2019

Luật sư Nguyễn Văn Đài vận động cho TNLT và Nhân Quyền Việt Nam

  Neustadt-Hambach, Đức Quốc, 14.6.2019, Cựu Tù Nhân Lương Tâm luật sư Nguyễn Văn Đài vận động cho Nhân Quyền Việt Nam tại Hội Chợ Dân Chủ Neustadt-Hambach Lâu đài Hambach được mệnh danh là „Cái Nôi của nền Dân Chủ Đức“. Nơi đây vào năm 1832 khoảng 30.000 người dân đã tụ tập về để biểu tình tranh đấu cho những quyền tự do căn bản. Và Hambach cũng là nơi dân làng từ mấy năm qua đã phát động chiến dịch cầu nguyện và đòi trả tự do cho những Tù Nhân Lương Tâm (TNLT) Việt Nam. Đông đảo quần chúng, tầng lớp trí thức, chính trị gia và các chức sắc tôn giáo đã liên tục lên tiếng và tỏ tình liên đới với các nạn nhân của chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam (Xin coi thêm: http://www.viettin.de/node/628 ). Sau TNLT Đặng Xuân Diệu năm 2017, lần này luật sư Nguyễn Văn Đài đến tham gia Hội Chợ Dân Chủ trước nhất để cảm ơn mọi tầng lớp dân làng và thành phố đã tranh đấu cho ông khi còn trong lao tù; sau là để tiếp tục vận động cho hơn 300 TNLT khác còn trong tù ngục của Cộng Sản Việt Nam. Bà Gerda Bolz, chủ tịch làng Neustadt-Hambach, liên minh Kitô dân chủ LS Nguyễn Văn Đài và anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh có lời cám ơn quý vị chính giới, Linh Mục Tu sĩ và nhân dân Đức đã can thiệp trả tự do cho anh, và anh cũng đã nói lên thảm trạng nhân quyền VN. LS Nguyễn Văn Đài đã đón nhận được rất nhiều lời chia vui, chúc mừng và chúc sức khỏe, và nhất là sự ủng hộ tiếp tục cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam. Hình ảnh tiếp xúc chính giới: Dân biểu quốc hội tiểu bang Rheinland-Pfalz bà Giorgina Kazungu-Haß, đảng SPD, xã hội dân chủ ông Dirk Herber, dân biểu quốc hội tiểu bang Rheinland-Pfalz, đảng CDU, Liên Minh Kitô dân chủ Ông Martin Hauck, chủ tịch đảng  xã hội dân chủ Hambach Bà Waltraud Blarr, giám đốc sở trật tự thành phố Neustadt an der Weinstraße, đảng Xanh Chủ tịch đảng xã hội dân chủ thành phố Neustadt an der Weinstraße và thành viên hội đồng thành phố Linh mục Michael Paul và Mục sư Ludger Mandelbaum Bà Gerda Bolz, chủ tịch làng Neustadt-Hambach, liên minh Kitô dân chủ Luật sư tiến sĩ Ute Jausel đảng Tự Do Dân Chủ Đức, Hội Đồng Thành Phố Sĩ quan binh chủng không quân Robert Mikolajczak Ông bà cựu Tổng Đô Trưởng Hans Georg Löffler Ân nhân người Đức Thương gia Norbert Gutting   Đức Nam  
......

Dân Hồng Kông làm thế giới ngạc nhiên

Một người biểu tình nhặt lựu đạn cay và ném trả cảnh sát. (Hình: Billy H.C. Kwok/Getty Images) Ngô Nhân Dụng – Người Việt Một thành kiến về dân Hồng Kông: Họ chỉ lo làm ăn, họ không quan tâm đến chính trị. Những người Trung Hoa này đã sống 99 năm trong chế độ thuộc địa Anh Quốc. Chưa thấy ai đổ máu đòi độc lập bao giờ. Được trả lại cho Trung Cộng, họ còn 50 năm chưa phải sống dưới chế độ độc tài. Cộng Sản Trung Quốc chấp nhận nguyên tắc “nhất quốc lưỡng chế,” một quốc gia, hai thể chế khác nhau, cho tới năm 2047. Nhưng Chủ Nhật vừa qua, hơn nửa triệu người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình phản đối một dự luật về dẫn độ. Chính quyền bất chấp, sẽ cho nghị viện biểu quyết vào ngày Thứ Tư. Ngày đó, mấy trăm ngàn người bỏ không coi cửa tiệm, ngưng công việc làm, nghỉ học, lại xuống đường bao vây tòa nhà lập pháp (LegCo), ngăn các nghị viên không vào họp được. Bà Carrie Lam là vị “hành chánh trưởng quan” thứ tư từ năm 1997 khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc. Tuy xuất thân là một công chức trong chế độ thuộc địa từ năm 1980, bà Lâm Quách Nguyệt Nga (林鄭月娥, Lín-Zhèng Yuè’é) cương quyết bảo vệ dự luật dẫn độ vì đó là một sáng kiến của chính mình, và bà được Bắc Kinh hoan nghênh. Khoảng hơn 200 thành viên của Ủy ban Bầu cử Hồng Kông đã kêu gọi Trưởng Đặc khu Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) từ chức. Nhưng tại sao dân Hồng Kông lại quyết tâm chống dự luật này như vậy? Bà Carrie Lam đưa ra dự luật dẫn độ vì một vụ án giết người ở Đài Loan năm ngoái. Một người Hồng Kông, Trần Đồng Giai (Chan Tong-kai, 陳同佳) đã giết cô bạn gái trong khi đang du lịch, rồi trốn về. Giữa Hồng Kông với Đài Loan không có hiệp ước dẫn độ, nên không thể đưa anh ta qua bên đó xử. Tòa án Hồng Kông lại không có thẩm quyền xử một tội phạm xảy ra ở nước khác. Để “bảo vệ tinh thần thượng tôn luật pháp,” như bà Carrie Lam nói, bà đề nghị tu chính đạo luật về dẫn độ, cho phép từ nay chính quyền được dẫn độ các nghi can qua nước khác, dù hai bên không ký hiệp ước dẫn độ. Dự luật này được áp dụng hồi tố, cho những vụ án trong quá khứ (như vụ Trần Đồng Giai), cho nên ảnh hưởng sẽ rất lớn. Người dân Hồng Kông lo sợ: Nếu chính quyền Trung Cộng, vin vào luật mới này, đòi dẫn độ những người mà họ coi là phạm pháp thì sao? Bao nhiêu nhà kinh doanh ở Hồng Kông đã làm ăn trong lục địa. Nếu Trung Cộng buộc họ vào tội hối lộ quan chức thì họ có bị dẫn độ hay không? Ai làm ăn trong một nước Cộng Sản mà không hối lộ? Các thương gia đều có thể bị áp lực, nhất là khi họ làm ăn với Mỹ. Các giáo hội Thiên Chúa Giáo cũng phản đối. Họ vẫn gửi Kinh Thánh vào phổ biến trong lục địa, một điều Trung Cộng vẫn cấm. Bao nhiêu di dân mới từ lục địa qua Hồng Kông tị nạn cũng lo sợ. Trung Cộng đã từng bắt cóc những người bán sách ở Hồng Kông, vì họ phổ biến sách viết về cuộc tàn sát Thiên An Môn. Bà Carrie Lam đã sửa đổi một số điều trong dự luật để dân bớt lo. Thí dụ, trong danh sách các tội có thể bị dẫn độ bà đã xóa bớt nhiều thứ “tội” lên quan đến thương mại và các người chuyên nghiệp, để giới kinh doanh thôi chống đối. Nhưng còn những người dân Hồng Kông khác thì sao? Họ không thể nào yên tâm khi biết rằng dự luật này sẽ mở cửa cho chính quyền Cộng Sản Trung Quốc, khi nào họ muốn, có thể áp dụng pháp luật của họ trên dân cư Hồng Kông! Từ năm 1997, do quy tắc “nhất quốc lưỡng chế,” dân Hồng Kông vẫn sống với hệ thống luật của Anh Quốc. Người Anh để lại hệ thống tư pháp độc lập, bảo vệ quyền tự do cá nhân và giới hạn quyền hành quan chức. Tòa án Hồng Kông vẫn theo truyền thống Anh, được người dân kính trọng và tin tưởng. Ông Chris Patten, người Anh cầm đầu Hồng Kông sau cùng khi thương thuyết với Trung Cộng, nhận xét về cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật: “Cả Hồng Kông và Trung Quốc đều biết rằng phải có một ‘bức tường lửa’ ngăn cách hai hệ thống pháp luật.” Dự luật của bà Carrie Lam có thể phá vỡ bức tường lửa đó. Bà Lam có thể không dụng tâm bắt dân theo luật lệ Trung Cộng. Bà đã thề không bao giờ phản bội người dân Hồng Kông, mắt rưng rưng muốn khóc. Nhưng dân Hồng Kông không bao giờ tin tưởng vào chính quyền Trung Cộng, họ còn khinh bỉ nữa! Trong lúc nửa triệu người đi biểu tình buổi tối ngày Chủ Nhật, nhiều người Hồng Kông vẫn đi coi trận đá banh với đội cầu Đài Loan. Khai mạc, ban nhạc cử hai bản quốc thiều, khi nghe thấy điệu quốc ca của Trung Cộng, cầu trường nổi lên những tiếng la ó chế nhạo! Người dân Hồng Kông khinh rẻ chế độ độc tài Cộng Sản. Họ biết chắc chắn là tòa án trong lục địa chỉ là tay sai của đảng. Với dự luật dẫn độ mới, họ sợ sẽ mất hết những quyền tự do đã được tôn trọng từ thời thuộc địa. Từ khi nhà Thanh nhường Hồng Kông cho Anh Quốc, năm 1897, dân Hồng Kông đã được sống trong một hệ thống luật pháp mới, thoát khỏi chế độ tham tàn, độc đoán của các quan chức Mãn Thanh. Cũng giống người Việt ở miền Nam là thuộc địa Pháp, từ giữa thế kỷ 19, đã được hưởng nhiều quyền tự do hơn đồng bào sống dưới chế độ vua quan nhà Nguyễn. Chỉ có ở Sài Gòn và Lục Tỉnh các nhà cách mạng như Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu mới có quyền làm báo tố cáo quan lại tham nhũng, được chỉ trích cả chế độ thực dân Pháp; và Phan Châu Trinh mới có quyền diễn thuyết về chế độ dân chủ – trong khi cụ bị triều đình Huế kết án tử hình. Hồng Kông đã là nơi nuôi dưởng những hạt giống tự do, không riêng cho người Trung Hoa mà cũng từng là nơi trú ẩn của những người Việt làm cách mạng, Cộng Sản cũng như quốc gia. Chế độ thuộc địa của người Anh đã tập cho dân Hồng Kông sống trong tinh thần thượng tôn pháp luật, những người cầm quyền cũng phải tuân theo luật lệ. Họ biết bất cứ người dân nào cũng có một số quyền tự do căn bản, chỉ còn thiếu quyền bỏ phiếu. Đó là một nơi có tự do dù còn thiếu dân chủ, nhưng vẫn sống dễ thở hơn những chế độ độc tài của nhà Thanh hay của Trung Cộng. Trong môi trường tự do và luật pháp công minh đó, kinh tế Hồng Kông đã phát triển hơn tất cả các vùng khác ở Á Đông, trừ nước Nhật. Chính vì vậy mà dân Hồng Kông quyết tâm bảo vệ quyền sống của họ. Đây không phải là lần đầu tiên dân Hồng Kông cho thế giới thấy họ rất quan tâm đến chính trị khi quyền sống căn bản của họ bị xúc phạm. Năm 2003, sáu năm sau khi thuộc về tay Trung Cộng, dân Hồng Kông đã biểu tình lớn như lần này, hơn nửa triệu người, phản đối một dự luật về an ninh, vì nó đe dọa những quyền tự do dân sự. Sau đó, nghị viện lập pháp LegCo đã phải bỏ không đem ra bàn nữa. Năm năm mới đây, những cuộc biểu tình trong Phong Trào Che Dù (Umbrella Movement) đã lớn tiếng đòi tự do, dân chủ và công lý. Chàng thanh niên nổi bật trong cuộc vận động đó, Joshua Wong, hiện đang bị giam nên không có mặt trong các cuộc biểu tình mới. Nhưng các người đi biểu tình năm nay, phần lớn là thanh niên, thuộc rất nhiều nhóm dân khác nhau. Người ta thường nghĩ dân Hồng Kông không quan tâm đến chính trị, điều này có một phần sự thật. Nhưng chính vì vậy những cuộc biểu tình, những năm 2003, 2014 và năm nay làm mọi người ngạc nhiên vì tính chất bột phát, bất ngờ. Cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989 cũng bột phát và bất ngờ như vậy. Phong Trào Đoàn Kết, Solidarnos ở Ba Lan cũng bột phát, bất ngờ như vậy! Nhiều người cũng cho rằng dân Việt Nam hiện nay chỉ lo làm ăn, không quan tâm đến chính trị. Tháng Sáu năm ngoái, người Việt Nam đã cho thấy thành kiến đó sai lầm. Người Việt đã biểu tình từ Bắc vào Nam phản đối dự luật đặc khu và luật an ninh mạng. Nhưng dân Việt Nam đâu có kém thông minh hơn dân Hồng Kông, đâu có thiếu dũng cảm nếu so sánh với dân Hồng Kông? Những cuộc cách mạng lớn trong lịch sử thường bột phát và bất ngờ!  
......

‘Cá mập’ Tổng Liên Đoàn Lao Động VN sắp phải nhả ‘phí ăn cướp 3%’!

Phạm Chí Dũng – VOA| ‘2%’ là hành vi can thiệp vào tổ chức công đoàn Cuộc đấu tranh gian khổ và khắc nghiệt của báo chí độc lập, người lao động và giới chủ doanh nghiệp rốt cuộc cũng tiệm cận thắng lợi: Tại kỳ họp Quốc hội tháng 5 – 6 năm 2019, chủ đề phí công đoàn 2% mà từ nhiều năm qua các doanh nghiệp phải ‘nộp tô’ cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã được nêu ra khá sòng phẳng, không phải từ những đại biểu ‘cấp thấp’, mà bởi những quan chức và cơ quan có vai vế. Một trong những tiếng nói gióng lên chủ đề này là đại biểu Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ông Lợi đề nghị Chính phủ làm rõ việc khoản 2, điều 26, Luật Công đoàn quy định người sử dụng lao động nộp 2% tiền lương cho quỹ công đoàn có bị coi là hành vi can thiệp vào tổ chức công đoàn, theo quy định tại điều 2, Công ước 98, hay không. Điểm đặc biệt nhất của kỳ họp Quốc hội lần này là lần đầu tiên chính thể độc tài ở Việt Nam phải chấp nhận ký Công ước 98 về quyền thương lượng tập thể – một trong ba công ước quốc tế còn lại của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) mà Việt Nam chây ì không chịu ký từ nhiều năm qua. Ba công ước còn lại của ILO lại chính là đòi hỏi rất dứt khoát của Nghị viện châu Âu – thể hiện trong bản nghị quyết nhân quyền Việt Nam mà Nghị viện châu Âu đã tung ra với nhiều nội dung cùng từ ngữ mạnh mẽ chưa từng có vào giữa tháng 11 năm 2018. Trong đó, Công ước 87 là văn bản quan trọng nhất về lợi ích người lao động và nhân quyền, đề cập đến quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của người lao động. Nếu không ký tối thiểu là Công ước 98, Việt Nam sẽ mất hẳn cơ hội được tham gia vào EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam) – có thể được ký và phê chuẩn vào nửa cuối năm 2019. Theo quan điểm của đại biểu Bùi Sỹ Lợi, việc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam thu phí công đoàn 2% đương nhiên là hành vi can thiệp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vào tổ chức công đoàn, vì người sử dụng lao động là người nộp công đoàn phí. Trước đó, khi góp ý thẩm tra dự án Luật Lao động (sửa đổi), Ủy ban Pháp luật Quốc hội cũng lưu ý, khoản 2, điều 2 của Công ước 98 quy định những hành vi được coi là can thiệp gồm hành vi thúc đẩy thành lập tổ chức của người lao động do người sử dụng lao động hay tổ chức của người sử dụng lao động chi phối, hoặc nhằm hỗ trợ tổ chức của người lao động bằng tài chính, hoặc bằng những biện pháp khác với ý đồ đặt các tổ chức dưới sự kiểm soát của người sử dụng lao động, hay tổ chức của người sử dụng lao động. Do đó, việc người sử dụng lao động đóng phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương cho người lao động có thể coi là hành vi can thiệp và bị chống lại theo quy định của Công ước 98. Đáng chú ý, bản tin tường thuật của các tờ báo theo dõi họp Quốc hội chưa cho thấy có ý kiến nào phản bác nhận định của đại biểu Bùi Sỹ Lợi và Ủy ban Pháp luật Quốc hội, dù đây là nhận định cực kỳ ‘nhạy cảm chính trị’ – mà nếu được nêu ra trong các kỳ họp Quốc hội trước đây thì chắc chắn đã khiến không chỉ Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam ‘nhảy dựng lên’ mà còn bị đảng nổi giận ‘chặn họng’. Nhưng trong thực tế, phí công đoàn 2% mà đại biểu Bùi Sỹ Lợi nêu ra vẫn chưa thể hiện đầy đủ quy mô ‘ăn cướp có hệ thống và tinh vi’ của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. ‘3%’ và một chế độ ‘ăn chơi nhảy múa’ trên xương máu người lao động Được xem là ‘anh em sinh đôi’ với Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn ‘ăn cướp 3%’ là một trong những chân kiềng cho chế độ độc tài và độc quyền cả về bóp hầu bóp cổ công nhân. Trong rất nhiều năm qua, bằng một quy định tài chính tự đặt ra, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam – tổ chức được xem là ‘cánh tay nối dài của đảng’ – đã nghiễm nhiên phè phỡn hưởng thụ ít nhất 3% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp (gồm 2% do doanh nghiệp phải ‘đóng góp’ và 1% từ thu nhập của người lao động). Một quy định mà rất nhiều doanh nghiệp và công nhân đã phẫn nộ: ‘không ăn cướp thì là cái gì!’. Nhưng cho tới nay, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam vẫn chưa hề minh bạch tài chính, hay nói thẳng là chưa hề công bố con số thu hàng năm từ ‘phí ăn cướp 3%’ là bao nhiêu và số tiền mà cơ quan này lợi dụng để ‘ăn chơi nhảy múa’ thâm lạm đến mức nào. Một trong nhiều bằng chứng sống động về tinh thần ‘ăn chơi nhảy múa’ như thế là câu chuyện “học hỏi kinh nghiệm từ các nước có chế độ chính sách xã hội tiên tiến hàng đầu như Hà Lan, đồng thời, tìm biện pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả và vai trò của Công đoàn trong đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động”, khi có đến hai chục ‘quan chức trong đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, dẫn đầu bởi quan chức Phó Chủ tịch Ngọ Duy Hiểu, đi du ngoạn ở đất nước hoa tulip vào tháng 12 năm 2018. Trong bức ảnh về chuyến du hí mà báo Thế Giới & Việt Nam đăng, có đến hai chục ‘đại biểu Việt Nam’, trong khi chỉ có mặt duy nhất một người Hà Lan nhưng lại chẳng được báo Việt Nam giới thiệu về tên tuổi và chức danh – điều mà rất dễ khiến người đọc nghi ngờ về tính thực chất của chuyến ‘công tác’ này. Mặt khác, nội dung làm việc quá chung chung và đặc biệt là kết quả làm việc về ‘hợp tác quốc tế’ cũng chung chung không kém của ‘đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam’ đã cung cấp thêm một bằng chứng trần trụi về tổ chức hội đoàn ‘cánh tay nối dài của đảng’ này đã quen thói xài tiền chùa để du hí nước ngoài trong nhiều năm qua như thế nào. ‘Cá mập’ sẽ phải nhả? Thu tiền và xài tiền phủ phê đến thế, nhưng có một thực tế không thể chối cãi là Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam lại chưa bao giờ đồng thuận, càng không hề lãnh đạo, tổ chức bất kỳ vụ đình công nào với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm. Nhiều nguồn tin từ giới công nhân cho biết nhiều lãnh đạo công đoàn nhà nước đã được trả lương cao để phục vụ cho giới chủ đầu tư và bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền, thay vì bảo vệ người lao động. Ngay cả một số nhà nghiên cứu thuộc chính quyền cũng không che giấu rằng không phải là điều bất thường khi các nhà quản lý trở thành lãnh đạo công đoàn và sử dụng công cụ này để thao túng các cuộc bầu cử công đoàn. Rất nhiều ví dụ trong thực tế đã cho thấy giới lãnh đạo công đoàn ở nhiều địa phương đã thỏa hiệp và toa rập với giới chủ và công an địa phương để theo dõi công nhân, chỉ điểm những người đứng đầu phong trào đình công để công an truy xét, sách nhiễu và bắt bớ họ. Rốt cuộc, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã chỉ hiện hình như một cơ chế trung gian ‘ăn cướp’ 3% và quá vô tích sự, nếu không nói là đã ‘phản động’ đến mức đi ngược lại quyền lợi của hàng chục triệu công nhân. Nhưng sắp tới, việc chính thể Việt Nam phải ký Công ước 98 để vào EVFTA sẽ bắt buộc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam không những phải chấp nhận cơ chế ‘đa công đoàn’, tức chấp nhận công đoàn độc lập và phi nhà nước do người lao động tự thành lập và cạnh tranh sòng phẳng với ‘cánh tay nối dài của đảng’, mà ‘cá mập’ Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam còn phải ‘nhả’ 3% ‘phí ăn cướp’ sau quá nhiều năm ‘bóc lột dân ta đến tận xương tủy’. Bởi nếu không chịu nhả ra, chính những doanh nghiệp và người lao động sẽ đứng lên đòi xóa bỏ cái cơ chế bất công như lối ăn cướp ấy.  
......

Nỗi nhục đảng viên

  Mạc Van Trang Đây là nói về các đảng viên (ĐV) ở làng Vũ La, xã Nam Đồng, TP Hải Dương, quê tôi, trong một vụ chính quyền “thu hồi” ĐẤT hiện nay thôi. (Về chuyện này mà tìm hiểu sâu xa từ những ĐV thường đến ĐV Trần Xuân Bách, Trần Độ, Võ Nguyên Giáp… và xa hơn nữa, thì nhiều cái ly kỳ lắm đấy). Chính quyền TP Hải Dương chắc nghĩ đơn giản, thôn Vũ La, xã Nam Đồng được nhập vào thành một PHƯỜNG của TP là một ân huệ, cho nên muốn thành “thị dân” thì nông dân phải nộp lại hết đất cho Chính quyền TP. Khốn nỗi dẫu “sau một đêm ngủ dậy, trở thành “người thành phố”, thì các ông bà nông dân ở đây quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng chẳng biết sống bằng gì, ngoài những mảnh ruộng ngàn đời cha ông để lại. Vậy là họ phản đối việc “thu hồi” đất nông nghiệp. Một số người do hoàn cảnh đau ốm, cần tiền hay sợ hãi… đành nhận tiền “đền bù” cho xong. Nhưng còn hơn 100 hộ, nhất định không giao đất. Họ hỏi chính quyền: 1. Thu hồi đất để làm gì? Nếu để làm trường học, bệnh viện hay công trình gì thì đưa bản vẽ ra, cần đến đâu, lấy đến đó, sao lại thu sạch sành sanh? 2. Nếu lấy đất cho doanh nghiệp, mời chủ doanh nghiệp trực tiếp gặp dân thỏa thuận, cam kết… Nhưng chính quyền không trả lời được, cứ cưỡng chế nhận tiền, giao đất để chính quyền “kiểm đếm”, “quản lý, sử dụng theo mục đích”… Chính quyền giở hết trò. Người dân cũng đơn thư hết cách. Nhưng chính quyền có thua dân bao giờ! Họ đã quyết lấy đất là lấy bằng được, với đủ mưu hèn, kế bẩn. Nhưng cái mưu kế “dùng Đảng” là khốn nạn nhất. Họ nhân danh Đảng CSVN để giở những trò gì? Các vụ cưởng chế đất. – Họ triệu tập ĐV họp rất nhiều lần, họp để nghe phổ biến, “quán triệt chủ trương”, không được có ý kiến trái chiều với “chủ trương lớn của trên, đã quyết”. ĐV nào vắng mặt sẽ nhận “Giấy triệu tập” đến họp kèm theo khiển trách. ĐV không đi thì Chi ủy kéo đến nhà làm “công tác tư tưởng”… – Các ĐV phụ trách Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân… phải triệu tập hội viên của mình để “quán triệt”. Không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị xem xét, kỷ luật… – Đặc biệt các ĐV đang là giáo viên của trường tại xã (tức là viên chức, chả liên quan đến ruộng đất) cũng “vinh dự” được Thành ủy triệu tập để “giao nhiệm vụ” làm công tác cho học sinh và trực tiếp “đấu tranh” với bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ chồng, trong “diện ngoan cố” chưa chịu nhận tiền, nộp ruộng. Đây là “bài bản” của CCRĐ 1953 – 56 lặp lại, bắt con cái đấu tố cha mẹ, giao nộp đất cho Đảng. Nếu không làm được sẽ bị đe dọa… Một việc làm trái Đạo lý, trái Pháp luật mà bắt ĐV là giáo viên phải làm. Khốn nạn đến thế là cùng. Đây là bức thư của một cô bé trong làng viết cho tôi: “… Bác ơi, bây giờ Ban lãnh đạo Thôn và Xã, họ thúc ép dân quá Bác ạ. Họ làm đủ mọi cách không được và bây giờ họ quay ra kỉ luật Đảng Viên. Họ bắt các Cụ Đảng Viên 80 – 90 tuổi viết Bản tự kiểm điểm, lí do vì đã kí giấy kiến nghị đợt trước và không bảo được vợ, con đồng ý bán đất ruộng. Các Cụ trong làng bức xúc lắm ạ, Bác Thọ nhăn nhó nói trong bực bội. Mẹ cha chúng nó, mình gần 90 tuổi đầu rồi mà chúng nó còn bắt viết bản kiểm điểm”; các Cụ khác thì nói “Chúng tao già rồi, bao năm chiến tranh, chúng tao đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu vì Đảng, vì Đất nước” vậy mà giờ đây có tí đất nông nghiệp không nằm trong dự án mà chúng mày cướp, cướp chưa được nên chúng mày bắt viết bản tự kiểm điểm à. Họ hành các Cụ Đảng viên, cứ vài hôm lại họp Bác ạ. Trong buổi họp thì họ không cho Đảng viên nói, họ nói xong rồi tuyên bố giải tán luôn không cho Đảng viên nào phát biểu. Mấy ngày hôm nay từng đoàn một họ đến nhà Dân thúc ép và láo lếu hơn nữa là vụ mùa sắp tới dân sẽ không có nước để trồng trọt vì vị Trưởng thôn kiêm Bí thư Đoàn thị Phượng đã cho người đập phá, dỡ bỏ và Chị ta nói phải xây lại trạm bơm và dự kiến xây khoảng 260 ngày mới xong. Có mỗi cái trạm bơm bé xíu mà phải xây gần một năm cơ Bác ạ . Mấy ngày hôm nay họ cho đổ vài xe đất để xem dân thế nào, mọi người đã đem băng zôn và cờ ra cắm Bác ạ.Con thấy rất thương và bức xúc thay các Cụ Đảng viên và con muốn đấu tranh vì quyền lợi của các Cụ. Cả một đời đấu tranh để giải phóng đất nước, bây giờ có tí đất ruộng nông nghiệp để canh tác thì đang bị bọn tham ô, tham nhũng cướp dần đi. Mà các Cụ cũng chỉ có một xuất đất, còn lại là của vợ, của các con. Làm sao các Cụ bắt vợ con các Cụ bán đất cho được, vợ và các con của các Cụ có quyền lợi và tiếng nói riêng của họ. Vậy mà chúng vịn vào lí do đó để bắt các Cụ Đảng viên viết kiểm điểm. Con không có nhiều vốn từ và con cũng không hiểu gì nhiều về đường lối, chính sách của Đảng. Vì vậy con gửi Bác nội dung mấy tờ bản kiểm điểm mà họ bắt Đảng viên viết. Con mong rằng, sau khi Bác đọc xong, Bác hãy dành chút thời gian viết giúp dân làng và Đảng viên một bài đăng lên facebook. Để chúng con chia sẻ và đấu tranh vì quyền lợi của dân Thôn ta Bác nhé”. Cháu viết thế là đủ rồi, bác còn phải viết gì nữa! Nhưng muốn rút ra vài điều: – Đảng đã lợi dụng lòng yêu nước của dân ta để làm mấy cuộc chiến tranh thắng lợi, với biết bao xương máu của dân. Người dân bị tuyên truyền, tin rằng Ý ĐẢNG cũng là LÒNG DÂN. Nghe theo Đảng là có sức mạnh, làm nên “thắng lợi này đến thắng lợi khác”! Đảng là sáng suốt, tài tình, một lòng theo Đảng, “cuộc đời sẽ sáng tươi”!… Sau biết ra thì muộn rồi, nhưng sợ Đảng quá, chẳng dám làm gì! – Đã là ĐV thì không khác gì là tín đồ của một giáo phái: Phải học Kinh Mác – Lê, Tư tưởng HCM (Cấm không được nói khác); phải “trì giới” thực hiện “Cấm những điều ĐV không được làm” (nhưng các cấp trên thì thoải mái). (Trong những điều cấm có “Cấm ĐV ký đơn khiếu kiện tập thể”, “Cấm biểu tình”, “Cấm tự ứng cử”)…; Phải tuyệt đối trung thành, tuân thủ hành động “trên giao”. Trái 3 điều đó là bị kiểm điểm, quy kết; bản thân có thể bị giáng chức, mất việc; con cái bị gây khó khăn, ghi lý lịch “Có vấn đề”… – Khổ nhất là ĐV thường. Cả đời đóng đảng phí, làm gì cũng phải “gương mẫu”, “ĐV đi trước, làng nước theo sau”! Phá đình, phá chùa, đấu tố, đi bộ đội, dân công, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, nộp ruộng, đóng thuế…cái gì ĐV cũng phải “đi trước”. Cả một đời như vậy, về hưu 70 – 80 tuổi vẫn cứ sinh hoạt đón đảng phí và đi họp nghe mấy ĐV trẻ lên dạy dỗ, giao nhiệm vụ; không nghe theo thì bị kiểm điểm! Nhục như thế, nhưng không dám rời bỏ, sợ bị mang tiếng “suy thoái”, “diễn biến”; sợ ảnh hưởng đến con cháu; sợ không “theo Đảng trọn đời, như đã thề”! Nỗi sợ hãi của ĐV khiến họ u mê đến nỗi cả làng có mấy chục ĐV, nhiều người là đại tá, trung tá, cán bộ, giáo viên về hưu… nhưng tất cả như LIỆT KHÁNG, chả biết, chả dám đấu tranh với Đảng thế nào, chỉ biết rên rỉ với nhau!… Tóm lại, ĐV thường, chỉ ra sức làm tay sai cho cấp ủy, để “trên” hưởng, còn mình trái ý là bị coi như “phản động”! Nhục thế mà cứ cam chịu cho đến chết. “Đảng ta” tài thật! *** Một số ảnh chụp tài liệu liên quan tới bài viết của tác giả Mạc Văn Trang:  
......

Việt cộng chấm nét, con vẹt lại học được tiếng mới

Đỗ Văn Ngà| Chính sách mang những ý tưởng của thế gới văn minh vào trong nhà đóng cửa dùng theo cách của mình là cách mà chính quyền Trung Quốc áp dụng khá thành công từ những năm 70. Bàn chân dị tật của ông Tàu có nhiều khối u, không thể nào xỏ vừa đôi giày Nike với chuẩn chỉ dành cho người bình thường. Thế là ông Tàu mới nghĩ ra cách khác lạ, ông chôm một đôi Nike rồi về dùng kéo khoét lỗ trên đôi giày cho những khối u trên bàn chân đưa ra ngoài. Cuối cùng bàn chân ông Tàu cũng mang được một đôi giày hiệu, nhưng nó đã bị biến thể một cách xấu xí theo cách của ông Tàu. Kinh tế thị trường của thế giới được lãnh đạo Trung Cộng mang về cắt gọt cho vừa với độc tài toàn trị. Cuối cùng nền kinh tế này bị méo mó không còn giống với những nền kinh tế thị trường khác. Sau nhiều thập kỷ phát triển nó đã xảy ra bất cập. Những doanh nghiệp tự thân không thể lớn nổi, chỉ có những doanh nghiệp làm nhiệm vụ chính trị thì không ngừng lớn mạnh và vươn vai trở thành ông lớn rồi vươn ra thế giới thực hiện mưu đồ cho ĐCS Tàu. Thời đại Internet bùng nổ, thì Trung Cộng cũng cóp hình mẫu những Google, những Amazon, Facebook cho biến thể thành baidu, Alibaba, Weibo của Trung Quốc rồi đóng cửa cách ly với thế giới. Cũng công nhận là những nhà độc tài CS Tàu giỏi, họ đã ăn cắp của thế giới và cắt gọt rồi cho dân Tàu ăn đầy đủ những món tựa như thế giới đã dùng, nhưng hoàn toàn dưới sự kiểm soát của ĐCS Tàu. Cũng phải thừa nhận là CS đã thành công, đến nỗi dân Trung Quốc không hề hay biết gì về sự kiện Thiên An Môn đẫm máu. Chính vì thế mà 30 sau Liên Xô sụp đổ, Tàu vẫn chưa có dấu hiệu sụp đổ. Hiện nay ĐCSVN đang xem Trung Quốc chứ không phải nhân dân là phao cứu sinh. Những trò nào Trung Quốc thực hiện thì sau đó từ 2 đến 10 năm nó được triển khai tại Việt Nam, và lần này là bộ Thông Tin Truyền Thông lập ra một hình mẫu Weibo tại Việt Nam mang tên vc. net (Việt Cộng chấm nét?). Không biết có thành công hay không, nhưng nhìn tình hình thế này thì thấy rất khó giành thị phần của fecebook. Vì sao? Vì đơn giản, dân Tàu chưa ăn món ngon facebook bao giờ thì chính phủ đưa món giả cầy weibo vô họng thì họ chấp nhận ngay. Nhưng dân Việt đã ăn món ngon facebook mà bảo họ nhả ra để đảng nhét món “Việt Cộng chấm nét” thì nhét sao được? Hay tính cấm facebook, google rồi lập nên “việt cộng chấm nét” và “việt cộng chấm gì đấy?” để thay thế? Liệu VC làm nổi không? Cùng là một ý tưởng, nhưng Tàu thực hiện rất gọn và thành công, còn Việt Cộng thì chỉ chạy theo đít nhìn vội và bắt chước một cách vô thức như con vẹt – chỉ nhép miệng cho ra âm thanh đó nhưng không hiểu ý nghĩa. Lập mạng “việt cộng chấm nét” sẽ thất bại thôi. Không biết đến bao giờ VC mới thôi làm con vẹt hót theo Trung Cộng? Mà để bắt chước được chủ thì phải chấp nhận chui vào lồng của chủ chứ nhỉ? Thế mới nguy chứ!  
......

Trò cũng như thầy

Phạm Nhật Bình – Web Việt Tân| Ngày 31 tháng Năm vừa qua, trên mạng xã hội Facebook, nhân nhắc về việc cựu Thủ Tướng Thái Lan Prem Tinsulanonda qua đời, Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long đã viết: “Thời điểm ông ấy (Prem Tinsulanonda) làm thủ tướng trùng với thời điểm năm nước thành viên ASEAN cùng nhau chống lại sự xâm lược của Việt Nam vào Campuchia và chính phủ Campuchia, sau đó đã thay thế chế độ Khmer Đỏ.” (BBC Tiếng Việt). Quan điểm của ông Lý Hiển Long thể hiện cách nhìn của một quốc gia trong khối ASEAN mà quyền lợi chính trị cũng như kinh tế gắn liền sự ổn định khu vực sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30 tháng Tư, 1975. Quan điểm này trên thực tế phù hợp với định nghĩa của Nghị Quyết 3314 của Liên Hiệp Quốc: “Xâm lược là việc sử dụng lực lượng vũ trang của một quốc gia nhằm chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự độc lập về chính trị của một quốc gia khác…” (Wikipedia). Việc nhà cầm quyền CSVN đưa một lực lượng quân đội hơn 200 ngàn quân chiếm đóng Campuchia từ ngày 7 tháng Giêng, 1979, dù biện minh bất cứ lý do gì, đã cho thấy Hà Nội đã thực hiện đúng theo định nghĩa nói trên. Hai chữ “xâm lược” tưởng đã quên lãng, nay bị ông Lý Hiển Long nhắc lại, đã lật tẩy bộ mặt thật của Hà Nội trước công luận quốc tế mà lâu nay họ cố giấu nhẹm. Nó lập tức gây ra một cơn bão chỉ trích ông Lý Hiển Long một cách nặng nề của hầu hết báo chí quốc doanh Việt Nam và một số dư luận người Việt Nam bảo hoàng hơn vua. Điển hình như báo Công an TP. HCM phê phán thủ tướng Singapore đã “đưa ra những nhận định hoàn toàn trái với sự thật lịch sử về giai đoạn quân tình nguyện Việt Nam sang Campuchia giúp nước bạn lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ tàn bạo.” Hay như bài báo của trang tin VTC cho rằng thủ tướng Singapore có “một phát biểu hồ đồ, sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, chạm vào nỗi đau của người dân Campuchia, của nhân dân Việt Nam về một giai đoạn khổ đau và đen tối nhất trong lịch sử.” Những người cộng sản ưa nói tới “sự thật lịch sử”, nhưng xem ra phải là loại lịch sử do họ dựng lên, tô vẽ, bịa đặt cho đúng khẩu vị của những tay chuyên nghề nói dối. Không ai muốn bào chữa miễn phí cho một chế độ tàn bạo như Pol Pot, nhưng hành động xâm lược có “chủ đích”của Hà Nội lúc đó thực sự làm thế giới dân chủ rúng động. Nhất là các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore tỏ ra vô cùng lo lắng trong khi Tổ chức Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO) vừa tan rã năm 1977. Cuộc tấn công ngày 7 tháng Giêng, 1979 cách nay 40 năm vào thủ đô Phnom Penh, nhà cầm quyền CSVN đã nhanh chóng xoá bỏ chính quyền Campuchia Dân Chủ lúc đó do Pol Pot đứng đầu, sau đó lực lượng quân sự Việt Nam đã ở lại 10 năm và chỉ rút lui từ năm 1989. Chuyện này phải được coi là lịch sử một cuộc xâm lăng và chiếm đóng một nước có chủ quyền, bất luận chính quyền của nước ấy là một chính quyền thế nào. Nhưng từ đó đến nay nó luôn được Hà Nội mô tả một cách hào hiệp rằng “quân tình nguyện Việt Nam” đã sang giúp nhân dân Campuchia đánh đuổi chế độ diệt chủng Pol Pot và coi đó như một chiến thắng của tình vô sản anh em. Một số dư luận lý giải thêm về tình hình biên giới Tây Nam để biện minh cho hành động của Việt Nam trong việc buộc phải sử dụng vũ lực để bảo vệ lãnh thổ trong tình hình căng thẳng với Trung Quốc ở biên giới phía Bắc. Tuy nhiên đây cũng chưa phải là lý do chính để bào chữa cho tham vọng xây dựng Liên Bang Đông Dương của tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN vào lúc đó mà đứng đầu là hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Thời điểm năm 1979 tướng Prem Tinsulanonda là thủ tướng Thái Lan, một nhân vật được mô tả là chống cộng khét tiếng sau khi Miền Nam sụp đổ. Rõ ràng ông phải lo ngại Việt Cộng sau khi đánh đuổi Pol Pot chiếm được Campuchia có thể nhân cơ hội tràn qua biên giới Thái, tiến quân thẳng vào Bangkok để thực hiện mong muốn điên rồ “làm cách mạng giải phóng cả thế giới”. Do đó Thái Lan đã vận động các quốc gia trong tổ chức Liên Hiệp Quốc nhiều lần lên án hành động xâm lược không thể chối cãi của Việt Nam theo luật pháp quốc tế. Nhưng đối với Việt Cộng lúc ấy, do tham vọng bành trướng của lãnh đạo CSVN nên bất chấp sự lên án và cấm vận của quốc tế. Sở dĩ Hà Nội dám mạnh dạn xua quân chiếm đóng Campuchia vì họ đánh giá đúng thái độ của các quốc gia Tây phương qua Hiệp Định Paris năm 1973. Hà Nội đã phớt lờ Định Uớc của Liên Hiệp Quốc và 12 quốc gia nhằm bảo đảm việc thi hành Hiệp Định. Họ tiếp tục xua quân chiếm Việt Nam Cộng Hoà một quốc gia thành viên LHQ nhưng không có ai lên tiếng. Chính sự làm ngơ của các nước đã ký vào Định Ước bảo đảm thi hành Hiệp Định Paris 1973 giúp Việt Cộng thành công, xoa tay mừng chiến thắng chiếm được Miền Nam. Từ sự kiện chiếm đóng Campuchia từ ngày 7 tháng 1 năm 1979 đến nay, miệng lưỡi CSVN vẫn không có gì thay đổi. Nhưng điều đó cũng dễ hiểu vì không người cộng sản nào nhận mình là kẻ xâm lược. Mới đây tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La, Nguỵ Phượng Hoà trơ trẽn tuyên bố “Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung Quốc chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác”. Người ta có thể hỏi trong hai năm 1974 và 1988 Trung Cộng đã làm gì ở Hoàng Sa và Gạc Ma? Hoặc năm 1959 Trung Cộng “Giải phóng hoà bình” Tây Tạng hay đánh chiếm một quốc gia? Rõ ràng miệng lưỡi của những tên độc tài luôn giống nhau. Hay nói cách khác, Trung Cộng và Việt Cộng ứng với câu “Cha nào con nấy, thầy nào tớ nấy!” Phạm Nhật Bình Hội luận cùng Luật sư Nguyễn Văn Đài và Giảng sư Phạm Minh Hoàng  
......

Tâm sự 10 năm

Lê Công Định Hôm nay tròn 10 năm ngày tôi bị bắt giam, thoạt đầu vì "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN", sau đổi thành "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Buổi sáng lịch sử đó của cuộc đời đã vĩnh viễn thay đổi cuộc sống và lẽ sống của tôi. Nếu trước đó dấn thân cho tự do và dân chủ là lý tưởng đơn thuần, mà mưu sinh vẫn chi phối hầu hết mọi hoạt động hàng ngày của tôi, thì giờ đây chuyển hóa dân chủ cho Việt Nam đã trở thành mục tiêu hàng đầu và mưu sinh lui vào thứ yếu. Nghề luật sư từng là toàn bộ cuộc sống của tôi trong nhiều năm, nay nó chỉ còn là phương tiện cho các mục tiêu tôi theo đuổi. Thật may mắn khi không còn là thành viên của đoàn luật sư nào ở Việt Nam, nên không quy tắc hay điều lệ nào có thể ràng buộc tôi trong khuôn khổ của nó. Sự cao quý và nghiệp vụ của nghề luật sư thật ra không phụ thuộc vào tờ giấy phép hành nghề, mà ở kiến thức, kinh nghiệm và uy tín làm nên một luật sư danh giá, nên nhà cầm quyền đã khá sai lầm khi tự đánh mất cơ hội trói buộc tôi vào một khuôn khổ hay định chế luật định. Kỷ niệm 10 năm đến với tôi trong niềm hạnh phúc lớn khi cách đây 2 hôm, vào ngày 11/6/2019, hội Công lý cho Nạn nhân Formosa đã đệ đơn kiện tập đoàn Formosa cùng các công ty và cá nhân có liên quan, ra trước pháp luật Đài Loan. Đây là kết quả của nỗ lực phối hợp và cộng tác chuyên môn chặt chẽ giữa các luật sư Đài Loan, Pháp, Mỹ, Canada và Việt Nam nhiều tháng qua. Hai tuần trước, nhóm luật sư quốc tế này đã mang Formosa ra trước Uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và sắp tới đây sẽ rước vong nó đến một tòa án Hoa Kỳ. Thành bại về pháp lý không quan trọng và càng không phải là mục tiêu tối hậu của nhóm các luật sư tranh đấu phi lợi nhuận. Formosa phải trả giá cho những gì nó đã gây ra cho đất nước và người dân Việt Nam. Dù tội ác của nó có thể được bao che tạm thời ở đây, nhưng tên nó sẽ bị phỉ nhổ trên toàn cầu. Một ngày không xa nó sẽ phải chấm dứt hoạt động kinh doanh bẩn thỉu đó trong nhục nhã. Con đường công lý của chúng tôi vẫn thênh thang phía trước ...!  
......

Đừng để nhân dân phải xuống đường cứu Quốc Hội lần thứ 3

Mạc Van Trang| Tôi đã được chứng kiến Nhân dân cứu Quốc hội 2 lần rồi. 1. LẦN THỨ NHẤT, vào năm 2010. Năm đó QH máu làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam lắm. Từ Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đến nhiều ĐBQH đăng đàn diễn thuyết hùng hồn phát sợ. Nào là, không có đường sắt cao tốc Bắc – Nam, sao hoàn thành CNH- HĐH vào năm 2020? Nào, tôi ra nước ngoài thấy người dân đi chợ, trẻ em đi học với tàu cao tốc vô cùng tiện lợi; nào, những nước có IQ cao đều có đường sắt cao tốc, Việt Nam không lý gì không có; rồi, có đường sắt cao tốc ta sẽ, sáng ăn phở Hà Nội, tối uống cà phê ở Sài Gòn; rồi con đường này sẽ đánh thức những “cô gái ngủ say” miền Trung, Tây nguyên bừng tỉnh... Không khí trong QH rất là náo nức, như lên đồng! Nhưng trong Dân thì sôi sục, bức xúc. Ai cũng biết con đường này Trung cộng sẽ thầu tất, với vốn đầu tư lên đến 56 tỉ usd. Nhân sĩ, trí thức kiến nghị tới tấp, dân tình xôn xao, gây áp lực lên các ĐBQH rất căng thẳng. Nhà cháu cũng làm một bài “ẤN NÚT và ĐỘNG CƠ”, phân tích rằng, thao tác ấn nút chỉ xảy ra trong tích tắc, nhưng VÌ CÁI GÌ MÀ ẤN NÚT là sức nặng của cả sinh mệnh ĐBQH đối với nhân dân, với lịch sử... Nhà cháu vội gửi cho nhiều ĐBQH trước ngày ấn nút... Đảng đoàn QH còn chỉ đạo, chơi trò thăm dò ý kiến trước ngày biểu quyết chính thức. Nghe nói kết quả “thăm dò” chắc ăn rồi... Nhưng sau một đêm trằn trọc (và hình như cả yếu tố thiết kế phiếu thăm dò và nút ấn thật trật nhau), nên sau khi ấn nút, báo đưa tin: “Quốc hội bác dự án đường sắt cao tốc. Chỉ với 37% số đại biểu tán thành, 41% không tán thành, chủ trương xây dựng dự án đường sắt cao tốc trị giá 56 tỷ USD do Chính phủ trình đã không được Quốc hội thông qua chiều 19/6/2010”. (https://vnexpress.net/…/quoc-hoi-bac-du-an-duong-sat-cao-to…) Thật hú vía! Nếu lần đó không có các kiến nghị của nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước; không có không khí sục sôi phản ứng của đông đảo nhân dân thì QH đã quyết cho làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam rồi. Và chắc rằng từ 56 tỉ USD các nhà thầu TQ sẽ cho “đội vốn” lên bao nhiêu tỉ nữa, Việt Nam sẽ sa vào “bẫy nợ” và số phận của nó chắc cũng như đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, chậm trễ vô thời hạn! Dân thì biết rõ: Trung cộng thâm hiểm, không bao giờ làm cái gì có lợi cho Việt Nam. Chỉ có Đảng và ĐBQH không biết VÌ CÁI GÌ lại u mê đến thế?! May Dân đã cứu Quốc hội thoát khỏi một SAI LẦM LỊCH SỬ! Anh Nguyễn Năng Tĩnh người đứng giữa vừa bị bắt giử cách đây không lâu vì phản đối cho TQ thuê đất.. 2. LẦN THỨ HAI, vào năm 2018. Nhân dân đã cứu QH không thông qua Luật về Đặc khu. Sáng 16/4/2018 trong cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, bà Ngân CTQH đã hăm dọa: "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật"... Đó là “Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” cho nước ngoài thuê 99 năm với nhiều ưu đãi như là nhượng địa. Mỗi người dân Việt ở trong nước hay hải ngoại, với sự nhạy cảm yêu nước chống ngoại xâm như bản năng sinh tồn của dân tộc, đã phản ứng dữ dội. Ai cũng biết, đó là sa vào bẫy “bán nước cho Trung cộng”. Thế mà nhiều bộ mặt gớm ghiếc, kinh tởm vẫn lẻo lẻo: Một vốn bỏ vào “đặc khu” cho lãi 7-8 lần; ta phải “dọn ổ cho đại bàng vào đẻ trứng”; Đặc khu là mô hình tối ưu đột phá phát triển kinh tế, như Thâm Quyến là ví dụ; Luật không có từ nào nói cho Trung quốc thuê, chỉ nói “nước có chung biên giới” sẽ đầu tư thuận lợi... Một số kẻ bồi bút vô liêm sỉ cũng rống lên hòa vào bản đồng ca, mà dân gọi là “Luật bán nước”! Trước áp lực của Dân, QH đã phải ra tuyên bố “lùi lại” việc thông qua luật Đặc khu, nhưng nhân dân không tin, cho rằng: “CS nói zậy mà không phải zậy”, họ sẽ âm thầm làm “chui”... Do vậy, những cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra ở nhiều nơi trong nước và ở nước ngoài, đặc biệt là biểu tình đã diễn ra dữ dội ở TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận vào ngày 10 và 11/6/2018. Đáng tiếc là một số nơi người biểu tình đã có những hành động quá khích, như ở Bình Thuận, khiến cả chính quyền và người dân đã phải trả giá đắt. Nhưng xét cho cùng, tất cả tại Chính quyền: 1 là, vì không có Luật Biểu tình, nên nhiều người dân chưa hiểu, dẫn đến bạo lực; 2 là, lực lượng an ninh, đáng lẽ giữ trật tự cho dân biểu tình, lại đi đàn áp dã man người biểu tình; 3 là, người dân không còn tin vào lời hứa của Chính quyền cộng với rất nhiều oan ức, phẫn uất dồn nén lâu ngay, nay bùng phát ra trong một không khí cuồng nộ của đám đông, thật khó kiểm soát... Nhưng dù sao Luật về cho thuê 3 đặc khu Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc 99 năm đã phải đình hoãn vô thời hạn. Nếu như không có phản ứng dữ dội của Dân, cứ nghe bà Ngân mà QH thông qua Luật về 3 đặc khu cho nước ngoài thuê 99 năm, thì bây giờ ra sao rồi? Ai cũng biết, hẳn người Trung quốc đang tràn ngập Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc rồi. Quốc hội sẽ ghi một trọng tội với Nhân dân, Đất nước này, không bao giờ có thể được tha thứ! 3. ĐƯỜNG CAO TỐC NẮC – NAM. Thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Văn Nhật cho biết: “Về tiến độ đầu tư cao tốc Bắc - Nam phía Đông, theo nghị quyết 52 của Quốc hội, từ nay đến 2021 sẽ đầu tư 654 km, chia thành 11 dự án, trong đó có 3 dự án đầu tư công và 8 dự án BOT”.... “Các nhà đầu tư từ các nước phát triển như Pháp, Anh, Mỹ, Nhật… chưa thấy ai tìm hiểu (các dự án BOT của Việt Nam)”.... “duy nhất chỉ có Trung Quốc vào nhiều nhất", ông Nhật cho biết... (https://vietnamnet.vn/…/my-nhat-chua-thay-dau-chi-trung-quo…). Hàng loạt câu hỏi đặt ra: -Tại sao cứ phải vội vã gấp gáp làm bằng được, có phải theo nhiệm kỳ? -Tại sao không khai thác năng lực và nguồn vốn nội lực để làm, cứ phải mời nhà thầu nước ngoài làm? -Tại sao chỉ các nhà thầu Trung quốc quan tâm, còn các nước khác không quan tâm? -Tại sao bao nhiêu ý kiến của các chuyên gia và các kiến nghị của các tổ chức và cá nhân “Tuyệt đối không cho nhà thầu Trung quốc làm đường Cao tốc Bắc – Nam”, mà QH, Chính phủ không nghe? Nhất là khi điều trần tại phiên họp QH ngày 5/6/2019 ông Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể, tiết lộ rằng: “"Khi ký hiệp định vay, Trung Quốc chỉ định tổng thầu thực hiện dự án, không phải Việt Nam chọn" khiến dư luận xã hội càng bức xúc, xôn xao... Ai đã ký cái Hiệp định đầy mờ ám này? Tóm lại, về đường Cao tốc Bắc – Nam, Dân đã can ngăn hết lý, hết tình rồi, nếu QH, Chính phủ không nghe, cứ để nhà thầu Trung cộng làm, thì đừng trách Nhân dân. Đừng để Nhân dân bất đắc dĩ, lại phải cuồng nộ xuống đường ầm ầm để “cứu QH” một lần nữa! Sức chịu đựng của Dân có giới hạn. “Quá tam ba bận” là quá thể lắm rồi! Ngày 14/6/2019    
......

