa. Như vậy chẳng phải là ngu sao? Quả thật, đó là hai cách lựa chọn khác nhau phát xuất từ những suy nghĩ, khuynh hướng khác nhau. Hai cách lựa chọn trên, cách nào cũng có lý và đều xuất phát từ lòng yêu nước và ý chí muốn cứu nước. Sở dĩ hai phe suy nghĩ và lựa chọn trái ngược nhau vì họ nhìn vấn đề từ những khía cạnh khác nhau. Thế nhưng điều đáng buồn và hết sức đáng trách là hai phe cùng chiến tuyến lại chống nhau mạnh mẽ chỉ vì lựa chọn khác nhau. Tệ nhất là chụp mũ nhau là thân cộng, là tay sai cộng sản, là cộng sản nằm vùng bây giờ mới lộ mặt ra. Hai phe không phe nào vì bị phe kia chỉ trích hay chụp mũ mà thay đổi lập trường. Cuối cùng thì hai phe chống nhau còn mạnh hơn và nhiều hơn là chống Trung Quốc hay chống CSVN. Điều này gây nên tình trạng chia rẽ trầm trọng giữa người Việt quốc gia với nhau. Chính mình gây thiệt hại cho lực lượng của mình vốn đã yếu mà phía địch chẳng bị thiệt hại gì. Mục đích của bài này không phải là phân tích xem phe nào có lý hay đúng hơn phe nào, mà chỉ muốn nêu lên một sự kiện thực tế là nhiều người đã coi chuyện nhỏ quan trọng hơn chuyện lớn! coi sự khác biệt giữa những người cùng chiến tuyến lớn hơn sự khác biệt giữa người quốc gia và cộng sản! coi sự bất lợi của tình trạng bất đồng ý kiến nội bộ lớn hơn cái hại của sự chia rẽ, mất đoàn kết! Rất nhiều trường hợp, nếu không đủ tỉnh táo, ta chỉ thấy cái lợi hay cái hại nhỏ trước mắt mà không thấy cái lợi hay cái hại lớn đằng sau gắn liền với nó. Chẳng hạn khi ta diệt cỏ thì ta diệt luôn cả lúa; khi ta thoả mãn cơn đói bằng việc ăn một thực phẩm nào đó, ta đâm ra bị bệnh do món ăn đó không an toàn vệ sinh, v.v. Tương tự như vậy, có khi ta thấy lập trường của ai đó có hại cho đại cuộc, ta tố cáo, đánh phá người đó; ta không ngờ việc đánh phá đó gây bất hoà và mất đoàn kết trong cộng đồng. Có thể cái hại do người đó gây ra cho đại cuộc thì nhỏ, còn sự chia rẽ do ta tạo ra khi đánh phá người đó còn hại cho đại cuộc nhiều hơn cái hại kia gấp bội. Nhiều người tuy chống cộng, chống độc tài và đấu tranh cho tự do dân chủ nhưng vẫn còn tâm thức độc tài độc đoán, không chấp nhận những ai có lập trường chống cộng, chống độc tài khác với mình. Thử hỏi nếu những người này lật đổ được chế độ độc tài hiện nay thì họ sẽ lập nên thể chế nào? độc tài hay dân chủ? Khi phải giải quyết những vấn đề có nhiều ý kiến để lựa chọn khác nhau, hẳn nhiên dân tộc nào cũng chia thành nhiều phe nhiều nhóm do có những lựa chọn khác nhau. Điều đó rất tự nhiên vì "chín người mười ý", luật đa dạng trong xã hội là như thế! Dân tộc nào chỉ nghĩ ra được một vài ý kiến để lựa chọn thôi, hẳn là dân tộc ấy kém suy nghĩ, ít người tài… Trước nhiều ý kiến khác nhau để lựa chọn như thế, dân tộc nào biết tôn trọng sự lựa chọn khác biệt của nhau, tôn trọng cách suy nghĩ và lý lẽ của nhau, thì họ tìm cách đi đến một lập trường duy nhất bằng cách dựa theo ý kiến của đa số. Sau khi ý kiến của đa số trở thành quyết định chung, thì cả phần thiểu số cũng vui vẻ chấp nhận quyết định chung ấy là quyết định của mình. Nhưng ngược lại, trước những lựa chọn khác biệt nhau như thế, có những dân tộc không thể thống nhất với nhau được một điều gì. Vì ai cũng cho rằng chỉ có lựa chọn của mình hay của phe mình là đúng, nên muốn ép buộc người khác, phe khác phải theo cách lựa chọn của mình. Ai suy nghĩ hay lựa chọn khác với mình hẳn nhiên là sai, phải triệt hạ, không cách này thì cách khác, không bịt miệng hay hạ bệ được thì chụp mũ, vu khống, v.v. Phe nào người nào cũng hành xử như thế thì ắt nhiên sẽ đánh phá lẫn nhau, hạ uy tín nhau, để rồi chẳng quyết định được điều gì chung. Thật đáng tiếc là dân tộc chúng ta nằm trong số này. Địch thù muốn gây chia rẽ nội bộ những nhóm người có tâm thức như thế thật dễ dàng. Bọn nằm vùng chỉ cần nêu ra một vấn đề tế nhị nào đó có thể nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau, thì nội bộ những tổ chức ấy liền phát sinh nhiều phe phái tranh cãi nhau, đập nhau chí chóe tương tự như những ông thầy bói rờ voi trong dụ ngôn của Đức Phật (*). Đứng ngoài nhìn vào, ta có thể đoán được vận mệnh của hai loại dân tộc ấy. Những dân tộc có tinh thần dân chủ biết tôn trọng sự khác biệt sẽ tạo được những thể chế dân chủ, sẽ phát sinh được những chính phủ biết tôn trọng nhân quyền. Còn những dân tộc có tâm thức độc tài không chấp nhận cho người khác được quan niệm và suy nghĩ khác với mình sẽ triền miên sống trong thể chế độc tài, vì "rau nào sâu nấy", "cây nào trái nấy" hay "dân tộc nào thể chế nấy". Thật vậy, một dân tộc có tâm thức độc tài tất yếu phải sinh ra những thể chế độc tài, không thể khác được! Những dân tộc ấy phải hy sinh biết bao xương máu mới dập tắt được chế độ độc tài hiện hành, nhưng chẳng bao lâu họ lại lập nên một chế độ độc tài khác như một điều tất yếu. Triền miên bị cai trị bởi những thể chế độc tài như thế, những dân tộc ấy không thể nào hưởng được tự do, hạnh phúc và tiến bộ như những dân tộc có thể chế dân chủ được. Hiện nay, CSVN đang trong ở tình trạng rối beng với trăm chuyện khó khăn phải đối phó, thù trong giặc ngoài, chia rẽ nội bộ, kinh tế suy thoái, v.v. Bên ngoài thì Trung Quốc đang lăm le xâm chiếm, bên trong thì dân chúng căm hờn sẵn sàng nổi dậy… Chúng hết sức lúng túng, không biết xoay sở thế nào, chỉ biết đối phó. Nhiều việc chúng biết là hết sức bất lợi cho chính sự tồn tại của chúng, cho đất nước nhưng vẫn cứ phải muối mặt mà làm. Khả năng bị rã đám và bị lật đổ của bọn chúng rất cao. Vì thế, bây giờ là thời điểm rất thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống cộng, chống độc tài để dứt điểm chế độ phi nhân bán nước này. Trong nước cũng như hải ngoại, cần tập trung lực lượng vào một mũi nhọn duy nhất thì mới đủ năng lực dứt điểm chế độ này được. Chúng ta đừng để cơ hội này vuột khỏi tầm tay của mình một lần nữa. Muốn thế, mỗi người chúng ta cần thay đổi tâm thức và cách hành xử của mình, nghĩa là tập sống tinh thần dân chủ đa nguyên, biết tôn trọng suy nghĩ và sự lựa chọn của nhau trong đời sống thường ngày, trong gia đình cũng như ngoài xã hội, nhất là giữa những người đấu tranh cho tự do dân chủ với nhau. Khi cùng mẫu số chung là chống độc tài, là đấu tranh cho tự do dân chủ, thì sự khác biệt đường lối đấu tranh chỉ là chuyện nhỏ, đoàn kết lại để tạo nên sức mạnh mới là chuyện lớn. Đừng vì chuyện nhỏ mà làm hỏng chuyện lớn. Chuyện cụ thể nhất phải làm là những người cùng chiến tuyến chống độc tài cộng sản hãy quyết tâm không đánh phá nhau, không chỉ trích nhau nữa, dù không đồng ý với nhau, hay quan điểm ngược lại nhau... Có làm được chuyện nhỏ này thì mới mong bàn đến chuyện lớn hơn được. Bằng không thì… đành bó tay, tuyệt vọng! Người Việt Thầm Lặng. __________________________ (*) Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn và trong Kinh Trường A Hàm của Phật Giáo, có chép dụ ngôn của Đức Phật đại lược như sau: Có một ông vua nọ muốn biết người mù nhìn sự vật ra làm sao. Vua bèn cho gọi năm anh mù đến, cho mấy anh sờ vào một con voi rồi tả cho vua nghe. Anh sờ trúng cái vòi thì nói con voi giống như vòi nước. Anh sờ trúng tai voi thì nói con voi giống như cái quạt. Anh sờ trúng bụng voi thì nói con voi giống như cái trống. Anh sờ trúng chân voi thì nói con voi giống như cột nhà. Anh sờ trúng đuôi voi thì nói con voi giống như cái chổi. Năm anh mù tả con voi theo kiểu của mình, không ai giống ai, người nào cũng cho mình đúng rồi cãi nhau um xùm làm vua vừa buồn cười vừa thương hại. Buồn cười vì anh nào cũng cho mình biết được con voi, thương hại vì các anh mù mà không biết mình mù, chỉ sờ thấy một phần nhỏ mà tưởng là mình đã thấy toàn thân con voi. Một hình ảnh khác: hai con chó đang vui vẻ đùa giỡn với nhau, nhưng chỉ cần ai đó quăng cho chúng một cục xương, là hai con gây lộn với nhau để giành cục xương cho mình. Cục xương ở đây không chỉ là quyền lợi, mà chỉ là một vấn đề có thể gây tranh cãi, trong đó ai cũng muốn giành phần thắng về phía mình.   Mời đọc thêm: 1) Một vài góp ý cho cuộc đấu tranh chống cộng sản hiện nay:http://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/05/gopychocuocdautranh.html 2) Đừng mắc bẫy cộng sản:http://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/05/dungmacbaycongsan.html 3) Nhận xét về hai phương cách đấu tranh chống cộng:http://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/05/nhanxetve2phuongcachdautranh.html 4) Đấu tranh – Lùi để Tiếnhttp://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/05/dautranh-luidetien.html 5) Đấu tranh để chiến thắng hay để lấy tiếng?http://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/06/dautranhdechienthanghaydelaytieng.html 6) Quay lưng với những người bỏ đảng là tự chặt tay mìnhhttp://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/06/quaylungvoinhungnguoibodang.html  
......

Lê Quốc Quân và cuộc truy đuổi vòng quanh

Lê Quốc Quân lại bị bắt giam Ngày 27/12/2012, Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt. Việc bắt Lê Quốc Quân không phải chuyện lạ. Bởi đây là lần thứ 3 Lê Quốc Quân bị bắt vào nhà giam. Khác với hai lần trước, những lý do bắt bớ Lê Quốc Quân là “tổ chức hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” và “gây rối trật tự công cộng”, lần này, lý do bắt là “tội trốn thuế” – một tội danh nghe qua rất “bình thường” ở Việt Nam. Nhưng đối với Lê Quốc Quân, đây là cả một câu chuyện có quá trình dài.   Ls Lê Quốc Quân nộp hồ sơ tự ứng cử Đại biểu Quốc hội   Ngày 7/3/2007, Lê Quốc Quân bị bắt, tận ngày 19/3/2007 mới bị khởi tố theo điều 79 tội “tổ chức hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”. Sau 3 tháng, anh được trả tự do với bản tin trên báo chí rằng: “Trong quá trình tạm giam để điều tra, Lê Quốc Quân đã thành khẩn, xin được khoan hồng và có đơn trình bày. Vì vậy sáng 16/6, Lê Quốc Quân đã được cơ quan bảo vệ pháp luật thả về đoàn tụ gia đình” mặc dù đến ngày 25/10/2007, mới có quyết định đình chỉ điều tra bị can. Thực ra, ai cũng biết Lê Quốc Quân đã được thả ra không vì sự nhân đạo quá mức của nhà nước, mà chỉ là vì áp lực mạnh mẽ khi Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước muốn sang thăm Hoa Kỳ. Ngày 4/4/2011 khi đang đi đến xem phiên tòa công khai xử sơ thẩm Cù Huy Hà Vũ Lê Quốc Quân lại bị bắt cùng với bác sĩ Phạm Hồng Sơn vì tội “gây rối trật tự công cộng”. Quá trình bắt giữ vụ này, dưới con mắt chứng kiến của không biết bao nhiêu người dân đi tham dự phiên tòa với video và chứng cứ đầy đủ rằng việc bắt bớ này hoàn toàn tùy tiện và có chủ đích đen tối. Một phong trào ủng hộ những người bị bắt bớ đã dấy lên khắp nơi. Sau 10 ngày giam giữ, Lê Quốc Quân lại được thả ra và kèm theo cái gọi là “Quyết định cảnh cáo”. Ngày 27/11/2011. Lê Quốc Quân lại bị nhận “Quyết định cảnh cáo” vì đã dám đi biểu tình ủng hộ Thủ tướng đề nghị có luật biểu tình.   Và điểm nút là ngày 27/12/2012, Lê Quốc Quân bị bắt vì tội trốn thuế, sau khi người em ruột của Quân cũng đã bị bắt giam mấy tháng trước đó để “điều tra”. Như vậy, tội danh “trốn thuế” xem ra hữu hiệu hơn lý do “hai bao cao su đã qua sử dụng” trong vụ Cù Huy Hà Vũ. Và con đường đến trại giam của Lê Quốc Quân khá lòng vòng. Nhưng cuối cùng, thì Lê Quốc Quân, một người ưa các hoạt động xã hội, quan tâm đến tình hình đất nước, biên giới, hải đảo và là người có nhiều đóng góp công sức cho cộng đồng công giáo cũng đi đến đích được soạn sẵn… nhà tù cộng sản. “Trốn thuế” hay “hai bao cao su”? Ở nước ngoài, trốn thuế là một tội danh nặng nề. Còn ở Việt Nam, doanh nghiệp trốn thuế là “chuyện thường ngày ở… khắp nơi”. Đến mức độ báo chí nhà nước phải kêu lên là quá nhiều doanh nghiệp trốn thuế. Ngày 3/6/2013 Báo Dân Trí có bản tin: “TP.HCM: Gần 1.300 doanh nghiệp bỏ trốn, “xù” luôn tiền thuế”. “Nhiều doanh nghiệp dùng thủ thuật để trốn thuế”. Trong năm 2012, Cục Thuế TP.HCM đã thanh tra, kiểm tra gần 12.500 hồ sơ về thuế, phạt và truy thu hơn 6.000 tỉ đồng… Do vậy, khi bị bắt về tội “Trốn thuế” người dân thường dễ tin hơn là tội “tổ chức lật đổ chính quyền nhân dân”. Bởi vì, ở VN đã hình thành một tâm lý từ rất xưa, nghiễm nhiên thành một quy luật xã hội rằng đã doanh nghiệp, hẳn nhiên trốn thuế. Thế nhưng, việc tận dụng tội danh này trong một số vụ án nhằm lấy cớ bắt người đã lộ liễu đến mức người dân nghe qua là cảnh giác, nhất là đối với các đối tượng, những người yêu dân chủ, muốn có những đổi thay về chính trị. Điển hình là vụ án Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, một người đi đầu trong các cuộc xuống đường chống Trung Quốc xâm lược và là một Blogger – Câu lạc bộ nhà báo tự do. Nguyễn Văn Hải bị bắt vì cớ “trốn thuế” nhưng thực chất là đây Ngày 20/4/2008, Công an quận 3 Sài Gòn bắt Nguyễn Văn Hải tại Đà Lạt. Ông bị đưa ra tòa tuyên 30 tháng tù vì tội trốn thuế. Bản án đã gây một làn sóng dư luận nghi ngờ tính trung thực của hành vi khởi tố và xét xử. Nhưng, phía nhà nước vẫn nghênh nghênh rằng: Ông Hải bị tù vì tội trốn thuế mà thôi. Nhưng, cha ông đã dạy “Nói dối hay cùng”. Sau đó, chính báo chí nhà nước đăng tin như sau: “Ngày 20/4/2008, Nguyễn Văn Hải bị bắt vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN” (Báo Petrotimes). Đến đây, tội danh “trốn thuế” đã được chứng minh chỉ là cái cớ. Thế rồi mãn hạn tù, chừng như chưa yên tâm thả ra, ông Hải tiếp tục bị nhốt để ra tòa tiếp vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” thêm 12 năm tù. Người ta thừa biết rằng, nếu không có tội danh “trốn thuế” cho Điếu Cày, thì sẽ có “hai bao cao su đã qua sử dụng” như với Cù Huy Hà Vũ. Những sự thật sẽ dần dần lộ sáng cho biết giá trị của nền pháp quyền XHCN là gì. Với Ls Lê Quốc Quân, có vẻ như tội danh trốn thuế cũng đã được lặp lại làm cái cớ bắt giữ. Màn kịch cũ lại được đưa ra diễn lại ở Hà Nội, nhân vật chính đã thay đổi nhưng nội dung vở kịch vẫn như cũ. Lê Quốc Quân đã bị bắt vì trốn thuế như thế nào? Trước khi Lê Quốc Quân bị bắt, em trai Quân là doanh nhân Lê Quốc Quản đã bị bắt giữ, khám xét đồ đạc cùng với các nhân viên một công ty khác. Sau một thời gian, nhiều người trong công ty cùng bị bắt với Lê Quốc Quân ở công ty của mình. Việc bắt giữ khẩn cấp một giám đốc vì trốn thuế với số tiền được nêu ra là 437,5 triệu đồng có ý nghĩa gì khi ngay cũng thời gian đó, một vụ án khác đã được đưa ra xét xử với tội danh trốn thuế hàng chục tỷ đồng được xử án treo? Thậm chí với kẻ chủ mưu vụ án cũng không bị bắt giữ mà chỉ “cấm đi khỏi nơi cư trú”. Vụ án này được chính báo An ninh Thủ đô đăng tải. Lẽ nào cơ quan điều tra Thành phố Hà Nội không đọc bản tin này để thấy rằng giữa con số hàng chục tỷ đồng có thật và 437,5 triệu đồng đang điều tra lại cần có sự xử lý khác biệt và khắc nghiệt đến vậy? Đây không chỉ là câu hỏi, mà là câu trả lời cho những ai còn nghi ngờ về lý do “trốn thuế” trong vụ án này. Điều tra? Án tại Hồ sơ? Bản Cáo trạng của Viện KSND Thành phố Hà Nội đưa ra trong vụ án Lê Quốc Quân trốn thuế, cho người ta thấy cách điều tra của các cơ quan công an Hà Nội “công phu và tỉ mỉ” đến hài hước nhường nào trong vụ án này. Không rõ với phương thức điều tra này, số tiền 437,5 triệu trốn thuế kia (nếu có), có đủ cho phục vụ một phần nhỏ công việc điều tra đó? Điều đáng nói là dù một người ít hiểu biết về pháp luật, nhưng đọc bản cáo trạng này, thì có thể khẳng định rằng không thể có ai thoát tội trốn thuế ở Việt Nam khi cơ quan công an cần bắt. Này nhé, bạn ăn ba bát phở, mỗi bát 50 ngàn đồng, bạn trả tiền 150 ngàn và lấy hóa đơn hẳn hoi. Nhưng khi cơ quan điều tra đến, họ sẽ điều tra ra rằng mỗi bát phở chỉ đáng giá 20 ngàn, như vậy ba bát phở chỉ 60 ngàn và dù bạn có hóa đơn, giấy tờ chứng minh đầy đủ là đã trả tiền, thì bạn vẫn bi kết tội kê khống 90 ngàn để… trốn thuế. Vì sao ư? Lời khai của những người được công an triệu tập sẽ phù hợp với việc chứng minh rằng mỗi bát chỉ đáng giá 20 ngàn đồng và đó mới là cái cần đề kết tội! Còn việc anh đã trả 150 ngàn là chuyện không cần biết? Tương tự ở đây, Công ty Giải pháp Việt Nam thuê các chuyên gia, có hợp đồng đầy đủ, giấy tờ chi tiền, nhận tiền với chữ ký từng cá nhân… phù hợp pháp luật. Thế nhưng, công an “triệu tập làm việc” và kết quả lời khai rằng họ đã không nhận đủ số tiền đó. Vậy là công ty bị kết tội ghi khống để trốn thuế mà không cần biết phía chi tiền có đồng ý đối chất hoặc thừa nhận việc đó là có hay không. Như vậy, những hợp đồng, những chữ ký của ngay chính những người đã nhận tiền có giá trị hơn, hay những lời khai trước cơ quan điều tra của từng người khi một mình họ đối diện với cán bộ điều tra tại cơ quan công an có giá trị hơn?  Lê Quốc Quân trong một cuộc biểu tình yêu nước Theo cách nghĩ đơn giản nhất của người dân, khi ký chữ ký của mình, người ký phải chịu trách nhiệm pháp lý về chữ ký đó. Việc anh ký nhận 10 triệu đồng, nhưng anh chỉ nhận một triệu, đó là lỗi và là trách nhiệm của anh mà cơ quan pháp luật không thể vì thế mà truy tội người chi tiền. Cũng theo cáo trạng nói trên, một số giao dịch, mua bán hàng hóa được thể hiện rõ ràng bằng hóa đơn, hợp đồng… thế nhưng khi công an điều tra và nhận được lời khai rằng không có các giao dịch. Thế là tội đổ lên đầu người mua bất kể ý kiến của người mua ra sao. Vậy về pháp lý, những hóa đơn đó nói lên điều gì? Việc xuất hàng, nhận tiền được xác nhận đầy đủ bằng chữ ký và con dấu có giá trị gì trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và xã hội, hay chỉ phụ thuộc vào ý muốn của cơ quan điều tra coi đó có là chứng cứ hay không? Trong khi đó, Bộ luật Tố tụng hình sự ghi rõ: Điều 72. Lời khai của bị can, bị cáo1. Bị can, bị cáo trình bày về những tình tiết của vụ án.2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội. Đọc bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội trong vụ án này, dù không có chuyên môn về luật pháp, người ta cũng không khỏi có những nghi ngờ cần thiết cho sự minh bạch và công lý ở quá trình điều tra, kết tội ở đây. Hầu hết, những kết tội của cơ quan điều tra là căn cứ vào lời khai, bỏ qua tất cả những giấy tờ, hợp đồng, hóa đơn có giá trị pháp lý hẳn hoi nhằm kết tội Lê Quốc Quân là giám đốc Công ty? Trong khi đó, chính nạn nhân là Lê Quốc Quân đã không hề được có ý kiến gì nêu ra tại đây? Vậy đây là pháp luật hay đòn thù khi mà Bộ luật Tố tụng hình sự đã ghi rõ: “Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội”. Vở hài kịch sẽ đi đến đâu? Sơ qua vài chi tiết trong vụ án này, để thấy rõ hơn cái lý do bị bắt về tội “trốn thuế” của Lê Quốc Quân. Ở đó, là cả một quá trình công phu, tỉ mỉ và là con đường vòng vo đưa Lê Quốc Quân đi đến nhà tù sau khi hàng loạt lượt bắt bớ, giam giữ đã không thành công. Vở hài kịch này sẽ dẫn đến đâu? Chúng ta hãy chờ xem nền pháp lý Xã hội Chủ nghĩa biểu diễn như thế nào để thể hiện tính ưu việt “không cần tam quyền phân lập” như TBT Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố. Hà Nội, ngày Báo chí Việt Nam, 21/6/2013J.B Nguyễn Hữu Vinh Nguồn: Blog Nguyễn Hữu Vinh
......

Thư cảm ơn của TS Cù Huy Hà Vũ.

Tôi là Ts luật Cù Huy Hà Vũ   Thường trú tại 24 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội Bị Toà án Tối cao nước CHXHCN Việt Nam kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế kể từ ngày 05/11/2010 vì “Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điểm c khoản 1 Điều 88 Bộ luật Hình sự. Tôi luôn khẳng định tôi hoàn toàn vô tội vì tôi luôn đấu tranh vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam, vì độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bị giam tại B11, phân trại K3, Trại giam số 5-Bộ Công an, nhờ vợ tôi là Nguyễn Thị Dương Hà, kính báo với toàn thể mọi người như sau.     Ngày 27/5/2013, tôi bắt đầu tuyệt thực để phản đối Giám thị Trại giam số 5 Bộ Công an, Lường Văn Tuyến đã bất chấp Hiến pháp, Luật Tố cáo và Luật Thi hành án hình sự cố ý không giải quyết Đơn tố cáo Lê Văn Chiến, cán bộ Trại giam số 5 cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ mặc dù trong văn bản Yêu cầu giải quyết Đơn Tố cáo Lê Văn Chiến, cán bộ Trại giam số 5 cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ mà tôi đã gửi Giám thi Lường Văn Tuyến ngày 12/5/2013 tôi đã cảnh báo là tôi sẽ tuyệt thực nếu không giải quyết Đơn Tố cáo của tôi. Sáng 15/6/2013 khi được Đài Truyền hình Việt Nam và một số báo chí khác của Việt Nam hỏi về tình hình tuyệt thực của tôi ngay tại buồng giam tôi, anh Nguyễn Đình Dặm, người bị giam cùng phòng với tôi đã chỉ vào ảnh của các cháu nội của anh Dặm treo tại buồng giam và nói: “Tôi lấy tính mạng của vợ tôi, của các con tôi và của các cháu tôi ra thề rằng anh Cù Huy Hà Vũ đã không ăn bất cứ miếng nào, không dùng bất kỳ chất dinh dưỡng, chất đạm và thuốc bổ nào ngoài thuốc điều trị bệnh tim và cao huyết áp trong cuộc tuyệt thực hiện nay của anh Cù Huy Hà Vũ. Ngoài ra, nếu tôi nói dối, tôi sẵn sàng chấp nhận bản án 7 năm tù mà tôi đang chấp hành tăng gấp đôi”. Việc Giám thị Trại giam số 5 Bộ Công an Lường Văn Tuyến cuối cùng đã phải ra văn bản giải quyết đơn của tôi sau khi tôi tuyệt thực 25 ngày là thắng lợi của Công lý, là thắng lợi bước đầu của việc đấu tranh của tôi và của toàn thể người Việt Nam trong và ngoài nước vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền và đó cũng là Thắng lợi của toàn thể người Viêt Nam trong và ngoai nước, của chính phủ Hoa Kỳ, chính phủ của 27 nước thuộc liên minh Châu Âu, chính phủ Australia, chính phủ Canada, chính phủ Neuziland và chính phủ các nước khác và của các tổ chức Quốc tế và mọi cá nhân đã ủng hộ tôi quyết liệt, của những người đã tuyệt thực để đồng hành với tôi trong cuộc đấu tranh chính nghĩa này của tôi, và của toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc tuyệt thực vừa qua của tôi tại Trại giam số 5 Bộ Công an nói riêng.   Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của tôi đến toàn thể nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước đến tất cả các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và cá nhân trên thế giới đã ủng hộ tôi quyết liệt và đến những người đã tuyệt thực để đoàn kết với tôi trong cuộc tuyệt thực vừa qua của tôi và tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tôi, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ quyết liệt và chí tình ấy trong cuộc đấu tranh của tôi và toàn thể nhân dân Việt Nam vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam vì cuộc đấu tranh này còn phải tiếp tục cho đến thắng lợi cuối cùng./.  
......

Cập nhật tình hình Ls. Lê Quốc Quân

Cập nhật vụ án Ls. Lê Quốc Quân "trốn thuế"   Phiên toà nhà cầm quyền CSVN dựng ra để xử Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà bảo vệ nhân quyền VN, sẽ diễn ra khoảng hơn 2 tuần nữa. Nhiều tin tức cập nhật về vụ án Ls. Lê Quốc Quân được ghi nhận tính đến ngày hôm nay, 20-6-2013 như sau:   Theo tin chính thức ghi nhận được thì Ls. Lê Quốc Quân sẽ bị mang ra xét xử vì tội "trốn thuế", theo cáo buộc truy tố vào khoản 3, theo đó có thể phải đối mặt bản án cao nhất là 7 năm. Trước sự kiện này, hôm 17-6 vừa qua, một liên minh gồm 12 tổ chức nhân quyền NGOs đã gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đề nghị nêu vấn đề nhà cầm quyền VN đã bắt giữ và giam cầm trái phép Luật sư Lê Quốc Quân với chính phủ VN nhân chuyến dự Hội nghị ASIAN vào cuối tháng này. Cùng lúc, Chủ tịch Trung tâm Công lý và Nhân quyền Robert F.Kennedy (Robert F. Kennedy Center for Justice and Human Rights - RFK Center) do cháu gái của Cố Tổng thống Mỹ John Kennedy lãnh đạo cũng đã lên tiếng can thiệp, gửi thư cho Thủ tướng Việt Nam, chỉ trích việc bắt giữ Ls. Quân, một blogger và là hoạt động cho nhân quyền ở Việt Nam, là vi phạm các nghĩa vụ nhân quyền Quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tuân thủ. Trung tâm RFK kêu gọi chính phủ Việt Nam phải đảm bảo rằng Ls. Quân được xét xử công bằng theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Được biết, Ls. Lê Quốc Quân không xa lạ đối với những người đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền trong và ngoài nước. Ông là người tâm huyết với đất nước và giáo hội CGVN, qua những hoạt động và bài viết trong thời gian qua.   Ls. Quân đã lên tiếng công khai và tham gia viết bài bào chữa cho những người hoạt động dân chủ như Ls. Lê Công Định, Ts. Cù Huy Hà Vũ, 8 giáo dân ở Thái Hà-Hà Nội. Đồng thời, ông cũng đã tham gia nhiệt tình trong các cuộc biểu tình chống ngoại xâm TQ, và viết khá nhiều bài về chủ quyền đất nước, như "TAM SA VÀ 8 CHỮ CHO VIỆT NAM" (blog www.lequocquan.blogspot.com), cũng như tham gia kiến nghị phản đối việc để TQ khai thác Bauxit tại Tây nguyên.   Trước khi bị bắt vào năm 2007 và bị rút thẻ hành nghề, Ls. Quân đã có văn phòng luật tư vấn miễn phí cho người lao động và công dân nghèo, ngay gần khu nhiều công nhân (Khu CN Tân Bình). Ông là luật sư tư vấn cho rất nhiều dân oan khiếu kiện đất đai, cũng như những dân oan khuất khác không có điều kiện. Là một giáo dân, Ls Nguyễn Quốc Quân từng là thành viên điều hành của ủy ban CÔNG LÝ HÒA BÌNH, giáo phận Vinh, giáo hội công giáo VN. Ông đã viết cuốn sách NIỀM TIN CÔNG LÝ, nhằm cổ võ cho việc phát triển xã hội dân sự, cho quyền tự do ngôn luận và các quyền dân sự khác. Đứng ra sáng lập và tham gia tích cực trong việc xây dựng và đưa tủ sách về các giáo xứ, nông thôn.   Với những tâm huyết với đất nước, Ls. Quân đã từng mạnh dạn đứng ra ứng cử Đại biểu Quốc hội, nhưng đã bị nhà cầm quyền dùng những thủ đoạn trái pháp luật để loại bỏ.   Qua quá trình hoạt động của luật sư Lê Quốc Quân, người ta tin là ông bị nhà cầm quyền CSVN bắt vì các hoạt động ủng hộ dân chủ và nhân Quyền của anh, chứ không phải do hành vi "trốn thuế" như cáo buộc.   Trước đây, trong quá khứ, Ls. Lê Quốc Quân đã bị nhà cầm quyền sách nhiễu và ra lệnh bắt chính thức ít nhất 3 lần không xét xử, và đây là lần đầu tiên nhà nhà cầm quyền đưa ra xét xử với lý do "trốn thuế".   Được biết, trước khi bắt lần này, công an đã đã tiến hành khám xét nhà và công ty của Ls. Quân, lấy hết tài sản và con dấu công ty mà không có sự chứng kiến của ông. Ông đã nhiều lần kiện lên cơ quan chức năng, nhưng họ đã làm ngơ. Nhà cầm quyền còn ngang ngược, bắt cả người em trai Lê Đình Quản, và bắt cả cô em con cậu là chị Nguyễn Thị Oanh trong lúc đang mang bầu.   Về tình trạng của Ls. Lê Quốc Quân, theo giới am tường luật, việc bắt bớ vì tội trốn thuế là không thuyết phục. Có thể coi đây là một sự vu khống trắng trợn. Trong quá khứ, chưa một ai bị bắt khẩn cấp vì tội trốn thuế. Trong khi Ls. Quân và người thân bị bắt "khẩn cấp", với hàng trăm công an. Riêng chị Nguyễn Thị Oanh bị bắt vào ban đêm khi đang mang bầu. Tiền lệ ở VN, đã có những doanh nhân trốn thuế hàng chục tỉ nhưng chỉ án treo, điển hình như trường hợp Nguyễn Thạc Thanh, TGĐ, Chủ tịch HĐQT Cty CP tập đoàn đầu tư vàThương mại Thanh Tùng (Bắc Ninh) mà báo chí có đưa tin.   Theo luật sư thì việc bắt Ls. Quân sai về thủ tục, không thực hiện đúng với Điều 80 bộ luật tố tụng hình sự. Công ty Giải pháp Việt nam của Ls.Quân bị khám xét nhiều lần (ít nhất là 3 lần) và đưa đi nhiều tài liệu giấy tờ không có sự chứng kiến của ông. Có những lần bị khám xét trong lúc đêm khuya, khám nhà tới một giờ sáng và sang công ty khám từ một giờ sáng tới 4h sáng. Việc thu giữ đồ đạc không có sự chứng kiến này của Ls. Quân nhiều lần đã được khiếu nại, nhưng không được trả lời và đem ra tòa phân xử. Công ty cũng bị gây khó dễ và buộc phải chuyển trụ sở làm việc nhiều lần.   Trên thực tế, dựa theo hồ sơ thì công ty có đóng góp về thuế tốt. Chưa bao giờ nhận được những sự cảnh báo nào từ cơ quan thuế trước đó. Trong quá trình điều tra, có những nhân viên công lực tuyên bố thẳng rằng: “Bọn mày thừa biết là đây không phải thuế má gì. Nhưng thằng nào vừa làm kinh tế vừa chống nhà nước là bọn tao đập bằng chết...”. Lúc ban đầu khám xét công ty, cho đến vài tháng sau khi bắt người. Bọn công an luôn cáo buộc mồm là công ty làm trang quanlambao, danlambao… và đặc biệt là do toàn bộ công an phụ trách về chính trị tiến hành. Đó là Nguyễn Văn Thủy, Khanh… những người thường xuyên làm việc với Ls Quân, blogger JB Vinh, blogger nguoibuongio …. trước vụ án.   Có những tuyên bố khác mà cơ quan công lực nói với người nhà trước khi bắt Ls. Quân là “Mục tiêu bọn tao là thằng Quân, bắt 3 đứa xong rồi tới thằng Quân”. Điều này thể hiện họ đã có mục tiêu bắt những người thân trong gia đình ông quân, như một hành vi khủng bố bắt cóc con tin. Vì những lẽ trên và dựa vào 3 lần bắt bớ trước đó với các cớ khác nhau, nhưng chưa một lần nào ra tòa, người ta cho rằng việc bắt bớ Ls. Quân lần này lại một lần nữa "bắt bừa" và "bắt oan". Tình trạng hiện nay của Ls. Lê Quốc Quân và những người thân liên hệ: Theo tin từ gia đình, Ls. Lê Quốc Quân đang bị giam trong điều kiện khắc nghiệt cùng với 43 người trong một buồng. Nước sinh hoạt trong đó rất bẩn, và thiếu nước sạch để uống. Trước đây Ls. Quân đã tuyệt thực 15 ngày để đòi Kinh Thánh nhưng không được đáp ứng.   Tình trạng anh Lê Đình Quản, em Ls. Lê Quốc Quân, bị giam cầm đã hơn 7 tháng qua, chuyển trại 2 lần, điều kiện củng hết sức khắc nghiệt. Buồng giam 53 người, hầu hết là những người bị cáo buộc tội giết người, giết người đốt xác... cùng với một ít người là tội kinh tế. Điều kiện nước sinh hoạt hết sức bẩn. Anh Quản bị hạn chế nói chuyện, không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, không báo chí, tivi, sách vở...   Riêng chị Nguyễn Thị Oanh, bị bắt giam cầm 2 tháng lúc đang mang bầu ở tháng thứ 3, trong điều kiện khắc nghiệt và nước sinh hoạt hết sức bẩn trong tù. Khi tạm thả ra tù thì chị đã mất con. Theo luật định, nghiêm cấm hành vi bắt phụ nữ đang mang bầu khi người đó không thuộc tội đặc biệt nghiêm trọng, và có nơi cứ trú rõ ràng. Nếu đúng như cáo buộc trốn thuế, thì Oanh không thể bị bắt theo luật.   Trong khi đó, những luật sư bào chữa cho án Ls. Quân luôn bị cản trở. Cho tới hiện nay, gia đình Ls. Quân đã mời 5 luật sư cho vụ án Ls. Quân và người thân liên hệ. Nhưng chưa một luật sư nào được tiếp cận đầy đủ hồ sơ, mãi tới hôm nay chỉ còn ít ngày nữa xử thì LS. Nam mới được vào để tham khảo hồ sơ vụ án. Trước đó, có luật sư bị gây khó dễ, kéo dài cả một thời gian dài đấu tranh đòi hỏi mới được cấp giấy chứng nhận. Theo luật, và nếu đúng như cáo buộc là trốn thuế thì luật sư phải được tham gia ngay từ đầu.  
......

Dân giận dân làm vè

Học cao cũng viết vè được. Học thấp cũng soạn vè được. Ngay cả không biết chữ đặt vè vẫn hay.   Chính vì vậy mà vè đã là phương tiện xả giận, đã tức, hay giảm "stress" cho đại khối quần chúng Việt Nam đã từ lâu lắm lắm. Theo Đại Nam quốc âm tự vị, vè đơn giản là cách nói chuyện khen chê có vần điệu. Còn câu dài câu ngắn gì cũng được. Đoạn gồm 4 câu, 6 câu hay cả trăm câu cũng đều được hân hoan đón nhận. Người nghe và lập lại cũng chẳng cần quan tâm đến tác giả là ai hay những ai. Có lúc vè lên cấp thành hát giặm, nói lối, v.v... cho giới văn nghệ sĩ. Có lúc vè đi xuống thành đồng dao cho các em nhỏ, đặc biệt là các em chăn trâu. Có lúc vè đi vào đời để nói về người thật việc thật. Có lúc vè bay luôn vào lãnh vực triết lý, đạo lý, và để lại những bài học luân lý cho dân gian dễ nhớ, dễ hành.   Tóm lại là thành phần nào trong xã hội cũng xài vè và "phê" vì vè.   Vè còn vượt thời gian, sống với dân tộc Việt qua mọi lúc thăng trầm. Nhưng có lẽ trong suốt dòng lịch sử đó, các bài vè hay nhất và được lưu truyền lâu nhất thường xuất hiện khi người dân giận nhất, uất ức nhất.   Những năm tháng sưu cao thuế nặng thời thực dân Pháp cai trị nước nhà đã có những bài vè tiêu biểu như sau:Hỡi trời cao đất dày! Thuế sao nặng thế này? Làng xóm đành bóp bụng, Bán đìa nộp thuế tây. Từ thượng mục, hạ hào, Trống mõ nện lao nhao. tiền phải mau đem nộp, Ba đồng, thêm sáu hào. Tuần đinh như thiên lôi, Lý trưởng mắt ốc nhồi Mồn đe nẹt, quát chửi, Sao ra tiền ông xơi!   Và nếu bay thẳng đến hiện tại, vè đang tiếp tục sống hùng sống mạnh trong dân gian Việt Nam dưới thời XHCN. Có lẽ cũng lại quá giận, quá uất ức mà những bài vè đặc sắc như bài sau đây lại xuất hiện khắp nơi:Lâm tặc lắm tiền là Đoàn Nguyên Đức Trí mà không thức là Ngô Bảo Châu Anh dũng sống lâu là Võ Nguyên Giáp Sặc mùi ba láp là ông Đỗ MườiChưa nói đã cười là Nguyễn Minh Triết Giả danh Mác xít là Lê Khả Phiêu Tham nhũng làm liều là cậu y tá (3D) Con người trí trá là Nguyễn Sinh HùngĂn nói lừng khừng là Tô Huy Rứa Không bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh Thức thời, né tránh là Nguyễn Hải ChuyềnMiệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng Định hướng tối tăm là Nguyễn Phú Trọng Trường kỳ thủ đoạn là Lê Đức AnhPhát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận Quen đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang Hán tặc chính danh là Hoàng Trung Hải Ăn vụng nói dại là Đinh Thế Huynh Nhiều vợ lắm con là Chú Lê Duẩn!(Nguồn: Internet)   Hay có những bài vè gói ghém toàn bộ nội các của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như bài sau đây:Vè vẻ vè veNghe vè bộ trưởngĐầu tiên cứ tưởngCó nhiều chuyện hayKhông ngờ hôm nayNgọn gió đã đổi.Y như con rốiLăng xa lăng xăngLà Đinh La ThăngViệc làm trấn trớNói ngược nói xuôiThiên hạ mắc cườiLà Vương Đình HuệMới rồi nghe kểChuyện PVNLàm ăn tèm lemThanh tra vạch mặtThế là sắp đặtThanh minh thanh ngaCác báo ngợi ca:Họ sẽ…tự …xử!Tưởng là tự tửMừng ơi là mừng.“Tôi thích bình thường”Là Phạm Vũ LuậnLúc nào cũng bậnLà Nguyễn Thiện NhânĂn nói lần khânLà Nguyễn Xuân PhúcNgười chuyên đi húcLà Huỳnh Phong TranhÔng Hoàng Tuấn AnhGật gật, “được được…”Nói xuôi nói ngượcLà Hà Hùng CườngTăng giá (giữ lương)/Huy Hoàng họ VũTheo lề thói cũLà ông Nguyễn QuânKhông cần phải nhanhLàng nhàng là được.(Nguồn: Internet)   Đặc biệt trong vài năm gần đây, với sự xuất hiện của cuốn Sát thủ đầu mưng mủ của tác gỉa Thành Phong, được coi là "hiện tượng xuất bản" của năm 2011, vè được cô đọng hơn nữa. Đa số chỉ còn những câu 4 chữ. Và chỉ cần 4 chữ đã đủ để người nói và người nghe hiểu nhau rồi cùng hỉ hả cười vì giải tỏa được bức xúc dù chỉ trong phút giây trong cuộc đời "nhìn đâu cũng thấy đảng" của họ hiện nay   Thí dụ như nói tới quốc hội ngày nay, ai muốn viết dài thành biểu ngữ kể tội như trong hình sau đây của bà con dân oan cũng được. Nhưng trong câu chuyện hàng ngày, đa số dân chúng chỉ cần nhắc tới 4 chữ Quốc hội phản bội là đủ hiểu nhau.   Trong vòng những bà con dân oan mất đất, mất nhà đi khiếu nại lây lất năm này sang tháng khác, những câu 4 chữ sau đây rất phổ thông: -  Cán bộ giữ hộ-  Tiếp dân bất nhân   Còn đại khối dân chúng, chứ không riêng gì bà con dân oan, nay đã rất quen với:- Nhà nước ăn trước- Trung ương thấu xương- Chủ tịch mắc dịch- Đảng ủy như quỉ- Tòa án xứ mán - Đồng chí mở ví   Và cũng chỉ cần vài câu 4 chữ, người dân có thể mô tả cả guồng máy cai trị họ:- Thư ký có lý - Thủ Trưởng có thưởng - Quan tòa có quà - Công an phải gian - An ninh phải xinh - Lãnh đạo phải xạo   Đặc biệt giữa những bước chân biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược trong thời gian qua, người ta cũng nghe: - Nước lạ hèn hạ- Chữ vàng lộ hàng.- "Bắc Kinh quá xinh"  -  Chí Vịnh quá bịnh. ....     Ước mong những câu vè ngắn ngủi tiếp tục đem lại những niềm vui "trái khoáy" cho dân tộc trong những tháng ngày khó khăn, đòi hỏi nhiều nghị lực này. Và chắc chắn, vè sẽ là một phần của sử sách ghi lại công trình tự cứu mình và cứu nước của dân tộc hôm nay.    
......

Nhà đấu tranh nhân quyền Lê Quốc Quân phải được xét xử công bằng và được chăm lo sức khỏe.

