2017

Nhân quyền VN, Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu và sự ‘nổi dậy’ của Vietnam Caucus

US President Barack Obama signs H.R. 6156, the Russia and Moldova Jackson-Vanik Repeal and Sergei Magnitsky Rule of Law Accountability Act, on December 14, 2012 in the Oval Office of the White House in Washington, DC. The legislation would punish officials tied to the November 2009 death of lawyer and anti-corruption activist Sergei Magnitsky in a Moscow detention centre, denying them entry to the US and freezing their assets. AFP PHOTO/Mandel NGAN (Photo credit should read MANDEL NGAN/AFP/Getty Images) Điều gì phải đến đã đến. Quá nhiều lời cảnh báo về khả năng chế tài nhân quyền đối với chế độ chính trị ở Việt Nam đã được giới lập pháp Hoa Kỳ liên tục phát ra suốt từ năm 2014 đến nay, nhưng hầu như chẳng ăn thua gì với đối tượng mà có người phải ví với một đứa trẻ hư chỉ hở ra là ăn vạ. Cuối cùng thì Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu đã được Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua và Tổng thống Barack Obama ký ban hành. Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu Sau một thời gian dài do dự vì điều được cho là thái độ mềm mỏng hơi thái quá của chính quyền Obama đối với vấn đề nhân quyền quốc tế, ngày 8/12/2016, Quốc hội Mỹ đã chính thức thông qua một dự luật nhân quyền – Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) – nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và những giới chức tham nhũng trên toàn cầu. Dự luật này – do hai Thượng nghị sĩ John McCain và Ben Cardin giới thiệu tại Thượng viện – được thông qua chưa tới một tuần sau khi một dự luật tương tự do hai Dân biểu Chris Smith và Jim McGovern đệ trình tại Hạ viện được chuẩn thuận với tỷ lệ áp đảo đến 2/3.   Dự luật Magnitsky đã được Quốc hội Hoa Kỳ đưa vào trong Luật Chuẩn Chi Ngân Sách Quốc Phòng năm 2017. Ảnh: Courtesy/VOA Vào đúng dịp lễ Giáng sinh năm 2016, hai dự luật trừng trị các cá nhân vi phạm nhân quyền trên thế giới đã được Tổng thống Obama đặt bút ký ban hành. Luật Sư Sergei Magnitsky. Ảnh: Politikus.ru Theo Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu, những quan chức vi phạm nhân quyền sẽ bị chế tài theo hai cách. Thứ nhất, cấm nhập cảnh Hoa Kỳ kể cả đi công vụ. Nếu muốn được miễn trừ lệnh cấm này thì Tổng thống phải có sự miễn trừ đặc biệt và phải giải thích với Quốc hội. Thứ hai, chính phủ Mỹ đóng băng tất cả các tài sản của những cá nhân vi phạm nhân quyền, cho dù họ che giấu bằng bất kỳ hình thức nào hay gửi gắm ai đứng tên. Tại rất nhiều các nước độc tài, kẻ vi phạm nhân quyền cũng chính là những tay tham nhũng lớn, giấu của cải ở các nước phương Tây. Quan trọng hơn, luật áp dụng với tất cả các loại nhân quyền được quốc tế công nhận. Theo luật này, những người cưỡng đoạt tài sản của nhân dân cũng bị xem là những kẻ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tình trạng dân oan bị mất đất ở Việt Nam lại rất phổ biến. Những giới chức tham nhũng mà trừng trị những người tố cáo tham nhũng cũng bị xem là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Vậy quan hệ Việt-Mỹ có thể bị tác động thế nào khi Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu ra đời? Theo phân tích của giới chuyên gia về nhân quyền, quan hệ Việt-Mỹ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi luật này. Ngay cả khi hành pháp Mỹ muốn che chắn bớt cho chính phủ Việt Nam vì những lợi ích khác ngoài nhân quyền thì cũng sẽ khó hơn. Khi Quốc hội Mỹ có hồ sơ rõ ràng rằng những giới chức liên hệ đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng theo đúng định nghĩa của luật thì rất khó để bên hành pháp có thể bỏ qua. Vietnam Caucus ‘nổi dậy’ Lẽ ra, giới lãnh đạo Việt Nam đã phải rút ra một bài học nào đấy từ năm 2014, khi có đến 2/3 giới lập pháp ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện Hoa Kỳ quyết định cài đặt điều kiện tự do tôn giáo vào Quyền đàm phán nhanh (TPA) – một cơ chế cho phép Tổng thống Mỹ được quyết định các nội dung đàm phán về Hiệp định TPP với các quốc gia mà không cần thông qua Quốc hội. Nhưng đã chẳng có bất kỳ sự thay đổi nào từ phía Việt Nam. Thậm chí sau ba năm có vẻ “ít bắt”, đến năm 2016, công an Việt Nam còn bắt người bất đồng chính kiến nhiều hơn hẳn giai đoạn 2013 – 2015. Đến năm 2015, một Thượng nghị sĩ Mỹ là Ed Royce đã phải đệ trình ra Quốc hội dự luật về chế tài nhân quyền Việt Nam. Theo dự luật này, vấn đề chính yếu không chỉ là hạn chế những khoản tín dụng và viện trợ có tính cách ưu đãi từ phương Tây, mà cả thực hiện những biện pháp chế tài đối với những trường hợp quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Cũng trong năm 2015 và lan sang năm 2016, nhiều thượng nghị sĩ Mỹ đã đòi Hoa Kỳ phải đưa Việt Nam trở lại Danh sách CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo). Nếu Việt Nam đã được Mỹ nhấc khỏi Danh sách này vào năm 2006, thì nay lại đang khá gần với triển vọng “tái hòa nhập” CPC. Nếu bị đưa vào CPC một lần nữa, có nhiều khả năng Việt Nam sẽ bị áp dụng cơ chế cấm vận từng phần về kinh tế và cả quốc phòng. Khi đó, nền kinh tế Việt Nam vốn đã chênh vênh bên bờ vực thẳm, sẽ càng dễ sa chân sụp đổ. Với giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu là tin vui nhất trong năm 2016 và có lẽ trong vài ba năm gần đây, thậm chí còn vui hơn cả việc Tổng thống Obama đến Việt Nam nhưng có đến 6/15 khách mời của Tổng thống đã bị công an Việt Nam thẳng tay chặn không cho đến gặp ông. Đã đến thời mà những tố cáo về việc quan chức vi phạm nhân quyền sẽ không bị rơi vào quên lãng. Với các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam, họ có thể dùng những thông tin về các tổ chức tôn giáo, xã hội dân sự và người dân bị chính quyền đàn áp để đề nghị chế tài những giới chức can dự hay chỉ thị đàn áp người dân. Đây chính là biện pháp để bảo vệ trực tiếp cho người dân bằng sự răn đe rằng người vi phạm sẽ bị chế tài. Những thông tin này sẽ được chuyển cho các tổ chức nhân quyền quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Theo luật mới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, mà cụ thể là Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động (DRL), sẽ chịu trách nhiệm xây dựng một bản danh sách bao gồm tên các quan chức vi phạm nhân quyền, trong đó có Việt Nam. Nếu bị đưa vào danh sách này, hàng loạt quan chức Việt Nam sẽ bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ và tài sản cố định, tài khoản ngân hàng ở nước ngoài của họ, kể cả của thân nhân của họ, sẽ bị phong tỏa vô điều kiện. Nhóm Vietnam Caucus đã “nổi dậy”, dù trước đó vẫn không ngủ vùi. Vietnam Caucus Vietnam Caucus, còn gọi là “Nhóm làm việc về Việt Nam” của Hạ viện Hoa Kỳ, bao gồm những nghị sĩ có tên tuổi và quen thuộc như Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, Chris Smith, Frank Wolf, Alan Lowenthal, Ed Royce…, cùng vài chục nghị sĩ khác của cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ, là một nhóm quan tâm đặc biệt đến chủ đề đối ngoại và nhân quyền ở Việt Nam trong nhiều năm qua như tự do tôn giáo, tự do báo chí, xã hội dân sự, thả tù nhân lương tâm. Nhưng đáng ngại hơn cả đối với giới lãnh đạo Việt Nam có lẽ là những dự luật liên quan đến nhân quyền mà các nhà lập pháp của Vietnam Caucus đã soạn thảo và vẫn tiếp tục thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua, đó là các Dự luật nhân quyền Việt Nam, Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam, và gần đây nhất là một văn bản yêu cầu đưa Việt Nam trở lại Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo. Tình hình đang chuyển biến thuận lợi hơn hẳn cho Vietnam Caucus. Cuộc bầu cử năm 2016 ở Hoa Kỳ không chỉ mang về chiến thắng cho người của đảng Cộng hòa mà còn tạo ra thế chiếm lĩnh lưỡng viện của đảng này. Nhờ thế vai trò của Nhóm Vietnam Caucus – vốn thường gắn với đảng Cộng hòa – có thể sẽ nổi bật. Khi đó, những dự luật vừa kể sẽ có nhiều khả năng được thông qua. Đặc biệt, nếu Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam được thông qua, sẽ tương tự tình trạng chế tài nhân quyền đối với Nga và Syria khi hàng loạt nhân vật cao cấp và kể cả trung cấp của giới lãnh đạo Việt Nam bị đưa tên vào “sổ đen nhân quyền” của Mỹ và Liên minh châu Âu, để từ đó những người này sẽ không được nhập cảnh vào Mỹ, cùng lúc tài khoản, tài sản của họ, kể cả của người thân của họ, sẽ bị Mỹ và Liên minh châu Âu phong tỏa tại bất kỳ ngân hàng hoặc địa điểm quốc tế nào mà nước Mỹ có thể với tay tới. Sự thật là chưa cần Tân Tổng thống Trump chấp nhiệm chính thức vào ngày 20/1/2017, Nhóm Vietnam Caucus đã cất lên tiếng nói vào những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Obama. Có lẽ đây là một tín hiệu đặc biệt, báo trước cho giới lãnh đạo Việt Nam về giai đoạn “làm mình làm mẩy” đã qua hẳn, nhường chỗ cho một thời kỳ mà tù nhân lương tâm ở Việt Nam không thể bị xem là món hàng để mặc cả cho những lợi ích kinh tế và quốc phòng của chế độ. Sau Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu, một khả năng có thể diễn ra là nhiều nhân vật trong giới lãnh đạo Việt Nam sẽ phải ngẫm lại xem họ đang ở khúc ngoặt lịch sử nào. Công an Việt Nam cũng bởi thế sẽ không còn dễ dàng nhận được “chỉ đạo từ trên” cho việc bắt người bất đồng chính kiến hay hành hạ những người hoạt động cho nhân quyền bằng đấm đá và mắm tôm.
......