Đại Hội Công Giáo Việt Nam lần thứ 43 tại Aschaffenburg, Đức Quốc

„Hãy có một trái tim lắng nghe!“  là đề tài của Đại Hội Công Giáo Việt Nam lần thứ 43 tại thành phố Aschaffenburg từ ngày thứ bảy, 08.06 đến thứ hai, 10.06.2019. Rất đông đồng bào Việt Nam từ khắp miền nước Đức cũng như các quốc gia lân cận đã về  địa điểm tổ chức f.a.n frankenstolz arena (trung tâm huấn nghiệp), nằm trên đường Seidel 13, thành phố Aschaffenburg trong ba ngày để gặp gỡ, cùng cầu nguyện (*), tham dự các thánh lễ với đông đảo các tu sĩ, nghe các linh mục thuyết giảng cũng như sinh hoạt văn nghệ và thể thao... Rước kiệu Đức Mẹ Maria Linh mục Đỗ Ngọc Hà, đại diện các tu sĩ nam nữ VN tại Đức. Một số sinh hoạt ngoài trời. Theo suy tư của các linh mục thuyết trình viên thì „lắng nghe bằng trái tim là không chỉ lắng nghe với đôi tai của thân xác, mà là bằng sự lắng đọng của con tim và cõi lòng khi chúng ta nghe lời Chúa và lắng nghe lời của nhau. Lắng nghe trong sự cảm thông, chia xẻ và chấp nhận… Những người đang nói với chúng ta là những đối tượng là những con người, chứ không phải là những thứ để chúng ta đổ lên những nóng giận của chúng ta trong cuộc sống.“ Cùng tham gia ngày Đại Hội là ông Jürgen Herzing, tỉnh trưởng thành phố Aschaffenburg và ông Heiko Schmelzle tỉnh trưởng thành phố Norden cũng như ông giám đốc mục vụ ngoại kiều của Hội Đồng Đức Giám mục Đức Dr. Lukas Schreiber. Họ đều bỏ giờ đến các quầy thông tin của người Việt để lắng nghe, quan tâm và chia xẻ những vấn đề nhân quyền và môi sinh tại Việt Nam. Trong khuôn khổ sinh hoạt này một số các anh chị em trẻ đã chia nhau đi khắp nơi vận động xin chữ ký bà con để gửi đến Quốc Hội Âu Châu yêu cầu đặt vấn đề Nhân Quyền với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trước khi ký Hiệp Ước Thương Mại Tự Do giữa Âu Châu và Việt Nam (EVFTA). Dr. Lukas Schreiber, Bgm Norden Heiko Schmelzle, Bgm Aschaffenburg Jürgen Herzing Các bàn thông tin trong đại hội Bàn thông tin của Ủy Ban Điều Hợp Cộng đồng tại Đức. Thông tin về nhân quyền và môi sinh tại VN Ký tên cho nhân quyền VN nhân EVFTA Đặc biệt với tài múa cọ của họa sĩ Lê Đức Lập, những bức họa đơn giản của ông cũng đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của sự kiện hủy hoại môi trường của nhà máy thép Formosa tại Hà Tỉnh, mà hệ lụy không biết đến bao giờ mới chấm dứt. Họa sĩ Lê Đức Lập và tác phẩm về Formosa của ông Trong đêm văn nghệ vào ngày Chủ Nhật, 09.06.2019, BTC đại hội đã tạo cơ hội cho Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài lên cảm ơn Liên Đoàn và đồng bào giáo dân tại Đức đã nhiều lần đấu tranh cho sự tự do của các Tù Nhân Lường Tâm tại Việt Nam nói chung và cho cá nhân Ls. NVĐài nói riêng bằng những chử ký tên trên các thỉnh nguyện thư và những lời cầu nguyện trong các buổi thánh lễ... Sau đó Luật sư Nguyễn Văn Đài đã mời mọi người cùng đứng lên để cầu nguyện cho những người TNLT Việt Nam còn đang bị giam giữ và công lý, hòa bình sớm đến với đất nước VN. Chào cờ khai mạc Quang cảnh hội trường Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài cảm ơn bà con.   Trong lần đại hội 43 này, Liên đoàn CGVN tại CHLB Đức cũng đã bầu cử tân Ban Chấp Hành cho nhiệm kỳ 2019 – 2021 với thành phần nhân sự và trách nhiệm như sau:   -  Chủ tịch: Ông Dr. Phạm Duy Vũ, -  Phó CT Ngoại vụ: Ông Nguyễn Quang Thái, -  Phó CT Nội vụ: Ông Lâm Công Khanh, -  Thư ký: Ông Bùi Ngọc châu, -  Thủ quỹ: Ông Hồ văn Phước. Hình từ bên phải qua: Dr. Phạm Duy Vũ, Ô. Lâm Công Khanh, Ô. Nguyễn Quang Thái, Ô. Bùi Ngọc Châu, Ô. Hồ Văn Phước. ------------------------ (*) Lời cầu nguyện đầy ý nghĩa của một giáo dân Kính thưa Đại Hội, Mẹ VN đang kêu gào vì sự hủy hoại của con người qua việc sử dụng cuả cải, tài nguyên thiên nhiên một cách vô trách nhiệm. Mẹ VN đang bị bóc lột và tàn phá. Mẹ VN đang rên siết và quằn quại. Người nghèo khó tại VN đang bị bỏ rơi và bị đối xử tàn tệ. Quê Hương VN đang bị ngoai bang phương Bắc xâm chiếm. Trong lá thư chung của HĐGMVN gửi cộng đồng Dân Chúa vào ngày 07.10.2016 đã xác nhận: “Nhìn vào tình hình đất nước hiện nay, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta không thể không có những băn khoăn, lo lắng. Làm sao không âu lo trước tình hình đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, tội ác gia tăng không những về số lượng mà cả về mức độ dã man, phá thai và nghiện ngập tràn lan, nhất là nơi giới trẻ! Làm sao vui được trước sự hoành hành của tệ nạn tham nhũng, vốn từ lâu đã được coi là quốc nạn nhưng đến nay vẫn không hề suy giảm! Làm sao không lo lắng trước tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán tại các tỉnh Tây nguyên, thảm hoạ môi trường biển tại miền Trung! Đó là chưa kể đến mối đe doạ hằng ngày từ các thực phẩm bẩn và độc hại, có thể ngay trong các quầy hàng và trên bàn ăn của mỗi gia đình!“ Bên cạnh những vi phạm Nhân Quyền trầm trọng khi tuyên án tù tội cho nhiều nhà đấu tranh dân chủ, các tù nhân lương tâm vừa qua. Tệ nạn tham nhũng cướp đất đai cuả người dân nghèo Thủ Thiêm, cuả cơ sở các Tôn giáo như Đan Viện Thiên An Huế và mới đây nhất là việc cưỡng chiếm đất đai tại Vườn Rau Lộc Hưng Trong khi đó, nhiều nỗ lực đi đòi công lý của các nạn nhân qua các kiến nghị, những cuộc xuống đường, tuần hành, hay khởi kiện đều bị nhà cầm quyền ra sức cản trở, thậm chí đàn áp bằng bạo lực. Nơi hải ngoại, chúng ta hướng lòng về quê hương tổ quốc với lòng, lo lắng, tâm tình yêu mến và biết ơn. Vì là con dân Việt Nam, con Rồng cháu Lạc, chúng ta không thể vô tâm, không thể khoanh tay im lặng nhìn TỔ QUỐC LÂM NGUY, SƠN HÀ NGUY BIẾN! ĐKT  ----------------------   Minh Hoài tường thuật Photo: Minh Thông&Phan Thanh
......

118 văn nghệ sĩ hàng đầu VN kiến nghị không để Trung Quốc đầu tư và thầu làm đường cao tốc Bắc Nam.

Lưu Trọng Văn Chưa bao giờ làn sóng phản ứng trước nguy cơ các nhà đầu tư và thầu Trung Quốc sẽ tham gia hai đại dự án mang tính chiến lược quốc gia là Cao tốc đường bộ và Cao tốc đường sắt Bắc - Nam lại mạnh mẽ đến như vậy trong toàn Dân. Ngày 5.6.2019 một bản kiến nghị đanh thép đã được gửi đến Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng CP Nguyễn Xuân Phúc cùng 15 quan chức hàng đầu QG với hai kiến nghị chính: - Ưu tiên huy động nguồn lực trong nước và kêu gọi lòng yêu nước của Nhân Dân để làm hai đại dự án chiến lược an ninh, kinh tế, xã hội này. - Không được để cho Trung Quốc - đất nước duy nhất hiện nay đang xâm chiếm biển đảo, lãnh thổ của VN tham gia hai đại dự án chiến lược QG này! Bản kiến nghị được ký bởi nhiều văn nghệ sĩ hàng đầu của QG đoạt giải thưởng HCM, giải thưởng nhà nước, đoạt danh hiệu NSND, NSUT... bao gồm: Các nhạc sĩ: Phạm Tuyên, Phó Đức Phương, Văn Ký, Nguyễn Tài Tuệ, Doãn Nho, Trần Tiến, Nguyễn Cường, Dương Thụ, Đức Trí, Jimmii Nguyễn, Lê Minh Sơn, Giáng Son... Các nhà văn: Vũ Tú Nam (nguyên chủ tịch HNVVN),Trần Đăng Khoa, Nguyễn Duy, Bằng Việt (nguyên CT Hội VHNT Hà Nội), Phạm Xuân Nguyên (nguyên CT Hội NV Hà Nội), Bùi Minh Quốc, Trần Ninh Hồ, Phạm Lưu Vũ... Các nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc, sân khấu, điện ảnh: Trà Giang, Thế Anh, Minh Châu, Thuỵ Vân, Thanh Quý, Lê Khanh, Trần Tiến, Thanh Hoa, Tạ Bôn, Đỗ Lộc, Chu Thuý Quỳnh, Kim Chi, Trần Lực, Tiến Hợi, Đào Anh Khánh, Hà Thế Dũng... Các đạo diễn điện ảnh, sân khấu: Lưu Trọng Ninh, Nguyễn Thanh Vân, Lê Hoàng, Trần Văn Thuỷ, Trần Quốc Trọng, Xuân Phượng, Doãn Hoàng Giang... -Chủ tịch Hội Điện ảnh VN Đặng Xuân Hải - Phó chủ tịch Hội Điện ảnh VN Nguyễn Thị Hồng Ngát. - Phó chủ tịch Hội Nhà văn VN Trần Đăng Khoa - Phó chủ tịch Hội Âm nhạc VN Nguyễn Thị Minh Châu. - Chủ tịch Hội VNDG VN Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch HộI VH các DT Nông Quốc Bình - Chủ tịch Hội NS Múa VN Chu Thuý Quỳnh... - Phó CT Hội NS Múa VN Ứng Duy Thịnh - Nguyên Phó CT Hội SKVN Ngô Thảo - Nguyên viện trưởng SKVN Trần Đình Ngôn -Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội Trương Ngọc Ninh - Chủ tịch Liên hiệp Doanh nghiệp Cơ khí VN Đào Phan Long. - Chủ tịch Hội Khảo cổ VN Lân Cường Các GSTS khoa học: Trần Ngọc Vương, Phạm Gia Minh, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Trâm,Nguyễn Lân Dũng, Lê Kiên Thành (con trai TBT Lê Duẩn)... Và nhiều nhà báo tên tuổi khác...
......

Dẫn độ về Trung Quốc là mất tích!

Người Hoa Hong Kong còn sợ hãi mất tích trước người Hoa cộng sản Trung Quốc, thì còn cửa nào sống sót cho các “đồng chí Việt Nam”? Nguyen Ngoc Chu| HongKong: Ít nhất 72 người nhập viện sau các vụ bạo lực với cảnh sát  https://www.facebook.com/RFAVietnam/videos/339361336736207/?t=10 1. 100 năm nền dân chủ phương Tây đã ngấm vào trí não, ăn vào da thịt của người Hong Kong, không dễ để một vài thập kỷ cai trị của chế độ độc tài toàn trị Bắc kinh có thể hủy diệt, dẫu đó là gông cùm, súng đạn. 2. Tên cáo già Đặng Tiểu Bình đã biết lợi thế vô địch của nền dân chủ, mà từ nó đẻ ra một nền kinh tế thị trường lành mạnh, tất cả hai thứ đó cộng lại đã làm cho Hong Kong giàu có thịnh vượng mà trước khi trở về nền cai trị của Bắc Kinh, Singapore đã phải cạnh tranh vất vả. Vì thế, Đặng Tiểu Bình đã dựng lên con tì hưu Thâm Khuyến để hứng nguồn tài chính và công nghệ từ Hongkong, không cho chảy ra ngoài Trung Quốc cộng sản. 3. Tên cáo già Đặng Tiểu Bình cũng đủ lọc lõi để cho tồn tại chính sách “Một quốc gia hai chế độ” nhằm giữ lại tài chính, chất xám, và công nghệ Hong Kong không di tản ra nước ngoài. Cũng là mô hình để Bắc Kinh cộng sản học hỏi. Và còn nữa là giữ lại Macao cũng trở về với Bắc Kinh hai năm muộn hơn – vào năm 1999. Cho nên Đặng Tiểu Bình chưa thò bàn tay toàn trị vào Hong Kong mà giữ nguyên thể chế bán tự trị Hong Kong. 4. Thế nhưng các hậu duệ của Đặng Tiểu Bình, đại diện hiện thời là “Tần thủy hoàng đế” Tập cận Bình cho rằng đã học hết bài của Hong Kong, lại sợ nền dân chủ vốn là động lực khắc tinh của chế độ toàn trị, nên bắt đầu “vắt chanh bỏ vỏ” - từng bước xiết chặt nền toàn trị lên Hong Kong. 5. Hơn một triệu người Hong Kong, trong đó rất đông sinh viên và luật sư, sáng Chủ Nhật 09/6/2019 đã đổ ra đường để phản đối đạo luật “Dẫn độ” về Bắc Kinh của chế độ toàn trị. “Dẫn độ” về Bắc Kinh là xử ngoài luật pháp Hong Kong - là chiêu thức thủ tiêu mọi sự chống đối. 6. “Dẫn độ về Trung Quốc là mất tích”! Đó là câu khẩu hiệu người Hoa Hong Kong cảnh báo khi rơi vào tay người Hoa cộng sản Trung Quốc. Nó phản ánh sự ghê tởm vô pháp của chế độ cộng sản Trung Quốc. 7. Người Hoa Hong Kong còn sợ hãi mất tích trước người Hoa cộng sản Trung Quốc, thì còn cửa nào sống sót cho các “đồng chí Việt Nam”? 8. Tiến lên Hong Kong! Cả nhân loại tiến bộ bên cạnh các bạn. Các chế độc tài sớm muộn đều sẽ bị loài người đào thải.  
......

NÓNG: 10.000 nạn nhân trong thảm họa môi trường miền Trung nộp đơn kiện công ty Formosa tại Đài Loan

......

Thể cá tra

Đỗ Văn Ngà| “Về nhà một số thầu Trung Quốc, đại biểu cũng biết là về chất lượng công trình một số dự án, thì xin báo cáo với đại biểu quốc hội, thì nhà thầu Trung Quốc thì triển khai tham gia rất nhiều dự án. Trong đó có một số dự án, cũng có một số nhà thầu thì có vấn đề về tiến độ như một số gói thầu ở đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, một số gói thầu ở Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Tuy nhiên đến thời điểm này, thanh tra các cấp, cơ quan điều tra cũng chưa xem xét khởi tố. Do đó chúng tôi nghĩ rằng các gói thầu này mặc dù có vấn đề về dư luận, nhưng mà đảm bảo các quy trình vi phạm, bởi vì trước khi nghiệm thu, chúng ta nghiệm thu được chất lượng sản phẩm đưa vào, có các kiểm tra từng hạng mục, và có hồ sơ nghiệm thu cơ sở. Do đó chúng tôi nghĩ rằng không quan ngại về các nhà thầu tham gia các dự án đường cao tốc Bắc – Nam hay các dự án khác, mà qua trọng nhất là các ban quản lý dự án, các tư vấn giám sát phải thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình, để giám sát chặt chẽ từ khâu đầu tiên cho đến lúc cuối cùng, thì đảm bảo tất cả các dự án đúng quy trình vi phạm”. Đó là đoạn trích từ phát biểu của ông Nguyễn Văn Thể phát biểu trước quốc hội vào ngày 05/06/2019. Qua đây ta thấy rất rõ, bộ GTVT Việt Nam đang tiếp tục bao che cho nhà thầu Trung Quốc và đánh lừa nhân dân một cách trắng trợn. Để phân tích bản chất ông này ta phải đi từ những khái niệm ban đầu. Hồ sơ là gì? Là tập hợp những chứng cứ từng giai đoạn làm việc của một quá trình nào đấy. Vậy thì hồ sơ chất lượng công trình là bao gồm giấy tờ có đầy đủ những ghi lại giai đoạn nghiệm thu từ những công việc nhỏ nhất, và gộp lại thành một bộ. Bộ hồ sơ này như là một bằng chứng đảm bảo công trình này không sai bất kỳ công đoạn nào. Khi nào hồ sơ mô tả đúng chất lượng? Khi làm sao ghi vậy thì hồ sơ sẽ mô tả đúng chất lượng thôi, nghĩa là hồ sơ trung thực. Mà hồ sơ trung thực thì mọi con người trong tất cả các bên tham gia đều trung thực. Từ anh kỹ thuật đến chỉ huy trưởng đến, từ nhà thầu đến tư vấn giám sát rồi đến đại diện chủ đầu tư đều trung thực thì hồ sơ mới trung thực. Nói chung tất cả trung thực thì hồ sơ trung thực, còn xảy ra hiện tượng thông đồng ở một mắc xích nào đó thì chắc chắn hồ sơ không còn trung thực nữa. Như vậy hồ sơ trung thực nó phụ thuộc hoàn toàn yếu tố con người. Lại quả là gì? Là ngắt một phần trong giá trị hợp đồng của nhà thầu để trao lại cho đại diện chủ đầu tư bỏ túi. Như vậy, hoặc là nhà thầu phải ngắt đi vật liệu và nghiệm thu khống, hoặc đại diện chủ đầu tư nâng giá đấu thầu lên thật cao để bảo nhà thầu thối lại phần tiền ấy. Với các gói thầu Trung Quốc bỏ giá rất thấp thì tất nhiên họ phải móc bớt chất lượng công trình để thối lại cho chủ đầu tư. Mà khi chất lượng kém thì phải hối lộ với tư vấn giám sát để ghi vào hồ sơ cho đẹp và nghiệm thu. Nghĩa là chất lượng công trình bị giảm đến 3 nấc: nấc 1 là tiền lại quả chủ đầu tư; nấc 2 là tiền hối lộ tư vấn giám sát; nấc 3 là tiền lời của nhà thầu. Sau 3 lần cắt xén thì chất lượng công trình còn lại rất thấp nhưng hồ sơ thì ghi rất đẹp để nghiệm thu. Có 2 yếu tố mà chỉ cần dính vào 1 trong 2 thì đảm bảo công trình không đạt chất lượng: – Thứ nhất, đó là sự trung thực của con người không có thì công trình chắc chắn kém chất lượng. Điều này Việt Nam có bị vướng không? Câu trả lời có ở mọi công trình vốn ngân sách. – Thứ nhì, tồn tại quy tắc lại quả, yếu tố này ở Việt Nam có không? Yếu tố này nó cũng luôn tồn tại trong mọi dự án có vốn ngân sách, mà đặc biệt là với nhà thầu trong nước và nhà thầu Trung Quốc thì không thể thiếu. Như vậy khi không thể loại bỏ 2 yếu tố này thì chẳng có công trình nào “đảm bảo quy trình quy phạm” như ông Nguyễn Văn Thể nói cả. Chỉ có điều người ta không thể khui ra vì cái sai nó chôn giấu trong công trình và nó chỉ lòi ra khi gặp sự cố. Còn công trình không gặp sự cố gì mà chỉ có giảm tuổi thọ thì mọi sai phạm nó được chôn giấu một cách êm thấm. Cho nên, khi chất lượng công trình kém thì chắc chắn phải có sai phạm ở khâu nào đấy, có điều là có khui hay không mà thôi. Câu chuyện về sự thật và hồ sơ vênh nhau nó thuộc về bản chất của nhà nước CHXHCNVN này rồi. Một ví dụ cụ thể, đó là những bộ hồ sơ điều tra công an cộng CSVN. Nghiệp vụ yếu nhưng thừa gian ác, họ bắt người rồi đập cho người ta thừa sống thiếu chết để người ta khai bừa rồi ghi vào hồ sơ lấy thành tích điều tra. Trò này rất phổ biến trong ngành công an nên gây ra  sự oan khiên với rất nhiều nghi phạm. Câu nói “đúng quy trình quy phạm” của ông Thể Cá Tra là một câu dối trá để bao che cho cái chân sói Trung Cộng thò vào nhà Việt Nam. Nếu là đất nước dân chủ, tôi sẽ là người xung phong tóm cổ thằng cha Cá Tra này quẳng vào thùng rác và đập cho hắn một trận nhừ tử mới hả cơn tức./.
......

Thông cáo Báo chí của Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JfFV)

jffvsupport| THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA HỘI CÔNG LÝ CHO NẠN NHÂN FORMOSA Liên lạc tại Đài Loan: Linh mục  Nguyễn Văn Hùng - Phone: +886 922 641 743 – Email: nguyenvanhung2025@gmail.com Liên lạc tại Hoa Kỳ: Nancy Bùi - Phone: + (512) 844-9417 – Email: nancy@vietnameseamerican.org Thay mặt gần 10, 000 nạn nhân của thảm họa môi trường do Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh  (công ty FHS) gây ra vào đầu tháng 6 năm 2016, Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JfFV) với sự giúp đỡ của 5 tổ hợp Luật sư, trong đó hai tổ hợp Luật sư là Quỹ Bảo Vệ Quyền Môi Trường (Environmental Rights Foundation – ERF); Hội Luật Sư Bảo Vệ Môi Trường (Environmental Jurist Association) tại Đài Loan, sẽ chính thức khởi kiện công ty Formosa Hà Tĩnh và 18 công ty liên đới chịu trách nhiệm trước tòa án Đài Loan tại Đài Bắc vào sáng ngày thứ ba, 11 tháng 6, 2019. Mục đích khởi kiện là yêu cầu Tập Đoàn FHS phải bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân và làm sạch vùng biền bị ô nhiễm chất độc do công ty FHS gây nên. Trong danh sách 18 công ty bị kiện lần này, ngoài công ty Hưng Nghiệp Gang Thép Hà Tĩnh tại Việt Nam (FHS), số đông công ty khác có trụ sở tại Đài Loan, một số khác có cơ sở tại một số quốc gia trên thế giới như tại Hoa Kỳ, Nhật bản, Singapore, Cayman; một hòn đảo thuộc phần đất của Anh Quốc. Một cuộc họp báo quốc tế sẽ được diễn ra tại trước Tòa án thành phố Đài Bắc lúc 09:30 sáng tại số 131 đường Bác Ái, Khu Trung Chính, thành phố Đài Bắc (台北市中正區博愛路131號). Trong cuộc họp báo này, các luật sư đại diện cho các nạn nhân, và đại diện của Hội Công Lý cho Nạn Nhân Formosa (JfFV) tuyên bố lý do của vụ khiếu kiện cho báo chí quốc tế, Đài Loan và người dân Đài Loan. Sau đó, lúc 13:30 chiều sẽ có 1 cuộc biểu tình họp báo tại Trụ Sở chính của Tập đoàn Formosa trong lúc công ty đang họp cổ đông hàng năm. Địa chỉ tại Số 100 Đường Bắc Đôn Hoa, Khu Tùng Sơn, Thành Phố Đài Bắc (台塑工業股份有限公司 – 台北市松山區敦化北路100號) Ngoài ra, còn có một số các tổ chức phi chính phủ NGO  tranh đấu cho môi trường tại Đài Loan như:  Hiệp Hội Theo Dõi và Thực Thi Công Ước Liên Hiệp Quốc (Covenant Watch); Hiệp Hội Thúc Đẩy Nhân Quyền Đài Loan (Taiwan Association for  Human Rights – TAHR);  Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Di Dân Việt Nam (Vietnamese Migrants and Immigrants Office – VMWIO); Quỹ Bảo Vệ Quyền Môi Trường (Environmental Rights Foundation – ERF); Hội Luật Sư Bảo Vệ Môi Trường (Environmental Jurist Association – EJA); Giáo Sư Paul Jobin thuộc Sinica Academics,  sẽ có mặt để hỗ trợ cho vụ kiện. Đây là những tổ chức phi chính phủ tại Đài Loan đã và đang hết lòng hỗ trợ cho việc khiếu kiện cũng như tạo thuận lợi cho vụ án trước dư luân quốc tế và dân chúng Đài Loan. Ngoài ra, một phái đoàn từ Việt Nam gồm Đức Cha Hoàng Đức Oanh, và một số Linh mục đại diện cho  các  nạn nhân đến từ 2 giáo phận Vinh và Hà Tĩnh, nơi có những nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề cả về môi trường lẫn bị đàn áp nhân quyền  của nhà nước Việt Nam sẽ hiện diện để đại diên, lên tiếng cho các nạn nhân và chứng kiến vụ án lịch sử này. Được biết, sau khi nộp đơn tại tòa án Đài Loan, tổ hợp luật sư của tổ chức Quốc Tế Quyền Môi Trường (Earth Rights International -ERI) tại New Jersey, Hoa Kỳ sẽ đại diện cho các nạn nhân và JfFV nộp một đơn kiện khác tại tòa án Liên Bang về môi trường tại tiểu bang New Jersey, nơi có bản doanhh của Công ty Formosa USA. Đây là công ty có cổ phần lớn cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành Công Ty Hưng Nghiệp Gang Thép Formosa Hà Tĩnh. Thêm vào đó, tổ hợp luật sư Larochelle Avocats tại Canada; thay mặt Hội JfFV  đưa đơn khiếu nại trước Ủy Ban Nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 27 tháng 5, 2019 vừa qua để yêu cầu Liên Hiệp Quốc thành lập những Ủy Ban Điều tra để xem xét và đánh giá những sai phạm cũng như đưa ra những biện pháp đền bù và theo dõi sự cải thiện môi trường đã bị ô nhiễm sớm trở về nguyên trạng. Trên đây là một số những biện pháp về pháp lý mà hội JfFV sau hơn 2 năm làm việc trong âm thầm để điều tra cũng như thành lập hồ sơ cho các nạn nhân trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn vì những cấm đoán, đàn áp dã man của nhà nước Việt Nam. Cũng nên nhắc lại công ty FHS đã xả thải hóa chất độc hại vào biển Hà Tĩnh khiến cá chết phơi trắng bụng trên 250 km đường biển của 4 tỉnh miền trung Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế. Hành động gây nên tội ác này đã ảnh hưởng lên hệ sinh thái biển, làm hàng trăm ngàn ngư dân và những người sống bằng nghề liên quan bị ảnh hưởng. Họ mất đi nguồn sinh sống  do  tổ tiên truyền lại bao đời. Sau nhiều cố gắng biện bạch trốn tránh, vào ngày 30/6/2016, công ty FHS nhận lỗi và lập tức tuyên bố bồi thường $500 triệu đô la Mỹ mà không có một cuộc điều tra nào để tìm hiểu sự thiệt hai thực sự là bao nhiêu. Số tiền này nghe thì rất lớn nhưng so với số người dân bị ảnh hưởng là trên 4 triệu người thì con số bồi thường này không thấm vào đâu. Điều sai phạm của công ty FHS  là thay vì đền bù cho người dân, Formosa đã đưa cho nhà nước Việt Nam. Cho đến nay chưa ai được biết rõ số tiền này được phân chia ra sao? Một số đông người dân bị thiệt hại cho đến nay họ vẫn chưa nhận được bất kỳ sự đền bù nào. Một số đông khác cho biết đền bù rất ít so với những thiệt hại về vật chất, sức khỏe và tinh thần mà họ đã trải qua. Ngoài ra, nhà nước Việt Nam đã đánh đập có thương tích và bỏ tù nhiều người chỉ vì họ đã nói lên tiếng nói đòi công bằng cho nạn nhân Formosa. Có nhiều người đã bị bắt, bị bỏ tù với những bản án nặng nề 5, 7, 10, 14, 20 năm. Một số khác còn đang chạy trốn khiến gia đình bị cắt chia đã 3 năm qua và chưa biết đến bao giờ mới đoàn tụ. Hội JfFV là một tổ chức vô vụ lợi (non-profit, 501c(3)) có tư cách pháp nhân, được Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ công nhận và đăng ký tại New Orleans, Louisiana. Hội được thành lập để giúp đỡ các nạn nân của thảm họa môi trường Formosa và khi cần có quyền đại diện các nạn nhân để khiếu kiện tại các tòa án cũng như các cơ quan bảo vệ môi trường trên toàn thế giới. Hội có thành viên ở 10 quốc gia trên thế giới. Trân Trọng. Đài Loan, ngày 10 tháng 6 năm 2019   Kiện Formosa ra tòa quốc tế, tia hy vọng mới cho các nạn nhân. www.viettin.de/node/951  
......

Kiện Formosa ra tòa quốc tế, tia hy vọng mới cho các nạn nhân

  Paul Trần Minh Nhật|   Hơn 3 năm kể từ khi công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa (gọi tắt là Formosa) xả thải gây thảm họa cá chết hàng loạt ở các tỉnh Miền Trung, những nỗ lực đòi công lý cho các nạn nhân môi trường vẫn tiếp diễn và trả những giá không hề rẻ. Những cuộc xuống đường biểu tình bị đàn áp bởi bạo lực, những cuộc kiện tụng không được thụ lý, sự trả thù bằng những án tù đằng đẵng cho người đấu tranh, và bao nhiêu hệ lụy nhưng Formosa vẫn chình ình tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nỗ lực đòi công lý tại những phiên tòa dân sự đã bị nhà cầm quyền Việt Nam dội gáo nước lạnh bằng chính sự chà đạp lên pháp luật. Có một sự thất vọng không hề nhẹ cho những người quan tâm khi bao nhiêu nỗ lực để lấy lại công bằng cho ngư dân, để nói lên tiếng nói lương tâm trước thảm họa cá chết người vong này vì xem ra máu của dân Miền Trung đổ ra mà không mang lại kết quả nào. Trong bầu khí không mấy lạc quan đó, một tia hy vọng lóe lên trở lại khi ngày 11/6/2019 một cuộc họp báo quốc tế sẽ diễn ra tại Tòa Án thành phố Đài Bắc do đại diện của hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JfFV) cùng các tổ chức phi chính phủ để tuyên bố tái khởi kiện công ty Formosa ngoài lãnh thổ Việt Nam. *** Cuộc họp báo về khởi kiện Formosa tại Đài Loan  có sự tham dự của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, các linh mục từ Việt Nam và tại Đài Loan, cùng đồng hành của các tổ chức Phi Chính Phủ (NGOs) và đại diện nạn nhân Formosa https://www.facebook.com/tinmungchonguoingheo/videos/2754729667887016/ Trong thông cáo báo chí cho hay: Thay mặt gần 10.000 nạn nhân của thảm họa môi trường do Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (công ty FHS) gây ra vào đầu tháng Sáu 2016, Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JfFV) với sự giúp đỡ của 5 tổ hợp Luật sư, trong đó hai tổ hợp Luật sư là Quỹ Bảo Vệ Quyền Môi Trường (Environmental Rights Foundation – ERF); Hội Luật Sư Bảo Vệ Môi Trường (Environmental Jurist Association) tại Đài Loan, sẽ chính thức khởi kiện công ty Formosa Hà Tĩnh và 18 công ty liên đới chịu trách nhiệm trước tòa án Đài Loan tại Đài Bắc vào sáng ngày thứ ba, 11 tháng Sáu 2019. Mục đích khởi kiện là yêu cầu Tập Đoàn FHS phải bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân và làm sạch vùng biền bị ô nhiễm chất độc do công ty FHS gây nên. Được biết, sau khi nộp đơn tại tòa án Đài Loan, tổ hợp luật sư của tổ chức Quốc Tế Quyền Môi Trường (Earth Rights International -ERI) tại New Jersey, Hoa Kỳ sẽ đại diện cho các nạn nhân và JfFV nộp một đơn kiện khác tại tòa án Liên Bang về môi trường tại tiểu bang New Jersey, nơi có bản doanhh của Công ty Formosa USA. Đây là công ty có cổ phần lớn cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành Công Ty Hưng Nghiệp Gang Thép Formosa Hà Tĩnh. Chưa biết kết quả ở những phiên tòa sẽ ra sao. Cũng chưa biết nhà cầm quyền Việt Nam sẽ xử lý như thế nào và có tác động gì hay không ? Nhưng có một điều mà tôi cảm thấy chắc chắn qua sự kiện pháp lý ở tòa án Đài Loan và tại Hoa Kỳ là chúng ta không còn tin tưởng vào hệ thống tư pháp trong nước. Vì không còn niềm tin với những phiên tòa xã hội chủ nghĩa nên mới phải bôn ba khắp nơi đòi công lý. Và sự kiện này cũng thực tế và cụ thể hơn so với sự hô hào suông. Những sự cộng hưởng liên quan đến các phiên tòa sẽ có một giá trị lớn hơn về mặt chính nghĩa trước bạn bè thế giới. Một sự an ủi cũng không nhỏ cho các nạn nhân Formosa là tiếng khóc than của họ vẫn được cộng đồng lắng nghe. Chưa kể, mỗi riêng việc đưa vụ án ra tòa ở quốc gia khác cũng tạo một áp lực ngoại giao và sự khó chịu cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Ở góc nhìn cá nhân, tôi không kỳ vọng nhà cầm quyền Việt Nam và công ty Formosa sẽ đền bù công bằng và sẽ có biện pháp để tránh né rắc rối. Nhưng tôi vui vì anh chị em của mình vẫn không bị bỏ rơi. Tình đồng bào không còn phải chỉ là một thứ trừu tượng mà đã thể hiện qua một hành động mang hình dáng cụ thể. Sống với những người dân nghèo vùng biển, hiểu nỗi cay đắng của những làng chài qua thời biển chết, tôi chỉ mong một ngày không còn những công ty như Formosa trên dải đất hình chữ S. Và quan trọng hơn không còn những cơ chế dung dưỡng cho những tài phiệt hại dân lành như vậy trong môi trường chính trị và kinh tế Việt Nam. Không chỉ riêng tôi, những con người miệt mài nơi dải đất “chó ăn đá gà ăn sỏi” – Miền Trung đều có những ước ao một ngày kia những loại công ty như Formosa và tòng phạm sẽ phải trả lẽ công bằng. Khi nói đến Formosa và các nạn nhân không thể không làm tôi nhớ tới những Lê Đình Lượng, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Viết Dũng và nhiều anh chị em khác bị đổ máu và bầm tím vì đồng hành cùng người thấp cổ bé miệng. Sự hy sinh của những anh chị em của chúng ta chẳng lẽ vô ích? Họ sẽ vui thế nào nếu ngày kia các nạn nhân mà họ từng giúp được đền bù ? Tôi cũng không mường tượng được những ngư dân sẽ hân hoan thế nào khi có tiền để mua một con thuyền mới vươn khơi bám biển mưu sinh./. Paul Trần Minh Nhật Thông cáo Báo chí  của Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JfFV) www.viettin.de/node/952
......

Ánh sáng trong bóng đêm

Những bạn sinh viên trẻ tự lấy xích trói tay mình đứng trước Toà nhà của cơ quan lập pháp để phản đối một đạo luật tiềm chứa đầy đủ sự bất công. Những luật sư mặc vét đen dẫn đầu đoàn người biểu tình để bày tỏ chính kiến của mình về một sự chống lại hoàn toàn trước sự thiếu sáng suốt của chính quyền đối với một dự luật sẽ có hiệu lực vào vài ngày tới. Những dòng người như biển thác cuồn cuộn suốt đêm qua trên mọi nẻo đường, con phố của Hồng Kông để phản đối về dự luật dẫn độ tới Trung Quốc vừa được thông qua. Dân số Hồng Kông chỉ khoảng 7.5 triệu người, nhưng nhiều năm nay, cứ hết vạn người này tới vạn người khác xuống đường biểu tình chống lại sự yếu nhược của chính quyền trước sự can thiệp từ Trung Quốc, cho đến hôm qua, như một cơn sóng dữ dội với hơn 1 triệu người đồng lòng cùng thực hiện sự phẫn nộ của mình về một dự luật bất công sắp trói chặt họ. Có phải nhân dân Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức hay Mỹ là những kẻ nhân dân ít học, vô công rỗi nghề, có tư tưởng chống phá nên thường xuyên biểu tình để yêu cầu chính quyền phải thực thi hoặc không được tiến hành một hành động hay chính sách nào đó? Họ nghèo đói và ngu dốt nên thường xuyên biểu tình, họ đang làm loạn xã hội và làm cho đất nước suy đồi, mất an ninh? Không! Họ là nhân dân đã tạo nên những cường quốc phát triển và văn minh hàng đầu thế giới mà thế giới này phải ngưỡng mộ họ về trí tuệ và phẩm cách. Nhân dân Hồng Kông đã được sống trong một nền chính trị dân chủ bậc nhất trên thế giới từ hàng trăm năm trước đây, với một nền tư pháp độc lập và như một thành trì vững chãi bảo vệ các quyền con người cũng như các giá trị thuộc về nhân dân trước bộ máy chính quyền (nhà nước), nên họ luôn thấy được vị trí làm chủ cùng với các quyền chính trị chính đáng của mình. Họ phát triển và văn minh, họ dũng cảm và đầy hào khí, họ dân chủ và tự do, chính điều đó tạo nên những thế hệ mạnh mẽ và trí tuệ để sẵn sàng đứng lên trước các sự bất công đang diễn ra, nhưng được hiểu rằng, các sự bất công đó cũng chỉ ở mức mà những nơi khác còn chưa thể có được, dù chỉ một phần nhỏ, những nền tảng chính trị và các quyền con người mà chính họ đã và đang được hưởng.   Mặc dù vậy, bất công là bất công, sự nguy hại là một rủi ro không được phép tồn tại, và họ hành động để ngăn chặn nó hiện diện với tư cách làm chủ đất nước và chính quyền, hẳn nhiên là làm chủ chính vận mệnh của họ nữa. Một xã hội văn minh, không thể đứng chung vào và chịu sự cưỡng đoạt từ một thể chế man rợ và tồi tàn, độc tài và toàn trị. Họ không thể sống trong một bầu không khí ngột ngạt, bị nô dịch và trong một nhà tù khổng lồ với cảnh sát, những bàn tay sắt, những sự theo dõi gắt gao và những vụ mất tích hay những cuộc xét xử không công bằng vì không có luật pháp và công lý. Nhân dân Hồng Kông vẫn hàng năm, trong suốt 30 năm qua, đều cùng nhau tưởng niệm những nạn nhân của thảm sát Thiên An Môn - những người trẻ bị đàn áp man rợ chỉ vì đòi hỏi các quyền dân chủ một cách ôn hoà trước một chính quyền tham nhũng và độc tài. Chính họ hiểu hơn ai hết, từ Tân Cương, Nội Mông cho tới Tây Tạng, từ cuộc chết chóc thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại bởi cách mạng Đại nhảy vọt hay các cuộc thanh trừng, tàn sát trong Cách mạng văn hoá, cho đến những cuộc thảm sát hàng loạt như Thiên An Môn, cướp mổ nội tạng học viên Pháp Luân Công, giam cầm và thủ tiêu người Duy Ngô Nhĩ. Nhân dân Hồng Kông không thể chấp nhận con đường dẫn độ tới một nhà tù khổng lồ và chết chóc, tăm tối - Trung Quốc. Họ cần mở những cánh cửa văn minh với thế giới và muốn được sống với các nền tảng mà họ đã xây dựng và được thụ hưởng. Nơi mà chính nó đã cứu giúp được cho một nhân vật cộng sản nhờ vào nền tư pháp công bằng và văn minh - Nguyễn Ái Quốc (Tống Văn Sơ). Nếu đó không phải là Hồng Kông hoặc một quốc gia pháp trị (pháp quyền) với nền chính trị tam quyền phân lập, ắt hẳn sẽ khó lòng có được một sự bảo vệ toàn vẹn nhân vật lịch sử này khỏi bàn tay truy diệt của Pháp quốc và lịch sử sẽ đi theo một hướng khác. Hãy đồng hành và cổ vũ cho các giá trị tốt đẹp của nhân dân Hồng Kông. Đó không chỉ là một hành động cao thượng, mà còn là một phần bổn vụ đấu tranh cho chính mình để giành lấy cơ hội để được hiểu và có thể dụng hưởng những giá trị cao quý của con người, vì một ngày nào đó, chúng ta có thể là nạn nhân của những cuộc bức áp từ bạo quyền khi đã không tranh đấu hoặc song hành với nó ngày hôm nay. Fb Luân Lê
......

Tài xế chống BOT bẩn Nguyễn Quang Tuy bị kết án 2 năm tù giam

Huệ Như: Tường thuật phiên tòa Công khai mà Bí mật xử tài xế Nguyễn Quang Tuy ở Nghệ An  https://youtu.be/cQD4z-kCJIQ Tin từ Nghệ An, ngày 07/6/2019: Toà án cộng sản huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đã kết tội tài xế chống BOT bẩn Nguyễn Quang Tuy với cáo buộc nguỵ tạo “chống người thi hành công vụ” theo điều 330 của bộ luật hình sự, và tuyên án 2 năm tù giam. Anh Tuy bị bắt ngày 9/2/2019 chỉ vì một xích mích dân sự ở trạm thu phí BOT Bến Thuỷ. Sau đó, anh bị đưa về đồn công an ở huyện Hưng Nguyên và tại đây anh bị coi là chống lệnh công an sau khi cố thủ trong xe vì sợ bị công an và côn đồ đánh đập ngay trong đồn. Nhiều anh chị em chống BOT bẩn ở nhiều địa phương trong cả nước đã đến trụ sở toà án huyện với mục đích tham dự phiên toà với tư cách người làm chứng trong vụ án và ủng hộ anh Tuy, nhưng phía công an và toà án không cho họ vào phòng xử án. Theo nhiều nhà hoạt động thì đây là một phiên toà mà án đã được định đoạt từ trước, và anh Tuy bị gài bẫy, bị đánh đập, bị ép vào tù tội bởi anh đã đụng chạm đến nhóm lợi ích đứng phía sau trạm thu phí BOT Bến Thuỷ, đứng đầu là phó chủ tịch tỉnh Lê Ngọc Hoa. Nhiều xe cộ không đi qua tuyến đường tránh thành phố Vinh dài 25,8 km nhưng vẫn phải trả tiền phí khi đi qua trạm thu phí BOT Bến Thuỷ. Trạm thu phí này còn “gánh” thêm nhiệm vụ hoàn vốn cho các dự án đường Nam Bến Thủy, là tuyến tránh thành phố Hà Tĩnh, dự án nút giao quốc lộ 46 và dự án cầu Yên Xuân. Quốc Tuấn  
......

Bổn phận của luân lý

Luân Lê Hồng Kông, một quốc gia (vùng lãnh thổ) rất phát triển và văn minh, trước các sự can thiệp mạnh tay từ Trung Quốc vào nền chính trị nước này, sau khi hàng trăm ngàn dân Hồng Kông liên tục biểu tình ròng rã trong hàng năm trời, thì khoảng hơn 3.000 luật sư đã mặc đồ vét đen đồng hành tuần giễu trên phố trong im lặng phản đối các chính sách thiếu sáng suốt của chính quyền nước này và cả đối với Trung Quốc. Nền tư pháp của Hồng Kông, gần 100 năm trước chính là nơi đã cứu Nguyễn Ái Quốc (lúc đó tên là Tống Văn Sơ) khỏi lao tù và khỏi sự truy bức quyết liệt của Pháp. Nơi mà hơn 100 năm trước, nó đã tiếp cận với nền tư pháp văn minh bậc nhất thế giới. Và nó đã có giá trị để thực thi công lý, bảo hộ các quyền con người một cách cao nhất. Và trong tình cảnh chính trị bị chi phối bởi nước ngoài với chế độ cộng sản thực dân (Trung Quốc) và có nguy cơ đánh mất đi giá trị cao quý nhất của hệ thống chính trị tam quyền phân lập, họ đã xuống đường để phản đối những sự can thiệp này và chính những chính trị gia của nước họ trước sự bạc nhược của chúng. Còn luật sư xã hội chủ nghĩa thì tuyệt đối đảm bảo những chỉ đạo và những mệnh lệnh ngoài những gì mà công lý và lương tri chỉ dẫn. Họ dường như mất hút trước tất cả các sự kiện quan trọng hoặc bất công của xã hội. Họ sống như những bóng ma và cho rằng mình cao quý hơn phần còn lại và tự mặc cho mình những chiếc áo mỹ từ giả tạo mà không hề có.    
......

Anh Phúc phát biểu hay quá!

Chau Doan| Để lời kêu gọi của anh Phúc có hiệu quả, tôi có sáng kiến. Anh Phúc hãy kêu gọi các quan chức cao cấp cùng hiến tặng nhà cửa, tài sản của mình để giúp đất nước trả nợ công. Người lớn làm việc lớn, người nhỏ làm việc nhỏ. Các anh chị có tài năng nhờ bán chổi đót, chăn nuôi gà lợn, chạy xe ôm mà có biệt phủ, đất đai, còn nhân dân chúng tôi nghèo đói nên sẽ nhịn quà sáng, nhịn vài bữa tối một tuần để hưởng ứng, noi gương các anh chị. Làm được thế, tên tuổi các anh chị sẽ được ghi vào lịch sử. Ngày xưa chính quyền Việt Minh cũng kêu gọi người dân cúng vàng tiền đấy. Có những nhà tư sản lớn như bà Nguyễn thị Năm đã cúng cho Việt Minh 20.000 đồng tiền Đông Dương (giá trị bằng 700 lượng vàng) không kể vải vóc, lương thực. Tại “Tuần lễ vàng” ở Hải Phòng theo lời kêu gọi của ông Hồ Chí Minh tháng 9/1945, bà Năm cũng đã ủng hộ 100 lạng vàng nữa. Ấy vậy mà không hiểu sao bà lại là người bị giết đầu tiên trong Cải Cách Ruộng Đất. Có những sự việc mà trí tuệ hèn mọn như tôi không thể nào hiểu được. Con cái của bà Năm cũng thất thố không mở mặt được sau đấy. Rồi nhà ông bà Trịnh Văn Bô nữa, ủng hội tới 5.147 lượng vàng, tương đương số tiền gần gấp đôi ngân khố chính phủ bấy giờ, ấy vậy mà cái nhà của ông bà cũng bị “mượn”, nhưng kiểu mượn rất lạ, có vẻ rất giống cướp, không thể đòi được. Mà cũng phải nói rõ hơn là nợ công là do chính phủ của các anh chị làm ăn kém quá chứ có phải tội của dân đâu mà bắt dân thắt lưng buộc bụng, đồng cam cộng khổ. Các tập đoàn kinh tế các anh chị lập ra, thay vì là những nắm đấm thép thì lại biến thành những móng tay thép cào cấu, xé nát tài nguyên, bóp nát bao nghìn tỉ của nền kinh tế và chúng cũng cào nát lòng tin của người dân vào trí tuệ vốn được coi là rất chói lọi của các anh chị. Do vậy, tôi nghĩ chỉ kêu gọi suông sẽ không có ích gì đâu anh Phúc ạ. Chúng tôi cần những đầu tầu gương mẫu về hành động yêu nước. Giá như khi bà con ở Thủ Thiêm, bà con ở VRLH bị oan trái, bị hất ra khỏi nhà của mình mà chính phủ của các anh chị cũng “thắt lưng buộc bụng” và “đồng cam cộng khổ” mà cứu giúp bà con thì có phải lời kêu gọi của anh sẽ tác động đến lòng dân tốt hơn không. Mà anh Phúc nói thế chứ chính phủ thì có bao giờ khổ mà kêu gọi bà con đồng cam cộng khổ? Thời nay toàn thấy quan chức sống trong biệt phủ, đi xe sang, khổ đâu mà cam với cộng? Có khổ là người dân. Tức là anh bảo người dân phải khổ hơn nữa. Xưa, dân đã được động viên “thắt lưng buộc bụng” qua cuộc chiến tranh, rồi lại thắt lưng buộc bụng để ráng tiến lên XHCN, giờ lại tiếp tục thắt và buộc nữa. Đời người dân VN sao mà thắt và buộc nhiều đến vậy? Tuy nhiên, tôi biết thừa. Đã là dân thấp cổ bé họng thì không thắt cũng phải thắt. Gía điện tăng, giá xăng tăng, BOT dày đặc trong ấy có BOT bẩn… đấy chính là những sợi dây vô hình chẳng những buộc bụng mà còn siết cổ cho dân lòi lưỡi ra ấy chứ. Đôi dòng suy nghĩ chia sẻ với anh, mà toàn sự việc có thật, người thật việc thật, các anh chị đừng chụp mũ tôi là phản động nhé. Giờ nước ta đang cố hoà nhập với thế giới, cũng nên ứng xử với dân một cách văn minh hơn./.
......

Rihanna trở thành nữ ca sĩ giàu nhất thế giới

Rihanna giới thiệu hiệu Fenty với sự hỗ trợ của tập đoàn Pháp LVMH. REUTERS/Charles Platiau Tuy năm nay chỉ mới ngoài 30 tuổi, nhưng Rihanna đã chứng tỏ được một điều : ngoài là một ca sĩ, cô còn là một doanh nhân tài ba. Theo bảng xếp hạng của tạp chí Forbes, vừa được công bố vào hôm 04/06/2019, Rihanna đã soán ngôi nữ hoàng nhạc pop Madonna để giành lấy danh hiệu nữ ca sĩ giàu nhất thế giới. Theo ước tính của tạp chí Forbes, tài sản của Rihanna lên tới khoảng 600 triệu đô la Mỹ, và như vậy vượt trội so với các giọng ca bậc đàn chị là Madonna (570 triệu), Céline Dion (450 triệu) hay là Beyoncé (400 triệu). Tuy nhiên, trên lãnh vực này, hai vợ chồng nghệ sĩ Beyoncé và Jay-Z mới thật sự là cặp đôi giàu nhất trong làng giải trí. Thật vậy, Jay-Z cũng vừa trở thành rapper tỷ phú đầu tiên, chủ yếu là nhờ vào tài mở công ty buôn bán rất nhiều sản phẩm khác, chứ không còn đơn thuần kinh doanh băng đĩa. Trong trường hợp của Robyn Rihanna Fenty, vào năm 31 tuổi, cô đã trở thành giọng ca nữ giàu nhất thế giới, do biết khai thác uy tín và tên tuổi của mình như một thương hiệu. Nếu như trước đây, phần lớn tài sản của Rihanna đến từ các hoạt động âm nhạc, thì giờ đây bên cạnh việc bán đĩa và các chuyến lưu diễn hốt bạc triệu, cô còn lập kỷ lục doanh thu, nhờ kinh doanh thời trang ‘‘nội y’’ (hiệu đồ lót Savage X), cũng như các loại mỹ phẩm hiệu Fenty Beauty. Với sự hậu thuẫn của tập đoàn Pháp LVMH, Rihanna đương nhiên trở thành phụ nữ da màu đầu tiên, điều hành việc kinh doanh một dòng sản phẩm thời trang cao cấp. Trước đây, Rihanna từng hợp tác với nhiều hiệu thời trang lớn như Armani, Dior (LVMH), Puma REUTERS/Brendan McDermid Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên trong làng nhạc quốc tế vào năm 2003, nữ ca sĩ đến từ quốc đảo Barbados đã thực hiện nhiều cú đột phá ngoạn mục. Thương hiệu mỹ phẩm của cô ‘‘Fenty Beauty’’ chủ yếu là dòng sản phẩm chuyên về trang điểm đã được thành lập vào năm 2017. Trước đây, Rihanna từng hợp tác với nhiều hãng thời trang lớn như Armani, Puma, Dior (cũng thuộc về LVMH) … Kể từ khi Fenty Beauty được đưa vào mạng phân phối rộng rãi toàn cầu của tập đoàn LVMH, đặc biệt là trong chuỗi cửa hàng mỹ phẩm Sephora (hiệu này được sát nhập vào tập đoàn LVMH kể từ năm 1997), dòng mỹ phẩm của Rihanna bội thu chưa từng thấy. Chỉ sau hơn 15 tháng hoạt động, Fenty Beauty đã lập kỷ lục doanh thu, với tổng cộng 570 triệu đô la trong năm 2018. Rihanna giờ đây thực hiện bước nhảy vọt ''khổng lồ'' khi ký hợp đồng mở rộng hợp tác với tập đoàn Pháp LVMH (Moët Hennessy Louis Vuitton) để tạo ra dòng sản phẩm thời trang cao cấp cho thương hiệu Fenty, công ty giờ đây mở cửa hàng tại Paris và chủ yếu kinh doanh quần áo, giầy dép, trang sức và phụ kiện thời trang. Rihanna trở thành phụ nữ đầu tiên có dòng sản phẩm thời trang riêng do Louis Vuitton phát hành. Thương hiệu mới của cô đã bắt đầu hoạt động kể từ cuối tháng 5 (ngày 29/05/2019). Ngoài cuộc phiêu lưu mới này trong lãnh vực thời trang, Rihanna đã gợi ý về việc phát hành một album mới chủ yếu là nhạc reggae sớm lắm là vào cuối năm 2019. Rihanna thuộc vào hàng diva quốc tế, một trong những giọng ca ăn khách nhất hiện thời, với hơn 250 triệu bản ghi âm được bán ra thế giới. Cô từng đoạt 9 giải Grammy, 13 giải American Music, 12 giải Billboard Music và nắm giữ 6 kỷ lục Guinness. Kể từ năm 2016, sau khi phát hành album phòng thu thứ 8 (mang tựa đề Anti), Rihanna đã tạm gác lại sự nghiệp ca hát để tập trung vào chuyện kinh doanh. Thương hiệu Fenty chủ yếu kinh doanh quần áo, giầy dép, trang sức và phụ kiện thời trang. Reuters/Charles Platiau Đối với một giọng ca quốc tế cực kỳ năng động : từ khi mới vào nghề cho tới nay, cô đã phát hành 65 đĩa đơn trong đó có khá nhiều dự án hợp tác song ca. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thu nhập của Rihanna chủ yếu đến từ ngành thời trang và mỹ phẩm. Cô tập trung vào việc kinh doanh các thương hiệu của mình, mà không phát hành bất kỳ ca khúc mới nào. Điều đó đã khiến cho giới hâm mộ trung thành cảm thấy bị hụt hẫng. Ngay cả album gần đây nhất phát hành vào năm 2016 (Anti) đã không ăn khách bằng các album trước một phần cũng vì Rihanna quá bận rộn với nhiều chuyện khác cho nên cô có vẻ lơ là trong việc quảng bá album. Liệu tập nhạc mới (thứ 9) của Rihanna sẽ sớm được ra mắt cuối năm nay như cô từng hứa hẹn hay không, vì nhiều người cho rằng albulm nhạc reggae sớm lắm có khả năng được phát hành vào năm tới. Kẻ được người thua, các fan hâm mộ thời trang càng hài lòng, giới yêu nhạc càng dễ bị thất vọng. http://vi.rfi.fr/phap/20190608-rihanna-tro-thanh-ca-si-giau-nhat-the-gioi
......

Những kẻ hung bạo và bế tắc.

Đồng nghĩa đòn roi với yêu thương và một phương cách hữu hiệu thì đó đúng là tư duy tệ hại nhất của loài người: kẻ mạnh buộc kẻ khác phải phục tùng mình bằng vũ lực - cách của loài vật vẫn làm để sinh tồn.   Hơn nữa, nếu thuyết giáo dục “yêu thương bằng đòn roi” này là tốt, hãy đưa những con người có tư duy này ra thế giới hùng biện và thuyết phục nhân loại chuyển hướng sử dụng đại trà phương cách này để giáo dục những đứa trẻ.   Một đứa trẻ khi mới lớn lên, tâm hồn non nớt của chúng thay vì được yêu thương bằng chia sẻ, khích lệ và tôn trọng, thì lại nhận lấy những “ý niệm” về hành vi bạo lực coi như là một cách để bày tỏ yêu thương và truyền đạt nó. Và những đứa trẻ đã ghi nhớ những sự hành xử đó để coi nó là một phương cách dành cho những người khác.   Chúng ta, mỗi kẻ trưởng thành, đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và danh dự, nhân phẩm, không cho phép bất cứ ai nhân danh yêu thương để xâm phạm tới những giá trị này. Vậy mà những kẻ này lại, một cách ngược ngạo và vô lối, cho mình có quyền dành những điều đó cho những đứa trẻ - nguyên tắc và cơ sở nào để chúng hành động như vậy trong khi chính chúng từ chối nó (mọi loại hành xử kiểu tương đương) từ mọi kẻ khác?   Nếu yêu thương là đòn roi, rõ ràng, trong hôn nhân và gia đình, những hành động bạo lực để “yêu thương” là được phép. Hoặc trong công vụ, chúng ta cần chấp nhận việc nhân viên công vụ sử dụng đòn roi và các phương cách bạo lực để đối đãi với chúng ta để “giáo dục và yêu thương” chúng ta.   Không có thứ tư duy nào cổ vũ cho bạo lực và nuôi dưỡng bạo lực ngay từ khi còn là một đứa trẻ được phép tồn tại. Luật pháp phải ngăn chặn và trừng trị nghiêm mọi loại nhận thức và hành động có xu hướng bạo lực như vậy. Trong khi, những kẻ hô hào phải nhân đạo với cả động vật, không đánh đập hay làm đau đớn chúng, thì lại cũng nhiều số kẻ trong đó lại cho phép “hành hạ” những đứa trẻ nhân danh yêu thương.   Đánh đau hoặc chửi bới, miệt thị, hạ nhục kẻ khác là tội phạm, đối với con vật thì có thể lúc nào đó nó sẽ tấn công trả lại kẻ đã ra tay thường xuyên với chúng bằng bạo lực để “dạy dỗ” chúng.   Xã hội này bế tắc tới nỗi, những đứa trẻ sẽ không có cơ hội để trưởng thành và làm người tử tế, ngoại trừ khi phải dùng đến đòn roi và các hành vi bạo lực để huấn dục chúng.   Và như vậy, hành vi bạo lực sẽ là đương nhiên được phép sử dụng, từ người lớn cho tới đứa trẻ. Và chúng ta đang dần tạo ra những chiến binh để xử lý và giải quyết mọi vấn đề bằng nắm đấm, chứ không phải bằng nhân tính và nhận thức của những người có giáo dục.   Fb Luân Lê   Học sinh thời nay không thấy được sự yêu thương trong đòn roi https://vnexpress.net/y-kien/hoc-sinh-thoi-nay-khong-thay-duoc-su-yeu-thuong-trong-don-roi-3935541.html?fbclid=IwAR3chlJwrJx5E4PhSSJWUFKoA5sompX1xN1Gy960UDBTsVLNde_UU8plUZY  
......

