Vòng Trân Châu Tàu - chiếc thòng lọng nguy hiểm

Ấn Độ có dân số 1,38 tỷ, Trung Cộng có dân số 1,44 tỷ được xem như là tương đương. Trung Cộng có hạt nhân thì Ấn Độ cũng có. Hiện nay Trung Cộng cùng với Mỹ, Nga, Anh Pháp đang thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ, nhưng Ấn Độ thì không. Đây là một thiệt thòi cho Ấn Độ, và hiện nay Ấn Độ đang nỗ lực để có được vị trí như Tàu tại hội đồng quyền lực nhất của LHQ.

Trên thế giới thì Trung Cộng đang cố vượt Mỹ, nhưng tại châu Á thì Trung Cộng đang muốn ghìm ấn độ để đất nước này không thể vượt Tàu được. Về kinh tế thì Ấn Độ còn thua Tàu khá xa, nhưng về quân sự thì rõ ràng Ấn Độ không kém cạnh gì Tàu cả. Chính vì vậy tìm cách bao vây Ấn Độ về quân sự lẫn kinh tế là kế sách mà Tàu Cộng chưa bao giờ từ bỏ. Muốn mình mạnh thì phải đè kẻ thách đấu tiềm năng.

Chuỗi Ngọc Trai (Tiếng Anh là the String of Pearls) là một học thuyết địa chính trị mà Trung Công đã đưa ra trước cả dự án “Vành Đai Con Đường” của Tập. Chuỗi này là một chuỗi gồm 15 điểm bắt đầu từ bờ đông của Trung Cộng trên biển Hoa Đông, xuống biển Đông, qua eo biển Malacca kết nối Myamar, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan và các điểm trên bờ tây Châu Phi thuộc Ấn Độ Dương và Biển Hồng Hải. Sau này khi mà dự án “Vành Đai Con Đường” được công bố, thì chuỗi ngọc trai này trở thành một phần của dự án đó.

Nếu nhìn tổng thể đại dự án “Vành Đai Con Đường” thì khó mà thấy được ý đồ của Trung Cộng, thế nhưng tách chuỗi ngọc trai ra khỏi “vành đai con đường” thì nó hiện lên rất rõ những điểm thắt mà Trung Cộng muốn vây hãm cô lập một số vùng. Chính vì vậy, người Ấn họ hay nói về “chuỗi ngọc trai” hơn là “vành đai, con đường” của Tập. Để cô lập Ấn Độ, Trung Cộng đang dụ dỗ Myanmar, Bangladesh và Pakistan ngã về mình. Thử kết nối chuỗi từ Trung Quốc đến Bangladesh đến Sri Lanka, sang Pakistan thì rõ ràng Trung Cộng đang muốn nhốt Ấn Độ vào trong ma trận căn cứ quân sự của họ.

Để đối phó với âm mưu Tàu Cộng, Ấn Độ đưa ra Chính sách Hướng Đông (Look East Policy). Một chính sách có thể nói là rất hay. Trong chính sách này Ấn Độ lôi kéo các nước láng giềng Đông Nam của Trung Quốc như Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines và Nhật Bản. Đặt biệt là Ấn Độ tham gia liên minh quân sự với Mỹ, Nhật, Úc hình thành nên một bộ tứ được gọi là Tứ Giác Kim Cương- QUAD. Trong liên minh này, Ấn Độ có thể sử dụng căn cứ quân sự chung với 3 nước còn lại trên khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Người ta ví như là NATO phương Đông, thì đủ hiểu vai trò lợi hại của nó.

Để gỡ “vòng trân châu Tàu” đang siết Ấn Độ ở mạn đông, Thủ tướng Narendra Modi đã có chuyến thăm Bangladesh và ký thỏa thuận với Bangladesh xây dựng hạ tầng quân sự biển sâu ở Sonadia để tạo nên một vị trí giám sát cảng Chittagong tại vịnh Bengal mà Trung Cộng đang có ý đồ xây dựng cũng trên đất nước Bangladesh. Xa hơn nữa, Ấn Độ còn bắt tay với chính quyền bà Au Sang Suu Kyi và ký viện trợ tín dụng hơn 1,75 tỷ USD cho Myanmar, để đổi lại Myanmar cho đóng băng hàng loạt dự án mà Tập Cận Bình đã ký với phía Myanmar trước đó. Chính vì thế mà hồi đầu tháng 9 vừa rồi Tập đã phải cử Dương Khiết Trì sang Myanmar gỡ rối.