Vào ngày 13/6/2013, Trung tâm Robert F. Kennedy (RFK Center) gởi thư đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng những chuẩn mực nhân quyền được công bố trong Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị cũng như Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc trong việc bảo vệ nhà đấu tranh nhân quyền Lê Quốc Quân không bị tra tấn và bị ngược đãi, cho phép ông được tiếp xúc với gia đình và luật sư ngay lập tức, và chăm lo sức khoẻ cần thiết cho ông.   Ông Quân là một luật sư nhân quyền và blogger đã bị biệt giam tại nhà tù Hỏa Lò số 1 kể từ ngày 27/12/2012. Mặc dầu bị cáo buộc tội trốn thuế, dường như lý do chính khiến ông Quân bị bắt giữ là thực thi một cách chính đáng quyền hành nghề luật sư và hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông. Trước khi bị bắt, ông Quân viết rất nhiều về tự do tôn giáo, quyền dân sự, đa nguyên và làm luật sư thiện nguyện trong những vụ án liên quan đến những nhà đấu tranh nhân quyền bị giam cầm, quyền lao động, quyền sở hữu đất đai, và quyền công nhân. Ông Quân đã bị ngăn cản trong việc gặp luật sư và gia đình, và tình trạng sức khỏe của ông không được rõ. Phiên xử của ông dự tính sẽ diễn ra vào ngày 9/7/2013 sắp tới. Trung tâm RFK quan tâm sâu sắc về tình trạng sức khoẻ của ông Quân và khẩn kêu gọi nhà chức trách Việt Nam hãy bảo đảm để ông Quân có được một phiên tòa công bằng theo chuẩn mực nhân quyền quốc tế.* * * * Lá thư của Trung Tâm RFK gởi Thủ tướng Việt Nam như sau: Ngày 13 tháng 6 năm 2013 Kính gởi ông Nguyễn Tấn Dũng Số 1 Hoàng Hoa Thám Ba đình, Hà Nội, Viet Nam Fax: 84 080.48924 Thưa ông Nguyễn Tấn Dũng, Với tư cách Chủ tịch của Trung tâm Robert F. Kennedy cho Công Lý và Nhân Quyền (RFK Center) và Giám đốc Trung Tâm RFK và chương trình Cộng Tác cho Nhân Quyền, chúng tôi quan tâm sâu đậm về sự giam cầm ông Lê Quốc Quân và phiên xử sắp tới của ông ngày 9/7/2013. Ông Quân, một luật sư nhân quyền và blogger, đã bị nhân viên nhà nước bắt giữ trong lúc ông đưa con đi học ngày 27/12/2012. Ông bị cáo buộc tội trốn thuế, nhưng chúng tôi lo ngại rằng ông Quân bị bắt vì ông thực thi một cách chính đáng quyền hành nghề luật sư và hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông. Trước khi bị bắt, ông Quân viết rất nhiều về tự do tôn giáo, quyền dân sự, và chính trị đa nguyên cho một số kênh truyền thông và trên blog của ông. Hiện nay ông đang bị biệt giam tại Hỏa Lò số 1 và đang đợi ngày ra tòa vào ngày 9/7 sắp tới. Ông bị ngăn cản rất nhiều trong việc gặp luật sư và gia đình, và tình hình sức khỏe của ông hiện không được rõ. Trong lúc bị giam giữ, Trung tâm RFK khẩn cầu nhà chức trách Việt Nam hãy bảo đảm cho ông Quân không bị tra tấn và ngược đãi, cho ông được gặp gia đình và luật sư ngay lập tức, và được chăm lo sức khỏe cần thiết. Trong khi Việt Nam đã đồng ý ký Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) vào ngày 24/9/1982, chúng tôi mạn phép được nhắc nhà chức trách Việt Nam về nghĩa vụ phải tuân thủ Điều 9 của ICCPR, trong đó bảo đảm quyền tự do và an toàn của cá nhân, và phủ nhận việc bắt và giam cầm tùy tiện của một cơ phận nhà nước. Thêm nữa, Điều 19 của ICCPR còn bảo đảm "quyền nêu quan điểm mà không bị ngăn cản", bên cạnh quyền tự do ngôn luận, trong đó bao gồm "quyền tìm hiểu, đón nhận và phổ biến tin tức và sáng kiến dưới mọi thể dạng không giới hạn, qua lời nói, giấy trắng mực đen, qua kỹ thuật, hoặc qua bất kỳ phương tiện tự chọn". Ngoài ra, Đại Hội Đồng LHQ nêu rõ trong bản Tuyên ngôn về Quyền hạn và Trách nhiệm của các cá nhân, nhóm, và cơ quan xã hội để cổ xúy và bảo vệ các quyền con người được thế giới công nhận và những quyền tự do căn bản (Tuyên Ngôn LHQ về các nhà bảo vệ nhân quyền), được Đại Hội Đồng LHQ chấp thuận vào 9/12/1998, công nhận rằng mọi người đều có quyền “tự do phổ biến, truyền đạt, phát tán đến người khác ý kiến, thông tin, kiến thức về nhân quyền và các quyền tự do căn bản” và các quốc gia phải “có biện pháp cần thiết để cho các cơ quan thẩm quyền có đủ khả năng bảo vệ tất cả, từng người một hay nhóm, chống lại các mối đe dọa, bạo động, trả thù, phân biệt đối xử tàn tệ theo luật hay trên thực tế, bị áp lực hay những hành vi nào khác chỉ vì việc thực thi quyền hạn chính đáng của họ” theo Tuyên Ngôn. Việt Nam đang vi phạm những ràng buộc nhân quyền này đối với trường hợp của ông Quân. Giam cầm ông Quân chỉ vì ông viết bài trên blog là một vi phạm rõ rệt quyền tự do ngôn luận của ông. Giam giữ ông Quân vì sự liên hệ của ông với những nhà đối kháng khác là một vi phạm quyền tự do hội họp và quyền tự do lập hội một cách ôn hòa, như có nêu trong ICCPR. Hơn nữa, với việc giam giữ ông Quân chỉ vì những hoạt động nhân quyền, Việt Nam đã không đáp ứng được nghĩa vụ theo Tuyên Ngôn LHQ để bảo vệ quyền hạn của ông Quân trong tư cách một nhà hoạt động nhân quyền. Trung tâm RFK khẩn kêu gọi nhà chức trách Việt Nam hãy bảo đảm cho ông Quân có một phiên tòa theo các chuẩn mực nhân quyền quốc tế. Chúng tôi mong đón nhận hồi âm. Trân trọng, Kerry KennedyChủ tịch Robert F. Kennedy Center for Justice and Human Rights Santiago A. CantonGiám đốc, Partners for Human Rights Robert F. Kennedy Center for Justice and Human Rights Cc: Ambassador Nguyen Quoc Cuong Tòa Đại Sứ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Fax: 202 861-0917 Nguồn: Kennedy Center for Justice and Human Rights  
......

Miến Điện đổi luật chơi với Trung Quốc

Tháng Chín năm 2011, Tổng Thống Miến Điện (Myanmar) Thein Sein tuyên bố đình chỉ hợp đồng xây dựng đập nước Myitsone. Bang giao giữa Miến Điện và Trung Quốc thay đổi hoàn toàn. Vì ông Thein Sein không hỏi ý kiến, cũng không báo trước cho chính phủ Trung Quốc về quyết định của mình, tuy nói chỉ tạm ngưng nhưng ai cũng hiểu là sẽ chấm dứt công trình đầu tư hơn 3 tỷ 600 ngàn Mỹ kim này.   Chính phủ Miến Điện đã ký hợp đồng với Tập đoàn Đầu tư Điện lực Trung Quốc CPI (China Power Investment Corporation) để xây khu đập nước này từ năm 2006, sau nhiều năm nghiên cứu. Gần 500 gia đình, thuộc hai làng đã được lệnh di chuyển chỗ ở từ hai năm trước, nhiều nông dân vẫn quay trở về làng cũ để trồng trọt, vì nơi đất mới khó sống; và phần lớn vẫn chưa nhận được số tiền bồi thường mà công ty CPI hứa hẹn. Trung Quốc đã xây hơn 30 các đập thủy điện ở miền Bắc Miến Điện, cung cấp điện cho tỉnh Vân Nam. Khu đập Myitsone là dự án điện lực lớn nhất mà Trung Quốc thực hiện, nếu được hoàn thành thì sẽ đứng trong năm nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới, mà 90% điện sản xuất ra sẽ đáp ứng nhu cầu của tỉnh Vân Nam.   Vì thế, khi ông Thein Sein tuyên bố ngưng dự án xây dựng Myitsone, cả Bắc Kinh đã chấn động, như ông Tần Huy, giáo sư lịch sử ở Đại học Thanh Hoa nhận xét. Tại sao chính phủ Miến Điện lại đơn phương xé bỏ một hợp đồng thương mại lớn như vậy mà không tham khảo ý kiến phía bên kia? Nhất là sau khi hai ông Hồ Cẩm Đào và Thein Sein vừa mới ký một Hiệp định Hợp tác Mậu dịch Chiến lược, vào Tháng Năm năm 2011, hai tháng sau khi ông Thein Sein lên cầm quyền?   Câu trả lời chính thức của chính phủ Miến là: Vì việc xây dựng đập Myitsone bị dân chúng chống đối.   Vì dân chúng chống đối? Quyết định của chính phủ Miến được đọc lên trong một phiên họp của Quốc Hội ở thủ đô Naypyidaw. Bản thông báo của U Thein Sein nói: “Chính phủ Myanmar do dân chúng bầu lên, phải tôn trọng khát vọng và ý nguyện của nhân dân. Chính phủ cũng có bổn phận phải giải quyết các vấn đề dân chúng đang lo lắng. Vì vậy, trong nhiệm kỳ của tôi, tôi quyết định ngưng không xây dựng đập Myitsone nữa.” U Thein Sein cử ông ngoại trưởng sang Bắc Kinh, cũng chỉ để giải thích như vậy.   Trong cuộc bang giao giữa các nước, ít có một chính phủ nào lại giải thích với một nước láng giềng to lớn về một hành động chấm dứt hợp tác, mà lại chỉ nêu lên một lý do giản dị như vậy: Vì dân phản đối.   Quả thật, dân Miến Điện đã bày tỏ ý kiến, họ chống đối cả mối quan hệ ngoại giao mà họ thấy người cầm quyền nước họ giống như đã nằm trong túi của nước láng giềng. Bao nhiêu tài nguyên gỗ rừng, mỏ ngọc thạch đều do các ông chủ Trung Hoa khai thác, để bán rẻ sang Tàu. Trong các cuộc biểu tình, thanh niên Miến Điện trương lên những biểu ngữ viết, “Đây là nước Myanmar! Tự Do cho Myanmar! Quỷ ĐraCuLa Trung Quốc cút đi!” (được viết bằng tiếng Anh một cách vụng về: “This is Myanmar Country! Freedom of Myanmar! Dracular (sic) China Get Out!”)   Vụ xây đập Myitsone là giọt nước sau cùng làm tràn ly. Không riêng gì nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi mà dư luận của giới trí thức, sinh viên, các người bảo vệ môi trường, các chùa Phật Giáo, cả giáo hội Báp Tít trong tiểu bang Kachin, vùng xây đập nước, cũng lên tiếng phản đối. Bắc Kinh đã cử Giáo Sư Tần Huy (Qin Hui) qua Miến Điện, đi một vòng trong tỉnh Kachin để tìm hiểu. Nhà sử học này nhận thấy khu Myitsone được người dân Kachin coi như một vùng đất thiêng liêng, có người so sánh với Jerusalem của Thiên Chúa Giáo và Mecca của Hồi Giáo. Đây là nơi giao lưu của hai con sông Mali và N'Mai trước khi đổ vào sông Irrawaddy, dòng sông chính tạo nên xứ Miến Điện, giống như sông Cái (Hồng Hà) của người Việt. Người Miến và người Kachin cùng xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng, từ dăm ngàn năm trước đã kéo xuống đây. Myitsone nghĩa là Hợp Lưu, nơi các con sông tụ lại. Riêng người Kachin thì vẫn quy tụ trong vùng này và từ nhiều thế kỷ, vẫn tiếp tục tranh đấu đòi thêm quyền tự trị. Truyền thuyết nói rằng đây chính là nơi sinh của một “Vua Rồng, Long Quân,” vị thủy tổ của người Kachin, và các con cháu ông. Một thanh niên địa phương nói với Giáo Sư Tần Huy: “Nếu phải xây đập, tại sao họ lại chọn xây ở chỗ này? Họ không hề hỏi ý kiến chúng tôi. Chỉ có mấy ông tướng và mấy ông chủ người Trung Hoa quyết định, rồi họ ra tay làm!”   Cho tới khi Thein Sein quyết định ngưng. Vì dự án bị dân chúng Miến Điện phản đối. Quyết định này bất ngờ và can đảm. Vì hai nước đã kết nghĩa từ hơn 20 năm rồi. Khi bị thế giới tẩy chay vì đàn áp đối lập, từ năm 1988 chính quyền quân phiệt Miến Điện coi Trung Cộng là chỗ dựa an toàn duy nhất. Trung Quốc là nguồn cung cấp vốn đầu tư lớn nhất và ngoại thương nhiều nhất với Miến Điện, qua mặt Thái Lan từ mấy năm qua. Trung Quốc đã xây xa lộ nối liền thành phố Mandalay với Yangoon bên bờ Vịnh Thái Lan, và xa lộ nối liền Yangoon với hải cảng Sittwe bên bờ vịnh Bengal. Đó sẽ là con đường ngắn nhất nối tỉnh Vân Nam sang Ấn Độ dương. Họ thiết lập hai đường ống từ bờ biển Miến ở vịnh Bengal, dẫn dầu và khí đốt nhập cảng từ Trung Đông, lên tới tỉnh Vân Nam. Họ xây dựng nhiều bến cảng trên bờ vịnh này, cả một căn cứ truyền tin điện tử ngó thẳng sang Ấn Độ, một nước thù địch.   Tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc Trung Quốc luôn phủ quyết các nghị quyết cấm vận Miến Điện. Họ cung cấp cho Miến Điện các phi cơ chiến đấu, xe thiết giáp, tầu chiến; và họ huấn luyện Bộ binh, Hải quân và Không quân Miến.   Thực ra phong trào phản đối xây đạp Myitsone ở Miến Điện thật ra không được biểu hiện mạnh mẽ và rộng lớn như phong trào phản đối việc khai thác bô xít ở Việt Nam. Dân Miến Điện cũng không biểu tình chống Trung Cộng nhiều lần và kéo dài nhiều năm hơn dân Việt Nam. Nhưng chính quyền Miến Điện không ngoan cố lên ti vi tuyên bố, “Xây đập Myitsone là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước” như Nguyễn Tấn Dũng đã quả quyết để hăm dọa, bịt miệng dân Việt Nam.   Quan hệ giữa hai nước đã thay đổi. Ngay khi ông Thein Sein giải thích quyết định ngưng xây đập Myitsone với một lý do duy nhất: Vì dân Miến Điện phản đối. Với lời giải thích đó, Thein Sein đã thay đổi “luật chơi” trong quan hệ giữa hai nước. Ông viện dẫn một quy tắc: “Chúng tôi do dân chúng bàu lên, cho nên phải tôn trọng ý nguyện của dân.”   Trước khi Thein Sein nói câu đó, cuộc bang giao giữa hai nước hoàn toàn do các tướng lãnh quân phiệt và “các ông chủ Trung Hoa” quyết định. Nay, thêm một cầu thủ mới ra sân: Dân Miến Điện. Và Thein Sein đã nhường cho cầu thủ mới quyết định cuộc chơi. Quyết định này còn được thể hiện trong chính sách nội bộ ở nước Miến Điện.   Một tháng trước quyết định Myitsone, Thein Sein đã mời lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi tới gặp để bắt tay nhau, mở đầu tiến trình dân chủ hóa. Trước đó, Thein Sein đã bãi bỏ lệnh kiểm duyệt báo chí và kiểm soát các mạng Internet. Trong bản báo cáo về quyền tự do báo chí cho năm 2011-12, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã nâng Miến Điện từ hạng 169 lên hạng 151, cao hơn Lào, Việt Nam, chỉ thua Singapore hai bậc; và cao hơn Trung Quốc 23 bậc. Đảng đối lập Liên minh Dân tộc Dân chủ đã được công nhận và được mời tham dự một cuộc bầu cử bổ túc vào Quốc Hội. Cuộc bỏ phiếu tự do và thẳng thắn, phe đối lập thắng 43 trong số 44 ghế tranh đua. Cả thế giới ngạc nhiên. Ngày nay dân Miến Điện có quyền xuất bản báo tự do, tiếng nói của người dân được cất lên. Một đạo luật mới ra đời, công nhận quyền tự do lập công đoàn của người lao động. Có thể nói, ông Thein Sein đã thay đổi luật chơi trên cả hai sân: trong nước và đối ngoại. Và ông được ngay cả các nhà tranh đấu cho dân chủ ở Miến Điện kính trọng và tin tưởng.   Tại sao chính quyền quân phiệt Miến Điện dám thay đổi nhanh như vậy? Vì họ có can đảm công nhận chính họ đã sai lầm. Từ năm 1962, Tướng Newin cướp chính quyền, công bố theo chủ nghĩa xã hội, đánh tư sản, ngưng giao thương với các nước tư bản; họ đã đưa đất nước vào tình trạng suy đồi, rõ rệt nhất là về kinh tế. Năm 1962, lợi tức theo đầu người ở Miến Điện lên tới 670 Mỹ kim một năm, cao gấp đôi Thái Lan và gấp ba lần Indonesia. Sau nửa thế kỷ, lợi tức bình quân của dân Miến Điện hiện thấp nhất vùng Đông Nam Á, bằng một phần sáu dân Thái Lan, một phần ba dân Indonesia. “Chủ nghĩa Xã hội lối Miến Điện” hoàn toàn thất bại. Nhưng một ưu điểm của chính quyền quân phiệt là họ không tôn thờ chủ nghĩa Mác-LêNin, không nô lệ một ý thức hệ ngoại lai. Các tướng lãnh vẫn coi sứ mạng của họ là bảo vệ dân, giúp nước, chứ không nhập cảng một ý thức hệ như một tôn giáo mới, bắt toàn dân phải theo. Do đó, khi nhìn thấy con đường sai lầm về cả kinh tế lẫn chính trị, họ có thể sửa đổi tất cả chính sách nội trị và ngoại giao mà không luyến tiếc, rũ bỏ một quá khứ đen tối để đi theo con đường mới. Chính phủ Miến Điện đã thay đổi luật chơi với Trung Cộng, nhân danh nguyện vọng và quyền lợi của người dân.   Dân Miến Điện đã bước vào sân cỏ, bắt đầu tham dự cuộc chơi dân chủ. Đến bao giờ nước Việt Nam mới có những người cầm quyền đủ can đảm như vậy?   Ngô Nhân Dụng Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/  
......

Những con số đáng nguyền rủa

Khi Trương Duy Nhất bị bắt, nhiều người khẳng định anh là một thành viên trong các phe phái đang đấu đá với nhau và bị bắt vì phe của anh yếu hơn phe kia. Phạm Viết Đào bị bắt, người ta lại tiếp tục khẳng định sự chống nhau trong các phe ngày một ác liệt và đến hồi gây cấn. Có điều không ai xác định được Đào hay Nhất thuộc phe nào. Hai người có cùng phe với nhau hay không. Nếu cùng một phe thì cái ông chủ mà hai anh theo thật hèn, có hai cây viết đầy bản lĩnh như vậy mà không biết bảo vệ để cho kẻ thù tiêu diệt. Thật đáng hổ thẹn. Nếu hai anh khác phe thì sao? Vậy thì xem như cân bằng lực lượng. Bên tám lạng kẻ nửa cân. Người thua trong cuộc cờ này chính là hai anh, phục vụ cho những kẻ không xứng đáng vì khi hai anh bị bắt, bị dẫn đi như tội phạm nguy hiểm họ im lặng hoàn toàn. Không ai lên tiếng, không ai bênh vực và người ta xem như hai con chốt bị gạt ra khỏi ván cờ chính trị. Nhưng nếu một mệnh đề khác được đặt ra: Không ai trong hai anh là tôi tớ cho bất cứ thế lực nào. Hai anh thuộc loại làm báo ngang tàng, không khuất phục bọn quan lại đỏ vì hai anh cũng từ cái lò đạo tạo ấy mà ra. Hai anh là "nhà báo đỏ" tự phục hồi tư cách nhà báo của mình thông qua trang blog để từ đó có thể tự do viết, tự do phê phán và quan trọng nhất là tự do vạch mặt chỉ tên những quan lại đang đào tường khoét vách căn nhà Việt Nam. Cả hai anh cùng giống nhau một điểm: không sợ hãi. Hai anh cũng có điểm khác nhau rất lớn: Nhất băm vằm cả bộ máy chính phủ vì đã ăn bẩn, phá hoại, khoát lác, ngu ngốc và tác hại dân lành. Nhất không đăng bài của ai. Anh cũng không dông dài, bài nào cũng chỉ vài dòng nhưng ngắn gọn và sắc bén như dao cạo. Phạm Viết Đào thì khác, anh chọn đăng những bài phản biện đối với cá nhân lãnh đạo còn riêng anh thì chăm chú tới một vấn đề cốt lõi trong toàn bộ hàng trăm bài phỏng vấn, phóng sự, video clip tập trung vào chủ đề cuộc chiến tranh biên giới. Đào bị bắt khi ông Trương Tấn Sang sắp sang Trung Quốc khiến người ta lại một phen liên tưởng tới yếu tố Trung Quốc. Hai con người cụ thể này vốn có nhiều khác biệt nhưng khi bị bắt thì lại giống nhau ở ba con số: 258. Hai năm tám. Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Câu cú đúng là chỉ có đất nước mình mới có. Quyền tự do dân chủ do hiến pháp quy định, chúng có chương, có hồi có vai ác, vai lành, nhưng người dân không có quyền trao đổi để hoàn thiện nền dân chủ do nhà nước tập trung quản lý. Cái dân chủ mơ hồ và bất định ấy làm sao hại được ai nếu không muốn nói là chỉ tự hại được mình khi nghe theo lời tuyên truyền của nhà nước để thực hiện quyền làm chủ rất bâng quơ và đầy trúc trắc, để rồi sau đó tự đưa tay vào còng với những con số 79, 88, bây giờ là 258. Những con số làm cho hiến pháp Việt Nam đáng xấu hổ. Những con số bị ghét bỏ và căm thù. Một con số khác, có thể áp dụng cho một nhà báo khác: 263, cho nhà báo Huy Đức. Hai sáu ba là tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước. Người nào cố ý làm lộ bí mật Nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm. Nhà báo Huy Đức với tác phẩm "Bên thắng cuộc" nếu bị ghép vào tội danh này thì cũng không làm ai ngạc nhiên, ngoại trừ những con lừa biết đọc chữ. Trong cuốn sách đồ sộ này hàng ngàn chi tiết có thể xem như bí mật quốc gia mặc dù chúng đã xảy ra hơn ba mươi năm về trước. Huy Đức tìm nó ở đâu và bằng cách nào nhà nước không cần biết. Có điều chắc chắn rằng những tiết lộ của anh là khả tín vì có chứng cứ. Từ những chứng cứ ấy nhà nước dễ dàng khẳng định chúng là tài sản, là bí mật quốc gia vì liên quan đến các nhân vật lịch sử, dính liền tới cuộc chiến tranh thần thánh cũng như những sai lầm mà lãnh đạo đang nổ lực sửa sai. Tuy nhiên nhà nước có cho phép đâu mà anh dám phát tán những tài liệu tuyệt mật này? Trên facebook, Huy Đức viết anh đang giã từ nước Mỹ. Anh trở về vì hương thơm của nước mắm và vị ngọt ngào của tô phở quê hương. Khó ai tin điều này mặc dù đó là tâm sự đắng lòng của một nhà báo tầm cỡ. Huy Đức không chấp nhận ở lại nước Mỹ mặc dù anh biết chắc khi về lại quê nhà là bước vào địa ngục. Nơi đó ngọn lửa căm thù sự thật đang chờ để thiêu rụi một con người, một ý chí. Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào cũng không ngây thơ gì khi viết trên trang blog của họ những bài viết có thể lật đổ cả một thể chế. Họ biết sẽ bị bắt, sẽ bị cầm tù và có thể chết nếu sức khỏe không đủ để trang trải cái án dành cho họ. Cả ba người đều ý thức được việc họ làm. Vì vậy những ai còn ngây thơ nghĩ rằng họ đang bị điều gì đó dẫn dắt thì hãy nên xem lại. Ba con người này tuy mỗi người một tố chất, một tính cách và một cuộc đời nhưng trên hết họ là ba nhà báo chân chính. Họ dám đổi cả sinh mạng cho bài viết, cho tác phẩm. Họ từ chối các đặc ân mà nhà nước ban cho mà đổi lại sẽ trở thành một nhà báo tầm thường, mang chiếc hàm thiếc của những con ngựa thồ lọc cọc chạy trên bảy ngàn tờ báo lớn nhỏ. Đặc ân mà họ từ chối nhận lãnh là sự ngờ nghệch do chấp nhận tẩy não. Không dị ứng với những con đường một chiều trong truyền thông. Biết cúi đầu trước những ông tổng biên tập có lá gan của một con giun, và gò lưng trước đồng tiền kiếm được từ những bài không đáng mang tên họ. Mỗi người trong họ có một chỗ dựa để viết. Phạm Viết Đào dựa vào những bóng ma, những oan hồn bộ đội trong đó có người em trai cật ruột đã hy sinh. Trương Duy Nhất dựa vào những oan khuất, khốn nạn của dân tình mà viết. Chỗ dựa của Huy Đức không phải là con người đang sống. Anh dựa vào sự thật lịch sử để viết. Anh tắm gội bộ mặt lịch sử cận đại Việt Nam để trả lại những gì mà nó vốn có. Tiếc thay, người cộng sản không bao giờ yêu sự thật. Nếu họ yêu và theo đuổi sự thật như họ luôn rêu rao thì Huy Đức sẽ không có cơ hội viết Bên thắng cuộc. Phạm Viết Đào sẽ không có cơ hội đòi hỏi trả lại công đạo cho chiến sĩ trận vong trong cuộc chiến 1979 và Trương Duy Nhất cũng sẽ trở thành lố bịch khi một mực kêu rêu lãnh đạo là những kẻ không đáng mang thân phận của một con người nói chi là con người có vai có vế. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/06172013-blog-canhco-06172013114714.html
......

BẢN LÊN TIẾNG của Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Về việc Luật sư Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong tù

Luật sư Cù Huy Hà Vũ là một người yêu nước, đã kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam về việc để cho Trung Cộng khai thác Bauxit ở Tây nguyên, phá hoại cảnh quan đồi Vọng cảnh ở Huế, yêu cầu bỏ Điều 4 trong Hiến Pháp, kêu gọi dân chủ đa đảng cho Việt Nam, chống Trung Cộng xâm chiếm biển Đông, v.v… Năm 2010, Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã bị Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt bỏ tù với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Năm 2011, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Đại Lão Hoà thượng Thích Quảng Độ đã từng lên tiếng phản đối bản án phi pháp đối với Luật sư Cù Huy Hà Vũ. Ngài nói rằng: “Yêu cầu Đảng Cộng sản và Nhà nước CHXHCNVN trả tự do tức khắc cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, vì ông vô tội ; hoặc Tòa tuyên bố hủy bản án ngày 4.4.2011 để tổ chức xét xử lại từ đầu vì Tòa đã vi phạm tố tụng chiếu theo bộ Luật Tố tụng hình sự. “Nói rằng Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vô tội là chiếu theo công luận quốc nội cũng như quốc tế phản ứng kịch liệt từ 48 tiếng đồng hồ qua trên các cơ quan truyền thông báo chí thế giới. Rõ hơn trong thực tế, ông Cù Huy Hà Vũ chỉ dùng chính luật pháp của Nhà nước CHXHCNVN để ôn hòa bênh vực cho dân oan, ôn hòa đòi hỏi dân chủ chiếu theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết từ năm 1982. Ngoài ra ông còn báo động nguy cơ mất nước cũng như đại nạn sinh thái trong việc giao thầu cho Trung quốc khai thác bô-xít ở Tây nguyên”. Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã bị áp bức trong tù nên ông tuyệt thực để phản đối, nay đã gần 3 tuần lễ, rất nguy hiểm cho tính mạng ông. Là tù nhân, ai cũng từng trải qua cảnh bị bức hiếp, vi phạm nhân quyền trong các trại tù ở Việt Nam. Trước nguy cơ luật sư Cù Huy Hà Vũ có thể nguy hiểm đến tánh mạng, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất yêu cầu: - Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hãy gấp rút giải quyết theo đơn tố cáo giám thị trại giam của luật sư Cù Huy Hà Vũ. - Hãy để Luật sư Nguyễn thị Dương Hà, hiền nội ông và thân nhân vào thăm, để tìm cách bảo toàn tánh mạng cho luật sư Cù Huy Hà Vũ. - Kính mong các tổ chức nhân quyền quốc tế tiếp tục lên tiếng để cứu nguy tính mạng luật sư Cù Huy Hà Vũ. Cầu nguyện cho toàn dân Việt Nam được hưởng mọi nhân quyền theo tiêu chuẩn Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, như các dân tộc văn minh khác trên thế giới. Chùa Giác Hoa, Sài Gòn, ngày15 tháng 6 năm 2013. Viện Trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN (ấn ký) Tỳ kheo Thích Viên Định http://www.queme.net/vie/index_detail.php?numb=2091
......

Nhìn cuộc tuyệt thực ở góc độ toàn diện hơn

Cuộc tuyệt thực của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ khi bước sang ngày thứ 21 ( 16 tháng 6) bắt đầu được truyền thông chính thức trong nước loan  tin. Tuy nhiên, thông tin ‘lề phải’, chính thức của Nhà Nước cho rằng ông Cù Huy Hà Vũ không hề bị ngược đãi trong tù; ngược lại đại tá Lê Duy Sáu, phó giám thị Trại giam số 5 ở Yên Định, Thanh Hóa cho rằng ông Cù Huy Hà Vũ bị ‘hoang tưởng’. Blogger Nguyễn Ngọc Già, người từng có những bài viết đăng trên trang Dân Luận, và quan tâm sát tình hình tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, có một số ý kiến liên quan vụ việc đó.. Cuộc tuyệt thực của Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ Cuộc tuyệt thực của Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ cho đến nay là 21 ngày, tức trọn 3 tuần lễ. Quan điểm cá nhân của tôi qua việc tuyệt thực này: tôi cảm thấy rất xúc động khi ngày hôm qua tôi biết tin ông bị phỏng thân thể do bưng một thau nước nóng. Điều này được luật sư Nguyễn thị Dương Hà, với tư cách là luật sư riêng và là vợ của ông đã thông báo trên mạng ngày hôm qua. Điều thứ hai gây cho tôi một sự ngạc nhiên và xúc động hơn là ngày hôm nay tôi  biết trên mạng có 46 người đồng hành tuyệt thực cùng ông cho công cuộc đấu tranh trong dân chủ- nhân  quyền Việt Nam. Đó là hiện tượng tôi cho rằng lý thú và biểu tỏ rất rõ tính đoàn kết của người Việt Nam chúng ta từ trong cho đến ngoài nước; đặc biệt bà con đồng bào Việt Nam ở Mỹ chiếm phần lớn trong số người tuyệt thực. Đó là chỉ dấu đoàn kết mà trước đây chúng ta mong muốn thì đến nay rõ dần qua cuộc tuyệt thực của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ. Và tôi cho rằng cuộc tuyệt thực này cần phải nhìn ở góc độ toàn diện hơn; chứ không chỉ là chuyện tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực mà nó đan xem trong đó nhiều lợi ích, nhiều thiệt hại của nhiều đối tượng khác nhau. Theo quan điểm của cá nhân tôi, cần phải nhìn cuộc tuyệt thực của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ qua bốn khách thể: thứ nhất là bản thân tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, thứ hai là nhà cầm quyền, thứ ba là lòng dân và thư tư là thế giới. Chúng ta phải nhìn ở góc độ bốn đối tượng đó đan xen trong vụ tuyệt thực tưởng rằng đó là một việc riêng, một việc nhỏ mà một số trang blog đưa lên mang tính chất như là tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đang ‘làm mình, làm mẩy’ … Tôi cho rằng những trang blog đó viết không chuyên nghiệp và thiếu nghiêm túc, nghiên về tính chất hời hợt nhiều hơn. Sáng nay, ngày 16 tháng 6 năm 2013, tôi vừa xem một đoạn video clip trên trang VietnamNet với tiêu đề ‘Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ không bị ngược đãi trong tù’. Tôi cho rằng đoạn video clip đó không có giá trị. Lý do thứ nhất vì đó là thông tin một chiều, thứ hai không biết thời điểm quay hình ảnh tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ vào lúc nào. Một người tuyệt thực 1 ngày, 2 ngày khác hẳn với một người tuyệt thực 21 ngày, gắn kết với một người bị bệnh tim bẩm sinh như tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ. Đó là điểm đầu tiên tôi cho video clip đó không có giá trị. Thứ hai hình thức quay phim là hình thức lén lút: quay sau lưng của anh Vũ, quay bên hông.   Điểm thứ ba, có phỏng vấn ông Lê Duy Sáu, phó giám thị trại giam đó nhưng các trả lời của ông này không thuyết phục từ hình thức cho đến nội dung. Về hình thức, khi trả lời sự việc gì một cách ‘quang minh, chính đại’, hãy nhìn thẳng vào ống kính; và các trả lời của ông vội vã, cho qua, lấp liếm thôi. Điều thứ tư chính là nếu thông tin nhiều chiều và mang tính chất thuyết phục đông đảo bạn đọc, tại sao ngay lúc đó không phỏng vấn tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ. Đó là cách làm chuyên nghiệp mà tôi tin rằng tất cả những người làm báo đều phải hiểu. Đó là  nguyên tắc tối thiểu. Ý kiến tiếp của tôi là bà Nguyễn thị Dương Hà, với tư cách là vợ và là luật sư của tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đã làm tốt nhất rồi trong khả năng của bà. Tôi rất cảm động khi nhìn được hình ảnh bà nhai cơm trệu trạo, nước mắt lưng tròng khi chứng kiến chồng mình lâm vào tình trạng như vậy. Tuy nhiên những lời khuyên nhủ anh Vũ ngưng tuyệt thực để bảo toàn sức khỏe, bảo toàn tính mạng vì cuộc đấu tranh còn lâu dài... Những lời kêu gọi đó là cần thiết và đúng về tình người. Tuy nhiên, tôi cho rằng không hay vì tôi đọc rất nhiều, tôi có thể dám nói đã đọc trên 90% những bài viết của ông khi ông chưa bị bắt. Và tôi cũng là người đã phân tích bản cáo trạng truy tố công dân Cù Huy Hà Vũ với năm phần. Bài trên trang Dân Luận sau khi bản cáo trạng đó đưa ra. Tôi nói điều đó để chứng minh rằng tôi nghiên cứu rất kỹ về quan điểm, hành động cho đến tính chất của ông Cù Huy Hà Vũ. Ông là con người rất ngoan cường nhưng ôn hòa, quyết liệt nhưng mềm dẻo. Do đó những lời khuyên như vậy không phù  hợp với ông; mặc dù điều đó tôi không hề có gì không đồng ý cả, nhưng không khả thi với ông. Nói về việc nhìn cách toàn diện đối với cuộc tuyệt thực này, trước hết chúng ta thấy tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ không phải là người đầu tiên sử dụng luật pháp để đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền; nhưng ông đã để lại một ấn tượng ‘mãnh liệt’ là ông đã sử dụng ‘đúng lúc, đúng việc’. Đơn cử hai việc mà tôi cho là  ấn tượng nhất là tố cáo trung tướng Vũ Hải Triều trong vụ phá sập 300 trang blog và báo; thứ hai là kiện đích danh thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về khai thác bauxite. Điều đó để lại ấn tượng mãnh liệt trong lòng người dân trong việc sử dụng pháp luật trở thành công cụ hữu hiệu đấu tranh  bất bạo động hiện nay. Quan ngại cho sức khỏe của các nhà đấu tranh trong tù Bản thân tôi luôn cố gắng trong cách viết của tôi làm sao đưa ra biện pháp thiết thực nhất mà chúng ta có thể nghĩ ra. Trong vụ việc của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ này, kêu gọi trả tự do cho ông trong suốt ba tuần qua của rất nhiều cá nhân, nhiều nhân vật tên tuổi và cả tổ chức quốc tế; điều đó đúng, nhưng tôi cho chưa đủ. Vì chúng ta phải đặt vấn đề toàn diện ở đây- bản thân tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, chính phủ, lòng dân và thế giới- để có cái nhìn toàn cục mà có phương pháp thỏa hiệp- thỏa hiệp đúng nghĩa theo cách thức win-win, tức đôi bên cùng thắng, tất cả mọi người đều có lợi. Đứng trên quan điểm đó tôi muốn đề ra một số biện pháp. Thứ nhất, thay vì nhà cầm quyền hiện nay cư xử có thể nói là cứng và khắc nghiệt qua vụ án này, vì đã để lại trong mắt thế giới và đặc biệt người dân trong nước một hình ảnh ngày càng xấu. Chúng ta có thể thấy lòng dân trong vòng 5 năm trở lại đây xuống thấp nhất. Khi lòng dân xuống thấp nhất thì sự phản kháng ở mức cao nhất. Vì vậy cần có một thỏa hiệp: đó là trước hết hoãn thi hành án một năm cho không chỉ Cù Huy Hà Vũ mà tôi đề nghị 3 người. Thứ nhất tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, thứ hai blogger Điếu Cày và thứ ba doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức. Điều này hoàn toàn hợp pháp, hợp lệ và đúng tính nhân đạo của luật pháp hiện nay; đó là so sánh với luật thi hành án hình sự. Từng có tiền lệ, linh mục Nguyễn Văn Lý trước đây do bệnh nặng, ông được Nhà nước cho hoãn thi hành án để về chữa bệnh. Tại sao đối với ba người này lại không có thể làm được điều đó? Tôi cho rằng đây là ba người quan trọng nhất, chứ  không phải có tính chất cá nhân nào cả. Lý do tôi đưa ra ba người này mà không đưa ra người khác: họ là những người có ảnh hưởng rất lớn từ trong nước cho đến quốc tế. Sức khỏe của họ, sinh mạng của họ chính là sự biểu hiện của lòng dân hiện nay, vì ảnh hưởng của họ quá lớn. Hôm qua tôi xem trên các trang báo về trường hợp của Trần Huỳnh Duy Thức bị biệt giam 10 ngày với những mô tả chi tiết từ những bạn tù thông qua ông Lê Thăng Long. Tôi phải cho rằng khắc nghiệt quá đáng trong một nhà nước ‘văn minh’ hiện nay. Và tôi cho rằng tất cả các tù nhân lương tâm sức khỏe đều kiệt quệ, hoặc bệnh rất nặng, không ai còn khỏe mạnh được cả. Ba người này đã chịu án tù thời gian khá lâu. Đặc biệt blogger Điếu Cày, nếu tôi nhớ không nhầm, anh đã phải ngồi tù tổng cọng từ trước đến nay khoảng 5 năm rồi; Trần Huỳnh Duy Thức 4 năm rồi, tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ 2 năm rồi; nhưng thể chất của ông vốn bị bệnh tim bẩm sinh mà tuyệt thực 21 ngày như thế này sức khỏe kiệt quệ hoàn toàn. Tại sao Nhà nước không có thể thực hiện tính nhân đạo?  Nhà nước hoàn toàn có lợi trong việc này, tôi không hề tìm thấy một tai hại nào cho nhà nước gì trong việc hoãn thi hành án này cả. Biện pháp thứ hai tôi đề nghị: trong quá trình họ chữa bệnh, được chăm sóc tại nhà, sức khỏe phục hồi thì tiến hành giám đốc thẩm cho ba người. Đó là sự vận động, chúng ta không nên đứng yên bởi vì ngày hôm nay câu chuyện như thế này có thể sai; nhưng ngày mai đúng. Khi tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đòi bỏ Điều 4; khi Trần Huỳnh Duy Thức đưa ra Con đường Việt Nam để cải thiện đưa đất nước đến phú cường; khi blogger Điếu Cày trưng ra những hình ảnh Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan của chúng ta bị rơi vào tay Trung Quốc. Ngày hôm nay sự thật phơi bày, ai cũng nói về Điều 4, một người dân bình thường cho đến một lãnh đạo cao cấp của Việt Nam cũng nói về Điều 4, và thậm chí nói đến việc đổi tên nước nữa. Tại sao ngày hôm nay, chúng ta không nhìn nhận lại vấn đề? Cứ tạm cho ngày hôm qua khi tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đòi bỏ Điều 4 là phạm tội, nhưng ngày hôm nay người ta còn đang bàn với nhau, tại sao không xét lại cho ông. Tôi cho đó là chuyện quá logic và rất văn minh, phù hợp với pháp luật và phù hợp với tiến trình phát triển của cả thế giới nữa. Biện pháp thứ ba: cải thiện triệt để chế độ giam giữ hiện nay cho tất cả tù nhân lương tâm từ chăm sóc y tế cho đến ăn uống, sinh hoạt, thăm gặp ... Đây là công việc, những đề xuất ôn hòa, đúng pháp luật, đạt tính nhân đạo không hề vi phạm gì hết và Nhà nước hoàn toàn có lợi. Có lợi thế nào? Thứ nhất  lòng dân đang ở mức thấp nhất rồi, thì sự phản kháng của họ sẽ ở mức cao nhất. Nếu lòng dân được nâng lên một chút, một chút thôi; sự phản kháng cũng  sẽ giảm xuống một chút. Đó là qui luật. Thứ hai, đặt trong bối cảnh tình hình Việt Nam hiện nay: kinh tế điêu tàn, chính trị rối ren, an ninh trật tự hỗn loạn cho đến an ninh quốc phòng bị đe dọa, làm những việc này củng cố cho giới cầm quyền Việt Nam; họ hoàn có lợi trong mắt quốc tế. Hiện nay ai cũng biết để cứu nền kinh tế điêu tàn này, một trong những cách khả thi nhất là Việt Nam cần được gia nhập vào TPP. Điều quan trọng nữa là sang năm, Việt Nam sẽ điều trần về tình trạng nhân quyền trước toàn thế giới. Nhà cầm quyềnViệt Nam sẽ nói gì đây trước thế giới? Thời đại ngày nay, sự bưng bít qua rồi, hứa suông qua rồi. Sự vượt bậc của Internet: hình ảnh đầy đủ, video clips đầy đủ, nhân chứng sống đầy đủ, làm sao ăn nói với thế giới theo cách 30 hay 20 năm về trước. Tôi cho rằng hoàn toàn bế tắc khi giữ tư duy lấp liếm, bưng bít, giả lả. Như thế không còn hiệu quả nữa. Thế giới có câu ngạn ngữ rất hay câu “Người thông minh nhất là người chân thật nhất”. Vấn đề giới cầm quyền Việt Nam sử dụng ý đó như thế nào trong bối cảnh của thế kỷ 21, năm 2013. Nguồn: RFA
......