Những cú áp phe của hai đảng cộng sản Việt - Trung

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Kết quả chung cuộc của hội đàm là Trung Quốc “ký kết một số thoả thuận hợp tác và hợp đồng kinh tế”. Liệu trong số đó có dự án đường cao tốc Bắc – Nam mà dư luận đang nghi vấn? Ngoại giao kinh tế? Bản tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam phát hành vào trung tuần tháng 5-2017, có tường thuật như sau: “Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã ra Thông cáo chung và ký kết 5 văn kiện hợp tác gồm: Thỏa thuận về tăng cường hợp tác trong tình hình mới giữa hai Bộ Ngoại giao, Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại điện tử giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc, Bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Trường Đảng Trung ương Trung Quốc Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ hai nước về việc Trung Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu nhân dân tệ trong năm 2017 và Hiệp định vay bổ sung tín dụng ưu đãi cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. Doanh nghiệp hai nước cũng ký kết một số thoả thuận hợp tác và hợp đồng kinh tế”.   Hai bên ở đây gồm có một bên là Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên kia là Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang (1956 - 2018).    Nội dung làm việc của chuyến thăm này được bản tin Bộ Ngoại giao mô tả là lộ trình tiếp theo từ hai lần làm việc trước đó của ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Nguyễn Phú Trọng. “Lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí về xu thế phát triển tích cực trong quan hệ hai nước trong thời gian qua và đánh giá cao ý nghĩa, những kết quả đạt được của các chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (tháng 1/2017), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (tháng 9/2016) và các chuyến thăm cấp cao gần đây giữa hai nước”.   Trung Quốc là ‘ông chủ tiệm cầm đồ’ của Việt Nam!   Trong một báo cáo giải trình của Bộ Tài chính gửi đến đại biểu Quốc hội, cho biết các khoản vốn vay của Trung Quốc dành cho Việt Nam mà những hiệp định song phương giữa hai đảng cộng sản Trung – Việt ký kết, không phải là vốn ODA (Vốn ODA viết tắt của cụm từ Official Development Assistance là một hình thức đầu tư nước ngoài gọi là ‘Hỗ trợ phát triển chính thức’. Vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất, hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài).   Bộ Tài chính nhìn nhận so với các nguồn vay nước ngoài khác của Chính phủ, nguồn vốn vay Trung Quốc có điều kiện vay ràng buộc, mức độ ưu đãi không cao, dẫn đến chi phí huy động vốn cao. Phương thức mua sắm các khoản vay Trung Quốc là lựa chọn nhà thầu trong số danh sách nhà thầu phía Trung Quốc đưa ra, thực chất là chỉ định thầu, điều này làm giảm tính cạnh tranh.   Ngoài ra, các quy định về quản lý đầu tư, xây dựng của phía Việt Nam và Trung Quốc còn có mâu thuẫn, trong khi đó, thái độ của nhà thầu với chủ đầu tư còn chưa hợp tác nên việc giải quyết các vấn đề phát sinh còn chưa tốt. Mặt khác, hầu hết hàng hóa, thiết bị phải mua sắm từ Trung Quốc. Điều này làm làm tăng tính phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình.   Bởi vì đó là ‘hai đảng anh em’…   Trong một tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có tên “Thu hút, quản lý và sử dụng vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài 2018 - 2020, tầm nhìn 2025”, được đính kèm trong hồ sơ trình để Thủ tướng ký quyết định về “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2021 – 2025”, cho biết như sau (tóm lược): Tín dụng ưu đãi của Trung Quốc tương tự các khoản tín dụng xuất khẩu, là các khoản vay có điều kiện là chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc, và có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với vốn ODA của các nhà tài trợ khác tại Việt Nam.   Vốn vay Trung Quốc thường có lãi suất 3% một năm, cao hơn mức lãi vay từ các thị trường khác như Nhật Bản 0,4 - 1,2% tùy vào thời hạn vay; Hàn Quốc 0 - 2% tùy theo điều kiện đấu thầu hay Ấn Độ 1,75% một năm; các nước liên minh châu Âu (EU)...    Chưa kể, vay vốn từ Trung Quốc sẽ phải chịu phí cam kết 0,5%, phí quản lý 0,5%, trong khi thời hạn vay và ân hạn đều ngắn hơn các thị trường vốn khác, lần lượt 15 và 5 năm. Các khoản vay tín dụng ưu đãi được cung cấp qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank). Do đó ‘tín dụng ưu đãi’ của Trung Quốc chỉ phù hợp sử dụng cho các dự án có nguồn thu trực tiếp và khả năng trả nợ.   Như vậy, xem ra cùng với lời kêu gọi “Việt Nam cần đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ thương mại để giảm rủi ro do quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc”, thì cần thiết không kém là thể chế chính trị của Việt Nam cần hướng tới nhanh hơn nữa việc chấm dứt các phụ thuộc, lệ thuộc về cái gọi là ‘hai đảng anh em’; tránh những cú bắt tay làm ăn núp bóng qua những “chuyến thăm cấp Nhà nước” giữa nhóm người đứng đầu đảng cộng sản của đôi bên. Minh Châu - ( Việt Nam Thời Báo )  
......

Thay vì chỉ định nhà đầu tư, Đà Nẵng sẽ đấu giá khu đất đắt giá nhất thành phố

Nguyen Anh Tuan Tháng 7 năm ngoái, Thành phố Đà Nẵng đề xuất xin Trung Ương cơ chế đặc thù, rằng với đối tác chiến lược nước ngoài thì sẽ áp dụng thủ tục rút gọn, KHÔNG PHẢI THAM GIA ĐẤU GIÁ quyền sử dụng đất. [1] Đến đầu năm nay, Thành phố (Đà Nẵng) đã ký với một công ty chuyên bán sushi của Singapore có tên SAKAE và giao cho công ty này việc lập chiến lược phát triển kinh tế- xã hội dài hạn cho Đà Nẵng. [2] Cùng lúc, Thành phố cũng giao cho liên danh SAKAE, FISSION (Singapore) và NEWTECHCO (Việt Nam) nghiên cứu đầu tư dự án trị giá 2 tỷ USD tại khu đất kim cương của thành phố. Trong số này, đáng chú ý là NEWTECHCO, công ty có trụ sở ở Hà Nội, điều hành một sàn giao dịch bất động sản, là đối tác chiến lược của SAKAE và là cầu nối giữa công ty này với Thành phố. [3] Mọi chuyện có vẻ như được lên kế hoạch để nhóm doanh nghiệp này có được khu đất giá trị bậc nhất thành phố mà không qua đấu giá. Khu đất kim cương trên đường Võ Văn Kiệt, Đà Nẵng (Cầu Rồng thông ra biển) dự kiến sẽ đấu giá thay vì giao cho liên danh Sakae, Fisson (Singapore) và Newtechco – một công ty bất động sản từ Hà Nội. Ảnh: FB Nguyen Anh Tuan Tuy nhiên, dư luận đã lên tiếng phản đối suốt một thời gian dài, nêu lên những lo ngại chẳng những về năng lực của các đơn vị được chọn, mà còn là nguy cơ xung đột lợi ích, cũng như quy trình lựa chọn nhà đầu tư kém minh bạch. [4] Và giờ thì Đà Nẵng đã chính thức tuyên bố là sẽ đấu giá công khai khu đất giá trị này. Đây là một tin rất vui, nhất là khi chúng ta biết rằng nhiều khu đất vàng được Đà Nẵng giao không qua đấu giá trước đây hiện vẫn để hoang hóa, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Nhìn rộng hơn, những sai phạm đất đai của Đà Nẵng vừa qua, mà vụ Vũ Nhôm là một ví dụ, đa số đều liên quan tới việc giao đất không thông qua đấu giá được biện minh bằng vô vàn những lý do khác nhau. Đấu giá đất chẳng những giúp Thành phố tăng thêm được rất nhiều ngân sách để tăng đầu tư phát triển, chăm lo thêm cho giáo dục, y tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng [5], mà quan trọng hơn là giúp Thành phố tìm được những nhà đầu tư thực sự có năng lực thực hiện dự án, chứ không phải là các công ty sân sau chăm chăm xí đất chờ bán sang tay ăn chênh lệch, vừa bỏ hoang đất đai vừa tạo ra một môi trường đầu tư kém hấp dẫn vì cạnh tranh không lành mạnh. Hãy xem những khu đất bị bỏ hoang xung quanh Nhà hát Trưng Vương đày đọa khu trung tâm của thành phố chục năm qua như thế nào. Dĩ nhiên là cũng cần hoan nghênh những ai trong chính quyền Thành phố đã giúp đưa đến quyết định này. Không có sự dũng cảm và thiện chí của họ sẽ không có được tin vui này. Tuy nhiên nên nhớ rằng chỉ sự thiện chí và dũng cảm của họ thôi là chưa đủ (bằng chứng là trước đây các khu đất vẫn được giao không thông qua đấu giá) mà vẫn rất cần áp lực từ dư luận để tạo chỗ dựa cho họ chống lại những nhóm lợi ích chỉ chờ chực chiếm đất đai công sản Thành phố một cách lén lút. Bởi vậy, lên tiếng và chia sẻ thông tin không bao giờ là vô ích cả. Nguyễn Anh Tuấn — Chú thích và loạt bài của tác giả về chủ đề này: [1] https://infonet.vn/da-nang-kien-nghi-tu-cho-ky-hop-tac-voi-doi-tac-chien-luoc-nuoc-ngoai-post267922 [2] https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/2587797914568419 [3] https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/2595831640431713 [4] https://viettimes.vn/chinh-thuc-de-xuat-ban-dau-gia-5-lo-dat-cua-du-an-danang [5] https://www.facebook.com/dung.buicong.10/posts/2025997591029037 Fb Nguyen Anh Tuan
......

51 năm sau, đứa trẻ mồ côi thành tướng…

Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn được gắn huy hiệu EDO (Sĩ quan Thường vụ Kỹ thuật vận hành) trong một sự kiện ở thủ đô Washington, ngày 8 tháng 1, 2018. Ảnh: NAVSEA Navy Trân Văn - VOA Một số người Việt đang chia sẻ tin Đại tá Nguyễn Từ Huấn của Hải quân Mỹ vừa trở thành Phó Đề đốc (Rear Admiral lower half – RDML) trên mạng xã hội. Một số người khác thì bán tín, bán nghi vì chưa thấy thông tin này trên hệ thống truyền thông Mỹ. Ngày 6 tháng Sáu, trang Facebook dành cho thân hữu và gia đình của Hội Quân nhân Mỹ gốc Việt (Vietnamese American Uniformed Services Association – VAUSA) đã gửi lời chúc mừng Đại tá Huấn (1). Tìm kiếm kỹ hơn, có thể thấy đề nghị chỉ định Đại tá Huấn làm Phó Đề đốc trên trang web của Quốc Hội Hoa Kỳ. Đề nghị đã được Tổng thống chuyển cho Thượng viện Hoa Kỳ ngày 5 tháng 6 và đang được Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện xem xét (2). Nói cách khác, nếu không có gì thay đổi, cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ có thêm một vị tướng sau những: Lương Xuân Việt (Thiếu tướng Lục quân), William H. Seely III (Chuẩn tướng Thủy quân lục chiến), Châu Lập Thể Flora (Chuẩn tướng Lục quân). *** Trên Internet không có nhiều thông tin về Đại tá Huấn song ít nhất qua Internet cũng có thể biết, Đại tá Huấn làm việc tại Bộ Tư lệnh Hệ thống Kỹ thuật Hải quân Mỹ – Naval Sea Systems Command – NAVSEA). Năm ngoái, Đại tá Huấn được NAVSEA và Bộ Tư lệnh Hệ thống Hải chiến – Chiến tranh Không gian (Space and Naval Warfare Systems Command – SPAWAR) chọn trao phù hiệu Engineering Duty Officer Qualification (phù hiệu EDO) (3). Tạm dịch EDO là Sĩ quan Thường vụ Kỹ thuật vận hành. Trong Hải quân Mỹ, phù hiệu EDO là bằng chứng, chứng tỏ khả năng đặc biệt của một sĩ quan Hải quân. Theo Wikipedia thì Hải quân Mỹ chỉ có chừng 800 sĩ quan mang phù hiệu này (4). Các EDO là những sĩ quan giữ vai trò trụ cột cả về thiết kế, mua sắm, đóng, bảo trì, sửa chữa, chuyển đổi, thanh lý tất cả các loại tàu của Hải quân Mỹ (chiến hạm, tàu ngầm, hải vận hạm, hàng không mẫu hạm), lẫn trang bị các hệ thống (vũ khí, liên lạc, mạng máy tính, mạng kiểm soát và vận hành) trên những tàu này. Nhìn một cách tổng quát, các EDO của Hải quân Mỹ là những cá nhân thật sự xuất sắc về tri thức, kỹ năng, giàu kinh nghiệm, sau khi trải qua một tiến trình thẩm định kỹ lưỡng, được xác nhận là đủ tư cách nắm giữ vai trò chỉ huy hoặc là cố vấn về tất cả các khía cạnh liên quan đến kỹ thuật của các phương tiện thuộc Hải quân Mỹ (5). Theo hệ thống truyền thông quân đội Mỹ, dịp 30 tháng Tư vừa qua, Captain (cách mà lực lượng hải quân và tuần duyên Mỹ gọi những sĩ quan mang cấp bậc đại tá) Huan Nguyen đến Guam, tham dự lễ khánh thành Đài tưởng niệm “Lone Sailor” (6). Đài tưởng niệm “Lone Sailor” vừa là biểu tượng liên kết giữa Hải quân và Hàng hải, vừa ghi lại sự kiện Guam đã từng là nơi trú thân của hàng chục ngàn người Việt phải bỏ xứ tha hương khi quân đội miền Bắc Việt Nam tràn vào Sài Gòn. Hồi 30 tháng Tư vừa qua, Captain Huan Nguyen đến Guam không chỉ nhằm đại diện Hải quân Mỹ mà còn vì là một trong hàng chục ngàn người Việt từng được Hải quân Mỹ vớt trên biển cách nay 44 năm, rồi đưa đến Guam… Hôm ấy, ông đại tá hải quân này kể rằng, 44 năm trước, khi đến Guam, ông là một thiếu niên 14 tuổi, đơn độc vì cha, mẹ, anh, chị, em đều đã bị giết,… nước Mỹ đã tiếp nhận những kẻ xa lạ như ông, cho ông hy vọng, cơ hội… Trên Internet có một trang web do Daniel Pham lập ra và điều hành với tham vọng chia sẻ những điều tốt để hình thành tính cách tốt, giúp cuộc sống tốt hơn. Daniel Pham còn là tác giả Great Quotes và theo những gì Daniel chia sẻ thì Captain Huan Nguyen từng viết vài dòng, trong đó trích dẫn nguyên văn tâm tình của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” để khuyến khích Daniel tiếp tục theo đuổi ước vọng của chàng trai này (6). *** Bức ảnh Saigon Excution của Eddie Adams một thời gây chấn động dư luận phương Tây được CSVN khai thác triệt để nhưng tuyệt nhiên ém nhẹm những góc khuất phía đằng sau nó mãi đến hôm nay. Ảnh: Eddie Adams/New York Times Cũng tuần này, khi bàn về hòa giải dân tộc, một số người Việt chia sẻ với nhau tấm ảnh Saigon Execution (Hành quyết tại Sài Gòn) do Eddie Adams chụp tại Sài Gòn vào Tết Mậu Thân năm 1968 đã được chỉnh sửa lại. Saigon Execution từng được hệ thống truyền thông phương Tây và hệ thống tuyên truyền của khối Cộng sản sử dụng như một bằng chứng tố cáo “tội ác Mỹ Ngụy”, sự “phi nghĩa” của cuộc chiến chống cộng sản miền Bắc xâm chiếm miền Nam. Trong Saigon Execution, người ta có thể thấy ông Nguyễn Ngọc Loan, lúc đó là Chuẩn tướng Tư lệnh Cảnh sát Việt Nam Cộng hòa, dùng súng ngắn bắn vào đầu một tù binh Việt Cộng mặc thường phục và hai tay đang bị trói! Năm 1969, Saigon Execution đã giúp Eddie Adams nhận giải Pulitzer về ảnh báo chí chụp tại hiện trường… Saigon Execution từng làm tướng Loan và chính thể Việt Nam Cộng hòa bị chỉ trích kịch liệt vì… vô nhân đạo – bắn một tù binh đã bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên theo thời gian, sự thật tưởng vậy mà không phải vậy… Một số cựu chiến binh cộng sản bảo “nạn nhân” là Nguyễn Văn Lém, còn được gọi là Bảy Lốp (7), số khác bảo “nạn nhân” là Lê Công Nà (8). Còn chính quyền CSVN chỉ dùng Saigon Execution để tố cáo “tội ác Mỹ Ngụy”, nêu cao “chính nghĩa” của cuộc chiến “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” chứ chưa bao giờ chính thức xác định danh tính, thân thế – sự nghiệp của “nạn nhân”. Vì sao? Có thể vì làm như thế sẽ khó giải thích tại sao “nạn nhân” lại tham gia vào việc biến thủ đô của một quốc gia có chủ quyền thành mặt trận, giết nhiều thường dân, trong đó có gia đình một trung tá tên là Nguyễn Tuấn – Chỉ huy trưởng Trường Thiết giáp, tọa lạc tại Gò Vấp, nên mới bị tướng Loan hành quyết ngay tại mặt trận. Năm ngoái – nhân dịp 50 năm xảy ra sự kiện Tết Mậu Thân, ông Hoàng Tất Thắng đã sưu tầm nhiều tài liệu, nhân chứng, thực hiện bài viết “Một thời điểm: Hai tấm hình – hai số phận và tội ác của truyền thông thiên tả” (9). Chính quyền CSVN chỉ dựa vào “Saigon Execution” của AP mà lờ đi nhiều hình ảnh khác cũng trên AP về Tết Mậu Thân ngay tại Sài Gòn. Chẳng hạn tấm ảnh minh họa cho sự kiện Trung tá Nguyễn Tuấn bị chặt đầu, vợ (Từ Thị Như Tùng) và sáu đứa con bị bắn bằng tiểu liên, chỉ có một bé trai may mắn trốn thoát. Nguyễn Văn Lém – Bảy Lốp hay Lê Công Nà chính là chỉ huy vụ thảm sát đó và nhiều vụ thảm sát khác ở Sài Gòn dịp Tết Mậu Thân… Năm 1998, sau khi tướng Loan qua đời, Eddie Adams viết trên Time số ra ngày 27 tháng 7 về “Saigon Execution”: Tấm ảnh đó có hai người bị giết, tên Việt Cộng bị ông tướng bắn và ông tướng bị tôi giết bằng máy ảnh của tôi. Dù không có ý đồ ngụy tạo nhưng đôi khi một tấm ảnh có thể nói dối. Tôi xin lỗi… Chẳng phải Sài Gòn, những cuộc thảm sát đã xảy ra tại nhiều nơi ở miền Nam trong Tết Mậu Thân 1968. Bé trai con của Trung tá Nguyễn Tuấn, không chỉ đội tang cha, mẹ, anh, chị, em. Đứa bé trai ấy còn đội thêm tang cậu ruột: Thiếu tá Từ Tôn Khán (Tỉnh đoàn trưởng Xây dựng nông thôn tỉnh Quảng Nam, về Huế ăn Tết với đại gia đình, bị các đồng chí của những Nguyễn Văn Lém – Bảy Lốp, Lê Công Nà dùng cha mẹ già uy hiếp buộc ra hàng rồi bị đập đầu bằng búa bửa củi…) và những người thân khác. Hồi đầu tuần, ai đó đã chỉnh sửa “Saigon Execution” – thay khẩu súng trên tay tướng Loan bằng một bông hoa tím. Một số người đã chuyển “Saigon Execution” được chỉnh sửa như một đề nghị xóa bỏ hận thù. Có khá nhiều người không tán thành, không phải vì cố chấp mà vì chính quyền CSVN vừa kêu gọi hòa giải, vừa xem những Nguyễn Văn Lém – Bảy Lốp, Lê Công Nà là anh hùng, hữu công, qua đó phải tri ân đảng (10)… Đứa trẻ may mắn trốn thoát khỏi cuộc thảm sát cách nay 51 năm, may mắn trốn thoát thêm một lần nữa cách nay 44 năm sắp trở thành một vị tướng của Hải quân Mỹ. Ngẫu nhiên cả hai sự kiện chỉnh sửa “Saigon Execution” và Tổng thống Mỹ đề cử Nguyễn Từ Huấn làm Phó Đề đốc Hải quân Mỹ diễn ra trong cùng một tuần. Cuộc đời đúng là đầy bất ngờ! Trân Văn — Chú thích: (1) https://www.facebook.com/VAUSAFAMILY/posts/2344136569190363 (2) https://www.congress.gov/nomination/116th-congress/841/ (3) https://www.navy.mil/submit/display.asp?story_id=104396 (4) https://en.wikipedia.org/wiki/Engineering_duty_officer (5) https://www.dvidshub.net/news/320205/guam-lone-sailor-statue-plaques-dedicated (6) http://www.tinhcachtot.com/vn/news/nhan-xet/a-great-note-from-huan-nguyen-captain-of-us-navy/ (7) https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Văn_Lém (8) https://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Công_Nà (9) http://danlambaovn.blogspot.com/2018/08/mot-thoi-iem-hai-tam-hinh-hai-so-phan.html (10) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2124729627638066&set=a.572770479500663&type=3&theater (11) https://nsvietnam.blogspot.com/2018/08/cau-be-song-sot-trong-vu-bay-lop-tan.html Nguồn: VOA
......

Đại hội 13 của ĐCSVN

Đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Đổi mới toàn diện để Việt Nam có thể trở thành một nước phát triển vào năm 2030 Vũ Trọng Khải Có nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã nói, đại ý: Không ai có thể tắm 2 lần trên cùng một dòng sông. Điều đó có nghĩa là vạn vật luôn luôn thay đổi theo những qui luật tất yếu khách quan mà ý chí chủ quan của con người cần phải thuận theo; còn đi ngược lại qui luật thì con người sẽ lãnh đủ mọi hậu quả khôn lường. Theo chủ quan, con người luôn nghĩ rằng hoạt động của mình là tạo ra những thay đổi vì mục tiêu tốt đẹp. Nhưng trong thực tế, sự thay đổi luôn diễn ra theo cả 2 chiều hướng: tiêu cực và tích cực. Chỉ những hoạt động phù hợp với qui luật khách quan mới tạo ra thay đổi tích cực, được coi là đổi mới. Hơn thế nữa, trong tiến trình phát triển, con người luôn luôn phải đối mặt, xử lý, giải quyết những vấn đề do chính sự đổi mới tạo ra, để vươn lên tầm cao hơn. Nếu không, sự đổi mới của ngày hôm qua lại trở thành sự lạc hậu, cản trở sự đổi mới của ngày hôm nay. Như Albert Einstein đã dạy: Người ta không thể giải quyết được những vấn đề bằng chính tư duy đã tạo ra những vấn đề đó. Nếu hiểu như vậy, thì con đường “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” mà Đảng Cộng sản Việt Nam thường cảnh báo, là một tất yếu khách quan. Vấn đề đặt ra là sự chuyển hóa, diễn biến của xã hội, của mỗi con người có phù hợp với qui luật khách quan hay không. Đọc bài diễn văn khai mạc hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 10 (khóa 12) vừa qua, tôi thấy, so với các bài viết và nói trước đây mà tôi được biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có sự thay đổi, sự chuyển hóa, diễn biến theo hướng tích cực. Trước đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn khẳng định lập trường của mình về con đường đi lên CHXH ở nước ta do Đảng cộng sản chủ trưởng và lãnh đạo thực hiện suốt mấy chục năm qua, là đúng đắn. Nay ông đã đặt ra 3 vấn đề, 3 câu hỏi có tính gợi mở để Ban chấp hành trung ương Đảng thảo luận: (i) “Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không? Đổi mới chính trị là đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân sự, phương thức, lề lối làm việc”. (ii) Kinh tế thị trường và định hướng XHCN…, có coi nhẹ kinh tế nhà nước không? Chuyển tất cả sang kinh tế tư nhân có đúng không?…; Đến 2030, nước ta là nước công nghiệp phát triển hay là nước phát triển, hay là nước công nghiệp theo hướng hiện đại? Năm 2020, nước ta đã là nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại chưa? (iii) Có sửa đổi Điều lệ Đảng không? I.- Có phải ông Trọng đã có ngầm ý khẳng định mấy điều sau: 1.- Kinh tế thị trường và định hướng XHCN Tôi có thể hiểu, Tổng Bí thư khẳng định là, kinh tế thị trường không bị phân chia thanh 2 loại: kinh tế thị trường định hướng XHCN và kinh tế thị trường TBCN. Đại hội đảng lần thứ 6 (1986) quyết định: a) Từ bỏ nền kinh tế chỉ huy, tập trung quan liêu và bao cấp, mà thực chất là nền kinh tế nhà nước hóa cao độ, gần như tuyệt đối; Theo đó, nhà nước làm kinh tế để nuôi dân, người dân làm công ăn lương của nhà nước; Thuế không phải là nguồn thu lớn (thậm chí rất ít) của ngân sách nhà nước. b) Khôi phục và phát triển kinh tế thị trường như nó vốn có. Theo đó, dân làm kinh tế và đóng thuế để nuôi nhà nước, thuê nhà nước quản lý sự phát triển đất nước của mình. Gọi đó là “đổi mới” thì thật khiên cưỡng. Đó chỉ là sự “cởi trói” có ý thức của đảng đối với chính mình và với dân, để giải phóng sức sản xuất đang có sẵn, tạo ra quá trình chuyển từ chệch hướng sang đúng hướng theo qui luật đã và đang vận hành nền kinh tế của nhân loại, nhờ thay đổi tư duy. Còn “định hướng XHCN” phải chăng là phát triển xã hội theo hướng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, như mô hình xã hội ở các nước Bắc Âu? 2.- Khẳng định không kì thị kinh tế tư nhân, kinh tế tư nhân phải được pháp luật ứng xử bình đẳng như các thành phần kinh tế khác. Nếu nó vận hành sai, thì nhà nước buộc nó phải thay đổi nhờ hệ thống luật pháp do bộ máy công quyền hoạt động bằng tiền thuế của dân. Và nếu nó vận hành tốt, hiệu quả, mang lại lợi ích cho đất nước thì được nhà nước khen thưởng, tặng danh hiệu anh hùng, như những tổ chức, cá nhân khác. 3.- Ông Trọng hỏi tiếp: chuyển tất cả (kinh tế nhà nước – Vũ Trọng Khải) sang kinh tế tư nhân có đúng không. Hỏi như vậy là ông Trọng đã tự trả lời: Kinh tế nhà nước luôn tồn tại trong tất cả các nước phát triển. Nhưng vai trò, ngành nghề hoạt động của kinh tế nhà nước và cơ chế quản lý nó như thế nào để bảo đảm không để xảy ra thất thoát, tham nhũng như hiện nay, để đảm bảo thực sự bình đẳng với kinh tế tư nhân. Điều này còn cần thảo luận, làm rõ.Mặt khác, ông Trọng hoan nghênh đầu tư nước ngoai FDI, nhưng lại hòi làm sao giử được độc lập, tự chủ.Phải chăng ông Trọng đã thấy được những hậu quả to lớn đã gây ra cho đất nước do tiếp nhân FDI quá dễ dãi trong những năm qua.Nhưng làm thế nào để vừa thu hút FDI vừa giữ được độc tự chủ vẫn còn là câu hỏi, cần được làm rõ. 4.- Ông Trọng cũng dường như thừa nhận mục tiêu do Đảng Cộng sản đề ra: đến năm 2020 nước ta trở thanh một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, là không thể thực hiện được. Hơn nữa, mục tiêu này cũng có thể không còn đặt ra cho những năm sắp tới, vì nó không phù hợp với thời đại và với điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của nước ta, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế rất sâu rộng. Vì vậy, ông mới đặt ra câu hỏi: Đến năm 2030, nước ta sẽ là nước công nghiệp phát triển, hay là nước phát triển, hay là nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại? Theo tôi, ông hỏi như vậy là ông tự trả lời theo hướng nước ta trở thành một nước phát triển. Còn nội dung “nước phát triển” trong thời đại ngày nay như thế nào thì còn cần thảo luận tiếp. 5.- Ông Trọng cũng hỏi: có sửa đổi điều lệ đảng không? Ai cũng biết, đại hội nào cũng có sửa điều lệ đảng, nhưng chỉ là sửa những điều không trọng yếu. Nhưng nếu thừa nhận những điều nêu ở các điểm trên, tất nhiên phải sửa đổi khá căn bản điều lệ đảng ở Đại hội 13. Hơn nữa, tuy ông Trọng nói không bàn sửa cương lĩnh, nhưng với bấy nhiêu sự đổi mới lớn lao như nêu ở trên, thì về thực tế là đã sửa cương lĩnh của đảng rồi. Nếu tôi hiểu đúng như nêu trên, thì ông Trọng đã có thay đổi nhận thức rõ rệt theo hướng tích cực II.- Đôi điều lạm bàn Tổng Bí thư đã nêu 3 câu hỏi có tính gợi mở để Ban Chấp hành Trung ương suy nghĩ, thảo luận, tìm ra câu hỏi trả lời đúng đắn. Do vậy, tôi xin mạn phép góp vài lời lạm bàn, mặc dù tôi không phải là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng. Để trở thành một nước phát triển, Việt Nam cần đổi mới toàn diện, đồng bộ cả kinh tế và chính trị, phù hợp với quy luật khách quan và đăc điềm riềng có, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. A. VỀ CHÍNH TRỊ 1.- Đổi mới Đảng Cộng sản Tôi xin luận bàn trong khuôn khổ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đang còn là một tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo toàn diện, trực tiếp, tuyệt đối, đối với mọi hoạt động kinh tế – xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường của đất nước. Do vậy, phải xây dựng một hệ tư duy mới để giải đáp 3 câu hỏi của ông Trọng. Việc làm này là chưa có tiền lệ, nên sẽ gây tranh cãi và hoài nghi tính khả thi của nó 1.1. Đảng cộng sản Việt Nam của ai? Kinh tế thị trường nhiều thành phần sở hữu nên đương nhiên sinh ra các nhóm lợi ích khác nhau, cùng tồn tại, phát triển theo pháp luật. Do vậy, hầu hết các nước đều đa nguyên về chính trị, sinh ra các đảng phái khác nhau, đại diện, cho các nhóm lợi ích khác nhau, vừa đấu tranh, vừa hợp tác cùng phát triển trong khuôn khổ pháp luật. Nhưng ở Việt Nam, không có đa nguyên chính trị và đa đảng, thì đảng Cộng sản không thể là của riêng giai cấp công nhân, mà dứt khoát phải là đảng của dân tộc, đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của giai cấp công nhân.  Hơn nữa, không có một quốc gia, một tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội nào phát triển lại không do tầng lớp tinh hoa của dân tộc, của mỗi tổ chức đó, lãnh đạo và quản lý.  Tầng lớp tinh hoa ấy được hình thành và phát triển do sự kết tinh của vốn học vấn, kinh nghiệm thực tiễn, văn hóa truyền thống của dân tộc, của mỗi tổ chức, mỗi gia tộc và gene của mỗi cá thể.  Họ đương nhiên không thuộc về một giai cấp nào, mà thuộc về dân tộc. Đảng nói chung và ban lãnh đạo đảng nói riêng, phải và chỉ bao gồm những con người thuộc tầng lớp tinh hoa của dân tộc.  Chỉ có như vậy, đường lối chính trị, pháp luật, chính sách do đảng đề ra mới bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các nhóm người khác nhau của dân tộc, trong nền kinh tế thị trường đa nguyên về sở hữu, về lợi ích, về khát vọng, về năng lực. 1.2. Cần có luật về đảng Cộng sản Vì đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp đối với cả 3 nhánh quyền lực nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp, nên để tránh lạm quyền, nói như ông Trọng là “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”, phải có luật về tổ chức hoạt động của đảng Cộng sản Việt Nam.  Vậy có thể có một đạo luật như vậy không?Điều này cũng chưa có tiền lệ. 1.3. Đổi mới cấu trúc của đảng để có thể “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế” a) Luật về đảng trước hết phải bảo đảm triệt để dân chủ, mọi đảng viên đều bình đẳng trước luật và điều lệ đảng: được quyền phát biểu, tranh luận, bảo lưu ý kiến, quan điểm của mình, nếu thuộc thiểu số trong tổ chức đảng, mà không bị quy chụp là thoái hóa, biến chất;mọi đảng viên đều có quyền tự do ứng cử, tranh cử bằng chương trình hành động, và bầu cử các cấp lãnh đạo của đảng. b) Ban Chấp hành trung ương đảng nên có cơ cấu và chức năng, nhiệm vụ như là thượng viện ở các nước theo chế độ đại nghị. Các ủy viên trung ương hoạt động chuyên trách, hưởng lương thượng nghị sĩ và có kinh phí hoạt động thực thi nhiệm vụ. Và do đó đương nhiên Tổng Bí thư sẽ kiêm chức Chủ tịch thượng viện.  Các ban giúp việc của Ban chấp hành trung ương đảng chuyển thành các ủy ban chuyên trách của thượng viện và được nhận lương từ ngân sách nhà nước. c) Ủy ban Kiểm tra của đảng không do Ban Chấp hành bầu ra như hiện nay mà phải do đại hội đảng trực tiếp bầu ra, để có thể xóa bỏ tất cả vùng cấm trên thực tế, tương tự như Ban Kiểm soát của công ty cổ phần. Do vậy, Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng sẽ kiêm nhiệm Chánh tòa bảo hiến, các ủy viên Ủy ban Kiểm tra là thẩm phán của Tòa án này và đương nhiên Ủy ban Kiểm tra đảng sẽ không ăn lương của đảng. Việc xử lý sai phạm của thành viên Ủy ban Kiểm tra do một Tòa án đặc biệt được thiết lập cho từng trường hợp cụ thể, theo luật định. 2.- Đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, nhân sự và phương thức lề lối làm việc 2. 1. Thành lập Hạ viện – Quốc hội hiện nay nên đổi thành Hạ (nghị) viện.  Số đại biểu quốc hội (Hạ nghị sĩ) được bầu với số lượng nhiều, ít phụ thuộc vào dân số của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và có ưu tiên cho các tỉnh có nhiều sắc tộc thiểu số. – Do vậy, cần xóa bỏ cơ chế “Đảng cử, mặt trận Tổ quốc giới thiệu, dân bầu” như bấy lâu nay.  Mọi công dân từ 21 tuổi trở lên, vận động được đủ số công dân giới thiệu (ví dụ có thể 500 công dân ở thành phố lớn, 200 công dân ở nông thôn, 100 công dân ở vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt), đều có quyền tự do ứng cử Hạ nghị sĩ. – Hạ nghị sĩ phải hoạt động chuyên nghiệp được hưởng lương, tuyệt đối không được tham gia làm việc có thù lao của bất kì tổ chức hành pháp, tư pháp các cấp, từ trung ương đến xã, thôn, ấp, bản.  Mỗi Hạ nghị sĩ và các thành viên của ủy ban chuyên trách các lĩnh vực được cấp một khoản kinh phí để thuê tư vấn soạn thảo hay phản biện các dự án luật trước khi trình Hạ viện thảo luận, biểu quyết. – Như vậy, các Hạ nghị sĩ và Chủ tịch Hạ viện không nhất thiết phải là đảng viên Cộng sản. – Các ứng viên được tự do tranh cử bằng mọi cách theo luật định, nhất là bằng các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. – Hạ nghị sĩ có thể đồng thời là thành viên của hội đồng nhân dân các cấp, nơi họ cư trú thường xuyên. 2. 2. Quốc Hội: Quốc hội bao gồm lưỡng viên, thượng viện và hạ viên; Quốc hội không có cấp trên, cấp dưới. Các nghị sĩ dều bình đẳng và có 1 phiếu biểu quyết hay bầu cử. Do vậy quốc hội không có ủy ban thường vụ và khong ban hành pháp lệnh, như hiên nay. Mổi viện chỉ cần 1 phó chủ tịch để giúp chủ tịch điểu hành khi chủ tịch vắng mặt;Văn phòng thượng viện và hạ viện chỉ có chức năng hành chính, hậu cần, bảo đảm điều kiện cho lưởng viện và các nghị sĩ hoạt động.  Các ủy ban chuyên môn của mỗi viện đảm trách soạn thảo, phản biện các dư án luật được trình lưỡng viện biểu quyết. Mọi công dân, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp đều có quyền soạn thảo và phản biện các dự án luật. 2. 3. Chủ tịch nước và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ a) Cần xóa bỏ định chế của Chủ tịch nước. Bởi vì vai trò Chủ tịch nước theo hiến pháp nước ta qui định rất lớn (tổng chỉ huy lực lượng vũ trang, trưởng ban cải cách tư pháp, đại diện Nhà nước về đối nội đối ngoại, kí quyết định phong hàm cấp trưởng và các danh hiệu khen thưởng cấp quốc gia…), nhưng không rõ thuộc hệ lập pháp, hành pháp, tư pháp, hay trên tất cả các nhánh quyền lực này. b) Thủ tướng Chính phủ đứng đầu cơ quan hành pháp ở cấp trung ương do 2 viện bầu ra trong số thượng nghị sĩ, thông qua thể thức ứng cử và tranh cử bằng chương trình hành động của mỗi ứng viên. Các Bộ trưởng không thể đồng thời là nghị sĩ ở lưỡng viện và không nhất thiết phải là đảng viên đảng Cộng sản.  Thủ tướng Chính phủ đệ trình lưỡng viện phê duyệt và bãi miễn thành viên Chính phủ.  Lưỡng viện có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm của cả Chính phủ hay của từng thành viên Chính phủ. c) Bộ trưởng với tư cách là thành viên Chính phủ phải là cấp trên, thay mặt Chính phủ đối với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bộ trưởng không có chức năng tham mưu cho Chính phủ như hiện nay, mà phải là người thay mặt Chính phủ quản lý ngành, chịu trách nhiệm trước 2 viện của Quốc hội, trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. 4.- Xóa bỏ cấp trung gian phụ trách khối ngành là Phó thủ tướng, nếu Bộ trưởng có vai trò như trên. Bởi vì, không có Phó thủ tướng nào phụ trách khối ngành lại giỏi hơn Bộ trưởng trong lĩnh vực của họ.  Chỉ cần 1 Phó thủ tướng kiêm Tổng thư ký Chính phủ để giúp Thủ tướng điều hành mang tính hành chính.  Còn chuyên môn thuộc lĩnh vực nào do Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực đó thực thi.  Như vậy, Thủ tướng Chính phủ mới không trở thành một vị “đốc công cấp cao” hàng ngày xử lý việc vặt như hiện nay. 2. 5. Thay định chế UBND các cấp hiện nay bằng định chế tỉnh trưởng, thị trưởng, quận (huyện) trưởng, xã trrưởng, thôn (ấp, bản) trưởng do người đứng đầu cấp hành chính cấp trên trực tiếp bổ nhiêm và kỉ luật, bãi miễn, có tham khảo ý kiến của HĐND cùng cấp. Bí thư đảng các cấp giữ chức vụ chủ tịch HĐND cung cấp. Tất cả các vị trí quyền lực thuộc các câp nhà nước địa phương phải do ngưởi không có cùng quê hương của “tứ thân phụ mẫu” đảm trách. 2. 6. Tổ chức tư pháp 2. 6. 1/ Bộ Tư pháp Hãy trở lại Hiến pháp 1946. Bộ tư pháp quản lý hệ thống trại giam theo Luật và qui chế quản lí trại. Hiện nay, ngành công an các cấp từ Bộ đến quận đều có quyền khởi tố, bắt tạm giam nghi can, điều tra, xét hỏi, giam giữ cả nghi can và tù nhân đã thành án, thì chẳng khác gì một người vừa là thủ trưởng, vừa là kế toán viên, vừa làm thủ kho, thủ quỹ trong một tổ chức cực lớn là quốc gia (Tệ hại hơn cả trường hợp một người vừa là cầu thủ, vừa là trọng tài trong một trận thi đấu bóng). Do vậy, việc công an không chỉ bắt ‘nóng’ mà bắt cả nghi can khi chưa có lệnh Tòa án, ép cung, bức cung, mớm cung, tra tấn nghi can để đạt thành tích phá án nhanh, thậm chí khi đã thành án, còn bắt tội nhân nhận thêm tội này tội khác để được giảm án, dẫn đến nhiều vụ án oan, chết oan ngay khi nghi can còn đang trong giai đoạn tạm giam. Điều đó đã gây bức xúc lớn trong xã hội ta hiện nay. Nếu các trại giam thuộc ngành Tư pháp quản lý thì sẽ hạn chế tốt đa, thậm chí xóa bỏ tình trạng nêu trên. Bộ tư pháp cần có tổ chức cảnh sat tư pháp có quyền cưỡng chế buôc bên bị phải ra hầu tòa, buộc bên bị kết tội hay thua kiên thực thi bản án đã có hiệu lực. Mặt khác, Bộ tư pháp còn quản lý cả thẩm phán xử tội, lẫn thẩm phán buộc tội (công tố viên), từ khâu bồi dưỡng chuyên môn, đề xuất bổ nhiệm, khen thưởng, kỉ luật (đối với thẩm phán cấp cao), bổ nhiệm, kỉ luật thẩm phán cấp thấp, theo Luật định. (Do vậy, không cần mỗi cơ quan như Tòa án tối cao, Viện kiểm soát tối cao, Bộ Tư pháp, đều có học viện bồi dưỡng thẩm phán như hiện nay). 2. 6. 2/ Tòa án – Trong điều kiện độc đảng lãnh đạo như hiện nay, muốn độc lập xét xử, không bị chính quyền, cấp ủy đảng can thiệp trái luật, Tòa án nên tổ chức theo hướng: bỏ tổ chức Tòa án theo cấp hành chính huyện (quận), tỉnh (thành phố thuộc trung ương) và Tòa án tối cao như hiện nay; thành lập Tòa án sơ cấp liên huyện (quận), qui mô nhiều hay ít huyện (quận) theo số dân và điều kiện giao thông; Tòa án phúc thẩm liên tỉnh cùng thuộc một vùng kinh tế sinh thái tự nhiên và nhân văn (Hiện nay, nước ta được chia thành 7 vùng sinh thái); Tòa án tối cao, xử giám đốc thẩm. Chỉ có Tòa án do 1 thẩm phán đại diện mới có quyền kí lệnh bắt tạm giam, hay cấm đi lại khỏi nơi cư trú đối với nghi can. Trường hợp bắt “nóng”, trong 24 giờ sau khi bắt, công an phải xin lệnh bắt tạm giam của Tòa án. – Thực hiện chế độ thẩm phán suốt đời, gồm cả thẩm phán xét xử và thẩm phán buộc tội (công tố viên). Họ chỉ bị miễn nhiệm khi không đủ sức khỏe thực thi công vụ hoặc phạm tội bị một tòa án được thành lập riêng xét xử và tuyên án bãi miễn. Riêng với tòa Bảo hiến, bên cạnh các thành viên của Ủy ban Kiểm tra có nhiệm kì của đại hội đảng, lưỡng viện cần phê chuẩn số thẩm phán suốt đời theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, với số lượng tương đương với số thành viên Ủy ban Kiểm tra trung ương. 2. 6. 3/ Bỏ định chế Viện Kiểm sát vừa giữ quyền công tố (buộc tội) vừa giữ quyền giám sát thực thi pháp luật như hiện nay; thành lập Viện Công tố ở mỗi cấp Tòa án như nêu trên. 3.- Thực hiện dân chủ theo hiến pháp hiện hành và các công ước quốc tế mà VN đã kí kết. Không có dân chủ thi không có sáng tạo. “Một xã hội không có phản biện là một xã hội chết lâm sàng” (Gs Ngô Bảo Châu). Do vậy Quốc hội cân ban hành luật biểu tình, luật về hội, luât bảo vệ quyền con người, luật tự do ngôn luận trước các vấn đề nẩy sinh của đất nước. B. VỀ KINH TẾ 1.- Tổ chức lại nền kinh tế 1. 1 Thành lập hội đồng kinh tế vùng Đơn vị cấp tỉnh không thể là một đơn vị kinh tế, mà chỉ quản lý hành chính trên các lĩnh vực an ninh, nội chính, văn hóa – xã hội, bảo vệ môi trường, không có chức năng quản lý kinh tế, càng không có đủ thẩm quyền và khả năng tổ chức liên kết kinh tế giữa các tỉnh trong một vùng kinh tế sinh thái. Thay vào đó, thành lập hội đồng quản lý phát triển kinh tế theo vùng kinh tế sinh thái tự nhiên và nhân văn (7 vùng) trực thuộc Chính phủ trung ương, gọi tắt là Hội đồng kinh tế vùng. Thành phẩn hội đồng này bao gồm đại diện các bộ ngành ở cấp trung ương, tỉnh trưởng các tỉnh thuộc vùng (có thể tỉnh trưởng của một tỉnh đồng thời là thành viên của 2 – 3 hội đồng kinh tế do điều kiện sinh thái qui định). Nhiệm vụ của hội đồng này là đề xuất Chính phủ phê duyệt các sản phẩm chiến lược quốc gia, quy hoạch kinh tế – xã hội của mỗi vùng kinh tế sinh thái gồm cả kết cấu hạ tầng kinh tế – kĩ thuật, xã hội của vủng, đặc biệt chú trọng quy hoạch xây đô thị trung tâm vùng và đô thị “vệ tinh” với đầy đủ cơ sở vật chất tạo mức sống cao hơn nông thôn. Nhờ đó, nông dân có thể trở thành thị dân một cách bền vững; Giám sát, đôn đốc các đơn vị có nhiệm vụ thực thi chiến lược sản phẩm, dự án (đã được duyệt gọi là đề án), đầu tư công, công tư kết hợp, BOT và BT do Chính phủ hay Bộ ngành quyết định, theo thẩm quyền do Luật định; Tổ chức chuỗi giá trị ngành hàng chiến lược của vùng. Như vậy, hội đồng vùng kinh tế là một cơ quan quản lý nhà nước. Hội đồng chỉ có bộ máy hành chính, giúp việc hội đồng hoạt động. Việc nghiên cứu xây dựng chiến lược sản phẩm, qui hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng do các viện, trường, các tổ chức nghề nghiệp thực hiện thông qua đấu thầu và được một hội đồng tư vấn độc lập do hội đồng kinh tế vùng thành lập thẩm định, đánh giá kết quả nghiên cứu (có thể mời tổ chức quốc tế có kinh nghiệm). Trên cơ sở đó, hội đồng kinh tế vùng trình Chính phủ phê duyệt, rồi giám sát thực hiện các quyết định này của Chính phủ. 1. 2. Để phát triển hiệu quả chiến lược phát triển, các ngành kinh tế trọng yếu ở nước ta có thể là: a) Công nghệ thông tin (phần mềm). Nguồn nhân lực Việt Nam đủ sức để phát triển công nghệ thông tin. Việt Nam chỉ có thể nhanh chóng đứng trong tốp đầu của thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, từ khâu sáng tạo công nghệ nguồn đến sản xuất và thương mại trên thị trường trong và ngoài nước, nếu có cách làm đúng. Còn đối với các ngành khác là không thể. Quan trọng hơn là chỉ trên cơ sơ phát triển cong nghệ thông tin đạt trình độ quốc tê, Việt Nam mới có thể phát triển tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường đạt trình độ của một nước văn minh hiện đại. b) Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh theo phương pháp đông – tây y kết hợp. Dọc bờ biển miền trung, Sapa và Đà Lạt… có thể trở thành nơi phát triển nhanh, mang lại hiệu quả cao trên lĩnh vực này do có cả điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ngành này có thể tạo việc làm và giá trị chiếm tỉ trọng cao trong cả GDP và GNP (40%?). c) Nông nghiệp công nghệ cao và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo hướng hữu cơ, trên mỗi vùng nông nghiệp sinh thái (7 vùng). Có thể nêu vài ví dụ: vùng đồng bằng Bắc bộ, bắc Khu 4 cũ có thể xác định sản phẩm chiến lược quốc gia là rau, quả phục vụ đô thị trong nước và xuất sang thị trường đông bắc Á, như bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Xiberi của Nga, nhất là các nông sản vụ đông; vùng miền núi phía bắc và Tây Nguyên có lợi thế sản xuất các loại thảo dược quí hoàn toàn hữu cơ, được chế biến bằng công nghệ hiện đại, theo các bài thuốc y học cổ truyền, bản địa và theo các bài thuốc mới là kết quả nghiên cứu dược khoa, thành các loại thuốc và thực phẩm chức năng có giá trị gia tăng rất cao… Mỗi vùng nông nghiệp sinh thái cần được xác định loại nông sản chiến lược quốc gia và xây dựng kết cấu hạ tầng tương ứng để phát triển bền vững, phục vụ cho thị trường hơn 100 triệu dân Việt Nam và xuất cảng sang thị trường thế giới. Nền nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam có thể học tập Israel, nhưng phải được Việt hóa. Muốn vậy, cần thay đổi căn bản chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện hành theo các hướng sau đây: – Sửa đổi căn bản Luật đất đai hiện hành theo hướng đa chủ thể sở hữu: nhà nước, các tổ chức (doanh nghiệp, nhà chung, nhà chùa…), tư nhân và cá nhân, để hình thành thị trường đất đai đích thực, tạo điều kiện thuận lợi cho tích tụ và tập trung ruộng đất, hình thành các trang trại gia đình, trang trại cá nhân (một chủ sở hữu, không có cấp quản lý trung gian) và trang trại gia đình dự phần, sản xuất nông sản hàng hóa qui mô lớn bằng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mà các thị trường yêu cầu (đặc biệt là yêu cầu của các thị trường khó tính, nhưng mang lại giá trị gia tăng cao), cả trong và ngoài nước. Trước mắt, cần sửa đổi, bỏ điều 62 của Luật đất đai hiện hành cho phép chính quyền các cấp có quyền thu hồi đất theo qui hoạch phát triển kinh tế – xã hội của mình và đền bù cho người dân theo biểu giá do cấp tỉnh qui định 5 năm 1 lần; Phải xác lập quyền sử dụng đất của người dân theo Luật đất đai hiện hành là quyền tài sản, được mua – bán như các loại hàng hóa khác. Nhà nước cần đất vì mục đích an ninh quốc phòng có quyền trưng mua nhưng với giá trị cao hơn giá thị trường ít nhất 5%. – Đào tạo đội ngũ “thanh nông tri điền”, thay thế cho “lão nông tri điền”, nông dân chuyên nghiệp thay thế nông dân cha truyền con nối, thông qua các cơ sở đào tạo hiện có, bằng ngân sách nhà nước. – Quản lý theo chuỗi giá trị ngành hàng nông sản ở mỗi vùng và tiểu vùng nông nghiệp sinh thái. Trong đó, chủ thể là doanh nghiệp mua, chế biến, tiêu thụ nông sản bằng công nghệ cao phải đóng vai trò lãnh đạo chuỗi với chính sách thích hợp; Chủ thể là các trang trại nói trên do các nông dân trẻ, chuyên nghiệp làm chủ và quản lý, thực hiện các khâu sản xuất mang tính sinh học bằng công nghệ cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và có thể sản xuất theo hướng hữu cơ. Cả 2 chủ thể này tạo ra mối liên kết sản xuất theo hợp đồng với nhau và với các chủ thể khác, cung ứng các dịch vụ khác ở cả đầu vào và đầu ra, theo cơ chế phân chia lợi ích và rủi ro một cách công bằng, bảo đảm nguyên tắc các bên cùng thắng. Nhà nước các cấp, gồm chính quyền và Tòa án, phải xét xử các mâu thuẫn phát sinh giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị theo Luật định một cách công khai, minh bạch, và bản án hay kết luận của chính quyền đã có hiệu lực phải được thực thi triệt để, nhanh chóng. 2.- Các thành phần kinh tế 2. 1. Các doanh nghiệp thuộc các chủ sở hữu khác nhau đều là tế bào của nền kinh tế thị trường, hoạt động bình đẳng theo pháp luật, không có cấp trên chủ quản. Do vậy, trong kinh tế thị trường không có loại doanh nghiệp nào có thể đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt hay là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế theo Luật định. Chỉ có doanh nghiệp giỏi, có qui mô kinh doanh lớn, đa ngành, đa quốc gia nên tự nhiên có khả năng dẫn dắt các doanh nghiệp khác theo chuỗi cung ứng. Nhưng khi chúng phát triển đến mức có thể độc quyền lũng đoạn thị trường thì nhà nước sẽ buộc chúng chia nhỏ thành nhiều doanh nghiệp, theo luật định. Doanh nghiệp FDI chỉ được đầu tư và hoạt động theo những điều kiện do luật định, như: sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm điện, không gây ô nhiễm môi trường, chủ yếu sử dụng sức lao động Việt Nam; không được đóng trên địa bàn trọng yếu về an ninh quốc phòng; phải có chính sách đào tạo nghề và an sinh xã hội cho người lao động, tránh tình trạng bóc lột sức lao động trẻ với giá rẻ mạt và cường độ lao động cao, rồi sa thải khi họ mới 30-40 tuổi đời, cái tuổi chưa già nhưng rất khó đào tạo lại để chuyển đổi sinh kế. 2. 2. Kinh tế nhà nước Kinh tế nhà nước bao gồm 2 bộ phận chính: (a) Các cơ sở nhà nước làm dịch vụ công, như các loại rừng đóng vai trò kết cấu hạ tầng sinh thái tự nhiên (rừng đầu nguồn, phòng hộ, bảo vệ đa dạng sinh học, vườn quốc gia, khu sinh quyển, rừng ngập mặn ven biển đều thuộc quốc gia công thổ), bệnh viện, trường học công lập, một số cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế – kĩ thuật trọng yếu. Những cơ sở này phải giao cho 1 chủ thể quản lý theo luật pháp. (b) Doanh nghiệp nhà nước (có ít nhất 51% vốn chủ sở hữu thuộc nhà nước). Nhà nước chỉ thành lập một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực và địa bàn mà tư nhân không đầu tư vì không hay ít có lợi nhuận, nhưng lại có ý nghĩa thúc đẩy phát triển cả nền kinh tế của mỗi vùng kinh tế sinh thái do sức lan tỏa của nó, hoạt động theo cơ chế đặc biệt. Nhưng khi hoạt động của nó có lợi nhuận thì phải giải tư, bán cho các chủ sở hữu phi nhà nước, rút vốn nhà nước để đầu tư cho các lĩnh vực và vùng cần thiết khác. Doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng không được kinh doanh trong các ngành hàng thông thường, như dệt may, nhà hàng, khách sạn, sân golf, ngân hàng thương mại, nông nghiệp (trừ một số địa bàn trọng yếu về an ninh, quốc phòng)… 3.- Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn 3. 1. Tất cả các khu, cụm công nghiệp đều phải có cơ sở xử lý chất thải (khí, rắn, lỏng) tập trung trước khi thải ra môi trường; Nếu không có cơ sở xử lí chất thải đạt chuẩn quốc gia thì nhất quyết không được hoạt động. Tất cả các công xưởng, trang trại, các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp bắt buộc phải xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh môi trường. Ngành tư pháp các cấp phải nghiêm trị bất cứ ai xả thải chất độc hại chưa được xử lý ra môi trường, bằng cả xử lý hành chính, như phạt tiền, yêu cầu dừng hoạt động hay đóng cửa vĩnh viễn và xử lý hình sự đủ sức răn đe. Cảnh sát môi trường nên trực thuộc Bộ tài nguyên, môi trường, có đủ thẩm quyền và điều kiện vật chất để buộc mọi cá nhân tổ chức chấp hành luật bảo vệ môi trường. Đổi mới công nghệ, sử dụng những thiết bị hiện đại trong xử lý chất thải, đặc biệt lả phải cải thiện ngay điều kiện lao động cho công nhân vệ sinh môi trường ở các đô thị hiện nay; Áp dụng rộng rãi ở cả đô thị và nông thôn công nghệ xử lý rác hiện đại theo mô hình kinh tế tuần hoàn; chính quyền các cấp theo luật phải thường xuyên, định kì kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh có xả thải, nếu cần thiết thuê các tổ chức độc lập, chuyên nghiệp về đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở này. 3. 2. Bảo vệ môi trường sinh thái nhân văn theo vùng miền và sắc tộc, như một loại sức mạnh mềm để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. – Khôi phục tiếng nói và chữ viết đã có của các sắc tộc và dịch sang tiếng Việt phổ thông các tác phẩm của họ. – Xây dựng chữ viết cho các sắc tộc có tiếng nói riêng nhưng chưa có chữ viết. – Khôi phục và phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ của các sắc tộc ít người. – Dạy ngôn ngữ và chữ viết của mỗi sắc tộc cho con em họ. 4.- Ngân hàng Thành lập Ngân hàng Trung ương, thay thế Ngân hàng Nhà nước hiện nay, trực thuộc Quốc hội, có chính sách tiền tệ bảo đảm cân đối vĩ mô như các nước có nền kinh tế thị trường trên thế giới. C. GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước theo các nội dung đổi mới nêu trên. Thực hiện chế độ phổ cập giáo dục miễn phí đến cấp trung học cơ sở. Là nước đi sau, Việt Nam có lợi thế là học tập các nước đã phát triển cả về tri thức, kinh nghiệm, nội dung, phương pháp, cách tổ chức giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức kĩ năng từ giáo dục mầm non đến đại học, trên đại học, đào tạo nghề bậc cao cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trưởng, quản trị kinh doanh và cả quàn trị quốc gia. Tất nhiên nội dung và cách làm phải được Việt Nam hóa. Ví dụ, có thể mua bản quyền chương trình, sách giáo khoa về khoa học tự nhiên, cách tổ chức thực hiện đối với giáa dục phổ thông… Việc đào tạo ở cấp đại học, trên đại học và dạy nghề cũng nên làm như vậy. Cần đầu tư ngân sách nhà nước cho du học sinh VN ở các lĩnh vực mà trong nước chưa đào tạo tốt. Có thể học cách làm của Singapore trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực quản trị quốc gia. Ở tất cả các vị trí quản trị quốc gia, mọi công chức đều phải được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kĩ năng nghể theo chuẩn chức danh. Kiên quyết không bầu hay bổ nhiệm những người chưa qua đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn quốc gia… Kết luận: Nếu thực hiện được các nội dung nêu trên là thực hiện một bước quan trọng chuyển từ chế độ toàn trị sang dân chủ, dựa trên nền tảng kinh tế thị trường đa sở hữu, nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân”, thượng tôn pháp luật và xã hội dân sự, để khắc phục các khiếm khuyết vốn có của kinh tế thị trường và định chế nhà nước, hướng tới mục tiêu XHCN: dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể và con người thuộc các tầng lớp và sắc tộc khác nhau của dân tộc Việt Nam. Như vậy phải soạn lại Hiến pháp để toàn cử tri phúc quyết và soạn lại tất cả các bộ luật theo hiến pháp mới.  
......

