Thắp Lên Ánh Sáng

Hàng ngàn người Hong Kong thắp nến tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn ở công viên Victoria vào tối 4/6/2020. Luân Lê Nhân dân Hồng Kông vẫn tập trung nhau lại để thắp nến tưởng niệm các nạn nhân bị thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn, vào năm thứ 31, bất chấp lệnh cấm được ban ra từ chính quyền đặc khu thân Trung Hoa cộng sản. Đây là lễ tưởng niệm hàng năm, vào mỗi ngày 4/6, của người dân nơi đây. Họ tưởng nhớ những con người không chỉ đã bị tàn sát một cách man rợ vì đòi hỏi một nền dân chủ trong hoà bình, mà nó còn là lời nhắc nhở cho nhân dân thế giới thấy được, rằng, linh hồn các nạn nhân đang bị dìm vào quên lãng bởi những hành động cố gắng xoá bỏ lịch sử về sự kiện này từ Đảng cộng sản Trung Quốc. Dù xét theo mọi lẽ, lịch sử tồn tại không tuân theo cái cách của kẻ cầm quyền hầu muốn. Người Hong Kong tìm cách kỷ niệm ‘lần cuối’ cuộc thảm sát Thiên An Môn VOA| Bất chấp lệnh cấm của cảnh sát, hàng ngàn người Hong Kong hôm 4/6 tụ tập thắp nến tưởng niệm cuộc đàn áp dân chủ đẫm máu tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào năm 1989, đồng thời cáo buộc chính quyền Trung Quốc bóp nghẹt các quyền tự do trên lãnh thổ bán tự trị của họ, theo Reuters. Tụ họp tại Công viên Victoria, một số người Hong Kong đã hô vang các khẩu hiệu như “Chấm dứt độc đảng cầm quyền”, “Dân chủ cho Trung Quốc ngay bây giờ”… trong lúc vẫn tuân thủ các quy định giãn cách xã hội do dịch Covid-19. Vào ngày 4/6/1989, quân đội và xe tăng Trung Quốc đã nổ súng vào những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Bắc Kinh. Ước tính số người chết có thể từ vài trăm đến vài nghìn người. Mọi năm, người Hong Kong vẫn tổ chức các buổi lễ tưởng niệm biến cố này. Nhưng năm nay, cảnh sát Hong Kong viện lý do các quy định hiện hành về việc hạn chế các cuộc tụ họp đông người do đại dịch Covid-19 nên từ chối cấp phép biểu tình. Nhiều người cho rằng đây chỉ là cái cớ vì các khu mua sắm, tàu điện ngầm và công viên trong thành phố đã được mở cửa nhiều tuần trước. Cảnh sát nói với truyền thông địa phương rằng 3.000 sĩ quan chống bạo động sẽ được triển khai để ngăn chặn các lễ buổi kỷ niệm nhỏ hoặc ngẫu hứng. Lễ tưởng niệm tại Hong Kong diễn ra trong bối cảnh được xem là nhạy cảm, khi Bắc Kinh vừa thông qua nghị quyết về dự luật an ninh quốc gia mới đối với Hong Kong, trong đó hình sự hoá những hành động được xem là không tôn trọng quốc ca của Trung Quốc. Trong khi tìm cách tổ chức buổi thắp nến hoặc tưởng niệm trên mạng xã hội, nhiều người e rằng đây sẽ là lần cuối cùng người dân Hong Kong có thể công khai tưởng niệm biến cố Thiên An Môn. Liên minh châu Âu đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc cho phép người dân ở Hong Kong và Ma Cao - một thành phố bán tự trị khác của Trung Quốc - được tưởng niệm cuộc đàn áp như là một biểu hiệu về bảo đảm các quyền tự do của người dân. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ thương tiếc đối với các nạn nhân ở Thiên An Môn và đồng hành với những người Trung Quốc yêu tự do. Đài Loan thì yêu cầu Trung Quốc phải “xin lỗi”, và Bắc Kinh nói đây là điều “vô nghĩa”. Viết trên trang Facebook cá nhân, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói: “Tại Trung Quốc, hàng năm chỉ có 364 ngày. Một ngày đã bị lãng quên. Tôi hy vọng rằng ở mọi nơi trên trái đất, sẽ không có một ngày nào bị biến mất thêm nữa. Và tôi cũng cầu chúc điều đó cho Hong Kong”.  
......

Trung Quốc, nguy cơ lớn nhất đối với Châu Âu

Lê Mạnh Hùng (Người Việt)| Brexit rồi đến dịch bệnh COVID-19 vốn vẫn bị coi là những nguyên nhân lớn nhất có nguy cơ làm cho Liên Hiệp Châu Âu tan rã. Nhưng nay Trung Quốc mới xuất hiện như là một nguy cơ lớn hơn. Và thử thách tối hậu cho sự thành công hay thất bại của Liên Hiệp Châu Âu là liệu Châu Âu có thể đưa ra một lập trường chung đối với Trung Quốc. Trung Quốc đã tỏ ra một khéo léo hiếm có trong việc lợi dụng đẩy quốc gia Châu Âu này chống lại quốc gia kia, tỷ như trong việc Châu Âu tìm cách xây dựng hệ thống điện thoại di động 5G. Nhưng đây chỉ là bước đầu tiên. Qua những hành động khác Trung Quốc đang trên đà trở nên thế lực bên ngoài có ảnh hưởng mạnh nhất đối với Châu Âu. Sáng kiến “Một Vòng Đai, Một Con Đường” một dự án lâu dài đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở xuyên qua đại lục Âu Á là trọng tâm của chiến lược dài hạn tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Các nước Châu Âu đều biết rõ tham vọng này. Đề nghị chung Pháp-Đức thành lập một quỹ phục hồi kinh tế hậu siêu vi 500 tỷ Euro viết rõ trong đó một điều khoản phải có một chính sách công nghiệp bảo vệ Châu Âu chống lại những đầu tư của một “thế lực thứ ba” vào những lãnh vực chiến lược của Châu Âu. Thế nhưng một điều khoản như vậy hiện đang bị Ý chống. Ý đang là nước có triển vọng trở thành cây cầu chính cho đầu tư xâm lược của Trung Quốc vào Châu Âu. Ý chính thức gia nhập chương trình “Một Vòng Đai, Một Con Đường” vào Tháng Hai, 2019, là quốc gia lớn độc nhất tại Châu Âu tham dự vào chương trình này. Các lãnh tụ chính trị Ý giữ quan hệ mật thiết với các giới chức Trung Quốc. Trong các quốc gia trong Liên Hiệp Châu Âu, Ý là nước hấp dẫn đầu tư của Trung Quốc đứng thứ nhì sau Đức kể từ năm 2000. Anh là nước đứng đầu nếu tính toàn thể Châu Âu. Thế nhưng Anh sau Brexit không còn hấp dẫn bao nhiêu còn Đức thì chính phủ Đức đã bắt đầu áp đặt những kiểm soát và giới hạn chống lại việc mua các xí nghiệp quan trọng cho kinh tế và an ninh quốc gia cũng như thay đổi luật lệ để nhà nước có thể mua cổ phần của các công ty nào mà nhà nước Đức thấy cần phải bảo vệ. Tất cả những biện pháp này được đưa ra sau việc Trung Quốc mua công ty Đức đứng hàng đầu về kỹ thuật robot Kuka vào năm 2016. Người Đức có thể có tiếng là chịu khó tính việc đầu tư lâu dài, nhưng so với Trung Quốc, Đức hãy còn thua. Ý có thể là nước hưởng lợi trong việc Đức, Pháp sợ bị Trung Quốc xâm nhập và chi phối. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, Ý đã bị thiệt hại nhiều vì cạnh tranh của Trung Quốc sau khi học nghề của mình, nhưng vào lúc này Ý có thể thấy mình được lợi nhiều hơn là thiệt khi mở cửa cho Trung Quốc. Tuy nhiên vấn đề còn tùy thuộc vào liệu chính phủ Ý đứng về phía Trung Quốc hay là đi theo với chính sách của Pháp và Đức. Bắc Kinh đã hứa là sẽ đầu tư phát triển cảng Trieste của Ý trên bờ biển Adriatic, nhưng đồng thời cũng hứa hẹn phát triển những cảng cạnh tranh với Trieste tại Croatia và Slovenia. Môt hậu quả gián tiếp của dự án “Một Vòng Đai, Một Con Đường” là chuyển trọng tâm chính trị của Châu Âu về phía Đông. Nguy cơ đối với Châu Âu là cảm tình của dân chúng chuyển sang phía Trung Quốc. Một cuộc khảo sát ý kiến dân Ý trong tháng qua cho thấy dân Ý coi Trung Quốc như là nước thân thiện nhất với Ý theo sau là Nga. Đức bị coi như là nước ít thân thiện nhất, sau đó là Pháp. Một cuộc khảo sát khác cho thấy chỉ có 44% dân Ý ủng hộ ở lại Liên Hiệp Châu Âu trong khi 42% muốn rút khỏi. Cách đây hai năm con số này là 65% ở lại chống lại 26% rút ra. Có thể là việc Liên Hiệp Châu Âu không đoàn kết với Ý trong giai đoạn đầu của dịch bệnh COVID-19 đã đẩy tinh thần bài Châu Âu lên cao. Nhưng dù sao đây cũng là những con số đáng e ngại. Hai mươi năm làm thành viên của khu vực Euro đã đẩy dân Ý đến mức họ coi Trung Quốc là đồng bạn hữu nghị nhất tuy rằng thật là vô lý, nhưng cũng là một thất bại đáng ngạc nhiên của chính sách kinh tế tài chánh mà Brussels và Ngân Hàng Châu Âu tại Frankfurt đề ra. Bà Merkel và ông Macron hy vọng rằng quỹ phục hồi có thể một phần nào ngăn chặn Ý rơi vào tình trạng chống Châu Âu như dân chúng Anh, nhưng nhiều người còn nghi ngờ rằng quỹ này không có bao nhiêu hy vọng thuyết phục Ý không tách ra đi theo Trung Quốc, nhất là còn có một số thành viên như Hòa Lan đòi rằng quỹ này chỉ dùng cho vay chứ không phải là tặng dữ – Đức rộng rãi hơn đòi rằng tiền này là tặng dữ (grant) chứ không phải tín dụng (credit). Ngay cả tại Đức, uy tín của Trung Quốc cũng đang gia tăng, được giúp đỡ bởi những hành động có tính “bully” của Mỹ. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 36% dân Đức muốn có quan hệ mật thiết hơn với Trung Quốc so với 37% ủng hộ Mỹ. Khoảng cách này trước đó cao hơn nhiều. Việc Bắc Kinh đàn áp dân chúng Hồng Kông cũng như việc che giấu những tin tức về COVID-19 hiện còn chưa có ảnh hưởng bao nhiêu đến dân chúng Châu Âu, tuy rằng trong tuơng lai có thể thay đổi. Nguy cơ hiện nay đối với Liên Hiêp Châu Âu không phải là môt sự tan rã như người ta sợ sau Brexit mà là một sự mài mòn dần sự đoàn kết trong khối. Thiệt hại đối với Liên Hiệp Châu Âu tạo ra bởi Brexit sẽ không thấm vào đâu so với thiệt hại mà Ý và các nước khác có thể tạo ra bằng cách mở cửa cho Trung Quốc xâm nhập/.  
......

Joshua Wong: Chúng tôi muốn ngăn Hồng Kông trở thành Thiên An Môn tiếp theo !

Võ Hồng Ly| Trong một Twitter mới đăng tải hôm nay, Joshua nói : " Tôi đang kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới phản đối việc thực thi tà luật xấu xa đó và muốn ngăn chặn một thảm sát Thiên An Môn tại Hồng Kông sau 31 năm" Joshua cho rằng, Trung Cộng đã thay thế nguyên tắc đã hứa của mình là : "Một quốc gia, Hai chế độ" bằng "Một quốc gia, Một chế độ". Đây không chỉ là quan điểm của người dân Hồng Kông, mà còn là cách nhìn nhận chung của cộng đồng quốc tế. Năm 2019, 2 trong số 7 triệu dân Hồng Kông đã xuống đường kêu gọi chính phủ rút lại một trong những dự luật dẫn độ gây tranh cãi, và bây giờ Bắc Kinh đang cố gắng áp dụng luật an ninh quốc gia này còn tệ hơn nhiều - và thậm chí còn bỏ việc phải thông qua tại Hội đồng lập pháp Hồng Kông. Chính vì cái tà luật tệ hại này mà Hoa Kỳ đã phải tuyên bố chấm dứt "tình trạng đặc biệt" của Hồng Kông. Điều này vừa nhằm ngăn chặn hành vi lừa đảo của Bắc Kinh, vừa dạy cho họ một bài học ngược về Hồng Kông. Đó là, sự thịnh vượng của Hồng Kông dựa trên quyền tự trị của thành phố, chứ không phải dựa vào chế độ độc tài của Bắc Kinh. Quyết định này của Bắc Kinh sẽ đẩy Hồng Kông vào tình trạng khó khăn về mọi mặt : thị trường chứng khoán có thể lao dốc, số lượng thất nghiệp có thể tăng lên và các doanh nghiệp nước ngoài có thể phải tháo chạy... Nhưng đồng thời chúng ta phải thừa nhận sẽ không có chỗ cho một Hồng Kông thịnh vượng nếu không có đủ tự do. Cuối cùng, Joshua vẫn khẳng định : "Bắc Kinh đang kéo Hồng Kông vào một cuộc hủy diệt lẫn nhau về chính trị, có thể khiến chúng ta phải trả giá đắt, tuy nhiên việc đánh là cần thiết !"  
......

Mỹ và Trung Quốc tiến gần tới ‘chiến tranh tài chánh’

Cảnh sát Hồng Kông bắt một thiếu niên tham gia biểu tình chống Trung Quốc thông qua luật kiểm soát cựu thuộc địa này của Anh. Đây là một trong những lý do làm cho Mỹ và Trung Quốc đối đầu. (Hình minh họa: AP Photo/Kin Cheung) Hiếu Chân -  Người Việt| Cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể sắp chuyển sang một mặt trận mới, khốc liệt hơn nhiều. Đó là “chiến tranh tài chánh” tiếp nối những cuộc xung đột về thương mại, công nghệ và truyền thông. Một trận chiến tài chánh sẽ ảnh hưởng không chỉ tới Trung Quốc và Mỹ mà kéo cả thế giới vào một cuộc hỗn loạn lớn, tác động đến từng gia đình. Từ thương chiến tới chiến tranh tài chánh Khi cuộc chiến thương mại bắt đầu gần ba năm trước, hai bên sử dụng vũ khí thuế suất: Mỹ tăng thuế lên hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc, Trung Quốc trả đũa bằng cách tăng thuế lên hàng hóa nhập cảng từ Mỹ. Chỉ sau vài hiệp đấu, Trung Quốc “hết đạn” vì giá trị hàng hóa Mỹ nhập vào Trung Quốc chỉ bằng một phần nhỏ so với hàng Trung Quốc bán sang Mỹ. Bắc Kinh đành phải bấm bụng ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, chịu mua thêm nhiều hàng Mỹ. Cuộc chiến tiếp diễn ở mặt trận công nghệ, lúc đầu Mỹ trừng phạt công ty viễn thông ZTE của Trung Quốc, Chủ Tịch Tập Cận Bình phải đích thân nài nỉ ông Trump “tha” cho. Mỹ lại nhắm tới con cá lớn hơn là tập đoàn công nghệ Hoa Vi (Huawei) – cấm các công ty Mỹ cung cấp linh kiện và nhu liệu cho công ty này, rồi đi xa hơn, cấm bán cho Hoa Vi những sản phẩm bán dẫn được chế tạo bằng thiết bị và công nghệ Mỹ cho dù nhà sản xuất là ai! Mỹ còn vận động các đồng minh không cho Hoa Vi tham gia thiết lập mạng viễn thông thế hệ thứ năm (5G), Trung Quốc dọa sẽ trả đũa bằng việc trừng phạt các công ty công nghệ Mỹ như Apple. Nhưng dọa thế thôi, các “ông lớn” công nghệ như Google (Alphabet), Facebook bị cấm ở Trung Quốc từ lâu rồi. Trong lĩnh vực truyền thông, Mỹ đặt các tổ chức truyền thông Trung Quốc vào diện cơ quan chính phủ nước ngoài, Bắc Kinh đáp trả bằng việc trục xuất ba phóng viên báo The Wall Street Journal. Mỹ buộc số phóng viên Trung Quốc tại Mỹ giảm từ 160 xuống 100 người, Bắc Kinh thu hồi giấy phép hành nghề tại Trung Quốc của phóng viên The New York Times, The Washington Post, và The Wall Street Journal… Chính phủ Mỹ hôm Thứ Sáu, 29 Tháng Năm, thông báo hạn chế visa cấp cho khoảng 3.000 sinh viên Trung Quốc vào theo học bậc cao học tại Mỹ. Cứ thế, Bắc Kinh và Washington “ăn miếng trả miếng” suốt vài năm qua, chưa phân thắng bại. Thế rồi đến cuộc chiến tài chánh. Đầu Tháng Năm, Tổng Thống Trump ra lệnh không cho các quỹ hưu bổng liên bang mua cổ phần các công ty Trung Quốc. Các quỹ này nắm trong tay hàng trăm tỷ đô la, đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu lấy tiền lời trả lương hưu cho người Mỹ. Vài ngày sau, Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật đòi hỏi các công ty Trung Quốc giao dịch cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán Mỹ phải minh bạch với các cơ quan kiểm toán về tài chánh và sở hữu chủ. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn quy định sổ sách tài chánh của các công ty quốc doanh xứ này là bí mật quốc gia mà người ngoài không được phép tiếp cận, nhà đầu tư không được phép biết ai là chủ nhân thật sự của các đại công ty như Baidu, Hoa Vi và vô số các công ty khác. Cho nên, nếu dự luật được Quốc Hội phê chuẩn, sẽ dẫn tới việc các công ty Trung Quốc phải rút ra khỏi thị trường chứng khoán New York và Nasdaq. Tuần này, tình hình thêm căng thẳng sau khi các nhà lập pháp Mỹ đề nghị cấm vận các ngân hàng Trung Quốc nếu đảng Cộng Sản quyết tâm áp đặt luật an ninh quốc gia có thể xói mòn quy chế tự trị của Hong Kong – việc mà Quốc Hội bù nhìn của nước này đã làm chiều Thứ Năm vừa qua. Hôm Thứ Sáu, Tổng Thống Donald Trump tuyên bố hủy bỏ quy chế ưu đãi đặc biệt cho Hong Kong theo luật Chính Sách Hong Kong năm 1992, nhưng chưa rõ liệu Mỹ có tiến xa tới mức cấm vận các ngân hàng Trung Quốc hay không. Nếu Mỹ quyết tâm chặn dòng luân chuyển tài chánh thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ gặp thử thách lớn và có nguy cơ sụp đổ bởi vì dù có quy mô lớn thứ hai thế giới, kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc nặng nề vào các hệ thống tài chánh toàn cầu do Mỹ thống trị với đồng đô la là trụ cột. Trung Quốc chuẩn bị đối phó Lâu nay, trong giới tài chánh Trung Quốc, có một cuộc bàn luận quanh chủ đề làm thế nào để đối phó nếu Mỹ tung ra “quả đấm ngàn cân” như vậy và lôi kéo Bắc Kinh vào cuộc chiến tranh tài chánh tiền tệ. Cựu Bộ Trưởng Tài Chánh Lâu Kế Vĩ (Lou Jiwei), cố vấn hàng đầu của chính phủ Trung Quốc, cảnh báo, do Bắc Kinh không nhân nhượng nên Washington tất yếu sẽ gia tăng áp lực, từ thuế quan tới hạn chế công nghệ rồi tới “chiến tranh tài chánh” tổng lực. Một số nhân vật diều hâu trong chính quyền Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh đối phó bằng cách bán tháo $1.100 tỷ trái phiếu Mỹ (Treasure Bond) mà Trung Quốc nắm giữ, nhưng những người am hiểu thì cho rằng chiêu thức đó lợi bất cập hại, nếu ra đòn thì người bị thiệt là Trung Quốc. Ông Vương Hội Diệu (Wang Huiyao), chủ tịch Trung Tâm Trung Quốc và Toàn Cầu Hóa ở Bắc Kinh, cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, thì cứng cỏi hơn. “OK. Hoa Kỳ có lợi thế về hệ thống tài chánh. Nhưng lợi thế đó không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ là nhất thời. Nó sẽ thôi thúc Trung Quốc đẩy nhanh việc phát triển một hệ thống tài chánh riêng của mình. Và rồi Hoa Kỳ sẽ hối tiếc,” Vương nói, theo nhật báo The Washington Post. Thực tế, cách đây mấy năm Trung Quốc đã cùng với các đồng minh Nga, Venezuela, và Iran tìm cách thiết lập một hệ thống thanh toán quốc tế mới, thay thế cho hệ thống hiện hữu lấy đồng đô la Mỹ làm trung tâm. Nhưng kế hoạch này chưa đi tới đâu vì các nước đồng minh của Trung Quốc đang vật lộn với tình trạng bị quốc tế cấm vận và thị trường dầu mỏ – sản phẩm chủ lực của cả Nga, Iran, và Venezuela – cứ phập phù và chao đảo liên tục. Trung Quốc cũng có nhiều nỗ lực nâng cao vị thế đồng tiền của họ, đưa đồng nguyên (yuan) lên hàng các đồng tiền dự trữ chiến lược của thế giới. Nỗ lực này thành công một phần khi Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) dưới thời bà Christine Lagarde làm tổng giám đốc quyết đưa đồng nguyên của Trung Quốc vào cơ cấu “quyền rút vốn đặc biệt” (Special Drawing Right, SDR) – một đơn vị kế toán của IMF hình thành năm 1969 dựa trên giá trị của đồng đô la của Mỹ, đồng bảng của Anh, đồng yen của Nhật, và đồng euro của Châu Âu, để hỗ trợ các nước thành viên xây dựng quỹ dự trữ quốc gia. Tuy nhiên, sau nhiều năm, đồng nguyên vẫn chỉ được sử dụng trong chưa tới 2% tổng số các vụ chuyển ngân giữa các quốc gia và chiếm tỷ trọng không đáng kể trong quỹ dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương. Vị thế thống soái của đồng đô la Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu suy suyển. Chưa kể, từ năm 2014 đến nay, để nâng cao vị thế của đồng nguyên, Trung Quốc phải liên tục bán ra các đồng tiền mạnh trong quỹ dự trữ ngoại hối, ước đoán quỹ này có giá trị khoảng $3.100 tỷ năm 2014 nhưng hiện chỉ còn khoảng 75%. Mấy tháng gần đây, Trung Quốc thử nghiệm việc nghiên cứu và sử dụng đồng tiền ảo (crypto-currency) ở một số đô thị lớn, làm phương tiện thanh toán không phụ thuộc vào tiền giấy, ông Tập Cận Bình coi đây là ưu tiên chiến lược của quốc gia, nhưng chưa có kết quả rõ rệt. Trong tình hình đó, nếu Mỹ cấm vận các ngân hàng Trung Quốc, cấm tiếp cận các thị trường tài chánh sử dụng đồng đô la Mỹ, thì Trung Quốc sẽ khốn đốn vì Trung Quốc vẫn cần đồng đô la Mỹ để trả nợ, mua sắm nguyên liệu hàng hóa, từ việc mua các công ty nước ngoài tới nhập cảng dầu mỏ, linh kiện bán dẫn và ngũ cốc. Mỹ còn phân vân Hiện chưa rõ chính phủ Mỹ có đi tới bước quyết định cấm vận các ngân hàng Trung Quốc hay không, còn việc ngăn chặn các quỹ hưu bổng đầu tư vào các công ty Trung Quốc và loại các công ty này khỏi thị trường chứng khoán Mỹ – hiện có khoảng 150 công ty với tổng vốn thị trường khoảng $1.300 tỷ đã rơi vào tầm ngắm – đang được xúc tiến. Thượng Nghị Sĩ Patrick J. Toomey (Cộng Hòa-Pennsylvania), thành viên Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viện, cho biết ông đang thảo một dự luật gây sức ép lên hệ thống ngân hàng Trung Quốc để trả đũa những hành vi xâm lấn của Bắc Kinh ở Hong Kong. Thượng Nghị Sĩ John Neely Kennedy (Cộng Hòa-Louisiana), đồng tác giả Dự Luật S-945 mà Thượng Viện mới phê chuẩn, bắt buộc các công ty muốn giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ phải chứng minh họ không nằm trong sự kiểm soát của các chính phủ nước ngoài, nhận định rằng với xu thế bài Trung Quốc đang lên cao ở Mỹ thì những biện pháp trừng phạt như vậy sẽ dễ dàng đạt được sự đồng thuận lưỡng đảng ở Washington, DC. Ông Steve Bannon, cựu cố vấn chiến lược của Tổng Thống Trump, cho rằng, biện pháp loại các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường chứng khoán “chỉ là bước đầu tiên,” mở đầu cho hàng loạt các đòn mạnh mẽ khác. Tuy nhiên, vấn đề còn ở chỗ bản thân ông Trump không mấy mặn mà với các biện pháp tài chánh mà muốn tiếp tục dùng thuế quan làm vũ khí chính. Trên đài Fox News cách đây vài hôm, khi nói về Dự Luật S-945 của Thượng Viện, ông Trump cho rằng, nếu bị cấm cửa ở Mỹ, các công ty Trung Quốc sẽ chuyển sang giao dịch trên các sàn chứng khoán London hoặc Hong oông. Ông Robin Li, chủ tập đoàn Baidu của Trung Quốc, cũng có ý kiến như vậy. Ở Trung Quốc, việc chuẩn bị cho chiến tranh tài chánh Mỹ-Trung đang tăng tốc dù một số nhà phân tích vẫn hy vọng điều đó sẽ không xảy ra. Ông Vương Văn (Wang Wen), giám đốc Viện Nghiên Cứu Tài Chánh Trùng Dương (Chongyang) ở Bắc Kinh, cho rằng, chính phủ Mỹ muốn mạnh tay với Trung Quốc nhưng giới kinh doanh tài chánh ở Wall Street chỉ muốn lợi nhuận và chính đồng tiền lời là động cơ mạnh nhất buộc Washington phải cân nhắc trong quan hệ với Trung Quốc. “Bản chất mưu cầu lợi nhuận của tư bản quyết định Trung Quốc vẫn là một trong những thị trường được tìm kiếm nhiều nhất. Ai đánh mất thị trường Trung Quốc thì cũng đánh mất tương lai,” ông Vương nói với nhật báo The Washington Post. Hôm Thứ Sáu, 29 Tháng Năm, tuy thông báo ra lệnh cho hành pháp Mỹ bắt đầu tiến trình gỡ bỏ những ưu đãi đặc biệt cho Hong Kong và cấm vận những cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm “bóp nghẹt tự do của Hong Kong,” ông Trump chưa đặt ra khung thời gian cụ thể cho tiến trình này. Cỗ máy chiến tranh tài chánh Mỹ– Trung Quốc mà vài tháng trước không ai nghĩ tới, đã bắt đầu khởi động!    
......

Bảo nổi lên rồi?

Nguyen Khan| Hôm qua, 27/5/2020, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố thu hồi quy chế đặc biệt cho Hongkong vài giờ sau khi QH TC (Trung Cộng) thông qua dự luật an ninh Hongkong, là dự luật bị chỉ trích vi phạm thỏa thuận Trung - Anh về quy chế một quốc gia hai chế độ dành cho Hongkong trong 50 năm tính từ lúc Anh trao trả Hongkong cho TC. Từ năm ngoái đến nay, những cuộc biểu tình dai dẳng của nhân dân Hongkong đã làm cho chế độ độc tài man rợ TC tức giận, có lúc tưởng những tên đồ tể cầm đầu Trung Nam Hải đã tắm máu nhân dân Hongkong như đã từng khát máu ở Thiên An Môn hồi 4/6/1989. May là khi ấy đám ác quỷ Bắc Kinh còn hi vọng tìm được một giải pháp tốt hơn với Mỹ và thế giới để tiếp tục dùng thủ đoạn trộm cắp, lọc lừa, gian manh, xảo trá... trục lợi như đã từng làm thế khi gia nhập WTO, giúp TC đi tắt đón đầu trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới, nhờ đó tổng thống Mỹ Donald Trump mới có thể can thiệp ngăn con quỷ khát máu Bắc Kinh tắm máu Hongkong lúc ấy. Nhưng nay thời thế đã khác, TC đã nhận ra Ông Trump đang dần dần bao vây TC từ nhiều hướng, nhiều phương cách và nhiều lãnh vực để thực hiện điều Ông Trump lên án CNXH trước Đại Hội đồng LHQ mà ai cũng biết tổng thống Mỹ ám chỉ nước nào. Hơn nữa, những bước đi của Ông Trump tuy khác Reagan vì TC khác Liên Xô, song mục đích giật sập cuồng vọng của TC truyền bá CNXH mang màu sắc Trung Quốc mà Ông Tập đã không ít lần huênh hoang khoe mẽ... Lại giống i chang... Thật ra Tập Cận Bình đã nhận ra giới hạn của TC trong cuộc thương chiến, nếu nhượng bộ thương mại với Mỹ thì TC khó lòng ngóc đầu lên, Nhưng nếu không nhượng bộ thì TC còn thê thảm hơn. Đó là lý do trước khi TC ký thỏa hiệp thương mại giai đoạn một với Mỹ để câu giờ, Ông Tập Cận Bình đã lên chiến khu Giang Tây để hiệu triệu toàn dân TC chuẩn bị trường chinh vạn lý chống lại Washington, xem đó như cẩm nang đối đầu vững chắc với Mỹ. Nhờ con virus cúm Tàu mà nhiều người nghi ngờ do TC tạo ra để đè bẹp Mỹ và các đồng minh phương tây của Mỹ, giúp TC thoát được ma trận bủa vây của Ông Trump, qua đó TC có thể chuyển bại thành thắng, giấc mơ Trung Hoa sẽ sớm thành công. Song có vẻ như việc TC lợi đụng dịch cúm để gia tăng tuyên truyền gây ảnh hưởng toàn cầu, chống Mỹ và lôi kéo cộng đồng quốc tế chống Mỹ, không chỉ không có tác dụng mà còn gây phản ứng ngược khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quay lưng với TC. TC cũng hiểu một khi gã khổng lồ như Mỹ bị tổn thương, hiện tại vẫn đang bị virus Vũ Hán tiếp tục gây thương đau tan nát về sinh mạng và kinh tế, thì sẽ trở nên nguy hiểm khó lường. TC thừa hiểu Mỹ phải tìm cho ra một cái tên, một lý do để trút giận cho hạ hỏa. Và hiểu rằng việc thông qua dự luật an ninh Hongkong chẳng khác giọt nước tràn ly tạo cớ cho gã khổng lồ trút giận. Song Ông Tập Cận Bình cũng cần một lý do đủ nóng để làm tan chảy những bất đồng trong nội bộ đang râm ran chống lại những yếu kém của ông đã xô đẩy TC vào tình huống xấu nhất, có thể bị cộng đồng quốc tế quay lưng cô lập, khiến bao nhiêu năm bươn chải xây dựng hình ảnh tốt đẹp của TC trong các mối quan hệ quốc tế có thể tan thành mây khói, và hiện Ông Tập đang chuẩn bị những phương án đối phó với tình huống xấu nhất đó. Bởi Mỹ và các nước tự do khác đã, đang và sẽ rút các doanh nghiệp khỏi TC, và khi các nước rút hết vốn FDI thì TC sẽ chỏng chơ chợ chiều, và hiện một phong trào tạm gọi là thoát Trung do Australia và Anh khởi sướng đang được cộng đồng quốc tế thiện cảm, thì không trước cũng sau TC sẽ bị cộng đồng quốc tế xa lánh. Đó là lý do tờ Hoàn Cầu thời báo nói huỵch toẹt như dân chợ búa, rằng Mỹ có dám mang quân đến Hongkong không, nếu không dám mang quân đến thì việc hũy bỏ đặc quyền kinh tế cho Hongkong, thậm chí cấm vận... Cũng chỉ là những chuyện ruồi bu, nhằm nhò gì ba cái chuyện lẻ tẻ. Bao nhiêu năm Mỹ cấm vận Bắc Hàn có làm được gì Bắc Hàn? Tiếc là Hoàn Cầu thời báo quên rằng Ronald Reagan chỉ gián tiếp tạo bối cảnh, người giật sập Liên Xô, Đông Âu và Mông Cổ là nhân dân các nước ấy chứ không phải do quân đội Mỹ giật sập. Có vẻ như tờ Hoàn Cầu thời báo đã phản ánh đúng quan điểm của Tập Cận Bình, đã được thể hiện khi hiệu triệu Trường Chinh vạn lý ở Giang Tây năm ngoái, và mới đây đã tuyên bố chuẩn bị tình huống xấu nhất cho TC sắp tới, là sẳng sàng các phương án đối phó với tình huống bị cộng đồng quốc tế cô lập. Tóm lại, việc QH TC thông qua luật an ninh Hongkong trong thời điểm nhạy cảm này, vô hình chung tạo nên tâm bão, khiến niềm tin Trung Mỹ xuống thấp nhất. Và một khi niềm tin không còn, thì chuyện giông sét và bão tố xảy ra cũng không có gì là lạ. Nếu có lạ hay chăng là Việt Nam, một nước sát sườn tâm bão, lại có mối khắng khít với cả hai nước ấy, liệu có giữ được bão tố để yên lành?  
......

Đen tối Hong Kong

canhco’s blog| Số phận của 7 triệu con người Hong Kong vậy là đã rõ sau cái nhấn nút của 3 ngàn Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc chấp nhận nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong: Cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu. Quan trọng hơn, các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc cũng có thể thiết lập cơ sở trong toàn đặc khu hành chánh này. Hong Kong được thụ hưởng thể chế “một quốc gia, hai chế độ” nên tuy thuộc về Trung quốc nhưng được thế giới đối đãi như một nước tư bản tự trị. Đặc khu hành chánh này giàu có và cơ chế dân chủ từ thời được Anh Quốc bảo hộ đã giúp cho người dân Hong Kong thấy được sự khác nhau giữa tư bản cà cộng sản, giữa dân chủ và độc tài, giữa nô lệ và tự chủ….từ đó hầu như cả đặc khu hành chánh này đã đồng tâm đứng lên chống lại ý đồ thu tóm mọi hoạt động dân chủ của Bắc Kinh nhằm trói chặt người dân ở đây vào cùng một rọ với người đại lục. Cả thế giới đã chứng kiến hơn hai triệu người Hong Kong xuống đường. Cả thế giới cũng chứng kiến những cuộc khủng bố tàn bạo của hắc cảnh Hong Kong đối với những thanh thiếu niên cả nam lẫn nữ đã lẫm liệt đạp lên những hàng rào do cảnh sát dựng lên để ngăn cản họ. Những con người không sợ cầm tù ấy vẫn xuống đường biểu tình ngày hôm nay bất kể Bắc Kinh dùng biện pháp gì để áp đảo vì họ biết nếu ngừng lại thì suối nguồn tự do của họ kể như tắt mạch. Người dân Hong Kong thấu hiểu thế nào là bất hạnh khi mạch sống dân chủ của họ bị siết lại và họ không cam tâm đứng nhìn chính bản thân gia đình và con cháu sau này của họ bị nhuộm đỏ bằng chủ nghĩa Cộng sản. Họ thà chết hôm nay để báo động với thế giới dã tâm của Bắc Kinh vẫn chưa bị phát hiện triệt để bởi đồng tiền nhơ bẩn và sự tráo trở lành nghề của tập đoàn Nam trung hải. EU đã khép cửa trước tiếng kêu gào tự do của Hong Kong, trong đó có lập luận đầy mùi vị đồng tiền của người đàn bà được nhiều người kính trọng: Angela Merkel. Giống như Aung San Suu Kyi, đất nước và tiền bạc mới là mục tiêu chính của các chính trị gia, mọi thứ đều là phương tiện để kiếm phiếu. Nền dân chủ của Hong Kong không thể làm cho kinh tế nước Đức tăng trưởng và vì vậy Angela Merkel tiếp tục lo ngại trên cửa miệng nhưng không chấp nhận trừng phạt Trung Quốc như Mỹ, Anh, Úc, Canada. Josep Borrell Có lẽ người dân Hong Kong đã biết trước điều đó nên mọi biểu ngữ của họ trong các cuộc biểu tình đều thiếu vắng biểu tượng của nước Đức. Họ cũng thừa hiểu EU già cỗi và quá yếu kém trước con cọp Trung Quốc vì thế trông cậy vào EU không khác nào uống thuốc Tylenol để chữa trị ung thư. Sự tránh né của Josep Borrell, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU khi nói rằng trừng phạt Trung Quốc không giải quyết vấn đề Hong Kong đã làm cho người Hong Kong tuyệt vọng. EU tiếp tục nối bước nước Mỹ của bốn thập niên trước khi cho rằng hợp tác kinh tế với Trung Quốc sẽ khiến cho con cọp biết nghe tiếng chiêu dụ của con người. Nước Mỹ đã bắt đầu và đã thấm đòn phản trắc của Trung Quốc còn EU thì vẫn thì thầm vào tai cọp những luận cứ mà ngay cả con người công chính cũng khó mà tin được. Trung Quốc biết rõ điều đó và nó đang nhởn nhơ nhìn con nai yếu ớt dãy dụa trong tuyệt vọng trước móng vuốt của con cọp vừa mạnh bạo lại vừa ranh mãnh. Mỹ đang xem xét vấn đề và người ta chờ đợi sự trừng phạt đủ để Trung Quốc thấm đòn. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết có thể cấp quốc tịch cho người Hong Kong sở hữu hộ chiếu hải ngoại (BNO). BNO được cấp cho người Hong Kong sinh trước năm 1997, thời điểm Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc đại lục. Khoảng 300.000 người Hong Kong đã sở hữu BNO nếu một làn sóng di tản khác từ Hong Kong con số có thể lên đến 1 triệu người. Không chỉ Anh quốc, người Hong Kong rồi đây sẽ trở thành những khuôn mẫu tỵ nạn chính trị tới khắp nơi trên thế giới. Mặc dù con số người ra đi còn chưa ai có thể xác quyết nhưng chắc chắn không ai có tiền lại an tâm nhìn làn sóng đỏ tràn ngập nơi mình đang yên lành sinh sống. Mà Hong Kong lại không hề hiếm người có tiền và tài sản lớn nhất của họ là tự do dân chủ. Thế giới vẫn đang chợ đợi bi kịch xảy ra cho người Hong Kong trong khi người dân xứ này cũng đang chờ đợi sức mạnh đến từ Mỹ mặc dù trên lý thuyết không ai phản đối rằng bất cứ chính trị gia nào cũng yêu nước họ hơn người dân xứ khác. Nước Mỹ được kỳ vọng không phải vì họ tha thiết đến tự do dân chủ của Hong Kong nhưng nước Mỹ được nhìn vào và chờ đợi vì nước Mỹ không cam tâm chịu cho Trung Quốc dắt mũi một lần nữa. Hong Kong có lẽ sẽ có những giờ phút đen tối nhất khi không còn một chút ánh sáng nào đến từ thế giới bên ngoài. Bóng tối của Bắc Kinh sẽ đè bẹp người dân Hong Kong mặc dù bản lĩnh của họ luôn thức tỉnh trước sức mạnh của một tập đoàn hung hãn nhất thế giới. Rồi đây làn sóng trốn chạy của người Hong Kong lại một lần nữa chứng minh rằng chủ nghĩa Cộng sản đi tới đâu là tai ương kéo theo đến đấy./.  
......

Mỹ, Anh, Úc và Canada ra tuyên bố chung về Luật an ninh Hong Kong

RFA| Mỹ, Úc, Canada và Vương Quốc Anh vào ngày 28/5 ra tuyên bố chung bày tỏ mối quan tâm sâu sắc liên quan đến quyết định của Bắc Kinh cho áp đặt luật an ninh mới tại Hồng Kông, đồng thời tuyên bố luật trên đe dọa quyền tự do tại đặc khu hành chính này. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố thông tin vừa nêu hôm 28/5. Tuyên bố chung nêu rõ, Hong Kong đã phát triển mạnh mẽ như một pháo đài của tự do. Cộng đồng quốc tế có phần đóng góp đáng kể và lâu dài vào sự thịnh vượng và ổn định của Hồng Kông. Việc chính quyền Bắc Kinh áp đặt trực tiếp luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, sẽ hạn chế quyền tự do của người dân Hồng Kông, làm xói mòn quyền tự trị của Hồng Kông. Bốn quốc gia ký tuyên bố chung vừa nêu  còn cho rằng luật an ninh đối với Hong Kong vi phạm Tuyên bố chung Trung - Anh năm 1984 về quyền tự trị của đặc khu này. Luật này sẽ làm suy yếu qui chế ‘ một quốc gia, hai hệ thống’. Nó cũng làm tăng nguy cơ cáo buộc  tội danh về  chính trị và làm sói mòn các cam kết hiện hữu để bảo vệ quyền của người dân Hồng Kông. Theo đó có những cam kết được nêu ra trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và Chính trị; Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuyên bố chung bày tỏ lo ngại rằng luật an ninh mà Bắc Kinh áp đặt lên Hong Kong sẽ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ sâu sắc hiện có trong xã hội đặc khu này. Khi sự ổn định và thịnh vượng của Hồng Kông bị đe dọa bởi sự áp đặt mới, tuyên bố chung kêu gọi Chính phủ Trung Quốc hợp tác với Chính phủ Hồng Kông và người dân Hồng Kông để tìm một giải pháp được tất cả các bên chấp nhận, để không mâu thuẫn trực tiếp với nghĩa vụ quốc tế theo các nguyên tắc của Tuyên bố chung Trung - Anh đã đăng ký với Liên Hiệp Quốc.  
......

Tổng Giám Đốc Cơ Quan Truyền Thông Toàn Cầu của Hoa Kỳ lên tiếng cho cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do

U.S. Agency for Global Media (USAGM) Ngày 27 tháng Năm, 2020 Trong cuối tuần vừa qua, thế giới lại được tin một tiếng nói độc lập khác bị bắt giữ tại Việt Nam. Ký giả Nguyễn Tường Thụy, một blogger cộng tác trong sáu năm qua với chương trình Việt Ngữ của Đài Á Châu Tự Do (RFA) bị bắt giữ và cáo buộc tội chống phá nhà nước. Hành vi không che giấu của chính quyền để bịt miệng giới phê bình chỉ trích là điều đáng trách và cần phải tháo bỏ. Cuộc trấn áp tự do ngôn luận lan rộng ở Việt Nam là một cuộc tấn công trắng trợn vào nhân quyền của công dân Việt Nam và tự do báo chí. Và ngay bây giờ, giữa lúc đại dịch COVID-19, luồng thông tin tự do quan trọng hơn bao giờ hết. Đến nay đã có hơn hai mươi ký giả và blogger bị giam cầm tại Việt Nam. Ông Thụy là cộng tác viên thứ tư của các chương trình Việt Ngữ trong hệ thống USAGM (U.S. Agency for Global Media – Truyền Thông Toàn Cầu của Hoa Kỳ) bị bỏ tù tại Việt Nam. Hồi tháng Ba vừa qua, blogger Trương Duy Nhất, một cộng tác viên của RFA, bị kết án một cách bất công 10 năm tù giam trong khi đó một phóng viên nhiếp ảnh cho RFA, Nguyễn Văn Hóa, thụ án tù 7 năm với tội giàn dựng là tuyên truyền chống phá nhà nước. Một cộng tác viên của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) là Lê Anh Hùng bị bắt giữ vì tội chỉ trích nhà nước, và nếu bị kết án có thể bị án tù 7 năm. Tôi kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho cả 4 cộng tác viên của hệ thống USAGM đang bị nhà nước Việt Nam giam giữ. Grant Turner Tổng Giám Đốc Cơ Quan Truyền Thông Toàn Cầu của Hoa Kỳ ==== Nguyên bản Anh ngữ: CEO statement on jailed RFA Vietnamese journalist May 27, 2020 Over the weekend, the world learned of yet another independent voice arrested in Vietnam. Nguyen Tuong Thuy, a Vietnamese blogger who has contributed commentary for six years to Radio Free Asia’s (RFA) Vietnamese Service, was detained and charged with taking action against the state. This unveiled attempt by the government to silence its critics is reprehensible, and it should be reversed. The widespread crackdown on free speech in Vietnam is a blatant attack on human rights of Vietnamese citizens and on press freedom. And now, in the midst of a global COVID-19 pandemic, the free flow of information is more important than ever. Despite this, more than two dozen journalists and bloggers are being held behind bars in Vietnam. Thuy is the fourth Vietnamese-language contributor to a U.S. Agency for Global Media (USAGM) public service media network to be jailed in the country. Last March, RFA contributing blogger Truong Duy Nhat was unjustly sentenced to 10 years in prison, while RFA videographer Nguyen Van Hoa continues to serve a seven-year jail term on trumped-up propaganda charges. And Voice of America contributor Le Anh Hung was arrested and charged for criticizing the Vietnamese government, and if convicted, could face up to seven years in prison. I call for the immediate and safe release of all four USAGM network contributors currently held by Vietnamese authorities. Grant Turner Chief Executive Officer and Director Nguồn: U.S. Agency for Global Media  
......

