Tối Cao Pháp Viện Đài Loan: Tòa án Cấp cao Đài Loan phải đưa ra phán quyết mới

jffv02

Tối cao Pháp Viện Đài Loan
Phán quyết về Vấn đề Dân sự
Tai-Appeal No. 1084 Ruling of 2020

Bên Kháng Án   
                    
7874 Người kháng cáo với thông tin như sau
Đại diện cho các nguyên đơn
Luật sư San-Jia LIN
Luật sư Yu-Yin CHANG
Luật sư Xin-Wen HUANG
Luật sư Hong-Yi KUO

Liên quan đến các yêu cầu về thiệt hại được đưa ra giữa bên kháng án và Công ty Nhựa Formosa Plastics Ltd. cùng các công ty khác, bên kháng án đã nộp một bản tái kháng án trung gian (interlocutory re-appeal) đối với Phán quyết của Tòa án Cấp cao Đài Loan vào ngày 16/03/2020 (Kháng án số 1466 Phán quyết năm 2020), Tòa án đã đưa ra phán quyết như sau:

Phán quyết:

Phán quyết nói trên của Tòa án Cấp cao Đài Loan bị hủy bỏ và Tòa án Cấp cao Đài Loan phải đưa ra phán quyết mới.

Lập luận:

1-Bên kháng án trong vụ việc này (tất cả đều mang quốc tịch Việt Nam) đã đệ đơn yêu cầu lên Tòa án Quận Đài Bắc Đài Loan, theo đó cáo buộc rằng, theo như báo cáo được công bố bởi chính phủ Việt Nam vào năm 2016, nước xả thải có chứa các chất độc hại như phenol và cyanide bắt nguồn từ hành vi xả thải trái phép của bị đơn Nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh đã vi phạm quyền được làm việc và quyền được bảo vệ sức khỏe của bên kháng án cũng như là xâm phạm quyền được sống của vợ/chồng của bên kháng án. Vào thời điểm năm 2013, các cổ đông của Nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh bao gồm Công ty Nhựa Formosa Ltd., Công ty Nhựa Nan Ya Ltd., Công ty Hóa chất & Sợi Formosa Ltd., Công ty Hóa dầu Formosa Ltd., Công ty Công nghiệp nặng Formosa Ltd., Công ty Vải Taffeta Formosa Ltd., Công ty Năng lượng Mai-Liao Ltd., Công ty Thép China Ltd., và Công ty Nhựa Formosa Plastics USA Ltd.. Vào thời điểm năm 2016, các cổ đông của Nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh bao gồm Công ty Năng lượng Mai-Liao Ltd., các bị đơn Công ty Nhựa Formosa USA Ltd., Tập đoàn JFE Holdings Ltd., Công ty Nhựa Quốc tế Formosa (Cayman) Ltd., Công ty Hóa chất & Sợi Quốc tế Formosa (Cayman) Ltd., Công ty Hóa dầu Quốc tế Formosa (Cayman) Ltd., Công ty Vải Taffeta Formosa (Cayman) Ltd., Công ty Holdings Thép China Châu Á Thái Bình Dương Ltd., trong khi đó bị đơn Formosa Hà Tĩnh (Cayman) Ltd. đã từng là công