Chúng ta sẽ hồi sinh

Những gương mặt trẻ tự thắng chính mình, dấn thân cho thay đổi xã hội. Từ phải: Phan Kim Khánh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Văn Oai và vợ. Tôi thích cái khái niệm “black friday” với ý niệm “vất bỏ cái cũ” trong các cuộc tổng biểu tình vào ngày thứ sáu của người dân Algeria. Tại Hoa Kỳ, “black friday” là tên gọi của ngày thứ Sáu theo ngay sau ngày lễ Tạ Ơn (Thanksgiving). Đây là dịp đại hạ giá lớn nhất trong năm của các cửa hàng ở Hoa Kỳ, nhằm để bán tống, bán tháo một loạt những hàng hóa cũ. Với cái khái niệm vất bỏ cái cũ, cái già cỗi, cái lỗi thời, người dân Algeria đã chống lại cái quyết định tiếp tục ra tranh cử của vị tổng thống 82 tuổi của họ, người đã bị tê liệt vì đột quỵ từ năm 2013. Bắt đầu từ thứ Sáu ngày 22 tháng Hai, 2019, tuổi trẻ và người dân Algeria đã ùa xuống đường. Con số người tham gia các cuộc biểu tình không chỉ hàng trăm, hàng ngàn, mà đã lên đến hàng triệu người. Có những khẩu hiệu của người dân Algeria mà người Việt Nam nào khi đọc, cũng thấy chạm vào nỗi xốn xang của riêng mình: “Bọn họ là lũ cướp, chúng cướp đất nước này”, “Chúng tôi thức tỉnh rồi, các ông phải trả giá”, “Chúng tôi đã quyết, Algeria sẽ hồi sinh”,… Và cùng với khẩu hiệu “Hãy cút đi” trên tay, dân Algeria nói với đám lãnh đạo già nua rằng họ muốn thay đổi. Hãy cút đi những tập đoàn mafia, hãy cút đi những kẻ tham nhũng, bất tài, tham quyền cố vị. Hòa trong đoàn biểu tình là tuổi trẻ Algeria – lớp người vẫn bị xem thường là những kẻ đứng dựa tường, vô tích sự, thờ ơ và vô cảm. Có nhìn thấy khí thế của cuộc biểu tình, người ta mới cảm nhận hết được sức mạnh của mỗi cá nhân. Vâng! ngày hôm nay tuổi trẻ Algeria không im lặng nữa, họ đã xuống đường, họ đang góp mặt. Nhìn nét rạng rỡ của họ, tôi chạnh nhớ đến tuổi trẻ Nhân Văn Giai Phẩm; tôi nhớ những Trần Dần, Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang và nỗi khát khao trong những câu thơ của Lê Đạt: Tôi đã sống rất nhiều ngày thảm hại khôn ngoan không dám làm người Chưa biết cuộc cách mạng Algeria sẽ ra sao, nhưng những khẩu hiệu của họ nói với chúng ta rằng ngày hôm nay họ xuống đường vì nhân phẩm của chính họ. Và với tôi, như thế đã đủ cho chúng ta nhìn thấy tương lai của Algeria. Sự vĩ đại của một dân tộc không chỉ được đánh giá bằng những mặt nổi của thành công về kinh tế hay những chiến thắng lẫy lừng về quân sự. Tôi muốn nói đến cái thâm trầm, sâu lắng, vĩ đại của người dân Hàn Quốc. Mặc dù có mối thù với Nhật Bản vì bị quân phiệt Nhật xâm lược và chiếm đóng; sau thế chiến thứ hai, lãnh đạo Hàn Quốc đã quyết định lấy sách giáo khoa của kẻ thù làm kim chỉ nam về giáo dục cho dân mình. Người Hàn Quốc muốn nền kinh tế của họ phải dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức như người Nhật. Và rồi, chỉ sau 4 thập niên, từ những đổ nát của chiến tranh, Hàn Quốc đã vươn mình trở thành một trong hàng những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới. Nếu Nhật và Đại Hàn đặt trọng tâm vào đạo đức con người để phát triển thì Việt Nam ngược lại. Do sự kiêu ngạo và yếu kém của hàng ngũ lãnh đạo; bốn thập niên sau chiến tranh, điều đau đớn và đáng tiếc nhất cho đất nước chúng ta, là sự hủy hoại hoàn toàn các giá trị nền tảng của con người. Và sức tàn phá của nó thật kinh khủng! Có thể nói quá trình dẫn đến một Việt Nam tụt hậu, suy đồi của ngày hôm nay là do sự suy sụp nhân cách của con người. Đã từ lâu, đa số người Việt Nam đã tự nguyện từ bỏ các giá trị cá nhân, lòng tự trọng và quyền lực của bản thân. Thái độ ấy cũng đã tạo nên một tầng lớp thanh niên bơ vơ, thui chột niềm tin, què quặt lý tưởng. Con em chúng ta ngày nay phấn khích vì những giá trị kiểu Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền, Phúc XO; đi bão, nhảy múa, reo hò, tự hào quá mức cho những thành công còn rất giới hạn so với thế giới. Sự thiếu vắng trách nhiệm của người lớn trong một thời gian dài đã góp phần vào tương lai đen tối của các em. Hãy nói riêng về vụ tham ô trong ngành giáo dục, vụ nâng khống điểm thi cho con cái cán bộ đã biến những em học sinh từ học lực yếu kém trở thành thủ khoa các trường đào tạo sỹ quan; biến những kẻ vô đạo đức, năng lực tầm thường thành lãnh đạo. Và mặc nhiên, các bậc phụ huynh đã cho chúng cái đặc quyền được lãnh đạo đất nước và các thế hệ con em mình. Theo thông tin trên báo chí (xin được tránh nêu tên các em ở đây) năm 2018, chỉ riêng tại ba tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, vụ gian lận điểm thi đã đem các em từ học lực cuối lớp trở thành thủ khoa các trường: Sỹ quan Lục Quân 1, trường Sỹ quan phòng Hóa, trường Học viện Kỹ thuật quân sự. Tiếp theo là thủ khoa trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội. Về Y khoa, có em còn lọt hẳn vào 1 trong 3 thí sinh có điểm số cao nhất trúng tuyển vào trường Đại học Y Hà Nội. Sự tha hóa, lũng đoạn đâu chỉ dừng ở cửa công quyền, nó ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục học đường. Rốt cuộc, chính con người, chính chúng ta mới là vấn đề của mọi vấn đề. Khi nào chúng ta thật sự thay đổi, đất nước mới có thể đổi thay. Gần nửa thế kỷ sống trong “thảm hại” (chữ của Lê Đạt) người Việt Nam mới nhận ra rằng sống cam chịu không phải là “khôn ngoan”. Đất nước này cần những con người có trách nhiệm và có tiếng nói. Đã có rất nhiều trí thức Việt Nam lên tiếng, kiến nghị đòi chấn hưng về văn hóa và nhân cách con người. Đặc biệt trong phiên thảo luận của Quốc Hội ngày 21 tháng Năm vừa qua, một số đại biểu đã nhắc đến yêu cầu là Việt Nam cần có triết lý giáo dục. Tôi tin với lòng thành tâm và quyết tâm, ở vị trí nào, người ta cũng có thể góp phần vào việc thay đổi xã hội. Hãy nói về người tù Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Chỉ trong năm 2017, anh Vinh đã gửi đi tổng cộng 21 kiến nghị, 16 trong số đó đã được giải quyết. Anh đã giúp các tù nhân biết được các quyền chính đáng của họ như: quyền được tiếp xúc với văn bản pháp luật, quyền được có tủ sách, quyền được mua văn phòng phẩm bằng tiền lưu trú,… Những người như Nguyễn Hữu Vinh, Trần Huỳnh Duy Thức, … trong mọi hoàn cảnh, chưa bao giờ họ buông rơi nhân cách và trách nhiệm của mình. Đó chính là văn hóa, là triết lý giáo dục Việt Nam. Ngày trước khi chế độ đang cực thịnh, khi bạo lực cộng sản ở vào giai đoạn hà khắc, tàn bạo nhất, đất nước vẫn có những thanh niên dũng cảm như Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt,… Tiếc rằng chỉ kịp đến khi con cái chúng ta phát cuồng theo các “anh hùng” xăm trỗ Khá Bảnh, Phúc XO, ta mới nhận ra tuổi trẻ Nhân Văn Giai Phẩm đã không phí hoài. Một thời tuổi trẻ của họ đã sống qua những thời điểm khắc nghiệt nhất của trù dập và bôi xóa. Tiếc rằng phải đợi đến khi đạo đức xã hội chạm đáy, chúng ta mới nhớ tiếc cái văn hóa “không thành công cũng thành nhân” của cha ông mình. Thế nên, đừng tìm xem cách mạng Venezuela hay Algeria sẽ đi về đâu mà hãy hỏi xem mình đang đứng ở đâu trước thực trạng của xã hội và đất nước? chúng ta sẽ làm gì trước cái tương lai đầy bóng đêm của con em mình? … Từ một góc độ giới hạn, người tù Ba Sàm còn có thể tạo đổi thay. Liệu chúng ta có sẵn sàng, để từ chỗ đứng của mình, ngăn chặn những cái xấu, cái ác, cho điều thiện lương được nở rộng? Tôi đã nhìn thấy cái khái niệm “black friday” của người dân Việt Nam ở những trạm BOT. Tôi cũng nhìn thấy qua thái độ của thầy giáo trẻ Nguyễn Năng Tĩnh trước những ánh mắt hướng lên thầy. Họ đang vất bỏ cái cũ kỹ, vất bỏ cái lỗi thời, vất bỏ những năm tháng cam chịu bằng sự có mặt của chính mình. Khi chúng ta đã quyết, chính chúng ta sẽ hồi sinh. Tôi nghĩ đến những trận đòn và các vết bầm trên người của Nguyễn Văn Hóa trong những ngày bị biệt giam ở trại giam An Điềm. Hình như Hóa bị đánh nhiều lắm. Tôi nghĩ đến Trần Hoàng Phúc, Phan Kim Khánh, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Văn Oai,… tôi nghĩ đến những tiếp nối và sự mạnh mẽ của họ mà xúc động. Bất chợt thấy thấm thía những câu thơ của Rudyard Kipling Nếu con có thể bình tâm khi mà tất cả Hết thảy kinh hoàng và đổ lỗi cho con Thì thế giới này sẽ là của con, cùng tất cả những gì trong đấy Và – quan trọng hơn – con trai, con là một con người. (If – Rudyard Kipling) Nguyệt Quỳnh  
......

Được Gì Sau 10 Năm Khai Thác Bauxite Tây Nguyên?

Năm 2001, dự án khai thác Bauxite ở khu vực Tây Nguyên được Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam chuẩn thuận thông qua trong  đại hội đảng lần 9. Sau đó vào tháng 11/2007, Thủ tướng chính phủ lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt, qui hoạch phân vùng , thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 với tầm nhìn đến 2025. Đảng Cộng sản Việt Nam mong muốn Bauxite, quặng nguyên liệu chính để luyện nhôm, sẽ mang lại thu nhập lớn với trữ lượng bauxite ở Đak Nông được ước tính khoảng 3,4 tỷ tấn và tại Lâm Đồng là 1 tỷ tấn. Bất chấp mọi tranh cãi, kiến nghị, thỉnh nguyện thư cùng phản ứng gay gắt từ giới khoa học, các chuyên gia môi trường, các nhà địa vật lý cũng như các nhân sĩ trí thức trong nước, cho rằng không thể tiến hành dự án bởi nhiều mối nguy về môi trường, xã hội, quốc phòng, dự án bauxite Tây Nguyên vẫn tiến hành hoạt động. Hai cơ sở khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên là nhà máy Alumin Nhân Cơ tại tỉnh Dak Nông và nhà máy Alumin Tân Rai ở tỉnh Lâm Đồng.  Tổng mức đầu tư cho các dự án này đến năm 2029 được ước tính tối đa lên 250 ngàn tỷ đồng và nộp ngân sách ước tính khoảng 850 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 3.000 lao động. Yếu tố Trung Quốc Một trong những người đầu tiên lên tiếng yêu cầu nhà nước Việt Nam dừng dự án bauxite Tây Nguyên là đại tướng Võ Nguyên Giáp. Yếu tố liên doanh khai thác với Trung Quốc là một trong những nguyên nhân phản đối giai đoạn đó. Hình minh họa. Cố Đại tướng Vỗ Nguyên Giáp tại một cuộc họp ở Hà Nội ngày 10/7/2008 AP   Tháng Tư năm 2009, tại Đại Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật Đà Nẵng, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, cũng là phó chủ tịch Hội Cơ Học Việt Nam, phát biểu thẳng rằng nếu cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì chẳng những môi trường bị phá hủy mà Việt Nam sẽ mất cả chì lẫn chài. Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, khi đó còn ở Việt Nam, là người đã đệ đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cáo buộc cho phép Trung Quốc được phép khai thác bauxite tại Tây Nguyên. Ông cũng là người giúp trang Bauxite Tây nguyên của các nhân sĩ trí thức phản đối dự án. Ông nhớ lại: Ngày 12 tháng Tư năm 2009 thì blog Bauxite Việt Nam ra đời. Nhưng chỉ mấy ngày sau thì blog Bauxite Việt Nam đã chật cứng, vì dung lượng quá nhỏ không thể đăng hết những phản hồi của người ủng hộ trong và ngoài nước, thành ra đến ngày 27 tháng Tư các vị khởi xướng blog Bauxite Việt Nam phải quyết định lập một website Bauxite Việt Nam để có thể đăng đầy đủ ý kiến phản biện và những thông tin cập nhật. Văn phòng luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và bản thân tôi làm cố vấn pháp luật cho Trang Bauxite Việt Nam. Dai dẳng tác hại về môi trường Mười năm đã qua tính từ đó, câu hỏi được gì và mất gì từ bauxite Tây Nguyên vẫn chưa được trả lời thỏa đáng. Vào tháng Chín năm 2011, báo chí trong nước đã trích dẫn báo cáo kết quả của Đoàn Thanh Tra thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường Lâm Đồng độ PH từ nguồn nước thoát ra môi trường gần mức 11 tức là mức vượt qui chuẩn Việt Nam từ 6 đến 9 độ. Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết nhiệt độ trong nước cao gấp 20% tiêu chuẩn cho phép. Hình minh họa. Dự án Bauxite ở Lâm Đồng hôm 13/4/2009 AFP Nguyên nhân được chỉ ra là do hóa chất, nghĩa là đã có sự rò rỉ hóa chất trong quá trình hoàn thiện và tập kết vật tư, cộng với khi pha trộn chất hóa học xút (soude) trong chuẩn bị đưa dự án khai thác bauxite đi vào hoạt động. Mức độ độc hại từ việc rò rỉ hóa chất xút ở nhà máy bauxite Tân Rai được giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa Học-Công Nghệ và Quản ý Môi Trường, Đại Học Công Nghệ Sài Gòn, giải thích: Xút gây bào mòn da con người và động vật, hầu hết sinh vật không thể sống được trong điều kiện xút cao như thế. Khi xút vào trong nước và vào trong cơ thể sẽ hủy hoại hết, thí dụ vào đường ruột sẽ phá vở các tế bào ruột non, hít thở vào thì làm viêm mũi… Nói chung xút là một chất cực độc, xép vào loại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống. Sau đó, chủ đầu tư dự án nhà máy Alumin Tân Rai ,Tập Đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam, lên tiếng thừa nhận tình trạng hóa chất xút bị rò rỉ ra môi trường như kết luận của thanh tra Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Lâm Đồng. Đến tháng Bảy năm 2016, đường ống từ nhà máy Alumin Nhân Cơ tại Dak Nông, do nhà thầu Chalieco-Trung Quốc phụ trách, bị vỡ khiến gần 9,6 mét khối hóa chất  kiềm tràn ra ngoài. Nhà máy Alumin Tân Rai. Courtesy of www.boxitvn.net Truyền thông trong nước loan tin một số chất kiềm thấm xuống lòng đất trong phạm vi 600 mét vuông, phần còn lại chảy theo đường ống đổ xuống suối Dak Dao. Các cư dân tại xã Dak Dao khi đó cho báo Giao Thông biết khi nước đường ống bị vỡ chảy tràn xuống suối thì dòng nước trở màu đen sẫm, mặt nước nổi váng loang lổ, cá chết nổi lên. Vẫn lời người dân này, tiếp xúc với ước chừng 10 phút thì tay chân ngứa ngày, da khô căng và rộp lên như bị bỏng. Vụ vỡ đường ống nhà máy Alumin Nhân Cơ xảy ra trong giai đoạn nhà thầu Chalieco-Trung Quốc đang tiến hành các bước để chạy thử liên động toàn nhà máy. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, một trong những người chủ xướng Trang Bauxite Viêt Nam nhằm gióng tiếng báo động về hệ lụy nguy hại từ những chất hóa học trong quá trình khai thác bauxite, nói rằng không thể coi vụ vỡ đường ống nước ở nhà máy Alumin Nhân Cơ là lần duy nhất, lần đầu hay lần cuối mà trong tương lai qua khai thác bùn tích lũy càng ngày càng nhiều: Tai họa do các đường ống không chịu đủ lực đã vỡ ra, hoặc hồ chứa bùn bị đống đất, hay do nhân tai như chiến tranh, khủng bố. Trước đây tôi đã có nói đó là quả bom lơ lững trên đầu chúng ta. Ngay sau đó Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Dak Nông cho biết phía Công Ty Nhôm Dak Nông đã thu hom lượng hóa chất bị thoát ra bên ngoài, phần đất bị kiềm tràn vào được xúc đổ vào hồ chứa bùn đỏ, thêm vào đó là sử dụng hóa chất pha loãng để trung hòa lượng kiềm. Tháng Hai năm 2018, trong báo cáo tổng kết, đánh giá hiệu quả đầu tư thí điểm 2 dự án bauxite Tây Nguyên, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam cho hay hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ bị chậm tiến độ và vẫn tiềm ẩn nguy cơ về ô nhiễm cũng như sự cố môi trường. Hiệu quả đầu tư Theo kế hoạch, nhà máy Alumin Tân Rai sẽ có doanh thu 3 năm đầu bị lỗ và thời gian hoàn vốn là 12 năm, nhà máy Alumin Nhân Cơ thì bị lỗ trong 5 năm đầu và mất 13 năm để hoàn vốn. Tại buổi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội hồi tháng Mười 2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nói rằng sản phẩm của hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ, sản xuất được từ 2016 và 2017, được bao nhiêu là bán bấy nhiêu chứ không đủ cho nhu cầu thị trường và theo kế hoạch cho năm 2018. Nhưng đến đầu tháng Tư 2019, Bộ Công Thương Việt Nam loan tin nhà máy Alumin Tân Rai ở Lâm Đồng và nhà máy Alumin Nhân Cơ ở Dak Nông đã bắt đầu mang lại hiệu quả kinh tế nên Bộ sẽ đề nghị Chính Phủ và Quốc Hội tăng công suất cho hai nhà máy này, đồng thời mở rộng đầu tư khai thác bauxite là ngành công nghiệp nhôm ở Tây Nguyên. Cụ thể, Tập Đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam, đơn vị phụ trách hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ, báo cáo với Bộ Công Thương rằng nhà máy Tân Rai có lãi từ năm 2017 sau 3 năm lỗ theo kế hoạch và riêng 2018 thì đạt lợi nhuận 1.700 tỷ đồng. Về phần nhà máy Nhân Cơ thì năm 2018 sản xuất gần 103% kế hoạch năm, tương đương 655 ngàn tấn Alumin, doanh thu trên 6.400 tỷ đồng. Tuy nhiên từ Na Uy, tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ phân tích với RFA rằng số liệu lãi mà Tập Đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam đưa ra không chính xác. Qua ứng dụng messenger, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ ghi rõ: “Thông tin chỉ nói về con số mức lãi của nhà máy Tân Rai mà không nói về mức lãi của nhà máy Nhân Cơ. Nhà máy Tân Rai với tổng mức đầu tư trên 15.000 tỷ, sau 3 năm lỗ cho ra mức lời 1.700 tỷ năm đầu tiên. Theo như tường thuật của báo giới, thì thực ra không có lời nếu tính thêm các chi phí khác. Thứ nhất, mức lời 1.700 tỷ đồng cho trên 15.000 tỷ đồng chỉ tương đương mức lợi nhuận 11% mỗi năm. Số tiền này xấp xỉ mức lãi suất trả tiền vay hàng năm. Thứ hai, mức lợi nhuận này còn phải tính đến giá trị của các quặng nhôm, chi phí phát sinh xử lý môi trường, chi phí hạ tầng, chi phí đền bù cho người dân... Và nếu tính đủ thêm các chi phí này vào dự án thì thực ra là lỗ chứ không có lời.” Nếu như... Đó là tình hình bauxite Tây Nguyên sau một thập niên hoạt động khai thác. Từ 10 năm trước, tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, một  trong những trí thức đã góp ý rất nhiều về bauxite Tây Nguyên, từng nhận định với RFA rằng: Nếu cứ tiếp tục cho phát triển các dự án bauxite như cách làm hiện nay thì cái giá phải trả về lâu về dài là không phát triển được cây công nghiệp trên vùng Tây Nguyên do thiếu nước ngọt, thổ nhưỡng đất bazan thay đổi và có nguy cơ làm mất nguồn nước ngọt dùng để phát triển kinh tế cho các tỉnh vùng hạ lưu như Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh. Trung Quốc không khai thác trên nước họ mà họ sang mình họ làm, mình thì chúi đầu chúi cổ làm mà rõ ràng kinh tế không đạt, môi trường lại càng nguy hiểm, đường giao thông cũng bị phá nát. - Giáo sư Lê Huy Bá Và đúng 10 năm sau, ngay lúc này, giáo sư tiến sĩ Lê Huy Bá, nay đã về hưu, nói ông vẫn canh cánh nỗi lo về dự án bauxite Tây Nguyên: Nói một cách ngắn gọn là chưa thấy lợi ích gì cả mà chỉ thấy những hiện tượng rò rỉ trong sản xuất rồi thì ô nhiễm về hơi, về khí, về bùn đỏ, về nguồn nước. Còn kinh tế thì phải hạch toán rõ ràng để mọi người biết chứ phải không? Trong lúc nước Úc bỏ ra bạc triệu đô để đầu tư sản xuất bauxite nhưng rồi người ta cũng phải bỏ, Trung Quốc không khai thác trên nước họ mà họ sang mình họ làm, mình thì chúi đầu chúi cổ làm mà rõ ràng kinh tế không đạt, môi trường lại càng nguy hiểm, đường giao thông cũng bị phá nát. Cái mà tôi vẫn lo lắng nhất là trên độ cao 750 đến 800 mét như vậy mà có những hồ chứa bùn đỏ lớn như thế ai dám đảm bảo rằng không có động đất hay vở đập? Khi đập vỡ thì lũ quét mà lũ quét bằng bùn đỏ thì tai hai vô cùng. Ông Nguyễn Trung, nguyên cố vấn cho cố thủ tướng Võ Văn Kiệt trước đây vẫn giữ nguyên ý kiến của mình rằng không nên có các dự án Bauxite tại Tây Nguyên. Ông nói với đầy tiếc nuối: Tất cả những gì đầu tư vào bauxite Tây Nguyên hoàn toàn đủ để tạo nên một Tây Nguyên có nền kinh tế xanh. Nếu được như vậy thì chắc Tây Nguyên bây giờ đã khác hẳn rồi. Thanh Trúc - RFA https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/10-years-bauxite-mining-what-gain-what-lost-06042019110334.html?fbclid=IwAR1JtFYdOT794WFFK1KfV8BdgtKqNpQ50wwA0H4hKCYc_tTwWh-2_QTd8uw
......

Phỏng vấn về Luật An Ninh Mạng: Vì sao người dân Miền Nam bị bắt nhiều hơn?

Phạm Thanh Nghiên thực hiện – Dân Luận| Kể từ khi luật An ninh mạng (ANM) có hiệu lực từ 1/1/2019 đến nay đã hơn 6 tháng. Ước tính có khoảng trên dưới 10 người bị bắt vì liên quan đến các bài viết trên mạng. Một điều khá đặc biệt là số người bị bắt đa số thuộc khu vực miền Nam. Tại sao số người bị bắt ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc? Cho rằng đây là một vấn đề cần được bàn tới nên một lần nữa tôi lại làm công việc của một phóng viên bất đắc dĩ. Tất nhiên mọi ý kiến, đánh giá chỉ là phỏng đoán, bởi “ta đâu phải là nhà nước độc tài” để đưa ra cách lý giải chính xác về việc họ làm. Nhưng như đã nói ở trên, đây là vấn đề đáng chú ý, vì thế có cuộc phỏng vấn này. Mời quý độc giả đến với các vị khách mời là nhà báo Phạm Đoan Trang, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo-nhạc sĩ Tuấn Khanh, luật sư Lê Công Định và một blogger ẩn danh. Họ đều là những gương mặt nổi trội trong phong trào tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ trong nước. Nhà báo Phạm Đoan Trang, tác giả của một số cuốn sách nổi tiếng như “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “ Phản kháng phi bạo lực” chia sẻ rằng: “Tôi nghĩ để trả lời câu hỏi này, cần phải hiểu khá sâu về tâm lý của những lãnh đạo cộng sản ở trong Nam và ngoài Bắc, cũng như “trình độ”, “bản lĩnh” hành nghề của công an hai miền. “Tất nhiên là chúng ta, trong đó có tôi, hiểu rất ít về các vấn đề này, do bị bưng bít thông tin, do cộng sản nói chung và công an cộng sản nói riêng đều ra sức giấu diếm thông tin như một cách tự vệ. Tuy nhiên, bằng cảm nhận, thì tôi nghĩ có vài điều đáng chú ý. “Giữa hai miền Nam Bắc, thì miền Nam là nơi bị cộng sản thôn tính sau năm 1975, về bản chất điều đó giống như một quốc gia bị một quốc gia khác chiếm đóng. Cho nên, chắc chắn là nhà cầm quyền (“Trung ương” trong cách gọi của cộng sản) luôn phải dè chừng, cảnh giác với người dân trong Nam hơn, luôn phải tin rằng trong con người mỗi người dân miền Nam đều có thể tiềm ẩn một kẻ chống chế độ. Coi dân là giặc – tâm lý này vốn dĩ phổ biến trong công an, và với người miền Nam thì công an càng nghĩ như thế hơn. Không phải ngẫu nhiên mà mọi cuộc biểu tình diễn ra ở phía Nam đều có nguy cơ bị đàn áp tàn bạo hơn ở phía Bắc. “Cũng cần nói rõ: Công an phía Bắc đàn áp biểu tình miền Bắc ít tàn bạo hơn, không phải do công an phía Bắc “nhân đạo” hơn, mà thật ra là do công an ở phía Bắc thâm hiểm hơn và luôn tự tin rằng mình còn nhiều biện pháp khác, ngoài chân tay, để trấn áp dân. Và sự thực là thế. Lưu ý rằng “mô hình” ném mắm tôm và chất bẩn vào nhà người bất đồng chính kiến, “mô hình” sử dụng dư luận viên, thương binh, quần chúng tự phát để tấn công người bất đồng chính kiến… đã khởi phát từ miền Bắc, từ Hà Nội trước tiên trong cả nước. Công an phía Bắc ít sử dụng chân tay, ít võ biền hơn phía Nam, bởi chúng tự tin rằng chúng còn nhiều biện pháp nghiệp vụ khác hiệu quả hơn. “Nói về tâm lý dân chúng thì đa số người dân trong Nam phóng khoáng hơn, yêu tự do hơn, và quả thật, ý thức sâu sắc hơn đa số người Bắc về chuyện “mất nước về tay cộng sản”. Vì vậy cho nên biểu tình hay các hoạt động phản kháng tập thể ở miền Nam dễ thu hút số đông tham gia hơn miền Bắc. Chính vì thế, chắc chắn là nhà cầm quyền phải thẳng tay hơn. Con số 116 người bị bắt và bị khép tội “gây rối trật tự công cộng” hay “chống người thi hành công vụ” sau các đợt biểu tình chống luật đặc khu từ tháng 6 năm ngoái tới nay, rõ ràng chứng minh cho việc nhà cầm quyền cảnh giác và thẳng tay đàn áp với người miền Nam đến thế nào. “Vì vậy cho nên khi luật An ninh mạng ra đời, chúng ta cũng có thể dự báo được trước là nhà cầm quyền sẽ dùng nó để tấn công các blogger lên tiếng mạnh, mà số lên tiếng mạnh mẽ, thẳng thừng không tránh né, lại có xu hướng là người miền Nam hơn. Thế nên số người bị bắt vì luật ANM ở Nam cao hơn ở Bắc, là điều ta có thể thấy trước. “Ở phía Bắc, lực lượng “thân chế độ” còn rất đông đảo về số lượng. Ngay những người lên tiếng đấu tranh, phản biện xã hội, thì gia đình, thân nhân của họ cũng có một tỷ lệ lớn là đảng viên và/hoặc người ủng hộ chính quyền. Vậy nên miền Bắc dễ là “căn cứ” của cộng sản hơn. Blogger, facebooker miền Bắc cũng ít lên tiếng hơn hoặc nếu có viết bài phản biện, họ chọn cách nói vòng vèo, bóng gió, văn chương hơn để tránh bị đàn áp. Số người viết theo kiểu “chửi thẳng” cũng có nhưng ít hơn miền Nam rất nhiều, và, như tôi đã nói ở trên, công an vẫn tự tin là có thể kiểm soát họ, chưa cần đến mức phải bắt”. Trước khi trả lời câu hỏi, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đã chia sẻ với quý độc giả về kinh nghiệm khi làm việc với an ninh liên quan đến tài khoản facebook cá nhân. Xin được nhắc lại nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh (cựu phóng viên báo Thanh Niên) người vinh dự được trao giải Công Dân Mạng - giải thưởng do Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) hợp tác với Tập đoàn Google đồng tổ chức hồi 2013. “Trước hết tôi xin cảnh báo với những người đấu tranh, hoạt động XHDS, phản biện xã hội... mà dùng facebook thì dứt khoát không nhận là facebook của mình mỗi khi làm việc với công an, dù việc lớn hay nhỏ. Không trả lời, trả lời không biết hoặc phủ nhận là cách bảo vệ mình tốt nhất. Thường ban đầu công an mời lên nói ngọt ngào dụ dỗ hoặc đe nẹt để mình nhận, ghi biên bản, sau đó sẽ lấy các bài viết trong đó ra quy tội rồi khởi tố. Dứt khoát không tạo điều kiện dễ dàng cho công an bắt mình. Muốn bắt phải tự họ chứng minh facebook là của mình. Việc nầy không phải dễ dàng đối với họ”. “Từ hồi có luât ANM, hơn 10 người đã bị bắt vì viết face, đa số đó là những người dân bức xúc với bất công, chưa có kinh nghiệm “chơi” face cũng như chưa có kinh nghiệm viết lách, để lộ nhiều sơ hở. Hầu như chưa thấy dân sành sỏi, chơi face lâu năm bị bắt. Luật ANM sai trái, nhưng nó thành luật rồi, nên công an dựa vào đó khởi tố ai vi phạm, thường chúng nhắm vào những người mới tham gia và non tay để chặn từ trong trứng nước sự lan tỏa phản biện xã hội. Do vậy phải nhớ nằm lòng là không bao giờ xác nhận với an ninh rằng, facebook là của mình dù có hình ảnh mình trên đó. Hình ảnh đó trên mạng, trong máy của mình bị hack hoặc bị lấy, ngay cả blog mang tên và hình ảnh Nguyễn Phú Trọng nhưng đó đâu phải là blog của ông ta. Đó là cách phủ nhận khi phải buộc trả lời với công an. Về câu hỏi tại sao số người bị bắt ở trong Nam nhiều hơn ngoài Bắc, ông Chênh nhận định: “Vì công an nghĩ rằng dân phía Nam phản biện mạnh hơn, hay đi biểu tình nhiều hơn, hay tham gia các tổ chức XHDS nhiều hơn nên phải răn đe nhiều hơn bằng cách gia tăng bắt bớ. Mà thực tế đúng vậy, liên tục từ khi Trung cộng đem Giàn khoan HD981 vào vùng biển Việt Nam, Formosa, Dự luật đặc khu.., thì các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng vào đến Sài Gòn liên tục nổ ra các cuộc biểu tình quy mô lớn.” Nhạc sĩ Tuấn Khanh, một trong số rất ít nghệ sĩ trong làng giải trí Việt dám lên tiếng, và lên tiếng từ khá sớm về thực trạng xã hội Việt Nam. Tuấn Khanh là một nhà hoạt động nhân quyền được nhiều người yêu mến dù chưa bao giờ ông thừa nhận mình là một nhà tranh đấu. Tuấn Khanh nhận định như sau: “Nhận định chủ quan của bản thân, tôi tin là người miền Bắc với kinh nghiệm sống với Cộng sản từ 1954 cho đến nay, họ có đủ khôn ngoan để nói và lý luận đủ, ngoài việc nhằm thuyết phục người nghe, còn mặt khác là luôn chuẩn bị trong tình thế bị bắt giữ, tra vấn... luôn luôn có điểm tựa để không dễ cho chụp mũ. Người Miền Nam, phần lớn có tính cách ăn nói tự nhiên, bộc phát. Hơn nữa là có phần nào thừa hưởng được quyền tự do ngôn luận từ hai nền Cộng hòa, nên họ tin, có luật pháp và nhân tính, thì chính quyền không thể buộc tội họ được. Dù đó là ngôn luận chống lại chính quyền. “Và cũng bởi sự thừa hưởng đó, người miền Nam có khuynh hướng nói và bàn bạc, trình bày tư tưởng công khai hơn, nên đối với nhà cầm quyền có khuynh hướng bịt miệng bằng tư duy Luật an ninh mạng, họ là đối tượng dễ bị chụp mũ và kết tội. “Nhưng đáng nói, về mặt kiểm soát, ngành công an luôn đặt trọng tâm an ninh vào Sài Gòn và miền Nam, vì có lẽ họ tin rằng, vùng đất này còn nhiều “tàn dư” của chế độ cũ. Chỉ riêng hiện tượng “ngoan cố” xuất hiện hình ảnh cờ vàng trên trang phục, đồ vật... cũng đủ là dấu hiệu cho thấy đây là một vùng đất chưa “thuần phục”. “Việc tấn công và những người dân bình thường với quyền tự do ngôn luận, tôi nghĩ không chỉ là vấn đề thi hành luật an ninh mang, mà đó là một chiến dịch lớn nhằm tiêu diệt quyền tự do ngôn luận, bao gồm mang trở lại không khí khủng bố như những ngày đầu, sau tháng 4-1975 ở miền Nam. Mà mục đích, nhà cầm quyền tin rằng, sẽ giúp cai trị tốt hơn”. Trong khi đó, Luật sư- cựu TNLT Lê Công Định bày tỏ với tôi rằng ông “rất bất ngờ” với câu hỏi trên và giữ thái độ khá dè dặt: “Mọi câu trả lời của tôi (nếu có) chỉ là phỏng đoán thôi. Và lần này tôi xin phép không đưa ra phỏng đoán nào cả”. Luật sư Định cũng đồng ý để tôi đưa chi tiết này vào bài phỏng vấn với tư cách ông là vị khách mời đầu tiên. Một blogger ẩn danh lại đặt ra nghi vấn rằng: “Phải chăng đang có sự “thúc ép” nào đó của an ninh miền Bắc đối với an ninh phía Nam”. Blogger này cho rằng ngoài chủ trương, chính sách chung thì ngành an ninh vẫn tồn tại yếu tố vùng miền, địa phương. Chẳng hạn trong một vụ bắt bớ hoặc đàn áp, bộ công an có thể chỉ thị bắt người này, thả người kia nhưng địa phương (nơi người bị đàn áp, bắt bớ) lại không đồng tình, hoặc ngược lại. Tức là có sự “ bất đồng” giữa cấp bộ và cấp địa phương. “Blogger này giải thích thêm “ mặc dầu đa số các vị trí chủ chốt trong ngành an ninh tại miền Nam đều là người Bắc. Nhưng cũng còn nhiều viên công an là người miền Nam. Có thể vì lẽ này mà miền Bắc nghi ngờ miền Nam về độ trung thành hoặc sự mạnh tay trong việc trấn áp giới phản kháng. Cho nên an ninh phía Nam phải thật mạnh tay để chứng minh cho giới chóp bu phía Bắc thấy được quyết tâm của mình trong việc đàn áp và dập tắt mọi nỗ lực phản kháng của người dân”. Mọi ý kiến chỉ là phỏng đoán, có thể đúng, có thể không đúng. Nhưng việc thảo luận về một đề tài cụ thể luôn tạo ra sự cần thiết và mang nét thú vị nhất định. Mời quý độc giả cùng đưa ra nhận định riêng của mình. Và nếu sau bài phỏng vấn này, có thêm nhiều người ở miền Bắc bị bắt vì luật An ninh mạng để quân bình với số người ở miền Nam đã bị bắt thì lỗi cũng không thuộc về chúng ta. Lỗi thuộc về những kẻ cai trị luôn muốn bịt miệng dân, bưng bít sự thật và kìm kẹp sự phát triển của đất nước này. Cảm ơn nhà báo Phạm Đoan Trang, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhạc sĩ- nhà báo Tuấn Khanh. Cảm ơn Luật sư- cựu TNLT Lê Công Định và người bạn blogger ẩn danh. Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm và cho ý kiến về đề tài này. Song, cũng cần phải nhấn mạnh thêm, đây là đề tài thảo luận liên quan đến chuyện đàn áp của nhà cầm quyền, mọi sự chỉ trích, kỳ thị, phân biệt vùng miền đều không được phép xuất hiện ở đây. Chúng ta phải khắc cốt ghi tâm, dù là người miền Bắc hay người miền Nam, hoặc miền Trung thì chúng ta đều là con dân Việt Nam, là người một nhà. Chúng ta đều là nạn nhân của nền độc tài cai trị. Chúng ta mang khát vọng, hoài bão chung là Việt Nam được tự do, dân chủ, đất nước được toàn vẹn lãnh thổ.  
......

Liên Minh Châu Âu yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Ngọc Ánh

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh Phương Thảo (VNTB) |   Liên minh châu Âu và các tổ chức nhân quyền kêu gọi trả tự do ngay lập tức nhà hoạt động môi trường này.    Nhà hoạt động môi trường Nguyễn Ngọc Ánh đã bị kết án 6 năm tù vì các bài đăng trên Facebook "chống phá nhà nước".  Một "cuộc đàn áp đang diễn ra" đối với giới bất đồng chính kiến!  Việt Nam ngày càng gia tăng đàn áp nhân quyền. Liên minh châu Âu và các tổ chức nhân quyền kêu gọi trả tự do ngay lập tức nhà hoạt động môi trường này.    Ông Ánh bị kết tội gì?  Ông Ánh, 39 tuổi, bị kết tội "làm, phổ biến và truyền bá thông tin và tài liệu nhằm phá hoại" đất nước, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Theo cáo trạng, ông Ánh viết bài đăng trên Facebook kêu gọi mọi người tham gia biểu tình vào tháng 6 và tháng 9.   Trong các bài viết trên Facebook, ông Ánh phản đối công ty thép Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan, mà chính phủ Việt Nam đã buộc tội làm chết hàng trăm tấn cá ngoài khơi miền trung Việt Nam năm 2016. Ông Ánh cũng lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị. Ông Ánh sẽ bị quản thúc tại gia trong năm năm sau khi thụ án tù sáu năm tù giam. Ông Ánh chỉ là vụ mới nhất trong một số vụ bắt giữ tương tự. Tuần trước, một thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Năng Tĩnh đã bị bắt với cùng tội danh, và vào đầu tháng Năm và đã bị kết án tù năm và sáu năm vì các bài đăng trên Facebook phản đối các đặc khu kinh tế mới và luật an ninh mạng. EU nói gì: Bộ phận Hoạt động Đối ngoại của EU đã ra tuyên bố rằng: – Tự do biểu đạt một cách ôn hòa được đảm bảo trong Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã ký kết tham gia trong đó bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Việc kết án này vì vậy là sự vi phạm trực tiếp các nghĩa vụ quốc gia và quốc tế. – Quyền tự do ý kiến và biểu đạt - trực tuyến và ngoại tuyến – là những quyền của con người, và rất quan trọng để đảm bảo sự minh bạch, công bằng xã hội, thịnh vượng cũng như phát triển toàn diện và bền vững. – Liên minh châu Âu mong đợi các cơ quan chức năng Việt Nam ngay lập tức thả ông Nguyễn Ngọc Ánh cũng như tất cả các blogger và những nhà bảo vệ nhân quyền đang bị giam giữ vì việc biểu đạt ý kiến một cách ôn hòa.  – Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục theo dõi đồng thời hợp tác với các cơ quan chức năng Việt Nam cũng như với các đối tác liên quan khác để cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.   'Tàn nhẫn'   EU cho biết bản án này là một phần của "sự gia tăng đáng lo ngại". Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, Việt Nam hiện có ít nhất 128 tù nhân chính trị, với 10% trong số đó bị tù giam vì các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội. Đề án 88, theo dõi các hành vi lạm quyền tại Việt Nam, cho biết nước này hiện đang giam giữ hơn 200 tù nhân chính trị.   Phil Robertson, phó giám đốc Ban Á  châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết hôm thứ Tư, phiên tòa là một phần của "cuộc đàn áp những tiếng nói quan trọng" nhằm "răn đe những người khác dám chất vấn chính phủ".   Trên trang web của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, ông Phil tuyên bố: “Việc mở phiên tòa này ngay khi Hội đồng châu Âu đang chuẩn bị phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU -Việt Nam cho thấy chính quyền Việt Nam có thể tàn nhẫn đến mức nào, và cũng cho thấy vì sao cải thiện nhân quyền cần là một phần trong các thỏa thuận thương mại, thay vì bị gạt sang bên lề nhân danh ngoại giao.” Ân xá quốc tế:  Trước phiên tòa xét xử ông Ánh, Nicholas Bequelin, Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế Đông Nam Á, cho biết: - Phiên toà dàn dựng kết án Nguyễn Ngọc Ánh cho thấy không còn ai an toàn trên Facebook ở Việt Nam nữa. - Trường hợp của ông Ánh chỉ là trường hợp cuối cùng trong một danh sách ngày càng nhiều cư dân mạng bị truy tố, bắt giữ hoặc giam giữ chỉ vì thảo luận về các vấn đề công cộng hoặc chỉ trích chính phủ một cách ôn hoà.   - Nhà chức trách ở Hà Nội hiện đang mở rộng đàn áp trực tuyến mà họ đã và đang áp đặt lên các quyền công dân và chính trị ở nước này trong hàng chục năm qua, sử dụng Facebook như một công cụ để tiếp tục đàn áp những tiếng nói bất đồng.   - Toà nên bác bỏ các cáo buộc với động cơ chính trị và trả tự do cho ông Ánh ngay lập tức và vô điều kiện.  Vai trò của Facebook Đảng Cộng sản cầm quyền đã cấm các phương tiện truyền thông độc lập và cấm chỉ trích. Nhiều người dân chuyển sang dùng Facebook để lên tiếng phản đối. Vào tháng 1, Facebook đã bị chính phủ Việt Nam cáo buộc vi phạm pháp luật khi cho phép người dùng đăng các bài viết chống chính phủ. Facebook cho biết họ đã tăng số lượng nội dung bị chặn đối với người dùng tại Việt Nam lên hơn 500% trong nửa cuối năm 2018. Cùng với động thái đàn áp các tiếng nói bất đồng và kiểm duyệt trong nước, trong một thời gian ngắn vừa qua các bài viết của Việt Nam Thời Báo (VNTB)  trên trang Facebook cũng liên tục bị xoá bỏ vì các cáo buộc vi phạm quy định của cộng đồng. Những bài viết liên quan đến Thiên An Môn đã bị xoá thẳng thừng, ngoài ra còn có các bài viết liên quan đến đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam, hay chính sách tiếp nhận đầu tư Trung Quốc và khai thác khoáng sản đất hiếm trong nước cũng cùng chịu chung số phận.    Thiên An Môn là cụm từ không được nhắc đến ở Trung Hoa Đại Lục, nhưng hà cứ gì mà Facebook Việt Nam cũng là nhiệm vụ kiểm duyệt cho nhà cầm quyền Trung Quốc ngoài lãnh thổ của họ? Việc đầu tư của Trung quốc và hệ luỵ kéo theo đã quá rõ, và tới giờ có lẽ nhắc đến đầu tư Trung Quốc cũng sẽ bị cấm đoán như nói đến tội ác của Formosa và không biết chừng cũng sẽ có lúc bị khép vào tội chống phá nhà nước.      Những bài viết này đã bị xoá bỏ gần như ngay lập tức sau khi phát hành thì không có thể nói là do có người báo cáo. VNTB đã có thư gởi Facebook và yêu cầu giải trình, nhưng Facebook cho tới giờ vẫn không có phản hồi gì về động thái vô cớ này./.  
......