Tuyên bố của RSF và CPJ về việc CSVN bắt các ông Phạm Thành và Nguyễn Tường Thụy

Ảnh:  Ông Nguyễn Tường Thụy (trái) - Ông Phạm Thành (phải) Tuyên Bố của Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RFS) Việt Nam bắt giữ hai thành viên lãnh đạo của nhóm các nhà báo độc lập Hai cuộc bắt giữ xảy ra cách nhau chỉ hai ngày. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) đòi hỏi trả tự do tức khắc cho hai nhà báo bị bắt và kêu gọi các đối tác mậu dịch của Hà Nội, mà dẫn đầu là Liên Minh Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ, làm áp lực để chặn đứng chiến dịch đàn áp mới này. Ông Nguyễn Tường Thụy, một blogger 68 tuổi và là Phó Chủ Tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (IJAVN) đã bị bắt ngày 23 Tháng 5 tại Hà Nội, nơi ông sinh sống, và bị tức khắc chuyển về TP Hồ Chí Minh, cách thủ đô 1.700 cây số về phiá Nam, để tiếp tục bị giam giữ tại đó. Là một cựu chiến binh của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông Thụy trở thành ký giả làm việc với Đài Phát Thanh Á Châu Tự Do (RFA), là một cơ quan truyền thông do Quốc Hội Hoa Kỳ tài trợ. Ông Phạm Chí Thành, một nhà báo và là một thành viên nổi tiếng của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (IJAVN) với bút hiệu Phạm Thành, đã bị công an tới tận nhà bắt và tức khắc mang đi vào lúc 8 giờ sáng ngày 21 Tháng 5. Ông Thành hiện bị giam giữ tại trại giam ở Hà Nội theo Điều 117 Bộ Luật Hình Sự với tội danh “chống đối nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam”. Cũng tuổi 68 và là một cựu đảng viên Cộng Sản, ông Thành trước đây làm việc cho đài phát thanh của nhà nước, Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV), trước khi trở thành một nhà hoạt động dân chủ và phê bình nhà nước độc đảng. Ông điều hành blog Bà Đầm Xoè và mới đây đã xuất bản một cuốn sách liên quan đến Tổng Bí Thư Đảng CSVN có tựa đề “Nguyễn Phú Trọng: Thế Thiên Hành Đạo hay Đại Nghịch Bất Đạo”. Lãnh đạo lên cơn sốt “Việc bắt giữ xảy ra gần như cùng lúc hai ông Phạm Chí Thành và Nguyễn Tường Thụy đã gửi đi một tín hiệu lạnh xương sống đến những ai đang cố gắng duy trì một cuộc tranh luận công khai ở Việt Nam”, ông Daniel Bastard, Chánh Văn Phòng RSF Á Châu Thái Bình Dương phát biểu. “Việc chính phủ Việt Nam bắt giam hai ký giả nói trên, mà cả hai đều là những cựu đảng viên được quý trọng của Đảng CSVN nay trở thành những người phê bình mạnh mẽ tình trạng sơ cứng của Đảng, đã tỏ rõ sự bồn chồn ở thượng tầng lãnh đạo Đảng khi đang chuẩn bị Đại Hội lần thứ 13, sẽ diễn ra trong sáu tháng nữa. Chúng tôi kêu gọi các đối tác mậu dịch của Việt Nam, bao gồm Liên Minh Châu Âu và Hoa Kỳ, áp lực mạnh mẽ để chấm dứt việc đàn áp mới xảy ra. Trước hai vụ bắt giữ trong tuần qua đã có vụ bắt giữ ông Phùng Thủy, người giao sách của Nhà Xuất Bản Tự Do, trong đó có sách của ông Thành. Nhân viên tình báo đã tra tấn ông Thủy để buộc ông tiết lộ địa chỉ của bà Phạm Đoan Trang, một nhà báo và nhà văn đã được trao Giải Thưởng Tạo Ảnh Hưởng năm 2019 của RSF. Nhưng các nhân viên tình báo của nhà nước đã không thành công. Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, cũng có nỗ lực quảng bá tinh thần tranh luận công khai ở Việt Nam, được thành lập năm 2014. Chủ Tịch của Hội là ông Phạm Chí Dũng, cũng có tên trong danh sách “những anh hùng truyền thông” của RSF, đã bị bắt giữ vào Tháng 11 năm ngoái. Việt Nam từ lâu luôn nằm gần cuối Bảng Chỉ Số Tự Do Báo Chí Thế Giới của RSF và trong năm 2020 Việt Nam bị xếp hạng 175 trên tổng số 180 quốc gia. Nguồn: https://rsf.org/en/news/vietnam-arrests-two-leading-members-independent-journalists-group Tuyên Bố của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (CPJ) Hai nhà báo Việt Nam bị bắt vì bị cáo buộc tội chống đối nhà nước Bangkok, ngày 26 tháng 5 năm 2020 – Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (Committee to Protect Journalists – CPJ) hôm nay nói rằng, Việt Nam cần trả tự do ngay lập tức cho các nhà báo Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí Thành, và xoá bỏ mọi cáo buộc chống lại họ. Theo các bản tin tức cho biết, vào ngày 21 tháng 5, nhà chức trách Việt Nam đã bắt giữ ông Phạm Chí Thành, một nhà báo tự do viết blog với bút danh Phạm Thành, tại nhà của ông ta ở Hà Nội, và cáo buộc tội ông ta theo Điều 117 của bộ luật hình sự của nước này. Đây là một điều khoản nhằm để hình sự hóa hành vi được gọi là “chống đối nhà nước”. Vào ngày 23 tháng 5, cảnh sát Hà Nội đã bắt giữ ông Nguyễn Tường Thụy, một phóng viên của Đài phát thanh Á châu tự do, là một cơ quan truyền thông được Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ. Ông Thuỵ bị cáo buộc tội “làm, tàng trữ và phổ biến các bài viết và tài liệu với mục đích chống đối nhà nước, một vi phạm khác theo Điều 117, theo RFA. Những phán quyết kết tội theo Điều 117 mang án tù lên tới 20 năm. Cả hai nhà báo đều là thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một nhóm báo chí độc lập địa phương, mà ông Thụy là phó chủ tịch, theo RFA và một đại diện của Hội nhà báo Độc lập, người này đã yêu cầu được giấu tên vì lo ngại vấn đề an ninh. Người đại diện cho biết, ông Thụy đã được vận chuyển từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh ngay trong ngày ông bị bắt và đang bị giam tại trại tạm giam ở thành phố này. Còn ông Thành thì bị giam tại Hà Nội. Ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp của CPJ tại Đông Nam Á nói rằng: “Hai nhà báo Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí Thành cần được trả tự do ngay lập tức và tất cả các cáo buộc đối với họ phải được xoá bỏ. Việt Nam phải ngừng đối xử với các nhà báo độc lập như là những kẻ thù của nhà nước, và phải cho phép báo chí tự do làm việc mà không sợ bị vu cáo tội và bị bỏ tù. Đài Á Châu Tự Do cho biết trong một tuyên bố rằng vụ bắt giữ ông Nguyễn Tường Thụy là nhằm mục bóp nghẹt tự do biểu đạt và điều này nhấn mạnh nhu cầu cần có truyền thông độc lập ở Việt Nam. Ông Nguyễn Tường Thụy đã đóng góp bình luận thời sự cho RFA trong sáu năm, bản tuyên bố cho biết. Trên blog của mình, ông Phạm Thành thường xuyên viết về quyền công dân và quyền tự do ngôn luận, theo ông Rohit Mahajan, phó chủ tịch truyền thông của RFA, người đã liên lạc với CPJ qua email. Bộ Công an Việt Nam đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận mà CPJ gửi qua trang mạng của bộ này. Vào tháng 11, như CPJ đã đưa tin, chính quyền đã bắt giam ông Phạm Chí Dũng, người sáng lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, và cáo buộc tội ông ta theo Điều 117. Theo đại diện của hội này, ông Dũng đang bị giam giữ tại trại tạm giam ở Thành phố Hồ Chí Minh trong khi chờ xét xử và vợ của ông cũng như luật sư không được phép thăm gặp kể từ khi ông bị bắt. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một trong số 192 tổ chức đối tác đã ký lá thư ngày 5 tháng 5 của CPJ, kêu gọi Liên Hiệp Quốc hành động để các nhà báo trên toàn thế giới được thả ra trước nguy cơ các tù nhân bị nhiễm bệnh COVID-19. Nguồn: https://cpj.org/2020/05/two-journalists-detained-on-anti-state-charges-in-.php?utm_medium=email&utm_source=engagingnetworks&utm_campaign=Two+journalists+detained+on+anti-state+charges+in+Vietnam&utm_content=Vietnam5.26.20  
......

Hải quân, Không quân Mỹ liên tiếp „ra đòn“ nhằm vào Trung Quốc ở Biển Đông

Ảnh: Tàu ngầm tấn công lớp SSN 789 – USS Indiana của Hoa kỳ Trong tháng 5 này, lực lượng tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Hoa Kỳ, tuyên bố rằng tất cả các tàu ngầm tiền phương của họ đều đồng loạt tiến hành “các hoạt động ứng phó dự phòng” ở Tây Thái Bình Dương để hậu thuẫn chính sách “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Lầu Năm Góc. Động thái này là để chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cũng phần nào bác bỏ quan niệm cho rằng Hải quân Hoa Kỳ đã bị suy yếu vì đại dịch virus corona chủng mới đang diễn ra, theo National Interest. Trung Quốc trong khoảng 2 tháng gần đây bị cáo buộc là gia tăng việc củng cố các đảo nhân tạo và “bắt nạt” các quốc gia khác trong khu vực giữa lúc phần lớn thế giới tập trung vào chống đại dịch. Tàu ngầm Mỹ đã hiện diện tại Biển Đông như một răn đe đáng kể đối với những động thái leo thang gần đây của Trung quốc. National Interest dẫn lại một phóng sự của Honolulu Star-Advertiser cho hay ít nhất 7 tàu ngầm Mỹ, nhưng cũng có thể nhiều hơn, trong đó có 4 tàu ngầm tấn công đóng quân ở đảo Guam, tàu USS Alexandria đóng quân ở San Diego và các tàu đóng quân ở Hawaii, tham gia vào hoạt động biểu dương sức mạnh của hải quân Hoa Kỳ trong khu vực, đồng thời cũng cho thấy rõ rằng Lầu Năm Góc có thể tiến hành các hoạt động linh hoạt và không thể đoán trước được. Thông thường, ít khi người ta nhìn thấy các tàu ngầm Mỹ. Vì vậy, khi Hải quân Hoa Kỳ quảng bá về sự hiện diện của lực lượng tàu ngầm, điều đó có nghĩa là Hải quân Hoa Kỳ có chủ ý đưa ra một thông điệp với đối phương. Ngoài ra, trong trường hợp này, động thái của Mỹ cũng có thể nhằm thể hiện rằng Mỹ vẫn linh hoạt tuy phải đối phó với đại dịch. Hải quân Mỹ tuyên bố rằng các tàu ngầm của họ đang tiến hành huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và sử dụng các khả năng tác chiến trong lòng biển để hỗ trợ cho một loạt các nhiệm vụ. “Lực lượng tàu ngầm của chúng tôi đã chứng minh hết lần này đến lần khác là họ sẵn sàng hoạt động mọi lúc, mọi nơi”, Tư lệnh Lực lượng tàu ngầm, Chuẩn Đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ Blake Converse nói, theo bản tin của National Interest. Ông khẳng định: “Lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương vẫn có sức mạnh chết chóc, đa năng và sẵn sàng chiến đấu ngay tối nay“. Tàu ngầm được xem là một phần quan trọng trong việc duy trì cán cân sức mạnh ở khu vực Tây Thái Bình Dương bao gồm Biển Hoa Đông và Biển Đông, và lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) của Hải quân Hoa Kỳ vẫn là trọng tâm trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Ba trong số các tàu ngầm thuộc Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đã tham gia một cuộc tập trận tác chiến tiên tiến trong tháng này ở Biển Philippines, trong đó bao gồm thực hiện các hoạt động an ninh hàng hải, kịch bản chiến đấu trên mặt nước và trong lòng biển. Lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương của Mỹ có năng lực tác chiến chống ngầm, chống hạm, tấn công chính xác vào các mục tiêu trên mặt đất, hoạt động tình báo, do thám, trinh sát và cảnh báo sớm, cũng như có khả năng tác chiến đặc biệt và răn đe chiến lược trên toàn thế giới. “Hoạt động của chúng tôi là một minh chứng rằng chúng tôi sẵn sàng bảo vệ lợi ích và quyền tự do của chúng ta theo luật pháp quốc tế“, Chuẩn Đô đốc Blake Converse, chỉ huy lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương, đóng quân ở Trân Châu Cảng, nói trong một thông cáo hôm 8/5. Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tái xuất: Sức mạnh của Hải quân Mỹ tiếp tục hồi phục với việc tàu sân bay Theodore Roosevelt sẽ ra khơi trở lại vào cuối tuần này, trước ngày lễ Chiến sĩ Trận vong 25/5, các quan chức Hải quân cho biết hôm thứ 19/5, được Fox News dẫn lại. Trước đó, dịch virus corona làm chiếc tàu chiến khổng lồ bị loại khỏi vòng chiến đấu trong gần hai tháng vì hơn 1.000 thủy thủ có kết quả xét nghiệm dương tính. Kể từ khi tàu sân bay này phải quay về cảng, Trung Quốc dường như đã lợi dụng tình hình và tăng cường quấy rối quân đội Hoa Kỳ cũng như các đồng minh của Mỹ trong khu vực trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, bản tin của Fox News viết. Kể từ giữa tháng 3, cùng thời điểm tàu sân bay Mỹ tấp vào đảo Guam, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã quấy rối máy bay trinh sát Mỹ ít nhất 9 lần trên Biển Đông, ông Reed B. Werner, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng chuyên trách Đông Nam Á, nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News. Các hành vi khiêu khích của Trung Quốc đã không chỉ diễn ra trên trời. Ảnh: Tuần dương hạm USS Gabrielle Giffords (LCS 10) tuần tra trên Biển Đông ngày 20/3/2020. Khi tập đoàn dầu khí Petronas của Malaysia thuê giàn khoan West Capella để khai thác tại vùng biển chồng lấn mà Malaysia và Việt Nam cùng yêu sách chủ quyền, Trung Quốc bèn điều chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) cùng với một đoàn tàu hải giám và dân quân biển đến (địa điểm West Capella hoạt động nằm bên trong đường lưỡi bò do Bắc Kinh vẽ ra). Đáp lại, Hoa kỳ cho tàu tuần duyên tác chiến USS Gabrielle Giffords đến khu vực và tuần tra từ ngày 26 đến 28/04.) Ông Werner cũng nhắc đến vụ quấy rối đối với tàu khu trục mang tên lửa có điều hướng USS Mustin đóng quân ở Nhật Bản hồi tháng trước khi tàu này ở gần một nhóm tàu sân bay tấn công của Trung Quốc đang tuần tra qua Biển Đông. Một tàu hộ tống của Trung Quốc đã chạy “một cách không an toàn và không chuyên nghiệp” gần tàu của Mỹ, ông Werner nói với Fox News. Trong một cuộc phỏng vấn với AP hôm 18/5, nói từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, Thuyền trưởng Carlos Sardiello bày tỏ rằng ông tự tin về khả năng con tàu sẽ có thể thực hiện nhiệm vụ sau 2 tháng tạm dừng hoạt động ở đảo Guam. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã chuẩn bị các điều kiện để có xác suất thành công cao, chúng tôi sẽ ra khơi và thực hiện nhiệm vụ của mình”, theo tin của AP. Các quan chức khác của Mỹ không muốn nêu tên cho AP biết trong vài ngày tới nếu mọi việc suôn sẻ, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt sẽ tiến hành các hoạt động hải quân ở khu vực Thái Bình Dương trong một khoảng thời gian trước khi trở về cảng nhà ở San Diego. Không lực Hoa Kỳ nhập cuộc Không lực Hoa Kỳ cũng không đứng ngoài cuộc, theo tin của South China Morning Post. Quân chủng này của Mỹ gần đây tăng cường các chuyến bay bằng máy bay ném bom B-1B Lancer bên trên các vùng biển gần Trung Quốc. Các chuyến bay đó diễn ra giữa lúc cả Hải quân lẫn Không quân Mỹ đều gia tăng các hoạt động quân sự ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, Eo biển Đài Loan và Hoàng Hải trong năm nay. South China Morning Post dẫn lại thông báo mới nhất của Không lực Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương đăng trên Twitter hôm thứ Ba 20/5 cho biết các máy bay ném bom B-1 đã thực hiện một phi vụ ở Biển Đông, chỉ vài ngày sau khi huấn luyện cùng Hải quân Hoa Kỳ gần Hawaii. Phi vụ này “thể hiện độ tin cậy của lực lượng không quân Hoa Kỳ để xử lý một môi trường an ninh đa dạng và bất định”. Không lực Hoa Kỳ đã triển khai 4 máy bay ném bom B-1B và khoảng 200 lính không quân từ Texas đến căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam vào ngày 1/5. Không lực Hoa Kỳ cho biết việc điều động này là nhằm hỗ trợ cho Không lực ở Thái Bình Dương và để tiến hành huấn luyện và hoạt động với các đồng minh và đối tác. Không lực Hoa Kỳ đã điều hai chiếc B-1B Lancer tiến hành chuyến bay hai chiều kéo dài 32 giờ ở bên trên Biển Đông vào ngày 29/4. Lực lượng này luân phiên triển khai các máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52, ba loại máy bay ném bom chiến lược của không quân, bên cạnh các máy bay quân sự khác bay qua vùng biển tranh chấp gần Trung Quốc. Ông Song Zhongping, một nhà bình luận về các vấn đề quân sự, có văn phòng ở Hong Kong, được South China Morning Post dẫn lời nói rằng các chuyến bay thường xuyên của B-1 và B-52 không chỉ nhằm thể hiện sự hiện diện của quân đội Mỹ mà còn là những cuộc thao dượt hướng tới những trận chiến tiềm tàng trong tương lai. “B-1, đang dần thay thế B-52, cần phải bay quanh vùng biển để biết rõ các điều kiện chiến trường”, ông nói. “Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng lún sâu vào một cuộc cạnh tranh toàn diện và tình hình còn xấu hơn thời Chiến tranh Lạnh Xô-Mỹ. Không thể loại trừ rủi ro xung đột quân sự ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan. Và các nguy cơ vẫn đang tăng lên”, ông Song nói. Khả năng cuộc chiến Biển Đông định hình lại châu Á “Một cuộc chiến có thể nổ ra bất kỳ lúc nào ở Biển Đông có thể định hình lại châu Á nói riêng và thế giới nói chung, trong bối cảnh cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều đang chuẩn bị cho kịch bản này. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông là phi pháp, nhưng các quan chức theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Bắc Kinh vẫn không ngừng khuyến khích các lực lượng của mình tấn công tàu hải quân Mỹ hoạt động hợp pháp tại vùng biển này. Có vẻ như Trung Quốc đang kích động chiến tranh – một cuộc chiến mà rất có thể sẽ khiến nước này phải gánh chịu hậu quả. Thế nhưng, cuộc chiến đó sẽ không chỉ giới hạn ở vùng biển này mà cuối cùng có thể kết thúc bằng sự thay đổi chính trị ở Bắc Kinh.” Đó là nhận định của Giáo sư Kerry K. Gershaneck là học giả tham cứu tại Viện nghiên cứu Đông Á (Đại học Chính trị Quốc gia, Đài Loan), cựu sĩ quan Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và nghiên cứu viên cao cấp tại Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS. Một sĩ quan của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) gần đây đã hô hào tàu hải quân PLA đâm chìm các tàu hải quân Mỹ đang thực thi các hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông. Một sĩ quan khác thì kêu gọi đánh chìm hai tàu sân bay của Mỹ và tiêu diệt 10.000 lính thủy Mỹ để buộc nước này phải rời khỏi vùng biển tranh chấp này. Tại một hội thảo ở Bắc Kinh do tờ Thời báo Hoàn Cầu tài trợ ngày 8/12/2018, Đại tá Không quân PLA Đới Húc, Viện trưởng Viện nghiên cứu an ninh và hợp tác hàng hải Trung Quốc, tuyên bố: “Nếu tàu Mỹ còn tiếp tục xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc, đề nghị điều hai tàu chiến: một để ngăn chặn và một để đâm chìm”. Một sĩ quan cấp cao của Hải quân PLA sau đó đã kêu gọi đánh chìm hai tàu sân bay của Hải quân Mỹ để dọa cho Mỹ phải sợ mà rời khỏi Biển Đông. Trong một bài phát biểu ngày 20/12/2018, Chuẩn đô đốc La Viện, Phó viện trưởng Viện khoa học quân sự Trung Quốc, khẳng định yếu tố then chốt để Trung Quốc kiểm soát tình hình tại Biển Đông là sử dụng tên lửa hành trình đánh chìm hai tàu sân bay, tiêu diệt càng nhiều lính thủy Mỹ càng tốt. Trong lời hô hào tiêu diệt 10.000 lính Mỹ, ông tuyên bố: “Điều khiến Mỹ lo sợ nhất là bị thương vong. Chúng ta sẽ thấy Mỹ sợ hãi như thế nào”. Có thể có những ý kiến bao biện rằng thái độ hiếu chiến như vậy của các sĩ quan PLA cấp cao không phản ánh chủ trương chính thức của Trung Quốc hoặc đơn giản đây chỉ là một cuộc chiến tranh thông tin, nhưng những lời biện hộ như vậy là không thỏa đáng. Không một ai trong số các sĩ quan cấp cao nói trên bị Trung Quốc công khai chỉ trích vì kích động chiến tranh, và Hải quân Trung Quốc vẫn có những hành động ngày càng nguy hiểm trên Biển Đông. Năm 2020: Những dấu hiệu, cảnh báo và chiến tranh từ Trung quốc ngày càng gia tăng. Trung Quốc đã để lộ các báo cáo cho rằng Tập Cận Bình ra lệnh cho PLA dùng vũ lực để giành lại Đài Loan vào năm 2020. Bước sang năm 2020, Tập Cận Bình đã để mắt tới Biển Đông và coi đó là mục tiêu cũng có thể đạt được trong năm nay. Hai mục tiêu đan xen mật thiết với nhau. Trong đó, Biển Đông là mục tiêu cần đạt trước. Ngày 26/1, Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông và thành lập một lực lượng đặc nhiệm gồm 1 tàu sân bay, 15 tàu chiến mặt nước và 10 tàu ngầm từ đảo Hải Nam tiến về phía Nam. Đồng thời, Không quân PLA đã triển khai máy bay chiến đấu tới đảo Hải Nam và các căn cứ dọc bờ biển Đông Nam của Trung Quốc, bao gồm các phi đội Su-27 Flankers và FB-7 Flounders có khả năng thực hiện các cuộc tấn công trên biển. Lực lượng tên lửa của PLA được bố trí ở Đông Nam Trung Quốc, đối diện với Đài Loan, cũng được đặt trong tình trạng báo động cao và được bổ sung nhiều trung đoàn với các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Trên phạm vi toàn cầu, Bắc Kinh đã dàn dựng các cuộc biểu tình hòa bình quy mô lớn thông qua các tổ chức thuộc Mặt trận thống nhất của họ tại những thành phố lớn. Đồng thời, nước này cũng tăng cường các cuộc tấn công mạng và bắt đầu các hoạt động phá hoại tại những nước thù địch nhằm làm gián đoạn các hoạt động quân sự và tiến trình ra quyết định cấp quốc gia. Chiến tranh lạnh Mỹ Trung đã định hình, cán cân quyền lực thế giới thời hậu Covid-19 đang xoay chuyển và những ngòi nổ dường như đã phát đi những tia lửa từ Biển Đông chứ không phải từ nơi nào khác. Hoàng Trung Thoibao.de (Tổng hợp)    
......

Nội dung cuộc họp trực tuyến giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel với 5 tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới ngày 20-5-2020

(Nguyễn Đức Thắng tổng hợp và dịch) Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức, bà Angela Merkel - đã họp hội nghị trực tuyến với các vị đứng đầu của 5 tổ chức kinh tế quốc tế hàng đầu thế giới, cụ thể là Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IWF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Đây là cuộc họp lần thứ 12 giữa bà Thủ tướng Đức với 5 tổ chức này. Ngay sau khi hội nghị trực tuyến kết thúc, bà Merkel đã tổ chức họp báo để công bố những nội dung quan trọng nhất của hội nghị này. Mở đầu cuộc họp báo, bà Thủ tướng Đức đã khẳng định: trong cuộc họp này chúng tôi chủ yếu đã trao đổi về chủ đề đại dịch corona vì đây là một đề tài nóng hổi mà tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm. Bà Merkel cũng khẳng định: giờ đây chúng ta đã bước vào một giai đoạn suy thoái toàn cầu và tất cả các nước trên thế giới đều mong muốn sẽ sớm vượt qua được giai đoạn khủng hoảng này và nền kinh tế thế giới sẽ được phục hồi trở lại. Vấn đề đặt ra giờ đây là cần phải có sự hành động chung, hành động một cách thống nhất. Bà cũng nhấn mạnh rằng chúng ta đã có chủ nghĩa đa phương từ trước khi đại dịch corona bùng phát, trước đó chúng ta đã phải đương đầu với những thách thức và giờ đây những thách thức đó không hề giảm đi. Bà Merkel đã nêu ra 4 nội dung của hội nghị trực tuyến giữa bà với các vị đại diện lãnh đạo của năm tổ chức kinh tế quốc tế. 1. Đại dịch này chỉ kết thúc khi chúng ta có được thuốc tiêm phòng hoặc thuốc điều trị. Một khi chưa có các loại thuốc đó thì chúng ta vẫn phải chung sống với virus corona. Điều quan trọng là chúng ta cần phải sớm sản xuất được những loại thuốc đó và coi những loại thuốc đó là tài sản chung của nhân loại, tạo điều kiện cho tất cả những người dân trên thế giới có thể sử dụng những loại thuốc đó. Về phía Đức, ngay từ đầu tháng 5 chúng tôi đã khẳng định mạnh mẽ quan điểm này. 2. Nếu chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn hoặc bị phá vỡ thì đó sẽ là một tổn hại vô cùng to lớn. Chính vì vậy hệ thống thương mại toàn cầu có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chúng ta không thể tái quốc gia hóa tất cả những chuỗi cung ứng vì nếu làm như vậy thì chúng ta sẽ phải trả một giá rất đắt. Chúng ta cần phải quan tâm tới vấn đề bảo hộ mậu dịch. Bà Merkel cho biết, Ông Roberto Azevêdo, Tổng thư ký Tổ chức Thương mại Thế giới đã phát biểu rằng, trong thời gian vừa qua đã có nhiều biểu hiện hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng của một số nước, trong đó có lương thực và thực phẩm. Đây thực sự là một mối lo ngại. Nếu không đảm bảo được việc cung ứng lương thực, thực phẩm thì từ nạn thất nghiệp có thể rất nhanh chóng dẫn đến sự nghèo khổ và dẫn đến nạn đói. Chính vì vậy vấn đề đảm bảo cung cấp lương thực cho nhân loại trong thời gian tới là một vấn đề trọng yếu. 3. Vấn đề tiếp theo mà bà Thủ tướng Merkel đã bàn thảo với 5 vị lãnh đạo của các tổ chức quốc tế là vấn đề tìm ra những khả năng để nhanh chóng phục hồi nên kinh tế thế giới. Cho tới nay 9.000 tỉ đô la đã được giải ngân trên toàn thế giới để phục vụ cho các gói hỗ trợ và cho các khoản vay tín dụng. Riêng Liên minh Châu Âu đã cung cấp một khoản tài chính gồm 2.000 tỉ đô la để phục vụ cho mục đích này. Quá trình dần dần phục hồi nên kinh tế cần phải đi đôi với những chương trình phát triển kinh tế, trong đó cần có những biện pháp ví dụ như giảm thuế, giữ được việc làm. Ông Tổng Thư ký Tổ chức Lao động Thế giới cũng đã khẳng định rằng cần phải có những biện pháp để giảm tỉ lệ thất nghiệp ở các nước đang phát triển. 4. Bà Merkel nhấn mạnh, 9.000 tỉ đô la hỗ trợ và tín dụng trên toàn thế giới cần phải được phân bổ một cách hợp lý, đặc biệt là cho những nước đang phát triển, nghĩa là những nước yếu kém hơn cần phải có được sự quan tâm nhiều hơn. Cũng chính vì những lý do đó cho nên trong thời gian tới Cộng hòa Liên bang Đức sẽ không cắt giảm viện trợ phát triển cho các nước đang phát triển mà chỉ cải cách việc phân bổ sao cho hợp lý hơn. Đối với châu Phi, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cũng khẳng định rằng việc giải ngân các khoản viện trợ cho các nước nghèo ở châu Phi là một việc làm cần thiết, đương nhiên chúng ta cũng mong muốn rằng chính quyền ở các nước này cần phải có những chính sách minh bạch. Đó cũng là mong muốn của phía Đức./.  
......

Bỉ quyết ra tay chống gián điệp Trung Quốc

Toàn cảnh khu công viên công nghệ cao ở Louvain-la-Neuve (Bỉ), nơi đặt trụ sở Trung tâm công nghệ Bỉ-Trung Quốc được Tập Cận Bình khánh thành năm 2014. © Wikipedia Thụy My Le Mondengày 18/05/2020 cho biết, nước Bỉ đang quyết liệt chống lại gián điệp Trung Quốc. Từ một năm qua, chính quyền Bỉ liên tục có các biện pháp đối phó với các hoạt động thù địch của Bắc Kinh trên lãnh thổ nước mình.   Sau khi cấm cư trú đối với Tống Tân Ninh (Song Xinning), giám đốc Viện Khổng Tử đặt tại trường đại học tiếng Hà Lan ở Bruxelles (VUB) năm 2019, Bỉ vừa có quyết định tương tự với một quan chức phụ trách văn hóa của Trung Quốc tại Bruxelles. Ngoài ra, Ủy ban kiểm soát tình báo an ninh, được mệnh danh là « Ủy ban R », còn mở điều tra về nghi vấn Trung Quốc xâm nhập cả vào cơ quan tình báo Bỉ. Vụ Viện Khổng Tử đã đánh dấu một bước ngoặt về mặt các tuyên bố công khai của Bỉ. Nước này vốn rất dè dặt khi phản ứng trước một chủ đề nhạy cảm như gián điệp Trung Quốc trên đất nước mình. Cơ quan an ninh Bỉ từ năm 2016 đã bày tỏ quan ngại trước sự xuất hiện của viện này, khi hoạt động của Viện Khổng Tử không chỉ giới hạn trong lãnh vực văn hóa mà cả chính trị. Viện Khổng Tử trực thuộc Bộ Văn hóa Trung Quốc, và tình báo Bỉ nghi ngờ ông Tống Tân Ninh che giấu các hoạt động khác, phía sau tư cách giáo sư. Hợp đồng tư vấn Cuộc điều tra cho thấy giám đốc Viện Khổng Tử tiếp xúc với hai thành viên đại sứ quán Trung Quốc ở Bruxelles, báo cáo công việc tuyển mộ các nhân vật có thể gây ảnh hưởng thân Bắc Kinh. Những cái loa mang tuyên bố của Bắc Kinh đến rao giảng ở châu Âu đa số là từ cộng đồng người Hoa sống tại Bỉ. Nhưng người ta còn nhận ra sự hiện diện của những người châu Âu, là sinh viên hoặc giảng viên, được Trung Quốc mời sang tham quan văn hóa. Khi trở về Bỉ, họ nhận được số tiền hoàn trả vượt xa chi phí chuyến đi, rồi sau đó là những món quà đắt tiền, và dần dần trở nên bị chi phối. Những hợp đồng tư vấn cũng được ký kết với các giảng viên và chuyên gia với các điều kiện hào phóng, khiến họ trở nên phụ thuộc. Ông Jonathan Holslag, giáo sư chính trị quốc tế ở trường đại học VUB, nhớ lại một người « rất lịch sự và có văn hóa, đôi khi phát biểu chỉ trích chế độ Trung Quốc, có lẽ là để trấn an người đối thoại và âm thầm tiến lên… ». Đối với vị giáo sư chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, « vấn đề nằm ở chỗ phản gián Bỉ còn yếu trong khi nguy cơ liên quan đến toàn châu Âu ; chúng ta chỉ có thể thắng được khi cùng nỗ lực. Trung Quốc tập trung vào các chủ đề kinh tế: công nghệ 5G, vấn đề kết nối, cơ sở hạ tầng, giao thông, ‘con đường tơ lụa’… ». Cơ quan di trú Bỉ hôm 30/07 đã báo cho Tống Tân Ninh việc ông bị từ chối gia hạn giấy phép cư trú có thời hạn 8 năm. Biện pháp này có giá trị tại tất cả các nước thuộc không gian Schengen. Tống Tân Ninh chối cãi việc làm gián điệp. Trả lời báo chí Hoa lục, ông ta khẳng định rằng quyết định trên đây có liên quan đến việc hồi tháng 4/2019 ông đã từ chối lời mời của một nhà ngoại giao Mỹ làm gián điệp chống lại Trung Quốc, và bị đe dọa sẽ trả đũa. Được Le Monde chất vấn, đại sứ quán Trung Quốc ở Bruxelles cũng bác bỏ cáo buộc gián điệp. Tòa đại sứ cho rằng « cựu giám đốc Viện Khổng Tử của VUB, ông Tống Tân Ninh, đã kiện cơ quan di trú Bỉ ra trước tòa án vì đã cấm ông di chuyển trong khu vực Schengen ». Giả dạng nhà báo Giờ đây những nghi ngờ còn liên quan đến các cơ sở công và tư, các trường đại học và cơ quan tư vấn có liên quan đến Trung Quốc. Chẳng hạn Collège d’Europe ở Bruges, được tình báo Bỉ coi là « gót chân Achille và là ngõ vào của ảnh hưởng Trung Quốc tại châu Âu ». Quan hệ của các chính khách Bỉ cũng được quan sát kỹ. Cuối năm 2018, nhà lãnh đạo cực hữu Filip Dewinter đã trở thành « cố vấn » cho một công ty Trung Quốc tại Anvers, do Thiệu Thường Thuần (Shao Changchun), một người chuyên tổ chức các sự kiện văn hóa làm giám đốc. Chi phí xăng dầu, ăn uống, khách sạn và đi nước ngoài đều được công ty chi trả. Đổi lại, ông ta thường gặp gỡ giám đốc cảnh sát liên bang Bỉ, theo yêu cầu của Trung Quốc. Cựu bộ trưởng Nội vụ Jan Jambon cũng có mặt trong một bức hình chụp năm 2014 với Thiệu Thường Thuần. Đối với cơ quan an ninh Bỉ, những khuôn mặt tình báo Trung Quốc rất đa dạng: các điệp viên dưới vỏ bọc nhà ngoại giao, nhiều nhà báo giả hiệu đăng ký hoạt động tại Bruxelles, sinh viên Trung Quốc thực chất làm việc cho chính quyền Bắc Kinh, các chương trình hợp tác đại học đáng ngờ, và việc thành lập những công ty khởi nghiệp nhằm xâm nhập mạng lưới kinh tế. Một người có trách nhiệm của cơ quan tình báo Bỉ cho biết: « Các doanh nhân hay nhà ngoại giao Trung Quốc thường có những thái độ khả nghi: ngay khi vừa đến nơi là họ thay đổi phòng ở, thậm chí cả khách sạn ; sửa đổi thời điểm chuyến đi, và liên tục thay đổi hành trình ».  Quá bức xúc, cơ quan an ninh Bỉ năm 2019 đã tuyên bố: « Tình báo Trung Quốc cố gắng gây ảnh hưởng lên quan hệ song phương với Bỉ để các nhà lãnh đạo phải thuận theo tham vọng của Bắc Kinh. Do một lượng lớn chính khách và viên chức Bỉ sang làm việc cho các định chế quốc tế, cơ quan tình báo Trung Quốc rất quan tâm đến cá nhân của những người này, vào giai đoạn họ mới khởi đầu sự nghiệp, nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ ».  Nhân cuộc tranh cãi về việc thiết trí mạng lưới 5G của tập đoàn Hoa Vi (Huawei) ở Bỉ và châu Âu, ông Jaak Raes, người đứng đầu cơ quan an ninh quốc gia hôm 30/01 đã làm đậm thêm vấn đề trước Quốc Hội liên bang. Theo ông:« Gián điệp công nghệ thông qua việc lạm dụng cơ sở hạ tầng 5G mang lại những khả năng chưa từng có (…). Đó là vấn đề bảo vệ dữ liệu của chính quyền và bí mật kinh doanh, cuộc sống riêng tư cũng như các cơ sở hạ tầng thiết yếu ». New Tech Center ở Louvain-la-Neuve (Bỉ) Gián điệp sinh học Trung Quốc  Một lãnh vực khác cũng gây nhiều lo ngại là « gián điệp sinh học ». Trang web EUobserver hôm 06/05 tiết lộ báo cáo của tình báo Bỉ về các hoạt động của Trung Quốc liên quan đến các chuyên gia về vaccin và nhân tố sinh học, dược phẩm, công nghệ cao. Các thông tin trong tài liệu này chủ yếu về thời kỳ 2010-2016, nhưng những công dân Trung Quốc liên can tình nghi là gián điệp vẫn đang hiện diện trên lãnh thổ Bỉ. Tình báo Trung Quốc hoạt động trong khuôn khổ một chương trình bí mật của Bắc Kinh về vũ khí sinh học, vừa mang tính chất “thủ” (ngăn dịch) vừa “công” (sản xuất vũ khí sinh học). Một công ước quốc tế cấm vũ khí sinh học có hiệu lực từ năm 1975 và được 180 quốc gia phê chuẩn, nhưng hiệu quả rất hạn chế vì Mỹ phản đối và không có cơ chế kiểm tra. Các nhà khoa học tại Bỉ nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh. Một trong số đó, ông Jean-Luc Gala, cựu quân nhân và là chuyên gia về virus Ebola, phụ trách Trung tâm công nghệ phân tử ứng dụng (CTMA) chuyên nghiên cứu về các nhân tố sinh học nguy hiểm và phương tiện trị liệu. Hai công ty Trung Quốc được cho là khả nghi đã đặt trụ sở gần văn phòng ông Gala ở trường đại học Công giáo Louvain (UCL). Giám đốc của một trong hai công ty này có quan hệ với bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc. Louvain-la-Neuve cũng là nơi được chọn để đặt Trung tâm Công nghệ Bỉ-Trung (CBTC), với khoảng 20 công ty chuyên về khoa học đời sống và trí tuệ nhân tạo. Về lâu về dài, khoảng 800 chuyên gia Trung Quốc đến làm việc tại đây. Theo tình báo Bỉ, CBTC được Tập Cận Bình khánh thành năm 2014, là « nguy cơ gián điệp kinh tế gây thiệt hại cho các trường đại học và nhiều công ty công nghệ cao ». Các nguồn tin lưu ý là CBTC còn nằm gần một nhà máy của GlaxoSmithKline (GSK) Biological, trong đó có trung tâm nghiên cứu vaccin của tập đoàn đa quốc gia Anh. GSK vừa thỏa thuận với Sanofi để tìm kiếm vaccin chống virus corona chủng mới. Đã từng nhiều lần là mục tiêu gián điệp của Trung Quốc tại Thụy Sĩ và Hoa Kỳ, tập đoàn khẳng định đã có những biện pháp bảo vệ thích hợp. Một nhà khoa học Bỉ khác được Trung Quốc đặc biệt quan tâm là Martin Zizi, - chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lãnh vực vũ khí sinh học, cựu giáo sư VUB - hiện đang lãnh đạo một công ty ở California. Một trong những nữ sinh viên cũ của ông, được cho là gián điệp Trung Quốc, cố gắng lôi kéo, nhưng ông Zizi luôn tỏ ra cảnh giác, ý thức rằng công việc của ông thu hút sự chú ý của nhiều nước. Tất nhiên là phái đoàn Trung Quốc bên cạnh Liên hiệp Châu Âu ở Bruxelles chối bỏ tất cả những hoạt động bất hợp pháp. Theo tờ La Libre Belgique, cơ quan an ninh Bỉ bối rối vì các báo cáo được tiết lộ do một cựu nhân viên tình báo đã từ chức năm 2018 soạn thảo - người này bất mãn vì cấp trên im lặng trước các hồ sơ rất nhạy cảm. Tuy nhiên lãnh đạo tình báo Bỉ khẳng định vẫn thường xuyên lưu ý chính quyền về nguy cơ gián điệp kinh tế từ Bắc Kinh. Dù sao thì vụ này cũng khiến Ủy ban Châu Âu rất lưu tâm, sắp tới sẽ công bố những đường hướng chỉ đạo cho các trường đại học để tự vệ trước sự xâm nhập của Trung Quốc. Thụy My thuymyrfi.blogspot.com/2020/05/bi-quyet-ra-tay-chong-gian-iep-trung.html  
......

