Nhục mà không biết là nhục

Luân Lê

Những tấm biển cảnh báo bằng tiếng Việt về vấn đề trộm cắp, ăn uống và vứt rác, được ghi ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Gồm: Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào và Singapore.

Việc những quốc gia này cảnh báo “văn hoá” trộm cắp đồ, tham ăn tục uống, xả rác vô tội vạ như thời ăn lông ở lỗ, bằng những tấm bảng ghi bằng tiếng Việt vì họ phát hiện ra những thói hư tật xấu (phạm pháp) này phổ biến ở người Việt.

Và họ cảnh báo chung dành cho người Việt chứ không theo lý luận “người Việt có người thế này người thế kia” để bao biện hoặc bào chữa. Họ thấy các hành vi phổ biến ở cộng đồng người nói tiếng Việt tại nước họ, họ cảnh báo chung như vậy cho người nói tiếng này.

Cũng như vậy, khi tôi nói tới thói hư tật xấu như tham ăn tục uống, thô lỗ, ăn to nói lớn và có tính hung dữ, khéo léo giả tạo...của người miền Bắc là nói tới cái phổ biến chung của cộng đồng người tại vùng địa lý này. Nó nổi bật lên, và nó được nhận thấy. Cái phổ biến là cái được phản ánh chứ không bàn tới những cái riêng biệt hoặc ít ỏi vì nó không có tính đại diện.

Người nước ngoài họ cảnh báo chung cho tình trạng phổ biến của người Việt về các hành vi xấu đó, họ không cần phải biết ai là người này và ai là người kia, họ cảnh báo về hành vi phổ biến được thực hiện ở chủng người Việt trên lãnh thổ quốc gia họ.

Thế nên, nói tới đặc tính người miền Bắc, đừng có phản biện bằng cách lý luận “ở đâu cũng có người này người kia”, nó không phải lập luận của người có tư duy và nhận thức.

Vì nó khác gì mấy tên tham nhũng suốt ngay ra rả nói thể chế chính trị nào mà chẳng có tham nhũng, nhưng cái khác nhau cơ bản là tỷ lệ 99% tham nhũng ở nước này với 1% tham nhũng ở nước khác và quan trọng hơn nữa là cơ chế (cách thức tổ chức quyền lực nhà nước) để không cho phép quan chức thực hiện tham nhũng dễ dàng và khi bị phát hiện thì không một ai có thể trốn chạy hay bị xuê xoa xem nhẹ. Và nó là cách hữu hiệu để phân biệt giữa một nền chính trị là độc tài hay dân chủ, tự do.

Khi biết thói hư tật xấu phổ biến của cộng đồng người mình để sửa thì còn cơ hội tốt hơn lên, nếu không thế giới họ khinh bỉ và ghẻ lạnh vẫn nhơn nhơn không biết nhục, lại còn tự hào vỗ ngực bề dày văn hiến với văn vật. Nền văn hiến nào mà không duy giữ và không biết sửa đổi thì đều có tính tha hoá và hủ bại cả. Tự hào nỗi gì với những dòng chữ tiếng Việt bằng cách an ủi “xã hội nào chả có người này người kia” kiểu AQ như vậy. Lỗ Tấn nói chớ có bao giờ sai về vấn đề này - lụn bại về văn hoá là dẫn tới sụp đổ mọi thứ.