Shangri-La 2019: Khi “vạc dầu Châu Á” sôi trào

Đối thoại hay đối đầu? Đối thoại thường niên Shangri-La 2019 do Viện Quốc Tế Nghiên Cứu Chiến Lược (International Institute for Strategic Studies – IISS) tổ chức, với sự tham gia của các bộ trưởng quốc phòng từ các nước Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ, là một diễn đàn quan trọng nhằm tìm kiếm tiếng nói chung trong các vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia… vừa diễn ra trong hai ngày 1 & 2 tháng Sáu, 2019 với những tuyên bố nảy lửa của hai gã khổng lồ Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc đến Đối thoại Shangri-La năm nay với một dàn 13 tướng lĩnh cấp cao nhất, dẫn đầu là Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe), sau 8 năm kể từ 2011, tướng lĩnh cao nhất của quân đội PLA tham gia Đối thoại. Sự quan tâm của Trung Quốc tại Đối thoại lần này hẳn nhiên liên quan mật thiết đến diễn biến mới trong quan hệ Mỹ Trung từ cuộc thương chiến đang leo thang và mở rộng sang nhiều các lĩnh vực liên quan như gián điệp công nghệ, an ninh quốc gia, thao túng tiền tệ và việc Hoa Kỳ ngày càng hỗ trợ nhiều hơn các quốc gia đồng minh ở Châu Á trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa các căn cứ hải không quân trên những đảo đá nhân tạo chiếm được của Việt Nam và Philippines. Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Patrick Shanahan, đã có những lời cảnh báo sắc lạnh thể hiện quan điểm cứng rắn nhất từ trước tới nay của Mỹ với kẻ đang thách thức vị trí siêu cường số 1 của mình tại vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương: “Hành vi gây xói mòn lãnh thổ các quốc gia khác và reo rắc sự ngờ vực với các mối quan tâm của Trung Quốc phải chấm dứt.” Đồng thời, trong bài phát biểu của mình, thông điệp mà ông Shanahan đưa tới lời khẳng định chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương” – nơi Mỹ sẽ đầu tư mạnh mẽ để đảm bảo vị thế, quyền lợi của Mỹ và đồng minh tại khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nhât thế giới, luôn duy trì ưu thế và khả năng chiến thắng cao nhất trong các tình huống có thể xảy ra xung đột. Trước khi đến với Đối thoại Shangri-La 2019, cần nhắc đến thất bại của tiến trình hòa bình và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Sau kết cục đáng thất vọng tại cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Triều lần thứ 2 ở Hà Nội, việc duy trì nguyên trạng những mâu thuẫn tiềm ẩn ở Đông Bắc Á có thể làm cho kẻ “thọc gậy bánh xe” đắc ý. Nhưng kết quả này lại đẩy Triều Tiên tới nấc bực cao hơn của những bất mãn đối với chính sách can thiệp của Bắc Kinh, chất chồng thêm khó khăn mà chính quyền Kim Chính Ân phải đối mặt với chính sách trừng phạt của Hoa Kỳ. Việc hành quyết tàn bạo cùng lúc 5 tướng lãnh cao cấp đã tháp tùng mình tới Hà Nội cho thấy sự phẫn nộ đỉnh điểm của Kim Chính Ân – những quan chức xấu số này có cùng một điểm chung là có khuynh hướng gần gũi Bắc Kinh, đã bị gọi là “kẻ phản bội Cách Mạng”. Thất bại ở Hà Nội cũng đã làm cho Donald Trump mất nhiều công sức và bị chỉ trích không thương tiếc. Nỗ lực đàm phán thương mại Mỹ Trung thất bại khi Trung Quốc xóa bỏ những thỏa thuận trước đó hai bên đã đạt được, đã là giọt nước tràn ly. Con bài tẩy Huawei bị lật và tiếp theo đó là danh sách hơn 140 công ty Trung Quốc nằm trong danh sách đen “entity list” bị Mỹ “vạch mặt chỉ tên” biến cuộc thương chiến Mỹ Trung trở thành đám cháy rừng khó lòng kiềm chế. Shangri-La 2019 trở thành nơi mà người Mỹ đến để ủy lạo những đồng minh của mình và đưa ra lời cảnh cáo cuối cùng tới Bắc Kinh. Đây không phải là một cuộc “đối thoại” dù các bên cố đưa những lời lẽ ngoại giao hoa mỹ gượng gạo. Trung Quốc và tình huống “tứ diện sở ca” ở Châu Á Cùng với sự đầu tư mạnh mẽ vào lực lượng quân sự viễn chinh thường trực tại khu vực, những đồng dollar thơm phức luôn có sức nặng không thể phủ nhận với những chính quyền của các quốc gia có xu hướng “gió chiều nào, xoay chiều đó” đầy toan tính thực dụng và tầm nhìn hạn hẹp như Việt Nam, Philippines, Cambodia… Sự “xê dịch” theo phía nào tùy theo mức độ hào phóng của người Mỹ hay Trung Quốc. Khi nền kinh tế phụ thuộc nhiều xuất cảng đang gặp khó khăn bởi sự thay đổi các chính sách thương mại của Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã tỏ rõ sự hụt hơi ở những đại dự án đầy tham vọng “một vành đai, một con đường”, khó lòng tiếp tục vung tiền cho các chế độ “thích vay, không thích trả” như trước. Người ta có thể thấy rõ sự thay đổi nhanh chóng trong giọng điệu ngoại giao và báo chí truyền thông “lề phải” khi nói về người bạn vàng 4 tốt. Trước khi diễn ra cuộc Đối thoại Shangri-La 2019, một cuộc tấn công vào đoàn xe chở công nhân Việt Nam ở Philippines được thực hiện bởi nhóm phiến quân Cộng sản – đứa con rơi của chủ nghĩa Maoit do Trung Quốc cộng sản đảng “xuất cảng” ra các nước Đông Nam Á từ những năm 60 của thế kỷ trước – chẳng phải là sự trùng lặp vô tình? Có gì đó, như một lời nhắc nhở theo kiểu “yêu cho roi, cho vọt” mà một quan chức Việt Nam từng ví von. Thuật ngữ “Ấn Độ – Thái Bình Dương” được thay thế cho “Châu Á Thái Bình Dương” kể từ khi chính phủ của Tổng Thống Donald Trump nắm quyền, thể hiện ưu tiên đặc biệt về vai trò địa chính trị khu vực và quyền lực đang trỗi dậy của Trung Quốc với “con đường tơ lụa trên biển” do Tập Cận Bình khởi xướng. “Tứ giác kim cương” gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ được hình thành nhằm đảm bảo trật tự quyền lực không bị thách thức bởi “con rồng đỏ” tham lam. Sức mạnh của “tứ giác” là một sức mạnh thực chất và đầy đủ uy lực. Người Nhật đã không bỏ qua cơ hội vàng để khôi phục lại quyền lực quân sự thống lĩnh Châu Á của mình trong quá khứ. Thách thức chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc ở Điếu Ngư đã mở đường cho việc Samurai được tháo bỏ những xiềng xích trong quá khứ kể từ thế chiến thứ hai, cho phép Nhật Bản dành nhiều nguồn lực hơn để xây dựng một quân đội với đầy đủ sức mạnh viễn chinh hùng mạnh. Với đơn hàng hơn 105 chiếc tiêm kích tàng hình F35 mới đây cùng đầy đủ mọi phiên bản, kho “đồ chơi” đầy uy lực hiện đại nhất, chưa kể 42 chiếc F35 của đơn hàng cũ đang thực hiện với sự chuyển giao của Mỹ tại nhà máy của Mitsubishi, Nhật sẽ sớm có lực lượng không quân vượt trội hoàn toàn so phần còn lại ở Châu Á. Những phiên bản tàu sân bay mini Uzumo đáp ứng mọi tiêu chuẩn của lớp hàng không mẫu hạm hiện đại, cho phép F35B có thể tác chiến dễ dàng với sự tương thích kỹ thuật hoàn hảo – điều mà Trung Quốc còn phải mất vài thập kỷ nữa để hiện đại hóa những tàu sân bay lỗi thời và biên đội hải không quân của mình. Một Đài Loan ngày càng tự tin hơn, đang ráo riết chuẩn bị những kịch bản chiến tranh với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, cả về vũ khí, chuyên gia kỹ thuật và ủng hộ chính trị, ngoại giao. Cơn ác mộng mang tên “Đài Loan Độc lập” không khác gì việc con đập khổng lồ Tam Hiệp trên sông Dương Tử bị vỡ tan tành vào một ngày đẹp trời khi cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập được chính đảng Dân Tiến thực hiện thành công. Những lời đe dọa của Trung Quốc trở thành lý do chính nghĩa đầy thuyết phục cho chính quyền Thái Anh Văn duy trì quyền lực tại hòn đảo này, cùng với tấm gương nhãn tiền về một nền tự do hiến định có lịch sử hơn 100 năm của Hong Kong đang tàn lụi trong vòng kìm kẹp của Bắc Kinh đã khiến cho người dân Đài Loan trở nên đoàn kết chưa từng thấy trong mục tiêu chung nhất: Độc Lập cho Đài Loan. Lời phàn nàn của viên tướng họ Ngụy khi phải nhận những ngôn từ “không mang tính xây dựng” từ phía người đồng cấp Hoa kỳ trong vấn đề Đài Loan, tại bữa tối hôm thứ S áu ngày 31 tháng Năm, 2019, trước khi diễn ra Đối thoại Shangri-La, sẽ còn là nỗi lo lắng thường trực, dài lâu khiến cho Bắc Kinh mất ăn, mất ngủ. Dù các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia hay Singapore giữ thái độ và giọng điệu đầy màu sắc ngoại giao, nhưng rõ ràng cái gọi là “niềm tin chiến lược” sẽ chẳng bao giờ tồn tại. Sự thay đổi lớn trong chính sách “hợp tác” với Trung Quốc của Malaysia, kể từ khi vị thủ tướng 93 tuổi Mahathir Mohamad lên nắm quyền đã làm cho những bước tiến của “Rồng Trung Hoa” xuống những vùng lãnh thổ phía Nam của Đông Nam Á gặp rất nhiều khó khăn. Một Singapore đầy thực dụng, khôn khéo trong các vấn đề kinh tế, chính trị nhưng luôn duy trì một sức mạnh quân sự đáng gờm ở khu vực không dễ dàng gì dọa nạt. Có thể, con kênh đào Kra sẽ được hoàn thành trong vòng một thập kỷ tới, cùng với sức mạnh hải không quân tăng lên đáng kể khi căn cứ quân sự viễn chinh lớn nhất Đông Nam Á do Bắc Kinh xây dựng ở Koh Kong, Cambodia được hoàn thiện, câu chuyện đó vẫn còn ở thời tương lai và Singapore, Malaysia không ngồi yên để nhìn vị trí chiến lược của mình bị tước đoạt. Vai trò của Úc và Ấn Độ có thể thấy lẩn khuất hơn và không đối đầu trực diện với tham vọng của Trung Quốc, nhưng sức mạnh hậu cần to lớn của khối “liên minh tứ giác kim cương” tại khu vực chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương được quyết định bởi hai thành viên quan trọng này. Xét cho cùng, khi Phương Tây và Hoa Kỳ đã phát triển những học thuyết hải quân hiện đại với nền tảng khoa học quân sự hoàn toàn vượt trội nhiều thập kỷ đi trước thì một Trung Hoa đầy tham vọng vẫn còn đang dò dẫm “nghiên cứu” những tác gia như Alfred Mahan hay Julian Corbett và xây dựng hạm đội của mình từ những kỹ thuật chắp vá, ăn cắp hay copy được. Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan tại Đối thoại Shangri-La 2019. Ảnh: Asia Times Trong bài phát biểu của mình, ông Shanahan cũng nhắc tới bộ “toolkit” các biện pháp răn đe và trừng phạt mà Mỹ có thể áp dụng với Trung Quốc. Đến một lúc, dù không muốn, cuộc đối đầu của hai gã khổng lồ tại vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ diễn ra và các quốc gia nhỏ trong khu vực sẽ phải đứng trước tình huống “lưỡng nan” là lựa chọn đứng ở phía bên nào trong cuộc chiến này. Mọi lời lẽ trung dung, hòa giải của các nước nhược tiểu tại thời điểm không thích hợp sẽ giống như câu chuyện “Bầy cá voi và con cá trích” của ngụ ngôn Aesop. Việt Nam trước Nguy và Cơ Việt Nam có thể coi là tâm điểm địa lý trong cuộc tranh giành ảnh hưởng về địa chính trị, kinh tế và quân sự của hai khối quyền lực Hoa Kỳ cùng đồng minh và Trung Quốc. Quốc gia có lịch sử đối đầu với tham vọng bá quyền của các triều đại Trung Hoa kéo dài hàng thiên niên kỷ này giờ đây có cùng một ý thức hệ cộng sản, một đội quân gần như cùng màu cờ sắc áo với rất nhiều tướng lãnh được “bồi dưỡng” từ các trường quân sự Trung Quốc, vẫn được nhìn nhận là quốc gia có “khả năng tiềm tàng” cao nhất Đông Nam Á trong việc kiềm chế tham vọng bá quyền của Trung Hoa. Trong nhiều năm qua, Việt Nam là những nước Đông Nam Á mua sắm rất nhiều vũ khí để hiện đại hóa và nâng cao năng lực hải, không quân. Tuy nhiên, chính sách mua sắm vũ khí của Việt Nam cũng gây rất nhiều sự khó hiểu như việc mua một loạt tàu ngầm Kilo của Nga trong khi cơ sở hậu cần, kỹ thuật và thủy thủ đoàn phải xây dựng từ con số không – điều này tiêu tốn một nguồn lực kinh tài khổng lồ và thực tế những chiếc Kilo này chỉ đem ra để chụp ảnh cho đẹp và neo đậu tại căn cứ hải quân mà thôi. Việc liên tục để xảy ra tai nạn trong huấn luyện bay, tổn thất một lượng lớn máy bay gồm cả những chiến đấu cơ, tuần thám hiện đại nhất trong vài năm gần đây khiến người ta khó có thể tin rằng lực lượng này có thể đảm bảo năng lực chiến đấu khi cần thiết. Năng lực chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của quân đội Việt Nam thực sự không phải là một “khả năng tiềm tàng” gì đáng kể sau hơn 40 năm hòa bình và mải mê làm kinh tế. Thậm chí, khao khát của những quan chức và tướng lãnh cao cấp nhất Việt Nam là xây dựng những công ty như Viettel trở thành phiên bản của Huawei như biểu tượng thành công dán mác 4.0. Mâu thuẫn giữa quyền lợi kinh tế trong việc khai thác nguồn dầu khí dồi dào ở thềm lục địa đang bị Bắc Kinh tước đoạt mà ví dụ gần đây nhất là mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ ở Bà Rịa Vũng Tàu, trong khi khó khăn về kinh tế của Việt Nam rõ ràng không thể giải quyết được bằng việc vay tiền lãi suất cao hay các dự án “bẫy nợ” đầy rủi ro từ người bạn vàng 4 tốt khiến cho Hà Nội ngày càng cần tới sự ủng hộ của Hoa Kỳ nhiều hơn. Dù luôn miệng nói rằng “Việt Nam dựa vào sức mình là chính để bảo vệ các lợi ích quốc gia, dân tộc, không đi với nước này để chống nước khác”- những phát biểu của chính sách “3 Không” có từ thời kỳ diễn ra cuộc thảm sát ở Gạc Ma, nhưng Hà Nội đã cố gắng mời gọi biểu tượng sức mạnh của Hoa Kỳ hiện diện ở vùng biển của mình như chuyến viếng thăm Đà Nẵng của đoàn hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cũng như nhiều chiến hạm của các quốc gia khác như Úc, Nhật, Pháp, Ấn Độ… Quân cảng Cam Ranh – cảng quân sự chiến lược tốt nhất thế giới được giới chức Hà Nội thập thò dưới gầm bàn trong những cuộc hội thảo, giao lưu quân sự với cả hai khối quyền lực Hoa Kỳ và Trung Quốc, có lẽ sẽ tùy thuộc vào sức nặng của túi tiền bên nào sẵn lòng trả giá cao hơn. Dù “tình đồng chí” với anh bạn “4 tốt” vẫn keo sơn, song thực tế là nền kinh tế Việt Nam chưa sụp đổ vì phần lớn dựa vào thặng dư thương mại từ hai thị trường chính là Mỹ và EU, nguồn viện trợ và kiều hối quan trọng nhất cũng từ xứ cờ hoa cựu thù này. Trong khi những phe phái trong đảng cầm quyền, giới chức chính phủ và quân đội đang giằng kéo những quyền lợi của mình thì chính sách an ninh quốc gia của Việt Nam sẽ vẫn là cố gắng né tránh những tổn thất từ cuộc đối đầu Mỹ Trung, duy trì hiện trạng và tiếp tục “đu dây” càng lâu càng tốt. Miền Bắc Việt Nam sẽ trở thành công xưởng của các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Đông, Vân Nam chạy sang để né tránh chiến tranh thương mại Mỹ Trung. Đồng thời việc nâng cấp, mở rộng cảng biển chiến lược Hải Phòng, cùng mạng lưới xa lộ, đường sắt nối với Côn Minh – Vân Nam sẽ mang lại sự phát triển phù hoa cho dải đất Hải Phòng – Quảng Ninh nhiều tài nguyên và có vị trí địa kinh tế số 1 vịnh Bắc Bộ. Trong khi đó ở miền Nam, với sự đầu tư của Hoa Kỳ vào Bà Rịa-Vũng Tàu có thể biến thành phố du lịch xinh đẹp thành một đỉnh tăng trưởng chiến lược của miền Đông Nam Bộ ngay sát với thành Hồ. Rõ ràng, Hà Nội thích rượu Mao đài và Nhân dân tệ nhưng thành Hồ thì ưa thích Starbucks, các thương hiệu phương Tây và tiêu tiền dollars hơn. Tuy nhiên, một luật đời không bao giờ thay đổi là “chỉ có miếng phô mát miễn phí trên cái bẫy chuột” sẽ luôn đúng và khi cái “vạc dầu Châu Á” – một so sánh ví von của Robert D.Kaplan – thực sự sôi trào thì mới biết cái giá phải trả là điều gì. Tân Phong https://viettan.org/shangri-la-2019-khi-vac-dau-chau-a-soi-trao/    
......

TUYÊN BỐ CHUNG của những công dân bị vi phạm quyền tự do đi lại trầm trọng.

Danh sách ký tên đến 12 giờ đêm ngày 5/6/2019 Nếu bạn cũng từng bị vi phạm quyền tự do đi lại, bị cầm giữ tại nhà như chúng tôi, xin mời bạn tham gia ký tên cùng chúng tôi. Nếu bạn chưa bị thì xin vui lòng ủng hộ chúng tôi bằng cách like, share và giúp phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin. Hướng dẫn ghi danh: Xin vui lòng cho biết họ tên đầy đủ, nghề nghiệp , nơi cư trú, khoảng thời gian bị canh, và gởi về địa chỉ Email: tudodilai2019@gmail.com ====== Dưới đây là phiên bản Anh ngữ JOINT DECLARATION OF CITIZENS WHOSE FREEDOM OF MOVEMENT WAS SEVERELY VIOLATED Whereas, all human beings are created equal, and endowed by their creator certain unalienable Rights, including the Rights to Life, Liberty and Pursuit of Happiness; Whereas, Human Rights, including the inviolable rights of citizens to travel, were clearly stated in The Charter of The United Nations (UN) of 1945, the Universal Declaration of Human Rights of the UN General Assembly of 1948, various international covenants on human rights, and the Constitution of Vietnam; Whereas, the government of Vietnam has joined, signed, and sworn to carry out international covenants on human rights; The Constitution of Vietnam affirms the right to free movement of all citizens as inviolable; Furthermore, the Constitution also charges both the government and citizens with the right and responsibilities to defend human rights; In reality, We, Vietnamese citizens with full legal rights, frequently have our freedom of movement blatantly and brutally stripped away by civilian-clothed individuals without cause. Such coercions gravely violate our rights under the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam and all international covenants on human rights that the government of Vietnam has signed and sworn to uphold. Such violations also severely contradict the government declaration of respect, protection, and promotion of fundamental human rights as principles in all socio-economic development strategies for the country. The violation of citizens’ freedom to travel has been systematic across the country. Without cause, groups of street-clothed individuals suddenly formed guard stations, blocking entries to many residences and forbade people living there to leave the houses. At least 600 citizens have experienced such arbitrary blockages in Ho Chi Minh City alone, as boasted by the city Party Secretary himself. These strangers refused to produce any warrants or orders for such measures. Instead, in many cases, they responded with profanities and insults. They even used violence to forcefully stop us from leaving the houses, caused bodily injuries, and threatened our lives. That kind of conduct seriously violate the Vietnamese laws and must be prosecuted accordingly. On the following legal basis: From the Constitution of Vietnam: - Article 14: In the Socialist Republic of Vietnam, human rights, civil, political, economic, cultural and social rights are recognized, respected, protected, and guaranteed by the Constitution and the laws. Human rights, citizen's rights, can only be restricted by the laws if needed for the sake of national defense, national security, social order and safety, social morality, and health of communities. - Article 16: No one is discriminated against in his or her political, civil, economic, cultural and social life. - Article 20: Everyone is to have the inviolable right to his/her body; to have their health, honor, and dignity protected by the laws; to not be subjected to torture, violence, persecution, corporal punishment or any other forms of violation of his/her body, health, honor or dignity. - Article 23: Citizens have the right to freedom of movement and residency in the country; to go abroad; and to return home. The exercise of these rights is regulated by the laws. From the 2015 Civil Code: Clause 1, Article 33: Individuals have the inviolable right to their life, health and body". Clause 1, Article 34: Honor, dignity and prestige of individuals are inviolable and protected by the laws". From Article 155 of the 2015 Criminal Code, amended and supplemented in 2017, regarding the Crime of Humiliating Others: Humiliating others is understood as an act of seriously offending other people's dignity and honor. Offenders are those who verbally or physically commit an act of seriously insulting the dignity and honor of others such as libeling, cursing, shaving their heads, cutting their hair, stripping their clothes, taking pictures or recording video; Or commit violent or threatening acts such as detaining, interrogating, beating, threatening, and forcing the victims to act against their will. And from the 1948 Universal Declaration of Human Rights by the United Nations General Assembly, and various international covenants on human rights, particularly, the Freedom to Travel, that the govenernment of Vietnam has signed and sworn to uphold. We Declare That: 1. We are citizens with full human rights and citizens' rights under the laws. There must be no restrictions on our rights according to the Vietnamese laws. 2. All acts of impeding our freedom of movement, and subsequently harming our bodies, honor and dignity are serious violations of the laws. 3. To put an end to this prolonged blatant trampling on the laws, we demand the Vietnamese authorities fulfill their responsibilities by directing related departments to take urgent measures to stop and prosecute those who have violated our freedom of movement. 4. Should those violators continue to infringe upon our freedom of movement, we reserve the right to exercise our "Right to justifiable self-defense" under the provisions of Article 22 of the 2015 Criminal Code. We hold the Vietnamese authorities and its related departments responsible for any consequential skirmishes, injuries, or loss of lives. We believe that in this single-party regime, under the totalitarian leadership of the Vietnamese Communist Party, the Constitutional Laws are arbitrarily applied for the sake of the Party. Today it is our rights that are violated. Tomorrow it will be our relatives’ and friends’. And soon all Vietnamese shall live under an arbitrary legal system. With this DECLARATION, we would like to inform our compatriots across the country and overseas, international human rights organizations and justice-upholding governments of the status of human rights violation committed by the Vietnamese authorities. We call on all countries and international organizations to consider human rights as a mandatory condition in forming relationships with the Vietnamese government; and implement sanctions on each and every violation of the signed covenants. We call on the Vietnamese authorities to end immediately its violations of citizens' rights, to uphold the laws, and to treat all citizens equally before the laws. Written in Vietnam on the 24th of May, 2019 Signed by: 01. Lm Nguyễn Hữu Giải, Nhà Hưu dưỡng Tổng Giáo Huế. 02. Lm Nguyễn Văn Lý, Nhà Hưu dưỡng Tổng Giáo Huế. 03. Lê Bảo Nhi, nhà báo tự do, Sài Gòn. 04. Trần Bang, kỹ sư, Sài Gòn. 05. Lê Công Định, luật sư, Sài Gòn. 06. Nguyễn Hồng Quang, mục sư, Sài Gòn. 07. Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư, Sài Gòn. 08. Phạm Ngọc Thạch, mục sư Sài Gòn. 09. Ngô Thị Thứ, giáo viên, Sài Gòn. 10. Võ Văn Tạo, nhà báo tự do, Nha Trang. 11. Đinh Đức Long, bác sĩ, Sài Gòn. 12. Nguyễn Chí Trung, buôn bán, Sài Gòn. 13. Trương Văn Kim, cựu TNLT, Lâm Đồng. 14. Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, Sài Gòn. 15. Nguyễn Thị Thái Lai, TNV chương trình tri ân TPB VNCH, Nha Trang. 16. Lê Thị Ngọc Đa, dân oan, Long An. 17. Mai Thị Nguyệt, dân oan, Long An. 18. Trương Minh Tâm, dân oan, Long An. 19. Lê Xuân Lộc, linh mục, Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn. 20. Nguyễn Thanh Loan, nghề nghiệp tự do, Sài Gòn. 21. Trịnh Toàn, nghề nghiệp tự do, Sài Gòn. 22. Nguyễn Ngọc Tân, nghề nghiệp tự do, Vĩnh Long. 23. Chu Vĩnh Hải, nhà báo độc lập, Bà Rịa - Vũng Tàu. 24. Đinh Quang Tuyến, nghề nghiệp tự do, Sài Gòn. 25. Phạm Ngọc Hoa, dân oan, Sài Gòn, 26. Đỗ Thị Hồng Nhung, dân oan, Sài Gòn. 27. Lê Thanh Dương, TPB/VNCH, Sài Gòn. 28. Nguyễn Thị Thanh, hưu trí, Sài Gòn. 29. Phạm Bang, nhà giáo hưu trí, Thanh Hóa. 30. Đoàn Thị Nữ, dân oan, Tiền Giang. 31. Trương Thanh Quang, dân oan, Tiền Giang. 32. Trần Thị Thảo, giáo viên hưu trí, Hà Nội. 33. Bùi Nghệ, hưu trí, Sài Gòn. 34. Vũ Mạnh Hùng, nhà giáo, Hội Giáo Chức Chu Văn An, Hà Nội. 35. Trương Văn Dũng, nghề nghiệp tự do, Hà Nội. 36. Nguyễn Thị Kim Thủy, dân oan Tiền Giang. 37. Lê Thị Ánh Nga, dân oan, Tiền Giang. 38. Phạm Thị Quẩn, dân oan, Long An. 39. Nguyễn Thị Tâm, dân oan, Long An. 40. Trần Thị Hồng, dân oan, Bến Tre. 41. Mai Bá Quang, dân oan, Bến Tre. 42. Nguyễn Thuý Hạnh, nghề nghiệp P.R., Hà Nội. 43. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Hà Nội. 44. Đặng Bích Phượng, nghỉ hưu, Hà Nội. 45. Ngô Duy Quyền, nghề nghiệp tự do, Hà Nội. 46. Lê Thị Công Nhân, nghề nghiệp tự do, Hà Nội. 47. Nguyễn Thị Tâm, dân oan Dương Nội, Hà Nội. 48. Trương Minh Hưởng, dân oan, Hà Nam. 49. Phan Trọng Khang, thương binh, Hà Nội. 50. Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, Hà Nội. 51. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội. 52. Khổng Hy Thiêm, kỹ sư, Khánh Hòa. 53. Phạm Thành (Bà Đầm Xoè), nhà văn, Hà Nội. 54. Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn, Hải Phòng. 55. Cấn Thị Thêu, dân oan Dương Nội, Hà Nội. 56. Huỳnh Hoàng Nhật, nghề nghiệp tự do, Sài Gòn. 57. Trần Thị Hoàng, dân oan, Tiền Giang. 58. Nguyễn Thị Ngọc Thu, dân oan, Long An. 59. Đàm Ngọc Tuyên, nhà báo độc lập, Quảng Ngãi. 60. Trần Đức Thạch, nhà thơ, cựu TNLT, Nghệ An. 61. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn. 62. Lê Phú Khải, nhà báo, Sài Gòn. 63. Nguyễn Đình Ấm, nhà báo, Hà Nội. 64. Nguyễn Văn Lịch, nghỉ hưu, Hà Nội. 65. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Sài Gòn. 66. Nguyễn Quang A, kỹ sư, Hà Nội. Trong 3 năm bị cản trở hơn 26 lần (23 lần câu lưu). 67. Kha Lương Ngãi, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn. 68. Huỳnh Thục Vy, kinh doanh tự do, Đắc Lắc. 69. Nguyễn Thái Sơn, lao động tự do, Đà Nẵng. 70. Hoàng Hưng, làm báo, dịch sách, làm thơ, Sài Gòn. 71. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu. 72. Hoàng Thị Hà, giáo viên nghỉ hưu, Hà Nội. 73. Dương Thị Tân, hoạt động xã hội, cựu TNLT, Sài Gòn. 74. Lê Nguyễn Phương Trâm, giáo viên, Sài Gòn. 75. Lê Trung Hiếu, thợ nhôm kính, Đà Nẵng. 76. Phạm Văn Điệp, doanh nhân, Thanh Hóa. 77. Tuấn Khanh, nhạc sĩ, nhà báo tự do, Sài Gòn. 78. Đỗ Trung Quân, nhà thơ, Sài Gòn. 79. Lê Thân, nhà hoạt động xã hội, Sài Gòn. 80. Nguyễn Viện, nhà văn, Sài Gòn. 81. Trương Minh Tuấn, kinh doanh, Đồng Nai. 82. Trần Thị Liễu, dân oan, Tiền Giang. 83. Trần Thị Lệ Sương, dân oan, Long An. 84. Mai Thị Bé Trang, dân oan, Long An. 85. Nguyễn Thị Huyền, dân oan, Long An. 86. Nguyễn Thị Thanh Tuyền, dân oan, Long An. 87. Lê Thị Nhài, dân oan, Long An. 88. Nguyễn Thị Bé Hai, dân oan, Đồng Tháp. 89. Vi Đức Hồi, cựu tù nhân lương tâm, Lạng sơn. 90. Hà Chí Hải, tư doanh, Hà Nội. 91. Trịnh Đình Hòa, hưu trí, Hà Nội. 92. Trần Văn Toàn, nghề tự do, Hà Nội. 93. Vũ Quốc Ngữ, nhà báo tự do, Hà Nội. 94. Khúc Thừa Sơn, nhà báo tự do, Đà Nẵng. 95. Đặng Doanh, kinh doanh, Đắk Nông. 96. Ngô Thị Hồng Lâm, chuyên ngành nghiên cứu lịch sử đảng, Vũng Tàu. 97. Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư tin học, Sài Gòn 98. Nguyễn Công Thanh, lao động tự do, Sài Gòn. 99. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt. 100. Mai Văn Tám, cơ khí tư nhân, Quảng Bình. 101. Nguyễn Đình Thục, linh mục giáo phận Vinh, Nghệ An. 102. Nguyễn Văn Bạn, làm ruộng, dân oan Long An. 103. Đỗ Văn Bền, làm ruộng, dân oan, Long An. 104. Lê Thị Bảy, làm ruộng, dân oan, Long An. 105. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, Sài Gòn. 106. Trần Nam Hưng, buôn bán, Sài Gòn. 107. Đặng Thị Kinh, dân oan, Bến Tre. 108. Phạm Ngọc Thinh, dân oan, Bến Tre. 109. Võ Thị Kim Chi, làm ruộng, dân oan, Bến Tre. 110. Cao Minh, nghề nghiệp tự do, Phú Yên. 111. Nguyễn Thị Kim Chi, nghệ sĩ ưu tú, thành viên CLB-LHĐ, Sài Gòn. 112. Lã Minh Luận, nhà giáo, Hà Nội. 113. Nguyễn Trường Chinh, dân oan, Hải Dương. 114. Lê Thị Ghi, làm ruộng, dân oan, Bến Tre. 115. Lê Thị Đành, làm ruộng, dân oan, Bến Tre. 116. Nguyễn Thị Đuột, dân oan, Bến Tre. 117. Trần Thị Tràng, làm ruộng, dân oan, Bến Tre. 118. Phan Minh Hùng, cựu chiến binh, Sài Gòn. 119. Huỳnh Thị Hường, làm ruộng, dân oan, Bến Tre. 120. Hồ Thị Đậy, làm ruộng, dân oan, Bến Tre. (120 signatories as of June 5, 2019) **** Phiên bản tiếng Việt TUYÊN BỐ CHUNG của những người đã và đang bị vi phạm quyền tự do đi lại www.viettin.de/node/874  
......

Việt Nam còn hay đã mất?

Le Anh BÁO ĐỘNG: TRUNG QUỐC ĐÃ VÀ ĐANG XÂY DỰNG 6.175 DỰ ÁN TẠI VIỆT NAM, THÂU TÓM CÁC VỊ TRÍ ĐẤT ĐẸP VÀ HIỂM YẾU Theo Báo VnEconomy ngày 2 tháng 6 năm 2019 thông tin cho biết, trước tình trạng người Trung Quốc xuất hiện khắp nơi ở Việt Nam, nhất là những nơi có các dự án kinh tế, nhà máy được xây dựng ở những vùng có liên hệ đến an ninh quốc gia như bauxite Tây Nguyên, Formosa Hà Tĩnh, các khu vực dọc bờ biển của Miền Trung. Một số người tại Đà Nẵng lên tiếng, nhà nước CSVN cần phải cảnh giác trước tình trạng các dự án lớn đã và đang được xây dựng có nguy cơ đe dọa an ninh, chủ quyền của đất nước. "BIỂN, BÃI BIỂN LÀ CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM, TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM MÀ CHỈ DÀNH RIÊNG CHO KHÁCH TRUNG QUỐC?" Đây là biển báo đặt trong Khu nghỉ dưỡng Nhũ Tiên - Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa. KHÔNG CHO NGƯỜI VIỆT NAM VÀ CẢ DU KHÁCH QUỐC TẾ VÀO !!! Bảng chữ viết cũng phạm luật: Chữ Tàu trên cùng. Kế tiếp là chữ Nga Rồi đến chữ Anh Chữ Việt Nam bét bảng.   Theo thống kê của bộ Công an cho biết, Trung Quốc hiện đang thực hiện 6.175 dự án trên khắp cả nước với tổng số vốn đăng ký khoảng 65 tỷ Mỹ kim. Các dự án này được xây dựng chủ yếu ở thành phố, khu kinh tế trọng điểm, các tỉnh ven biển, biên giới… Bộ Công an cũng khẳng định, trong số các dự án của Trung Quốc, có một số dự án có thể ảnh hưởng đến nền an ninh Quốc phòng. Không những vậy, nhà thầu Trung Cộng còn lợi dụng kẽ hở quy định định về cai quản lao động, cai quản xuất, nhập cảnh để đưa lao động vào Việt Nam trái phép bằng các hình thức như làm giấy tờ giả, sử dụng visa du lịch. Bộ Công an cũng đã thừa nhận, có tình trạng các công ty được người Trung Quốc núp bóng dưới dạng người Việt để mua tất cả những đất đai ở khu vực biên giới biển, biên giới đất liền, các vị trí đất đẹp, đất trung tâm. Dựa vào những dự án và kẽ hở của luật pháp Việt Nam, cộng thêm sự tham lam của các quan chức, người Trung Quốc vào Việt Nam mượn cớ du lịch, học tập, làm việc rồi mua nhà, thuê nhà, lập gia đình, sinh con cái… nhưng không thông qua với chính quyền địa phương, thậm chí làm ngơ trước sự ra vào ồ ạt của người Trung Quốc vì đã nhận hối lộ từ những công ty Trung Quốc. Tình trạng này ngày càng gia tăng, điển hình ở những vùng như: Nha Trang, Đà Nẵng…sự hiện diện đông đảo của người Trung Quốc ở khắp nơi trở thành hiện tượng bình thường hóa. Đó là chưa nói đến sự bất ổn an ninh tại địa phương, có nhiều người Trung Quốc không tuân thủ luật pháp đã gây mâu thuẩn với người dân Việt Nam. Ngoài ra, lấy cớ về sự giao thương giữa 2 nước, Trung Quốc đã tuồn vào nhiều loại trái cây, hoa quả và thực phẩm độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân Việt Nam. Chưa nói đến 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong mà nhà nước đã chủ trương muốn xây dựng cho Trung Quốc thuê trong thời hạn 99 năm. Từ những dữ kiện trên, cho thấy rõ mưu đồ xâm thực của Trung Quốc muốn dần dần biến Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc một ngày không xa. Lê Anh  
......

Bùi Quang Huy đào thoát: Thêm một vết đen trên mặt Bộ Công an

Phạm Chí Dũng – VOA| Sau khi bị nghi ngờ về ‘tay trong’ và phải chịu chỉ trích thâm cay không chỉ từ báo chí và dư luận xã hội mà còn từ nhiều đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội tháng 5 – 6 năm 2019, Bộ Công an đã phải tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 31/5/2019 để thông tin về “ông Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường, không trình diện, cũng không có mặt ở nơi cư trú kể từ lúc khám xét cho đến khi khởi tố vụ án”. “Sao bắt hàng được mà bắt người thì không?” Vẫn là Lương Tam Quang, Chánh văn phòng – Người phát ngôn của Bộ Công an Việt Nam – quan chức đã được phong hàm Trung tướng sau nhiều lần lập thành tích trả lời theo lối ‘chưa có thông tin gì’ trước báo chí về hàng loạt vụ việc mà đến khi đó đã rõ như ban ngày, như Vũ ‘nhôm’ – tức Trần Đại Vũ mà được đồn đoán có họ hàng với Trần Đại Quang – đào thoát sang Singapore, vụ câu lưu và sau đó là bắt giam Trung tướng công an kiêm ‘anh hùng lực lượng vũ trang’ Phan Văn Vĩnh về tội ‘bảo kê đánh bạc công nghệ cao’… Theo Lương Tam Quang, do trong thời gian khám xét, Bộ Công an chưa khởi tố vụ án, chưa khởi tố bị can đối với Bùi Quang Huy nên chưa thể áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật. “Riêng Bùi Quang Huy, từ lúc khám xét đến lúc khởi tố vụ án, đã không đến trình diện, mặc dù đã vận động gia đình, và cũng không có mặt ở nơi cư trú. Do vậy, ngày 18/5, cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Bùi Quang Huy” – tướng Quang giải thích thêm trong cuộc họp báo ngày 31/5. Nhưng Bộ Công an sẽ lẹo lưỡi ra sao trước câu hỏi “Sao bắt hàng được mà bắt người thì không? Nhẽ ra lúc đó anh có thể khởi tố vụ án và bị can cùng lúc” của đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng – một tiếng nói phản biện hiếm hoi trong số gần 500 mái đầu ‘nghị gật’ mà đã bị Bộ Công an gầm ghè vì cái tội ông Nhưỡng lôi tuột ‘thành tích’ tiếp nhận và điều tra quá chậm trễ đơn thư khiếu nại tố cáo của người dân ra trước mặt báo chí và công luận? Một câu hỏi không hề dễ nuốt. Nhưng vẫn chưa hết… “Khả năng thứ nhất là lộ lọt, qua quá trình triển khai nghiệp vụ để lộ lọt thông tin và bị can biết được nên trốn thoát. Khả năng thứ hai là quy trình không chặt chẽ, quá trình làm việc xác minh chưa chặt chẽ. Khả năng thứ ba là có người nào đó báo tin cho bị can Bùi Quang Huy” – khi kỳ họp Quốc hội mới khai mạc, một đại biểu Quốc hội là ông Lê Thanh vân đã liên tiếp xuất hiện trên mặt một số tờ báo nhà nước với những câu hỏi và nhận định ‘chết người’ dành cho Chung ‘con’ và Bộ Công an. Rốt cuộc, kẻ nào đã mật báo cho Bùi Quang Huy để ông chủ Nhật Cường Mobile bỏ trốn ngay trước mũi Bộ Công an, Nguyễn Xuân Phúc và cả ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng? Có ‘dính’ Chung và Hải? Hàng loạt đồn đoán và ám chỉ trong dư luận, trên mạng xã hội và trên mặt báo quốc doanh từ trước khi Hội nghị trung ương 10 diễn ra vào trung tuần tháng 5 năm 2019 về sân sau Bùi Quang Huy của Chung ‘Con’, tức Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, giờ đây trở nên phức tạp hơn hẳn bởi sự biến mất của Huy. Trong khi đó, lại rộ lên dư luận về vụ khám xét công ty Nhật Cường và truy bắt Bùi Quang Huy là nhằm lôi ra chuyện buôn lậu hàng Tàu mà có người nghi là có thể có các thiết bị gián điệp được Trung Quốc cài vào. Không đề cập trực tiếp về dư luận trên, nhưng báo điện tử Viettimes rút tít một cách hàm ý: “Báo động nguy cơ đối với chủ quyền quốc gia Việt nam nhìn từ vụ án Công ty Nhật Cường”, mà cụ thể trong bài là những khái niệm “chủ quyền thông tin” hoặc “chủ quyền trong không gian số”. Cùng thời gian này, vụ Huawei của Trung Quốc vẫn đang gây chấn động trong chính giới quốc tế. Nhiều quốc gia đã cắt hợp tác với Huawei vì lo sợ bị thiết bị tình báo Trung Quốc theo dõi. Cũng đang xuất hiện dư luận cho rằng vụ Nhật Cường sẽ ‘đốt’ không chỉ Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung mà cả Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải. ‘Đốt’ như thế nào và với nhiệt lượng đến mức độ nào thì chưa rõ, nhưng xác suất Chung và cả Hải ‘vô can’ trong vụ Nhật Cường thì gần như không thể có. Vết đen nhơ nhớp Trong khi đó, Bộ Công an lại phải nhận một vết đen nhơ nhớp bởi cách thông tin cái sau đá cái trước của về vụ Bùi Quang Huy. Bởi vào ngày 14/5/2019, chính Bộ Công an thông báo là đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Bùi Quang Huy và 8 người khác vì tội “Buôn lậu và tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” – được hiểu rõ ràng là Huy đã phải tra tay vào còng. Nhưng đến ngày 19/5/2019, cũng Bộ Công an lại thông báo Bùi Quang Huy đã bỏ trốn từ ngày 9/5. Cho đến nay, vở kịch vẫn được tái công diễn và còn nguyên giá trị lịch sử ‘và giá trị ‘nghệ thuật’ của nó kể từ vụ Dương Chí Dũng vào năm 2012, Trịnh Xuân Thanh năm 2016, Vũ Đình Duy và Vũ ‘Nhôm’ trong năm 2017…Tất cả đều có thời gian để cao bay xa chạy khiến người ta không khỏi nghi ngờ rằng nhờ được mật báo bởi những người ‘trong ngành.’ Đặc biệt là vụ Trịnh Xuân Thanh đầy kỳ bí. Bởi cho dù Thanh đã ‘tự nguyện về nước đầu thú’ theo cách tuyên truyền của Bộ Công an và đã có quá đủ thời gian để cơ quan điều tra Bộ này bắt Thanh phải mở miệng, cho tới nay vẫn không có bất kỳ công bố nào bởi bất kỳ quan điều tra nào về việc nhóm nào hoặc quan chức cao cấp nào đã bắn tin và mở đường cho Thanh ‘ra đi tìm đường cứu nước’ ở tận Đức. Còn nhớ vào năm 2012 sau khi bị bắt lại ở Campuchia và bị đưa ra tòa, cựu tổng giám đốc Vinalines Dương Chí Dũng đã khai về một ‘ông anh trên Bộ Công an’ đã mật báo để Dũng kịp thời đào thoát chỉ ít tiếng đồng hồ trước khi lực lượng cảnh sát điều tra từ từ bước vào nhà y theo một cung cách rất ‘đúng quy trình’. Khi đó đã ồn ào dư luận về kẻ mật báo chính là Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an. Nhưng rất may cho Ngọ là ông ta đã tránh bị truy tố vì căn bệnh xơ gan cổ trướng trong bụng, nhưng ông ta đã không thể tránh khỏi cửa địa ngục. Những viên tướng nào phải chịu trách nhiệm? Rốt cuộc, vụ Bùi Quang Huy đào thoát ngay trước mũi công an khi vụ việc đã được đưa vào ‘tầm ngắm’ – mà bằng chứng rõ nhất là vụ khám xét cơ sở doanh nghiệp Nhật Cường – phải được ‘giải thích’ như thế nào để đầu xuôi đuôi lọt? Vụ khám xét cơ sở Nhật Cường có phải là động tác đánh động cho Bùi Quang Huy bỏ trốn? Các cơ quan an ninh điều tra, cảnh sát điều tra và quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an đã ‘làm ăn’ đến nông nỗi nào mà khiến lại phát sinh thêm một Bùi Quang Huy đến mức phải ‘truy nã quốc tế’, sau những tiền lệ đậm màu sắc ‘phe cánh chính trị’ như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng, Phan Văn Anh Vũ? Rốt cuộc và sau tiền lệ Tổng cục 5 tình báo Bộ Công an phải giải thể với hàng loạt tướng lĩnh bị khởi tố và tống giam vì cung cách làm tình báo chỉ toàn mùi ‘hai đê’ (đất và đô), những viên tướng nào trong đội ngũ có đến 200 tướng công an phải chịu trách nhiệm về vụ Bùi Quang Huy đang biến mất và sẽ có thể biến mất mãi mãi? Một chuyên án an ninh quốc gia về ‘gián điệp’ và tội danh ‘phản bội’ nữa chăng? Nếu Bùi Quang Huy bỏ trốn không đơn thuần bởi tội danh ‘buôn lậu’ mà là ‘xâm phạm an ninh quốc gia’, vụ việc sẽ trở nên ghê gớm và sắc máu hơn nhiều. Lẽ đương nhiên là khi đó không chỉ Nguyễn Đức Chung mà cả Hoàng Trung Hải sẽ phải cùng chịu trách nhiệm về vụ này, để Ủy ban Kiểm tra trung ương sẽ có thêm một đầu việc kiểm tra hoặc thêm một đầu vụ án./.  
......

Từ xâm lược Cao Miên, đến xâm lăng VNCH

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Photo Courtesy Phạm Trần Thủ tướng Tân Gia Ba, Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong) đã tạt gáo nước lạnh vào đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam khi ông chính thức nói Việt Nam đã “xâm lược” và “chiếm đóng” Cao Miên từ ngày 13/12/1978 đến tháng 06/1989. Đáng chú ý là nhà lãnh đạo Tân Gia Ba không chỉ một lần dùng chữ “xâm lược” để nói về cuộc hành quân vào Cao Miên của Việt Nam mà hai lần liên tục trong vòng chưa đầy 24 giờ. Lần thứ nhất diễn ra vào tối ngày 31/05/2019 khi Thủ tướng Lý Hiển Long đọc diễn văn khai mạc diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần thứ 18, tổ chức tại Tân Gia Ba để thảo luận về an ninh Á châu-Thái Bình Dương. Có khoảng 20 Bộ trưởng Quốc phòng, kể cả Hoa Kỳ, Trung Cộng, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (The Association of South East Asia Nations, ASEAN), Nhật, Nam Hàn, Pháp, Úc, Tân Tây Lan, Gia Nã Đại, đại diện Liên Hiệp Châu Âu và hàng trăm chuyên gia quân sự và các nhà nghiên cứu của 50 quốc gia tham dự cuộc họp quan trọng này. Thủ tướng Lý nói: “After the Cold War ended, the US became the sole superpower. Southeast Asia entered a new phase. The Indochinese wars finally ended, and the communist countries opened up. Earlier, Vietnam had invaded Cambodia, thus posing a serious threat to its non-communist neighbours. But now Vietnam joined ASEAN, together with Cambodia, Laos and Myanmar”. (Trích diễn văn khai mạc Đối thoái Shangri-La thứ 18) (Tạm dịch: “Sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, Hoa Kỳ trở thành cường quốc duy nhất. Đông Nam Á đi vào kỷ nguyên mới. Cuối cùng cuộc chiến ở Đông Dương cũng chấm dứt, các nước Cộng sản mở cửa. Trước đó, Việt Nam đã xâm lược Cao Miên (hay còn gọi là Kampuchia, hoặc Kampuchea), đe dọa nghiêm trọng đối với các nước láng giềng không Cộng sản. Nhưng bây giờ Việt Nam đã gia nhập ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á), cùng với Cao Miên, Lào và Myanmar (tên cũ là Burma, Miến Điện)”. Phái đoàn Việt Nam do Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch dẫn đầu đã có mặt tại buổi lễ khai mạc, nhưng không thấy báo chí Việt Nam đưa tin về tuyên bố của Thủ tướng Lý, cũng không có phản ứng của phía Việt Nam tại Tân Gia Ba. Sau đó, ngày 01/06 (2019), trong bức thư chia buồn gửi Thủ tướng Thái Lan, Prayut Chan-o-Cha, về sự qua đời của nguyên Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Quốc gia, Preme Tinsulanonda, nhà lãnh đạo Tân Gia Ba đã ca tụng sự nghiệp chính trị và tài lãnh đạo lỗi lạc của cố Thủ tướng Thái, đồng thời nhắc lại cuộc “xâm lược Cao Miên” của Việt Nam. Báo The Straits Times trích lời Ông Lý viết: “Mr Lee said the region also benefited from Mr Prem’s leadership, noting that Mr Prem’s time as premier coincided with the five countries of Asean coming together decisively to resolutely oppose Vietnam’s invasion of Cambodia. “General Prem was resolute in not accepting this fait accompli. Supported by his able Foreign Minister, Air Chief Marshal Siddhi Savetsila, General Prem worked with Asean partners to support the resistance forces of the Coalition Government of Democratic Kampuchea from Thai territory, and to oppose the Vietnamese occupation in international forums. “This effective collective resistance prevented a military invasion and regime change from being legitimised, and protected the security of other Southeast Asian countries. Eventually the invasion forces withdrew, a peace settlement was signed, and internationally supervised elections were held to elect a new Cambodian government”. “This decisively shaped the subsequent course of Southeast Asia. It paved the way for Vietnam, Cambodia and Laos to join ASEAN, as partners in promoting the region’s peace and development”. (Theo The Straits Times, ngày 01/06/2019). (Tạm dịch: “Ông Lý nói rằng, khu vực cũng được hưởng sự nghiệp lãnh đạo của Ngài Preme. Trong thời gian ông giữ chức Thủ tướng cũng trùng hợp với việc năm Quốc gia của ASEAN đã cùng nhau khẳng định và quyết liệt chống cuộc xâm lược Cao Miên của Việt Nam. “Tướng Preme cương quyết không chấp nhận như là việc đã rồi. Được hậu thuẫn bởi Bộ trưởng Ngoại giao, Tư lệnh Không quân Hòang gia Siddhi Savetsila, Tướng Preme đã làm việc với các Lãnh đạo của ASEAN để ủng hộ lực lượng kháng chiến của Chính phủ Liên hiệp Dân chủ Kampuchea từ lãnh thổ Thái, và chống lại cuộc chiếm đóng của người Việt Nam trên các diễn đàn Quốc tế”. Lưu ý: Năm nước nguyên thủy của tổ chức ASEAN gồm: Indonesia (Nam Dương), Malaysia (Mã Lai Á) , Singapore (Tân Gia Ba), the Philippines (Phi Luật Tân) và Thailand (Thái Lan). “Hiệu quả của sự chống đối tập thể đã ngăn chặn cuộc xâm lược quân sự và sự thay đổi thể chế trở thành hiện thực, đồng thời bảo vệ an ninh cho các nước trong vùng Đông Nam Á. Lần hồi, lực lượng xâm lược phải rút lui, một giải pháp hòa bình được ký kết, và cuộc bầu cử có Quốc tế kiểm soát đã được tổ chức để bầu lên một Chính phủ Cao Miên mới”. “Biến cố này đã mặc định hướng đi cho Đông Nam Á. Nó mở đường cho Việt Nam, Cao Miên và Lào gia nhập ASEAN, như là những thành viên cổ võ hòa bình và phát triển của khu vực”. VIỆT NAM PHẢN ỨNG Đây là lần đầu tiên, sau 30 năm kể từ khi Việt Nam rút quân khỏi Cao Miên là điều kiện bắt buộc của Trung Cộng, để được bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, một Nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã quay lại lịch sử để phơi ra sự thật mà đảng CSVN không bao giờ dám thừa nhận. Quân Việt Nam ở Kampong Cham trước khi rút về nước năm 1989. Ảnh: Southeast Vì vậy, Bộ Ngoai giao Việt Nam đã phải gấp rút phản ứng vào tối ngày 04/06 (2019), nguyên văn như sau: “Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-La và trên trang mạng cá nhân ngày 31-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam lấy làm tiếc đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận. Bà Thu Hằng cho biết thêm Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về vấn đề này”. (Theo Tuổi Trẻ Online, ngày 04/06/2019). Các báo của nhà nước CSVN cũng đồng loạt đăng lời tuyên bố của bà Hằng, dựa theo Bộ Ngoại giao rằng:”Đóng góp và hi sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Ngày 16-11-2018, Toà án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ (ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ. Phán quyết đã phản ánh khách quan sự thật lịch sử, thực thi công lý, trả lại công bằng cho các nạn nhân, được Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh” Tuy nhiên, trong tuyên bố của mình, Thủ tướng Lý Hiển Long đã không đề cập đến lực lượng Khmer Đỏ và chế độ Pol Pot mà chỉ nêu lên sự thật của lịch sử là Việt Nam đã “xâm lược” và “chiếm đóng” Cao Miên trong 10 năm. CHIẾN TRANH HỦY DIỆT Đầu năm nay (2019), đảng và nhà nước CSVN đã tổ chức kỷ niệm 40 năm “Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân, dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (07/01/1979- 07/01/2019)”. Dấu mốc lịch sử 40 năm cuộc chiến Cao Miên bắt đầu từ ngày 23/12/1978, khi khoảng 200,000 quân Việt Nam vượt biên giới để tấn công mở đường và yểm trợ lực lượng 20,000 lính của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, do Heng Samrin lãnh đạo và được Việt Nam yểm trợ, chiếm Thủ đô Nam Vang ngày 07/01/1979. Mười ngày sau, 17/01/1979, quân Việt Nam là chính, đã kiểm soát gần hết lãnh thổ xứ Chùa Tháp. Pol Pot và Khmer đỏ, dù có Trung Cộng đứng sau lưng, đã phải rút quân về cố thủ dọc biên giới Thái Lan. Để trả đũa thay cho Pol Pot, ngày 17/02/1979, lãnh tụ Trung Cộng Đặng Tiểu Bình, đã tung 600,000 quân vượt biên giới đánh vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái) và Lai Châu. Họ Đặng gọi cuộc hành quân là “dạy cho Việt Nam một bài học”. Ngày 14/3/1979, Trung Cộng rút hết quân về nước, nhưng sau đó lại mở mặt trận đẫm máu thứ hai ở vùng biên giới, đặt trọng tâm vào Vỵ Xuyên (Tỉnh Hà Tuyên) từ 1984 đến 1990 để chiếm hai vị trí chiến lược núi Lão Sơn (Laoshan, điểm cao 1059, Việt Nam gọi là núi Đất) và Giả Âm Sơn (điểm cao 1250,Việt Nam gọi là đồi 722) và các điểm cao chiến lược khác dọc biên giới hai nước. Việt Nam đã mất vĩnh viễn phần lãnh thổ quan trọng này kể từ ngày 14/07/1984. Không có số lính và thường dân Việt Nam bị tử thương hay mất tích trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung được Việt Nam công bố, nhưng từ lâu, nhiều nguồn tin phỏng định từ 28,000 đền 45,000 quân và dân đã thiệt mạng và mất tích. Riêng tại mặt trận Vỵ Xuyên (Hà Tuyên), con số binh sỹ tử thương đã ở lại vĩnh viễn nơi chiến trường khoảng từ 3,000 đến 5,000 người. NGHĨA VỤ CHO AI, VÌ AI? Trong khi đó tại chiến trường Cao Miên, ngược với trông đợi Việt Nam sẽ rút quân sau khi đánh bật Pol Pot ra khỏi Nam Vang, quân Việt Nam đã sa lầy ở đó đến 10 năm. Cho đến khi sức cùng lực kiệt Việt Nam đã buộc phải rút quân từ tháng 06 năm 1989, trước áp lực cấm vận của Quốc tế và là điều kiện bắt buộc của Bắc Kinh nếu Hà Nội muốn nối lại bang giao. Vậy Việt Nam đã được gì sau cuộc chiến gọi là “nghĩa vụ quốc tế” của lực lượng “tình nguyện” ở Cao Miên ? Hà Nội chẳng được gì, dù đã tổn thất khoảng 100,000 mạng sống gồm chết, bị thương và mất tích. Đất nước Cao Miên ngày nay, tuy quyền hành nằm trong tay cựu Trung đoàn trưởng Hun Sen, người được quân Việt Nam cứu và đưa trở lại Nam Vang nắm quyền sau Heng Samrin, đã nằm gọn trong tay Trung Cộng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Hoa Tập Cận Bình đã có ảnh hưởng chính trị tuyệt đối với Cao Miên hơn cả Hoa Kỳ. Ông Hun Sen đã nắm quyền lãnh đạo Campuchia 33 năm, sẽ tiếp tục được Bắc Kinh ủng hộ để thực hiện kế hoạch bành trướng “một vành đai, một con đường” của ông Tập Cận Bình, nhưng đồng thời cũng bao vây Việt Nam ở phía tây. Một bài viết phổ biến trên Internet cho biết: “Là quốc gia viện trợ lớn nhất cho Campuchia, Trung Quốc đã hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á này 11 triệu USD để tổ chức các cuộc bầu cử địa phương trong năm nay. Ở chiều ngược lại, chính phủ Campuchia mở cửa cho làn sóng đầu tư chưa từng có của các doanh nghiệp Trung Quốc. Hiện đã có 30 sòng bạc của doanh nghiệp Trung Quốc đi vào hoạt động ở Campuchia và 70 sòng bạc khác đang trong quá trình xây dựng.  Số lượng khách du lịch Trung Quốc đổ tới Sihanoukville, thành phố vốn chỉ có 90.000 dân, tăng gấp đôi trong vòng hai năm 2016-2017. Mọi nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, cửa hàng mua sắm miễn thuế, siêu thị và ngân hàng ở Sihanoukville đều trưng biển hiệu viết bằng tiếng Trung Quốc”. Theo thống kê, năm 2017 Việt Nam đã dầu tư ở Cao Miên 184.5 triệu Mỹ kim, so với 501.5 triệu của Trung Cộng. Ngoài mất ảnh hưởng chính trị vì không có khả năng kinh tế và tài chính bao bọc cho Hun Sen bằng Trung Cộng, đảng cầm quyền CSVN còn phải đối phó với mối hiềm khích lịch sử dai dẳng với Cao Miên về tranh chấp lãnh thổ và chủng tộc. Dù ngoài mặt thân thiện, nhưng trong thâm tâm, người Miên vẫn lạnh nhạt với người Việt Nam. Nó giống hệt như mối thù tiềm ẩn không bao giờ ra khỏi máu người Việt đối với Trung Quốc mỗi khi người Việt nhớ đến cuộc tấn công vào 6 Tỉnh biên giới của Đặng Tiểu Bình năm 1979 để không quên rằng Việt Nam đã từng bị người Tầu đô hộ 1,000 năm trong nhiều Thế kỷ trước. Do đó, khi tổ chức kỷ niệm chiến thắng Pol Pot-Khmer đỏ tại Hà Nội ngày 05/01/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam đã ngụ ý kỷ niệm chiến thắng quân Khmer đỏ ở mặt trận biên giới Tây Nam là chính, sau đó mới đến chuyện đánh bật Pol Pot và Khmer đõ khỏi Thủ đô Nam Vang ngày 07/01/1979. Ông Phúc muốn lồng 2 hành động vào một khung là muốn tránh mở lại vết thương xung đột với Trung Cộng vì Bắc Kinh đã để mất quân bài Pol Pot trước cuộc tấn công của quân Việt Nam. Hơn nữa khi Thủ tướng Việt Nam gọi lễ kỷ niệm là “Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân, dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (07/01/1979- 07/01/2019)” còn ngụ ý muốn thanh minh quân Việt Nam vượt biên vào Cao Miên 40 năm trước không phải là hành động “xâm lược chiếm đóng” như đã có lần bị chính Nhà vua Norodom Sihanouk tố cáo tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Ông Phúc muốn mọi người hiểu rằng Việt Nam chỉ phản công hành động đánh phá của Pol Pot-Khmer đỏ, và tình nguyện giúp người Miên thoát khỏi chế độ diệt chủng. Ông Phúc nói: “Sau khi đập tan chiến tranh xâm chiếm biên giới Tây Nam – Việt Nam của Tập đoàn phản động Pôn Pốt, theo yêu cầu của cách mạng Campuchia, Việt Nam đã đưa quân tình nguyện sang giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng dân tộc khỏi nạn diệt chủng, khôi phục, xây dựng đất nước. Đến ngày 7/1/1979 thủ đô Phnôm Pênh đã được giải phóng. Đây là Chiến thắng có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại, từ đó nhân dân Campuchia hoàn toàn thoát khỏi chế độ diệt chủng, bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, dựng xây đất nước”. Nhóm chữ “cách mạng Campuchia” mà ông Phúc nhắc đến là tổ chức “Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia”, được Việt Nam yểm trợ thành lập do Heng Samrin lãnh đạo và Hun Sen là Ủy viên. Báo chí Việt Nam, theo chỉ đạo của Ban Tuyên giáo đảng và Bộ Thông tin và Truyền thông, đã viết bài ca tụng quân đội Việt Nam đã “hoàn thành nghĩa vụ quốc tế vẻ vang”. Nhưng trong khi kỷ niệm 40 năm chiến thắng mặt trận biên giới Tây Nam và giải phóng Cao Miên khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot được tổ chức cấp nhà nước thì trong 39 năm qua, những hy sinh cao cả và đẫm máu của quân-dân 6 tỉnh biên giới trong cuộc chiến chống quân Tầu xâm lược 1979-1990 đã bị đảng cầm quyền CSVN cố tình làm ngơ. Chính phủ Việt Nam còn ra lệnh chống phá, ngăn cấm mọi cố gắng tự phát của cựu chiến binh và người dân muốn tổ chức truy điệu và dâng hương ghi ơn quân-dân đã nằm xuống trong cuộc chiến hào hùng này. Đảng và nhà nước CSVN còn kỳ thị và cấm tổ chức ghi công và truy điệu 74 Chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình trong cuộc chiến chống quân Tầu xâm chiến Hoàng Sa tháng 01/1974. Như vậy, với biến cố Thủ tướng Lý Hiển Long của Tân Gia Ba nói về “xâm lược” và “chiếm đóng” Cao Miên của đảng CSVN, sẽ chẳng ngạc nhiên nếu có ngày cái gọi là “giải phóng miền Nam” hay “chống Mỹ cứu nước” bị rơi mặt nạ trước lịch sử “xâm lăng” Việt Nam Cộng hòa.  
......