Trọng chuẩn bị thịt Quang (phần 6)

Liên minh Quang và Phúc liệu sẽ đi đến đâu? Khó mà trả lời câu hỏi này với một người như Nguyễn Xuân Phúc. Đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến giờ chưa tạo được dấu ấn cho chính phủ của mình. Phúc đưa ra khái niệm chính phủ kiến tạo và liêm chính. Một khẩu hiệu khá hiền hoà và nghe dễ xuôi lòng người. Nhưng tại sao là là kiến tạo chứ không phải là đổi mới hay là cải cách. Chính điều này nói lên bản chất con người Nguyễn Xuân Phúc, đó là một con người  không có bản lĩnh và trách nhiệm với công việc và vị trí mình đang ngồi. Thế nhưng với tư lợi riêng Phúc Hói lại là một con người quyết đoán và biết chớp thời cơ. Chỉ từ một phó bi thư thành uỷ, Phúc đã nhìn ra con đường để nhanh chóng vượt lên qua hàng trăm phó bí thư tỉnh uỷ khác bằng cách đi theo đường văn phòng chính phủ. Nhờ sự dẫn mối của Thân Đức Nam, Phúc được làm phó văn phòng chính phủ. Một chức vị cũng không có gì quan trọng, không bị ai chú ý. Từ đây Phúc cung cúc tận tuỵ phục vụ Nguyễn Tấn Dũng. Rồi nhờ yếu tố miền Trung và phô bày bên ngoài vẻ hiền lành, thật thà, dễ bảo mà Phúc vào Bộ Chính Trị không mấy khó khăn. Phải nói con đường của Phúc rất êm ái mặc dù không hề có dấu ấn, công trạng gì đặc biệt. Nếu nói mọi thứ đổ nát là của Nguyễn Tấn Dũng gây ra, chắc chắn chủ nhiệm văn phòng chính phủ, phó thủ tướng như Phúc không thể nào thoát tội. Khi thấy Trọng và Sang vây đánh Nguyễn Tấn Dũng trong thế hai đánh một, Phúc Hói nhanh chân về đầu quân cho Trọng Sang. Lúc này Tư Sang chắc mẩm mình sẽ làm Tổng Bí Thư, bèn nói với Phúc Hói. – Phó thủ tướng có đến cả đống, anh thấy bác Cả có phần để ý chú đấy. Phúc Hói bắt được sóng, lân la đến Trọng. Biết được Sang đã chuyền bóng đến, Cả Trọng vỗ về khen ngợi Phúc rồi hứa sẽ giới thiệu Phúc làm thủ tướng nếu Nguyễn Tấn Dũng về hưu. Từ đó Phúc đi đâu cũng khoe mình là phó thủ tướng thứ nhất, phó thủ tướng thường trực. Mặc dù thời đó không có chức danh này, các phó thủ tướng đều như nhau.  Khi nhận được tín hiệu của Sang và Trọng sau trung ương 4 khoá 11 chuẩn bị tổng tấn công Nguyễn Tấn Dũng, Phúc Hói nhận mệnh lệnh từ Tư Sang, đến đúng phiên họp Bộ Chính Trị bất ngờ lên tiếng đòi kiểm điểm trách nhiệm các vụ Vinashin, Vinalines… khiến Nguyễn Tấn Dũng bật ngửa người trong cuộc họp. Ba Dũng không ngờ kẻ mà phục vụ mình khép nép còn hơn đầy tớ thời phong kiến lại có ngày phản thùng bất ngờ như vậy. Đây  là chiêu thức thâm độc của Trọng,  cũng là đòn quen thuộc đấu đá trong chóp bu cộng sản. Vì chỉ có lời tố cáo, đề nghị của cấp dưới trực tiếp hay cùng bộ phận mới giá trị hơn những lời tố cáo, yêu cầu bên ngoài. Nhưng khi bộ chính trị khoá 11 đưa vấn đề kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng ra trung ương 6 không được chấp nhận. Cả Trọng gạt nước mắt nuôi hận thù, còn Tư Sang quyết bày keo nữa đưa Dũng ra quốc hội để bãi miễn. Ra đến quốc hội Nguyễn Tấn Dũng đã chơi bài có một không hai, chưa nguyên thủ cộng sản nào dám làm, đó là Dũng nhận lỗi với quốc hội với nhân dân. Chuyện bất ngờ nhận lỗi không hề được tính trong kế sách của Sang, Trọng. Nên chim mồi đại biểu Dương Trung Quốc bỡ ngỡ không biết triển khai tấn công tiếp ra sao, khi phần đông đại biểu hài lòng với lời xin lỗi từ miệng của một nguyên thủ quốc gia. Thấy cơ Tư Sang, Cả Trọng đánh Ba Dũng có vẻ kết quả. Phúc đi đâu cũng thì thầm mình sẽ làm thủ tướng tương lai, đồng thời Phúc cũng luôn miệng khen ngợi Cả Trọng là con người hiền lành, liêm khiết. Ngoài ra Phúc năn nỉ từng địa phương, từng bộ ngành bỏ phiếu cho mình. Phúc hứa hẹn, thề thốt khắp mọi nơi nếu trúng cử thủ tướng sẽ làm cái này, cái kia. Từ người già đến người trẻ ai Phúc cũng xum xoe, cầu cạnh xin được phiếu. Kỳ họp trung ương 11 cuối cùng trước thềm đại hội khoá 12, đích thân Nguyễn Phú Trọng đứng ra giới thiệu Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng. Ba Dũng lúc này đã bỏ cuộc, không ý kiến gì. Vì thế Phúc dễ dàng đạt được chức thủ tướng như y hằng mơ. Phúc làm thủ tướng, thay đổi đầu tiên là đồng ý cơ chế có phó thủ tướng thường trực cho Trương Hoà Bình, đệ tử ruột của Trương Tấn Sang để trả ơn khi xưa. Gần một năm làm thủ tướng, nhà kỹ trị và kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc mới thấu hiểu không dễ như mình tưởng. Con người bất tài đi lên bằng sự nịnh bợ ươn hèn như Phúc không có uy để điều khiển được cỗ máy chính phủ, mọi thứ Phúc đều xin ý kiến chỉ đạo của Trọng từ cái nhỏ nhất trở đi. Phúc là thủ tướng kém thế lực nhất trong mấy đời thủ tướng trước đó, gần như một dạng bù nhìn của Cả Trọng. Thậm chí Phúc còn kém bản lĩnh đến mức không nhận ai làm đệ tử ruột, hoặc không ai muốn làm đệ tử ruột cho Phúc. Bởi sự tráo trở phản trên, lừa dưới mà Nguyễn Xuân Phúc đã tung hết ra để đạt được cái ghế thủ tướng,  những việc làm nhơ bẩn ấy đã chuốc cho Phúc thành một kẻ bị khinh bỉ trong mắt mọi người. Một thủ tướng mà lại để hình ảnh quỵ luỵ, van xin, cầu cạnh của mình công khai cho khắp thiên hạ biết, làm sao mà có được khả năng và uy tín điều hành đất nước. Thế nhưng đấy là bi kịch của đất nước, không phải của Phúc. Với Nguyễn Xuân Phúc thành thủ tướng là thành công, là đạt ước mơ, những thứ còn lại chả có nghĩa lý gì với Phúc. Sau khi làm thủ tướng, Phúc đi sang Trung Cộng được đón tiếp như một ông hoàng chính thức của nước Việt. Sự ngạo mạn và đắc thắng của kẻ tiểu nhân như Phúc càng dâng cao đến lố bịch. Nguyễn Phú Trọng càng ngày càng mất uy tín trong đảng vì kinh tế đất nước bết bát, bế tắc và các cuộc thanh trừng đảng viên cấp cao không đi đến đâu, gây trò cười trong dư luận. Trọng đang cố lên gân bám vào quân đội, công an đe doạ dùng vũ lực để trấn áp mọi phe phái mà Trọng khoác cho cái áo diễn biến và tự chuyển hoá. Khả năng Trọng không đứng vững được hết năm sau là điều có thể xảy ra. Ngoài Trần Đại Quang vốn thâm trầm , kín kẽ chưa bộc lộ gì ngoài chuyến công du vừa qua. Giàn lãnh đạo tứ trụ mới khiến người ta thất vọng vì không thấy lối thoát. Dẫn đến một chuyện là ngày sinh nhật Nguyễn Tấn Dũng cách đây hơn một tháng, có hàng trăm lẵng hoa chúc mừng. Câu chuyện Nguyễn Tấn Dũng trở lại chính trường là điều không thể. Tuy nhiên hàng trăm lẵng hoa trong đó có nhiều lẵng hoa của các quan chức đương nhiệm, cho thấy họ muốn bày tỏ sự mất niềm tin vào tứ trụ hiện nay. Đặc biệt là sự chán nản của họ với Nguyễn Xuân Phúc qua cách xử lý Formosa . Ở vụ Formosa đến nay Phúc chỉ đạo loay hoay không xong việc đền bù thoả đáng cho người dân như thời hạn đã hứa. Khiến một số nhà đầu tư quốc tế phải rời khỏi Việt Nam với lý do môi trường không an toàn. Trước tình cảnh ấy, Phúc Hói đành tính kế nương dựa sau này, không có đàn em, không có quan anh đỡ đầu, không có uy sai khiến người khác…. Phúc Hói một mặt bỡ đợ làm tay sai cho Trọng, mặt khác lân la đi lấy lòng chỗ nọ, chỗ kia để kiếm chỗ dựa về sau. Những động thái vừa qua của Nguyễn Xuân Phúc qua lại với miền Trung, chỉ là những chiêu trò dự phòng cho sự nghiệp của y. Kiểu đưa một chân dự phòng nếu Trọng yếu, Phúc sẽ phản lại. Phần lớn khả năng Phúc vẫn trung thành với Nguyễn Phú Trọng, sau chuyến đi sang thiên triều ra mắt Trung Cộng, dưới sự đề cử của Trọng. Phúc đang hân hoan nghĩ mình đã được Trung Cộng chấm điểm. Sự hân hoan của Phúc hoàn toàn có cơ sở, thứ nhất Phúc được Trọng giới thiệu với thiên triều. Thứ hai Phúc là kẻ ươn hèn, nịnh bợ nếu có gì đảm bảo cho Phúc hắn sẽ nhất nhất làm theo bất chấp tình nghĩa, đạo lý lớn bé gì. Những tố chất trong Phúc như vậy sẽ hơn hẳn những nhân vật khác trong mắt Trung Cộng. Liên minh với một kẻ như Nguyễn Xuân Phúc không đáng tin, nhất là Phúc có sự hỗ trợ đằng sau của Nguyễn Phú Trọng và thế lực như Trung Cộng tiếp sức. Lịch sử cộng sản Việt Nam, ngay cả thủ tướng bù nhìn Phạm Văn Đồng dưới thời độc tài Lê Duẩn, cũng chưa ai có thái độ xu nịnh, lươn lẹo bộc lộ trắng trợn như Nguyễn Xuân Phúc. Với một thủ tướng thế này và một tổng bí thư như Nguyễn Phú Trọng, chuyện lún sâu lệ thuộc vào Trung Cộng ngày càng sâu hơn là điều đương nhiên. Chắc hẳn khó hy vọng con người đê tiện như Nguyễn Xuân Phúc dám dứt bỏ sự quỵ luỵ vào Nguyễn Phú Trọng, để tìm cho mình một bản lĩnh xứng đáng ở vai trò thủ tướng.
......

