Liên minh quân sự với Mỹ, sự chọn lựa khôn ngoan

Đỗ Ngà|

Hôm ngày 8 tháng 6 trên BBC cho biết, Mỹ có kế hoạch rút 9,5 ngàn quân ra khỏi Đức, thì lập tức thủ tướng Ba Lan – Mateusz Morawiecki ngỏ lời muốn mời lực lượng vừa rút ấy sang đồn trú tại Ba Lan nước ông. Phải nói rằng, trong lịch sử chưa thấy một lực lượng quân đội nước nào khi đóng quân  ở nước ngoài mà không bị xem là chiếm đóng như quân đội Mỹ. Mỹ có được cái nhìn như vậy cũng bởi vì sự tử tế của chính quyền nhà Trắng xuyên suốt từ sau chiến tranh thế giới đến nay.

Về kinh tế, Ba Lan hiện là quốc gia thành viên EU, về quân sự Ba Lan là thành viên của NATO. Phải nói rằng sau khi dẹp bỏ CS, Ba Lan đã đi những bước đi vô cùng đúng đắn cả về kinh tế lẫn quân sự. Mà nói cho cùng, nhiệm vụ lớn nhất của NATO bây giờ là canh chừng gấu Nga. Ba Lan quá hiểu tham vọng của Nga, trong 44 năm Cộng Sản đã cho Ba lan một bài học đắt giá để họ có được quyết định khôn ngoan như ngày nay. Hiện nay Ba Lan là cực đông của khối NATO, Thủ tướng Ba Lan đề nghị Hoa Kỳ chuyển quân sang Lan với lý do bảo vệ “cực đông của NATO” nhưng thực chất là để Ba Lan an toàn hơn mà thôi.

Chỉ có Việt Nam mới không dựa vào quốc gia nào mà tự đứng một mình để “bảo vệ đất nước”, chứ thực tế không một chính quyền khôn ngoan lại chọn cách làm như thế cả. Vậy nên kết quả Việt Nam mới lệ thuộc vào Trung Cộng như chúng ta đang thấy, một sự lệ thuộc mà ai cũng biết nó là rất nguy hiểm. Hiện nay trên thế giới, quốc gia nào cũng dè chừng Nga, Tàu Cộng và Bắc Hàn. Vì 3 quốc gia này không tử tế gì, nếu không muốn nói là rất lưu manh. Các nước Đông Âu thì dè Nga, các nước Trung Á dè chừng Tàu và Nga. Các nước Đông Á thì dè chừng Tàu Cộng, Nga và Bắc Hàn. Các nước Đông Nam Á thì phải dè chừng Tàu. Với Việt Nam, thì nhân dân luôn lo ngại mối đe dọa từ phía Tàu Cộng, thế nhưng ĐCS thì không như thế, vì quyền lợi của đảng họ đã làm ngơ trước vận mệnh đất nước mà dắt mũi dân tộc trao vào tay Tàu Cộng bằng chính sách 4 không:  không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Như ta thấy, động thái của Ba Lan là mời một cường quốc tử tế đóng quân trên lãnh thổ mình để khắc chế mối đe dọa từ kẻ thù ở phía Đông vừa hùng mạnh vừa đầy dã tâm. Trước Ba Lan, thì Hàn và Nhật cũng làm điều tương tự khi họ đã để cho Mỹ đóng quân trên lãnh thổ của mình để khắc chế con thú hoang Trung Cộng, con gấu dữ Nga và con chó điên Bắc Hàn. Nhờ đó mà mức độ lộng hành của Trung Cộng ở vùng này cũng ít hơn những gì nó gây ra ở biển Đông. Qua đây chúng ta thấy, Ba Lan, Hàn, Nhật quyết định mời Mỹ đấy là bước đi khôn ngoan, còn Phillipines thì ngược lại. Năm 1991, Phillipines đã đuổi quân Mỹ khỏi căn cứ quân sự Subic ở Biển Đông vào năm 1991 và để rồi sau đó, quốc gia này chịu cảnh bị Tàu Cộng ức hiếp không khác gì Việt Nam. Thường những quốc gia tiến bộ thì gắn liền với những quyết định khôn ngoan, còn những quốc gia chậm tiến thì bao giờ cũng đầy rẫy những quyết định ngu ngốc. Bởi lẽ, trong bộ máy nhà nước những nước này đầy rẫy kẻ tham lam biến chất. Trong đó, Việt Nam là một trường hợp.