Thông Điệp cứng rắn của bà Thái Anh Văn, gủi cho Trung cộng trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2

Amy Truc Tran| “Không chấp nhận một quốc gia, hai chế độ” là thông điệp mà Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn gửi cho nhà cầm quyền Trung cộng sau khi chính thức bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2 của bà tại văn phòng Tổng Thống, 20.05.2020. “Ở đây, tôi muốn nhắc lại những từ ‘hòa bình, bình đẳng, dân chủ và đối thoại.’ Chúng tôi sẽ không chấp nhận chính quyền Bắc Kinh sử dụng mô hình ‘một quốc gia, hai chế độ’ để hạ cấp Đài Loan và làm suy yếu hiện trạng xuyên eo biển. Chúng tôi sẽ giữ vững theo nguyên tắc này,” bà Thái nói trong bài phát biểu. Đây là những hình ảnh của bà Thái Anh Văn trong lễ nhậm chức 20/05/2020: Chính thái độ cứng rắn với Trung cộng đã giúp bà Thái tái đắc cử Tổng thống Đài Loan đầu năm nay với tỷ lệ ủng hộ cao kỷ lục. Sau khi thắng cử hôm 11/1, bà Thái Anh Văn đã thẳng thắn tuyên bố “Đài Loan đã độc lập” khi trả lời phỏng vấn đài BBC của Anh. “Chúng tôi đã là một quốc gia độc lập. Chúng tôi tự gọi mình là Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Chúng tôi có chính phủ, có quân đội và có bầu cử,” bà Thái nhấn mạnh. Bà cũng lên tiếng cảnh cáo Bắc Kinh không nên hành động khinh suất, nếu sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan, chắc chắn sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Thật khâm phục và ngưỡng mộ bà, vị Tổng Thống dân cử tuyệt vời **** KHÔNG CÒN LỜI NÀO KHEN CHO XỨNG ĐÁNG VỚI NHÀ LÃNH ĐẠO KIỆT XUẤT, TỔNG THỐNG QUỐC GIA ĐÀI LOAN, BÀ THÁI ANH VĂN!  Nguyễn Đình Trọng Tại buổi nhậm chức nhiệm kỳ 2 sáng nay ngày 20/5/2020. Bà Thái Anh Văn phát biểu: Tôi muốn lặp lại các từ ‘hòa bình, bình đẳng, dân chủ và đối thoại’. Chúng ta sẽ không chấp nhận việc chính quyền Bắc Kinh sử dụng ‘Một quốc gia, hai chế độ’ để hạ thấp Đài Loan và phá hoại hiện trạng ở eo biển Đài Loan. Chúng ta sẽ kiên quyết với nguyên tắc này" (tuoitre.vn). Bao nhiêu bài mình từng viết mình khen bà thống thống quốc gia Đài Loan, bà Thái Anh Văn vẫn chưa đủ nói hết về Bà. Thật sự mà nói, không có lời nào để khen phù hợp với cái mà Bà đã làm cho dân Đài Loan. Nhân dân Đài Loan quả là phước đức thật lớn mới có một người lãnh đạo như Bà. Một nhà lãnh đạo đặt trọn lợi ích vì dân, vì nước, vì dân tộc lên trên tất cả. Bà hết lòng vì đất nước, gạt bỏ mọi lợi ích cá nhân để phục vụ nhân dân. Bà mạnh mẽ và cứng rắn trước cái ác để bảo vệ tự do và độc lập cho con dân mình, phụng sự tổ quốc đúng nghĩa. Lãnh đạo kiệt xuất là đây chứ không phải những kẻ nổi danh bằng tuyên truyền hay marketing ầm ầm ở các phương tiện chỉ đạo đâu. Ngược lại, những kẻ lãnh đạo ở các quốc gia khác, có được quyền lực từ mua bán với năng lực kém, đặt lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm lên trên lợi ích dân tộc, rồi tham ô tham nhũng của dân tràn lan thì đó chỉ là phường ruồi nhặng chứ lãnh đạo gì kiểu đó mà tôn vinh. TỔNG THỐNG QUỐC GIA ĐÀI LOAN, BÀ THÁI ANH VĂN: LÃNH ĐẠO CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN VÀ CHÍNH DÂN BẦU TUYỆT LÀM SAO!      
......

Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc vì đàn áp dân Duy Ngô Nhĩ

RFI| Theo Reuters, hôm qua 14/05/2020, Thượng Viện Mỹ đã thông qua dự luật yêu cầu chính quyền của tổng thống Donald Trump trừng phạt Trung Quốc vì các cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Động thái này làm gia tăng áp lực của Washington đối với Bắc Kinh giữa lúc quan hệ hai bên đang căng thẳng, đặc biệt xung quanh vấn đề dịch virus corona. Dự luật chung của hai đảng tại Thượng Viện do thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio đệ trình, kêu gọi chính quyền Mỹ trừng phạt những quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm trong việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, sắc dân thiểu số theo Hồi Giáo tại Trung Quốc. Văn kiện nêu rõ: Các ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc là những người chịu trách nhiệm chính về các vụ “vi phạm nhân quyền trắng trợn” của người Duy Ngô Nhĩ. Dự luật cũng nêu đích danh một số quan chức tỉnh Tân Cương liên quan đến các vụ trấn áp sắc dân thiểu số này. Dự luật đã được nhất trí thông qua, sau đó sẽ được chuyển qua Hạ Viện, theo thủ tục, trước khi gửi đến Nhà Trắng để tổng thống Trump phê chuẩn hay phủ quyết. Động thái của Thượng Viện Mỹ diễn ra trong lúc quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang ngày càng căng thẳng trên nhiều phương diện, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến đại dịch Covid-19. Washington những ngày qua đã liên tục quy trách nhiệm cho Bắc Kinh để đại dịch lây lan khắp thế giới vì đã thiếu minh bạch về tình hình dịch. Trung Quốc một mực phủ nhận cáo buộc theo đó họ đã xử lý kém khủng hoảng virus corona, đồng thời coi vấn đề nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ là chuyện nội bộ. Theo Liên Hiệp Quốc, có khoảng hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các trại tập trung trong vùng Tân Cương Trung Quốc những năm qua. Hiện đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa có bình luận gì về dự luật vừa được Thượng Viện Mỹ thông qua. Nguồn: RFI Corona: Trách nhiệm của Trung Quốc và vấn đề toàn cầu hóa Sau 70 năm, Trung Quốc đã trở thành một quái vật!  
......

Gián điệp Trung Quốc trong đại học Mỹ

Giáo Sư Simon Ang của đại học University of Arkansas, người bị tình nghi làm gián điệp cho Trung Quốc. (Hình: researchfrontiers.uark.edu) Hiếu Chân/Người Việt Trong cuộc chiến giành vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, Trung Quốc không từ thủ đoạn nào từ ăn cắp, dọa dẫm đến mua chuộc. Càng ngày càng có nhiều giáo sư, chuyên gia của các trường đại học Mỹ rơi vào chiếc bẫy này. Hôm Thứ Hai, 11 Tháng Năm, Bộ Tư Pháp Mỹ buộc tội một giáo sư của đại học University of Arkansas tội lừa đảo vì đã nhận tiền tài trợ của chính phủ Trung Quốc mà không khai báo theo quy định. Ông Simon Ang, 63 tuổi, bị bắt hôm Thứ Sáu tuần trước và ra tòa hôm Thứ Hai. Ông là giám đốc Trung Tâm Điện Tử Mật Độ Cao của đại học University of Arkansas – một cơ sở được thành lập bằng ngân quỹ của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, chuyên nghiên cứu công nghệ sử dụng trên Trạm Không Gian Quốc Tế (ISS).     Theo cáo trạng của tòa, ông Ang làm việc và nhận tài trợ của chương trình Ngàn Tài Năng của Trung Quốc – một chính sách tung tiền cho các nhà khoa học nước ngoài để lôi kéo họ làm việc cho Bắc Kinh. Ông Ang giữ bí mật việc nhận tiền và cảnh báo một đồng sự không được tiết lộ việc ông cộng tác với Trung Quốc để ông có thể tiếp tục được nhận tài trợ từ các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ, kể cả Cơ Quan Hàng Không và Không Gian Hoa Kỳ (NASA), mà theo luật ông không được “bắt cá hai tay” như vậy. Cáo trạng cho biết ông Ang nhận được hơn $5 triệu tài trợ của chính phủ Mỹ trong vòng bảy năm nhưng không báo cáo việc ông làm cho các công ty và đại học Trung Quốc trong lĩnh vực điện tử, vi phạm quy định của pháp luật. Một giáo sư khác, Bác Sĩ Xiao Jiang Li (Lý Tiểu Giang), cựu giáo sư đại học Emory University ở Atlanta, Georgia, hôm Thứ Sáu tuần trước nhận tội man khai thuế, giấu khoản tiền nửa triệu đô la mà ông được chương trình Ngàn Tài Năng tài trợ. Ông Lý bị kết án một năm tù treo và phải đóng $35,089 tiền thuế. Công tố viện cho biết, ông Lý, 63 tuổi, tham gia chương trình Ngàn Tài Năng năm 2011 trong lúc đang giảng dạy tại đại học Emory University, đang nghiên cứu bệnh Huntington – một chứng bại não do di truyền, theo tài trợ của Viện Y Tế Quốc Gia Mỹ (NIH). Tại chương trình Ngàn Tài Năng, ông Lý làm việc cho Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc và Đại Học Tế Nam, cũng thực hiện đề tài nghiên cứu tương tự, được lãnh ít nhất $500,000 mà không kê khai với Sở Thuế IRS. NIH biết được việc ông này để hoạt động cộng tác với nước ngoài ra ngoài hồ sơ xin tài trợ của viện, nên bắt đầu điều tra và dẫn tới phiên tòa buộc tội. Hồi đầu năm nay, Bộ Tư Pháp buộc tội Giáo Sư Charles M. Lieber, chủ nhiệm khoa hóa học đại học Harvard University, tội man khai về mối quan hệ tài chánh với chính phủ Trung Quốc, giấu diếm việc tham gia vào chương trình Ngàn Tài Năng và cộng tác với Đại Học Công Nghệ Vũ Hán. Trong thời gian này, Bộ Giáo Dục cũng thực hiện điều tra hai trường đại học Harvard University và Yale Univeristy về việc không khai báo số tiền tài trợ $375 triệu của chính phủ Trung Quốc, Nga, Iran và các nước thù địch khác. Năm ngoái, FBI bắt giữ một nhà nghiên cứu Trung Quốc tên là Zaosong Zheng (Trịnh Tại Tùng). Ông này đến Mỹ theo bảo lãnh của đại học Harvard, University, nhưng bị bắt vì đánh cắp các tế bào ung thư đang nghiên cứu ở Mỹ mang về Trung Quốc. Những trường hợp kể trên cho thấy, Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng trong giới đại học và nghiên cứu để thu thập những thành quả khoa học mới, “đi tắt đón đầu,” mà không cần đầu tư nghiên cứu. Trong cuộc đối đầu đa diện với Trung Quốc, chính quyền Donald Trump đang nỗ lực tìm cách loại bỏ các “chân rết” như vậy của Bắc Kinh cài cắm trong mọi lĩnh vực đời sống Mỹ, từ kinh tế, truyền thông đến nghiên cứu, giáo dục. Xưa nay, nhiều người Mỹ vẫn nghĩ rằng, giáo dục đại học là một cõi riêng, “tự trị,” không liên quan tới kinh doanh hoặc quốc phòng. Nhưng những vụ điều tra của Bộ Tư Pháp cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác. Trung Quốc đã bí mật tuyển mộ các giáo sư – những người có quyền tiếp cận trực tiếp các thông tin khoa học, các thành quả nghiên cứu mới nhất có được từ nguồn tài trợ của chính phủ Mỹ và sẽ biến thành tài sản trí tuệ khi được đưa vào sản xuất, thương mại hoặc công nghiệp quốc phòng, làm việc cho họ. Đáng chú ý là Trung Quốc nhắm tới các nhà khoa học đã được “kiểm tra lý lịch” (security clearance), tức là được tin cậy, có quyền tiếp cận các thông tin khoa học thuộc loại bí mật quốc gia, lôi kéo họ làm việc với mình. Các giáo sư, nhà nghiên cứu gốc Trung Hoa được đặc biệt chú ý, nếu từ chối làm gián điệp thì thân nhân, gia đình họ ở Trung Quốc có thể gặp nguy hiểm. Song song với các thủ đoạn thông thường như xâm nhập mạng để ăn cắp dữ liệu (cybertheft), đầu tư mở các Viện Khổng Tử trong các đại học nước ngoài, lợi dụng các chương trình hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu Mỹ-Trung, Bắc Kinh ngày càng sử dụng thủ đoạn mua chuộc, biến các nhà khoa học thành “điệp viên” trong guồng máy tình báo, thu thập thông tin cho họ. Thời gian gần đây, dịch cúm Vũ Hán hoành hành khắp thế giới, thúc đẩy một cuộc đua nước rút trong giới khoa học để nghiên cứu và bào chế vaccine trị bệnh. Để vượt lên dẫn đầu cuộc đua, Trung Quốc “sử dụng những tin tặc tài giỏi nhất, những điệp viên dày dạn nhất vào việc đánh cắp thành quả nghiên cứu của Mỹ,” FBI và Bộ Nội An cảnh báo. Trung Quốc “đang tìm những tài sản trí tuệ và dữ liệu y tế công cộng có giá trị liên quan tới vaccine, điều trị và xét nghiệm coronavirus thông qua các phương tiện bất hợp pháp,” thông báo của FBI cho biết. Để ứng phó, FBI và Bộ Nội An gần đây rà soát các trường đại học và viện nghiên cứu, truy tìm những nhà khoa học thực tế là người cộng tác thu thập thông tin cho Trung Quốc. Tuy nhiên, nỗ lực này đang vấp phải sự phản đối của giới lãnh đạo đại học và các hội sinh viên. Nhiều người cho rằng biện pháp của các cơ quan an ninh Mỹ là hoang tưởng và so sánh nó với thời kỳ Nỗi Kinh Hoàng Đỏ (Red Scare) mở đầu thời Chiến Tranh Lạnh trong thập niên 1950. Vài người lên án chính phủ vi phạm tự do học thuật, hạn chế sự hợp tác giữa các nhà khoa học quốc tế để cùng tìm ra những điều tốt cho nhân loại. Tuy nhiên, bài học lịch sử cho thấy, với một đối thủ thâm độc và tráo trở như Trung Quốc, đề cao cảnh giác không bao giờ là thừa. Lãnh đạo Trung Quốc thuộc nằm lòng câu nói của đại gian hùng Tào Tháo trong Tam Quốc Chí: “Thà mình phụ người ta chứ đừng để người ta phụ mình.” Đừng để đến lúc bị Trung Quốc “phụ” rồi mới rút kinh nghiệm và lo ứng phó thì e rằng đã muộn! (đ.d.)  
......

Đài Loan truy tố 7 người nghi nhận tiền của Trung Quốc để mua phiếu cho Quốc Dân Đảng

Ứng cử viên Hàn Quốc Du phát biểu thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 11/1/2020. Ảnh: Reuters. Các công tố viên Đài Bắc mới đây đã truy tố bảy người nghi dùng tiền của Trung Quốc để mua phiếu cho ứng cử viên tổng thống Hàn Quốc Du (Han Kuo-yu) cũng như các ứng cử viên khác của Quốc Dân Đảng trong kỳ bầu cử tháng Một vừa qua, theo Taipei Times. Bảy người này bị cáo buộc làm việc theo chỉ đạo của Huang Daonian, giám đốc Ban Kinh tế trực thuộc Văn phòng Đài Loan Vụ của thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Nhiệm vụ của họ là huy động người Đài Loan sinh sống ở Trung Quốc ủng hộ Hàn Quốc Du cũng như các ứng cử viên khác của Quốc Dân Đảng. Bảy bị can đều là người Đài Loan đang kinh doanh hoặc điều hành các hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan ở Trung Quốc, hoặc đang điều hành một số tổ chức xã hội ở Đài Loan. Một người khác đang bị truy nã do cáo buộc chuyển tiền cho bảy người kể trên. Theo chỉ đạo của Huang Daonian, các quan chức Hồ Nam và thành phố Trường Sa đã tổ chức tiệc và tài trợ vé máy bay cũng như chỗ ở cho người Đài Loan sinh sống ở Trung Quốc – bao gồm cả doanh nhân và sinh viên – để họ có thể trở về Đài Loan bỏ phiếu ngày 11/1 vừa qua. Một ứng cử viên của Đảng CUPP của Đài Loan cũng nhận được tài trợ từ nguồn này. Các buổi tiệc được tổ chức để cổ động cho Hàn Quốc Du và các ứng cử viên của Quốc Dân Đảng, đồng thời trao tiền mặt (khoảng gần 5 triệu đồng) tiền vé máy bay cho những người Đài Loan tham dự, được hiểu là một hành vi mua phiếu. Quốc Dân Đảng tuyên bố những sự kiện này là sự vụ cá nhân của những người tham dự, nhưng họ phản đối bất kỳ hành vi nào của nước ngoài can thiệp vào bầu cử ở Đài Loan.  
......

Chế độ Cộng sản dối trá của Trung Quốc phải đối mặt với sự phán xét của thế giới về đại dịch

Lord Patten Phạm Đình Bá Dịch (VNTB)|  Chúng ta không thể cho phép những người Cộng sản Trung Quốc phá vỡ các quy tắc hoặc làm biến dạng chúng cho phù hợp với chính họ. Một ngày nào đó chế độ Cộng sản khó chịu và nguy hiểm này sẽ ra đi. Cho đến lúc đó, tất cả những người bạn của tự do sẽ phải cảnh giác. Christopher Francis Patten,  sinh ngày 12 tháng 5 năm 1944) là một chính trị gia người Anh, từng là Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông từ năm 1992 đến 1997. Ông là hiệu trưởng của Đại học Oxford từ năm 2003. Bài này là ý kiến của Patten về đại dịch covid-19. Khi virus corona tàn phá thế giới – giết chết, phá tan vỡ gia đình, phá hủy việc làm và kinh doanh, xé toạc các nền kinh tế, đe dọa tồi tệ hơn một số nước nghèo nhất – chúng ta biết chắc chắn ba điều. Đầu tiên, Covid-19 bắt đầu ở Vũ Hán. Thứ hai, các dấu hiệu ban đầu và sự lây lan của virus đã bị che đậy. Thứ ba, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên tục nói dối về những vấn đề này và khi một số người cố gắng cảnh báo về tầm lây lan của bệnh, các quan chức Cộng sản đã sử dụng các dịch vụ an ninh để bịt miệng họ. Trong khi nhân viên y tế bị bịt miệng, đại dịch bắt đầu lan qua Vũ Hán vào cuối tháng 1 và tháng 2. Hàng triệu người rời khỏi thành phố và tỉnh Hồ Bắc để nghỉ lễ Tết. Họ đã đi du lịch rộng trong phạm vi Trung Quốc và đến các nơi khác trên thế giới. Đó là lý do cơ bản tại sao ngày nay mọi quốc gia đều bị đe dọa bởi căn bệnh này. Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay đã khai thác các mối bận tâm của thế giới với việc chống lại đại dịch để lũng đoạn trên toàn cầu – hù dọa, bắt nạt và tiếp tục việc gian dối và dối trá quanh việc họ che đậy các dấu hiệu lây lan ban đầu. Chúng ta nên rõ ràng về một điểm này. Đây không phải là lỗi của người dân Trung Quốc. Các bác sĩ và y tá dũng cảm của Trung Quốc, giống như của chúng ta, đã mất mạng để chiến đấu với căn bệnh này. Chúng ta phải đặt nguyên nhân khởi đầu đúng nơi nguồn chịu trách nhiệm. Đó là chế độ độc tài Cộng sản Trung Quốc đang ở tư thế lãnh đạo. Đó không phải công dân Trung Quốc bình thường, cũng không phải những người có sắc tộc Trung Quốc đang sống và làm việc ở các nước khác, bao gồm cả công dân Anh từ Hồng Kông sống ở đây. Sẽ là một sự phản bội các giá trị của chúng ta để làm mất mặt những người vô tội, giống như việc một số người ở Trung Quốc lạm dụng và phân biệt đối xử với những người châu Phi học tập và làm việc ở Trung Quốc là sai lầm. Đó là chế độ độc tài Cộng sản Trung Quốc, do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo, người nên bị đổ lỗi cho mọi quốc gia bị đe dọa bởi căn bệnh này. Đài Loan – một cộng đồng Trung Quốc – đã xử lý căn bệnh này rất hiệu quả. Tại sao? Bởi vì đó là một xã hội mở và một nền dân chủ với một nền báo chí tự do. Kẻ giết người là Chủ nghĩa Cộng sản – như luôn được duy trì bởi bí mật và dối trá. Kẻ giết người nầy không phải là một số gen văn hóa hoặc thể chất của Trung Quốc. Chúng ta sẽ vượt qua đại dịch này. Tôi đặc biệt tự hào về công việc đang được thực hiện bởi các nhà khoa học y tế tài giỏi tại Đại học Oxford, nơi tôi là hiệu trưởng, để phát triển một loại vắc-xin. Những nhà khoa học tiên phong này, giống như những người ở nơi khác – ở Trung Quốc cũng vậy, tôi chắc chắn – muốn thấy sự hợp tác quốc tế để đánh bại đại dịch. Con virus này không mang hộ chiếu và là mối đe dọa ở khắp mọi nơi. Nhưng hợp tác trong tương lai nên có ý nghĩa gì? Chúng ta không thể đơn giản quay lại giao dịch với Cộng sản Trung Quốc và làm kinh doanh như trước đây. Đầu tiên, luôn có mối nguy hiểm cố hữu được thể hiện bởi sự thù địch của Cộng sản đối với sự thật. Rõ ràng, chúng ta nên làm việc, tại Liên Hợp Quốc và các nơi khác, với các quốc gia khác trong việc kêu gọi một cuộc điều tra chuyên gia đầy đủ và cởi mở về nguyên nhân và lây lan đầu tiên từ virus. Không làm điều này sẽ cản trở cuộc chiến chống lại nó ngày hôm nay và những nỗ lực ngăn chặn sự xuất hiện của các virus tương tự trong tương lai. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đứng đầu WHO. Đương nhiên, trong một thế giới tốt hơn, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ là phương tiện cho một cuộc điều tra như vậy. Tuy nhiên, có những lo lắng thực sự về mức độ mà tổ chức này đã bị Bắc Kinh khuất phục. Nếu bạn nghi ngờ điều đó, chỉ cần nhìn vào cách WHO đã liên kết với chế độ Cộng sản Trung Quốc để tẩy chay Đài Loan – với dân số gần 24 triệu người – ra khỏi Tổ chức Y tế thế giới này. Trở lại vào cuối tháng 12, Đài Loan bày tỏ lo lắng cho WHO về khả năng truyền virus giữa người và người. WHO đã bỏ qua điều cảnh báo này trong ba tuần, thay vào đó, WHO đã nghe theo tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc để  phủ nhận rằng điều này đang xảy ra. Mặc dù Đài Loan gần Trung Quốc, quốc gia này đã đánh giá trúng mức việc lây lan và ngăn chặn bệnh có hiệu quả. Quốc gia này chỉ có 380 trường hợp ở đó và năm người chết. Chúng tôi chắc chắn không thể cho phép Trung Quốc tiếp tục ngăn chặn một xã hội tự do, điều này nói lên sự thật, gia nhập WHO. Gọi cho một cuộc điều tra về tiến trình đầu tiên của đại dịch đã đưa ra một vấn đề khác, mà sẽ làm phiền tất cả chúng ta. Vào ngày 30 tháng 1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị, cam đoan với người đồng cấp Úc, Marise Payne, rằng dịch bệnh nói chung có thể phòng ngừa được, có thể kiểm soát và chữa được. Một hai tuần đầu tháng 2, Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra đã tấn công các hạn chế của Úc về việc đi lại từ Trung Quốc như một phản ứng thái quá. Tuy nhiên, từ cuối tháng 1, Trung Quốc đã mua và vận chuyển một lượng lớn vật tư y tế từ Úc về nước. Họ đã biết gì qua hành động thu gom vật tư y tế nhưng vẫn không nói sự thật với chúng ta? Sau đó, không có gì ngạc nhiên khi Scott Morrison, thủ tướng Úc, gần đây đã kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về căn nguyên của đại dịch. Điều này đã được đáp ứng bởi các mối đe dọa từ đại sứ Trung Quốc tại Canberra, rằng trừ khi Úc từ bỏ ý tưởng này, có lẽ người Trung Quốc sẽ ngừng mua hàng hóa của Úc. Thủ tướng Úc Scott Morrison Đây là loại chiến thuật bắt nạt mà chúng ta mong đợi từ đảng Cộng sản Trung Quốc. Thế giới nên tố cáo chiến thuật nầy để tạo một sự thay đổi. Càng nhiều bạn bè của Úc càng tốt nên nói chúng tôi đồng ý với đề xuất của Canberra. Về các vấn đề thương mại và kinh tế, chúng ta nên cùng nhau đối phó với Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào khoáng sản của Úc. Đối với Vương quốc Anh, Trung Quốc có thặng dư thương mại lớn với Vương quốc Anh. Chúng tôi lấy gần 45 tỷ bảng nhập khẩu từ Trung Quốc. Chúng tôi xuất khẩu khoảng một nửa con số đó. Trung Quốc chiếm 3,5% hàng xuất khẩu của Anh và 6,6% hàng nhập khẩu của chúng tôi. Vậy đâu là “thời hoàng kim của thương mại với Trung Quốc?” Trung Quốc không chơi theo các quy tắc giống như phần còn lại của thế giới tự do về thương mại, đầu tư và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Trung Quốc bẻ cong và xoắn các quy tắc được chấp nhận trong thương trường để chỉ có lợi cho riêng mình. Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, ghét dân chủ và tất cả những gì chúng tôi đại diện. Không lâu sau khi trở thành nhà độc tài Trung Quốc, ông đã đưa ra những chỉ thị mới cho chính phủ và các quan chức trong đảng của mình cảnh báo về thách thức đối với chủ nghĩa Cộng sản đặt ra bởi các giá trị tự do của phương Tây và cách vận hành theo luật pháp. Ông kêu gọi các cuộc tấn công vào ý tưởng phương Tây về báo chí, lịch sử tự do điều tra và tìm hiểu sự thật, xã hội dân sự và dân chủ. Vì vậy, không có gì lạ khi Tập Cận Bình sử dụng vỏ bọc Covid-19 để đàn áp xã hội tự do của Hồng Kông, bắt giữ các nhà lãnh đạo dân chủ và phá vỡ thỏa thuận mà Trung Quốc đưa ra trong một hiệp ước tại Liên Hợp Quốc rằng thành phố này sẽ được hưởng một mức độ tự chủ cao và bảo đảm các quyền tự do truyền thống của nó cho đến năm 2047. Trung Quốc vi phạm hiệp ước này là một lý do khác cho mối quan tâm sâu sắc. Vương Quốc Anh có một đạo đức và nghĩa vụ pháp lý để nêu vấn đề này mạnh mẽ trên trường quốc tế. Chúng ta nên khuyến khích bạn bè và những người khác làm điều tương tự. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục đè nặng ảnh hưởng của mình xuống các vùng biển xung quanh Trung Quốc, xây dựng các căn cứ quân sự ở đó và coi thường phán quyết của Tòa án Hague trên biên giới hàng hải hợp pháp. Chúng ta không nên cô lập Trung Quốc. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể tin tưởng chế độ độc tài Cộng sản của nó? Làm thế nào chúng ta có thể đối phó với thương mại, môi trường, an ninh và sức khỏe – nơi một ngày nào đó chúng ta có thể phải đối mặt với một đại dịch bệnh khác? Khi cố gắng chống lại virus, chúng ta không nên cô lập Trung Quốc. Nhưng chúng ta không thể cho phép đảng Cộng sản Trung Quốc phá vỡ các quy tắc trong khi thế giới hợp tác để ngăn COVID-19 lan rộng hơn nữa. Trung Quốc sản xuất khoảng 95% kháng sinh trên thế giới và có mức sử dụng kháng sinh trên bình quân đầu người cao gấp đôi so với bất kỳ nơi nào khác. Thế giới phải làm việc cùng nhau. Chắc chắn rồi. Nhưng chúng ta không thể cho phép những người Cộng sản Trung Quốc phá vỡ các quy tắc hoặc làm biến dạng chúng cho phù hợp với chính họ. Một ngày nào đó chế độ Cộng sản khó chịu và nguy hiểm này sẽ ra đi. Cho đến lúc đó, tất cả những người bạn của tự do sẽ phải cảnh giác./. Nguồn: https://www.dailymail.co.uk/debate/article-8303719/LORD-PATTEN-Chinas-nasty-lying-bullying-Communist-regime-face-judgment-coronavirus.html  
......

Chân rết ở Canada của Mặt trận Thống nhất giúp Bắc Kinh thu gom thiết bị bảo hộ chống coronavirus

(Ảnh: GFX) Sam Cooper, Global News - Phạm Vũ Lửa Hạ dịch Vào giữa tháng 1/2020, các lãnh sự quán Trung Quốc tại Canada và khắp thế giới đã thực hiện một cuộc gọi khẩn cấp. Trung Quốc lo ngại rằng coronavirus chủng mới đang hoành hành ở Vũ Hán nguy hiểm và lây nhiễm nhanh tới nỗi y tá và bác sĩ ở đó sẽ cạn kiệt thiết bị an toàn. Trung Quốc cần thiết bị bảo hộ cá nhân. Chỉ trong sáu tuần, Trung Quốc nhập khẩu 2.5 tỷ thiết bị bảo hộ chống dịch bệnh, trong đó có hơn hai tỷ khẩu trang an toàn, theo số liệu của chính phủ Trung Quốc. Và điều này làm dấy lên nhiều quan ngại lớn về nhiều khía cạnh, theo giới chỉ trích, trong đó có dân biểu Erin O’Toole [ứng cử viên thủ lãnh Đảng Bảo thủ, đảng đối lập chính thức tại Hạ viện Canada].  Trung Quốc rõ ràng che giấu mức độ của một đại dịch gây nguy hiểm cho thế giới trong khi bí mật thu gom thiết bị bảo hộ cá nhân với giá thấp. Chiến dịch “lén lút” này khiến “thế giới hết sạch thiết bị bảo hộ cá nhân”, theo phát biểu của Jorge Guajardo, cựu đại sứ Mexico tại Bắc Kinh, với đài Global News.  Kết quả: bắt đầu từ tháng 3, sau khi COVID-19 đã lan khắp toàn cầu, các quốc gia từng cung cấp khẩu trang cho Trung Quốc hồi tháng 1 và tháng 2 đã buộc phải cạnh tranh để mua hàng của Trung Quốc.  Vào cuối tháng 1, các nguồn tin trong giới sản xuất chế tạo và và quân sự đã cảnh báo các chính phủ phương Tây rằng Trung Quốc dường như đang bí mật chiếm giữ nguồn cung thiết bị bảo hộ cá nhân toàn cầu, theo dân biểu O’Toole và cựu đại sứ Guajardo. Nhưng giới lãnh đạo ở Canada đã không hành động, theo dân biểu O’Toole. “Một nguồn tin nói với tôi hồi tháng 1 rằng các cơ quan quân sự và cơ quan ứng cứu khẩn cấp biết rõ là Trung Quốc đang tích trữ khẩu trang và nhìn chung thu gom tất tần tật những gì họ có thể mua,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với đài Global News. “Và chúng tôi biết … rằng giới chức cấp cao tại Bộ Công chánh Canada, vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2, cũng đã biết chuyện [Trung Quốc] thu gom thiết bị bảo hộ cá nhân.” © Bản tiếng Việt của Canada Info. Mời quý độc giả kết nối để cập nhật tin tức: canadainfo.net, facebook.com/thongtincanada, twitter.com/thongtincanada. Đài Global News đã điều tra về những phương pháp rối rắm và những tay chân bí mật được Bắc Kinh dùng để âm thầm gom hết thiết bị bảo hộ cá nhân khắp thế giới trong một chiến dịch cấp nhà nước. Trung Quốc đã sử dụng các kênh ngoại giao, các công ty quốc doanh và các hiệp hội cộng đồng Hoa kiều được cho là ngày càng chịu ảnh hưởng của Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất, thường gọi tắt là Mặt trận Thống nhất, đầy uy quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình. Và thông qua các mạng lưới Mặt trận Thống nhất đóng tại các lãnh sự quán Trung Quốc tại các thành phố từ Vancouver, Toronto, tới New York, Melbourne và Tokyo, Trung Cộng đã kêu gọi hàng triệu “Hoa kiều” mua khẩu trang N95 với số lượng lớn để “gởi về tổ quốc những lô hàng khan hiếm”. Dẫu các phương pháp của Trung Quốc rất đáng lo ngại, chiến dịch này thậm chí còn trông kinh khủng hơn khi được soi rọi kỹ lưỡng vì một số tổ chức dường như có dính líu trong các nỗ lực của Mặt trận Thống nhất ở Canada bao gồm các thành viên trước đây từng bị Cảnh sát hoàng gia liên bang Canada (RCMP) và Cơ quan Tình báo An ninh Canada (CSIS) theo dõi hoặc điều tra, theo các nguồn tin RCMP và CSIS. Ngấm ngầm Một số thành viên Mặt trận Thống nhất ở Vancouver đã bị các cơ quan thực thi pháp luật Canada để ý. (Ảnh: GFX) Chiến dịch nhập khẩu thiết bị bảo hộ cá nhân của Trung Quốc đã được báo chí nhà nước Trung Cộng mô tả như một nỗ lực thời chiến. Và chiến dịch đó thành công mỹ mãn. Theo một báo cáo của Quốc hội Mỹ được công bố hồi tháng 4, từ ngày 24 tháng 1 tới ngày 29 tháng 2, Trung Quốc đã đẩy mạnh sản xuất khẩu trang và áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với các công ty nước ngoài đóng tại Trung Quốc như hãng sản xuất khẩu trang Medicom của Canada và hãng sản xuất khẩu trang 3M của Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc đã nhập khẩu 2.02 tỷ khẩu trang an toàn, theo hồ sơ hải quan tháng 3 năm 2020 của Bắc Kinh. Trung Quốc nhập khẩu 2.02 tỷ khẩu trang trong sáu tuần, theo số liệu của chính phủ Trung Quốc. (http://www.gov.cn) “Để bảo đảm đủ nguồn cung nội địa để chống COVID-19, (Bắc Kinh chỉ đạo) các văn phòng khu vực ở Trung Quốc và ở nước ngoài làm việc với các hiệp hội ngành nghề ở Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc để ưu tiên thu gom vật tư từ các nguồn toàn cầu,” báo cáo này viết. Lời hiệu triệu toàn cầu về khẩu trang đã được đăng lên các trang mạng của Mặt trận Thống nhất và được gởi tới các lãnh sự quán Trung Quốc nơi các cán bộ của Mặt trận Thống nhất được cài vào. Những lời kêu gọi được đưa ra vào khoảng ngày 14 và 15 tháng 1, khi giới chức Trung Quốc nhận được chỉ thị bí mật từ Tập Cận Bình, và tất cả các vùng đã được khuyến cáo “chuẩn bị và ứng phó với đại dịch”, theo các tài liệu bị rò rỉ được trích dẫn trong một phóng sự điều tra của Associated Press. Nhân viên bệnh viện được lệnh mặc đồ bảo hộ.  Guajardo, cựu đại sứ của Mexico tại Bắc Kinh, nói với đài Global News rằng vào ngày 23 tháng 1, khi Trung Quốc phong tỏa Vũ Hán, ông đã nhận ra Bắc Kinh nhập khẩu thiết bị bảo hộ cá nhân với số lượng lớn.  Guajardo, hiện đang làm việc tại một công ty tư vấn ở Washington, DC, cho biết vào giữa tháng 1, ông được một nguồn tin trong ngành logistics chuỗi cung ứng của Mexico liên lạc.  “Họ nói, ông biết không, buồn cười là tôi đang ngập đầu với các đơn đặt hàng yêu cầu tôi tìm được bao nhiêu khẩu trang N95 thì gởi hết sang Trung Quốc.” Ông nói rằng ông đã thử kiểm tra một số nơi tại Mỹ và ước đoán rằng lượng thiết bị bảo hộ cá nhân đang biến mất dần từ ​​những nơi bán lẻ thông qua các phương pháp “ngấm ngầm”. © Bản tiếng Việt của Canada Info. Mời quý độc giả kết nối để cập nhật tin tức: canadainfo.net, facebook.com/thongtincanada, twitter.com/thongtincanada. “Tôi nghĩ, ‘Trời đất ơi, họ đang thu gom hết nguồn cung N95 trên thế giới,’” Guajardo nói với đài Global News. Ông tin tới nỗi ông đã viết trên Twitter vào ngày 27 tháng 1 dự báo điềm gở sắp khan hiếm thiết bị bảo hộ cá nhân ở Bắc Mỹ. Vào tháng 3, những khẩu trang từng bán cho Trung Quốc vào tháng 1 và tháng 2 đã được bán lại cho Mexico với giá gấp 20 tới 30 lần, theo Guajardo. Và báo Washington Post và đài CNN tường thuật hồi tháng 4 rằng thiết bị bảo hộ cá nhân đôi khi có giá hơn 1000% so với giá vào đầu tháng 1.  “Đại dịch này đã trở nên phức tạp vì Trung Quốc giấu giếm lúc ban đầu,” Guajardo nói. “Và nay nó càng phức tạp hơn nữa do Trung Quốc khiến thế giới hết sạch thiết bị bảo hộ cá nhân.” “Họ khởi xướng đại dịch và nay họ đang trục lợi từ nó.” Guajardo cũng nói rằng theo kinh nghiệm của ông về Trung Quốc, khẩu trang nay được bán ngược lại sẽ không những có giá cắt cổ và có thể kém chất lượng mà còn có yêu sách chính trị về dài hạn. Trung Quốc tăng cường sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân trong khi cấm xuất khẩu và tăng nhập khẩu, theo báo cáo quốc hội Mỹ. (Congressional Research Service) Báo cáo quốc hội Mỹ được công bố hồi tháng 4 cũng có kết luận tương tự: “Chính phủ Trung Quốc có thể cung cấp một cách có chọn lọc một số vật tư y tế ra nước ngoài, với những quốc gia được chỉ định, theo các tính toán chính trị.” © Bản tiếng Việt của Canada Info. Mời quý độc giả kết nối để cập nhật tin tức: canadainfo.net, facebook.com/thongtincanada, twitter.com/thongtincanada. Trong một cuộc phỏng vấn, dân biểu Đảng Bảo thủ O’Toole, nói rằng ở Canada, ông đã nghe những cảnh báo tương tự về thiết bị bảo hộ cá nhân từ các nguồn tin của ông vào tháng 1 rằng Guajardo đang nhận được từ các nguồn tin ở Mexico và Mỹ. Dân biểu O’Toole nói ông biết “chắc chắn” rằng một số quan chức cấp cao của Canada hồi tháng 1 đã được cảnh báo rằng Trung Quốc đang tích trữ thiết bị bảo hộ cá nhân. Nhưng thay vì ứng phó với nguy cơ đó, chính phủ Canada đã gởi 16 tấn thiết bị bảo hộ cá nhân sang Trung Quốc. Dân biểu O’Toole nói rằng ông tin rằng các phương pháp mà Bắc Kinh sử dụng để thu gom thiết bị bảo hộ cá nhân và phản ứng của Canada cần phải được điều tra trong một cuộc điều tra tổng quát quốc gia khi các nguy cơ về y tế của coronavirus cuối cùng đã lắng xuống. “Trung Cộng cố tình giấu kín thông tin về một ổ dịch trong ít nhất vài tuần, nếu không nói là vài tháng,” O’Toole nói. “Điều đó không chỉ khiến thế giới có ít thời gian hơn để ứng phó, mà còn giảm nhẹ mức độ trầm trọng tiềm ẩn của nguy cơ này. Các quốc gia đã không ra các quyết định về cấm chuyến bay và (bảo vệ) các cửa hàng bán thiết bị bảo hộ cá nhân.” Khi được đài Global News yêu cầu phản hồi phát biểu khẳng định của O’Toole, phát ngôn viên của Bộ Y tế Canada cho biết vào tháng 1, giới chức trách bắt đầu theo dõi coronavirus ở Trung Quốc và “bắt đầu làm việc với Bộ Dịch vụ Công cộng và Mua sắm Canada để mua vật tư cần thiết để ứng phó với dịch bệnh có thể xảy ra ở Canada.” Các email nội bộ của Bộ Y tế Canada cho thấy vào ngày 31/1, Bộ trưởng Patty Hajdu đã phê duyệt tặng thiết bị bảo hộ cá nhân cho Trung Quốc từ kho dự trữ khẩn cấp của Canada, bao gồm “những thứ mà (sẽ) hết hạn vào tháng Hai và tháng Ba.” Bộ Y tế tin rằng đợt quyên tặng này sẽ không ảnh hưởng tới nguồn cung thiết bị bảo hộ cá nhân của Canada, theo các email đó. Tuần trước, Thủ tướng Justin Trudeau thừa nhận rằng hai máy bay từ Canada được gửi để mua thiết bị bảo hộ cá nhân ở Trung Quốc nay đã quay về trống rỗng. Trudeau nêu các lý do tình trạng tắc nghẽn tại các phi trường Trung Quốc và các lệnh hạn chế chỉ cho phép máy bay chờ hàng hóa trong thời gian ngắn. Nhưng Trung Quốc nói các phát biểu của Trudeau là “không chính xác”. Sau khi bài này được đăng, đài Global News đã hỏi Trudeau rằng hồi tháng 1 ông có biết là Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch toàn cầu để thu gom thiết bị bảo hộ cá nhân hay không, và nếu chính phủ của ông biết, tại sao không thực hiện hành động nào để bảo vệ nguồn cung của Canada. © Bản tiếng Việt của Canada Info. Mời quý độc giả kết nối để cập nhật tin tức: canadainfo.net, facebook.com/thongtincanada, twitter.com/thongtincanada. “Vào ngày 2 tháng 1, giám đốc y tế công cộng của chúng tôi đã triệu tập một nhóm giám đốc y tế công cộng tỉnh bang để thông báo rằng có những tường thuật về một loại virus mới hiện diện ở Trung Quốc,” thủ tướng Treau nói hôm 30/4. “Các cơ quan tình báo của chúng tôi đã theo dõi và biết được các vấn đề và chúng tôi đã nhận được các cập nhật thường xuyên hồi tháng 1. Ngoài chuyện đó ra, tôi không có gì để nói thêm.” Các lãnh sự quán Trung Quốc và các hiệp hội cộng đồng được nêu tên trong bài này vẫn chưa phúc đáp các câu hỏi từ đài Global News. ‘Mỗi Hoa kiều là một chiến sĩ’ Mặt trận Thống nhất lợi dụng các tổ chức Hoa kiều để phục vụ cho các chính sách chiến lược của Bắc Kinh, theo CSIS. (Ảnh: GFX) Qua các tường thuật chính thức từ báo chí nhà nước Trung Cộng như Tân Hoa Xã cũng như các trang mạng của Mặt trận Thống nhất ở Trung Quốc và báo cáo từ các tổ chức cộng đồng người Canada gốc Hoa có liên quan, có thể thấy rằng số lượng thiết bị bảo hộ cá nhân khổng lồ ít nhất 100 tấn đã được gởi từ Canada tới Trung Quốc vào tháng 1 và tháng 2. Những nỗ lực đó được tổ chức thông qua các lãnh sự quán ở Vancouver, Toronto và Montreal. Ở Vancouver và Toronto, các hiệp hội kinh doanh có liên hệ chính thức với Mặt trận Thống nhất dường như đã đi đầu trong chiến dịch toàn cầu thu gom khẩu trang N95, đồng thời thu gom và gởi thiết bị bảo hộ cá nhân từ các quốc gia khác tới Trung Quốc.  Một bản tin ngày 2 tháng 3 của Tân Hoa Xã ghi lại một khía cạnh của chiến dịch toàn cầu bao gồm đến hàng triệu di dân từ tỉnh Phúc Kiến ở miền nam Trung Quốc. Bản tin này — với tít phụ ‘Mỗi Hoa kiều là một chiến sĩ’ — đầy những từ ngữ quân sự đao to búa lớn sặc mùi tuyên truyền. “Đại dịch đáng sợ này xuất hiện bất ngờ. Nhưng sức mạnh vô biên xuất phát từ các nhân viên y tế tuyến đầu, đảng viên và cán bộ, từ nhân dân, và từ người Hoa ở Phúc Kiến và Hoa kiều,” bản tin của Tân Hoa Xã viết. “Người Phúc kiến từ hàng chục quốc gia trên năm châu lục đã tham gia trận chiến vô hình này … họ hành quân cả ngày lẫn đêm và chạy đua với thời gian để gởi về những lô hàng khan hiếm cho quê hương.” Bản tin này tập trung vào Phòng Thương mại Toronto Phúc Thanh. Đây là một trong những tổ chức tham dự một cuộc tuần hành có liên hệ với Mặt trận Thống nhất để chống các biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong, tại Markham, Ontario, vào mùa hè năm 2019.  © Bản tiếng Việt của Canada Info. Mời quý độc giả kết nối để cập nhật tin tức: canadainfo.net, facebook.com/thongtincanada, twitter.com/thongtincanada. Theo bản tin của Tân Hoa Xã, chủ tịch phòng thương mại Phúc Thanh đã bay tới Trung Quốc vào tháng 1 trước Tết Nguyên đán của Trung Quốc. Nhưng sau khi “thấy rằng vật tư đang trở nên khan hiếm, ông đã bay về Toronto để giúp mua (khẩu trang),” theo bản tin đó. Bản tin đó không đề cập tới các nguy cơ COVID-19 tiềm tàng đi theo khi chủ tịch phòng thương mại Phúc Thanh bay từ Trung Quốc tới Toronto vào dịp Tết Nguyên đán, khi chính phủ Trung Quốc đưa ra các cảnh báo nội bộ rằng nguy cơ lây lan đại dịch là rất cao. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy chủ tịch phòng thương mại Phúc Thanh biết về các nguy cơ đại dịch do đi nước ngoài vào thời điểm đó, bởi vì Canada và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không khuyến cáo không nên đi từ Trung Quốc sang Canada. Theo bản tin của Tân Hoa Xã — điều mà đài Global News không thể xác minh một cách độc lập — sau khi chủ tịch phòng thương mại Phúc Thanh hạ cánh ở Toronto trong thời tiết -25 độ C, ông ta lập tức lên xe và lái tới trụ sở chủ tịch phòng thương mại Phúc Thanh và ra lệnh: “Mua (thiết bị bảo hộ cá nhân) theo từng phần nhỏ. Hành động ngay bây giờ!” © Bản tiếng Việt của Canada Info. Mời quý độc giả kết nối để cập nhật tin tức: canadainfo.net, facebook.com/thongtincanada, twitter.com/thongtincanada. “Ngay lập tức, gần một trăm Hoa kiều lái xe đến phòng thương mại,” bản tin của Tân Hoa Xã viết. Các hội viên Phòng Thương mại Toronto Phúc Thanh gởi thiết bị bảo hộ cá nhân về Trung Quốc thông qua Mặt trận Thống nhất, theo Tân Hoa Xã. (Ảnh: Tân Hoa Xã) Trong những ngày tiếp theo, 200 thành viên phòng thương mại Phúc Thanh đi khắp Ontario gom mua vật tư y tế, theo bản tin đó, trong khi ở Trung Quốc, một quan chức “làm việc với Sở Công tác Mặt trận Thống nhất của Phúc Kiến và hải quan ở Phúc Kiến” và nhiều hãng hàng không Trung Quốc khác để nhận “vật tư y tế từ Canada”. Chúng tôi đã không thể liên lạc được với chủ tịch phòng thương mại Phúc Thanh để xin bình luận.  Các bản tin tường thuật về những chuyến hàng lớn thiết bị bảo hộ cá nhân từ Toronto được chứng thực bằng các báo cáo từ văn phòng Toronto của hãng Hàng không Hải Nam (HNA). Các báo cáo đó cho biết vào ngày 25 tháng 1, HNA “đã đáp ứng lời hiệu triệu của nhà nước” và chuyển tới Trung Quốc các lô hàng thiết bị bảo hộ cá nhân “do các cơ quan chính phủ, tổ chức từ thiện, tổ chức xã hội  nước ngoài và Hoa kiều quyên tặng”. Đến giữa tháng 2, HNA đã giao 56 tấn thiết bị bảo hộ cá nhân từ Toronto sang Trung Quốc, theo các báo cáo đó. Trong khi đó, vào ngày 26 tháng 1, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Montreal đã thành lập một đội ứng cứu khẩn cấp dịch bệnh để thu gom thiết bị bảo hộ cá nhân cho Trung Quốc và “đã liên lạc với hơn 10 quan chức nhà nước Canada ở ba cấp chính quyền”. Thông qua các doanh nghiệp và “các tổ chức Hoa kiều và sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài”, lãnh sự quán ở Montreal đã giúp hàng chục tổ chức chuyển bằng máy bay hơn 30 tấn khẩu trang và quần áo bảo hộ tới các thành phố khác nhau ở Trung Quốc. Và vào ngày 23 tháng 1 tại Vancouver, Yongtao Chen, một nhà kinh doanh bất động sản và là chủ tịch Liên minh các Hiệp hội Người Hoa ở Canada (CACA), đã được lãnh sự quán Trung Quốc thông báo về nhu cầu cấp thiết cần thiết bị bảo hộ cá nhân tại Vũ Hán, theo các bản tin của báo chí nhà nước Trung Cộng.  CACA là một tổ chức Mặt trận Thống nhất “ở cấp độ có quyền chỉ đạo” ở Canada, theo Chen Yonglin, một cựu viên chức ngoại giao Trung Quốc đã trốn sang Úc. Và nó là một thành viên của Ban Hoa kiều Vụ của Mặt trận Thống nhất, một cơ quan được Bắc Kinh dùng để gây ảnh hưởng với cộng đồng Hoa kiều, theo Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung năm 2018. © Bản tiếng Việt của Canada Info. Mời quý độc giả kết nối để cập nhật tin tức: canadainfo.net, facebook.com/thongtincanada, twitter.com/thongtincanada. Ban lãnh đạo CACA đã làm việc với lãnh sự quán Vancouver thông qua một nhóm WeChat ứng phó dịch bệnh để gây quỹ và tổ chức mua thiết bị bảo hộ cá nhân ở Canada và những nơi khác, theo một bản tin ngày 31 tháng 1 của một trang mạng có liên hệ với CACA. “Thông qua các kênh khác nhau, cuộc họp chung đã gom được quần áo bảo hộ, chất khử trùng, khẩu trang và các vật liệu bảo hộ khác, và đang đẩy mạnh sắp xếp để chuyển tới Vũ Hán,” bản tin đó cho biết. Các cuộc điều tra của CSIS và RCMP Ít nhất một trong những tổ chức do Vancouver đứng đầu dường như có liên quan với CACA trong chiến dịch thu gom thiết bị bảo hộ cá nhân của Bắc Kinh – Liên đoàn Hoa Kiều Quảng Đông – bao gồm các thành viên bị các cuộc điều tra về an ninh và thực thi pháp luật của Canada chú ý, theo các nguồn tin hiểu rõ về các vụ việc này của RCMP và CSIS. Chúng tôi đã không thể liên lạc được với ban lãnh đạo của liên đoàn này để xin bình luận.  Một báo cáo ngày 23 tháng 3 từ Liên đoàn Hoa Kiều Hồi hương Toàn Trung Quốc đã trình bày các nỗ lực vận chuyển thiết bị bảo hộ cá nhân của liên đoàn Quảng Đông, tổ chức có hội viên ở 131 quốc gia. Báo cáo đó dẫn lời lãnh đạo liên đoàn Quảng Đông Ruji Feng, chủ tịch Hiệp hội Chao Shan Canada tại Vancouver, nói rằng “các cộng đồng địa phương tích cực hợp tác với các đại sứ quán và lãnh sự quán để khuyến khích và liên lạc với tất cả các nhóm cộng đồng Hoa kiều để chuẩn bị các vật tư y tế khác nhau.” Liên đoàn của Feng cũng hỗ trợ CACA trong việc vận chuyển bằng máy bay 60 thùng thiết bị bảo hộ cá nhân từ Manila, Philippines tới Trung Quốc, theo báo cáo đó.  Một người đàn ông trả lời điện thoại theo số được niêm yết của Hiệp hội Canada Chao Shan tại Vancouver nói với đài Global News rằng ông không có liên hệ với hiệp hội và không thể tìm được ban quản trị để bình luận về bài viết này. © Bản tiếng Việt của Canada Info. Mời quý độc giả kết nối để cập nhật tin tức: canadainfo.net, facebook.com/thongtincanada, twitter.com/thongtincanada. Qua xem xét các hồ sơ ngân hàng hải ngoại và hồ sơ tòa án hình sự và dân sự ở British Columbia, đài Global News phát hiện rằng một số hội viên Canada Chao Shan — hầu hết ở Vancouver nhưng cũng ở miền nam Trung Quốc — có liên quan đến các hoạt động tài chính được cho là bí mật.  Năm 2003, một trong những hội viên ở Vancouver, Xun Chuang, đã bị kết án tù 18 tháng có điều kiện do các tội sản xuất ma túy và bị cấm sử dụng vũ khí trong 10 năm, theo hồ sơ hình sự của BC. Và theo các hồ sơ án dân sự của Tối cao Pháp viện British Columbia và các nguồn tin, Xun Chuang và địa chỉ viên chức Chao Shan Canada của ông ta có liên hệ với các nghi phạm trong cuộc điều tra E-Pirate của RCMP, cuộc điều tra về rửa tiền sòng bạc và hoạt động ngân hàng ngầm lớn nhất từ ​​trước đến nay của Canada. Chúng tôi đã không thể liên lạc được với Xun Chuang, thông qua hãng luật đại diện trong một trong những vụ cho vay bất động sản của ông ta, để xin bình luận. Ông ta không được nêu tên như một nghi phạm hoặc bị buộc tội trong cuộc điều tra E-Pirate. © Bản tiếng Việt của Canada Info. Mời quý độc giả kết nối để cập nhật tin tức: canadainfo.net, facebook.com/thongtincanada, twitter.com/thongtincanada. Các nghi phạm có liên hệ với Xun Chuang bị cáo buộc dính líu đến hoạt động cho vay bất động sản và hoạt động cho vay nặng lãi để đánh bạc có liên tới buôn bán ma túy và hoạt động ngân hàng ngầm ở Richmond, BC và Trung Quốc đại lục.  Tuy nhiên, tội rửa tiền và trốn thuế trong cuộc điều tra E-Pirate đã được hủy trước khi các nghi phạm được đưa ra xét xử do các sai sót của các công tố viên liên bang về công bố bằng chứng. Những cáo buộc chưa được chứng minh tại tòa. Hiệp hội Canada Chao Shan và một số người có liên hệ với tổ chức này đã được các đặc vụ CSIS biết đến, theo xác nhận của một nguồn tin giấu tên.  Các mối liên kết của Mặt trận Thống nhất giữa Úc, Canada và miền nam Trung Quốc (Ảnh: GFX) Các mạng lưới mờ ám tương tự của Mặt trận Thống nhất đã được điều tra tại Úc, nơi chính phủ Úc thực hiện lệnh cấm xuất khẩu thiết bị bảo hộ cá nhân vào ngày 29 tháng 3 sau khi một số nhà kinh doanh bất động sản người Hoa gởi hơn 82 tấn thiết bị bảo hộ cá nhân sang Trung Quốc, theo một báo cáo của quốc hội Mỹ. Một trong những tổ chức Mặt trận Thống nhất ở miền Nam Trung Quốc có liên quan đã được phát hiện có dính líu tới các cáo buộc về tội phạm có tổ chức và hoạt động “tổ chức đánh bạc lớn ở sòng bạc” khả nghi, theo tường thuật của báo Sydney Morning Herald.  © Bản tiếng Việt của Canada Info. Mời quý độc giả kết nối để cập nhật tin tức: canadainfo.net, facebook.com/thongtincanada, twitter.com/thongtincanada. Và các tổ chức Mặt trận Thống nhất Quảng Đông và Chao Shan hoạt động tại Úc cũng được phát hiện có liên hệ với ban lãnh đạo tổ chức ở Canada, theo hồ sơ họp hành của Mặt trận Thống nhất ở Trung Quốc. Một lãnh đạo có tiếng của Mặt trận Thống nhất Quảng Đông tên là Xiangmo Huang, một tỷ phú kinh doanh bất động sản và người đánh bạc cao cấp, đã bị cấm nhập cảnh Úc vào năm 2018 vì lý do an ninh quốc gia.  Alex Joske, một chuyên gia và nhà nghiên cứu về Mặt trận Thống nhất ở Viện Chính sách Chiến lược Úc, nói rằng Liên đoàn Hoa Kiều Hồi hương Toàn Trung Quốc — mà các liên đoàn Quảng Đông ở Canada và Úc là thành viên — là một phần ngày càng quan trọng trong chiến lược kiểm soát Hoa kiều thuộc Mặt trận Thống nhất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.  Manthorpe nói rằng tuy tay chân của Mặt trận Thống nhất đã được CSIS theo dõi từ năm 1998, các mạng lưới đang phát triển nhanh chóng ở Canada dưới thời Tập Cận Bình. © Bản tiếng Việt của Canada Info. Mời quý độc giả kết nối để cập nhật tin tức: canadainfo.net, facebook.com/thongtincanada, twitter.com/thongtincanada. Và mức độ nguy cơ hiện tại đã được thể hiện trong một báo cáo của CSIS năm 2018, viết rằng: “Các hoạt động của Mặt trận Thống nhất của Trung Cộng bao gồm chiêu dụ giới chóp bu, quản lý thông tin, thuyết phục, cũng như truy cập thông tin và tài nguyên chiến lược. Nó cũng thường xuyên là một phương tiện để tạo điều kiện cho hoạt động gián điệp.” Trung Quốc không thừa nhận rằng Mặt trận Thống nhất của họ được sử dụng cho hoạt động gián điệp và các lãnh sự quán Trung Quốc tại Canada đã phúc đáp các câu hỏi cho bài viết này. John Townsend, trưởng ban quan hệ truyền thông của CSIS, không chịu trả lời trực tiếp về câu hỏi cơ quan an ninh quốc gia có đang điều tra các hoạt động xuất khẩu thiết bị bảo hộ cá nhân liên quan tới các tổ chức Mặt trận Thống nhất ở Canada, như Canada Chao Shan, hay không. “Theo luật của chúng tôi, CSIS rõ ràng có nhiệm vụ điều tra gián điệp và phá hoại, khủng bố, sự can thiệp của nước ngoài, và lật đổ chính quyền và chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng các quyền hạn pháp lý của mình để bảo đảm nhà nước Canada có được thông tin tình báo về những vấn đề hệ trọng này,” ông nói. Sam Cooper Nguồn: Global News, 30/4/2020. https://globalnews.ca/news/6858818/coronavirus-china-united-front-canada-protective-equipment-shortage/ Phạm Vũ Lửa Hạ dịch Nguồn: https://canadainfo.net/16596/    
......

