Chuyện phiếm với con trai.

Dịch bệnh mới giảm, khán giả được tham dự trận bóng Bỉ và Đan Mạch đông kín sân

Thanh Hieu Bui

Đến mùa bóng đá Euro năm nay, Tí Hớn hay ngồi xem và bình luận, nhận định cùng với bố. Hai bố con nhận xét trận đấu một lúc thì sang chuyện hè này Tí Hớn xin đi làm.

Ôi, mình nhìn lại mới thấy bên cạnh là một chàng trai, nó to lớn hơn mình.  Bao nhiêu năm xem bóng đá âm thầm, giờ đã có người xem cùng và bình luận cùng. Vừa xem cũng vừa là cơ hội để trò chuyện và tiêm nhiễm cho con. Khi đội Ý ra sân, có cầu thủ số 10 thấp tí. Bảo Tí Hớn con tra xem cầu thủ ấy lý lịch thế nào, chắc phải có gì đặc biệt mới được vào sân như thế.

Đấy là cách mình muốn dạy con, nếu có gì bất thường, phải kiểm tra, xem xét nguyên nhân.

Tí Hớn nói cầu thủ số 10 của Ý có những đường chuyền rất tốt, mình nói về tiền vệ trung tâm, tiền vệ thu hồi bóng, tiền vệ phân phối bóng, cầm bóng để đồng đội chạy chỗ triển khai...để Tí Hớn hình dung về một người quản lý, cầm chịch phải có những phẩm chất gì.... qua đó mình muốn cho Tí Hớn hình dung một người đàn ông trụ cột gia đình, phải có trách nhiệm và phải nỗ lực thế nào. Mình diễn giải và liên kết rất dễ hiểu cho con, nhưng hơi dài nên không viết hết được ra.

Hè năm nay Tí Hớn 16 tuổi, ở Đức người ta khuyến khích 16 tuổi nên xin đi làm ngắn ngày ở đâu đó. Những cửa hàng, công ty , siêu thị ...sẵn sàng đón nhận những thanh thiếu nữ như vậy vào làm, đồng tiền có thể ít nhưng đó là cách giáo dục.  Tí Hớn nói con muốn đi làm chỗ nào có được tiền, như thế tốt hơn là làm chỉ để chứng nhận là mình có đi.

Mình bảo con ra làm bồi bàn cho nhà bác Tuấn Su hay Thành Koch, ở đó khách Tây nhiều, họ cũng cần bồi biết tiếng. Tí Hớn nói con sẽ xin làm ở siêu thị, không còn chỗ thì làm chỗ ấy cũng được.

Nhanh thật, thế là thằng Tí Hớn đi theo bố biểu tình năm nào, giờ đã nghĩ chuyện đi làm kiếm tiền để tiêu. Mặc dù nó biết bố nó có thể cho nó một ngày số tiền gấp vài chục lần số tiền nó đi làm. Nhưng nó không hề quan tâm bố có bao tiền, nó đi học chỉ xin 3 đến 5 euro mua bánh, đó là số tiền nhà nước Đức cho nó một tháng khoảng 200 euro. Có lần đưa tiền bảo nó mua cái áo sơ mi đẹp giá đắt chút cũng được vì thỉnh thoảng con đi lễ hội hay sự kiện gì cần phải mặc áo sơ mi, một hay hai trăm euro không thành vấn đề. Nó đi mua cái áo 20 euro, về bảo con tính rồi, con đang lớn, mua áo này thôi mặc một hai năm bỏ không phí tiền bố ạ.