Vạch đỏ cho một chế độ đã mất phương hướng

André Menras Hồ Cương Quyết - Đã 17 ngày nay Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, người bị tù giam vì tội có ý kiến khác, vì dám nói thật to điều nhiều triệu công dân Việt Nam chỉ dám nghĩ thầm trong lòng, đã bắt đầu tuyệt thực chống lại những điều kiện giam cầm mà tất cả đều chỉ nhằm bẻ gãy tinh thần cùng ý chí dân chủ và yêu nước của anh:   Bọn "đầu trâu mặt ngựa" (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) làm quản giáo thì dọa giết anh, họ từ chối không cho gia đình thăm nom, từ chối chuyển thư từ, bưu kiện và tin tức … Việt tuyệt thực của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ chỉ là một hành động nhằm buộc người ta tôn trọng những quyền căn bản đã được Luật pháp ghi nhận. Cũng như rất nhiều bè bạn của tôi đang đòi trả tự do cho anh, và bên cạnh những người bạn đó mà tôi đã đóng góp phần dựng xây nên cái chế độ này, mong sao cho nó có tính dân chủ và khai phóng, nhưng rồi nó lại suy thoái thành độc tài, tôi đã từng biết đến nhà tù của Việt Nam Cộng hòa, biết đến những đe dọa giết từ phía bọn đầu trâu mặt ngựa canh giữ tôi, biết những trận đòn trong tù, những lời giễu nhại, những câu chửi, những cấm đoán nhận thư, nhận gói hàng, và… biết cả cuộc tuyệt thực (hai mươi ngày khiến tôi sụt 17 kilô). Nói vậy để thấy rằng tôi hình dung được hoàn toàn đầy đủ những điều kiện sinh hoạt của một người đàn ông 56 tuổi trong người mang bệnh. Tôi cũng hình dung được cả trạng thái tâm lý của Hà Vũ. Điều mà bọn sát thủ máu lạnh bu quanh anh và điều mà tất cả những «ông X» chỉ huy chúng không hình dung thấy, ấy là khi cơ thể càng yếu đi thì cái tinh thần và ý chí kháng cự càng có thêm sức mạnh đến vô cùng. Đó là sự tiêu ma dần dần cái đói quặn thắt dạ dày những ngày đầu tuyệt thực để cho trí não bạn được giải phóng. Đó là một trạng thái an nhiên vững vàng và yên tĩnh xâm chiếm khắp con người bạn khiến cho ý chí bạn tăng gấp bội phần. Với một người vô thần như tôi, được trải nghiệm trạng thái đó khiến lòng tôi xao động sâu xa, vì nó dạy cho tôi biết «linh hồn» con người, phần tốt đẹp nhất của con người, có thể thoát khỏi thân xác, thoát khỏi mọi nhu cầu, mọi đòi hỏi, mọi đớn đau của cơ thể đến mức nào. Để thấy được con người có thể thăng hoa tới mức nào. Điều đó đã dạy cho tôi biết, trong hoàn cảnh đó, nỗi sợ không còn áp lực ra sao lên sức mạnh của tư tưởng, và cái chính nghĩa mà ta bảo vệ, cái chính nghĩa đồng hành mọi nơi mọi lúc với ta, đã trở thành dưỡng khí và thức ăn cho ta như thế nào. Nghịch lý vô cùng lớn của cái nhà tù này là, khi nó càng kinh hoàng thì nó càng khiến ta gần hơn với Tự do. Và thế là, thưa quý vị cai ngục, quý vị có thể tha hồ vấy bùn lên con người chân chính ấy, quý vị sẽ chẳng khi nào khiến anh ta vấy bẩn cả. Quý vị có thể xây vô số bức tường, quây vô số dây thép gai quanh anh ta, quý vị sẽ chẳng khi nào giam cầm được anh ta hết. Ngược lại, những hành động bất công, vô nhân và lưu manh của quý vị sẽ chỉ làm gia tăng nỗi ô nhục và sự xấu hổ trong lòng quý vị mà rồi có lúc quý vị từng người một sẽ phải trả lời. Bởi vì Lịch sử được xây nên bằng những câu chuyện nhỏ thật là cụ thể. Tôi cũng như bè bạn chẳng bao giờ quên tên của bọn đao phủ ở Chí Hòa: Đại tá Lợi Nguyễn Tấn, Giám đốc nhà tù, Thiếu tá Tuấn, «con cáo già» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) Phó giám đốc, tên cai ngục tra tấn tù nhân Bình Xuyên Nguyễn Trung Lương… Tương tự như vậy, ông Cù Huy Hà Vũ, gia đình ông, các bạn bè và mọi người hôm nay đang dán mắt vào anh, sẽ không khi nào quên tên viên tướng Cao Ngọc Oánh, người pha trò đểu cáng với vợ người tù khi trả lời rằng «… bà đừng lo: ông ấy có đủ coca cola… », cái tên Lường Văn Tuyến của viên Giám thị trại giam, cái tên Lê Văn Chiến của đứa lưu manh đe dọa tù nhân Hà Vũ… Khi đánh vào nền dân chủ, vào các quyền tự do và vào những con người công dân cụ thể, cái chế độ này chuyên dùng lối ẩn danh.   Đó là một trong những chiến lược của họ: ăn mặc thường phục, bị chất vấn thì câm miệng không trả lời, những tài liệu luật pháp chính thức luôn luôn không đủ hoặc bị bỏ quên, những tên tuổi của những kẻ gọi những cú phôn giết người: chẳng có một ai chính thức chịu trách nhiệm hết. Đồng thời, bất kỳ lúc nào, bất kỳ cách nào, bất kỳ ở đâu và bất kỳ ai cũng có thể ra đòn. «Không ai thấy, chẳng ai biết», như trong hệ thống mafia vậy. Bọn người giật dây và từ trên cao chỉ huy những hành động tôi coi là đồi bại và tội phạm đó đối với đồng bào của chúng, những kẻ thực thi các hành động đó mà nhiều khi thực thi hết sức mẫn cán, tất cả bọn chúng đều có tên tuổi, địa chỉ, một cuộc sống gia đình và… một doanh nghiệp (to hoặc nhỏ)… Vào thời đại internet và smartphone, trong một xã hội người nọ rình mò người kia, cái xã hội vì sợ sệt mà sinh tò mò và không sao tránh được những điều riêng tư kín đáo, thì đã đến lúc tất cả các Ông X hãy ghi nhớ điều này: sẽ có một ngày, hoàn toàn không vì bạo lực trả thù, mà trong khuôn khổ một nền công lý dân chủ thực thụ, họ sẽ phải tính sổ về những đau khổ họ đem lại cho đồng bào khi vi phạm luật và các quyền cơ bản của con người. Hôm này chứ không phải hôm nào khác, nếu họ vẫn còn sót chút sáng suốt, họ cần phải suy nghĩ tới câu tục ngữ xưa song lại luôn luôn được thực thi, lấy đó làm điều răn đe với tất cả bọn họ: «Quan nhất thời, dân vạn đại» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND). Cần phải trả tự do ngay lập tức và không điều kiện cho ông Cù Huy Hà Vũ, cho những bạn trẻ Phương Uyên, Nguyên Kha, cho ông Trương Duy Nhất và tất cả những người – danh mục dài, không đưa ra đây hết được – chỉ biểu hiện bằng nhiều cách khác nhau nhưng bao giờ cũng ôn hòa những bất đồng của họ với đường lối chính trị phản dân tộc và phản xã hội do Đảng CS Việt Nam áp đặt dưới cái dù che là điều 4 Hiến pháp, tất cả những người chỉ bày tỏ lòng yêu nước chống những hành động xâm lược của bọn Tàu, chỉ bày tỏ sự đau lòng trước nạn tham nhũng đang làm cho đất nước từ trên xuống dưới bị hoại thư, chỉ bộc lộ những sự bất bình của mình trước những sự bạo hành ngày càng gia tăng của cảnh sát, chỉ thể hiện tình yêu thực sự của mình đối với Tổ quốc. Những người tù chính trị sẽ chỉ càng ngày càng nhiều thêm. Lòng quyết tâm của họ sẽ chỉ gia tăng và tỏa sáng ra bên ngoài. Cũng như biết bao quả lựu đạn đã bị rút chốt an toàn bởi một số nhà lãnh đạo mất phương hướng, xa rời nhân dân, đang mù quáng chèo lái theo cách được chăng hay chớ và đang dẫn đất nước tới chỗ ngày càng tồi tệ. Những trái lựu đạn ấy sẽ dính chặt vào bàn tay họ, những bàn tay run rẩy và đe dọa phát nổ. Tôi xin hoàn toàn bày tỏ tình đoàn kết với ông Cù Huy Hà Vũ và với tất cả những người tù chính trị đang nằm trong xà lim tăm tối, trong đó có cả những người mà tôi không chia sẻ những ý tưởng nhất định. Tôi luôn luôn nhớ tới họ và gia đình họ để nhớ lại một quá khứ sẽ còn mãi mãi in sâu trong ký ức mình. Vì theo một cách nào đó, và ngay cả có khi có những tác nhân ngày qua và hôm nay vẫn chưa ý thức hết, những người tù chính trị này, những bạn «tà ru» của ngày mai, bằng những hy sinh của mình, các bạn đang kéo dài trận chiến vì những giá trị giải phóng mà tôi vẫn không ngừng tin tưởng, những giá trị mà nếu thiếu vắng chúng, thì không thể có tiến bộ nào của con người và của xã hội, và mọi điều hạnh phúc chỉ là chuyện phù du mà thôi. Hồ Cương Quyết, người Việt gốc Pháp Nguồn: A.M./Phạm Toàn chuyển ngữ/BVN  
......

Việt Nam Sau Cuộc Bỏ Phiếu Ba Phải

*Tại sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị “bất tín nhiệm”? (VNC) Kết qủa cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” 47 chức danh “chủ chốt do Quốc hội Cộng sản Việt Nam bầu hoặc phê chuẩn” công bố ngày 11/06 (2013) đã chứng minh là việc làm “ba phải” của Đảng và Quốc hội để cho dân đứng “chờ sung rụng”. Sau đây là những lý do tại sao ? Thứ nhất, không ai trong số 47 chức danh  sẽ “bị đẩy” qua vòng hai để phải đối diện với cuộc “bỏ phiếu  tín nhiệm” (hay bất tín nhiệm) vì người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất là Thống đốc Ngân hành Nhà nước Nguyễn Văn Bình, với số phiếu 209 vẫn  chưa đủ “quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội” phải có như quy định trong Nghị quyết 35 ngày 21/11/2012 của Quốc hội, hay trên 250 trong tổng số 500 Đại biểu. Thứ hai, với 3 mức độ lấy phiếu ai cũng có lợi  gồm  “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp” thì cho dù nột người có số phiếu “tín nhiệm cao” thấp nhất trong số 47 chức danh như  ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường với 83 phiếu, nhưng ông Quang vẫn đứng vững  vì ông chỉ có 94 phiếu “tín nhiệm thấp”. Thứ ba, trước khi bỏ phiếu Quốc hội không tổ chức các cuộc chất vấn 47 chức danh.  Đại biểu Quốc hội chỉ biết căn cứ vào các bản tự khai thành tích dài lê thê của người sẽ phải lấy phiếu, có người khai tới 30 trang; báo cáo về tình hình chung về kinh tế, an ninh và xã hội của Quốc hội; ý kiến của cử tri mà các Đại biểu thu gom được tại địa phương và sau cùng là báo cáo của Mặt trận Tổ quốc dựa theo kiến nghị của cử tri.  Nhưng Đại biểu Quốc hội cho biết họ  không có phương tiện, không có cơ chế và thời gian để kiếm chứng các báo cáo này nên quyết định của họ chỉ dựa theo tình hình của xã hội và những việc đã làm được và chưa làm được của các đối tượng. CÁI ĐUÔI CỦA NGHỊ QUYẾT 4 Thứ tư, việc “lấy phiếu tín nhiệm” của Quốc hội chỉ là một cách làm khác để thực thi Nghị quyết Trung ương 4 về “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” mà đảng đã thất bại tại  Hội nghị Trung ương 6 khi Ban Chấp hành Trung ương đảng không thể đồng ý với nhau về đề xuất kỷ luật một Ủy viên Bộ Chính trị, không ai khác hơn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vì vậy  Nghị quyết 35 của Quốc hội đã nói rõ tính không kiên quyết và nặng hình thức của việc lấy phiếu tín nhiệm: “Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ.” Hay nói như ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng  trong Diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 4 (31/12/2011) thì mục đích của Nghị quyết 4 là để  “nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, coi trọng sự giáo dục, sự giúp đỡ chân thành của đồng chí, đồng nghiệp, học tập lẫn nhau, "trị bệnh cứu người" !       Thứ năm, chủ trương “bắt cọp không dám vào hang” của Quốc hội trong  cuộc bỏ phiếu kín ngày 10/6 (2013) đã được hầu hết các Đại biểu Quốc hội hài lòng, vì là lần đầu tiên trong lịch sử 67 năm của Quốc hội Nhà nước CSVN, họ đã thực hiện được một việc minh bạch, công khai và dân chủ nhưng cuối cùng cũng “chả vuốt được râu hùm” nhưng cốt là để  “vui vẻ cả nhà” ! Bằng chứng được minh chứng trong  lời tự khen của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng : “Quốc hội đã hoàn thành trọng trách mà nhân dân giao cho Quốc hội đánh giá các chức danh, sẽ làm tốt trong những năm sau và sẽ rút kinh nghiệm để HĐND các cấp thực hiện lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm một cách khách quan, thận trọng, nghiêm túc. Trong quá trình làm việc, còn có việc này việc kia chưa tốt, không phải việc nào cũng điểm 10, nên cần phải rút kinh nghiệm. Chúng tôi tin tưởng khi thông qua Nghị quyết với tỷ lệ phiếu cao tức là khẳng định việc lấy phiếu tín nhiệm này”. (Báo Tiền Phong, 11/06/2013) Ông Hùng nói thêm : “ Phiếu tín nhiệm cao của Quốc hội vừa là sự động viên khích lệ đối với cá nhân người trong diện được lấy phiếu, vừa là sự đánh giá kết quả điều hành phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đạt được thời gian qua. Còn phiếu tín nhiệm thấp là sự nhắc nhở nghiêm túc đối với người được lấy phiếu để có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao”  (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 12/06-013). NGƯỜI THẬT VIỆC GỈA Thứ sáu, cuộc lấy phiếu đối với các chức danh trong các lĩnh vực Kinh tế, Văn hoá, Giáo dục, Xã hội, Môi trường; Quốc phòng và Ngọai giao chưa phản ảnh đúng với những bức xúc của người dân như  kinh tế  tiếp tục đi xuống; đời sống của nông dân và công nhân gặp muôn vàn khó khăn vì thiếu việc làm hay nông phẩm bán ra không đủ lợi nhuận; văn hoá, luân thường đạo lý sa sút; trật tự, an tòan xã hội không được bảo đảm; tai nạn lưu thông nghiêm trọng; Tham nhũng, lãng phí vẫn tràn lan; nợ công tiếp tục lên cao tới mức báo động, nếu chia ra thì mỗi người dân Việt Nam phải mang nợ  ít nhất 800 Dollars; tình trạng tiếp tục làm ăn thua lỗ nghiêm trọng, nợ như chúa chổm của khối Doanh nghiệp nhà nước... Tình trạng bệnh viện qúa tải, người dân có bệnh nhưng nghèo chưa được Chính phủ trợ giúp chu đáo; tình trạng giáo dục dựa vào thành tích là chính vẫn còn nhiều bức xúc; học sinh con nhà nghèo không đủ khả năng cắp sách đến trường, thiếu ăn; tình trạng đói nghèo, tệ nạn mại dâm, ma túy, aids, chênh lệch giàu-nghèo trong xã hội vẫn dàn trải... Tình hình ngư dân bị Trung Cộng tấn công, đe dọa ở Biển Đông vẫn còn nghiêm trọng; đe dọa lấn chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Cộng mỗi ngày một đến gần Việt Nam  v.v… Do đó, mọi người không khỏi ngạc nhiên khi thấy Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, người có trách nhiệm lớn trong việc để cho thị trường tiền tệ và vàng xáo trộn, lấy tiền của dân cho các ngân hàng vay để đầu tư vào các dịch vụ làm ăn thua lỗ tiền tỷ vẫn được 88 phiếu “tín nhiệm cao” và 194 phiếu “tín nhiệm”, dù có tới 209 phiếu “tín nhiệm thấp”. Rồi như Bộ trưởng Lao dộng, Thương binh và Xã hội, Phạm Thị Hải Chuyền có trách nhiệm để cho công nhân Trung Quốc xâm nhập trái phép và không có phép vào cướp công ăn việc làm của công nhân Việt Nam, điển hình tại hai Dự án khai thác Bauxite ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Dark Nông) mà vẫn được 105 phiếu “tín nhiệm cao”, 276 phiếu “tín nhiệm” và chỉ có 111 phiếu “tín nhiệm thấp” ! Cũng như thế, đối với  Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hòang, có trách nhiệm để cho hàng Trung Quốc tràn ngập cạnh tranh bất chính với hàng Việt Nam mà vẫn có 112 phiếu “tín nhiệm cao”, 251 phiếu “tín nhiệm” và chỉ có 177 phiếu “tín nhiệm thấp” ? Đến ông Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, người có trách nhiệm trong dự án khai thác Bauxite đã bị các Nhà Khoa học và chuyên viên hàng đầu của Việt Nam cảnh giác nên dừng lại vì viễn ảnh có lời trong 15 hay 20 năm chỉ là giấc mơ hão huyền. Ông cũng đã  để cho tình trạng ô nhiễm môi trường, để cho các nhà máy phế thải chất độc ra sông rạch, đồng ruộng và không kiểm soát nổi tệ nạn  khai thác khóang sản bừa bãi, phá rừng, lén lút đem bán sang Trung Quốc v.v… mà chỉ bị 94 phiếu “tín nhiệm thấp” ? Qua ông Đinh La Thăng,  Bộ trường Giao thông-Vận tải, người chỉ bị 99 phiếu “tín nhiệm thấp” đã tỏ rõ bất lực trong việc hạn chế tai nạn Giao thông vận tải; Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế không sao ngăn chặn nổi chất độc  thâm nhập vào thực phẩm, bất lực trong lĩnh vực bệnh viện qúa tải bệnh nhân, để cho Bác sỹ, Y tá công khai  làm tiền bệnh nhân nghèo v.v… mà chỉ bị 146 phiếu “tín nhiệm thấP. Rồi đến các Ông Hòang Anh Tuấn, Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch, chỉ bị 116 phiếu “tín nhiệm thấp” dù  đã bất lực để cho “trẻ em Việt Nam thuộc lịch sử Tầu, nghiệm phim Tầu hơn thuộc lịch sử Việt và Văn hoá Việt…Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ bị 58 phiếu “tín nhiệm thấp” dù ông  không có kế họach gì giúp đỡ cho nông dân Việt Nam nhưng lại lơ là để cho thương lái Trung Quốc tự do đi thu mua thực phẩm và phá họai nông phẩm và gia cầm của nông dân Việt Nam ! Còn ông Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, người đã bị chỉ trích không kiểm soát được tệ nạn “dùng nhà trường để thi đua thành tích”, “đọat cờ chiến thắng” của các Giáo viên, Hiệu trưởng; để cho nạn thi gỉa, thi giúp, quay cóp để ăn tiền học sinh; để cho ngành giáo dục “đầu Ngô mình Sở” và mất định hướng văn hoá Việt; để cho môn Sử dân tộc  không còn được quan tâm trong nền giáo dục; và để cho Văn hoá Trung Quốc và lịch sử Trung Quốc thấm nhập vào tận mỗi gia đình Việt Nam; để cho trường ốc mở ra tràn lan, không đủ tiêu chuẩn và thiếu thầy, thiếu trò, hạ thấy tiêu chuẩn cấp Đại học v..v.. mà cũng chí bị 177 phiếu “tín nhiệm thấp” ! Và sau cùng là hai ông Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người được 332 phiếu “tín nhiệm cao” thứ nhì  sau  Bà Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (372 phiếu “tín nhiệm cao”) và ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngọai giao, được 238 phiếu “tín nhiệm cao” không có trách nhiệm gì đối với hàng trăm ngư dân Việt Nam bị quân Trung Cộng trá hình đi tuần tra trên các tầu Hải giám tấn công giết người, cướp của, đe dọa và xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông hay sao ? Hai ông này đã làm gì để bảo vệ biển đảo của Việt Nam hay chỉ biết “nhớ ơn sự giúp đỡ của nhân dân, đảng và chính phủ Trung Quốc” như ông Phùng Quang Thanh từng nói với các Tướng lãnh Trung Cộng ? Hay như ông Phạm Bình Minh đã không dám công khai lên tiếng bảo vệ lập trường của Việt Nam chống việc Trung Cộng đòi phải cùng chung sọan thảo Bàn Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (Code of Conduct, COC) với các nước trong Hiệp hội các nước Dông Nam Á (ASEAN). Việt Nam đã âm thầm liên kết với Phi Luật Tân chống đòi hỏi của Trung Cộng tại Hội nghị cấp cao kỳ 20 tại Nam Vang (Cao Miên) đầu tháng 4/2012, nhưng chỉ có Phi Luật Tân công khai nói với báo chí như thế. Phái đòan Việt Nam khi ấy có mặt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Phạm Bình Minh, nhưng phiá Việt Nam đã “không dám ra mặt” vì sợ mất lòng Trung Cộng ! Nhưng một viên chức Phi Luật Tân đã nói riêng với báo chí rằng, Việt Nam là nước thứ hai trong ASEAN cùng có lập trường như Phi Luật Tân. Thứ bảy, với những lá phiếu  “trái chiều” của Quốc hội CSVN đã ưu đãi dành cho các Bộ trưởng trong Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng như thế thì tất nhiên phải làm cho  ông Dũng “mở cờ trong bụng”. Và đó phải chăng là lý do ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã được tới 210 phiếu “tín nhiệm cao”, 122 phiếu “tín nhiệm”, mặc dù ông cũng phải nhận 160 phiếu “tín nhiệm thấp” ? Không ai trong Quốc hội, kể cả Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng  và báo chí của đảng “dám” bình luận về số phiếu cao “tín nhiệm thấp” mà Quốc hội đã tròng vào cổ ông Dũng vì nó không đủ để đẩy ông qua vòng 2 cho Quốc hội bỏ phiếu “bất tín nhiệm”. Ông cũng là người  đã bị Quốc hội bỏ phiếu “tín nhiệm thấp”  cao nhất trong số 9 Ủy viên Bộ Chính trị  có chức danh được Quốc hội “soi xét”  hôm 10/06 (2013). Số phiếu “tín nhiệm thấp” của tám người còn lại của Bộ Chính trị  là : Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (28 phiếu); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (25 phiếu); Phó Chú tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (14 phiếu); Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng (24 phiếu); Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (13 phiếu); Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang (14 phiếu); Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (35 phiếu); Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (65 phiếu). So với Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, người có phiếu tín nhiệm cao nhất trong 47 chức danh thì ông Dũng thua 162 phiếu. Và nếu đọ với 330 phiếu  “tín nhiệm cao”   của ông Trương Tấn Sang, người được  nói tới ở Việt Nam như “đối thủ chính trị” của ông Dũng, thì ông Thủ tướng thua ông Sang 120 phiếu. Nhưng không ai biết cuộc đời chính trị của ông Dũng sẽ đi về đâu sau “cú sốc” này, nhưng không ai quên ông đã từng bị Bộ Chính trị đề nghị nhưng may mắn không phải nhận “một hình thức kỷ luật” tại Hội nghị Trung ương 6. Vào cuối năm nay, đảng CSVN sẽ tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm” trong đảng ở cấp Trung ương, nhưng hãy còn qúa sớm dể dự đóan liệu con số  160 phiếu “tín nhiệm thấp” oan nghiệt của Quốc hội có dìm ông Dũng xuống sâu hơn nữa tại “phiên tòa” của Trung ương đảng, hay phe cánh ông sẽ lại thắng thêm một lần nữa như ông đã thành công tại Hội nghị Trương 7 hồi tháng 5 vừa qua ? Nhưng nếu đảng lại  đi theo vết xe cũ của Quốc hội để  lấy phiếu ở 3 mức độ : “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” thì tính “ba phải” sẽ có cơ  tái diễn để “vui vẻ cả nhà” thêm lần nữa. ./-  
......

Phải làm gì?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực đã 18 ngày. Vẫn không có dấu hiệu gì cho thấy nhà cầm quyền VN sẽ nhượng bộ trước những đòi hỏi tối thiểu và chính đáng của người tù lương tâm Cù Huy Hà Vũ, ngược lại, cũng có rất ít khả năng ông Cù Huy Hà Vũ sẽ dừng tuyệt thực.  Dùng chính mạng sống của mình để đấu tranh   Trong những ngày này, từ gia đình, bạn bè, cho đến tất cả những ai quan tâm đến tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đều như ngồi trên đống lửa, đếm từng ngày từng giờ. Làm gì, phải làm gì? Tôi tin rằng tất cả mọi người đều đang tự hỏi mình, hỏi nhau câu ấy. Bởi có thể nào ngồi yên nhìn tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đang dùng chính mạng sống của mình để đấu tranh trong tình thế không còn cách nào khác. Từ trước đến nay, trong nhiều cuộc tranh luận với bạn bè người quen, tôi không ủng hộ biện pháp tuyệt thực hay tự thiêu, tự sát bằng bất cứ hình thức nào, trên con đường đấu tranh đòi tự do dân chủ ở VN. Những hình thức đó sẽ có tác dụng với bất cứ một nhà nước/một chế độ nào còn có lương tri, biết quý trọng con người, biết sợ dư luận trong nước và quốc tế. Chứ không phải với chế độ cộng sản VN hay Trung Quốc, vốn bản chất sắt máu, coi sinh mạng con người như giẻ rách, coi luật pháp cũng như dư luận chả ra gì.   Kể cả con đường đấu tranh bất bạo động mà lâu nay những người yêu tự do dân chủ đã và đang chọn lựa là phương thức đấu tranh duy nhất, trong bối cảnh chung hầu hết các nước đều sử dụng để thay đổi một chế độ độc tài, thì phải nói thật rằng, đôi khi tôi hoài nghi sự hữu hiệu của nó, cũng bởi vì lý do trên: Chúng ta đang phải đấu tranh với một nhà nước tàn ác, phi nhân, quyết nắm giữ quyền lực đồng thời lại rất thiếu tầm nhìn viễn kiến, sự thức thời để tự chuyển đổi cho phù hợp với thời cuộc, như nhà nước cộng sản VN. Tôi biết rằng mình hơi cực đoan nhưng thực tế cách xử sự của nhà nước VN từ trước cho đến tận giờ phút này đã cho phép tôi có quyền hoài nghi. Có thể cuối cùng mọi chế độ độc tài đều sụp đổ, nhưng ở VN, sức ép từ con đường đấu tranh bất bạo động của người dân sẽ không phải là nguyên nhân chính, và sẽ mất khá nhiều thời gian.   Tuy nhiên, đây không phải là lúc để tranh luận về những chuyện này, trước một điều cần kíp hơn rất nhiều là tính mạng của một người tù lương tâm có vị trí khá đặc biệt như tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đang lâm nguy. Thêm một số người cùng tuyệt thực tại nhà để đồng hành với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, là một hành động cao cả và làm cho gia đình ông Vũ cảm thấy ấm lòng hơn, nhưng thực sự cũng sẽ không gây sức ép gì nhiều với nhà nước này. Trong khi một hành động khác có thể gây sức ép nhiều hơn, thức tỉnh người dân đồng thời đánh động dư luận quốc tế hơn nhiều lần là cùng nhau tuyệt thực trước một địa điểm công cộng nào đó, thì mọi người lại không thể thực hiện vì chỉ 5, 10 phút sau là công an chắc chắn sẽ cho xe đến hốt sạch.  Xin đừng để cho sự hy sinh của bất cứ ai trở thành vô ích   Vậy phải làm gì? Tôi, một người ở xa đất nước đến nỗi gần như trở thành một người ngoài cuộc, nhưng vì nỗi đau xót chung cho sinh mạng của người tù Cù Huy Hà Vũ, vì ý nghĩa quan trọng của cuộc đấu tranh này, nên phải mạo muội lên tiếng. Vì nếu ông Cù Huy Hà Vũ phải hy sinh, có nghĩa là tất cả chúng ta đều phải gánh phần trách nhiệm trước lương tâm mình, đồng thời điều đó chứng tỏ sự phi nhân, sự tàn ác của chế độ lại chiến thắng. Và họ sẽ còn tiếp tục hành xử như thế với bất cứ người tù chính trị nào khác.   Không thể nào để cho sự lì lợm, tàn ác, coi rẻ sinh mạng con người cứ tiếp tục chiến thắng.   Xin mọi người hãy xuống đường đòi trại giam Thanh Hóa và nhà cầm quyền phải đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của người tù lương tâm Cù Huy Hà Vũ, phải tôn trọng tính mạng con người. Xin hãy cùng đến trước trại giam Thanh Hóa đòi ban giám thị trại giam phải trả lời những yêu cầu của ông Cù Huy Hà Vũ, và nếu ông Cù Huy Hà Vũ có mệnh hệ gì thì họ và nhà nước này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.   Và cũng xin mọi người cảnh giác vào những giờ phút khi sức khỏe của ông Vũ đã quá yếu, khi truyền nước biển hay truyền dịch cho ông Vũ, nhà cầm quyền có thể sẽ nhân đó tiêm những loại thuốc độc hại gây ảnh hưởng lâu dài đến não bộ hay thần kinh của ông Vũ, chẳng hạn.   Cuối cùng, trong trường hợp xấu nhất, hãy chuẩn bị tâm thế để đám tang của ông Vũ trở thành một bản án tố cáo chế độ.   Cuộc đấu tranh nhằm mục tiêu xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị, giành lại tự do dân chủ và quyền làm người cho dân tộc VN là một con đường rất dài và vô cùng khó khăn, xin đừng để cho sự hy sinh của bất cứ ai trở thành vô ích. nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese
......

Biểu Tình Tại Thủ Đô Ottawa, Canada Ủng Hộ Tuổi Trẻ Trong Nước

Theo đúng mục đích  yểm trợ các hoạt động tranh đấu đòi hỏi dân chủ trong nước Việt Nam, Uỷ Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội Toronto đã phối hợp với các hội đoàn Toronto, Ottawa, Montreal, tổ chức cuộc biểu tình vào trưa Thứ Bảy 8-6-2013 tại tiền đình Quốc hội Ottawa, để tố cáo sự vi phạm nhân quyền và dân quyền hết sức trầm trọng của tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và yêu cầu Quốc hội cùng chính phủ Canada áp lực nhà nước CSVN trả tự do cho những nhà tranh đấu bất bạo động cho tự do dân chủ, nhất là các thanh niên, sinh viên mới bị kết án trong tháng qua. Thành phố Toronto cách thủ đô Ottawa khoảng gần 5 giờ xe hơi.  Chào đón bình minh sớm nhất trong đoàn biểu tình tại Toronto ngày Thứ Bảy 8-6-2013 có lẽ là chị Lisa và Ban âm thanh do chị phụ trách.  Chất toàn bộ hệ thống máy móc nặng nề lên xe hơi, Lisa rời Toronto lúc 4 giờ sáng để lên đường.  Chị Lisa hoàn toàn thiện nguyện.  Sau đó, khoảng 7 giờ sáng, ba xe bus lớn (mỗi xe chở 50 người, do UBYTPTDCQN thuê), cùng với hơn 10 chiếc xe nhà, từ Toronto bắt đầu hướng về thủ đô Ottawa. Tại Montreal, anh Đào Bá Ngọc, chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia, hướng dẫn đoàn biểu tình gồm một xe bus và một số xe nhỏ tham gia biểu tình.  Montreal cách Ottawa hơn hai giờ xe hơi.  Ngoài ra còn có đồng hương Việt Nam tại Ottawa và các thành phố phụ cận như Kingston, Brockville, Corwall … cùng tham dự. Điểm đáng chú ý trong cuộc biểu tình nầy là giới trẻ rất đông, có thể còn đông hơi giới lớn tuổi trong cuộc biểu tình.  Động cơ khiến các bạn trẻ tham gia biểu tình đông đảo vì các bạn trẻ rất căm giận CSVN bán nước cho “Tàu khựa”, và đàn áp những cuộc biểu tình bất bạo động của thanh niên sinh viên học sinh yêu nước quốc nội, nhất là sau vụ CSVN kết án nặng nề hai sinh viên Nguyễn Thị Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tại tòa án Long An ngày 16-5-2013 vừa qua. Người lớn tuổi nhất trong đoàn biểu tình là bác Hiệu ở Toronto, năm nay 96 tuổi.  Bác Hiệu luôn luôn có mặt trong tất cả các sinh hoạt chống cộng tại Toronto.  Trong phái đoàn đến từ Montreal, có sự hiện diện của bác sĩ Lâm Thu Vân, khoảng gần 80 tuổi.  Ngoài ra, người ta còn nhận thấy có khá nhiều người Canadian gốc da trắng, kể cả những người đến từ xa.  Họ tuyên bố tham gia biểu tình để ủng hộ người Việt Nam trong nước phản đối lại nền độc tài của CSVN. Nhà chính khách hiện diện sớm nhất là Thượng nghị sĩ (TNS) liên bang Ngô Thanh Hải.  Từ khi được thủ tướng Stephen Harper đề cử làm TNS, ông Hải luôn luôn xuất hiện trong các sinh hoạt của Cộng đồng Người Việt Quốc gia Canada.  Phải thành thật nói ngay, chứ không phải khen phò mã tốt áo, là TNS Hải rất đắc lực giúp đỡ tổ chức cuộc biểu tình thành công.  Ông có mặt rất sớm tại tiền đình Quốc hội cùng với 7 sinh viên thực tâp chính trị người Việt.  Khi chị Lisa đến trước Quốc hội lúc 9:30 AM, các thực tập sinh giúp chị Lisa dàn dựng hệ thống âm thanh cồng kềnh trước thềm Quốc hội. Do các xe bus từ các thành phố xa xôi về Ottawa tập trung không đúng giờ, nên việc khai mạc cuộc biểu tình bị chậm trễ.  Gần 1 giờ trưa, sau phần nghi thức chào cờ và mặc niệm, ông Nguyễn Văn Tấn, đại diện Ủy Ban yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội, trình bày lý do biểu tình.  Sau khi chào mừng toàn thể đồng hương khắp nơi, đại diện Quốc hội, đại diện chính phủ Canada đến tham dự biểu tình, ông Tấn lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền CSVN đang vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng, đàn áp tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do hội họp, và ông nhấn mạnh: “Chúng ta về đây để cùng nhau lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền CSVN trước dư luận thế giới, vận động chính phủ Canada lên tiếng yêu cầu CSVN phải tôn trọng nhân quyền, phải trả tự do cho tất cả những tù nhân lương tâm, những người yêu nước mà họ đang giam giữ.  Với tư cách là công dân Canada, chúng tôi yêu cầu chính phủ Canada xét lại chính sách ngoại giao với CSVN.” Tiếp theo, tiến sĩ Lê Duy Cấn, thay mặt Ban Chấp hành Liên hội Người Việt Canada, phát biểu bằng song ngữ Việt Anh, tiếp tục lên tiếng phản đối nhà cầm quyền CSVN đàn áp nhân quyền, ca tụng lòng yêu nước của tuổi trẻ quốc nội, và ông kết luận: “Lòng can đảm, sự dấn than của những người trẻ tuổi như Phương Uyên, Nguyên Kha, Việt Khang cho chúng ta thấy dù chế độ có độc tài đến đâu cũng không thể bóp chẹt lòng yêu nước của thanh niên.  Lòng can đảm của Phương Uyên, Nguyên Kha, Việt Khang là ngọn lửa thiêng không bao giờ tắt và chính ngọn lửa thiêng nầy sẽ làm cho chế độ độc tài cộng sản tại Việt Nam sụp đổ, mang lại dân chủ tự do cho đất nước.” Người thứ ba phát biểu là bác sĩ Đào Bá Ngọc, đã trình Thỉnh nguyện thư lên chính phủ, các Thượng nghị sĩ và Dân biểu Quốc hội Canada bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp, yêu cầu Canada can thiệp với nhà nước CSVN để yêu cầu họ thực hiện ba đòi hỏi chính đáng sau đây:  1) Phải tôn trọng dân chủ và các nhân quyền cơ bản tại Việt Nam.  2) Phải chấm dứt ngay lập tức những sự giam cầm bất công và tra tấn những người muốn bày tỏ một cách ôn hòa những bất đồng của họ đối với nhà cầm quyền hiện tại. 3) Phải lập tức trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, bao gồm cả hai sinh viên Nguyễn Thị Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, là những người đã can đảm bày tỏ một cách ôn hòa sự bất đồng của họ trước những hành động phi lý của CSVN.  Họ bị kết án nặng nề dù thực tế họ không vi phạm pháp luật. Theo chương trình, nhân vật thứ tư lên phát biểu là TNS Ngô Thanh Hải, nhưng TNS Hải cho biết Bộ trưởng Bộ Quốc tịch, Nhập cư và Đa văn hóa Jason Kenny phải rời Ottawa sớm để di công tác, nên TNS Hải nhường cho ông Kenny phát biểu trước.  Bộ trưởng Kenny là một chính khách rất quen thuộc với Cộng đồng Người Việt Canada.  Ông cho biết ông sẽ trình bày với chính phủ Canada vấn đề CSVN vi phạm nhân quyền, đàn áp những người đã bày tỏ ý kiến một cách bất bạo động.  Ông đặc biệt đề cập đến ba người trẻ là Phương Uyên, Nguyên Khang và Việt Khang và hứa sẽ tìm cách vận động để CSVN trả tự do cho những tù nhân lương tâm hiện đang bị CSVN giam giữ.  Điều làm cho nhiều người biểu tình chú ý là bộ trưởng Kenny nhắc đến Việt Khang, chứng tỏ ông liên tục theo dõi vụ án nầy như toàn thể đồng hương chúng ta. Ngoài bộ trưởng Jason Kenny, còn có hai vị dân biểu Liên bang là các ông Royal Galipeau (đảng CP) và Paul Dewar (đảng NDP).  Dân biểu Paul Dewar là con của bà Marion Dewar, là vị thị trưởng Ottawa đã chấp nhận cho 4,000 người Việt nhập cư năm 1980 khi bà tại chức. Cả hai vị dân biểu liên bang đều lên án CSVN vi phạm nhân quyền và tuyên bố ủng hộ cuộc tranh đấu đòi hỏi dân chủ một cách bất bạo động của người Việt Nam ở trong nước, và ủng hộ cuộc tranh đấu của Cộng đồng người Canadian gốc Việt cho nền tự do dân chủ ở Việt Nam. Chính khách được mọi người chờ đợi là TNS Ngô Thanh Hải.  Thượng nghị sĩ Hải lên diễn đàn, hứa sẽ vận động chính phủ Canada can thiệp với CSVN trả lại tự do cho những người đã bày tỏ chính kiến một cách bất bạo động, nhất là những thanh niên yêu nước đã bị bắt giam.  Thượng nghị sĩ Hải ca tụng lòng can đản của tuổi trẻ trong nước, và ông cũng đề cao tuổi trẻ Việt Nam ở Hải ngoại.  Ngay trước diễn đàn, ông giới thiệu 7 sinh viện gốc Việt ở khắp nước Canada đang thực tập về chính trị học tại văn phòng thượng nghị sĩ của ông.  Các sinh viên nầy đang mở chiến dịch xin chữ ký của toàn dân Canadian, để vận động dân chủ cho Việt Nam và yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm trong đó có rất đông thanh niên, để đệ trình lên Quốc hội Canada. Bảy sinh viên gốc Việt thực tập về chính trị học tại văn phòng TNS Hải đều rất trẻ, sinh trưởng ở Canada.  Khi phát biểu, có em nói tiếng Việt rất chuẩn, nhưng cũng có em phát biểu khó khăn, đều bày tỏ sự bất bình trước việc đàn áp những thanh niên yêu nước của nhà nước CSVN. Các em kêu gọi đồng hương hãy hưởng ứng chiến dịch vận động chữ ký của các em để trình lên Quốc hội Canada. Cuối cùng là phần phát biểu của vị đại diện Phật giáo và của các em đại diện thanh niên sinh viên Toronto.  Có em đã xúc động quá nên bật khóc khi đang phát biểu làm cho nhiều người nghe rất cảm động.  Xen kẻ những phát biểu của các chính khách, đại diện đồng hương và thanh niên, là những khẩu hiệu chống CSVN và chống Trung Cộng được hô to, vừa tiếng Việt, vừa tiếng Anh, vang dội khắp sân rộng lớn trước Quốc hội. Nhiều du khách đến thăm Ottwa và Quốc hội Canada, đã dừng lại hỏi thăm những người biểu tình.  Có du khách tỏ ra rất đồng tình với cuộc tranh đấu đòi hỏi tự do dân chủ ở Việt Nam.  Cuộc biểu tình trước tiền đình Quốc hội Canada chấm dứt lúc 2:30PM.  Đoàn biểu tình kéo qua bày tỏ sự phản đối trước Tòa đại sứ CSVN cũng ở Ottawa. Mở đầu cuộc biểu tình trước Tòa đại sứ CSVN tại Canada, ông Nguyễn Văn Tấn, đại diện Ủy Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội, đã nói ngắn gọn, yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả lại quyền làm chủ đất nước cho toàn dân Việt Nam, trả tự do ngay tức khắc cho những người yêu nước đang bị giam giữ, hủy bỏ điều 4 Hiến pháp 1992, không được quyền bán đất bán biển cho Trung Cộng, và Trung Cộng phải cút khỏi Biển Đông. Những diễn giả của đoàn biểu tình trước tiền đình Quốc hội lại một lần nữa lên tiếng trước sứ quán CSVN. Đặc biệt lần nầy, bà Đặng Thị Danh, chủ tịch Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước đã đọc Bản tuyên cáo của Phong trào, “cực lực lên án phán quyết vi phạm nhân quyền và dân quyền của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trong phiên tòa ngày 16 tháng 5 năm 2013.”  Bản tuyên cáo của Phong Trào PNVNHĐCN cũng đã được dịch qua tiếng Pháp. Cuộc biểu tình trước Tòa đại sứ CSVN kéo dài từ 1:30PM đến 3:30PM thì chấm dứt bằng những khẩu hiệu chống cộng, chống Trung Cộng, và bản nhạc “Triệu con tim” của Trúc Hồ.  Cuối cùng, Ủy Ban yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội xin cảm ơn TNS Ngô Thanh Hải đã giúp lo công việc ngoại giao trong cuộc biểu tình ở Ottawa, xin cảm ơn các chính khách Canada đến ủng hộ cuộc biểu tình, xin cảm ơn đồng hương ở Toronto, Montreal, Ottawa và các thành phố phụ cận, xin cảm ơn các thanh niên sinh viên, và xin cảm ơn người phụ nữ giúp đỡ phần âm thanh.  Tất cả đã đóng góp và tham gia biểu tình nhằm ủng hộ cuộc tranh đấu của tuổi trẻ trong nước, đòi hỏi tự do dân chủ, dân quyền và nhân quyền cho toàn dân. Trước khi kết thúc bài tường thuật ngắn nầy, có lẽ nên nhắc lại một lần nữa là trong phiên tòa ngày 16-5-2013 tại Long An, sinh viên Nguyễn Thị Phương Uyên khẳng khái xác nhận: “Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’, khẩu hiệu bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’, là vì tôi thể hiện lòng yêu nước khi tôi căm phẫn Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đến tột cùng sự phẫn uất… Tôi vẽ bức tranh này trong 15 phút để thể hiện thực tế người dân thấp cổ bé miệng khi nói ra thì bị đàn áp….” (Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Nhung, thân mẫu của Phương Uyên, sau khi tham dự phiên tòa Long An ngày 16-5-2013.) (VOA ngày 16-5-2013)  Còn Đinh Nguyên Kha được mẹ là bà Nguyễn Thị Kim Liên kể lại như sau: “Kha nói từ đầu đến cuối mình yêu nước, mình không chống dân tộc, mà chỉ chống đảng cộng sản. Kha nói chống đảng thì không phạm tội.” (http://www.chuacuuthe.com/2013/05/16/tuong-thuat-phien-toa-xet-xu-phuong-uyen-va-nguyen-kha/). Lời nói của hai sinh viên nầy tuy ngắn, gọn, nhưng hàm chứa lòng yêu nước thiết tha muôn đời của thanh niên Việt Nam.  Lời nói của Uyên Kha chẳng những làm ray rứt tâm can của toàn thể đồng bào Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước, mà lời nói của hai người trẻ nầy đã đi vào lịch sử dân tộc, vang vang như tiếng trống thúc quân của tổ tiên, réo gọi mọi người hãy cùng nhau đứng lên tranh đấu cho tự do, dân chủ và sự sinh tồn của Việt Nam. TRẦN GIA PHỤNG (Toronto, 9-6-2013)
......

Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tham dự Hội Nghị „Đa Dạng và Hội Nhập tại Âu Châu“

Ngày 04.6.2013 vừa qua ông Nguyễn Văn Rị và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh thuộc Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn đã tham gia Hội Nghị „Đa Dạng và Hội Nhập tại Âu Châu“ do viện Konrad-Adenauer-Stiftung tổ chức tại Berlin.   Trong phần chào mừng ông chủ tịch viện Konrad-Adenauer-Stiftung Tiến Sĩ Hans-Gert Pöttering (cựu chủ tịch Quốc Hội Âu Châu) nhấn mạnh, Hội Nhập không phải là đường một chiều. Hội Nhập là sinh hoạt hai chiều. Hội Nhập có nghĩa là học hỏi của nhau. Kế đến nữ Giảng Sư Tiến Sĩ (GS TS) Maria Böhmer, bộ trưởng đặc trách di dân, tỵ nạn và hội nhập, đã thuyết trình về đề tài „Đa Dạng là Cơ Hội“: Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLBĐ) là một quốc gia di dân. CHLBĐ là một quốc gia hội nhập. Trong số 80,2 triệu dân cư có 15 triệu người ngoại quốc. Trong số 15 triệu người ngoại quốc đó có 8,8 triệu người có quốc tịch Đức. Theo Hội Đồng Chuyên Gia của chính phủ nền kinh tế Đức càng lúc càng trở nên hấp dẫn cho các chuyên viên ngoại quốc, nhất là sau khi đạo luật công nhận các bằng cấp ngoại quốc được thông qua và có giá trị từ tháng tư 2012. Theo GS TS Maria Böhmer điều quan trọng là chúng ta phải tiếp tục sống lối cư xử săn đón và cởi mở với những người di dân cũng như trọng vọng những người có gốc ngoại quốc đã sống và đóng góp nhiều năm cho xã hội Đức, vì họ là những người xây dựng đầu cầu hội nhập và vì họ là những viên đại sứ của hội nhập. Trong phần thảo luận nhóm có 3 diễn đàn với ba đề tài cùng những diễn giả từ các quốc gia Áo, Thụy-Điển, Hòa-Lan, Gia-Nã-Đại, Vương-Quốc-Anh cũng như các tổ chức xã hội, văn hóa, khoa học và kinh tế: „Hội Nhập nhờ học vấn và công việc“; „Góp phần sinh hoạt chính trị và chỗ đứng trong xã hội“; „Tôn Giáo -  Thiết lập khoa thần học Hồi Giáo tại các trường đại học tại Âu Châu“. Liên-Hội Người Việt Tỵ Nạn đã cùng đóng góp chia xẻ kinh nghiệm hội nhập của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Đức với các tham dự viên của Hội Nghị. Ông  Nguyễn Văn Rị và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh trong phần thảo luận Ông Nguyễn Văn Rị và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh gặp gỡ TS Hans-Gert Pöttering chủ tịch viện Konrad-Adenauer-Stiftung (cựu chủ tịch Quốc Hội Âu Châu) Ông Nguyễn Văn Rị gặp gỡ GS TS Maria Böhmer, bộ trưởng đặc trách di dân, tỵ nạn và hội nhập.   http://www.kas.de/wf/de/17.55168/
......