Tinh thần thượng tôn pháp luật

Đỗ Văn Ngà| Vừa rồi trên mạng xã hội đã bùng lên những luồng phản ứng trái chiều từ một status của ông Lý Hiển Long. Trong phát biểu ấy, ông Lý có nói Việt Nam “xâm lược” và “chiếm đóng” Campuchia. Phe phản đối thì nói Kmer Đỏ đã thảm sát nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia, nên quân tình nguyện Việt Nam đánh sang Campuchia tiêu diệt Kmer Đỏ để bảo vệ nhân dân Việt Nam và cứu nhân dân Campuchia khỏi bị diệt chủng. Đó là lối tư duy rất lạc hậu, với tư duy kiểu đó thì sau này Việt Nam khó có nhà nước pháp quyền. Để làm rõ cần phải đặt ra một số câu hỏi và giải quyết cho rõ ràng vấn đề, tránh nhập nhằng. Câu hỏi thứ nhất là Kmer Đỏ có tàn sát nhân dân Việt Nam không? Câu trả lời là có. Cụ thể là vụ thảm sát ở Ba Chúc – Tri Tôn – An Giang, thời điểm xảy ra vụ tàn sát là vào tháng 4 năm 1978, lúc đó quân Kmer Đỏ đã giết hơn 3 ngàn thường dân ở đây. Câu hỏi thứ nhì là Kmer Đỏ có diệt chủng nhân dân Campuchia không? Câu trả lời là có. Cụ thể là từ năm 1975 đến 1979, Kmer Đỏ đã tàn sát khoảng từ 2 đến 3 triệu người dân Campuchia chiếm cỡ 25 đến 37,5% dân số Campuchia lúc đó. Câu hỏi thứ 3 là quân tình nguyện Việt Nam có xâm lược Campuchia không? Câu trả lời này tùy theo góc nhìn, để xét sau. Dựa vào chuỗi sự kiện sau đó rồi đưa ra quan điểm. Câu hỏi thứ tư, quân tình nguyện Việt Nam có chiếm đóng Campuchia không? Câu trả lời là có. Thời gian chiếm đóng là 10 năm, điều này là không thể phủ nhận. Như vậy trong 4 câu hỏi đưa ra, thì có đến 3 câu là rõ như ban ngày, câu thứ 3 là còn đang tranh cãi. Việc làm của quân tình nguyện là giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng hay xâm lược? Câu trả lời là 2 trong 1. Nghĩa là hành động đánh Kmer đỏ giải thoát nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng là không thể phủ nhận, nhưng cũng nhân cơ hội này mà chiếm đóng đất nước người ta thì rõ ràng trong hành động giải phóng đó anh có tham vọng xâm lược. Nếu Việt Nam đánh dẹp Kmer đỏ rồi trao lại đất nước này cho Liên Hiệp Quốc giải quyết bằng luật chơi chung của tổ chức này, thì ngày nay Lý Hiển Long đã không nói Việt Nam là xâm lược và chiếm đóng Camphuchia. Thế giới đã có Liên Hiệp Quốc, tổ chức này có Hội Đồng Bảo An là nơi mà những quốc gia lớn là thành viên, trong đó có 5 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc là thành viên thường trực. Họ là những kẻ chơi cờ trên bàn cờ thế giới nên khi hành sự họ có quyền lực của kẻ mạnh, có tiếng nói trong Liên Hiệp Quốc nên họ có thể tác động tạo luật chơi. Còn lại thì nên chơi luật chơi chung, vì nếu tự tách mình ra sẽ bị cô lập. Vấn đề Việt Nam đưa quân sang Campuchia là cách hành xử không theo luật chơi chung đó của chính quyền Hà Nội, nên bị thế giới lên án là xâm lược và chiếm đóng. Nơi thượng tôn pháp luật là nơi có công thì thưởng có tội thì phạt, không nhập nhằng lấy phần công bù phần tội. Nếu bù trừ kiểu đó, luật sẽ bị phá và sự công bằng sẽ bị bẻ gãy. CS họ tự cho rằng “tao có công đánh đuổi 3 đế quốc to, nên tao có quyền cai trị đất nước vĩnh cửu”. Ý đồ đó, đã thể thiện bằng cái điều 4 Hiến Pháp mà ai cũng thấy. Hay tại các tòa án CS, những người mà gia đình có công thì được áp tình tiết giảm nhẹ, thế nên mới có chuyện kẻ tội như núi mà án thì nhẹ như lông hồng. Tương tự như vậy, ngày nay người Việt đã rơi vào lối tư duy ấu trĩ ấy một cách vô thức mà không hề hay biết. Quân Việt Nam có công giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng thì Việt Nam có quyền chiếm đóng đất nước họ à? Với tư duy thượng tôn luật pháp, không ai chấp nhận kiểu lập luận đó cả. Không thể lấy công để hợp thức hóa tội như thế được. Nếu thế giới này quan niệm như thế thì trước khi tôi gây tội ác, tôi chỉ cần lập công trạng nào đó để nó hóa giải tội tôi sẽ thực hiện à? Thế thì xã hội này loạn. Và tại Việt Nam, chuyện công an đánh chết người được hưởng án treo như vụ án công an giết chết anh Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên cách đây 7 năm là ví dụ. Không biết công với cán gì mà nó hóa giải được tội ác giết người. Vậy nên, tư duy thượng tôn pháp luật cần phải được thiết lập và phổ quát trên diện rộng. Nó cần có ở người dân và cả chính quyền để làm nền tảng cho một nhà nước pháp quyền. Mà đặc biệt, tư duy thượng tôn pháp luật ở một chính quyền là cần thiết nếu muốn tìm kiếm sự ủng hộ của thế giới. Hiện nay, chính quyền CS tham gia với thế giới theo kiểu đối phó với luật chơi của họ, CSVN vẫn tư duy “tao là luật”. Chính vì thế mà cho đến hôm nay, sau bao nhiêu năm đứng chung mà CSVN vẫn chưa hội nhập được. Mà một khi không thể hội nhập thì làm sao tìm kiếm sự ủng hộ của thế giới, cho nên chính quyền lập dị này ngả sang Tàu là điều tất yếu. Vậy nên, muốn thoát tàu thì phải thoát Cộng là vậy. Thoát Cộng để tẩy rửa cho sạch cái tư duy vô pháp vô thiên đã ăn sâu vào máu của dân tộc này./.  
......

“Chúng ta sẽ cùng vượt qua”, vợ của kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh hét lớn tại phiên tòa

   Blog Tuấn Khanh| Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh là một điển hình về quyền tự do ngôn luận bị giam hãm và chà đạp tại Việt Nam. Chỉ bằng việc bước xuống đường bày tỏ về tình hình ô nhiễm môi trường của đất nước, lên Facebook để nói về thực trạng xã hội, nhưng anh Nguyễn Ngọc Ánh bị nhà cầm quyền Việt Nam coi là mối nguy cho sự tồn vong của chế độ. Ngày 6 tháng Sáu, 2019, tòa án tỉnh Bến Tre đã kết án anh Nguyễn Ngọc Ánh 6 năm tù giam và 5 năm quản chế, theo điều 117 BLHS, tức có hành vi làm ra, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với những cụ già, thanh niên mới vào đời… việc tạo cớ bỏ tù hàng loạt người dân, cho dù họ sống và hành động đúng với Hiến Pháp Việt Nam về quyền tự do ngôn luận, nhà cầm quyền Việt Nam cũng bộc lộ sự suy nhược và mong manh của chính họ, trong thành trì đầy vũ trang và điều luật mơ hồ để chống lại nhân dân. Phát biểu sau khi đi dự phiên tòa của chồng mình, chị Nguyễn Thị Châu nói rằng  “dù sao đi nữa, tôi luôn tự hào về người chồng của mình” . Chị Châu mô tả lại phiên xử ngắn ngủi đó. – Dạ, em đi lên lên tòa từ ngày 5 tháng Sáu. Mấy chị em người nhà các tù nhân lương tâm mướn nhà nghỉ và chờ ngày xử. Dù không cản trở gì, nhưng nơi ở của các chị em bị an ninh vây kín.  Sáng ngày 6 tháng Sáu, em nhận thấy cách tòa án chừng 500m, công an đã dày đặc. Sau đó, em thấy một đoàn 5 chiếc xe chở Cảnh sát cơ động (CSCĐ) chạy vào, trong đó một xe chở anh Ánh. Lúc đó, em giơ máy lên để chụp thì công an thường phục ập đến ngăn em. Với em, phiên tòa diễn ra sau đó vô cùng nhàm chán và áp đặt. Thông báo thì nói tòa bắt đầu lúc 7g sáng, nhưng đến 8g30 mới bắt đầu, đến 12g đã kết thúc. Thẩm phán và Viện Kiểm Sát chỉ đọc trên giấy ghi sẵn, nhưng lủng củng, đọc sai rất nhiều. Họ bắt chồng em phải nhớ lại những chuyện từ hai năm trước. Chồng em xác nhận có livestream, nhưng khẳng định viêc anh tham gia biểu tình về môi trường, dân oan… là quyền của công dân. Anh Nguyễn Ngọc Ánh cũng nói xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm công dân, nên anh không có tội. Nhưng với em, đó là phiên tòa dàn dựng. Chẳng hạn như phần người làm chứng thì có em và một người làm của gia đình em trước đây. Riêng người đó, công an có xe đưa rước riêng, cách ly với em. Người đó nói những lời mà an ninh muốn để kết tội chồng em. Chẳng hạn nhà em có một cái ao, mà anh Ánh để ở đó một cái gậy, thì người này nói là anh Ánh làm cái gậy để đi biểu tình.  Rồi công an hỏi, người này kể tên những người nói chuyện livestream với chồng em y như lời an ninh kết tội. Các video livestream trình chiếu lên màn hình để kết tội chồng em không có nguyên bản mà bị cắt sửa, chỉ có những câu nói hay phần nào bị coi là bất lợi. Còn nguyên bản, nguyên ý thì không có.  Tòa cũng cố ý nhắc đi nhắc lại những điều này coi như là tội nặng của anh Ánh. Thẩm phán rồi Viện Kiểm Sát thay phiên tấn công chồng em không nghỉ, không kịp suy nghĩ để đối phó. Em còn nhớ lúc đó anh Ánh bị mệt và chân anh cũng đau đến mức anh phải vịn chặt mới không ngã, nên thẩm phán cho phép chồng em ngồi, nhưng chồng em đã từ chối. Em tin là chồng em muốn bày tỏ rằng dù như thế nào, anh cũng không nhượng bộ. Lúc đó, em tức giận quá nên bật tiếng chửi thể và đá tung cánh cửa nên công an áp lại, ngăn em. Sau đó đi ra ngoài thì công an cũng kèm chặt. Lúc kết thúc phiên tòa, em chạy vào và la lên với chồng mình “anh yên tâm đi, mình còn cuộc chiến cuối cùng. Mình sẽ cùng nhau vượt qua”. Công an cũng chặn em lại, không cho em lại gần chồng em. Em còn nhớ, trước đó chồng em nói là dù có tù 15 hay 20 năm, thì anh cũng sẽ chấp nhận. Nên khi nhận bản án, anh Ánh không có gì tức tối hay sợ hãi gì cả. Vợ chồng anh Ánh và chị Châu Nhưng đó là suy nghĩ của anh Ánh, còn chị thì cảm thấy thế nào? – Em nghĩ là bản án do ở trên đưa xuống, quyết định trước rồi. Một bản án bất công, soạn sẵn rồi. Em hiểu chồng mình đã quyết tâm bước chân con đường lên tiếng cho đất nước, tức chồng em đã biết trước chuyện gì sẽ đến. Vì vậy, cùng chồng mình, em chấp nhận hết. Có là một người tù án 10 hay 20 năm, chồng em vẫn là niềm tự hào của em. Kết thúc phiên tòa, họ có cho chị gặp anh Ánh không? –  Lúc đi vào, đoàn xe đi cổng trước, nhưng khi kết thúc, họ đưa anh Ánh ra bằng cổng sau để tránh tiếp xúc với mọi người. Họ cũng không muốn anh chị em phản ứng, và tránh chuyện em nổi khùng lên. Em nhào vào xe chở anh Ánh thì 5 người an ninh giữ em lại, ngăn không cho em la lên, hay nói gì với anh Ánh.  Ra đến quán café cùng mấy chị em gia đình tù nhân lương tâm thì vẫn còn canh, nhưng về đến nhà nghỉ thì không thấy nữa. Phiên tòa xử anh Nguyễn Ngọc Ánh có ai đến đồng hành với chị không? Vì từ ngày 5 tháng Sáu, ở Sài Gòn hay nhiều nơi khác, an ninh đã chặn cửa rất nhiều người vì sợ mọi người tập trung về Bến Tre? – Dạ có 4-5 chị em gia đình tù nhân lương tâm đến. Em nghĩ cũng có những người khác đến nhưng không gặp được tụi em, vì mọi người bị kèm chặt. Trong tòa thì chật ních người ngồi nhưng rất nhiều là người do công an cài đặt, nên không biết ai là ai. Theo tình hình này, thì chị và anh Ánh có quyết định kháng cáo không? – Em đã liên hệ với Luật Sư Đặng Đình Mạnh cho việc này. Em nghĩ ông xã em có sai lầm khi nghe công an thuyết phục không cần luật sư và ảnh cũng muốn giữ lời hứa với họ. Nhưng anh Ánh cũng nói rằng sau khi tự bào chữa mà xảy ra những tình huống mà ảnh không đồng ý, thì sẽ nhờ đến luật sư. Chắc là em sẽ đi thăm chồng em rồi có quyết định ngay. Qua phiên tòa này, em thấy họ lợi dụng chuyện chồng em tự bào chữa rồi quay chồng em chóng mặt luôn. Lúc em ở vị trí người làm chứng, thẩm phán hỏi em có thấy anh Ánh livestream không. Em nói là tôi không quan tâm livestream hay gì cả, nhưng việc chồng tôi nói chuyện với ai, làm gì, đó là quyền tự do của ảnh. Chồng tôi chỉ nói và đóng góp cho xã hội theo điều 167, chồng tôi không có tội. Tòa đã bắt em im lặng. Cám ơn chị, và mong anh chị sớm có ý kiến sớm để cùng kháng cáo về bản án này. Tuấn Khanh (ghi)      
......

Thêm một bản án man rợ của CSVN đối với người yêu nước Nguyễn Ngọc Ánh.

Sáng ngày 06/06/2019, vào lúc 7h30, nhà cầm quyền tỉnh Bến Tre đã mở phiên toà sơ thẩm xét xử ông Nguyễn Ngọc Ánh tại TAND tỉnh Bến Tre, ở số 5E, đường Đồng Văn Cống với cáo buộc theo Điều 117 BLHS năm 2015. Ông Nguyễn Ngọc Ánh sinh năm 1980, là kỹ sư nuôi trồng thủy sản, đã có vợ và một con trai nhỏ 4 tuổi. Kỹ sư Ánh gốc người Hà Nội, ở xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất. Sau khi kết hôn, ông đã cùng vợ là bà Châu (người Nghệ An) đưa nhau về Bến Tre để làm việc theo chuyên môn của mình. Gia đình ông đăng ký tạm trú tại thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Ngày 30/8/2018, Cơ quan ANĐT công an tỉnh Bến Tre đã ra lệnh tạm giữ khẩn cấp ông Nguyễn Ngọc Ánh, đồng thời tiến hành khám xét nơi ở của ông. Sau đó, CQĐT ra quyết định tạm giam ông Ánh chờ đến ngày xét xử, hôm nay. Theo kết quả điều tra của nhà cầm quyền tỉnh Bến Tre: kỹ sư Ánh có hành vi “làm ra, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, vi phạm Điều 117 BLHS năm 2015. Thời điểm C.A Bến Tre bắt giữ ông Ánh, vào cuối tháng 8 năm ngoái, cũng là một trong những mốc thời gian, mà nhà cầm quyền VN gia tăng “bắt cóc”, giam giữ hàng loạt người bất đồng chính kiến khác. Tất cả những trường hợp bị bắt giữ này, nhà cầm quyền đã bỏ tù họ, chỉ vì họ chia sẻ những bài viết, hay livestream lên tiếng phản đối, chỉ trích những sai trái của đảng phái độc tài cai trị ở VN, trên facebook cá nhân. Cụ thể như trường hợp ông Huỳnh Trương Ca (SN 1971), bị C.A Đồng Tháp kết hợp C.A Tiền Giang bắt giữ ngày 4/9/2018. Sau đó, nhà cầm quyền tỉnh Đồng Tháp đã xử ông Ca 5 năm 6 tháng tù giam và 3 năm quản chế, cùng cáo buộc như trường hợp kỹ sư Ánh, trong phiên tòa hôm 28/12/2018. Và, rất nhiều trường hợp khác, bị C.A TP.HCM bắt và giam giữ tại trại tạm giam Số 4 Phan Đăng Lưu, cho đến nay, mà vẫn chưa được đưa ra xét xử hay có quyết định gia hạn tạm giam, như trường hợp của ông Ngô Văn Dũng (Fber Biển Mặn), Trần Ban Lĩnh (Fber Ban Lĩnh), Đoàn Thị Hồng (Fber Đoàn Thị Hồng), Trần Thanh Phương (Fber Trần Phương), Hoàng Thị Thu Vang (Fber Hoang Thu Vang), Hồ Như Cương, … Được biết, trong phiên toà sơ thẩm xét xử ông Ánh,  không có luật sư bào chữa (theo yêu cầu) cho ông. Vì ông Ánh đã rút đơn đề nghị luật sư bào chữa, chỉ vài ngày sau khi bị bắt, với lý do: “có thể tự học để bào chữa và kinh tế gia đình còn khó khăn”. Đồng thời, ông Ánh cũng từ chối luật sư chỉ định theo Luật định. (Tuy nhiên, trên thực tế,luật sư chỉ định theo Luật định để đảm bảo quyền và lợi ích cho bị can, bị cáo thì hầu hết không có, trong lịch sử những phiên tòa xét xử người bất đồng chính kiến). Phiên tòa sơ thẩm này, toà án đã triệu tập cả vợ của kỹ sư Ánh, là bà Nguyễn Thị Châu đến tòa, nhưng không phải với tư cách “là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan”. Mà theo nội dung Giấy triệu tập của TAND tỉnh Bến Tre đề ngày 22/5, bà Châu đã bị triệu tập tham gia phiên tòa của chồng, với tư cách “người làm chứng”. Giấy triệu tập còn có nội dung hàm ý đe dọa: “nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải hoặc có thể bị dẫn giải theo quy định pháp luật”. Một diễn biến khác, trước một ngày dự kiến xét xử kỹ sư Ánh, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) hôm 5/6 ra Thông cáo báo chí kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với trường hợp này. bà Nguyễn Thị Châu và con trai An Dương 4 tuổi   Vợ TNLT Nguyễn Ngọc Ánh nhận định phiên tòa xét xử chồng mình: “Phiên tòa rất trẻ con, những người đại diện chưa thành người hoàn thiện. Phiên tòa là dàn dựng” Sau đây, là cuộc trao đổi qua điện thoại của cộng tác viên Nhà Nam Media với bà Nguyễn Thị Châu (vợ TNLT Nguyễn Ngọc Ánh), ngay sau khi phiên tòa kết thúc với mức án nhà cầm quyền tuyên án đối với chồng bà: 6 năm tù giam và 5 năm quản chế. CTV Nhà Nam: Thưa Chị! Đầu tiên, chúng tôi với tất cả sự kính trọng, xin được chia sẻ với gia đình về những hy sinh mà chồng của chị là anh Nguyễn Ngọc Ánh và gia đình đã trải qua, hôm nay và về sau. Khi chồng chị đã mạnh mẽ lên tiếng đấu tranh để chống lại những sai trái của nhà cầm quyền, chống lại những bất công mà thể chế gây ra. Những người dân yêu tự do, dân tộc này ghi ơn anh Ánh! Thưa Chị! Chị có thể tường thuật lại lời nói sau cùng của anh Ánh, trong phiên tòa xét xử anh ấy, sáng hôm nay?! Vợ TNLT Nguyễn Ngọc Ánh: Tôi xin được cảm ơn truyền thông trong và ngoài nước, xin được cảm ơn mọi người luôn đồng hành và sát cánh, động viên, chia sẻ với gia đình trong thời gian qua. Thưa anh! Chồng tôi đã nói lời sau cùng trong phiên tòa xét xử anh ấy, đại ý: Tôi đồng ý với những live stream mà tôi chia sẻ trên trang cá nhân, nhưng đó không phải là cái tội, mà là quyền. Còn toà muốn xử tôi thế nào, đó là việc của tòa, với quyền lực trong tay! CTV Nhà Nam: Với tư cách là “người làm chứng” trong chính phiên tòa xét xử chồng mình, chị có thể cho mọi người biết, họ (toà án) đã yêu cầu chị làm chứng về điều gì? Và, trên tư cách là một công dân được tham dự phiên tòa này, chị có suy nghĩ gì về những diễn biến phiên tòa cũng như bản án vừa tuyên cho một người yêu nước, là anh Nguyễn Ngọc Ánh, thưa Chị? Vợ TNLT Nguyễn Ngọc Ánh: Họ triệu tập tôi đến toà, rồi yêu cầu tôi làm chứng là tôi có biết và nhìn thấy mỗi khi chồng tôi live stream trên Facebook. Nhưng, tôi trả lời với họ như một sự phủ nhận vai trò làm chứng của mình. Vì sự thật là, tôi chỉ là một người nội trợ trong gia đình, chăm lo cho chồng con, nên tôi không quan tâm hay soi mói đến những việc anh ấy làm gì, hay anh ấy tiếp xúc, chuyện trò cùng ai. Bởi vì tôi tin tưởng hoàn toàn vào chồng tôi, về những gì anh ấy làm. Anh ấy chưa và cho đến giờ không làm những việc gì trái với lương tâm, hay vi phạm pháp luật cả. Còn về vấn đề diễn biến trong phiên tòa, với cảm nhận cá nhân, tôi vô cùng ngạc nhiên, khi những người tự xưng là đại diện cho pháp luật kia, chỉ có mỗi việc cầm tờ giấy in cáo trạng rồi đọc theo thôi, mà vẫn cứ vấp lên vấp xuống nhiều lần. Chi tiết này, làm tôi liên tưởng đến thời điểm con trai tôi lúc mới bắt đầu tập đi vậy. Điều đó, đã nói lên bản chất nội dung của phiên tòa, và cả tư duy của những con người nhân danh pháp luật: rất trẻ con, chưa thành người hoàn thiện. CTV Nhà Nam: Thưa Chị, theo Luật định, chồng chị chỉ có 15 ngày để quyết định sẽ kháng cáo hay không, đối với bản án sơ thẩm đối với anh ấy, hôm nay? Quyết định vẫn là của anh Ánh, nhưng nếu được thay thế thì Chị sẽ thế nào? Vợ TNLT Nguyễn Ngọc Ánh: Thưa anh! Đúng vậy! Phải một vài ngày nữa, tôi đi thăm anh ấy mới biết được quyết định của anh ấy về việc này. Tuy nhiên, nếu được quyết định thay thế, cũng như tôi hoàn toàn ủng hộ chồng mình kháng cáo. Tôi có theo dõi, được biết, ở VN, những vụ án xét xử những TNLT như chồng tôi, hay án liên quan đến vấn đề chính trị, thì rất khó thay đổi kết quả sơ thẩm cho dù kháng cáo. Nhưng, Phải kháng cáo! Kháng cáo để nhân dân, để mọi người hiểu rằng: Người bị kết án trong những phiên tòa tương tự như chồng tôi, thì họ hoàn toàn không có tội. Tội của họ chẳng qua là ý chí chủ quan, phi nhân của nhà cầm quyền mà thôi. CTV Nhà Nam: Xin được cảm ơn Chị về những thông tin đã chia sẻ. Kính chúc Chị và gia đình mình nhiều sức khỏe, “chân cứng đá mềm”! Đàm Ngọc Tuyên https://nhanammedia.net/…/vo-ky-su-nguyen-ngoc-anh-mot-phi…/  
......

Người cộng sản "Tốt"

Luân Lê Ông Đoàn Ngọc Hải có hai điều đáng khen ngợi: một là tinh thần làm việc xông xáo thực tế chứ không chỉ còn chỉ đạo trên giấy; hai là khi thấy không còn phù hợp hay đạt được công việc thì ông ta sẵn sàng từ chức hoặc từ bỏ nó. Điều này có mấy người cộng sản làm được và có mấy người có liêm sỷ để hành động như vậy? Chúng còn tìm mọi cách để luồn lách leo cao lên trong khi trình độ hoặc chuyên môn chỉ là con số không. Chẳng phải là những kẻ không bằng cấp, ngu dốt vẫn làm quan chức và làm tha hoá bộ máy này đến mức mà họ thấy chế độ bị đe doạ đấy sao? Ông ta đã nói đúng: hô hào đủ các khẩu hiệu về thành phố hay đô thị thông minh, cách mạng công nghệ 4.0 nhưng mỗi cái vỉa hè mà không thể dẹp nổi để nó trở nên nhếch nhác và tồi tàn, ảnh hưởng tới giao thông và lề lối sinh hoạt, thì đòi hỏi điều gì lớn lao cho cam? Riêng một kẻ đã không có liêm sỷ và khi còn tại vị là Chủ tịch HĐND suốt hơn cả chục năm mà còn để dân Thủ Thiêm oan khuất gần nửa đời người mà kêu không thấu, lang bạt vất vưởng và khánh kiệt, suy sụp, nhưng nay khi về hưu, mụ ta lại lên báo “dạy dỗ” ông Hải về sự liêm sỷ và “lòng trung thành” đến mức khốn nạn của mụ ta. Mụ ta có đủ tư cách để nói về phẩm chất cán bộ hay quyền lực của nhân dân ư? Mụ ta cho rằng cần phải trung thành tuyệt đối các mệnh lệnh hay sự phân công của tổ chức mới là “điều đúng phải làm”, trong khi chức trách đó có phù hợp hay đúng đắn hay không thì mụ ta lại không bàn đến. Mụ ta “dạy” người khác về sự nô lệ và ngu trung, nhưng không phải là với nhân dân. Đó thực sự là một sự tột cùng khốn nạn. Dù sao, như trước đây tôi đã nhận định dè dặt, ông Hải cũng là người xông xáo thực tế và có chính kiến nhất cũng như có liêm sỷ nhất trong số những người cộng sản hiện nay. Chưa biết ông ta có vướng vào các vấn đề “bê bối” nào khác hay không (đó là chức trách của cơ quan chức năng chứng minh), nhưng lúc này ông ta là một người dám hành động. Đó đã là điều tốt trong vô số những thứ “người ta chỉ nói suốt cả trăm năm qua”. Nếu ai cũng tự nhận thấy sự không phù hợp hay không xứng đáng với quyền lực của dân và đồng tiền mồ hôi xương máu của dân mà từ chức hoặc không nhận những thứ ngoài cái mà mình có thể thì xã hội này cũng sẽ có cơ hội để tốt hơn lên. Đằng này chúng phạm tội tày trời mà chúng còn tìm mọi cách chối bay chối biến và bao biện, chạy tội đủ kiểu để tại vị. Chúng còn kéo bè kết cánh và mang cả họ vào làm quan để đục khoét và tham nhũng. Hãy hành động như ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND Quận 1, và chúng ta cần phải khinh bỉ một kẻ vô liêm sỷ như mụ nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM.  
......

Hồ sơ mới về Thiên An Môn – Cuộc họp bí mật đã làm thay đổi Trung Quốc

Andrew J. Nathan - Hoàng Trường chuyển ngữ Ngày 15 Tháng Tư, 1989, ông Hồ Diệu Bang, nhà lãnh đạo được người dân Trung Quốc yêu mến, qua đời vì bị đứng tim. Hai năm trước đó, ông Hồ Diệu Bang bị cách khỏi chức Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc vì bị cho là có tư tưởng quá phóng khoáng. Hôm đó, kỷ niệm ngày Ông qua đời, nhiều ngàn sinh viên từ các trường Đại Học tại Bắc Kinh đã tụ tập tại Quảng Trường Thiên An Môn, ngay giữa Bắc Kinh, để đòi hỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải dành cho ông Hồ Diệu Bang một lễ tiễn đưa xứng đáng. Qua việc vinh danh ông Hồ Diệu Bang, sinh viên đã bày tỏ sự bất bình về tình trạng tham nhũng và lạm phát đã diễn ra trong thời gian mười năm “đổi mới và mở cửa” dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, và thất vọng về việc không có sự mở rộng tự do. Trong suốt 7 tuần lễ sau đó, các lãnh đạo đảng đã tranh luận về cách đối phó với các cuộc biểu tình, và đã gửi ra những thông điệp lẫn lộn tới quần chúng. Trong khi đó, số lượng người biểu tình đã gia tăng tới cả triệu, bao gồm mọi thành phần xã hội. Những sinh viên chiếm cứ quảng trường đã tuyệt thực, đưa ra những đòi hỏi ngày càng cấp tiến, cùng lúc các cuộc biểu tình lan tới hàng mấy trăm thành phố khác trên khắp nước. Đặng Tiểu Bình ra lệnh thiết quân luật kể từ ngày 20 Tháng Năm. Nhưng những người biểu tình vẫn sấn tới. Đặng Tiểu Bình ra lệnh dùng sức mạnh bắt đầu vào tối ngày 3 Tháng Sáu. Trong thời gian 24 giờ sau đó, nhiều trăm người, nếu không phải là nhiều hơn, đã bị giết. Người ta không biết con số chính xác. Hành động dùng bạo lực đã tạo nên một sự phản kháng rộng khắp trong xã hội và bị cả thế giới lên án như việc khối các quốc gia dân chủ G-7 trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc. Triệu Tử Dương, Tổng Bí Thư ĐCSTQ, đã kêu gọi hoà giải và không đồng ý với quyết định dùng vũ lực. Triệu Tử Dương bị Đặng Tiểu Bình cách chức và bị quản thúc tại gia, kéo dài cho tới khi Triệu Tử Dương qua đời. Khoảng hơn 2 tuần sau đó, vào ngày 19-21 Tháng 6, Bộ Chính Trị, cơ cấu quyền lực tối cao, triệu tập một phiên họp mà họ gọi là “mở rộng”, bao gồm cả những “tiền bối” đã nghỉ hưu với mục đích thống nhất lớp lãnh đạo ưu tú về quyết định dùng vũ lực cũng như việc cách chức Triệu Tử Dương của Đặng Tiểu Bình. Cách giải quyết của đảng đối với cuộc khủng hoảng 1989 đã vạch ra hướng đi lịch sử của Trung Quốc trong 3 thập niên, và buổi họp khoáng đại của Bộ Chính Trị đã quyết định cách giải quyết đó. Tuy nhiên, những gì được nói ra trong buổi họp đó chưa bao giờ được tiết lộ – mãi đến ngày hôm nay. Vào ngày kỷ niệm 30 năm cuộc thảm sát 4 Tháng 6, New Century Press, một nhà xuất bản tại Hồng Kông, sẽ xuất bản cuốn sách “Zuihou de mimi: Zhonggong shisanjie sizhong quanhui ‘liusi’ jielun wengao” (The Last Secret: The Final Documents From the June Fourth Crackdown – Bí mật cuối cùng: Tài liệu đúc kết về Cuộc Trấn Áp 4 Tháng 6), một số bài phát biểu của các lãnh đạo cao cấp nhất trong buổi họp đó. New Century Press lấy được những bản viết (và hai bộ ghi chú bằng tay) từ một cán bộ đảng đã tìm cách làm được bản sao vào lúc đó. Vào năm 2001, tạp chí này xuất bản Excerpts from The Tiananmen Papers, là một loạt những báo cáo chính thức và biên bản họp, đã được bí mật gửi ra khỏi TQ, ghi lại những cuộc tranh luận dữ dội và những quyết định bị tranh cãi mà Đảng đã lấy để đối phó với các cuộc biểu tình vào Mùa Xuân 1989. Ngày hôm nay, những bài phát biểu bị tiết lộ đã giải thích những gì đã diễn ra sau cuộc thảm sát, chỉ rõ ra những bài học mà các lãnh đạo đảng đã rút tiả qua cuộc khủng hoảng Thiên An Môn: Thứ nhất, ĐCSTQ bị kẻ thù trong nước bao vây thường trực khi thông đồng với các kẻ thù ở ngoài nước; Thứ hai, cải tổ kinh tế phải được xếp sau trật tự tư tưởng và kiểm soát xã hội; và Thứ ba, đảng sẽ bị kẻ thù khuất phục nếu để xảy ra chia rẽ nội bộ. Những bài phát biểu nói trên cho thấy khá rõ bối cảnh độc tài chính trị ở hậu trường, và là dấu hiệu những gì sau đó diễn ra ở TQ khi, trong những thập niên tiếp theo, đảng đã sử dụng những hình thức kiểm soát và can thiệp ngày càng tinh vi hơn chống lại những nỗ lực tự do hoá. Đọc những bản viết, người ta thấy những cán bộ trách nhiệm siết chặt hàng ngũ với những cán bộ tiền bối đã về hưu nhưng vẫn còn nhiều thế lực trong thời kỳ hậu Mao Trạch Đông. Những người từng lo ngại là những cải tổ của Đặng Tiểu Bình quá phóng khoáng đã hoan nghênh cuộc trấn áp, và những người trước giờ chủ trương mở rộng tự do cũng phải nép mình đồng thuận. Các bài phát biểu cũng làm rõ việc những bài học được rút ra từ Thiên An Môn tiếp tục là kim chỉ Nam cho giới lãnh đạo TQ ngày hôm nay: có thể nối kết trực tiếp những ý tưởng và tình cảm được bày tỏ trong cuộc họp của BCT vào Tháng 6, 1989 với đường hướng cải tổ và bất đồng cứng rắn mà Chủ Tịch Tập Cận Bình đang theo đuổi ngày hôm nay. Phần còn lại của thế giới có thể coi ngày kỷ niệm lần thứ 30 Thiên An Môn là một giai đoạn quan trọng của lịch sử cận đại TQ. Tuy nhiên, đối với chính phủ TQ thì Thiên An Môn vẫn tiếp tục là một điềm báo đáng sợ. Mặc dầu chế độ đã xoá bỏ những biến cố này khỏi trí nhớ của hầu hết người dân TQ, nhưng chúng vẫn còn tiếp tục sống mãi. Chủ trương của Đảng Những người tham dự buổi họp mở rộng của Bộ Chính Trị không được mời đến để tranh luận về sự khôn ngoan của quyết định của Đặng Tiểu Bình mà là được triệu tập để thực hiện một nghi thức trung thành, mọi người xác nhận sự hỗ trợ qua việc ký 2 tài liệu: bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình vào ngày 9 Tháng 6 tri ân những binh lính đã thi hành cuộc trấn áp, và một bản báo cáo được soạn bởi Lý Bằng, đối thủ thuộc phe cứng rắn của Triệu Tử Dương, nêu ra chi tiết những sai lầm của ông Triệu Tử Dương trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng. (Hai tài liệu này đã được phổ biến từ lâu.) Không biết chính xác những ai đã tham dự buổi nói trên của Bộ Chính Trị , nhưng đã có ít nhất 17 người đã phát biểu, mỗi người bắt đầu với câu “Tôi hoàn toàn đồng ý với” hoặc “Tôi hoàn toàn hỗ trợ” khi nói về bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình và báo cáo của Lý Bằng. Tất cả đều đồng ý là các cuộc biểu tình của sinh viên đã khởi đầu như là một sự “gây rối loạn” (“disturbance” hay “Turmoil”). Họ đồng ý là chỉ từ khi các cuộc biểu tình cản trở việc quân đội tiến vào Bắc Kinh vào ngày 2 Tháng 6 thì tình hình mới trở thành “cuộc nổi loạn phản cách mạng” cần phải dập tắt bằng vũ lực. Mỗi người thêm vào những nhận định cá nhân, bày tỏ sự hỗ trợ thật lòng của người phát biểu đối với chủ trương của Đặng Tiểu Bình. Qua nghi thức xác tín này, một đảng đang bị chia rẽ tìm cách sang trang và tái xác định sự kiểm soát của một xã hội rã rời. Khi tìm hiểu nguyên cớ tại sao sự “gây rối” đã xẩy ra, và tại sao nó biến thành một cuộc nổi loạn, những người phát biểu đã cho thấy một sự hoang tưởng trầm trọng về những kẻ nội thù và ngoại thù. Xu Xiangqian, một Thống Tướng trong Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân (QĐGPND) đã nghỉ hưu, phát biểu như sau: “Dữ kiện đã chứng minh là sự gây rối trong hơn tháng qua, mà cuối cùng biến thành một cuộc nổi loạn phản cách mạng, là kết quả việc cấu kết giữa những lực lượng phản cách mạng trong và ngoài nước, là kết quả của sự phát triển tự do hoá của tư sản… Kế hoạch của họ là lật đổ sự lãnh đạo của ĐCSTQ, lật đổ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa và thiết lập một chế độ tư bản tư sản mà bản chất là chống cộng sản, chống xã hội chủ nghiã, và hoàn toàn là tay sai của các thế lực Tây phương.” Peng Zhen, cựu chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ của Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc, đã phản ánh quan niệm này: “Đã có một thời gian, một nhóm rất nhỏ người đã ngoan cố quảng bá tư tưởng tự do tư sản, kết hợp với những lực lượng thù địch ngoại bang kêu gọi xét lại hiến pháp của chúng ta, một âm mưu tiêu diệt 4 Nguyên Tắc Căn Bản (của Đặng Tiểu Bình để duy trì xã hội chủ nghiã và sự cầm quyền của ĐCSTQ) và giật sập nền tảng của đất nước chúng ta; họ âm mưu thay đổi … hệ thống chính trị căn bản của đất nước chúng ta và để thay vào đó chế độ tam quyền phân lập kiểu Mỹ; họ âm mưu thay chế độ dân chủ tập trung Cộng Hoà Nhân Dân do giai cấp công nhân lãnh đạo dựa trên liên minh công – nông bằng một chế độ tư bản độc tài kiểu Tây phương.” Một số khác đã nói chi tiết hơn về đề tài này khi nhắc đến những ngày đầu của cuộc Chiến Tranh Lạnh để cảnh báo về âm mưu lật đổ của Hoa Kỳ. “Bốn mươi năm trước, [Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ John Foster] Dulles đã nói là hy vọng tái lập [chủ nghiã tư bản] tại TQ thuộc về thế hệ thứ ba hay thứ tư hậu cộng sản” ông Song Renqiong, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Trung Ương, nói. “Hiện nay, tình hình ý thức hệ chính trị trong một thành phần giới trẻ rất đáng quan ngại. Chúng ta không được để cho lời tiên đoán của Dulles trở thành sự thật.” Vật hy sinh Nhiều người phát biểu đồng ý là sự mục rữa của ý thức hệ đã xẩy ra dưới thời của Hồ Diệu Bang, là tiền nhiệm của Triệu Tử Dương. Hồ Diệu Bang đã giữ chức tổng bí thư từ năm 1982 tới 1987 khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng ngoại thương và đầu tư, doanh nghiệp tư nhân, và những yếu tố của định giá thị trường. Song song với những cải tổ này, TQ đã chứng kiến sự gia tăng những ý tưởng thiên Tây phương nơi các ký giả, nhà văn, học giả, sinh viên, một giai cấp mới của những doanh gia tư mới nổi lên, và ngay cả nơi quần chúng. Những người bảo thủ chủ trương việc Đặng Tiểu Bình cách chức Hồ Diệu Bang đã chỉ trích ông Hồ Diệu Bang đã không ngăn chặn xu hướng đó. Họ cũng đã hy vọng ông Triệu Tử Dương sẽ làm khá hơn. Và họ buộc tội ông Triệu Tử Dương đã không quan tâm đủ đến kỷ luật ý thức hệ dẫn đến việc đảng mất sự kiểm soát quan điểm của quần chúng. Những người phát biểu trong buổi họp Bộ Chính Trị tin rằng hầu hết những người tham gia biểu tình đã bị hướng dẫn sai lạc nhưng không phải là kẻ thù của chế độ. Một người đã phát biểu là họ đã bị “một nhóm rất nhỏ những thành phần xấu” lôi kéo. Song Ping, một nhà làm kế hoạch kinh tế và thành viên của Bộ Chính Trị, còn cho rằng Triệu Tử Dương và những người đồng minh chủ trương cải tổ của ông ta đã âm mưu hiểm độc để phân hoá đảng, lật đổ Đặng Tiểu Bình, và dân chủ hoá TQ. Nhiều người khác đồng tình với quan điểm này mà không đưa ra bằng chứng nào cả. Những người phát biểu cũng xỉ vả những kẻ thù địch nước ngoài mà họ cho là đã thông đồng để làm cho cuộc khủng hoảng tệ hơn. Theo Song Ping thì “Trong thời gian sinh viên biểu tình nước Mỹ đã nhúng tay vào qua nhiều cách. VOA đã tung tin đồn và kích động hàng ngày để bảo đảm là TQ tiếp tục tình trạng hỗn loạn.” Phó Chủ Tịch Wang Zhen đã đưa ra quan điểm được nhiều người hỗ trợ là sự can thiệp của Hoa Kỳ chỉ là một hành động mới nhất trong suốt cả thập niên dài âm mưu lật đổ cộng sản: “Sau Cách Mạng Tháng Mười [năm 1917], 14 đế quốc đã can thiệp quân sự vào chế độ Sô Viết non trẻ, và Hitler đã tấn công vào năm 1941. Sau Thế Chiến Thứ 2, đế quốc Mỹ ủng hộ Tưởng Giới Thạch trong cuộc nội chiến Trung Hoa và sau đó xâm lăng Triều Tiên và Việt Nam. Và bây giờ họ muốn thực hiện mục tiêu đó theo cách dễ dàng qua hình thức ‘diễn biến hoà bình’: … mua chuộc con người bằng tiền, bằng lũng đoạn văn hoá và tư tưởng, cài cắm gián điệp, ăn trộm tình báo, rải tin đồn, kích thích việc gây rối loạn, hỗ trợ những lực lượng thù địch trong nước, đủ mọi cách ngoại trừ trực tiếp xâm lăng.” Qua việc bêu xấu những người đối kháng trong nước và phóng đại vai trò của lực lượng thù địch nước ngoài, những người bảo thủ đắc thắng đã để lộ sự mù quáng của họ đối với những vấn đề đang tác động lên chế độ của họ. Vấn đề nổi bật ảnh hưởng lên chế độ là họ đã làm bại hoại tinh thần của giới sinh viên, trí thức, và tầng lớp trung lưu qua với những đường hướng chính trị lỗi thời. Thay vào đó, họ đổ lỗi cho việc cải tổ. Nhóm bảo thủ nay đang thắng thế trước đây lo lắng về chính sách của Đặng Tiểu Bình như Triệu Tử Dương kể lại trong hồi ký đã được viết lén lút và xuất bản sau khi Ông qua đời, “Prisoner of the State” (Người Tù của Chế Độ). Ông đã chiến đấu chống lại nhóm bảo thủ trong suốt thời gian làm thủ tướng (1980 đến 1987), khi Ông giữ vai trò trưởng trong việc thực hiện viễn kiến của Đặng Tiểu Bình, và Đặng Tiểu Bình đã nhiều lần buộc phải nhượng bộ về tham vọng của mình để hoà hoãn với những kẻ chủ trương cứng rắn. Nhóm bảo thủ kết tội Triệu Tử Dương tại buổi họp Bộ Chính Trị thường làm việc đó bằng cách tấn công những chính sách thực ra là của Đặng Tiểu Bình. Như ông Wang chẳng hạn, đã cảnh báo là cải tổ kinh tế đã đưa TQ tụ về với Tây Phương, nhưng ông ta cho rằng đó là ý của ông Triệu Tử Dương chứ không phải của Đặng Tiểu Bình. (Ông ta và những người khác nhắc tới Triệu Tử Dương với từ “đồng chí” bởi vì Triệu Tử Dương vẫn còn là đảng viên.) Ông Wang nói: “Chúng ta cần nhìn nhận rằng việc đổi mới và mở cửa mà đồng chí Đặng Tiểu Bình nhắc đến khác từ căn bản với việc đổi mới và mở cửa mà đồng chí Triệu Tử Dương nói. Đổi mới và mở cửa của đồng chí Đặng Tiểu Bình nhằm duy trì chủ quyền quốc gia và tôn trọng đạo đức, duy trì con đường xã hội chủ nghiã, duy trì sự phối hợp giữa kinh tế kế hoạch và sự điều tiết thị trường, tiếp tục bảo vệ tinh thần sáng tạo đấu tranh cam go và hướng đầu tư vào những kỹ nghệ căn bản và nông nghiệp. Đổi mới và mở cửa của đồng chí Triệu Tử Dương là đi theo con đường tư bản chủ nghiã, gia tăng tiêu thụ, dẫn đến phí phạm và tham nhũng. Đồng chí Triệu Tử Dương chắc chắn không phải là người thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa của đồng chí Đặng Tiểu Bình mà chính là xuyên tạc và hủy diệt nó.” Họ cũng bêu riếu Triệu Tử Dương vì đã không hỗ trợ đầy đủ Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân, mặc dù quân vụ nằm dưới sự kiểm soát của Đặng Tiểu Bình. Thống Tướng Nie Rongzhen bảo vệ quan điểm tập trung quân đội vì sự ổn định của quốc gia qua lời lẽ mạnh mẽ sau: “Trong những năm vừa qua, với tình hình thư thả của thế giới và với ảnh hưởng của xu hướng tự do tư bản, cảm nhận về nhu cầu độc tài [nghiã là, quân đội là sự bảo đảm cho sự ổn định quốc gia] đã yếu đi, công việc tư tưởng chính trị trở nên lơ là, và một số đồng chí lầm tưởng là quân đội không quan trọng nên đã công kích nhân viên quân đội. Đã có một số va chạm giữa một số đơn vị quân đội và chính quyền địa phương nơi họ đóng quân. Cùng lúc, một số bạn chúng ta trong quân đội không thấy thoải mái với công việc của họ và muốn giải ngũ để trở về nhà, nơi họ nghĩ sẽ có nhiều tương lai hơn. Tất cả những điều đó hoàn toàn sai lầm. Tôi nghĩ rằng những đồng chí đó nay đã thấy rõ nhờ ở bài học xương máu vừa mới xảy ra: đó là không thể hạ nòng súng xuống.” Mặc dầu những bất đồng giữa các lãnh đạo đảng đã đưa đến cuộc khủng hoảng Thiên An Môn, cuộc trấn áp bạo động đã không giúp ích gì cho việc vạch ra hướng đi về phiá trước. Thực vậy, những phát biểu trong Bộ Chính Trị không đem lại cho lãnh đạo đảng giải pháp cho những vấn đề của TQ, vì các thành viên đã quay trở lại với những khẩu hiệu sáo rỗng, với những lởi kêu gọi như “củng cố tinh thần Đảng và quét sạch nạn bè phái” và “hợp nhất quần chúng, phục hoạt tinh thần quốc gia, và đẩy mạnh tinh thần ái quốc.” Vì sự khan hiếm suy tư về chính sách, sự nhất trí đạt tới sau Thiên An Môn rất mỏng manh ngay từ đầu. Bộ Chính Trị làm lộ ra việc lãnh đạo đảng không có khả năng tìm ra giải pháp để giải quyết vấn nạn của TQ. Một vài ngày sau cuộc họp của Bộ Chính Trị, đảng đã triệu tập đầy đủ Trung Ương Đảng với 175 thành viên, cùng với những người thay thế, thành viên của Ban Cố Vấn Trung Ương, và những quan sát viên cao cấp trong Hội Nghị  lần thứ tư của Trung Ương Đảng kỳ 13. Người kế vì Triệu Tử Dương trong vai trò tổng bí thư là Giang Trạch Dân, đã có có bài phát biểu trong đó tránh không nói đến sự khác biệt giữa Đặng Tiểu Bình và những người bảo thủ. Ông ta cho rằng Đặng Tiểu Bình chưa bao giờ muốn nới lỏng trật tự ý thức hệ: “Từ 1979 tới 1989, đồng chí Đặng Tiểu Bình đã lặp lại và nhấn mạnh nhu cầu mở rộng việc giáo dục và đấu tranh để hỗ trợ vững chắc Bốn Nguyên Tắc Căn Bản và chống đối việc tự do hoá tư bản. Tuy nhiên, những quan điểm quan trọng này của đồng chí ĐTB đã không được thực hiện rốt ráo.” Giang Trạch Dân thề sẽ thống nhất đảng và xin cố vấn từ “thế hệ cách mạng cao niên.” Bất chấp những lời hứa của Giang Trạch Dân, cựu thành viên Bộ Chính Trị là Bo Yibolo ngại rằng lớp lãnh đạo mới sẽ tiếp tục bị chống đối. “Chúng ta không thể để việc chia rẽ tái diễn”, ông cảnh báo. “Theo tôi, lịch sử sẽ không cho phép chúng ta đi qua [cuộc thanh trừng] một lần nữa.” Sau năm 1989, những nhân vật bảo thủ nắm thế thượng phong trong khoảng 3 năm, cho đến khi ông già Đặng Tiểu Bình thực hiện chuyến đi tạo chú ý “về miền Nam” vào năm 1992. Qua việc viếng “đặc khu kinh tế” (nơi chính phủ cho phép những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư chuyên về xuất khẩu hoạt động) và đưa ra những nhận định như “bất cứ ai chống đối đổi mới phải từ bỏ công việc.” Đặng Tiểu Bình buộc Giang Trạch Dân và các đồng nghiệp phải tái tục công việc tự do hoá kinh tế. Đó là hành động chính trị cuối cùng của Đặng Tiểu Bình. Nó giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng không giúp gì cho việc phục hoạt tự do chính trị. Niềm tin cốt lõi Sau khi lên nắm quyền sau cuộc khủng hoảng Thiên An Môn, Giang Trạch Dân giữ vai trò Tổng Bí Thư hơn 12 năm, từ 1989 tới 2002. Nhưng, giống như Triệu Tử Dương, Giang Trạch Dân không bao giờ hoàn toàn kiểm soát được đảng. Thực vậy, không có người thừa kế nào của Triệu Tử Dương làm được điều đó – mãi cho tới Tập Cận Bình. Sự thất bại của Triệu Tử Dương ở lãnh vực này đã được thảo luận tại buổi họp mở rộng của Bộ Chính Trị theo một cách cho thấy tại sao hệ thống TQ có xu hướng ngả về độc tài cá nhân bất chấp nguy cơ và cái giá phải trả cho việc tập trung quyền lực. Những lời nói của Chủ Tịch Yang Shangkun đặc biệt đáng chú ý vì ông ta là người phụ tá và đại diện thân tín nhất của Đặng Tiểu Bình, và ở vai trò đó đã tham dự với tính cách quan sát viên và người dàn xếp trong một số những buổi họp quan trọng của Thường Vụ Bộ Chính Trị trong thời gian khủng hoảng Thiên An Môn. Ông cũng giữ vai trò đặc phái viên của Đặng Tiểu Bình để liên lạc với quân đội trong thời gian cuộc trấn áp. Giang Trạch Dân đổ lỗi cho Triệu Tử Dương đã thất bại trong việc củng cố vai trò mà sau này được gọi là lãnh đạo nòng cốt – nghiã là không tạo ra được sự nhất trí trong công việc giữa tất cả những lãnh đạo cấp cao còn đang tại chức hay đã nghỉ hưu, trong số đó nhiều người bất đồng từ căn bản với ông ta. Giang Trạch Dân phàn nàn “Triệu Tử Dương không chấp nhận ý kiến từ người khác và cũng không tự kiểm thảo rốt ráo về chính mình. Trái lại, ông ta giữ khoảng cách với các thành viên khác, làm việc một mình, khiến cho công việc của Thường Vụ đi tới tình trạng chỉ có một sự phân chia công việc cụ thể thôi chứ không có lãnh đạo tập thể. Đấy là một sự vi phạm trầm trọng nguyên tắc tổ chức tối cao của lãnh đạo tập thể của đảng.” Thiết lập lãnh đạo tập thể hiệu quả nghiã là gì? Peng, cựu chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc, giải thích cách thức cách nó vận hành lý tưởng ra sao. “Trong đảng … chúng ta nên và phải thực hiện dân chủ thực sự cấp cao một cách toàn diện. Khi thảo luận, mọi ý kiến đều có thể nêu lên, ai nói đúng thì phải được nghe, mọi người bình đẳng trước sự thật. Không được phép chỉ báo cáo những tin tốt và loại trừ tin xấu, và từ chối lắng nghe những ý kiến khác nhau. Nếu cuộc thảo luận không đạt được sự nhất trí thì phải làm sao? Thiểu số phải theo đa số. Chỉ có cách đó mới có thể duy trì được Bốn Nguyên Tắc Căn Bản, toàn đảng thống nhất, toàn dân thống nhất.” Nhưng đảng hiếm khi, nếu có, đạt được lý tưởng này. TTD, theo lời những người chống đối, chưa từng bao giờ tìm được cách để làm việc với những người không đồng quan điểm với ông ta, mà chỉ lắng nghe những người không tốt. “Ông ta chỉ nghe lời khuyên của gia đình hay các cố vấn riêng,” Song Ping buộc tội. “Chúng ta không nên cả tin những lời tà ý khuyên sử dụng cẩu thả những lý thuyết Tây phương bởi những người chỉ có sự hiểu biết phiến diện về học thuyết Mác, khả năng thấp kém, và không có sự hiểu biết thấu đáo về hoàn cảnh của TQ. Những người gièm pha TTD than phiền là thay vì thuyết phục họ thì TTD lại quay về ĐTB để tìm sự hỗ trợ. Wan Li, chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc, than phiền là trong một buổi họp vào Tháng 12, 1988, TTD đã phớt lờ những lời phê bình. “Tệ hơn thế nữa,” Wan tuyên bố, “ông ta bỏ đi và báo cáo với đồng chí ĐTB những gì (những người chống đối) đã nói, và sau đó … huênh hoang là đồng chí ĐTB đã hỗ trợ ông ta ra sao. Đây có phải là cách dùng đồng chí ĐTB để loại bỏ dân chủ không?” Những miêu tả sống động về sinh hoạt trên đỉnh – đầy những phe phái và đâm sau lưng – cho thấy nghịch lý mà chủ thuyết lãnh đạo của đảng đã tạo ra. Lãnh đạo phải quyết tâm giải quyết vấn đề cùng lúc chấp nhận, và thậm chí kêu gọi, sự chỉ trích và bất đồng từ rất đông những tiền bối và đối thủ mà, vì sự phức tạp của những vấn đề cûa TQ, bắt buộc phải có ý kiến khác về việc giải quyết vấn đề. Mao Trạch Đông đã không làm như vậy (ông ta thanh trừng luôn một loạt những đi đối thủ) và ĐTB cũng không làm vậy, vì phải đối đầu với những đối thủ quyền lực ngang hàng thường ép ông ta phải hãm bớt những ý tưởng đổi mới. ĐTB đặt ra nhóm lãnh đạo cốt lõi sau vụ TAM để đáp ứng đòi hỏi này, phản ánh sự lo lắng của ông ta và của các lãnh đạo cao cấp khác là không thể hợp tác cùng làm việc sẽ cản trở bước tiến của nhóm lãnh đạo, như đã xảy ra qua cuộc khủng hoảng. Tuy là người lãnh đạo đầu tiên sau TAM, GTD, tự nhận danh hiệu “cốt lõi”, không thực sự tạo được địa vị thống trị trên hệ thống, và người kế thừa, Hồ Cẩm Đào (HCĐ), còn không nhận cả danh hiệu. Tập Cận Bình (TCB) đã tạo cho mình vai trò cốt lõi và tự tặng cho mình danh hiệu đó vào năm 2016 sau bốn năm nắm quyền. Ông ta chiếm được vị trí này bằng cách thanh trừng tất cả mọi đối thủ, cài vào BCT và Quân Ủy Trung Ương (QUTƯ) đầy những người thân tín, tạo ra một bầu không khí sợ hãi trong đảng và quân đội với chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào những người chống đối, nhanh chóng dập tắt mọi dấu hiệu phản kháng đến từ giới luật sư, những người đòi bình quyền nam nữ, những nhà bảo vệ môi trường và những người dân thường. Giống như thiên nhiên ghét chân không, hệ thống chính trị TQ ghét dân chủ thực thụ và đẩy những người lãnh đạo tới độc tài. Tuy thế, tập trung lãnh đạo vẫn chưa giải quyết được sự mâu thuẫn vẫn còn tồn tại giữa đổi mới và kiểm soát đã gây ra khủng hoảng TAM 30 năm trước. Càng theo đuổi phồn vinh và quyền lực qua việc hiện đại hoá trong nước và tham gia kinh tế toàn cầu thì sinh viên, trí thức, và tầng lớp trung lưu đang phát triển càng không muốn tham gia vào sự tuân phục ý thức hệ kiểu thập niên 1950, và tầng lớp ưu tú trong đảng càng phản ứng với thay đổi xã hội qua việc kêu gọi gia tăng kỷ luật và sự tuân phục trong xã hội. Tình trạng căng thẳng này càng tệ hơn vì TCB nâng cao lợi tức, mở rộng giáo dục cấp cao, chuyển người về thành thị, và khuyến khích tiêu thụ. TQ bây giờ có một khối lớn giai cấp trung lưu, phồn thịnh, nằm im thận trọng nhưng mong mỏi có nhiều tự do hơn. TCB đã đáp ứng bằng cách củng sự kiểm soát của nhà nước trên Internet và những nguồn truyền thông khác, gia tăng tuyên truyền, giới hạn dự do học thuật, gia tăng giám sát, đàn áp mạnh bạo các sắc tộc thiểu số ở phiá Tây TQ, bắt bớ các luật sư, những người đòi bình đẳng nam nữ, và những nhà hoạt động khác đã dám đòi hỏi pháp quyền. Thống Tướng Nie đã đúng khi phát biểu tại buổi họp BCT sau biến cố TAM là “cuộc nổi loạn phản cách mạng đã bị dẹp yên, nhưng hướng suy nghĩ về tự do tư bản còn lâu mới loại bỏ được. Cuộc chiến chiếm đóng mặt trận tư tưởng sẽ tiếp tục là một cuộc chiến cay đắng Chúng ta phải quyết tâm theo đuổi một cuộc chiến còn kéo dài; Chúng ta phải sửa soạn cho nhiều thế hệ để chiến đấu trong nhiều thập niên nữa!” Đảng đã có sửa soạn, và ngày hôm nay cuộc chiến đang diễn ra ác liệt với Tập Cận Bình trông cậy vào quyền lực đang tập trung vào tay ông ta để ngăn sự chia rẽ trong nội bộ đảng và sự chống đối trong xã hội. Cho tới giờ thì có vẻ như ông ta đang thành công: kinh tế tiếp tục phát triển, và một tình huống chống đối tầm cỡ TAM vào ngày hôm nay là điều không tưởng. Nhưng hình thức lãnh đạo của TCB tự tạo ra những nguy cơ cho chính nó. Trong nội bộ đảng, có nhiều sự cằn nhằn về sự đòi hỏi trung thành với một ý thức hệ ngớ ngẩn trống rỗng và việc cấm cản thảo luận chính sách. Bên ngoài xã hội, việc gia tăng kiểm soát tạo nên lực tâm lý phản kháng có thể bùng nổ với lực đáng kể nếu chế độ dao động, hoặc về thành tích hoặc trong ý chí quyền lực. Còn gì hơn nữa, TCB đang tự đặt mình vào một vị trí quyền lực không thể tấn công được, không có đối thủ và không có giới hạn thời gian nắm quyền – vào năm 2018, TCB thông qua việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ của chủ tịch nước trong hiến pháp – tạo ra điều kiện cho cuộc khủng hoảng về việc kế thừa. Khi câu hỏi về việc kế thừa được nêu lên, vì nó sẽ phải xảy ra dưới hình thức này hay hình thức khác, theo hiến pháp TQ, người đang giữ chức phó chủ tịch nước sẽ kế thừa TCB trong chức vụ chủ tịch. Tuy nhiên, không có gì ghi trên giấy, và không có tiêu chuẩn hay lệ không chính thức nào ấn định ai sẽ thay thế ông ta trong vai trò tổng bí thư đảng hay chủ tịch QUTƯ là các vai trò quyền lực hơn nhiều so với vai trò chủ tịch nước. Không có bằng chứng gì cho thấy TCB đã chỉ định người kế thừa, như Mao đã làm, và đây có thể là kinh nghiệm từ Mao cho thấy là người được chỉ định kế thừa có thể trở thành một đối thủ núp bóng chờ thời. Đằng khác, không chỉ định người kế thừa cũng là vấn đề nếu muốn có một sự chuyển tiếp quyền lực êm ái. Nếu ĐTB đã liên kết với TTD 30 năm trước và chọn cách giải quyết ít hung hãn đối với người biểu tình ở TAM thì ĐCSTQ có thể vẫn còn nắm được quyền kiểm soát ngày hôm nay bởi vì không có điều gì TTD nói trong cuộc khủng hoảng, hay trong nhiều bài báo phản ánh quan điểm của ông ta trong thời gian bị quản thúc tại gia, cho thấy là ông ta muốn mở cửa để TQ đón nhận tranh đua đa đảng. TTD nói là đảng cầm quyền có thể tin tưởng người dân và vì vậy có thể cho phép báo chí tường trình sự thật (hay ít ra là nhiều sự thật hơn), có thể đối thoại với sinh viên và những người kháng nghị khác, có thể nới lỏng sự kềm chế các tổ chức xã hội dân sự, có thể để các toà án độc lập hơn, và có thể giao nhiều quyền hơn cho một cơ quan lập pháp dân cử. Ông ta nghĩ rằng những thay đổi như nói trên sẽ làm cho đảng trở thành chính danh hơn chứ không bớt đi, và sẽ làm cho hệ thống độc đảng vững chắc hơn. Nhưng TQ đã chọn con đường khác. Ngày hôm nay TQ có một chế độ mạnh hơn trên bề mặt hơn bất cứ thời điểm nào kể từ đỉnh cao quyền lực của Mao, nhưng cũng dễ tan vỡ hơn. Andrew J. Nathan / Hoàng Trường chuyển ngữ Nguyên bản Anh ngữ: The New Tiananmen Papers – Inside the Secret Meeting That Changed China, Foreign Affairs https://viettan.org/ho-so-moi-ve-thien-an-mon-cuoc-hop-bi-mat-da-lam-thay-doi-trung-quoc/  
......