Im lặng là đồng lõa với tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ewelina U. Ochab. (Ảnh qua Forbes) Minh Nhật biên dịch Ngày 2/5 vừa qua, tờ Forbes đăng tải một bài bình luận của Ewelina U. Ochab, một nhà hoạt động nhân quyền chuyên nghiên cứu về nạn diệt chủng tại nhiều nơi, từng đệ trình hơn 30 báo cáo cho Liên Hợp Quốc, và là tác giả của chuỗi bài viết trên Forbes về tội ác thu hoạch tạng của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhân ngày tự do báo chí thế giới 3/5, Ewelina U. Ochab đã kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý tới thực trạng nhân quyền và tự do ngôn luận tại Trung Quốc. Dưới đây là bản dịch toàn văn bài viết, bản gốc xem tại đây. “Rồi họ tới bắt tôi – và không còn ai để mà lên tiếng cho tôi nữa”. Đó là những lời thơ nổi tiếng mà Martin Niemoller sử dụng để lên án sự thờ ơ của chúng ta trước cái ác, bởi vì im lặng cũng là đồng lõa với tội ác. Những lời thơ này ra đời trong Thế chiến thứ 2 nhưng giờ đây vẫn còn nguyên giá trị. Chúng vẫn đúng đối với tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Trong nhiều năm, các nhà bảo vệ nhân quyền và các nhà báo quốc tế đã gióng hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Họ đã cảnh báo về hoạt động thu hoạch nội tạng từ người tập Pháp Luân Công. Tuy nhiên, vì không có thi thể để làm chứng, nên không ai lắng nghe. Họ cũng đã cảnh báo về những cái gọi là “trại cải giáo” và cưỡng bức lao động đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Tuy nhiên, vì bằng chứng không đủ sức nặng nên đã bị xem nhẹ. Rồi, họ cảnh báo về đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc vào thời điểm nó vừa chớm bùng phát, và đưa tin về các chuyên gia y tế đột nhiên mất tích sau khi lên tiếng về đại dịch. Tuy nhiên, chúng ta lại tiếp tục nghi ngờ, và để cho chính quyền Trung Quốc lợi dụng. Giờ đây, chính quyền ấy đã cấm rất nhiều nhà báo đến Trung Quốc. Có ít nhất 13 nhà báo của các hãng thông tấn New York Times, Washington Post và Wall Street Journal đã bị trục xuất khỏi Trung Quốc trong một đợt đàn áp các hãng thông tấn nước ngoài. Để biện minh cho hành động chưa từng có này, chính quyền Trung Quốc nói đây là hành động đáp trả quy định chặt chẽ hơn của Mỹ đối với truyền thông Trung Quốc – vì nghi ngờ Trung Quốc đã lợi dụng truyền thông để gia tăng tuyên truyền trên đất Mỹ. Cả hai quốc gia đang có những động thái leo thang trong trò đổ lỗi đại dịch COVID-19 (khi Trung Quốc cho rằng virus có nguồn gốc từ Mỹ chứ không phải từ thành phố Vũ Hán). Chưa xét đến cuộc chiến COVID-19 giữa Mỹ và Trung Quốc, thì việc trục xuất các nhà báo khỏi Trung Quốc là một việc đáng để lưu tâm. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến cái cách Trung Quốc thao túng các hãng tin để đưa tin sai sự thật như thế nào. Chẳng hạn, việc giam giữ quy mô lớn gần một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, hòng xóa sạch bản sắc tôn giáo của họ, được khoác lên lớp vỏ “trại giáo dục cải tạo”.Trong những tháng gần đây, chúng ta đã chứng kiến ​​việc đàn áp thông tin quan trọng đã dẫn đến sự lây lan của COVID-19 trên toàn thế giới, khiến cuộc sống của hàng triệu người gặp nguy hiểm, khiến hơn 240.000 người trên toàn thế giới tử vong (tính đến 2/5/2020) và khiến nền kinh tế bị tàn phá. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, António Guterres, nói: “Đại dịch COVID-19 lan rộng cũng dẫn đến một đại dịch thứ hai, đó chính là đại dịch sai lệch thông tin, từ những lời khuyên về sức khỏe có hại cho sức khỏe, đến các thuyết âm mưu lộn xộn. Báo chí cần cung cấp thuốc giải độc: những tin tức và phân tích thực tế, khoa học, và đã được xác minh.” Vào ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, chúng ta phải: “tôn vinh các nguyên tắc cơ bản của tự do báo chí; đánh giá tình hình tự do báo chí trên thế giới; bảo vệ tính độc lập của truyền thông; và bày tỏ sự kính trọng với các nhà báo đã mất đi sinh mạng khi đang làm nhiệm vụ của mình” và nhận ra sự đóng góp quan trọng của các nhà báo trong việc đưa tin về các vụ vi phạm nhân quyền và các sự kiện có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta, bằng cách này hay cách khác. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần một nền báo chí độc lập và có trách nhiệm. Hơn bao giờ hết, chúng ta có thể thấy việc đàn áp thông tin sẽ ảnh hưởng tới tất cả người dân trên thế giới. Hơn bao giờ hết, chúng ta có thể thấy nếu không có được nền báo chí tự do và có trách nhiệm, chúng ta sẽ không thể làm được gì để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. M.N. Nguồn: trithuc.net **** Forbes: Cần điều tra đến cùng tội ác thu hoạch nội tạng tại TQ Minh Nhật       Ngày 24/3 là một ngày Quốc tế khá đặc biệt: Quốc tế cho Quyền được biết sự thật đối với các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và cho Nhân phẩm của nạn nhân (International Day for the Right to the Truth Concerning Gross Human Rights Violations and for the Dignity of Victims). Đây là dịp thế giới kỷ niệm ký ức kinh hoàng của các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng (như trong các cuộc diệt chủng), và đồng thời là dịp để biểu dương tầm quan trọng của công lý và sự thật. Quyền được biết sự thật về các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng là một quyền con người cơ bản, đã được quốc tế công nhận là quyền “không thể bị tổn hại và không thể bị giới hạn”. Và vì thế, “đi đến cùng sự thật là cách duy nhất để công lý có thể được thực hiện”, chuyên gia nghiên cứu diệt chủng Ewelina U. Ochab chia sẻ trong bài viết được đăng tải trên Forbes với tựa đề “Will We Get To The Bottom Of The Truth On Forced Organ Removal In China?” (Tạm dịch: Liệu chúng ta có đi tới tận cùng của sự thật về việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức tại Trung Quốc?). Là một nhà hoạt động nhân quyền, nghiên cứu về nạn diệt chủng tại nhiều nơi và là tác giả của hơn 30 báo cáo cho Liên Hợp Quốc, Ewelina U. Ochab đã theo dõi vấn đề thu hoạch nội tạng cưỡng bức tại Trung Quốc trong thời gian gần đây với một series bài viết về vấn đề này trên tờ Forbes. Ngày 16/10/2018, bà Ewelina U. Ochab lần đầu đề cập tới việc chính quyền Trung Quốc thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm trên tờ Forbes qua bài viết “Thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc và những câu hỏi cần lời giải“, trong đó đề cập tới và đặt ra câu hỏi về việc cộng đồng quốc tế sẽ ngăn chặn và phản ứng như thế nào trước nạn thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn. Cũng trong bài viết này, bà Ewelina U. Ochab đề cập tới Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc. Đây là tòa án được chủ tọa bởi ngài Geoffrey Nice, luật sư Anh Quốc uy tín, từng tham gia vào nhiều tòa án độc lập quốc tế, hoạt động trong Tòa án Hình sự Quốc tế và tư vấn luật miễn phí (pro bono) cho các nhóm nạn nhân khác nhau. Theo dòng sự kiện đó, đầu tháng 12/2018, ngài Geoffrey Nice tuyên bố trong phán quyết tạm thời: “Chúng tôi chắc chắn không chút hoài nghi rằng tại Trung Quốc, việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm đã được thực hiện trên quy mô lớn, trong một thời gian dài, dẫn tới số lượng nạn nhân rất lớn.” 1 tháng sau đó, ngày 8/1/2019, trong bài viết “How Chinese Doctors Who Harvest Organs Get Away With Murder” (Tạm dịch: Các bác sĩ Trung Quốc thu hoạch nội tạng có thoát tội giết người?) chuyên gia nghiên cứu diệt chủng Ewelina U. Ochab tiếp tục dẫn báo cáo của tổ chức Thế giới điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG). Trong báo cáo này có bằng chứng ghi âm 17 cuộc gọi tới 12 bệnh viện khác nhau, tại các thành phố lớn thuộc 11 tỉnh thành của Trung Quốc, bao gồm: Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Yên Đài, Trịnh Châu, Hàng Châu, Trường Sa, Nam Kinh, Tương Nhã, Quảng Châu và Quảng Tây. Các cuộc gọi đều là tới cấp giám đốc hoặc chủ tịch của các bệnh viện ghép tạng. Đáng chú ý, trong các bằng chứng ghi âm này, khi được hỏi về việc bệnh viện có sử dụng nội tạng của người tập Pháp Luân Công để cấy ghép hay không, các nhân vật quan trọng này đều trả lời khẳng định là có. Đồng thời họ đều khẳng định việc cấy ghép tạng có thể thực hiện trong vòng 1-2 tuần, một thời gian không thể có nếu so sánh với thời gian chờ đợi 1-2 năm trong giới y học ghép tạng quốc tế. Trong bài viết này, bà Ewelina U. Ochab cũng tiết lộ thêm nguyên nhân chính dẫn tới việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ không thể tổ chức một tòa án đối với tội ác thu hoạch nội tạng do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn. Theo đó, Trung Quốc là 1 trong 5 thành viên có quyền phủ quyết (veto right) trong Hội đồng Bảo an. Chính vì vậy, một tòa án độc lập như của luật sư Geoffrey Nice là cần thiết. Trong bài viết mới nhất của mình đăng ngày 21/3/2019, bà Ewelina U. Ochab tiếp tục dẫn các nghiên cứu khác nhau của các luật sư và nhà điều tra, chỉ ra sự chênh lệch về số liệu ghép tạng được chính quyền Trung Quốc công bố và số liệu thực tế. Theo đó, trong khi Trung Quốc công bố rằng hàng năm họ thực hiện 10.000 ca ghép tạng thì thực tế, các nhà điều tra đã cho thấy có từ 60.000 đến 100.000 ca ghép tạng hàng năm được thực hiện tại Trung Quốc. Hơn nữa, các nhà điều tra cũng chỉ ra rằng hầu hết nội tạng được cấy ghép là được lấy trái phép và cưỡng bức từ nhiều nhóm tù nhân lương tâm, bị bắt giữ chỉ vì tín ngưỡng của họ, bao gồm nhóm khí công Pháp Luân Công, nhóm Phật giáo Tây Tạng, nhóm Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, và nhóm Cơ đốc giáo không đăng ký với chính quyền. Bà Ewelina U. Ochab cũng nhấn mạnh rằng bên cạnh việc thu hoạch nội tạng của những người này, chính quyền Trung Quốc còn lạm dụng và tra tấn những tù nhân lương tâm này. Và trong khi việc buôn bán nội tạng người trên thế giới có thể dẫn đến việc nạn nhân mất đi cơ quan nội tạng mà không bị thiệt mạng, thì việc thu hoạch nội tạng có tổ chức cao do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn sẽ dẫn đến việc nạn nhân thiệt mạng do mất đi các cơ quan nội tạng thiết yếu. Vì thế, bà Ewelina U. Ochab cho rằng tội ác này không nên gọi là thu hoạch nội tạng, mà nên gọi là giết người bằng cách thu hoạch nội tạng. Hiện tại đã có nhiều tổ chức và quốc gia lên tiếng đối với tội ác này, bao gồm nghị viện châu Âu, Mỹ, Canada, v.v.. Mới đây nhất, vào 5/3/2019, nghị viện Anh đã tiếp tục chú ý tới vấn đề này và sẽ bàn luận về nó vào ngày 26/3 này (xem thêm kiến nghị tại Hạ Viện Anh tại đây). Bà Ewelina U. Ochab cho rằng việc tội ác thu hoạch nội tạng bị chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn sẽ khiến cho con đường đến với toàn bộ sự thật trở nên khó khăn, tuy nhiên thế giới vẫn phải điều tra đến cùng. Đó cũng là vì tôn chỉ của ngày Quốc tế 24/3, vì sự thật, và vì nhân phẩm của những nạn nhân đã khuất. Minh Nhật  
......

Tổ chức quốc tế lên tiếng vụ chuyên gia luật Trương Thị Hà bị tịch thu hộ chiếu

VOA| Hiệp hội Luật sư quốc tế (IBA) và Hội đồng luật sư Geneva (GBA) vừa lên tiếng tố cáo chính quyền Việt Nam lợi dụng những biện pháp cách ly dịch bệnh Covid-19 hà khắc, đã thẩm vấn, và tịch thu hộ chiếu cùng tài sản của nhà hoạt động nhân quyền, chuyên gia luật Trương Thị Hà. Ông Michael Kirby, đồng chủ tịch Viện Nhân quyền của Hội Luật sư Quốc tế (IBAHRI), phát biểu trong một thông cáo: “IBAHRI hiểu và khen ngợi các biện pháp ngăn chặn sự lây lan Covid-19 của chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên, việc ngăn cản bà Trương Thị Hà, không cho bà liên lạc với bất kỳ ai bên ngoài khu vực cách ly là lạm dụng quyền lực và vi phạm quyền cơ bản của con người.” Chuyên gia luật Trương Thị Hà cho VOA biết bà trở về nước vào ngày 26/03 và bị cách ly tại Quảng Bình cho đến ngày 13/04 như bao người khác khi nhập cảnh Việt Nam. Nhưng điều đáng nói, theo bà Hà, là bà đã bị chính quyền sách nhiễu, thẩm vấn trong ba tiếng đồng hồ và tịch thu hộ chiếu. Hiệp Hội Luật Sư Quốc Tế (IBA) và Hội Đồng Luật Sư Geneva (GBA) vừa lên tiếng trường hợp của chuyên gia luật Trương Thị Hà hôm 21/04/2020. Ảnh: IBA Từ Hà Nội, nhà hoạt động Trương Thị Hà, 26 tuổi, nói với VOA: “Họ gọi tôi vào để thẩm vấn và họ tịch thu hộ chiếu, điện thoại, chứng minh thư nhân dân, giấy phép làm việc và một vài giấy tờ khác của tôi.” “Sau đó họ đưa tôi vào khu cách ly cùng với những người khác. Trong khu cách ly tôi có mua thêm một cái điện thoại khác nhưng họ lại tịch thu tiếp.” “Một người bạn trẻ trong khu cách ly cho tôi mượn điện thoại thì họ lại gọi bạn đó lên thẩm vấn, kiểu như để dằn mặt.” Với cáo buộc như trên diễn ra trong thời gian bà Hà bị cách ly tại Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Bình, VOA đã liên lạc với chính quyền tỉnh để tìm hiểu thêm sự việc nhưng chưa được phản hồi. Bà Anne Ramberg, đồng Chủ tịch IBAHRI, nêu nhận định: “Việc tịch thu giấy tờ cá nhân và điện thoại di động của bà Trương Thị Hà, là hành động cố ý xâm phạm và gây nên các hạn chế, trái với nguyên tắc Siracuasa – [quy định về giới hạn và đình chỉ trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị].” Được hỏi liệu chính quyền có nêu ra lý do và có lập biên bản việc thu giữ giấy tờ cá nhân hay không, bà Hà cho biết: “Họ có lập biên bản và đưa ra lý do nói rõ là từ một chỉ thị của Bộ Công an, cho rằng trường hợp của tôi không được xuất nhập cảnh, vì vậy họ tịch thu hộ chiếu của tôi.” “Lúc đó họ có hứa sẽ giao một biên bản cho tôi nhưng về sau thì họ không giao.” Nhà hoạt động Trương Thị Hà (áo trắng) tại cuộc biểu tình chống Dự Luật Đặc Khu tháng 6/2018 ở TP.HCM. Ảnh: Facebook Truong Thi Ha Ông Horacio Bernardes Neto, Chủ tịch của IBA, nhấn mạnh: “IBA cam kết bảo vệ các luật sư, cũng như các sinh viên luật, trước các nguy cơ và đảm bảo thượng tôn pháp luật được duy trì trong đại dịch toàn cầu này.” Sau khi học chuyên ngành Luật Hình sự và khóa đào tạo Luật sư, nhà hoạt động Trương Thị Hà đã tham gia một số cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Luật đặc khu, Luật An ninh mạng ở TP.HCM vào tháng 6/2018, sang các nước Thái Lan và Philippines để học tiếng Anh và du lịch, cũng như sang Thụy Sỹ để học luật quốc tế, và tham gia các sự kiện của LHQ ở Geneva. Nguồn: VOA  
......

Mặt nạ của Trung cộng đã rơi ở nước Úc

Bài Peter Hartcher trên The Age. Người dịch: Cố Sự Quán Ảnh minh họa của Andrew Dyson Đại sứ Cheng Jingye đã phục vụ tại nước Úc một cách tuyệt vời. Ông ta đã cởi mặt nạ. Đại sứ Trung Quốc đã cho chúng ta thấy bộ mặt thật của cái cảm nhận mà chính phủ Trung Quốc dành cho nước Úc. Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nhiều năm đã hoạt động một cách có hệ thống nhằm làm suy yếu quyền lực của nước Úc. Để “lũng đoạn” hệ thống chính trị của chúng ta, theo lời của cựu cố vấn an ninh quốc gia và giám đốc ASIO của Úc, Duncan Lewis. Tuy thế, Trung Quốc luôn giữ cái mặt nạ vui vẻ hữu hảo. Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Quốc hội Úc vào năm 2014 rằng hai nước “là những người hàng xóm hài hòa, gắn bó với nhau trong cả thời điểm tốt và thời điểm xấu”. Nhưng,giờ đây thời điểm xấu đang đến với chúng ta, thời của dịch bệnh được sản xuất tại Trung Quốc. Và đại diện chính thức của Trung Quốc tại Canberra đã làm gì? Đại sứ Cheng đã công khai đe dọa Úc bằng các vụ tẩy chay thương mại. Tại sao? Bởi vì Thủ tướng Scott Morrison tuần trước đã đề xuất một cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch coronavirus. “Nhân dân Trung Quốc thất vọng và mất tinh thần với những gì chính phủ Úc đang làm”, Cheng nói trong một cuộc phỏng vấn với Andrew Tillett của tạp chí The Australian Financial Review, được phát hành vào thứ Hai. “Nếu tâm trạng của dân Trung Quốc chuyển từ xấu thành tệ hơn, mọi người sẽ nghĩ, ‘Tại sao chúng ta nên đến một đất nước không thân thiện với Trung Quốc như vậy? Khách du lịch TQ có thể phải suy nghĩ lại.” “Phụ huynh của các du học sinh TQ cũng sẽ nghĩ lại, nơi này có vẻ không thân thiện lắm, thậm chí là thù địch, liệu đây có phải là nơi tốt để gửi con cái sang không? “Tùy theo sự quyết định của nhân dân thôi. Có thể họ – những người dân bình thường sẽ nói, ‘Tại sao chúng ta nên uống vang Úc? Ăn thịt bò Úc?'” Cheng nói rằng, đây là một động thái chính trị trong liên minh với Mỹ: “Vì vậy, những gì đang được thực hiện bởi phía Úc, đề xuất là một kiểu liên minh lực lượng với Washington và để khởi động chiến dịch chính trị chống lại Trung Quốc.” Ông nói rằng ý tưởng thực hiện một cuộc điều tra là “nguy hiểm”. Ông ta đã thể hiện một thái độ ngu xuẩn. Ông ta còn tuyên bố rằng có thể cuộc điều tra sẽ dẫn đến sự “nguy hiểm”, thật là một suy diễn nực cười. Ai mới là người sẽ đóng vai nguy hiểm ở đây? Có phải là Trung Quốc không? Quốc gia vì sự thờ ơ thiếu thận trọng đối với sức khỏe cộng đồng dẫn đến một bệnh dịch có nguồn gốc từ động vật tràn lan trên toàn thế giới, đến nay đã lây nhiễm cho 3 triệu người và giết chết hơn 200.000 người ở 210 quốc gia? Hay là Úc, vì đã gợi ý một cuộc điều tra? Và nếu Cheng nghĩ rằng ý tưởng về một cuộc điều tra có thể gây nguy hiểm cho chính quyền Trung Quốc, thì nó cho thấy chế độ Bắc Kinh thực tế đang che giấu rất nhiều điều. Nhưng sự ngu xuẩn trong lý luận của Cheng, phải nhân lên gấp ba lần. Đầu tiên, ông ta quá ngu để phơi bày thực tế về ý định của Bắc Kinh đối với Úc. ĐCS TQ tìm kiếm sự thống trị, thông qua bất kỳ phương tiện nào có thể. Điều này từ lâu đã là thực tế của chế độ Tập. Tôi đã kể lại các ví dụ về sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc đối với 11 quốc gia trong Tiểu luận hàng quý của tôi mà tôi đặt tên là Cờ Đỏ(Hồng Kỳ), được xuất bản vào năm ngoái. Nhưng, cho đến nay, sự dọa dẫm, chiến thuật gây áp lực, áp bức một cách bí mật kiểu này của các quan chức Đảng chưa bao giờ được tuyên bố công khai. Tuy nhiên, bây giờ tất cả chúng ta đều thấy sự thật – không có thiện chí, và cách hành xử chẳng khác nào bọn côn đồ xã hội đen. Thứ hai, “đó là sự nhảm nhí trong kiểu ngoại giao Chiến binh Sói (Chiến Lang), chỉ vì con Sói trong ông ta đang điên tiết, giận dữ “phồng mang trợn má” sau khi thấy ngôi nhà của mình bị thổi tung – Trung Quốc thực sự đã gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế của chúng tôi hơn với bất kỳ vụ tẩy chay nào có thể”, Rory Medcalf, người đứng đầu ANU của Đại học An ninh Quốc gia nói. Và thứ ba, ý kiến của Cheng là ngu ngốc vì ông ta đã nỗ lực đe dọa Thủ tướng Morrison một cách công khai, tuy nhiên điều này chỉ có thể mang đến phản ứng ngược, người dân Úc sẽ càng đoàn kết xung quanh Thủ tướng. Bộ trưởng Ngoại giao, Marise Payne, lạnh lùng loại bỏ “mối quan tâm về sự đe dọa đáp trả thích đáng bằng áp lực kinh tế, trong khi điều cần thiết ở đây là hợp tác toàn cầu”. Quan trọng hơn, người phát ngôn đối ngoại của đảng đối lập, Đảng Lao động Penny Wong, đã đứng về cùng phía với chính phủ. “Tôi muốn đáp lại đại sứ Trung Quốc về việc ông đã nói rằng không muốn bị buộc tội, gây chia rẽ và bị nghi ngờ và điều tôi muốn nói chính xác rằng đó là lý do tại sao chúng tôi ủng hộ một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus,” bà nói. “Chúng ta phải nhấn mạnh vào sự đúng đắn, những gì chúng ta tin là đúng, cho chúng ta và cho cộng đồng quốc tế, và đảm bảo rằng nhân loại hiểu được đúng bản chất của virus này đã bắt đầu như thế nào.” Ngay cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Úc, những người ủng hộ Bắc Kinh một cách nhất quán nhất, giờ đây cũng đã bỏ rơi Trung Quốc về vấn đề này. Nhưng sự dại dột của Cheng là vận may của Úc. Bây giờ mọi người đều thấy rằng ĐCSTQ đang tiến hành chiến tranh chính trị ở Úc, sử dụng thương mại làm vũ khí. Đây là khoảnh khắc rõ ràng nhất của Úc. Úc đã cho phép mình trở nên phụ thuộc ngày càng nhiều vào thương mại với Trung Quốc so với bất kỳ quốc gia nào từ sau nước Anh vào những năm 1960 và 1970. Khi đó sự kết thúc là một cú sốc cay đắng, khi Anh tiến hành cắt giảm các ưu đãi thương mại với Úc để tham gia Thị trường chung châu Âu vào năm 1973. Chúng ta đã nhanh chóng quên đi bài học lịch sử của mình và chúng ta đang tiếp tục phạm sai lầm lịch sử. Giờ đây, virus và hành vi của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã cho thấy sự cấp thiết đối với nước Úc để đa dạng hóa những nguy cơ và bảo vệ chủ quyền của mình. Úc không chấp nhận các mối đe dọa và sự đe dọa đến từ bất kỳ quốc gia nào làm nền tảng cho các mối quan hệ. Cảm ơn, Đại sứ Cheng, vì ông đã tháo mặt nạ để tất cả chúng tôi có thể thấy rõ bộ mặt “lưu manh trộm cướp” bên dưới./.  
......

Nghị sĩ Alan Lowenthal, đại biểu của bang California đã trình "Nghị quyết Tháng 4 Đen" lên Hạ viện Hoa Kỳ

"Nhiều người được nhập tịch từ lâu, có nguồn gốc Việt Nam đã cho thấy di dân đem lại sự trù phú cho toàn xã hội. Họ đóng góp vào sự thịnh vượng của đất nước chúng ta và giúp đỡ gia đình họ tại quê hương cũ. Họ đã trở thành một phần của nước Đức, một tấm gương cho sự hội nhập thành công" - Ông Wolfgang Schäuble, Chủ Tịch Quốc Hội Đức chia sẻ nhân dịp 30.4.2020   Nghị sĩ Alan Lowenthal, đại biểu của bang California, nơi đang có nhiều người Việt di cư sinh sống, ngày 28.04.2020 đã trình lên nghị quyết Hạ viện ghi nhận tầm quan trọng của biến cố lịch sử 30.04.1975; và kỷ niệm 45 năm sụp đổ bi thảm của VNCH. Theo ông Lowenthal, thì cộng đồng gốc Việt với hơn 02 triệu người, là một phần thịnh vượng của nước Mỹ! "Nghị quyết Tháng 4 Đen của tôi, đại diện cho những gì mà người Mỹ gốc Việt đang hướng về trong thời điểm ảm đạm này. Nó tôn vinh những người đã chiến đấu bảo vệ VNCH; là sự tưởng nhớ tới những người đã bỏ mạng trong cộng đồng di cư; nhắc nhở những người sống sót. Và, cũng để ca ngợi những người xây dựng lại cuộc đời nơi xa quê hương; tham gia vào mọi lĩnh vực của cuộc sống Mỹ. Tuy nhiên, nghị quyết còn là thông điệp gửi tới chính phủ Việt Nam về mục tiêu hòa giải! . Tôi hy vọng rằng, Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội như thế này để tiến tới việc chữa lành vết thương do biến cố 30/4 để lại. Ngay cả sau 45 năm, nó vẫn hằn sâu trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Đã đến lúc chính phủ Việt Nam nên bắt đầu hành động để dẫn đến sự hòa giải vĩnh viễn với cộng đồng di cư. . Như, thả tù nhân lương tâm ở Việt Nam; trùng tu, bảo tồn Nghĩa trang Biên Hòa; thừa nhận tự do tôn giáo và tự do báo chí; duy trì các quyền và tự do cơ bản của công dân Việt Nam được bảo đảm trong Hiến pháp, bao gồm quyền tự do ngôn luận, biểu đạt, hội họp và lập hội. . Quan trọng hơn nữa, tôi tin rằng, tưởng nhớ thảm kịch Tháng 4 Đen là một phần của hành trình tiến tới một Việt Nam hy vọng hơn, và khởi đầu mối quan hệ mới giữa chính phủ Việt Nam và cộng đồng người Việt di cư khắp thế giới." – ©BBC. --- . Theo thông cáo báo chí từ văn phòng của ông Alan Lowenthal, thì Nghị quyết được đồng bảo trợ bởi 12 nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ. https://lowenthal.house.gov/…/congressman-lowenthal-introdu…  
......