Inhaftierter Menschenrechtsaktivist im Hungerstreik (Nhà hoạt động nhân quyền tuyệt thực trong tù)

10. Juni 2013Der vietnamesische Jurist und Menschenrechtsaktivist Dr. Cu, Huy Ha Vu befindet sich seit Tagen in einem Hungerstreik, um gegen die brutale Behandlung durch die Vollzugsbeamten zu protestieren. Nicht nur er, sondern auch die Mitgefangenen werden geschlagen und gefoltert. Mittlerweile hat sich auch seine Frau Nguyen, Thi Duong Ha in einem Offenen Brief an die Regierung Vietnams gewandt, um gegen die untragbaren Haftbedingungen zu protestieren. Sie bittet zudem die Öffentlichkeit im In- und Ausland inständig um Hilfe und Unterstützung für ihren Mann. Ich dokumentiere nachfolgend das Schreiben im Wortlaut. Josef Bordat ******* Hanoi, 4 June 2013 LETTER CALLING FOR URGENT HELP From the family of Dr Cu Huy Ha Vu To the attention of : - The Vietnamese people inside the country and overseas; - The Party and Nation Leaders with conscience - The patriotic Personalities, Intellectuals, religious Groups and all classes of citizens who love Veracity – Justice – Peace; - All the Organisations inside the country and overseas. My name is Nguyen Thi Duong Ha, residing at 24 Dien Bien Phu, Ba Dinh, Hanoi. In unity with all members of our family, this is our urgent appeal for help we would like to convey to you all.Frau Nguyen, Thi Duong Ha My husband, Dr Cu Huy Ha Vu, the person who was sentenced for 7 years imprisonment and 3 years parole by the Socialist Republic of Vietnam for “propaganda against the Socialist Republic of Vietnam” through a “public hearing but secret trial” in Hà Nội. Those who have observed and known about the activities of Dr Cu Huy Ha Vu to clear up his country have seen this sentence as a dirty stain difficult to wash out committed by the so called “National Jurisdiction of the Socialist Republic of Vietnam”. Though everything Dr Cu has said, published, and done are being verified as reflecting the reality, and the society accepts his proposals as a path towards the progression of the country. However, the person Cu Huy Ha Vu who loves his country and his compatriots, who is keen to contribute to the destiny of the nation and to the future of the population is being maltreated at the place he is being detained, the prison no 5 – Department of Police in Yên Định, Thanh Hoá. Dr Cu. Huy Ha Vu The surveillance team of this prison is purposely not applying correctly the article rules of the law applicable to the prisoners here, and in particular to Dr Cu. His most recent letter of denunciation has been hushed up for 180 days (one hundred eighty days) without reply, and Dr Cu Huy Ha Vu has got no other option but to go on a hunger strike to protest. To-date 4 June 2013, Dr Cu Huy Ha Vu has gone on his 9th day of hunger strike, and his health is being at high peril. His life is being highly threatened as he gets a congenital heart disease plus other multiple illnesses acquired in the course of his imprisonment. Ladies and gentlemen, sisters and brothers, we have sent several urgent letters of denunciation to the leaders, and to the highest organisms of the Party and the Nation, requesting the liberation, and, for the immediate, an improvement of the conditions of imprisonment of Dr Cu Huy Ha Vu. However, to-date, we have not received any feed back reply. Please be compassionate with the situation of our family at this moment. Raise up your voices with your own conscience and use all the capacity in your possession to rescue Dr Cu Huy Ha Vu. We sincerely address this letter seeking for help to the population, the individuals, the organisations inside of the country and overseas, asking you to come to the rescue of my husband, an honest citizen, an intellectual who loves his country and his compatriots. Very truly yours, Nguyen Thi Duong Ha ***** Was können wir tun? Erstens: Beten. Zweitens: Unter Berufung auf den Offenen Brief Frau Nguyens an die vietnamesische Botschaft in Deutschland schreiben (Anschrift: Elsenstraße 3, 12435 Berlin – weitere Informationen auf der website). Drittens: Die Angelegenheit bekannt machen und dabei Unterstützung suchen (Kirchengemeinde, örtliche Gruppe von Amnesty International etc.). Einmal mehr gilt: Lassen wir die Vietnamesen nicht allein, die sich für ein offenes, demokratisches Vietnam einsetzen, für ein Land, in dem die Menschenrechte geachtet und geschützt werden! (Josef Bordat) http://jobo72.wordpress.com/2013/06/10/inhaftierter-menschenrechtsaktivist-im-hungerstreik/   Blogger Josef Bordat lên tiếng cho Cù Huy Hà Vũ  10/06/2013 (FVN21) – Blogger người Đức, Tiến sĩ Josef Bordat, người đã khởi xuớng thỉnh nguyện thư gửi quốc hội liên bang Đức yêu cầu can thiệp để cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, hôm nay đã lên tiếng về cuộc tuyệt thực của Ts. Cù Huy Hà Vũ trên blog tiếng Đức của ông.   Với tựa đề “Nhà hoạt động nhân quyền tuyệt thực trong tù“, ông viết:  “Ts. Cù Huy Hà Vũ, luật sư và nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam, đã tuyệt thực từ nhiều ngày nay để phản đối hành vi đối xử tàn bạo của các quan chức nhà tù. Không chỉ có ông mà các tù nhân khác bị đánh đập và tra tấn.  Trong khi đó, vợ ông bà Nguyễn Thị Dương Hà trong một bức thư ngỏ gửi chính phủ Việt Nam đã phản đối các điều kiện giam cầm không thể chấp nhận. Bà cũng kêu gọi công chúng trong và ngoài nước chân thành giúp đỡ và hỗ trợ chồng bà. Tôi đăng bên dưới nguyên văn bức thư”.   Kế đó ông Bordat đăng nguyên văn bức thư tiếng Anh của bà  Nguyễn Thị Dương Hà.   Sau cùng, ông viết: “Chúng ta có thể làm gì? Thứ nhất: Xin hãy cầu nguyện. Thứ hai: dựa vào bức thư ngỏ của bà Nguyễn hãy viết thư đến đại sứ quán Việt Nam ở Đức (địa chỉ: Elsenstraße 3, 12.435 Berlin – xem thêm thông tin trang web).  Thứ ba: phổ biến vấn đề này đến công luận và tìm kiếm hỗ trợ (các giáo xứ, nhóm địa phương của Tổ chức Ân xá quốc tế, v.v.). Một lần xin nhấn mạnh: đừng để người Việt Nam chịu đơn độc khi họ tranh đấu cho một nước Việt Nam cởi mở, dân chủ, một đất nước mà ở đó các quyền con người được tôn trọng và bảo vệ!”.   Ngoài thỉnh nguyện thư gửi quốc hội liên bang Đức nói trên (vẫn còn duy trì để ký tên đến ngày chót trước khi khoá sổ 2/7/2013), ông Bordat đã lên tiếng về việc Nguyễn Trí Dũng bị cản trở khi đi thăm cha trong tù là blogger Điếu Cày (Sách nhiễu – Hay là: Nhà nước Việt Nam sợ công dân Việt Nam 18/01/2013), về bản án nặng nề cho 22 phật tử (Lại Việt Nam 05/02/2013) và về sự kiện nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải sau khi phê bình TBT Nguyễn Phú Trọng (Bị sa thải vì phê bình. Chuyện hàng ngày tại Việt Nam 01/03/2013). Ngoài ra, bài thơ Bởi Vì Tôi Khao Khát Tự Do của Nguyễn Đắc Kiên đã được Josef Bordat chuyển sang Đức ngữ với tưạ đề “Freiheit” (Tự Do).   Một nghĩa cử thật đẹp khi một blogger nước ngoài như ông Bordat lên tiếng bênh vực cho nhân quyền tại Việt Nam, người Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước lẽ nào có thể thụ động, ngoảnh mặt làm ngơ trong khi nhân quyền đang bị chà đạp, blogger bị giam tù, đi biểu tình bày tỏ lòng yêu nước thì bị đàn áp.  
......

Nông dân Tây Nguyên khốn đốn vì người TQ lừa mua rễ tiêu

Trong những năm gần đây, trồng hồ tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của người nông dân Tây Nguyên, đặc biệt, hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc, sản phẩm tiêu sọ và tiêu đen chiếm lĩnh hầu hết thị trường. Chưa kịp vui vì nguồn thu nhập sung mãn từ hồ tiêu, người nông dân Đắc Lắc, Gia Lai đang phải đối diện với nguy cơ nợ nần bởi người Trung Quốc đã bắt đầu dùng thủ đoạn mua rễ hồ tiêu để làm thuốc với giá hời, có rất nhiều chủ vườn phải điêu đứng vì chuyện này. Bán hay không cũng chết Một người nông dân Ê Đê tên Việt là Nguyễn Thị Hồ, sống ở buôn EaSup, Đắc Lắc, than thở với chúng tôi rằng bà đã mất nguyên một vườn hồ tiêu gần một hecta vì trót dại nghe lời người Trung Quốc, nhưng đáng sợ hơn người Trung Quốc vẫn là những tên cò người Việt Nam bấu lưng Trung Quốc vì đồng tiền bát gạo đã dẫm đạp lên lương tri, đến từng nhà lừa phỉnh bà con đồng bào thiểu số, nói ngon nói ngọt để mua rễ tiêu với giá ban đầu là hai, ba trăm ngàn đồng, sau đó là hai mươi ngàn đồng trên một kí lô, bán lại cho thương lái Trung Quốc với giá gấp đôi, gấp ba lần. Dây hồ tiêu có hình dáng và kiểu sống cũng giống như dây trầu, trồng bằng nhánh và sống bám vào một trụ vôi hoặc thân cây để ra trái, rễ phân bố trên khắp thân trụ và dưới lòng đất, chính vì dây hồ tiêu sinh rễ rất nhanh và rậm nên mùa mưa, việc lấy đi một ít rễ của nó là việc cần thiết để kích thích tiêu ra nhiều hoa trái. Đánh vào tâm lý này, ban đầu, thương lái Trung Quốc nhờ những cò Việt Nam đến từng nhà gạ mua những bao rễ bỏ đi trong quá trình làm cỏ với giá rất cao, từ một trăm ngàn đồng đến ba trăm ngàn đồng trên mỗi ký. Mà trung bình, mỗi gốc tiêu, khi làm cỏ, người ta phải cắt tỉa bớt ít nhất cũng vài ba lạng rễ nhằm kích thích cây ra nhiều trái, một vườn tiêu cả mấy chục ngàn gốc tiêu, nếu thu gom hết rễ bỏ đi, số tiền thu được là khá lớn. Các chủ vườn tiêu đua nhau thu gom rễ để bán. Nhưng không dừng ở đó, ngay trong thời điểm tiêu chuẩn bị ra hoa, các thương lái Trung Quốc quay trở lại, tìm mua rễ tiêu với giá ba trăm ngàn đồng trên một ký lô, lúc này, chỉ còn một cách duy nhất là tìm cách cắt tỉa bớt rễ tiêu để bán. Nhiều chủ vườn đã thuê nhân công về cắt tỉa rễ tiêu, chất thành cả vài ba chục bao trước sân. Chờ người Trung Quốc đến. Một chủ vườn hồ tiêu khác tên Thành, ở Buôn Hồ, than thở rằng ông đã nghi ngại bị Trung Quốc lừa ngay từ đầu nên quyết định chỉ bán rễ tiêu bỏ đi trong vụ làm cỏ chứ không lấy thêm rễ trong lúc tiêu ra hoa, mặc dù nghe mức giá cao ngất như vậy, ông cũng ham lắm nhưng thấy sợ bị họ lừa giống như chuyện trứng cút ở Sài Gòn, ốc bươu vàng ở miền Trung và nuôi hải ly, nuôi đỉa trên cả nước những năm gần đây. Nhưng, cuối cùng, ông lại trở thành nạn nhân nặng nhất trong vụ mua bán rễ hồ tiêu này, cả vườn tiêu của ông bị kẻ trộm đào rễ, mãi cho đến khi lên thăm vườn, thấy tiêu bị héo, ông vẫn chưa biết là vườn tiêu bị trộm, ông tìm đủ loại thuốc trị nấm để bơm. Càng bơm, tiêu càng mau chết, cho đến lúc chế nước, cho ăn phân, ông mới giật mình nhận ra cả vườn tiêu đã bị đào rễ một cách rất tinh vi, kẻ trộm đã móc sạch phần rễ, chôn gốc vào vị trí cũ trong những đêm trời mưa để vừa xóa dấu vết dễ dàng lại vừa an toàn cho chúng vì tiếng mưa đã lấn át tiếng bước chân cũng như tiếng cuốc xẻng va vào đất. Nghiệt nỗi, gần ba tháng sau, thương lái Trung Quốc vẫn không quay trở lại, cả hàng núi rễ hồ tiêu vất vưởng khắp các bờ rào, chờ mãi, không thấy họ đến nữa, bà con nông dân lại mang ra ủ làm phân để bón cho vụ tiêu sắp tới. Trong khi đó, hàng loạt các vườn tiêu bị mất mùa do suy nhược, nhiều vườn bị chết từng lớp vì kẻ trộm đào cẩu thả. Ông Thành chép miệng, nói rằng đụng tới thương lái Trung Quốc, người nông dân tin cũng chết mà tin nhưng không cẩn thận cũng bị hại như ông. Họ quá nguy hiểm. Chính quyền làm ngơ? Một người nông dân khác, ở Buôn Hồ, Đắc Lắc, yêu cầu giấu tên, ông nói rằng vấn đề hồ tiêu bị chết ở Tây Nguyên là do sự quản lý quá lỏng lẻo của chính quyền địa phương, trong khi một người Việt Nam trước đây muốn đi đâu hoặc ở đâu trong nước cũng đều phải đăng ký tạm vắng, tạm trú, có bà con đến nhà thăm, ở lại chơi vài hôm mà không đến trình báo công an thì bằng gì đêm đó cũng có an ninh đến nhà xét hỏi, thậm chí bắt người bà con về đồn, nói chung là đủ kiểu… Trong khi đó, người Trung Quốc nghênh ngang đi ngoài đường, lùng sục từng nhà mua trễ hồ tiêu, thậm chí còn bắt mối với cò Việt Nam để vào tận các buôn sâu tìm mua, làm hại bà con nông dân, mà chẳng có an ninh nào hỏi han, mặc cho họ tung hoành như chốn không người. Ông nghi ngại những thương lái Trung Quốc đã đút lót cho chính quyền địa phương để bôi trơn công việc. Ông cho biết thêm, mùa hồ tiêu năm nay, sản lượng tiêu bị tụt dốc đáng kể và giá nông sản như tiêu, cà phê hay hạt điều đều bị rớt còn 50% đến 70% giá năm ngoái. Trong khi đó, phần lớn nông sản của Việt Nam trong vài năm trở lại đây đều xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, mức giá cho nông sản Việt Nam và chất lượng sống của người nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Họ luôn tìm cách làm cho thị trường và người sản xuất ở Việt Nam bị rối loạn để cuối cùng phải bán tháo sản phẩm cho họ. Kết cục, người Trung Quốc được lợi, chỉ có nông dân là chịu thiệt thòi tất cả. Với phần lớn người dân Tây Nguyên bây giờ, hai chữ Trung Quốc làm họ liên tưởng đến sự lừa phỉnh và chơi ác, họ thấy ớn sợ. Nhưng chính quyền địa phương thì không có thái độ gì trước việc làm mưa làm gió của người Trung Quốc trên đất Tây Nguyên. Mùa khô sắp đến, những gốc hồ tiêu sẽ trơ trọi vì thiếu rễ, thiếu nước, nông dân đang đối diện với nguy cơ mất mùa kỉ lục! Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/chinese-traders-cheat-vn-farmers-un-06072013103148.html
......

Từ "Lòng tin chiến lược" tại Shangri – La đến biểu tình chống Trung Cộng ở Hà Nội

(VNC) Nhằm buộc Hànội phải công khai hoá lập trường về vấn đề “An Ninh Khu Vực”, nhất là thái độ của Việtnam với vấn đề Trung Cộng đang hung hăng bành trướng ở Biển Đông và việc Hoa Kỳ ‘xoay trục chiến lược’, hay gọi nhẹ đi là ‘tái cân bằng’ ngoại giao và quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương. Nên thủ tướng chủ nhà Singapore, ông Lý Hiển Long đã khéo léo xắp xếp để Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Hànội đọc diễn văn dẫn đề cho Hội Nghị An Ninh Khu Vực - Đối Thoại Shangri-La 2013, khai mạc tại Singapore ngày 31/05/2013. Chủ đề chính của bài diễn văn dẫn cuộc Đối Thoạt đó là: “Xây Dựng Lòng Tin Chiến Lược vì Hòa Bình, Hợp Tác, Thịnh Vượng của Châu Á - Thái Bình Dương”.   Sau khi khẳng định “Việtnam tin tưởng vào tương lai tươi sáng của khu vực”, Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo: “Với xu thế tăng cường cạnh tranh và can dự, nhất là từ các nước lớn, thì bên cạnh nhữnng mặt tích cực, cũng tiềm ẩn những rủi ro tiêu cực cần phải phòng ngừa”. “Nhìn toàn cảnh khu vực trong những năm qua, chúng ta không khỏi quan ngại trước nguy cơ và thách thức ngày càng lớn đối với hoà bình khu vực, những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến phức tạp”. “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế. mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”. Hiển nhiên Nguyễn Tấn Dũng muốn nói đến hành động phi nhân, phi pháp và bành trướng của Trung Cộng, nhưng Dũng vẫn không dám nhắc tới tên nước quan thầy của mình là Trung Cộng.Trước quốc tế NTDũng không dám nhắc đến Trung Quốc, mà chỉ dám dùng chử "đâu đó trong vùng"   Còn về sự tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Cộng, Nguyễn Tấn Dũng nhận định: “Các nước trong vùng không phản đối sự can dự chiến lược của các nước ngoài, nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hoà bình, ổn định và phát triển”. Ông khẳng định: “Các nước trong khu vực coi trọng vai trò của Trung Quốc và Hoakỳ và ủng hộ hành động của hai cường quốc này, nếu như chiến lược và việc làm của Washington và Bắc Kinh tuân thủ pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia”. Nguyễn Tấn Dũng cũng loan báo: “Việtnam sẽ tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên Hiệp Quốc, trong các lãnh vực công binh, y tế, quan sát viên quân sự”. Ông Dũng nhắc lại: “Việtnam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việtnam”. Đây là lần đầu tiên Việtcộng được dịp công khai thoải mái nói lên chủ trương “Đi Giây” giữa hai cường quốc Tầu, Mỹ. Nhưng chắc Nguyễn Tấn Dũng biết rõ hơn ai hết là “Đi với Tầu là Mất Nước”, mà “Đi với Mỹ thì Mất Đảng”. Vì chỉ có Bắckinh mới không tuân thủ luật pháp quốc tế, mớí không tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia.  Còn Washington thì chỉ đòi Việtcộng tôn trọng Nhân Quyền của Quốc Dân Việtnam, chẳng cần đặt căn cứ quân sự ở Việtnam. Với Mỹ thì chỉ muốn giúp cho các nước trong khu vực đủ sức mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự để chủ động đối tác, đối thoại, bình đẳng với  nhau. Do vậy, Mỹ tỏ ra vừa ý với chủ trương ‘Lòng tin chiến lược’ của Nguyễn Tấn Dũng. Tại diễn đàn Đối Thoại Shangri-La, ngày 01/06/13, bộ trưởng quốc phòng Hoakỳ, Chuck Hegel đưa ra thêm chi tiết về chính sách của chính quyền Obama ‘ tái cân bằng’ hoạt động kinh tế, văn hoá, ngoại giao và quân sự của Mỹ đối với châu Á – Thái Bình Dương. Ông Hegel khẳng định: “Nỗ lực này sẽ không bị tác động bởi việc cắt giảm trong lãnh vực quốc phòng”. Ông nhấn mạnh rằng: “Năm 2020 không chỉ 60% lực lượng Hải Quân Mỹ sẽ được tập trung vào Thaí Bình Dương, mà còn có tới 60% lực lượng Không Quân, bao gồm sự hiện diện của một số loại phi cơ chiến đấu cường kích tối tân như F-22 Raptor và F-35 Joint Strike”. Là  cựu chiến binh Mỹ tại Việtnam. Ông cho hay: “Đã học được tầm quan trọng của việc Mỹ phải làm thế nào để tham dự một cách khôn ngoan ở Á châu”. Ngày 02/06/13, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung cộng. Thích Kiến Quốc, cầm đầu phái đoàn Trungcộng, tuyên bố tại Hội Nghị An Ninh Khu Vực Shangri – La: “Biển Hoa Đông và Hoa Nam (Biển Đông) là thuộc chủ quyền Trung Quốc”. “Đã quá rõ ràng, vì sao tàu chiến Trung Quốc tuần tra tại Hoa Đông và Hoa Nam”. “Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng về điều đó”. “Do vậy sự hiện diện của tàu chiến Trung Quốc và các hoạt động tuần duyên tại những vùng biển này là hoàn toàn chính đáng và không có gì phải bàn luận cả”. “Trung quốc sẽ tiếp tục các hoạt động tuần tra những vùng biển này”. Đây đúng là ngôn ngữ của kẻ cướp, cả thế giới đều biết, Trung cộng đã chiếm Hoàng Sa của Việtnam từ tay Việt Nam Cộng Hòa 1974 và chiếm Trường Sa từ tay Việtcộng năm 1988 và đang tranh chấp với Brunei, Malaysia, Philippines và Việtnam ở đây, và với Nhật bản ở Biển Hoa Đông.   Thế mà phái đoàn của Nguyễn Tấn Dũng ở hội nghị Shangri-La không dám có phản ứng gì. Trong khi đó ở Hànội và Sàigòn, đồng bào yêu nước, ngày 02/06/13, xuống đường “Chống Trung Cộng Xâm Lược”. Đòi Hoàng-Trườngsa về cho tổ quốc thì bị công an Việtcộng giải tán, đánh đập tàn bạo, bắt gần 30 người. Đáng lý, Nguyễn Tấn Dũng và nhà cầm quyền Hànội phải coi đây là một việc làm để tạo ra sức nặng hậu thuẫn cho lời tuyên bố của Dũng ở Đối Thọai Shangri-La mới đúng. Nhưng rõ ràng là bọn chúng vẫn sợ Tầu Cộng và vẫn ngoan cố chống lại với việc Mỹ đòi nhân quyền ở Việtnam. Khi mà một chính quyền chỉ biết theo lệnh quan thầy, dùng khủng bố và bọn côn đồ để dập tắt tiếng nói yêu nước công chính của người dân, thì làm sao có thể để cho Mỹ, các nước trong khu vực và thế giới có “Lòng Tin Chiến Lược” với chế độ Cộng Sản Việt Nam độc đảng, độc tài toàn trị theo kiểu Trung Cộng được?   Chính vì vậy, mà tại Quốc Hội Mỹ đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo về nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việtnam, và các hội đoàn người Việt đều được mời tham dự. Ngày 01/06/13, Đaị sứ Hoakỳ tại Việtnam, ông David Shear có cuộc gặp với cộng đồng Việtnam tại Little Saigon, miền Nam California. Mở đầu cuộc tiếp xúc ông Đại Sứ khẳng định: “Tiếng nói của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cực kỳ mạnh mẽ. Chúng tôi lắng nghe tiếng nói của quý vị từ Hànội, và người dân Việtnam cũng lắng nghe tâm tư đó. Chúng tôi lắng nghe quý vị một cách nghiêm túc”.“Chúng tôi rất quan ngại về mức độ căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông. Chúng tôi cũng cực kỳ quan ngại nếu bất cứ nước nào đang khẳng định chủ quyền trên Biển Đông lại sử dụng vũ lực”. “Tôi nghĩ tuần tới, Tổng Thống Obama cũng sẽ nói như vậy với chủ tịch Tập Cận Bình khi hai người gặp nhau tại California”. Xem vậy, vấn đề Việtnam, cũng đã đến lúc phải chuyển biến rồi.  
......

Biểu tình yêu nước: Cảm nghiệm về sự bất chính và tàn bạo

Hầu như hàng năm, sau mỗi kỳ có báo cáo nhân quyền của Mỹ hoặc Châu Âu, Việt Nam đều có bài học thuộc lòng và người phát ngôn lên đọc câu này: “Trước hết cần khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Mọi người dân được thực thi các quyền của mình trong khuôn khổ luật pháp”. Quyền tự do của Công dân Cũng có khi, nhà nước Việt Nam cho gắn những câu khẩu hiệu rằng thì là “Quyền con người là giá trị chung của các quốc gia, dân tộc”. Thế nhưng, mỗi khi bị chỉ trích nhân quyền Việt Nam sẽ biện bạch rằng: “Do khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị, trình độ phát triển, giá trị truyền thống văn hóa… nên cách tiếp cận về quyền con người của mỗi quốc gia có thể khác nhau”. Và cách “tiếp cận” như thế nào thì chắc chỉ có chính quyền Việt Nam mới hiểu và chấp nhận cách “tiếp cận” độc đáo khác với thế giới văn minh đó. Với tôi, cứ mỗi lần có sự kiện nào đó như vụ xử các giáo dân Thái Hà năm 2009, Xử án Đoàn Văn Vươn, Thánh lễ Thụ Phong Giám mục, Đại lễ ở các Giáo phận, các bạn trẻ học tập Quyền Con người tại công viên… lập tức tôi được chăm sóc kỹ càng. Nếu không bằng Giấy Triệu tập về bài viết, thì cũng một lý do ất ơ nào đó và hôm đó lên ngồi chơi ở Sở Công an hoặc cơ quan Công an nào đó suốt thời gian sự kiện kia chấm dứt. Thậm chí không còn lý do nào hay hơn, thì được Trưởng Công an Phường có lời mời đi uống bia… Riêng về biểu tình yêu nước, đã nhiều lần các đoàn thể mặt trận, cựu chiến binh, phụ nữ, phường và công an đến nhà “vận động” không đi biểu tình vì “đã có Đảng và nhà nước lo”. Thậm chí có vị còn “đã có ai xâm lược ai đâu”… nhiều đến mức phát bực và nói thẳng: Lần sau tôi không tiếp bất cứ ai về vấn đề này. Lần này, trên mạng có thông tin Biểu tình yêu nước vào Chúa Nhật 2/6/2013, sáng thứ 7 đã nghe điện thoại của Trưởng CA Phường gọi vào máy: Ông ở đâu đấy? - Đang đi có việc, có gì đấy? - Gặp nhau uống bia chút. - Đi vắng rồi, chưa về. - Khi nào về đấy? - Xong việc thì về, chưa biết khi nào. Sáng sớm Chúa Nhật: - Này, ông đang ở đâu? - Ở đâu thì ở chứ ông làm cái gì mà cứ như truy nã tôi thế? Tôi đã bảo đi vắng chưa về. - Lát nữa có lên Bờ Hồ không? Có đi biểu tình không? - Chưa rõ, nếu về kịp thì đi. Ở một đất nước mà quyền con người được tiếp cận bằng hình thức như Việt Nam, thì người dân được tự do là vậy đấy. Cuộc biểu thị lòng yêu nước quật cường Một lúc sau, Trưởng CA Phường vào bấm chuông, vợ tôi xuống mở cửa: - Anh hỏi gì đấy? - Vinh có nhà không em? - Anh ấy đi vắng. Trưởng CA Phường xô cửa đẩy ra, vợ tôi giữ lại: - Anh làm gì đấy? Mở cửa nhà tôi làm gì? - Anh vào nhà tí. - Chồng tôi đi vắng, anh vào làm gì? - Thì vào tí không được sao? - Không được, tôi mới ngủ dậy không mời anh vào nhà được. Thế là Trưởng CA Phường ra về và mấy chiến sĩ mặc thường phục cứ đứng phục sẵn ở ngõ nhà tôi mà không biết để làm gì. Kể ra cũng tốn tiền dân, tiền bạc cứ chi cho những việc vô bổ thế này, hèn chi cứ kêu nền kinh tế nguy ngập là chuyện không lạ. Tại Bờ Hồ Hoàn Kiếm, khi tôi về đến nơi, xung quanh dày đặc các loại công an, dân phòng, xe cảnh sát, xe bus đợi sẵn… cứ như chuẩn bị chiến tranh. Phía đầu Hàm Cá mập, một số người có mặt và dày đặc công an, chìm, nổi… đủ cả. Khi tôi đến, đoàn người đã tập trung và bắt đầu cuộc diễu hành. Tôi đứng chụp mấy kiểu ảnh. Chiếc xe cảnh sát bắt đầu phát loa chói tai, đại loại là: “Chúng tôi ghi nhận tấm lòng của đồng bào với Tổ Quốc và dân tộc… theo quy định của pháp luật”. Thế rồi sự ghi nhận đó được thể hiện ngay lập tức bằng hành động. Hàng loạt thanh niên không sắc phục được tung ra, giật tất cả băng rôn của những người yêu nước trên tay với nội dung“Biển Đông không phải ao nhà của Trung Quốc” “Phản đối đường 9 đoạn của Trung Quốc”… Những cụ già cầm mảnh giấy trên tay liền có năm, bảy thanh niên trai tráng xông vào bẻ tay, giật lấy các mảnh giấy ghi lên đó tấm lòng của họ đối với Tổ Quốc. Hàng loạt người bị bắt lên xe bus, hàng loạt cảnh sát, an ninh, dày đặc bu xung quanh những em nhỏ, những người đàn bà và các cụ già, hằm hằm nhìn họ như chực nuốt sống từng người. Những phóng viên nước ngoài thấy lạ chụp ảnh, ghi hình liền bị các nữ quái chặn lại, giơ tay che máy ảnh, đuổi đi. Tưởng như cuộc biểu tình thế là tan rã. Nhưng không, nhóm người còn lại lại tiếp tục bước tới, và giơ cao các khẩu hiệu bằng giấy phản đối Trung Quốc xâm lược. Lần này số người còn lại tiếp tục tiến bước bên cạnh chiếc xe cảnh sát lại phát loa “Chúng tôi ghi nhận tấm lòng của đồng bào với Tổ Quốc và dân tộc…” nhưng không ai biết cái “chúng tôi” đó là ai. Thế rồi, cuộc đàn áp lần thứ hai lại bắt đầu. Hàng loạt thanh niên lại xông vào giằng, cướp, xé và bắt đi một số người lên xe bus. Những người còn lại bị xé lẻ ra từng nhóm, mỗi nhóm, từng đàn thanh niên vây quanh và gầm gừ nhìn họ. Rồi cuộc hành trình biểu tình yêu nước lại tiếp tục lần thứ 3. Có lẽ quá choáng trước lòng yêu nước của người dân, lần này những người biểu tình đi được một quãng khá xa. Họ không hô khẩu hiệu, họ câm lặng cầm các biểu ngữ còn lại trên tay và tiếp tục bước đi. Cả đoàn người thành một cuộc biểu tình câm. Họ không nói, nhưng tiếng thét căm hờn của họ được diễn tả qua từng ánh mắt, từng bước chân can đảm và từng con người sắt đá. Dòng người đang đi trên đường Hà Nội nhìn họ mà thảng thốt, giật mình và tò mò. Sự câm lặng của người dân ngay dưới trời Thủ đô Việt Nam luôn lấy “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” để quảng cáo, giữa Thành phố Hà Nội vì hòa bình như một bầu không khí ngột ngạt, oi bức trước cơn bão. Tiếng loa phát thanh từ xe công an trở nên lạc lõng và vô vị. Càng phát thanh, người dân đi đường càng thấy rõ bản chất của nhà cầm quyền. Bởi ngay đằng sau lời nói là hành động ngược lại của họ. Không ai được biết có cái “chúng tôi” nào mà vừa mới leo lẻo “ghi nhận tấm lòng của nhân dân với Tổ Quốc” xong, lập tức bắt, cướp, xé nát các khẩu hiệu chống Trung Cộng. Cái “chúng tôi” đó là ai, mà vừa rời khỏi miệng câu “theo quy định của pháp luật” lập tức cho hàng đàn người không sắc phục, xông vào bắt người dân lên xe bus. Có lẽ chưa có luật pháp nước nào cho công dân được phép tự tiện bắt cóc công dân khác mà không có bất cứ một mệnh lệnh nào? Chừng như không thể chịu nổi sự bức bối của đoàn người biểu tình câm, cuộc đàn áp lần thứ 3 lại bắt đầu và khốc liệt hơn. Những thanh niên to lớn nhận được những cái chỉ tay là xông vào người dân như con thú say mồi, những người dân không tấc sắt trong tay, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, thậm chí những em bé mới có 5 tháng tuổi trên tay mẹ. Họ không thể kháng cự, và họ buộc phải lên xe bus. Nhìn những cảnh này, chợt nghiệm thấy câu thơ của cụ Nguyễn Du ngày xưa đang ứng nghiệm: “Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi”. Bị bắt Tôi đang đứng bên này đường, chụp vài hình ảnh cuộc vây bắt những người biểu tình đưa lên xe ở phía bên kia. Chợt thấy một người kéo mấy người lại và chỉ tay vào tôi. Người này tôi nhận ra ngay, đó là người có tên là Khương. Câu chuyện gặp gỡ người này cũng khá thú vị. Ngày 1/7/2012, đoàn biểu tình chống Trung Cộng bị chặn lại trên đường Điện Biên Phủ phải tiếp tục trở lại Bờ Hồ. Tôi đang cầm máy ảnh đi trên đường, chợt một giọng nói vang lên bên tai: “Đ.M thằng này, tao đánh mày chết mẹ mày bây giờ”. Tưởng có ai đang nói người khác, tôi quay đầu nhìn lại, một bộ mặt lỳ lợm đang ghé vào tôi. Chưa hiểu hắn ta là ai, tại sao có những lời khiếm nhã kiểu ngoài chợ như vậy, chắc hắn ít tuổi hơn tôi nhiều. Ngay lập tức, bà con giáo dân và những người biểu tình vây lấy bảo vệ cho tôi. Tôi đang ngạc nhiên chưa hiểu chuyện gì, thì bà con giáo dân cho tôi biết: “Thằng này là thằng Khương, nó là an ninh tôn giáo, chúng tôi không lạ gì nó”. Tôi không tin lắm, chẳng lẽ an ninh có loại người như vậy, vì tôi không hề biết anh ta, cũng chẳng có mối liên hệ nào. Tôi cứ kệ và đi tiếp chụp hình. Chợt anh ta đi lại phía tôi khi tôi đang giơ máy ảnh và khuôn mặt anh ta lọt vào ống kính. Anh ta bảo: ”Mày chụp cái l… à?”.Tôi bật cười trả lời: “Ơ, tôi tưởng là cái mặt anh chứ" Bà con quây lại, hắn bỏ đi. Từ đó tôi mới biết người này tên Khương. Hắn chỉ tay sang bên kia đường, nơi tôi đang đứng. Sau sự thầm thì và cái chỉ tay của Khương, một đám người lao lại phía tôi, khi đó tôi đã bước qua đường sang phía bên này, cách đoàn người biểu tình độ mấy chục mét. Đám người vây quanh và xông vào không nói không rằng dùng vũ lực đẩy tôi đi. Tôi nói: “Các anh là ai? Tại sao lại bắt tôi? Tôi làm điều gì sai? Các anh đang vi phạm pháp luật đấy”. Một giọng nói rít qua kẽ răng: “Luật pháp là cái l…, đi ngay”. Tôi bị đẩy lên xe bus chờ gần đó, không thấy bị động hay lúng túng, cũng chẳng lấy làm ngạc nhiên, chẳng nghĩ gì, chỉ thoáng trong đầu một câu hỏi: Sao an ninh và công an lại khoái cái l… đến mức khi nào cũng có thể nói ra mồm như thế? Chưa kịp tìm ra câu hỏi, thì họ đã đẩy tôi lên xe bus.
......

Tình hình và xu hướng chính trị tại Việt Nam hiện nay

Theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, hầu như giới quan sát, từ người Việt đến người ngoại quốc, đều đi đến kết luận giống nhau: Chưa bao giờ Việt Nam yếu như hiện nay.   Tuy nhiên, nói đến cái yếu của Việt Nam, phần lớn đều tập trung vào quan hệ đối ngoại, chủ yếu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có thể nói, ở châu Á, không có nước nào bị Trung Quốc “ăn hiếp” nhiều như Việt Nam. Với Nhật Bản hay Philippines, họ chỉ dòm ngó một hai hòn đảo; với Việt Nam, họ dòm ngó cả chùm đảo và cả một vùng biển mênh mông. Với các nước khác, lâu lâu họ đưa tàu đánh cá hay tàu hải giám lượn qua lượn lại vài vòng thị uy; với Việt Nam, họ tung tàu đánh cá và tàu hải giám ào ạt như vào chỗ không người, hơn nữa, còn bắt bớ, thậm chí, hãm hại cả ngư dân Việt Nam. Cũng có thể nói, trước sự đe dọa của Trung Quốc, không có nước nào có phản ứng nhu nhược như Việt Nam. Nhật Bản dám dọa đánh chìm tàu Trung Quốc, Philippines đem Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế, còn Việt Nam? Ngay cả một lời lên án, họ cũng không dám nói; và khi, trước áp lực của dân chúng, phải nói, thì chỉ nói một cách… thì thầm. Vừa lên án vừa run lẩy bẩy. Tuy nhiên, cái yếu của Việt Nam còn thể hiện ở nhiều lãnh vực khác nữa. Phân tích những cái yếu ấy, chúng ta dễ thấy xu hướng phát triển của tình hình chính trị tại Việt Nam hiện nay.   Trước hết là lãnh đạo yếu.   Nói đến lãnh đạo chủ yếu là nói đến đảng Cộng sản, và nói đến “yếu” là nói đến tương quan quyền lực với các thiết chế khác. Công thức phân quyền ở Việt Nam, ai cũng biết, là “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý”. Suốt hơn nửa thế kỷ, hầu như mọi quyền lực đều nằm trong tay đảng. Còn nhà nước, như chính lời thú nhận của Phạm Văn Đồng, người làm Thủ tướng lâu nhất ở Việt Nam (1955-1987), với những người quen: Chưa có ai làm Thủ tướng lâu mà bất lực như ông. Ông không những bị lép vế trước Lê Duẩn, Tổng Bí thư, mà còn bị lép vế cả trước Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng. Là Thủ tướng, Phạm Văn Đồng hoàn toàn không có quyền hạn gì trong việc chọn lựa, bổ nhiệm hoặc cách chức các Bộ trưởng hay Thứ trưởng, thậm chí, các giám đốc Sở ở địa phương. Quyền lực tập trung hết trong tay giới lãnh đạo đảng, chủ yếu là Tổng Bí thư. Tuy nhiên, sau Lê Duẩn, rõ ràng quyền lực của Tổng Bí thư cứ giảm dần. Quyền lực của các Tổng Bí thư kế tiếp Lê Duẩn, từ Trường Chinh (14/7/1986-18/12/1986) đến Nguyễn Văn Linh (1986-1991) và Đỗ Mười (1991-1997), không thể so sánh được với Lê Duẩn. Tuy nhiên, dù vậy, họ vẫn giống như những ông vua. Yếu thế, nhưng vẫn là vua. Chỉ từ Lê Khả Phiêu (1997-2001) trở đi, quyền lực của Tổng Bí thư mới bắt đầu mờ nhạt. Hơn nữa, càng lúc càng mờ nhạt. Nông Đức Mạnh (2001-2011) mờ nhạt hơn Lê Khả Phiêu. Đến nay, mờ nhạt nhất là Nguyễn Phú Trọng, người được lên làm Tổng Bí thư từ ngày 19 tháng 1 năm 2011.   Vai trò mờ nhạt của Nguyễn Phú Trọng thể hiện rõ nhất là qua hai lần thua cuộc trước Nguyễn Tấn Dũng. Lần thứ nhất, ở hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10 năm 2012, khi Nguyễn Phú Trọng liên kết với Trương Tấn Sang tấn công Nguyễn Tấn Dũng - người được gọi là “đồng chí X” -, nhưng cuối cùng, cả hai đều thất bại. Lần thứ hai, mới đây, ở hội nghị Trung ương 7 vào đầu tháng 5/2013, Nguyễn Phú Trọng lại thất bại trước Nguyễn Tấn Dũng lần nữa khi đề nghị đưa Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị nhưng bị Trung ương đảng bác bỏ. Thế vào đó, Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu. Cả hai đều là người của Nguyễn Tấn Dũng.   Có thể nói, trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, chưa bao giờ có một Tổng Bí thư nào lại thua cuộc một cách thê thảm và nhục nhã đến như vậy.   Nhưng việc Tổng Bí thư và cùng với ông, cả cái Đảng do ông lãnh đạo yếu thế và việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chứng tỏ quyền lực mạnh mẽ của mình như vậy có làm cho chính phủ mạnh hơn không?   Không.   Thủ tướng mạnh. Nhưng chính phủ vẫn yếu. Nguyễn Tấn Dũng mạnh đủ để thoát các đòn tấn công hiểm hóc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang, nhưng chính phủ do ông cầm đầu, trên nguyên tắc, vẫn phải được lãnh đạo bởi đảng. Các chính sách lớn vẫn do đảng quyết định.   Như vậy, ở đây, chúng ta thấy một nghịch lý: Người có chức năng lãnh đạo thì yếu; còn người mạnh lại không thể lãnh đạo. Hậu quả là ở Việt Nam hiện nay, giới cầm quyền, từ đảng đến chính phủ, chỉ quản lý (management) chứ không hề có lãnh đạo (leadership). Sự khác biệt căn bản giữa quản lý và lãnh đạo là với quản lý, người ta chỉ làm theo mệnh lệnh và chỉ nhắm tới những mục tiêu ngắn hạn; nhưng khi không có lãnh đạo, người ta vừa không có tầm nhìn xa lại vừa không có mệnh lệnh cụ thể để thực hiện. Một nền quản lý thiếu lãnh đạo bao giờ cũng vừa thiển cận vừa lúng túng, vá víu và đầy mâu thuẫn. Chúng ta có thể thấy rõ những điều đó qua các chính sách và cung cách làm việc của nhà cầm quyền Việt Nam những năm gần đây. Rõ nhất là qua cuộc thảo luận về thay đổi Hiến pháp do chính họ đề xướng. Thoạt đầu, bảo không có vùng cấm trong thảo luận; sau, lại lên án kịch liệt những người kiến nghị. Thoạt đầu, hứa hẹn như một sự thay đổi lớn lao; sau, cứ thu hẹp dần lại. Thoạt đầu, định thay đổi cả tên nước; sau, lại loại bỏ ý định ấy, v.v.. Nhưng nguy hiểm nhất là thái độ lúng ta lúng túng của họ trong việc đấu tranh với Trung Quốc để bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ. Ngoài vài lời thề nguyền là sẽ không bán nước, cho đến nay, vẫn không có ai trong giới lãnh đạo phác họa được một chiến lược rõ ràng, chưa nói đến việc có hiệu quả hay không. Một chút rõ ràng cũng không có.   Đảng lãnh đạo yếu, chính phủ cũng yếu, hậu quả tất nhiên là đất nước yếu theo. Tất cả những sự nhu nhược được đề cập ở phần đầu bài viết này đều là hậu quả của hai cái yếu ấy. Ngư dân Việt Nam đi đánh cá ngoài biển cả bị “tàu lạ” đâm chìm, bắt bớ hay giết chết, không có ai can thiệp. Dân chúng hàng ngày phải ăn uống hoặc tiêu dùng những thứ độc hại được nhập cảng chính thức hay qua các con đường không chính thức không hề được ai bảo vệ. Kinh tế ngày càng kiệt quệ, gánh nặng nợ nần trên đầu người càng ngày càng chồng chất, không có ai quan tâm. Những người có lòng với đất nước đứng lên chống lại Trung Quốc bị đối xử như tội phạm. Mở các trang báo ngoại quốc, mỗi khi thấy tin tức về Việt Nam, đoán mười lần đến chín lần đúng: tin xấu. Nếu không phải tham nhũng thì là trấn áp.   Đảng yếu, chính phủ cũng yếu. Vậy thì ai mạnh?   Thứ nhất, các phe phái mạnh.   Thật ra, đảng Cộng sản lúc nào cũng có nạn phe phái. Trong hồi ký của mình, Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng và Tổng biên tập báo Nhân Dân, giám đốc nhà xuất bản Sự Thật, kể, lúc Hồ Chí Minh còn sống và ngay cả trước mặt Hồ Chí Minh, các thành viên trong Bộ Chính trị cũng không thèm nói chuyện với nhau. Hồ Chí Minh khuyên mấy cũng không được. Nhưng, dù vậy, những sự xung khắc ấy chỉ dừng lại ở phạm vi cá nhân. Không có phe hay nhóm nào dám công khai chống lại phe Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Thành ra, Lê Duẩn và dưới bóng Lê Duẩn, Lê Đức Thọ tha hồ tác oai tác quái. Sau này, các phe phái nổi lên rõ hơn, nhưng không có lúc nào các phe phái lại tấn công nhau một cách công khai như bây giờ. Trước, nếu tranh chấp, hầu như chỉ dừng lại trong phạm vi mấy người trong Bộ Chính trị với nhau; bây giờ, chúng bày ra trước Trung ương đảng gồm cả gần 200 người; hơn nữa, còn tràn ra cả trước quần chúng, dù được ngụy trang dưới mật danh “đồng chí X”.   Thứ hai, vai trò của các nhóm lợi ích. Cần nói ngay, ở nước nào cũng có các nhóm lợi ích luôn tìm cách ảnh hưởng đến các chính sách của nhà nước. Ở các quốc gia dân chủ, các nhóm lợi ích ấy có thể là các nhà tài phiệt, các công đoàn, các tổ chức xã hội dân sự, các hội nghề nghiệp, v.v.. Các nhóm lợi ích ấy thường hoạt động công khai, một cách trực tiếp, dưới hình thức kiến nghị hoặc thậm chí, đình công và biểu tình, hoặc qua trung gian các cơ quan lobby chính thức, chuyên đi ngả tắt. Ở Việt Nam, trước đây, ngay cả sự hiện diện của cái gọi là “nhóm lợi ích” như thế cũng không thể có, thậm chí, không thể tưởng tượng được. Thế nhưng gần đây, các nhóm lợi ích ấy lại phát triển rất mạnh và khuynh đảo cả tình hình chính trị Việt Nam.   Theo Trần Kinh Nghị, chiến thắng của Nguyễn Tấn Dũng đối với Nguyễn Phú Trọng trong hai kỳ hội nghị 6 và 7 của Trung ương đảng vừa qua chính là chiến thắng của nhóm lợi ích đối với nhóm bảo thủ. Mới đây, trong bài “Đổi luật chơi trong đảng”, nhà bình luận chính trị Ngô Nhân Dụng cũng có quan niệm tương tự khi cho lý do chính khiến Nguyễn Tấn Dũng chiến thắng liên tiếp là nhờ biết sử dụng một thứ luật chơi mới: dựa trên tiền.   Thường, để cai trị, người ta sử dụng một trong hai, hoặc cả hai yếu tố: quyền và tiền. Quyền để khai thác lòng sợ hãi; tiền để kích thích lòng tham. Trước, người ta chỉ dùng quyền; bây giờ, người ta dùng cả quyền lẫn tiền. Theo Ngô Nhân Dụng: “Từ khi làm thủ tướng năm 2006, […] Nguyễn Tấn Dũng tập trung quyền điều động các xí nghiệp quốc doanh vào phủ thủ tướng, thay vì chia quyền cho các “bộ chủ quản” theo lối cũ. Từ đó, người đóng vai thủ tướng tạo cơ hội kiếm tiền cho tay chân của mình; phân phát cơ hội kiếm tiền để mua lòng trung thành của đồng đảng. Các ủy viên Trung Ương Ðảng được chia chỗ trong Hội Ðồng Quản Trị của các doanh nghiệp nhà nước. Các chương trình kinh tế đều nhằm tạo cơ hội kiếm tiền cho những thủ túc chứng tỏ lòng trung thành. Khi người dân Việt Nam nhận thấy cả guồng máy cai trị là một mạng lưới tham nhũng chằng chịt liên kết với nhau, người cầm đầu mạng lưới đó là ông thủ tướng.” Như vậy, cái mà Trần Kinh Nghị gọi là nhóm lợi ích ấy chủ yếu là những kẻ vừa có quyền vừa có tiền. Sức mạnh của Nguyễn Tấn Dũng so với Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang chính là sức mạnh của nhóm lợi ích vừa có quyền vừa có tiền ấy.   Sự thao túng của nhóm lợi ích ấy dẫn đến hai hệ quả:   Thứ nhất, nó tạo ra một vẻ dân chủ giả, thường được gọi là dân chủ trong nội bộ đảng (intra-Party democracy). Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật Thủ tướng, Trung ương đảng bác bỏ: Bộ Chính trị chịu thua. Tổng Bí thư đích thân đề cử Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị, Trung ương đảng bác bỏ: Tổng Bí thư chịu thua. Giới quan sát chính trị quốc tế, ở xa, dễ ngỡ đó là dân chủ. Nhưng không phải. Một là, thứ dân chủ nội bộ ấy không biến thành dân chủ xã hội (social democracy). Hai là, nó chỉ là cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ. Chứ không phải là dân chủ.   Thứ hai, sự thắng thế của các nhóm lợi ích vừa có quyền vừa có tiền ấy biến đảng Cộng sản thành một đám mafia không những khuynh loát chính trị mà còn vét kiệt hết tài nguyên của đất nước và tài sản của dân chúng, ngay cả của những người dân chưa ra đời (với số nợ khổng lồ nó tạo ra!).   Điều đáng chú ý là tất cả các hiện tượng trên, từ chuyện đảng và chính phủ yếu đến chuyện phe phái và các nhóm lợi ích mạnh đều cũng xuất hiện ở Trung Quốc. Trong bài “The end of the CCP’s resilient authoritarianism? A tripartite assessment of shifting power in China” đăng trên tạp chí The China Quarterly năm 2012, Cheng Li cũng phân tích các hiện tượng tương tự tại Trung Quốc. Chỉ có hai sự khác biệt lớn. Thứ nhất, ở mức độ: Cũng yếu, nhưng cái yếu của đảng và chính phủ Việt Nam ở mức trầm trọng hơn hẳn ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc, quyền hạn của Chủ tịch đảng chưa bao giờ bị thách thức một cách nghiêm trọng như ở Việt Nam. Quyền lực của Tập Cận Bình cũng như của Hồ Cẩm Đào chưa bao giờ lớn bằng Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình nhưng dù sao vẫn nghiêng trời lệch đất; cả Trung ương đảng cũng không dám chống lại. Thứ hai, theo Cheng Li, nhiều nhà phân tích chiến lược tin tưởng: đảng Cộng sản Trung Quốc có thể yếu và càng ngày càng yếu, nhưng đất nước Trung Quốc thì vẫn mạnh.   Còn Việt Nam?   Chính cái mạnh không cưỡng nổi của Trung Quốc là một tai họa cho Việt Nam. Việt Nam càng yếu, cái họa ấy càng lớn. Blog / Nguyễn Hưng Quốc    
......