Điều mà chúng ta dễ thấy là quân đội Mỹ được rất nhiều nước trên thế giới mời mọc, vậy nên từ đông sang tây, từ bắc chí nam của hành tinh này, căn cứ quân sự của Mỹ hiện diện khắp nơi. Điều này quân đội Trung Cộng không bao giờ có được. Thực tế, Quân đội Trung Cộng đi đến đâu người ta lo ngại đến đấy. Cụ thể như biển Đông, mỗi lần Tàu Cộng kéo dàn khoan đi lang thang thì tất cả các nước trong khu vực đều la làng lên vì lo ngại, trong khi đó nếu Mỹ đưa tàu chiến vào vùng này thì chẳng quốc gia nào thấy bị đe dọa ngoại trừ Trung Cộng. Như vậy, so về uy tín thì Tàu không thể nào bì với Mỹ, kẻ thì được chào đón trọng thể kẻ thì đi đến đâu ai cũng ngán ngại. Chính vì vậy mà Tàu Cộng không tìm đâu ra một căn cứ quân sự bên ngoài vùng mà tuyên bố chủ quyền. Chính vì vậy mà Trung Cộng muốn có căn cứ quân sự ở Hải ngoại, nó phải giở thủ đoạn.

Cảng Hambantota của Sri Lanka được xây dựng với số tiền đến 1 tỷ đô do Trung Quốc cho vay. Thế nhưng khi hoàn thành thì mỗi ngày cảng này chỉ đón 1 tàu lớn, trong khi số tàu qua Ấn Độ Dương đến 6000 lượt. Kết quả là lỗ nặng và không có khả năng trả nợ. Vậy nên phía Sri Lanka mới chấp nhận giao luôn cảng này cho phía Trung Cộng “thuê” 99 năm để trừ vào khoản vay. Cuối cùng, Trung Cộng đã dùng cảng này để neo đậu tàu quân sự. Sự việc khi chính quyền Sri Lanka phát hiện ra là quá muộn. Hiện nay không chỉ cảng Hambantota của Sri Lanka mà cảng Gwadar của Pakistan cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Cả 2 đều nằm trong vùng kinh tế “một vành đai một con đường”.


Vậy qua đây chúng ta thấy gì? Đó là hoàn cảnh trái ngược của quân đội Mỹ và quân đội Trung Cộng trên thế giới. Mỹ được rất nhiều lời mời chào để lập căn cứ, trong khi đó với Trung Cộng thì không ai tiếp nhận nên Bắc Kinh đành phải giở thủ đoạn lừa con mồi sập bẫy nợ rồi chiếm đất, sau đó biến những nơi này thành những căn cứ quân sự Tàu trên khắp thế giới. Tàu biết rằng, để trở thành đối trọng về quân sự với Mỹ việc chạy đua vũ trang là chưa đủ. Hiện nay Mỹ đang rải lực lượng khắp thế giới, mà đặc biệt là căn cứ quân sự tại tỉnh Okinawa – Nhật Bản. Quần đảo này là một chuỗi đảo liên hoàn từ Nhật Bản đến Đài Loan. Nó là cửa ngỏ canh chừng biển Hoa Đông của Trung Cộng và tạo nên lợi thế áp đảo về thế và lực quân sự của Mỹ so với Tàu. Nếu muốn là đối trọng với Mỹ về quân sự, chắc chắn bằng cách nào đó Tập Cận Bình phải tạo ra mạng lưới đóng quân cho Tàu trên khắp thế giới mới được. Vậy câu hỏi đặt ra là, Tàu thực hiện việc này như thế nào?

Dự án “một vành đai một con đường” được Tập Cận Bình đưa ra, trên lý thuyết thì nó là hành lang kinh tế. Nhưng qua những gì Trung Cộng đã làm ở cảng Hambantota của Sri Lanka và cảng Gwadar của Pakistan cho thấy, mục đích kinh tế chỉ là bề nổi, đằng sau nó còn là mục đích lập căn cứ quân sự trải rộng khắp thế giới để tạo nên một cán cân quân sự cân bằng với Mỹ trong tương lai. Điều đáng nói là những nước nằm trong dự án “một vành đai một con đường” hầu hết là nước nghèo có tỷ lệ tham nhũng cao. Những nơi này là môi trường tốt để Trung Cộng gài bẫy nợ chiếm đoạt đất thiết lập căn cứ quân sự là hoàn toàn khả thi. Đây là một hồi chuông cảnh báo cho Việt Nam, nhưng đáng tiếc lãnh đạo đất nước lại là ĐCS – một đảng chính trị sẵn sàng vì quyền lợi đảng mà hy sinh quyền lợi quốc gia. Và chính vì thế mà nếu để CS cai trị lâu dài, Việt Nam bị Tàu cắm vài ba cái căn cứ quân sự là điều khó tránh khỏi./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://www.bbc.com/vietnamese/world-52965582

https://zingnews.vn/ngoai-giao-bay-no-cua-trung-quoc-tai-chau-phi-va-nam...