Hôm sau hai bố con xem trận Bỉ và Đan Mạch, khán giả ngồi kín sân mà chẳng khẩu trang gì hết, khác hẳn hôm trước Đức và Pháp đá với nhau trên khán đài người thưa thớt vì giãn cách. Hai bố con quay sang chuyện Vie Ruet hay còn gọi C.u.m T.Aou. Bố nói con cứ để ý, cứ bọn nào chủ trương toàn cầu hoá thì bọn nó tâng việc thành nghiêm trọng nhất. Bọn Faceb nó cũng vậy, nó kiểm duyệt thấy ai viết đến là nó tự động chèn link về vấn đề ấy, ai mà nghi hoặc là nó khoá  không cho người ta nói. Bọn chúng dường như lợi dụng chuyện VR để gò ép người ta phải theo chúng, một cách tập huấn cho mọi người phải nghe theo chúng. Cái VR này có thể là căn bệnh khiến người già hay ai có bệnh sẵn suy yếu khả năng chống cự, dẫn đến đến chết. Nhưng thực ra chúng ta chỉ nhìn những con số tử vong mà chúng thông báo thôi. Thực sự là chúng ta chưa tận mắt thấy ai mắc bệnh này mà chết cả, bác Hằng, bác Tuấn đi viện nằm thở ống rồi cũng về, con cũng bị rồi cũng chẳng sao. Có thể những tay trùm thế giới đang có âm mưu để lập trật tự thế giới theo hướng của chúng, và chúng lợi dụng VR để thực hiện âm mưu này. Khi mọi người đều tin và nghe theo chúng, hôm nay đi tiêm, hôm nay phải cách ly, phải đóng cửa cái này, phong toả cái nọ...tất cả cuộc sống của một thành phố, một nước ...nhất nhất phải theo chúng. Chúng tạo cho người ta thói quen thuần phục, để từ đó chúng thiết lập lại thế giới theo ý của chúng. Các cuộc chiến thế giới do các cường quốc tạo ra trước kia, đều mục đích khiến dân chúng phải thuần phục, cuộc chiến được khoác cái mác là giải phóng, là cách mạng... người ta chấp nhận kinh tế thiệt hại, nhân mạng thiệt hại để đạt được cái chủ nghĩa, cái tư tưởng của bọn cường quốc, bọn độc tài. Con đã nghe đến phe đồng minh, phe trục, phe cộng sản rồi đó. Nếu con chú ý thì con sẽ thấy chỉ một số nước lớn nghiêm trọng vấn đề này, đó là lý do mà sao trận Đức Pháp khán giả vắng còn Bỉ và Đan Mạch lại đông kín sân như vậy. Đó là Đức, Pháp cùng đồng chủ trương nhấn mạnh đến nghiêm trọng vấn đề. So với một cuộc thế chiến để thiết lập quyền lực thì cái trò gọi là đại d.i.ch này thiệt hại không là gì cả. Cho nên lý giải vì sao chúng chấp nhận để kinh tế thiệt hại như vậy.

Nếu thực sự VR này là nguy hiểm và VX có hạn, thì với cương vị một người lãnh đạo quốc gia, người ta phải dành cho các lứa tuổi từ 15 đến 35, vì đó là những trụ cột cần giữ để sinh mang của dân tộc, của quốc gia chứ không phải ưu tiên cho người trên 65 tuổi. Điều này chứng minh VR nó chỉ có hại cho một số người lớn tuổi hoặc có bệnh nền, khiến họ bị suy giảm khả năng chiến đấu của cơ thể với bệnh tật mà thôi.

Con cứ nhìn xem, những bọn hô hào VR nghiêm trọng nhất đều có bọn lãnh đạo có hơi hướng CS, từ Macron, Merkel và bọn Dân Chủ Hoa Kỳ và bọn tài phiệt lớn quốc tế.

Bố không khuyên con phản đối, nhưng bất kỳ một điều gì diễn ra, mình phải nhìn mọi khía cạnh khác, nhìn những thực tế khác và đặt ra câu hỏi tại sao? Nếu con đặt ra những câu hỏi phản bác lại bố, ví dụ như tại sao con số người chết được công bố nhiều thế, hoặc tại sao người ta phải làm thế để kinh tế bị suy thoái, học hành, công việc bị đình trệ, đó cũng là những câu hỏi tốt.

Về những con số người chết thì con xem lịch sử sẽ thấy, nhiều khi nó mang mục đích tuyên truyền, dối trá và bịp bợm. Chẳng hạn khi hai bên đánh nhau, bên này tuyên bố giết 200 tên địch, trong khi thực chất bên kia tham chiến chỉ có 50 quân. Hoặc khi họ công bố một ngôi làng bị tấn công, số người chết chỉ vài chục thì họ sẵn sàng đưa lên đến cả vài trăm. Đặc biệt là ở Viêt Nam còn có trò chưa bị thiên tai đã thống kê bao ngôi nhà bị mất, bao nhiêu súc vật bị chết....Còn việc đình trệ, thiệt hại kinh tế thì như bố đã nói lúc nãy, so với một cuộc thế chiến thì cái trò này vẫn đỡ tốn hơn nhiều.

Tí Hớn nghe xong cũng gật gù, bảo đúng là con thấy cũng nhiều cái khó hiểu, chẳng hạn như đây này, trận này khán giả xem kín sân, chẳng thấy đề phòng gì cả.

Người Buôn Gió