Lòng ái quốc qua vụ 11.09

Phạm Minh Vũ|
 

Cách nay tròn 19 năm, vào lúc 8h46 phút khi chiếc máy bay mang số hiệu 11 của Hãng hàng không American Airlines lao vào tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, đó là cuộc mở màn một loạt trong bốn vụ tấn công khủng bố có mục tiêu nhằm vào nước Mỹ do nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan al-Qaeda vào sáng thứ Ba, ngày 11/9/2001. Vụ tấn công làm 2.996 người thiệt mạng, hơn 6.000 người bị thương và gây tổn thất cho nước Mỹ khoảng 3.000 tỉ đôla. Đây là vụ khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, và là thảm họa gây thiệt hại về người lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, trong đó có 343 lính cứu hỏa và 72 sĩ quan hành pháp đã hy sinh.

Hai máy bay đầu tiên mang số hiệu 11 của Hãng hàng không American Airlines và số hiệu 175 của hãng United Airlines đã đâm vào hai tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York. Chiếc máy bay thứ ba số hiệu 77 của hãng American Airlines từ Washington đi Los Angeles đã bị không tặc khống chế và bay ngược trở lại tấn công Lầu Năm Góc.

Chiếc máy bay thứ tư - chuyến bay số hiệu 93 của hãng United Airlines đã rơi xuống một cánh đồng hoang ở Pennsylvania, mà không bao giờ đạt được mục tiêu theo dự định của bọn khủng bố bởi sự kiên cường và lòng quả cảm của phi hành đoàn và hành khách.

Gần 3.000 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công ngày 11/9, và con số chắc chắn sẽ cao hơn nhiều nếu không phải vì hành động quên mình của những người con ưu tú của nước Mỹ.

Qủa thực, con số tổn thất của nước Mỹ sẽ cao hơn nhiều nếu không có những câu chuyện đằng sau, mà khi đọc trong mỗi chúng ta đều không khỏi suy nghĩ và xúc động. Ngoài những câu chuyện anh hùng Rick Rescorla - Giám đốc An ninh của Tập đoàn Tài chính Morgan Stanley cho ta biết tình yêu thương đồng loại, hi sinh bản thân mình để cứu hàng ngàn người khác trong ngày kinh hoàng ấy. Hay trong tình thế vô cùng nguy cấp ấy, có một điều kỳ lạ đã diễn ra. Bất chấp khói lửa và các mảng tường có nguy cơ đổ sập, hàng nghìn người thông qua lối thoát hiểm để chạy thoát ra ngoài trong tình trạng trật tự.

Trong khi hàng đoàn người vội vã lao xuống, thì từng tốp lính cứu hỏa dũng cảm hối hả xông lên. Trong ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, hai bên vẫn nhường đường cho nhau, không ai xô đẩy ai. Khi có phụ nữ, trẻ em, người già đi tới, mọi người tự giác nhường lối đi cho họ, thậm chí một chú chó cũng được nhường cho lối đi.

Câu chuyện cảm động nhất có lẽ là những hành khách đi trên United 93, trong giây phút biết chắc chắn rồi sẽ chết, tất cả hành khách trong máy bay 93 này đã dũng cảm bỏ phiếu là hành động hay ngồi im để cho những kẻ khủng bố muốn làm gì thì làm? Trong tình thế vô cùng ngặt nghèo ấy, họ vẫn làm một việc rất phi thường: Bỏ phiếu để thông qua quyết định chiến đấu với nhóm không tặc. Vào thời khắc sinh tử như thế, mỗi thành viên trên máy bay đều không áp đặt ý chí của mình lên người khác, mà vẫn tôn trọng ý kiến số đông.

Todd Beamer, 32 tuổi, Giám đốc Quản lý Tài chính (một hành khách) khi biết máy bay đã bị những kẻ khủng bố tấn công và chiếm quyền điều khiển, Anh đã quyết định không gọi cho người vợ đang mang thai của mình, vì anh không muốn cô phải lo lắng. Thay vào đó, anh gọi qua hệ thống tổng đài GTE-Verizon, và cuộc gọi được tự động chuyển đến cho điện thoại viên Lisa Jefferson.

Trong các cuộc gọi đứt đoạn kéo dài khoảng 15 phút với Lisa, Todd Beamer đã cung cấp khá nhiều tình tiết diễn biến trên máy bay, khi thông báo có một hành khách bị đâm chết, một phi công và một tiếp viên bị thương nặng. Lisa Jefferson nhớ lại rằng, dù trong tình huống nguy hiểm như vậy, quý ông gọi điện cho cô rất bình tĩnh với giọng nói vô cùng nhẹ nhàng.

Khoảng 9h50 phút, Todd Beamer đã gọi cho điện thoại viên Lisa Jefferson thông báo: “Có thể tôi sẽ chết và chúng tôi phải làm điều gì đó để ngăn chặn máy bay đạt được mục tiêu dự định của nó”. Trong những giây phút liên lạc cuối cùng giữa họ, Todd Beamer đã đề nghị Lisa cùng anh trì tụng Lời Cầu Nguyện Chúa, và nhờ Lisa chuyển lời nhắn tới vợ con của anh rằng, anh yêu họ nhiều tới mức nào.