Liên minh tình báo 5 nước chính thức điều tra hai nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán

Viện nghiên cứu virus Vũ Hán - nơi đang trở thành tâm điểm quan tâm, điều tra của nhiều người (Ảnh: AFP). Thu Thủy| Truyền thông Anh quốc đưa tin, cơ quan tình báo 5 quốc gia thuộc Liên minh Five Eyes bao gồm Australia, Canada, New Zealand, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đang tiến hành điều tra nguồn gốc của virus Corona mới. Hai nhà khoa học của Viện nghiên cứu virus Vũ Hán bị điều tra Cuộc điều tra này được tập trung vào 2 đối tượng là Chu Bằng (Zhou Peng), nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu virus Vũ Hán, người đã du học và nghiên cứu, lấy bằng Tiến sĩ tại Australia và Thạch Chính Lợi (Shi Zhengli), Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm mới của Viện Nghiên cứ virus Vũ Hán. Theo trang tin Đông Phương của Hồng Kông ngày 29/4, các cơ quan truyền thông Daily Mail của Anh và 7news (Tin tức Kênh 7) của Australia cho rằng hai cán bộ Viện nghiên cứu Virus Vũ Hán (Wuhan Institute of Virology) là Chu Bằng và Thạch Chính Lợi vốn đã tham gia vào một dự án nghiên cứu do chính phủ Australia và Trung Quốc đồng tài trợ. Chu Bằng, Trưởng nhóm của Viện chuyên nghiên cứu về virus của Dơi và miễn dịch, đã được gửi đến Phòng thí nghiệm động vật Australia để học tập, nghiên cứu từ năm 2011 đến 2014, tiến hành các công việc bao gồm mổ xẻ dơi sau khi trợ tử, để nghiên cứu loại virus chết người mà nó mang theo. Theo các báo cáo, nghiên cứu của Chu Bằng được Tổ chức Khoa học và Công nghiệp khối Thịnh vượng chung Australia (CSIRO) và Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc đồng tài trợ, nhằm mục đích ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh bằng cách tìm hiểu cách virus Corona lây lan từ dơi sang người. Phía sau cánh cửa của Viện nghiên cứu virus Vũ Hán hiện ẩn chứa nhiều điều bí mật (Ảnh: DF). Thạch Chính Lợi, được biết đến với cái tên “Batwoman”, trong thời gian sống ở Australia với tư cách là học giả thỉnh giảng trong 3 tháng từ 22/2 đến 21/5/2006 và tiến hành nghiên cứu trong Phòng thí nghiệm động vật của Tổ chức Khoa học và Công nghiệp khối Thịnh vượng chung (CSIRO) Australia, sử dụng các mẫu phân từ loài dơi Móng ngựa để xác định xem chúng có phải là vật chủ tự nhiên của coronavirus hay không. Bộ trưởng Thương mại Australia: Sẽ không bình luận về điều tra liên quan đến an ninh quốc gia Bộ trưởng Thương mại Australia, ông Simon Birmingham khi được Đài phát thanh ABC phỏng vấn đã không xác nhận về cuộc điều tra này. “Cả tôi và chính phủ đều không bình luận về các vấn đề liên quan đến an ninh hoặc tình báo quốc gia”, ông Birmingham nói. “Tôi không biết về bất kỳ cuộc điều tra nào. Ngay cả khi tôi biết về cuộc điều tra này, tôi sẽ không bình luận về nó”. “Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng sẽ tiến hành một cuộc điều tra minh bạch về nguyên nhân (nguồn gốc bên trong của vụ dịch) để chúng ta có thể ngăn chặn đại dịch này xảy ra một lần nữa trong tương lai”, ông nói thêm. CSIRO xác nhận rằng Thạch Chính Lợi và Chu Bằng đã nghiên cứu virus trên dơi ở Australia Người phát ngôn của CSIRO đã xác nhận trong một tuyên bố rằng cả Thạch Chính Lợi và Chu Bằng đã tiến hành nghiên cứu về virus được dơi mang trong phòng thí nghiệm, và nói rằng CSIRO rất coi trọng sự an toàn và tiến hành tất cả các nghiên cứu theo các yêu cầu, quy định nghiêm ngặt về an toàn sinh học. “Mặc dù ACDP (Trung tâm dự phòng dịch bệnh Australia) hiện chưa tiến hành nghiên cứu về dơi, nhưng việc nghiên cứu về dơi đã củng cố sự hiểu biết của chúng ta về các bệnh từ động vật (bệnh từ động vật sang người)”, người phát ngôn này tuyên bố. Bà Thạch Chính Lợi đang nghiên cứu  (Ảnh: bkmedia). Trung Quốc đe dọa, Thượng nghị sỹ Mỹ nói: “Có tật giật mình” Vào ngày 23/4, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ủng hộ một cuộc điều tra độc lập về virus Corona mới và đại dịch COVID-19. Ông nói, tất cả các thành viên của WHO đều có nghĩa vụ tham gia vào cuộc điều tra và Australia sẽ yêu cầu mở một cuộc điều tra quốc tế trong thời gian diễn ra Đại hội Y tế Thế giới (WHA) vào ngày 17/5. Đáp lại lời kêu gọi gần đây của Australia về tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của đại dịch COVID-19, DDại sứ Trung Quốc tại Australia Thành Cánh Nghiệp (Cheng Jingye) đe dọa các lưu học sinh và khách du lịch Trung Quốc sẽ tẩy chay Australia; ngoài ra, các sản phẩm nông nghiệp của Australia xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. Ngày 27/4, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne đã tuyên bố, việc Australia yêu cầu tiến hành điều tra độc lập về dịch bệnh là hợp lý và hợp lý; việc công khai minh bạch và đánh giá trung thực vô cùng quan trọng. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Todd Young đã viết tweet vào ngày 27/4: “Trung Quốc đang đe dọa Australia nếu không dừng cuộc điều tra trách nhiệm về virus của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ khiến nước này phải gánh chịu đau khổ về kinh tế”. Ông viết: “Kiểu bắt nạt này thật ghê sợ, nó khiến thế giới bên ngoài thấy thế giới do Trung Quốc lãnh đạo sẽ như thế nào”. Ông tiếp tục viết, “Nếu Trung Quốc không có gì phải che giấu, tại sao họ phải đe dọa?”. Bà Thạch Chính Lợi và đồng nghiệp trong Phòng thí nghiệm P4 (Ảnh: AFP). Ngày 27/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với các phóng viên tại Vườn hồng Nhà Trắng rằng ông không hài lòng với Trung Quốc. Mỹ đang nghiêm túc điều tra những gì đã xảy ra và có nhiều cách để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo gần đây nhiều lần cho biết trong các cuộc phỏng vấn trên nhiều cơ quan truyền thông rằng Mỹ đã sớm yêu cầu Trung Quốc điều tra thành phố Vũ Hán (bao gồm cả WIV) nơi khởi nguồn virus, nhưng Bắc Kinh vẫn chưa đồng ý. Ông nhấn mạnh rằng “chỉ có điều tra nguồn gốc của virus mới có thể cứu được mạng sống”. Hé mở chân dung “Batwoman” Thạch Chính Lợi Thạch Chính Lợi, sinh năm 1964 tại Hà Nam, tốt nghiệp chuyên ngành Di truyền sinh vật Đại học Vũ Hán năm 1987, năm 1990 lấy bằng Thạc sĩ tại Viện nghiên cứu Virus Vũ Hán, 5/2000 lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Monpilie, Pháp. Bà nổi tiếng thế giới về công trình nghiên cứu về dơi mang virus Corona sau khi dịch SARS bùng phát. Sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát năm 2020, Tiến sĩ Vũ Tiểu Hoa đưa ra thuyết âm mưu, cho rằng Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán nơi Thạch Chính Lợi làm việc do quản lý kém đã để virus Corona mới thoát ra ngoài. Sau đó Thạch Chính Lợi đã xuất hiện phản bác, cho rằng luận cứ không đầy đủ, nặng về suy đoán, nội dung không đúng sự thật. Tuy nhiên, ngày 16/4. Chuyên gia người Pháp Luc Montagnier, nhà khoa học đoạt Giải Nobel Y học năm 2008 đã đưa ra ý kiến cho rằng, rất có thể virus Corona mới đã thoát ra từ Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán, gây xôn xao dư luận.  
......

Ngoại giao Trung Quốc nhe nanh bảo vệ phản ứng với virus corona

Global Times Anh Khoa dịch - (VNTB) Từ châu Á đến châu Phi, từ London đến Berlin, bất cứ khi nào bị buộc tội  không hành động nhanh chóng để ngăn chặn đại dịch virus corona, Trung Quốc luôn có phản ứng ngoại giao nảy nửa. Họ thuộc thế hệ ngoại giao “Chiến binh sói” mới, được đặt tên theo một bộ phim bom tấn yêu nước có đặc công Trung Quốc  tay không tiêu diệt các nhân vật phản diện Mỹ ở Châu Phi và Đông Nam Á. Cách tiếp cận cứng rắn được xây dựng dưới thời Tập Cận Bình. Những năm qua, Tập Cận Bình đã loại bỏ thành công phương pháp tiếp cận “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình . Chính quyền Tập Cận Bình thúc giục các nhà ngoại giao theo đuối chính sách  “ngoại giao nước lớn với đặc điểm Trung Quốc” – kêu gọi Trung Quốc tái khẳng định vị thế cường quốc toàn cầu lịch sử của Trung Quốc. Một bài xã luận trên Global Times, một tờ báo nhà nước, nói: “Những ngày Trung Quốc phải phục tùng đã qua lâu” … và người dân Trung Quốc “không còn hài lòng với giọng điệu ngoại giao nhảm nhí nữa”. Đại sứ Gui Congyou đã đánh giá thấp các nhà báo ở Thụy Điển, so sánh họ với các võ sĩ hạng nhẹ đang cố gắng so găng với võ sĩ Trung Quốc hạng nặng. Tháng trước, một bài viết trên trang web của đại sứ quán đã tấn công một nhà báo Thụy Điển về một bài viết  tác động của hệ thống chính trị độc đảng của Trung Quốc đối với phản ứng dịch bệnh. “Sử dụng dịch bệnh này cho mục đích chính trị, thực hiện các cuộc tấn công ý thức hệ và lan truyền dối trá nhân danh ‘tự do ngôn luận’, sẽ chỉ dẫn đến tự huỷ hoại. Hành động đó giống như tự bắn vào chân mình.” Các chuyên gia nói rằng Bắc Kinh tin rằng các lời chỉ trích không chỉ là tấn công vào hành động, mà còn là tấn công vào sự lãnh đạo và quyền lực của Bắc Kinh. Shi Yinhong, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Renmin Trung Quốc, nói: “Nếu ai đó cố tấn công Trung Quốc về vấn đề này, Trung Quốc sẽ kiên quyết chống trả. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể nghĩ rằng nếu Trung Quốc không đáp trả thì sẽ gây hại nhiều hơn”. Các nhà ngoại giao Trung Quốc sử dụng Twitter và Facebook ngày càng nhiều, Facebook và Twitter  bị chặn ở Trung Quốc. Họ đang bắt chước Triệu Lập Kiên,   dòng tweet thời kỳ ông ta làm nhiệm vụ ngoại giao tại Pakistan đã thu hút sự quan tâm lớn và  khiến cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc  Susan Rice gọi ông ta là “kẻ phân biệt chủng tộc ô nhục” và nên bị cách chức. Ngược lại, Trung Quốc đề bạt ông ta làm phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao. Carl Minzner, một chuyên gia chính trị Trung Quốc tại Trường Luật Fordham ở New York, cho biết ông Tập Cận Bình đã nói rõ rằng ông thích các nhà ngoại giao “chiến binh sói”. Những nhà ngoại giao mới này “bói lá trà và sử dụng ngôn ngữ chải chuốt ở nước ngoài để thu hút sự chú ý của người dân quốc nội, cả đảng viên lẫn dân chúng, bất kể sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài ra sao”, Minzner nói. Đáp lại, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp triệu tập đại sứ Trung Quốc sau khi họ đưa ra tuyên bố dường như để đáp trả  chỉ trích của phương Tây, cáo buộc  nhân viên viện dưỡng lão Pháp bỏ mặc và “để cho người già trong viện chết vì đói và bệnh tật”. Hoa Kỳ cũng đã phản đối sau khi Triệu Lập Kiên đã tweet tin đồn rằng quân đội Hoa Kỳ có thể mang virus đến Trung Quốc. Đặc phái viên Trung Quốc tại Nigeria, Ghana và Uganda đã bị đồng loạt lên án vì các báo cáo về hành vi quấy rối người châu Phi liên quan đến dịch bệnh ở thành phố Quảng Châu, đây là một sự lên án công khai hiếm hoi của các nước châu Phi đối với Bắc Kinh. Đại sứ quán Trung Quốc tại Zimbabwe đã xua tan sự tức giận và bác bỏ “cái gọi là phân biệt chủng tộc”. Quan chức Trung Quốc nổi gịận với những gì họ nghĩ là nguỵ biện phương Tây. Họ nói rằng Tổng thống Donald Trump và các nhà lãnh đạo khác đã phớt lờ đại dịch, và sau khi virus này lây nhiễm  họ bắt đầu biến Trung Quốc thành vật tế thần. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đặt câu hỏi về phản ứng dịch bệnh của Trung Quốc và nói với Thời báo Tài chính rằng,” rõ ràng có điều gì đó xảy ra  mà chúng tôi được không biết “. Một nhà ngoại giao cao cấp của Anh nói rằng không thể “kinh doanh bình thường” trở lại với Trung Quốc sau đại dịch này. “Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin đã gửi thư ngỏ tới Bild, cáo buộc tờ báo “nói xấu”, khi cáo buộc Trung Quốc gây ra đại dịch và đòi hỏi Trung Quốc phải bồi thưởng tổn thất cho Đức. Đại sứ quán Trung Quốc tại Tây Ban Nha đã tweet về ” hạn chế quyền tự do ngôn luận” để đáp trả  video do một chính trị gia cực hữu tung ra về ” kháng thể Tây Ban Nha tiêu diệt virus Trung Quốc chết tiệt”. Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã nỗ lực phối hợp để định hình hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài. Bắt chước Nga, Trung Quốc huy động hàng ngàn robot tweet lời của Đảng Cộng sản. Trung Quốc đã đầu tư vào các chương trình phát sóng truyền thông quốc gia bằng tiếng Swirin, tiếng Ả Rập, tiếng Tây Ban Nha và hàng chục ngôn ngữ khác. Chu Yin, giáo sư  Đại học Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, nói: “Trước đây, ngoại giao của Trung Quốc cách xa người dân.” Các nhà ngoại giao Trung Quốc hiện tin rằng “Thể hiện sự cứng rắn là an toàn. Cứng rắn ít ra thì cũng chẳng có gì sai.” Tại Thái Lan, đại sứ quán Trung Quốc đã dùng Facebook để gọi những người chỉ trích là “thiếu tôn trọng” và cáo buộc họ “phản bội lịch sử” trên phương tiện truyền thông xã hội về nguồn gốc của virus và hiện trạng của Hồng Kông và Đài Loan. Tại Sri Lanka, sứ quán nổi giận trong tháng này sau khi Twitter khoá tài khoản của của họ, yêu cầu “tự do ngôn luận”  và cáo buộc Twitter áp dụng tiêu chuẩn kép. Twitter đã hủy bỏ việc đình chỉ tài khoản vào ngày hôm sau. Các nhà ngoại giao Bắc Kinh coi virus corona là  cơ hội để thiết lập sự lãnh đạo ở các nước chỉ trích phương Tây. Nhiều lãnh đạo ca ngợi Trung Quốc khi cho tiếp tế vật tư và nhân viên y tế, trong đó có một chuyến bay được tổng thống Serbia hôn cờ Trung Quốc nghênh tiếp … Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên chính của Bộ Ngoại giao, nói: “Chúng tôi chưa bao giờ bước vào trung tâm sân khấu thế giới như bây giờ, nhưng chúng tôi vẫn chưa có toàn quyền kiểm soát micro trong tay. Chúng tôi phải khẳng định quyền lên tiếng của mình.” Nguồn: https://www.nytimes.com/aponline/2020/04/24/world/asia/ap-as-virus-outbreak-chinas-warrior-diplomats.htm  
......

Một cuộc khẩu chiến rất hay giữa báo chí Úc với lãnh sự quán Trung Quốc tại Úc

Tờ Daily Telegraph của Úc gần đây có đăng một số bài báo chỉ trích cách xử lý corona virus của nhà cầm quyền Trung Quốc, và đã nhận được thư phản đối từ Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Úc đối với các bài báo này. Nhưng Daily Telegraph không phải dạng vừa. Thay vì gửi thư riêng cho Tổng Lãnh sự quán, họ đã đăng tải công khai câu trả lời của mình đối với từng nội dung trong thư của Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc, với giọng điệu chát chúa. Bạn Alex Phạm  đã dịch nội dung đối đáp giữa Tổng Lãnh sự TQ và báo Daily Telegraph như dưới đây để các bạn tham khảo. ------------- LSQ TQ: Gần đây báo Daily Telegraph có đăng một số báo cáo và ý kiến thể hiện sự ngu dốt, thành kiến và ngạo mạn về cách chính quyền TQ đối phó với dịch Covid-19. Báo Úc trả lời: Nếu một tờ báo quốc doanh ở TQ mà nhận được thư than phiền kiểu này thì chỉ sau vài ngày phóng viên viết bài đã bị tống vào tù và bị mổ lấy nội tạng rồi. LSQ TQ: Xác định nguồn gốc virus là vấn đề khoa học cần được các chuyên gia kết luận dựa trên bằng chứng khoa học Báo Úc trả lời: Chuẩn rồi. Thế bằng chứng khoa học ở đâu mà ngày 12/03 phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ ông Zhao Lijian bảo “quân đội Mỹ mang đại dịch đến Vũ Hán?” LSQ TQ: Nguồn gốc virus vẫn chưa rõ, và WHO đã chính thức gọi tên con virus là Covid-19. Báo Úc trả lời: WHO đã bổ nhiệm tên sát nhân độc tài của Zimbabwe là Robert Mugabe làm Đại sứ Thiện chí của WHO, và ngày 02/03 đã tuyên bố rằng "sự lo lắng không đáng có về con virus đáng sợ hơn bản thân con virus nhiều". WHO nhiều khi cũng ngu lắm. LSQ TQ: Động cơ thực sự của các anh là gì khi cứ cố tình gắn con virus với TQ và thậm chí còn nói rằng con virus là “made in China”. Báo Úc trả lời: Động cơ của chúng tôi là sự chính xác. Thế nên chúng tôi có nói con virus này “made in Panama” đâu. LSQ TQ: Người dân Vũ Hán đã hy sinh rất nhiều để chặn đứng sự lây lan của đại dịch. Báo Úc trả lời: Bác sĩ Lý Văn Lượng ở Vũ Hán đã làm mọi cách để thông báo với mọi người về sự xuất hiện của con virus. Thế mà đầu tháng Giêng ông ấy bị cả quan chức Y tế và Cảnh sát mời lên buộc phải ký rằng những lời báo động của ông là lếu láo và không đúng sự thật, cố tình gây rối loạn xã hội. Giờ ông ấy đã chết. Có phải các ông đang nói đến sự hy sinh này? LSQ TQ: Thành công của việc phòng dịch và chống dịch xác định tính đúng đắn của triết lý lấy dân làm gốc của Đảng Cộng sản TQ và chứng minh tính ưu việt của hệ thống chính trị TQ. Báo Úc trả lời: Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết trong năm 2018, TQ hành quyết số người nhiều hơn tổng số phạm nhân bị hành quyết của cả thế giới cộng lại. Xin cho chúng tôi biết thêm về cái gọi là triết lý lấy dân làm gốc và cần bao nhiêu viên đạn để thực hiện triết lý đó. LSQ TQ: Thay vì công nhận sự thật, tờ báo của các anh đã tấn công Đảng Cộng sản TQ và chính quyền TQ bằng những ngôn từ ác độc. Báo Úc trả lời: Thế mà chúng tôi vẫn chưa bị bắt hay bị bắn! Thiên lý ở đâu?? LSQ TQ: Đánh giá của các anh dựa trên lợi ích của người dân hay các anh có thành kiến chính trị với chúng tôi? Báo Úc trả lời: Chúng tôi thừa nhận chúng tôi có thành kiến chính trị với mọi chế độ độc tài khát máu. Đây quả là khuyết điểm lớn của chúng tôi. LSQ TQ: Từ ngày 3/1 TQ đã cập nhật với WHO và cộng đồng thế giới một cách minh bạch và kịp thời. Báo Úc trả lời: Ngày 14/1, tức là sau 11 ngày được các ông cập nhật “minh bạch và kịp thời”, WHO đã phát đi thông báo ngớ ngẩn sai bét từ TQ như sau: “Nghiên cứu sơ bộ của chính quyền TQ cho thấy virus không truyền từ người sang người”. LSQ TQ: Đại dịch đang lan rộng khắp toàn cầu và TQ đang làm hết sức hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng. Báo Úc trả lời: Hàng ngàn bộ thử và khẩu trang y tế mà các ông xuất sang Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan toàn là đồ rởm, theo báo BBC. Còn ở Úc, báo ABC tuần này cho biết hải quan đã thu giữ 800,000 khẩu trang từ TQ vì toàn là đồ đểu. Cám ơn sự hỗ trợ của các ông. LSQ TQ: Gần đây các anh đăng toàn tin đồn thất thiệt, sai sự thật và đầy ý đồ chính trị về đại dịch ở TQ. Báo Úc trả lời: Chúng tôi thật hư quá. Xin gửi giúp cho chúng tôi biên bản mà bác sĩ Lý Văn Lượng ký xác nhận đã tung tin đồn nhảm phá hoại trật tự, an ninh xã hội để chúng tôi ký ngay và luôn nhé. Nguồn: https://www.dailytelegraph.com.au/blogs/tim-blair/via-local-commie-underlings-beijing-officially-disapproves/news-story/491b415795fbbdc526d33d5b569134a4?fbclid=IwAR38UH7PlXpAu33smwSbOC1IsC4ICgShK1I_MHB5AMeHUXLL79sNqOfUsiQ  
......

Em gái Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un sẽ nắm quyền trong trường hợp khẩn cấp

Bà Kim Yo Jong (phải) cùng ông Kim Jong Un dự Thượng Đỉnh Liên Triều năm 2018 ở Nam Hàn. (Hình: Korea Summit Press Pool/Getty Images) BÌNH NHƯỠNG, Bắc Hàn (NV) – Em gái Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un có thể sẽ tạm thời lãnh đạo đất nước trong trường hợp khẩn cấp, theo nhật báo Yomiuri Shimbun của Nhật cho biết vào Thứ Tư, 22 Tháng Tư. Bà Kim Yo Jong, người đang giữ chức phó giám đốc Cơ Quan Tuyên Truyền của Bắc Hàn, có lẽ đã được chọn để nắm quyền nếu anh trai của bà có mệnh hệ nào. Tờ báo còn cho biết một nhóm bác sĩ người Pháp đến thăm Bắc Hàn hồi Tháng Giêng. Trước đó, bệnh tim và cao áp huyết của ông Kim Jong Un có lẽ ngày càng xấu đi.   Tuần này, một số thông tin chưa được xác nhận cho rằng ông Kim đang trong tình trạng nguy kịch sau khi giải phẫu. Hôm Thứ Ba, Nam Hàn bác bỏ những thông tin này. Vào Thứ Tư, một giới chức Bộ Thống Nhất Nam Hàn cho hay hiện không có dấu hiệu nào cho thấy bà Kim Yo Jong sẽ làm chủ tịch Bắc Hàn. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy anh trai của bà bệnh nặng, theo đài JTBC của Nam Hàn. Theo báo Yomiuri, cuối năm 2019, Bắc Hàn bắt đầu chuẩn bị các bước để bà Kim Yo Jong lên nắm quyền tạm thời trong trường hợp ông Kim Jong Un vắng mặt. Một nguồn tin của Yomiuri thân cận với Nam Hàn, Nhật, và Hoa Kỳ cho biết tên bà Kim Yo Jong được đề cập trong hội nghị trung ương Đảng Lao Động Triều Tiên. “Không lâu sau đó, nhiều chỉ thị được gửi cho đảng và quân đội có chữ ký của bà Kim Yo Jong,” nguồn tin cho hay. Chính bà Kim Yo Jong đưa ra tuyên bố về quan hệ liên Triều cũng như Hoa Kỳ-Bắc Hàn dưới tên bà hôm 3 Tháng Ba và hôm 22 Tháng Ba. Bà cũng tháp tùng ông Kim Jong Un dự tập trận hôm 21 Tháng Ba, theo báo Yomiuri. Tin đồn về sức khỏe ông Kim Jong Un bắt đầu lan truyền trong tuần này sau khi ông xuất hiện tại cuộc họp Bộ Chính Trị Bắc Hàn hôm 11 Tháng Tư. Ông Kim cũng từng vắng bóng suốt 21 ngày sau ngày 25 Tháng Giêng, rồi xuất hiện trở lại hôm 16 Tháng Hai trong lễ kỷ niệm sinh nhật cha ông, theo trang web tin tức Newsis của Nam Hàn. Ông Hong Min, nhà phân tích người Nam Hàn tại Viện Thống Nhất Triều Tiên, nói với đài phát thanh KBS rằng chủ tịch Bắc Hàn có thể sẽ “tái xuất” trong Tháng Tư này hoặc đầu Tháng Năm để dự lễ xây dựng một công trình. (Th.Long) (Đ.D.)  
......

Tan nát Liên Hiệp Quốc!

Manh Kim| Đúng thời điểm gần dịp kỷ niệm 75 năm thành lập (ngày 24-10), Liên Hiệp Quốc (UN) đang rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Vai trò và chức năng của tổ chức quốc tế này ngày một suy yếu. Cuộc khủng hoảng đại dịch cho thấy UN trở nên lỏng lẻo, rời rạc và mất phương hướng như thế nào… Ngày 15-4, UN quyết định không bắt tay với hãng viễn thông Tencent Holdings của Trung Quốc để được cung cấp dịch vụ videoconferencing và tin nhắn phục vụ dịp UN tổ chức kỷ niệm 75 năm ngày thành lập. Nếu không bị sức ép Mỹ cũng như nhiều tổ chức nhân quyền, Tencent sẽ ôm gói thầu béo bở này. Ngày 30-3-2020, UN đã gây cơn bão chính trị khi loan bố Tencent là nhà cung cấp dịch vụ cho UN dịp 75 năm thành lập, nhằm đưa sự kiện đến “hàng triệu người trên toàn cầu, có thể nghe được những suy nghĩ về những gì mà thế giới sẽ trở thành trong 25 năm tới, về những gì mà hợp tác quốc tế đóng góp để giải quyết các thách thức như biến đổi khí hậu và các trận đại dịch như coronavirus”. Tại sao chọn Tencent? UN nói rằng Google Hangouts hay Facebook không thích hợp cho một sự kiện quốc tế như lễ kỷ niệm 75 năm thành lập vì những dịch vụ này bị chặn tại Trung Quốc, trong khi UN muốn chương trình càng được lan rộng càng tốt. Theo hợp đồng, UN sử dụng các nền tảng của Tencent, từ VooV Meeting, WeChat Work đến mạng phiên dịch tự động. Thật khó có thể tưởng tượng UN không ý thức được rằng Tencent không chỉ là sân sau của bộ máy cộng sản Trung Quốc mà còn là “tay sai” đắc lực của Bắc Kinh với chính sách kiểm duyệt hầu bịt tai và bịt miệng hàng triệu người dân Trung Quốc. WeChat của Tencent đã kiểm duyệt thông tin dịch bệnh tại Trung Quốc từ tháng 12-2019. Chi phí cho gói thầu (dự kiến) của Tencent với UN nằm trong ngân sách tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm. Trong ngân sách chương trình với hơn 7,6 triệu USD, có hơn 3 triệu USD từ Đức, Pháp, Iceland, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka, Hàn Quốc, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Tiểu vương quốc Arab thống nhất. Các tổ chức đóng góp gồm Bill & Melinda Gates Foundation, Ford Foundation, Open Society Foundations, và United Nations Foundation (với tổng cộng gần 4,5 triệu USD). Phần mình, Trung Quốc góp khoảng 300.000 USD; trong khi đó, Mỹ không góp đồng nào (Foreign Policy 15-4-2020). Câu chuyện Tencent là một trong những ví dụ cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với UN. Trong khi đó, hoạt động UN ngày càng chệch choạc. Các thành viên UN không gắn kết và làm việc trên tinh thần một cộng đồng quốc tế cùng chia sẻ những vấn đề thế giới. Nhiều năm nay, UN gần như không có vai trò gì đối với các vấn đề lớn như Syria, Iran, Bắc Hàn… Cho đến nay, từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch cúm Vũ Hán là đại dịch toàn cầu vào ngày 11-3-2020, UN vẫn thể hiện như một hình ảnh có tính biểu tượng. Pháp là nước đầu tiên đề nghị một nghị quyết chung kêu gọi thế giới ngưng chiến tranh để cùng tìm giải pháp chống dịch. Ý kiến này sau đó đóng băng sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson nhập viện vì nhiễm coronavirus. Tiếp đó, Estonia – một trong 10 thành viên không thường trực Hội đồng bảo an (UNSC) – kêu gọi UNSC ra tuyên bố rằng trận đại dịch “có thể trở thành hiểm họa đối với an ninh và hòa bình quốc tế”. Tuy nhiên, ý kiến Estonia bị Nam Phi phản bác, vì “không liên quan đến UNSC”. Lập luận Nam Phi được Trung Quốc ủng hộ, cho rằng vấn đề dịch bệnh đã có WHO lo. Tại sao Trung Quốc tránh né? Có lẽ Bắc Kinh không muốn bị các nước đối chất vấn đề xử lý dịch bệnh của họ trên diễn đàn UN. Ngày 3-4-2020, Tổng thư ký UN António Guterres, trong buổi họp báo trực tuyến, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay chống dịch. Tuy nhiên, lời kêu gọi của ông lọt thỏm giữa những rối ren mà các quốc gia đối mặt. Trước đó một ngày, sáu nước – Ghana, Indonesia, Liechtenstein, Na Uy, Singapore, và Thụy Sĩ – ủng hộ một nghị quyết Đại hội đồng UN kêu gọi “tăng cường hợp tác quốc tế để khống chế và đánh gục” coronavirus (nhân dịp này, Nga tranh thủ đưa ra một nghị quyết kêu gọi chấm dứt tất cả các cuộc cấm vận và không cần thông qua UNSC; “sáng kiến” này bị bác). Tuy nhiên, nghị quyết Đại hội đồng thường có tính hình thức (so với các nghị quyết UNSC vốn đưa ra cụ thể chương trình hành động) và do vậy nó gần như cũng không mang lại giá trị gì. Thật ra không phải đến bây giờ UN mới rơi vào tình trạng khủng hoảng. Từ thời Bill Clinton đến George W. Bush, UN đã dính hết scandal này đến scandal khác. Năm 2004, thượng nghị sĩ Mỹ Norm Coleman từng viết trên Wall Street Journal, yêu cầu Tổng thư ký Kofi Annan từ chức, sau khi xảy ra vụ con trai ông Kofi – Kojo Annan – bị cáo buộc tham nhũng liên quan Chương trình đổi dầu lấy lương thực Iraq. Vụ tai tiếng này không chỉ dính dáng con trai ông Kofi Annan mà còn cả người nhà cựu Tổng thư ký UN Boutros Boutros-Ghali. Đó là chưa kể nhiều vụ cáo buộc quấy rối tình dục của lực lượng Mũ Nồi Xanh UN. Vấn đề UN ngày càng cho thấy rõ rằng, bất luận cơ chế quốc tế nào cũng cần điều chỉnh, đặc biệt cấu trúc. Nếu không thay đổi cấu trúc, khó có thể thay đổi đường lối hành động. Trong thực tế, việc cải tổ UN đã được đề cập không biết bao nhiêu lần nhưng vẫn ì ạch dậm chân tại chỗ. Phác thảo kế hoạch cải tổ từng đệ trình lên Kofi Annan đầu tháng 12-2005, chủ yếu với ý tưởng ủng hộ mở rộng UNSC. Công thức năm quốc gia thường trực UNSC – kiểu mẫu sắp xếp trật tự thế giới thời hậu Thế chiến thứ hai – đã trở nên lạc hậu, khi Đức lẫn Nhật không còn là mối đe dọa cho an ninh toàn cầu, mà ngược lại, họ là một phần của xương sống kinh tế thế giới. Trong khi đó, khái niệm quyền lực cũng đã chuyển dịch. Cần nhắc lại, lần mở rộng UNSC “gần đây nhất” là năm 1963 (từ 11 lên 15 thành viên). Trung Quốc là nước phản đối gay gắt nhất việc cải tổ-mở rộng UNSC vì nếu điều này được thực hiện, Nhật gần như chắc chắn được bầu vào vị trí thành viên thường trực. Tháng 4-2005, khi cuộc thảo luận mở rộng UNSC trở thành đề tài nóng, hàng chục ngàn người Trung Quốc đã được kích động và giật dây để tràn xuống đường tại nhiều thành phố lớn nước này, thể hiện “sự bất bình” bằng cách chửi bới và ném đá vào văn phòng các cơ quan ngoại giao Nhật và sau đó còn đập phá nhà hàng Nhật! Từ đó đến nay, Trung Quốc không chỉ “ném đá” mà còn “giấu tay” trong việc khống chế và khuynh loát UN. Nếu vấn đề cải tổ còn chưa thực hiện, UN sẽ trở thành một hình nộm không hơn không kém. Mạnh Kim  
......

Bức ảnh biểu tượng của tình yêu và hy vọng

Nicole Hubbard - AP Ngoc Duc Nguyen| Sau ca phẫu thuật vào một buổi sáng đầy căng thẳng, Ben Cayer và Mindy Brock nhìn nhau say đắm. Quần áo, găng tay, khẩu trang và màn kính bảo hộ không ngăn được họ trao gửi ánh mắt nồng nàn cho nhau. Một người đồng nghiệp của họ đã ghi được hình ảnh đáng quý này, trong một hoàn cảnh mà ít ai ngờ đến. Đôi vợ chồng y tá gây mê này đang làm một công việc được coi là nguy hiểm nhất trong mùa dịch coronavirus. Đó là lắp đặt ống thở cho những bệnh nhân trước khi phẫu thuật. Họ sống ở Florida (Hoa Kỳ) và khi dịch bệnh bùng nổ, họ tình nguyện vào "nhóm đường thở" mới được thành lập ở Bệnh viện Đa khoa Tampa. Đây là "đội cảm tử" của bệnh viện. Vì khi đưa ống vào miệng và sâu xuống đường thở của bệnh nhân, y tá buộc phải tiếp xúc gần với người bệnh. Virus dễ dàng lây lan cho những người làm công việc này, mặc dù họ mặc đồ bảo hộ ở mức an toàn cao nhất. Sự căng thẳng của công việc đôi khi làm cho vợ chồng cãi nhau. Ben Cayer và Mindy Brock không ngoại lệ. Vào buổi sáng ngày 30/3, ngày bức ảnh nói trên được ghi lại, hai vợ chồng cãi nhau vì chuyện không đâu. Chiều nay ai rửa chén, nên nghe đài radio nào. Nhưng, khi lao vào công việc đầy căng thẳng và khi có những phút giải lao, họ lại thấy yêu nhau hơn bao giờ hết. Khi họ ôm nhau để trao cho nhau ánh mắt nồng nàn, bà Nicole Hubbard, đồng nghiệp và là y tá trưởng, đã nhanh tay ghi lai giây phút cảm động này. Bức ảnh nhanh chóng được chia sẻ trên mạng và truyền cảm hứng cho nhiều người ở Mỹ. Anh Ben Cayer nói "bây giờ ai cũng bàn về bức ảnh đó". Vì "chúng tôi đều đang trải qua cùng một tình huống. Bức ảnh chính là biểu tượng của tình yêu và hy vọng". Brock, vợ anh Ben Cayer, nói thêm "Điều quan trọng là chúng tôi luôn bên nhau, cùng gánh vác chung công việc và lúc nào cũng hỗ trợ lẫn nhau. Điều đó không chỉ đúng cho Ben và tôi, mà còn cho cả nhân loại trong lúc này". Brock nói rất đúng. Nhân loại cần nương tựa nhau, đoàn kết nhau trong lúc này để chống kẻ thù chung là Coronavirus. Nguồn : https://time.com/5821602/married-nurses-coronavirus-photo/  
......

Khóc Rolin Ware

Nguyễn Ngọc Đức - Fb Ngoc Duc Nguyen| Sáng ngày 8/10/2010, một người da trắng đến gỏ cửa nhà tù Thanh Hóa, để yêu cầu được thăm một tù nhân lương tâm Việt Nam đang bị bệnh nặng. Ông đã cố gắng vượt hàng ngàn km đường hàng không và mấy trăm cây số đường bộ để đến nhà tù này. Ông muốn bày tỏ nghĩa cử của một người đang đau xót trước nổi đau của các tù nhân lương tâm Việt Nam. Người đó là Rolin Wavre, một người Thụy Sĩ, một người bạn của nhiều người Việt Nam và có thể nói là một người bạn của dân tộc Việt Nam. Anh vừa vĩnh viễn ra đi vào ngày 17/4/2020. Năm 2010, Rolin đi Việt Nam để thăm một số gia đình tù nhân lương tâm, lúc anh đang làm cho tổ chức Hồng Thập Tự Quốc Tế. Năm 2015, ông được bầu làm chủ tịch COSUNAM (Comité Suisse-Vietnam - Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam). Trong thông điệp nhậm chức tháng 5/2015, Rolin nhắc đến chuyến đi Việt Nam : "Sau 17 năm làm đại diện và trưởng phái đoàn của Hồng Thập Tự Quốc Tế (CICR) ở nước ngoài, tôi nhận thức rõ là các guồng máy chà đạp nhân quyền luôn luôn dẫn đến một chế độ phi dân chủ. Vì vậy năm 2010, tôi đã đến Hà Nội để gặp gỡ những người bất đồng chính kiến và cố gắng đi thăm một tù nhân lương tâm. Ấn tượng sâu sắc của tôi trong chuyến đi đó là đã có cơ hội tham gia một cuộc biểu tình của những người dân chủ ngay tại trung tâm thành phố". Cuộc biểu tình mà Rolin đề cập là sự xuất hiện công khai ngày 10/10/2010 của anh em Việt Tân ở vườn hoa Lý Thái Tổ, để phổ biến lời kêu gọi "Vì Ngàn Năm Thăng Long, Chống Hiểm Hoạ Bắc Triều". Một cách tình cờ, Rolin có mặt và đã chứng kiến từ đầu đến cuối. Năm 2018, Rolin Wavre rất xúc động khi gặp lại anh Đặng Xuân Diệu, một trong những người đã tổ chức sinh hoạt hiếm có này. Ông Rolin Wavre tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội hôm 9/10/2010. Ảnh: Tư liệu Việt Tân Rolin Wavre cũng là một trong những người đã tiếp tay soạn thảo và phổ biến tập tài liệu "Shadow Report". Đây là một tài liệu chi tiết về sự bạo hành của guồng máy công an trị tại Việt Nam. Tài liệu thu thập các cuộc bạo hành, tra tấn, bắt cóc, giết người của công an Việt Nam từ năm 2007 đến 2018. Tài liệu này đã được trao cho Ủy Ban Nhân Quyền LHQ, Liên Hiệp Âu Châu và nhiều tổ chức NGO quốc tế. Hình: Dân biểu Geneve, ông Rolin Wavre (phải) thuộc COSUNAM tiếp chuyện cùng ông Yadh Ben Achour, thành viên Ủy Ban Nhân Quyền LHQ trong cuộc điều trần, trước ủy ban nầy trong khuôn khổ UPR, của phái đoàn CSVN do Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp dẫn đầu hôm 11/3/2019 tại Geneva. Ảnh: Ủy Ban COSUNAM Ở Thụy Sĩ, hầu như người Việt Nam nào cũng biết Rolin Wavre. Vì có sinh hoạt quan trọng nào của chúng ta mà anh vắng mặt đâu ? Ngày Tết cổ truyền, ngày 30 tháng 4, các cuộc kiểm định nhân quyền, các cuộc biểu tình đòi dân chủ,... hình như đều có bóng dáng của Rolin Wavre. Và hình như, cũng không ai phân biệt anh là da trắng hay da vàng. Vì anh ăn các món ăn Việt Nam như người Việt Nam. Anh vui như chúng ta khi Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Thị Nga,... được tự do. Anh phẫn nộ, như chúng ta phẫn nộ, khi Lê Đình Lượng, Nguyễn Năng Tĩnh, Nguyễn Văn Hóa,... bị kết án. Trong những ngày tới, chúng ta sẽ không còn thấy bóng người cao cao của Rolin Wavre trong các sinh hoạt ở Thuy Sĩ. Chúng ta sẽ không còn nghe giọng nói hùng hồn của anh trong các cuộc hội thảo quốc tế để trình bày về hiện trạng đàn áp nhân quyền ở Việt Nam. Anh đã vĩnh viễn ra đi, trong sự đau buồn của người thân và bạn bè. Khóc Rolin Wavre. Khóc cho COSUNAM mất đi một người chủ tịch đáng kính trọng. Khóc cho cộng đồng người Việt tại Thụy Sĩ mất đi một người bạn quý. Khóc cho dân tộc ta mất đi một người hỗ trợ hết mình cho cuộc tranh đấu vì dân chủ và nhân quyền. Nguyễn Ngọc Đức  
......

Mỹ thu hồi giúp Malaysia 300 triệu USD ngân quỹ bị tham nhũng

Ông Najib Razak (áo vest xanh) trình diện tại trụ sở Ủy ban chống tham nhũng Malaysia  Bộ Tư pháp Mỹ thông báo đã gửi lại cho Malaysia 300 triệu USD bị đánh cắp trong vụ bê bối tham nhũng, rút ruột quỹ đầu tư nhà nước 1MDB và rửa tiền thông qua hệ thống tài chính toàn cầu. Các điều tra viên Mỹ cho biết đây chỉ là phần nhỏ trong tổng số tiền hơn 4,5 tỉ USD đã bị rút ruột từ quỹ đầu tư nhà nước 1MDB của Malaysia, theo AFP. Cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak cùng những người thân tín và doanh nhân trẻ Low Taek Jho (còn được gọi là Jho Low) bị cáo buộc đứng sau vụ bê bối 1MDB. Theo các điều tra viên Mỹ, trong giai đoạn 2009-2015, các quan chức cấp cao Malaysia quản lý quỹ 1MDB và Jho Low đã cấu kết rút ra hàng tỉ USD từ 1MDB. Sau đó, Low dùng số tiền trộm được mua những căn hộ cao cấp, bức danh họa, đầu tư vào các bộ phim Hollywood… Bộ Tư pháp Mỹ đã tịch thu phần lớn tài sản của Low và từng bước gửi lại cho Malaysia. Đến nay, Mỹ đã giúp Malaysia thu hồi tổng cộng hơn 1 tỉ USD tiền và tài sản bị mất trong vụ bê bối 1MDB, theo thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ. "Việc gửi lại số tiền bị đánh cắp cho nhân dân Malaysia là kết quả từ nỗ lực không mệt mỏi của các công tố viên và đặc vụ liên bang Mỹ”, công tố viên Nick Hanna cho biết. Ông Najib lúc còn giữ chức Thủ tướng đã thiết lập quỹ 1MDB hồi năm 2009 để thúc đẩy phát triển kinh tế. Quỹ 1MDB chủ yếu dựa vào các khoản vay để tài trợ cho những dự án đầu tư, phát triển kinh tế và được giám sát bởi các quan chức cấp cao của chính phủ Malaysia. Cựu thủ tướng Najib đang phải hầu tòa ở Malaysia với nhiều cáo buộc khác nhau, bao gồm tham nhũng và sai phạm trong quản lý quỹ 1MDB.
......