Các dự án ‘đắp chiếu’ đã hoại tử khắp cơ thể

Vào những ngày cuối cùng của năm 2016, lại có thêm 7 dự án thuộc loại “đắp chiếu” được chính phủ cực chẳng đã phải thông báo: Ðạm Hà Bắc, Ðạm DAP 1 Lào Cai, DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, Liên doanh khai thác mỏ Quý Sa, nhà máy gang thép Lào Cai. Ảnh: Cựu Bộ Trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng. Trước đó đã có 5 dự án bị liệt vào dạng đầu tư lãng phí là Nhà máy Ðạm Ninh Bình (Ninh Bình), Nhà máy xơ sợi Ðình Vũ (Hải Phòng), Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi), Công trình mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (Thái Nguyên), Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An). Theo đó, chỉ riêng trong năm 2016 đã “phát hiện” 12 dự án ngàn tỷ trùm mền, đều do Bộ Công Thương làm chủ đầu tư. Toàn bộ các dự án này đều được triển khai dưới thời Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng – một “tội đồ” của quá nhiều dấu hiệu tham nhũng và vô trách nhiệm, nhưng cho tới giờ lại có vẻ tạm thoát nạn trước chiến dịch được coi là “chống tham nhũng” của tổng bí thư Trọng. Thời điểm kết thúc “chế độ Nguyễn Tấn Dũng” cũng đã chấm dứt vai trò bộ trưởng công thương của ông Vũ Huy Hoàng. Ông Hoàng được coi là một bộ trưởng đã tồn tại đủ lâu dưới thời một thủ tướng bị bị quá đủ chỉ trích “phá chưa từng có trong lịch sử Việt Nam”. Đa số dự án gây lãng phí tồn tại dưới thời của ông Vũ Huy Hoàng và do Bộ Công thương chịu trách nhiệm triển khai. Chỉ tính riêng 5 dự án đắp chiếu bị phát hiện trước đây, ước tính tổng giá trị đầu tư của những dự án này đã lên tới hơn 30,000 tỷ đồng! Con số 30,000 tỷ đồng bốc hơi lên trời ấy lại có thể xây được hàng ngàn trường trung học khang trang hoặc hàng ngàn trạm xá, cùng vô số nhà tình thương. 5 dự án đắp chiếu trên được đảng bật đèn xanh để báo chí nhà nước lên án rầm rộ trước kỳ họp cuối năm 2016 của Quốc hội. Tuy vậy, kỳ họp này đã kết thúc mà không có bất kỳ giải pháp nào để xử lý các dự án đắp chiếu. Được biết, hầu hết các dự án đắp chiếu đều có vay mượn tiền từ ODA. Nhiều dấu hiệu cho thấy các dự án trên đã “ăn” nguồn vốn ODA vay mượn của nước ngoài. Mà trong vực thẳm lãng phí vô cùng tận ở Việt Nam, nguồn vốn ODA “từ trên trời rơi xuống” lại là cái đáy tận cùng của mọi loại đáy. Nợ nước ngoài chiếm hơn 40% trong tổng nợ công Việt Nam, đẩy nợ công quốc gia lên đến hơn 100% GDP và rất nhiều triển vọng” đắp bồi núi nợ lên đầu các thế hệ tương lai của đất nước. Với con số 12 dự đắp chiếu mà có thể gây lãng phí đến nhiều chục ngàn tỷ đồng, gánh nợ ODA càng nặng thêm và không biết làm sao để trả. Nếu vào thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đặc biệt vào giai đoạn ngân sách còn tiền, hẳn chính phủ sẽ chỉ đạo cho Bộ Tài chính chi ngân sách để “ôm” các dự án đắp chiếu, không cho xì ra gây mất uy tín – một tiểu xảo tương tự việc Ngân hàng nhà nước đã tung tiền ra để mua lại 3 ngân hàng thương mại Xây Dựng, Đại Dương, GP với giá 0 đồng vào những năm 2014 và 2015. Tuy nhiên đến nay, tình hình ngân sách đã không còn bất kỳ kết dư nào để tung tiền ra như thế. Kế sách nhanh nhất và gọn nhất là chính phủ có thể bán lại các dự án đắp chiếu cho chủ đầu tư khác. Tuy nhiên, phương cách này là rất khó khăn. Vì chưa biết làm thế nào để “quyết toán” kinh phí ban đầu xây dựng các dự án này, trong khi chẳng mấy khách hàng quan tâm đến những dự án chịu quá nhiều rủi ro. Do vậy, rất nhiều khả năng cả đảng, quốc hội và chính phủ sẽ không làm gì được đối với các dự án đắp chiếu. Thay vào đó, những dự án này sẽ được xem là bằng chứng đắt giá để khi cần thiết sẽ tung ra nhằm “giải quyết công tác cán bộ”. Lê Dung / SBTN
......

Bí thư, Chủ tịch quận, huyện ra vào Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM phải kiểm tra an ninh.