ty sở hữu của Công ty Năng lượng Mai-Liao Ltd., và các công ty khác. Tất cả những công ty kể trên phải chịu trách nhiệm liên đới và trách nhiệm riêng lẻ cho các vi phạm cùng với Nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh. Hơn nữa, bên kháng án cho rằng, theo Điều 172, 584 và 601 của Bộ Luật Dân Sự của Việt Nam, Điều 13 của Luật Thủy Sản của Việt Nam, Điều 112 và 160 của Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam, Điều 34 và 38 của Luật Tài Nguyên Nước của Việt Nam, Điều 61 của Luật Tài Nguyên, Môi Trường Biển và Hải Đảo của Việt Nam, và các luật khác, Bị Đơn phải chịu trách nhiệm liên đới và trách nhiệm riêng lẻ để bồi thường cho Bên Kháng Án một khoản tiền trị giá 140.273.562 Tân Đài Tệ (New Taiwan Dollars), Bị Đơn phải ngay lập tức ngừng các hoạt động gây ô nhiễm, thực hiện những biện pháp cần thiết để loại bỏ chất thải gây ô nhiễm, và thực hiện những biện pháp khắc phục nhằm khôi phục và cải thiện môi trường. Trước việc Tòa án Quận Đài Bắc Đài Loan bác bỏ yêu cầu của bên kháng án trên cơ sở các tòa án tại Đài Loan không có thẩm quyền để đưa ra quyết định trong vụ việc nói trên, bên kháng án đã đệ trình một đơn kháng án trung gian đối với phán quyết của Tòa án Quận Đài Bắc Đài Loan, đơn này được thụ lý bởi Tòa án Cấp cao Đài Loan. Tòa án Cấp cao Đài Loan cho rằng, theo như dữ kiện trình bày bởi bên kháng án, nơi đăng ký, văn phòng chính hay nơi hoạt động chính của Bị Đơn là Đài Loan, Việt Nam, Quần Đảo Cayman, Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Singapore, và cả hành vi dẫn đến vi phạm cũng như hậu quả của việc gây ô nhiễm đều xảy ra tại Việt Nam. Theo Điều 15, Đoạn 1 và điều kiện của Điều 20 của Bộ luật Tố tụng Dân sự Đài Loan, áp dụng mutatis mutandis đối với vụ việc này, chỉ có các tòa án Việt Nam nơi mà các hành vi liên đới gây ra vi phạm diễn ra mới có thẩm quyền quyết định vụ việc này. Do đó, khi đưa ra phán quyết nhằm giữ nguyên phán quyết của Tòa án Quận Đài Bắc Đài Loan khi bác bỏ yêu cầu của bên kháng án, Tòa án Cấp cao Đài Loan cho rằng các tòa án Đài Loan không có thẩm quyền để đưa ra quyết định trong vụ việc này, và vụ việc này không thể được chuyển đến một tòa án ở Việt Nam theo quy định của Điều 28 của Bộ luật Tố tụng Dân sự Đài Loan. Vì vậy, Tòa án Cấp cao Đài Loan bác bỏ đơn kháng án của bên kháng án.

