Giao ra bản quyền sáng chế vắc xin không phải là một "giải pháp cấp tốc thần kỳ“.

Coronavirus-Impfstoffe © Dado Ruvic/​Reuters
 

Các quốc gia của Cộng đồng Âu Châu (EU) xem việc giao ra bản quyền sáng chế vắc xin không phải là một "giải pháp cấp tốc thần kỳ“.

Bao Quoc Tran - TBQ chuyển ngữ
 

Nhiều nguyên thủ nhà nước và chính phủ Âu Châu nghi ngờ chuyện có thể thu hoạch các lợi ích trong thời gian ngắn hạn. Họ yêu cầu Mỹ hãy cụ thể hóa đề xuất này. Thủ tướng Đức, bà Merkel đã cảnh báo có nguy cơ ăn cắp kiến thức từ Trung Cộng.
 
Đề xuất của chính phủ Mỹ về việc giao ra bản quyền sáng chế vắc xin corona đã vấp phải sự hoài nghi tại Hội nghị Thượng đỉnh Âu Châu đang diễn ra ở Bồ Đào Nha. Chủ tịch Hội đồng Âu Châu (EU) Charles Michel cho biết, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ không đồng ý rằng việc cho tự do phát hành thuốc sẽ là "một giải pháp thần kỳ trong thời gian ngắn hạn tới đây" để giải tỏa tình trạng thiếu hụt vắc-xin toàn cầu. "Nhưng chúng tôi sẵn sàng giải quyết vấn đề này khi có đề xuất cụ thể".
 
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát đi tín hiệu đáng ngạc nhiên rằng họ muốn ủng hộ việc đình chỉ bảo hộ bản quyền sáng chế vắc xin chống corona. Điều này được một phần trong hàng ngũ của các quốc gia EU hoan nghênh. Tuy nhiên, khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh ở Porto thì những tiếng nói hoài nghi đã tăng lên - bao gồm cả tiếng nói của bà Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức. Theo thông tin từ những người tham gia hội nghị, bà Merkel đã lên tiếng phản đối rõ ràng và tuyên bố rằng công nghệ chuyên môn tân tiến mRNA, cần cho sản xuất loại vắc xin mới có thể bị chảy vào tay Trung Cộng. Cộng hòa Nhân dân Trung cộng có thể hưởng lợi bí quyết này dễ dàng hơn các nước đang phát triển.
 
Tổng thống Pháp, ông Emmanuel Macron một lần nữa nhấn mạnh rằng việc trao ra bản quyền sáng chế vắc xin sẽ không có ích lợi gì nếu hạ tầng cơ sở sản xuất vắc xin không có sẵn. Chìa khóa để chống lại sự thiếu hụt vắc-xin trên toàn cầu do đó là sự "hiến tặng các liều vắc xin". Câu hỏi đặt ra là liệu các nước sản xuất vắc xin có sẵn sàng xuất khẩu thuốc hay không. Ông Macron nói: “Các bản quyền sáng chế không phải là chuyện quan trọng hàng đầu và đã chỉ trích hành vi của Mỹ cũng như Anh quốc liên quan đến lệnh cấm xuất khẩu vắc xin corona của họ. Ông cho biết: “Ngày nay 100% các vắc-xin sản xuất tại Hoa Kỳ thì được đưa vào thị trường Mỹ. Trong khi Châu Âu đã xuất khẩu hàng triệu liều vắc xin ra ngoài.
 
Trên thực tế, theo số liệu của EU thì hơn 200 triệu liều vắc xin đã được xuất khẩu cho đến nay – tương đương với số lượng được giao ra cho các nước trong châu Âu. Ngược lại thì Mỹ chủ yếu giữ lại vắc-xin mà họ tự sản xuất ra. Tuần trước ông Biden cho biết vắc-xin từ Mỹ cũng sẽ trở thành "kho vũ khí" cho các quốc gia khác trong tương lai. "Nhưng bất cứ người Mỹ nào cũng có quyền truy cập thuốc trước."
 
Tại Hội nghị Thượng đỉnh, các quốc gia của Cộng đồng Âu Châu đã yêu cầu chính phủ Mỹ cụ thể hóa đề xuất của mình. Ông Michel nói: “Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng chúng ta phải làm mọi thứ có thể để tăng sản lượng vắc-xin trên toàn thế giới. Điều này cũng bao gồm việc chuyển giao công nghệ sản xuất để nhiều nhà máy có thể nắm vững các quy trình sản xuất vắc xin phức tạp. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tập đoàn Pfizer và công ty dược phẩm Moderna sản xuất vắc xin của Mỹ - với Moderna thì va chạm trực tiếp lợi ích của công ty, còn với Pfizer thì va chạm lợi ích của công ty BioNTech thuộc về nước Đức.
 
Nguyên thủ Ủy ban Âu Châu EU là bà Ursula von der Leyen cho biết: "Chúng tôi mời tất cả mọi người tham gia vào cuộc tranh luận về việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ và về việc chúng ta sẵn sàng như thế nào để thực hiện xuất khẩu một phần lớn những gì được sản xuất trong khu vực này." Bà nhấn mạnh rằng khi đầu tư vào năng lực sản xuất thì không chỉ ở châu Âu. "Chúng ta cũng cần làm việc với các công ty dược phẩm để xây dựng năng lực dần theo thời gian, ví dụ như ở châu Phi."