Hiệu ứng Yên Bái lan tỏa mọi nơi, khiến các quan ở Thành Hồ cũng lo ngại. Hóa ra nội bộ đoàn kết và vững mạnh cũng là một điều cần mơ ước như chuyện làm được con ốc, con vít made in Viet Nam sau 41 năm.  Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân TPHCM. Ảnh Dân Việt Hậu ‘tiếng súng Yên bái’: Chính quyền CSVN tại Sài Gòn bắt đầu ‘xanh, vàng, cam, đỏ’ Gần 4 tháng sau vụ “Tiếng súng Yên Bái”, Ủy ban nhân dân TP.HCM là cơ quan cấp tỉnh thành đầu tiên công bố về việc sẽ thiết lập cơ chế kiểm tra an ninh với những người ra vào cơ quan này, kể cả với Bí thư, Chủ tịch quận, huyện. Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân TP.HCM cho biết thêm TP. HCM sẽ đưa ra các mức xanh, vàng, cam, đỏ để từ đó có những ứng xử phù hợp, nhưng trước mắt sẽ chỉ áp dụng mức xanh. Mức xanh là nhẹ nhàng, người đi qua sẽ chỉ bị hỏi khi có vấn đề, còn không thì cứ đi vào. “Xanh, vàng, cam, đỏ” lại khá giống với các mức độ cảnh báo mà cơ quan hình sự quốc tế Interpol đặt ra trong việc cảnh báo và truy nã tội phạm. Phải chăng chính quyền TP.HCM đang “học tập tấm gương” của Interpol? Dù gì, có thể cho rằng tâm lý đề cao cảnh giác đang bao phủ trong giới chức chính quyền và đảng ở Việt Nam, sau khi xảy ra vụ Yên Bái với kết luận “hai người bị bắn” của công an tỉnh này, nhưng một số dư luận lại cho rằng “cả ba bị bắn” và vẫn còn một nhân vật thứ tư đang giấu mặt. Trước đây, thỉnh thoảng cũng xảy ra một vụ quan chức bắn nhau, nhưng chỉ ở cấp thấp (chủ yếu cấp xã). Còn giờ đây, cái chết đến với cả giới quan chức cao cấp – những chân đứng trong Ban chấp hành trung ương đảng. “Vừa nghe tin trên mạng về mấy đồng chí bị bắn ở Yên Bái, đến chiều không khí cơ quan bọn này nặng nề phát sợ luôn. Bên ngoài thì bảo vệ cùng cảnh sát được tăng cường gấp đôi, soát xét từng người vào cổng, bên trong mọi người im re như không biết gì, nhưng cứ lấm lét nhìn nhau xa cách chưa từng thấy…” – một cán bộ thuộc một cơ quan kiểm tra đảng địa phương thổ lộ. Bây giờ thì không một quan chức nào còn an toàn. Ở Việt Nam, không một địa phương nào là không có mâu thuẫn, thậm chí nhiều chính quyền địa phương nổ ra xung đột nội bộ rất nặng nề, đặc biệt về quyền lực và lợi ích nhóm. Sau vụ quan chức bắn nhau ở Yên Bái, điều chắc chắn sẽ xảy ra là nhiều quan chức ở nhiều tỉnh thành khác sẽ đòi có cơ chế cảnh vệ bảo vệ cá nhân họ, đồng thời sẽ ban hành cơ chế kiểm tra vũ khí, chất nổ… tại những cuộc họp quan trọng của thành/tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh/thành, thậm chí xuống cả cấp quận/huyện… Không khí họp hành sẽ bước vào thời chiến. Chỉ vài ngày trước vụ thảm sát Yên Bái, Quốc hội đã họp bàn về Luật cảnh vệ. Theo đó, khá nhiều “yếu nhân” như nguyên tổng bí thư, nguyên ủy viên Bộ Chính Trị, và đương nhiên tất cả các ủy viên Bộ Chính Trị hiện nay đều được đặc ân có cảnh vệ bảo vệ. Trong cuộc họp bàn này, đã hiện rõ nhu cầu “tha thiết được bảo vệ” – không phải như một thời trang quyền lực, mà là một thực tế cần thiết. Có lẽ Ủy ban nhân dân TP.HCM không phải là cơ quan duy nhất cho tới nay quyết định xây dựng hàng rào an ninh để kiểm soát lẫn nhau. Nhiều khả năng trong thời gian qua, không ít cơ quan hành chính địa phương, kể cả cấp sở ngành và quận huyện, đã âm thầm bố trí cơ chế giám sát an ninh, nhưng không công bố ra công luận. Lê Dung / SBTN  
......

Lãnh đạo độc tài Equatorial Guinea bị tòa Pháp xử về Tài Sản Phi Pháp

Teodorin Obiang, 47 tuổi là Phó Tổng Thống của Equatorial Guinea, con của đương kim Tổng Thống Teodoro Obiang Nguema Mbasogo đang cầm quyền từ 37 năm qua, sẽ bị tòa án Pháp xét xử vào ngày 2/1/2017 về tội rửa tiền, thâm lạm của công, tham nhũng và biển thủ công qũy. Đây là một mốc điểm quan trọng trong vụ án lịch sử kéo dài từ hơn 10 năm qua, giữa một bên là những người dân can đảm yêu chuộng công lý, công bằng tại Equatorial Guinea và các Tổ Chức Phi Chính Phủ Transparency International France, SHERPA và một bên là Teodorin Obiang, đại diện cho guồng máy độc tài, tham nhũng, bòn rút của công để làm giàu bất chính. Vụ này báo hiệu cho số phận tương lai các thành phần độc tài còn đang tại chức hay không còn cầm quyền trên thế giới: không còn có thể nương náu an toàn dù ở bất kỳ nơi nào để thụ hưởng tài sản phi pháp (TSPP). Tài sản phi pháp của Teodorin Obiang được ước lượng lên hơn 600 triệu Euro, trong một xứ mà hơn phân nửa dân số sống dưới mức nghèo đói. Ông Obiang đã dùng tiền của công qũy quốc gia, đến từ dịch vụ bán dầu hỏa, để mua một biệt thự tại số 42 Avenue Foch, gần Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe), gồm 6 tầng, 101 phòng, với diện tích 5000 thước vuông, trị giá ít nhất 100 triệu Euro. Trong những lần viếng thăm Paris, Teodorin Obiang đã tốn cho chi phí ở khách sạn 5 sao Crillon hơn 580.000 Euro trong 5 năm qua. Ngoài ra Teodorin còn mua hàng chục chiếc xe loại sang như Maserati, Rolls Royce, Bentley, Ferrari, Aston Martin... trị giá tổng cộng hơn 5 triệu Euro. Ông Teodorin Obiang, Phó Tổng Thống của Equatorial Guinea. Ảnh: AFP. Vào tháng 9/2011, cơ quan công lực Pháp đã niêm phong 11 chiếc xe loại sang của Teodorin Obiang. Vào ngày 14/2/2012, trát tòa của 2 vị quan tòa Roger Le Loire và René Grouman, cho phép các nhân viên công lực thuộc cơ quan chuyên trách về các tội phạm tài chánh lớn OCRGDF đã lục soát toà biệt thư của Obiang niêm phong và tịch thu hơn 200 món đồ có giá trị, trong đó có một đồng hồ trị giá 3 triệu Euro, các bức tranh của Bộ sưu tâp Yves Saint Laurent-Pierre Bergé trị giá 18,3 triệu Euro, các chai rượu qúy Petrus, Romanée-conti trị giá hàng ngàn Euro một chai. Ngày 18/3/2012, Obiang bị truy tố về các tội tham nhũng; biển thủ của công, vào tháng 7 2012, một trát tòa Âu Châu ra lệnh bắt Obiang trong không gian Schengen được ban hành và được Interpol công bố. Hơn một năm rưỡi sau, vào ngày 27/6/2013, cơ quan chuyên biệt AGRASC (Agence de Gestion et de Recouvrement des Avoirs Saisis et Confisqués) của Pháp, chuyên đi truy lùng, tịch thu tài sản phi pháp các thành phần tội ác, độc tài đã đem 11 chiếc xe của Teodorin Obiang bị tịch thu ra bán đấu giá tại Paris và thu lại được 2,8 triệu Euro. Trong những trường hợp tịch thu liên hệ đến Tài Sản Phi Pháp (TSPP), cơ quan AGRASC được quyền bán các TSPP này trước khi có bản án. Vào năm 2012, AGRASC đã bán 1.330 tài sản trị giá 1,7 triệu Euro trước khi tòa xử. Theo luật sư xã hội William Bourdon, Chủ Tịch NGO Sherpa, đây là chiến thắng đầu tiên của Công Lý trong trận chiến thu hồi TSPP và truy tố các thủ phạm, có một giá trị rất lớn vì sẽ là tiền lệ (jurisprudence) cho các vụ xử các thành phần độc tài khác trong tương lai, ngay cả đối với các thành phần lãnh đạo độc tài CSVN dù đang tại chức hay đã về hưu để thụ hưởng khối lượng TSPP đến từ việc thâm lạm của công, biển thủ của công, tước đoạt tài sản của người khác. Cùng lúc đó tại Hoa Kỳ, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã công bố vào tháng 10/2014, việc thu hồi 70 triệu MK tài sản của Obiang tại California, trong đó một bất động sản trị giá 30 triệu MK tại Malibu, un phi cơ riêng trị giá 38 triệu MK và nhiều xe hơi loại sang. Đây là vụ mới nhất trong chương trình Kleptocracy Asset Recovery Initiative (KARI) của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ. Trong 15 trường hợp thu hồi TSPP các viên chức chính phủ của 14 quốc gia, bị tố cáo tham nhũng rửa tiền, cơ quan KARI đã thu hồi được 600 triệu MK trên một tổng số 1,2 tỷ MK. Vụ tịch thu TSPP tại Paris của Teodorin Obiang đã xảy ra trong khuôn khổ cuộc điều tra bắt đầu từ tháng 12/2010 tiến hành bởi 2 quan tòa Roger Le Loire và René Grouman liên quan đến các dữ kiện về việc tậu bất động sản và tài sản quan trọng tại Pháp của Tổng Thống 3 quốc gia Phi Châu - Denis Sassou Nguesso của Congo, Teodoro Obiang Nguema của Equatorial Guinea, cố Tổng Thống Omar Bongo Ondimba của Gabon. Kết luận Trong tương lai các vụ truy tố ra tòa các lãnh đạo độc tài và thu hồi TSPP của họ sẽ được hưởng nhiều thuận lợi do tiền lệ của vụ xử Teodorin Obiang. Những thuận lợi này đến từ các yếu tố:     Công Pháp Quốc Tế (Convention Merinda UNCAC United Nations Convention Against Corruption 31/10/2003) về chống rửa tiền ngày càng được áp dụng rộng rãi.     Nhiều quốc gia, công luận, NGO ngày càng quan tâm đến nhu cầu ngăn chặn các vụ rửa tiền, tham nhũng quy mô, với các đạo luật chống rửa tiền trên bình diện quốc gia, nhằm chống khủng bố và sự thất thoát tài chánh.     Việc truy lùng và thu hồi TSPP ngày càng phổ biến nhằm đem lại Công Lý cho người dân, bắt đầu từ vụ Tổng Thống Marcos vào năm 1986. Sau hơn 20 năm truy lùng, Ủy Ban Do Tổng Thống Phi Aquino lập ra (Presidential Commission on Good Governement) đã thu hồi lại được 4 Tỷ MK trên tổng số 10 Tỷ MK TSPP của Marcos.     Nhiều cơ quan chuyên biệt để truy lùng và thu hồi TSPP được thành lập và nối kết với nhau về dữ kiện, FATF (Hoa Kỳ), SOCA (Anh), AGRASC (Pháp), với các phương tiện truy lùng điện tử tinh vi và trải rộng.     Việc thu hồi TSPP không có giới hạn thời gian và không bị ảnh hưởng bởi việc đổi người thụ đắc. Mới đây, vào tháng 9/2016 Hoa Kỳ đã quyết định hoàn lại cho Nigeria một số tiền 550 triệu MK, TSPP thụ đắc bởi tướng độc tài Sani Abacha, dù Abacha đã chết từ năm 1998, và dù TSPP đã được chuyển nhượng xuống hàng con cháu.     Lãnh đạo CSVN sẽ phải đối diện với Công lý về hình sự, về trách nhiệm ra lệnh các hành động đàn áp, hại người, trưng thu tài sản bất hợp pháp, biển thủ công qũy quốc gia Việt Nam một cách quy mô, cho dù họ ở tại Việt Nam hay đã ra ngoài nước. Về phần các TSPP, các tài sản sẽ được thu hồi một phần đáng kể để đền bù cho các nạn nhân và xử dụng vào phần canh tân đất nước sau đó. Theo http://www.viettan.org/Lanh-dao-doc-tai-Equatorial-Guinea.html
......