Biểu tình vì chủ quyền đất nước tại Hà Nội ngày 02.06.2013

Như để thách thức dân tộc Việt Nam, không đầy 24 tiếng trước giờ biểu tình, hải quân Trung Quốc lại đâm chìm một tàu đánh cá của ngư dân Việt. Thêm một sinh mạng đồng bào chìm vào Biển Đông. Đứng trước tình trạng nhu nhược của nhà cầm quyền CSVN, từ Lương Thanh Nghị đến Nguyễn Tấn Dũng chỉ đánh võ mồm. Người Việt Nam không thể nào chấp nhận để đất nước Việt Nam dần dần rơi vào tay kẻ thù ngàn đời của dân tộc. Đồng bào trong nước đã đứng lên kêu gọi toàn dân xuống đường biểu tình Phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông. Trong khi Bắc Kinh ngày càng leo thang gây hấn trên biển Đông thì nhà cầm quyền Việt Nam vẫn ngồi yên với câu nói nước đôi về "niềm tin chiến lược" của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Singapore. Niềm tin giữa những ai? giữa đảng CSVN và đảng CSTQ? Câu trả lời có thể thấy qua việc công an đàn áp các cuộc biểu tình của người dân  từ ngày hôm trước tại Hà Nội và Sài Gòn. Hưởng ứng lời kêu gọi xuống đường biểu tình, sáng Chủ Nhật, 2.06.2013, lúc 08 giờ 30 tại khu vực Hồ Gươm - Hà Nội đã diễn ra cuộc biểu tình tuần hành mang theo các biểu ngữ chống Trung Quốc.       Nhiều người bị công an bắt đưa lên xe buýt chở đi. Trong số những người bị bắt có blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, bà Bùi Thị Minh Hằng, blogger Nguyễn Tường Thụy, blogger Lã Việt Dũng, blogger Trương Văn Dũng... Xin xem tiếp loạt Tin Nhanh về cuộc biểu tình vì chủ quyền đất nước ngày 2/6/2013: Tin Nhanh Số 8: Những tiếng nói tiêu biểu trong ngày biểu tình vì chủ quyền Đất Nước Tin Nhanh Số 7: Công an xác nhận lãnh đạo bảo kê cho Trung QuốcTin Nhanh Số 6: Làm sao công an bênh vực nổi chính sách Hèn với Giặc - Ác với Dân?Tin Nhanh Số 5: Tàu còn không sợ, sá gì công an!Tin Nhanh Số 4: TÀU KHỰA, HÃY CÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG!Tin Nhanh Số 3: Công an không thể chận hết mọi ngã đường...Tin Nhanh Số 2: Biểu tình trên đường phố - Biểu tình ngay tại nhà - Nối kết nhau qua mạngTin Nhanh số 1: Biểu tình ngày 2/6/2013 - uống đường vì Tổ Quốc   Xin xem tiếp  Youtube: Biểu tình chống Trung Quốc gây hấn - Hà Nội ngày 02/06/2013http://www.youtube.com/watch?v=_R8-R6OWtR0&feature=player_embedded Công an tấn công dân trong đồn Lộc Hàhttp://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=2IbU9uCpNqo#!      
......

Lan man về cái tên

Nói với đầu gối hoài mệt quá, bây giờ chuyển qua nói chuyện lan man cho quên sự đời. Nhân đọc bài "Tên nước..." của JB Nguyễn Hữu Vinh tự dưng lại nghĩ về những cái tên. Ông Diệm, vốn là người Hán học, nên rất khó chịu với những cái tên dân dã, nôm na ở Nam Bộ, ông chuyển hoặc đặt mới hàng loạt tên tỉnh và huyện theo từ Hán Nôm như: Trúc Giang, Định Tường, Kiến Hòa, Long An, Vĩnh Long... Trong khi đó ở ngoài Bắc, đất nghìn năm văn vật, lại do ảnh hưởng chủ trương làm trong sáng tiếng Việt của ông Hồ nên hàng loạt danh từ Hán Việt đã dùng quen từ thời cụ Hòang Xuân Hãn bổng dưng được dịch ra tiếng Nôm. Hỏa Tiển ra Tên lửa, Trực thăng ra Lên thẳng, Nữ dân quân ra Dân quân gái, Bạch ốc ra Nhà trắng, Hồng thập tự ra Chữ thập đỏ... Qua thời ông Duẩn, đất nước thống nhất, cái gì cũng muốn to ra, dài ra, cao lên... nên các danh xưng cứ thế làm ra cho càng dài càng phức tạp mới càng oai vệ.   Chợ biến thành trung tâm thương mại, vườn biến thành công viên văn hóa (như vườn Tao Đàn thành công viên văn hóa Tao Đàn, viết và đọc ra nghe muốn đứt hơi)...   Nhưng sợ nhất là tên các bộ và các cơ quan nhà nước. Từ xưa đến nay chưa thời kỳ nào có tên bộ dài và phức tạp như thời nầy. Sính dùng chữ Hán như thời nhà Nguyễn mà họ lại đặt tên cho các bộ ngắn gọn nhất: bộ Học, bộ Hình, bộ Lại, bộ Binh, bộ Nông... Thời chính phủ Trần Trọng Kim và sau đó là các chính phủ Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm, do số lượng bộ tăng lên và do ảnh hưởng bởi cụ Hoàng Xuân Hãn nên tên các bộ được đổi ra dài hơn một chút để dễ phân biệt như: bộ Quốc Phòng, bộ Giáo Dục, bộ Ngoại Giao, bộ Nông Nghiệp, bộ Tư Pháp, bộ Thông Tin, bộ Văn Hóa... Thời nay thì không biết do lặm phải cái giống gì mà các ngài cao kiến ở trung ương lại đặt tên các bộ dài lê thê, viết ra văn bản muốn oải luôn: bộ Giáo Dục và Đào Tạo, bộ Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn, bộ Thông Tin và Truyền thông, bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, bộ Lao động Thương binh và Xã hội... Người ta quên rằng danh xưng hay cái tên là biểu tượng ngắn gọn nhất áp cho một sự vật để dễ gọi, dễ nhớ chứ không phải là nơi để định nghĩa hay trưng ra hết tất cả chức năng của sự vật. Ta không thể gọi cái ghế là cái có- bốn- chân- dùng- để- ngồi, cáibàn là cái có-bốn-chân-dùng-để-đặt- chén -bát- hoặc- sách- vở, cái giường là cáicó- bốn- chân- dùng- để- ngủ -và -để- ấy...không ai lẩn thẩn một cách kỳ cục như vậy. Ấy mà người ta lại đặt tên các bộ theo cái tư duy đó để gây khó cho chính mình và gây khó cho nhân dân mỗi khi viết văn bản hoặc muốn nhớ. Trong cái bộ Nông Nghiệp, ông muốn phát triển nông thôn hay ông muốn dẹp bỏ nông thôn để phân lô kiếm lợi là toàn quyền của ông, ông cứ ghi vào trong quy định chức năng của nó, hà cớ gì ông phải đưa hết lên cái tên cho nó dài ra cả thước như vậy? Tương tự như vậy chỉ cần ngắn gọn là bộ Xã Hội là đủ rồi, vì có cái bộ xã hội nào lại không có chức năng lo cho thương binh, cho người tàn tật, cho người lao động và lo về các vấn đề xã hội khác... Cũng vậy, cái tên nước vì muốn cho oai nên cũng hay đặt cho to, cho dài, cho kêu. Ta là người Việt thì đặt tên nước Việt là đủ rồi. Tuy vậy, vì nước ta khi xưa quá bé, ông bà ta mặc cảm nên đáng ra chỉ cần đặt thêm chữ Đại vào thành ra Đại Việt là đủ oai rồi. Nhưng vua Đinh Tiên Hoàng thấy chừng đó vẫn chưa đủ độ oai, ông bèn thêm chữ Cồ vào nữa thành ra là Đại Cồ Việt, oai quá trời luôn, vì vừa Đại và vừa Cồ. Nhưng cũng dễ hiểu thôi, vua Đinh từ một người chăn trâu đi lên nên tư duy không thể khác hơn. Qua thời nhà Lý, thấy không cần phải xừng cồ ra mới oai nên vua bỏ chữ Cồ đi còn lại Đại Việt. Đây là tên nước dùng qua nhiều triều đại và lâu nhất. Sau nầy, Nguyễn Ánh có lẽ thấy đất nước có thêm phần phía Nam nữa nên lại muốn đổi thành Nam Việt cho đầy đủ chăng? Nhưng Nam Việt lại trùng với Nam Việt của Triệu Đà là bao gồm cả lưỡng Quảng của Tàu, nên vua Tàu đề nghị đổi lại Việt Nam để khỏi gây ra hiểu nhầm giữa hai nước.    Quốc hiệu Việt Nam ấy dùng đến tận ngày nay, và theo tôi như vậy là đủ rồi, không cần phải thêm đầu, thêm đuôi gì vào cho nó to dài ra làm gì, để rồi mai mốt, mắc công con cháu lại thay đổi nữa cho mệt và tốn kém. HNC nguồn: http://huynhngocchenh.blogspot.com/2013/05/  
......

Chuyện thường ngày

Tôi là người không ưa và thường phê phán chế độ Cộng Sản, có nhiều người biết và hiểu rõ quan điểm này của tôi. Tuy có đồng tình, nhưng ít người tin rằng sẽ có sự thay đổi cho xã hội Việt Nam. Cô gái trẻ mà tôi thường gặp và quý mến một hôm khuyên tôi rằng: “Xã hội này bất công, điều đó em hiểu và cũng không ưa gì nó. Tuy nhiên em nghĩ mình hãy sống an phận vì không thay đổi được gì đâu”. Tuy ngạc nhiên nhưng tôi không bất ngờ với lời nói của cô, vì đó là suy nghĩ và tâm trạng chung của nhiều người Việt Nam. Nó cho thấy sự cam chịu và bất lực của họ trong việc thay đổi và cải tạo cái xã hội Cộng Sản đầy bất công, thối nát. Vì rằng chế độ độc tài này đã phát triển thành một lực lượng toàn trị, kiểm soát mọi hoạt động của đời sống xã hội. Tôi bình thản trả lời cô gái: “Cảm ơn em đã có lời khuyên. Tuy nhiên xưa cũng như nay, xã hội tiến lên được là nhờ ở những con người cho  rằng họ thay đổi được chứ không cam chịu chấp nhận hiện tại”. “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”, đó là nhan đề một bộ sách nổi tiếng gồm 6 tập của tác giả Andrew Matthews, được giới trẻ ngày nay háo hức tìm đọc. Nội dung khẳng định một chân lý rằng: Con người chỉ thay đổi khi họ thực sự muốn thay đổi. Và cuộc đời sẽ thực sự thay đổi khi chúng ta nhìn nhận nó với một nhãn quan mới, chứ không phải bằng ánh mắt u ám của sự thất vọng hiện tại.   Do đó mà chúng ta không nên giữ một cái nhìn thiển cận đối với cuộc đời, không bị những nguyên lý cũ mèm của cái xã hội sai trái mà chúng ta đang sống trói buộc và kìm kẹp. Chỉ có như vậy thì những ý thức hệ mới mẽ và tốt đẹp mới có cơ hội vươn lên những mầm xanh tươi tốt, để rồi nở hoa kết trái dâng đời. Ngày nay, chế độ độc tài với một bộ máy quyền lực toàn trị đang trói buộc và khống chế xã hội Việt Nam ta. Nó dung túng và bảo vệ những giá trị sai trái và cũ mèm của ý thức hệ Cộng Sản, cấm đoán tư tưởng dân chủ tốt đẹp. Một hệ thống các tổ chức xã hội – chính trị do nhà nước lập ra cũng tích cực tham gia vào quá trình đi ngược với quy luật đó. Những giá trị dân chủ chân chính, vốn là quyền lợi cơ bản của người dân đã bị ngập chìm trong mớ bòng bong giả tạo. Khiến cho người dân không còn phân biệt được sự thật, khi mà người ta cố tình tạo ra một xã hội với những chuẩn mực dối trá hiện hữu. Vì thế mà nói, nếu không có một thiên hướng cao quý, không có một nhận thức và bản lĩnh sống vững vàng, thì người dân dễ sa vào sự sợ hãi và bất lực. Từ đó mà có tư tưởng phó mặc và cam chịu số phận, tùy nghi cho cái ác thống trị hoành hành. Trong lần nói chuyện khác, một anh bạn nói: - Nực cười cho kiểu dối trá của người Cộng Sản. Họ tham nhũng và vơ vét người dân kiệt quệ, nhưng lại tuyên bố là không tơ hào đến cái kim sợi chỉ của dân... Dừng lại một phút để nuốt cái cục tức đang ứ lên đầy cổ, anh đỏ mặt nói tiếp: - Phải rồi, cái kim sợi chỉ của dân thì họ đụng đến làm gì. Chủ yếu là ăn cướp tài nguyên đất nước, đất đai, tài sản và mồ hôi công sức của nhân dân thôi. Như thế mới là ăn cướp chứ, vậy là vừa được tiếng vừa có miếng. Vừa tham nhũng vơ vét nhưng lại được tiếng tốt thanh liêm. Hay nói cách khác là “Vừa ăn cướp vừa la làng”. Đảng ăn cướp của dân, nhưng bắt dân phải biết ơn và ca ngợi. Thế mới là cao tay và tàn nhẫn chứ, có lẽ chỉ có người Cộng sản mới làm được như vậy, không có kẻ thứ hai trên đời. Vì vậy mà việc đấu tranh để xóa bỏ sự bất công giả dối đó là trách nhiệm của toàn dân, để xã hội được công bằng hạnh phúc. Văng vẳng trên cao cái cột điện, loa phường lại đang phát bài “Người Mông ơn Đảng”, nghe xúc động và đầy sự ban phát. Đám dân đen bên dưới nhìn nhau cười khẩy mà rằng “Người Kinh nó đã coi ra gì, huống gì là người Mông?”. Xin được giải thích ngay, người Kinh tức là dân tộc Việt chiếm đa phần dân số Việt Nam ta hiện nay. Mà có riêng gì người Mông, mà người Tày, người Mường... họ đều bắt phải biết ơn Đảng cả, nói chung là cả dân tộc phải biết ơn đảng. Sự giả dối vì thế đã trở nên phổ cập và lan tràn, trở thành những giá trị sống dưới thời Cộng Sản. Người dân vì thấy sự giả dối và sự ác tràn ngập mà thấy nản chí. Nhưng họ quên mất một điều quan trọng là xã hội có độc tài toàn trị, thì chúng ta mới cần phải đấu tranh để giành lại quyền tự do dân chủ về mình. Cái xấu cái ác có ngự trị thì chúng ta mới phải thay đổi để cái tốt đẹp được thay thế và hiện hữu. Niềm tin đó ở trong mỗi con tim và khối óc chúng ta, hãy thay đổi bản thân để đổi thay xã hội. Hãy tin rằng chúng ta làm được, và sự thật là lịch sử bao giờ cũng làm được. Đó là quá trình tồn tại và phát triển mang tính quy luật của xã hội loài người. Đừng vì những khó khăn trở ngại, đừng để sự sai trái vây bọc và điều khiển suy nghĩ chúng ta. Hãy luôn là bản thân mình, bởi mỗi cá nhân chúng ta là một thực thể tự do cả về thể xác lẫn tâm hồn. Tạo hóa ban cho chúng ta điều đó, các giá trị của thời đại cũng bảo vệ chân lý đó. Hãy vững tin vào chân lý, và đó là khởi nguồn cho sự thay đổi tốt đẹp của xã hội chúng ta. MinhVăn -  31/5/2013 Nguồn: http://diendanctm.blogspot.de/  
......

Bỏ Lề Đảng, Về Phía Lề Dân

Sự kiện blogger Trương Duy Nhất bị bắt vì những bài viết khách quan vạch trần mặt trái tiêu cực của xã hội, một lần nữa, chứng minh rằng làn sóng những người bỏ lề đảng về phía lề dân đang ngày càng gia tăng.   Ông Trương Duy Nhất từng làm việc cho báo Công an Quảng Nam – Đà Nẵng, sau này chuyển sang làm báo Đại Đoàn Kết. Nghe tên hai tờ báo này một người bình thường cũng dễ dàng nhân ra đây là hai tờ báo quyết liệt bảo vệ cho chủ trương chính sách nhà nước, hay nói khác hơn là công cụ để mị dân, giữ vững quyền cai trị của đảng cộng sản. Nhưng một ngày đẹp trời, ông Trương Duy Nhất đã quyết định bỏ viết báo chuyển sang viết blog. Slogan “một góc nhìn khác” đã chứng minh mạnh mẽ quan điểm của Trương Duy Nhất sau khi bỏ báo lề đảng, đó là cái nhìn xoáy vào thực tế cuộc sống chứ không phải múa bút theo chỉ thị của đảng cộng sản. Anh không chấp nhận làm kẻ bồi bút cho nhà cầm quyền mà mạnh dạn đứng về phía người dân đang thống khổ, mất quyền con người. Những ai am hiểu đời sống chính trị Việt Nam sẽ nhận ra “phong trào” bỏ lề đảng về phía lề dân không chỉ mới bắt đầu từ thời Trương Duy Nhất. Nhiều trước đây, Nguyễn Vũ Bình, một đồng nghiệp của Trương Duy Nhất tại báo Đại Đoàn Kết đã có nhiều bài viết cổ xúy cho dân chủ tự do và đa nguyên đa đảng đã bị cộng sản tống giam. Nhưng giờ đây, anh vẫn kiên trì đấu tranh mà không hề tỏ ra sợ hãi hay luyến tiếc.   Một nhân chứng sống động nữa là trường hợp của nhà báo Huy Đức. Trong khoảng thời gian làm cho báo lề đảng, anh được đánh giá là một cây bút sắc sảo, đầy nội lực. Dân trong nghề thường kháo nhau rằng, trong thời gian anh viết cho báo Tuổi Trẻ, những cán bộ cao cấp từ Hà Nội vô Sài Gòn phải tránh mặt Huy Đức vì anh có những câu hỏi phỏng vấn quá khó trả lời. Với tài năng và uy tín như thế, nếu chịu ngoan ngoãn theo lời đảng, Huy Đức hoàn toàn có một vị trí xã hội cao. Nhưng rồi anh đã viết nhiều bài “trái ý” đảng và nghiệp làm báo của anh bắt đầu gặp nhiều khó khăn. Đến một ngày, khi quyển truyện Bên Thắng Cuộc ra mắt, người ta hoàn toàn tin rằng Huy Đức đã đứng hẳn về phía lề dân. Blogger hay facebook của anh được xếp hạng top đối với những ai quan tâm đến vấn đề chính trị và xã hội Việt Nam.   Một nhân vật đình đám khác trong làng báo lề đảng phải nhắc đến là Huỳnh Ngọc Chênh. Anh đã từng có một vị thế khá cao trong báo Thanh Niên. Rời khỏi tờ báo này anh đã trở thành một blogger nổi tiếng với nhiều bài viết hay về tình hình Việt Nam. Phải thừa nhận rằng từ khi chuyển sang lề dân, anh nổi tiếng hơn hẳn thời còn làm báo lề đảng. Kết quả là giải thưởng quốc tế mà anh nhận được cách đây chưa lâu.   Gần hơn nữa, một cái tên nhắc đến là mọi người lập tức ồ à thán phục đó là nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên. Anh đã dũng cảm phản bác lại ý kiến phê bình những người thẳng thắn góp ý trong đợt sửa đổi hiến pháp của ông Nguyễn Phú Trọng, một người mà xét về tổng thể quyền lực ngang hàng với vua tại Việt Nam. Nhà báo trẻ này không sợ bị kết tội“phạm úy” dám lên tiếng để bảo vệ cho người dân thấp cổ bé miệng, tức giận nhưng sợ hãi không dám bài tỏ chính kiến. Hành động can đảm của anh đã thực sự góp phần thức tỉnh nhận thức về quyền con người.   Chắc chắn còn rất nhiều nhà báo lề đảng đã theo lề dân nhưng vì hiểu biết giới hạn, và vì khuôn khổ của bài viết mà người viết chỉ nêu ra những cái tên tiêu biểu kể trên. Do bài viết đề cập đến những nhà báo nên cũng xin mạn phép không nhắc đến những nhà văn tên tuổi đã tự nguyện từ bỏ đảng để viết những gì chân thật nhất về bản chất cộng sản. Vấn đề chính mà người viết muốn nêu ra ở đây là vì sao ngày càng có nhiều nhà báo bỏ đảng cộng sản?   Giống như ở bất cứ xã hội nào, những nhà báo ở Việt Nam vốn là những người nắm bắt dòng thời sự, và chuyển biến xã hội nhanh hơn nhiều đối tượng xã hội khác. Bản thân họ có nhiều cơ hội để biết và hiểu rõ những gì đã và đang xảy ra trong môi trường xã hội họ đang sống. Lúc đầu, có thể vì nỗi lo cơm áo, vì trách nhiệm họ đành chấp nhận giả điếc, giả mù để tránh rắc rối. Nhưng rồi khi đã sống quá lâu với cái xấu, những người có lương tri có cái dũng, đã cảm thấy mình cần phải làm điều gì đó để giữ lại điều tốt đẹp cho cuộc đời. Thế là họ đã lên tiếng mà bất chấp sự hiểm nguy sẽ đến với mình. Họ không thể im miệng mãi trước sự suy đồi đến mức mục rũa của chế độ. Một cách rất tự nhiên, họ đứng vào lớp người tiên phong chống lại sự cai trị độc tài, phi dân chủ và phi nhân quyền ở đất nước Việt Nam thân yêu.   Điều này cho thấy quyền con người là một nhu cầu bức thiết, mà con người dù sống trong hoàn cảnh nào, cũng phải đấu tranh để giành lấy cho bằng được.   Vì vậy, tôi tin rằng sau Trương Duy Nhất sẽ còn nhiều nhà báo lề đảng sẽ công khai đứng về phía người dân. Bởi vì, tầng lớp trí thức sẽ không bao giờ chấp nhận khuất phục trước sự bá đạo, lừa dối và phi nhân của đảng cộng sản. Nguồn: Thất Lĩnh, Danlambao Blog  
......

Hiệu ứng Trương Duy Nhất

Vài tháng trước, một người từng tham gia những hoạt động không được chính quyền Việt Nam ưu ái như biểu tình, kiến nghị, đồng thời là tác giả của một số bài viết thẳng thắn về những đề tài nhạy cảm đăng trên blog cá nhân, chia sẻ với tôi rằng cho đến nay ông vẫn an toàn và sự an toàn đó có ý nghĩa lớn, vì nó giúp những người khác bớt sợ hơn. Quả thật số người không còn sợ hay đã bớt sợ bộ máy trấn áp của chế độ chưa bao giờ tăng nhanh như trong thập niên vừa qua tại Việt Nam, và một phần quan trọng là do được khích lệ bởi sự an toàn tương đối của cá nhân một số người đi ở hàng đầu. Cho đến Chủ nhật vừa rồi, blogger Trương Duy Nhất thuộc về số ấy. Song việc ông bị bắt khẩn cấp một lần nữa cho thấy: bảo hiểm chính trị ở Việt Nam chỉ đảm bảo một điều duy nhất, đó là: nó không bảo đảm điều gì hết.   Trương Duy Nhất đã chuẩn bị sẵn chỗ dựa lập luận để tránh cho mình khỏi trở thành nạn nhân của bộ máy trấn áp một cách vô ích. Bài trả lời một nhân vật Tom Cat nào đó của ông là tổng kết của những lập luận này, không ai có thể bảo vệ ông xuất sắc hơn. Ông trình bày mình như một tiếng nói độc lập chứ không đối lập, một nhà báo tự do chứ không li khai, một người phát ngôn chính kiến riêng chứ không bất đồng chính kiến, phản biện chứ không phản động, phản đối chứ không chống đối. Ông không treo biển “Kính Đảng, trọng chế độ, yêu Bác Hồ” [i], không trưng hình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không đồng tình với mọi biểu hiện chống cộng cực đoan, không đi biểu tình, chưa bao giờ kí tên vào một bản tuyên bố hay kiến nghị, và bất chấp những tấn công và đe dọa từ nhiều phía vẫn không rời góc nhìn KHÁC của mình. Trong nhiều năm trời, ông đi ở ranh giới giữa an toàn và mạo hiểm mà tỉ lệ có thể là 51 % nghiêng về an toàn. Một số người có cảm giác rằng thời gian gần đây, tỉ lệ ấy đã đảo ngược, Trương Duy Nhất đã ngày càng đi xa hơn trong quan điểm phê phán chế độ và đó là một trong những lí do khiến ông bị bắt. Tôi cho rằng mọi phỏng đoán đều vô nghĩa, vì không có một biểu giá an toàn nào cố định trong một chế độ công an trị, trừ biểu giá duy nhất là không làm gì hết. Ảo tưởng về những vùng an toàn nào đó, trớ trêu thay, được nuôi dưỡng trên mảnh đất đầy mìn, gài bởi chính sách chia để trị, kết tinh thành thủ pháp điêu luyện nhất của bộ máy an ninh Việt Nam. Người chưa bị đụng tới có thể là một cái thớt hữu ích cho con dao bổ xuống người nằm trên thớt. Hay đơn giản hơn, những người còn đi xa hơn Trương Duy Nhất mà vẫn an toàn chẳng qua là “của để dành”, nói theo cách dân dã của blogger Người Buôn Gió, cho những thao tác khác trong chiếc hộp đen của bộ máy quyền lực mà chúng ta chịu đựng và dung dưỡng. Quan sát từ những bản án chính trị trong ba năm gần đây (2011, 2012, 2013), tôi nhận thấy hai đặc điểm đáng lưu ý: Thứ nhất, tuyệt đại đa số những người bị kết án đều không phải là đảng viên Đảng Cộng sản [ii]. Thứ hai, tuyệt đại đa số những người bị kết án đều không ở trong biên chế cán bộ, nhân viên, công chức các cơ quan Đảng và nhà nước [iii]. Ông Trương Duy Nhất thỏa mãn cả hai đặc điểm này. Khả năng vụ điều tra ông được đình chỉ như trong trường hợp ông Phạm Chí Dũng, đảng viên, cán bộ Thành ủy TPHCM khi bị bắt, có vẻ như xa vời. Trở lại với câu chuyện mở đầu bài viết này, vâng, tôi đồng ý rằng người ta bớt sợ khi dựa lưng vào an toàn. Nhưng điều đáng nói hơn là: người ta có thể can đảm lên, khi chứng kiến người khác thách thức mạo hiểm và đường hoàng chấp nhận cái giá của hành động đó. Trương Duy Nhất rất chú trọng đến hiệu ứng thông điệp của các hình ảnh. Ông từng ca ngợi hình ảnh hiên ngang của Cù Huy Hà Vũ, hình ảnh trong trắng, đĩnh đạc của Nguyễn Phương Uyên. Bức hình chụp ông trong ngày bị bắt cho thấy một Trương Duy Nhất khỏe mạnh và tự chủ, không một nét khiếp nhược. Tôi hoàn toàn tin rằng nếu phải đứng trước tòa, ông sẽ là một hình ảnh đẹp và hình ảnh ấy sẽ có ý nghĩa lớn, vì nó gây cảm hứng cho lòng can đảm, cũng như blog Một góc nhìn khác của ông đã góp phần quan trọng để giới blogger Việt Nam bớt e sợ, khi ông còn an toàn. © 2013 pro&contra [i] Ngay sau khi Trương Duy Nhất bị bắt, chủ nhân của blog “Kính Đảng, trọng chế độ, yêu Bác Hồ” này, nhà báo kì cựu Đào Tuấn, người có nhiều bài viết nhạy bén và thẳng thắn mà tôi thường xuyên theo dõi, lập tức lên tiếng với bài “Cái còng và khẩu súng không thể chĩa vào Nhất”. Nhưng một ngày sau, bài ấy chỉ còn là mã 404 trên chính trang của chủ blog. [ii] Riêng ông Vi Đức Hồi từng là giám đốc trường Đảng một huyện ở Lạng Sơn, nhưng đã trở thành thành viên Khối 8406 và bị khai trừ Đảng nhiều năm trước khi bị bắt. [iii] Ngoại lệ duy nhất là ông Đinh Đăng Định, giáo viên trung học phổ thông ở Đắk Nông. Nguồn:  procontra.asia   
......

Các chức sắc 5 tôn giáo họp mặt tại DCCT

VRNs (30.05.2013) – Sài Gòn – Các tôn giáo phản đối hành động vô đạo đức và phi pháp của công an. Sáng hôm qua, ngày 29.05, khi thấy hai an ninh vào trong khu vực nhà thờ DCCT Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng, phía Đức Mẹ, ngồi quay lưng vào trong, với thái độ bất kính với nơi tôn nghiêm của tôn giáo, cha Giuse Đinh Hữu Thoại, chánh văn phòng DCCT đã đến mời hai anh an ninh này ra ngoài. Anh an ninh mặc áo thun sọc đen trắng ngang phản ứng mạnh mẽ, đưa tay chỉ và xỉa xói cha Thoại. Lúc đó, phóng viên Huyền Trang của VRNs cũng đến để làm việc, và nhận ra chính anh an ninh này là người đã đánh cô Huyền Trang dã man trong đồn công an vào ngày xét xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. Viên an ninh này không chịu ra, với lý do tự nhận mình là người Công giáo. Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, bề trên chánh xứ, đến mời anh ta ra, anh ta cũng lập lại mình là người Công giáo, và không chịu ra. Cha Bề trên hỏi: “Anh tên thánh gì?” “Gioan”, viên an ninh trả lơi. Cha bề trên hỏi “Gioan nào?” Viên an ninh ấp úng không trả lời được. Anh ta tự nhận mình là người xóm 3, cha xứ yêu cầu anh ra khỏi nhà thờ và mời bố mẹ ra gặp cha xứ nói chuyện, nếu là người Công giáo. Anh ta lấy xe đi ra một cách tức tối, tiếp tục chỉ vào cha Thoại nói năng thô tục và nặng lời. Khi các chức sắc của Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài giáo Tây Ninh đến, nhiều nhân viên an ninh khác lại xuất hiện ở khu vực nhà sách. Một anh tiếp tục tỏ thái độ không phù hợp với nơi thờ tự, cha chánh xứ lại mời ra. Anh này cương quyết không ra, phải đợi đến khi thầy Phêrô Phạm Công Thuận, giáo sư Anh ngữ, đến kéo tay, dẫn anh ta ra ngoài mới chịu ra. Hết ý với an ninh! Cũng sáng nay, Hòa thượng Thích Không Tánh, tổng vụ trưởng vụ Từ thiện xã hội, Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất đã gọi điện thoại báo cho VRNs biết là công an bao vây chùa Liên Trì, không cho thầy ra khỏi nhà. Cũng tương tự như vậy, mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, từ sáng sớm đã ra bến xe để đi Sài Gòn, nhưng công an đã gây áp lực cho bà mục sư, và buộc bà phải gọi ông mục sư về để đợi công an gọi đi làm việc. Một lần nữa, công an Việt Nam giới thiệu mình là những người xâm phạm quyền tự do đi lại của các công dân, chức sắc tôn giáo. Phản ứng với sự việc này, cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy nói: “Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa bị sách nhiễu nhiều, không cho ông tham gia Hội đồng liên tôn, để lên tiếng về vấn đề nhân quyền cho VN. Chính công an đã cản trở. Chính mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, tối hôm qua đã nói với tôi sẽ đi, nhưng sáng nay công an ngăn chặn. Cộng sản VN viết Hiến pháp là công dân được tự do đi lại, nhưng chính cộng sản đã phản bội HP của mình, vậy viết làm gì?” Cụ Hội trưởng cũng đề nghị các tổ chức Nhân quyền của LHQ phải chú ý vấn đề này. Quý vị ra tuyên bố nhân quyền mà không có chế tài với những nước không thực hiện như VN thì cũng không ích gì. Ông Chánh trị sự Hứa Phi, Hội thánh đại đạo, Tam kỳ phổ độ tòa thánh Tây Ninh nói: “Chúng tôi các chức sắc tôn giáo hẹn với nhau đến DCCT Sài Gòn để bàn với nhau cách hướng dẫn các tín đồ tôn giáo đi vào con đường chân thiện mỹ để cho xã hội để ngày càng văn minh hiện đại… Hòa thượng Thích Không Tánh và mục sư Nguyễn Hoàng Hòa đã bị cản trở không đến được. Như vậy tôi xét rằng nhà nước VN đã vi phạm vào quyền công dân VN. Ngăn cản các chức sắc tôn giáo hội họp với nhau là nhà nước vi phạm tự do tôn giáo”. Bà Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng cho biết: “Chúng tôi đến với nhau để bàn về niềm tin các tôn giáo, để đấu tranh cho bất công trong xã hội, và làm cho đất nước VN có tự do dân chủ. Việc cấm Hòa thượng Thích Không Tánh và Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa đến với chúng tôi là nhà nước VN vi phạm các điều 17, 18 và 19 trong Bản tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền, tức là quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do lập hội. Qua việc ngăn cản này, chúng tôi thấy VN vi phạm trầm trọng những gì mình đã ký kết”. Cha Giuse Đinh Hữu Thoại cho biết: “Tôi được giáo dân báo là an ninh đến rất đông, bao vây quanh cổng nhà thờ và vào ngồi bên trong hành lang nhà thờ. Đích thân tôi đã mời một an ninh ra khỏi nhà thờ, vì đây là nơi tôn nghiêm, không có chuyện đến đây để quan sát theo dõi. Anh an ninh này rất hung hăng, như thể muốn hành hung cả tôi. Chúng tôi thách thức cơ quan công an chứng minh được chúng tôi vi phạm pháp luật. Còn nếu chúng tôi không vi phạm pháp luật thì chúng tôi lên án hành vi lạm quyền của công an, xâm nhập vào khu vực nhà thờ bất hợp pháp”. Ông Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, tộc đạo Châu Thành, Vĩnh Long nói: “Chúng tôi lên án nhà đương cuộc thường rêu rao có tự do dân chủ, tôn trọng nhân quyền, nhưng sáng nay mục sư Nguyễn Hoàng Hoa đã bị ngăn không đến được nhà thờ DCCT để cùng chúng tôi bàn về vấn đề xã hội và nhân nghĩa. Hòa thượng Thích Không Tánh cũng bị ngăn cản không ra khỏi chùa được. Đây là bằng chứng xác thực và hùng hồn nhất là nhà đương cuộc Đảng CSVN nói một đàng, làm một nẻo”. Những nội dung thảo luận cụ thể của các chức sắc thuộc 5 tôn giáo trực tiếp sáng nay và qua điện thoại sẽ được chúng tôi công bố trong thời gian sớm nhất. PV. VRNs Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2013/05/30/cac-chuc-sac-5-ton-giao-hop-mat-tai-dcct/  
......

Sau sự cố mất điện diện rộng, lại nói về an toàn điện hạt

Một hệ thống điện hai chiều gồm nhiều nhà máy điện nối với nhau để cộng tác cung cấp điện cho những vùng tiêu thụ. Nó gần giống nhưng tinh vi hơn  một hệ thống cung cấp nước có nhiều giếng nước bơm vào một dòng ống lớn để cung cấp nước cho toàn vùng. Nếu thiết kế khéo thì hệ thống bền vững; không khéo thì hệ thống hay lên xuống thất thường, có khi xuống tới 0 khi ống chính bị bể. Nếu đường dây lớn (như đường dây 500 KV Bắc-Nam) bị cắt, và nếu nơi dùng điện không tiếp được điện từ đường dây nào khác, thì cả một vùng bị tắt điện như đã có thể xảy ra ngay tại Mỹ. Khói bốc trên trung tâm điện hạt nhân Fukushima , ngày 14/03/2011. Reuters Một hệ thống điện hai chiều gồm nhiều nhà máy điện nối với nhau để cộng tác cung cấp điện cho những vùng tiêu thụ. Nó gần giống nhưng tinh vi hơn  một hệ thống cung cấp nước có nhiều giếng nước bơm vào một dòng ống lớn để cung cấp nước cho toàn vùng. Nếu thiết kế khéo thì hệ thống bền vững; không khéo thì hệ thống hay lên xuống thất thường, có khi xuống tới 0 khi ống chính bị bể. Nếu đường dây lớn (như đường dây 500 KV Bắc-Nam) bị cắt, và nếu nơi dùng điện không tiếp được điện từ đường dây nào khác, thì cả một vùng bị tắt điện như đã có thể xảy ra ngay tại Mỹ.   Một nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) luôn luôn cần điện để làm nguội tâm lò và bể chứa nhiên liệu đã sử dụng. Đường dây dẫn điện ra cũng là đường dây dẫn điện vào khi nhà máy ĐHN không hoạt động. Nếu đường dây này bị cắt, như trường hợp Fukushima, thì nhà máy phải dùng điện cứu cấp do động cơ tua-bin tại chỗ làm ra và do các pin lớn luôn luôn nằm sẵn. Nếu cả hai hệ thống cứu cấp này không chạy, như trường hợp Fukushima, thì ta có nạn nóng chảy trong vòng vài giờ vì các thanh nhiên liệu, nhất là trong tâm lò, rất nóng, do phóng xạ tiếp tục sinh ra nhiệt lượng bằng khoảng 100 MWt khi nhà máy có công suất 1000 MWe như Ninh Thuận. Số nhiệt này phát ra trong nhiều ngày tháng, có thể làm sôi và bay hơi 160 m3 nước trong một giờ. Vì thế, hệ thống làm nguội nước cũng phải có nhiều nước lạnh hoặc có máy làm nguội nước nóng. Nếu không có nước, các thanh nhiên liệu nóng lên trên 1500 độ và sụp đổ thành đống trong lò, tuôn ra rất nhiều phóng xạ, làm nhà máy ĐHN nằm chết vĩnh viễn và tiếp tục tuôn ra phóng xạ như trường hợp Chernobyl ở Nga và Fukushima ở Nhật. Fukushima xảy ra là do “hành động của trời” – rất hiếm có động đất và sóng thần xảy ra cùng một lúc – làm hỏng toàn thể đường dây dẫn điện và các hệ thống cấp cứu tạo điện. Nhưng người  ta cũng đã sai lầm khi thiết kế các hệ thống điện cấp cứu quá thấp để sóng thần tràn vào; cùng là các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng lại quá cao để khó tiếp nước hoặc giữ nước khi bể bị nứt. Nhưng tai nạn Chernobyl thì hoàn toàn do con người gây ra, bởi thiết kế vật lý không an toàn và các nhân viên khoa học lại quá tự tin khi làm thí nghiệm tại nhà máy. Xác suất tai nạn tại các nhà máy giống Chernobyl cao hơn tại các nhà máy giống Fukushima. Nhà máy Ninh Thuận thuộc loại PWR, khác với Chernobyl và Fukushima. Chúng lại được thấm nhuần các bài học của các tai nạn này, cho nên có thể khẳng định là “an toàn” hơn. Tuy nhiên, yếu tố “Việt Nam” làm Ninh Thuận cũng dễ xảy ra tai nạn. Nước ta dài và hẹp, hệ thống điện dựa vào đường dây Trường Sơn không thể bảo đảm một sự cố  bị cắt điện vừa qua sẽ không xảy ra hằng năm hoặc hằng 10 năm. Các nước  tiên tiến thiết kế sự cố mất điện như thế hằng 1.000 tới 10.000 năm. Hơn nữa, ai cũng biết là phần đông người Việt Nam ta, từ người công nhân cho tới ông tiến sĩ, chưa có truyền thống cẩn thận, an toàn, ngăn nắp, khiêm tốn để bảo đảm là các hệ thống điện và nước cứu cấp của ta có thể hoạt động như thiết kế mặc dầu trong lúc rất bất ngờ. Như tôi đã viết nhiều lần, nhà máy ĐHN sẽ là một gánh nặng cho con cháu ta khi những người chủ trương nó không còn sống mà hứng chịu cái việc  làm nông nổi của mình. Nhà máy này không tương xứng với trình độ kỹ thuật và kinh tế của nước ta. Nó quá lớn cho một vùng và quá nhỏ cho toàn quốc, vì thế sẽ tốn kém nhiều khi truyền điện tới các nơi tiêu thụ. Nó quá đắt so với các nguồn điện khác và so với thu nhập của người dân. Nó phụ thuộc vào nước ngoài gần như 100%, gây phí tổn ngoại tệ và nạn nằm ốm không sản xuất điện khi một thiết bị trong cả nghìn thiết bị không nhập cảng kịp. Nó sẽ là nơi tranh cãi giữa ta và các công ty quốc tế trong 10 năm tới và mọi tổn phí ta sẽ phải chịu. Nó sẽ là điểm dễ phá hoại nhất bởi chiến tranh với nước ngoài hoặc bởi các phần tử khủng bố trong chính xã hội ta. Các nước giàu hơn ta ba bốn lần như Mã Lai và Thái Lan chưa làm điện hạt nhân vì họ có tầm nhìn, không huyênh hoang liều mạng như ta. Họ lo cho hạnh phúc của người dân môt cách bền vững chứ không khoe khoang một phương diện nào đó. Người dân chỉ cảm thấy hạnh phúc khi không phải lo hằng ngày về cái ăn, sức khỏe, việc làm, an ninh cho cá nhân, an ninh cho hàng xóm láng giềng, môi trường sạch sẽ, và cơ chế dân chủ. ĐHN Ninh Thuận không đóng góp gì đặc biệt cho hạnh phúc đó. Nó sẽ chỉ làm ta lo thêm và nghèo hơn. P.L.Đ. Nguồn: Boxitvn.net  
......

