Thế giới đang mất niềm tin vào Trung Quốc qua đại dịch Covid-19

Trí Hưng - Việt Tân

Hôm 4 Tháng Ba, 2020, Tân Hoa Xã đăng bài “Mỹ nợ Trung Quốc một lời xin lỗi, thế giới nợ Trung Quốc một lời cảm ơn”. Đó là thái độ trịch thượng cho rằng Trung Quốc vì chống lại dịch viêm phổi COVID-19 mới đã hy sinh.

Nhưng trên thực tế, việc bùng phát dịch bệnh này là bắt đầu từ Vũ Hán, và cách Trung Quốc lên án, đe dọa các nước điều tra dịch bệnh. Ngoài ra những thiết bị y tế kém chất lượng và sự bành trướng ở Biển Đông, khiến hình ảnh Bắc Kinh sa sút.

Thứ nhất, Trung Quốc không chấp nhận các yêu cầu điều tra nguồn gốc COVID-19

Cuối Tháng Tư, 2020, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố có bằng chứng nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trước đó cáo buộc Trung Quốc không cho phép các nhà khoa học Mỹ tới nước này để điều tra về nguồn gốc của nCoV.

Trung Quốc cũng thẳng thừng từ chối các nước Australia, Thụy Điển, Anh, Đức và Liên minh châu u (EU) đề nghị cần có cuộc điều tra về Covid-19 và cách Trung Quốc xử lý đại dịch. Và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng muốn tham gia làm rõ các vấn đề. Và tất cả đều bị từ chối.

Theo Glaser cho rằng một số nước sẽ "làm căng" đến mức khiến quan hệ với Trung Quốc xấu đi. Trong đó có Trump, vì nếu nguồn gốc Virus này xuất phát từ Trung Quốc, thì việc "theo đuổi" này sẽ trừng phạt Trung Quốc và đây là điềm tốt với chiến dịch tái tranh cử của Trump vào Tháng Mười Một, 2020.

Thứ hai, Trung Quốc cung cấp vật liệu, trang thiết bị y tế kém chất lượng cho thế giới

Hôm 28 Tháng Tư, 2020, Ấn Độ thông báo muốn trả kit xét nghiệm nCoV mua từ Trung Quốc do không đảm bảo chất lượng. Trước đó, ngày 08 Tháng Tư, Phần Lan đã cáo buộc và đã thừa nhận hơn 2 triệu khẩu trang phẫu thuật và bảo vệ được họ mua từ Trung Quốc không phù hợp để sử dụng trong các bệnh viện.

Các quan chức Phần Lan đã phát hiện những chiếc khẩu trang này không đáp ứng được các tiêu chuẩn sử dụng để phòng ngừa virus Corona mới trong điều kiện điều trị y tế. Bà Kirsi Varhila, Thư ký thường trực của Bộ Y tế Phần Lan, nói trong buổi họp báo: “Tất nhiên điều đó đã khiến chúng tôi thất vọng”.

Mới đây nhất, theo Thủ tướng Igor Matovic, gần 1,2 triệu bộ kit xét nghiệm nhanh của Trung Quốc mà chính phủ Slovakia đã mua từ những người trung gian địa phương với giá 15 triệu euro (16 triệu USD) có kết quả xét nghiệm không chính xác và không thể phát hiện được COVID-19 trong giai đoạn đầu.

Trong những tuần trước không chỉ Phần Lan ngay cả Anh, Tây Ban Nha, Canada, Hà Lan, Philippines, Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có phàn nàn tương tự với khẩu trang và các sản phẩm y tế nhập từ Trung Quốc. Và đã cáo buộc khẩu trang mua từ Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn và có vấn đề về chất lượng.

Thứ ba, Trung Quốc tự đề cao sự giúp đỡ của nước này với các nước

Thực chất việc giúp đỡ các nước về vật tư y tế, các trang thiết bị là biện pháp làm màu, tạo nét trước các nước đang chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh. Theo New York Times, chính phủ Đức phàn nàn rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc thúc giục các quan chức chính phủ và người đứng đầu công ty lớn của Đức viết thư bày tỏ lòng biết ơn và sự ủng hộ với sự hỗ trợ và nỗ lực chống COVID-19 của Bắc Kinh.

Trung Quốc cũng hối thúc Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda gọi điện cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để cảm ơn về hàng viện trợ. Cuộc gọi này sau đó được truyền thông Trung Quốc đưa tin rộng rãi.

Thứ tư, lợi dụng dịch bệnh, bành trướng Biển Đông
Việc Trung Quốc với tham vọng thâu tóm Biển Đông là điều không ai lạ gì. Nhưng, lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để biến tham vọng nhân đôi đó là hành động đê hèn của Bắc Kinh.

Theo Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink vừa cho biết rằng Mỹ kịch liệt phản đối việc Trung Quốc lợi dụng đại dịch virus corona để tiến hành các hoạt động khiêu khích trên Biển Đông đồng thời khẳng định mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và Việt Nam sẽ ngày càng vững mạnh hơn.

Không dừng lại ở việc khiêu khích mà Trung Quốc đang hành động phi pháp trên luật pháp quốc tế như, trong ngày 24, Tháng Ba, 2020, Trung Quốc công bố khánh thành hai "trạm nghiên cứu khoa học", mà báo chí quốc tế gọi chính xác là các cơ sở quân sự mới, trên Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đến ngày 2 Tháng Tư, Trung Quốc dấn thêm một bước leo thang bằng sự kiện cho tàu hải cảnh đâm chìm 1 tàu cá và rượt đuổi, đánh phá 2 tàu cá Việt Nam khi đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Giữa lúc cả cộng đồng quốc tế đang tập trung vào việc ngăn chặn sự lây lan của virus corona khởi nguồn từ Trung Quốc.

Trung Quốc đã công bố “tên tiêu chuẩn” cho hàng chục đảo đá và thực thể địa lý trên Biển Đông sau khi tuyên bố thành lập “quận Tây Sa” và “quận đảo Nam Sa” để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.

Tiếp đến, Không quân Trung Quốc cũng bắt đầu các cuộc tập trận tại biển Hoa Đông, trong đó máy bay Shaanxi Y-8 thực hiện các hoạt động chống tàu ngầm trong vùng biển tranh chấp ngoài khơi bờ biển Đài Loan (Trung Quốc)…

Đó là 4 vấn đề dẫn Trung Quốc đến sự mất niềm tin vào Thế Giới. Cách riêng, Xung đột Mỹ - Trung nghiêm trọng, căng thẳng leo thang trong bối cảnh Covid-19, cho nên việc tiếp tục gây xung đột với các nước khác đó là hậu quả gián tiếp Trung Quốc phải nhận.

Trí Hưng