Báo Bild Đức: "Tập Cận Bình gây nguy hiểm cho thế giới"

Hình: Internet von: Julian Reichelt veröffentlicht am 16.04.2020 - 22:49 Uhr Lãnh đạo báo Bild gửi thư ngỏ đến Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Kính gửi ông chủ tịch Tập Cận Bình, tòa đại sứ của ông ở Bá-Linh đã gửi cho tôi một bức thư ngỏ vì chúng tôi đã đặt câu hỏi trong tờ báo BILD rằng, Trung Quốc có phải nên bồi thường những thiệt hại kinh tế khổng lồ mà vi khuẩn Corona hiện đang gây ra trên toàn thế giới. Tòa đại sứ của ông cho đó là "thâm độc" và quy trách tôi "khiêu khích ngọn lửa chủ nghĩa quốc gia". Xin ông hãy để tôi trình bày một vài điều về việc này. 1. Ông cai trị bằng kiểm soát toàn diện. Không có sự kiểm soát toàn diện này ông đã không trở thành tổng thống. Ông có thể kiểm sóat mọi thứ, mọi công dân của ông, nhưng ông từ chối kiểm soát các thị trường động vật có nguy cơ bịnh dịch cao ở nước ông. Bất kỳ tờ báo hay trang-nhà nào có khả năng phê phán đều bị ông đóng cửa, nhưng ông lại không dẹp những gian hàng bán súp dơi. Ông không chỉ kiểm soát toàn diện người dân của ông, mà ông lại còn gây nguy hiểm cho họ - và cho cả thế giới. 2. Kiểm soát toàn diện dẫn đến mất tự do. Ai không được tự do thì không sáng tạo được. Ai không có sáng kiến thì người đó cũng không phát minh được gì. Đó là lý do tại sao ông đã biến đất nước của mình trở thành nhà vô địch thế giới về trộm cắp tài sản trí tuệ. Trung Quốc làm giàu cho chính mình bằng những phát minh của người khác thay vì tự phát minh. Nguyên do là ông không để những người trẻ tuổi ở đất nước ông suy nghĩ thoải mái. Cú đánh xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc mà không ai muốn, nhưng đã đi khắp thế giới, đó là Corona. 3. Lúc ông, chính phủ của ông và các nhà khoa học của ông đã phải biết từ lâu rằng corona được truyền từ người sang người, ông đã để thế giới trong bóng tối về vụ việc. Các chuyên gia hàng đầu của ông đã không trả lời điện thoại, không trả lời email khi các nhà nghiên cứu phương Tây muốn biết chuyện gì đang xảy ra ở Vũ Hán. Ông là một người theo chủ nghĩa quốc gia quá tự cao nên đã không dám nói sự thật, mà ông cảm thấy sự thật này là một nhục nhã cho quốc gia. 4. Tờ báo Washington Post đưa tin rằng các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán đã nghiên cứu vi khuẩn corona trong con dơi mà lại không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn cao nhất. Tại sao phòng thí nghiệm các chất độc hại của ông không được canh giữ như những nhà giam của ông cho những tù nhân chính trị ? Ông có ý định muốn giải thích điều này với những góa phụ đau buồn, con gái, con trai, chồng, cha mẹ của những nạn nhân Corona trên khắp thế giới không? 5. Ở đất nước của ông người ta đã thì thầm về ông. Quyền lực của ông đang vỡ vụn. Ông đã tạo ra một Trung Quốc mịt mờ và bưng bít, một quốc gia vô nhân đạo kiểm soát toàn diện người dân, mà bây giờ trở thành tên gọi của một nơi gây lan tràn thứ bệnh dịch chết người. Đây là di sản chính trị của ông. Tòa đại sứ của ông viết cho tôi rằng, tôi đã không đáp ứng được "tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc chúng ta". Tôi phỏng đoán, ông coi là "tình hữu nghị" khi ông gửi một cách rộng lượng các mặt nạ đi khắp thế giới. Tôi không gọi đó là tình hữu nghị song là chủ nghĩa đế quốc mỉm cười khinh bỉ. Ông muốn làm cho Trung Quốc mạnh thêm  bằng dùng một bệnh dịch xuất phát từ Trung Quốc. Tôi không nghĩ rằng, qua đó ông còn có thể cứu vãn được quyền lực của ông. Tôi tin rằng, trong ngắn hay dài hạn gì vi khuẩn Corona sẽ là đồng nghĩa với sự kết thúc đời chính trị của ông. Julian Reichelt, Bildzeitung Dịch sang tiếng Việt: Trịnh Đỗ Tôn Vinh Nguồn: BILD-Chef schreibt an Chinas Staatschef „Sie gefährden die ganze Welt“ https://www.bild.de/politik/ausland/politik-ausland/corona-krise-bild-chef-schreibt-an-chinas-staatschef-70087876.bild.html
......

Nước Đức từ từ mở lại cuộc sống công cộng

Theo thông cáo của Thủ Tướng Angela Merkel hôm nay 15/4/2020, các quy định giãn cách xã hội để chống dịch trong 4 tuần qua đã đem lại thành quả giữa kỳ: Tốc độ lây nhiễm đã giảm nhiều và các bệnh viện đã không bị quá tải. Nay chính phủ Liên bang và các tiểu bang đã đưa ra một số biện pháp và lịch trình nhằm từng bước mở lại cuộc sống công cộng. Sau đây là các quyết định chính của Berlin. Xin tóm tắt lại sau đây để cùng theo dõi: Duy trì các quy tắc giãn cách xã hội đến 03.05: Giữ khoảng cách 1,5m nơi công cộng, giảm các tiếp xúc xã hội, không được phép sinh hoạt nơi công cộng trên 2 người. Khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang khi đi chợ hay đi xe công cộng. Các trường học sẽ mở lại từng bước từ 04.05: Đầu tiên là các lớp sắp thi ra trường (trung học, tiểu học), sau đó các lớp khác. Các đại học được mở các kỳ thì. Thư viện mở cửa lại. Các nhà thờ và đền chùa còn phải đóng cửa. Các sự kiện lớn không đưọc phép tổ chức cho tới 31.08. Các tiệm buôn bán lẻ dưới 800m2, cũng như thư viện, tiệm sách, tiệm bán xe hơi hay xe đạp sẽ được mở cửa lại từ 20.04. Các tiệm hớt tóc được mở lại từ ngày 04.05, nhưng phải giữ các quy tắc vệ sinh, bảo hộ. Dân chúng chưa nên đi du lịch, thăm viếng nhau. Các thành phần nguy cơ cao, đặc biệt các viện dưỡng lão phải tiếp tục được bảo vệ. Nguồn: https://www.bundesregierung.de/breg-de
......

Thao túng các tổ chức quốc tế, Trung Quốc phá hoại thế giới như thế nào?

Manh Kim| Không chỉ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trở thành “đồng phạm” Trung Quốc (cách nói của Hinnerk Feldwisch-Drentrup trên Foreign Policy 2-4-2020), một số tổ chức quốc tế khác thuộc Liên Hiệp Quốc (UN) cũng đang trở thành “sân sau” của Bắc Kinh. Và không riêng Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus mới trở thành “con tin”, ngay cả Tổng thư ký UN António Guterres dường như cũng bị Bắc Kinh “kề dao vào cổ”. Bốn trong 15 cơ quan đặc biệt thuộc UN đang nằm dưới sự điều hành của người Trung Quốc: Tổ chức Nông Lương (FAO), Liên đoàn viễn thông quốc tế (ITU), Tổ chức phát triển công nghiệp LHQ (UNIDP) và Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Với đóng góp 12% ngân sách cho UN (so với 8,5% của Nhật), nhiều thứ hai thế giới, Bắc Kinh đang dùng ảnh hưởng tăng dần để thực hiện các mưu đồ địa chính trị dưới danh nghĩa những mục tiêu phát triển bền vững. Từ năm 2007 đến nay, vị trí phó tổng thư ký Cơ quan các vấn đề xã hội và kinh tế LHQ (DESA) luôn thuộc về người Trung Quốc, giúp Bắc Kinh lèo lái được các chương trình phát triển dưới lá cờ UN nhưng thực chất phục vụ lợi ích quốc gia họ, chẳng hạn chương trình Sáng kiến Vành đai-Con đường (BRI). Thậm chí Tổng thư ký UN António Guterres, tại Diễn đàn Vành đai-Con đường tổ chức năm 2017, cũng nói rằng hệ thống UN luôn sẵn sàng cùng Bắc Kinh đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (The Diplomat 9-4-2020). Vấn đề là ai được gì cho những dự án “phát triển bền vững” này. Không khó để có thể thấy: việc xây Đặc khu kinh tế Kyaukphyu (Myanmar) cùng với cảng nước sâu của nó trong khuôn khổ “phát triển bền vững của thế giới” sẽ giúp Trung Quốc dễ dàng thông ra Ấn Độ Dương mà không cần đi ngang eo biển Malacca. Việc dỡ hàng tại cảng nước sâu này, đặc biệt dầu thô từ Trung Đông, và đưa đến Côn Minh bằng hỏa xa, giúp Trung Quốc bảo đảm yếu tố an ninh năng lượng trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Một trong những hệ quả đặc biệt tai hại từ sự thao túng của Bắc Kinh là vấn đề nhân quyền thế giới không còn là nghị sự quan trọng. Trung Quốc đã gây sức ép để hạn chế sự tham dự các tổ chức nhân quyền tại những sự kiện lớn của UN. Dolkun Isa, chủ tịch Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới, đã bị cản trở dự Diễn đàn thường trực UN về các vấn đề cộng đồng người bản địa. Cách đây hai năm (dẫn từ Foreign Policy 26-3-2018), Tổng thư ký UN António Guterres đã lẳng lặng xóa sổ một văn phòng đặc trách nhân quyền, vài tháng sau khi Trung Quốc (cùng Nga cũng như một số nước vốn không thiện cảm với các sứ mạng nhân quyền LHQ) tung ra chiến dịch vận động ủy ban ngân sách UN ngưng cung cấp tài chính cho văn phòng trên (thành lập năm 2014). Cần nhắc lại, trong thời gian Meng Hongwei (Mạnh Hoành Vĩ) ngồi ghế chủ tịch tổ chức Cảnh sát Quốc tế-Interpol (2016-2018), Bắc Kinh đã sử dụng hệ thống “cảnh báo đỏ” của Interpol để truy lùng những “kẻ thù chính trị” của Trung Quốc trốn ở nước ngoài (tháng 1-2020, họ Mạnh bị chính quyền Trung Quốc xử 13 năm-6 tháng tù tội nhận hối lộ)… Mua chuộc là thủ đoạn quen thuộc trong chiến lược thao túng các tổ chức quốc tế của Trung Quốc. Tháng 2-2019, bốn tháng trước cuộc bầu cử tổng giám đốc Tổ chức Nông Lương (FAO), viên chức ngoại giao cấp cao Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) bay sang Cameroon và tuyên bố Bắc Kinh sẽ xóa khoản nợ 78,4 triệu USD. Ngay tháng sau, ứng cử viên ghế tổng giám đốc FAO, Medi Moungui, người Cameroon, được hậu thuẫn mạnh của Liên đoàn châu Phi, đột ngột rút khỏi cuộc đua. Trung Quốc còn dọa ngưng xuất cảng đến một số nước Nam Mỹ, trong đó có Argentina, Brazil, và Uruguay; nếu họ không ủng hộ ứng cử viên Trung Quốc. Trước cuộc bỏ phiếu, khi nghe tin đồn Trung Quốc yêu cầu quốc gia nào ủng hộ “gà” của Bắc Kinh phải chụp hình lá phiếu để chứng minh rằng họ có bầu cho Trung Quốc, phái đoàn ngoại giao Mỹ và châu Âu đề nghị cấm dùng điện thoại di động và khu vực bỏ phiếu phải có sự giám sát của lực lượng an ninh UN. Tuy nhiên, với hậu thuẫn Iran cũng như một số nước khác, Trung Quốc phản đối đề nghị trên. Cuối cùng, một thỏa hiệp được đưa ra: điện thoại di động bị “cấm” nhưng… chẳng có ràng buộc nào để thực hiện việc này! Cuối cùng, kết quả, Quật Đông Ngọc (Qu Dongyu) trở thành người Trung Quốc đầu tiên ngồi vị trí lãnh đạo FAO. Tại sao FAO quan trọng đối với Trung Quốc? Kiểm soát được kho lương chẳng khác gì nắm được bao tử kẻ khác. Câu hỏi rằng FAO – dưới lá cờ Trung Quốc, sẽ giúp thế giới xóa đói nghèo hay nuôi những tham vọng chính trị Bắc Kinh – không lâu sau đã có câu trả lời, khi FAO không ngần ngại ủng hộ các chương trình “xóa đói giảm nghèo” tại những quốc gia “đàn em” Trung Quốc. Một trong những cơ quan mà vài năm gần đây Trung Quốc vận động để giành ghế tổng giám đốc là UNESCO (Tổ chức văn hóa-khoa học-giáo dục LHQ). Năm 2011, sau khi Mỹ cắt 80 triệu USD, khoảng 22% ngân sách UNESCO, Trung Quốc đã nhanh chóng nhảy vào, trong đó có 8 triệu USD cho các chương trình đào tạo giáo viên ở tám nước châu Phi; các công ty Trung Quốc cũng góp hơn 15 triệu USD cho UNESCO; chưa kể 5 triệu USD cho việc tái bản tạp chí The Courier. Từ khi được hỗ trợ tài chính từ Trung Quốc, UNESCO bắt đầu có những chương trình tôn vinh văn hóa Trung Hoa; trong khi chuyên san The Courier trở thành nơi Trung Quốc quảng bá quyền lực mềm. Trợ lý cho bà Tổng giám đốc Audrey Azoulay (người Pháp) hiện là một người Trung Quốc: ông Đường Kiền (Qian Tang). Nhiều năm hoặc nhiều thập niên nữa, khi tìm hiểu về trận đại dịch 2020, những thế hệ sau sẽ biết gì và hiểu gì khi mà Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch tuyên truyền vu vạ “gắp lửa bỏ tay người” để “phi tang chứng cứ Vũ Hán”, khi mà một tổ chức y tế thế giới như WHO đang gián tiếp giúp Trung Quốc viết lại lịch sử bằng cách bóp méo sự thật?... Những tổ chức quốc tế được mặc định là nơi gìn giữ và duy trì những giá trị nhân loại bây giờ trở nên ít quan tâm hơn về nhân quyền và ít minh bạch hơn về hoạt động. Họ ngày càng giống như những kẻ tòng phạm. Khi “cài cắm” người vào hàng lang quyền lực quốc tế, Trung Quốc cũng đồng thời đưa “đặc tính Trung Quốc” vào nguyên tắc làm việc của các tổ chức này, dẫn đến hậu quả là những luật lệ và thiết chế tạo nên nền tảng thế giới dân chủ ngày càng bị lung lay. Không chỉ suy yếu, nó thậm chí được thay thế bằng lối hành xử không khác mấy so với cách thức cai trị mà Trung Quốc áp đặt lên đất nước họ. Để Trung Quốc tiếp tục thao túng các tổ chức thế giới chẳng khác gì “nuôi” một hiểm họa đối với tương lai toàn cầu. Điều đó chỉ có thể chặn lại khi thế giới nói chung và các cường quốc nói riêng không lùi vào hậu trường và nhường khoảng trống sân khấu cho Trung Quốc. Chưa bao giờ mà “vấn đề Trung Quốc” đáng được chú ý bằng lúc này, đặc biệt đối với chính giới Mỹ. Ngày 19-9-2019, thượng nghị sĩ Mỹ Todd Young (Cộng hòa) đã đưa ra dự luật với nội dung yêu cầu giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ phải báo cáo Quốc hội về mục đích, tầm mức và cách thức mà Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng lên các tổ chức quốc tế. Dự luật Todd Young được ủng hộ của thượng nghị sĩ Jeff Merkley (Dân chủ). Chưa bao giờ mà thế giới cần tái cấu trúc những thể chế cũ kỹ để lấy lại chỗ đứng cho những giá trị xứng đáng hơn đang bị mai một. Chưa bao giờ, bằng lúc này, mà thế giới cần cân đo lại những lợi ích quốc gia với những giá trị công bằng và nhân bản cho nhân loại thế hệ ngày sau.  
......

Hoa Kỳ chính thức ngưng tài trợ cho tổ chức WHO

......

Thế giới hôm nay: 13/04/2020

Thủ Tướng Anh Boris Johnson The Economist Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy - nghiencuuquocte.org| OPEC và các đồng minh phê duyệt thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu gần 10 triệu thùng mỗi ngày (tức khoảng một phần mười tất cả nguồn cung toàn cầu). Giá dầu đã giảm từ hơn 60 đô la xuống mức thấp nhất là 20 đô la do nhu cầu giảm vì covid-19 lây lan. Dự thảo thỏa thuận được Mỹ, Nga và Ả Rập Xê Út chấp thuận, mặc dù Mexico gây ra hỗn loạn vào phút cuối khi đe dọa sẽ phủ quyết. Số ca tử vong vì covid-19 tại các bệnh viện Anh đã vượt quá 10.000 người. Boris Johnson, lãnh đạo chính trị cao cấp nhất của thế giới bị mắc bệnh, vừa được Bệnh viện St Thomas ở London cho xuất viện, nơi ông trải qua ba đêm hồi sức tích cực. Thủ tướng nói trong một thông điệp video rằng “mọi sự có thể đã khác” đối với ông. Ông sẽ không lập tức trở lại làm việc, theo yêu cầu của bác sĩ. Chính phủ Israel đóng cửa các khu dân cư Chính thống giáo cực đoan ở Jerusalem để ngăn chặn sự lây lan của covid-19. Cho đến nay, Israel ghi nhận 10.878 trường hợp nhiễm và 103 ca tử vong. Cộng đồng dân Do Thái theo Chính thống giáo cực đoan đã trở thành tâm dịch ở nước này. Trong khi đó, các cuộc đàm phán thành lập một liên minh cầm quyền mới đã phải dừng lại, làm tăng khả năng sẽ lại có một cuộc bầu cử khác vào mùa hè. Chính phủ Đài Loan phản đối một hạm đội hải quân Trung Quốc, dẫn đầu là tàu sân bay Liêu Ninh, vừa đi qua bờ biển phía đông và phía nam hòn đảo. Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ. Tàu Liêu Ninh là tàu sân bay duy nhất hoạt động trong khu vực, sau khi các thủy thủ trên hai con tàu Mỹ bị covid-19 tấn công. Hai người chết vì Ebola tại Cộng hòa Dân chủ Congo, làm tiêu tan hy vọng rằng đất nước này có thể tuyên bố hết dịch vào Chủ nhật Phục sinh. Ít nhất 2.276 người đã chết trong đợt bùng phát dịch bắt đầu từ 20 tháng trước. Quốc gia nghèo và có chính quyền tồi tệ này cũng đang phải chiến đấu chống lại sự lây lan của covid-19. Trong một thông điệp Phục sinh trước Nhà thờ Thánh Peter hầu như trống rỗng ở Rome, Đức Giáo hoàng Francis đã kêu gọi đoàn kết toàn cầu để chống lại covid-19. Lần đầu tiên Vatican phải phát trực tuyến các buổi lễ Tuần Thánh, trong nỗ lực ngăn chặn xuất hiện ca nhiễm mới trong thành phố. Báo Anh Mail on Sunday đưa tin Julian Assange đã có hai đứa con trong thời gian ẩn náu tại đại sứ quán Ecuador ở London để trốn dẫn độ về Thụy Điển. Ông và Stella Morris, luật sư người Nam Phi đại diện cho ông, có hai đứa con dưới ba tuổi. Assange hiện đang ở trong một nhà tù Anh, cố gắng tránh bị dẫn độ sang Mỹ về tội danh hack máy tính và gián điệp. TIÊU ĐIỂM Covid-19 vẫn hoành hành ở New York Thành phố New York đã chôn cất người nghèo và người không thân nhân trên đảo Hart suốt từ năm 1869. Đoạn phim lạnh lẽo cho thấy những ngôi mộ tập thể cho các nạn nhân covid-19 ở đây đã được phát trên khắp thế giới. Bất chấp nhiều nhà xác tạm thời được xây mới và xe tải đông lạnh được sử dụng, thành phố vẫn không đủ chỗ quản xác người chết. Số người chết tiếp tục tăng. Thứ Bảy vừa rồi là ngày thứ sáu liên tiếp ghi nhận hơn 700 người chết ở bang này. Ít nhất 9.385 người New York đã chết vì căn bệnh này. Nhưng có dấu hiệu hy vọng. Cuối tuần qua, thống đốc bang New York Andrew Cuomo nói rằng dịch có thể đang qua đỉnh. Số người nhập viện hằng ngày đang ổn định. Yêu cầu ở nhà trên toàn tiểu bang có hiệu lực cho đến ngày 29 tháng 4. Song ít ai tin rằng thành phố không bao giờ ngủ sẽ thức dậy vào ngày hôm đó. Israel có thể bế tắc chính trị lần thứ tư liên tiếp Trong sáu tuần qua, Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu và đối thủ chính của ông, Benny Gantz, dường như đã đứng trước cơ hội thành lập được một chính phủ mới. Họ đang ở thế chuẩn bị ký một thỏa thuận liên minh, song các cuộc đàm phán đã bị đổ vỡ. Thỏa thuận này, vốn đã được đồng thuận về nguyên tắc, bị hủy bỏ do không có đảm bảo rằng ông Netanyahu, người đang đối mặt với cáo buộc hình sự, sẽ không can thiệp vào hệ thống pháp luật và tư pháp trong thời gian đó. Hôm qua, Tổng thống Reuven Rivlin từ chối cho thêm thời gian và tuyên bố sẽ không gia hạn ủy quyền cho ông Gantz để thành lập chính phủ, và cũng không trao nó cho ông Netanyahu. Nếu họ không hóa giải được tình trạng bế tắc trong vòng ba tuần, người Israel sẽ lại đi bầu cử vào mùa hè này, lần thứ tư trong vòng chưa đầy 18 tháng. Quyết định của Argentina về khoản nợ của mình Tuần này, Tổng thống Alberto Fernández sẽ quyết định có nên đưa ra lời đề nghị cuối cùng cho các chủ nợ nước ngoài về khoản nợ khổng lồ của Argentina hay không. Ngoài ra, ông có thể tìm cách trì hoãn đàm phán vì sự lây lan của covid-19. Ông Fernández đã gia hạn phong tỏa đất nước đến ngày 26 tháng 4. Nhưng giờ đây Argentina phải đối mặt với một đợt vỡ nợ khác, một sự lặp lại của lịch sử mà ông từng hứa sẽ không bao giờ xảy ra trong nhiệm kỳ của mình. Trong một nghị định vào ngày 5 tháng 4, chính phủ cho biết họ sẽ tạm ngừng thanh toán cho các chứng khoán định giá bằng ngoại tệ được phát hành ở thị trường nội địa trong thời gian còn lại của năm vì ưu tiên chống covid-19. Các cơ quan tín dụng đã ngay lập tức hạ tín nhiệm Argentina xuống mức “vỡ nợ một phần”. Bộ trưởng kinh tế Martin Guzmán có kế hoạch trả cho các chủ nợ quốc tế chưa tới một nửa khoản nợ 83 tỷ đô la. Nhưng chính phủ cũng đang xem xét viện dẫn một điều khoản “bất khả kháng”, với lý do đại dịch, hoãn mọi cuộc đàm phán và do đó tránh vỡ nợ trong tháng này. Điều tra dân số Bắc Macedonia bị trì hoãn Hôm nay người Macedonia lẽ ra đã biết kết quả bỏ phiếu của họ, song đại dịch covid-19 đã làm hoãn cuộc bầu cử. Tồi tệ hơn, cuộc bỏ phiếu sớm cũng làm trì hoãn cuộc điều tra dân số rất cần thiết của nước này. Lần điều tra cuối cùng là vào năm 2002. Phép tính cộng trừ số người chết và người được sinh ra tử kể từ đó cho thấy đất nước có dân số chính thức là 2,07 triệu người. Nhưng, giám đốc văn phòng thống kê Apostol Simovski nói rằng con số đó là không chính xác. Ông e ngại rằng con số thật là “không quá 1,5 triệu người” vì không ai biết có bao nhiêu người đã di cư kể từ năm 2002. Nếu đó là sự thật, và nhiều người nghĩ rằng ông quá bi quan, thì Bắc Macedonia đã mất một phần tư dân số kể từ khi độc lập vào năm 1991. Sự suy giảm như vậy quả là thảm khốc, nhưng hy vọng rằng tất cả sẽ được công bố khi điều tra dân số được tổ chức trong vòng một năm tới. Cho đến lúc đó, tất cả các số liệu thống kê dân số của đất nước vẫn hoàn toàn chưa chính xác. Congo chống cả dịch Ebola và Covid-19 Đầu tháng 3, một bệnh nhân đã khỏi Ebola được xuất viện từ một trung tâm điều trị ở Beni, miền đông Congo. Nhân viên y tế reo hò, nhảy múa, và ăn mừng. Đáng buồn thay, sự ăn mừng của họ là quá sớm. Chỉ hai ngày trước khi Congo chính thức được tuyên bố sạch dịch Ebola vào Chủ nhật Phục sinh, xác của một người đàn ông đã được xét nghiệm dương tính với căn bệnh này. Vụ bùng phát dịch bắt đầu từ 20 tháng trước đã giết chết ít nhất 2.276 người. Các quan chức y tế hiện đang truy tìm hơn 100 người tiếp xúc gần với anh ta nhưng không hiểu làm thế nào căn bệnh này được lây cho anh ta, người đã không tiếp xúc với bất cứ ai được biết là mắc bệnh Ebola. Điều này khiến Congo cùng một lúc vật lộn với hai cuộc khủng hoảng y tế; covid-19 cũng đang dần lây lan. Hiện có ít nhất 234 ca nhiễm được xác nhận. Nhưng các phòng xét nghiệm của đất nước chỉ có thể xử lý được khoảng 100 xét nghiệm mỗi ngày. Nhiều trường hợp khác có khả năng đã bị bỏ sót. The Economist    
......

Có một Trung Hoa hoàn toàn khác với Tàu cộng: Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan

Tịnh Nguyễn Thanh Hơn ba tháng qua, ‘đại dịch’ COVID-19 do Virus Vũ Hán-Virus Tàu gây ra, đã khiến cho toàn thế giới phải lâm vào cảnh khốn đốn, mọi hoạt động kinh tế xã hội trên toàn cầu hầu như hoàn toàn “tê liệt”, đình đốn... Và cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại! Cũng trong hơn ba tháng qua, toàn thế giới đã và đang có nhiều cơ hội hơn để nhìn thấy bộ mặt gớm ghiếc và sự độc ác tàn bạo của Tàu Cộng. Từ cách tổ chức chống dịch hết sức tàn độc và dã man đối với người dân của mình bị nhiễm dịch ở Vũ Hán vào thời điểm thành phố này bị ‘phong tỏa’, cho đến cách thức “bắt chẹt” hoặc “giở trò đểu” đối với các quốc gia hiện nay đang bị ‘đại dịch’ hoành hành nặng nề, mà rõ ràng nhất là đối với các nước ở châu Âu. Thông qua các chương trình mang tính “nhân đạo”nhằm hỗ trợ cho những quốc gia gặp khó khăn thiếu hụt thiết bị vật tư y tế vì dịch bịnh bùng phát quá nhanh, Tàu Cộng buộc các quốc gia đó phải chấp nhận những điều kiện kèm theo như phát triển mạng 5G từ Tàu Cộng, hoặc là bán với giá ‘cắt cổ’, trong khi những thứ thiết bị và vật tư y tế này là do chính các quốc gia này đã viện trợ cho Tàu Cộng vào thời điểm dịch chỉ bùng phát trong vùng lãnh thổ của Trung Quốc. Hoặc là hàng “viện trợ” một phần như các bộ kit xét nghiệm virus hoặc mặt nạ ( khẩu trang y tế ) thì trong đó thường là... có chứa Virus COVID-19! Không thể nói hết sự nham hiểm và độc ác trong các hành xử kiểu này từ Tàu Cộng? Nhưng may mắn là, cũng trong thời gian đó, cả thế giới lại có được cơ hội để nhìn thấy một Trung Hoa khác hẳn với Tàu Cộng-Trung Hoa cộng sản, một Trung Hoa đầy lòng trắc ẩn và tinh thần trách nhiệm cao cả đối với cộng đồng thế giới trong cơn ‘đại dịch’ COVID-19, đó là Trung Hoa Dân Quốc-Đài Loan, như tuyên bố vào ngày 15/01/2020 của bà Thái Anh Văn, Nữ Tổng Thống Đài Loan hiện nay. Nhằm thể hiện ý thức và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng thế giới trong cơn ‘đại dịch’ COVID-19, trong cuộc họp báo vừa được tổ chức mới đây, Nữ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn ( Tsai Ing-Wen ) đã công bố một ‘gói hỗ trợ’ trị giá lên tới 35 tỷ USD, sẽ được Đài Loan thực hiện nhằm góp phần giúp đỡ những quốc gia khác trên toàn cầu chống chọi với ‘đại dịch’ COVID-19. Đài Loan là một trong những vùng lãnh thổ thực hiện công tác phòng chống COVID-19 rất hữu hiệu, với chỉ 349 ca nhiễm và trong số đó chỉ có 5 ca tử vong. Cần hiểu thêm rằng, cũng như các nước Âu Mỹ, con số công bố của họ là hoàn toàn minh bạch và có tính xác thực. Chính vì vậy, trước tình hình nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới đang phải lao đao vì có quá nhiều người bị nhiễm và tử vong, Chính phủ Đài Loan-mà đứng đầu là Bà Tổng Thống Thái Anh Văn, đã phát động một chương trình mang tên ‘Đài Loan có thể giúp’ để vận động nhân dân Đài Loan chung tay quyên góp giúp đỡ các quốc gia khác. Phát biểu của Bà Thái Anh Văn trong cuộc họp báo có đoạn: “Trong mấy tháng vừa qua, chúng ta đã nhìn thấy nhiều hành động dũng cảm và sự hy sinh của các nhân viên y tế ở khắp nơi trên thế giới. Là công dân toàn cầu, chúng tôi nhận thấy có trách nhiệm phải mang đến cho họ sự hỗ trợ toàn diện của mình. Chúng ta cần thúc đẩy sự hợp tác, nghĩa là chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết và cùng nhau làm việc để tìm ra các phương pháp điều trị, cũng như các vaccine. Chúng tôi sẽ quyên góp các mặt nạ y tế còn thừa và từ các nguồn cung ứng khác cho các nước bạn bè cũng như các quốc gia khác bị ảnh hưởng nặng nề nhất của COVID-19. Những vật tư y tế này sẽ được chuyển đến cho các nhân viên y tế ở tuyến đầu, những người đang làm việc ngày đêm để cứu sống người bệnh”. Hưởng ứng mạnh mẽ sự phát động từ người đứng đầu Chính phủ, Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng đã tuyên bố: “Đài Loan thấy có trách nhiệm đứng trên tuyến đầu nhằm hỗ trợ những người khác. Đài Loan có thể giúp đỡ! Đó không chỉ là một khẩu hiệu, mà trên thực tế, Đài Loan có thể tạo ra sự khác biệt thực sự thông qua các hành động cụ thể." Được biết, cho đến thời điểm hiện nay, Đài Loan đã chuyển đến Hoa Kỳ và các nước châu Âu hàng chục triệu mặt nạ và nhiều loại thiết bị y tế khác, để hỗ trợ cho các đội ngũ y bác sĩ đang làm nhiệm vụ chống dịch tại các quốc gia này. Với những gì đã thể hiện trước cộng đồng thế giới, như một quốc gia đầy tinh thần trách nhiệm và nhân văn, Trung Hoa Dân Quốc-Đài Loan xứng đáng nhận được sự tôn trọng của cả thế giới và phải được nhìn nhận như là một quốc gia độc lập, bất chấp sự phản đối mang tính áp đặt nhân danh cái gọi là “một Trung Quốc” của Tàu Cộng suốt nhiều chục năm qua. https://www.intelligentliving.co/taiwan-35-billion-other-n…/  
......

Vì sao Đài Loan tiến tục tấn côngTổ chức Y tế Thế giới?

Nguyen Khanh|  Chính quyền Đài Loan, vừa đưa ra một tài liệu, mà nước này đã gửi đến Tổ chức Y tế Thế giới WHO từ vào tháng 12 năm ngoái, trong tài liệu này, Đài Loan cảnh báo về việc tin rằng có những chứng cứ về sự lây truyền virus bệnh cúm từ người sang người đang xảy ra ở Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhận được hồ sơ này, và lên tiếng vào hôm thứ Sáu 10/4/2020, rằng "rất quan ngại về thông tin của Đài Loan đã bị kềm giữ lại, không đến được với cộng đồng y tế toàn cầu". Bản lên tiếng này cũng chỉ trích WHO vì đã "chọn chính trị hơn là sức khỏe cộng đồng". Hãng tin AFP dẫn lời WHO, khi biện minh cho hành động này, nói là thông điệp mà họ nhận được từ Đài Loan không đề cập đến việc truyền bệnh từ người sang người. Chính quyền Đài Loan lập tức phản ứng, vào thứ Bảy. Trong nội dung đưa ra, Đài Loan nhấn mạnh "Các nguồn tin cho thấy, ít nhất bảy trường hợp viêm phổi không quen thuộc (atypical pneumonia) đã được báo cáo ở Vũ Hán, Trung Quốc". Hồ sơ này cũng cho biết trong khi các cơ quan y tế của Trung Quốc trả lời giới truyền thông rằng các trường hợp được cho là không phải là SARS, và các bệnh nhân này "đã được cách ly để điều trị". Bộ trưởng Y tế Đài Loan Chen Shih-chung còn nói bất kỳ chuyên gia y tế nào cũng phải biết tình trạng cách ly để chữa bệnh là như thế nào, và là chuyên môn y tế, thì phải đặt câu hỏi loại bệnh gì không có tên gọi mà phải cách ly. Hoa Kỳ đã lên tiếng cáo buộc Tổ chức Y tế Thế giới WHO là "tâm điểm của Trung Quốc", đồng thời nói khẳng định của Đài Loan, phù hợp với quan điểm của Hoa Kỳ về vấn đề này. (Theo NHK) https://tinyurl.com/rolqvuv  
......

Chính phủ Đài Loan yêu cầu ông Tổng Giám đốc WHO xin lỗi vì vu khống

Người dân Đài Loan tỏ thái độ với WHO. Ảnh: Quartz.com Uyên Vũ - saigonnhonews.com| Chính phủ Đài Loan yêu cầu Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phải xin lỗi vì ông đã vu khống Đài Loan đang “khuyến khích công kích cá nhân chống lại ông”. Bộ Ngoại Giao Đài Loan hôm thứ Năm, 9-4-2020, mạnh mẽ phản đối cáo buộc của ông Tổng Giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) là dung túng cho các cuộc công kích cá nhân có tính cách kỳ thị chủng tộc, xuất phát từ Đài Loan, và nhắm vào ông. Theo AFP, bà Joanne Ou phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Đài Loan, nói trong buổi họp báo ngày 9-4 rằng: “Chúng tôi chưa bao giờ khuyến khích công chúng công kích cá nhân chống lại ông Tedros hoặc đưa ra bất kỳ bình luận phân biệt chủng tộc nào”. “Chính phủ Đài Loan yêu cầu ông Tedros ngay lập tức giải thích và xin lỗi về hành động vu khống vô trách nhiệm như thế này”, bà Ou nói. Bộ Ngoại Giao Đài Loan cũng đưa ra bản thông cáo bày tỏ sự bất bình sâu sắc và rất lấy làm tiếc, đồng thời mạnh mẽ phản đối lời cáo buộc của người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới”. Bản thông cáo nói rằng Đài Loan “là một quốc gia rất văn minh, tiến bộ, và không bao giờ mở cuộc tấn công cá nhân nhắm vào tổng giám đốc WHO, chứ đừng nói gì đến lời lẽ kỳ thị chủng tộc”. Cũng theo bản thông cáo, 23 triệu dân Đài Loan trong thời gian qua đã bị Tổ chức Y tế Thế giới này “đối xử kỳ thị nặng nề” vì những lý do thuần túy chính trị. Thông điệp trên Twitter của bà Thái Anh Văn Tổng thống Đài Loan Bà Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong tuyên bố mới đây nhất trên trang Twitter cá nhân, cũng đưa ra lời phản đối mạnh mẽ tới Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau khi ông tố cáo Đài Loan tổ chức chiến dịch chống lại ông. Trong thông điệp này, bà Thái Anh Văn “phản đối mạnh mẽ” cáo buộc cho rằng Đài Loan đang xúi giục các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc trong cộng đồng quốc tế.  Bà viết:“Đài Loan luôn phản đối mọi hình thức phân biệt đối xử. “Tôi muốn nhân cơ hội này để mời Tổng Giám đốc WHO Tedros đến thăm Đài Loan và tự mình trải nghiệm việc người dân Đài Loan cam kết và đóng góp cho thế giới như thế nào, ngay cả khi đối mặt với sự phân biệt đối xử và cô lập. “Trong nhiều năm, chúng tôi đã bị loại khỏi các tổ chức quốc tế và chúng tôi hiểu rõ hơn bất kỳ ai khác về cảm giác bị phân biệt đối xử và bị cô lập là như thế nào,” bà Tổng thống Đài Loan nói. Nếu ông Tổng Giám Đốc Tedros có thể chịu nổi áp lực từ Trung Quốc để đến thăm Đài Loan, ông sẽ tận mắt thấy nỗ lực chống dịch Covid-19 của chúng tôi và ông ấy cũng sẽ thấy người dân Đài Loan là những nạn nhân thực sự của sự đối xử bất công.” Tổng thống Đài Loan nhấn mạnh. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh Fox News Trước đó, trong buổi họp báo trực tuyến ngày 8-4, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi thế giới đoàn kết chống lại đại dịch Covid-19 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích cơ quan này quá thân thiết với Trung Quốc và đe dọa cắt giảm viện trợ. Ông Tedros nói rằng kể từ khi trận dịch Covid-19 bùng phát từ Trung Quốc cuối năm ngoái, ông đã phải chịu đựng những cuộc tấn công cá nhân, gồm cả những lời chỉ trích mang tính phân biệt chủng tộc. Ông Tedros tránh nêu đích danh Tổng thống Donald Trump nhưng lại cáo buộc chính quyền Đài Loan. “Ba tháng trước, cuộc công kích cá nhân bắt đầu từ Đài Loan. Cơ quan ngoại giao của Đài Loan biết chiến dịch này, nhưng họ đã không công khai lên án. Họ thậm chí còn chỉ trích tôi giữa những nhục mạ và bôi nhọ đó nữa, nhưng tôi không quan tâm”, ông Tedros nói. Quan hệ ngoại giao giữa WHO và Đài Loan xấu đi kể từ khi Covid-19 bùng phát ngay cả khi giới chuyên gia y tế thế giới ca ngợi cách vùng lãnh thổ này ứng phó trước đại dịch. Đến nay, Đài Loan ghi nhận 379 ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19 và 5 người tử vong dù nằm sát Trung Quốc đại lục, nơi dịch bệnh bùng phát. Uyên Vũ  
......

Cố Thiếu Tướng Việt Nam Cộng Hoà được vinh danh tại Hạ viện Mỹ

Thiếu tướng Lê Minh Đảo, của QLVNCH, vừa được Dân biểu Mỹ Harley Rouda vinh danh tại Hạ viện Hoa Kỳ hôm 3/4. (Ảnh chụp từ Facebook của BPhuong Le) VOA Tiếng Việt|   Thiếu tướng Lê Minh Đảo, người qua đời vào tháng trước, vừa được vinh danh tại Hạ viện Mỹ là một “anh hùng” vì đã “đấu tranh cho tự do và phục vụ cộng đồng.” Dân biểu Harley Rouda hôm 3/4 gửi thư cho Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, trong đó ông ghi nhận “cuộc đời anh hùng” của Thiếu tướng Lê Minh Đảo, người qua đời hôm 19/3 tại Connecticut. Lá thư cho biết Thiếu Tướng Lê Minh Đảo Sinh năm 1933 tại Sài Gòn và phục vụ quân lực Việt Nam Cộng hoà trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Dân biểu Rouda viết rằng: “Dù phải chiến đấu trong những điều kiện khó khăn với lực lượng kẻ thù đông hơn nhiều lần, Thiếu Tướng Đảo đã chống trả anh dũng tại trận đánh mang tên Xuân Lộc, trận chiến lớn sau cùng trước ngày Sài Gòn thất thủ hôm 30/4/1975.” Vẫn theo lá thư của Dân biểu Rouda, Thiếu tướng Đảo và binh sỹ thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh của QLVNCH “đã đứng vững trước những cuộc tấn công liên tục của lực lượng cộng sản” trong 13 ngày liên tiếp. “Trận chiến này là một minh chứng cho tài chỉ huy quân sự lỗi lạc của Tướng Đảo và sự dũng cảm không thể phủ nhận của ông.” Dân biểu Rouda nói trong bức thư rằng: “Vì sự lãnh đạo đầy đam mê và truyền cảm hứng của mình, Thiếu tướng Đảo sẽ được công nhận vĩnh viễn là một vị anh hùng, trong cả cộng đồng người Việt lẫn tất cả chúng ta, những người đặt lý tưởng tự do và dân chủ lên trên hết.” Vị dân biểu của đảng Dân chủ đại diện Địa hạt 48 của California, nơi có cộng đồng lớn của người Việt sinh sống, “kêu gọi tất cả các thành viên Hạ viện cùng vinh danh cuộc đời lỗi lạc của Thiếu tướng Lê Minh Đảo” người mà ông cho là đã dành trọn 87 năm cuộc đời đấu tranh vì lý tưởng tự do và phục vụ đồng bào. Bà Lê Bích Phượng, con gái Thiếu tướng Đảo, cho biết trên trang Facebook cá nhân rằng bà thấy “hãnh diện có một người cha ‘cọp chết để da, ba chết để tiếng thơm’ cho con cháu” sau khi bố của bà được vinh danh tại Hạ viện Mỹ. Thiếu tướng Lê Minh Đảo được xem là một trong những tướng lĩnh chỉ huy cấp Sư đoàn có khả năng nhất của Việt Nam Cộng hoà. Sau đó, ông trở thành vị tướng Việt Nam Cộng hoà bị cầm tù lâu nhất, với 17 năm tổng cộng từ Bắc vào Nam. Sau khi được trả tự do ngày 5/5/1992, Thiếu tướng Lê Minh Đảo sang Mỹ tháng 4/1993. Tại Mỹ, ngoài việc mưu sinh và lo cho gia đình, ông còn tham gia các sinh hoạt của các cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Tháng 9 năm 2003, ông là một trong những người sáng lập tổ chức "Tập thể Chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa" và giữ chức Chủ tịch Trung tâm Điều hợp Trung ương.  
......