2- Tuy nhiên, luật điều chỉnh của Đài Loan, Đạo luật Điều chỉnh việc Lựa chọn Pháp luật trong Vấn đề Dân sự có Yếu tố Nước ngoài, không có quy định rõ ràng thẩm quyền đưa ra quyết định trong một vụ việc có yếu tố nước ngoài sẽ được phân bổ như thế nào. Trong quá trình xem xét việc một tòa án Đài Loan có thẩm quyền giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài hay không, toàn án cần cân nhắc các quyền lợi dân sự có liên quan trong vụ việc đang giải quyết và sự liên kết của chúng với nhiều diễn đàn khác có liên quan, cân nhắc các quy tắc luật định về thẩm quyền giải quyết một vụ việc dân sự và những quy định có liên quan cũng như thông lệ trong việc phân bổ thẩm quyền giải quyết một vụ việc có yếu tố nước ngoài. Hơn nữa, tòa án phải đưa ra quyết định sau khi đã cân nhắc các yếu tố như công bằng thực chất giữa các bên, cũng như vai trò giải quyết vấn đề và tính hiệu quả của các thủ kiện khởi kiện. Thêm vào đó, khi xét đến các ranh giới về chủ quyền tư pháp giữa các quốc gia, một tòa án trong nước, trên nguyên tắc, chỉ có thể trực tiếp giải quyết vụ việc trong pham vi thẩm quyền hợp lý của các tòa án thuộc nước đó, trong việc đưa ra giới hạn về phạm vi thẩm quyền của các tòa án của quốc gia đó trong việc giải quyết một vụ án có yếu tố nước ngoài, và phải tránh việc đưa ra phán quyền về việc áp dụng thẩm quyền của một tòa án nước ngoài. Đối với vấn đề này, xuất hiện một khác biệt cơ bản trong việc quyết định việc phân bổ thẩm quyền giữa các tòa án trong một quốc gia, điều mà một tòa án Đài Loan được quyền làm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, và quyết định việc phân bổ thẩm quyền giữa một tòa án trong nước và một tòa án nước ngoài, việc yêu cầu phải cân nhắc các nguyên tắc điều chỉnh khu vực pháp lý này. Trong bối cảnh đó, quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự của Đài Loan chỉ có thể được viện dẫn khi đưa ra phán quyết, như một chi tiết tham khảo, trong phạm vi không đi trái lại với các nguyên tắc điều chỉnh việc phân bổ thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự giữa các tòa án thuộc các quốc gia khác nhau, và miễn sao việc áp dụng này cho vụ việc đang được nhắc đến là công bằng và chuẩn mực. Trước những vấn đề đó, điều kiện của Điều 20 của Bộ luật Tố tụng Dân sự của Đài Loan, quy định rằng một tòa án khác không đặt tại nơi cư trú của một đồng bị đơn có thể phát sinh thẩm quyền giải quyết vụ việc theo các quy định từ Điều 4 đến Điều 19 thay cho tòa án đặt tại nơi cư trú của đồng bị đơn, là một quy định nhằm điều chỉnh sự phân bổ thẩm quyền giữa các tòa án trong một quốc gia. Bằng việc mở rộng phạm vi áp dụng của điều kiện tại Điều 20 của Bộ luật Tố tụng Dân sự của Đài Loan cho trường hợp phân bổ thẩm quyền giữa một tòa án trong nước và một tòa án nước ngoài, Phán quyết của Tòa án Cấp Cao Đài Loan đã đưa ra một kết luận phủ nhận khả năng áp dụng thẩm quyền của các tòa Đài Loan để giải quyết một vụ việc dựa trên một liên kết về thẩm quyền xuất phát từ vị trí địa lý cư trú của các bị đơn. Điều này đã đi trái lại với nguyên tắc nói trên, rằng một quy định của luật nội địa chỉ có thể trực tiếp giải quyết vụ việc trong pham vi thẩm quyền hợp lý của các tòa án thuộc nước đó, trong việc đưa ra giới hạn về phạm vi thẩm quyền của các tòa án của quốc gia đó trong việc giải quyết một vụ án có yếu tố nước ngoài, và do đó hậu quả pháp lý từ phán quyết không thể xem là công bằng và chuẩn mực. Trong bất kỳ trường hợp nào, điều kiện của Điều 20 của Bộ luật Tố tụng Dân sự Đài Loan không thể được sử dụng để quyết định việc phân bổ thẩm quyền giữa một tòa nội địa và một tòa nước ngoài. Khi xét đến việc Tòa án Cấp cao Đài Loan đã không cân nhắc đầy đủ nguyên tắc nêu trên khi đã sử dụng điều kiện tại Điều 20 của Bộ luật Tố tụng Dân sự Đài Loan trong quyết định của mình về việc phân bổ thẩm quyền giữa một tòa án nội địa và một tòa án nước ngoài, Phán quyền này có thể bị xem là không phù hợp với quy định của luật. Tóm lại, bên kháng án cho rằng Phán quyết nói trên của Tòa án Cấp cao Đài Loan là chưa chuẩn mực trong quá trình áp dụng pháp luật.

3- Vì các lẽ đó, Tòa án nhận thấy yêu cầu đưa ra là có cơ sở. Theo quy định của Điều 499-1, Đoạn 2, Điều 477, Đoạn 1 và Điều 478, Đoạn 2 của Bộ luật Tố tụng Dân sự của Đài Loan, Tòa án đưa ra phán quyết như đã nêu trong đoạn trên.
(Đóng dấu của Tòa án)

Vào ngày 11/11/2020

Quyết định bởi Second Chamber, Tối cáo Pháp viện Đài Loan bao gồm
Chủ tọa Thẩm phán Chong-Yu CHEN
Thẩm phán Yu-Fen LIANG
Thẩm phán Shu-Yan CHOU
Thẩm phán Shu-Yuan HUANG
Thẩm phán Li-Ling CHEN

Được chứng nhận là bản sao y đúng với bản chính.

Thư ký
Jin-Sheng Kuo (Đóng dấu)
Ngày 18/11/2020