Từ ‘tăng quyền cho thủ tướng’ đến ‘thêm quyền cho Quốc Hội’

Phạm Chí Dũng - VOA Một hiện tượng chính trị lý thú đang xảy đến tại kỳ họp Quốc Hội tháng 5 – 6 năm 2019: tiếng nói của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân dường như to hơn và có hồn có khí hơn là khi bà ta phát biểu đượm tính vuốt đuôi đảng lẫn thỏa hiệp bắt buộc với chính phủ ở những kỳ họp trước đó. Quốc Hội ‘nổi loạn’? Danh mục, mức vốn cho từng dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn vẫn nên để cho Quốc Hội quyết định thay vì chính phủ – theo kiến nghị của đa số đại biểu Quốc Hội và được báo nhà nước tường thuật, liên quan đến Luật Đầu Tư Công (sửa đổi). ‘Chính phủ’ lại là Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư, có nguồn gốc từ Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước, địa chỉ độc quyền lập kế hoạch, phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương cho các bộ ngành và tỉnh thành và duyệt dự án đầu tư công. Có thể ghi nhận đây là lần đầu tiên gần 500 mái đầu ‘nghị gật’ có vẻ bừng tỉnh và đang muốn ‘nổi loạn’ trước một chính phủ đã nặng thói quen hành xử ‘trình gì gật đó’. Trước đây, một ít đại biểu Quốc Hội đã ‘cắc cớ’ về cơ chế duyệt dự án đầu tư công, đặt dấu hỏi về tình trạng quá chậm trễ của phía chính phủ và Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư, hàm ý các cơ quan này không chỉ yếu kém về năng lực phê duyệt dự án mà còn phát sinh nạn ăn hối lộ. Trong thực tế, Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư là một ‘cửa’ mà toàn bộ dự án đầu tư công của các chủ đầu tư phải ‘chạy’ qua, khiến phát sinh rất nhiều dư luận và phản ứng về tình trạng ‘ăn không chừa thứ gì’ của bộ này và những bộ ngành liên quan khác nằm trong khâu thẩm định và phê duyệt dự án (như Bộ Tài Chính và những bộ chuyên môn). Tuy nhiên, chính phủ từ thời Nguyễn Tấn Dũng đã át đi tất cả những ý kiến này và cột giới dân biểu nhu nhược vào thế ‘bắt câm mồm phải câm mồm, cho gâu gâu mới được phần gâu gâu’. Nhưng vào kỳ họp Quốc Hội lần này, hẳn không thể ngẫu nhiên mà cùng lúc với hiện tượng hàng loạt đại biểu Quốc Hội bỗng oai dũng đăng đàn đòi chính phủ để cho cơ quan này được duyệt dự án đầu tư công, một số tờ báo quốc doanh đã đột ngột vạch trần một sự thật mà lâu nay chính phủ giấu kín: “Kiểm Toán Nhà Nước kết luận Bộ Giao Thông – Vận Tải đã phê duyệt tăng tổng mức đầu tư dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông từ 8.770 tỷ đồng lên trên 18.000 tỷ đồng mà không qua cửa Quốc Hội.” Ngạn ngữ ‘con voi chui lọt lỗ kim’ hoàn toàn có thể thích ứng với vụ việc khổng lồ này. Không thể tưởng tượng rằng trong một chế độ chính trị có hẳn một cơ quan lập pháp nhưng một bộ chuyên môn như Giao Thông – Vận Tải vẫn qua mặt một cách sỗ sàng, không coi giới ‘nghị gật’ ra gì, trong khi Luật Đầu Tư Công đã quy định rõ những dự án có mức vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng phải được Quốc Hội thông qua. Vụ việc tự tung tự tác và vượt quyền vừa kể của Bộ Giao Thông – Vận Tải hoàn toàn xứng với một ‘mức án’ không nhẹ về hành vi hình sự, chẳng hạn như ‘lợi dụng chức vụ quyền hạn…’ và ‘cố ý làm trái…’. Nếu sắp tới Luật Đầu Tư Công (sửa đổi) bổ sung quy định Quốc Hội có thẩm quyền duyệt dự án đầu tư công với mức vốn dưới 10.000 tỷ đồng, chẳng hạn Quốc Hội sẽ phê duyệt những dự án đầu tư công có mức vốn trên 1.000 tỷ đồng hoặc từ 3.000 – 5.000 tỷ đồng, đó sẽ là một thắng lợi đáng kể của ‘cơ quan giám sát’, bởi đó sẽ là lần đầu tiên Quốc Hội thực hiện được nhiệm vụ giám sát lại những dự án đầu tư công mà rất nhiều khả năng trước đây đã được Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư và các ngành khác thẩm định, phê duyệt vô tội vạ, ‘vận dụng’ quá nhiều hình thức chỉ định thầu thay vì đấu thầu công khai, cùng quá nhiều cảnh ‘lót tay’. Đây cũng là lần đầu tiên mà nguy cơ ‘mất nồi cơm’ diễn biến cận kề đến thế đối với Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư, khiến Bộ Trưởng Nguyễn Chí Dũng – chỉ có thể gượng gạo đánh đố: “Quốc Hội duyệt hết được 9.000 dự án đầu tư công không?”. Hiện tượng cơ quan Quốc Hội đòi ‘chia sẻ quyền lực’ diễn ra tại kỳ họp Quốc Hội tháng 5 – 6 năm 2019, trong bối cảnh cơn bạo bệnh xảy ra với ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng đã mang hơi hướng như một bước ngoặt thay đổi trong chính trường Việt Nam, chuyển từ cơ chế tập quyền cá nhân sang hình thức tản quyền tập thể. ‘Đa trung tâm quyền lực’ Vào tháng Tư năm 2019, tức chỉ ít ngày sau khi Nguyễn Phú Trọng suýt bị quật đổ ở Kiên Giang ‘nhà ba X’, không biết vô tình hay hữu ý mà phía chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ đã đòi ‘tăng quyền cho thủ tướng’. Khi đó, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Lê Vĩnh Tân – được xem là ‘người tâm phúc’ của Nguyễn Xuân Phúc, đã phát ra tờ trình dự án luật của chính phủ đề nghị bổ sung thêm một số quyền cho thủ tướng: Thủ tướng có quyền quyết định tổng biên chế công vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính từ T.Ư đến địa phương; thủ tướng cũng sẽ có quyền thực hiện phân cấp và ủy quyền về quản lý công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đối với những nội dung thuộc thẩm quyền. Văn kiện này cũng đồng thời yêu cầu bổ sung thẩm quyền của thủ tướng trong việc quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức hành chính khác thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của pháp luật. Đồng thời, thủ tướng cũng sẽ có thêm quyền quyết định thực hiện thí điểm những mô hình mới về tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện. Nguyễn Xuân Phúc đang tràn đầy cơ hội ‘tăng quyền cho thủ tướng’, nhưng muốn vậy thì không chỉ dừng ở mặt quyết định cơ cấu tổ chức mà còn phải đạt được quyền lực quyết định về nhân sự cấp bộ trưởng theo cách mà các nước phương Tây vẫn hành xử, cùng lúc hạn chế đến mức tối thiểu sự can thiệp của khối đảng về nhân sự chính phủ và ‘cái gì cũng phải có ý kiến đảng và do đảng quyết định’. Nếu Nguyễn Xuân Phúc chứng tỏ rằng ông ta sẽ thành công hơn kẻ tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, ‘tăng quyền cho thủ tướng’ về thực chất sẽ là cầu nối để Phúc vươn tới vị trí tổng bí thư, thay cho Trọng, và biết đâu đấy còn ngồi luôn cả ghế chủ tịch nước như lý tưởng ‘hai trong một’. Nhưng ở bên kia ‘chiến tuyến’, rất có thể Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân chẳng muốn kém cạnh gì Thủ Tướng Phúc về mặt ‘nhị quyền phân lập’ – nhằm lấy lại một chút cân bằng từ cái thế tòn teng chổng ngược của khối lập pháp trong trò bập bênh với các cơ quan hành pháp từ trước tới nay. Nếu trong tương lai Nguyễn Phú Trọng không thể đủ sức khỏe để ‘cống hiến lâu dài cho cách mạng’, khuynh hướng chuyển giao quyền lực cho các khối đảng, lập pháp, hành pháp và gia tăng quyền lực trong từng khối sẽ hiện ra một cách tất yếu, để từ đó phát sinh mô hình ‘đa trung tâm quyền lực’ mà nhiều quan chức cao cấp thèm muốn nhưng chẳng ai dám chính thức công khai tham vọng ấy. Phạm Chí Dũng - VOA Tình hình Việt Nam trong thời gian tới  
......

Tập Cận Bình kêu gọi “Vạn lý trường chinh mới”?

Nguyễn Quang Duy - Melbourne, Úc Đại Lợi Chủ nhật 2/6/2019, Bắc Kinh cho công bố Sách Trắng đổ lỗi cho Mỹ làm đổ vỡ cuộc đàm phán thương mại song phương.  Còn Tập Cận Bình, trước đây ít hôm, phải kêu gọi “Vạn lý trường chinh mới” sửa soạn trường kỳ chống thương mãi Mỹ.  Thực hư ra sao? Lỗi tại ai? Cuộc chiến sẽ đưa thế giới, đưa Việt Nam về đâu? Là những câu hỏi đáng được quan tâm. Vì đâu nên lỗi Tập Cận Bình phải “Vạn lý trường chinh”? Cải cách dở dang… Ảnh Ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc Từ thập niên 1970, Trung cộng được Mỹ trợ giúp cải cách thể chế từ viện trợ, đầu tư vốn, mở cửa thị trường, giúp giáo dục, giúp chuyển giao kiến thức và kỹ thuật, giúp tham gia các tổ chức quốc tế… nhưng uổng công vì kinh tế tự do phải gắn liền với chính trị tự do, ngôn luận tự do và xã hội dân sự. Ngày 4/6/1989 để “ổn định chính trị”, Bắc Kinh đã nổ súng đàn áp phong trào sinh viên rồi tự vạch con đường cải cách kinh tế nhưng giữ nguyên bản chất cộng sản. Cải cách vì thế không mang lại kết quả như Đài Loan và Đại Hàn, đã trở thành hai quốc gia tân tiến có GDP thu nhập đầu người cao. Với mô hình “ổn định chính trị”, Trung cộng trở thành đại công xưởng lắp ráp công nghiệp quốc tế, tăng trưởng nhờ vốn đầu tư nước ngoài và xuất cảng. Trung cộng lọt vào bẫy GDP thu nhập trung bình: nông dân và công nhân nghèo khổ, giới trung lưu vật lộn với cuộc sống, giới cầm quyền tham nhũng làm giàu. GDP tăng trưởng chậm dần, năng suất lao động không mấy thay đổi, lợi thế lao động rẻ không còn, đầu tư ngoại quốc chuyển dần sang các quốc gia có giá công nhân rẻ hơn như Việt Nam. Môi trường thiên nhiên bị hủy hoại, tài nguyên bị tận khai, đạo đức xã hội bị khủng hoảng,… nhìn chung Trung cộng không khác mấy Việt Nam. Vượt bẫy thu nhập trung bình… Sau hơn 15 năm gia nhập WTO Trung cộng vẫn không mở cửa thị trường, tiếp tục tài trợ các doanh nghiệp nhà nước, phân biệt đối xử với doanh nghiệp nước ngoài, ăn cắp tài sản trí tuệ quốc gia khác. Trung cộng giữ đồng tiền yếu hơn thực giá, hàng xuất cảng rẻ hơn giành lợi thế trên thị trường Mỹ, làm cán cân thương mãi giữa hai nước càng ngày càng mở rộng. Khoản thặng dư này được dùng để giữ giá đồng tiền hay mua trái phiếu tiếp tục ảnh hưởng lên kinh tế Mỹ và thế giới. Để thoát bẫy thu nhập trung bình, Trung cộng vạch kế hoạch “Made in China 2025”, nhằm chuyển đổi thành nước dẫn đầu về công nghệ cao cấp trực tiếp cạnh tranh với Mỹ. Nhưng thay vì đầu tư nghiên cứu các ý tưởng mới để phát triển thành các sản phẩm mới, một mặt Trung cộng ép buộc các công ty nước ngoài muốn làm ăn phải chuyển giao kỹ thuật trước khi cấp phép tham gia thị trường. Mặt khác, Bắc Kinh cho gián điệp công nghệ xâm nhập và đánh cắp kỹ thuật gây thiệt hại nặng nề cho công nghệ các nước tiên tiến. Với khoản mậu dịch thặng dư Bắc Kinh cho tăng cường quân sự, lấn chiếm Biển Đông, mua cảng, xây căn cứ, gây ảnh hưởng chính trị, xây dựng “một vành đai, một con đường” thực hiện tham vọng bành trướng toàn cầu. Tham vọng bá chủ hoàn cầu khiến Trung cộng trở thành mối đe dọa hòa bình và an ninh không riêng cho nước Mỹ mà cho toàn thế giới. Đàm phán đổ vỡ… Giấc mơ bá chủ của Tập Cận Bình đã bị Tổng thống Trump ngăn chặn bằng cách đánh thuế trên hàng hóa nhập cảng vào Mỹ buộc Bắc Kinh phải đàm phán thương mại. Lập trường phía Mỹ có thể tóm tắt được như sau: (1) không thuế xuất nhập cảng; (2) không rào cản thương mãi; (3) không trợ cấp kinh doanh; (4) không đánh cắp sở hữu trí tuệ; (5) không ép buộc chuyển giao công nghệ; và (6) mọi doanh nghiệp đều được hoạt động trong vòng luật pháp 2 bên. Những đòi hỏi nói trên xem ra thật tốt cho cả hai phía, nó buộc Bắc Kinh phải thực hiện những cải cách cần thiết, xóa bỏ độc quyền nhà nước, mở cửa thị trường, cải cách thể chế, tuân thủ luật chung. Sau 11 lần đàm phán, tưởng chừng đã hoàn tất một thỏa thuận giữa hai quốc gia, nhưng Trung cộng cho rằng cứ bàn, cứ ký rồi tính sau như khi gia nhập WTO, nên khi Mỹ đòi luật hóa các thỏa thuận thì phía Trung cộng không đồng ý đòi đàm phán lại từ đầu. Không có gì khó hiểu, vì với ràng buộc luật pháp rõ ràng thì Bắc Kinh phải thay đổi cả thể chế và như thế giấc mơ bá chủ của Tập Cận Bình tan theo mây khói. Còn nước còn tát Tập Cận Bình đành phải rút quân “vạn lý trường chinh” mong thay đổi thế cờ. Bầu cử 2020… Bắc Kinh tin rằng với một Tổng thống mới trường kỳ chiến đấu sẽ có lợi cho Trung cộng. Ông Trump đã bắt đầu tranh cử với cơ hội thắng cử rất cao. Nếu vì một lý do nào đó ông Trump không tiếp tục tranh cử thì Phó Tổng Thống Mike Pence là người có nhiều cơ hội thắng cử. Ông Pence là người có lập trường không khoan nhượng với Trung cộng và phe Xã Hội Chủ Nghĩa. Còn nếu dân Mỹ chọn một Tổng Thống thuộc đảng Dân Chủ thì chiến tranh thương mãi cũng sẽ tiếp tục vì trừng phạt Trung cộng đã trở thành Quốc sách của cả lưỡng đảng và lưỡng viện Quốc Hội Mỹ. Ngày 7/5/2019, Hạ viện Mỹ biểu quyết với đa số tuyệt đối (414-0) chấp thuận “Đạo luật Đảm bảo Đài Loan 2019”, ủng hộ Đài Loan tăng chi tiêu quốc phòng, thường xuyên bán vũ khí, công cụ quốc phòng cho Đài Loan và ủng hộ Đài Bắc tham gia các tổ chức quốc tế. Ngày 4/6/2019, kỷ niệm 30 năm Trung cộng tàn sát phong trào sinh viên, Quốc hội Mỹ đã tổ chức buổi điều trần công khai vạch trần bản chất cộng sản phi nhân tính, Chủ tịch Hạ viện bà Nancy Pelosi mở đầu tuyên bố: “Hôm nay (4/6/2019), chúng ta nhớ lại vụ thảm sát tàn bạo mà nhà cầm quyền Trung cộng đã thực hiện chống lại chính người dân của họ 30 năm trước. Chúng ta nhớ lại sự dũng cảm của những sinh viên, công nhân và người dân đã phản kháng ôn hòa chế độ áp bức để yêu cầu nền dân chủ và nhân quyền mà họ xứng đáng được nhận…” Lập trường lưỡng đảng như thế nên bất cứ thỏa thuận thương mãi với Trung cộng đều phải được Quốc Hội Mỹ chính thức thông qua vì thế chiến tranh thương mãi sẽ không kết thúc đơn giản như ý định của Bắc Kinh. Ngược lại thông tin rò rỉ cho biết các phe cánh trong đảng Cộng sản đang gia tăng áp lực chống lại các quyết định của Tập Cận Bình, nên không chắc trường kỳ kháng chiến sẽ có lợi cho ông. Chiến tranh… Đã gọi là chiến tranh thì chắc chắn sẽ gây ra tổn thất cho cả đôi bên. Sau 1 năm chiến tranh lạm phát tại Mỹ vẫn trong vòng kiểm soát, lương vẫn tăng, nhiều công ăn việc làm được tạo ra, chưa thấy dấu hiệu tổn thất như giới khoa bảng và báo chí thường đồn đoán. Việc chỉ trích Tổng thống Trump hay chính phủ Mỹ là quyền hiến định của công dân, chính nhờ những chỉ trích từ báo chí và công dân nước Mỹ mới thăng tiến luôn xứng đáng là cường quốc số 1 trên thế giới. Phía Trung cộng mọi thông tin bị bưng bít, nhưng dấu hiệu cho thấy kinh tế đang lâm vào khó khăn, nhiều nhà máy đóng cửa, vốn đầu tư bị rút sang các nước ít bị ảnh hưởng chiến tranh, lạm phát bắt đầu gia tăng, đời sống mỗi lúc một khó khăn hơn. Hệ thống cứu tế tư nhân không có, hệ thống an sinh chưa phát triển, Trung cộng lại chưa trải qua kinh nghiệm khủng hoảng kinh tế, thông tin bị bưng bít nên khủng hoảng bùng nổ sẽ ảnh hưởng mạnh đến thể chế chính trị. Sách trắng và lời kêu gọi “vạn lý trường chinh” thật ra chỉ nhằm tuyên truyền trấn an và sửa soạn tinh thần cho dân chúng trước những khó khăn đang ngày một gia tăng. Vì sao Huawei lãnh đạn? Huawei được cho là công ty mấu chốt thực hiện chiến lược “Made in China 2025”, có liên quan với Giải Phóng Quân Trung cộng một thế lực rất mạnh trong đảng Cộng sản. Cuộc rút lui của  Hồng quân Trung Quốc gần 90.000 người đi qua hành trình dài 12.000km, khi đến nơi quân số chỉ còn vỏn vẹn hơn 7.000 người. Hãng tin Pháp AFP dựa vào báo cáo tài chính hằng năm của Huawei đã phát hiện, trong 10 năm qua, Huawei nhận trợ cấp từ nhà cầm quyền Bắc Kinh, lên tới 1,5 tỷ Mỹ Kim. Chưa kể những hợp đồng giữa Huawei và nhà cầm quyền các cấp, những trợ giúp về ngoại giao, được vay mượn ngân hàng nhà nước… nguồn tài trợ từ nhà nước cho Huawei thực sự không nhỏ. Huawei còn được mua rẻ đất đai, xây dựng vương quốc riêng với nhiều khu vực nhà ở, cung cấp hay bán rẻ cho nhân viên. AFP cũng cho biết trong năm ngoái hơn 100 nhân viên Huawei được thưởng lên đến cả 100,000 Mỹ Kim mỗi người từ nhà cầm quyền thành phố Thâm Quyến. Nếu đường lối thương mãi Mỹ được luật hóa thì Huawei khó có thể tồn tại, như thế “Made in China 2025” khó có thể đạt được kết quả như Tập Cận Bình mong muốn. Bởi thế không lấy gì làm lạ khi đàm phán đổ vỡ Tổng thống Trump ra lệnh trừng phạt Huawei ngăn công ty này không được mua các sản phẩm của Mỹ, đánh thẳng vào công cụ chiến lược của Tập Cận Bình. Trong việc đàm phán thương mãi phía Mỹ còn yêu cầu Trung cộng mở cửa để các công ty truyền thông xã hội như Google, Facebook, Twitter,… được tham gia thị trường Trung cộng nhưng bị từ chối. Là quốc gia cộng sản, Trung cộng phải kiểm soát tư tưởng và định hướng dư luận vì thế chiến tranh thương mãi chỉ là bề mặt, bề sau là cuộc chiến ai thắng ai giữa tự do và cộng sản. Thế giới đi về đâu? Hảng xưởng Mỹ cô lập Huawei Trung cộng bị hầu hết các nước đã phát triển xem là quốc gia “phi thị trường”, thất bại trong việc đàm phán thương mãi với Mỹ chỉ tạo thêm khoảng cách giữa nước này và các nước theo thể chế tự do. Nhưng chiến tranh thương mãi giữa 2 nước lớn Mỹ Trung sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, tài chánh, tiền tệ, chính trị và thậm chí cả quân sự của mọi quốc gia trên thế giới. Cuối cùng một trật tự mới toàn cầu buộc mọi quốc gia phải tuân thủ luật chung là kết quả của cuộc chiến Mỹ-Trung. Sự hy sinh trong chiến tranh sẽ được đền bù bằng một thế giới tự do hơn, yên bình hơn, thịnh vượng hơn. Hà Nội chọn hướng đi nào? Việt Nam một trong vài quốc gia cộng sản còn sót lại, với mô hình phát triển không khác gì Trung cộng, không lâu cũng sẽ trở thành mặt trận giữa Mỹ-Trung. Tổng thống Trump đã chính thức nhắc nhở Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cần cân bằng thặng dư ngoại thương Mỹ-Việt. Tổng thống Trump cũng nhắc nhở nguồn đầu tư vào Trung cộng đang chuyển sang Việt Nam, như thế Hà Nội hưởng lợi từ chiến tranh. Mỹ lại vừa đưa Việt Nam vào danh sách 9 quốc gia thao túng tiền tệ cần theo dõi. Cuộc đấu tranh tư tưởng trên thượng tầng Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam về con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo mô hình Bắc Kinh đang ngày một rõ dần. Bởi thế mặc dầu trở bệnh, chưa đi đứng được, Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn đòi hỏi Đại Hội 13 phải làm rõ vấn đề “đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị”. Nói theo cách dân gian là đảng Cộng sản Việt Nam, là nhà cầm quyền Hà Nội phải “đổi mới hay là chết theo Trung cộng”. Sự lựa chọn hoàn toàn trong tay các nhà cầm quyền Hà Nội. Nguyễn Quang Duy - Melbourne, Úc Đại Lợi  <duyact@yahoo.com.au>  
......

EVFTA có ký vào cuối tháng Sáu 2019, hay là không?

Thường Sơn (VNTB)|   Bruno Angelet - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam. “Cao ủy Thương mại châu Âu dự kiến họp thông báo những nội dung liên quan đến EVFTA vào ngày 28.5. Theo kế hoạch, Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu sẽ thông qua quy định cho phép việc ký kết hiệp định này vào ngày 25.6. Nhiều khả năng, lễ ký EVFTA sẽ chính thức diễn ra vào ngày 27 hoặc 28.6” - Bruno Angelet nói với một tờ báo quốc doanh là Nhịp Cầu Đầu Tư.   Khá đồng điệu với nhận định của Bruno Angelet, tờ báo của Bộ Công thương - đơn vị được giao nhiệm vụ đàm phán trực tiếp về EVFTA - vào cuối tháng 5 năm 2019 đã đưa ra dự đoán đầy hy vọng là EVFTA có thể ‘được ký kết trong những tuần tới’.    ‘Trong những tuần tới’ cũng là thông tin cụ thể nhất mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho báo đảng biết về tương lai ký kết EVFTA. Nhưng ‘lãng mạn’ hơn cả Bộ Công thương, ông Phúc còn đề cập tương lai ‘ký trong những tuần tới’ cho cả EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư) với Liên Minh châu Âu (EU).   Chuyến đi châu Âu vào cuối tháng 5 năm 2019 của Thủ tướng Phúc, đặc biệt ‘thăm’ Na Uy và Thụy Điển, chính là nhắm đến mục tiêu ‘ký trong những tuần tới’ cho không chỉ EVFTA mà còn cả EVIPA.     Nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy EVFTA ‘sẽ được ký kết và phê chuẩn vào cuối tháng Sáu’ như một số nguồn tin của đảng và ‘thân đảng’ khấp khởi trước đó.   Thậm chí sau chuyến ‘quốc tế vận’ ở châu Âu của Nguyễn Xuân Phúc, khác với cái nhìn ‘lãng mạn’ của Thủ tướng Phúc về EVFTA và EVIPA ‘có thể được ký trong những tuần tới’, cụm từ này đã biến mất trên cửa miệng của Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh - quan chức tháp tùng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến đi Na Uy và Thụy Điển - khi ông ta trả lời phỏng vấn trang web của Bộ Công Thương.   Mà chỉ là “Bộ Công Thương đánh giá cao sự hỗ trợ về kinh tế, thương mại của bạn trong thời gian qua và đề nghị Thụy Điển ủng hộ sự phát triển quan hệ toàn diện Việt Nam-EU, đặc biệt là việc phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam-EU (EVIPA)” - một cụm câu nặng về tính xã giao và thực chất là sáo ngữ bởi không gắn kèm bất kỳ mốc thời gian cụ thể ‘sẽ ký kết’ nào.     Thái độ thận trọng và kín kẽ trên của cơ quan chuyên môn Bộ Công thương, chứ không phải lối hô hào phô trương huênh hoang nhưng đậm đặc cảm tính của thủ tướng ‘cờ lờ mờ vờ’, cho thấy nhiều khả năng phía Na Uy và Thụy Điển đã chỉ hứa hẹn chung chung ‘ủng hộ Việt Nam tham gia vào EVFTA’, nhưng không có bất kỳ văn bản cam kết nào về việc này, cũng không khẳng định bất kỳ mốc thời gian cụ thể nào để ‘tiến tới ký kết EVFTA’ - rất tương đồng với cách thể hiện của một số chính phủ ở châu Âu với những đoàn vận động EVFTA của Việt Nam vào năm 2017, cũng là bối cảnh mà có đến hơn ba chục nhà hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến bị công an Việt Nam thẳng tay tống vào ngục tối.   Nhưng vào lúc này, có thể những người Âu châu đã rút ra được bài học xương máu như người Mỹ trong các cuộc đàm phán nhân quyền bất tận và vô nghĩa với Việt Nam: chính sách ‘đổi tù nhân lương tâm lấy lợi ích thương mại’ của Việt Nam là cực kỳ ‘xuyên suốt’ cho đến khi nào chính thể này còn chưa bị đẩy vào chân tường.   Khả năng ký EVTTA vào cuối tháng Sáu này cũng bởi thế trở nên khá mong manh. Chẳng có gì dễ ăn cho một chính thể chuyên hành nghề đàn áp nhân quyền để bảo vệ sự tồn tại cho nó./.  
......

Trung Quốc và 3 thách thức lớn trong TK 21

Nguyễn Quang Dy Nếu 2 thập kỷ đầu của thế kỷ 21 là giai đoạn chuyển tiếp (transition) đầy biến số (như Brexit và Trumpism) làm trật tự thế giới đảo lộn và bất ổn, thì các thập kỷ tiếp theo sẽ chứng kiến việc định hình một bức tranh mới về thế giới. Tác nhân chính của quá trình đó là đối đầu Mỹ-Trung. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đang đối mặt với 3 thách thức lớn. Thứ nhất, người Mỹ đã tỉnh ngộ và liên kết với nhau để chống lại Trung Quốc trỗi dậy. Thứ hai, Trung Quốc đang suy thoái do đối đầu chiến lược với Mỹ và đồng minh. Thứ ba, người dân Trung Quốc sẽ bất bình và phản kháng. Trước bức tranh lớn màu xám, lúc này còn quá sớm để phỏng đoán và hình dung được tương lai của Trung Quốc và thế giới. Mỹ đã tỉnh ngộ Năm 1989 khi xảy ra vụ Thiên An Môn, Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ Trung Quốc. Bill Clinton và nhiều người khác (như Robert Zoellick) vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ cải cách và dân chủ hóa để “trỗi dậy hòa bình”, nên đã theo đuổi quá đà chủ trương tham dự (constructive engagement). Đó là một sự ngộ nhận tai hại mà Trung Quốc đã lợi dụng để trỗi dậy (không hòa bình). Gần đây Mỹ đã tỉnh ngộ và coi Trung Quốc là kẻ thù và “đối thủ chiến lược”. William Safire (NYT columnist) kể lại rằng trước khi mất (1994), Richard Nixon đã thừa nhận trong cuộc phỏng vấn: “Chúng ta có thể đã tạo ra một Frankenstein” (We may have created a Frankenstein). Theo Michael Pillsbury (Hudson Institute, Director for Chinese Strategy), đó là “thất bại lớn nhất về tình báo của Mỹ” (the greatest US intelligence failure) trong 50 năm qua. (“The Hundred-Year Marathon”, Michael Pillsbury, Holt, 2015). Vì vậy, đối đầu Mỹ-Trung không phải là một sự kiên nhất thời mà là một quá trình lâu dài đang diễn ra như đặc thù của thế kỷ 21, trong đó cuộc chiến thương mại chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” (tip of the iceberg). Nhiều nhà phân tích coi xung đột Mỹ-Trung là “cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới”, không chỉ về thương mại mà còn bao gồm công nghệ, tiền tệ, pháp lý, cũng như đối đầu về mô hình ý thức hệ và thể chế kinh tế/chính trị. Tuy về các vấn đề khác thì nội bộ Mỹ thường cãi nhau to và nhiều người sẽ chống lại Trump, nhưng về chống Trung Quốc, thì cả đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều đồng thuận. Hiện nay, việc ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc đã trở thành tầm nhìn chung của Quốc Hội cũng như chính quyền. Đây có thể là một lợi thế để Trump tranh cử. Vì vậy, nếu Bắc Kinh vẫn hy vọng vào khả năng Trump sẽ thất cử vào năm 2020, thì có thể là một sai lầm. Quá trình tỉnh ngộ và cuộc tranh luận đã bắt đầu từ thời Obama, nhưng chưa được người ta chú ý đúng mức. Mãi đến thời Trump, chiến lược về Trung Quốc mới được điều chỉnh. Theo NDS, Trung Quốc từ đối tác chiến lược nay trở thành “đối thủ chiến lược” (số một). Nói cách khác, “lịch sử đang lặp lại” khi 2 siêu cường Mỹ-Trung tranh giành vị trí bá chủ thế giới, như sa vào “cái bẫy Thucydides” mà Graham Allison đề cập (“Destined for War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap?” Graham Allison, Harcourt, 2017). Theo Allison, chiến tranh lạnh có 5 bài học cần tham khảo. Thứ nhất, chiến tranh giữa các cường quốc hạt nhân là điên rồ: Xung đột tại Biển Đông hay Biển Hoa Đông hay bán đảo Triều Tiên là tự sát. Thứ hai, phải sẵn sàng chiến tranh dù không thể thắng: Để bảo vệ lợi ích sống còn, phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Thứ ba, phải xác định “luật chơi nguyên trạng mong manh”: Để tồn tại cần thận trọng, giao tiếp, kiềm chế, thỏa hiệp, và hợp tác. Thứ tư, đối nội là quyết định: Mô hình chuyên chế của Trung Quốc có thắng mô hình dân chủ của Mỹ. Thứ năm, hy vọng không phải là chiến lược: Một chiến lược nhất quán chưa đủ đảm bảo thắng lợi. Theo Minxin Pei, chủ nghĩa thân hữu (cronyism) là vấn đề. (“China’s Crony Capitalism: The Dynamics of Regime Decay”, Minxin Pei, Harvard University Press, 2016). Gần đây, Minxin Pei cho rằng chiến tranh lạnh Mỹ-Trung đang leo thang sang giai đoạn mới. Sớm hay muộn, Mỹ cần sự ủng hộ của đồng minh để chống Trung Quốc, nên bỏ quan điểm của Kiron Skinner (bộ Ngoại Giao) coi đối đầu Mỹ-Trung là xung đột của hai nền văn minh và sắc tộc. Đến lúc cần một lập luận mới để lý giải việc Mỹ chống Trung Quốc” (“Is Trumps Trade War with China a Civilizational Conflict?”, Minxin Pei, Project Syndicate, May 14, 2019). Muốn đối đầu với Mỹ, Trung Quốc cũng cần đồng minh (như EU, Nhật, Nga, ASEAN), nhưng ngày càng bị cô lập. Trong khi Angela Merkel (thủ tướng Đức) nói “Châu Âu phải đoàn kết để đứng lên đối phó với Trung Quốc”, Guy Verhofstadt (cựu thủ tướng Bỉ) cho rằng Trung Quốc đang trở thành “đế quốc”. Đối với Nhật lại càng khó vì trong quá khứ có nhiều thù hận, gần đây lại tranh chấp Trung-Nhật tại Điếu Ngư. Tuy Nga cần Trung Quốc nhưng vẫn lo người Trung Quốc tràn sang vùng Viễn Đông giàu tài nguyên của họ. Malaysia dưới thời Mahathir đã xoay trục coi Trung Quốc là “thực dân mới”, như một xu thế trong ASEAN. Trung Quốc suy thoái Quá trình suy thoái thường có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là do nguyên nhân nội tại, có tính quy luật do chu kỳ phát triển hay suy thoái. Hiện nay, kinh tế Trung Quốc đang trong chu kỳ suy thoái, nên bất lợi khi đối đầu với Mỹ (đang trong chu kỳ phát triển). Thứ hai là do các nguyên nhân bên ngoài, như hậu quả của đối đầu với Mỹ, trước mắt là cuộc chiến thương mại, tiếp theo là cuộc chiến về công nghệ, pháp lý, và tiền tệ… Đồng thời, Mỹ sẽ đẩy vấn đề Đài Loan và Biển Đông lên như hai điểm nóng chủ yếu (trong thế cờ vây). Nói cách khác, đó là một cuộc chiến tranh lạnh tổng lực (all-out cold war) kiểu mới và kéo dài. Theo Joseph Nye, Trung Quốc là “người khổng lồ chân đất sét”, bị vướng những quả bom nổ chậm với năng lượng tiêu cực dồn nén, sắp đến lúc phát nổ (tipping point). Tuy Trung Quốc đã trở thành một xã hội trung lưu, nhưng giới cầm quyền vẫn mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn về ý thức hệ đã lỗi thời. Trong khi dân số Trung Quốc lão hóa (từ 2015) và mất cân đối (giữa nam và nữ), chính quyền vẫn chưa kiến tạo được “quyền lực mềm’ (dựa trên xã hội dân sự). (“Does China have Feet of Clay”, Joseph Nye, Project syndicate, April 4, 2019). Trong bối cảnh chiến tranh thương mại gia tăng và kéo dài, kinh tế Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều hơn, trong khi kinh tế Mỹ sẽ bị thiệt hại ít hơn. Một phần là do kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu (chủ yếu sang Mỹ). Nếu GDP của Trung Quốc năm 2019 tăng 6,2% thì sang năm 2020 sẽ chỉ còn 6%. Nếu GDP của Mỹ năm 2019 tăng 2,8% thì sang năm 2020 sẽ chỉ còn 2,3%. Trong khi đó kinh tế của Nhật và các nước khác phụ thuộc vào xuất khẩu cũng bị tác động nặng nề bởi cuộc chiến tranh thương mại này. Theo Bloomberg, trên 20.000 công ty nước ngoài tại Trung Quốc (tạo ra 45 triệu công ăn việc làm) phải rút khỏi Trung Quốc vì cuộc chiến thương mại, trong đó có 400 công ty Mỹ đầu tư đã tuyên bố rút khỏi Trung Quốc. Theo Kyodo News, 60% các công ty Nhật hoạt động ở Trung Quốc sẽ chuyển sang nước khác, và 40% đang rút vốn khỏi Trung Quốc. Theo PEW, khoảng 728 triệu dân Trung Quốc đang sống với mức thu nhập thấp ($ 2-5/ngày). Theo con số thống kê, nợ công của Trung Quốc lên tới 255,7% GDP, trong khi tổng số nợ thực tế vượt quá 400% GDP (US$ 34.000 tỷ). Trong khi Trung Quốc có hàng trăm “khu đô thị ma” (như Fushun tại Liêu Ninh, rộng 22 km2) ngành xây dựng “không thể dừng lại”. Bong bóng bất động sản khổng lồ (bị đóng băng) dẫn đến bong bóng nợ xấu khổng lồ. Khi cuộc chiến thương mại với Mỹ bắt đầu, Trung Quốc đặt ra 3 phương án. Một là không đáp trả (để bảo vệ đồng tiền, xuất khẩu, thị trường chứng khoán). Hai là đáp trả vừa phải (vừa đánh vừa đàm, như vừa rồi). Ba là đánh tới cùng (all-out war). Sau khi đàm phán đổ vỡ, Lưu Hạc từ Mỹ trở về tay không, thì phương án 3 (hay hiệp 3) bắt đầu. Không phải Bắc Kinh muốn vậy, mà họ bị xô đẩy vào thế bị động đối phó, do đánh giá nhầm về Trump. Hiệp 3 bắt đầu không chỉ về thương mại, mà còn về công nghệ cao. Mỹ đã cấm vận Huawei và 5 công ty khác (Dahua, Hikvision, Yitu, Megvii, SenseTime). Các công ty Mỹ (như Google, Intel, Microsoft, Qualcomm, Broadcom, Micron, Western Digital) đã tuyên bố sẽ không làm việc với Huawei. Tiếp theo là cuộc chiến pháp lý khi 13 thượng nghị sỹ (của 2 đảng) dẫn đầu bởi Marco Rubio và James Risch, đã yêu cầu thông qua dự luật trừng phạt “các hành động phi pháp và nguy hiểm (của Trung Quốc) tại Biển Đông và Biển Hoa Đông”. Trung Quốc đã nhanh chóng vươn lên về công nghệ mới, ứng dụng Big Data và Artificial Intelligence vào thanh toán trực tuyến (online payment) và phát triển mạng 5G. Nhưng an ninh Trung Quốc cũng đang ứng dụng các công nghệ mới để kiểm soát người dân như “bạo chúa kỹ thuật số” (digital tyranny) tại Tân Cương và các nơi khác. Vì vậy, “Made in China 2025” và kế hoạch triển khai mạng 5G của Huawei đã làm Mỹ bức xúc chống lại. Người dân phản kháng Giới trí thức và tầng lớp trung lưu (new rich) là hệ quả của Trung Quốc phát triển nhanh, như một chân kiềng của chế độ (với khẩu hiệu “ba đại diện” và “xã hội khá giả”). Họ ủng hộ chính quyền chừng nào Bắc Kinh duy trì tăng trưởng (như “new normal”). Tuy đây là một sự mặc định để được dân chúng ủng hộ, nhưng có thể trở thành con dao hai lưỡi khi kinh tế suy thoái, làm họ bất bình. Giới trung lưu đã mấy lần bị “tàn sát” bởi thị trường chứng khoán suy sụp. Họ có thể phản kháng mạnh hơn hoặc di cư ồ ạt (như “bỏ phiếu bằng chân”). Giới trí thức và dân trung lưu thường ủng hộ cải cách (đối nội) và không muốn đối đầu với Mỹ (đối ngoại). Họ cho rằng Tập Cận Bình không theo lời khuyên của Đặng Tiểu Bình, đã thách thức Mỹ quá sớm như “Cao Biền dậy non”, nên dẫn đến tai họa. Đa số người Trung Quốc lo ngại hậu quả nghiêm trọng của thương chiến sẽ ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập, cơ hội xuất cảnh và du học. Nếu sản xuất đình trệ vì không xuất khẩu được, hàng chục triệu người Trung Quốc sẽ thất nghiệp, dẫn đến bất ổn xã hội, với hiểm họa khó lường. Trung Quốc chắc chắn có nhiều người tài, nhưng đã bị thui chột và vô nhiệu hóa bởi thể chế độc đoán do các phái “Thái tử Đảng” và “Đoàn Thanh niên” thao túng, nên giới tinh hoa không phát huy được tài năng để tạo ra sự khác biệt. Đứng trước tình huống khó lường, Bắc Kinh thường vận dụng hệ quy chiếu đối nội vào đối ngoại nên dễ ngộ nhận và sai lầm. Bắc Kinh đã mấy lần ngộ nhận và sai lầm khi đánh giá về Trump trong cuộc chiến thương mại. Dân số Trung Quốc không chỉ có 1,4 tỷ (con số chính thức) mà có thể tới 1,5 hay 1,6 tỷ (theo nguồn không chính thức). Vấn đề dân số (demographic) Trung Quốc bất ổn vì già nhanh và nam nhiều hơn nữ, nên nguồn nhân lực (một thế mạnh) đang suy giảm. Trong quá trình phát triển, dân đổ ra thành thị nhưng nay thất nghiệp và đời sống khó khăn, đang quay về nông thôn. Sự đổi chiều của dòng chảy dân số là một hiểm họa như quả bom nổ chậm. Quốc nạn tham nhũng và khoảng cách giầu/nghèo tăng nhanh làm bần cùng hóa người dân lao động, càng làm cho họ bất bình và phản kháng. Số lượng và quy mô các cuộc biểu tình và phản kháng ngày càng tăng. Nếu những cuộc biểu tình phản kháng (năm 2017) gồm hàng chục vạn người (tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, Hắc Long Giang, Tứ Xuyên, Hà Bắc) chủ yếu do môi trường ô nhiễm và bất công xã hội thì nay (năm 2018 và 2019) tăng lên chủ yếu do hệ quả của suy thoái kinh tế dẫn đến thất nghiệp và đời sống khó khăn. Người dân Tây Tạng bị đối xử tàn tệ và người dân Tân Cương bị kiểm soát chặt chẽ bằng các trại tập trung khổng lồ và hệ thống chấm điểm xã hội (social credit system) ứng dụng công nghệ cao để theo dõi và kiểm soát họ như “bạo chúa kỹ thuật số” (digital tyranny). Chủ trương này như con dao hai lưỡi, sẽ phản tác dụng nếu làm quá tay đẩy dân chúng tới mức “tức nước vỡ bờ” phản kháng lại. Mỹ và phương Tây sẽ bênh vực họ vì lý do nhân quyền. Việc trấn áp Tây Tạng và Tân Cương, cũng như Pháp Luân Công, là mấy quả bom nổ chậm. Khi Trung Quốc sa lầy tại ngã ba đường, thương chiến Mỹ-Trung là chất xúc tác sẽ gây ra biến động lớn. Đảng và Chính phủ nắm các tập đoàn nhà nước và các đại công ty thân hữu để có tiền nuôi bộ máy khổng lồ và phục vụ các mục tiêu chiến lược. Nhưng Mỹ đang đánh Huawei là mô hình “tư bản nhà nước” (theo “chủ nghĩa thân hữu”). Đây có thể là cơ hội để phái cải cách trong nước lên tiếng, phá thế độc quyền của các đại công ty do hơn 100 gia tộc lớn kiểm soát. Sớm hay muộn, Trung Quốc phải thay đổi mô hình kinh tế và chính trị. Nhưng khi bị Mỹ tấn công, bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc lại tỏ ra lúng túng và phản ứng theo cách cũ. Họ chỉ đạo báo chí trong nước bôi xấu Trump như để cho các hãng sản xuất giấy toilet in hình Trump. Gần đây, trong chuyến đi thăm Giang Tây (20/5/2019), Tập Cận Bình đã kêu gọi một cuộc “Vạn lý Trường Chinh mới” để chống lại Mỹ trong khi chỉ đạo báo chí nói về “chiến tranh nhân dân”, thậm chí nói về chiến tranh Triều Tiên. Đó là một cách cổ điển để kích động tinh thần dân tộc, nhằm đẩy sức ép của dư luận ra bên ngoài. Bức tranh màu xám Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là “phần nổi của tảng băng chìm” và là khởi đầu của một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới kéo dài (chưa có hồi kết). Về công nghệ, Mỹ đã khuất phục được ZTE và đang đánh tiếp Huawei (lớn gấp 5 lần ZTE). Huawei tuy mạnh nhưng ảo tưởng vào năng lực của mình, vì toàn bộ công nghệ viễn thông của Huawei vẫn phụ thuộc vào công nghệ Chip của Mỹ. Ví dụ, Huawei phải mất 5 năm để làm được một lõi xử lý tương đương với “ARM Cortex-A75” (tuy chưa phải tốt nhất của ARM). Phần mềm để Huawei thiết kế Chip cũng là của Mỹ (như Cadence và Synopsys). Những lõi DSP xử lý modem trong điện thoại và thiết bị viễn thông 5G của Huawei cũng dựa trên các lõi DSP của Cadence. Tuy Trung Quốc bắt chước rất giỏi, nhưng công nghệ sản xuất Chip “FinFET sub 10nm” rất khó tiếp cận vì những thiết bị lõi đều do hãng ASML cung cấp, nên Trung Quốc không thể mua nếu Mỹ không đồng ý. Với công ty SMIC, Trung Quốc chỉ có thể sản xuất được Chip 28nm (nhưng vẫn chưa ổn định). Tuy hãng Chip lớn nhất thế giới là TSMC (của Đài Loan) vẫn hợp tác với Huawei, nhưng Mỹ có thể can thiệp với Đài Loan để ngăn cấm. Tóm lại, Mỹ đánh ZTE để cảnh báo, và bắt Mạnh Vãn Chu tại Canada không phải ngẫu nhiên. Trump quyết định cấm vận Huawei là đánh vào tử huyệt của Bắc Kinh. Có khả năng rồi đây Trung Quốc sẽ phải nhân nhượng Mỹ, vì Huawei quá quan trọng để họ hy sinh. Huawei không chỉ là hãng sản xuất smart phone lớn thứ 2 thế giới, mà là trụ cột để triển khai mạng 5G có ý nghĩa chiến lược trong kế hoạch “Made in China 2025” đầy tham vọng. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có 5 lá bài để đối phó với Mỹ. Thứ nhất là Mỹ sắp bầu cử tổng thống (năm 2020) nên đó là một điểm yếu. Thứ hai là sự phụ thuộc của Mỹ vào “đất hiếm” của Trung Quốc (sản xuất tới 95% sản lượng trên thế giới). Thứ ba là Trung Quốc nắm trong tay hơn US$ 1.100 tỷ trái phiếu Mỹ, nếu bán ra có thể làm ảnh hưởng đến thị trường tài chính Mỹ. Thứ tư là Trung Quốc có thể dùng lá bài Bắc Triều Tiên để ép Mỹ. Thứ 5 là Trung Quốc có thể kích động tinh thần dân tộc của người dân Trung Quốc chống Mỹ. Nhưng 5 lá bài đó đều có giới hạn. Tuy Trung Quốc đánh thuế hàng hóa của các bang vốn ủng hộ Trump có thể làm ông mất phiếu, nhưng Trump có thể hóa giải bằng cách trợ cấp cho các bang đó và kêu gọi tinh thần yêu nước của họ. Trên thực tế, Trump nhận được nhiều phiếu của các cử tri trung lập ủng hộ lập trường cứng rắn chống Trung Quốc. Tuy lá bài “đất hiếm” có giá trị trước mắt, nhưng lâu dài mất thiêng vì Mỹ và các nước khác sẽ tăng cường sản xuất “đất hiếm” để không phụ thuộc vào nguồn Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc đã từng cấm vận “đất hiếm” với Nhật, nhưng lợi bất cập hại, vì “gậy ông đập lưng ông”. Hiện nay, Trung Quốc còn US$ 3.200 tỷ dự trữ quốc gia, và US $1.100 tỷ công trái chính phủ Mỹ (Treasury bonds). Nếu bí quá, Trung Quốc phải bán tháo công trái như “bán lúa non” sẽ mất giá. FED có thể hạ lãi suất làm công trái giảm giá sâu, nếu các công ty Mỹ bán tháo chứng khoán Trung Quốc để mua công trái Mỹ, thì họ có thể làm sập sàn chứng khoán và làm Trung Quốc vỡ nợ công. Nếu Bắc Kinh bán tháo công trái sai luật, thì đồng nhân dân tệ có thể bị loại khỏi “rổ tiền tệ quốc tế”, và Trung Quốc có thể bị khai trừ khỏi WTO. Trong khi đó, là bài Bắc Triều Tiên không còn giá trị như trước, vì xu hướng xoay trục “thoát Trung” của Bắc Triều Tiên và hòa giải Liên Triều ngày càng rõ. Tuy cuộc gặp Trump-Kim lần thứ hai (tại hà Nội) không có kết quả cụ thể, nhưng quá trình đối thoại Mỹ-Triều để tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên khó đảo ngược. Bắc Kinh có thể kích động tinh thần dân tộc của người dân chống Mỹ, nhưng về lâu dài, đó là một “con dao hai lưỡi”. Việt Nam có thể hy vọng vào kịch bản tốt nhất (best case) là cuối cùng Mỹ-Trung sẽ đạt được thỏa thuận, Trung Quốc sẽ chấp nhận cải cách trong nước và kiềm chế tại Biển Đông. Nhưng Việt Nam vẫn phải chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất (worst case), nếu xung đột Mỹ-Trung gia tăng và Trung Quốc quyết đấu với Mỹ đến cùng với hệ quả khó lường. Trong trường hợp đó, không loại trừ khả năng Trung Quốc có thể bị vỡ nợ (năm 2019-2020). Lời cuối Có thể nói, Trung Quốc đã phát triển kinh tế thần kỳ, nhưng vẫn chưa cải cách chính trị để bảo vệ và phát huy thành quả kinh tế, và vươn lên trở thành siêu cường. Tập Cận Bình đã không nghe theo lời khuyên của Đặng Tiểu Bình (là “thao quang dưỡng hối”) mà vội thách thức Mỹ quá sớm như “Cao Biền dậy non”, để củng cố quyền lực độc tôn quá mức, gây phản kháng từ bên trong và đối đầu từ bên ngoài. Tập Cận Bình đã mắc một sai lầm lớn như lấy đá tự ghè vào chân mình, nên phải đối mặt với 3 thách thức lớn, như một nghịch lý. Trong bối cảnh đối đầu Mỹ-Trung gia tăng, Việt Nam dễ mắc kẹt vào thế lưỡng nan (Catch-22), như “trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết”. Muốn hay không, Việt Nam đang trở thành “nơi trú bão” lý tưởng cho các doanh nghiệp Trung Quốc, như một con dao hai lưỡi, vừa có lợi, vừa có hại. Tuy nhiều doanh nghiêp nước ngoài đang rời Trung quốc, nhưng Việt Nam phải mau chóng cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn để đón họ, vì họ có thể chuyển tới các thị trường tiềm năng khác (như Ấn Độ, Indonesia, Thailand, Malaysia, và các nơi khác). Tuy FDI là một nguồn đầu tư quan trọng đối với Việt Nam, nhưng cần tránh “bẫy gia công” cũng như “bẫy thu nhập trung bình”. Phải thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, để tạo điều kiện cho khu vực tư nhân trong nước phát triển mạnh hơn, thay thế dần khu vực kinh tế quốc doanh và FDI. Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng là một dấu hiệu Việt Nam sắp phải đổi mới thể chế, trước khi quá muộn. NQD. 29/5/2019    
......