Để gỡ “vòng trân châu Tàu” ở mạn tây, Ấn Độ đã nhanh chân ký thỏa thuận với Iran hợp tác phát triển cảng Chabahar tại Iran. Mục đích là để canh chừng cảng quân sự Gwadar mà Tàu đang xây dựng ở Pakistan. Trong chiến lược này thì có thể nói là Tàu rất thâm, họ lợi dụng sự thù địch lâu năm giữ Ấn Độ và Pakistan mà kết đồng minh với quốc gia này bao vây Ấn Độ. Cảng Chabahar tuy thuộc Iran nhưng nó chỉ cách cảng Gwadar khoảng chừng 100 km đường biển. Đặc biệt là cảng Chabahar nằm sâu trong vùng vịnh Pắc-xích nên nó có thể chặn đường chở dầu của Tàu từ các nước vùng vịnh ra Ấn Độ Dương. Đây là đường chặn vô cùng hiểm yếu đối với Trung Cộng, chỉ sau đường chặn Malacca.

Để gỡ “vòng trân châu Tàu” ở mạn Nam, Ấn Độ đã bắt tay với chính quyền Sri Lanka quyết liệt ngăn chặn chính sách quân sự hóa của Tàu Cộng tại cảng Hambantota. Trước năm 2015, chính phủ Rajapakshe đã dính bẫy nợ của Tàu Cộng và nhượng cảng Hambantota sử dụng trong 99 năm. Năm 2015 Rajapakshe thất cử và thay vào đó là Sirisena thân Ấn Độ hơn, ông này đã chặn không cho tàu ngầm hạt nhân Trung Cộng cập cảng Hambantota. Tuy nhiên năm 2019 ông Sirisena lại thất cử và ông Rajapakshe trở lại ghế thủ tướng Sri Lanka. Tại quốc gia phía nam Ấn này là nơi mà Tàu và Ấn đang dành giật ảnh hưởng, có lúc Sri Lanka ngã về Tàu, có khi ngã về Ấn, điều đó cho thấy Ấn muốn phá cho Tàu không được yên ở căn cứ quân sự phía nam này. Chính điều này cũng hạn chế vai trò của tàu Cộng ở Sri Lanka khá nhiều.

Thực ra “vòng trân châu Tàu” không chỉ siết cổ Ấn Độ mà nó còn siết cổ vùng Đông Nam Á, đặt biệt là 5 nước Miến – Thái – Lào – Cam – Việt. Trong đó chúng ta thấy Trung Cộng đang muốn mua chuộc chính phủ Thái Lan chấp nhận cho Tàu bỏ 30 tỷ USD ra xây dựng kênh đào Kra. Hiện thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc Phòng Thái Lan Prayuth Chan-ocha không đồng ý cho Tàu đầu tư vào kênh đào này. Trước đây anh em nhà Shinawatra là Thaksin và Yingluk đều gật đầu với Tàu xây dựng kênh đào, nhưng hiện nay chưa thấy dấu hiệu nhà Shinawatra trở lại chính trường nên Trung Cộng vẫn chưa thể xúc tiến kế hoạch xẻ kênh đào này được.

Eo biển Malacca là điểm vận chuyển 80% lượng dầu của Trung cộng, trong đó 47% là xuất phát từ Trung Đông, phần còn lại là từ Châu Phi và các nước khác. Thế nhưng nó vẫn không thuộc quyền kiểm soát của Trung Cộng, còn ngặt hơn nữa, Hải Quân Ấn Độ cứ triển khai tàu tuần tra ở khu vực này thường xuyên, đây là điều mà Trung Cộng không thích. Nếu dụ được Thái gật đầu, Tàu sẽ bỏ ra 30 tỷ thì chắc chắn Tàu giữ quyền khai thác kênh đào này, khi đó Tàu có thể an tâm dùng kênh đào này thay thế eo biển Malacca và không loại trừ khả năng Tàu dùng nó cho mục đích quân sự.

Điều đáng nói là nếu Tàu có được kênh đào Kra thay thế eo biển Malacca thì rõ ràng “vòng trân châu Tàu” đang siết chặt hơn 5 nước Miến – Thái – Lào – Cam – Việt. Hiện nay Miến và Thái đang nói không với Tàu, đấy là một thuận lợi. Nếu các nước Đông Nam Á không ngồi lại bàn chuyện chung thì rất có thể, Trung Cộng chia ra bẻ gãy từng thằng một mà không tốn quá nhiều sức lực. Điều đáng tiếc là trong khi Miến và Thái đang chiến đấu đẩy Tàu ra xa thì CS Việt Nam vẫn đang buông bỏ tại biển Đông. Thế mới đau chứ!

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:
https://www.rfi.fr/…/20200924-ấn-độ-nhật-đức-và-brazil-muốn…

https://tuoitre.vn/tu-giac-kim-cuong-my-nhat-an-uc-siet-cha…

https://www.24h.com.vn/…/chien-luoc-lon-cua-ong-tap-gap-kho…

https://www.indiatimes.com/…/here-is-all-you-should-know-ab…

https://foreignpolicy.com/…/china-india-conflict-thai-kra-…/

https://www.timesnownews.com/…/double-blow-for-china…/647466