Angela Merkel sau 14 ngày tự cách ly

Sau khi đọc thông điệp gửi nhân dân Đức của Thủ tướng Angela Merkel lúc 18 giờ 30 ngày 03.04.2020, dù không có nhiều thời gian tôi vẫn quyết định dịch ngay toàn bộ những lời của bà. Bản dịch này khá dài nhưng không nhằm cung cấp thông tin, mà để độc giả hiểu được tấm lòng cũng như trách nhiệm của nguyên thủ một quốc gia hùng cường như CHLB Đức đối với dân của họ, trong hoàn cảnh giành giật giữa cái sống và cái chết. Ngoài ra bài nói chuyện có thể giúp những người đang học tiếng Đức dùng làm tài liệu tham khảo. (Nguồn Focus.de) Bà Merkel tâm sự với người dân Đức như một người mẹ, người chị cả trong gia đình, làm chỗ dựa tinh thần cho một dân tộc. Hôm nay là ngày đầu tiên bà làm việc ở Văn phòng Phủ thủ tướng sau khi gương mẫu tự cách ly 14 ngày nhưng vẫn đảm đương vai trò đứng mũi chịu sào cho đất nước. Một nhân cách lớn! KÍNH CHÀO TẤT CẢ CÔNG DÂN Tôi rất vui mừng vì hôm nay lại được nói với quý vị từ tòa nhà của Phủ thủ tướng. Thời gian cách ly ở nhà của tôi đã qua, sức khỏe của tôi tốt. Bây giờ tôi mới hiểu được 14 ngày chỉ ở nhà một mình, 14 ngày liên lạc với thế giới chỉ qua điện thoại và mạng. Đó là điều không hề đơn giản. Đặc biệt nặng nề đối với những người lớn tuổi hoặc những người bị bệnh, thời gian này phải ở nhà một mình vì con Virus là mối nguy cơ rất lớn và họ không được như tôi, sau hai tuần có thể ra khỏi nhà. Cho tôi gửi lời chào thân ái nhất và gửi những lời chúc tốt đẹp đến tất cả quý vị trong hoàn cảnh hiện nay. „TẤT CẢ CHÚNG TA SẼ ĐÓN MỘT LỄ PHỤC SINH HOÀN TOÀN KHÁC TRƯỚC“ Điều rất quan trọng là tôi phải nhắc lại một lần nữa những trăn trở của tôi cũng như của Chính phủ trong cuộc chiến chống Coronavirus và những gì dẫn đến những quyết định ấy. Tuần tới là lễ Phục sinh, đó là khoảng thời gian đặc biệt. Nhân dịp Lễ phục sinh hàng triệu người sẽ đến nhà thờ, ngày chủ nhật sẽ cùng toàn thể gia đình đi ngoạn cảnh, đốt lửa trại. Nhiều người tận dụng thời gian này như một kỳ nghỉ phép ngắn để đi biển hoặc đi về phương nam ấm áp hơn. Bình thường là như thế, nhưng năm nay không thể được. Hôm nay tôi phải nói điều đó với quý vị: Tất cả chúng ta sẽ đón một Lễ phục sinh hoàn toàn khác trước. Tất nhiên những tín đồ Thiên chúa giáo vẫn kỷ niệm ngày Thứ sáu chúa bị hành hình và ngày chủ nhật hồi sinh – nhưng không phải ở nhà thờ, để những thành viên hội thánh sát cánh bên nhau. Tôi rất mừng trong những tuần vừa qua nhà thờ đã gửi đến nhiều người cái không khí lễ thánh qua TV, đài và mạng internet. Trong lễ phục sinh chắc chắn sẽ còn nhiều hơn thế nữa. Trong dịp này, tôi cũng nghĩ đến những tín đồ Do Thái giáo và Hồi giáo ở Đức cũng như tất cả các tín ngưỡng khác không được đến nơi họ gửi tâm linh. Đó là những hạn chế đụng chạm đến cốt lõi của xã hội chúng ta, chúng ta chỉ thực hiện nó trong những trường hợp bất đắc dĩ và cố gắng không được để quá lâu, nếu tình hình cho phép. „ĐÓ LÀ SỰ THẬT RẤT NẶNG NỀ, TÔI BIẾT“ Kể cả những cuộc ngoạn cảnh Lễ phục sinh cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc đã được thực hiện ở mọi nơi từ hai tuần nay: Chỉ đi với những người cùng sống trong gia đình, hoặc cùng lắm với một người khác không thuộc gia đình mình và vẫn phải giữ khoảng cách ít nhất một mét rưỡi, hai mét thì tốt hơn. Các quý vị cũng đừng quên rửa tay kỹ và thường xuyên. Và ngay cả khi quyết định đeo khẩu trang quý vị vẫn phải nghĩ đến việc giữ khoảng cách, vì nó không thay thế biện pháp này được đâu. Chừng nào chưa có thuốc chữa và thuốc phòng Corona, việc giữ khoảng cách vẫn là hình thức bảo vệ hiệu quả nhất. Còn một điều nữa, xin quý vị hãy nghiêm túc thực hiện: Hãy hy sinh trong dịp Lễ phục sinh này việc đi chơi, dù trong nước Đức, ra biển, lên núi hoặc thăm người thân của mình. Đó là sự thật rất nặng nề, tôi biết. Chúng ta đã quen nếp được tự do đi lại, tổ chức sự kiện, đi du lịch bất cứ đâu và lúc nào mình muốn. Những điều giúp phát triển nhân cách như thế là nền tảng trong cuộc sống tự do của chúng ta. Rồi bây giờ đột nhiên bị hạn chế, bị cấm, phải theo luật. Nhưng thực sự nó quá quan trọng cho cuộc sống. Chính vì thế hôm nay tôi nhắc lại với quý vị một lần nữa – ngay trong thời điểm trước Lễ phục sinh. ĐỪNG ĐÁNH THỨC NHỮNG HY VỌNG CHƯA CÓ CƠ SỞ Một số người muốn nói rằng: Chúng tôi đã nghiêm chỉnh thực hiện quy định hai tuần rồi, còn phải tuân thủ đến bao giờ? Tôi thông cảm với câu hỏi này. Sẽ là rất thiếu trách nhiệm nếu hôm nay tôi nói với quý vị một ngày cụ thể dỡ bỏ những lệnh cấm kia, hay ít nhất là nới lỏng. Lời hứa như thế không thể giữ được, vì con số nhiễm bệnh nói lên tất cả, không cho phép. Nếu lời hứa của tôi làm quý vị hy vọng rồi sau đó trở nên thất vọng thì chúng ta như đánh bùn sang ao, lại gặp những khó khăn khác trong các lĩnh vực y tế, kinh tế và xã hội. Những gì tôi muốn và có thể hứa với quý vị là tất cả có thể tin tưởng vào tôi và chính phủ đang ngày đêm luôn nghĩ làm thế nào để đạt được cả hai mục tiêu: Bảo vệ sức khỏe cho toàn dân và từng bước từng bước đưa cuộc sống xã hội trở lại bình thường. Chúng tôi sẽ không xứng đáng với trách nhiệm của mình nếu chúng tôi không nghĩ lại. Nếu chúng tôi đánh thức những hy vọng chưa có cơ sở bằng cách khẳng định một thời điểm trở lại bình thường và sau đó thực tế lại không phải như vậy. „TÔI VẪN LUÔN CẦN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ VỊ“ Tất cả những gì trong tầm nhìn sẽ chỉ đạo tôi. Đó là một nhiệm vụ khổng lồ, và các quý vị nam nữ công dân cũng có những đòi hỏi, cần chính phủ của quý vị và cả cá nhân tôi phải đặt ra nhiệm vụ trọng yếu vào lúc này. Chúng tôi sẽ làm điều ấy. Tôi hứa với các quý vị. Để tiếp tục thành công, tôi nói rất chân tình, tôi cần sự hợp tác của quý vị. Đó là sự hợp tác mà quý vị đã thực hiện rất tuyệt vời từ nhiều tuần nay. Thực sự đó là điều vĩ đại, những cái mà đại đa số công dân đã thực hiện trên đất nước này. Đất nước chúng ta đã thể hiện những mặt tốt đẹp. Tôi cám ơn vô cùng và nói mãi vẫn không đủ. Điều đó quan trọng như thế nào sẽ được thể hiện rõ trước mắt chúng ta qua hiện tình đất nước. Điều tối cần thiết là chúng ta tiếp tục thực hiện những quy định, chấp nhận những hạn chế và những điều cấm đã ban hành: Coronavirus vẫn lây lan với tốc độ cao ở Đức. Tôi thương tiếc những người đã bỏ mạng vì cơn bệnh này, luôn nghĩ đến người thân và bạn bè của họ. „NHỮNG CON SỐ CỦA VIỆN ROBERT KOCH CHO CHÚNG TA MỘT CHÚT HY VỌNG“ Hàng ngày có hàng nghìn người mới nhiễm bệnh, tức là hàng ngày có nhiều bệnh nhân mới, trong đó có những người cần được chăm sóc và điều trị đặc biệt. Hiện tại chúng ta vẫn còn khả năng điều trị cho tất cả những người bị bệnh nặng. Giữ được như thế là mục đích của chúng ta, xã hội chúng ta là xã hội vì con người. Không phải số liệu thống kê thuần túy mà chúng ta phải quan tâm và tôn trọng từng mạng người, tôn trọng phẩm giá của họ. Những số liệu mới nhất của viện Robert Koch đưa ra làm chúng ta có chút ít hy vọng. Điều đó đúng. Vì con số những người mới bị nhiễm tăng chậm hơn trước đây vài hôm. Nhưng chắc chắn còn quá sớm để nhận ra hướng phát triển thực chất của nó. Còn quá sớm để có thể bàn đến chuyện nới lỏng những quy định chúng ta đã đưa ra. „ĐÂY LÀ MỘT THỜI KỲ RẤT ĐÁNG LO LẮNG“ Các chuyên gia nói với chúng tôi rằng: Cần một thời gian nữa để chúng ta biết tác dụng những biện pháp chúng ta đã đề ra, những hạn chế mà các quý vị phải chấp nhận sẽ ảnh hưởng thế nào đến độ dốc ít hơn của đồ thị lây nhiễm. Chúng ta phải biết điều này để hệ thống y tế của chúng ta có thể chịu được, vì cái tải ghê gớm do đại dịch Corona gây ra. Trong cuộc họp với thống đốc các bang hôm thứ tư, chúng tôi thống nhất phải giữ vững tinh thần tất cả các chỉ thị hạn chế tiếp xúc nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc cá nhân. Ít nhất là đến hết ngày 19 tháng tư, lúc hết nghỉ Lễ phục sinh ở phần lớn các bang. Tình hình phát triển theo hướng nào thì còn phụ thuộc xem nước Đức lúc đó đang ở mức nào của quá trình lây lan và tình hình trong các bệnh viện của chúng ta. Tôi biết: Thời kỳ này là thời kỳ đầy lo âu, lo cho gia đình, cho công việc, cho sự phát triển của toàn đất nước chúng ta, vì bước ngoặt do đại dịch Corona gây ra. Những mối lo này không phải đơn giản chỉ dùng mọi cố gắng của chính trị mà loại trừ ngay được. „TẤT CẢ NHỮNG AI TÔN TRỌNG QUY ĐỊNH ĐỀU ĐÃ LÀM ĐIỀU ĐÚNG VÀ ĐIỀU THIỆN“ Tôi xin hứa với quý vị rằng, chúng tôi trên cương vị nhà nước sẽ làm tất cả trong sức lực của mình, để ít mối lo của quý vị phải trở thành hiện thực. Trong những ngày gần đây, chương trình hỗ trợ lớn nhất về kinh tế và xã hội đã được khởi động, điều chưa từng có ở Đức. Vô số đơn xin trợ cấp, vay tín dụng, tiền trợ cấp vì làm không đủ giờ và nhiều dịch vụ khác đã được tiếp nhận. Những đơn này được duyệt nhanh chóng không quan liêu gây phiền phức. Tất cả chúng ta cũng cần phải biết: Chính phủ liên bang luôn đứng về phía quý vị. Chúng tôi sẽ làm tất cả để nền kinh tế thị trường xã hội và đoàn kết của chúng ta vượt qua được thử thách này. Thưa tất cả công dân, trong đại dịch này gần như ngày nào chúng ta cũng học được cái mới. Các nhà khoa học cho chúng ta biết điều đó, và cả đối với chúng tôi những nhà chính trị. Tôi muốn cám ơn các quý vị về sự kiên nhẫn và chịu đựng. Đó là tất cả những người ở lại nhà mình, giảm tiếp xúc đến mức tối thiểu, tôn trọng quy định, luôn làm những điều đúng và điều thiện. Và các quý vị cũng làm những điều tốt khi có những ý tưởng giúp đỡ người khác trong điều kiện khó khăn hiện nay. Vâng, chúng ta phải giữ khoảng cách. Nhưng điều đó không hề cản trở chúng ta để thể hiện tình cảm với những người xung quanh. Chẳng hạn viết thư, gọi điện, trao đổi qua Skype, giúp hàng xóm mua hàng. Những hành động đó thể hiện sự gần gũi, đồng cảm, tình đoàn kết của chúng ta. Tất cả là động lực giúp chúng ta vượt quan thời kỳ khó khăn hiện nay. „TẤT CẢ MỌI NGƯỜI HÃY CÙNG CHUNG TAY GIÚP ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA“ Thời điểm SAU NÀY rồi sẽ đến. Ý tưởng về lễ phục sinh cũng sẽ trở lại: Nhất định sẽ có những Lễ phục sinh để chúng ta thoải mái chúc tụng nhau „Phục sinh vui vẻ“. Khi nào cái thời điểm SAU NÀY đó đến, khi nào cuộc sống tươi đẹp trở lại, tất cả nằm trong tay của chúng ta. Tất cả chúng ta sẽ giúp đất nước mình tìm ra con đường vượt khủng hoảng. Và tìm được cảm giác CHÚNG TA, quá trình đó tính ngay từ bây giờ. Ảnh: Văn phòng Phủ thủ tướng Đức Nguyễn Thế Tuyển chuyển ngữ, đêm 03.04.2020 ……………………………………………… BẢN TIẾNG ĐỨC Angela Merkel verbrachte die vergangenen 14 Tagen in Quarantäne, weil sie Kontakt mit einem Corona-Infizierten hatte. Nun hat sich die Kanzlerin mit einem langen Video an die Bevölkerung gewandt. Hier lesen Sie die Rede im Wortlaut. Guten Tag, liebe Mitbürgerinnen, liebe Mitbürger, ich bin froh, mich heute wieder aus dem Kanzleramt an Sie wenden zu können. Meine häusliche Quarantäne ist vorbei, und mir geht es gut. Jetzt ahne ich: 14 Tage allein zu Hause, 14 Tage nur am Telefon und im Netz mit der Welt verbunden zu sein, das ist nicht leicht. Ganz besonders nicht für die vielen älteren oder erkrankten Menschen in dieser Zeit, die alleine zu Hause sein müssen, weil das Virus für sie eine große Gefahr darstellt - und die nicht, wie ich, nach knapp zwei Wochen schon wieder aus der Wohnung können. Mein herzlicher Gruß und alle meine guten Wünsche gehen an Sie, die Sie jetzt in dieser Situation sind. "Wir alle werden eine ganz andere Osterzeit erleben als je zuvor" Es ist mir wichtig, noch einmal zu sagen, was mich und die Bundesregierung im Kampf gegen das Coronavirus bewegt und was uns bei unseren Entscheidungen leitet. Denn in der kommenden Woche geht es auf das Osterfest zu - und das ist eine ganz besondere Zeit. Ostern, das ist für Millionen von Christen der Kirchgang, das ist der Ostersonntag mit der ganzen Familie, vielleicht ein Spaziergang, Osterfeuer, das ist für viele ein kurzer Urlaub an der See oder im Süden, wo es schon wärmer ist. Normalerweise. Aber nicht in diesem Jahr. Das ist es, was ich Ihnen heute sagen muss: Wir alle werden eine ganz andere Osterzeit erleben als je zuvor. Natürlich werden die Christen in Deutschland den Karfreitag begehen und den Ostersonntag der Auferstehung - aber nicht in der Kirche, Seite an Seite mit den anderen Gemeindemitgliedern. Ich bin froh, dass die Kirchen es schon in den letzten Wochen so wunderbar geschafft haben, mit Gottesdiensten im Fernsehen, Radio und im Netz so viele Menschen zu erreichen. Es werden an Ostern sicher noch weit mehr sein. Ich denke in diesem Zusammenhang auch an die Juden und Muslime in Deutschland und alle anderen Gläubigen, die jetzt nicht in ihren Gotteshäusern zusammenkommen können. Das ist eine dieser Einschränkungen, die wirklich an den Kern einer Gesellschaft gehen und die wir nur im Notfall und nur so lange wie unbedingt erforderlich hinnehmen können. "Das sind harte Wahrheiten, ich weiß" Auch einen Osterspaziergang kann es nur nach den Regeln geben, die seit gut zwei Wochen überall gelten: also nur mit den Familienangehörigen, mit denen man auch zusammenwohnt, oder mit höchstens einer anderen Person außerhalb dieses Kreises, und immer muss dabei an den nötigen Abstand zu anderen Menschen gedacht werden, mindestens eineinhalb Meter oder besser zwei. Vergessen wir auch nicht, an gründliches und häufiges Händewaschen zu denken. Und auch wenn Sie sich entschließen sollten, einen einfachen Mundschutz zu tragen, denken Sie bitte immer daran, dass er niemals das Einhalten des Abstandes ersetzen kann. Solange es keinen Impfstoff und kein Medikament gegen das Virus gibt, ist die Einhaltung des Abstandes der wirksamste Schutz. Und noch eines und bitte nehmen Sie auch das ernst: Auch Kurzreisen innerhalb Deutschlands, an die See oder in die Berge oder zu Verwandten, kann es dieses Jahr über Ostern nicht geben. Das sind harte Wahrheiten, ich weiß. Wir sind gewöhnt, uns zu bewegen, etwas zu unternehmen, zu reisen, wann wir wollen und wohin wir wollen. Diese persönliche Entfaltung ist ein Grundzug unseres freien Lebens. Und jetzt sind da plötzlich überall Regeln, Einschränkungen, Verbote. Aber sie sind buchstäblich lebenswichtig. Und weil das so ist, erinnere ich Sie und uns alle auch heute – gerade vor der Osterzeit – noch einmal daran. Keine falschen Hoffnungen wecken Mancher von Ihnen mag sagen: Wir halten doch jetzt schon mehr als zwei Wochen all diese Regeln ein, wie lange denn noch? Ich verstehe diese Frage. Dennoch würde ich absolut unverantwortlich handeln, wenn ich Ihnen heute einfach einen konkreten Tag nennen würde, an dem die Maßnahmen aufgehoben, zumindest aber gelockert werden könnten, dieses Versprechen dann aber nicht einhalten könnte, weil die Infektionszahlen es nicht zulassen. Wenn ich die mit einem solchen Versprechen verbundenen Hoffnungen enttäuschen würde, kämen wir vom Regen in die Traufe – medizinisch, wirtschaftlich, sozial. Was ich Ihnen aber sehr wohl versprechen kann und versprechen will, das ist, dass Sie sich darauf verlassen können, dass die Bundesregierung und auch ich persönlich tatsächlich Tag und Nacht darüber nachdenken, wie wir beides schaffen können: also sowohl den Gesundheitsschutz für alle als auch einen Prozess, mit dem das öffentliche Leben auch wieder Schritt für Schritt möglich wird. Wir würden unserer Verantwortung nicht gerecht werden, wenn wir darüber nicht nachdächten. Aber genauso würden wir unserer Verantwortung nicht gerecht werden, wenn wir jetzt falsche Hoffnungen wecken würden, indem wir Exit-Stichtage vereinbaren würden, die anschließend der Realität in keiner Weise standhalten würden. "Ich brauche auch weiter ihre Mithilfe" Das alles insgesamt im Blick zu haben, das leitet mich. Das ist eine Herkulesaufgabe, und Sie, liebe Mitbürgerinnen und Mitbürger, haben einen Anspruch darauf, dass Ihre Bundesregierung und auch ich persönlich sich dieser Herkulesaufgabe stellen. Und genau das tun wir. Das verspreche ich Ihnen. Damit das weiter gelingt, brauche ich, das sage ich ganz offen, auch weiter Ihre Mithilfe. Die Mithilfe, die Sie schon seit Wochen in so wunderbarer Weise geben. Es ist schlichtweg großartig, was in unserem Land von der übergroßen Mehrheit der Menschen geleistet wird. Unser Land zeigt sich von seiner besten Seite. Dafür bin ich unendlich dankbar, und das kann ich Ihnen gar nicht oft genug sagen. Wie wichtig das ist, wird deutlich, wenn wir uns vor Augen führen, wie die Lage ist und warum es notwendig ist, absolut Notwendig, dass wir uns alle weiter an die Regeln, Einschränkungen und Verbote halten: Das Coronavirus breitet sich immer noch mit hoher Geschwindigkeit in Deutschland aus. Ich trauere um die Menschen, die durch diese Krankheit ihr Leben verloren haben, und denke an ihre Angehörigen und Freunde. "Zahlen des Robert-Koch-Instituts machen ein wenig Hoffnung" Täglich werden Tausende neue Infektionen festgestellt, und das heißt automatisch auch, dass täglich viele neue Patienten hinzukommen, die zum Teil auch intensive ärztliche Betreuung und Krankenhausbehandlung brauchen. Noch können wir jedem, auch den Schwererkrankten, die nötige Behandlung geben. Dass es dabei bleibt, das ist das Ziel, das uns leitet. Weil wir eine menschliche Gesellschaft sind. Weil es nicht um Zahlen geht, sondern immer um jeden einzelnen Menschen, dessen unveräußerliche Würde zu achten ist. Es stimmt, dass die jüngsten Zahlen des Robert-Koch-Instituts, so hoch sie sind, ganz vorsichtig ein wenig Hoffnung machen. Denn der Zuwachs an neuen bestätigten Ansteckungen verläuft ein wenig langsamer als vor einigen Tagen noch. Aber es ist definitiv viel zu früh, um darin einen sicheren Trend zu erkennen, und erst recht ist es viel zu früh, um deswegen auch nur an irgendeiner Stelle die strengen Regeln, die wir uns gegeben haben, schon wieder zu lockern. "Es ist eine sorgenvolle Zeit" Die Experten sagen uns: Es dauert noch etwas, bevor wir wissen, wie die Maßnahmen, die wir ergriffen haben und vor allem auch die großen Einschränkungen, die Sie alle auf sich nehmen, die Kurve der Ansteckungen abflachen lassen. Das müssen wir wissen, um sicher sein zu können, dass unser Gesundheitssystem mit der gewaltigen Belastung durch die Corona-Epidemie zurechtkommt. In meiner Besprechung mit den Regierungschefs und -chefinnen der Bundesländer am Mittwoch waren wir uns deswegen ganz einig: Alle Leitlinien für das reduzierte öffentliche Leben und alle Leitlinien für die Einschränkung der Kontakte jedes Einzelnen bleiben unvermindert bestehen. Zunächst bis einschließlich 19. April, dem Ende der Osterferien in den meisten Ländern. In welche Richtung es danach geht, wird ganz davon abhängen müssen, an welchem Punkt der Ausbreitung des Virus wir dann in Deutschland stehen und wie sich das in den Krankenhäusern auswirkt. Ich weiß: Es ist eine sorgenvolle Zeit. Da ist die Sorge um die eigene Familie, um den Arbeitsplatz, darum, wie sich unser ganzes Land verändern wird durch diesen Einschnitt, den die Corona-Epidemie bedeutet. Und diese Sorgen kann die Politik bei aller Anstrengung auch nicht einfach wegnehmen. "Alle, die die Regeln einhalten, tun aktiv etwas Richtiges und Gutes" Ich versichere Ihnen aber: Wir werden alles tun, was von staatlicher Seite möglich ist, damit möglichst wenige Ihrer Sorgen Wirklichkeit werden. In den letzten Tagen sind die größten wirtschaftlichen und sozialen Hilfsprogramme angelaufen, die es in Deutschland je gab. Unzählige Anträge auf Zuschüsse, Kredite, Kurzarbeitergeld und viele andere Leistungen sind schon eingegangen und werden so schnell und unbürokratisch wie möglich bearbeitet. Sie alle sollen wissen: Die Bundesregierung steht an Ihrer Seite. Wir tun alles, damit unsere solidarische soziale Marktwirtschaft sich in dieser Prüfung bewährt. Wir alle, liebe Mitbürgerinnen und Mitbürger, lernen in dieser Pandemie, fast jeden Tag. Die Wissenschaftler sagen uns das, und für uns Politiker gilt es auch. Ich möchte Ihnen für Ihre Geduld danken und für das Durchhalten. Alle, die jetzt zu Hause bleiben, persönliche Kontakte soweit es geht reduzieren, die Regeln einhalten, tun aktiv etwas Richtiges und Gutes. Und Sie tun auch etwas Gutes, wenn Sie unter diesen schwierigen Bedingungen noch Ideen entwickeln, wie Sie anderen helfen können. Ja, wir müssen Abstand halten. Das hindert uns aber nicht, unseren Mitmenschen mit einem Brief, einem Anruf, einem Skypegespräch, einer kleinen Einkaufshilfe oder auch mit im Netz übertragenen Hauskonzerten unsere Nähe, unsere Zuneigung, unsere Solidarität zu zeigen. Das alles hilft, dass wir alle zusammen gut durch diese Zeit kommen. "Wir alle zusammen können unserem Land helfen" Es wird ein Danach geben. Oder um zum Gedanken an Ostern zurückzukommen: Es wird auch wieder Osterfeste geben, an denen wir uns uneingeschränkt Frohe Ostern wünschen werden. Wann dieses Danach kommt und wie gut das Leben wieder sein wird, das haben wir jetzt alle mit in der Hand. Wir alle zusammen können unserem Land helfen, den Weg aus dieser Krise zu finden. Und dieses Wir, das zählt jetzt.  
......

Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế kêu gọi thả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển

Ông Nguyễn Bắc Truyển (giữa) tại tòa án nhân dân TP HCM, ngày 10 tháng 5 năm 2007 RFA| Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) vào ngày 3/4 nhắc lại lời kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển, một trong những tù nhân lương tâm tôn giáo tại Việt Nam. USCIRF nói rõ Ông Nguyễn Bắc Truyển là một người ủng hộ tự do tôn giáo Việt Nam và Phật giáo Hòa Hảo không theo phái quốc doanh. Vào ngày 5 tháng 4 năm 2018, ông bị kết án 11 năm tù giam với cáo buộc ‘Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999. Ủy viên Anurima Bhargava của USCIRF, phụ trách trường hợp ông Nguyễn Bắc Truyển trong Dự án Tù nhân Tôn giáo USCIRF, cho rằng phiên tòa xét xử ông Nguyễn Bắc Truyển là một trò hề của công lý. Vị ủy viên này cho rằng ông Nguyễn Bắc Truyển cần được trở về với gia đình, đặc biệt là khi đại dịch coronavirus đang gây hại cho sức khỏe cộng đồng, vô cùng nguy hiểm cho các tù nhân. Thêm vào đó, các vấn đề sức khỏe của ông Truyển đang ngày trầm trọng hơn kể từ khi ông bị giam giữ. Hai Dân biểu Hoa Kỳ Harley Rouda và Zoe Lofgren cũng lên tiếng ủng hộ ông Nguyễn Bắc Truyển trong Dự án Bảo vệ Quyền Tự do của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos. Trong Báo cáo thường niên năm 2019, USCIRF kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt chiếu theo Đạo luật Tự Do Tôn giáo Quốc tế. Trong Bản cập nhật quốc gia gần đây, USCIRF cho biết đã nhận được báo cáo thường xuyên về việc chính quyền Việt Nam quấy rối Phật tử không theo phái nhà nước, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Tin lành, Cao Đài, người H'mong và người Thượng Tây Nguyên, cùng các nhóm tôn giáo khác. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/uscirf-calls-for-the-release-of-vietnamese-prisoner-of-conscience-nguyen-bac-truyen-04032020113711.html
......

Corona: Trách nhiệm của Trung Quốc và vấn đề toàn cầu hóa

Tham vọng vành đai - con đường và đại dịch corona virus. Phạm Minh Hoàng – Web Việt Tân Vào lúc tôi đặt bút xuống viết bài nhận định này (3 tháng Tư, 2020), con số nhiễm vi-rút Corona trên toàn thế giới đã lên đến 962 ngàn, số tử vong gần 50 ngàn. Nước có nhiều người nhiễm nhất là Mỹ (235.000), nơi có nhiều tử vong nhất là Ý (13.155). Hầu như dịch đã lan ra trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn 4 tỷ người bị “cấm túc” tại nhà − ít nhất là cho đến giữa tháng Tư. Dịch bệnh không những làm chết nhiều người, nhưng “hậu dịch” cũng là chuyện đáng lo, vì kinh tế của cả thế giới đang lao dốc không phanh. Vào những thời điểm u ám như vầy, đâu đó đã có nhiều tiếng nói nhắm vào chính quyền nơi mà phát ra bệnh dịch: Trung Quốc. Câu hỏi mà cả thế giới đặt ra là: Phải chăng Trung Quốc đã giấu nhẹm sự thật về số bệnh nhân nhiễm cũng như con số tử vong? Điều này khiến nhiều nước đã không có phản ứng đúng lúc. Foxnews cho biết Tổng Thống Trump, hôm 26 tháng Ba, nói ông không thể xác nhận tính chính xác của số ca mắc coronavirus và số chết do China báo cáo, khi ông cảnh báo người Mỹ nên chuẩn bị cho những ngày đáng sợ hơn trong việc đối phó với virus. Ngày 1 tháng Tư, dẫn lời ba quan chức Mỹ, hãng Bloomberg đưa tin cộng đồng tình báo Mỹ (IC) đã kết luận Trung Quốc che giấu mức độ bùng phát dịch bệnh do virus corona gây ra tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Tài liệu này do IC gửi Nhà Trắng, nói rằng Trung Quốc cố ý hạ thấp số liệu tiêu cực về virus. Sáng 31 tháng Ba, Thủ Tướng Đức Merkel đã đưa ra 10 vấn đề phải làm ngay. Điều thứ 8 là: “Bảo vệ quốc gia (Đức) trước sự sự thôn tính bằng mua bán từ Bắc Kinh. Lừa dối thế giới bởi dịch bệnh và mua Châu Âu với giá hời. Phát minh và sáng tạo của Đức cũng như kinh tế và cơ sở hạ tầng không được rơi vào tay lãnh đạo Trung Quốc”. Trung Quốc đã được nêu đích danh, không còn vòng vo ngoại giao như trước, Ngày 2 tháng Tư, tờ Telegraph của Anh vửa tiết lộ, các bộ xét nghiệm được nước này đặt của công ty Eurofins, trụ sở tại Luxembourg, cũng có dính virus corona chủng mới. Mặc dù nguồn tin không nói rõ từ đâu nhưng nhiều phần là từ Trung Quốc, vì chỉ có ở đây mới đủ khả năng sản xuất hơn 3,5 triệu bộ xét nghiệm do Bộ Y Tế Anh đặt hàng. Nói tóm lại, trong những ngày sắp tới, Trung Quốc sẽ phải đối phó với rất nhiều chỉ trích về trách nhiệm của mình trước cơn đại dịch. Rất nhiều chứng cứ và nghi vấn vào con số Trung Quốc công bố (81.300 người nhiễm và 3.313 tử vong). Trước tiên phải kể đến trường hợp của Bác Sĩ Lý Văn Lượng, người đầu tiên đã báo động bệnh dịch vào ngày 30 tháng Mười Hai, 2019. Sau đó bị chính quyền khóa miệng, và ông đã tử vong vào ngày 7 tháng Hai. Bác sĩ Ai Fen của Vũ Hán, Trưởng khoa cấp cứu Bệnh Viện Trung Ương Vũ Hán, người đầu tiên chia sẻ nghi ngờ về loại virus mới với nhóm đồng nghiệp (trong đó có Bác Sĩ Lý Văn Lượng) “biến mất” sau khi công khai sự việc trên báo chí. Rõ ràng là chính quyền Trung Quốc đang tìm cách trấn áp những ai muốn minh bạch hóa sự việc. Việc vệ tinh quan sát thấy một số lượng khí thải từ các lò thiêu trong vùng dịch Vũ Hán cộng với việc Đại Học Southampton (Anh Quốc) dùng dữ liệu lớn (Big Data), một công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 truy tìm đường đi của 60 ngàn dân Vũ Hán tỏa đi khắp nơi trốn lệnh phong tỏa đã lại đấy lên những ngờ vực về tính trung thực của Bắc Kinh. Đã đến lúc chấm dứt toàn cầu hóa? Trong lúc này, các nước Âu Mỹ đang oằn mình thoát khỏi Corona, nhưng đây đó đã có những tiếng nói lên án và đòi xét lại việc toàn cầu hóa đưa đến việc dịch chuyển các xí nghiệp và nhà máy về Trung Quốc để biến nơi đây thành “công xưởng của thế giới” và ngày nay − đứng trước đại dịch − cả thế giới đều phụ thuộc hoàn toàn vào “công xưởng” Trung Quốc. Dịch cúm Corona như một cái tát nẩy lửa vào các nước Tây phương. Đến lúc này họ mới phát hiện ra rằng Trung Quốc là kẻ thù toàn cầu và toàn cầu hóa tự do là một căn bệnh ung thư ăn mòn chúng ta. Về vấn đề này, Dân Biểu Pháp Éric Ciotti ngày 26 tháng Hai đã chua chát nhìn nhận: “Chúng tôi ngạc nhiên rằng Trung Quốc, giờ đã trở thành nhà máy của thế giới, điều này đẩy Châu Âu trở thành những người tiêu dùng với hậu quả là ngày nay chúng tôi đã trở nên phụ thuộc vào Bắc Kinh.” Hình ảnh chua chát mà mọi người đang thấy trên truyền thông là các nước Âu Mỹ đang giành nhau từng cái khẩu trang, từng cái máy trợ thở của Trung Quốc vì số nạn nhân đang tăng theo cấp số nhân và Trung Quốc đang nắm trong tay 30% sản lượng hàng tiêu dùng toàn cầu trong đó có hai ngành là xe hơi và thuốc men. Phải có con Corona để mọi người mới ngã ngửa ra khi thấy trong hai thứ thuốc quan trọng và phổ thông là paracetamol và penicillin đều có 85% lượng hoạt chất đến từ Trung Quốc! Trung Quốc đã được hưởng lợi rất nhiều từ toàn cầu hóa: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã tăng từ 917 tỷ Euro năm 1997 lên 12.131 tỷ vào năm 2018. tăng tốc 1222% trong 20 năm trong khi tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người tăng từ 713 lên 8.443 Euro sau 20 năm. Với nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ (khoảng 4.000 tỷ USD), Trung Quốc từng bước đi thâu tóm các công ty, xí nghiệp Âu Châu. Trong số các lá cờ đầu của nền kinh tế Châu Âu đã lọt vào rổ của người Trung Quốc gồm: Volvo Thụy Điển (ô tô), Pirelli Ý (lốp xe), Câu lạc bộ Pháp Med (du lịch), St Hubert (bơ thực vật) và Lanvin (thời trang ); về phía Đức có Kuka và Krauss Maffei (máy công cụ). Hiện nay Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát 36 cảng trên thế giới. Tuy nhiên thời vàng son này đã đạt mức đỉnh và từ hai năm nay đang trên đà đi xuống. Trung Quốc đang trở thành nạn nhân của chính họ. Ngày hôm nay, sau 20 năm tăng tốc phi mã, đời sống người dân cải thiện đưa đến tình trạng tăng thu nhập và hậu quả trước tiên là giá thành sản phẩm tăng theo. Một lý do khác là gần đây giá bất động sản tại Trung Quốc cũng tăng khiến các nhà đầu tư không còn thấy tha thiết với môi trường kinh doanh và đang dần đi tìm các vùng đất “mầu mỡ” hơn. Việc này đã bắt đầu từ 2 năm nay và ngày càng tăng. Cuối năm 2019, 23% doanh nghiệp Đức đang tìm đường dịch chuyển các công ty của họ. Và ngày hôm nay, dịch cúm Corona sẽ thúc đẩy tiến trình “toàn cầu hóa” ngược. Ngày 1 tháng Tư, sau khi đi thăm một nhà máy sản máy trợ thở (ventilator), Tổng Thống Pháp Macron đã rõ ràng: “Mục tiêu hàng đầu của Pháp ngày hôm nay là cho ra những sản phẩm tại Pháp, từ giờ cho đến cuối năm, chúng ta sẽ sản xuất ra những sản phẩm 100% chất lượng Pháp, trên đất Pháp. Chúng ta phải hoàn toàn tự chủ toàn phần, trọn vẹn. Ngày mai sẽ không còn là ngày hôm qua.” Con đường tơ lụa Dĩ nhiên, với bản chất và tham vọng của mình, Trung Quốc không ngây thơ đến độ không tiên đoán được những gì sẽ xảy đến cho họ. Thế nên ngay sau khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã đề cập đến “giấc mơ Trung Quốc” và đã công bố một kế hoạch khổng lồ mang tên “Một vành đai − một con đường” (tiếng Anh viết tắt là BRI, Belt & Road Initiative). Đây là một dự án xây dựng song song nhiều mạng lưới đường bộ và đường thủy (chủ yếu gồm đường bộ, sân bay, đường sắt và cảng biển) nhằm nối liền hai lục địa Á-Âu. BRI được Bắc Kinh công bố năm 2013 và dự kiến hoàn thiện vào năm 2049, nhân 100 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tổng mức đầu tư được đưa ra mồi chài các nước nằm trên tuyến BRI là 1.000 tỷ USD! Cho tới nay, Trung Quốc thuyết phục được chủ yếu các nước ở Trung Á, Đông Nam Á và Châu Phi. Liên quan đến Liên Hiệp Châu Âu (EU), hai nước thành viên đã bị khuất phục trước những lời đường mật của Bắc Kinh là Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, đến ngày 23 tháng Chín, 2019, Ý là quốc gia đầu tiên thuộc khối G7 tham gia dự án của Trung Quốc và sự kiện này sẽ ảnh hưởng đến sự thống nhất của EU trước những tham vọng của Bắc Kinh. “Giấc mơ Trung Quốc” khác với “Giấc mơ Mỹ” ở điểm “Giấc mơ Mỹ” chỉ xây dựng một cuộc sống phồn vinh trong lòng nước Mỹ. “Giấc mơ Trung Quốc” tóm tắt là xây dựng một đời sống phồn vinh − ở đâu cũng được − nhưng trong sự kiểm soát của người Tàu. Nói một cách khác, đây là một hình thức đế quốc mới. Trong những ngày tới, kiên trì và đoàn kết là hai thử thách lớn cho các nước EU. Trước tiên, người dân sẽ phải trả tiền đắt hơn để mua hàng hóa sản xuất trong nước hoặc trong không gian EU, thậm chí có thể người dân phải chấp nhận thắt lưng buộc bụng một thời gian. Tuy nhiên, dịch Corona đã cho mọi người thấy một điều tưởng chừng như quá hiển nhiên: Sức khỏe ưu tiên hơn kinh tế. Hai tháng bị “cấm túc” hy vọng mọi người sẽ ngẫm nghĩ lại và chấp nhận thay đổi thói quen trong nếp sống. Song song, các chính phủ EU cần có những biện pháp hỗ trợ thích ứng. Sau nữa, sự đoàn kết đóng một vai trò rất quan trọng cho một tập thể 27 nước của EU. “Củ cà rốt” 1.000 tỷ USD có một sức hấp dẫn quá lớn cho các nước trong khối đang gặp khó khăn về kinh tế. Trung Quốc đang sử dụng rất hiệu quả phương pháp “bẻ đũa” nhằm chia rẽ khối EU. Theo ý kiến cá nhân, trong những ngày tới, EU cần thiết cải tổ để đảm bảo sự thống nhất trong khối. Trong nhiều thế kỷ, các xã hội của chúng ta đã sống theo nguyên tắc cao quý của Aristotle cho rằng, nền kinh tế phục vụ xã hội và đồng tiền kiếm được phải thích ứng với nhu cầu xã hội. Toàn cầu hóa đã đảo ngược mô hình này bằng cách áp đặt mục tiêu duy nhất là đạt được lợi nhuận. Phải đặt sự an toàn trong cuộc sống người dân lên hàng đầu mới có thể chấm dứt sự sai lầm chết người này.    
......

Hạm trưởng tàu USS Theodore Roosevelt bị cách chức sau khi báo động COVID-19

Hạm Trưởng Brett Crozier bị cách chức sau khi yêu cầu cách ly gấp hàng ngàn thủy thủ trên đảo GUam. (Hình: seapowermagazine.org) (Th.Long) - NV WASHINGTON, DC| Hạm trưởng mẫu hạm USS Theodore Roosevelt bị cách chức chỉ huy vì chứng tỏ “óc phán đoán cực kỳ kém” sau khi viết thư cảnh báo Hải Quân Mỹ phải hành động dứt khoát để cứu thủy thủ trên chiếc tàu bị COVID-19 tấn công này, CNN dẫn lời ông Thomas Modly, quyền bộ trưởng Hải Quân, cho biết vào Thứ Năm, 2 Tháng Tư. “Hôm nay, theo lệnh của tôi, Phó Đề Đốc Stewart Baker, chỉ huy nhóm tấn công của mẫu hạm, cách chức chỉ huy của Hạm Trưởng Brett Crozier của USS Theodore Roosevelt,” ông Modly nói trong buổi họp báo tại Ngũ Giác Đài. Ông Modly cho hay Hạm Trưởng Crozier bị cách chức vì chứng tỏ “óc phán đoán cực kỳ kém” và gây “bão lửa” qua việc gửi lá thư nói về những mối lo ngại của ông cho quá nhiều người, khoảng 20 đến 30 người.   Ông Modly nhấn mạnh, không phải ông Crozier bị cách chức vì có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy ông để lộ lá thư cho báo giới biết, mà là vì ông đã để “sự phức tạp trong việc xử lý ổ dịch COVID-19 trên tàu lấn át khả năng hành động một cách chuyên nghiệp, trong khi hành động một cách chuyên nghiệp là điều cần thiết nhất vào lúc đó.” Tin ông Crozier bị cách chức xảy ra sau khi một giới chức Bộ Quốc Phòng Mỹ nói với CNN vào Thứ Năm rằng có 114 thủy thủ trên tàu USS Theodore Roosevelt dương tính với COVID-19, chiếm hơn 10% tổng số ca nhiễm trong quân đội Mỹ. Virus đang lây lan nhanh chóng trên tàu. Tuần trước, Ngũ Giác Đài chỉ xác nhận ba ca. Hai ngày sau, con số này tăng lên 25, đến Thứ Ba là ít nhất 70 và Thứ Năm là hơn 100. Trong lá thư gửi các lãnh đạo Hải Quân, Hạm Trưởng Crozier yêu cầu nhanh chóng đưa hàng ngàn thủy thủ lên bờ cách ly trên đảo Guam, nơi tàu đang đậu. “Phải hành động dứt khoát. Rút phần lớn quân nhân trên một mẫu hạm nguyên tử của Mỹ rồi cách ly họ hai tuần có lẽ là biện pháp bất thường,” ông Crozier viết trong thư. Tuy nhiên, ông nói biện pháp này là “cần thiết.” Hôm Thứ Tư, ông Modly cho hay, đến nay, trong số gần 4.800 thành viên thủy thủ đoàn, có 1.273 người xét nghiệm COVID-19, và Hải Quân đang chờ kết quả của một số người này. Ông cũng cho biết khoảng 1.000 thủy thủ đã được đưa lên bờ, và dự trù sẽ di tản thêm 2.700 người nữa trong vài ngày tới. Một vài thủy thủ sẽ phải ở lại trên tàu để chạy lò phản ứng nguyên tử, giữ an ninh, lau dọn. Theo một giới chức hải quân, khoảng 1.000 người sẽ phải ở lại, hơn khoảng 500 so với yêu cầu của Hạm Trưởng Crozier. https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/ham-truong-tau-uss-theodore-roosevelt-bi-cach-chuc-sau-khi-bao-dong-covid-19/?fbclid=IwAR1Zzj7a2RbVKckxuIlF2jwn6TBRU6brQcG12-MnIt4i0E8Tj9zd8lH0LxM  
......