Việt Luận phỏng vấn ông Lý Thái Hùng

Việt Luận: Ông có thể cho biết mục đích chuyến đi Úc của ông lần này? Lý Thái Hùng (LTH): Trước hết xin cảm ơn Ban Biên Tập Báo Việt Luận đã cho tôi có cơ hội được chia sẻ đến quý đồng hương tại Úc Châu về tình hình đấu tranh của phong trào dân chủ tại Việt Nam và những nỗ lực của đảng Việt Tân. Mục đích chuyến đến Úc Châu của tôi lần này nằm trong khuôn khổ chung là hướng dẫn một số hướng hoạt động cho các cơ sở đảng Việt Tân tại Úc trong tình hình mới hiện nay, đồng thời gặp gỡ một số thân hữu và quý vị nhân sĩ để trao đổi thêm về những hợp tác hỗ trợ cho phong trào dân chủ đang có những chuyển biến tích cực tại quê nhà. Việt Luận: Tình hình chính trị tại Việt Nam có nhiều biến động trong thời gian gần đây, chẳng hạn như sự chia rẽ trong đảng CS, các phong trào đòi hỏi tự do dân chủ, kinh tế xuống dốc, sự bất mãn chế độ của người dân…, ông có thể cho biết đường lối tranh đấu hiện nay của đảng Việt Tân? LTH: Thưa anh, một cách tổng quát, chúng tôi nhìn những diễn biến của tình hình Việt Nam hiện nay là đảng CSVN sẽ không còn có thể tồn tại lâu nữa. Mặc dù đang bị đàn áp nặng nề nhưng phong trào dân chủ Việt Nam đang như ngọn triều dâng với số người tham gia ngày càng nhiều, dũng cảm và triệt để; trong khi đảng Cộng sản Việt Nam lại rơi vào thế bị động, cố thủ trong lô cốt ngõ cụt giáo điều, do những phân hóa trầm trọng không chỉ trong thượng tầng lãnh đạo mà còn từ mọi cấp trước sự phá sản về niềm tin xã hội chủ nghĩa. Hình ảnh tiêu biểu nhất của đảng CSVN hiện nay là tình trạng bè phái trong đảng dựa trên tiền và quyền lợi để khuynh loát lẫn nhau, đang làm suy yếu khả năng kiểm soát của đảng. Do đó để đẩy cho CSVN mất dần khả năng kiểm soát và giúp cho phong trào dân chủ tại Việt Nam lớn mạnh và liên tục tạo áp lực đáng kể, buộc CSVN phải thoái lui, đảng Việt Tân đã và đang tiếp tục tiến hành một số nỗ lực sau đây: Thứ nhất là tiếp tục quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động để giúp cho người dân vượt qua sự sợ hãi, cùng nhau liên kết thành số đông và công khai lên tiếng đòi hỏi CSVN phải đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của người dân. Đồng thời đẩy mạnh chiến dịch Tự Do Internet để phá vỡ bưng bít thông tin của CSVN. Thứ hai là liên kết và hỗ trợ các nhà dân chủ, các trí thức yêu nước và các thanh niên sinh viên để cùng đấu tranh trên các mặt trận như giúp dân oan, chống Trung Quốc, chống khai thác Bauxite, giúp công nhân lao động đình công đòi cải thiện cuộc sống. Thứ ba là vận động các tổ chức phi chính phủ, chính giới và bộ ngoại giao các quốc gia để lên tiếng áp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền và ngưng các chính sách trả thù các nhà dân chủ, Blogger. Thứ tư là hỗ trợ tài chánh và phương tiện cho các dân oan, nhà dân chủ, các blogger, các thanh niên sinh viên khi bị sa cơ để không bị chế độ cô lập tài chánh hay ngưng đấu tranh vì thiếu phương tiện. Những nỗ lực của Việt Tân tuy còn rất giới hạn nhưng chúng tôi đã phần nào gây cho CSVN  những áp lực rất lớn trên ba mặt: quốc tế, truyền thông và hỗ trợ phương tiện cho các nhà dân chủ trong thời gian qua. Chính vì thế mà CSVN đã tìm mọi cách tấn công và truy bức các hoạt động của Việt Tân như gán ghép Việt Tân là khủng bố để qua đó tìm cách cô lập tiềm lực hoạt động. Nhưng phải nói là CSVN đã hoàn toàn thất bại và họ  càng tấn công VT khủng bố họ càng bị quốc tế lên án. Việt Luận: Theo ông, để thay đổi tình hình bế tắc tại VN hiện nay, những yếu tố nào là quan trọng nhất? LTH: Yếu tố quan trọng nhất cần phải thực hiện ngay, đó chính là xóa bỏ thể chế chính trị độc tài và tôn trọng ý nguyện của người dân. Thể chế chính trị mà người dân Việt Nam mong muốn thay đổi đó chính là một nhà nước dân chủ đích thực, chính quyền phải tôn trọng và thực thi đúng đắn các quyền căn bản của người dân, dựa trên bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Để đạt được những thay đổi căn bản nói trên, phía CSVN phải thể hiện đầu tiên: -Ngưng ngay các hành vi bán nước quá nguy hiểm hiện nay. Ngưng ngay việc tiếp tay với Bắc Kinh bịt mắt dân tộc Việt Nam về mối quan hệ hữu hảo không hề có. -Thả hết những tù nhân lương tâm, những nhà yêu nước đang bị giam giữ một cách phi lý và phi nhân trong suốt mấy thập niên vừa qua. -Trực tiếp đối thoại TRƯỚC HẾT với giới trí thức, các nhà dân chủ, các nhà yêu nước ngay tại quốc nội một cách nghiêm túc. Các đảng viên Việt Tân chúng tôi trong nước sẽ cùng đứng với các nhà yêu nước trong giai đoạn thử thách cam go đó. -Từng bước bỏ các điều luật đang xiềng xích đất nước như điều 4 Hiến pháp, điều 79, điều 84, điều 88 luật hình sự, v...v... Việt Luận: Quan điểm của đảng Việt Tân như thế nào đối với việc đảng CSVN kêu gọi người dân góp ý thay đổi hiến pháp? LTH: Việc nhà cầm quyền CSVN tung ra chiến dịch sửa đổi hiến pháp lần này nhắm vào 2 mục tiêu: 1/Tạo hình ảnh tôn trọng nhân quyền khi họ đưa hẳn một chương về quyền con người trong hiến pháp mới mà trước đây chưa hề có;  2/Nâng cấp bộ máy hành chánh nhà nước mà cụ thể là gia tăng quyền của chủ tịch nước để kiềm chế bớt sự lộng quyền của thủ tướng vì dần dần vai trò tổng bí thư đảng sẽ bị lu mờ. Khi thấy rõ ý đồ của nhà cầm quyền CSVN như vậy, việc họ kêu gọi người dân góp ý kiến chỉ là tạo dáng vẻ “dân chủ hình thức” hay là mị dân mà thôi. Hôm 20 tháng 5, báo cáo trước quốc hội về tình hình góp ý kiến hiến pháp, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cho biết là trong non 5 tháng có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý. Và theo ông Nguyễn Phú Trọng nói trong diễn văn bế mạc hội nghị lần thứ 7 của trung ương đảng khóa XI,  hôm 11 tháng 5 thì  “tuyệt đại đa số” người dân đã tán đồng nội dung sửa đổi hiến pháp 1992. Đối chiếu với chủ trương và những phát biểu của lãnh đạo CSVN về kết quả góp ý, chúng ta  thấy rõ là CSVN không để ý gì đến nguyện vọng thay đổi của người dân. Đây là bản chất sợ thay đổi, nhất là thay đổi chính trị của mọi chế độ độc tài.  Kinh nghiệm của các cuộc cách mạng dân chủ từ thập niên 1980 khi biến cố Đông Âu xảy ra cho đến nay, chính những trì hoãn thay đổi và đàn áp mạnh mẽ của các chế độ độc tài đã làm gia tăng sự căm phẫn và đưa đến tình trạng “tức nước vỡ bờ” kết liễu chính họ một cách chóng vánh. Việt Luận: Theo ông, tình hình chính trị quốc tế hiện nay có những thuận lợi và bất lợi nào trong việc tranh đấu tự do, dân chủ cho Việt Nam? LTH: Tình hình chính trị quốc tế hiện nay rất thuận lợi cho cuộc tranh đấu của chúng ta. Xu thế chính trị của thế giới hiện nay là dân chủ hóa toàn cầu. Đồng thời nhờ cuộc cách mạng tin học với sự ra đời của mạng xã hội, quyền con người hiện được thế giới đề cao hơn bao giờ hết và những chế độ độc tài không còn có thể bưng bít thông tin đối với người dân. Sự kết hợp đấu tranh và phát huy chính nghĩa dân tộc theo nguyên tắc đấu tranh bất bạo động trong thời đại Internet đã như rơm khô bén lửa, bộc phát mạnh mẽ và lan tràn nhanh chóng.    Cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước của người Việt Nam phải nói là được sự đồng tình và ủng hộ của hầu hết các chính quyền, nhân dân và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Có ba thành phần quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh của chúng ta gồm: -Những tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân Xá Quốc Tế, Quan Sát Nhân Quyền, Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc… -Những tổ chức phi chính phủ (NGOs) giúp gia tăng quyền con người, tự do internet, bảo vệ người dân tại những xứ độc tài như Tổ chức phóng viên không biên giới, Defend for Defender, Media Defend… -Những chính giới và bộ ngoại giao các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ, Úc Châu, Pháp, Cộng đồng EU, Canada…. Đa số những thành phần quốc tế nói trên đều hỗ trợ rất thuận lợi dưới nhiều hình thức như trao giải thưởng, giúp đỡ tài chánh, lên án sự đàn áp hay áp lực chế độ Hà Nội giảm án. Điểm bất lợi nếu có là đối với một số chính quyền vì những quan hệ ngoại giao tế nhị đã chưa có những áp lực đủ mạnh mà thôi.  Tuy nhiên, điều mà chúng ta cũng cần quan tâm để ý là người Việt Nam phải tự lực gánh vác lấy công cuộc đấu tranh của mình, không thể ỷ lại hay mong chờ những giúp đỡ hoàn toàn từ bên ngoài. Việt Luận: Nhiều người có thắc mắc là tại sao những người trẻ trong nước chẳng hạn như mới đây là Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha… chỉ vì thể hiện lòng yêu nước mà bị đảng CSVN kết án từ 6 đến 8 năm tù, trong lúc đó có một số thành viên của đảng Việt Tân từ hải ngoại về VN tranh đấu như TS Nguyễn Quốc Quân (Mỹ), bà Võ Hồng (Úc)… thì chỉ bị bắt giam một thời gian ngắn rồi được thả? Ông có thể giải thích tại sao có sự khác biệt này? LTH: Thưa anh, đây cũng là điều dễ hiểu, vì những người từ nước ngoài như Úc Châu, Hoa Kỳ, Nhật Bản về nước đấu tranh đều mang giấy thông hành của quốc gia liên hệ. Khi bị bắt vô cớ, CSVN phải có nghĩa vụ báo cho tòa đại sứ của quốc gia liên hệ biết và đương nhiên bộ ngoại giao của quốc gia có công dân bị bắt phải làm cho ra lẽ. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân hay chị Võ Hồng vào Việt Nam với giấy tờ hợp lệ và họ bị bắt hoàn toàn không có lý do chính đáng. Vì thế mà chính giới và nhiều tổ chức nhân quyền đã áp lực Bộ ngoại giao Hoa Kỳ hay Úc đòi hỏi CSVN phải thả những công dân này của họ vô điều kiện và cuối cùng CSVN đã phải âm thầm trục xuất. Trong khi đó những nhà dân chủ và những đảng viên Việt Tân sống tại Việt Nam khi bị CSVN bắt giữ, hoàn toàn không có lý do chính đáng; nhưng phải chịu sự ràng buộc và chi phối bởi luật rừng của CSVN. Thế giới lên tiếng, chính quyền nhiều quốc gia can thiệp nhưng CSVN núp sau cái gọi là “không được can thiệp nội bộ” để trốn tránh những áp lực này. Trước ngày CSVN mang sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ra xử tại Long An hôm 16 tháng 5, Tổ Chức Human Right Watch đã lên tiếng yêu cầu CSVN không thể đưa ra tòa và kết án một người chỉ phân phối truyền đơn chống Trung Quốc, và gọi đó là tuyên truyền chống chế độ. CSVN đã làm ngơ. Lý do là sự lên tiếng của Human Right Watch tuy có tác động trong dư luận nhưng CSVN sợ làm phật lòng Bắc Kinh nếu ngưng hay xử nhẹ vụ án. Điều mà tôi muốn chia sẻ thêm ở đây là từ một nơi an bình, tự do, một số đảng viên Việt Tân về nước tham gia đấu tranh, dù bị bắt và bị cầm tù trong một thời gian ngắn đi chăng nữa, họ muốn bày tỏ tinh thần “đồng cam cộng khổ” với những hy sinh và gian lao của các nhà dân chủ tại quốc nội. Chúng ta hiện rất cần nhiều người từ hải ngoại về nước – dù có bị ở tù một thời gian ngắn – nhưng đó là những cơ hội để chia sẻ những hy sinh của đồng bào quốc nội và nhất là gây sự chú ý của dư luận quốc tế về những hành động vi phạm nhân quyền, đàn áp chính trị của CSVN.  Việt Luận xin cám ơn ông Nguồn: Việt Luận
......

Tên nước và cái máng lợn ăn sứt mẻ của ông lão đánh cá

Như vậy, cuối cùng thì cái gọi là Quốc hội Việt Nam vẫn quyết định không thay đổi tên nước, vẫn là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vấn đề này, cuối cùng thì nói theo cách nói dân gian “mèo vẫn hoàn mèo” hoặc nói cách khác là lại “trở về cái máng lợn ăn sứt mẻ” trong câu chuyện Người đánh cá và con cá vàng. Cái tên Thông thường, theo Từ điển Tiếng Việt, “tên” ngoài các nghĩa khác thì có một nghĩa là “Từ hoặc nhóm từ dùng để chỉ một cá nhân, cá thể, phân biệt với những cá nhân, cá thể khác cùng loại”. Tên nước thuộc loại này, nghĩa là từ hoặc nhóm từ chỉ một đất nước để phân biệt với các nước còn lại. Nếu như cái tên người, thường người đó không được chủ động đặt tên và cái tên được đặt khi còn nhỏ, với mong muốn của bố mẹ, của người lớn cho đứa bé những điều tốt đẹp. Thế nên, khi lớn lên nhỡ có không đẹp, không tốt như cái tên, thì cũng đành chấp nhận. Chẳng hạn, có thể đặt tên Bạch Tuyết cho một cô gái mà khi lớn lên thì da đen nhẻm. Hoặc đặt tên Dũng cho một cậu bé mà khi lớn lên lại nói lời trước, nuốt lời sau, chẳng thấy dũng chút nào. Có người mang tên là Minh Triết mà chẳng thấy “minh” cũng không thấy “triết” ở đâu, thậm chí cứ mở mồm là làm trò cười cho thiên hạ. Có sao đâu, thay đổi cái tên người không phải đơn giản và dễ dàng. Thế nhưng, để phân biệt rõ hơn từng con người cụ thể, người ta thường kèm theo cái tên đó chức danh, nghề nghiệp hoặc đặc điểm cá nhân. Chẳng hạn, Giáo sư Ngô Bảo Châu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, rồi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Dũng Râu lẩu dê, Hoàn Béo bia hơi, Chó Chị Dậu, Minh Râu Lẩu Dê…   Và tên nước cũng tương tự. Thông thường tên nước được đặt bằng một cụm từ nào đó để chỉ chế độ chính trị, xã hội của đất nước đó kèm với cái tên gốc ít thay đổi. Do chế độ chính trị xã hội có thể thay đổi, nên tên nước rất có thể đổi thay theo từng thời kỳ phát triển khác nhau. Chẳng hạn, Vương quốc Campuchia đã thay đổi tên nước ba lần trong vòng có 14 năm. Từ Cộng hòa Nhân Dân Campuchia, rồi Nhà nước Campuchia và bây giờ là Vương quốc Campuchia.   Thế nên, việc thay đổi tên nước, thường người ta phải căn cứ vào chế độ chính trị và bản chất xã hội cụ thể của đất nước đó tại thời kỳ đó. Việt Nam, cũng từ cái tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rồi thành Cộng Hòa XHCN Việt Nam. Nghĩa là nước Việt Nam với chế độ Cộng hòa XHCN. Cụm từ Dân chủ, Cộng hòa là thông thường, phổ thông, có thể ở những mức, những trình độ khác nhau nhưng còn có thể hình dung ra để mà đặt tên. Riêng cái Xã hội Chủ nghĩa là một trạng thái hết sức mơ hồ và ảo tưởng. Ảo tưởng đến mức, gần cả hai phần ba thế kỷ, người dân Việt Nam được phát động đủ mọi cuộc cách mạng XHCN, phong trào XHCN, xây dựng con người XHCN, tự hào với chế độ XHCN… Thậm chí ngay cả người dân còn buộc phải “Yêu nước là yêu CNXH”, chùa chiền còn xác định là “Đạo pháp – Dân tộc – CNXH” hẳn hoi. Thế mà đến khi hỏi cái CNXH nó là gì, mặt mũi nó ra sao? Ngay cả ông trùm cộng sản là Tổng bí thư cũng đều tá hỏa tam tinh thú nhận là không biết nó thế nào, mà chỉ là “sẽ dần dần sáng tỏ”. Sáng tỏ đâu chẳng thấy, chỉ thấy càng ngày người ta càng sáng ra rằng đó là cái tranh vẽ thật đẹp, càng ngày mưa gió càng bóc đi những mảng sơn phết lên đó lòi ra sự ảo tưởng và vô vọng, không có thật. Thế thì, khi gắn tên nước với một trạng thái không có thật, ảo tưởng vô vọng, người ta nghĩ gì và giải thích ra sao? Các nhà “ný nuận” và lập pháp ra sức bảo vệ cái không ai không thấy là vô lý đó một cách rất hài hước nhưng rất quyết liệt. Hài nhất là những lý luận, nghe rất cùn và rất… ngây thơ. Họ không hề sợ tiết lộ bí mật quốc gia là trình độ cùn của các ông nghị nhà ta hết sức cao vời. Tôi lại nhớ câu chuyện cách đây 4 năm. Một sĩ quan An ninh khá cao cấp mời tôi đến một quán café khi để tranh luận một số vấn đề nhằm khai hóa cho tôi. Câu chuyện khá dài và nhiều chi tiết, trong đó có một chi tiết như sau: Tôi nói: – Ngay cả cái tên nước là Cộng hòa XHCN là sự mạo danh, không chính đáng, ở ta đã là CNXH hay chưa? - Bây giờ VN chưa phải là CNXH, nhưng sẽ tiến đến CNXH, đó là mục tiêu sẽ hướng đến nên đặt tên nước ghi như vậy là đúng chứ sao lại sai. - Nếu bây giờ một cậu bé phấn đấu để sau này làm Thủ tướng, mục đích của nó rất rõ ràng nhưng nó đang là học sinh, vậy nó có thể in danh thiếp là “Thủ tướng nước Việt Nam Trần Văn Quai” để giao dịch với mọi người được không? - Như thế thì không được, anh đang là học sinh, là công nhân hay nông dân thì chỉ ghi đúng như vậy thôi chứ, chắc gì anh ta đã làm được thủ tướng. - Nhưng mục đích, mục tiêu của nó là sẽ làm thủ tướng, cũng như Việt Nam có mục tiêu là CNXH, sao nước ta chưa đến CNXH lại ghi là CNXH được mà nó lại không được ghi danh thiếp là Thủ tướng? Thôi, cứ cho là có thể nó không được làm thủ tướng đi, vì nó khó, nhưng chắc chắn nó sẽ làm được điều này, là nó sẽ chết. Vậy danh thiếp nó có thể ghi là “Hồn ma Trần Văn Quai” để đi giao dịch được không? Anh ta bối rồi rồi im lặng.   Ngụy biện… cùn của các ông nghị   Hôm nay, nghe các đại biểu của dân lại tiếp tục giọng điệu như anh sĩ quan an ninh kia cho nhân dân cả nước, nghe mà oải.   Ông Phan Trung Lý trình bày trước Quốc hội rằng thì là “việc giữ nguyên tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế”. Còn Thượng tướng Lê Hữu Đức, ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền, Đặng Đình Luyến, Lê Đắc Lâm, Nguyễn Xuân Tỷ, Huỳnh Văn Tí… cũng dứt khoát quan điểm: “Không đổi tên nước”. Bởi một mặt người dân, tổ chức quốc tế, bạn bè thế giới đã quá quen thuộc với quốc hiệu nước ta; hàng triệu, hàng triệu người dân với biết bao thế hệ đã và đang tự hào với tên nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Mặt khác, nếu đổi tên nước như một số đề xuất thì vô cùng lãng phí, tốn kém mà không mang lại ích lợi gì cho nhân dân”. Nghe những cách giải thích này, người ta có cảm giác họ đang coi nhân dân Việt Nam như đàn bò, bảo sao nghe vậy, chỉ đằng nào thì đi đằng đó?   Nếu các ông nghị cho rằng cái tên nước hiện nay “người dân, tổ chức quốc tế, bạn bè thế giới đã quá quen thuộc với quốc hiệu nước ta; hàng triệu, hàng triệu người dân với biết bao thế hệ đã và đang tự hào với tên nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” thì tự các ông ấy đã vả vào mồm “đảng ta” đã chủ trương thay đổi tên nước từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành CHXHCNVN vào năm 1976. Chỉ vì cái tên đó còn nổi tiếng hơn bây giờ là cái chắc. Khi đó Việt Nam vừa mới “đánh thắng hai đế quốc to” vừa mới “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu”, đến mức “người nước ngoài mơ rằng “sau một đêm ngủ dậy được trở thành người Việt Nam”… chứ đâu phải như bây giờ nghe nói đến Việt Nam chỉ nghe nói đến nghèo đói, tham nhũng và suy thoái, tệ nạn. Nếu các ông nghị cho rằng “nếu đổi tên nước như một số đề xuất thì vô cùng lãng phí, tốn kém mà không mang lại ích lợi gì cho nhân dân”. Vậy thì sao các ông không nói thật to, thật rõ cho dân nhờ khi Quốc hội giơ tay để biểu quyết mở rộng Thủ đô. Sao các ông không gào lên thật lớn khi nhà nước chi hàng ngàn tỷ đồng vào Đại lễ Ngàn năm Thăng Long mà đến giờ chưa ai biết con số tổng kết là bao nhiêu, chỉ biết là rất lớn? Sao các ông không kêu to lên, khi đảng ta chủ trương đập phá cả Hội trường Ba Đình mặc dù đã có nhiều tiếng nói can ngăn mà mấy ông nghị vẫn câm như hến? Việc đổi tên nước có tốn kém bằng “Chủ trương lớn của Đảng” ở Bauxite Tây Nguyên hoặc Dung Quất hay không? Sao các ông nghị sợ tốn kém tiền dân khi đó trốn đâu mất dạng mà không lên tiếng ngăn cản? Thực ra, tất cả chỉ là ngụy biện, một sự ngụy biện trơ trẽn và rất… cùn. Thưa các ông nghị. Tôi không khâm phục lý luận của các vị “đại biểu nhân dân”. Nhưng tôi khâm phục sự cùn và trơ trẽn, nói không hề biết ngượng đó của quý vị.   Thực chất Thực ra, điều cốt yếu để cuối cùng, ván bài sửa hiến pháp lại trở về “cái máng lợn ăn sứt mẻ” chính là chỗ này: “tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đúng. Song việc chọn tên nước là vấn đề nhạy cảm, trong đó quan trọng nhất là phải tránh sự xuyên tạc. Vì thế cần giữ nguyên tên nước là CHXHCN Việt Nam”. – Cao Sỹ Kiêm, Đại biểu Thái Bình. Có một điều mà gần dây đảng và nhà nước hay lo sợ bị xuyên tạc, song ai xuyên tạc nổi nếu có chính nghĩa trong tay? Câu của cổ nhân dạy rằng “cây ngay không sợ chết đứng” là vậy, chưa chi đã sợ chết đứng, chỉ vì tự biết mình không ngay mà thôi. Thực ra, vở kịch sửa đổi Hiến pháp vừa qua, có mục đích mà nhà báo Huy Đức đã nhìn ra và đặt câu hỏi từ rất sớm là “Sửa Hiến pháp hay xây lô cốt”? Có xây xong cái lô cốt Chủ nghiã Xã hội, thì đó mới là thành trì cho thể chế “Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện”. Nếu không có mô hình quái gở đó, lấy đâu mô hình cho việc một đảng tự nhiên nhảy lên đứng trên đầu, trên cổ dân tộc để tự khẳng định mình là quang vinh, là trong sạch vững mạnh và chỉ có mình mới được lãnh đạo đất nước, dân tộc này, chỉ có mình mới đủ khả năng và tài đức lãnh đạo, dù trong đó có cả bầy sâu. Nhưng, lòng dân thay đổi, người dân biết mở miệng, khi đó vở kịch có nguy cơ bị cháy. Khi vở kịch đã có nguy cơ bị cháy, người ta cố bằng mọi cách đẩy nó về “cái máng lợn ăn sứt mẻ”. Điều đó cũng không có gì lạ. Nhưng ai mà đoán biết, cái lô cốt đó tồn tại được bao lâu nữa? Ngày 28/5/2013 J.B Nguyễn Hữu Vinh    
......

Những người có thể là “bị hại” trong vụ án Trương Duy Nhất

Vụ khởi tố blogger Trương Duy Nhất và bắt giữ blogger này không làm nhiều người ngạc nhiên. Nó chỉ khiến người ta vừa phẫn nộ, vừa ngao ngán. Đã có khá nhiều người phân tích, bình luận về việc tại sao Công an lại bắt Trương Duy Nhất và bắt vào thời điểm này (?). Riêng mình vì không đủ thông tin nên không dám lạm bàn. Sáng nay, vào Ba Sàm – một trong những chỗ đang tiếp tục giới thiệu những thông tin, ý kiến xoay quanh vụ Trương Duy Nhất – thì thấy bài “Bỏ phiếu cùng quốc hội – Trương Duy Nhất vì bài này mà bị túm?” của blogger Người Lót Gạch (1). Đọc xong “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” của blogger Trương Duy Nhất, mình nghĩ blogger Người Lót Gạch phán đoán đúng. 1. Quốc hội đã xác định sẽ tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm” bằng một nghị quyết. Theo đó, “lấy phiếu tín nhiệm” sẽ là công việc được tiến hành hàng năm, đối với 49 chức danh, vốn do các đại biểu Quốc hội từng bỏ phiếu bầu chọn: Chủ tịch Nhà nước, Phó Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và những thành viên khác của chính phủ, Chánh án Tòa án Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Còn “bỏ phiếu tín nhiệm” là công việc sẽ tiến hành đối với những người không đạt mức độ tín nhiệm ở vòng “lấy phiếu tín nhiệm” (bị 2/3 đại biểu Quốc hội xác định là “tín nhiệm thấp”, hoặc trong hai năm liền bị 1/2 đại biểu Quốc hội xác định là “tín nhiệm thấp”). Hoặc bị Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội hay 20% đại biểu Quốc hội yêu cầu “bỏ phiếu tín nhiệm”. Ở kỳ họp Quốc hội lần này (kỳ họp thứ 5 – đã khai mạc hôm 20 tháng 5), các đại biểu Quốc hội khóa 13 sẽ thực hiện việc “lấy phiếu tín nhiệm”. 2. Đó cũng là lý do blogger Trương Duy Nhất viết “Bỏ phiếu cùng Quốc hội”. Trong “Bỏ phiếu cùng Quốc hội”, Trương Duy Nhất đề nghị mọi người cùng Quốc hội, thực hiện “lấy phiếu tín nhiệm” qua “thùng phiếu điện tử” trên website “Một góc nhìn khác”, mục tiêu là nhằm “so sánh sự tín nhiệm trong Quốc hội với sự tín nhiệm ngoài dân chúng”. Tuy nhiên, do đối tượng thuộc diện cần “lấy phiếu tín nhiệm” quá đông, “không ít chức danh có thể vẫn còn xa lạ với bạn đọc, để bạn đọc có được sự tập trung cao và chính xác trong lá phiếu”, Trương Duy Nhất quyết định chỉ tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm” trong độc giả “Một góc nhìn khác” với 12 chức danh gồm: Chủ tịch Nước, Phó Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng. Cũng theo Trương Duy Nhất, dẫu Quốc hội chỉ “lấy phiếu tín nhiệm” ở ba mức độ: “Tín nhiệm cao”, “Tín nhiệm” và “Tín nhiệm thấp” nhưng “để công bằng”, Trương Duy Nhất tạo thêm “Không tín nhiệm” cho độc giả lựa chọn. Dưới đây là kết quả cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” do Trương Duy Nhất tổ chức trên “Một góc nhìn khác” (bảng do mình lập dựa trên kết quả do Trương Duy Nhất công bố).   Chức danh/ Tên Tổng số phiếu bầu Tín nhiệm cao (Tỷ lệ/Số người bầu) Tín nhiệm(Tỷ lệ/Số người bầu) Tín nhiệm thấp(Tỷ lệ/Số người bầu) Không tín nhiệm(Tỷ lệ/Số người bầu) 1 Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang 958 13% (121 Votes) 34% (327 Votes) 30% (291 Votes) 23% (219 Votes) 2 Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan 817 1%(8 Votes) 8%(69 Votes) 24% (194 Votes) 67% (546 Votes) 3 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng 777 1%(10 Votes) 8%(66 Votes) 31% (237 Votes) 60% (464 Votes) 4 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân 687 8%(57 Votes) 39% (266 Votes) 32% (220 Votes) 21% (144 Votes) 5 Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng 629 1%(3 Votes) 7%(45 Votes) 34% (215 Votes) 58% (366 Votes) 6 Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu 532 2%(9 Votes) 22% (118 Votes) 40%, (212 Votes) 36% (193 Votes) 7 Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn 497 3%(11 Votes) 22% (109 Votes) 43% (216 Votes) 32% (161 Votes) 8 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 820 4%(33 Votes) 3%(25 Votes) 17% (136 Votes) 76% (626 Votes) 9 Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 625 2%(11 Votes) 8%(50 Votes) 29% (182 Votes) 61% (382 Votes) 10 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân 627 3%(18 Votes) 20% (126 Votes) 39% (243 Votes) 38% (240 Votes) 11 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải 594 1%(8 Votes) 9%(52 Votes) 25% (149 Votes) 65% (385 Votes) 12 Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh 583 1%(8 Votes) 18% (104 Votes) 40% (233 Votes) 41%, (238 Votes) Theo kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” trong dân, do Trương Duy Nhất thực hiện thì ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước dẫn đầu cả về số phiếu bầu (958) lẫn mức độ “Tín nhiệm cao” (13%). Ông Nguyễn Tấn Dũng xếp thứ nhì về số phiếu bầu (820) và dẫn đầu về mức độ… “Không tín nhiệm” (76%). Nếu cứ theo đúng tinh thần của nghị quyết về “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm” mà Quốc hội đã thông qua… nếu các đại biểu Quốc hội thực hiện đúng vai trò đại diện cho dân, tìm hiểu dân nguyện, bỏ phiếu theo dân ý… nếu “thùng phiếu điện tử” của “Một góc nhìn khác” được xem là một nguồn tham khảo đáng tin cậy về dân nguyện, dân ý,… thì… sau vòng “lấy phiếu tín nhiệm”, Quốc hội sẽ phải tổ chức để đại biểu Quốc hội “bỏ phiếu tín nhiệm” ngay lập tức cho các “thí sinh”: Nguyễn Thị Doan, Nguyễn Sinh Hùng, Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh. Chỉ có hai “thí sinh”: Trương Tấn Sang và Nguyễn Thị Kim Ngân có thể để lại, chờ kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” năm tới. Không biết “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” của blogger Trương Duy Nhất và kết quả thu thập được từ “Thùng phiếu điện tử” do blogger này công bố có tác động gì tới chính trường hay không (?) nhưng mới đây, Quốc hội loan báo sẽ không cho báo giới tham dự các phiên thảo luận về bỏ phiếu miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính và Tổng Kiểm toán Nhà nước đương nhiệm, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính mới, bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước mới. Báo giới cũng không được tham dự buổi báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm”, “bỏ phiếu tín nhiệm” và các phiên thảo luận về vấn đề này (2). 3. Cho tới giờ, mọi người được biết, blogger Trương Duy Nhất bị khởi tố và bị bắt khẩn cấp về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (được qui định tại Điều 258 Bộ Luật Hình sự). Theo qui định tại khoản 1 Điều 81 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự thì các cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ có quyền bắt khẩn cấp khi: a/ Có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. b/ Người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. c/ Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ. Trường hợp của blogger Trương Duy Nhất không rơi vào điểm b và điểm c của khoản 1, Điều 81 Bộ Luật Tố tụng Hình sự. Chỉ còn lại điểm a: “có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Tuy nhiên theo Khoản 3, Điều 8 của Bộ Luật Hình sự thì “tội phạm rất nghiêm trọng” là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù. Còn “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Trong khi mức hình phạt cao nhất đối với những người vi phạm Điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân) chỉ có bảy năm tù. Nói cách khác, bắt Trương Duy Nhất theo hình thức “bắt khẩn cấp” là kiểu hành xử “khẩn cấp” tới mức… quên hẳn các quy định pháp luật về tố tụng hình sự! 4. Nhiều blogger khẳng định, blog “Một góc nhìn khác” của Trương Duy Nhất bị đóng ngay vào thời điểm blogger này bị bắt. Nếu đúng thì đó là điều mà trước nay chưa có tiền lệ (bắt blogger phải đóng blog của họ trước khi dẫn giải vào trại tạm giam). Mình xem nhiều bài Trương Duy Nhất viết, chẳng thấy bài nào “xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức”. Riêng bài “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” thì thời điểm thực hiện và chuyện công bố kết quả khảo sát hình như có “xâm phạm lợi ích” của mươi “công dân”: chị Doan, anh Hùng, chị Phóng, anh Lưu, anh Sơn, anh Dũng, anh Phúc, anh Nhân, anh Hải, anh Ninh. Sở dĩ mình dùng chữ “hình như” vì hình như những thông tin loại này có thể tác động đến đại biểu Quốc hội, đến kết quả “lấy phiếu tín nhiệm”. Không như thế thì Quốc hội đâu có cấm báo giới tham dự và tường thuật những “buổi báo cáo”, “phiên thảo luận” về nội dung này. Blog “Một góc nhìn khác” đâu có bị đóng ngay, khiến thiên hạ mất cơ hội phân tích Trương Duy Nhất đã “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” như thế nào. Không biết có ai trong số mười anh chị này xác nhận họ là “bị hại” và yêu cầu Công an khởi tố vụ án nên Công an khởi tố Trương Duy Nhất “theo yêu cầu của bị hại” không nhỉ? Chú thích: (1) “Bỏ phiếu cùng quốc hội” – Trương Duy Nhất vì bài này mà bị “túm”? (2) Quốc hội và yêu cầu công khai, minh bạch Nguồn: Đồng Phụng Việt
......

Trương Duy Nhất: Cái còng và khẩu súng không thể chĩa vào Nhất

Tháng 10 năm ngoái, “Một góc nhìn khác” đã nhận được lời cảnh cáo về “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“. Tuy nhiên, bấy giờ Trương Duy Nhất đã trả lời rằng “nếu chỉ đọc thấy trên trang này “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“, thì chính quí vị mới là kẻ tiêu cực, thiếu ý thức và kích động, thậm chí là… phản động!”. Nói thẳng như thế, với cơ quan an ninh. Không ít lần, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp (trên một bản sử ký chẳng hạn tôi đã nói anh “mó dái ngựa”) tôi bóng gió nói về việc Trương quá thẳng thắn và những lời lẽ sắc bén như dao cạo của anh khiến ngay cả những người đọc bình thường cũng gây sốc. Nhưng, với tính cách người xứ Quảng (nơi anh lớn lên từ bé), Trương Duy Nhất nói anh không chịu nổi “cách nói kiểu Bắc Hà”. Sau khi anh post bài này, tôi có trao đổi với anh rất dài. Trương Duy Nhất có đùa rằng nếu anh “có làm sao” thì hy vọng tôi là người sẽ đi thăm anh. Tuy nhiên, Nhất khẳng định Công an không thể bắt anh được. Vì anh công khai tên tuổi. Vì anh nói thật. Vì người ta không thể bắt một người vì nêu chính kiến cá nhân, dẫu những ý kiến đó là chỉ trích và có thể làm người khác tức giận. Nhưng hôm nay, Trương Duy Nhất đã bị bắt. Dù lý do chưa được tiết lộ. Nhưng với điều 258, có lẽ, sẽ ít nhiều liên quan đến những điều anh viết. Thôi thì cứ coi như là “Sinh nghề tử nghiệp”. Cứ coi như anh phải trả giá cho khí chất xứ Quảng thẳng đến không thể chịu nổi. Đây là bài mà Trương Duy Nhất đã viết vào tháng 10 năm ngoái, với nhan đề “Viết sau 3 cuộc làm việc với công an”. Sau khi về quê ngoại truy lục lý lịch, sáng qua thứ sáu 12/10/2012, công an tiếp tục làm việc với tôi. Thật ra đây là lần thứ ba. Hai lần trước tôi đã im lặng bởi coi đó là những động thái góp ý thiện chí, tích cực. Lần này là A 87 (cục an ninh thông tin truyền thông Bộ Công an), cơ quan an ninh văn hóa và an ninh điều tra. Thượng tá Trần Quốc Bảo khuôn mặt tươi tỉnh, dễ cảm tình. Phía công an Đà Nẵng, đại tá Nguyễn Ngọc Dương và thượng tá Nguyễn Nho Chinh (trưởng- phó phòng PA83) thì không xa lạ gì. Đây là 3 khuôn mặt tạo cho tôi nhiều ấn tượng tốt, cho tới bây giờ. Trương Duy Nhất (áo đen) trong một lần ra Hà Nội Nhưng sau khúc chào hỏi dạng tuyên bố lý do, giới thiệu mục đích quen thuộc khá nhã nhặn cảm tình là một buổi khảo tra, qui chụp khá nặng nề kéo dài đến gần 12 giờ trưa (cho dù tôi đã tuyên bố trước là chỉ làm việc đến 11 giờ). 3 cán bộ khá trẻ với những tập bài viết photo dày cộp ngồi đối diện tôi là Nguyễn Văn Cương (A87, không biết hàm chức gì vì mặc thường phục, không phù hiệu không bảng tên), thiếu tá Nguyễn Ngọc Ánh (PA83) và thượng úy Lê Thanh Dương (PA92). Phía công an gọi cuộc làm việc, truy hỏi này là “trao đổi đối thoại”, nhưng tôi không có nhu cầu trao đổi đối thoại với công an. Những gì cần viết tôi đã viết, những gì cần nói tôi đã nói, những gì cần trao đổi tôi cũng đã trao đổi, trao đổi đến cạn nghĩa dốc lòng qua hai lần làm việc trước. Vì thế lần thứ 3 này tôi không còn nhu cầu trao đổi đối thoại nữa.   Một “biên bản lấy lời khai” được lập như mọi lần. Tôi ký như muốn rạch nát tờ giấy sau khi ghi “Tôi không đồng ý với cách ghi “lời khai” bởi tôi không phải là tội phạm và cũng không có hành vi sai phạm nào. Tôi không đồng ý với những nhận xét mang tính qui chụp của câu hỏi. Trang blog của tôi không có bất cứ điều gì sai phạm”.   Đã 3 lần công an mời tôi lên làm việc. Thậm chí đã nhiều lần tôi chấp nhận cả các hình thức “trao đổi đối thoại” ở quán nhậu- cà phê. Vì thế, đây cũng sẽ là lần cuối cùng tôi chấp nhận đến làm việc với công an theo giấy mời.   Tôi đã định dành một bài chi li trả lời lại những câu hỏi khảo tra đầy tính qui chụp qua tất cả 3 cuộc làm việc, nhưng nghĩ lại thấy không cần thiết. Điều đó đến giờ là quá thừa. Nên biết đọc và nhìn những bài viết trên trang của tôi ở nghĩa tích tực. Và thật sự rất nhiều bài viết, nhiều phản biện góp bàn của tôi đã tạo ra những hiệu ứng và thay chuyển tốt. Hơn 4 năm trước, khi một ông Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương phán định trang Trương Duy Nhất có “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“, tôi đã trả lời rằng “nếu chỉ đọc thấy trên trang này “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“, thì chính quí vị mới là kẻ tiêu cực, thiếu ý thức và kích động, thậm chí là… phản động!”. Tôi không phải tội phạm. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất- Một góc nhìn khác cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang “cõng rắn cắn gà nhà”, những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những “bầy sâu ăn hết phần của dân”, những “bộ phận không nhỏ” trong đảng đang đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ. Đấy mới là cách bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Bọn đó mới là tội phạm, là lũ trọng phạm đang đục khoét đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ, chứ không phải là trang blog của tôi. Bọn đó mới là lũ phải gửi “giấy mời”, phải triệu tập, phải bắt giam, phải… chém đầu bêu trước nhân dân! Đó mới đúng là chức phận của ngành công an. Cái còng và khẩu súng là để chĩa vào bọn vinh thân phì gia, những kẻ đang cài nhét con cháu vào ghế này chức nọ bất chấp nguyên tắc và đạo lý, đục khoét ăn hại tàn phá đất nước, chứ không phải chĩa về những cây bút dám vứt bỏ hi sinh tất tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm đêm ngày phản biện góp bàn cho sự chuyển thay tích cực của đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất. http://quechoa.vn/2013/05/26/truong-duy-nhat-cai-cong-va-khau-sung-khong...
......

Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên, bóng tối và ánh sáng

Một nữ đặc công thuộc lực lượng biệt động thành Sài Gòn được bộ máy tuyên truyền Cộng Sản đánh bóng đến mức không thể nào bóng hơn. Đó là bà Võ Thị Thắng. Nụ cười khá ăn ảnh của bà bên ngoài tòa đại hình Sài Gòn, được một phóng viên Nhật chụp ngày 27 tháng 7 năm 1968 và được Trần Quang Long đưa vào nhạc phẩm Nụ cười chiến thắng. Bắt lấy cơ hội tuyên truyền, theo chỉ thị của đảng, từ đó, không biết bao nhiêu phim, nhạc, thơ, bình luận, hồi ký, bút ký đã viết về bà Võ Thị Thắng. Kỹ thuật nhồi sọ theo kiểu “Tăng Sâm giết người” rất đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu. Những thông tin có tính chỉ đạo của đảng đã theo nhiều ngã tấn công và tấn công liên tục vào ý thức vào con người. Từ sáng đến chiều, từ ban ngày qua ban đêm, từ năm tàn qua tháng tận, dần dần không chỉ các em học sinh có tâm hồn ngây thơ trong trắng yêu “nụ cười chiến thắng” của bà mà cả người lớn cũng say mê những “mẫu chuyện anh hùng” về bà Võ Thị Thắng. Và không những đảng viên CS mà cả những người “phê bình đảng”, những “nhà phản biện” cũng không thoát ra khỏi sức hút của “nụ cười Võ Thị Thắng”. Trong phiên tòa xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tháng 4 năm 2011, và lần nữa sau phiên tòa xử hai em Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha mới đây, “nụ cười chiến thắng” của Võ Thị Thắng lại được một số tác giả nhắc đến để ca ngợi tinh thần yêu nước dũng cảm của hai em Phương Uyên và Nguyên Kha. Khi dùng nụ cười một nữ khủng bố để so sánh với ước vọng dân tộc, nhân bản và hòa bình trong tâm hồn trong như ngọc của một nữ sinh viên, các tác giả không để ý đến những nghịch lý vô cùng căn bản trong hai mục đích sống, hai phương pháp đấu tranh và hai nhân cách đạo đức hoàn toàn trái nghịch giữa hai con người. Võ Thị Thắng là ai ? Bà Võ Thị Thắng, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1945 tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN khóa VIII và khóa IX. Bà là con út của 10 anh em sinh ra trong một gia đình Cộng Sản hoạt động tại Long An. Từ khi còn nhỏ bà đã giúp cha mẹ đưa cơm, nuôi giấu cán bộ CS. Sau khi từ Long An lên Sài Gòn đi học đến lớp đệ nhị, tức lớp mười một bây giờ, tại trường Gia Long. Theo tài liệu chính thức của đảng, trong thời gian tại Sai Gòn, “Thắng tham gia phong trào đấu tranh xuống đường của thanh niên sinh viên, học sinh Sài Gòn Gia Định; rồi phong trào công nhân và nhân dân lao động khu xóm, xí nghiệp nội thành; khẩn trương gây dựng cơ sở, xây dựng căn cứ chính trị nội thành, diệt ác phá kềm, ém quân, vũ khí mai phục, chuẩn bị vào đợt Mậu thân – tổng công kích khởi nghĩa năm 1968.”   Từ sau Mậu Thân, bà Võ Thị Thắng gia nhập lực lượng biệt động thành Sài Gòn và được giao nhiệm vụ ám sát ông Trần Văn Đỗ. Ông Trần Văn Đỗ chẳng phải là viên chức cao cấp, một chính khách tên tuổi gì của chính phủ VNCH mà chỉ là phường trưởng phường Phú Lâm, quận 6, Sài Gòn. Theo tài liệu đăng trên Quân Đội Nhân Dân ngày 17-09-2009 “Ngày 27-7-1968, sau khi nắm tình hình địch, chị cải trang đột nhập vào nhà tên Đỗ cùng với hai đồng chí yểm trợ vòng ngoài. Hôm đó khác thường lệ tên Đỗ đi ngủ sớm, chị tiến thẳng đến giường tên Đỗ lên đạn bắn hai lần nhưng cả hai phát súng đều không nổ. Thấy động tên Đỗ tỉnh dậy, chị bắn lần thứ ba nhưng không trúng”. Vụ ám sát bị lộ, bà bị bắt, đưa ra tòa đại hình và bị kết án hai mươi năm tù. Sau khi hiệp định Paris ký kết, bà Võ Thị Thắng được trao trả về phía Cộng Sản tại Lộc Ninh vào tháng 4 năm 1974.   Tóm lại, dù “vận chuyển vũ khí mai phục” hay “ám sát”, nhiệm vụ chính của nữ cán bộ CS Võ Thị Thắng là giết người. Bà Thắng không giết Tây, không giết Mỹ nhưng như bằng chứng trước tòa, bà đi giết người Việt Nam.   Hoạt động của biệt động thành Sài Gòn chủ yếu là bắt cóc, ám sát, ném bom, đặt chất nổ tại các nơi công cộng. Những hoạt động đó xét theo tiêu chuẩn nào, vào thời kỳ nào và nhân danh bất cứ lý do gì đều là các hoạt động khủng bố. Yasser Arafat, chủ tịch Tổ Chức Giải Phóng Palestine (Palestine Liberation Organization), một tổ chức có liên hệ rất nhiều với các hoạt động khủng bố chống Do Thái và từng thề sẽ làm cho “cuộc sống của người dân Do Thái không thể nào chịu đựng nỗi” cuối cùng cũng thừa nhận khủng bố là một hành động xấu xa, tội lỗi.   Phương pháp khủng bố của biệt động thành Sài Gòn hoàn toàn giống như hoạt động của phong trào Tháng Chín Đen tại Jordan thập niên 1970, của các nhóm Hồi Giáo cực đoan tại Iraq sau 2003, Taliban tại Afghanistan sau 2001, của cánh cực đoan quân sự Hamas tại Palestine, của tổ chức al-Qaeda tại nhiều nơi trên thế giới hiện nay. Giống như hầu hết các tổ chức khủng bố, ngoài việc lấy mục đích biện minh cho phương tiện bất nhân, những kẻ giết người cũng đã được ca ngợi và vinh danh.   Để giết một người Mỹ các nhóm khủng bố al-Qaeda đã giết hàng trăm người dân chính nước họ như các hành động đặt đang bom diễn ra tại Iraq. Tương tự, để giết một người Mỹ hay một người lính VNCH, các biệt động thành Sài Gòn đã giết nhiều người Việt Nam vô tội trong đó có đàn bà trẻ em. Một người Việt Nam lớn tuổi nào cũng không thể quên “chiến công hiển hách” của lực lượng biệt động thành tại nhà hàng Mỹ Cảnh tối 25 tháng 6, 1965. Trong số hàng trăm người chết do hai trái mìm đặt tại nhà hàng có nhiều “kẻ thù nhân dân” còn mặc tả. Nguyễn Phương Uyên là ai ?   Nguyễn Phương Uyên, sinh 12 tháng 10, 1992, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, cư ngụ xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.   Khác với Võ Thị Thắng được cha mẹ nuôi dường bằng lòng “căm thù Mỹ Ngụy”, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, dù tham gia đoàn trường của đại học nhưng bản chất là một cô bé ngoan hiền, hồn nhiên, hiếu thảo và có tấm lòng vị tha đối với mọi người. Trong hai mươi mốt năm làm người từ lúc mới sinh ra cho đến nay, cô bé mảnh mai này, ngoại trừ lúc vô tình dẫm lên, có thể chưa tự tay giết một con kiến đừng nói chi nghĩ đến chuyện giết người. Một bộ ảnh do bạn bè thu thập cho thấy một Phương Uyên sống yên vui bên cạnh gia đình. Các em vui chơi, nhảy nhóc tung tăng, cười nói hồn nhiên như một cánh bướm vàng trong khu vườn xuân tuổi trẻ. Một bạn học của em trả lời đài Á Châu Tự Do: “Năm cấp 3, em và Uyên chơi thân với nhau. Trong lớp học, Uyên học rất chăm chỉ. Bạn ấy hiền lắm. Khi đi học, bạn bè có gì là bạn ấy hay giúp đỡ lắm. Nói chung, bạn ấy rất năng động trong những hoạt động của trường lớp và hòa đồng với bạn bè.”   Khác với Võ Thị Thắng là sản phẩm tuyên truyền, được sơn bằng những lớp son phấn giả tạo, Nguyễn Phương Uyên là một con người thật, tinh khôi như một thiên thần. Trong lúc Võ Thị Thắng đấu tranh bằng phương tiện giết người, bạo động Nguyễn Phương Uyên chọn phương pháp ôn hòa để gióng lên tiếng nói của mình. Che khuất trong đôi cánh thiên thần Phương Uyên là lòng yêu nước vô cùng trong sáng. Trong vóc dáng như sợi tơ tưởng chừng một cơn gió nhẹ cũng có thể thổi em bay ra khỏi cửa sổ là một trái tim chan chứa tình dân tộc không thể nào lay chuyển được. Em đứng trước tòa án CS nhẹ nhàng như một nhánh lau non trước cơn bão lớn, điềm tỉnh nhưng cương quyết: “Việc tôi làm thì tôi chịu, xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn”. Và em nói tiếp “Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm”. Tại sao nhiều người vẫn tin vào các “anh hùng” do đảng CS dựng nên ?   Nikolai Bukharin, lý thuyết gia Cộng Sản, chủ nhiệm báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS Liên Xô và người bị Stalin thanh trừng năm 1938, viết trong tác phẩm kinh điển “ABC về chủ nghĩa Cộng Sản”: “Tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản, về lâu dài trở thành một phương tiện để xóa bỏ mọi tàn tích cuối cùng của tuyên truyền tư sản bắt nguồn từ chế độ cũ, và là phương tiện mạnh mẽ để tạo ra một hệ lý luận mới, một cách suy nghĩ mới, một tầm nhìn về thế giới mới.” Với chủ trương đó, chính sách trồng người của các chế độ CS thể hiện qua hai phương pháp: giáo dục và tẩy não.   Về giáo dục, nền giáo dục Cộng Sản không đặt trên cơ sở khách quan khoa học nhưng là một hệ thống tuyên truyền phục vụ cho các mục tiêu của đảng và nhà nước CS trong mỗi thời kỳ. Về tẩy não, năm kỹ thuật căn bản được áp dụng triệt để trong phạm vi toàn xã hội cho đến từng người: cô lâp, kiểm soát, tạo sự bất an, lập đi lập lại và gây xúc động cho đối phương.   Nhận thức của con người không ở trong trạng thái tỉnh nhưng luôn luôn biến động, thay đổi và đón nhận các nguồn thông tin từ bên ngoài bao gồm xã hội, giáo dục, môi trường thiên nhiên và cả cơ thể của chính con người. Chủ động kiểm soát được nguồn thông tin đi vào ý thức con người là kiểm soát được con người. Cả năm phương pháp tẩy não được thực hiện liên tục, phối hợp chặt chẽ và tác dụng hỗ tương vào nhận thức con người cho đến khi đối tượng hoàn toàn bị đặt trong vòng kiểm soát. Các nguồn thông tin do chế độ CS cung cấp có tính hệ thống, theo từng tuổi, từng giai đoạn trưởng thành thâm nhập vào nhận thức con người, củng cố và đóng đinh trong đó. Có lần Stalin phát biểu một ngày nào đó vai trò của Bộ Công An sẽ không còn cần thiết. Ý của tên đồ tể này là khi đó người dân đã bị cơ chế hóa, một hình thức thuần hóa trong sinh vật, đến mức các luật lệ sẽ không cần phải áp đặt mà vẫn được chấp hành như một phản xạ tự nhiên.   Biết rõ tuổi trẻ là tuổi của khát vọng xanh tươi, nhiệt tình nồng cháy nhưng chưa có những tham vọng cá nhân, bộ máy tuyên truyền của các quốc gia Cộng Sản sản xuất các anh hùng mang tinh thần dâng hiến.   Có một thời tác phẩm Thép đã tôi thế đấy của Nikolai Ostrovsky là tác phẩm gối đầu giường của đa số thanh niên CS khắp thế giới, trong đó có thanh niên miền Bắc. Nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, người bị giết tại Quảng Ngãi cuối tháng 6 1970, bắt đầu với câu trích từ tác phẩm này “Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Tương tự, trong nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, tử trận tại Quảng Trị mùa hè 1972, cũng thế, đầy những trích dẫn Thép đã tôi thế đấy. Ngày 24 tháng 12 năm 1971, Nguyễn Văn Thạc viết về thần tượng Paven của anh: “Dạo ấy Paven mới 24 tuổi. Ba năm của thời 20, anh đã sống say sưa, sống gấp gáp và mạnh mẽ. Cưỡi trên lưng con ngựa cụt hai tai trong lữ đoàn Buđionni anh đã đi khắp miền đất nước. Cuộc sống của anh là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời. Đó là cuộc sống của người Đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của một chiến sỹ Hồng quân. Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn đời mình cho Đảng, cho giai cấp.”   Trong dòng lịch sử Việt Nam bốn ngàn năm chống ngoại xâm và xây dựng đất nước, biết bao nhiêu câu nói, thơ văn hiển hách của lớp lớp anh hùng dân tộc. Có câu nói nào hay hơn, khí phách hơn câu nói của Triệu Nữ Vương “Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm cúi đầu, còng lưng để làm tì thiếp người ta”. Có cái chết nào nói lên tình yêu chung thủy, tình yêu nước đậm đà hơn cái chết của Nguyễn Thị Giang, một phụ nữ như Võ Thị Thắng, “Mờ sáng ngày 18 tháng 6 năm 1930, cô về làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường (nay thuộc Vĩnh Phúc) để lạy tạ cha mẹ chồng (ông Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh), tháo chiếc đồng hồ có khắc chữ “G” tặng cho Nguyễn Văn Lâm, em trai Nguyễn Thái Học và từ giã mọi người. Trên đường đi cô ghé quán trà bên gốc cây đề, thuộc Xóm Mới, xã Đông Vệ giáp quốc lộ số 2, cách làng Thổ Tang ước chừng một cây số. Sau khi uống bát nước trà xanh, từ biệt bà chủ quán, cô đến đứng dưới gốc cây đề, mắt nhìn về hướng làng Thổ Tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học tặng cô ở đền vua Hùng ngày nào.Hôm ấy là ngày 18 tháng 6 năm 1930”.   Những câu nói anh hùng, những cái chết kiên trinh như thế, tại sao thanh niên, sinh viên miền Bắc không học, không sống, không học tập, không trích dẫn lại gối đầu giường tác phẩm của nhà văn Sô Viết Nikolai Ostrovsky từ tận xứ Ukraine ? Chỉ vì “nền giáo dục” ngoại lai và nô dịch Việt Nam thực tế chỉ là một phiên bản tuyên truyền của Liên Xô và Trung Quốc.   Trung Quốc có “anh hùng lao động” Hướng Lôi Phong, Liên Xô có “anh hùng lao động” Alexey Stakhanov, CSVN có Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Võ Thị Thắng v.v… Tuy nhiên, theo thời gian và đà tiến của kỹ thuật thông tin, hầu hết “anh hùng” của Liên Xô, Trung Quốc và Cộng Sản Việt Nam đều lần lượt được chứng minh là hàng giả.   Chuyện “anh hùng lao động” Hướng Lôi Phong một năm sau khi bị trụ đèn đè chết trở thành anh hùng là một ví dụ rất hề. Bộ máy tuyên truyền của đảng CSTQ, ngoài việc phát hành các tuyển tập thơ, văn còn trưng bày nhiều hình ảnh của Hướng Lôi Phong đang “lao động quên mình” khi còn sống. Tuy nhiên, Susan Sontag, một nhà sản xuất phim ảnh sau khi xem xét bộ ảnh 12 tấm của Lôi Phong đã nhận xét những bức ảnh đó được chụp bằng một phẩm chất và điều kiện kỹ thuật tuyệt hảo đến mức không có một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào có thể có mặt bên cạnh Hướng Lôi Phong để chụp. Làm thế nào một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có thể biết trước một anh chàng binh nhì Hướng Lôi Phong khi anh ta gần như vô danh tiểu tốt, để đi theo và ghi lại “cuộc đời anh hùng” , “một người vì mọi người” của anh ta qua một bộ ảnh chuyên nghiệp? Không quá khó để tìm câu giải đáp. Bộ ảnh chỉ là một sản phẩm tuyên truyền được sản xuất sau khi Hướng Lôi Phong chết. Bây giờ chuyện Hướng Lôi Phong là một chuyện cười nhưng đã có một thời người dân Trung Quốc tin một cách chân thành.   Ran Yunfei, một nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc, cho The Newyork Review of Books, biết “Tất cả những gì đảng CS dạy bạn để kính phục đều là những chuyện giả dối. Hiện nay họ lại thúc đẩy học tập Hướng Lôi Phong lần nữa nhưng ai cũng biết Hướng Lôi Phong là nhân vật giả tưởng do đảng CS nặn ra. Tất cả “anh hùng” đều là giả tạo”.   Sự kiện Tôn Đức Thắng Người thủy thủ phản chiến ở Biển đen của CSVN đã bị Giáo sư Christoph Giebel trong buổi phỏng vấn dành cho BBC khẳng định: “Trong quyển sách của tôi, tôi tin rằng ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kì con tàu nào của Pháp liên quan vụ binh biến ở Hắc Hải. Tôi tin là vào thời điểm đó, ông Tôn Đức Thắng đang ở Toulon, cảng miền nam nước Pháp.” Và thê thảm hơn, Lê Văn Tám là một nhân vật ảo, từ tên tuổi cho đến đầu mình và tay chân đều do bộ máy tuyên truyền CSVN nặn ra. Sự kiện này do chính Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ tuyên truyền CSVN thú nhận và được Phan Huy Lê, một trong nhà sử học hàng đầu của chế độ tiết lộ.   Nạn nhân của các “anh hùng” trong nhiều trường hợp lại chính là “anh hùng”. Chuyện Võ Thị Sáu hái hoa cài lên tóc là một điển hình. Theo sách vở của đảng, ngày bị xử bắn, trên đường ra pháp trường Võ Thị Sáu còn rảnh rỗi để dừng lại hái mấy cành hoa cài lên tóc của mình. Lãng mạn hơn, vài phút trước khi bị bắn, bà ta còn gỡ những cành hoa trên tóc để tặng lại cho những người tù đào huyệt lát nữa sẽ chôn mình. Câu chuyện mô tả bà Võ Thị Sáu giống như một công chúa đi dạo vườn hoa chứ không phải một tử tù sắp chết. Hãy tạm gác qua bên việc bà có thể bị tâm lý bất bình thường như nhiều người đang bàn tán mà chỉ xem xét khía cạnh pháp lý. Trên thế giới này, không phải thế kỷ trước và cũng không phải thời các quốc gia nhược tiểu bị cai trị dưới ách thực dân tàn bạo mà cả ngày nay tại các nước văn minh tiên tiến, một tử tù ra pháp trường hai tay phải bị còng và chân phải bị xích. Còng và xích không phải là vì sợ tử tù bỏ chạy nhưng đó là một phần của bản án tử hình. Giống như Hướng Lôi Phong của Trung Quốc, nhân vật Võ Thị Sáu có thể là một người thật, đảng Cộng Sản lợi dụng bà trong tuổi vị thành niên để khích động lòng dân nhưng lại tô vẽ nên một Võ Thị Sáu bịnh hoạn đến độ đáng thương.   Chúng ta đều biết, về mặt kinh tế và kỹ thuật Việt Nam phát triển chậm hơn các quốc gia khác nhiều chục năm tuy nhiên đó chưa hẳn là một mối nguy nghiêm trọng lâu dài. Mối lo lớn của đất nước là về mặt dân trí, xã hội, đạo đức và những mặt này Việt Nam còn thua xa các quốc gia tiên tiến nhiều thế kỷ. Với óc cần cù của người Việt, chúng ta không phải quá lo lắng về một nền khoa học hiện đại, một nền kỹ thuật hiện đại nhưng điều đáng lo lắng nhất là làm thế nào để có những con người Việt Nam với những suy nghĩ đúng, có nhận thức đúng về hướng đi của đất nước hôm nay và mai sau. Phục hưng dân tộc, vì thế, phải bắt đầu ở việc phục hưng các đặc điểm đạo đức, các giá trị nhân bản, khai phóng từ chính trong mỗi người Việt Nam. Một xã hội lương thiện phải được xây dựng bằng những con người có tinh thần hướng thiện.   Một con vẹt có thể cất giọng ca thánh thót và ngay cả hát hay hơn một con chim sơn ca ngoài vườn buổi sáng nhưng không ai bảo tiếng hát của vẹt là biểu tượng cho “mùa xuân, hạnh phúc, hy vọng, may mắn, tự do, niềm vui, tuổi trẻ, tính sáng tạo và ngày mới” như khi nhắc đến chim sơn ca. Phương Uyên là tiếng hát của sơn ca trong khu vườn xuân đất nước. Cơn mưa dài chưa dứt, cơn bão lớn chưa ngưng nhưng hy vọng vẫn còn đây trong lòng người Việt. Tổ tiên để lại cho chúng ta một gia tài vô cùng phong phú với tất cả phương tiện cần thiết để đưa đất nước Việt Nam thành một cường quốc văn minh và hiện đại. Chúng ta có tinh thần độc lập, tự chủ cao hơn bất cứ một quốc gia nào ở vùng Đông Nam Á. Chúng ta đều ôm ấp một giấc mơ Việt Nam huy hoàng, sáng lạng. Cái duy nhất mà chúng ta chưa có đó là một cơ hội. Và cơ hội sẽ không do ai ban cho, không do ai viện trợ nhưng chính người Việt Nam trong và ngoài nước, đặc biệt là các bạn trẻ, là những người đang tạo ra cơ hội cho dân tộc mình.   Phân tích chính sách tuyên truyền của chế độ CS để thấy sự tác hại của nó trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân và cũng cho thấy việc so sánh giữa Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên chẳng khác gì so sánh giữa giả và thật, chiến tranh và hòa bình, hận thù và nhân ái, bóng tối và ánh sáng. Nguồn:www.trantrungdao.com
......

Người trong cuộc lên tiếng, về vụ xử Đinh Nguyên Kha – Nguyễn Phương Uyên

Trong vụ án Đinh Nguyên Kha – Nguyễn Phương Uyên có một người bị cáo buộc là lãnh đạo, xúi giục và cung cấp tiền bạc vật tư cho hai bạn trẻ này nhằm thực hiện âm mưu lật đổ chế độ. Anh Nguyễn Thiện Thành Người ấy là anh Nguyễn Thiện Thành, sau một thời gian im lặng hôm nay đã dành cho Mặc Lâm cuôc phỏng vấn đặc biệt nhằm làm sáng tỏ các cáo buộc mà tòa Long An đã áp đặt lên Nguyên Kha và Phuơng Uyên.   Mặc Lâm: Vừa qua tòa án Long An đã tuyên xử Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên hai bản án rất nặng nề. Chúng tôi chú ý đến bản cáo trạng có nói rõ anh là nguời đã có đóng góp, huấn luyện, cũng như đại diện cho tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” tham gia vào vụ án này. Anh có điều gì chia sẻ với thính giả về các cáo buộc này?   Nguyễn Thiện Thành: Tuổi trẻ yêu nước không phải là một tổ chức chính trị. Tuổi trẻ yêu nước là nơi quy tụ những thành phần sinh viên, ca nhạc sĩ dùng biểu ngữ tờ rơi và lời ca tiếng hát để nói lên suy nghĩ của mình về quyền con người và sự bất công trong xã hội.   Mọi thành viên trong nhóm Tuổi trẻ yêu nước đều không phân biệt chức vụ như các tổ chức chính trị tại hải ngoại và chúng tôi không bị chi phối bởi bất cứ tổ chức chính trị nào tại hải ngoại.   Nguyễn Phương Uyên và Nguyễn Đình Kha tại phiên tòa sơ thẩm Tòa Án Long An hôm 16/5/2013 - AFP   Mặc Lâm: Theo cáo trạng thì cơ quan đìêu tra đã cho rằng Tuổi trẻ yêu nước đã gửi tiền cho Nguyên Kha và Phương Uyên để mua sắm vật dụng cũng như in ấn truyền đơn… sự thật ra sao?   Nguyễn Thiện Thành: Tôi khẳng định cá nhân tôi và nhóm Tuổi trẻ yêu nước chưa bao giờ gởi tiền về cho Uyên và Kha cũng như gia đình của các bạn ấy. Khi mới bị bắt lúc nào công an họ cũng dùng gia đình, người thân để uy hiếp mình đọc 1 biên bản nhận tội rất ấu trĩ do họ soạn ra như là nhận tiền nước ngoài, ham laptop điện thoại hay bị thế lực thù địch bên ngoài lôi kéo, dụ dỗ.   Mục đích của họ chỉ là tiếp tục bôi nhọ anh em chúng tôi là vì ham tiền mới chống lại họ, bôi xấu người yêu nước để họ dùng những  lời lẽ đó tiếp tục che mắt người dân, đặc biệt là tuổi trẻ ở trong nước.   Lập trường của anh em chúng tôi là không bao giờ chấp nhận một chế độ độc tài, cai trị người dân. Một xã hội đầy rẫy bất công và tham nhũng.   Chúng tôi hiểu được sứ mạng của người thanh niên phải làm gì, để thực hiện ước mơ gớp phần dân chủ hóa Việt Nam, anh em chúng tôi tại quốc nội phải tự học tự làm trong một xã hội bất công để kiếm tiền cho mọi hoạt động của mình.   Chúng tôi hoàn toàn không xin xỏ ai. Hơn ai hết chúng tôi hiểu được chỉ có tự lực mới có được tự chủ   Mặc Lâm: Có lẽ yếu tố không kém phần quan trọng mà tòa cáo buộc cho Phương Uyên và Nguyên Kha là lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng cho việc đấu tranh, anh nghĩ sao về việc này?   Nguyễn Thiện Thành: Khi học lịch sử chúng tôi hiểu được màu cờ vàng là màu truyên thống của dân tộc VN trong xuyên suốt mấy ngàn năm lịch sử  và lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ có từ thời vua Thành Thái 1890 một triều đại Kháng Pháp, và vua Thành Thái bị lưu đày.   Chúng tôi sử dụng lá cờ gần nhất trong lịch sử VN để nói lên tinh thần dân tộc bất khuất.   Chúng tôi khẳng định, anh em chúng tôi đấu tranh không phải để khôi phục lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi đấu tranh không phải vì thù hận của thế hệ đi trước, vì chúng tôi không biết chế độ  VNCH xấu hay tốt thế nào.   Chúng tôi sinh ra và lớn lên trong chế độ Cộng Sản, chúng tôi bị tuyên truyền từ nhỏ bởi những câu xảo ngữ xáo rỗng nào là “đảng là cuộc sống của tôi” hay “quang vinh muôn năm” …   Như bao thanh niên khác chúng tôi từng tin đảng, yêu đảng nhưng chính xã hội bất công tham nhũng, quyền con người bị chà đạp đã dạy cho chúng tôi biết công sản là gì.   Chúng tôi đấu tranh chống lại chủ nghĩa ngoại lai cộng sản nêu cao tinh thần dân tộc .   Mặc Lâm: Riêng về cáo buôc nặng nề nhất cho rằng Đinh Nguyên Kha đã mua thuốc nổ và chờ thời cơ để hành động. Anh nghĩ sao về cáo buộc nguy hiểm này?   Nguyễn Thiện Thành: Chúng tôi là những sinh viên, văn nghệ sĩ chỉ biết dùng biểu ngữ, truyền đơn, lời ca tiếng hát để nói lên sự bất công xã hội trong một chế độ độc đảng. Chúng tôi khẳng định là không biết gì về vũ khí, bom đạn.   Cá nhân tôi từng dán truyền đơn lên tượng bán thân ông Hồ chí Minh ở Đồng Tháp và họ đã từng vu khống tôi có âm mưu đặt bom tượng Hồ Chí Minh vào năm 2011.   Đây không phải là lần đầu Cộng sản Việt Nam vu khống những người có tinh thần đấu tranh ôn hòa bằng một tội vô cùng khủng khiếp mà là rất nhiều nhà đấu tranh ôn hòa trong và ngoài nước cũng từng bị như vậy.   Họ cáo buộc tôi đã gởi tài liệu hướng dẫn anh em của tôi là Đinh Nguyên Kha tội để chế tạo thuốc nổ, tôi khẳng định là là sai sự thật   Mặc Lâm: Anh giải thích 2 ký rưỡi hóa chất mà Đinh Nhật Uy giải thích là thuốc pháo đen sự thật tác dụng phá hoại của nó như thế nào?   Nguyễn Thiện Thành: Về 2,5 kg chất hóa học Kha mua ở chợ Kim Biên Sài gòn thì ai cũng biết chợ Kim Biên là chợ mua bán hóa chất dùng trong công nghiệp công khai. Những hóa chất đó hoàn toàn không thể nào chế tạo được thuốc nổ có sức công phá.   Tôi đã nghe anh Đinh Nhật Uy có trình bày đây là thuốc pháo đen dùng để chế pháo xẹt trong dịp sinh nhật, cưới hỏi.   Mục đích của họ có 2 điều: Tìm kiếm sự đồng thuận với quốc tế về  những hành động đàn áp nhân quyền của họ, và ngậm máu phun người, tiếp tục tuyên truyền xảo trá với người dân trong nước chúng tôi là bọn khủng bố.   Mặc Lâm: Cuối cùng anh có tin rằng dưới sức ép của dư luận hiện nay phiên phúc thẩm của hai bạn trẻ Phương Uyên và Nguyên Kha sắp tới sẽ có kết quả khá hơn hay không?   Nguyễn Thiện Thành: Cái điều đó tôi không thể nào đoán đựơc. Họ tuyên án nặng như vậy chứng tỏ sự sợ hãi và nhu nhược của họ.   Trước những bạo quyền bất công xã hội, hèn nhát trước ngoại xâm và đàn áp người dân. Họ sợ sự đồng thuận đứng cạnh bên nhau nó lớn lên thì chế độ của họ sẽ lung lay cho nên họ phải sợ hãi qua bản án này.   Cái tội trong điều 88 tuyên truyền chống phá nhà nước mà họ tuyên án cho những người đấu tranh ôn hòa như vậy càng chứng tỏ họ là chế độ quân phiệt, giống như tội khi quân ở một nước quân chủ.   Mặc Lâm: Xin cám ơn anh Nguyễn Thiện Thành về những thông tin có liên quan đến vụ án này.   nguồn: http://www.rfa.org/
......

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu - Tuyên Cáo

TUYÊN CÁO V/V KẾT ÁN PHI LÝ ĐỐI VỚI NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN VÀ ĐINH NGUYÊN KHA   Nguyễn Phương Uyên 20 tuổi là sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm ở Saigon, và Đinh Nguyên Kha 25 tuổi làm nghề sửa máy vi tính ở Long An, trước khi cả hai bị bắt hồi tháng 10 năm ngoái, 2012. Hai bạn trẻ yêu nước này đã bị kết án vì họ đã chống lại hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam và cùng lúc chống đảng Cộng Sản Việt Nam tham nhũng đang phá hoại đất nước như trong hai câu thơ của Nguyễn Phương Uyên: Vào ngày 16 tháng 5, 2013 vừa qua, trong một phiên tòa phi công lý tại Tỉnh Long An Việt Nam, hai người trẻ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã bị kết án nặng nề theo cái gọi là “điều 88 Luật Hình Sự” của CSVN về tội “Tuyên truyền chống nhà nước..”. “Vì tổ quốc chống ngoại xâm, Vì tiền đồ dân tộc chống tham nhũng.”   Nguyễn Phương Uyên đã bị kết án 6 năm tù và 3 năm quản chế tại gia. Cô đã can đảm lên tiếng “…Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn”. “Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm..”   Đinh Nguyên Kha bị kết án 8 năm tù và 3 năm quản chế tại gia. Anh cũng đã hùng hồn xác định rằng “Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội”.   Khi áp đặt những bản án vô nhân đạo một cách phi lý lên hai bạn trẻ vô tội này, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã chỉ hành xử theo quyền lợi của đảng cộng sản cầm quyền, bất chấp quyền căn bản của con người bị chà đạp. Những bản án nầy một lần nữa cho thấy một cách rõ ràng, không thể chối cãi, là nhà cầm quyền CSVN tiếp tục sử dụng bạo lực qua cái gọi là “điều 88” hoặc “điều 79” của bộ luật hình sự để cố tình triệt hạ những thành phần có tư tưởng hoặc lời nói khác với chế độ CSVN. Phiên tòa ô nhục này đã và đang phản ảnh sự vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng tại Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và tự do phát biểu.   Đứng trước tình trạng nhân quyền ngày càng tệ hại tại Việt Nam qua sự đàn áp tàn bạo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu đồng tuyên cáo: 1. Cực lực phản đối nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã kết án một cách phi công lý và giam cầm trái phép hai bạn trẻ: Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.   2. Đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, đồng thời phóng thích tất cả những tù nhân lương tâm hiện đang bị giam cầm trong các nhà tù tại Việt Nam.   3. Cực lực phản đối nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đối xử và trừng phạt một cách tàn bạo đối với những thân nhân của những người đối kháng và những tù nhân lương tâm.   4. Yêu cầu chính phủ của những Quốc Gia dân chủ và các tổ chức Nhân Quyền Quốc Tế tiếp tục lên tiếng can thiệp và yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, và phóng thích tất cả những tù nhân lương tâm hiện đang bị giam cầm trong các nhà tù tại Việt Nam.   5. Kêu gọi tất cả các Cộng Đồng Người Việt tự do trên toàn thế giới tiếp tục lên tiếng yêu cầu các chính phủ dân chủ nơi mình cư ngụ và những tổ chức theo dõi nhân quyền đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, cùng tất cả những tù nhân lương tâm hiện đang bị giam cầm trong các nhà tù tại Việt Nam. Úc Châu ngày 22 tháng 5 năm 2013 LS Võ Trí Dũng Chủ Tịch BCH/CĐNVTD/LBUC Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/NSW Ông Nguyễn Văn Bon, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/VIC BS Bùi Trọng Cường, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/QLD Ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/SA BS Nguyễn Anh Dũng, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/WA Ông Lê Công, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/ACT Ông Lê Tấn Thiện, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/NT Bà Nguyễn Kim Dung, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/Wollongong  
......

Phóng viên Không biên giới đòi trả tự do cho các blogger Công giáo Việt Nam

Thông cáo đề ngày hôm qua 23/05/2013 của tổ chức Phóng viên Không biên giới có (RSF) trụ sở tại Paris tiếp tục đòi hỏi chính quyền Việt Nam trả tự do cho các blogger Công giáo. Tổ chức này nhận định là bản án phúc thẩm vẫn rất nặng nề, trong khi không có ai trong số blogger trên tiến hành hoạt động lật đổ chính quyền theo như cáo trạng. Hồi tháng Giêng, mười ba thanh niên Công giáo và Tin Lành đã bị tòa sơ thẩm ở Nghệ An kết án từ 3 đến 13 năm tù về tội « mưu toan lật đổ chính quyền ». Tám người trong số này đã kháng cáo, và trong phiên phúc thẩm hôm 23/05/2013, có bốn người đã được giảm án. Bản án của Paulus Lê Văn Sơn được giảm từ 13 năm còn 4 năm tù, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh được giảm từ 6 tháng đến 1 năm tù. Tuy nhiên tòa vẫn y án sơ thẩm đối với Hồ Đức Hòa (13 năm tù), Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Nguyễn Đình Cương (4 năm). Phóng viên Không biên giới nhận định : « Nếu tòa phúc thẩm đã giảm rõ rệt bản án cho Paulus Lê Văn Sơn, thì bản án được tuyên lần này vẫn không thể chấp nhận được, phản ánh sự ngoan cố của chính quyền nhằm buộc những tiếng nói ly khai phải im lặng. Những lời buộc tội hoàn toàn là dối trá. Không có ai trong số các blogger trên từng hoạt động lật đổ chế độ ». Thông cáo của RSF nói tiếp, trong phiên tòa, các bị cáo đều tố cáo những bản án nặng nề dành cho họ tại tòa sơ thẩm, và khẳng định không hề có ý định lật đổ chính quyền. Riêng trường hợp Paulus Lê Văn Sơn, RSF nhận định anh xúc động sâu sắc vì người mẹ đã mất cách đây mấy tháng mà không được cho biết. Khi nói lời cuối cùng, anh nhìn nhận đã vi phạm pháp luật, ăn năn về « sai phạm » và xin được giảm án để có thể trở về lo cho phần mộ của mẹ. Còn Thái Văn Dung tuyên bố : « Nếu Việt Nam có dân chủ, thì tôi sẽ phải được trả tự do tại tòa ngay bây giờ ». Phóng viên Không biên giới nhận xét, cũng như phiên sơ thẩm, phiên tòa lần này diễn ra trong tình trạng căng thẳng. Trước đó một hôm, công an đã yêu cầu các chủ xe từ chối đưa thân nhân các bị cáo đến tòa, xe buýt của các công ty nhà nước cũng ngưng lộ trình thường lệ. Xung quanh khuôn viên tòa án càng căng thẳng khi 2.000 công an trộn lẫn vào 500 giáo dân đến ủng hộ các blogger, điện thoại bị làm nhiễu sóng. Bên cạnh đó, các blogger Bùi Thị Minh Hằng và Lã Việt Dũng đến dự phiên tòa đã bị bắt, cư dân mạng Từ Anh Tú, người đấu tranh chống cưỡng chế đất Trần Thúy Nga bị đánh đập. RSF cũng nhắc lại trường hợp hai thanh niên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên mới đây đã bị tòa án Long An kết án 8 và 6 năm tù cộng thêm 3 năm quản chế. Theo cáo trạng, thì hai thanh niên trên có quan hệ với nhóm « Thanh niên yêu nước », một nhóm bị chính quyền cho là « phản động ».  
......

Chúng ta đang ăn thịt đất nước mình

Cách đây vài ba năm, báo chí đưa tin làm tôi giật mình: Đến năm 2012, Việt Nam phải nhập than đá! Thế mà đến năm 2011, nước ta đã phải nhập hàng nghìn tấn than đá từ nước ngoài. Ai cũng lo, ai cũng bức xúc. Ôi thuở ấu thơ tôi được các thầy dạy:” Việt Nam ta rừng vàng biển bạc”. Bây giờ thì sắp cạn rồi sao? Nhìn lại đổi mới từ năm 1986 đến nay, một thực trạng đau lòng đang diễn ra khắp nơi: Chúng ta đã khai thác, buôn bán tài nguyên quốc gia một cách ồ ạt, vô tội vạ. Dường như thu nhập GDP đất nước đều do buôn bán tài nguyên mà có, còn hàng hoá sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nghĩa là từ “đổi mới” đến nay, chúng ta đang sống nhờ bán tài nguyên, chứ chẳng làm được thương hiệu gì bền vững có tầm cỡ thế giới cả. Nhìn qua Hồng Kông, Ma Cao, Singapore, Nhật Bản… mà thương cho đất nước mình. Người ta chẳng có nhiều tài nguyên khoáng sản, sao người ta giàu thế. Còn mình bán tài nguyên mà ăn, rồi con cháu vài thế hệ sau ăn không khí à? Tài nguyên quốc gia do mồ hôi xướng máu bao đời giành được gồm: trời, đất, núi, nước, rừng, biển, khoáng sản và môi trường. Trong hoà bình xây dựng 30 năm nay, do ấu trĩ trong nhận thức và non kém về quản lý, chúng ta tiếp tục tàn phá tài nguyên dữ dội hơn, nặng nề hơn. Hình thế núi sông Việt Nam đang thấy đổi từng ngày, đang bị cày xới nham nhở!    20 năm qua có rất nhiều “phong trào” bán tài nguyên để “làm ngân sách” xảy ra rầm rộ. Như khai thác gỗ rừng để xuất khẩu ồ ạt. Quốc doanh khai thác xuất khẩu, “hợp tác xã” khác thác xuất khẩu, tư nhân núp bóng nhà nước khai thác, xuất khẩu…Gỗ cứ kìn kìn từ rừng miền Trung, rừng Tây Nguyên đổ về các cảng biển. Các đầu nậu gỗ, những người cấp phép khai thác gỗ, cấp quota xuất khẩu gỗ giàu lên từng ngày một. Đến khi “ngộ ra”, ban hành lệnh cấm, thì rừng đã bị “bán ăn” gần hết. Thế là lại phải “làm dự án” trồng 5 triệu hec-ta rừng gần chục năm nay vẫn không thành.   Hết rừng rồi thì bán đất rừng. Hơn 300.000 héc ta rừng đầu nguồn đã bị các tỉnh bán cho doanh nhân Trung Quốc khai thác 50 năm. Nghĩa là 50 năm năm, chúng muốn biến mảnh đất rừng đó thành căn cứ quân sự, lô cốt, hầm ngầm v.v… là quyền của họ. Hết nước rồi non nước ơi!   Bán hết rừng đến bán khoáng sản dầu thô, than đá, cát, quặng ti-tan, quang a-pa-tít, quặng vàng…Nghe thông tin báo chí về việc xuất khẩu than lậu ở Quảng Ninh mà choáng váng. Trữ lượng than của ta ở Quảng Ninh có được bao lăm mà hô hào thành tích “khai thác và xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước”?; rồi quản lý yếu kém để cho hàng trăm công ty “ma” xuất khẩu than lậu một lúc hàng trăm tàu. Sao coi tài nguyên quốc gia “như vỏ hến” vậy?   Người bán gỗ, bán than, thì có kẻ lại bán núi, bán đất ruộng làm giàu. Xem ra bán núi bán đất dễ giàu có hơn. Trong những chuyến đi thực tế ở vùng Đông Bắc hay Thanh Hóa, Ninh Bình…, tôi thấy nhiều ngọn núi bị san bằng trơ trọi, để khai thác đá sản xuất xi măng, đá xây dựng. Bây gìờ tỉnh nào cũng hai ba nhà máy xi măng, hàng chục công trường khái thác đá hàng ngày ra sức san phá núi. Có tỉnh bán luôn cả ngọn núi cho nước ngoài làm xi măng, không chỉ bán phần dương mà còn bán cả phần âm tới 30 mét sâu, nghĩa là 50 năm sau, núi thành hồ! Hình sông thế núi Việt Nam ngàn đời hũng vĩ, bây giờ đang bị xẻ thịt nham nhở. Liệu con cháu tương lai sẽ sống như thế nào, có còn hình dung ra nước non Việt tươi đẹp xưa nữa không, khi mà quanh chúng núi non bị gậm nhấm, thân thể Tổ Quốc ghẻ lở, xác xơ? Tài nguyên của mình, nước ngoài đến khai thác rồi chế biến thành sản phẩm xuất khẩu của họ, trong lúc hình hài non sông bị xâm hại. “Bán núi” để ăn như thế có đau núi quá không?   “Bán đất” mới là cuộc tỉ thí với tương lai khủng khiếp nhất. Tỉnh nào cũng có vài ba Khu công nghiêp, nhưng chẳng làm ra sản phẩm xuất khẩu nào có thương hiệu cả vì máy móc lạc hậu, bán trong nước cũng chẳng ai mua. Tỉnh nào cũng có ba bốn sân golf. Rồi dự án mở rộng đô thị lên gấp đôi gấp ba, dự án khu biệt thư, …đang làm cho đất nông nghiệp, đất trồng lúa trong cả nước, đất trồng cây ăn trái ở Nam Bộ đang thu hẹp với tốc độ chóng mặt. Mỗi năm có từ 73.000 - 120.000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi, bị chuyển đổi. Mở rộng đô thị thì đất ruộng thành đất thành phố, bán với giá cao hơn. Đua nhau mà ăn chia, lấn chiếm, đẩy nông dân ra khởi mảnh đất ngàn đời sinh sống của họ. Thế là khẩu hiệu của “dân cày có ruộng” thành ký ức lịch sử.   Vì mục tiêu tăng GDP, tăng thu ngân sách, các tỉnh đang thi nhau bán đất nông nghiệp một cách vô tội vạ. Mất đất, chỉ nông dân và nhà nước là thua thiệt. Ruộng mình đó, đất mình đó, bỗng nhiên bị mất trắng tay. Tiền đền bù giá bèo không đủ mua đất mới để xây nhà, nói chi đến làm ăn sinh sống.   Hết bán rừng, than, ti-tan, đá, người ta con bán cả bo-xit Tây Nguyên, thứ mà cách đây mấy chục năm, khối Comicom (Khối kinh tế các nước XHCN) đã ngăn không cho khai thác, họ sợ làm hư hỏng môi trường và văn hóa Tây Nguyên. Nhưng bây giờ thì bất cần tương lai Tây Nguyên, bất cần hàng ngàn trí thức tâm huyết với đất nước kịch liệt phản đối, họ vẫn khai thác Các nhà chiến lược quân sự thường nói: "Ai làm chủ Tây Nguyên sẽ làm chủ Đông Dương”. Chao ôi, từ việc bán tài nguyên đến “bán nước” chỉ còn một khoảng cách mong manh như sợi chỉ!   Nước là loại tài nguyên quý giá cũng đang bị xâm hại nghiêm trọng. Hiện nay tất cả các con sông đều “đang chết dần” vì ô nhiễm do chất thải công nghiệp, bệnh viện chưa qua xử lý đều thải trực tiếp ra sông. Mạch nước ngầm đang xuống thấp chưa từng có do khai vô tội vạ. Rồi “phong trào” phát triển thuỷ điện tùm lum làm cho mực nước ở đồng bằng giảm xuống. Đến cả sông Hồng cũng cạn trơ đi bộ qua được. Có tỉnh làm đến hàng chục nhà máy thuỷ điện. Được điện thì mất lúa vì đất đai khô cằn không có nước tưới, bị sa mạc hoá không trồng lúa, trồng màu được. Muốn phát điện thì mực nước tích ở hồ phải cao hơn mực nước chết. Ví dụ Hồ thuỷ điện Hoà Bình bình thường mực nước cao 115 mét. Mực nước chết cao 80 mét. Nghĩa là để có điện, phải tích nước cao hơn 80 mét. Cái lượng “nước chết” cao 80 mét ấy chứa hàng tỷ mét khối không thể đổ về những cánh đồng lúa được, thì ruộng khô hạn là phải! Mùa lũ, nhà máy điện xả lũ để bảo vệ đập, thế là không chỉ xóm làng mà cả xá cũng ngập chìm trong nước. Làm thủy điện vô tội vạ cũng là một cách “ăn tài nguyên nước” qua dự án đầu tư. Không “ăn” dự án thì các quan huyện, quan tỉnh, quan trung ương tiền đâu mà làm nhà lầu, mua xe hơi, sống cuộc sống giàu sang phú quý, cho con đi học các trường nổi tiếng thế giới như Ha-vớt, Sóc-bon?   Bộ Chính Trị và Chính phủ là người chịu trách nhiệm chính trong việc khai thác tài nguyên vô tội vạ. Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Chính phủ và chính quyền các địa phương phải có một chiến lược khai thác tài nguyên lâu dài và chỉ đạo thực hiện thật quyết liệt mới mong không bắn đại bác vào tương lai. Chúng tôi đề nghị:   - Kiểm kê lại tài nguyên đất nước để có kế hoạch bảo vệ. Quy hoạch chi tiết ngay các vùng đất nông nghiệp lâu dài, vùng núi non hung vĩ, và cấm tiệt việc khai thác bừa bãi.   - Phải dừng ngay các dự án khai thác Bo-xít Tây Nguyên vì với sự án này, người Trung Quốc không cần bo-xít, cái mà họ cần là địa bàn Tây Nguyên, đó là điều mà nhiều trí thức lớn đã phân tích, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã có thư cảnh báo. Phải thu hồi các diện tích đất rừng bị bán cho nước ngoài, dù phải bồi thường hợp đồng, vì chúng đang đe dọa đến vận mạng, sự sống còn của đất nước.   - Hạn chế tối đa, kiểm tra chặt chẽ các dự án đầu tư FDI vào lĩnh vực khai thác tài nguyên (như xi măng, quặng ti tan, và các loại khoáng vật khác), khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao như công nghệ thông tin, sản xuất hàng tiêu dùng. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để làm giàu cho đất nước. Chúng ta phải hướng nền kinh tế theo cách làm của Nhật Bản, Singapor, Hồng Kong, những nước ít tài nguyên nhưng biết cách làm giàu bằng trí tuệ.   Ôi, giá mà tiếng kêu của tôi đến được tai những người đang cầm vận mệnh đất nước trong tay? Nguồn:http://quechoa.vn/  
......

