Tuấn Ngọc sửa lời bài hát "Tình Bơ Vơ" của nhạc sĩ Lam Phương, phải chăng muốn làm vừa lòng nhà cầm quyền CSVN?

Nhạc sỹ Lam Phương: Trời vào Thu, Việt Nam buồn lắm em ơi!
Tuấn Ngọc: Trời vào Thu, chiều nay buồn lắm em ơi!
Thằng hèn, mất dạy. Khi một tác giả lớn sáng tác, họ luôn gửi cái tình riêng vào tình chung. Thằng mất dạy dám biến nỗi buồn lớn của ông thành một cái nhỏ nhoi của nó.
Chỉ vì cần về VN để kiếm ăn!
Nguyễn Đình Bổn

*****
Dư luận đang nóng với việc ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời khi trình bày ca khúc “Tình bơ vơ” của cố nhạc sĩ Lam Phương. Chắc giờ này Tuấn Ngọc đã dư gạch đá xây biệt phủ rồi. Trong bài viết này tôi chỉ mạn phép bình luận cái tật nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch” của các ông quan chức quản lý văn hóa.
 
Mùa thu với bầu trời nhạt nắng, gió se se lạnh và lá vàng rơi đầy trên những lối mòn luôn gợi lên nhiều cảm xúc và kỷ niệm khó quên đối với nhiều người. Đối với các văn nhân, những chi tiết này luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của họ. Nhưng các ông quan chức Việt Nam lại có góc nhìn rất khác về mùa thu dưới quan điểm Mác - Lê.
 
Ở trời Tây xa xôi, kỷ niệm về mùa thu của thi sĩ Pháp Guillaume Apollinaire là sự chia ly của đôi tình nhân với một cụm hoa thạch thảo bị ngắt đi như biểu tượng của mùa thu đã chết. Bài thơ L’Adieu của ông sau đó đã được nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy phổ nhạc thành nhạc phẩm bất hủ “Mùa Thu Chết”.
 
Ấy vậy các nhà văn hoá đỏ hăng tiết vịt đã từng phê phán Phạm Duy đã dùng hình tượng mùa thu chết để ám chỉ mùa thu tháng 08/1945 (!?!), một mùa thu đã để lại trong lòng một số người những ký ức về những ngày tháng 8 giành chính quyền với trò chơi “cướp cờ” ngoạn mục khi lá cờ vàng quẻ Ly của chính phủ Trần Trọng Kim bất ngờ bị thay thế bằng lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh.
 
Mà đâu phải chỉ mỗi mình nhạc sĩ Phạm Duy chịu tiếng oan vì tác phẩm tinh thần về mùa thu của mình. Trong bài hát “Đâu phải bởi mùa thu” của nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc từ bài thơ “Yên tĩnh” của nhà thơ Giáng Vân, có lẽ ca từ hay nhất là câu “Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu”, lấy ý từ câu thơ “Cây lá có rơi nhiều xin đừng hỏi mùa thu”. Thế mà có chuyện.
 
Nghe chuyện kể rằng: Năm 1990, nhà thơ Giáng Vân xuất bản tập thơ “Năm tháng lãng quên”, trong đó có bài “Yên tĩnh”, sau đó có gửi đi dự thi giải thưởng hàng năm của Hội Nhà Văn. Tập thơ được đánh giá cao, nhưng cuối cùng vẫn bị loại vì có người trong BGK cho rằng tập thơ có nội dung “phản động” (!?!). Có lẽ các ông ấy cho rằng câu thơ “Cây lá có rơi nhiều xin đừng hỏi mùa thu” trong bài thơ “Yên tĩnh” có ý nói xấu vụ cướp chính quyền mùa thu năm 1945 chăng?
 
Cũng nghe chuyện kể tiếp rằng: Sau này, khi phổ nhạc bài thơ đó, nhạc sĩ Phú Quang cũng suýt bị rầy rà với các ông trong một hội đồng xét duyệt bởi ca từ “Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu” vì cũng bị nghi ngờ nói xấu mùa thu 1945.
Quả là đáng sợ khi họ nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch”, lúc nào cũng sợ bị chống phá. Đối với họ, mùa thu phải là mùa thu tháng 8, với chuyện phá kho thóc của Nhật, với chuyện giành chính quyền. Dưới góc nhìn Mác – Lê của họ, như thế mùa thu mới đẹp, mới hoành tráng. Đối với họ, mùa thu không được buồn, ai nói mùa thu buồn là ủy mị, nặng hơn nữa là “phản động” (!?!)
 
Mùa thu là của đất trời, là của tự nhiên, đâu phải của riêng ai?
 
Lê Quang Huy