Khi người Đức gọi nữ thủ tướng là ‘Mutti’

Lê Phan - Người Việt| Người dân Đức thân mật gọi bà thủ tướng của họ là “Mutti,” tiếng Đức có nghĩa là “Mẹ.” Trong bài diễn văn đầu tiên cho đất nước từ khi nhậm chức, Thủ Tướng Angela Merkel bình tĩnh kêu gọi lý trí và tinh thần kỷ luật của các công dân để làm chậm sự lan truyền của virus, công nhận là một người lớn lên ở Đông Đức Cộng Sản bà cảm thấy khó khăn phải từ bỏ những quyền tự do, nhưng vì là một khoa học gia nhấn mạnh là những dữ liệu khoa học không đánh lừa chúng ta. Rồi, cũng mặc bộ đồ pant suit màu xanh đậm trong khi đọc bài diễn văn truyền hình, bà thủ tướng 65 tuổi đi chợ ở siêu thị địa phương để mua thức ăn, rượu và giấy vệ sinh cho căn “apartment” của ông bà ở Berlin. Đối với bà, đó là việc bình thường, nhưng những tấm hình chụp bởi một ai đó ở cái siêu thị nhỏ đã được chia sẻ trên toàn thế giới như là một dấu hiệu trấn an của sự lãnh đạo bình tĩnh trong giai đoạn một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đó là lý do tại sao người Đức đã thân mật gọi bà mà Mutter. Từ khi có đại dịch coronavirus, bà Merkel đã tái khẳng định sức mạnh truyền thống của bà và xác định vai trò lãnh đạo của bà sau hai năm mà ngôi sao của bà đã có vẻ bắt đầu lu mờ dần, với chú ý tập trung vào thường xuyên có cãi cọ trong liên minh cầm quyền và vấn đề của đảng bà vẫn còn tìm người thay thế bà. Thủ Tướng Merkel đã cai trị nước Đức hơn 14 năm nay và với kinh nghiệm của hơn một thập niên đối phó với khủng hoảng. Bà đã trấn an dân Đức trong cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 là tiền để dành của họ an toàn, đã lãnh đạo một phản ứng cứng rắn nhưng được ủng hộ ở trong nước đối với cuộc khủng hoảng nợ của khối đồng euro, rồi đã có sáng kiến lúc đầu chào đón di dân năm 2015 mặc dầu gây tranh cãi trong nước. Vào buổi hoàng hôn của triều đại bà, bà đã phải đối phó với cuộc khủng hoảng lớn nhất – một việc đã được bà khẳng định khi lần đầu tiên bà lên truyền hình nói chuyện với toàn dân. Từ trước đến nay bà chỉ đọc diễn văn truyền hình mỗi năm một lần vào dịp đầu năm. “Chuyện này trầm trọng – hãy coi trọng nó,” bà khuyên nhủ dân chúng. “Kể từ khi nước Đức thống nhất – không, từ Đệ Nhị Thế Chiến đến nay – chưa bao giờ có một thách thức cho đất nước mà sự việc chúng ta đồng lòng đoàn kết quan trọng đến thế.” Với nước Đức đang đóng cửa cuộc sống xã hội, cấm cửa dân chúng tụ tập, giới hạn đi lại, bà nhắc đến kinh nghiệm thời nhỏ sống dưới chế độ Cộng Sản Đông Đức khi bà nói rõ mức độ của thách thức và giải thích bà cảm thấy khó khăn đến mức nào phải giới hạn đi lại. “Đối với một người như tôi, mà quyền tự do đi lại và di chuyển là một quyền khó khăn mới đạt được, sự giới hạn như vậy chỉ có thể biện minh khi tuyệt đối cần thiết,” bà nói. Và bà thêm là chúng “tối cần thiết vào lúc này để cứu mạng sống.” Sự căng thẳng và kịch tính lộ rõ trong lời nói của bà, nhưng cách trình bày quen thuộc: thực tế và bình tĩnh, lý luận thay vì kích động, tạo nên một thông điệp đã đạt mục đích. Đó là lối hành xử rất tốt cho nhà vật lý học, một giáo sư đại học trở thành chính trị gia, trong việc đối phó với những liên minh đôi khi đầy cãi cọ và duy trì sự ủng hộ của công chúng qua hơn một thập niên. Nhật báo Sueddeutsch Zeitung đầy ảnh hưởng nhận xét “Bà Merkel vẽ lên hình ảnh một thách thức lớn nhất từ Thế chiến thứ hai, nhưng bà không nói đến chiến tranh. Bà không dựa vào những lời lẽ hay cử chỉ binh biến, nhưng kêu gọi lý trí của người ta… Không ai biết liệu như vậy có đủ chưa, nhưng giọng điệu của bà ít nhất không đưa người dân chìm thêm vào mối bất định và sợ hãi.” Phản ứng của bà đối với đại dịch COVID-19 dĩ nhiễn vẫn còn đang tiếp diễn, nhưng một cuộc thăm dò dư luận hôm thứ sáu bởi Đài Truyền Hình ZDF cho thấy 89% dân Đức nghĩ là chính phủ đã đối phó tốt. Cuộc thăm dò cũng cho thấy bà Merkel củng cố thêm vị trí của một chính trị gia hàng đầu, và một sự gia tăng ủng hộ cho khối trung hữu Union của bà đã tăng 7% sau nhiều tháng bị đi xuống vì những câu hỏi về tương lai lãnh đạo của đảng. Lúc đầu, bà thủ tướng đã giao cho Bộ Trưởng Y Tế Jens Spahn làm bộ mặt chính thức trong phản ứng của chính phủ, tạo một số chỉ trích, nhưng từ hai tuần nay đã đóng vai chính. Bà tiếp tục lãnh đạo sau khi tự cô lập vào hôm Chủ Nhật khi một bác sĩ chích ngừa cho bà bị nhiễm virus. Kể từ đó bà đã được thử nghiệm hai lần đều âm tính cho virus nhưng vẫn tiếp tục làm việc từ nhà. Hôm Thứ Hai tuần rồi, bà chủ trì một cuộc họp của nội các bằng điện thoại từ nhà và rồi gửi lên một thông điệp phát thanh đưa ra một loạt các biện pháp cứu nguy khổng lồ để làm giảm bớt đòn nặng của cuộc khủng hoảng lên doanh nghiệp – một cách thức mà bà nói “bất bình thường, nhưng đối với tôi nó quan trọng.” Phó Thủ Tướng Olaf Scholz, bộ trưởng tài chánh và là thành viên của đảng liên minh với bà, đảng Dân Chủ Xã Hội, cũng đã có cơ hội để nổi bật lên trong cuộc khủng hoảng, lãnh đạo cố gắng đạt thỏa thuận về loạt hành động cứu nguy vốn cho phép nước Đức cung cấp cho doanh nghiệp hơn một ngàn tỷ euro (tức $1,1 ngàn tỷ). Hệ thống y tế Đức đủ tốt để có thể nhận thêm bệnh nhân từ những nơi như Ý và Pháp, vốn đang bị hoàn toàn quá tải, cung cấp những giường bệnh chăm sóc đặc biệt vẫn còn trống chỗ. Mặc dầu Đức có con số nhiễm bệnh lớn thứ ba ở Âu Châu với 57.695 người (*), theo thống kê của Đại Học John Hopkins, Đức chỉ mới thấy có 433 người thiệt mạng (*), khiến họ đứng thứ sáu ở Âu Châu, sau Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Anh và ngay cả Hòa Lan. Một mình Ý có trên 10.000 người thiệt mạng. Các chuyên gia đã cho thành công của Đức một phần là nhờ thử nghiệm rộng rãi và sớm cho virus, trong số những lý do khác. Trong thông điệp truyền thanh hôm tối thứ năm, bà Merkel khuyên thận trọng và nói là còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng với dịch bệnh, và thêm “nay không phải là lúc nói về giảm biện pháp cấm cản.” Dầu cho kết quả của cuộc chiến chống virus của Đức có như thế nào chăng nữa, nó không thay đổi điều là thời đại của bà Merkel sắp đến lúc kết thúc. Bà Merkel chưa hề đưa ra chỉ dấu gì là bà sẽ không giữ lời hứa hồi năm 2018 là bà sẽ rời bỏ chính trị ở cuộc bầu cử tới, chờ đợi là sang năm. Nhưng cuộc khủng hoảng có thể đánh bóng hình ảnh lu mờ của chính phủ bà và cải thiện triển vọng sẽ qua được mùa thu năm 2021, sau khi có những đồn đoán là sẽ không hết nhiệm kỳ quốc hội. Trong khi đó bà Merkel sẽ làm những gì cần thiết để bảo đảm không những nước Đức trải qua đại dịch ít tổn thương nhất, cũng như sẽ bảo đảm cho sự sống còn của đồng euro mà không làm các đồng bào của bà không hài lòng. Bà có lần so sánh cuộc khủng hoảng đồng euro “như ở trong phòng tối, tối đến nỗi không thấy bàn tay của mình ngay trước mắt và phải lần mò kiếm đường đi tới.” Cuộc khủng hoảng lần này sẽ còn khó định hướng hơn nữa. Nhưng trong khi bà chuẩn bị cho công tác khổng lồ cứu nguy nước Đức và Âu Châu, ít nhất bà được sự ủng hộ của nhân dân. Ngay cả chính trị gia đối lập cũng phải ca tụng bà. Dân biểu Konstantin von Notz, một dân biểu thuộc đảng Xanh đối lập, từng tweet “Chúng ta phải thật sung sướng là chúng ta có một thủ tướng như là bà Angela Merkel vào lúc này.”  ( *) Tính tới tối ngày 1.4.2020 con số lên đến gần 77.000 ca nhiễm và 876 người chết.
......

Chống dịch bằng roi ở Ấn Độ: “Ngăn kinh tế thụt lùi hai thập niên nhưng làm văn hóa pháp quyền tụt hậu hai thế kỷ”

minh-luat’s blog – RFA Những ngày qua, nhiều video clip loan truyền trên truyền thông mạng xã hội cho thấy, cảnh sát Ấn Độ cầm roi chặn đánh những người đi xe máy trên đường, cũng như rượt đánh những người vi phạm lệnh cấm ra khỏi nhà trên khắp các ngõ ngách tại quốc gia này, bất kể đó là người già, phụ nữ hay trẻ em. Hành động cứng rắn của cảnh sát được thực thi sau khi thủ tướng Modi ban bố lệnh phong tỏa, yêu cầu người dân không được ra khỏi nhà trong 21 ngày nhằm phòng chống sự lây nhiễm Covid-19, có hiệu lực vào đêm 25/3. “Nếu không tôn trọng 21 ngày phong tỏa, Ấn Độ sẽ thụt lùi 21 năm”, vị thủ tướng của quốc gia 1,3 tỉ dân cảnh báo. Tuy nhiên, việc chống dịch bằng bạo lực theo kiểu Ấn Độ làm nhiều người đặt câu hỏi rằng, liệu luật pháp nào cho phép cảnh sát cầm roi đánh những người không tuân thủ lệnh phong tỏa, khi quốc gia đang trong tình trạng khẩn cấp. Luật quốc tế không công nhận Theo quy định của luật nhân quyền quốc tế, các quốc gia có quyền ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia hoặc vì lý do sức khỏe cộng đồng. Mà theo Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị quy định rằng, trong tình trạng khẩn cấp, các quốc gia có thể đình chỉ hoặc giới hạn thực hiện một số quyền tự do của dân chúng, chẳng hạn như quyền tự do đi lại, quyền hội họp hoặc quyền lao động v.v… Tuy nhiên, cũng theo Công ước này quy định, việc đình chỉ hoặc giới hạn quyền sẽ không phép được áp dụng đối với quyền “bất khả xâm phạm về thân thể”. Đây là một quyền được bảo vệ tuyệt đối mà không thể bị đình chỉ hoặc giới hạn trong bất kể trường hợp nào, kể cả trong chiến tranh. Điều này có nghĩa rằng, các quốc gia không được phép viện dẫn tình trạng khẩn cấp vì lý do an ninh hay phòng chống dịch bệnh để bao biện cho các hành vi như đánh đập, tra tấn, đối xử tàn bạo đối với công dân của mình. Như vậy có thể nói rằng, hành vi cầm roi đuổi đánh, vụt thẳng vào người bất kể ai rời khỏi nhà của cảnh sát Ấn Độ là vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm thân thể đã được luật nhân quyền quốc tế bảo hộ. Hành vi của cảnh sát Ấn Độ đã vượt quá giới hạn cho phép của luật nhân quyền quốc tế trong trường hợp quốc gia ban bố tình trạng khẩn cấp. Ấn độ không thể đang nhân danh bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà lại thực hiện hành vi bạo lực công khai, tấn công lên thân thể, có thể gây ra thương tích cho các cá nhân trong trong cộng đồng. Lưu ý rằng, quyền bất khả xâm phạm thân thể không chỉ là quyền được luật hóa trong các Công ước nhân quyền LHQ, mà nó là còn một thông lệ ứng xử quốc tế. Vì vậy, các quốc gia là thành viên của Liên Hợp Quốc, bao gồm cả Ấn Độ, bất kể đã phê chuẩn hoặc chưa phê chuẩn các Công ước nhân quyền, đều phải có nghĩa vụ tôn trọng và đảm bảo thực thi quyền này theo thông lệ quốc tế. Biện pháp phòng chống dịch bằng roi, bắt quỳ gối ở Ấn Độ rõ ràng đã đi ngược lại nền pháp quyền tiến bộ trong thời đại văn minh. Nó dung túng cho bạo lực, xúc phạm đến nhân phẩm con người, tạo ra sự tùy tiện của những người thi hành pháp luật. Ngăn kinh tế thụt lùi 21 năm nhưng với các biện pháp trừng phạt này, Ấn Độ đã biến mình từ một quốc gia dân chủ thấp thoáng trở lại hình ảnh tàn bạo trong văn hóa và pháp luật ở thế kỷ 17-18. Lạm dụng việc phòng chống dịch bệnh trong tình trạng khẩn cấp để tước đoạt nhân quyền là vấn đề mà các cơ quan nhân quyền LHQ đang rất quan ngại đối với các quốc gia. minh-luat’s blog  
......

Tâm sự về "tháng 3 bão táp" của nữ bác sĩ Trinh Trang Yarett" ở New York

Nhân viên y tế đưa một bệnh nhân lên xe cấp cứu ở TP New York hôm 28-3. Ảnh: REUTERS   Trinh Trang Yarett   Tâm sự về "tháng 3 bão táp" của nữ bác sĩ Trinh Trang Yarett, làm việc tại khoa Nhi của bệnh viện New York Presbyterian. Bữa giờ rất nhiều người hỏi thăm tình hình ở TP New York thế nào. Và thật tình là, với một đứa từng viết báo như mình, cũng không thể nào giải thích hay diễn tả bằng lời được hết những gì đang diễn ra trong bệnh viện bây giờ. Những ngày qua muốn viết cũng không viết nổi vì cảm xúc như đã chai sạn đi. Chỉ trong vòng 1 tháng, New York của mình đã thay đổi đến chóng mặt, và hiện tại, ngay trong tâm dịch, mỗi ngày đi làm trong bệnh viện là lại cảm thấy như đang đi ra chiến trường, và ai cũng có chung một nỗi niềm, lo lắng và bất lực. Đầu tháng 3, hai vợ chồng được nghỉ và vẫn còn kéo nhau đi chơi xuyên bang. New York và nước Mỹ lúc này vẫn còn hoạt động bình thường. Dịch bệnh hầu hết chỉ ở Seattle, bang Washington. Ngay trong bệnh viện, mọi người cũng chỉ nói về Covid-19 như thể nó ở tận đâu xa lắm và không liên quan đến mình, chỉ là những ai đi du lịch từ những nước vùng dịch về thì phải cách ly 14 ngày. 10 ngày thay đổi mọi thứ Hai đứa mình may mắn không lên kế hoạch đi chơi xa như mọi lần, vì cần ở lại đi ăn đám cưới bạn thân. Ngày xuất hành đi chơi cả hai còn đùa với nhau là nếu có ai đi dự đám cưới này mà bị nhiễm bệnh cũng chả sao, vì hết phân nửa khách mời là bác sĩ. Vậy mà chỉ trong vòng 10 ngày đi chơi mà mọi sự đã thay đổi đến chóng mặt. Hoa anh đào nở rộ trên đường phố vắng người ở TP New York ngày 28-3. Ảnh: REUTERS Ngày thứ nhất, ca bệnh đầu tiên xuất hiện ở New York. Bệnh viện của hai đứa đều gửi email nhắc nhở mọi người cẩn thận, chú ý rửa tay thường xuyên. Ngày thứ hai, email từ bệnh viện nhắc lại từng bước mặc dụng cụ bảo hộ (PPE) trong trường hợp có bệnh nhân nghi mắc Covid-19. Ngày thứ ba, ca bệnh thứ hai xuất hiện, dù không phải ở trong NYC mà là ở vùng ngoại ô New Rochelle, đây lại là ca siêu lây nhiễm khi bệnh nhân này đã nhập viện từ cách đó mấy ngày với chẩn đoán viêm phổi và hoàn toàn không được cách ly. Khi đọc tin này, mình đã bắt đầu thấy rùng mình khi nghĩ đến những người thân và nhân viên trong bệnh viện đã tiếp xúc với bệnh nhân này và hoàn toàn không mặc đồ bảo hộ, và nghi là trong vài ngày tới sẽ xuất hiện thêm nhiều ca lây nhiễm từ bệnh nhân này. Ngày thứ tư, có 9 ca bệnh mới và đều liên quan đến bệnh nhân số 2. Bệnh viện bọn mình tiếp tục gửi email nhắc nhở nên hạn chế đi du lịch đến các quốc gia có dịch và nếu không có gì cần thiết thì đừng nên đi đâu cả. Lúc này dịch đã bùng phát mạnh mẽ tại Ý. Ngày thứ năm, bệnh viện email nhắc lúc nào nên dùng khẩu trang N95 và lúc nào dùng khẩu trang thường. Trong email họ cũng cấm không được lấy nước rửa tay khô trong kho ra dùng. Lúc đọc email này mình thấy buồn cười, vì nước rửa tay khô bình thường để đầy trong kho, còn phát miễn phí cho bệnh nhân nữa, cớ gì phải cấm như vậy. Nhắn tin hỏi bạn thì mới biết là do mọi người bắt đầu mua sạch sản phẩm này trong siêu thị và bệnh nhân và người đi thăm bệnh bữa giờ đã "chôm" hết trong bệnh viện, nên bây giờ nó lại là hàng hiếm, không được dùng thoải mái như xưa nữa. Ngày thứ sáu, thành phố New York có 44 ca bệnh, hầu hết đều liên quan đến bệnh nhân số 2. Email từ bệnh viện thông báo tất cả những buổi họp hay bài giảng nào có nhiều hơn 25 bác sĩ đều phải bị huỷ bỏ. Họ bắt đầu lo sợ nếu nhiều bác sĩ bị bệnh cùng lúc thì sẽ không có ai chăm bệnh nhân. Ngày thứ bảy, thành phố New York có 89 ca. Bệnh viên thông báo tất cả những bác sĩ và nhân viên đang làm việc ở nước ngoài đều phải quay về ngay lập tức. Bạn bè nội trú của mình đang thực tập 1 tháng ở Châu Phi cũng bị bắt quay về. Bệnh viện cũng yêu cầu các bác sĩ đang được nghỉ phép phải khai báo là đã đi đâu và định đi đâu. Cả hai đứa mình đều phải đưa ra lịch trình đi chơi, lúc này chỉ mong về nhà ngay vì cảm thấy tình hình khá căng thẳng. Ngày thứ tám, số ca tăng lên 106. Bệnh viên yêu cầu nhân viên nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đều phải ở nhà, không được đi làm, để tránh lây nhiễm. Ngày thứ chín, 142 ca. Nước Ý thông báo giới nghiêm toàn quốc. Bệnh viện New York nhìn bệnh viện Ý bị quá tải, bắt đầu lo sợ điều tương tự sẽ xảy ra ở đây. Bệnh viện của mình thông báo PPE bắt đầu bị thiếu hụt và yêu cầu hạn chế số người ra vào phòng bệnh nhân để tiết kiệm đồ bảo hộ. Ngày thứ mười, 173 ca. Hai đứa mình về lại TP New York, chuẩn bị đi làm lại và bước thẳng vào tâm bão. Bệnh viện quá tải, bệnh nhân ra đi trong đơn độc Từ ngày thứ 10 đến hôm nay, mọi thứ hoàn toàn bị mất kiểm soát và đây cũng là hiện thực cuộc sống trong tâm dịch: Là tất cả bệnh viện ở thành phố New York hiện giờ đang hoàn toàn quá tải. Số ca bệnh cứ tăng lên gấp đôi mỗi 3 ngày. Số lượng bệnh nhân bị nặng và cần đặt nội khí quản khá cao và số máy thở đang vơi dần. Khi mình viết những dòng này, thì bệnh viện của mình và của Ian chồng mình chỉ còn khoảng 100 máy thở mỗi nơi. Thị trưởng TP New York Bill de Blasio (giữa) trong lễ tiếp nhận 250.000 khẩu trang mà Liên Hiệp Quốc tặng cho đội ngũ y tế thành phố hôm 28-3. Ảnh: REUTERS Và vấn đề không phải chỉ ở số máy thở mà còn là thiếu hụt số phòng và số nhân viên có thể chăm sóc bệnh nhân. Hiện giờ cả khoa nhi của bệnh viện mình đã phải dọn qua bệnh viện khác để dành phòng cho bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện dã chiến được dựng lên khắp nơi và chính phủ đang kêu gọi các bác sĩ đã về hưu quay lại làm việc vì không đủ bác sĩ. Là số đồ bảo hộ (PPE) cứ vơi dần đều. Ban đầu quy định là tất cả mọi người phải mang N95 khi khám bệnh nhân nghi nhiễm và phải thay khẩu trang giữa các bệnh nhân. Khi số lượng N95 giảm mạnh thì quy định mới là được phép dùng lại N95 trong một ngày, rồi lại đổi thành chỉ được dùng N95 khi đặt nội khí quản, còn lại phải đeo khẩu trang thường. Và hiện tại, khi số lượng khan hiếm cùng cực, mỗi bác sĩ chỉ được phát một khẩu trang (loại dùng 1 lần) và phải dùng đúng cái khẩu trang đó đến khi nào có hàng mới về, ngày này qua ngày khác. Bình thường, chuyện dùng lại khẩu trang là chuyện không tưởng, nếu bị bắt gặp sẽ bị phạt ngay, nhưng thời điểm này thì bao nhiêu quy định đều không còn tác dụng gì nữa hết. Đồ bảo hộ và khẩu trang dùng rồi được vệ sinh khử trùng và tái sử dụng tại bệnh viện Mount Sinai do thiết bị y tế tại New York đang thiếu hụt. Ảnh: REUTERS Nỗi sợ hãi của các bác sĩ Là các nội trú sinh các ngành khác nhau đều được điều động đến giúp ngành đa khoa và cấp cứu, khi họ hoàn toàn kiệt quệ về sức lực. Là quyết định cho sinh viên năm cuối trường Y tốt nghiệp sớm để có thêm một lượng bác sĩ mới để giúp bệnh viện trong cơn đại dịch này. Là khi mình và bạn bè trong ngành đều không dám về nhà hay gặp người nhà vì bọn mình đã mặc định là chắc chắn đã bị hoặc sẽ bị nhiễm bệnh, chỉ là sớm hay muộn, và không đứa nào muốn để lây cho ba mẹ và ông bà. Cả tuần nay mẹ chồng mình đều tới nhà nhưng chỉ được đứng bên ngoài cách vài mét và chỉ được nhìn và nói chuyện với hai đứa mình qua cửa sổ. Hôm qua bà lại đòi vào nhà và Ian phải nói: "Mẹ không được để bị lây bây giờ, nếu chẳng may bị bệnh phải vào bệnh viện, mẹ phải vào một mình và nếu phải lựa chọn giữa mẹ và một bệnh nhân khác trẻ hơn, chắc chắn bác sĩ sẽ đưa máy thở cho người kia vì cơ hội sống cao hơn. Nếu chuyện đó xảy ra vì con lây cho mẹ thì con sẽ không bao giờ tha thứ cho mình được". Thế là bà lại phải quay ra. Là khi bọn mình phải sống trong nỗi sợ là sẽ lây bệnh cho chồng/vợ/người yêu, những người đang sống ngay trong nhà. Bạn bè mình có người phải xuống ở tầng hầm, ngủ giường riêng, có người phải ra thuê khách sạn hoặc Airbnb ở, đứa nào có con thì phải gửi con về ở với ông bà và tuyệt đối không dám gặp con. Hai đứa mình vì cùng là bác sĩ nên không có đường nào thoát, cứ mặc định là đứa nào bị trước cũng sẽ lây cho đứa kia thôi. Sự vắng lặng khó tả trên phố Wall đêm 27-3 bởi New York được mệnh danh là thành phố không ngủ. Ảnh: REUTERS Là khi dịch bệnh khiến người ta phải lường trước tình huống xấu nhất. Vợ chồng phải dặn nhau trước là nếu đến lúc hoàn toàn hôn mê thì có nên đặt nội khí quản không hay là cứ để cho ra đi thanh thản. Lời nói đùa mọi khi "Nếu em có chuyện gì thì anh cứ đi lấy vợ mới đi" trong thời điểm này lại thành ra nói thật. Là các ông bố bà mẹ có con đi làm trong bệnh viện là cứ như đang ngồi trên đống lửa. Mẹ chồng mình mua đủ thứ thuốc bổ khác nhau bắt hai đứa uống và mỗi ngày đều tiếp tế lương thực nhưng chỉ dám để trước cửa vì không được vào nhà gặp mặt. Mẹ đứa bạn mình, mỗi khi nó trực đêm là bà thức nguyên đêm nói chuyện cùng nó vì bà lo đến không ngủ được. Ba đứa khác thì năn nỉ nó xin nghỉ làm đến khi nào hết dịch rồi quay lại. Nhưng thời điểm này không ai nỡ xin nghỉ vì trách nhiệm với bệnh nhân và cả trách nhiệm với đồng nghiệp nữa. Chỗ dựa rộng lớn Nhưng trong thời điểm khó khăn này, lại làm mình thêm trân quý những gì mà gia đình, bạn bè, và cộng đồng đang chung tay góp sức giúp bọn mình chống dịch: Là khi nhận được tin từ bệnh viện là chỉ còn đủ 1 khẩu trang cho mỗi bác sĩ, mình đã gửi tin nhắn cầu cứu đến một loạt bạn bè, hỏi xin nếu đứa nào còn khẩu trang thì cho mình mua lại. Vậy mà chỉ trong vòng mấy ngày, bọn bạn mình đã hỏi dò người quen và bằng cách nào đó mỗi đứa đều kiếm ra được vài chục khẩu trang gửi về cho mình. Ba mẹ cũng chạy khắp thành phố kiếm chỗ bán khẩu trang để gửi lên. Nhờ vậy mà mình đã có đủ khẩu trang ít nhất đến khi có hàng mới về bệnh viện. Là khi hàng loạt các nhà hàng và dịch vụ giao thức ăn đều quyết định tặng phần ăn cho bác sĩ và y tá để bọn mình tập trung làm việc. Từ UberEats, Sweet Greens rồi bao nhiêu tiệm bánh nổi tiếng, chỉ cần đưa thẻ ID bệnh viện ra là sẽ được ăn miễn phí, mà còn được giao tới tận bệnh viện nữa. Rồi thì nhãn hiệu giày và quần áo cũng tặng sản phẩm cho nhân viên y tế. Cả thành phố bây giờ đều dồn lực và hy vọng về các bệnh viện. Một người mặc quần áo bảo hộ đến bệnh viện Elmhurst ở TP New York để ủng hộ các trang bị bảo vệ hôm 26-3. Ảnh: AP Là khi cả thành phố hẹn nhau chiều nay đúng 7 giờ cùng nhau vỗ tay cảm ơn và cổ vũ đội ngũ y tế trong bệnh viện. Tới đúng giờ, ngồi trong bệnh viện nhìn ra là thấy một loạt người dân đứng ở ban công vỗ tay náo nhiệt nhưng vẫn giữ đúng luật không đi ra đường và không đứng gần nhau, lại cảm thấy ấm lòng hơn bao giờ hết. Và vì tất cả những điều đó, mình tin là New York sẽ qua được đại dịch này. Cuộc chiến này còn kéo dài bao lâu nữa thì không ai biết được nhưng Covid-19 sẽ qua đi và thành phố sẽ trở lại như xưa, vì ở đây có những con người luôn hết mình vì nó và luôn có một niềm tin bất diệt vào thành phố không bao giờ ngủ. Bài viết cho một tháng 3 đầy bão táp! Bác sĩ Trinh Trang Yarett (từ TP New York - Mỹ)    
......

Thông điệp đặc biệt từ Đức Đạt Lai Lạt Ma

Anh chị em thân mến, Tôi đang viết những lời này để đáp lại yêu cầu lặp đi lặp lại từ nhiều người trên thế giới. Ngày nay, chúng ta đang trải qua một thời kỳ đặc biệt khó khăn do đại dịch corona. Thêm vào đó, các vấn đề tiếp theo phải đối mặt với nhân loại như biến đổi khí hậu. Tôi muốn nhân cơ hội này để bày tỏ sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn của tôi đối với các chính phủ trên khắp thế giới, bao gồm cả Chính phủ Ấn Độ, về các bước họ đang thực hiện để đáp ứng những thách thức này. Truyền thống Ấn Độ cổ đại mô tả sự sáng tạo, tuân thủ và hủy diệt thế giới theo thời gian. Trong số các nguyên nhân của sự hủy diệt như vậy là xung đột vũ trang và bệnh tật, dường như phù hợp với những gì chúng ta đang trải qua ngày nay. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức to lớn mà chúng ta phải đối mặt, những sinh vật sống, bao gồm cả con người, đã cho thấy một khả năng sinh tồn đáng chú ý. Cho dù tình hình có khó khăn đến đâu, chúng ta nên sử dụng khoa học và sự khéo léo của con người với quyết tâm và lòng can đảm để vượt qua những vấn đề đang đối mặt với chúng ta. Đối mặt với các mối đe dọa đối với sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta, lo lắng và sợ hãi là điều tự nhiên. Tuy nhiên, tôi xin được gởi đến lời khuyên sau đây để xem xét các vấn đề trước mắt chúng ta: Nếu có việc gì đó phải làm thì hãy làm đi, mà không cần phải lo lắng; nếu không làm gì được, thì có lo lắng cũng không có ích gì. Tất cả mọi người hiện đang cố gắng hết sức để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Tôi hoan nghênh những nỗ lực phối hợp của các quốc gia để hạn chế dịch bệnh. Đặc biệt, tôi đánh giá cao sáng kiến mà Ấn Độ đã thực hiện với các quốc gia SAARC khác để thành lập quỹ khẩn cấp và nền tảng điện tử để trao đổi thông tin, kiến thức và chuyên môn để hạn chế sự lây lan của Covid-19. Đây sẽ là một mô hình để đối phó với các cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai. Tôi hiểu rằng do hậu quả của việc phong toả cần thiết trên toàn thế giới, nhiều người đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do mất sinh kế. Với những ai không còn thu nhập sống ổn định thì họ phải đấu tranh hàng ngày để tồn tại. Tôi tha thiết kêu gọi tất cả những tấm lòng trắc ẩn hãy làm mọi thứ có thể để chăm sóc cho người dễ bị tổn thương trong cộng đồng của chúng ta. Tôi đặc biệt tri ân các nhân viên y tế, bác sĩ, y tá và nhân viên hỗ trợ khác, họ đang làm việc ở tuyến đầu để cứu mạng những người có nguy cơ cao. Sự cống hiến của họ thực sự là lòng trắc ẩn trong hành động. Với lòng quan tâm chân thành đến anh chị em trên khắp thế giới đang trải qua thời kỳ khó khăn này, tôi cầu xin đại dịch chấm dứt sớm để bình an và hạnh phúc sớm được khôi phục. Nguyện cầu cho tất cả chúng ta, Đạt Lai Lạt Ma Thekchen Choeling Dharamsala, HP, Ấn Độ https://www.facebook.com/notes/dalai-lama/a-special-message-from-his-holiness-the-dalai-lama/10157088144217322/  
......

Trung cộng không gắp Virus Vũ Hán bỏ tay người được nữa!

Phơi bày ca số 0 nhiễm virus Corona Vũ Hán ở Ý, đó là vợ chồng  Hồ Á Mẫn cựu viện trưởng thuộc Đại học Sư phạm Vũ Hán Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video) Minh Thanh - Theo Epoch Times| Trung cộng hết đổ cho virus gây đại dịch này là từ Mỹ, sau đó lại nói từ Ý... Nay thì Ý đã có đầy đủ bằng chứng xác nhận 2 bệnh nhân đầu tiên mắc dịch và truyền dịch Covid-19 là 2 vợ chồng người TQ từ VŨ Hán đến Ý 23/1/2020, vài ngày sau vào bệnh viện, chữa suốt 49 ngày. May đấy, nếu ở Vũ Hán khó sống còn. Bà này là nhà lý luận Mac - Lê - Mao! Cả dân TQ và dân ý đều ... bừng tỉnh! Bệnh nhân số 0 nhiễm virus Vũ Hán của Ý là giáo sư ‘chủ nghĩa Marx-Lenin’ từ Vũ Hán Gần đây, trên mạng internet xuất hiện một video cho thấy cảnh xuất viện của cặp vợ chồng viện trưởng viện văn học, Đại học Sư Phạm Hoa Trung đến từ Vũ Hán, cũng là trường hợp đầu tiên được xác nhận nhiễm virus Corona Vũ Hán tại Ý. Điều này đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích Trung Quốc “gieo rắc virus độc tới ngàn dặm”. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu tình hình dịch bệnh khiến virus Corona Vũ Hán bùng phát khắp toàn cầu. Tuy nhiên, để trốn tránh trách nhiệm, ban đầu họ đã cố đổ lỗi cho Mỹ và sau đó chuyển sang Ý.  Ngày 23/3, Phoenix Video đã đăng lại một video từ kênh truyền thông đại lục cho thấy vào ngày 19/3, bệnh nhân số 0 nhiễm virus Corona ở Ý là cựu Viện trưởng Đại học Sư Phạm Hoa Trung ở Vũ Hán, bà Hồ Á Mẫn (sinh tháng 4 năm 1954). Bà rời bệnh viện bệnh truyền nhiễm sau 49 ngày nằm viện và chuyển vào bệnh viện đa khoa để tiếp tục theo dõi. Trong video, bà Hồ Á Mẫn nói với các nhân viên y tế đã điều trị cho bà rằng: "Tôi yêu các bạn. Các bạn đã cứu sống chúng tôi, chúng tôi yêu bệnh viện này và nước Ý". Được biết, ngày 22/1, bà Hồ Á Mẫn rời Vũ Hán đến châu Âu để đi du lịch. Vài ngày sau khi đến Ý, bà bị bệnh và được nhận vào khoa cấp cứu. Ngày 30/1, trong một cuộc họp báo, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố rằng hai khách du lịch từ Trung Quốc đã được xác nhận nhiễm virus Corona Vũ Hán, đó là một cặp vợ chồng ở độ tuổi 66 và 67. Họ đã được cách ly điều trị, tuy nhiên danh tính của họ không được tiết lộ. Theo kênh truyền thông Il Messaggero của Ý, cặp vợ chồng người Trung Quốc bị nhiễm dịch trên đã đến Milan vào ngày 23/1 và sau đó họ đã đến ở một khách sạn tại Rome. Trong chuyến đi, họ từng bắt xe buýt đến cassino để tham quan. Đêm ngày 29/1, hai vợ chồng cảm thấy khó chịu nên đã được kiểm tra sức khỏe và có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Corona Vũ Hán. Điều này có nghĩa là hai người đã đi du lịch 6 ngày ở Ý trước khi được chẩn đoán nhiễm dịch. Bài báo cho biết cặp vợ chồng này cũng là trường hợp viêm phổi Vũ Hán đầu tiên được xác nhận ở nước Ý.  Gần đây, phim chụp X-quang và chụp cắt lớp phổi của hai người đã được đăng trên các trang web nước ngoài, cho thấy tình trạng phổi của họ đã xấu đi nhanh chóng, và phế nang của họ giống như thủy tinh thể. Bác sĩ cho biết điều này nói lên rằng phổi của hai người đã bị triệu chứng viêm phổi kẽ không hồi phục.  Thông tin công khai cho thấy bà Hồ Á Mẫn là đảng viên ĐCSTQ, và định hướng nghiên cứu của bà là học thuyết chủ nghĩa Marx. Bà từng là Phó hội trưởng hội nghiên cứu học thuyết Marx-Lenin, chuyên gia hàng đầu về “hình thái Trung Quốc trong văn học phê bình chủ nghĩa Marx-Lenin”. Bà có không dưới 10 cuốn sách viết về Marx-Lenin và Mao Trạch Đông. Thông tin về bà Hồ Á Mẫn và những đầu sách Marx Lenin bà đã viết (Ảnh chụp màn hình) Sau khi tin tức này xuất hiện trên Weibo đại lục, nó đã gây ra những tranh luận: Người dùng mạng unlim bình luận: “Một ngày trước khi thành phố bị phong tỏa đã ‘đầu độc cả ngàn dặm’ ”. Cư dân mạng st hoa đào nói: “Thành thật mà nói, ngày 22/1 rời Vũ Hán đi du lịch mà không biết tự bảo vệ, cùng là đồng bào mà tôi cảm thấy thật xấu hổ”. Một nick khác là Hoàng Hào lại bình luận: “Gieo rắc dịch bệnh tới cả vạn dặm, giỏi nhất đấy!”. Nick ‘bị ái’ nói: “Ngày 22/1 là chỉ trước khi Vũ Hán đóng cửa một ngày, chẳng phải trong lòng có chút tính toán sao? Lại còn là Viện trưởng Viện văn học, có đáng xấu hổ không?” Nick Tây Bắc bình luận: “Các quan chức luôn là người chạy trốn nhanh nhất”. Nick lib nói: “Đêm trước khi thành phố đóng cửa thì chạy trốn sang Ý, mang cả virus sang tới xa nghìn dặm, đúng là nhanh nhất, ích kỷ! !! !!” Ngày 12/3, sau khi Triệu Lập Kiên - phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã liên tiếp đăng trên Twitter với nội dung đẩy trách nhiệm về nguồn gốc virus Corona Vũ Hán sang cho Hoa Kỳ, điều này đã gặp phải làn sóng phản đối mạnh. Chính phủ Hoa Kỳ kịch liệt đáp trả và bắt đầu sử dụng đích danh từ “virus Trung Quốc” để gọi dịch viêm phổi Vũ Hán. Vào ngày 21/3, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ Global Times và CCTV cũng trích dẫn cái gọi là lời của các chuyên gia y tế Ý, nói rằng họ đã gặp các trường hợp viêm phổi nặng vào tháng 11 và tháng 12 năm ngoái; từ đó "suy đoán" ra rằng “virus Trung Quốc” xuất hiện ở Ý sớm hơn ở Vũ Hán. Một số nhà bình luận đã mô tả cách tiếp cận này như là trò “phủi tay đẩy trách nhiệm” hàng loạt, đầu tiên là đẩy cho Hoa Kỳ, và bây giờ là cho nước Ý.  Sau khi những tin tức mới nhất về bệnh nhân số 0 ở Ý được tiết lộ, cư dân mạng Weibo Xiaike đã bình luận: “Rõ ràng là virus ở Ý và Châu Âu đến từ Vũ Hán”. Nick Đại dương bí ẩn trên Twitter cho hay: “Bệnh nhân số 0 ở Úc là một người đàn ông ngoài 50 tuổi đã trở về Melbourne từ Vũ Hán”. Cư dân mạng amyma131 nói: “Bệnh nhân số 0 của Seattle cũng đến từ Vũ Hán, được chữa khỏi rồi nhưng lại lây nhiễm cho người khác”. Một số tweet cũng cho biết: “Bệnh nhân số 0 ở tất cả các quốc gia đều do ĐCSTQ ‘chuyển tới’. Vậy mà vẫn không biết xấu hổ còn đi đổ lỗi khắp nơi? !!” Minh Thanh - Theo Epoch Times https://www.ntdvn.com/the-gioi/benh-nhan-so-0-nhiem-virus-vu-han-o-y-23659.html  
......

Ý: Ít nhất có 50 Linh mục đã qua đời vì cúm Tầu

Chân dung các linh mục đã qua đời Phêrô Nguyễn Văn Khải|   Nhật báo Công giáo Avvenire và các báo khác ở Ý ra ngày 22 tháng 3 hôm nay cho biết Giáo Hội Ý đã có ít nhất 50 linh mục qua đời vì Cúm Tầu. Đó là linh mục của các Giáo phận: Milano, Pesaro, Pavia, Bergamo, Pinerolo, Piacenza-Bobbio e Brescia, Trento, Bolzano-Bressanone, Ariano Irpino, Cremona, Parma, Reggio Emilia-Guastalla, Casale Monferrato, Tortona, Salerno-Campagna-Acerno, Lecco, Nuoro và của Dòng Passionisti. Người trẻ nhất trong số các linh mục qua đời là cha Alessandro Brignone, 45 tuổi thuộc giáo phận Salerno, Miền Nam nước Ý; người già nhất là cha Mario Cavalleri, 104 tuổi, thuộc Giáo phận Cremona, Miền Bắc nước Ý. Danh sách các linh mục qua đời vì nạn dịch trên đây chắc chắn còn chưa chấm dứt. Đó là chưa kể số nạn nhân là các tu sĩ nam nữ, các phó tế và nhân viên và cộng tác viên làm việc tại Tòa Giám Mục cũng như tại các văn phòng chuyên môn của các giáo phận. Trong số những nơi có các linh mục bị chết, thì Bergamo là nơi thiệt hại nặng nhất. Nội Giáo Phận này đã có 20 cha bị Cúm Tầu đoạt mạng. Hôm 18 tháng 3, Đức Cha Francesco Beschi, Giám mục Bergamo, nói: "Mặc dù con số linh mục đã chết rất nhiều trong tuần này, nhưng con số linh mục trong tình trạng đặc biệt nghiêm trọng vẫn còn rất cao. Chúng ta đang sống trong nỗi đau khổ này và chia sẻ với cộng đồng số người nhiễm, người bệnh và nhiều người chết”. Ngày 18 tháng 3, ĐGH Phanxicô đã gọi điện thoại cho Đức Cha Beschi để hiệp thông và chia sẻ với Giáo Phận những nỗi đau đớn và mất mát. Trong một thông điệp gửi cho toàn thể Giáo phận, Đức Cha Beschi nói: “Đức Thánh Cha bày tỏ lòng thương mến và sự gần gũi của tình phụ tử của ngài đối với tôi, với các linh mục, với các nạn nhân, với những người đang chăm sóc các nạn nhân cũng đối với toàn thể cộng đoàn. Ngài đã hỏi thăm kỹ lưỡng tình hình hiện tại của Giáo phận và ngài đã được thông tin đầy đủ. Ngài rất xúc động và đau đớn vì nhiều người qua đời và vì sự xa cách mà các gia đình buộc phải chịu trong hoàn cảnh thống khổ này. Ngài đã yêu cầu tôi chuyển tới tất cả và từng anh chị em phép lành an ủi cũng như mang lại cho anh chị em ân sủng, sánh sáng và sức mạnh.” Theo nhận định của nhiều người, các linh mục ở Ý có thể còn dễ chết hơn những người khác, vì họ sống giữa dân và rất gần dân. Họ là “các mục tử ở giữa dân và họ mang mùi của chiên”, nói như lời ĐGH Phanxicô và họ “không tách biệt khỏi cộng đồng ngay cả trong cái chết” – nói như Đức Cha Beschi. Một trong những “đau đớn chồng chất đau đớn” lúc này - theo lời Đức Cha Enrico Solmi, Giám mục Parma - là các giám mục và giáo dân không thể cử hành hánh lễ an táng tại nhà thờ cho các linh mục qua đời vì nạn dịch. Thay vào đó chỉ có giám mục hoặc linh mục và một số ít giáo dân được phép tiếp đón linh cữu của các linh mục đã qua đời tại nghĩa trang và dâng một ít lời cầu nguyện ngắn ngủi trước khi an táng. Xin Chúa đón nhận linh hồn các linh mục qua đời trên đây về với Chúa và xin Chúa cho họ hưởng phúc Thiên Đàng. Amen./. Tin tức và hình ảnh lấy từ các websites của Ý: corriere.it/cronache/20_marzo_22/coronavirus-50-preti-morti avvenire.it/…/pa…/coronavirus-i-preti-morti-emilia-lombardia; ottopagine.it/…/sindaco-di-caggiano-la-morte-di-don-alessan… và laprovinciacr.it/…/addio-a-don-mario-cavalleri-il-prete-del…  
......

Pages