NẾU CHỈ NGỒI ƯỚC MƠ

Ly cafe năm mới nhắc tôi về một khoảng thời đầy bão dữ đã lùi qua nhưng hậu quả của nó vẫn còn hiện diện từng ngày chưa khi nào thôi khắc khoải. Nâng ly cafe lên trên tay mà lại thấy có gì đó cay ngắt trong làn khói đang thoát lên trên miệng. Bây giờ đã là một trăm năm, kể từ cái thời cụ Phan Chu Trinh đã rời xa nhân thế nhưng công cuộc của cụ còn dang dở cho đến bây giờ vẫn chưa có ai đủ trí tâm để mà đảm trách. Người ta cứ chứng kiến những nỗi đau dày xéo lên đời sống dân chúng hết ở vùng này rồi lại tới vùng khác một cách liên tiếp, rồi cảm thán, rồi đóng góp từ thiện, rồi bỏ mặc đó cho người khác mang đi và kể cả chẳng cần bận tâm nó có đến được những mảnh đời khốn khổ lay lắt kia không - mà họ phải tìm cách trụ lại với cuộc sống mưu sinh vốn ngày càng thiết chặt lại trên những mảnh đời bơ vơ, cơ cực. Dân chúng cứ tặc lưỡi thờ ơ, cứ thản nhiên chấp nhận mà rồi cứ kệ nó trôi đi thế nào thì trôi. Miễn sao đời mình còn có miếng cơm, manh áo đủ đầy là đã may mắn lầm rồi. Đúng là cái may mắn và quyền lợi lẫn thân phận của con người chúng ta quả thực tầm thường và nhỏ mọn. Tôi không nghĩ người ta có thể cứ nhẹ nhàng coi mọi cái đã là sự ban ơn và ân huệ lớn lao, ngay cả cái sự tồn tại của mình cũng là sự nhỏ mọn đáng thương. Với những con người như thế thì dân tộc mình cũng trở nên nhỏ mọn và yếu đuối. Chỉ đi cóp nhặt và sống lay lắt bên cạnh những cường quốc ngày càng đi lên. Còn người dân thì chỉ như những củ khoai tây mỗi người lăn theo một hướng của mình, mạnh ai nấy sống. Ngày xưa khi dân tộc còn bị đô hộ bởi thực dân Pháp và dùng chế độ phong kiến tàn bạo, mục nát để duy trì xã hội và bóc lột dân tộc ta qua đủ các loại thuế khoá, sưa cao, đủ loại chính sách đày đoạ và đè đầu cưỡi cổ thân phận con người chúng ta. Cụ Phan Chu Trinh đã làm một cái việc tôi cho là đặc biệt cần thiết cho đất nước lúc bấy giờ, khi mà hai chế độ vừa thực dân vừa phòng kiến đoạ đày dân tộc mình trong khi người dân thì cam chịu chấp nhận gần như không có cái tư duy nào để phản kháng lại. Giữa lúc tăm tối như thế thì cụ Phan chính là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc khi thực hiện "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" để cứu vớt đất nước mình khỏi tình trạng u mê, bị đô hộ, bóc lột. Công cuộc của cụ chưa đủ dài và bị chống phá cũng như cản ngăn bởi quá nhiều phía, từ chính quyền thực dân và phong kiến, từ Phan Bội Châu rồi ông Nguyễn Ái Quốc, vì cho rằng đường lối của cụ không thích hợp khi đó. Tôi thì cho rằng chỉ là cụ bị ngăn cản bởi chính quyền Pháp, chưa đủ thời gian để chuyển biến được tình hình, thì cụ bị Pháp bắt đưa sang chính quốc Pháp để không cho cụ đi diễn thuyết mà khai dân trí nữa, vì Pháp hiểu là nếu tiếp tục để cụ khai dân trí cho dân tộc này thì sớm muộn người dân xứ An Nam sẽ giành được độc lập và dựng lên một quốc gia tiến bộ. Năm mới, sau một trăm năm kể từ ngày cụ mất, tôi nghĩ rằng chưa khi nào tư tưởng của cụ là trở nên lỗi thời. Bởi chúng ta làm cách mạng xong thì hết sai lầm này đến sai lầm khác, mất vài chục năm mới chịu thay đổi tư tưởng từ nhà cầm quyền một cách nhỏ mọn và dè dặt. Nên dân tộc ta chưa có khai trí (chưa có trí tuệ của một quốc gia văn minh), chưa có dân khí (chưa có khí chất của một dân tộc mạnh) và cũng chưa có dân sinh (chưa làm ăn kinh tế đúng nghĩa). Vậy nên, ba cái thứ mà cụ Phan đã làm từ một thế kỷ trước vẫn còn nguyên như thế. Chỉ khác bây giờ là quốc gia đã có độc lập, còn tự do thì phải xét lại theo nhiều khía canh thực thi như chúng ta thấy. Mà độc lập mà không có tự do thì không có nghĩa lý gì (Hồ Chí Minh toàn tập). Hơn nữa, độc lập mà chân khí dân tộc không có thì cũng chỉ là một quốc gia yếu kém và bệ rạc, lạc hậu. Độc lập mà không có kinh tế thì cũng chỉ để giải quyết miếng ăn, mà nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, thế thì "phi nông bất ổn", tức chúng ta chỉ để ổn định cái nhu cầu tối thiểu của một xã hội nếu nhờ vào nông nghiệp chứ chẳng thể nào thịnh vượng cho được. Mà cạn kiệt tài nguyên rồi thì lấy gì mà làm ăn, phát triển nữa đây, nếu con người và trí tuệ của đất nước không được tận dụng? Khai dân trí, chưa lúc nào là cần kíp và dễ dàng hơn lúc này. Nên đây là lúc làm điều đó một cách tích cực nhất từ tầng lớp trí thức có lòng với dân tộc, quê hương và tổ quốc. Còn đợi chờ gì nữa mà cứ làm việc đâu đâu và vô bổ? Một năm mới, nếu chỉ biết ước mơ và hy vọng, thì rồi sẽ như cô bé bán diêm, chết trong đêm tối mùa đông sau 3 đốm lửa nhỏ ngắn ngủi được thắp lên. Chúng ta chết, chỉ vì ngồi đợi và hy vọng, mà không ai dám hành động dù là điên rồ như một chàng Đôn Ki Hô Tê, dẫu đơn thương độc mã thì cũng phải cưỡi lên mình ngựa để mà ra ngoài kia tìm chiếc cối xay gió để hạ gục nó. Một năm lại đến, rồi lại qua, nó nhanh như một vệt chân qua đường, mà đời người đếm được bao nhiêu cái vệt chân ấy là hết đâu. Chẳng lẽ lại ngồi đếm thời gian và chờ đợi tự mọi thứ tốt lên, hoặc cứ tặc lưỡi mà mặc bỏ số phận trôi đi đâu về đâu thì về? Chúng ta chẳng lẽ mãi cứ sống để tạo nên một thế hệ yếu hèn và kém cỏi đến mức này mãi hay sao? Cho đến khi ước mơ sẽ bị đoạ đày và là nơi để tìm kiếm những thứ ngược lại hiển hiện đau đớn trong đời thực giữa lòng của một xã hội? FB Luân Lê
......