TÒA ÁN và NHÀ TÙ

Các quốc gia văn minh trên thế giới tự do làm việc theo hệ thống độc lập giữa các cơ quan Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp. Dưới chế độ độc tài CS Việt Nam thì ngành Tư Pháp chưa độc lập. Tòa án là công cụ của đảng CS, trả thù những người yêu nước qua đó đe dọa nhiều người khác có ý chống đảng, sử dụng hệ thống Tòa án Viện kiểm soát để kết án, vu khống kết tội theo điều 88 Bộ luật hình sự là hành vi “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCH Việt Nam”. Để bỏ tù những người trẻ yêu nước, vì họ phẫn uất trước các chính sách của đảng cộng sản và hành động xâm lược của Bắc Kinh ở Biển Đông. Họ từng tham gia biểu tình ôn hòa chống Tàu và chỉ trích nhà cầm quyền „hèn với giặc ác với dân“ hay bênh vực cho những dân oan mất đất mất nhà, tranh đấu cho công nhân thấp cổ bé miệng bị chủ nhân đàn áp và bóc lột sức lao động...   Toà án VN ngày nay giống như các phiên tòa thời Cải cách ruộng đất năm 1953-1956 tại miền Bắc, hành xử theo đảng cộng sản cầm quyền, bất chấp quyền căn bản của con người bị chà đạp. Đưa người ra tòa chỉ là một hình thức, một trò hề thực tế thì bản án đã sọan sẵn trước, người nào bị đưa ra tòa đều lảnh án tù không ai được tha bổng. Là những phiên tòa „công khai“, nhưng  ngày xử công an đã huy động lực lượng dân phòng, côn đồ uy hiếp, sách nhiễu, đánh đập, bắt giam người là thân nhân, bạn hữu dù họ chỉ muốn đến nghe xét xử... Từ cuối năm 2009 khi Việt Nam khởi sự chiến dịch mới trấn áp quyền tự do ngôn luận, bắt các nhà hoạt động ủng hộ nhân quyền, đấu tranh cho tự do, dân chủ, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, các bloggers, cũng như giới bất đồng chính kiến ôn hòa, bị kết án bỏ tù vì các hoạt động bị cho là “chống nhà nước” theo các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia như 79 “âm mưu lật đổ chính quyền” hay 88 “tuyên truyền chống phá nhà nước”   Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải một trong những thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, thường tham gia biểu tình chống Tàu bị tuyên án 12 năm tù về tội danh  theo điều 88 bộ hình luật tháng 9 năm 2012.   Tạ Phong Tần  viết blog "Công lý-Sự thật" đã bị kết án 10 năm tù giam từ ngày 4 .10.2012 và Phan Thanh Hải bị 4 năm tù giam.   Hai nhạc sĩ trẻ Việt Khang 4 năm tù 2 năm quản chế và Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù 2 năm quản chế về tội “tuyên truyền chống nhà nước” hồi cuối tháng 10 năm 2012.   Các bản án oan sai trong phiên sơ thẩm vào ngày 9.1.2013 tại Nghệ An cho 14 Thanh Niên Công Giáo và Tinh Lành là: Paulus Lê Văn Sơn, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu: mỗi người 13 năm tù giam, 5 năm quản chế; Nguyễn Văn Duyệt 6 năm tù giam và 4 năm quản chế; Nguyễn Đặng Minh Mẫn 8 năm tù giam và 5 năm quản chế; Thái Văn Dung 5 năm tù giam, 3 năm quản chế; Nông Hùng Anh 5 năm tù giam, 3 năm quản chế; Nguyễn Đình Cương 4 năm tù giam, 3 năm quản chế; Trần Minh Nhật 4 năm tù giam, 3 năm quản chế; Nguyễn Xuân Anh 3 năm tù giam, 2 năm quản chế; Nguyễn Văn Oai 3 năm tù giam, 2 năm quản chế; Hồ Văn Oanh 3 năm tù giam, 2 năm quản chế; Đặng Ngọc Minh 3 năm tù giam, 2 năm quản chế; Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc án treo. 16/5/2013 Tòa án tỉnh Long An xử hai sinh viên yêu nước vì tội chống bá quyền Trung Quốc xâm lược Việt Nam.  Các linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn luôn ủng hộ giới trẻ yêu nước, Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn và các bạn Nguyễn Hoàng Vi, Sinh viên luật Phạm Lê Vương Các, Huyền Trang phóng viên VRNs, Nguyễn Khanh, Lâm Bùi, Trần Hải... đã có mặt tại toà với gia đình của nạn nhân và lên tiếng đầu tiên phản đối vụ án vi hiến. Cũng như phỏng vấn thân nhân là cha mẹ, anh chị em của hai sinh viên Phương Uyên, Đinh Lâm Kha phổ biến sâu rộng trên mạng Internet và trang online www.chuacuuthe.com. Các bản án trên vi phạm một loạt các Điều từ 14 đến 22 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị mà nhà cầm quyền CSVN đã cam kết thực thi ngày 24.09.1982. Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng mặc dù hiến pháp và luật pháp cũng như các chính sách của Việt Nam đều có những điều khoản về quyền tự do của con người, nhưng trên thực tế CSVN đã hạn chế những quyền tự do căn bản đó. Hiện nay trước làn sóng phản kháng của mọi tầng lớp nhân dân từ trí thức, sinh viên, học sinh đến công nhân .... ghê tởm chế độ bán nước, độc tài đảng trị CSVN càng ngày càng gia tăng đàn áp bắt bớ, đánh đập, giam cầm nhưng CSVN hoàn toàn thất bại khi tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không còn sợ các bản án tù đày ...“Nhà cầm quyền càng đánh đập, đàn áp, vu oan và bắt bớ cho người dân bao nhiêu thì người dân càng ngày càng xích lại gần nhau, nương tượng vào nhau và đồng hành với nhau nhiều hơn bao giờ hết vì người dân tin rằng vận mệnh đất nước đang nằm trong tay họ và, con đường họ đã và đang đi là đúng“. HT.PV.VRNs - Đinh Nguyên Kha 24 tuổi sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. 8 năm tù giam, 3 năm quản chế. Đinh Nguyên Kha nói rằng:   "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội".    - Nguyễn Phương Uyên 20 tuổi sinh viên Đại học Công Nghệ Thực phẩm SG ,6 năm tù giam, 3 năm quản chế. Phương Uyên trả lời trước toà:    "Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm".  "Việc tôi làm thì tôi chịu xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn".   Các cơ quan truyền thông thế giới, cũng như Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, phản đối các bản án kết tội cho Phương Uyên, Nguyên Kha và những người trẻ yêu nước là vô nhân đạo. Đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho hai sinh viên trẻ, những tù nhân lương tâm và cho phép tất cả người dân Việt Nam được bày tỏ quan điểm chính trị của họ.   -Tổ chức theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nói bản án Hà Nội trừng phạt Uyên và Kha, là những người thực thi quyền tự do ngôn luận, “thật sự gây căm phẫn”.   -Tiểu ban nhân quyền Hạ viện Hoa Kỳ ngày 15/5 biểu quyết thông qua Dự luật Nhân quyền giúp thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam 2013.   -Bốn tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế vừa ra kiến nghị yêu cầu trả tự do cho các nhà hoạt động theo Công giáo phiên phúc thẩm tại Vinh ngày thứ Năm 23/5.   -Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Human Rights Watch (HRW) phát biểu:“Đưa người dân ra tòa xử chỉ vì phát tán tờ rơi chỉ trích chính phủ là một việc làm lố bịch và biểu hiện sự bất an của chính quyền Việt Nam”.    Nhà văn Trần Gia Phụng kết luận trong THÔNG ĐIỆP CỦA TUỔI TRẺ  „Sau phiên tòa Long An ngày 16.5.2013, cha mẹ hai em Nguyễn Thị Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tỏ ra rất hãnh diện về cách ứng xử của hai em. Chẳng những thế, toàn thể đồng bào Việt Nam trên thế giới đều khâm phục hai em. Hai em sống dưới chế độ CS mà không bị ô nhiểm theo chủ nghĩa CS. Hai em gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.  Những lời nói của hai em đã đi vào lịch sử đấu tranh cho tự do dân chủ của người Việt, thể hiện rõ nét hào khí dân tộc Việt, chính là sự kết tụ của hồn thiêng sông núi tiềm tàng trong lòng dân tộc, cho thấy rằng tiền đồ dân tộc Việt Nam vẫn còn đó, sáng rực ở phía trước...  „   Mời bạn đọc cùng chia xẻ với nhạc sĩ Trúc Hồ qua sáng tác mới nhất của anh viết tặng hai sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Được thâu live qua tiếng hát của ba ca sĩ Nguyên Khang, Nguyễn Hồng Nhung, và Mai Thanh Sơn.  https://www.youtube.com/SBTNOfficial   Đài tiếng nói Hoa Kỳ  (VOA) bình luận về vụ án nói trên  Truyền hình vệ tinh VOA Asia 18/5/2013  Việt Nam tuyên án nặng 2 sinh viên chống Trung Quốc  Truyền hình vệ tinh VOA Asia 17/5/2013    Hai tờ báo lớn ở Đức (Die Welt) và Mỹ (The Washington Post) đã đăng tin vụ án tại Long An vi phạm nhân quyền ngày 16.5.2013   Nguyễn Quý Đại  DIE WELT 16.05.13 Hohe Haftstrafen wegen regierungsfeindlicher Propaganda in Vietnam Viele Unterstützer im Internet für junge Oppositionelle Ein Gericht im südlichen Vietnam hat zwei junge Aktivisten am Donnerstag zu langen Haftstrafen wegen regierungsfeindlicher Propaganda verurteilt. Wie ihr Anwalt mitteilte, muss die 21-jährige Studentin Nguyen Phuong Uyen für sechs Jahre ins Gefängnis, der 25-jährige Computertechniker Dinh Nguyen Kha für acht Jahre. Beide müssen danach noch jeweils drei Jahre unter Hausarrest verbüßen. Sie wurden für schuldig befunden, umstürzlerische Flugblätter verteilt und zu Demonstrationen gegen die Regierung aufgerufen zu haben. Der Anwalt Nguyen Thanh Luong nannte die Urteile des Gerichts in der Provinz Long An "zu hart". Unterstützer der beiden Angeklagten forderten deren sofortige Freilassung. Der Prozess fand auf oppositionellen Internetblogs und auf Facebook große Beachtung. Die Polizei nahm nach Angaben von Prozessbeobachtern mindestens drei Aktivisten fest, die an dem Verfahren teilnehmen wollten. In dem von der Kommunistischen Partei autoritär regierten südostasiatischen Land wurden in den vergangenen Jahren bereits dutzende politische Aktivisten zu Haftstrafen verurteilt, darunter Katholiken, Blogger und Studierende. Allein dieses Jahr waren es mindestens 38. 16.05.13 / AFP  The Washington Post May 16 2013Vietnam sentences 2 students to 6 and 8 years in prison for distributing anti-China leaflets By Associated Press, Published: May 16 HANOI, Vietnam- A Vietnamese court has sentenced two student activists to between six and eight years in prison for distributing leaflets calling on people to demonstrate against China. The sentences Thursday were the latest in an intensified crackdown against dissent in the one-party, authoritarian state. Lawyer Nguyen Thanh Luong says Nguyen Phuong Uyen was sentenced to six years, while Dinh Nguyen Kha received eight years after a one-day trial. They were arrested in October in Ho Chi Minh city for handing out leaflets urging protests against China’s territorial claims in the South China Sea. Popular anger against China puts Hanoi in a difficult position because it can’t afford to alienate Beijing, its large, fellow Communist neighbor. Luong said the two meant to demonstrate “patriotism and did not mean to oppose the government.”    
......

Đôi Điều Về Cà Phê, Nước Uống

1- Câu hỏi được nêu ra là “vì sao uống nước trà đậm thì mất ngủ”?   (VNC) Chúng ta biết rằng trà cũng như cà phê có chất caffeine. Caffeine là một hóa chất hữu cơ thuộc nhóm purines.   Tác dụng chính của caffeine là kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng sinh hoạt trí tuệ, làm ta tỉnh táo nhất là khi con người mỏi mệt hoặc chán nản. Với giấc ngủ thì ảnh hưởng tùy người: có người gặp khó khăn, có người không khi uống cà phê.   Caffeine làm thư giãn cơ thịt trong thành động mạch, tăng sức bóp của tim, tăng máu từ tim đưa ra, tăng huyết áp.   Caffeine tăng dịch vị bao tử nên nhiều người ưa uống cà phê sau khi ăn để dễ tiêu hóa thực phẩm. Caffeine làm tăng sự dẻo dai của lực sĩ thể thao, vì thế Ủy Ban Thế Vận kiểm soát coi họ có dùng quá nhiều chất kích thích này.   Caffeine làm tăng sự bài tiết nước tiểu.   Sau khi uống, caffeine thấm nhập rất mau vào khắp các bộ phận của cơ thể. Thời gian bán hủy là 3 giờ nên caffeine không tích tụ trong cơ thể. Đa số caffeine được thải khỏi cơ thể qua nước tiểu.   Mỗi người có đáp ứng khác nhau với caffeine.   Do đó có người uống ba bốn ly trà hoặc cà phê một lúc mà không cảm thấy thay đổi gì. Trong khi đó, người không quen với caffeine, chỉ uống một ly trà hoặc cà phê là đã thấy nóng nảy, hồi hộp, tim đập nhanh.   Một người đã quen dùng caffeine rối mà ngưng tức thì, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ. Nếu họ ngưng từ từ thì không bị các khó khăn này.   Liều lượng trung bình của caffeine là 200mg, tùy theo từng người.   Khi dùng tới số lượng trên 1000 mg thì trong người thấy mất ngủ, bất an, tim đập nhanh, thở hổn hển, buồn tiểu, ù tai, xót ruột.   Tử vong có thể xảy ra khi dùng tới trên 10 gram (80- 100 ly) caffeine.   Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng “tỉnh ngủ” của caffeine.   Các nghiên cứu này đều tập trung vào hóa chất adenosine do não bộ sản xuất khi ta không ngủ hoặc khi làm việc. Cơ thể càng làm việc nhiều thì Adenosine sản xuất càng cao.   Hóa chất này sẽ bám các thụ thể ức chế của tế bào thần kinh, làm thần kinh giảm hoạt động và ta cảm thấy buồn ngủ. Đây cũng là phản ứng tốt, vì nếu cứ kéo dài sự làm việc thì cơ thể sẽ mau suy nhược. Giấc ngủ là cơ hội để cơ thể nghỉ ngơi, bồi dưỡng sinh lực, sẵn sàng cho các hoạt động kế tiếp.   Caffeine có cấu trúc tương tự như adenosine. Chúng chiếm chỗ của adenosine nơi các thụ thể thần kinh và kích thích hệ thần kinh. Hệ thần kinh hoạt động nhiều hơn và một trong những hậu quả là ta thấy tỉnh táo, nhanh nhẹn hơn. Vì thế các tài xế lái xe đường trường, những người làm việc trí óc nhiều…đều uống cà phê để trở nên sáng suốt.   Caffeine cũng khiến cho cơ thể tăng sản xuất adrenaline vì tưởng như có chuyện khẩn trương xẩy ra. Con ngươi mở rộng, mạch máu giãn nở để đưa nhiều máu ra ngoại vi, tim đập nhanh, hơi thở tăng để sẵn sàng đối phó.   Caffeine còn ảnh hưởng lên hóa chất Dopamine, một chất gây cảm giác sảng khoái tương tự như heroine, amphetamine. Caffeine kích thích não, sản xuất nhiều dopamine hơn. Nói chung, caffeine khiến cho cơ thể ở trong tình trạng tỉnh táo.   Vậy thì tại sao nhiều người uống trà hoặc cà phê mà vẫn ngủ như thường, Điểm này chưa có giải thích rõ ràng, chính xác.    Tuy nhiên, như đã trình bầy ở trên, mỗi người có mẫn cảm khác nhau với caffeine. Nhiều người uống cà phê, nước trà như uống nước lã, mà họ vẫn ngủ say như chết. Trong các trường hợp này, có thể là họ quen nhờn với tác dụng của caffeine. Ngược lại, có người chỉ thử một ly trà nhỏ đã trằn trọc suốt đêm, không ngủ được.   Caffeine kích thích tim mạch, cho nên khi tiêu thụ, nhịp tim nhanh hơn, huyết áp hơi tăng, hơi thở hơi nhanh. Các thay đổi này chỉ thoảng qua, sau khi caffeine bị loại ra khỏi cơ thể trong vài ba giờ.   Cũng như theophylline, caffeine là chất lợi tiểu nhẹ nhưng không ảnh hưởng nhiều lắm tới mức độ nước trong cơ thể. Vì thế, nhiều người cứ uống cà phê vô là mót tiểu tiện.   Nhân đây, cũng xin nói thêm là mặc dù chất caffeine trong cà phê, nước trà đã được nghiên cứu khá nhiều, nhưng nhiều người vẫn có một vài ngộ nhận về hóa chất này. Có nghiên cứu nói là cà phê có thể gây ra ung thư, bệnh tim mạch, khuyết tật trẻ em…Nhưng điều này chưa được các khoa học gia thống nhất đồng ý.   Theo Cơ quan Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ cũng như Cơ quan Y tế Thế giới, nếu dùng vừa phải, caffeine không có ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Vừa phải là khoảng 300 mg caffeine mỗi ngày, tương đương với ba ly cà phê.  2- Ít nhất Tám ly nước mỗi ngày   Liên quan tới việc uống nước, một lời khuyên thường được nêu ra là:   “Phải uống ít nhất 8 ly nước, mỗi ly 8 oz, mỗi ngày. Rượu bia, cà phê không được gộp vào số lượng này”.   Quy luật này từ đâu mà ra. Liệu có phải uống 8x8” mỗi ngày như lời khuyên. Nếu không thì uống bao nhiêu là đúng.   Thực ra, chưa có trả lời chính xác về nguồn gốc của quy luật bất thành văn 8x8” này.   Năm 2002, nhà sinh học Heinz Valtin của Đại học Y khoa Darmouth, Lebanon, New Hampshire, đã cố gắng tìm kiếm xuất xứ của 8x8” và chỉ thấy câu văn sau đây do nhà dinh dưỡng có uy tín của Hoa Kỳ, bác sĩ Fredrick J. Stare viết vào năm 1974: “Bao nhiêu nước mỗi ngày? Điều này được quy định bới nhiều nguyên tắc sinh lý khác nhau, nhưng với một người trưởng thành bình thường, khoảng từ 6 tới 8 ly trong 24 giờ và số lượng này có thể từ cà phê, trà, nước có hơi, rượu bia vv. Các loại trái cây và rau cũng là nguồn cung cấp nước rất tốt”.   Theo tiến sĩ Valtin, nội dung câu viết của bác sĩ Stare có ba điều cần lưu ý:   -Chưa có bằng chứng khoa hoc nào hỗ trợ cho ý kiến của bác sĩ Stare -Bác sĩ Stare viết uống từ 6 tới 8 ly mỗi ngày chứ không phải là 8 ly. -Trà, cà phê và rượu được coi như bao gồm trong số lượng 6-8 ly mỗi ngày. -Số lượng nước tiêu thụ được quy định theo các hoàn cảnh sinh lý của cơ thể mỗi người.   Theo các nhà dinh dưỡng, tuy không có dẫn chứng khoa học hỗ trợ, nhưng quy luật 8x8” này được coi như một hướng dẫn cho việc tiêu thụ nước và các chất lỏng khác. Và cũng nhờ sự quá phổ biến của quy luật này mà mọi người lưu tâm tới việc uống nước: đi chơi, đi làm cũng kè kè một chai chất lỏng tinh khiết.   Thực ra, nhu cầu nước của cơ thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng cơ thể, khỏe mạnh hay yếu đuối, sinh hoạt ra sao và sống ở địa phương nào.   Điều rõ ràng là nước rất cần cho cơ thể để loại bỏ chất có hại ra ngoài, để chuyên chở chất dinh dưỡng nuôi mô bào, để mang độ ẩm cho các bộ phận cơ thể. Nước chiếm 70% trọng lượng toàn thân. Số chất lỏng này không phải nằm cố định trong người mà hao hụt đi mỗi ngày qua nước tiểu 1.5 lít cộng thêm khoàng 1 lit qua phẩn, mồ hôi, hơi thở. Do đó cơ thể cần được bổ sung số lượng chất lỏng thất thoát để duy trì sự sống.   Trong điều kiện sức khỏe bình thường, với môi trường khí hậu ôn hòa, vận động làm việc vừa phải, Viện Y khoa Hoa kỳ khuyên đàn ông nên tiêu thụ 3 lít chất lỏng mỗi ngày còn phụ nữ cần khoảng 2.5 lít.   Chất lỏng nói chung bao gồm cả nước, nước trái cây, các loại giải khát có caffeine, nước ngọt, bia rượu và chất lỏng trong thực phẩm. Thực phẩm cung cấp tới 20% chất lỏng vì nhiều loại có rất nhiều nước như dưa hấu, cà chua…   Điều cần để ý là không nên coi rượu bia, nước uống có cà phê là nguồn cung cấp chất lỏng chính yếu.   Như vậy, mỗi ngày chúng ta tiêu thụ một lượng chất lỏng để khỏi cảm thấy khát nước đồng thời loại ra khoảng 1.5 lit nước tiểu trong là ta đã đáp đúng nhu cầu chất lỏng của cơ thể.   Những trường hợp sau đây cần tiêu thụ thêm chất lỏng:   -Vận động cơ thể, sống trong môi trường khô, nóng đều làm toát nhiều mồ hôi hơn thường lệ. Vận động nhiều giờ liên tục cần dùng thêm muối sodium vì mồ hôi toát ra làm tiêu hao muối khoáng này của cơ thể.   -Bệnh hoạn với nóng sốt, ói mửa, nhiễm độc đường tiểu tiện, sỏi thận, tiểu đường -Có thai hoặc cho con bú sữa mẹ. Viện Y Khoa Hoa Kỳ khuyên bà mẹ có thai nên uống 2.3 lít và khi cho con bú cần 3.1 lít chất lỏng mỗi ngày. Ngoài vai trò căn bản của chất lỏng như đã nói, cũng có rất nhiều nghiên cứu kể ra những ích lợi khác của nước như giảm cân, giảm ung thư. Tuy nhiên, các kết quả này chưa được đa số các nhà nghiên cứu đống ý.   Nhiều loại nước trên thị trường quảng cáo có thêm sinh tố khoáng chất. Dân chúng thấy hấp dẫn, cũng mua dùng, nhưng trong lòng vẫn thắc mắc là liệu có ích lợi gì không.   Theo các nhà dinh dưỡng, việc pha thêm sinh tố vào nước cũng chẳng giúp ích gì. Thực phẩm có đủ loại sinh tố khoáng chất. Nếu ta ăn uống đầy đủ thì chẳng cần dùng thêm các chất dinh dưỡng tý hon này. Ấy là chưa kể, các sinh tố hòa tan trong mỡ như A, D, E, K không hòa tan trong nước. Hoặc nếu nước uống đó lại có quá nhiều sinh tố, khoáng chất như kali, thì lại có bất lợi. Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức   Texas-Hoa Kỳ.  
......

Lời kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

Tiếp theo kiến nghị đề ngày 30-10-2012 gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên khi mới bị bắt và Lời kêu gọi thực thi quyền con người ngày 25-12-2012, chúng tôi những người ký tên dưới đây rất phẫn nộ trước bản án mà phiên tòa mở ngày 16-5-2013 tại tỉnh Long An đã tuyên đối với Nguyễn Phương Uyên (6 năm tù, 3 năm quản thúc) và Đinh Nguyên Kha (8 năm tù, 3 năm quản thúc). Hai thanh niên yêu nước này bị kết án vì đã chống mưu đồ và hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nước ta, chống bọn tham nhũng đang phá hoại đất nước, mặc dù họ chỉ dùng những biện pháp ôn hòa phù hợp với điều 69 của Hiến pháp Việt Nam và với Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã ký tham gia. Thái độ và lời phát biểu của hai thanh niên đó trước tòa biểu thị trí tuệ và khí phách của thế hệ trẻ nặng lòng vì nước, không khuất phục trước cường quyền. Vậy mà bằng cách bắt giữ, xét xử không theo đúng quy định tố tụng hình sự và lợi dụng điều luật mập mờ - điều gọi là “tuyên truyền chống Nhà nước” mà chúng tôi đã đòi xóa bỏ - nhà cầm quyền đã đưa ra một bản án phi đạo lý, trái Hiến pháp, chà đạp quyền con người đối với hai thanh niên yêu nước. Bản án này khiến dư luận xã hội bất bình, toàn thế giới lên án; chỉ làm hài lòng những kẻ có mưu đồ bành trướng xâm hại Việt Nam. Cùng với các nhóm và rất nhiều người khác đã lên tiếng phản đối vụ án này, chúng tôi kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước ký tên vào lời kêu gọi này. Chúng tôi, những người ký tên lời kêu gọi này, đòi nhà cầm quyền trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và cho những người yêu nước có hành động biểu thị chính kiến một cách ôn hòa đã bị kết án và bị tù đày trong thời gian qua. Ngày 19-5-2013 Danh sách những người ký tên ban đầu: https://docs.google.com/forms/d/1illVZD5QU_naA4c5nrHMdseHg9OTYU0NRhlUSnU_s0c/viewform bấm vào đây để ký tên tiếp: https://docs.google.com/spreadsheet/ccc?key=0AoSTVTf8q-21dHdHTUJkUndxUFBKakVYOWJsSTRiekE#gid=0
......

THÔNG ĐIỆP CỦA TUỔI TRẺ QUA PHIÊN TÒA LONG AN

“Mình với ta tuy hai mà một / Ta với mình tuy một mà hai” là câu ca dao diễn tả tình nghĩa gắn bó lứa đôi, được cộng sản (CS) ứng dụng trong sinh hoạt chính trị khi tổ chức cầm quyền.  Đảng CS chủ trương rằng đảng CS và nhà nước CS tuy hai mà là một, trong khi thực chất cơ cấu của một chính quyền dân chủ thì đảng CS với nhà nước CS không thể một mà phải là hai.   1 -   TUY HAI MÀ MỘT   Ngay sau khi cướp chính quyền và thành lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945, hội nghị Trung ương đảng Cộng Sản Đông Dương ngày 11-9-1945 tại Hà Nội đưa ra nguyên tắc căn bản là đảng CSĐD nắm độc quyền cai trị đất nước. (Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam de 1940 à 1952, Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 143.)    Từ đó, đảng CS tìm cách hội nhập hai khái niệm về đảng và chính quyền thành một.  Rõ nét nhất là quốc hiệu “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” được đặt ra từ năm 1976.  Tổng số đảng viên CS hiện nay khoảng 3 triệu đảng viên trên tổng dân số Việt Nam khoảng gần 90 triệu người, nghĩa là số đảng viên chỉ bằng khoảng hơn 1/30 tổng dân số Việt Nam. (Con số phỏng chừng, chưa chính xác).  Như thế tại sao gần 87 triệu người Việt Nam không CS, phải mang trên lưng quốc hiệu “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa”, toàn màu sắc CS.  Đây phải chăng là nguyên tắc đa số phục tùng thiểu số theo kiểu CS? Nền hành chánh của CS là nền hành chánh song hành, vì bên cạnh chính quyền, luôn luôn có uỷ ban đảng CS, gọi tắt là đảng uỷ.  Đảng uỷ có mặt từ trung ương xuống tới địa phương, xuống tới làng xã, cả hành chánh dọc, lẫn hành chánh ngang.  Nền hành chánh song hành CS còn nặng nề hơn nền hành chánh song hành thời Pháp thuộc.  Nền hành chánh song hành thời Pháp thuộc chỉ ngang đến cấp tỉnh mà thôi.  Bên cạnh triều đình có viên khâm sứ (Trung Kỳ) hay viên thống sứ (Bắc Kỳ).  Bên cạnh các tổng đốc hay tuần phủ có viên công sứ.  Pháp không có hành chánh cấp huyện ở Việt Nam.  Đàng nầy, bên cạnh chính phủ có Ban bí thư Trung ương đảng, trong đó các trưởng ban TƯĐ có vai vế và quyền lợi còn hơn các bộ trưởng trong chính phủ.  Bên cạnh Uỷ ban Nhân dân tỉnh hay thành phố có tỉnh ủy, thành ủy đảng bộ địa phương.  Xuống tới quận, huyện, phường, xã...  Bên cạnh các cơ quan ty sở, luôn luôn có đảng uỷ cơ quan ty sở... Dân chúng lâm vào tình trạng một cổ hai tròng, phải đóng thuế để nuôi cả hai nền hành chánh: hành chánh thông thường và hành chánh đảng CSVN vì các đảng viên trong đảng uỷ được xem như công nhân viên chức nhà nước.  Đảng là của một nhóm người, mà đảng viên làm việc cho đảng lại lãnh lương nhà nước do toàn dân đóng thuế.   Trong quân đội cũng có đảng uỷ. Viên chính uỷ (uỷ viên chính trị) có quyền quyết định mọi sinh hoạt của đơn vị.  Nhân buổi lễ mừng quân đội CSVN tròn 20 tuổi tại Hà Nội ngày 22-12-1964, có sự hiện diện của đại tướng Kim Tsang Bông và đoàn đại biểu quân đội Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên (Bắc Hàn), Hồ Chí Minh nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với Dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.  Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.” (Nhật báo Nhân Dân ngày 23-12-1964, đăng lại trong Hồ Chí Minh toàn tập 11: 1963-1965, xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 251-252.)  Tại sao không trung với nhân dân, với tổ quốc mà lại trung với đảng?  Không có nhân dân, không có tổ quốc thì làm sao có đảng mà bắt phải trung thành?  Ngày nay, để làm đẹp hình tượng Hồ Chí Minh, có người sửa lại: “Quân đội ta trung với nước ...(?)”   Nhà nước CSVN nhồi sọ dân chúng bằng một câu khẩu hiệu lạ lùng: “yêu tổ quốc là yêu xã hội chủ nghĩa”.  Không lẽ ngày xưa chưa có “xã hội chủ nghĩa”, tổ tiên chúng ta không yêu tổ quốc hay sao?  Không yêu tổ quốc sao đã bao phen tổ tiên chúng ta anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc?   Cao điểm của sự nhập nhằng giữa đảng và tổ quốc, đảng và chính quyền là điều 4 hiến pháp năm 1992, nguyên văn như sau: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.  Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.” (Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, Những văn bản pháp quy của Nhà nước Việt Nam liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài (đến ngày 31-5-1995), 1995. Tr. 13.)   Đảng CS nắm độc quyền cai trị, đè đầu đè cổ dân chúng, nhưng cái gì cũng đổ tiệt cho dân. “Đất đai là sở hữu của toàn dân”, nhưng “do nhà nước quản lý”.  Công an đàn áp dân chúng thì gọi là “công an nhân dân”. Ngược lại chuyện tiền bạc, cái hầu bao của đất nước thì thuộc về “ngân hàng nhà nước”.  Mỗi khi có nguy biến, đảng liền đẩy dân chúng ra làm vật hy sinh, đỡ đạn cho đảng CS.  Ví dụ khi bị Pháp truy bức, Hồ Chí Minh và đảng CS sợ bị Pháp bắt ở Hà Nội, liền hô hào kháng chiến chống Pháp tối 19-12-1946, rồi toàn bộ lãnh đạo CS trốn ra khỏi Hà Nội, chạy lên rừng núi ẩn tránh.  Trong suốt cuộc chiến từ 1946 đến 1975, hoàn toàn không có một tướng lãnh hay sĩ quan CS nào hy sinh hoặc tuẫn tiết, mà CS chỉ toàn đẩy binh sĩ ra phía trước theo chiến thuật biển người, bất kể hỏa lực của đối phương, nên cán binh CS chết nhiều, đúng như câu thơ của Phùng Quán trong bài thơ  “Chống tham ô lãng phí”: “Những con người tiêu máu của dân / Như tiêu giấy bạc giả!...”   2 -   THÔNG ĐIỆP CỦA TUỔI TRẺ   Đảng CSVN quyết kềm hãm chính quyền trong vòng tay đảng, xem chính quyền chỉ là công cụ của đảng CSVN, chỉ là cánh tay nối dài của đảng CSVN.  Trong quá khứ, có nhiều cuộc phản đối trong nội bộ đảng CS vì khác chủ trương chính sách của đảng, cũng như đã xảy ra những cuộc phản đối của dân chúng chống lại chế độ CS độc tài toàn trị, nhưng hầu như không có cuộc phản đối nào đặt vấn đề tách biệt hệ thống đảng ủy ra khỏi hệ thống cầm quyền của chế độ do CS kiểm soát.   Vào tháng 2-2013, trong “Vài lời gởi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cho rằng đảng CSVN và nhân dân Việt Nam là hai thành phần riêng biệt.  Vì vậy, theo Nguyễn Đắc Kiên, tổng bí thư đảng CS Nguyễn Phú Trọng không có tư cách để phê phán toàn thể nhân dân là suy thoái, mà tổng bí thư Trọng chỉ có thể nói với đảng viên đảng CS của ông mà thôi.  Ý kiến của Nguyễn Đắc Kiên trình bày công khai trước dư luận quần chúng phải nói là rất can đảm, nhưng chỉ tách biệt giữa đảng CS và nhân dân, chưa  phải là vấn đề pháp lý trong sinh hoạt chính trị đất nước.   Bỗng nhiên, ngày 16-5-2013, tại pháp đình Long An, trong phiên tòa xét xử hai sinh viên yêu nước, bùng nổ vấn đề rất quan trọng về pháp lý nầy.  Tại phiên tòa nầy, sinh viên Nguyễn Thị Phương Uyên tuyên bố:  “Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’, khẩu hiệu bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’, là vì tôi thể hiện lòng yêu nước khi tôi căm phẫn Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đến tột cùng sự phẫn uất… Tôi vẽ bức tranh này trong 15 phút để thể hiện thực tế người dân thấp cổ bé miệng khi nói ra thì bị đàn áp…. Việc tôi làm, tôi chịu, yêu cầu không gây khó khăn cho gia đình tôi. Tôi là một sinh viên, là đại diện cho tầng lớp trí thức, sức mạnh của đất nước, tôi mong muốn phiên tòa hôm nay xét xử công bằng để tôi sớm được trở về với cộng đồng, tiếp tục cống hiến cho đất nước và thể hiện lòng yêu nước.” (Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Nhung, thân mẫu của Phương Uyên, sau khi tham dự phiên tòa Long An ngày 16-5-2013.) (VOA ngày 16-5-2013)   Cũng sau phiên tòa nầy, bà Nguyễn Thị Kim Liên kể về con mình, Đinh Nguyên Kha, như sau: “Kha nói từ đầu đến cuối mình yêu nước, mình không chống dân tộc, mà chỉ chống đảng cộng sản. Kha nói chống đảng thì không phạm tội…  Kha nói theo bản cáo trạng xem việc chống đảng là phạm tôi thì nó không biết, vì không có luật nào nói như vậy”.(http://www.chuacuuthe.com/2013/05/16/tuong-thuat-phien-toa-xet-xu-phuong-uyen-va-nguyen-kha/   Đây là lần đầu tiên có hai người không phải là chính trị gia, cũng không phải là luật gia, cũng chẳng khoa bảng cao cấp, mà chỉ là hai em sinh viên trẻ, đặt vấn đề công khai trước tòa án, cơ quan pháp luật đại diện cho nhà cầm quyền CSVN, rằng chính quyền là chính quyền, còn đảng CS là đảng CS.  Cả hai sinh viên đều xác nhận họ là những người yêu nước, chống Trung Quốc xâm lược, chống đảng CSVN, chứ họ không chống chính quyền hiện nay trong nước, không vi phạm điều 88 bộ luật Hình sự.    Nguyên văn điều 88 luật Hình sự đã được Quốc hội CS sửa đổi và bổ sung năm 2009 như sau:  “1) Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2) Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.”   Rõ ràng điều 88 luật Hình sự trên đây chỉ nói đến “Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…” chứ hoàn toàn không đề cập đến việc chống Trung Quốc hay chống đảng CSVN, đúng như Đinh Nguyên Kha nói.  Thật sự không có luật lệ nào trừng phạt người Việt Nam chống Trung Quốc vì bá quyền Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chỉ trừ trường hợp công an CS, tòa án CS và nói chung là nhà nước CSVN hiện nay, nhận Trung Quốc chính là nhà nước của CSVN, thì mới dùng điều 88 luật hình sự của nhà nước CSVN kết án hai em vào tội tuyên truyền chống nhà nước mà thôi.    Nếu tòa án CS kết tội hai em vì hai em đã chống âm mưu xâm lược của Trung Quốc, thì CSVN có thể kết tội luôn tổ tiên chúng ta đã bao phen chống Trung Quốc xâm lược, từ Bà Trưng, Bà Triệu, đến Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Phải chăng vì vậy CSVN bỏ thi môn sử năm nay trong kỳ thi tốt nghiệp trung học, nhằm dẫn đến bỏ thi môn sử về sau, từ đó bỏ luôn môn sử trong học trình hoặc thay đổi môn sử trong học trình, để học sinh không biết sử, không biết quá khứ giữ nước, chống phương bắc rất hào hung của dân tộc Việt.   Cũng không có luật lệ nào quy định việc chống đảng CS là vi phạm luật pháp, trừ trường hợp chính bản thân ban lãnh đạo đảng CSVN đứng làm nguyên đơn kiện những ai đã dùng các phương tiện trái pháp luật nhà nước để chống đảng CSVN.  Điều nầy, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể làm được, chứ ông chẳng có quyền kết án dân chúng suy thoái khi dân chúng đòi loại bỏ điều 4 hiến pháp 1992.    Cần chú ý là cả hai sinh viên nầy đều sinh sau năm 1975, dưới chế độ CS.  Nguyễn Thị Phương Uyên 21 tuổi, Đinh Nguyên Kha 25 tuổi.  Hai em đều học hành dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, sống trong lòng của chế độ CS, nên chắc chắn hai em hiểu khá rõ chế độ CS Việt Nam.  Các em bị bắt giam từ tháng 10-2012, tức đã nằm trong tù CS khoảng 7 tháng, đã bị hành hạ, bị ngược đãi trong tù.  Các em cũng biết rõ nhà tù CS dã man như thế nào, khổ cực như thế nào.  Hai em cũng dư biết rằng nếu hai em “ăn năn nhận tội”, chấp nhận lời mớm cung hay ép cung của công an CS, thì hai em có thể sẽ được tòa án khoan hồng, giảm án.  Chắc chắn hai em cũng bị công an CS đe dọa, nếu không nghe lời chúng, thì hai em sẽ bị trọng án, tù đày khổ cực trong thời gian dài.    Tuy nhiên, trong sắc phục học sinh hiền hòa, còn mang bảng hiệu nhà trường như hai học sinh gương mẫu, hai em tỏ thái độ hết sức tự tại, chững chạc,với ngôn ngữ hết sức tự tin khi đối đáp trước tòa án.  Hai em can đảm xác định vững vàng thái độ của mình, nói thẳng, nói thật những suy nghĩ chin chắn của mình về hiện tình đất nươc.  Hai em khẳng định vì lòng yêu nước, hai em chống Trung Quốc xâm lược, chống đảng CSVN, là những điều mà bộ luật hình sự không quy tội, có nghĩa là hai em không vi phạm luật pháp nhà nước, hai em không phạm tội.   Thế mà phiên tòa Long An ngày 16-5-2013 đã vận dụng điều 88 luật Hình sự để kêu án Nguyễn Thị Phương Uyên 6 năm tù giam, 3 năm quản chế và Đinh Nguyên Kha 8 năm tù giam, 3 năm quản chế.  Đặc biệt thái độ của hai em rất bình tĩnh, vững vàng, nói năng chừng mực, chứng tỏ hai em đã suy nghĩ chin chắn trước khi phát biểu, chứ không phải vì bồng bột, xúc động hay tức giận.  Cuối cùng, sau khi quan tòa tuyên án, hai em yên lặng chấp nhận mà không nhận tội và không xin khoan hồng.   Luận điểm của Phương Uyên và Nguyên Kha về sự tách biệt giữa tổ chức chính quyền (đại diện của toàn dân) và đảng CSVN (đại diện cho một nhóm người) hoàn toàn hợp lý, vững vàng.  Trên thế giới, hiện nay nước nào cũng có các đảng cầm quyền, nhưng đảng cầm quyền và chính quyền không thể là một.  Nhà cầm quyền và đảng CSVN phải chấm dứt chuyện lợi dụng chính quyền, lợi dụng pháp luật của chính quyền để làm công cụ bảo vệ đảng CS.    Vấn đề phân biệt giữa đảng CSVN và chính quyền VN tuy do hai sinh viên nhỏ tuổi đặt ra, nhưng là một tiền đề chính trị lớn, hết sức lớn lao, chẳng những liên hệ đến quyền lực của đảng CSVN mà còn liên hệ đến cơ cấu tổ chức công quyền Việt Nam và cao hơn hết, liên hệ đến cả điều 4 hiến pháp hiện hành.  Đặc biệt em Uyên Phương dùng máu của chính mình, viết huyết thư “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông” và “Đảng cộng sản chết đi”, chứng tỏ ý chí mạnh mẽ của một người trẻ tuổi Việt Nam, nêu cao tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, chống độc tài toàn trị.   Đây là thông điệp của tuổi trẻ Việt Nam gởi cho toàn dân và gởi cho giới lãnh đạo đảng CS, như là một tiếng chuông đánh thức mọi người, nhằm phá vỡ chủ trương toàn trị của đảng CS và dọn đường cho thể chế tự do dân chủ trong tương lai.  Thông điệp nầy chỉ được trình bày trong phòng xử án của pháp đình Long An, ít người dự khán, nhưng chẳng mấy chốc, thông điệp nầy đã truyền xa vạn dặm, bay khắp năm châu, làm cho toàn thể người Việt khắp thế giới bàng hoàng, xúc động và có thể nói nhức nhối tận tâm can.   Sau phiên tòa Long An ngày 16-5-2013, cha mẹ hai em Nguyễn Thị Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tỏ ra rất hãnh diện về cách ứng xử của hai em.  Chẳng những thế, toàn thể đồng bào Việt Nam trên thế giới đều khâm phục hai em.  Hai em sống dưới chế độ CS mà không bị ô nhiểm theo chủ nghĩa CS.  Hai em gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.   Những lời nói của hai em đã đi vào lịch sử đấu tranh cho tự do dân chủ của người Việt, thể hiện rõ nét hào khí dân tộc Việt, chính là sự kết tụ của hồn thiêng sông núi tiềm tàng trong lòng dân tộc, cho thấy rằng tiền đồ dân tộc Việt Nam vẫn còn đó, sáng rực ở phía trước...    TRẦN GIA PHỤNG (Toronto,18-5-2013)   
......

Pages