Rồi Todd Beamer gác điện thoại nhưng vẫn để kết nối, cho phép Lisa Jefferson theo dõi được diễn biến trên máy bay. Lời cuối cùng của Todd Beamer mà Lisa nghe thấy được là: “Are you ready? Let’s roll" ( dịch ra là: Các bạn đã sẵn sàng chưa? Bắt tay vào việc thôi).

Vào lúc 9h57 phút, hành khách và phi hành đoàn trên United 93 bắt đầu phản công, 6 phút sau, vào lúc 10h03 phút, một quả cầu lửa bùng lên khi chiếc máy bay mang theo 7.000 gallon nhiên liệu đâm xuống cánh đồng Shanksville Không một ai trên máy bay sống sót. Todd Beamer qua đời khi anh dẫn dắt mọi người trên máy bay cố gắng giành lấy buồng lái từ những tên không tặc. Hành động can đảm của anh đã không cứu được mạng sống của anh cũng như các hành khách khác, nhưng đã giúp ngăn cản những kẻ khủng bố đạt được mục tiêu mà chúng đang nhằm hướng tới, có thể là Nhà Trắng?

Tôi đang suy nghĩ, vì sao tất cả những hành khách trên chuyến bay 93 ấy đa số họ đến từ các sắc dân khác nhau, họ là những người bỏ chạy khỏi quê hương vì nhiều lý do, có thể vì lý do chính trị, hoặc môi trường sống không đảm bảo.V.v. và đến sinh sống ở Mỹ mà lại yêu nước Mỹ đến vậy? Trong giây phút sinh tử họ lại nhường sự sống cho người khác, họ đặt sinh mạng người khác lên bản thân mình, và họ lại không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Vì sao vậy?

Trong khi đó, những đảng viên cộng sản VN mồm luôn nói yêu nước, nhưng tất cả bọn họ vơ vét, xà xẻo công quỹ, đất đai, tài nguyên đất nước để lại chìa tiền ra mua hộ chiếu nước khác như Síp, như Đức, như Pháp, như Malta…

Như nguyễn phú trọng lúc nào cũng trích dẫn những lời dạy của Cha ông ra để huấn thị đàn em đồng chí của mình là yêu nước phải thế này, thương dân phải như thế kia. Và cuối cùng, chính ông ta là kẻ phản bội tổ quốc, chính ông ta là kẻ ác độc, tàn bạo nhất khi cai trị Nhân dân bằng nòng súng, bằng viên đạn đồng. Sẵn sàng tận thu thuế bóc lột nhân dân đến cùng cực, cho dù nhân dân phải ăn ve sầu để cho đảng ông ta xây biệt phủ, xây cung điện tận trời Âu. Đảng ông ta sẵn sàng nổ súng giết hại đồng bào để cướp đất, gây cho sự oán hận lòng dân ngút trời, bao trùm lên cả đất nước.

Sự khác biệt của người Mỹ là họ yêu nước Mỹ một cách mãnh liệt, mặc dù Mỹ chỉ là quê hương thứ 2 là vì sự giáo dục trên tinh thần tự do, giáo dục đạo đức theo Đức tin. Cho nên sự hi sinh vì người khác bất cứ vào hoàn cảnh nào trong họ cũng phát huy, sự hi sinh nó như là nghĩa vụ. Vì vậy, khi sống dù là quan chức, hay tổng thống hoặc dân thường họ đều sống vì người khác, nghĩ cho người khác và làm tốt nhất cho người khác.

Còn người cộng sản, xét cho cùng, đích cuối cùng của những người cộng sản là đa quốc tịch, với họ làm gì có khái niệm Tổ quốc, và Nhân dân thì làm sao họ yêu, họ thương? Vì chẳng có tổ quốc đồng bào nên cả hệ thống truyền thông kết tội, bêu xấu một đảng viên chống lại bọn tham quan cướp đất, nửa vạn quân chấp pháp về nổ súng giết người bừa bãi, chẳng một chút chùn tay, rồi tòa án đấu tố đòi tru di tam tộc nhà họ, tình đồng bào, đồng loại ở đâu? Não trạng người cộng sản không có chút tình người. Người cộng sản xem Dân như là máy ATM để vơ vét, bắt người khác phải phục dịch cho mình xây dựng thiên đường, đôi khi nó là ở Síp.

Hôm nay, ngày 11/09 đọc lại dữ kiện về ngày đó tôi được ngộ ra nhiều điều. Yêu nước, thương đồng loại đôi khi là sự dũng cảm vượt qua sự sợ hãi.

Ranh giới giữa cái sống và cái chết đôi khi nó không quan trọng bằng lựa chọn là hành động hay ngồi im, có những hoàn cảnh ta không thể lựa chọn sống hay chết mà ngăn chặn cái xấu gây hại cho người khác. Khi loại bỏ cái xấu, dù hi sinh ta cũng đã sống trọn một kiếp người.