Thư cho người bạn trẻ: Giấc mơ ngày mới

Năm 2017 gõ cửa nhà tôi. Gỡ tờ lịch cuối cùng xuống như khép lại căn phòng thời gian đã hết, tôi nhìn thấy ba trăm sáu lăm ngày mới, trắng tinh xếp hàng dài, im lặng nhìn mình. Và như mọi năm, tôi lại tự hỏi với điều rất cũ “những gì sẽ đến, ngày mai, trên đất nước này?”. Câu hỏi ấy, mỗi năm, tôi – và có lẽ là còn nhiều người khác nữa – vẫn tự hỏi như vậy. Những niềm hy vọng thấp thỏm về ngày mai tốt đẹp hơn trên quê hương luôn âm ỉ trong suy nghĩ. Những ngày mai vô định như nhà thơ Antonio Machado (1875-1939) khi ngồi ở biên giới nước Pháp, từng chiều nhìn qua hàng rào kẽm gai và nghĩ về quê hương Tây Ban Nha của mình. Machado đã qua đời trong niềm hy vọng. Và chúng ta, đôi khi giật mình, vì từng năm như vậy cứ chậm chập trôi qua, khi nhìn lại thì đã gần nửa thế kỷ, gần cạn một đời người, cũng với niềm hy vọng đó. Mọi lời chúc và hy vọng cho năm mới vẫn như vậy. Tràn ngập trên facebook và điện thoại của tôi là những tin nhắn mừng năm mới. Năm thì mới nhưng nội dung thì không mới: vẫn là hạnh phúc, thịnh vượng…  Con người ngàn đời luôn khắc khoải mang giấc mơ về ấm no và bình yên. Nhưng hy vọng đó cũng là một loại ảo ảnh đáng sợ, nó lôi dắt con người chạy mệt nhoài về phía trước. Ở các quốc gia độc tài, khái niệm hạnh phúc và bình yên được dùng như một loại ecstasy ảo giác toàn dân. Các nhà lãnh đạo quen lối mị dân vẫn hàng ngày cất lên những bài hát ru về hạnh phúc và bình yên ấy để mê mị đám đông, để họ tiện tay đục khoét đất nước và đặt ra những luật lệ trói buộc con người, để bảo toàn sự thống trị thô bỉ của họ. Tôi và bạn, chúng ta may mắn sinh ra trong lòng một dân tộc truyền đời dạy cho nhau về yêu thương, về chia sẻ. Chúng ta được học rằng người Việt sẽ vượt qua mọi thứ khi đoàn kết cùng nhau, cũng như thề chết để gìn giữ quê hương và giá trị của tổ tiên để lại. Nhưng rồi tôi và bạn chứng kiến rằng dân tộc này khi đã thống nhất địa lý trong thời hiện đại, bị áp đặt lòng căm thù với chính anh em của mình. Chúng ta chứng kiến rằng có một lớp người của giai cấp thống trị đang chia chác nhau tài nguyên của đất nước này, phó mặc nhân dân và tương lai vào nợ nần và cùng cực. Chúng ta cũng sửng sốt khi nhận ra rằng nước Việt bị những người cầm quyền nhân danh, tuyên bố đoàn kết với kẻ thù, xóa bỏ lịch sử hôm qua đầy máu của các cuộc xâm lược từ phía Bắc, cũng như lịch sử hôm nay biển và xác ngư dân là những câu chuyện đang bị nhấn chìm. Dân tộc chúng ta với Trần Bình Trọng, như Nguyễn Trung Trực, như Nguyễn Thái Học…  đã thề chết cho quê hương mình, nhưng hôm nay, thì một câu nói của chân thành về bọn ngoại xâm cũng có thể đổi lại bằng đày đọa và bất an. Những ngày tháng hôm qua như vậy đó, liệu chúng ta có nên mang một ước nguyện và hy vọng cho ngày mới rằng mọi thứ cần phải được đổi thay? Tôi đang mơ cho đất nước này và dân tộc mình trước những ngày như vậy, còn bạn? Trong một chuyến đi với xe ôm Grab, tôi nghe người bạn trẻ kể rằng anh cũng có facebook, nhưng trước đây chỉ dám vào nghe, nhìn, đọc. Bấm một dấu like hay bình luận, anh cũng không dám. Anh thú nhận rằng anh rất sợ. Nhưng rồi gần đây, khi đọc về những câu chuyện về dân lành bị đánh chết trong đồn hỏi cung, do chính báo nhà nước đưa tin, khiến anh cũng đã không dằn được và góp lời bình luận. Nửa thế kỷ trước, chúng ta đầy sợ hãi, nhưng hôm nay chúng ta có thêm những điều mới mẻ: đứng về phía lẽ phải và đám đông đang ngóng về tương lai, con người đã biết cách vượt qua sợ hãi. Tôi tin trong năm mới này, người thanh niên chạy xe ôm đó chắc cũng mơ một giấc mơ giống tôi, dù đó là một giấc mơ thầm lặng. Một cô gái nhỏ nhiều năm sống ở Canada, về thăm nhà, kể rằng điều cô làm có ý nghĩa nhất, là đi mua cho ba một chiếc smartphone mới, lập facebook và hướng dẫn cho ba mình vào xem tin tức tự do, chỉ các trang cần theo dõi nhưng không quên dặn ba rằng nhớ đừng bấm nút gì hay bình luận lời nào. Nhưng tôi không tin rằng ông chỉ im lặng, bởi ngày thường, ông là một trí thức và luôn đau đáu về tương lai đất nước mình. Rồi chắc chắn rằng, ông cũng đang mơ một giấc mơ giống như tôi. Chủ nghĩa Phát xít và Cộng sản Châu Âu từng có sách giáo khoa về cai trị giống nhau, rằng cứ nói dối, mãi rồi cũng sẽ thành một loại sự thật. Những con người sống quen im lặng, vì sợ hãi hay vì tự nhủ rằng nói ra chẳng để làm gì – nhưng đừng bao giờ quên nuôi hy vọng và giấc mơ.  Vì đó chính là khắc tinh của bài học cai trị. Một người nuôi giấc mơ thì nhỏ, nhưng một ngàn người nuôi giấc mơ thì lớn, và khi một dân tộc nuôi giấc mơ thì đó là sức mạnh thay đổi vận mệnh cho tất cả. Truyền thuyết của nhân loại vẫn còn đó câu chuyện về đoàn người nô lệ và không tương lai, nuôi giấc mơ của mình nên đã cùng nhà tiên tri Moses bước qua dòng sông dữ và về đến vùng đất hứa. Và cùng với ước mơ và hy vọng, mà dân tộc Việt Nam đã từng vượt qua ngàn năm đô hộ, trăm năm thực dân. Tôi nghe thấy năm mới gõ cửa. Thời khắc của đổi thay như đang đến, bạn có nghe không? Tôi mời bạn cùng tôi ước mơ và hy vọng. Và nếu bạn vẫn còn sợ hãi, thì cứ tạm giữ kín mọi thứ trong trái tim mình, nhưng xin đừng bao giờ vùi chôn, hay lãng quên về một ngày sẽ đến. Blog Tuấn Khanh
......

Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc

Tác giả: Donald Trump “Trung tâm trọng trường của thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang châu Á” – Barack Obama. Nói  thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi. Có nhiều điều về sức mạnh Trung Quốc mà Obama và các đồng sự ủng hộ thuyết toàn cầu của ông ấy không muốn bạn biết. Nhưng, không một ai biết sự thật lại có thể ngồi yên và làm ngơ việc cường quốc kinh tế này [Mỹ – ND] sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm đến thế nào nếu các vị mà ta gọi là lãnh đạo ở Washington không cùng xắn tay hành động, bắt đầu đứng lên bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ và ngừng chuyển chúng ra thuê ngoài ở Trung Quốc. Người ta dự đoán rằng đến năm 2027, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới – và điều này sẽ xảy ra nhanh hơn nữa nếu các xu hướng thảm họa trong nền kinh tế của Obama vẫn còn tiếp diễn. Nghĩa là trong vài năm tới, Mỹ sẽ bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần kinh Trung Quốc – tôi đoán là đến năm 2016, nếu ta không hành động nhanh. Điều này không xảy ra trong một đêm hay bất thần từ chân không. Chúng ta cứ ngần ngừ và làm ngơ trước những dấu hiệu cảnh báo suốt nhiều năm. Sự thật là, chúng ta đã thất bại nặng nề về công ăn việc làm trước Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W. Bush, thậm chí trước khi rơi vào thảm họa việc làm do Tổng thống Obama gây ra, thì từ năm 2001 đến năm 2008, Mỹ đã mất 2,4 triệu việc làm vào tay Trung Quốc. Hơn 30 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng trung bình 9-10% một năm. Nhưng dưới thời Tổng thống Barack Obama, Trung Quốc đã phát đạt nhanh một cách bất thường và Mỹ cũng thua lỗ nhanh một cách bất thường. Chỉ riêng quý I năm 2011, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ vũ bão 9,7%. Còn tỷ lệ tăng trưởng quý I của Mỹ thì sao? Một con số đáng xấu hổ: 1,9%. Chúng ta có 14,4 triệu người mất việc. Chúng ta cần hành động. Quan hệ của Mỹ với Trung Quốc đang đến bước quyết định. Chúng ta chỉ có rất ít thời gian để đưa ra những quyết định cứng rắn cần thiết nhằm giữ vững vị thế của ta trên thế giới. Cứ khoảng 7 năm, nền kinh tế Trung Quốc lại tăng trưởng gấp đôi. Đó là một thành tựu kinh tế khủng khiếp, và đó cũng là lý do tại sao hết năm này đến năm khác họ đánh bại ta về thương mại. Ngay lúc này, ta đang có một khoản thâm hụt thương mại khổng lồ là 300 tỷ đô-la với Trung Quốc. Nghĩa là mỗi năm Trung Quốc kiếm được từ Mỹ khoảng 300 tỷ đô-la. Khi tôi tham gia các buổi nói chuyện trên truyền hình và các chương trình tin tức, tôi nói ra con số đó, và mọi người thậm chí còn không thể hình dung nổi trong đầu một con số lớn như thế, song đó là sự thật. Chỉ tính riêng sự mất cân bằng thương mại thôi, thì cứ ba năm Trung Quốc lại gửi ngân hàng gần một nghìn tỷ đô-la của ta. Và đáng buồn thay, trong khi công nghiệp chế tạo của Mỹ từng là vô địch, thì giờ đây, vì chuyện Trung Quốc lừa ta bằng đồng tiền của họ, nên các công ty Mỹ không thể cạnh tranh về giá, dù ta làm ra những sản phẩm tốt hơn nhiều. Bởi vậy, bây giờ Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới. Nhân đây cũng xin nói thêm là họ cũng có hơn ba ngàn tỷ đô-la ở ngân hàng dự trữ nước ngoài. Đó là số tiền đủ để Trung Quốc mua cổ phần chi phối mọi công ty lớn nằm trong danh sách chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones – các công ty như Alcoa, Caterpillar, Exxon Mobil, hay Walmart – và vẫn dư hàng tỷ đô-la trong ngân hàng. Cứ 6 người trên hành tinh này thì có một người là người Trung Quốc. Dân số 1,3 tỷ người của họ vượt ta với tỷ lệ khoảng 4 trên 1. Đó là một nguồn nhân tài khổng lồ để xây dựng các doanh nghiệp, cung cấp nhân lực cho các khu chế xuất, đáp ứng đủ nhân sự cho các tổ chức giáo dục ưu tú, và xây dựng một lực lượng quân sự khổng lồ. Một mối quan ngại lớn khác nữa là việc hàng năm Trung Quốc có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học. Cho đến nay, Mỹ vẫn vượt Trung Quốc về tỷ lệ tốt nghiệp đại học xét trên toàn bộ dân số, nhưng bạn phải hỏi liệu các trường đại học của ta có cho ra đời những sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng cần thiết để cạnh tranh không. Tôi  đọc thấy quá nhiều câu chuyện về các tập đoàn phải tổ chức các lớp giáo dục bổ túc cho nhân viên. Và khi bạn nhìn vào điểm thi ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, thì thật đáng báo động. Trong một nghiên cứu quốc tế có uy tín năm 2010 về trẻ em trong độ tuổi 15, Mỹ xếp thứ 25 trên 34 quốc gia về toán học. Còn Trung Quốc xếp thứ mấy? Thứ nhất. Thực tế là, học sinh Thượng Hải không những đứng nhất ở môn toán  mà còn đứng nhất về môn đọc và khoa học. Họ hoàn toàn hạ gục ta – và tất cả những người khác. Chắc chắn, nghiên cứu này hơi thiên lệch vì họ chỉ lấy mẫu học sinh ở Thượng Hải vốn là nơi có nhiều học sinh thông minh nhất Trung Quốc theo học. Nhưng, ngay cả tờ tạp chí có tinh thần tự do TIME cũng chỉ ra rằng, khi bạn xem xét những thay đổi nhân khẩu cực lớn đang diễn ra ở Mỹ, thì nguy cơ về giáo dục đã bắt đầu lấp ló phía trước. Chỉ trong một thế hệ nữa thôi, chúng ta sẽ là một quốc gia thiểu số trở thành đa số, và hiện thời có một con số đáng sợ là 40% trẻ em Mỹ Phi và Mỹ Latinh thậm chí không tốt nghiệp trung học phổ thông (chứ chưa nói đến đại học). Trong tư thế là mục tiêu tấn công của Trung Quốc theo bạn thì Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có kế hoạch đưa hầu hết các lợi thế kinh tế và giáo dục của Trung Quốc nhắm vào đâu? Chính xác rồi đấy, vào các ngành công nghiệp quân sự và vũ khí. theo tiết lộ của một thông báo mới từ Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang nhanh chóng tăng cường lục quân, thủy quân và rót hàng triệu đô-la vào việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ I, tàu ngầm tấn công tiên tiến, các hệ thống phòng không tinh vi, các hệ thống chiến tranh không gian công nghệ cao và bổ sung cho kho tên lửa đạn đạo. Phản ứng trước sự tăng cường vũ trang quân sự của Trung Quốc, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Michael Mullen đã nói: “Người Trung Quốc có mọi quyền phát triển quân sự họ muốn. Chỉ là tôi không thể hiểu nổi tại sao một số năng lực này, dù là [máy bay tàng hình J-20], hay thiết bị chống vệ tinh, hay vũ khí chống tàu chiến, thì phần nhiều lại có vẻ nhắm thẳng vào Mỹ.” Những gì Trung Quốc đang làm trên mặt trận chiến tranh mạng cũng đáng báo động. Khi điều trần trước Ủy ban Quốc hội, Phó Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, Tướng James Cartwright, nói rằng Trung Quốc có liên quan rất sâu đến việc do thám thông tin máy tính của các mạng lưới thuộc cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ. Tướng Cartwright giải thích rằng gián điệp mạng có thể cô lập các điểm yếu của mạng vi tính và cho phép người Trung Quốc ăn cắp tin tức tình báo quý giá. Vậy ta phải làm gì đây? Trung Quốc đưa đến ba mối đe dọa lớn đối  với Mỹ khi thao túng tiền tệ quá đáng, nỗ lực phá hủy nền tảng sản xuất của ta một cách có hệ thống; gián điệp công nghiệp và chiến tranh mạng chống lại Mỹ. Người Trung Quốc đã hà hiếp ta nhiều năm rồi. Nhưng, chính quyền Obamacó vẻ gần như đồng lõa trong việc muốn giúp người Trung Quốc giẫm đạp lên ta. Obama tuyên bố ta không thể làm những việc có lợi cho ta, bởi nó có thể sẽ châm ngòi cho một “cuộc chiến thương mại” – làm như thể lúc này ta không ở trong một cuộc chiến như thế vậy. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể vượt qua các mối đe dọa của Trung Quốc bằng một một chiến thuật khôn ngoan và một nhà thương thuyết cứng rắn. Việc Trung Quốc thao túng trên quy mô lớn đồng tiền của nước này có mục đích là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của nó và hủy hoại các ngành công nghiệp nội địa của ta. Khi chính quyền Trung Quốc thao túng đồng Nguyên [yuan] (đơn vị tiền Trung Quốc, có lúc còn được gọi là Nhân dân tệ) và định giá thấp nó, họ có thể bán hàng cho các nước khác với giá thấp hơn rất, rất nhiều so với một công ty Mỹ, vì đồng tiền của ta được định giá ở mức giá thị trường chính xác hơn. Nghĩa là, hàng hóa của ta được định giá cao hơn, và việc này khiến chúng kém cạnh tranh hơn. Nhiều nhà phân tích đã cố xác định giá trị thực của đồng tiền Trung Quốc, nhưng thật khó có thể nói chắc vì giá trị luôn thay đổi. Tuy nhiên, quả thật dường như cũng có một sự nhất trí là đồng nhân dân tệ có vẻ bị định giá thấp đâu đó trong khoảng 40- 50% so với giá trị thực của nó. Nghĩa là người Trung Quốc có thể định ra mức giá chỉ bằng nửa giá của một nhà sản xuất Mỹ cho một hàng hóa hay dịch vụ tương tự. Điều này báo hiệu nguy cơ người lao động Mỹ mất công ăn việc làm, và đó chính xác là chuyện đang xảy ra ngay lúc này. Hãy nhìn vào những gì mà hành động thao túng tiền tệ của Trung Quốc đã gây ra cho ngành công nghiệp thép của ta. Là một nhà thầu xây dựng nhiều tòa nhà xa hoa khổng lồ, tôi có thể cho bạn biết rằng công nghiệp thép có ý nghĩa sống còn đối với sức mạnh kinh tế của ta, và là một khoản chi phí quan trọng trong bất cứ công trình xây dựng nào. Theo Hiệp hội Sắt Thép Hoa Kỳ (AISI), hành động định giá thấp tiền tệ của Trung Quốc là hình thức “trợ giá lớn nhất” cho các nhà sản xuất Trung Quốc, là “chìa khóa” cho sự bùng nổ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc, và là “một nguyên nhân chính” cho sự mất cân bằng cấu trúc toàn cầu đang góp phần dẫn đến sự sụp đổ tài chính gần đây của Mỹ. Sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc và các hoạt động thương mại không công bằng khác đã giúp ngành sản xuất thép thô của Trung Quốc nhảy vọt từ 15% tổng sản lượng toàn cầu năm 2002 lên một con số cao đến không ngờ là 47% năm 2008. Năm 2002, Mỹ chỉ nhập khẩu 600.000 tấn thép (3% trên toàn bộ số thép nhập) từ Trung Quốc. Đến năm 2008, Trung Quốc đã khiến chúng ta phải mua 5 triệu tấn thép. Và một lần nữa, họ làm được điều này chủ yếu là nhờ việc định giá thấp đồng nhân dân tệ. Kinh tế gia Alan Tonelson đã rất đúng khi viết:     Trong tám năm dài, nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc ở Washington – được cấp cho nguồn kinh phí thừa mứa bởi chính các công ty đa quốc gia có cơ sở ở Trung Quốc được hưởng lợi từ khoản trợ giá 50% này [nhờ đồng nhân dân tệ được định giá thấp] – đã phô ra những lý lẽ hợp lý hóa việc không làm gì. Cái giá thảm khốc giáng xuống ta khi làm theo lời khuyên của nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc cũng đủ để chứng minh cho việc làm ngơ mánh khóe gần đây nhất của nó… Các nhà máy Mỹ buộc phải tiếp tục đóng cửa, lợi nhuận của những nhà máy sống sót được thì tiếp tục sụt giảm và thậm chí biến mất, số việc làm mất đi ngày càng tăng và tiền lương tiếp tục bị cắt giảm. Tệ hơn nữa, sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu lấy Mỹ làm trung tâm lại tiếp tục gia tăng cho đến khi chúng gây ra sự sụp đổ lớn nhất ở Mỹ và trên khắp thế giới kể từ sau cuộc Đại Suy thoái. Những nhà quan sát khác, như thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa bang Alabama Richard Shelby, cũng thấy rõ. “Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đang thao túng đồng tiền của nước này để trợ giá cho hàng xuất khẩu,” Shelby nói. Về việc Trung Quốc mua trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ, Shelby nói: “Có lẽ đã đến lúc cần có điều luật mới để đảm bảo Bộ Tài chính chăm lo cho người lao động Mỹ, chứ không phải mấy gã chủ nợ Trung Quốc.” Là nền kinh tế dẫn đầu thế giới, chúng ta là người bị thương tổn nặng nề nhất bởi các hoạt động thương mại dối trá của Trung Quốc – và bất kỳ có chút hiểu biết về kinh tế học đều biết là tôi đúng. Như CNN Money đã nói: “Hầu hết các nhà kinh tế học sẽ đồng ý với logic của Trump rằng Trung Quốc đang giữ giá trị đồng tiền của nước này ở mức thấp để giúp các nhà sản xuất của họ có lợi thế khi bán hàng sang Mỹ.” Dĩ nhiên, trở lại năm 2008 trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, Barack Obama đã rất hưng phấn khi lớn tiếng phát biểu về những tác động tiêu cực của hành động thao túng tiền tệ. Khi còn là ứng cử viên, ông ấy thậm chí còn tán thành một dự luật sẽ thay đổi luật hiện hành để “định nghĩa thao túng tiền tệ như một hành động trợ giá cần áp thuế đối kháng (thuế chống phá giá)”. Giờ thì hãy tua nhanh đến năm 2012. Hiện nay, Obama lại nói những lời ngon ngọt về chủ đề này và thực hiện thuật ngoại giao “khẩn khoản” thường thấy của ông ấy với người Trung Quốc. thử nghe những gì vị tổng thống này nói về việc Trung Quốc định giá thấp đồng tiền của mình: “Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục mong giá trị đồng tiền của Trung Quốc ngày càng được định hướng theo thị trường, việc này sẽ giúp đảm bảo rằng không quốc gia nào có lợi thế kinh tế thái quá.” Phát biểu này sũng sượt sự yếu đuối. “Chúng ta sẽ tiếp tục mong” bằng một phép màu nào đó người Trung Quốc từ bỏ những cách làm nguy hại của họ? Có đùa không thế? Cứ như thể nhờ phép màu nào đó, Trung Quốc đang cướp của chúng ta 300 tỉ đô-la mỗi năm nhưng ngày mai sẽ thức dậy và quyết định: “Các bạn biết gì không, chúng tôi thực sự cần chơi công bằng hơn với người Mỹ và thôi không cướp của họ tất cả công ăn việc làm, các công ty và hàng tỷ đô-la nữa.” Có lẽ nhiều người sẽ cho là tôi đang nói quá tệ về Trung Quốc và những người đại diện của đất nước này. Sự thật là tôi rất nể trọng người dân Trung Quốc. Tôi cũng rất nể trọng những người đại diện Trung Quốc. Điều tôi không nể trọng là cách chúng ta thương lượng và đàm phán với Trung Quốc. Nhiều năm qua, tôi đã thực hiện nhiều thỏa thuận và giao dịch với người Trung Quốc. Tôi đã kiếm được một khoản tiền khổng lồ. Tôi đã bán các căn hộ với giá 53 triệu đô-la, 33 triệu đô-la và nhiều mức giá thấp hơn. Tôi đã tạo ra một trong những việc làm lớn nhất ở Manhattan với các đối tác người Trung Quốc và đã kiếm được rất nhiều tiền. Vì vậy, tôi biết rõ người Trung Quốc, tôi hiểu và tôn trọng họ. Bất kỳ khi nào tôi nói một cách tồi tệ về những gì họ đang làm với ta, tôi không có ý chỉ trích họ – tôi chỉ trách các lãnh đạo và các đại diện của ta mà thôi. Nếu ta có thể quay lưng lại với họ là xong, hẳn tôi sẽ hết lòng khuyến khích ta làm vậy. Song rủi thay, họ quá thông minh và các lãnh đạo của ta lại không đủ khôn ngoan. Tôi có nhiều bạn ở Trung Quốc và những người bạn này không thể tin rằng lãnh đạo của họ lại có thể ký được những thỏa thuận ưu đãi không thể tin nổi ấy. Điều đáng ngạc nhiên là, bất chấp mọi ngôn từ hùng hồn và gay gắt mà tôi dùng để chống Trung Quốc, tờ Bloomberg Businessweek gần đây đã đăng tải một bài báo về thứ mà người Trung Quốc muốn nhất. Đáng chú ý nhất là một đoạn trích dẫn lời của chủ tịch công ty bất động sản Asher Alcobi về những gì mà các khách hàng người Trung Quốc của ông ưa thích hơn cả: “Cái gì dính đến tên Trump thì đều tốt”. Vậy nên, tôi nói xấu Trung Quốc, song tôi nói sự thật và các khách hàng ở Trung Quốc muốn gì? Họ muốn Trump. Bạn biết thế nghĩa là gì không? Đó nghĩa là họ tôn trọng những ai nói đúng thực tế và nói lên sự thật, cho dù sự thật ấy có thể không hay gì với họ. thực tế là, chính sự tôn trọng tôi dành cho người Trung Quốc đã dẫn tôi đến chỗ nói các lãnh tạo của ta phải cẩn thận. Người Trung Quốc sẽ lấy, lấy và lấy cho đến khi ta không còn gì cả – và ai lại đi trách họ khi họ có thể phủi tay? Trung Quốc là đối thủ của ta. Đã đến lúc ta phải hành động giống đất nước này… và nếu ta làm đúng việc của mình, Trung Quốc sẽ đi tới sự tôn trọng hoàn toàn mới đối với nước Mỹ, và khi đó ta có thể hạnh phúc du hành trên đường cao tốc đến tương lai cùng Trung Quốc như một người bạn. Bài viết được trích từ cuốn sách “Donald Trump – Đã đến lúc phải cứng rắn” được Alpha Books và NXB Thế giới phát hành toàn quốc vào ngày 18/7/2016.  
......

Pages