Merkel tính sổ với Trump

Thủ tướng Angela Merkel đọc diễn văn tại đại học Harvard ngày 30.5.2019 Nguồn : Bergmann - Trang web của chính phủ Đức (Bundesregierung.de) Tôn Thất Thông - diendan.org Ngày 30.5.2019, trường đại học Harvard vinh danh Thủ tướng Angela Merkel với tước vị Tiến sĩ Danh dự về Luật, được tổ chức trong dịp lễ mãn khóa sinh viên tốt nghiệp năm 2019. Trước cử tọa hơn 20.000 người, bao gồm giáo sư, nhân viên, cựu sinh viên, phụ huynh sinh viên và các sinh viên tốt nghiệp, Angela Merkel đọc một bài diễn văn đầy ấn tượng,  điều được thể hiện qua 31 lần vỗ tay vang dội trong suốt bài diễn văn dài khoảng nửa giờ, có lúc cả cử tọa đứng dậy ngưỡng mộ vỗ tay lâu hơn một phút, có lúc sinh viên hô to „wow“, „bravo“ để biểu lộ cảm xúc. Chỉ nhìn vào điệu bộ của Merkel trước micro, có lẽ mọi người đều thấy cảm giác bối rối, ngạc nhiên của Merkel trước sự nồng nhiệt của cử tọa. Bà đứng trên bục ở ngoài trời và dường như có lúc không tin những điều bà thấy ở cử tọa bên dưới. Ở Đức, Angela Merkel đang đối diện với những vấn đề chính trị quốc nội và sự thất bại trong cuộc bầu cử châu Âu vừa qua, nhưng bên kia bờ đại dương, Merkel được chào đón như một thần tượng nhạc Pop nhờ những thông điệp hết sức rõ ràng, không che giấu, vốn dĩ không phải là phong thái thường ngày của bà. Angela Merkel chủ yếu phát biểu những gì ? Không hề đề cập đến Tổng thống Donald Trump một lần, nhưng mọi người có mặt đều hiểu rằng, Merkel muốn gởi nhiều thông điệp đến Donald Trump, như một bảng tính sổ với người đồng nghiệp trước khi Merkel rời chức vụ nay mai. Về mặt nội dung, cảm nhận đó của cử tọa hoàn toàn chính xác. Có lẽ, Angela Merkel muốn sử dụng cơ hội cuối cùng này để vẽ một lằn ranh phân biệt giữa bà và Trump, sự khác nhau như trời và đất giữa hai nhà lãnh đạo, nhưng có lẽ quan trọng hơn, giữa hai con người với nhân cách khác nhau. Angela Merkel vốn không phải là người có tài hùng biện, đôi lúc nghe bà diễn thuyết có vẻ nhàm chán, buồn ngủ. Những bài diễn văn nổi tiếng nhất của bà thường thể hiện sự hấp dẫn qua nội dung, chứ không phải qua phong thái diễn đạt. Lần này, Merkel phát biểu những gì để gởi gắm đến các sinh viên tốt nghiệp, và qua đó tính sổ với Donald Trump ?   Thông điệp chính trị Tuy bài diễn văn được đọc cho cử tọa ở Harvard, và nội dung là nhắm tới các sinh viên tốt nghiệp. Nhưng thông điệp chính trị đằng sau các câu chữ là không thể nhầm lẫn : đó là những thông điệp để gởi đến Nhà Trắng và Donald Trump. Sự hưởng ứng nồng nhiệt của cử tọa biểu lộ sự đồng tâm giữa đôi bên, Merkel và cử tọa ở Hardvard, rằng họ có chung những thông điệp chống lại chính sách của chính phủ Mỹ, và chống lại phong cách hành xử của Donald Trump. Chính sách thương mại : Đối với chính sách bảo hộ với thuế quan, chiến tranh thương mại của Trump, Angela Merkel phát biểu không hề che giấu và nhân nhượng theo phong cách ngoại giao. Bà nói : „Chủ nghĩa bảo hộ và xung đột thương mại gây nguy hiểm cho thương mại tự do trên thế giới, vốn dĩ là nền tảng cho sự thịnh vượng của chúng ta“, và không quên kêu gọi các sinh viên tốt nghiệp hành động để chống lại xu hướng nguy hiểm đó. Bảo vệ môi trường : Trump không hề xấu hổ khi từng tuyên bố là không hề có cái gọi là „biến đổi khí hậu“ hoặc „phá hủy môi trường“ và con người cũng không có tội lỗi gì với những khái niệm đó, mặc dù Mỹ là quốc gia số một với lượng khí thải nhiều nhất phun lên bầu khí quyển. Ngay từ lúc vừa nhậm chức, Trump rút lui khỏi Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu, một hiệp ước được bàn cãi gần 10 năm và được 195 nước tham gia ký kết. Angela Merkel phát biểu không che giấu, không ngoại giao  : „Biến đổi khí hậu đe dọa nguồn sống tự nhiên. Sự biến đổi đó với các cuộc khủng hoảng đi kèm là do con người tạo ra. Vì vậy, chúng ta có thể và phải làm mọi thứ trong khả năng của con người để thực sự có thể kiểm soát được những thách thức đối với nhân loại. Điều này vẫn còn khả thi”. Angela Merkel còn được cử tọa đứng dậy vỗ tay hoan hô, khi bà công bố một quyết định mà chính phủ Đức vừa ban hành vào tuần lễ cuối tháng 5.2019, là đến năm 2050, Đức sẽ đạt tình trạng „trung hòa thán khí“. Đây là tác phẩm để đời của Angela Merkel, cho nên chúng ta có thể chờ đợi rằng, bà sẽ thúc đẩy quyết định đó sẽ nhanh chóng trở thành luật pháp trước khi bà rời chức vụ Thủ tướng. Chủ nghĩa ích kỷ quốc gia : Angela Merkel dành một đoạn khá dài để kể về trải nghiệm bản thân trong những ngày còn trẻ trong Đông Đức, trong một phần đất tù túng, độc tài, ích kỷ. Nhưng đó chỉ là vài câu dạo đầu để đặt một dấu chấm hết trước cử tọa ở Harvard, vốn có truyền thống tự do phóng khoáng này. Bà nói đến một thế giới mở, dân chủ, gắn kết với nhau trong một không gian hữu nghị, khoan dung, lấy nhân phẩm con người làm trung tâm điểm của mọi quyết định. Đó là những điều đối nghịch với Donald Trump và chủ nghĩa ích kỷ trên bình diện quốc gia mà Trump cứ lập đi lập lại không hề nhàm chán : „America First“, và đi kèm theo là những bài diễn văn của Trump với đầy phong cách American, tự hào, dân tộc chủ nghĩa, sức mạnh quân sự, „các bạn làm cho nước Mỹ tự hào“, „không ai có thể ngăn chặn nước Mỹ làm những chuyện chúng ta muốn“ v.v… Phong cách này làm chúng ta nhớ lại kho thuật ngữ của Joseph Goebel, bộ trưởng tuyên truyền của Quốc xã Hitler. Tai hại thế nào thì chúng ta đã biết. Chủ nghĩa đa phương toàn cầu : Thay vì co cụm trong khuôn khổ quốc gia theo phương châm „America First“ hay tương tự, Angela Merkel muốn truyền cảm hứng cho sinh viên tốt nghiệp một lối nhìn cởi mở, quốc tế thay vì tư duy chật hẹp trong khuôn khổ biên giới quốc gia : „Đây là suy nghĩ thứ hai của tôi dành cho các bạn : Hơn bao giờ hết, chúng ta cần suy nghĩ và hành động đa phương thay vì đơn phương, toàn cầu thay vì quốc gia, thế giới mở thay vì tự cô lập. Nói tóm tắt : đi chung với nhau thay vì độc hành“. Thế giới mở là một thế giới có tương lai, mặc dù Merkel cũng thú nhận rằng „khoảnh khắc mở lòng cũng là khoảnh khắc của sự rủi ro“, nhưng „nếu chúng ta đi vào không gian rộng mở và dám bắt đầu, mọi chuyện đều khả thi“. Hợp tác xuyên Đại Tây Dương : Angela Merkel không quên nhắc đến một nỗi tự hào của người Mỹ nói chung và của đại học Harvard nói riêng. Bà nhắc lại rằng, cách đây 72 năm, ngoại trưởng George Marshall đọc diễn văn trong buổi lễ nhận bằng Tiến sĩ Danh dự tại Harvard. Sau đó, kế hoạch Marshall, tức là Kế hoạch Phục hưng châu Âu (ERP) đã mang lại hòa bình, hữu nghị, phồn vinh cho châu Âu và cho cả Hoa Kỳ. Merkel kết luận : „Quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương với các giá trị dân chủ và nhân quyền đã cho chúng ta một thời gian hòa bình và thịnh vượng dài suốt hơn 70 năm, mà qua đó tất cả các bên đều hưởng lợi“. Mối quan hệ này bị sứt mẻ nặng nề kể từ lúc Donald Trump làm Tổng thống. Thông điệp của Merkel là lời nhắc nhở cho Donald Trump rằng, chuyện gì chống lại quan hệ đối tác chiến lược này chỉ mang lại thiệt hại cho từng quốc gia riêng lẻ ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương.   Thông điệp đạo đức luân lý   Sự thật và sự giả dối : Sau hai năm, chúng ta đã biết Donald Trump thường lừa dối cử tri với những thủ thuật điều khiển đám đông bằng truyền thông đại chúng, bằng cách chỉ nói một nửa sự thật, bằng thống kê không đầy đủ, thâm chí dùng cả Fake News, rồi sau đó rút lại, trước sau bất nhất. Merkel vẽ một bức tranh tương phản để làm rõ tầm quan trọng của tính chân thật, vì người lãnh đạo „không gọi điều dối trá là sự thật và gọi sự thật là chuyện gian dối“. Sau câu này, tiếng vỗ tay rầm rộ nhất và lâu nhất, đi kèm với lời hô to „bravo“ của sinh viên. Điều này cũng cho thấy tính chất phóng khoáng của cử tọa Harvard, và dường như Trump không có ảnh hưởng gì lên những sinh viên của đại học elite này. Chân thật với chính mình : Với phong cách trước sau bất nhất của Trump trước và sau kỳ bầu cử, nhân cách của Trump cũng đã lộ rõ. Đối với Trump, chỉ cần đạt mục đích chính trị, còn lại những yếu tố khác đều là thứ yếu. Đối với các sinh viên tốt nghiệp, mà chắc hẳn sau này sẽ có nhiều người trở thành lãnh đạo cao cấp, Merkel nhắc nhở họ về những giá trị đạo đức, những „giá trị không thể dùng để mua bán“ và trong mọi quyết định, cần lấy „sự trung thực đối với người khác, và đối với cả chính mình“ làm gốc. Angela Merkel đặt cho các sinh viên một câu hỏi để họ tự trả lời: „Chúng ta đưa con người, với nhân phẩm và tất cả các khía cạnh của họ, vào trung tâm mọi suy nghĩ, hay chúng ta chỉ nhìn thấy họ là khách hàng, là nguồn dữ liệu, là đối tượng để giám sát?“ Bức tường biên giới : Trong lúc Trump dùng đủ mọi mánh khóe chính trị để có ngân sách xây tường ở biên giới Mexico, thì Merkel nói khá nhiều đến những bức tường khác và kêu gọi các sinh viên tốt nghiệp „Hãy đập bỏ những bức tường của sự thờ ơ vô cảm và tư duy hẹp hòi, vì không có gì sẽ phải tồn lại như nó đang diễn ra“. Trước đó, Merkel bỏ khá nhiều thì giờ để kể về bức tường Berlin, về trải nghiệm cá nhân bà trong những ngày Đông-Tây còn chia cắt, về cuộc cách mạng hòa bình năm 1989 và kết luận là „cuối cùng, bức tường đã sụp đổ“. Và tất nhiên, mặc dù như bà nói „mọi bức tường đều bắt đầu từ trong đầu óc“, Merkel không quên gián tiếp nói đến bức tường biên giới giữa các quốc gia và nhắn nhủ các sinh viên: „Tôi ước ao rằng, chúng ta đập tan những bức tường này – những bức tường vốn dĩ ngăn chúng ta hiểu biết thế giới, trong đó chúng ta muốn sống cùng nhau“. Phong thái này làm chúng ta nhớ lại câu nói „Tear down this wall“ của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan bên bức tường Berlin năm 1961 gởi Mikhail Gorbachev. Theo Angela Merkel, các bức tường sẽ ngăn cản sự chuyển hóa thế giới đến tình trạng tốt đẹp hơn, và sinh viên tốt nghiệp, những người mang trọng trách thiết kế lại bộ mặt thế giới, không thể ngồi yên cho phép chuyện đó xảy ra. Chắc hẳn Trump sẽ không hài lòng chút nào về những ý tưởng của Merkel, nhưng đấy không chỉ là một đòn tạt sườn đối với chính sách của Trump, mà nó là một hồi chuông cảnh tỉnh cho cả thế giới. Suy nghĩ đắn do thay vì kích động nhất thời : Không có vị nguyên thủ nào trên thế gian lại mang tính chất kích động như Donald Trump. Trong lúc Trump thường bày tỏ cảm xúc của mình qua những giòng Tweet được viết ở mọi nơi, mọi lúc, không cần suy trước tính sau, nếu cần thì rút lại không hề đắn đo, thì Angela Merkel nhắn nhủ sinh viên rằng, „[…] và dưới áp lực phải có quyết định, nếu chúng ta không tuân theo những kích động ban đầu, mà thay vào đó hãy dừng lại một chút, giữ im lặng, suy nghĩ, tạm ngừng một khắc“ và bà mong rằng, các sinh viên hãy „kiên quyết đứng vững trên các giá trị không thể mua bán được, và hành động đúng theo lẽ phải“. Nói cách khác, hãy đắn đo suy nghĩ trước khi hành động. Đó chính là chất lượng của người lãnh đạo mà Merkel muốn truyền lại cho sinh viên tốt nghiệp.   Những điều nói không rõ ở Harvard Trong lúc ca ngợi thành tựu 70 năm của đối tác xuyên Đại Tây Dương, Merkel không bày tỏ một cảm nhận, cũng không đưa ra một phỏng đoán hoặc biểu lộ một niềm hy vọng cụ thể về 70 năm tiếp theo. Merkel không đưa ra một phỏng đoán nào về NATO vốn dĩ thường trực bị Trump công kích. Sợi chỉ hồng „không có gì phải tồn lại như nó đang diễn ra“ xuyên suốt bài diễn văn mà Angela Merkel lập lại trong phần kết luận đọc bằng tiếng Anh, có phải cũng sẽ đúng cho NATO, cho đối tác xuyên Đại Tây Dương? Đây cũng là phong cách quen thuộc của Angela Merkel, và chỉ có bà mới trả lời được. Chuyến công du sang Harvard cũng là cơ hội cuối cùng trong cuộc đời chính trị, một mặt với tư cách cá nhân đi nhận bằng tiến sĩ danh dự, nhưng mặt khác vẫn còn trong cương vị Thủ tướng, Merkel muốn gián tiếp nhưng chính thức xin lỗi thế giới một lần nữa về tội ác mà Quốc xã Đức đã gây ra cho nhân loại. Bà nói : „Đất nước của tôi, Đức, đã mang những đau khổ không thể tưởng tượng được đến châu Âu và thế giới“. Có vị nguyên thủ nào có thể can đảm nói như thế, ngoại trừ Tổng thống Đức Richard Weizsäcker phát biểu một lần vào ngày 8.5.1985, cách đây hơn 30 năm ? Ngoài ra từ trước tới sau, chúng ta không hề nghe một lời thú tội như thế từ Nhật, từ Ý về những tội ác trong Thế chiến II, lại càng không bao giờ nghe từ một nguyên thủ nào của British Empire nói về tội ác tại các thuộc địa, cũng không nghe từ Grande Nation Pháp, không nghe từ Tây Ban Nha nói về Nam Mỹ, không nghe từ Bồ Đào Nha nói về buôn bán nô lệ ở châu Phi. Merkel xứng đáng được hưởng sự ngưỡng mộ nồng nhiệt từ cử tọa ở đại học Harvard. Có vẻ như sau bài diễn văn này, thêm nhiều người Đức có cảm tình hơn và hãnh diện hơn về vị nguyên thủ của mình.   Cử tọa ở Harvard nghĩ gì về Merkel ? Trong lời giới thiệu và nêu lý do vinh danh Merkel với tước vị Tiến sĩ Danh dự, chủ tịch Larry Bacow phát biểu: „Một bức tường sụp đổ, và bà ấy vươn dậy, lãnh đạo quốc gia của bà bằng sức mạnh và lương tri, và hướng dẫn châu Âu vượt qua thử thách và thay đổi“. Larry Bacow đặc biệt ca ngợi chính sách nhập cư của Angela Merkel với phương châm „Wir schaffen das“ (ND: chúng ta làm được là phương châm hành động của Merkel trong cuộc khủng hoảng nhập cư năm 2015). Tờ báo chính thức của nhà trường, Harvard Gazette, đã từng đưa tít „Thủ tướng của thế giới tự do“ trong số đặc biệt cho buổi lễ, họ viết : „Với phương châm Wir schaffen das, bốn nhiệm kỳ của Angela Merkel đã để lại dấu ấn của quyết tâm và chủ nghĩa thực tiễn“. Cho dù chính sách nhập cư của Merkel bị chỉ trích trong nội bộ Đức, nhưng vẫn được phái tự do trên thế giới hết lòng ủng hộ, và Angela Merkel biết „phải làm những gì bà cho là đúng“. Nực cười thay, chính sách nhập cư của Merkel bị phê bình dữ dội ở Đức, trong cũng như ngoài Liên minh Cơ đốc (CDU/CSU). Phê bình đó xuất phát từ nhận thức đúng-sai, hay chỉ vì các đảng lớn mất phiếu về phe cực hữu ? Mỗi người có một cách nhìn khác nhau. Dù sao, chính sách nhập cư của Merkel được nhóm người phóng khoáng trên thế giới ngưỡng mộ, thán phục. Harvard là một thí dụ. Và không ít người Đức công khai tuyên bố rằng, họ hãnh diện về chính sách thu nhận dân nhập cư. Họ còn mong muốn rằng, nhà nước nên thu nhận nhiều hơn để cứu các nạn nhân của chiến tranh, khủng bố, đói nghèo và biến đổi khí hậu.  Khi chủ tịch hội cựu sinh viên Harvard, Margaret Wang giới thiệu rằng, Angela Merkel „thực tế là nhân vật lãnh đạo EU“, thì cử tọa vỗ tay hoan hô. Merkel chỉ mỉm cười khiêm tốn. Nhưng khi bà Wang nhắc nhở thêm rằng, chính Angela Merkel đã thu nhận hơn một triệu người nhập cư từ Bắc Phi, thì cả cử tọa đều đứng dậy vỗ tay không dứt. Thái độ đó là câu trả lời hay nhất cho cách hành xử của Donald Trump. Chính Trump, chứ không ai khác, đã bình luận quyết định của Merkel năm 2015 về nhập cư là nó „sẽ phá hủy nước Đức“. Nhà giáo Harvard Cathryn Clüver phát biểu trong cuộc phỏng vấn ngay sau buổi lễ : „Người Mỹ tìm thấy ở Angela Merkel một sự bảo đảm cho ổn định“. Ethan Hughes, sinh viên vừa tốt nghiệp Master phát biểu : “Nhiều người Mỹ hướng tầm nhìn về bà, vì ở đây (Mỹ) đang thiếu một khuôn mặt lãnh đạo chính trị có tầm cỡ“. Malek Hassan, tốt nghiệp y khoa : „Bà đã tạo niềm cảm hứng cho cả một thế hệ trẻ“. Nữ sinh viên Đức Marcella Vutto tốt nghiệp Harvard : „Merkel có một tiếng tăm đáng kể trên bình diện quốc tế. Trong nội bộ Đức, điều đó tiếc thay không được cảm nhận thấu đáo“, và cô bạn học Sonja Krein nói thêm : „Merkel thể hiện một gương mặt rất tốt, đặc biệt trong thời gian còn Trump“. Cô tiếp theo khi được hỏi đến bài diễn văn : „Thật là cool, để có thể có mặt hôm nay với tư cách là một người Đức“. Nikhil Kumar, sinh viên Mỹ, thì hào hứng hơn : „Merkel đã thành công trong việc truyền cảm hứng cho sinh viên tốt nghiệp, đồng thời gởi thông điệp đến Donald Trump“ và nói tiếp, dù bà không nhắc đến Trump nhưng „quá rõ ràng là các thông điệp của bà đều hướng về Trump. Merkel nhấn mạnh một cách có chủ ý về tầm quan trọng của quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương“. Tôn Thất Thông     Tài liệu tham khảo 1.    Angela Merkel : Toàn văn bài diễn văn 2.    DW Deutsche Welle : Worüber Merkel in Harvard nicht gesprochen hat (Những điều Merkel không nói ở Harvard): 3.    DW Deutsche Welle – Gefeiert und geehrt : Merkel in Harvard (Được hoan hô và kính trọng: Merkel ở Harvard) 4.    FOCUS – Weckruf an die Welt (Lời cảnh tỉnh gởi đến thế giới) 5.    FOCUS – Die wichtigsten Botschaften der Merkel-Rede (Những thông điệp quan trọng nhất trong bài diễn văn của Merkel) 6.    FOCUS – Merkel grenzt sich bei Harvard-Rede scharf von Trump ab (Merkel vạch lằn ranh rõ rệt với Trump qua bài diễn văn tại Harvard) 7.    SPIEGEL – Merkels Abrechnung (Bảng tính sổ của Merkel) 8.    SPIEGEL – Merkel kritisiert indirekt Trump (Merkel gián tiếp phê bình Trump) 9.    SPIEGEL – Merkel in Harvard gewürdigt (Merkel được vinh danh tại Harvard) 10.    Washington Post – Merkel tells Harvard grads to tear down „walls of ignorance“ (Merkel kêu gọi các sinh viên tốt nghiệp Harvard “hãy phá bỏ bức tường vô cảm”): 11.    Washington Post – Harvard celebrates Angela Merkel Liberal Hero 12.    WELT – Merkels Anti-Trump-Rede mit vielen Botschaften (Bài diễn văn chống Trump với nhiều thông điệp) 13.    WELT – Harvard Universität lobt explizit „Wir schaffen das“-Slogan (Đại học Hardvard ca ngợi phương châm „Chúng ta làm được“):       Toàn văn bài diễn văn của Thủ tướng Angela Merkel   Tôn Thất Thông dịch   (Đoạn đầu và đoạn cuối, bà Merkel phát biểu bằng tiếng Anh như một thủ tục ngoại giao. Đoạn chính thì phát biểu bằng tiếng Đức có thông dịch sang tiếng Anh) (Đoạn này tiếng Anh) Thưa Chủ tịch Bacow, Các nghiên cứu sinh của trường, Thành viên của Hội đồng Giám thị, Thành viên của Hội cựu sinh viên, Thành viên của Khoa, Quí vị phụ huynh và sinh viên tốt nghiệp! Hôm nay là một ngày vui sướng. Đó ngày của các bạn. Xin gởi đến các bạn nhiều lời chúc mừng ! Tôi rất sung sướng được có mặt hôm nay và muốn kể cho các bạn nghe một số trải nghiệm của riêng tôi. Buổi lễ này đánh dấu sự kết thúc của một giai đoạn đầy nỗ lực và có lẽ cũng đầy khó khăn trong cuộc sống của các bạn. Bây giờ, cánh cửa đang mở ra để đón chào cuộc sống mới. Điều đó thật hứng thú và đầy cảm hứng. Nhà văn Đức Hermann Hesse có một số từ ngữ tuyệt vời cho một tình huống như vậy trong cuộc sống. Tôi muốn trích dẫn ông ấy và sau đó xin tiếp tục bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi. Hermann Hesse đã viết: "Mỗi bước khởi đầu đều hàm chứa một điều thần diệu, nó bảo vệ chúng ta và giúp chúng ta sống." (Đoạn này tiếng Đức) Những lời này của Hermann Hesse đã truyền cảm hứng cho tôi khi tôi tốt nghiệp khoa vật lý lúc vừa 24 tuổi. Đó là năm 1978. Thế giới bị chia đôi thành Đông và Tây. Đó là thời đại của chiến tranh lạnh. Tôi lớn lên ở Đông Đức, Cộng Hòa Dân Chủ Đức, lúc đó còn là phần đất chưa có tự do trên quê hương tôi, trong một chế độ độc tài. Con người bị đàn áp và bị kiểm soát. Đối thủ chính trị thì bị theo dõi. Chính phủ của CHDC Đức sợ rằng người dân sẽ chạy trốn để đi tìm tự do. Đó là lý do tại sao họ đã xây bức tường Berlin. Nó được làm bằng bê tông và thép. Bất cứ ai bị phát hiện có ý định vượt rào, sẽ bị bắt giữ hoặc bị bắn chết. Bức tường ngay ở giữa Berlin này đã chia rẽ một dân tộc - và nó chia cắt nhiều gia đình. Gia đình tôi cũng bị phân cách như thế. Chỗ làm đầu tiên của tôi sau khi tốt nghiệp là Học viện Khoa học ở Đông Berlin, tôi làm việc với tư cách một nhà vật lý. Tôi sống gần bức tường Berlin. Trên đường từ học viện về nhà, tôi đã đi về hướng đó mỗi ngày. Đằng sau bức tường là Tây Berlin, vùng đất tự do. Và mỗi ngày, khi tôi đến rất gần bức tường, tôi phải rẽ ngang đường khác vào phút cuối – để đến căn hộ của tôi. Mỗi ngày tôi phải rẽ tránh con đường dẫn đến tự do. Đã bao lần tôi nghĩ, tôi khó có thể chịu đựng được điều đó. Nó thật sự rất cay đắng. Tôi không phải là người ly khai vì bất đồng chính kiến. Tôi không chạy đến bức tường, nhưng tôi không thể phủ nhận sự tồn tại của nó, vì tôi không muốn nói dối bản thân mình. Bức tường Berlin đã hạn chế khả năng của tôi. Rõ ràng nó cản đường của tôi. Nhưng có một điều mà bức tường này không làm được trong suốt những năm đó: nó không thể qui định cho tôi một giới hạn nội tâm. Nhân cách của tôi, trí tưởng tượng của tôi, lòng khao khát của tôi - tất cả những điều này không thể bị hạn chế bởi sự cấm đoán và ép buộc. Rồi năm 1989 đã đến. Khắp châu Âu, ý chí chung về tự do đã tạo nên sức mạnh không thể tin được. Hàng trăm ngàn người đã dũng cảm xuống đường ở Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc và cả CHDC Đức. Người ta đi biểu tình và bức tường sụp đổ. Điều mà nhiều người – ngay cả tôi – nghĩ là không thể xảy ra đã trở thành hiện thực. Nơi từng là một bức tường tối tăm, đột nhiên mở ra một cánh cửa. Đối với tôi, khoảnh khắc đã đến để bước qua. Tôi không còn phải rẽ ngang đường khác để tránh tự do. Tôi có thể vượt qua nó và đi vào không gian mở. Trong những tháng này, 30 năm trước, cá nhân tôi đã trải nghiệm rằng không có một điều gì phải được giữ nguyên như nó đã có trong quá khứ. Các bạn sinh viên tốt nghiệp thân mến, tôi muốn truyền lại cho các bạn kinh nghiệm này như là luồng suy nghĩ đầu tiên của tôi: những gì có vẻ cố định và bất khả biến, tự nó cũng có thể thay đổi. Và dù điều đó lớn hay nhỏ: mọi thay đổi đều khởi đi từ trong đầu. Thế hệ cha mẹ tôi đã phải học điều này rất đau đớn. Cha và mẹ tôi sinh năm 1926 và 1928. Khi họ đã lớn như hầu hết các bạn ở đây ngày hôm nay, sự sụp đổ của văn minh với việc tàn sát người Do Thái và Thế chiến thứ hai cũng vừa kết thúc. Đất nước của tôi, Đức, đã mang những đau khổ không thể tưởng tượng được đến châu Âu và thế giới. Làm sao có thể tưởng tượng được rằng, những người chiến thắng và kẻ chiến bại sẽ tiếp tục đối đầu nhau bất khả hòa giải trong một thời gian dài? Nhưng may mắn thay, châu Âu đã vượt qua những cuộc xung đột dài hàng thế kỷ. Một trật tự hòa bình được thành lập, được xây dựng trên mẫu số chung thay vì trên sức mạnh của quốc gia. Cho dù bao cuộc tranh luận và thoái bộ tạm thời, tôi có một niềm tin chắc chắn: Chúng tôi, phụ nữ và nam giới ở châu Âu, đang thống nhất để tiến đến hạnh phúc. Mối quan hệ giữa người Đức và người Mỹ cũng cho thấy, làm thế nào mà các đối thủ cũ của cuộc chiến đã trở thành bạn hữu. Đóng góp rất quyết định cho chuyện đó là kế hoạch của George Marshall, mà ông đã tuyên bố tại đây vào năm 1947 trong bài phát biểu khai mạc. Quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương với các giá trị dân chủ và nhân quyền đã cho chúng ta một thời gian hòa bình và thịnh vượng dài suốt hơn 70 năm, mà qua đó tất cả các bên đều hưởng lợi. Còn hôm nay? Sẽ không lâu nữa, các chính trị gia thuộc thế hệ của tôi không còn là đối tượng của khóa học "Làm công tác lãnh đạo", mà cùng lắm là "Lãnh đạo trong lịch sử". Các bạn tốt nghiệp Harvard năm 2019 thân mến, trong những thập kỷ tới, thế hệ của các bạn sẽ đối mặt với những thách thức của thế kỷ 21. Các bạn nằm trong số những người sẽ dẫn chúng tôi đến tương lai. Chủ nghĩa bảo hộ và xung đột thương mại gây nguy hiểm cho thương mại tự do trên thế giới, vốn dĩ là nền tảng cho sự thịnh vượng của chúng ta. Công nghệ số hóa phủ bóng lên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Chiến tranh và khủng bố dẫn đến di tản và trục xuất. Biến đổi khí hậu đe dọa nguồn sống tự nhiên. Sự biến đổi đó với các cuộc khủng hoảng đi kèm là do con người tạo ra. Vì vậy, chúng ta có thể và phải làm mọi thứ trong khả năng của con người để thực sự có thể kiểm soát được những thách thức đối với nhân loại. Điều này vẫn còn khả thi. Nhưng mọi người phải góp phần của mình vào - tôi nói điều đó với tinh thần tự phê bình – và trở nên tốt hơn. Do đó, tôi sẽ làm hết sức mình để đảm bảo rằng Đức, đất nước tôi, sẽ đạt được mục tiêu: trung hòa thán khí vào năm 2050. Thay đổi để tốt hơn là điều có thể làm được, nếu chúng ta cùng nhau giải quyết. Làm một mình đơn độc sẽ không dẫn đến thành công. Và đây là suy nghĩ thứ hai của tôi dành cho các bạn: Hơn bao giờ hết, chúng ta cần suy nghĩ và hành động đa phương thay vì đơn phương, toàn cầu thay vì quốc gia, thế giới mở thay vì tự cô lập. Nói tóm tắt: đi chung với nhau thay vì độc hành. Các sinh viên tốt nghiệp thân mến, trong tương lai các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội khác hẳn so với thế hệ của tôi. Có lẽ, chiếc điện thoại thông minh của các bạn có công suất tính toán mạnh hơn nhiều so với chiếc máy tính lớn của IBM được Liên Xô sao chép, phương tiện mà tôi đã sử dụng vào năm 1986 để hoàn tất luận án tiến sĩ của mình tại CHDC Đức. Ngày nay, chúng ta sử dụng trí thông minh nhân tạo để quét hàng triệu hình ảnh về các triệu chứng của bệnh tật, ví dụ, để chẩn đoán ung thư tốt hơn. Trong tương lai, robot có tính đồng cảm có thể giúp các bác sĩ và y tá tập trung vào nhu cầu cá nhân của từng bệnh nhân. Chúng ta không thể nói trước, những ứng dụng nào có thể sử dụng được. Nhưng những cơ hội đi kèm với nó thật sự rất ngoạn mục có thể làm ta đứng tim. Các sinh viên tốt nghiệp thân mến, về cơ bản, mọi chuyện đều nằm trong tay các bạn, là làm thế nào để chúng ta tận dụng những cơ hội này. Chính bạn chứ không ai khác, sẽ là người tham gia quyết định việc phát triển tiếp tục về phương cách chúng ta làm việc, giao tiếp, di chuyển và, đúng vậy, toàn bộ phong cách chúng ta sống. Là Thủ tướng, tôi thường phải tự hỏi: mình có đang làm đúng hay không? Tôi đang làm một cái gì đó bởi vì nó hợp lẽ phải, hay đơn giản chỉ vì nó khả thi? Các bạn cũng nên tự hỏi điều đó nhiều lần - và đó là suy nghĩ thứ ba của tôi gởi đến các bạn ngày hôm nay. Chúng ta đặt ra các quy tắc cho công nghệ hay công nghệ quyết định cuộc sống chung giữa chúng ta? Chúng ta đưa con người, với nhân phẩm và tất cả các khía cạnh của họ, vào trung tâm mọi suy nghĩ, hay chúng ta chỉ nhìn thấy họ là khách hàng, nguồn dữ liệu, đối tượng để giám sát? Đây là những câu hỏi khó. Tôi đã học được rằng, câu trả lời cho các câu hỏi khó có thể được tìm thấy, nếu chúng ta luôn nhìn thế giới cũng qua con mắt của người khác; nếu chúng ta biết tôn trọng lịch sử, truyền thống, tôn giáo và bản sắc của người khác; nếu chúng ta kiên quyết đứng vững trên các giá trị không thể mua bán được, và hành động đúng theo lẽ phải đó; và dưới áp lực phải có quyết định, nếu chúng ta không luôn tuân theo những kích động ban đầu, mà thay vào đó hãy dừng lại một chút, giữ im lặng, suy nghĩ, tạm ngừng một khắc. Tất nhiên, điều đó cần rất nhiều can đảm. Trên hết, nó cần phải trung thực với người khác và - có lẽ là quan trọng nhất – trung thực với chính mình. Có nơi nào tốt hơn để bắt đầu với nó hơn chính ở chỗ này, nơi có rất nhiều người trẻ từ khắp nơi trên thế giới cùng nhau học hỏi theo phương châm của chân lý, cùng nghiên cứu và thảo luận các vấn đề của thời đại chúng ta? Điều này hàm chứa ý nghĩa rằng, chúng tôi không gọi điều dối trá là sự thật và gọi sự thật là chuyện gian dối. Điều đó cũng có ý nghĩa rằng, chúng ta không chấp nhận sự sai trái là chuyện bình thường của chúng ta. Các sinh viên tốt nghiệp thân mến, nhưng những gì có thể cản trở các bạn, cản trở chúng ta? Một lần nữa, đó là những bức tường: những bức tường trong đầu óc – vì sự thờ ơ vô cảm và đầu óc hẹp hòi. Các bức tường giữa các thành viên của một gia đình, cũng như giữa các nhóm người trong xã hội, các màu da, các dân tộc, các tôn giáo. Tôi ước ao rằng, chúng ta đập tan những bức tường này - những bức tường vốn dĩ ngăn chúng ta hiểu biết thế giới, trong đó chúng ta muốn sống cùng nhau. Có thành công hay không, điều đó tùy thuộc vào chúng ta. Do đó, các sinh viên tốt nghiệp thân mến, suy nghĩ thứ tư của tôi là, hãy xem lại: không có gì là hiển nhiên. Tự do cá nhân của chúng ta không là hiển nhiên, dân chủ không hiển nhiên, hòa bình cũng không và thịnh vượng cũng không tự nhiên đạt được. Nhưng nếu chúng ta phá bỏ những bức tường kìm hãm chúng ta, nếu chúng ta đi vào không gian rộng mở và dám bắt đầu, mọi chuyện đều khả thi. Tường có thể sụp đổ. Chế độ độc tài có thể biến mất. Chúng ta có thể ngăn chận sự nóng lên của quả đất. Chúng ta có thể thắng nạn đói. Chúng ta có thể diệt trừ bệnh tật. Chúng ta có thể tạo ra cho cho mọi người, đặc biệt là các cô gái, khả năng tiếp cận với giáo dục. Chúng ta có thể chống lại các nguyên nhân của di tản và trục xuất. Chúng ta có thể làm tất cả điều đó. Vì vậy, trước tiên đừng hỏi những gì không làm được, hoặc những gì đã luôn luôn hiện hữu. Mà trước tiên, chúng ta hãy hỏi những gì làm được và tìm kiếm những điều chưa từng được thực hiện trước đây. Chính những lời này tôi đã phát biểu vào năm 2005 trong tuyên bố chính phủ đầu tiên, với tư cách là Thủ tướng Liên bang mới được bầu của Cộng hòa Liên bang Đức, với tư cách là người phụ nữ đầu tiên trong chức vụ này, tại Deutscher Bundestag, Quốc hội Đức. Và với những lời này tôi cũng muốn nói với các bạn suy nghĩ thứ năm của tôi: Hãy tự làm cho mình ngạc nhiên với những gì khả thi - hãy tự làm mình ngạc nhiên với những gì chúng ta có thể làm được! Trong cuộc đời của tôi, sự sụp đổ của bức tường Berlin gần 30 năm trước đã cho phép tôi đi vào không gian mở. Lúc đó, tôi đã bỏ lại công việc của một nhà khoa học và đi vào con đường chính trị. Đó là điều thật xúc động và đầy ma lực, giống như cuộc sống của các bạn cũng sẽ thú vị và đầy sự thần diệu. Nhưng tôi cũng có những giây phút hoang mang và lo lắng. Hồi đó, tất cả chúng tôi đều biết những gì ở phía sau chúng tôi, nhưng không biết những gì sẽ nằm ở phía trước. Có lẽ, với tất cả niềm vui của ngày hôm nay, các bạn cũng ít nhiều mang tâm trạng như thế. Do đó, tôi cũng có thể nói với các bạn trải nghiệm thứ sáu của tôi: khoảnh khắc mở lòng cũng là một khoảnh khắc của sự rủi ro. Việc buông bỏ cái cũ là thành tố của một khởi đầu mới. Không có sự bắt đầu nào mà không có kết thúc, không có ngày nào mà không có đêm, không có sự sống nào mà không có cái chết. Toàn bộ cuộc sống của chúng ta bao gồm sự khác biệt, khác biệt giữa bắt đầu và kết thúc. Những gì ở giữa, chúng ta gọi là cuộc sống và trải nghiệm. Tôi tin rằng, chúng ta lại phải luôn sẵn sàng hoàn thành mọi thứ, để cảm nhận sự kỳ diệu của bước khởi đầu và có thể thực sự nắm lấy cơ hội. Đó là kinh nghiệm của tôi trong nghiên cứu, trong khoa học - và đó cũng là kinh nghiệm trong chính trị. Và có ai biết được, những gì sẽ đến với tôi sau cuộc đời chính trị gia? Nó hoàn toàn để ngỏ. Chỉ có một điều rõ ràng: nó sẽ là một cái gì khác và mới mẻ. (Đoạn này tiếng Anh) Đó là lý do tại sao tôi muốn gởi cho các bạn điều ước này: Hãy đập bỏ những bức tường của sự thờ ơ vô cảm và tư duy hẹp hòi, vì không có gì phải tồn lại như nó đang diễn ra. Hãy cùng nhau hành động - vì lợi ích của một thế giới toàn cầu đa phương. Các bạn hãy tiếp tục tự hỏi: Tôi đang làm một cái gì đó vì nó đúng hay đơn giản chỉ vì nó khả thi? Đừng quên rằng, tự do không bao giờ là điều có thể có được do người khác ban phát. Hãy làm cho chính mình tự ngạc nhiên về những điều gì khả thi. Hãy nhớ rằng, sự cởi lòng luôn luôn liên quan đến sự rủi ro. Buông bỏ cái cũ là một phần của sự khởi đầu mới. Và trên hết: Không có gì có thể được coi là hiển nhiên, mọi thứ đều khả thi. Xin cám ơn quí vị ! Nguyên bản tiếng Đức:  https://www.bundesregierung.de/breg-de/aktuelles/rede-von-bundeskanzlerin-merkel-bei-der-368-graduationsfeier-der-harvard-university-am-30-mai-2019-in-cambridge-usa-1633384        
......

Tuyên bố chống lại nhân loại.

Thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4.06.1989. Ls Luân Lê Sau tròn 30 năm xảy ra biến cố thảm sát Thiên An Môn, người của Đảng cộng sản Trung Quốc lại tiếp tục tuyên bố rằng: cuộc thảm sát đó là “một chính sách đúng đắn”. Nếu một nhà cầm quyền sẵn sàng tàn sát hàng chục ngàn người dân vô tội đòi hỏi những quyền lợi chính đáng một cách ôn hoà, thì thử hỏi, chính quyền đó đang đại diện cho ai và đại diện cho điều đúng đắn nào khi nó đã trực tiếp hạ sát hàng loạt con người vô tội? Nếu vấn đề được đặt ngược lại, giết người vô tội là một điều đúng đắn, thì nền tảng chính trị của quốc gia đó sẽ được duy trì bằng “những điều đúng đắn” dựa trên những cuộc thảm sát mà nó có thể diễn ra bất cứ lúc nào và với bất kể con người nào? Và nếu đó không phải là đảng cộng sản cầm quyền thì người cọng sản có còn tuyên bố và ủng hộ các cuộc thảm sát như vậy từ kẻ đang cầm quyền mà chúng sắp bị “hành quyết”? Rõ ràng, người dân mới là chủ quyền lực và làm chủ nhà nước, đảng cầm quyền không có quyền hành và vị trí nào để thảm sát người dân vô tội và coi đó là “một chính sách đúng đắn” – đó chính là “cuộc đảo chính trước nhân dân”. Như vậy, tuyên bố thảm sát hàng chục ngàn người dân trong lịch sử (và vẫn còn nhiều cuộc thảm sát tiếp diễn từ đó tới nay một cách âm thầm) của chính họ được thừa nhận, nó muốn chứng minh rằng, nhà cầm quyền đó chẳng khác gì là “một bộ máy giết người hàng loạt” và “chống lại toàn nhân loại”? Không có một “mục đích đúng đắn nào” được thực thi và xây dựng dựa trên “một phương cách tàn bạo, man rợ và sai trái”. Mục đích không bao giờ có thể biện minh được cho phương tiện, vì bất cứ lúc nào mà phương tiện sai trái được sử dụng để thực thi mục đích nó hướng tới, nó (phương tiện được sử dụng một cách thường xuyên) sẽ lại trở thành một mục đích để biện minh cho cái mục đích ban đầu mà nay đã trở thành mục đích thứ cấp: mục đích an ninh và ổn định được bao biện bằng các phương cách trấn áp và chuyên chế tàn bạo, nay đã bị đảo ngược và thay thế – bạo lực trở thành mục đích của quyền lực và sự an ninh hay ổn định chỉ còn là mục đích phái sinh đơn thuần để nhắc tới. Một đảng và một nhà nước tuyên bố là của nhân dân nhưng sẵn sàng thảm sát một phần (không loại trừ kích cỡ đám đông) nhân dân của mình và tuyên bố đó là điều đúng đắn thì nó đã thừa nhận rằng việc tàn sát nhân dân là một “điều bắt buộc phải làm” như là một chức năng quan trọng nhất để duy trì quyền lực chính trị của nó. Con người là giá trị cao nhất, nhân dân là một định nghĩa không phân chia và có quyền năng tối cao, nhưng có lẽ, với nhà cầm quyền Trung Quốc, đại diện là Đảng cộng sản, nó không có nhiều ý nghĩa và giá trị – mọi con số chỉ là tượng trưng và nó có thể bị xoá sổ bất cứ lúc nào một khi “đám quần chúng đó đe doạ tới quyền lực của chế độ” mà nó được nguỵ trang dưới hai khái từ: an ninh (trật tự) và ổn định (chính trị). Đảng cộng sản Trung Quốc đang tuyên bố cổ vũ cho sự giết người hàng loạt và thừa nhận rằng những cuộc thảm sát sẽ là cần thiết cho một chính quyền, rõ ràng được hiểu là ở vào bất kỳ hoàn cảnh nào mà nó thấy cần thiết phải thực hiện. Nó tuyên bố nó là một chính quyền tội phạm.  
......

Facebook kiểm duyệt nội dung Thiên An Môn

Tâm Don - VNTB| Cộng đồng facebookers ở Việt Nam đang lan truyền một thông tin hoàn toàn không tốt lành về chính sách kiểm duyệt gắt gao của Facebook bằng tiện ích báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng – dòng trạng thái (status) của chủ trang không đến được với các bạn bè tương tác vì bị cho là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Các báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng này của Facebook diễn ra xung quanh việc các Facebookers có các bài viết (status) về sự kiện 30 năm chính quyền Trung Quốc thực hiện thảm sát Thiên An Môn. Sự kiện Thiên An Môn là một khúc bi tráng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Vào tháng 4/1989, hàng trăm ngàn sinh viên, thanh niên và giáo viên ở Bắc Kinh và nhiều thành phố khác ở Trung Quốc đã tiến hành biểu tình đòi tự do, dân chủ. Vào đêm 3 rạng sáng ngày 4/6/1989, chính quyền Trung Quốc đã cho xe tăng tiến vào quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh nổ súng xối xả vào đám đông biểu tình. Con số người biểu tình thiệt mạng được cho là từ 5.000 – 11.000 người và hàng ngàn người khác bị thương. Ngay lập tức, nhiều nước trên thế giới đã lên án Trung Quốc là đã thực hiện “một tội ác kinh tởm”, và Mỹ cùng đồng minh đã tiến hành cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Vào ngày 2/6/2019, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, ông Ngụy Phương Hòa tại Đối Thoại Shangri-La ở Singapore đã trắng trợn tuyên bố rằng ”việc Trung Quốc tiến hành đàn áp ở quảng trường Thiên An Môn là đúng đắn nhằm bảo vệ ổn định chính trị”. Trong ngày 3/6/2019, các Facebookers có ảnh hưởng trên mạng đã tập trung thông tin về sự kiện Thiên An Môn và chỉ trích quan điểm diều hâu của ông Ngụy Phương Hòa. Hầu hết các dòng trạng thái hay của các Facebookers có tăm tiếng đều bị đóng và bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Facebooker – nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải cho biết: ông  viết một status khá dài về sự kiện Thiên An Môn có kèm hình người bị bắn chết, ngay lập tức Facebook thông báo bài viết vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Ông bèn copy lại bài viết và post kèm theo hình “tank man” nổi tiếng, ngay lập tức FB thông báo bài viết vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Ông copy lại và chỉ cho đăng bản word – bản chỉ có chữ cũng bị FB thông báo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Sau đó, ông chụp màn hình các báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của FB đưa lên trang cá nhân cũng bị Facebook báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Ông Chu Vĩnh Hải nói: “Rõ ràng, Facebook đang tiến hành kiểm duyệt gắt gao các thông tin về sự kiện bi thảm Thiên An Môn. Ai bảo Facebook không hợp tác với kẻ thủ ác?” Facebooker Nguyễn Đạt cũng bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng khi viết về sự kiện Thiên An Môn. Thậm chí khi Faceboker này chia sẻ hoặc copy các bài viết liên quan đến Thiên An Môn cũng bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Facebooker Nguyễn Bắc Tiến cũng bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng khi viết, chia sẻ hoặc copy các bài liên quan đến sự kiện Thiên An Môn. Cộng đồng mạng đang sôi nổi lý giải hiện tượng Facebook khóa các bài viết liên quan đến sự kiện Thiên An Môn. Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo cho rằng: “Có thể do FB nhân nhượng, hợp tác với an ninh mạng của các chế độ độc tài. Nhưng cũng có thể do an ninh mạng của các chế độ ấy khai thác lỗ hổng kỹ thuật của FB (máy móc xử lý khi có nhiều báo cáo từ an ninh mạng của nhà nước độc tài giả danh facebooker)”. Facebooker Nguyễn Tâm cho rằng: “ Hoặc là Facebook đang nghiêng ngửa theo quyền lực của anh Tàu cộng, hoặc nó đang áp dụng nội quy một cách cứng nhắc. Hy vọng là nó cứng nhắc chứ không phải nghiêng ngửa”. Còn facebooker  Đào Nguyên Ngọc cho rằng: “Có bọn tin tặc luôn rình rập báo cáo bài viết của những người có sức ảnh hưởng đến độc giả. Rất dễ hiểu”.  Facebooker Trần Duy Bình nói: “Từ lâu tôi cũng đã nghi ngờ, và giờ có quá nhiều người phàn nàn về sự kiểm duyệt của Facebbook. Khẳng định chắc chắn Facebook bị chi phối bởi chính trị, có sự bắt tay dưới gầm bàn với chính giới”. Người dùng Facebook ở Việt Nam đang nhìn về Mark Zuckerberg với nhiều nghi ngại. Bài viết “Facebook đang hợp tác với chính quyền Việt Nam như thế nào?” trên trang Luật Khoa (https://www.luatkhoa.org/2019/05/facebook-dang-hop-tac-voi-chinh-quyen-viet-nam-nhu-the-nao/) cho biết: “Thông tin từ báo cáo minh bạch mới đây của Facebook cho thấy trong nửa sau năm 2018 Việt Nam đã gửi hàng loạt yêu cầu Facebook kiểm duyệt nội dung hoặc cung cấp thông tin dữ liệu về người dùng Facebook tại Việt Nam. Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, Facebook hợp tác với chính quyền Việt Nam nhưng mức độ hợp tác giới hạn vào việc ngăn chặn tiếp cận nội dung, chứ chưa đến mức cung cấp thông tin người dùng”. Bài viết này còn cho biết thêm: “Facebook áp dụng các yêu cầu hạn chế/ngăn chặn tiếp cận với nội dung tùy vào luật địa phương mỗi nước. Cho nên nếu nội dung bị ngăn chặn thì chỉ là với người dùng Facebook trong khu vực quốc gia nơi Facebook đã nhận và chấp thuận yêu cầu, chứ không áp dụng với người dùng Facebook khắp nơi”. Nhiều Facebookers đã lên án FB vì quá ham lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dùng. Thậm chí, có facebooker đã nói: “Mark bẩn! Facebook cũng bẩn! Tâm Don Nguồn: VNTB Nước mắt người lính vụ Thiên An Môn của 30 năm trước!
......

Pages